Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Về hợp tác khai thác chung trên biển giữa việt nam với nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 141 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHẠM QUANG VINH

vÒ hîp t¸c khai th¸c chung
trªn biÓn gi÷a viÖt nam víi n­íc ngoµi

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHẠM QUANG VINH

vÒ hîp t¸c khai th¸c chung
trªn biÓn gi÷a viÖt nam víi n­íc ngoµi
Chuyên ngành: Luật Quốc tế
Mã số: 60 38 01 08

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN TOÀN THẮNG

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa
học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận
văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết
luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phạm Quang Vinh


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Chương 1: CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỢP TÁC
KHAI THÁC CHUNG TRÊN BIỂN ....................................................... 7
1.1.

Khái quát quá trình hình thành, phát triển của khai thác chung .......... 7

1.2.

Khái niệm khai thác chung .................................................................... 11

1.2.1.


Các quan điểm về khai thác chung ............................................................ 11

1.2.2.

Thỏa thuận khai thác chung ...................................................................... 17

1.3.

Phân loại khai thác chung ...................................................................... 23

1.3.1.

Căn cứ vào đối tượng KTC ....................................................................... 23

1.3.2.

Căn cứ vào chủ thể của quan hệ KTC ....................................................... 27

1.3.3.

Căn cứ vào vị trí vùng KTC...................................................................... 28

1.3.4.

Căn cứ theo phương thức quản lý ............................................................. 28

1.4.

Cơ sở tiến hành khai thác chung ........................................................... 29


1.4.1.

Cơ sở pháp lý ........................................................................................... 29

1.4.2.

Cơ sở khoa học ......................................................................................... 31

1.5.

Hoạt động hợp tác khai thác chung của một số quốc gia trên thế giới ........ 39

1.5.1.

Các mô hình hợp tác khai thác chung điển hình ........................................ 39

1.5.2.

Tầm quan trọng của việc nghiên cứu mô hình KTC đối với Việt Nam ........... 48

Kết luận chương 1 ............................................................................................... 50


Chương 2: THỰC TIỄN HỢP TÁC KHAI THÁC CHUNG TRÊN BIỂN
GIỮA VIỆT NAM VỚI CÁC QUỐC GIA TRONG KHU VỰC .......... 51
2.1.

Khái quát về Biển Đông và tình hình tranh chấp ở Biển Đông ............ 51

2.1.1.


Vị thế và tài nguyên của Biển Đông ......................................................... 51

2.1.2.

Tình hình tranh chấp trên Biển Đông ........................................................ 58

2.1.3.

Quan điểm của Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp ....................... 60

2.2.

Các thỏa thuận liên quan đến KTC giữa Việt Nam với các quốc
gia trong khu vực.................................................................................... 62

2.2.1.

Hiệp định vùng nước lịch sử Việt Nam – Campuchia ............................... 62

2.2.2.

Thỏa thuận ghi nhớ về khai thác chung dầu khí Việt Nam – Malaysia .......... 66

2.2.3.

Hiệp định hợp tác nghề cá Việt Nam – Trung Quốc ................................ 75

Kết luận chương 2 ............................................................................................... 86
Chương 3: TRIỂN VỌNG HỢP TÁC KHAI THÁC CHUNG GIỮA

VIỆT NAM VỚI CÁC QUỐC GIA TRONG KHU VỰC VÀ
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ ........................................................ 87
3.1.

Sự cần thiết và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác
khai thác chung ...................................................................................... 87

3.1.1.

Nhu cầu khai thác, sử dụng, quản lý biển và xu thế phát triển, hội
nhập, hợp tác của các quốc gia ven biển ................................................... 87

3.1.2.

Việt Nam và xu hướng tiến ra biển, hợp tác quốc tế về biển ..................... 93

3.1.3.

Trữ lượng và mức độ ảnh hưởng của nguồn tài nguyên tại khu vực
tranh chấp ................................................................................................. 95

3.1.4.

Tình hình giải quyết các tranh chấp trên biển ........................................... 98

3.1.5.

Chính sách của Việt Nam về vấn đề hợp tác khai thác chung ................. 100

3.2.


Đánh giá một số đề xuất hợp tác khai thác chung ở Biển Đông ......... 102

3.2.1.

Mô hình Hiệp ước Nam Cực................................................................... 102

3.2.2.

Mô hình khu vực “di sản chung” ............................................................ 104

3.2.3.

Phương án “gác tranh chấp, cùng khai thác” ........................................... 105


3.2.4.

Phương án “hợp tác cùng phát triển” ...................................................... 109

3.3.

Một số đề xuất khi Việt Nam tiến hành đàm phán, ký kết và
thực hiện các thỏa thuận về hợp tác khai thác chung ......................... 112

3.3.1.

Những chuẩn bị cơ bản khi tiến hành hoạt động hợp tác khai thác chung ....... 113

3.3.2.


Xây dựng mối quan hệ bền vững với các quốc gia để tạo dựng lòng tin,
nâng cao thiện chí của các quốc gia hữu quan về vấn đề hợp tác khai
thác chung .............................................................................................. 115

3.3.3.

Xây dựng, hoàn thiện các chính sách, pháp luật về biển đảo cũng
như cơ chế hợp tác khai thác chung trên biển ......................................... 115

3.3.4.

Củng cố và tăng cường lực lượng quân sự đảm bảo an ninh quốc
phòng trên biển....................................................................................... 117

Kết luận chương 3 ............................................................................................. 119
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 122
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 126


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN:

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

DOC:

Tuyên bố ứng xử Biển Đông


ĐQKT:

Đặc quyền kinh tế

KTC:

Khai thác chung

LHQ:

Liên Hợp Quốc

TLĐ:

Thềm lục địa

UNCLOS:

Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982

XHCN:

Xã hội Chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC HÌNH PHỤ LỤC

Số hiệu hình

Tên hình


Trang

Hình 1.1:

Sơ đồ vùng Khai thác chung Nhật Bản – Hàn Quốc

126

Hình 1.2:

Sơ đồ Vùng Khai thác chung Australia – Indonesia

127

Hình 2.1:

Bản đồ Biển Đông và Hải phận Việt Nam

128

Hình 2.2:

Khu vực chồng lấn tại Vịnh Thái Lan

129

Hình 2.3:

Vùng nước lịch sử Việt Nam – Campuchia


130

Hình 2.4:

Vùng Khai thác chung Việt Nam – Malaysia

130

Hình 2.5:

Bản đồ phân định Vịnh Bắc Bộ`

131

Hình 3.1:

Sơ đồ khu vực xác định thỏa thuận thăm dò chung Việt Nam –

Hình 3.2:

Trung Quốc

132

Bản đồ phân định biển Việt Nam – Thái Lan

133



MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ trong thời gian gần
đây, loài người đang phải đổi mặt với nhiều thách thức như vấn đề ô nhiễm môi
trường, biến đổi khí hậu… đặc biệt là vấn đề năng lượng. Những người năng lượng
truyền thống như than đá, dầu mỏ trên đất liền đang dần cạn kiệt và loài người đang
tích cực đầu tư phát triển khoa học – công nghệ để tiến xa hơn ra biển nhằm tìm
kiếm những nguồn năng lượng mới để tiếp tục tồn tại và phát triển.
Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) ra đời
cũng nhằm mục đích điều hòa lợi ích của các quốc gia trong quá trình sử dụng, khai
thác tài nguyên biển. Bên cạnh đó là sự ra đời của các thuật ngữ “Khai thác chung”,
“Gác tranh chấp, cùng khai thác”… để đề cập đến việc các quốc gia có vùng biển
giáp ranh, chồng lấn nhau cùng hợp tác để khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản.
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) ra đời đã cho phép các quốc gia
ven biển mở rộng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình tiến ra
biển theo nguyên tắc “đất thống trị biển”. Điều này dẫn đến tình trạng chồng lấn các
vùng biển của các quốc gia có bờ biển liền kề hoặc đối diện nhau và làm phát sinh
tranh chấp tại các vùng biển này. Tranh chấp sẽ trở nên gay gắt và phức tạp hơn khi
tại các vùng biển chồng lấn xuất hiện các nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế lớn.
Vấn đề này bắt buộc các quốc gia này phải có những thỏa thuận về việc phân chia
thẩm quyền trên biển nếu muốn đơn phương tiến hành khai thác tài nguyên thiên
nhiên tại khu vực chồng lấn. Một giải pháp hiện nay được giới chuyên gia đánh giá
cao và nhiều quốc gia lựa chọn áp dụng, đó là hợp tác “khai thác chung”, theo đó
các bên tạm thời gác tranh chấp để cùng nhau khai thác nguồn tài nguyên tại vùng
biển này. Tuy nhiên, bên cạnh tính chất là một giải pháp tạm thời trong khi chờ các
quốc gia phân định ranh giới biển, thì khai thác chung còn được nhìn nhận như là
một cách thức để các quốc gia phối hợp khai thác tài nguyên thiên nhiên hiệu quả,
đem lại lợi ích cho cả hai bên mà vẫn đảm bảo chủ quyền quốc gia trên biển.

1



Vấn đề đặt ra khi tiến hành khai thác chung là: khai thác chung như thế nào?
Khai thác chung ở những vùng nào? Khu vực nào có thể tiến hành khai thác chung
– đây vẫn đang là câu hỏi mà các quốc gia trên thế giới đang nghiên cứu để áp dụng
một cách hiệu quả nhất khi cần thiết phải tiến hành khai thác chung.
Biển Đông là vùng biển lớn thứ tư thế giới với diện tích 3.500.000km2 kéo
dài từ Singapore đến eo biển Đài Loan được bao bọc bởi 9 quốc gia (Trung Quốc,
Philipins, Malaysia, Singapore, Indonesia, Bruney, Thái Lan, Campuchia và Việt
Nam) và một phần của Đài Loan cũng như Thái Bình Dương. Đây là vùng biển có
nhiều tài nguyên thiên nhiên có giá trị cao và cũng là vùng biển điển hình về việc
giải quyết tranh chấp chủ quyền và phân định biển trên thế giới, đồng thời cũng là
vùng biển có triển vọng hợp tác khai thác chung nhiều nhất.
Việt Nam có diện tích biển khoảng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất
liền, chiếm gần 30% diện tích Biển Đông. Vùng biển nước ta có khoảng 3.000 đảo
lớn nhỏ và hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa được phân bố khá đều
theo chiều dài bờ biển của đất nước. Với diện tích giáp biển lớn như vậy Việt Nam
khó tránh khỏi việc chồng lấn các vùng đặc quyền kinh tế với các quốc gia khác,
vì vậy cần có một giải pháp để các bên cùng nhau khai thác được tài nguyên thiên
nhiên tại vùng biển này. Việt Nam cũng đã lựa chọn giải pháp khai thác chung để
giải quyết tạm thời tranh chấp trên biển với Malaysia bằng Bản ghi nhớ (ngày
5/6/1992) và với các quốc gia khác trong tương lai tại các khu vực tranh chấp
được tạo ra trên cơ sở các quy định của UNCLOS 1982. Ngoài ra, vùng biển Việt
Nam với các nước trên Biển Đông còn nhiều khu vực có triển vọng hợp tác khai
thác chung. Đứng trước triển vọng hợp tác đó, đòi hỏi Việt Nam cần có sự chuẩn
bị chu đáo cả về chính sách luật pháp và thực tiễn – vấn đề đã được nghiên cứu
rộng rãi trên thế giới trong khi còn khá mới mẻ với Việt Nam.
Để góp phần thúc đẩy việc đàm phán, ký kết các Hiệp định khai thác chung
giữa Việt Nam và các nước trong tương lai, tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài luận
văn của mình “Về hợp tác khai thác chung trên biển giữa Việt Nam với nước

