Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất giống lúa om 5451 vụ đông xuân năm 2013 2014 tại xã tân long, huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
-oOo-

HUỲNH THỊ LỆ TRINH

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ SẠ ĐẾN NĂNG SUẤT
GIỐNG LÚA OM 5451 VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2013 2014 TẠI XÃ TÂN LONG, HUYỆN PHỤNG HIỆP,
TỈNH HẬU GIANG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Cần Thơ, 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
-oOo-

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ SẠ ĐẾN NĂNG SUẤT
GIỐNG LÚA OM 5451 VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2013 2014 TẠI XÃ TÂN LONG, HUYỆN PHỤNG HIỆP
TỈNH HẬU GIANG

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:

SINH VIÊN THỰC HIỆN:


Ths. TRẦN THỊ BÍCH VÂN

HUỲNH THỊ LỆ TRINH
MSSV: 3113211
LỚP: KHCT K37

Cần Thơ, 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
------ O  ------

Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Khoa học cây trồng
ĐỀ TÀI:

“ẢNH HƯỞNG MẬT ĐỘ SẠ ĐẾN NĂNG SUẤT
GIỐNG LÚA OM 5451 VỤ ĐÔNG XUÂN 2013 - 2014
TẠI XÃ TÂN LONG, HUYỆN PHỤNG HIỆP
TỈNH HẬU GIANG”

Sinh viên thực hiện: HUỲNH THỊ LỆ TRINH
Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày……tháng…… năm 2014
Cán bộ hướng dẫn

ThS. Trần Thị Bích Vân

i



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
------ O  ------

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành
Khoa học cây trồng với đề tài:

“ẢNH HƯỞNG MẬT ĐỘ SẠ ĐẾN NĂNG SUẤT
GIỐNG LÚA OM5451 VỤ ĐÔNG XUÂN 2013-2014
TẠI XÃ TÂN LONG, HUYỆN PHỤNG HIỆP
TỈNH HẬU GIANG”

Do sinh viện HUỲNH THỊ LỆ TRINH thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp .................................... ………………
.................................................................................................................................. ….
Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức:............................... ……………

Cần Thơ, ngày……. tháng ……năm 2014
Thành viên hội đồng

..................................

.................................
DUYỆT KHOA

Trưởng khoa Nông Nghiệp & SHƯD


ii

............................


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả được trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Huỳnh Thị Lệ Trinh

iii


LỜI CẢM TẠ
Xin kính dâng lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ đã có công ân sinh thành,
nuôi dưỡng, suốt đời tận tụy, lo lắng cho con ăn học nên người.
Thành kính biết ơn cô Trần Thị Bích Vân đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt
kinh nghiệm quý báu, giúp đỡ chỉ bảo tôi nhiều điều trong suốt thời gian thực hiện
thí nghiệm và hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành biết ơn cố vấn học tập cô Bùi Thị Cẩm Hường cùng với quí
thầy cô bộ môn Khoa Học Cây Trồng cũng như thầy cô Khoa Nông Nghiệp & Sinh
Học Ứng Dụng đã truyền đạt kiến thức, tận tâm hướng dẫn, dìu dắt, rèn luyện tôi
trong suốt những năm học tại trường Đại Học Cần Thơ.
Xin cám ơn toàn thể các bạn trong và ngoài lớp Khoa Học Cây Trồng K37
đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.


iv


TIỂU SỬ CÁ NHÂN

1. LÝ LỊCH
Họ và tên: Huỳnh Thị Lệ Trinh
Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 28/01/1993
Nơi sinh: Cầu Ngang – Trà Vinh
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Không
Họ tên cha: Huỳnh Văn Khoe
Họ tên mẹ: Trần Thị Tím
Quê quán: Ấp Nhứt A, Xã Mỹ Long Bắc, Huyện Cầu Ngang, Tỉnh Trà
Vinh.
2. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Năm 1999-2003: Trường Tiểu Học Mỹ Long Bắc B.
Năm 2004-2008: Trường THCS Mỹ Long Bắc.
Năm 2009-2011: Trường THPT Cầu Ngang A.
Năm 2011-2015: Trường Đại Học Cần Thơ, ngành Khoa Học Cây
Trồng, khóa 37, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng.

v


HUỲNH THỊ LỆ TRINH. 2014. "Ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất giống
lúa OM 5451 vụ Đông Xuân năm 2013-2014 tại xã Tân Long, huyện Phụng
Hiệp, tỉnh Hậu Giang”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Khoa Học Cây Trồng,
Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ. Cán bộ

hướng dẫn: ThS. Trần Thị Bích Vân.

TÓM LƯỢC
Đề tài: "Ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất giống lúa OM 5451 vụ
Đông Xuân năm 2013-2014 tại xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu
Giang” được thực hiện nhằm mục tiêu xác định mật độ sạ lúa thích hợp cho năng
suất và hiệu quả kinh tế cao trong sản suất lúa ở vùng nghiên cứu. Thí nghiệm được
bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 nghiệm thức 3 lần lặp lại. Nghiệm
thức 1 (đối chứng): sạ mật độ 200 kg giống/ha (theo nông dân), nghiệm thức 2: sạ
mật độ 150 kg giống/ha và nghiệm thức 3: sạ mật độ 100 kg giống/ha.
Kết quả thí nghiệm cho thấy khi sạ với mật độ 200 kg giống/ha có số
chồi/m2, số bông/m2 cao hơn nghiệm thức sạ 150 kg/ha và 100 kg/ha. Sạ 100 kg/ha
có số hạt/bông, số hạt chắc/bông, tỷ lệ hạt chắc cao hơn sạ 200 kg/ha. Nghiệm thức
sạ với mật độ 100 kg/ha có năng suất tương đương với sạ 150 kg/ha và 200 kg/ha.
Sạ 100 kg/ha có lợi nhuận tăng thêm là 1.954.000 đồng/ha so với nghiệm thức sạ
mật độ 200 kg/ha.

