Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp và tình hình đầu tư phát triển trong doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.51 KB, 31 trang )

Trường đai học kinh tế - Đại học Huế
Khoa kinh tế phát triển
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ - NHÓM N02
Đề tài:
“Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp và tình hình đầu tư phát triển
trong doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2013”.
GV hướng dẫn: Ths. Hồ Tú Linh
Sinh viên thực hiện: nhóm 13
Hoang Thi Thuy
Cu Thi Vinh
Ho Thi Hong Nhung
Cao Thi My Mo
Cu Thi Thao
Nguyen Thi Truong Ngoc
Nguyen Van Chien


MỤC
LỤC........................................................................................................
Phần mở đầu…………………………………………………………………..
Nội dung và kết quả nghiên cứu………………………………………………
I:Lí luận chung về đầu tư phát triển trong hệ thống doanh nghiệp……...
1.1.Cơ sở lý luận chung về đầu tư phát triển trong hệ thống doanh nghiệp…..
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản………………………………………………
1.1.2.Tác dụng của đầu tư phát triển trong doanh nghiệp…………………….
1.1.3.Nội dung cơ bản của đầu tư phát triển trong doanh
nghiệp……………..
1.1.4.Phân loại đầu tư phat triển trong doanh nghiệp…………………………
1.1.5.Cơ cấu đầu tư trong doanh nghiệp………………………………………
1.2.Cơ sở thực tiễn về đầu tư phát triển trong hệ thống doanh nghiệp………


II:Thực trạng đầu tư trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước Việt Nam
giai đoạn 2011-2013…………………………………………………………
2.1.Khái niệm và đặc điểm của Doanh nghiệp nhà nước việt nam…………...
2.2.So sánh doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư
nhân………………..
2.3.Thực trạng cổ phần hóa trong các doanh nghiệp nhà nước giai doạn
2011-2013……………………………………………………………………..
2.4.Tái cơ cấu trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 20112013…..
2.4.1.Những kết quả ban
đầu…………………………………………………..


2.4.2.Về tài chính và hiệu quả kinh doanhcủa tái cơ cấu kinh tể trong hệ
thống doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 20112013………………………………….
2.4.3.Một số tồn tại và hạn chế của tái cơ cấu kinh tế trong doanh nghiệp nhà
nước giai đoạn 20112013……………………………………………………..
2.5.Thực trạng về đầu tư vốn và hoạt động của DNNN………………………
III.Những giải pháp nâng cao hiêu quả đầu tư trong hệ thống doanh
nghiệp và đinh hướng trong những năm tới………………………………
3.1. Giải pháp…………………………………………………………………………
3.1.1Đổi mới và hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược………………….
3.1.2 Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch đầu tư…………………………
3.1.3 Tăng quy mô vốn cho doanh ngiệp nhà nước………………………..
3.1.4. Tăng cường đẩy nhanh công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà
nước :………………………………………………………………………….
3.1.5. Xây dựng hoàn thiện thể chế, hành lang pháp lý thông thoáng để quản
lý hoạt động đầu tư……………………………………………………………
3.2 Định hướng phát triển doanh nghiệp nhà nước trong những năm tới
IV.Kết Luận………………………………………………………………….
VI.Tài Liệu Tham Khảo……………………………………………………



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. CPH:

Cổ phần hóa

2. DN:

Doanh nghiệp

3. DNNN:
4. TCT:
5. TD:

Doanh nghiệp nhà nước

Tổng công ty

Tập đoàn


LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay,khi vừa gia nhập WTO còn gặp
nhều khó khăn và thử thách, cũng theo đánh giá của Văn kiện Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ IX về định hướng phát triển các thành phần và các
vùng kinh tế ở nước ta trong giai đoạn 2001 – 2010, Đảng ta khẳng định cần
phải tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế nhà nước để thực hiện tốt vai trò
chủ đạo trong nền kinh tế. Kinh tế nhà nước là lực lượng vật chất quan trọng
và là công cụ quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền

kinh tế; tập trung đầu tư cho kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và một số cơ sở
công nghiệp quan trọng. Doanh nghiệp nhà nước giữ vị trí then chốt trong
nền kinh tế, đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nêu gương về
năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế - xã hội và chấp hành pháp luật.
Phát triển doanh nghiệp nhà nước trong những ngành sản xuất và dịch vụ
quan trọng, xây dựng các công ty nhà nước đủ mạnh để làm nòng cốt trong
những tập đoàn kinh tế lớn, có năng lực cạnh tranh trên thị trường trong
nước và quốc tế, đưa nước ta đi lên, hội nhập kinh tế thế giới và khu vực.
Với vị trí của các doanh nghiệp đang ngày càng được khẳng định trong nền
kinh tế quốc dân, mà đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước thì nội dung đầu tư
phát triển đã trở thành một vấn đề cần phải được quan tâm hàng đầu. Trong
thời gian qua đầu tư phát triển trong doanh nghiệp đã đạt được những kết
quả to lớn, đã đưa nền kinh tế tiến thêm những bước thêm vững chắc hơn


trên con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, đầu tư
phát triển có hiệu quả hay không cũng vẫn tồn tại nhiều vướng mắc trong
các doanh nghiệp. Trên cơ sở nhận thức được vấn đề này cùng với sự hướng
dẫn của giảng viên Ths.Hồ Tú Linh, nhóm 13 đã quyết định chọn đề tài về
“Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp và tình hình đầu tư phát triển
trong doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2013”


