Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

ảnh hưởng của số lỗ trên bao polyethylen đến chất lượng củ nghệ vàng (curcuma longa l ) bảo quản ở nhiệt độ thường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.32 MB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
----------

LÊ MINH NHƯỜNG

ẢNH HƯỞNG CỦA SỐ LỖ TRÊN BAO
POLYETHYLEN ĐẾN CHẤT LƯỢNG CỦ
NGHỆ VÀNG (Curcuma Longa L.)
BẢO QUẢN Ở NHIỆT ĐỘ THƯỜNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG

2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
----------

LÊ MINH NHƯỜNG

ẢNH HƯỞNG CỦA SỐ LỖ TRÊN BAO
POLYETHYLEN ĐẾN CHẤT LƯỢNG CỦ
NGHỆ VÀNG (Curcuma Longa L.)
BẢO QUẢN Ở NHIỆT ĐỘ THƯỜNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
ThS. BÙI THỊ CẨM HƯỜNG

2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG

..............................................................................................................................

Luận văn kỹ sư khoa học cây trồng với đề tài

ẢNH HƯỞNG CỦA SỐ LỖ TRÊN BAO POLYETHYLEN ĐẾN
CHẤT LƯỢNG CỦ NGHỆ VÀNG (Curcuma Longa L.)
BẢO QUẢN Ở NHIỆT ĐỘ THƯỜNG

Do sinh viên Lê Minh Nhường thực hiện
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét

Cần Thơ, ngày... ... tháng ... ... năm 2015
Cán bộ hướng dẫn

ThS. Bùi Thị Cẩm Hường

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG

..............................................................................................................................
Hội đồng luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn với đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA SỐ LỖ TRÊN BAO POLYETHYLEN ĐẾN
CHẤT LƯỢNG CỦ NGHỆ VÀNG (Curcuma Longa L.)
BẢO QUẢN Ở NHIỆT ĐỘ THƯỜNG

Do sinh viên Lê Minh Nhường thực hiện và bảo vệ trước hội đồng
Ý kiến của hội đồng..............................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Luận văn đã được hội đồng chấp nhận và đánh giá ở mức..................................
Cần Thơ, ngày... ... tháng ... ... năm 2015
Thành viên hội đồng

..................................

..................................

..................................

DUYỆT KHOA
Trưởng khoa Nông nghiệp và SHƯD

ii



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Lê Minh Nhường

iii


TIỂU SỬ CÁ NHÂN

I.

LÝ LỊCH CÁ NHÂN
-

Họ và tên : Lê Minh Nhường

Giới tính: Nam

-

Ngày, tháng, năm sinh: 1/10/1991

Dân tộc: Kinh


-

Nơi sinh: Ngã Năm, Sóc Trăng

-

Họ tên cha: Lê Minh Tia

Sinh năm: 1970

-

Họ tên mẹ: Nguyễn Thị Trinh

Sinh năm: 1969

-

Quê quán: Ấp 4, thị trấn Ngã Năm, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1. Tiểu học
-

Thời gian đào tạo: 1997-2002

-

Trường tiểu học Ngã Năm 2. Ấp 4, thị trấn Ngã Năm, huyện Thạnh Trị,
tỉnh Sóc Trăng


2. Trung học cơ sở
-

Thời gian đào tạo: 2002-2006

-

Trường trung học cơ sở Ngã Năm, thị trấn Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng.

3. Trung học phổ thông
-

Thời gian đào tạo: 2006-2009

-

Trường trung học phổ thông Mai Thanh Thế, thị trấn Ngã Năm, huyện
Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng.

4. Đại học
-

Thời gian đào tạo: 2011-2015

-

Trường Đại học Cần Thơ, Đường 3/2, phường Xuân Khánh, quận Ninh
Kiều, thành phố Cần Thơ.


Cần Thơ, Ngày

tháng

năm 2015

Lê Minh Nhường

iv


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng!
Cha mẹ suốt đời tận tụy vì tương lai sự nghiệp của con.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Cô Bùi Thị Cẩm Hường đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm,
giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp
này.
Quý thầy cô, cán bộ thuộc Bộ môn Khoa học Cây Trồng, cô Bùi Thị
Cẩm Hường cố vấn học tập lớp Khoa học cây trồng khóa 37, khoa Nông
nghiệp và Sinh học Ứng Dụng đã tận tình giảng dạy, đóng góp nhiều ý kiến
quý báo và tạo điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn
Anh Huỳnh Đại Lộc lớp Trồng trọt 35 đã gợi ý và cho những lời
khuyên hết sức bổ ít trong quá trình thực hiện thí nghiệm để hoàn thành tốt
luận văn.
Các bạn Thành, Nhi, Chọn, Linh Đa, Trang, Cường, Nghĩa, Hiệp và tập
thể các bạn lớp Khoa học cây trồng khóa 37 đã luôn chia sẽ và giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Thân gửi về!