vi


MỤC LỤC
Chương

Chương 1

Chương 2

Nội dung

Trang


Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm tạ
Tiểu sử cá nhân
Tóm lược
Mục lục
Danh sách bảng
Danh sách hình
Danh sách chữ viết tắt
MỞ ĐẦU
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Các giai đoạn sinh trưởng và đặc điểm thực vật của cây
lúa
1.1.1 Các giai đoạn sinh trưởng
1.1.2 Đặc điểm thực vật của cây lúa
1.2 Yêu cầu của cây lúa
1.2.1 Yêu cầu về đất đai
1.2.2 Yêu cầu về sử dụng phân bón
1.3 Mật độ sạ
1.3.1 Phương pháp gieo sạ
1.3.2 Ảnh hưởng của mật độ sạ đến sinh trưởng và năng
suất lúa
1.4 Thành phần năng suất
1.4.1 Số bông trên mét vuông
1.4.2 Số hạt trên bông
1.4.3 Tỷ lệ hạt chắc
1.4.4 Trọng lượng 1000 hạt
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 Phương tiện

2.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm
2.2 Phương pháp thí nghiệm
2.2.1 Bố trí thí nghiệm
2.2.2 Kỹ thuật canh tác
2.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi

i
iii
iv
v
vi
vii
ix
x
xi
1
2

vii

2
2
4
6
6
6
6
7
10

12
12
13
14
14
16
16
16
16
17
17
18
18


2.2.4 Đánh giá khả năng phản ứng với một số sâu bệnh
chính
2.3 Phương pháp phân tích số liệu
Chương 3

Chương 4

19
20

KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1 Đánh giá tổng quan
3.2 Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đến sự sinh trưởng và
phát triển cây lúa
3.2.1 Chiều cao cây

3.2.2 Số chồi trên mét vuông
3.2.3 Chiều dài bông
3.3 Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đến thành phần năng
suất và năng suất
3.3.1 Các thành phần năng suất
3.3.2 Năng suất
3.4 Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đến hiệu quả kinh tế
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1 Kết luận
4.2 Đề nghị

21
21

TÀI LIỆU THAM KHẢO

32

PHỤ CHƯƠNG

viii

21
21
23
24
25
25
28
30

31
31
31


DANH SÁCH BẢNG
Bảng
3.1

3.2

3.3

3.4

3.5

3.6

3.7

Tựa bảng
Tình hình sâu bệnh của giống lúa OM 5451 vụ Đông Xuân
2013-2014 tại xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu
Giang.
Chiều cao cây qua các giai đoạn sinh trưởng của giống lúa OM
5451 vụ Đông Xuân 2013-2014 tại xã Tân Long, huyện Phụng
Hiệp, tỉnh Hậu Giang
Số chồi qua các giai đoạn sinh trưởng của giống lúa OM 5451
vụ Đông Xuân 2013-2014 tại xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp,

tỉnh Hậu Giang .
Chiều dài bông qua các giai đoạn sinh trưởng của giống lúa
OM 5451 vụ Đông Xuân 2013-2014 tại xã Tân Long, huyện
Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
Ảnh hưởng của mật độ sạ đến thành phần năng suất của giống
lúa OM 5451 vụ Đông Xuân 2013-2014 tại xã Tân Long,
huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đến năng suất (tấn/ha) của
giống lúa OM 5451 vụ Đông Xuân 2013-2014 tại xã Tân
Long, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
Hiệu quả kinh tế của giống OM 5451 vụ Đông Xuân 20132014 tại xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

ix

Trang

21

22

23

24

25

28
30



DANH SÁCH HÌNH
Tên hình

Hình
2.1

Bản đồ hành chính huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

2.2

Sơ đồ bố trí thí nghiệm.

x

Trang
16
17


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

BVTV

:

Bảo vệ thực vật

ĐBSCL

:


Đồng bằng sông Cửu Long

ha

:

hecta

NSS

:

Ngày sau sạ

ctv

:

Cộng tác viên

xi


MỞ ĐẦU
Cây Lúa (Oryza Satival L.) là một trong những cây lương thực quan trọng nhất
ở nước ta, nó còn là cây lương thực của một số nước trên thế giới. Ở Việt Nam, cây
lúa chiếm 80% tổng sản lượng lương thực, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) là vùng sản xuất lúa gạo trọng điểm, chiếm khoảng 48% diện tích sản xuất
lúa, 50% sản lượng lúa cả nước và chiếm khoảng 90% lượng gạo xuất khẩu hằng năm

(Nguyễn Thành Hối, 2011). Tuy nhiên, dân số thế giới ngày càng tăng nhanh, diện tích
đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Do đó, yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải tăng sản
lượng lúa để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia cũng như an ninh lương thực của
thế giới.
Để tăng năng suất cây trồng, ngoài phân bón và cách bón phân thì mật độ quần
thể cũng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây trồng. Sự cạnh tranh quần thể cũng
ảnh hưởng tích cực đến cây lúa, dịch bệnh phát triển mạnh khi cây lúa sống trong điều
kiện chật hẹp, thiếu ánh sáng làm cho quá trình quang hợp chậm và dễ sâu bệnh tấn
công, điều đó ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng gạo (Nguyễn Kim Chung và
Nguyễn Ngọc Đệ, 2005).
Tuy nhiên, tập quán sạ lan truyền thống của nông dân với mật độ khoảng
200kg/ha, bón nhiều phân đạm tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh hại phát triển và
giảm năng suất từ 38,2-64,6%, giảm tỷ lệ gạo nguyên từ 3,1-11,3% và giảm trọng
lượng 1000 hạt từ 3,7-5,1% (Lê Hữu Hải và ctv., 2006). Vì vậy, gieo sạ với mật độ hợp
lý sẽ rất có ý nghĩa trong việc tăng năng suất, giảm được sự phát triển của dịch hại
cũng như giá thành trong sản xuất. Do đó, đề tài “Ảnh hƣởng mật độ sạ đến năng
suất giống lúa OM 5451 vụ Đông Xuân 2013-2014 tại xã Tân Long, huyện Phụng
Hiệp, tỉnh Hậu Giang” được thực hiện nhằm xác định mật độ sạ thích hợp làm cơ sở
khuyến cáo cho nông dân trong sản xuất lúa để tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.