ngoài”. Luận văn này xin phân tích, so sánh, bình luận các Hiệp định khai thác

2


chung trên biển điển hình ở một số nước trên thế giới và trong khu vực theo Công
ước Luật biển 1982 (UNCLOS). Từ đó, chúng ta có thể đánh giá ưu nhược điểm
của từng mô hình khai thác chung và rút ra một số bài học kinh nghiệm mà Việt
Nam có thể tham khảo, vận dụng trong tương lai để giải quyết các tranh chấp và
hợp tác khai thác chung trên Biển Đông.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Tổng quan về khai thác chung (KTC): lịch sử, khái niệm, vai trò và cơ sở
pháp lý của KTC trong Luật quốc tế hiện đại. Nghiên cứu về việc hợp tác khai thác
chung trên biển ở một số nước trên thế giới: các Hiệp định do các nước khai thác
chung ký kết. Ba thoả thuận về KTC mà Việt Nam đã ký kết với Campuchia năm
1982 về vùng nước lịch sử, với Malaysia năm 1992 về khai thác chung dầu khí và
với Trung Quốc năm 2000 về hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ.
Khái quát đặc điểm và tình hình của Biển Đông, đánh giá triển vọng KTC, từ
đó phân tích các yếu tố chi phối trong hoàn cảnh thực tế của Việt Nam đối với việc
đón nhận triển vọng KTC trong tương lai.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Luận văn đưa ra một số mô hình KTC có thể áp dụng cũng như đề xuất đối
với việc đàm phán, ký kết và thực thi các thoả thuận KTC của Việt Nam với các
quốc gia khu vực Biển Đông, để các thoả thuận KTC đạt được kết quả như mục
đích bản chất vốn có, đáp ứng yếu cầu khách quan và phù hợp với điều kiện thực tế
của Việt Nam.
3. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Đây là đề tài khá mới mẻ vì khái niệm khai thác chung trên biển chưa thực
sự phổ biến ở một nước có bờ biển dài 3.260km và vùng đặc quyền kinh tế hơn 1

triệu km2 như Việt Nam. Việc khai thác chung đã được thế giới đề cập tới từ rất
lâu đời và đã được nhiều nước áp dụng và coi đây là chìa khóa để cùng nhau khai
thác tài nguyên ở những vùng biển chồng lấn. Ở một số luận văn và sách chuyên
khảo của Việt Nam cũng đã đề cập đến và đa số đi sâu vào những vấn đề pháp lý

3


trong lĩnh vực cụ thể như khai thác chung nghề cá, dầu khí và các mô hình khai
thác chung trên thế giới… Luận văn này xin được phép đóng góp những ý kiến
khoa học mới như sau:
 Nhìn nhận lại vấn đề KTC trên cơ sở lý luận và thực tiễn trên lập trường
của khoa học Luật quốc tế hiện đại.
 Đánh giá chung về các cơ sở khoa học của việc KTC trên cơ sở phân tích
các mô hình hợp tác KTC trên biển của một số nước trên thế giới.
 Tổng quan về hoạt động hợp tác KTC trên biển giữa Việt Nam với nước
ngoài và rút ra bài học kinh nghiệm.
 Nhận định về triển vọng tiến hành KTC ở các vùng biển đang xảy ra tranh
chấp của Việt Nam, đồng thời xây dựng phương án để đảm bảo KTC thành
công.
 Đề xuất: Các phương án hoàn thiện hệ thống pháp luật để đảm bảo KTC
thành công.
Biển Đông là một khu vực được đánh giá rất giàu tài nguyên thiên nhiên, bao
gồm tài nguyên sinh vật và tài nguyên khoáng sản. Vì vậy, việc nghiên cứu khai
thác chung có ý nghĩa quan trọng, vừa tìm ra phương hướng giải quyết các tranh
chấp, siết chặt tình hữu nghị hợp tác giữa các quốc gia, vừa góp phần tạo điều kiện
cho các quốc gia khai thác tối ưu nguồn tài nguyên thiên nhiên mà vẫn đảm bảo chủ
quyền quốc gia.
Trong thời gian tới, do có sự tranh chấp diễn ra trên hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa, Việt Nam rất có thể sẽ phải tiến hành ký kết rất nhiều thỏa thuận khai thác

chung nữa, vì vậy chúng ta cần phải có những sự chuẩn bị nhất định về mặt pháp lý
cụ thể là nghiên cứu luật pháp quốc tế cũng như về mặt kinh nghiệm của các nước
trên thế giới. Nghiên cứu KTC trên biển nhằm mục đích tạo ra cơ sở khoa học cho
Việt Nam khi tham gia ký kết các thỏa thuận khai thác chung tại Biển Đông.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Cơ sở khoa học của việc khai thác chung
trên biển, kinh nghiệm và thực tiễn. Nghiên cứu về vấn đề hợp tác khai thác chung
trên biển giữa các nước trên thế giới và nhìn nhận triển vọng của Việt Nam.

4


Phạm vi nghiên cứu: các mô hình khai thác chung trên biển của một số nước
trên thế giới và khu vực Biển Đông từ đó đi sâu phân tích việc hợp tác khai thác
chung trên biển của Việt Nam với nước ngoài.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp chung
Đây là phương pháp được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu của
nhiệm vụ. Vận dụng các học thuyết của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử để xem xét, phân tích các vấn đề một cách khoa học và khách quan. Đánh
giá các vấn đề trên cơ sở nhìn nhận xem xét các vấn đề trong quan hệ thống nhất
hữu cơ, gắn bó và ràng buộc lẫn nhau ở từng hoàn cảnh, điều kiện lịch sử cụ thể
trong quá trình tồn tại và phát triển hiện tượng nghiên cứu.
Vận dụng quan điểm tiếp cận hệ thống để nghiên cứu sự vật hiện tượng, đặt
vấn đề nghiên cứu trong một hệ thống nhất định. Khi nghiên cứu một hệ thống
không chỉ nghiên cứu riêng rẽ các phần tử mà phải đặt chúng trong mối quan hệ với
các phần tử khác và đặt nó trong môi trường của nó. Đồng thời phải xem xét mối
tương tác giữa hệ thống với môi trường, xem xét mối ràng buộc mà ngoại cảnh tác
động lên hệ thống.
5.2. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Thực hiện tham khảo các ý kiến của các chuyên gia, hàng đầu trong ngành,
những người có nhiều năm kinh nghiệm trong việc quản lý, điều hành, nghiên cứu
các đề tài khoa học về biển… sử dụng đồng thời trong việc thu, chọn lựa các tài liệu
liên quan đến nhiệm vụ. Từ các kết quả tìm được, nhận định những khó khăn, tồn
tại vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các dự án hợp tác khai thác
chung trên biển với nước ngoài để đưa ra những kiến nghị và giải pháp khắc phục.
Phương pháp này được chúng tôi sử dụng ngay trong giai đoạn đầu tiên triển
khai nhiệm vụ nghiên nhằm giúp cho các giai đoạn tiếp sau của nhiệm vụ được tiến
hành một cách thuận lợi. Đồng thời phương pháp chuyên gia, chuyên khảo còn
được sử dụng xuyên suốt trong quá trình triển khai đề tài.