I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG HỆ
THỐNG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC(DNNN)
1.1 Cơ sở lý luận chung về đầu tư phát triển trong hệ thống doanh
nghiệp nhà nước
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
a.Khái niệm đầu tư
Đầu tư có thể hiểu theo nhiều góc độ khác nhau như góc độ nguồn

lực, góc độ tài chính, và góc độ tiêu dùng. Hiện nay, cách hiểu thông dụng
về hoạt động đầu tư là: “ Hoạt động đầu tư nói chung là sự hy sinh các
nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết
quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được kết
quả đó, nhàm thúc hiện được các mục tiêu đã đặt ra.
b.Khái niệm đầu tư phát triển
Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc chi dùng vốn
trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra
những tài sản mới cho nền kinh tế (tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản
trí tuệ), gia tăng sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển.
c.Khái niệm đầu tư phát triển trong doanh nghiệp (DN)


Đầu tư phát triển trong DN là một bộ phận của đầu tư phát triển, là
hoạt động chi dùng vốn cùng các nguồn lực khác nhau trong hiện tại nhằm
duy trì sự hoạt động và làm tăng thêm tài sản của DN, tạo thêm việc làm và
nâng cao đời sống của các thành viên trong đơn vị.
1.1.2.Tác dụng của đầu tư phát triển trong doanh nghiệp
Đầu tư giữ vai trò quyết định trong viêc nâng cao chất lượng hoạt động
sản xuất kinh doanh, dịch vụ của DN.
Đầu tư giúp DN đổi mới công nghệ, nâng cao trình đọ khoa học kỹ
thuật.
Tạo điều kiện để DN nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Giúp DN nâng cao năng lực cạnh tranh.
Đầu tư phát triển tạo điều kiện để hạ giá thành, tăng lợi nhuận và nâng
cao đời sống của các thành viên trong DN.
1.1.3.Nội dung cơ bản của đầu tư phát triển trong doanh nghiệp
- Đầu tư xây dựng cơ bản
+ Đầu tư cho hoạt động xây lắp
+ Đầu tư để mua máy móc thiết bị

+ Đầu tư khác
- Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu triển khai công nghệ
- Đầu tư phát triển nhân lực trong DN
+ Đầu tư cho hoạt động đào tạo


+ Đầu tư cho công tác bảo hiểm
+ Đầu tư cho an toàn lao động
+ Trả lương cho người lao động...
- Đầu tư vào hàng tồn trữ hay tài sản dự trữ
- Đầu tư vào các tài sản vô hình khác
- Đầu tư ra ngoài dDN
1.1.4.Phân loại đầu tư phát triển trong doanh nghiệp


Theo cách tiếp cận dựa vào lĩnh vực phát huy tác dụng của đầu
tư phát triển, đầu tư phát triển bao gồm:
* Đầu tư phát triển sản xuất
* Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng chung của nền kinh tế
* Đầu tư phát triển văn hóa giáo dục
* Đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật
* Đầu tư phát triển khác



Theo cách tiếp cận dựa vào quá trình hình thành và thực hiện đầu tư, đầu tư
phát triển bao gồm :
* Đầu tư cho hoạt động chuẩn bị đầu tư
* Đầu tư trong quá trình thực hiện đầu tư
* Đầu tư trong quá trình vận hành




Ở đây chúng ta chọn cách tiếp cận dựa vào khái niệm đầu tư phát triển, theo
đó khái niệm nội dung của đầu tư phát triển bao gồm: đầu tư phát triển các
tài sản vật chất và đầu tư phát triển các tài sản vô hình.