1


CHƢƠNG 1
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƢỞNG VÀ ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CỦA CÂY
LÚA
1.1.1 Các giai đoạn sinh trƣởng
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2009) đời sống cây lúa bắt đầu từ khi hạt nảy mầm cho
đến khi lúa chín. Có thể chia ra làm ba giai đoạn chính: giai đoạn tăng trưởng (sinh

trưởng dinh dưỡng), giai đoạn sinh sản (sinh dục) và giai đoạn chín.
1.1.1.1 Giai đoạn tăng trưởng
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2009) bắt đầu từ khi hạt nảy mầm đến khi cây phân hóa
đòng. Trong thời kỳ này, cây lúa chủ yếu hình thành và phát triển cơ quan dinh dưỡng
như ra lá, phát triển rễ, đẻ nhánh và một phần thân (Vũ Văn Hiền và Nguyễn Văn
Hoan, 1999). Giai đoạn dinh dưỡng biểu hiện bởi sự đâm chồi tích cực, sự tăng dần
chiều cao cây và sự ra lá đều đặn. Sự đâm chồi có thể bắt đầu từ khi thân chính phát
triển lá thứ 5 hoặc lá thứ 6 trong điều kiện dinh dưỡng, ánh sáng và thời tiết thuận lợi
(Yoshida, 1981; Nguyễn Ngọc Đệ, 2009). Những nhánh đẻ sớm thường cho bông hay
nhánh hữu hiệu, còn các nhánh đẻ muộn thì có thể cho bông hoặc không (Yoshida,
1981). Số nhánh hữu hiệu thường thấp hơn số chồi tối đa và ổn định khoảng 10 ngày
trước khi đạt số chồi tối đa. Các nhánh ra muộn thường không có khả năng chuyển
sang thời kỳ sinh dục và trở thành nhánh vô hiệu (Vũ Văn Hiền và Nguyễn Văn Hoan,
1999). Những nhánh vô hiệu hình thành sau số chồi tối đa sẽ chết đi do nhánh nhỏ và
yếu không đủ khả năng cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
Việc đẻ nhánh của cây lúa phụ thuộc vào nhiều yếu tố: giống, thời vụ, thời tiết,
kỹ thuật canh tác. Cây lúa kết thúc quá trình đẻ nhánh khi bước vào quá trình làm đốt
(lóng) để phát triển thân lúc này cây lúa đạt số chồi tối đa trên một đơn vị diện tích
(Đinh Thế Lộc, 2006).
Giai đoạn tăng trưởng là thời kỳ quyết định đến sự phát triển của quá trình đẻ
nhánh từ đó quyết định số bông trên mét vuông. Do đó, cần chú ý đến các biện pháp kỹ
thuật nhằm làm tăng số bông là yếu tố quan trọng để tăng năng suất lúa (Nguyễn Đình
Giao và ctv., 1997).

2


1.1.1.2 Giai đoạn sinh sản
Giai đoạn này của cây lúa bắt đầu từ lúc phân hóa đòng đến khi lúa trổ bông.
Giai đoạn này kéo dài khoảng 27-35 ngày và trung bình là 30 ngày, giống lúa dài ngày

hay ngắn ngày thường không khác nhau nhiều. Lúc này số chồi vô hiệu giảm nhanh,
chiều cao tăng lên rõ rệt do sự vươn dài của 5 lóng trên cùng. Đòng lúa hình thành và
phát triển qua nhiều giai đoạn, cuối cùng thoát ra khỏi bẹ của lá cờ và trổ bông
(Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
Theo Yoshida (1981) thời kỳ trổ bông được xác định vào lúc 50% số bông
thoát ra ngoài lá đòng. Vũ Văn Hiển và Nguyễn Văn Hoan (1999) cho rằng, cây lúa
hình thành hoa, tập hợp nhiều hoa thành bông lúa. Sau khi hoàn thành việc trổ bông,
các hoa lúa sẽ bắt đầu nở trong khoảng thời gian từ 8 giờ sáng đến 13 giờ chiều và sự
thụ tinh cũng kết thúc trong vòng từ 5-6 giờ sau khi nở hoa. Trên cùng một bông các
hoa lúa phải mất từ 7-10 ngày mới nở hết và hầu hết các hoa nở trong vòng 5 ngày.
1.1.1.3 Giai đoạn chín
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2009) giai đoạn chín bắt đầu từ lúc trổ bông đến lúc thu
hoạch. Giai đoạn chín được đặc trưng bởi sự sinh trưởng hạt, sự tăng kích thước và
trọng lượng, sự đổi màu của hạt và sự thoái hóa của lá già. Ở giai đoạn sớm của sự chín
hạt có màu lục, chúng chuyển sang màu vàng khi trưởng thành. Cơ cấu của hạt thay đổi
từ trạng thái sữa, sáp sang chắc cứng. Dựa vào các thay đổi về hình dạng, màu sắc và
trọng lượng hạt giai đoạn chín được chia nhỏ thành chín sữa, chín sáp, chín vàng và
chín hoàn toàn. Trong lúc hạt sinh trưởng mạnh, cả trọng lượng tươi và khô của hạt đều
tăng. Tuy nhiên, gần trưởng thành trọng lượng khô tăng chậm nhưng trọng lượng tươi
giảm do sự mất nước (Yoshida, 1981).
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2009) giai đoạn này trung bình khoảng 30 ngày đối với
hầu hết các giống lúa ở vùng nhiệt đới. Tuy nhiên, nếu đất ruộng có nhiều nước, thiếu
lân, thừa đạm, trời mưa ẩm, ít nắng trong thời gian này thì giai đoạn chín sẽ kéo dài
hơn và ngược lại. Giai đoạn này cây lúa trải qua các thời kỳ sau:
- Thời kỳ chín sữa (ngậm sữa): các chất dự trữ trong thân lá và sản phẩm quang
hợp được chuyển vào trong hạt. Hơn 80% chất khô tích lũy trong hạt là do quang hợp ở
giai đoạn sau khi trổ. Do đó, các điều kiện dinh dưỡng, tình trạng sinh trưởng, phát
triển của cây lúa và thời tiết từ giai đoạn lúa trổ trở đi hết sức quan trọng đối với quá
trình hình thành năng suất lúa. Kích thước và trọng lượng hạt gạo tăng dần làm dầy vỏ
trấu. Bông lúa nặng cong xuống nên gọi là lúa “cong trái me”. Hạt gạo chứa một dịch

lỏng màu trắng đục như sữa, nên gọi là thời kỳ lúa ngậm sữa.

