Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BOURBON TÂY NINH (SBT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.03 KB, 21 trang )

ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC

TIỂU LUẬN
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Đề tài:

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BOURBON TÂY NINH (SBT)

Giáo viên hướng dẫn: TS. Phan Trần Trung Dũng
Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Nga (STT: 54)
Hà Nội, ngày 12 tháng 01 năm 2014

1


MỤC LỤC
MỤC LỤC...........................................................................................................................1
PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BOURBON TÂY
NINH.................................................................................................................................... 2

1.1. Lịch sử hình thành..............................................................................................2
1.2. Lĩnh vực kinh doanh chính................................................................................3
1.3. Vị thế của Công ty...............................................................................................3
1.4. Chiến lược phát triển đầu tư.............................................................................4
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN BOURBON TÂY NINH................................................5


2.1. Nhân tố định lượng.............................................................................................5
2.1.1. Phân tích khái quát sự biến động về tài sản...................................................6
2.1.2. Phân tích khái quát sự biến động về nguồn vốn............................................8
2.1.3. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua các chỉ số tài
chính.........................................................................................................................9
2.1.4. Phân tích các tỉ số phản ánh hiệu quả và khả năng sinh lời của hoạt động
sản xuất kinh doanh...............................................................................................12
2.2. Nhân tố định tính..............................................................................................13
2.2.1. Cơ cấu cổ đông............................................................................................13
2.2.2. Chế độ báo cáo tài chính..............................................................................14
2.2.3. Vị thế của Công ty trong ngành...................................................................14
2.2.4. Chiến lược phát triển của Công ty...............................................................15
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN ĐẦU TƯ/KHÔNG ĐẦU TƯ VÀO CỔ PHIẾU SBT.........17
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................19

1


PHẦN MỞ ĐẦU
Cùng với những thăng trầm của nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam đã đi qua năm
2012 trong bối cảnh áp lực lạm phát tăng cao, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp gặp nhiều bất lợi. Năm 2012 đầy khó khăn đã qua đi nhưng kinh tế vĩ mô trong nước
vẫn tiềm ẩn không ít bất ổn. Vừa qua, Chính phủ cũng đã khẳng định định hướng chính sách
tiền tệ và chính sách tài khoá tiếp tục theo hướng chặt chẽ và linh hoạt với mục tiêu ổn định
kinh tế vĩ mô. Với kỳ vọng rằng mục tiêu này sẽ được thực thi một cách kiên quyết và mạnh
mẽ; việc tái cấu trúc nền kinh tế nhiều khả năng sẽ được đẩy mạnh thông qua qua các giải
pháp tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tăng hiệu quả đầu tư
công, minh bạch và đơn giản hóa thủ tục hành chính.
Những thay đổi trên được đánh giá khá tích cực cho nền kinh tế nhưng có lẽ vẫn là
trong dài hạn. Dự báo trong ngắn hạn nền kinh tế sẽ có những xáo trộn và thay đổi nhất định,

theo đó thị trường chứng khoán có thể phải hứng chịu những tác động xấu không mong muốn
nhưng bù lại điều này là cần thiết cho một nền tảng phát triển bền vững và lâu dài.
Nhằm mục tiêu đưa ra các chiến lược đầu tư hiệu quả trên thị trường chứng khoán, qua
nghiên cứu và tìm hiểu tôi quyết định tìm hiểu đề tài “Phân tích và đánh giá tình hình hoạt
động kinh doanh của Công ty Cổ phần Bourbon Tây Ninh (SBT)” nhằm đưa ra kết luận cá
nhân về khả năng phát triển của công ty trong năm 2013 – 2014 và đánh giá hiệu quả đầu tư
nếu nhà đầu tư đầu tư vào cổ phiếu doanh nghiệp này.
Nội dung chính của bài gồm:

- Chương I: Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Bourbon Tây Ninh (SBT)
- Phần II: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của
Công ty Cổ phần Bourbon Tây Ninh (SBT)

- Phần III: Kết luận đầu tư/không đầu tư vào cổ phiếu SBT

1


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BOURBON
TÂY NINH
1.1. Lịch sử hình thành
Công ty Cổ Phần Bourbon Tây Ninh (SBT) tiền thân là Công ty liên doanh giữa Tập
đoàn Group Sucrecries Bourbon (G.B) và Liên hiệp mía đường II (LHMĐ II) và Liên hiệp
mía đường Tây Ninh (LHMĐTN), được thành lập theo Giấy phép Đầu tư số 1316/GP ngày
15/7/1995 do Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư cấp. Tổng số vốn đầu tư ban đầu của Công ty là 95
triệu USD và vốn pháp định đăng ký là 28,5 triệu USD. Trong đó GB sở hữu 70% vốn điều
lệ, LHMĐII sở hữu 15% và LHMĐTN sở hữu 15%.
Đến tháng 12 năm 1998, SBT điều chỉnh tăng vốn đầu tư lần thứ nhất lên 111 triệu
USD và vốn pháp định cũng được tăng lên 39,5 triệu USD theo Giấy phép điều chỉnh số
1316/GPĐC1 của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư.