* Đầu tư phát triển các tài sản vật chất gồm: đầu tư phát triển xây
dựng cơ bản và đầu tư vào hàng tồn trữ.
- Đầu tư xây dựng cơ bản : là hoạt động đầu tư nhằm tái tạo tài sản cố
định của DN. Đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm các hoạt động như xây lắp
và mua sắm máy móc thiết bị. Hoạt động đầu tư này đòi hỏi vốn lớn và
chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư phát triển của đơn vị. Đầu tư xây
dựng cơ bản trong khối nhà nước tuy có nhiều kết quả tốt song việc thất
thoát trong lĩnh vực đầu tư này đang rất lớn. Đây là một trong những vấn đề
làm “đau đầu” của Chính phủ ta.
- Đầu tư bổ sung hàng tồn trữ: Việc xác định quy mô đầu tư hàng tồn
trữ tối ưu cho DN là rất cần thiết. Trong danh mục hàng tồn trữ gồm nguyên
vật liệu, bán thành phẩm và sản phẩm hoàn thành. Tùy theo loại hình doanh
nghiệp, quy mô và cơ cấu các mặt hàng tồn trữ củng khác nhau.
* Đầu tư phát triển tài sản vô hình gồm: đầu tư nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, đầu tư nghiên cứu triển khai các hoạt động khoa học, kỹ
thuật, đầu tư xây dựng thương hiệu, quảng cáo…
- Đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực có vị trí đặc biệt
quan trọng trong nền kinh tế và DN vì chỉ có nguồn nhân lực chất lượng cao
thì mới tao ra hiệu quả cao nhất. Do đó, đầu tư phát triển nguồn nhân lực
phải được quan tâm tối đa, là việc làm hết sức cần thiết. Đầu tư phát triển
nguồn nhân lực bao gồm đầu tư cho hoạt động đào tạo đội ngũ lao động; đầu
tư cho công tác chăm sóc sức khỏe, y tế; đầu tư cải thiện môi trường, điều

kiện làm việc của người lao động.
- Đầu tư nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa học và công
nghệ. Nhằm phát triển sản phẩm mới và các lĩnh vực hoạt động mới. Đầu tư
nghiên cứu hoặc mua công nghệ đòi hỏi vốn lớn và độ rủi ro cao. Hiện nay


khả năng đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và triển khai khoa học và công
nghệ của DN Việt Nam còn khá khiêm tốn. Đặc biệt việc nhập các công
nghệ cũ, đã lỗi thời trên thê giới còn rất phổ biến ở Việt Nam. Có rất ít các
trung tâm nghiên cứu lớn, các trường đại học với nhiều chuyên gia đầu
nghành củng chưa phát huy được vai trò nghiên cứu. Cùng với đà phát triển
của kinh tế đất nước và DN, trong tương lai tỷ lệ chi cho hoạt động đầu tư
này sẽ ngày càng tằng, tương ứng với nhu cầu và khả năng của DN.
- Đầu tư cho hoạt động marketing cũng là một lĩnh vực đầu tư hết sức
quan trọng, đặc biệt là trong các DN thương mại. Đầu tư cho hoạt động
marketing bao gồm đầu tư cho hoạt động quảng cáo, xúc tiến thương mại,
xây dựng thương hiệu…Đầu tư cho hoạt động marketing cần chiếm một tỷ
trọng hợp lý trong tổng vốn đầu tư của DN.
1.1.5.Cơ cấu đầu tư trong doanh nghiệp


Cơ cấu nguồn vốn đầu tư



Cơ cấu đầu tư vào các lĩnh vực (sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch
vụ)




Cơ cấu đầu tư vào tài sản hữu hình và vô hình



Cơ cấu đầu tư vào nhà xưởng và thiết bị
1.2.Cơ sở thực tiễn về đầu tư phát triển trong hệ thống doanh nghiệp
Tính đến cuối năm 2010, có hơn 6.000 DNNN chuyển đổi nhưng vẫn còn
khoảng 1.300 DNNN. Đây là con số quá lớn so với số lượng DNNN từ 10 –
120 tại các quốc gia thành viên CIEM, Trung tâm Thông tin – Tư liệu 20
OECD, 240 DNNN tại Ấn Độ. Xét theo lý thuyết, khu vực DNNN trong nền
kinh tế thị trường không cần có tỷ trọng cao mà chỉ cần chiếm giữ những vị
trí đúng như vai trò của nó phải có. Theo nhiều nghiên cứu, tỷ trọng DNNN


được coi là quá lớn khi vượt quá giới hạn 20 – 25% GDP và quá nhỏ khi ở
mức dưới 5% GDP. Trên thực tế tỷ trọng DNNN ở các nước công nghệp
phát triển đạt mức trung bình dưới 10%, còn ở các nước đang phát triển tỷ lệ
này có cao hơn nhưng cũng chỉ ở mức trung bình trên 10%, trong đó cao
nhất là các nước Châu Phi (14%), Mỹ La tinh (10%), Châu Á (9%). Ở các
nước chuyển đổi, mục tiêu của các chương trình tư nhân hóa đều hướng đến
một tỷ trọng DNNN hợp lý ở mức khá thấp. Ở Trung Quốc, tỷ trọng của
DNNN trong GDP dao động ở mức 15%.
Bên cạnh đó, ta thấy rằng trong những năm vừa qua thì đầu tư đóng một vai
trò rất quan trọng trong nền kinh tế mà chủ yếu là đầu tư vào hệ thống doanh
nghiệp.Thực tiễn chỉ ra rằng một nền kinh tế muốn lớn mạnh thì nhất định
chúng ta phải đầu tư cho nó.nếu không nền kinh tế đó chỉ đứng yên một chỗ
không phát triển lên được.Nước ta hiện nay là một nước đang phat triển,nền
kinh tế còn gặp nhiều khó khăn,vấn đề đầu tư còn ít,đặc biệt là đầu tư phát
triển trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước.ví dụ như:vốn trong các doanh
nghiệp còn rất hạn chế,lợi nhuận làm ra không cao thậm chí là có trường hợp