3


- Thời kỳ chín sáp: hạt mất nước, từ từ cô đặc lại, lúc bấy giờ vỏ trấu vẫn còn
xanh.
- Thời kỳ chín vàng: hạt tiếp tục mất nước, gạo cứng dần, trấu chuyển sang màu
vàng đặc thù của giống lúa, bắt đầu từ những hạt cuối cùng ở chót bông lan dần xuống
các hạt ở phần cổ bông nên gọi là “lúa đỏ đuôi”, lá già rụi dần.
- Thời kỳ chín hoàn toàn: Hạt gạo khô cứng lại, ẩm độ hạt khoảng 20% hoặc
thấp hơn, tùy ẩm độ môi truờng, lá xanh chuyển vàng và rụi dần. Thời điểm thu hoạch
tốt nhất là khi 80% hạt lúa ngã sang màu trấu đặc trưng của giống
Trong đó, quan trọng nhất của giai đoạn này là thời kỳ chín sữa. Trong quá trình
chín sữa, các chất dự trữ trong thân lá và sản phẩm quang hợp được chuyển vào trong
hạt. Hơn 80% lượng vật chất khô tích lũy trong hạt là do quá trình quang hợp sau trổ
cung cấp. Do đó, các điều kiện dinh dưỡng, tình trạng sinh trưởng, phát triển của cây
lúa và thời tiết giai đoạn sau trổ trở đi hết sức quan trọng đối với quá trình hình thành
năng suất lúa, kích thước và trọng lượng hạt gạo tăng dần làm đầy vỏ trấu (Nguyễn
Bảo Vệ, 2003). Như vậy, trong giai đoạn này thời kỳ chín sữa là quan trọng nhất, do sự
tích lũy vật chất khô vào hạt tăng trong điều kiện đầy đủ ánh sáng và dinh dưỡng. Đó là
quá trình ảnh hưởng rất lớn đến trọng lượng hạt.
1.1.
1.1.2.1 Rễ
Rễ lúa thuộc loại rễ chùm, có nhiệm vụ hút nước và chất dinh dưỡng để nuôi
cây, giúp cây bám chặt vào đất, cho nên bộ rễ khỏe mạnh thì cây mới tốt được. Rễ lúa
có hai loại: rễ mầm và rễ phụ.
+ Rễ mầm (radicle): là rễ mọc ra đầu tiên khi hạt lúa nảy mầm. Rễ mầm giữ
nhiệm vụ chủ yếu là hút nước cung cấp cho phôi phát triển và sẽ chết sau 10 - 15 ngày,
lúc cây mạ được 3 - 4 lá.

+ Rễ phụ (rễ bất định): mọc ra từ các mắt trên thân lúa. Tại mỗi mắt có 2 vòng
rễ: vòng trên to và khỏe, vòng dưới nhỏ và kém quan trọng hơn. Bên trong rễ có nhiều
khoảng trống ăn thông với thân và lá. Nhờ có cấu tạo đặc biệt này mà rễ lúa có thể
sống trong điều kiện thiếu oxy do ngập nước (Nguyễn Ngọc Ðệ, 2009).
+ Bộ rễ lúa thường có khoảng 500-800 rễ với tổng chiều dài 168 cm. Số rễ đạt
tối đa ở giai đoạn trổ bông và giảm khi vào thời kỳ chín (Đinh Thế Lộc, 2006).

4


1.1.2.2 Thân
Thân lúa gồm hai loại: thân giả và thân thật. Thân giả do bẹ lá kết hợp lại với
nhau. Thân thật được tạo nên bởi các đốt lóng kế tiếp nhau. Nó được hình thành kể từ
khi cây lúa phân hóa đốt và là kết quả của sự vươn dài của các đốt. Số đốt của thân
nhiều hay ít tùy giống và ít thay đổi do điều kiện của môi trường. Tại mỗi đốt trên thân
có một mầm chồi, khi cung cấp đầy đủ các điều kiện cho sinh trưởng và phát triển các
mầm chồi này sẽ phát triển thành chồi hoàn thiện cấp 1 (chồi sơ cấp), và có thể từ đây
sẽ hình thành ra chồi cấp 2 (chồi thứ cấp) rồi cấp 3 (chồi tam cấp); nếu chăm sóc tốt,
các chồi này sẽ mang bông với rất nhiều hạt (Đinh Thế Lộc, 2006).
1.1.2.3 Lá
- Cây lúa là cây một lá mầm (đơn tử diệp) nên lá lúa có dạng hình thon dài với
nhiều gân lá chạy dọc trên phiến lá, các lá mọc liên tiếp đối diện nhau trên thân lúa.
Cấu tạo một lá lúa bao gồm phiến lá, cổ lá và bẹ lá.
gân phụ chạy song song từ cổ đến chót lá, phiến lá càng đứng và chứa nhiều diệp lục
thì quang hợp càng mạnh để tạo chất khô nuôi cây và bông lúa về sau.
- Bẹ lá là phần tiếp theo phiến lá ôm sát thân cây lúa giúp cây càng đứng vững
và ít bị đổ ngã, bẹ lá có nhiều khoảng trống nối liền tới các khí khổng ở phiến lá thông
với thân, rễ, dẫn khí từ trên lá xuống rễ, giúp rễ có thể hô hấp trong điều kiện ngập
nước. Là nơi trung gian tích trữ, vận chuyển không khí, dinh dưỡng và sản phẩm quang
hợp cho các bộ phận khác của cây lúa.

- Cổ lá là nơi tiếp giáp giữa phiến lá và bẹ lá, có hai bộ phận đặc biệt cần chú ý
ở đây là tai lá và thìa lá, đủ hai bộ phận này là
cỏ khác cùng họ tương tự cây lúa (Đinh Thế Lộc, 2006).
1.1.2.4 Bông lúa
Bông lúa là cả một phát hoa bao gồm nhiều nhánh mang gié có mang hoa. Bông
lúa có nhiều dạng: bông túm hoặc xòe, đóng hạt thưa hoặc dày, cổ hở hay cổ kín là tùy
giống và điều kiện môi trường. Sau khi đã ra số lá nhất định thì cây lúa sẽ trổ bông.
Khi bông lúa chưa trổ người ta gọi là đồng lúa. Từ lúc hình thành đồng lúa đến lúc trổ
kéo dài khoảng 17-35 ngày, trung bình là 30 ngày
1.1.2.5 Hoa lúa
Hạt lúa chưa thụ phấn và thụ tinh gọi là hoa lúa. Hoa lúa thuộc loại dĩnh hoa,
gồm trấu lớn, trấu nhỏ tương ứng với dĩnh dưới và dĩnh trên, một bộ nhụy cái và một
bộ nhị đực. Bầu nhị đực gồm 6 chỉ mang 6 bao phấn, bên trong chứa nhiều hạt phấn.
5