Tháng 3 năm 1999, Tổng Công ty mía đường II thực hiện chuyển nhượng toàn bộ
phần góp vốn pháp định của mình cho Group Bourbon theo Giấy phép Đầu tư điều chỉnh số
1316/GPĐC2 của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư.
Đến tháng 5 năm 2000, Liên Hiệp Mía Đường Tây Ninh đã chuyển nhượng phần vốn
góp cho Tập đoàn Bourbon. SBT được chính thức chuyển đổi hình thức đầu tư thành Doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài theo Giấy phép Đầu tư điều chỉnh số 1316A/GP của Bộ Trưởng
Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư.
Tháng 2 năm 2001, SBT điều chỉnh tăng vốn đầu tư lần thứ hai lên 113 triệu USD và
vốn pháp định là 112,189 triệu USD theo Giấy phép đầu tư điều chỉnh số 1316A/GPĐC1 của
Bộ Trưởng Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư sau khi Tập đoàn Bourbon mua lại nợ vay nước ngoài và
vốn hóa toàn bộ số nợ này.
Tháng 12 năm 2005, SBT được Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư chuẩn y điều chỉnh thuế suất
thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) còn 10% cho suốt đời dự án, miễn thuế TNDN 4 năm kể
từ năm đầu tiên có lãi (năm 2004) và giảm 50% trong 04 năm tiếp theo và bãi bỏ quy định về
thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo Giấy phép điều chỉnh số 1316A/GPĐC2.
Tháng 3 năm 2007, SBT được Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Tây Ninh cấp phép chuyển đổi hình

2


thức doanh nghiệp thành Công ty cổ phần theo Giấy chứng nhận đầu tư số 451033000014
ngày 23 tháng 3 năm 2007 với vốn điều lệ là 1.419 tỷ đồng trên cơ sở vốn góp của Công ty
TNHH sau khi xử lý toàn bộ lỗ lũy kế đến ngày 31/12/2006.
Niêm yết tại sàn giao dịch chứng khoán Tp Hồ Chí Minh vào ngày 25/02/2008.

− Tên công ty: Công ty Cổ Phần Bourbon Tây Ninh
− Tên gọi khác: Công ty Cổ phần Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh

− Tên tiếng Anh: Société De Bourbon Tay Ninh
− Mã chứng khoán: SBT


− Vốn điều lệ: 1,485,000,000,000 VND (Bằng chữ: Một nghìn bốn trăm tám mươi lăm
tỷ đồng./)

− Trụ sở chính: Xã Tân Hưng, Huyện Tân Châu, Tỉnh Tây Ninh
− Website: www.bourbontn.com.vn
1.2. Lĩnh vực kinh doanh chính
− Sản xuất đường, các sản phẩm phụ
− Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm có sử dụng đường hoặc sử dụng phụ phẩm,
phế phẩm từ sản xuất đường
− Trồng cây mía, đầu tư phát triển mía
− Sản xuất điện thương phẩm để tự sử dụng từ nguyên liệu chính là bã mía và than đá...
− …
1.3. Vị thế của Công ty
Do có lợi thế rất lớn về công nghệ và chất lượng đường, vì vậy ngành kinh doanh chủ
lực của SBT vẫn là sản xuất đường. SBT sẽ tiếp tục tập trung phát triển vùng nguyên liệu mía
tại tỉnh Tây Ninh và các vùng lân cận kể cả Campuchia. Mục tiêu của SBT sẽ là nhà sản xuất
đường tinh luyện hàng đầu của Việt Nam.

3


1.4. Chiến lược phát triển đầu tư
Trong năm 2013, HĐQT xây dựng kế hoạch hoạt động, như sau:
− Tăng cường công tác giám sát kế hoạch để có những chỉ đạo kịp thời cho việc thực
hiện kế hoạch 2013.
− Tập trung công tác phát triển vùng nguyên liệu cả về số lượng và chất lượng. Triển
khai các giải pháp nhằm phát triển mía giống, tập trung công tác khuyến nông để kéo dài thời
gian sản xuất, nâng cao chất lượng và diện tích vùng mía nguyên liệu, tạo tiền đề cho việc
triển khai kế hoạch giai đoạn 2013-2016. Xây dựng các chính sách đầu tư, thu mua hợp lý,

quán triệt quan điểm SBT luôn là người bạn đồng hành người trồng mía, duy trì mối quan hệ
lâu dài giữa đôi bên.
− Chỉ đạo công tác nâng công suất nhà máy từ 9.000 TMN lên 9.800TMN đạt tiến độ
và chất lượng công trình; tạo nền tảng nâng công suất nhà máy lên cao hơn nữa trong tương
lai vì sự phát triển chung của SBT.
− Mở rộng quan hệ với các đối tác chiến lược nhằm khai thác, phát triển tiềm năng và
lợi thế của SBT.
− Tập trung tăng cường nguồn lực nhân sự, cải tiến cơ chế, bổ sung chính sách và hoàn
thiện hệ thống quản lý. Trong đó: Chú trọng phát triển đội ngũ nhân sự kế thừa.
− Tăng cường giám sát hoạt động đầu tư xây dựng Dự án Trung tâm thương mại và
hoạt động Trại Mía giống Bourbon Bến Cầu.
− Tổ chức các phiên họp thường kỳ ít nhất mỗi quý 1 lần để thảo luận, thông qua các
báo cáo, kế họach, chỉ đạo kịp thời và hiệu quả việc triển khai thực hiện các nghị quyết của
Đại hội đồng cổ đông.
− Với mục tiêu, giải pháp chủ yếu nêu trên, HĐQT chúng tôi tin rằng SBT hoàn toàn
có khả năng hoàn thành tốt nhất kế hoạch năm 2014 và triển khai thực hiện thắng lợi các mục
tiêu tăng trưởng cho thời kỳ 2013 – 2016.