thua lỗ,ít nhà đầu tư tham gia đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước ,khả
năng cạnh tranh trong các doanh nghiệp nhà nước thấp.chính vì vậy trong
những năm vừa qua nhà nước ta đả có những thay đổi và những biện pháp
để tăng cường đâù tư phát triểntrong hệ thống doanh nghiệp nhà nước.và đả
đạt được nhiều kết quả to lớn.
II:Thực trạng đầu tư trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước Việt Nam
giai đoạn 2011-2013
2.1.Khái niệm và đặc điểm của Doanh nghiệp nhà nước việt nam


2.1.1.Khái niệm: Theo giải thích trong Luật Doanh nghiệp 2005, tại khoản
22 Điều 4 thì: Doanh nghiệp nhà nước là Doanh nghiệp trong đó Nhà nước
sở hữu trên 50% vốn Điều lệ.
2.1.2.Đặc điểm Doanh nghiệp Nhà nước
Thứ nhất là đặc điểm về mức độ sở hữu vốn của Nhà nước trong DN. Để
được gọi là DNNN, Nhà nước phải đầu tư vào DN một tỷ lệ vốn để có khả
năng chi phối hoạt động của DN. Theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Luật
Doanh nghiệp Nhà nước năm 2003, tỷ lệ vốn góp của Nhà nước trong DN
phải có ít nhất trên 50% vốn Điều lệ để có khả năng chi phối được những
hoạt động chủ yếu của DN. Mức độ sở hữu vốn phụ thuộc vào vai trò của
Doanh nghiệp đó trong nền kinh tế và nhiệm vụ mà Nhà nước giao cho nó
cũng như kỳ vọng của Nhà nước khi thành lập DN.
Thứ hai là đặc điểm về phương thức thực hiện quyền năng của chủ sở hữu
tài sản. Nhà nước là (đồng) chủ sở hữu doanh nghiệp. Để thực hiện chức
năng chủ sở hữu, Nhà nước uỷ quyền và phân cấp cho các cơ quan của
mình. những cơ quan này chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc quản lý
tài sản Nhà nước giao. Đó là các cơ quan như: Chính phủ, Thủ tướng chính
phủ, Bộ quản lý ngành; Bộ tài chính; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; Hội đồng
quản trị công ty Nhà nước do Nhà nước đầu tư toàn bộ vốn Điều lệ;
Thứ ba là đặc điểm về hình thức tổ chức của DN. Theo khái niệm đã nêu

trên thì DNNN có thể được tổ chức dưới các hình thức: công ty Nhà nước,
công ty cổ phần và công ty Trách nhiệm hữu hạn.
Thứ tư là đặc điểm về pháp luật điều chỉnh việc tổ chức và hoạt động của
DNNN. Tính đa dạng trong hình thức hoạt động của DNNN dẫn đến việc áp


dụng pháp luật để điều chỉnh hoạt động của DN này không còn đồng nhất
như trước kia
Thứ năm: Về tư cách pháp lý và trách nhiệm tài sản: DNNN là tổ chức
kinh tế có tư cách pháp nhân, thực hiện hoạch toán kinh doanh, lấy thu bù
chi và phải đảm bảo hoạt động có lãi để tồn tại và phát triển.DNNN có tài
sản riêng và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng đó về hoạt động sản xuất
kinh doanh của DN (Trách nhiệm hữu hạn).
Như vậy, DNNN độc lập cả về kinh tế và pháp lý. Trong cơ chế thị trường
hiện nay, Nhà nước không chịu trách nhiệm thay cho DN mà DN phải chịu
trách nhiệm trước Nhà nước về số vốn mà Nhà nước đầu tư vào DN và chịu
trách nhiệm trước khách hàng bằng tài sản của DN.
2.2.So sánh doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân
1.