Bầu nhụy cái gồm một bầu noãn và vòi nhụy chẻ đôi với 2 nướm ở tận cùng để hứng
phấn.
1.2 YÊU CẦU CỦA CÂY LÚA
1.2.1 Yêu cầu về đất đai
Lúa có thể được trồng trên nhiều loại đất khác nhau từ đất phù sa, đất phèn, đất
mặn cho đến đất bạc màu. Tuy nhiên, năng suất lúa trên các loại đất là tương đối khác
nhau, phụ thuộc vào các yếu tố hạn chế của từng loại đất .
Nói chung, đất trồng lúa cần nhiều dinh dưỡng, chất hữu cơ, tơi xốp, thoáng khí,
khả năng giữ nước, giữ phân tốt, tầng canh tác dầy để bộ rễ ăn sâu, bám chặt vào đất và
huy động nhiều dinh dưỡng nuôi cây. Loại đất thịt hay đất pha sét, ít chua hoặc trung
tính là thích hợp đối với cây lúa. Trong thực tế, có những giống lúa có thể thích nghi
được với những điều kiện đất đai khắc nghiệt (phèn, mặn, khô hạn hay ngập úng) rất
tốt.
Ðồng bằng sông Cửu Long với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao

và ít biến đổi trong năm, lượng bức xạ dồi dào là điều kiện thuận lợi cho việc trồng lúa.
Tuy nhiên, do lượng mưa nhiều nhưng phân bố không đều, đất đai, địa hình phức tạp
đã giới hạn năng suất lúa rất nhiều và hình thành những vùng trồng lúa khác nhau với
chế độ nước, cơ cấu giống, mùa vụ và tập quán canh tác rất đa dạng.
1.2.2 Yêu cầu sử dụng phân bón
Theo Nguyễn Ngọc Ðệ (2009), để phát triển cây lúa cần nhiều loại dưỡng chất
như đạm, lân, kali, silic, canxi, magie, sắt, kẽm, đồng....Trong đó ba loại dưỡng chất
chính lúa cần dùng nhiều để sinh trưởng và tạo năng suất là đạm, lân và kali. Ngoài ra,
theo Trịnh Quang Khương (2010), thì cho rằng bón phân cho cây trồng nói chung và
cho cây lúa nói riêng là một yếu tố hết sức quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến năng
suất. Bón đầy đủ phân đa lượng N, P, K có thể đóng góp 40-45% năng suất.
1.3 MẬT ĐỘ SẠ
Theo Bùi Huy Ðáp (1980) cho rằng việc bố trí mật độ cây trồng tùy thuộc vào
giống:
+ Ðối với giống dài ngày cao cây với mực nước ruộng thích hợp và điều kiện
nhiệt đới ở nước ta thì cấy với mật độ dày là hợp lý, mỗi bụi nên cấy ít tép, bụi lúa cấy
ít tép sẽ đẻ nhánh thuận xòe ra 4 phía, bụi lúa tròn khỏe. Nếu cấy với mật độ quá dày
với số tép cao trên bụi dễ đưa đến tình trạng lốp, đổ non và có thể không thu hoạch
được năng suất quần thể giảm nhiều.
6


+ Ðối với giống lúa thấp cây, ngắn ngày có những đặc tính với giống cây cao
dài ngày nhất là kiểu lá, số lá trên cây (ít hơn), độ dày lá, kích thước lá, góc lá hẹp….
Tất cả các ưu điểm trên cho phép cây lúa có thể chịu được những mật độ dày hơn
những giống cao cây. Ðối với giống này sạ với mật độ càng dày thì số chồi hữu hiệu
càng giảm thấp.
Theo Ðào Thế Tuấn (1984) để cải thiện một thành phần năng suất lại đưa đến
giảm thành phần năng suất khác, chẳng hạn như tăng số bông trên đơn vị diện tích thì
số hạt trên bông giảm. Theo tác giả, để cải thiện năng suất cây trồng thì dựa vào mật độ

cây trồng, diện tích lá, điều kiện đất đai để đạt năng suất cao nhất.
Ở ÐBSCL, những nghiên cứu về mật độ sạ, phương pháp sạ và đã khuyến cáo
sạ ở mật độ 100 kg giống/ha cho năng suất tương đương hoặc cao hơn sạ ở mật độ
200kg giống/ha, sạ thưa có số bông ít hơn sạ dày, nhưng bông dài và số hạt chắc trên
bông nhiều. Nếu sạ hàng thì mật độ sạ 50, 75, 125 kg giống/ha cho năng suất lúa không
khác biệt nhau (Trịnh Quang Khương, 2010).
Mật độ sạ thích hợp là tạo điều kiện cho cây lúa phát triển tốt, tận dụng có hiệu
quả các chất dinh dưỡng, nước và ánh sáng. Mật độ cây thích hợp còn tạo nên sự tương
tác hài hòa giữa các cá thể cây lúa và quần thể ruộng lúa để đạt mục đích cuối cùng là
cho năng suất cao (Hiraoka, 1999). Cây lúa có khả năng tự điều chỉnh mật độ, khả
năng này nằm trong phạm vi nhất định phụ thuộc vào bản chất di truyền của giống, khả
năng đẻ nhánh, chiều cao và góc độ lá, độ màu mỡ của đất, điều kiện nước trong ruộng
lúa và những điều kiện sinh thái khí hậu khác, nhất là nhiệt độ và phân bón (Trịnh
Quang Khương, 2010). Viện nghiên cứu lúa ÐBSCL đã thực hiện nhiều thí nghiệm về
điều chỉnh mật độ sạ, các kết quả cho thấy nếu ruộng lúa bằng phẳng, quản lý nước tốt,
khi gieo sạ với mật độ 75-125 kg giống/ha cho năng suất tương đương hoặc cao hơn sạ
với mật độ 200-250 kg giống/ha (Trịnh Quang Khương, 2010).
1.3.1 Phƣơng pháp gieo sạ
Trong sản xuất hiện nay có rất nhiều hình thức sạ khác nhau, điều này là do điều
kiện đất đai và nước tưới của từng vùng, vụ khác nhau mà chọn lựa phương pháp sạ
thích hợp. Những vùng chủ động được nước tưới và đất tương đối bằng phẳng thường
áp dụng phương pháp sạ ướt. Hiện nay, hầu hết diện tích trồng lúa ở Đồng bằng sông
Cửu Long là lúa cao sản và phương pháp sạ ướt được sử dụng nhiều nhất (Nguyễn
Thành Hối, 2010). Đối với phương pháp sạ ướt cũng có hai phương pháp được áp dụng
là sạ lan theo tập quán và sạ theo hàng đang được khuyến cáo áp dụng.