Các bạn lớp Khoa học cây trồng khóa 37 những điều vui vẻ nhất và một
sự thành công vượt bật trong tương lai.

Lê Minh Nhường

v


LÊ MINH NHƯỜNG, 2015. “Ảnh hưởng của số lỗ trên bao Polyethylen đến
chất lượng củ nghệ Vàng (Curcuma Longa L.) bảo quản ở nhiệt độ thường”.
Luận văn tốt nghiệp kỹ sư khoa học cây trồng, khoa Nông nghiệp và Sinh học
Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ, 37 trang. Cán bộ hướng dẫn: ThS. Bùi
Thị Cẩm Hường.

TÓM LƯỢC
Đề tài “Ảnh hưởng của số lỗ trên bao Polyethylen đến chất lượng củ
nghệ Vàng (Curcuma Longa L.) bảo quản ở nhiệt độ thường” được thực hiện
nhằm mục tiêu: Tìm ra được bao PE với số lỗ phù hợp nhằm duy trì chất
lượng và kéo dài thời gian tồn trữ củ nghệ Vàng (Curcuma Longa L.) sau thu
hoạch.
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 6
nghiệm thức với 3 lần lặp lại (3 củ/lặp lại) được bảo quản ở điều kiện nhiệt độ
thường. Các nghiệm thức lần lượt là: (1) Không bao (Đối chứng), ( 2) bao PE
không đục lỗ (PE0), (3) bao PE 2 lỗ (PE2), (4) bao PE 4 lỗ (PE4), (5) bao PE 6
lỗ (PE6), (6) bao PE 8 lỗ (PE8). Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm: Hao hụt trọng
lượng, sự xuất hiện héo, sự xuất hiện bệnh, sự xuất hiện nẩy mầm, độ cứng,
màu sắc và độ brix.
Kết quả cho thấy: Nghiệm thức đối chứng không bao không duy trì được
chất lượng sau 6 ngày bảo quản (tỷ lệ hao hụt trọng lượng giảm mạnh 16,1%,
xuất hiện héo). Nghiệm thức PE8 sau 9 ngày bảo quản có tỷ lệ hao hụt trọng

lượng là 11,9% và xuất hiện héo ở thời điểm 15 ngày sau khi bảo quản.
Nghiệm thức PE6 sau 12 ngày bảo quản tỷ lệ hao hụt trọng lượng là 11,3% và
xuất hiện bệnh ngày thứ 18 sau bảo quản. Nghiệm thức PE4 sau 12 ngày bảo
quản tỷ lệ hao hụt trọng lượng là 10,8%. Nghiệm thức PE2 với tỷ lệ hao hụt
trọng lượng là 11,9% và xuất hiện nẩy mầm ở thời điểm 24 ngày sau bảo
quản. Củ nghệ được bảo quản trong bao PE0 có thời gian bảo quản lâu có thể
là do bao PE không đục lỗ, có thể hạn chế được hoạt động hô hấp của củ nghệ,
quá trình bốc thoát hơi nước nên tỷ lệ hao hụt trọng lượng thấp; sự xuất hiện
héo, sự xuất hiện bệnh và sự xuất hiện nẩy mầm trong thời gian bảo quản chưa
có.