Giống

-

Về

mục

đích


hoạt

nhau:
động:

cùng

tìm

kiếm

lợi

nhuận

2. Khác nhau:
- Về mục đích hoạt động:
+

Nhà

nước:

quốc

kế,

dân

sinh


+ Tư nhân: tối đa hoá lợi nhuận
- Về chủ sở hữu:
+

Nhà

nước:

nắm

giữ

+ Tư nhân: hoàn toàn tư nhân hoá
- Về quyền tự chủ:

toàn

bộ

hoặc

một

phần


+ Nhà nước: tự chủ một phần, hoặc không có quyền tự chủ
+ Tư nhân: hoàn toàn tự chủ
- Về quản lý tài chính:

+ Nhà nước: chịu sự quản lý, điều tiết, giám sát của cơ quan chủ quản
+ Tư nhân: hoàn toàn tự chủ theo chế độ tài chính, kế toán
- Về quy mô:
+ Nhà nước: quy mô lớn, tập trung vào những ngành then chốt
+ Tư nhân: quy mô nhỏ lẻ, phân tán vào mọi lĩnh vực ngành nghề.
- Về tính cạnh tranh:
+ Nhà nước: không cần vì hầu như đã được nhà nước bảo hộ
+ Tư nhân: chơi vơi giữa thương trường
2.3.Thực trạng cổ phần hóa trong các doanh nghiệp nhà nước giai đoạn
2011-2013
Kể từ khi có chủ trương (Theo Nghị định số 28/CP ngày 07-5-1996) đến
nay, tổng số doanh nghiệp đã được cổ phần hóa là 4.065. Chỉ riêng giai
đoạn 2011 - 2013, cả nước đã sắp xếp được 180 doanh nghiệp, trong đó đã
cổ phần hóa 99 doanh nghiệp và 81 doanh nghiệp được sắp xếp theo các
hình thức khác. Riêng năm 2013, tình hình hoạt động của 18 tập đoàn kinh
tế, tổng công ty nhà nước với tổng doanh thu 1.184.000 tỷ đồng, nộp ngân
sách 191.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 136.000 tỷ đồng, 17/18 tập
đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước loại này có lãi, tỷ suất lợi nhuận trên
vốn chủ sở hữu là 16,19%, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu là 1,3 lần.
Báo cáo của Bộ Tài chính cho biết, thống kê trong số 3.576 doanh nghiệp


được sắp xếp, cổ phần hóa, đã có 85% doanh nghiệp có doanh thu năm sau
cao hơn năm trước khi sắp xếp, cổ phần hóa; gần 90% doanh nghiệp sau
khi sắp xếp, cổ phần hóa có lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước; 86%
doanh nghiệp đóng góp vào ngân sách Nhà nước năm sau cao hơn năm
trước, chứng tỏ cổ phần hóa là hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp Nhà
nước

để


tái



cấu

kinh

tế.

Theo Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, từ năm 2011 đến
hết năm 2013, cả nước đã cổ phần hóa được 99 doanh nghiệp, trong đó có
19 tổng công ty nhà nước với số cổ phần chào bán trị giá gần 19 nghìn tỷ
đồng. Đây là nỗ lực lớn trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước đang
còn khó khăn. Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hóa
đều có tốc độ tăng trưởng khá, hoạt động hiệu quả hơn. Sự ra đời của các
công ty cổ phần thông qua hoạt động cổ phần hóa tiếp tục làm tăng tính
cạnh tranh trong nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu thị trường chứng
khoán, củng cố lòng tin của nhân dân vào đường lối đúng đắn của Đảng về
phát triển kinh tế thị trường, tạo bước đổi mới trong nhận thức, tư duy, về
quan hệ sản xuất và vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

2.4.Tái cơ cấu trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 20112013
Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN), trọng tâm là các tập đoàn kinh
tế, tổng công ty nhà nước (TĐ, TCT) giai đoạn 2011-2013” đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt với 3 nhóm giải pháp trọng tâm là: hoàn thiện cơ
chế, chính sách; sắp xếp, cổ phần hóa (CPH) DNNN và tái cơ cấu DNNN.



Kết quả đạt được không chỉ ở việc hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế
chính sách trong công tác quản lý vốn nhà nước tại DN mà còn điều chỉnh
cơ cấu DNNN phù hợp với yêu cầu phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động
và khả năng cạnh tranh. Đây là tiền đề quan trọng để đến năm 2020, cơ bản
hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch đặt ra.....
2.4.1.Khái niệm và mục tiêu của tái cơ cấu
a.Khái

niệm:
Tái cơ cấu là việc điều chỉnh có quy mô lớn và toàn diện trong thời

gian tương đối ngắn cơ cấu kinh tế để chuyển từ bất hợp lý, kém hiệu quả
thành cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệu quả.
b.Mục tiêu
Một là, từng bước và liên tục nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn
lực xã hội, nâng cao năng suất lao động, năng suất các yếu tố tổng hợp và
năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; góp phần tích cực chuyển đổi mô
hình tăng trưởng yừ chiều rộng sang kết hợp hợp lý giữa chiều rộng và
chiều sâu, tiến tới hình thành mô hình tăng trưởng chủ yếu theo chiều sâu,
đảm bảo đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 7%-8%/năm thời kỳ 2011-2020.
Hai là, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô một cách vững chắc với lạm phát
thấp và các nền tảng vĩ mô vững mạnh; góp phần đảm bảo an ninh tài
chính quốc gia.
Ba là, thiết lập, phát triển cân đối giữa các địa phương, vùng miền trên
cơ sở phát huy lợi thế của từng địa phương, từng vùng và hỗ trợ có hiệu
quả từ Trung ương.