7


+ Phương pháp sạ lan

Phương pháp sạ lan đã được nông dân áp dụng từ khi bắt đầu canh tác lúa cao
sản ngắn ngày thay thế dần cho cây lúa mùa năng suất thấp. Phương pháp này có
những ưu điểm nổi trội so với phương pháp sạ và cấy lúa mùa về khả năng gia tăng số
bông/m2, tính đồng đều về chiều cao và khả năng nhận ánh sáng (Nguyễn Đình Giao và
ctv., 1997). Đặc điểm của phương pháp này là cây lúa đẻ nhánh sớm, số bông nhiều,
năng suất quan hệ chặt chẽ với số bông. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này
là mật độ thường không đều, bộ rễ ăn nông, dễ bị chim, chuột phá hại và lúa thường bị
đổ ngã vào mùa có mưa gió nhiều (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997). Ở ĐBSCL, vụ Hè
Thu thường có mưa nhiều nên sạ lan vào mùa này thường xuyên xảy ra sự đổ ngã làm
giảm năng suất và phẩm chất hạt lúa rất lớn.
Hiện nay, lượng giống lúa cao sản ngắn ngày sạ lan được khuyến cáo là 150 kg
giống/ha (Nguyễn Thành Hối, 2010). Tuy nhiên, trong thực tế sản xuất người trồng lúa
thường theo tập quán sạ với mật độ cao, lượng giống gieo sạ từ 200-300 kg giống/ha
(Nguyễn Văn Luật, 2001). Với lượng giống gieo sạ nhiều như thế thì sẽ ảnh hưởng rất
lớn đến sự tiếp nhận ánh sáng của từng cây lúa trong quần thể ruộng lúa, nhu cầu dinh
dưỡng từ đất trồng và tạo điều kiện vi khí hậu dưới tán lá thích hợp cho sâu bệnh phát
triển. Các nhà khoa học đã chứng minh được những yếu tố gây dịch bệnh tích cực nhất
là khi cây trồng phải sống trong quần thể chật hẹp thiếu ánh sáng cho các lá dưới, làm
cho cây lúa trở nên yếu ớt sâu bệnh dễ tấn công (Nguyễn Kim Chung và Nguyễn Ngọc
Đệ, 2005). Kết quả nghiên cứu gần đây của Lê Hữu Toàn (2009) cho thấy, sâu bệnh hại
làm năng suất biến động đến 92,43% khi áp dụng phương pháp sạ lan truyền thống. Do
đó, năng suất lúa sẽ được cải thiện và giữ ổn định khi làm cho sự phát sinh và gây hại
của sâu bệnh ở ngưỡng thấp bằng cách sử dụng lượng giống gieo sạ hợp lý.
+ Phương pháp sạ hàng
Có thể nhận thấy rằng, sạ hàng là một bước cải tiến về kỹ thuật gieo hạt giống
của phương pháp sạ lan. Sạ hàng hạt giống tuy được theo hàng nhưng vẫn phải sạ theo
phương pháp sạ ướt giống như sạ lan. Hiện nay, phương pháp sạ hàng ở Đồng bằng
sông Cửu Long đã thể hiện nhiều ưu điểm so với sạ lan như: tiết kiệm vật tư mà chủ
yếu là giống và phân bón; tạo điều kiện thuận lợi để thâm canh; giảm thiệt hại cho sâu
bệnh; tăng năng suất so với phương pháp sạ lan và kết hợp nuôi cá hay nuôi vịt chóng

lớn (Nguyễn Văn Luật, 2001).
Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này cũng gặp một số trở ngại đó là: đất
trên nông hộ nhỏ khó áp dụng và đất thiếu bằng phẳng; do chim, chuột và đặc biệt là ốc
bươu vàng; Kỹ thuật ngâm giống của nông dân còn chưa đúng quy trình, dẫn đến khi
sạ mật độ không đều; tập quán sạ ở mật độ dầy của nông dân áp dụng từ lâu nên khi
8


chuyển sang kỹ thuật sạ hàng cần có một thời gian để thay đổi nhận thức (Lê Trường
Giang, 2005; Trịnh Quang Khương, 2010).
Dưới điều kiện quản lý đồng ruộng tốt, mật độ sạ 100 kg giống/ha được khuyến
cáo để nhận năng suất lúa có chất lượng tốt, cũng như đáp ứng đủ số bông/m2 cho việc
chín đồng bộ trong hệ thống canh tác lúa sạ ướt (Trần Thị Ngọc Huân và ctv.,1999).
Trong kỹ thuật này, cây lúa có sự phân bổ quần thể ruộng lúa thích hợp nên đã tận
dụng được năng lượng mặt trời cho quá trình quang hợp tạo năng suất và làm giảm
thiệt hại do tác động của ngoại cảnh (Nguyễn Văn Luật, 2001).
Những nghiện cứu về ảnh hưởng của phương pháp sạ hàng đến năng suất cho
thấy, áp dụng phương pháp này năng suất lúa có thể tăng so với phương pháp sạ lan từ
0,5-1,5 tấn/ha (Nguyễn Văn Luật, 2001). Theo Nguyễn Ngọc Đệ và Phạm Thị Phấn
(2004) cho rằng sạ thưa có ưu thế hơn trong việc tăng năng suất.
So với phương pháp sạ lan thì phương pháp sạ hàng có thể làm giảm được lượng
giống sử dụng từ 50-75%. Lượng giống giảm được tương ứng khoảng từ 100-150 kg
giống/ha (Nguyễn Văn Luật và ctv., 1999). Nguyễn Kim Chung và Nguyễn Ngọc Đệ
(2005) cho rằng về mật độ sạ thì phương pháp sạ hàng có ưu thế hơn sạ lan vì gieo
hàng ít hao giống, ít sâu bệnh và cho năng suất tương đương với sạ lan ở mật độ 200 kg
giống/ha.
Ngoài ra còn có một số phương pháp sạ khác như:
+ Sạ chay
Sạ chay là hình thức sạ không làm đất thường áp dụng trong vụ Xuân Hè và Hè
Thu. Khi vừa thu hoạch xong thì tiến hành sạ ngay trên đất đó mà không phải làm đất.