5


6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao
gồm 3 chương:
Chương 1. Các vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp tác khai thác chung trên biển.
Chương 2. Thực tiễn hợp tác khai thác chung trên biển giữa Việt Nam với
các Quốc gia trong khu vực.
Chương 3. Triển vọng hợp tác khai thác chung giữa Việt Nam với các Quốc
gia trong khu vực và một số đề xuất, kiến nghị.

6


Chương 1
CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
HỢP TÁC KHAI THÁC CHUNG TRÊN BIỂN


1.1. Khái quát quá trình hình thành, phát triển của khai thác chung
Từ khi bắt đầu có nhận thức, loài người đã đánh giá rất cao vai trò của Biển
và Đại dương và luôn thể hiện khát vọng chinh phục đại dương, tiến ra làm chủ
biển. Tuy nhiên do sự phát triển của khoa học kỹ thuật chưa đủ mạnh để giúp loài
người có thể mở rộng khai thác vùng tài nguyên ven biển. Ngày nay dưới sự trợ
giúp đắc lực của các công cụ khoa học kỹ thuật hiện đại, xu hướng tiến ra biển và
làm chủ biển đang là chiến lược hàng đầu của các quốc gia ven biển.
Cùng với tiến trình tiến ra biển của các quốc gia là sự ra đời của các học
thuyết, các quy tắc, quy định về biển và đại dương. Có thể kể tới tác phẩm The Free
Sea hay Mare Liberum (Biển tự do) của Hugo Grotius vào năm 1609 với 13 chương
đề cập đến các vấn đề về ủng hộ tự do hàng hải, thương mại và đánh bắt cá trên
biển. Trái ngược với Hugo Grotius, nhà luật học người Anh John Selden lại đưa ra
tác phẩm Mare clausum (Biển kín) vào năm 1653 trong đó ông cố gắng chứng minh
rằng biển cả trong thực tế hoàn toàn có khả năng chiếm đoạt như lãnh thổ trong đất
liền khi các quốc gia cố gắng mở rộng vùng biển của mình như trên đất liền.
Đầu thế kỷ XX, các quốc gia đẩy mạnh tiến trình mở rộng lãnh thổ ra biển
nhằm đơn phương tiến hành các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên và kiểm
soát hàng hải ở vùng biển ven bờ. Năm 1930, LHQ đã tổ chức một hội nghị pháp
điển hóa Luật quốc tế tại The Hague (Hà Lan), trong đó đưa vấn đề trên ra thảo
luận; tuy nhiên đây là vấn đề còn quá mới mẻ với nhiều quốc gia nên Hội nghị chưa
thông qua được bất kỳ điều ước quốc tế nào.
Năm 1958 LHQ đã tổ chức Hội nghị về Luật Biển đầu tiên (UNCLOS I) ở
Geneva, Thụy Sĩ. Hội nghị này đạt được bốn hiệp định ký kết năm 1958:
Công ước về Lãnh Hải và Vùng tiếp giáp lãnh hải, có hiệu lực vào ngày
10/09/1964.

7


Công ước về Thềm lục địa, có hiệu lực vào ngày 10/06/1964.

Công ước về biển cả, có hiệu lực vào ngày 30/09/1962.
Công ước về Nghề cá và bảo tồn tài nguyên sống ở hải phận quốc tế, có hiệu
lực vào ngày 20/03/1966.
Hội nghị lần này được cho là khá thành công khi các nước đã bắt đầu đạt
được các thỏa thuận ban đầu liên quan biên giới lãnh thổ trên biển, nhưng nó vẫn để
ngỏ vấn đề quan trọng là bề rộng tối đa của vùng lãnh hải.
Cùng với quá trình pháp điển hóa Luật biển quốc tế, KTC được các quốc gia
áp dụng trong thực tiễn. KTC lần đầu tiên được ghi nhận là vào những năm 30 của
thế kỷ XX, mặc dù chỉ được đánh giá ở mức độ ý tưởng. Ghi nhận này được rút ra
từ các nghiên cứu về các án lệ KTC dầu mỏ của Hoa Kỳ. Các mô hình KTC đầu
tiên được xác lập tại Thỏa thuận Ba-ranh và Ả-Rập Xê-út ngày 22/02/1958 và Thỏa
thuận Cô-oét - Ả-Rập Xê-út ngày 07/7/1965.
Thỏa thuận Ba-ranh và Ả-Rập Xê-út ngày 22/02/1958 có liên quan đến KTC
nguồn tài nguyên dầu mỏ tại khu vực vùng biển đã có đường ranh giới đã được
phân định. Trong khai thác dầu mỏ có rất nhiều trường hợp các quốc gia vẫn phải
tiến hành khai thác chung khi mà đường ranh giới quốc gia đã được phân định
nhưng mỏ dầu lại nằm vắt qua đường biên giới hai quốc gia này. Việc phân chia dầu
mỏ là rất khó khăn và việc một quốc gia đơn phương khai thác nguồn tài nguyên sẽ
làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác cũng như cạn kiệt nguồn tài nguyên của
quốc gia liền kề. Vì vậy các quốc gia vẫn phải tiến hành KTC để đảm bảo tận thu
được nguồn tài nguyên của vùng biển này. Do đó bằng thỏa thuận năm 1958, Baranh và Ả-Rập Xê-út đã thống nhất được mọt số vấn đề sau:
- Vạch ra đường ranh giới TLĐ trùng với ranh giới dầu mỏ và nằm về phía
TLĐ Ả-rập Xê-út.
- Xây dựng quan hệ về KTC đối với mỏ dầu bằng việc Ba-ranh trao quyền
quản lý, khai thác cho Ả-Rập Xê-út và yêu cầu chia đều lợi nhuận từ hoạt động khai
thác dầu mỏ trong vùng biển trên.
Một mô hình KTC khác được các quốc gia sử dụng đó là trao quyền quản lý