Bốn là, từng bước và liên tục cải thiện, nâng cấp trình độ phát triển

của các ngành kinh tế nói riêng và nền kinh tế nói chung. Qua đó, các
ngành sử dụng công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao từng bước thay thế
các ngành công nghệ thấp, thâm dụng lao động và giá trị gia tăng thấp để
trở thành những ngành kinh tế chủ lực cảu nền kinh tế.
Năm là, góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, củng cố vị
thế quốc gia trong quan hệ quốc tế; giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an
ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
Sáu là, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý và năng động hơn, có năng
lực cạnh tranh cao hơn và có tiềm năng tăng trưởng lớn hơn; góp phần đạt
được các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội 2011-2020 đã xác định.
2.4.2.Những kết quả ban đầu
Mục tiêu tái cơ cấu DNNN đã được Đảng, Chính phủ xác định là tập trung
hơn vào những ngành, lĩnh vực, địa bàn then chốt, quan trọng mà Nhà nước
cần nắm giữ, góp phần để kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo, ổn
định và phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và nhu cầu quốc
phòng, an ninh. Nhiệm vụ bao trùm là hoàn thiện thể chế, thực hiện tái cơ
cấu, trọng tâm là TĐ, TCT, đẩy mạnh CPH, đổi mới quản trị DN. Sau một
thời gian vào cuộc triển khai quyết liệt từ các cấp, các ngành, đã mang lại
nhiều kết quả tích cực trên nhiều khía cạnh.
Năm 2012, cả nước sắp xếp, chuyển đổi được 21 DN. Trong đó, CPH 13
DN, chuyển thành công ty TNHH một thành viên DN, sáp nhập, hợp nhất 5
DN; Năm 2013, CPH được 101 DN. Trong đó, CPH 74 DN, chuyển thành


công ty TNHH một thành viên 12 DN, sáp nhập, hợp nhất 12 DN, bán 3
DN.
Năm 2011 đến hết năm 2013, cả nước đã sắp xếp được 180 DN, trong đó
CPH 99 DN và sắp xếp theo các hình thức khác 81 DN. Tổng số DN CPH từ
trước đến nay là 4.065 DN, bao gồm 3.650 DN và 415 bộ phận DN, số DN

100% vốn nhà nước tính đến 31/12/2013 còn 949 DN (chưa kể nông, lâm
trường quốc doanh). Qua đó, DNNN được tập trung hơn nữa vào những
ngành, lĩnh vực, địa bàn then chốt, quan trọng mà Nhà nước cần nắm giữ.
Kết thúc thí điểm 3 TĐ (Sông Đà, Đầu tư Phát triển Nhà và đô thị, Công
nghiệp tàu thủy), hình thành các tổng công ty nhà nước phù hợp với tình
hình thực tế, điều kiện quản lý và triển vọng phát triển.
Trong 99 DN kể trên, có 19 TCT. Các DN này hầu hết có quy mô lớn, phạm
vi hoạt động rộng, kinh doanh đa ngành, tài chính phức tạp. Trong bối cảnh
kinh tế thế giới suy thoái, kinh tế trong nước khó khăn, thị trường chứng
khoán chưa phục hồi, việc CPH được số DN nói trên với số cổ phần chào
bán trị giá gần 19.000 tỷ đồng là nỗ lực, cố gắng rất lớn đáng ghi nhận.Bên
cạnh đó, thực hiện tái cơ cấu thông qua mua bán nợ và tài sản tồn đọng của
DN để chuyển sang công ty cổ phần được 28 DN. Các DN này hoạt động hết
sức khó khăn, không còn vốn nhà nước, có DN đã lâm vào tình trạng phá
sản. Hiện nay, Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của DN (DATC)
đang thực hiện tái cơ cấu tài chính thêm 11 DNNN.
Vấn đề thoái vốn từ hoạt động ngoài ngành sản xuất kinh doanh chính đã
được các TCT quan tâm hơn, cụ thể là thoái được 4.164 tỷ đồng trên tổng số
21.797 tỷ đồng đầu tư ra ngoài lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh chính, đạt
19%, bảo toàn được vốn, theo đúng các quy định hiện hành.