4


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN BOURBON TÂY NINH
Phân tích cơ bản là kỹ thuật tìm cách xác định giá trị của chứng khoán bằng cách tập
trung vào những nhân tố nền tảng tác động tới hoạt động kinh doanh thực tế và tương lai của
doanh nghiệp. Phân tích cơ bản thực ra có thể được mở rộng cho cả các ngành và toàn bộ nền
kinh tế.
Phân tích cơ bản thực chất chính là “Nghiên cứu các nhân tố cơ bản”, nhưng nó chỉ có
ý nghĩa nếu người phân tích xác định đúng đâu là các nhân tố cơ bản cần phải nghiên cứu.
Các nhân tố đó được chia thành hai nhóm: nhân tố định lượng (quantitative) và nhân tố

định tính (qualitative). Trong đó, các nhân tố định lượng được hiểu là các nhân tố có thể đo
lường hoặc thể hiện bằng các con số còn nhân tố định tính được hiểu là liên quan tới chất
lượng hoặc đặc điểm, không liên quan tới kích cỡ hoặc số lượng.

2.1. Nhân tố định lượng
Trích bảng cân đối kế toán của Công ty Cổ phần Bourbon Tây Ninh trong 4 năm 2009
– 2010 – 2011 – 2012 như sau:
Theo năm

2009

2010

TÀI SẢN NGẮN HẠN
Tiền và tương đương tiền
Giá trị thuần đầu tư ngắn hạn
Các khoản phải thu
Hàng tồn kho, ròng
Tài sản lưu động khác
TÀI SẢN DÀI HẠN
Phải thu dài hạn
Tài sản cố định
Giá trị ròng tài sản đầu tư
Đầu tư dài hạn
Lợi thế thương mại
Tài sản dài hạn khác
TỔNG TÀI SẢN
NỢ PHẢI TRẢ
Nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn

VỐN CHỦ SỞ HỮU
Vốn và các quỹ

576.13
36.21
104.22
133.42
299.76
2.52
1,269.88
100.00
749.38
404.03
16.47
1,846.01
196.58
168.06
28.52
1,649.43
1,648.33

5

Đơn vị : x 1.000.000.000 VND
2011
2012

839.26
126.50
140.25

274.22
291.79
6.50
1,117.61
100.00
680.32
332.02
5.27
1,956.87
167.28
140.98
26.30
1,789.59
1,789.59

1,009.83
88.73
90.36
547.63
280.34
2.77
1,295.96
60.59
652.90
576.30
6.17
2,305.79
511.62
487.56
24.06

1,794.17
1,794.17

1,421.29
110.67
202.46
729.50
339.39
39.27
1,213.11
54.69
645.58
499.58
13.26
2,634.40
938.64
889.47
49.17
1,695.76
1,695.76


Các quỹ khác
Lãi chưa phân phối
Vốn Ngân sách nhà nước và quỹ
khác
Lợi ích của cổ đông thiểu số
TỔNG NGUỒN VỐN

215.69


346.81

468.11

269.24

1.10
1,846.01

1,956.87

2,305.79

2,634.40

2.1.1. Phân tích khái quát sự biến động về tài sản
Vốn của doanh nghiệp là toàn bộ giá trị tài sản hiện có của đơn vị đang tồn tại qua các
giai đoạn, các khâu của quá trình sản xuất và kinh doanh. Trên bảng cân đối kế toán có 2 loại:
− Tài sản ngắn hạn
− Tài sản dài hạn
Để phân tích ta so sánh tổng số vốn cuối năm và đầu năm để đánh giá sự biến động
về quy mô của công ty, đồng thời so sánh giá trị của tỉ trọng của toàn bộ vốn.
Bảng 1: Sự biến động của tài sản
Đơn vị: x 1.000.000.000 đồng

2009
TÀI SẢN
NGẮN
HẠN

Tiền và
tương
đương tiền
Giá trị
thuần đầu
tư ngắn
hạn
Các khoản
phải thu
Hàng tồn
kho, ròng
Tài sản
lưu động
khác
TÀI SẢN
DÀI HẠN
Phải thu
dài hạn
Tài sản cố
định
Giá trị
ròng tài
sản đầu tư