Giống lúa vẫn ngâm ủ bình thường. Ruộng có thể được đốt đồng hoặc không (để
nguyên gốc rạ). Sau đó bơm nước vào ruộng rồi mới sạ, nước được giữ lại trong ruộng
một ngày để ngâm đất và cho hạt lúa rút nước đầy đủ. Sau đó rút nước ra chỉ giữ ẩm để
hạt lúa mọc mầm như trường hợp sạ ướt (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009). Sạ chay có ưu điểm
là tranh thủ được thời vụ, né lũ, song có nhược điểm là dễ bị sâu bệnh do lưu truyền từ
vụ trước (nhất là để nguyên gốc rạ), lẫn giống năng suất không cao.
+ Sạ khô
Sạ khô thường được áp dụng ở những vùng thiếu nước đầu vụ (như ở Sóc
Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau,...). Việc làm đất vẫn được tiến hành khi không có nước. Hạt
lúa giống không phải ngâm ủ mà gieo thẳng trên ruộng. Khi mưa xuống, các hạt lúa
giống này sẽ nảy mầm và phát triển. Sạ khô có ưu điểm tranh thủ thời vụ, tiết kiệm
nước, song nhược điểm là cỏ dại nhiều. Phương pháp này chỉ được thực hiện trong vụ
Hè Thu sớm (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).

9


+ Sạ ngầm
Sạ ngầm thường được áp dụng trong vụ Đông Xuân ở những vùng lũ những
chân ruộng trũng nước ngập sâu và không có điều kiện thoát nước hoặc để tranh thủ
mùa vụ xuống giống sớm. Lúa giống vẫn được ngâm ủ và sạ bình thường. Sau sạ, cây
lúa mọc và vươn cao trong nước đồng thời lũ cũng rút dần và nước ruộng về mực nước
bình thường. Sạ ngầm có điều kiện tiên quyết là nước phải trong nhanh sau khi sạ
(Nguyễn Ngọc Đệ,2009). Phương pháp này có ưu điểm tranh thủ thời vụ, hạn chế cỏ
dại, song lại dễ mất mật độ do ốc bươu vàng, cua, cá ăn mất hạt giống, lúa hay bị rong
rêu bám, cây lúa mảnh.
1.3.2 Ảnh hƣởng của mật độ gieo sạ đến sinh trƣởng và năng suất lúa.
* Ảnh hưởng của mật độ sạ đến sự sinh trưởng của lúa.
Trong điều kiện sạ hàng, quần thể lúa sạ có những đặc điểm khác với ruộng cấy
về phương diện dinh dưỡng, quang hợp, tiểu khí hậu, tình trạng cỏ dại, sâu

bệnh,…quần thể lúa sạ sẽ có số cây được phân bổ đều hơn ruộng cấy nên sự tiếp nhận
ánh sáng và hấp thu dinh dưỡng cũng sẽ khác với ruộng cấy (Đinh Văn Lữ, 1980; trích
dẫn bởi Nguyễn Thị Chuộng, 1987).
Mật độ là yếu tố chi phối chặt chẽ quá trình phát triển của cả quần thể, với khả
năng đẻ nhánh giúp cho quần thể ruộng lúa có khả năng điều tiết rất nhanh. Khả năng
này còn tùy thuộc vào khả năng đâm chồi của giống và mật độ gieo sạ ban đầu (Bùi
Huy Giáp, 1980).
Theo Đinh Văn Lữ (1967, trích dẫn bởi Nguyễn Thị Chuộng, 1987) tăng mật độ
là tăng số cây trên mặt đất, đồng thời số lượng rễ dưới mặt đất cũng gia tăng, do đó
hiệu suất lợi dụng chất dinh dưỡng trong đất cũng tăng. Bên cạnh đó, tăng thêm mật độ
là tăng thêm hiệu suất lợi dụng ánh sáng mặt trời, lợi dụng độ phì của đất, kết cấu quần
thể quan hệ với mật độ, tình trạng của giống và sự sắp xếp các cây trong quần thể cũng
sẽ khác nhau.
Bùi Huy Giáp (1980) cho rằng, trong quần thể quá dày sự liên quan giữa hai
chất quan trọng trong đời sống cây lúa là nitơ và carbon có hiện tượng mất cân đối.
Đạm amon chiếm ưu thế do thiếu ánh sáng, quang hợp kém, sự đồng hóa carbon sẽ
kém. Đạm trở nên quá thừa, do đó dễ dẫn đến sự đổ non làm giảm năng suất.
Theo Đinh Văn Lữ (1967, trích dẫn bởi Nguyễn Thị Chuộng 1987) trong điều
kiện mật độ càng thưa, đất càng tốt, phân càng nhiều, nước đầy đủ thì tỷ lệ số nhánh
trong quần thể tăng càng lớn, đến thời kỳ đẻ rộ số chồi đạt cao nhất. Trong một phạm
vi nhất định thì mật độ không ảnh hưởng nhiều. Nhưng nếu trong điều kiện mật độ quá
thưa, lúa chưa kín hàng thì việc tăng mật độ là thích hợp.
10


* Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất lúa.
Từ những năm đầu của thập niên 80, các nước trồng lúa ở Châu Á bằng phương
thức sạ, áp dụng mật độ sạ thưa chỉ từ 60-80 kg giống/ha như ở Malaysia, Philippines
(Hiraoka, 1996). Trường đại học Nông nghiệp Kyuchu ở Thái Lan đã kết luận mật độ
sạ thích hợp cho năng suất cao nhất là 500 hạt/m2, tương đương với 120 kg lúa