Phương thức quản trị DN ở các TĐ, TCT bước đầu có những đổi mới và
chuyển biến tích cực; quy chế quản lý nội bộ được hoàn thiện, phù hợp với
quy định của pháp luật và điều lệ tổ chức, hoạt động mới được ban hành...
2.4.3.Về tài chính và hiệu quả kinh doanh của tái cơ cấu kinh tể trong hệ
thống doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2013
Vốn nhà nước đầu tư vào DN tiếp tục được bảo toàn và phát triển từ 700
nghìn tỷ đồng năm 2010 lên 810 nghìn tỷ đồng năm 2011, 1.019 nghìn tỷ
đồng năm 2012 (bình quân hàng năm tăng 15%). Tổng tài sản năm 2011 là

2.274 nghìn tỷ đồng, năm 2012 là 2.570 nghìn tỷ đồng, tăng thêm 296 nghìn
tỷ đồng. Tổng nợ phải trả năm 2011 là 1.343 nghìn tỷ đồng, năm 2012 là
1.422 nghìn tỷ đồng, tăng thêm 79 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu
của DNNN xét trên tổng thể năm 2012 là 1,39 lần (giảm 27% so với năm
2011), nằm trong giới hạn cho phép (3 lần).
Tổng doanh thu năm 2011 đạt 1.638 nghìn tỷ đồng, năm 2012 đạt 1.709
nghìn tỷ đồng. Nộp ngân sách năm 2011 đạt 207 nghìn tỷ đồng, năm 2012
đạt 222 nghìn tỷ đồng. Nhiều DNNN hoạt động có lãi. Tổng lợi nhuận trước
thuế năm 2011 đạt 149,6 nghìn tỷ đồng, tỷ suất trên vốn chủ sở hữu đạt
18,47%; năm 2012 đạt 167 nghìn tỷ đồng, tỷ suất trên vốn chủ sở hữu đạt
16,38%.
Năm 2013, riêng 18 TĐ, TCT quy mô lớn, có vốn nhà nước là 840 nghìn tỷ
đồng (chiếm 83% vốn nhà nước tại các DN), tài sản 1.989 nghìn tỷ đồng,
tổng doanh thu 1.184 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách 191 nghìn tỷ đồng, lợi
nhuận trước thuế 136 nghìn tỷ đồng. 17/18 tập đoàn kinh tế, tổng công ty
nhà nước có lãi. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là 16,19%. Tỷ lệ nợ
trên vốn chủ sở hữu là 1,3 lần.


DNNN đã có đóng góp lớn để xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ
tầng cần thiết cho phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế;
trước hết là hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, nông nghiệp và nông thôn,
năng lượng, viễn thông... Nhiều DNNN đi đầu trong việc nghiên cứu, ứng
dụng khoa học và đưa công nghệ mới vào phát triển sản xuất kinh doanh;
đặc biệt trong lĩnh vực dầu khí, viễn thông, giao thông, xây dựng, hóa chất,
cao su, nâng cao năng suất cây trồng;... tham gia nhiệm vụ quốc phòng, an
ninh, kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền
quốc gia, thực hiện chính sách an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai.
Ví dụ như: Theo báo cáo của TP HCM, trong ba năm qua (2011-2013) tình
hình đầu tư tài chính ngoài ngành của các doanh nghiệp Nhà nước trên địa

bàn thành phố liên tục tăng. Năm 2011, tổng các khoản đầu tư ngoài ngành
hơn 9.600 tỷ đồng. Năm 2012 lên gần 10.400 tỷ đồng và đến 2013 là trên
11.400 tỷ đồng.
2.4.4.Một số tồn tại và hạn chế của tái cơ cấu kinh tế trong doanh
nghiệp nhà nước
Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận trên, trong quá trình triển khai thực
hiện tái cơ cấu các DN và các cơ quan hữu quan cũng còn gặp phải không ít
khó khăn, vướng mắc:
- Một số văn bản chưa đáp ứng yêu cầu tiến độ đề ra làm cho những vướng
mắc, khó khăn liên quan chưa được giải quyết kịp thời, như về thành lập
mới, tổ chức lại, CPH, thoái vốn, giải thể, bán, giao DN, kiểm soát viên,
quản lý, giám sát tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, công bố thông
tin... Một số quy định đã ban hành nhưng theo phản ánh của DN, chưa thúc
đẩy quản lý và phát triển sản xuất, kinh doanh cần được hướng dẫn, tạo đồng


thuận về mục tiêu chung để thực hiện cho tốt như quy định về mức lương
của chủ tịch công ty; nộp lợi nhuận sau thuế, chuyển số dư của Quỹ Hỗ trợ
sắp xếp DN tại tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước về Quỹ Hỗ trợ sắp
xếp và phát triển DN Trung ương…
- Việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu còn chậm, chủ yếu được thực hiện trong
năm 2013. DNNN vẫn dàn trải trong nhiều ngành, lĩnh vực Nhà nước không
cần nắm giữ, nhiều DN quy mô vẫn còn nhỏ. Kết quả CPH, sắp xếp DN đạt
thấp so với yêu cầu phê duyệt. Một số địa phương, bộ, TĐ chưa CPH được
DN nào. Việc rút vốn, thoái vốn rất khó khăn, trong tổng số 4.164 tỷ đồng
đã thoái, chỉ có 267 tỷ đồng bán ra bên ngoài, còn lại 3.894 tỷ đồng là trong
nội bộ. Vấn đề giải thể, phá sản DN mất rất nhiều thời gian. vấn đề quản trị
DN, năng lực, trình độ, phẩm chất của đội ngũ quản lý chủ chốt đang đặt ra
yêu cầu phải đổi mới nhanh chóng, toàn diện, triệt để và bền vững.
- Hiệu quả của DN chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ, năng lực cạnh