%

2010

%


2011

%

2012

%

576.13

31.21%

839.26

42.89%

1,009.83

43.80%

1,421.2
9

53.95%

36.21

1.96%

126.50


6.46%

88.73

3.85%

110.67

4.20%

104.22

5.65%

140.25

7.17%

90.36

3.92%

202.46

7.69%

133.42

7.23%


274.22

14.01%

547.63

23.75%

729.50

27.69%

299.76

16.24%

291.79

14.91%

280.34

12.16%

339.39

12.88%

2.52


0.14%

6.50

0.33%

2.77

0.12%

39.27

1.49%

1,269.88

68.79%

1,117.61

57.11%

1,295.96

56.20%

1,213.1
1


46.05%

100.00

5.42%

100.00

5.11%

60.59

2.63%

54.69

2.08%

749.38

40.59%

680.32

34.77%

652.90

28.32%


645.58

24.51%

-

0.00%

-

0.00%

-

0.00%

-

0.00%

6


Đầu tư dài
hạn
Lợi thế
thương
mại
Tài sản
dài hạn

khác
TỔNG
TÀI SẢN

404.03

21.89%

332.02

16.97%

576.30

24.99%

499.58

18.96%

-

0.00%

-

0.00%

-


0.00%

-

0.00%

16.47

0.89%

5.27

0.27%

6.17

0.27%

13.26

0.50%

1,846.01

100.00%

1,956.87

100.00%


2,305.79

100.00%

2,634.4
100.00%
0

Qua các năm, tổng tài sản của Công ty liên tục tăng. Tuy nhiên có sự thay đổi đáng kể
tỷ trọng giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Trong năm 2009, tài sản ngắn hạn chiếm
31.21% tổng tài sản, tài sản dài hạn chiếm 68.79% tổng tài sản, nhưng qua 2010, 2011, 2012,
tài sản ngắn hạn tăng liên tục lên đến 53.59% tổng tài sản trong năm 2012 và tài sản dài hạn
chỉ còn 46.41% tổng tài sản trong năm 2012. Điều đó cho thấy có sự chuyển dịch định hướng
kinh doanh của Công ty, giảm mua máy móc thiết bị, không chú trọng vào mở rộng quy mô
cũng như năng lực sản xuất, tập trung đầu tư ngắn hạn như: công tác khuyến nông, hỗ trợ
nông dân chi phí đầu tư cho cây mía, hỗ trợ nông dân mua máy móc thu hoạch, hỗ trợ giá thu
mua mía, phát triển giống mía mới cho nông dân…
− Tiền và các khoản tương đương tiền: bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, các
khoản đầu tư ngắn hạn có tính thanh khoản cao, có thời gian đáo hạn gốc ít hơn 3 tháng, có khả
năng chuyển đổi dễ dàng thành các lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển
đổi thành tiền. Qua 4 năm, về cơ bản đều có sự tăng đáng kể. Điều này thể hiện hiệu quả sử
dụng vốn chưa cao nhưng nhu cầu thanh toán của công ty tăng. Nhìn chung vốn bằng tiền của
công ty đã tăng so với trước, đây là 1 thuận lợi đối với khả năng thanh toán của công ty.
− Các khoản phải thu ngắn hạn bao gồm phải thu của khách hàng và phải thu khác: tăng
mạnh trong 4 năm. Điều này cho thấy công ty đã tăng cường công tác thu hồi vốn, không để
tình trạng ứ đọng vốn làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn.
− Hàng tồn kho có tăng về số lượng nhưng về tỷ trọng lại giảm thể hiện thành phẩm tồn
kho hoặc nguyên vật liệu dự trữ cho quá trình sản xuất giảm xuống so với quy mô của Công
ty. Có 2 khả năng làm hàng tồn kho của công ty giảm:
+ Có thể là do nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu giảm xuống do cho quá trình sản xuất

không được diễn ra liên tục.
+ Có thể là do tình hình tiêu thụ sản phẩm là tốt nên hàng ứ đọng ít, công ty đã nỗ lực
trong tiêu thụ sản phẩm.

7


− Đầu tư tài sản cố định: Việc đầu tư chiều sâu, mua sắm trang thiết bị được đánh giá
thông qua chỉ tiêu tỉ suất đầu tư. Tỉ suất này phản ánh tình hình trang thiết bị, cơ sở vật chất
kĩ thuật, thể hiện năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp:

Công thức:
Tỉ suất đầu tư =
Năm
Tỉ suất đầu tư

Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
Tổng tài sản
2009
2010

2011

2012

62.48%

53.31%

43.47%


51.73%

Tỉ suất đầu tư qua 4 năm có chiều hướng giảm. Tỉ suất đầu tư cho thấy công ty đang
tính toán thu lại việc đầu tư chiều sâu, trang bị cơ sở vật chất. Tuy nhiên tỉ suất đầu tư giảm
không phải do năng lực sản xuất của công ty giảm mà do các năm trước công ty đã đầu tư rất
mạnh vào việc nâng cấp nhà xưởng, trang thiết bị, đến năm 2011 và 2012 công ty đã thanh lí
được một số tài sản cố định hư hỏng và chuyển một số tài sản cố định sang công cụ dụng cụ.
Từ đó làm tỉ lệ tài sản cố định trong tổng tài sản giảm xuống
2.1.2. Phân tích khái quát sự biến động về nguồn vốn
Nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Tỉ lệ kết
cấu trong tổng nguồn vốn hiện có của đơn vị phản ánh tính chất hoạt động kinh doanh do
nguồn vốn thể hiện nguồn hình thành lên tài sản của doanh nghiệp. So sánh nguồn vốn của
các năm để đánh giá mức độ huy động đảm bảo vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh. Đồng
thời so sánh tỉ trọng các bộ phận cấu thành nguồn vốn.
Bảng 2: Sự biến động của nguồn vốn
Đơn vị: x 1.000.000.000 đồng
Theo năm
2009
2010
2011
2012
NỢ PHẢI TRẢ
196.58
167.28
511.62
938.64
Nợ ngắn hạn
168.06
140.98

487.56
889.47
Nợ dài hạn
28.52
26.30
24.06
49.17
VỐN CHỦ SỞ HỮU
1,649.43
1,789.59
1,794.17
1,695.76
TỔNG NGUỒN VỐN
1,846.01
1,956.87
2,305.79
2,634.40
Nguồn vốn của công ty tăng liên tục qua các năm. Trong đó, vốn chủ sở hữu thay đổi
không đáng kể, nợ phải trả tăng (đặc biệt là nợ ngắn hạn) do công ty đầu tư nhiều cho nông
dân mở rộng sản xuất kinh doanh… Tóm lại, nợ phải trả là những khoản vốn công ty đã
chiếm dụng của bên ngoài để sử dụng. Công ty cần xem xét lại khoản chiếm dụng nào là hợp
lí, khoản nào là không hợp lí để sử dụng nguồn vốn hiệu quả nhất.
Tuy nhiên để đánh giá sự biến động của nguồn vốn chủ sở hữu ta xem xét sự biến
động của chỉ tiêu tỉ suất tài trợ. Chỉ tiêu tỉ suất tài trợ phản ánh khả năng tự chủ về mặt tài

8


chính từ đó cho thấy khả năng tự chủ của doang nghiệp trong hoạt động của mình:
Công thức:

Nguồn vốn chủ sở hữu

Tỉ suất tự tài trợ =
Năm
Tỉ suất tự tài trợ

2009

Tổng nguồn vốn
2010
2011

2012

89.35%

91.45%

64.37%

77.81%

Nhìn chung qua 4 năm tỉ suất tự tài trợ của công ty giảm 24,98% chứng tỏ công ty
ngày càng không độc lập về mặt tài chính, khả năng tự tài trợ của công ty ngày càng giảm.
Tóm lại, qua 3 năm nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng lên về số tuyệt đối nhưng
lại giảm về tỉ trọng chứng tỏ công ty sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhưng tình hình tài
chính không ổn định lắm.
2.1.3. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua các chỉ số tài chính
• Phân tích tình hình thanh toán của công ty
o


Phân tích các khoản phải thu

Tỉ lệ giữa tổng các khoản phải thu và tổng nguồn vốn
Tỉ lệ giữa tổng các khoản phải thu và =
Tổng các khoản phải thu
tổng nguồn vốn
Tổng nguồn vốn
Năm
Tỉ lệ giữa tổng các khoản
phải thu và tổng nguồn vốn

2009
12.64%

2010

2011

2012

19.12%

26.38%

29.77%

Nhìn chung qua 4 năm, tỉ lệ các khoản phải thu có xu hướng tăng, chứng tỏ công tác
thu hồi các khoản phải thu của công ty chưa tốt. Công ty cần tăng cường đốc thúc thu hồi các
khoản nợ của khách hàng để giảm lượng vốn bị chiếm dụng, tạo điều kiện cho sản xuất kinh

doanh được thuận lợi.
o

Phân tích các khoản phải trả
Tỉ lệ nợ phải trả =

Năm
Tỉ lệ nợ phải trả

2009
10.65%

Tổng nợ phải trả
Tổng tài sản
2010
8.55%

2011

2012

22.19%

35.63%

Qua các năm, tỉ lệ nợ phải trả tăng cao, cho thấy mức độ nợ của công ty trong tổng tài
sản tăng, thể hiện khả năng thanh toán của công ty không tốt lắm.

9



o

So sánh các khoản phải thu và các khoản phải trả

Để đánh giá rõ hơn tình hình nợ và thanh toán ta so sánh các khoản phải thu và phải
trả biến động qua các năm.
Tỉ lệ các khoản phải thu với
=
Các khoản phải thu
các khoản phải trả
Các khoản phải trả
Năm
Tỉ lệ các khoản phải thu
với các khoản phải trả

2009

2010

118.74%

223.71%

2011

2012

118.88%


83.55%

Tỉ lệ các khoản phải thu với các khoản phải trả giảm mạnh trong năm 2012, nhỏ hơn
100% cho thấy khoản vốn doanh nghiệp chiếm dụng tăng lên, nhiều hơn số vốn đơn vị bị
chiếm dụng.
• Phân tích các tỉ số thanh toán nợ ngắn hạn
o

Hệ số khả năng thanh toán nợ hiện thời
Tỷ số thanh toán hiện thời =

Năm
Tỷ số thanh toán hiện
thời

Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn

2009

2010

3.4281

2011

5.9530

2012


2.0712

1.5979

Tỷ số thanh toán hiện thời thể hiện 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu
đồng tài sản ngắn hạn. Qua các năm hệ số này có giảm xuống nhưng vẫn lớn hơn 1 cho thấy
khả năng thanh toán của công ty vẫn tốt.
o

Tỷ số thanh toán nhanh

Tỷ số thanh toán nhanh thể hiện khả năng doanh nghiệp chuyển nhanh thành tiền các
loại tài sản ngắn hạn để trả nợ
Tỷ số thanh toán nhanh

Năm
Tỷ số thanh
toán nhanh

2009

=

Tài sản lưu động – Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
2010

1.6445

3.8833


2011
1.4962

2012
1.2163

Nhìn chung trong cả 3 năm, hệ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp luôn lớn hơn 1
cho thấy công ty không gặp khó khăn trong thanh toán.
o

Tỷ số thanh toán tức thời

10


Tỷ số thanh toán tức thời =
Năm
Tỷ số thanh toán
tức thời

Tiền và các khoản tương đương tiền + ĐTNH
Nợ ngắn hạn

2009

2010

0.8356


2011

1.8921

0.3673

2012
0.3520

Nếu các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và các khoản phải thu chưa thu hồi ngay được
thì doanh nghiệp chỉ có thể dùng tiền mặt ngay quỹ để trả nợ. Tỷ số thanh toán tức thời của
Công ty năm 2012 chỉ đạt 0.3520. Như vậy vốn bằng tiền của công ty mặc dù chưa đủ trả nợ.
• Phân tích các tỉ số hoạt động
Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)

o

ROA =

Năm
ROA

2009
9.05%

Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản bình quân
2010
17.64%


2011
23.98%

2012
14.05%

Chỉ số này phản ánh mỗi đồng vốn kinh doanh (đầu tư vào tài sản) bình quân sử dụng
trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Bảng thống kê ROA của công ty cho thấy
chỉ số này tăng đều qua các năm, cao nhất là năm 2011 và sụt giảm trong năm 2012. Năm 2012
là một năm hoạt động không hiệu quả so với các năm trước.
Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROE)

o

ROE =

Năm
ROA

2009
10.13%

Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu
2010
19.29%

2011
30.82%


2012
21.83%

Chỉ tiêu ROE phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận
sau thuế. Bảng thống kê chỉ số ROE qua các năm theo xu hướng tăng, sụt giảm năm 2012,
nhưng nhìn chung vẫn tăng qua 4 năm điều này thể hiện sức sinh lời và hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp là đang tốt dần lên đặc biệt năm 2011 là một năm hoạt động tốt hơn các năm
trước với tỷ suất sinh lời trên Vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 30.82%. Trong năm 2013, công ty vẫn
có thể tiếp tục tăng vốn chủ sở hữu, mở rộng hoạt động kinh doanh để tiếp tục giữ vững hiệu
quả hoạt động trong dài hạn phát triển của công ty.
o