8



và khai thác chung một bên thứ ba. Điển hình cho mô hình này là Thỏa thuận Côoét - Ả-rập Xê-út ngày 07/7/1965 với các nội dung chính:
- Phân định TLĐ giữa hai quốc gia.
- Duy trì và phát triển quan hệ KTC bằng hình thức thỏa thuận đặc nhượng
cho các công ty dầu khí đã ký trước đó.
Vấn đề KTC đã được nhiều quốc gia nghiên cứu và đề cao hơn sau khi xảy
ra tranh chấp TLĐ Biển Bắc giữa Đan Mạch, Hà Lan và CHLB Đức năm 1969. Và
cũng từ đây các phán quyết của Tòa án công lý quốc tế (IJC) trở thành án lệ làm căn
cứ pháp lý vững chắc cho các thỏa thuận KTC trên biển.
Bước ngoặt lớn của vấn đề KTC trong Luật Biển quốc tế là Thỏa thuận KTC
giữa Nhật Bản và Hàn Quốc ngày 30/01/1974. Thỏa thuận này là kết quả của những
cuộc đàm phán không thành công trong việc giải quyết tranh chấp TLĐ giữa hai
nước trước đó. Thỏa thuận đánh dấu việc lần đầu tiên trên thế giới áp dụng ý tưởng
KTC dầu khí ngoài khơi tại nơi đường biên giới trên biển chưa được phân định.
Trước đó 01 ngày, Pháp và Tây Ban Nha đã ký kết thỏa thuận thiếp lập một khu vực
khai thác chung nằm vắt qua đường biên giới đã được xác định.
Trong khu vực Châu Á, cụ thể là Vịnh Thái Lan, Malaysia và Thái Lan đã ký
thỏa thuận ghi nhớ ngày 21/2/1979 (MOU 1979) về việc thành lập cơ quan quyền
lực chung chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên
không sinh vật đáy biển và lòng đất dưới đáy biển tại khu vực vùng chồng lấn TLĐ
theo yêu sách của hai quốc gia. Nhưng mãi đến năm 1994, hai bên mới thống nhất
được cơ cấu của cơ quan quyền lực chung và ký kết hợp đồng phân chia sản phẩm
với các nhà thầu.
Và phải chờ đến Hội nghị luật biển lần thứ ba (UNCLOS III) sau năm năm
trù bị (1967-1973), với các cuộc thảo luận kéo dài trong chín năm, chứng kiến sự
tham gia của 160 quốc gia, và kết thúc vào năm 1982 với kết quả sự thông qua
Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển, mà bây giờ thường được gọi đơn giản là
“UNCLOS”. UNCLOS 1982 đã tạo ra bước ngoặt lịch sử trong tiến trình phát triển
của Luật Biển quốc tế. So với các văn kiện pháp lý quốc tế được ký kết trước đó,


9


UNCLOS năm 1982 tỏ ra ưu việt hơn nhiều với nhiều quy định mới. UNCLOS năm
1982 đã hệ thống hoá và pháp điển hoá toàn bộ các quy phạm và nguyên tắc của
luật biển quốc tế vào trong một văn kiện chung với 320 điều và 9 phụ lục. Bên cạnh
đó, UNCLOS năm 1982 điều chỉnh một cách toàn diện và hệ thống tất cả các vùng
biển của các quốc gia ven biển cũng như các vùng biển quốc tế và đáy biển quốc tế.
Theo quy định của Công ước, mỗi quốc gia ven biển đều có quyền xác định:
(i) nội thủy; (ii) lãnh hải (rộng không quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở); (iii) vùng
tiếp giáp lãnh hải (rộng không quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở); (iv) vùng đặc
quyền kinh tế (rộng không quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở) và (vi) thềm lục địa.
Như vậy, các vùng biển của quốc gia ven biển được mở rộng đáng kể, và điều đó
làm xuất hiện các vùng biển chồng lấn giữa những nước đối diện hoặc tiếp liền. Cho
đến nay, còn khoảng 400 đường ranh giới trên biển cần được phân định. Những
tranh chấp này vốn đã phức tạp càng trở nên phức tạp hơn khi các quốc gia đẩy
mạnh việc khai thác tài nguyên trên các vùng biển. Vì vậy, việc giải quyết tranh
chấp, hoạch định rõ ràng các vùng biển đã, đang và sẽ tiếp tục chiếm giữ vị trí quan
trọng trong quan hệ chính trị, pháp lý quốc tế hiện đại.
“Phân định biển được hiểu là quá trình hoạch định đường ranh giới phân
chia các vùng biển giữa hai hay nhiều quốc gia hữu quan”. Như vậy phân định biển
ảnh hưởng trực tiếp đến chủ quyền và lợi ích lâu dài của các quốc gia nên đây là
vấn đề không dễ dàng được các quốc gia nhượng bộ. Quá trình đàm phán để đi đến
thỏa thuận cuối cùng thường kéo dài và thủ tục phức tạp, có nhiều trường hợp phải
nhờ đến sự phân xử của các cơ quan Tài phán quốc tế.
Việc các quốc gia đơn phương khai thác tài nguyên thiên nhiên trong vùng
biển tranh chấp là quá mạo hiểm và gây căng thẳng cho mối quan hệ giữa các bên. Vì
vậy một phương án được đưa ra để các quốc gia vẫn khai thác được nguồn tài nguyên
nơi chồng lấn trong khi chờ đợi một giải pháp phân định đường biên giới cuối cùng
đó là “khai thác chung”. Đây là một phương án tối ưu nhất cho các quốc gia có vùng

biển chồng lấn trong việc khai thác tài nguyên nhưng vẫn đảm bảo vấn đề chủ quyền.
Theo UNCLOS 1982 thì các quốc gia có vùng biển chồng lấn, trong khi chờ đợi việc