vi


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

LỜI CAM ĐOAN

iii

TIỂU SỬ CÁ NHÂN

iv

LỜI CẢM TẠ

v


TÓM LƯỢC

vi

MỤC LỤC

vii

DANH SÁCH HÌNH

x

DANH SÁCH BẢNG

xi

MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2

1.1 Tổng quan về nghệ

2

1.1.1 Đặc điểm cây nghệ


2

1.1.2 Giá trị sử dụng

3

1.1.3 Tính chất vật lý và thành phần hóa học của nghệ

3

1.1.3.1 Tính chất vật lý

3

1.1.3.2 Thành phần hóa học

3

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bảo quản

4

1.2.1 Sự mất hơi nước

4

1.2.2 Hô hấp

4


1.2.3 Đường và tinh bột

5

1.2.4 Thành phần không khí

5

1.2.5 Nhiệt độ

6

1.2.6 Độ ẩm không khí

7

1.2.7 Quá trình biến đổi sắc tố

7

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giống

8

1.3.1 Sự nẩy mầm

8

1.3.2 Tỷ lệ bệnh


9

1.4 Các phương pháp bảo quản nông sản

vii

9


1.4.1 Bảo quản ở điều kiện ngoài đồng

9

1.4.1.1 Điều kiện ngoài đồng

9

1.4.1.2 Thông gió

9

1.4.2 Bảo quản lạnh

10

1.4.3 Điều chỉnh khí quyển

10


1.4.3 Bảo quản bằng bao PE

11

1.5 Một số kết quả nghiên cứu về bảo quản nông sản

12

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

14

2.1 Phương tiện

14

2.1.1 Thời gian và địa điểm

14

2.1.2 Đối tượng thí nghiệm

14

2.1.3 Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm

14

2.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm


14

2.2.1 Mục tiêu

14

2.2.2 Bố trí thí nghiệm

14

2.2.3 Phương pháp thực hiện

16

2.3 Các chỉ tiêu theo dõi

17

2.3.1 Hao hụt trọng lượng

17

2.3.2 Tỷ lệ héo

17

2.3.3 Tỷ lệ bệnh

17


2.3.4 Tỷ lệ nẩy mầm

17

2.3.5 Độ cứng

17

2.3.6 Màu sắc

17

2.3.7 Độ brix

18

2.4 Phương pháp phân tích số liệu

18

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

19

3.1 Hao hụt trọng lượng

19

3.2 Sự xuất hiện héo


21

3.3 Sự xuất hiện bệnh

22

3.4 Sự xuất hiện nẩy mầm

23

3.5 Độ cứng

25
viii


3.6 Màu sắc

26

3.7 Độ brix

29

3.8 Thời gian bảo quản

30

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ


33

4.1 Kết luận

33

4.2 Đề nghị

33

TÀI LIỆU THAM KHẢO

34

PHỤ CHƯƠNG

ix


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

1.1

Cây nghệ vàng (Curcuma Longa L.)


2

2.1

Vị trí đục lỗ trên bao PE, (a) 2 lỗ, (b) 4 lỗ, (c) 6 lỗ, (d) 8 lỗ.

15

2.2

Cách tiến hành thí nghiệm

16

3.1

Màu sắc củ nghệ ở các nghiệm thức bao PE với số lỗ khác nhau
theo thời gian bảo quản ở điều kiện nhiệt độ thường (a) ngày
đầu bảo quản, (b) sau 24 ngày bảo quản

28

x


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tên bảng


Trang

3.1

Tỷ lệ (%) hao hụt trọng lượng của nghệ ở các nghiệm thức
bao PE với số lỗ khác nhau theo thời gian bảo quản ở
nhiệt độ thường

19

3.2

Sự xuất hiên héo của nghệ ở các nghiệm thức bao PE với số lỗ
khác nhau theo thời gian bảo quản ở điều kiện nhiệt độ
thường

21

3.3

Sự xuất hiện bệnh của nghệ ở các nghiệm thức bao PE với số
lỗ khác nhau theo thời gian bảo quản ở điều kiện nhiệt
độ thường

22

3.4

Sự xuất hiện nẩy mầm của củ nghệ ở các nghiệm thức bao PE

với số lỗ khác nhau theo thời gian bảo quản ở điều kiện
nhiệt độ thường

24

3.5

Độ cứng (kgf/cm2) của nghệ ở các nghiệm thức bao PE với số
lỗ khác nhau theo thời gian bảo quản ở điều kiện nhiệt
độ thường

25

3.6

Giá trị màu từ -b đến b của củ nghệ ở các nghiệm thức bao PE
với số lỗ khác nhau theo thời gian bảo quản ở điều kiện
nhiệt độ thường.

26

3.7

Độ sai lệch màu ΔE của củ nghệ ở các nghiệm thức theo thời
gian bảo quản

27

3.8


Độ brix (%) của nghệ ở các nghiệm thức bao PE với số lỗ
khác nhau theo thời gian bảo quản ở điều kiện nhiệt độ
thường

29

3.9

Tổng hợp các chỉ tiêu chất lượng củ nghệ ở các nghiệm thức
không bao và bao PE với số lỗ khác nhau theo thời gian
bảo quản ở nhiệt độ thường.