Số vòng quay hàng tồn kho
Giá vốn hàng bán

Số vòng quay hàng tồn kho =

11


Trị giá hàng tồn kho bình quân
Năm
Số vòng quay
hàng tồn kho

2009

2010

2.1301


2011

2.4359

2012

2.1301

2.4359

Qua kết quả trên ta thấy số vòng quay hàng tồn kho của năm qua các năm không thay
đổi đáng kể. Điều đó cho thấy tình hình bán ra của hàng tồn kho trong 4 năm không đổi.
Hệ số vòng quay các khoản phải thu

o

Hệ số vòng quay các khoản phải thu =
Năm
Hệ số vòng quay
các khoản phải thu

2009
5.4445

Doanh thu thuần
Các khoản phải thu bình quân

2010


2011

5.4178

2012

4.9895

3.0707

Nhìn chung, trong 4 năm, vòng quay các khoản phải thu giảm. Điều này cho thấy tình
hình thu nợ của công ty chậm, ngày càng giảm. Công ty cần cải thiện hệ số này vì khả năng
chuyển đổi thành tiền của các khoản thu chậm ảnh hưởng không tốt đến khả năng thanh toán
của đơn vị.
2.1.4. Phân tích các tỉ số phản ánh hiệu quả và khả năng sinh lời của hoạt động sản xuất
kinh doanh.
Đơn vị : x 1.000.000.000 VND

Theo năm

2009

2010

2011

2012

Doanh thu thuần
Giá vốn bán hàng

Lãi gộp
Thu nhập tài chính
Chi phí tài chính
Trong đó: chi phí tiền lãi vay
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý DN
Lãi/(Lỗ từ hoạt động kinh doanh)

770.62
567.75
202.87
31.83
21.48
7.71
14.68
18.77
179.77

1,104.25
720.47
383.78
54.49
25.30
19.97
16.88
26.21
369.88

2,050.31
1,446.94

603.37
128.92
99.60
48.67
25.35
38.39
568.95

1,960.83
1,590.81
370.02
313.21
171.78
75.35
40.50
56.96
413.99

Lãi lỗ trong công ty liên doanh, liên kết
Thu nhập/(Chi phí khác)
Lãi/(Lỗ ròng trước thuế)
Thuế TNDN - Hiện thời
Thuế TNDN - Hoãn lại
Lãi/(Lỗ ròng sau thuế)
Lợi ích của cổ đông thiểu số
Lãi/(Lỗ thuần của cổ đông công ty mẹ)
Chi phí khấu hao TSCĐ

3.17
182.94

15.88
167.06
167.06
72.29

0.47
370.35
25.13
345.22
345.22
72.76

2.04
570.99
24.03
6.03
552.99
552.99
77.37

8.28
422.27
51.38
0.76
370.13
370.13
81.28

-


Tổng doanh thu qua 4 năm có sự gia tăng. Lợi nhuận gộp tăng nhẹ do giá vốn hàng bán

12


tăng, chi phí bán hàng tăng và chi phí quản lí doanh nghiệp tăng. Điều này thể hiện hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp còn thấp. Doanh nghiệp cần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Để làm rõ ta phân tích một số chỉ số sau:
• Tỉ lệ lãi gộp

Tỉ lệ lãi gộp =
Năm
Tỉ lệ lãi gộp

2009
0.26

Lợi nhuận gộp
Doanh thu thuần
2010

2011
0.35

2012
0.29

0.19

Tỉ lệ lãi gộp năm tăng trong năm 2010, giảm sụt trong năm 2011 và 2012, nguyên nhân là

do tốc độ tăng của giá vốn hàng bán nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần. Tỉ lệ lãi gộp
giảm chứng tỏ phần giá trị mới sáng tạo để bù đắp chi phí ngoài sản xuất giảm, công ty bị đánh
giá thấp đi.
• Doanh lợi tiêu thụ

Doanh lợi tiêu thụ =
Năm
Doanh lợi tiêu thụ

2009
0.22

Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
2010

2011
0.31

2012
0.27

0.19

Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể là trong năm
2009, cứ 100đ doanh thu tạo ra được 22đ lợi nhuận, trong năm 2012, cứ 100 đ doanh thu tạo
ra được 19đ lợi nhuận. Năm 2012, doanh lợi tiêu thụ giảm do doanh thu thuần tăng chậm hơn
tổng chi phí.
Qua đó ta thấy tất cả các chỉ tiêu tỉ số doanh lợi đều giảm, điều này chứng tỏ công ty
sử dụng toàn bộ vốn và từng loại vốn trong năm 2012 chưa hiệu quả.