10


thỏa thuận để hoạch định ranh giới vùng ĐQKT và TLĐ có thể đi đến các: “dàn xếp
tạm thời có tính chất thực tiễn” trên tinh thần hiểu biết và hợp tác không làm phương
hại hay cản trở việc đàm phán để đi đến các thỏa thuận dứt khoát.
Thực tế cho thấy KTC đã tạo ra một hành lang dung hòa lợi ích giữa các
quốc gia có vùng biển đối diện hoặc liền kề nhau trong việc tạm thời gác tranh chấp
để cùng nhau khai thác tài nguyên thiên nhiên khi đang chờ đợi những thỏa thuận
dứt khoát về phân định biển.
Như vậy, khi các quốc gia chưa đi đến thỏa thuận cuối cùng, KTC có vẻ là
giải pháp hợp lý vừa đảm bảo khai thác được nguồn tài nguyên đang tranh chấp vừa
đảm bảo không làm ảnh hưởng đến các quan điểm về chủ quyền cũng như yêu sách
về quyền tài phán.
1.2. Khái niệm khai thác chung
1.2.1. Các quan điểm về khai thác chung
KTC là ý tưởng đã xuất hiện từ những năm 30 của thế kỷ XX và sau đó được
nhiều quốc gia trên thế giới lựa chọn để giải quyết vấn đề khai thác tài nguyên thiên
nhiên ở các vùng chồng lấn mà không làm ảnh hưởng đến các yêu sách về chủ
quyền và quyền tài phán. Bằng chứng là sự ra đời của rất nhiều thỏa thuận về KTC
dầu khí và nghề cá. Đồng thời có rất nhiều công trình nghiên cứu đã ra đời với
những lý luận, quan điểm và cách tiếp cận khác nhau. Có thể kể tới một số tác giả:
Peter Bautista Payoyo với các học thuyết về Phát triển bền vững vùng biển, Hazel
Fox với công trình nghiên cứu “Khai thác chung về dầu khí ngoài khơi”, D. Mc
Dade, Zhiguo Gao… cũng đã đề cập một số vấn đề liên quan đến KTC trong tác
phẩm của mình như: khái niệm, nội dung về chế độ pháp lý và phương thức giải
quyết tranh chấp trong hoạt động KTC.

Mặc dù không còn là vấn đề mới mẻ trên thế giới nhưng các công trình
nghiên cứu về KTC vẫn còn chưa khai thác triệt để nhiều vấn đề như: Chưa xây
dựng được một khái niệm thống nhất về KTC cũng như nội dung cụ thể của các
thỏa thuận KTC; Chưa xây dựng được một mô hình chuẩn về KTC; Chưa thống
nhất được một cơ chế thực thi hiệu quả các thỏa thuận KTC.

11


Cho đến nay trên thế giới vẫn chưa tồn tại một khái niệm KTC thống nhất và
hoàn chỉnh để làm cơ sở xây dựng các mô hình, thỏa thuận KTC. Các tổ chức, cơ
quan, viện nghiên cứu và nhà khoa học trên thế giới cũng đã rất nỗ lực trong việc giải
quyết vấn đề này. Bằng chứng là nhiều Hội thảo quốc tế lớn về KTC đã được tổ chức
như: Hội thảo về tiềm năng hydrocacbon và KTC ở Biển Nam Trung Hoa lần 1 năm
1980 với sự tham gia chủ yếu của các nhà địa chất, chính trị và kinh tế. Hội thảo lần 2
ở Hololulu (Hawai) năm 1983 với sự bắt đầu xuất hiện của các nhà chính trị và luật
sư. Hội thảo lần 3 tại BangKok (Thái Lan) năm 1985 và Hội thảo lần thứ 4 tại Bali
(Indonesia) năm 1989 với sự tham gia của đông đảo các nhà khoa học xã hội.
Ngoài ra còn phải kể đến sự tham gia của Viện Luật quốc tế và Luật so sánh
Anh vào giải quyết vấn đề trên với việc tổ chức một nhóm chuyên gia để nghiên
cứu về KTC dầu và khí xa bờ, xây dựng một thỏa ước mẫu và bản bình luận vào
năm 1989. Thỏa ước mẫu này đã được đưa ra tại một Hội thảo ở Luân Đôn với sự
tham gia của các Viện sĩ và Luật sư để thảo luận. Hội thảo đã đưa ra Biên bản và
được ấn hành năm 1990 như là tập 2 của bản bình luận năm 1989 với tiêu đề: “Khai
thác chung dầu và khí xa bờ - Bản thỏa ước mẫu thực hiện khai thác chung”. Hai
bản ấn phẩm này được giới khoa học đánh giá cao về mức độ súc tích và chi tiết
nhất cho chủ đề KTC dầu và khí xa bờ.
Trung tâm nghiên cứu Đông Tây của Hoa kỳ đã tổ chức các cuộc Hội thảo về
KTC ở Đông Nam Á và được các nhà làm luật cũng như nhà khoa học đưa ra nhiều
bài thảo luận. Giáo sư Luật quốc tế Masahiro Miyoshi đã đưa ra kết luận tại buổi

hội thảo như sau: “Khái niệm về phát triển chung quốc tế… chưa được hiểu hoặc sử
dụng một cách thống nhất” [46]. Và ông cũng đã nêu ra 2 dạng KTC như sau: Thứ
nhất là KTC khi mà việc phân định biên giới đã được giải quyết. Thứ hai là KTC
trong khu vực mà đường biên giới đang được phân định.
Dưới góc nhìn chính trị, Tiến sỹ Wiliam Onorato – Tiến sỹ về Luật Quốc tế
của Đại học Cambridge đã định nghĩa KTC là “một thể chế mà theo đó toàn bộ vấn
đề tranh chấp biên giới được gác sang một bên để tạo bầu không khí hợp tác ngay
ban đầu xung quanh việc khai thác” [48, tr.111]. Ở góc nhìn này, KTC là giải pháp

12


nhằm giảm thiểu các tranh chấp và xung đột, tạo dựng mối quan hệ bền vững, cùng
nhau khai thác tài nguyên biển.
Với góc nhìn thiên về kinh tế, Giáo sư Luật học Ian Townsend Gault củaĐại
học British Columbia, Vancouver, Canada định nghĩa KTC là: “một quyết định do
một hay nhiều quốc gia góp các quyền của mình đối với một vùng nhất định nào đó,
thực hiện quản lý mức độ nhiều hay ít, nhằm mục đích thăm dò và khai thác khoáng
sản xa bờ”. Với quan điểm này của Giáo sư Gault thì KTC đã được gắn với vấn đề
quyền chủ quyền của quốc gia đối với vùng được thỏa thuận KTC.
Một thời gian sau, Gault đã cùng với đồng nghiệp của mình là Wiliam
G.Stormont nghiên cứu và đưa ra một định nghĩa cụ thể hơn về KTC dầu khí:
Một thỏa thuận KTC dầu khí ngoài khơi là một thỏa thuận khi hai
hay nhiều quốc gia đi đến một thỏa thuận chính thức về việc hợp tác khai
thác và cùng nhau chia sẽ lợi nhuận có được từ các hoạt động khai thác
dầu khí trong một vùng biển ngoài khơi xác định bằng việc đóng góp các
quyền chủ quyền của mình đối với vùng biển đó [44, tr.257].
Định nghĩa này có vẻ đúng đối với những hoạt động KTC dầu khí trên biển
trong khi thực tế KTC bao gồm rất nhiều hoạt động khác nhau.
Trong bản báo cáo về vấn đề KTC của mình tại Hội nghị Vacsava năm 1988,