tranh thấp, vốn nhà nước tăng mạnh nhưng doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân
sách, tỷ suất lợi nhuận trên vốn tăng không tương ứng. Một số DN tỷ lệ nợ
trên vốn chủ sở hữu cao, không an toàn.
2.5.Thực trạng về đầu tư vốn và hoạt động của DNNN
- Tình hình chung là Từ năm 2000, quá trình sắp xếp, chuyển đổi sở hữu
DNNN đã được điều chỉnh hợp lý hơn, đã sắp xếp được 5.374 doanh nghiệp,
đến nay còn 1.060 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
(bao gồm cả công ty con do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ). Đại bộ
phận DNNN có quy mô vừa và lớn; số doanh nghiệp có vốn nhà nước dưới 5
tỷ đồng chiếm từ 59% (năm 2001) đến nay xuống còn 9,3% năm 2011.
DNNN đã tập trung hơn vào những ngành, lĩnh vực then chốt, địa bàn quan


trọng; từ chỗ dàn trải trên 60 ngành, lĩnh vực, đến nay tập trung chủ yếu ở
những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế.
- Vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp được bảo toàn và phát triển, tăng từ
136 nghìn tỷ đồng trước năm 2006 lên trên 760 nghìn tỷ đồng năm 2011.

Bảng 1. Vốn đầu tư thực hiện của khu vực kinh tế Nhà nước phân theo
nguồn vốn trong những năm qua.

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nguồn: Tổng Cục Thống kê
Tổng số

Vốn ngân
sách

Vốn vay


Nhà

Vốn
nghiệp

nước

của

các

Nhà

nguồn vốn khác

2000

89417

39006

27774

22637

2001

101973


45594

28723

27656

2002

114738

50210

34937

29591

2003

126558

56992

38988

30578

2004

139831


69207

35634

34990

2005

161635

87932

35975

37728

doanh

nước




2006

185102

100201

26837


58064

2007

197989

107328

30504

60157

2008

209031

129203

28124

51704

2009

287534

184941

40418


62175

2010

316285

141709

115864

58712

2011

341555

177977

114085

49493

Sơbộ 2012 374300

205022

121323

47955


Bảng 2: Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện của khu vực kinh tế Nhà nước phân
theo nguồn vốn trong những năm qua.

Đơn vị tính: %

Nguồn: Tổng Cục Thống kê
Tổng vốn

Vốn ngân

Vốn vay

Vốn của các doanh

sách nhà

nghiệp Nhà nước và

nước

nguồn vốn khác

2000

100,0

43,6

31,1


25,3

2001

100,0

44,7

28,2

27,1

2002

100,0

43,8

30,4

25,8

2003

100,0

45,0

30,8


24,2

2004

100,0

49,5

25,5

25,0

2005

100,0

54,4

22,3

23,3

2006

100,0

54,1

14,5


31,4

2007

100,0

54,2

15,4

30,4

2008

100,0

61,8

13,5

24,7

2009

100,0

64,3

14,1


21,6


2010

100,0

44,8

36,6

18,6

2011

100,0

52,1

33,4

14,5

100,0

54,8

32,4


12,8

Sơ bộ 2012

III.Những giải pháp nâng cao hiêu quả đầu tư trong hệ thống doanh
nghiệp và đinh hướng trong những năm tới
3.1. Giải pháp
3.1.1Đổi mới và hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược.
Thứ nhất: cần nâng cao hơn nữa chất lượng công tác hoạch định
chiến lược của các ngành, đặc biệt quan tâm đến cả chi tiêu hiện vật cà chi
tiêu giá trị. Khi hoạch định chiến lược tổng hợp cần chú ý chỉ tiêu dài hạn vì
nó định hướng cho sự phát triển của toàn ngành, toàn khối DNNN chứ
không đơn thuần là các kết quả cụ thể, mà khu vực DNNN cần đạt được
trong tương lai. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện có thể điều chỉnh thay
đổi nếu xuất hiện những nhân tố mới ảnh hưởng đến chỉ tiêu kế hoạch
Thứ hai: Khâu tổ chức thực hiên chiến lược là vô cùng quan trọng.
Thực hiện đúng yêu cầu chiến lược, bổ sung kịp thời những khiếm khuyết và
điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới là những yêu cầu đặt ra trong khâu
này của công tác hoạch định chiến lược.
Thứ ba: khâu kiểm tra, giám sát, đánh giá là một trong những khiếm
khuyết của hầu hết chiến lược, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động đầu tư
phát triển của DNNN. Nhiều văn bản, quy định thiếu vắng những qui định
về kiểm tra và đánh giá thực hiện. Đây là khâu cuối cùng trong công tác


×