2.2. Nhân tố định tính
2.2.1. Cơ cấu cổ đông
Cơ cấu cổ đông
CT CP SX – TM Thành Thành Công
CT TNHH Đặng Thành
CT CP Sữa Việt Nam (VNM)
Cổ đông khác

Tỷ lệ nắm giữ
24,8%
24,7%
5,0%
45,5%

Năm 2010, nhóm công ty Thành Thành Công và TNHH Đặng Thành trở thành các cổ
đông lớn nhất của công ty thông qua mua cổ phần từ Tập đoàn 2010. Các cổ đông này muốn
gia tăng sản lượng đường nên đã dùng nhiều cách thức khác nhau như nhập đường thô về sản

13


xuất tinh luyện, nhập đường tinh luyện bán trong nước, gia tăng bán lẻ để tăng thị phần trong
thị trường mía đường Việt Nam.
Năm 2011, Vinamilk trở thành 1 trong những cổ đông lớn của SBT. SBT trở thành
công ty cung cấp phần lớn lượng đường cho Vinamilk trong sản xuất, làm gia tăng vị thế của
SBT trên thị trường mía đường.
2.2.2. Chế độ báo cáo tài chính
Nửa năm 1 lần, SBT đều mời những công ty kiểm toán độc lập như: Công ty TNHH
KPMG, Công ty TNHH Ernst&Young Việt Nam, Công ty TNHH BDO… đến kiểm toán báo

cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ của Công ty. Chế độ báo cáo
minh bạch thông tin và minh bạch tài chính. Điều này tạo dựng tin tưởng cho các nhà đầu tư.
2.2.3. Vị thế của Công ty trong ngành
Trong mấy năm qua, SBT đã vươn lên trong kinh doanh cung ứng đường, đầu tư phát
triển hệ thống cơ sở vật chất để tiếp nhận, tồn trữ và phân phối các sản phẩm đường các loại,
SBT đã trở thành một công ty có nhiều đóng góp tích cực trong lĩnh vực kinh doanh các sản
phẩm mía đường.
− Trong số 37 nhà máy đường đang hoạt động thì nhà máy đường của SBT có công
suất thiết kế 9.000 tấn/mía/ngày khá lớn. Nhờ thế mạnh cơ bản nhất là nhà máy này, công ty
liên tục đầu tư thâm canh cơ giới cũng như hợp tác rất chặt chẽ với người dân để vừa mở rộng
vùng trồng, vừa chống sự cạnh tranh rất quyết liệt của rất nhiều doanh nghiệp cùng ngành
trên khu vực Đông Nam bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long.
− Năm 2011 là năm đầu tiên SBT thực hiện việc nhập đường thô về sản xuất đường
tinh luyện (công ty nhận được quota là 10.000 tấn đường) để tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
− Khi hạn ngạch hết thì SBT nhập cả đường tinh về lưu kho và bán dần trong mùa thấp
điểm (khi nhà máy nghỉ bảo dưỡng). Điều này dẫn đến doanh thu và lợi nhuận của từng tháng
thay đổi không có tính chu kỳ do phụ thuộc vào tình hình tiêu thụ số sản phẩm này.
− Gia tăng bán lẻ dựa trên đa dạng hóa sản phẩm. Ngoài việc tiếp tục chính sách bán sỉ
cho các khách hàng công nghiệp có nhu cầu đường cao, SBT còn chú trọng vào bán lẻ cho
các khách hàng thương mại bởi đường là sản phẩm có nhu cầu bán lẻ rất cao. Năm 2011,
công ty đã cho ra đời sản phẩm đường vàng thiên nhiên dạng túi 750g (thương hiệu Goldsu)
và bán lẻ qua các kênh siêu thị và đại lý phân phối.

14


− Hiện nay doanh thu từ các khách khàng công nghiệp truyền thống như Pepsi, Coca,
URC, Red Bull,.. chiếm khoảng 80% tổng doanh thu của SBT.
− Khu vực Đông Nam Bộ là thị trường tiêu thụ đường lớn nhất nước, trong đó cũng tập
trung khá nhiều nhà máy đường. SBT có nhà máy đường công suất lớn 9.000 tấn/mía/ngày,

cũng như có năng suất cao hơn nhiều nhà máy khác nên có lợi thế trong việc cạnh tranh về
giá và năng lực cung cấp sản lượng cho các hợp đồng lớn. Vì vậy SBT được các khách hàng
công nghiệp lớn coi trọng và luôn ký kết hợp đồng tiêu thụ.
− Trước đây SBT chủ yếu tập trung vào việc sản xuất và tiêu thụ các loại đường tinh
luyện mà bỏ qua phân khúc đường thô. Tuy đường tinh luyện có giá cao hơn đường thô
nhưng các khách hàng truyền thống như Pepsi, Cola... vẫn sử dụng. Chỉ khi tình hình kinh tế
đang khó khăn từ năm 2011 đến nay, nhu cầu mua đường thô lại đang tăng trở lại, nhưng
SBT cũng đã kịp thời bắt đầu sản xuất và mua đường thô từ nguồn khác để cung cấp cho các
khách hàng truyền thống của mình và thu hút các khách hàng khác. Thực tế ngay từ năm
2011, Vinamilk đã quay trở lại mua đường của SBT và đó là một minh chứng về khả năng
nắm bắt tình hình và thu hút khách hàng của công ty.
2.2.4. Chiến lược phát triển của Công ty
Đầu tư tập trung công tác khuyến nông. Năm 2011, SBT đã thực hiện thành công một
số chính sách dưới đây nhằm hỗ trợ vốn cho người nông dân giúp họ gắn bó với cây mía và
đã duy trì được vùng trồng diện tích 12.000 ha. Năm 2012, 2013, công ty tiếp tục duy trì
chính sách nói trên nhằm nâng diện tích vùng trồng lên 15.000 ha. Chính sách hỗ trợ vốn cho
nông dân:
− Hỗ trợ 9 triệu đồng/ha để người dân tiếp tục đầu tư cho cây mía (để tránh chuyển
sang cây trồng khác như sắn lát).
− Đầu tư vào máy móc giúp nông dân trong khâu thu hoạch.
SBT thực hiện chính sách hỗ trợ giá thu mua mía, nhằm ngăn chặn khả năng người
dân bán mía cho các nhà máy khác hoặc chuyển đổi cây trồng như sắn lát. Năm 2013, giá thu
mua mía dự kiến sẽ cao hơn 1,2 triệu đồng/tấn, cao hơn khoảng 50 nghìn đồng/tấn so với niên
vụ 2010/2011.
Phát triển mía giống hỗ trợ cho nông dân. Năm 2011, với sự hỗ trợ của tỉnh Tây Ninh,
công ty đã tiếp nhận 300 ha đất của Công ty TNHH Nông Công Nghiệp Tam Hiệp, huyện

15



Bến Cầu và đã xây dựng trại mía giống Bourbon Bến Cầu. Vụ 2011/2012, công ty thu hoạch
mía giống để cung cấp cho nông dân.