Giáo sư Rainer Lagoni đã đưa ra quan điểm của mình: “KTC là sự hợp tác giữa các
quốc gia nhằm thăm dò và khai thác một số mỏ hay lớp trầm tích của tài nguyên phi
sinh vật mà có thể nằm vắt ngang qua đường biên giới hoặc nằm trong khu vực có
yêu sách chồng lấn”. Định nghĩa này được rất nhiều nhà Luật học ủng hộ vì đã đưa
ra được hai vấn đề cơ bản về vị trí KTC và khu vực KTC. Về vị trí KTC: KTC ở
những nơi có tài nguyên vắt ngang qua đường biên giới biển đã được phân định. Về
khu vực KTC: KTC được thỏa thuận giữa các quốc gia có yêu sách chồng lấn nhau
trong khu vực đó.
Các chuyên gia nghiên cứu về KTC dầu và khí xa bờ thuộc Viện Luật quốc
tế và Luật So sánh của Anh quốc đã tán thành với định nghĩa của Giáo sư Lagoni và
định nghĩa KTC là:

13


Sự thỏa thuận giữa hai quốc gia để khai thác nhằm cùng nhau
chia tài nguyên theo một tỷ lệ đã được chấp thuận bởi sự hợp tác liên
quốc gia và những biện pháp nhà nước đối với dầu và khí xa bờ tại một
vùng đã định trước của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của thềm lục
địa mà cả hai hoặc các quốc gia tham gia khác đều có quyền theo Pháp
luật quốc tế. Khi các quốc gia thừa nhận một vùng ĐQKT thì các định
nghĩa nói trên có thể được mở rộng cho sự thỏa thuận chung để khai
thác vùng ĐQKT chồng lấn [35, tr.44-45].
Định nghĩa này chỉ ra rằng hoạt động KTC là hoạt động hợp tác giữa các
quốc gia để khai thác tài nguyên biển có thể ở vùng biển thuộc TLĐ và vùng ĐQKT
của quốc gia ven biển nhằm mục đích phát triển. Đây là một hoạt động dựa trên
quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển đối với các vùng biển được xác định
theo Pháp luật quốc tế.
Qua việc nhìn nhận KTC dưới nhiều góc độ khác nhau chúng ta nhận thấy
việc KTC đều bắt nguồn từ việc hai hay nhiều quốc gia có cùng yêu sách trong một

vùng biển nhất định. Việc giải quyết các tranh chấp này thường có thủ tục rất phức
tạp và kéo dài làm cản trở hoạt động thăm dò và khai thác nguồn tài nguyên tại khu
vực có chung yêu sách vì khi đang tranh chấp không một quốc gia nào có được đầy
đủ quyền với nguồn tài nguyên thuộc vùng chồng lấn.
Trong khi chờ đợi một thỏa thuận hay giải pháp phân định cuối cùng cho các
vùng biển tranh chấp, các quốc gia có thể tạm thời xác lập thỏa thuận hợp tác để
KTC tài nguyên biển ở toàn bộ hay một phần khu vực chồng lấn. Đây là phương án
khả thi được khuyến khích bởi Điều 74 và Điều 83 Công ước Luật biển năm 1982
về việc các quốc gia khi chưa tìm được giải pháp phân định TLĐ và vùng ĐQKT có
thể dàn xếp tạm thời mang tính thực tiễn:
Việc hoạch định ranh giới vùng ĐQKT giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền
hay đối diện nhau được thực hiện theo con đường thỏa thuận theo đúng với pháp
luật quốc tế như đã quy định tại Điều 38 của Quy chế Tòa án Quốc tế để đi tới một
giải pháp công bằng… Trong khi chờ ký kết một thỏa thuận ở khoản 1, các quốc gia

14


hữu quan trên tinh thần hiểu biết và hợp tác, làm hết sức mình để đi đến các dàn xếp
tạm thời mang tính thực tiến và không để làm phương hại hay làm cản trở việc ký
kết các thỏa thuận dứt khoát trong giai đoạn quá độ này. Các dàn xếp tạm thời
không làm ảnh hưởng đến kết quả phân định cuối cùng.
Từ việc nghiên cứu về KTC cùng các quan điểm nêu trên, chúng ta có thể
hiểu KTC như sau: Thứ nhất, KTC là một thỏa thuận quốc tế giữa các quốc gia
nhằm khai thác nguồn tài nguyên nằm xuyên qua đường ranh giới biển đã được xác
định hoặc trong vùng có yêu sách chồng lấn của những quốc gia này. Thứ hai, KTC
là việc xác lập một cơ chế nhất định mang tính tạm thời mà không làm ảnh hưởng
đến các thỏa thuận cuối cùng để giải quyết các tranh chấp về quyền chủ quyền và
chủ quyền lãnh thổ.
Chúng ta có thể đưa ra định nghĩa KTC: “KTC là một thỏa thuận quốc tế

giữa các quốc gia nhằm xác lập một cơ chế nhất định để cùng nhau thăm dò, khai
thác tài nguyên thiên nhiên tại một vùng biển đã được ấn định trên cơ sở bình đẳng,
ghi nhận và bảo lưu yêu sách quyền chủ quyền của các quốc gia đối với vùng biển
đó và chia sẻ lợi nhuận một cách công bằng theo đúng các quy định của luật pháp
quốc tế”. Từ định nghĩa trên ta rút ra được góc nhìn tổng quan về KTC:
Thứ nhất, về vị trí KTC: KTC có thể được xác lập tại nơi tài nguyên vắt
ngang qua đường ranh giới đã được xác định hoặc vùng biển đang tồn tại yêu sách
chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia. Như vậy, vùng KTC bao gồm các
trường hợp chủ yếu sau:
Một là, vùng KTC tại những khu vực đã có đường ranh giới phân định biển,
với hai khả năng chính: i) Mỏ tài nguyên nằm vắt ngang qua đường ranh giới đã
được phân định nhưng do một số điều kiện liên quan đến việc khai thác hiệu quả
nguồn tài nguyên và phân chia công bằng nên các quốc gia tiến hành KTC. Thông
thường KTC trong trường hợp này được tiến hành theo phương thức “hợp nhất mỏ”,
theo đó các quốc gia sẽ cùng nhau nghiên cứu, thăm dò và khai thác nguồn tài
nguyên với một cơ chế phân chia lợi nhuận công bằng. ii) Khu vực mà một quốc gia