giống/ha (Wasano, 1987). Đối với vùng khí hậu ôn đới như: Ý, Bắc Mỹ thì mật độ từ
120-840 hạt/m2 đều cho năng suất 9,8-10,6 tấn/ha (Hill và ctv., 1990). Nhật Bản thí
nghiệm về mật độ sạ từ năm 1984-1987 đã cho biết chỉ cần sạ từ 23-27 kg giống/ha đã
cho năng suất 4,64-5,35 kg/ha (Asai và ctv., 1998). Kết quả nghiên cứu tại Ấn Độ cho
thấy trong mùa mưa chuẩn bị đất tốt, chỉ cần sạ 30-60 kg giống/ha, trong mùa khô là
40-50 kg giống/ha (Moorthy và ctv., 1990). Ở Philipphines khuyến cáo sạ 100 kg/ha.
Tuy nhiên, hầu hết nông dân vẫn sạ ở mật độ cao hơn để trừ hao do chim, chuột và
tăng khả năng cạnh tranh giữa lúa và cỏ dại (Fajando và Moody, 1990).
Viện nghiên cứu lúa ĐBSCL đã thực hiện nhiều thí nghiệm về điều chỉnh mật
độ sạ và phương pháp sạ, các kết quả cho thấy nếu ruộng lúa bằng phẳng, quản lý nước
tốt, khi gieo hàng ở mật độ 75-125 kg lúa giống/ha cho năng suất tương đương hoặc
cao hơn so với sạ lan ở mật độ 200-250 kg lúa giống/ha (Bùi Thị Thanh Tâm, 2004).
Thường năng suất của một giống lúa thay đổi nhiều qua mật độ gieo sạ, muốn đạt được
năng suất cao, phải đảm bảo mật độ gieo trồng thích hợp. Theo Đào Thế Tuấn (1970)
tăng mật độ, mở rộng diện tích lá xanh trên đơn vị diện tích trên một phạm vi nhất định
sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với việc tích lũy và tăng thêm chất khô, tăng hiệu suất sử
dụng ánh sáng, hạn chế chồi vô hiệu, tránh lãng phí chất dinh dưỡng, hạn chế tác hại cỏ
dại.
Theo Đinh Văn Lữ (1967, trích dẫn bởi Nguyễn Thị Chuộng 1987) tăng mật độ tức
là tăng số bông trên đơn vị diện tích, nhưng làm giảm trọng lượng bông, giảm số hạt
trên bông. Nhưng nếu có số bông nhỏ hơn 300 bông/m2 thì trọng lượng bông giảm
chậm hơn sự tăng số bông. Vì vậy, năng suất tăng lên, lúc số bông lớn hơn 300
bông/m2 thì trọng lượng bông sẽ giảm nhanh, từ đó năng suất lúa bị giảm theo.
Yoshida (1985; trích dẫn bởi Nguyễn Thị Chuộng, 1987) cho rằng, ở quần thể lúa
sạ việc đẻ nhánh chỉ xảy ra đến mật độ 300 cây/m2, tăng số cây lên nữa thì chỉ có thân
cây chính phát triển cho ra bông. Trường hợp lúa gieo thẳng rất dễ dàng đạt 600
bông/m2 gấp hai lần số bông của ruộng cấy tốt. Nhưng ở lúa sạ số hạt trên bông sẽ thấp
hơn lúa cấy nên dẫn đến số hạt trên mét vuông cũng có thể như nhau giữa lúa cấy và
lúa sạ.


11


Nhìn chung, mật độ sạ cũng có tác động đáng kể đến năng suất cuối cùng của
lúa. Việc xác định mật độ sạ thích hợp cho từng giống, tưng vùng, từng mùa khác nhau
sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao năng suất lúa. Mật độ tốt nhất sẽ cho năng
suất cao nhất, tăng hay giảm mật độ đều làm cho năng suất giảm theo (Nguyễn Thị
Chuộng, 1987).
1.4 CÁC THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT
Các yếu tố cấu thành năng suất có liên quan với nhau. Số bông trên mét vuông
phụ thuộc vào tỷ lệ đẻ nhánh và mật độ cấy. Khi cây đẻ nhánh mạnh thì số bông trên
mét vuông sẽ tăng. Khi số bông trên mét vuông tăng quá cao thì bông lúa sẽ bé đi, số
hạt trên bông giảm, tỷ lệ hạt chắc trên bông giảm. Tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng hạt
phụ thuộc vào số hạt trên bông (Vũ Văn Hiển và Nguyễn Văn Hoan, 1999).
Số hạt trên bông quá cao thì tỷ lệ hạt chắc, trọng lượng hạt sẽ giảm. Để đảm bảo
năng suất cao cần điều khiển sao cho ruộng lúa có số bông trên mét vuông tối ưu, bảo
đảm số hạt trên bông nhiều, tỷ lệ hạt chắc cao và trọng lượng hạt lớn (Vũ Văn Hiển và
Nguyễn Văn Hoan, 1999).
Vũ Văn Hiển và Nguyễn Văn Hoan (1999) cho rằng, năng suất lúa trên đơn vị
diện tích là kết quả tương tác giữa nhiều yếu tố. Do đó, căn cứ vào điều kiện khí hậu
đất đai, phân bón, giống lúa mà quyết định mật độ cấy, tỷ lệ đẻ nhánh vì hai yếu tố này
ảnh hưởng đến số bông, tỷ lệ hạt chắc, trọng lượng hạt và cuối cùng là năng suất hạt.
Theo Nguyễn Đình Giao và ctv. (1997) cho rằng, muốn nâng cao năng suất lúa
cần hiểu được quá trình hình thành các yếu tố năng suất, trước hết là thời gian, các điều
kiện ảnh hưởng lên yếu tố đó. Trên cơ sở đó mới có thể áp dụng các biện pháp kỹ thuật
đúng lúc, đúng cách.
1.4.1 Số bông trên mét vuông
Trong bốn yếu tố tạo thành năng suất lúa thì số bông có yếu tố quyết định sớm
nhất. Số bông có thể đóng góp 74% năng suất, trong khi số hạt và trọng lượng hạt đóng
góp 26% (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997).

Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2009), số bông trên đơn vị diện tích được quyết định
vào giai đoạn sinh trưởng ban đầu của cây lúa (giai đoạn tăng trưởng), nhưng chủ yếu
là giai đoạn từ khi cấy đến khoảng 10 ngày trước khi cho chồi tối đa. Số bông trên đơn
vị diện tích tùy thuộc và mật độ sạ và khả năng nở bụi thay đổi tùy thuộc vào giống
lúa, điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng, lượng phân bón và chế độ nước. Trong phạm vi
nhất định, cấy dày cây lúa đẻ nhánh ít, cấy thưa cây lúa đẻ nhánh nhiều nhưng cuối
cùng số bông trên đơn vị diện tích là như nhau.

12


×