16


CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN ĐẦU TƯ/KHÔNG ĐẦU TƯ VÀO CỔ PHIẾU
SBT
Mùa vụ năm 2013 hiện tại đang gặp nhiều khó khăn khi nhiều địa phương khu vực
ĐBSCL đạt năng suất kém hơn mọi năm. Được biết có 4 vùng chính sản xuất mía đường tại
việt Nam bao gồm Bắc trung bộ, Tây nguyên, Đông nam bộ và đồng bằng sông cửu long.
Trong đó ĐBSCL là khu vực trồng mía nhiều nhất do điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng phù
hợp. Giống mía trồng tại Việt nam có nguồn gốc khoảng 90% là từ nước ngoài, tuy nhiên do
chế độ canh tác chưa khoa học và kỹ thuật còn lạc hậu nên năng suất chưa đạt được so với
tiềm năng thật sự của giống mía có thể mang lại. Trong niên vụ mía 2012/2013 vừa qua năng
suất mía trung bình của Việt Nam là 64 tấn/hecta. Nếu so sánh với Thái Lan khoảng 100
tấn/ha. Về năng suất đường thì Brazil hiện sản xuất 10 tấn đường/ha mía còn Việt Nam chỉ 45 tấn đường/ha mía. Phần lớn các nhà máy ép mía của Việt Nam đều đầu tư công nghệ của
Trung Quốc nên hiệu suất thu hồi đường thấp hơn. Cụ thể, một tấn mía nguyên liệu các nhà
máy trong nước chỉ sản xuất được 90kg đường, thấp hơn 10% so với công nghệ của các nước.
Từ năng suất, chất lượng mía thấp, cộng thêm hiệu suất thu hồi đường cũng thấp nên đẩy giá
thành lên cao.
SBT là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh mía đường có qui mô và thương hiệu lớn
trong thị trường. Công ty đang sở hữu vùng nguyên liệu mía đường rộng 15,000 ha do đó
SBT có thể chủ động được nguồn nguyên liệu, đây cũng là một trong những thế mạnh của
công ty. Năm 2012, lĩnh vực kinh doanh đường thành phẩm chiếm 87% tổng doanh thu,
doanh thu bán mật đường đóng góp 4%, ngoài ra công ty còn kinh doanh phân bón với tỷ lệ
đóng góp doanh thu đạt 5%, còn lại là doanh thu bán điện phát sinh từ bã mía, cung cấp sản
lượng mía ép đạt 929,678 tấn.
Trong 9 tháng đầu năm 2013, tình hình kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp mía
đường đều rất khó khăn. Bước sang năm 2013, SBT đặt kế hoạch 2,314 tỷ đồng doanh thu và

365 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2013, SBT đạt doanh thu 1,475 tỷ
đồng, đạt 63% kế hoạch. Năm 2013, kết quả kinh doanh của SBT dự kiến sẽ giảm so với năm
2012 do xu hướng giảm của giá đường và không còn các khoản lợi nhuận đột biến từ tài chính.
• Khuyến nghị đầu tư.

1

Lãi trên cổ phần EPS (đồng)

1,182.7062

17

2,443.9951

4,322.7402

2,782.2886


2
3
4

Giá trị sổ sách BV (đồng)
Hệ số giá trên thu nhập mỗi
cổ phiếu P/E vào thời điểm
cuối năm
Hệ số giá trên giá trị sổ sách
mỗi cổ phiếu P/BV vào thời

điểm cuối năm

11,677.1879 12,669.4547

14,025.0833

12,747.1261

9.7235

5.5647

2.7992

5.6788

0.9848

1.0734

0.8627

1.2395

Với xu hướng giảm của giá đường và khả năng không có các khoản đột biến về tài
chính, lợi nhuận của SBT có thể sẽ giảm sút trong năm 2013. Với mức P/E 2012 là 5,68 và
kết quả kinh doanh 2012-2013 không khả quan, đầu tư ngắn hạn vào SBT là không thực sự
hấp dẫn. Về dài hạn, SBT là doanh nghiệp đầu ngành, có công nghệ sản xuất hiện đại nhất,
chất lượng đường RE đáp ứng tiêu chuẩn của nhiều khách hàng khó tính. Bên cạnh đó, việc
hợp tác mở rộng vùng nguyên liệu sang Campuchia là động lực giúp công ty tăng trưởng. Do

vậy, khuyến nghị nắm giữ với cổ phiếu SBT trong dài hạn.

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Phan Trần Trung Dũng, Slide bài giảng Phân tích tài chính doanh nghiệp
2. Website công ty CP Bourbon Tây Ninh: www.bourbontn.com.vn
3. Website Tổng cục thống kê />4. Website Công ty chứng khoán Tân Việt: />5. Website Công ty chứng khoán cổ phiếu 68: />6.. Các website khác.

19



×