15


có chủ quyền hoặc quyền chủ quyền nhưng do thiếu các điều kiện về khoa học công
nghệ, nhân lực… đã chủ động đề nghị hoặc đồng ý với lời đề nghị của quốc gia
khác để cùng tham gia khai thác tài nguyên. Các quốc gia trong trường hợp này sẽ
thỏa thuận với nhau về một cơ chế phân chia lợi nhuận hợp lý nhất.
Hai là, Vùng KTC tại khu vực tranh chấp, chồng lấn yêu sách của các quốc
gia có vùng biển đối diện hoặc liền kề mà chưa đi đến thỏa thuận phân định cuối
cùng. Đây là trường hợp KTC phổ biến, phức tạp nhất đòi hỏi các quốc gia hữu
quan phải dựa trên tinh thần thiện chí, hữu nghị láng giềng để đàm phán thỏa thuận
nhằm đi đến một giải pháp chung, cùng nhau khai thác nguồn tài nguyên trong vùng
chồng lấn. Hoạt động KTC có trở thành hiện thực hay không phần nhiều phụ thuộc

vào quan hệ đối ngoại và tinh thần thiện chí của các quốc gia hữu quan, cùng nhau
tiế hành KTC để phát triển kinh tế, đồng thời làm tiền đề đi đến một thỏa thuận cuối
cùng về hoạch định đường ranh giới trên biển
Thứ hai, về đối tượng KTC: KTC không chỉ quy đinh về việc hợp tác khai
thác tài nguyên sinh vật và phi sinh vật mà còn quy định về các lĩnh vực khác như
nghiên cứu khoa học, du lịch, giao thông vận tải….
Thứ ba, về chủ thể KTC: Địa vị pháp lý và vai trò của các chủ thể trong KTC
không đồng nhất với nhau do có sự tham gia của các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp
khai thác, nhà thầu… được Nhà nước ủy quyền. Trong các thỏa thuận thì quốc gia
luôn luôn là chủ thể chính.
Thứ tư, về thuật ngữ KTC: KTC được sử dụng trong các văn bản tiếng Anh
là “Joint Development” hiểu theo nghĩa tiếng Việt là “khai thác chung”, “hợp tác
phát triển” hoặc “phát triển chung”.Vấn đề đồng nhất các khái niệm này đang được
nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. KTC là thuật ngữ thường dùng để chỉ
những hoạt động liên quan đến khai thác tài nguyên đồng thời đảm bảo đạt được
những mục tiêu nhất định về mặt chủ quyền và lãnh thổ quốc gia. Hợp tác cùng phát
triển là thuật ngữ rộng hơn để chỉ cả những hoạt động hợp tác khác như bảo vệ môi
trường, giao thông vận tải, nghiên cứu khoa học… Ở Việt Nam, một số chuyên gia
đã đưa ra quan điểm không nên dùng khái niệm KTC để chỉ các hoạt động hợp tác

16


khai thác nguồn tài nguyên trên biển giữa Việt Nam với nước ngoài trên biển Đông.
Phương án thay thế là dùng khái niệm “hợp tác cùng phát triển”, mà điển hình là
nhận định của các nhà nghiên cứu về quan điểm “gác tranh chấp, cùng khai thác”
của Trung Quốc trên biển Đông. Theo đó các chuyên gia cho rằng không nên dùng
từ KTC đối với quan điểm trên của Trung Quốc mà nên sử dụng khái niệm “hợp tác
cùng phát triển” để chỉ việc hợp tác cùng khai thác tài nguyên như là một giải pháp
tạm thời cho việc giải quyết các tranh chấp hiện nay trên vùng biển hai quần đảo

Trường Sa và Hoàng Sa. Tuy chưa có sự thống nhất về mặt quan điểm nhưng thuật
ngữ KTC vẫn phù hợp với thực tiễn cũng như bản chất các mối quan hệ của các
quốc gia trong việc cùng nhau khai thác nguồn tài nguyên trên biển.
Thứ năm, về tác động của hoạt động KTC: KTC có tác động khá lớn tới chủ
quyền của các quốc gia trên biển. Ngoài mục tiêu hướng tới phát triển kinh tế, KTC
còn tạo ra một bước đi trung gian để các quốc gia có tranh chấp đi tới một thỏa
thuận về ranh giới trên biển.
1.2.2. Thỏa thuận khai thác chung
1.2.2.1. Nội dung chính của thỏa thuận KTC
KTC trên thế giới diễn ra ở nhiều khu vực địa lý, tại khu vực đã được phân
định hoặc còn đang tồn tại chống lấn về yêu sách chủ quyền và quyền chủ quyền
nên các thỏa thuận thường không đồng nhất. Tuy nhiên các thỏa thuận về KTC
thường có những nội dung chính như sau:
Về phạm vi KTC: Các quốc gia sẽ cùng nhau thỏa thuận và đưa ra một khu
vực KTC có diện tích, tọa độ được xác định rõ ràng. Đây là điều kiện quan trọng
và tiên quyết ảnh hưởng đến các yêu sách về của các quốc gia. Thông thường
phạm vi KTC được giới hạn trong khu vực có chồng lấn về chủ quyền và quyền
chủ quyền, ví dụ như thỏa thuận Malaysia – Thái Lan, Ôtxtrâylia – Indonesia và
Hàn Quốc – Nhật Bản. Thỏa thuận Nhật Bản – Hàn Quốc vào tháng 01 năm 1974
quy định rõ phạm vi KTC như sau: Vùng KTC có tổng diện tích là 24.092 hải lý
vuông được chia thành 9 tiểu vùng; Thỏa thuận Malaysia – Thái Lan quy định
phạm vi khu vực KTC rộng 7.300 hải lý vuông được giới hạn bởi 7 tọa độ. Tuy

17


×