31

xi


MỞ ĐẦU
Nghệ vàng (Curcuma longa L.) thuộc họ gừng (Zingiberaceae). Có
nguồn gốc từ Ấn Độ. Củ nghệ có nhiều giá trị trong cuộc sống, vừa làm gia vị
vừa có giá trị dược liệu rất lớn. Trong nghệ có chứa protein, chất béo, chất vô
cơ, sợi, carbohydrat và vitamin A, và đặc biệt trong nghệ là chiếc xuất
curcumin. Ngày nay, nghệ là một cây trồng quen thuộc ở khắp các nước vùng
nhiệt đới, từ Nam Á đến Đông Nam Á và Đông Á (Cao Thị Kim Anh và Lưu
Thị Ngọc Vĩnh, 2010).
Ở Việt Nam, nghệ có trữ lượng khá dồi dào và được trồng khắp các địa
phương, từ vùng đồng bằng ven biển đến vùng núi cao. Ở một số nơi như
Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Lâm Đồng (Hà Giang), Sìn Hồ, Phong Thổ
(Lai Châu),... Bên cạnh nguồn cung cấp do người dân trồng, ở một số địa
phương phía bắc, nghệ mọc hoang dại ước tính trữ lượng lên đến 1000 tấn.

Nhưng hiện nay khâu bảo quản nghệ sau thu hoạch vẫn chưa được quan tâm
đúng mức nên gây hao hụt trọng lượng lớn và ảnh hưởng đến chất lượng của
củ nghệ sau thu hoạch (Cao Thị Kim Anh và Lưu Thị Ngọc Vĩnh, 2010).
Theo Trần Minh Tâm (2002), ở nước ta mức độ thiệt hại trong quá trình
bảo quản nông sản ước tính trung bình hàng năm khoảng 15%, đây là một con
số đáng kể. Vì vậy, bảo quản sau thu hoạch là một quá trình quan trọng. Có
nhiều cách bảo quản khác nhau: bảo quản lạnh, bảo quản ở điều kiện ẩm độ
cao, bảo quản bằng bao Polyethylen (PE),.. Phương pháp bảo quản bằng bao
PE có nhiều ưu điểm tích cực cho quá trình bảo quản nông sản. Theo Geeson
(1989), bảo quản trong bao PE giúp giảm hao hụt khối lượng nhưng bệnh trên
bề mặt và bên trong gia tăng do ẩm độ trong bao gia tăng, tuy nhiên bao PE sẽ
giúp ngăn cản sự hư hỏng khi có sự thông thoáng đủ để thoát bớt đi ẩm độ
thừa. Vì vậy, để thực hiện tốt việc này ta cần tìm ra bao PE có số lỗ phù hợp
để giúp cho việc điều hòa không khí thuận lợi nhất.
Vì thế, đề tài “Ảnh hưởng của số lỗ trên bao Polyethylen đến chất
lượng củ nghệ Vàng (Curcuma longa L.) bảo quản ở nhiệt độ thường” được
thực hiện nhằm tìm ra số lỗ thích hợp trên bao PE để duy trì chất lượng và kéo
dài thời gian bảo quản củ nghệ ở điều kiện nhiệt độ thường.

1


CHƢƠNG 1
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ NGHỆ
1.1.1 Đặc điểm cây nghệ
Nghệ hay gọi là nghệ vàng, uất kim, khương hoàng, khinh lương (Tày).
Nghệ là cây thảo mộc sống lâu năm, có tên khoa học là Curcuma longa L.,
thuộc họ gừng (Zingiberaceae) (Chan và ctv., 2009). Thân nghệ cao khoảng
0,6-1 m. Thân rễ thành củ hình trụ hoặc hơi dẹt, khi bẻ hoặc cắt ngang có màu

vàng cam sẫm do có chứa chất màu curcumin. Lá hình trái xoan thon nhọn ở
hai đầu, hai mặt đều nhẵn dài khoảng 45 cm, rộng khoảng 18 cm, lá khum
hình máng rộng, đầu tròn màu xanh lục nhạt, lá non hẹp hơn, màu hơi tím
nhạt. Cụm hoa mọc từ giữa các lá lên thành hình nón thưa, cánh hoa ngoài
màu xanh lục vàng nhạt, chia thành ba thùy. Củ nghệ có vị đắng, cay, mùi
thơm hắc, tính ấm, chứa tinh dầu (3-5%) màu vàng nhạt, thơm, ngoài ra còn có
tinh bột, canxi oxalat và chất béo tươi (Cao Thị Kim Anh và Lưu Thị Ngọc
Vĩnh, 2010).
Toàn bộ phần trên mặt đất tàn lụi vào mùa đông ở các tỉnh phía Bắc và
mùa khô ở các tỉnh phía Nam nước ta. Cây mọc lại vào mùa xuân, có hoa sau
khi đã ra lá. Hoa mọc trên những thân của những chồi năm trước. Những thân
đã ra hoa thì năm sau không mọc lại nữa và phần thân rễ của chúng trở thành
những “củ cái” già, sau 1-2 năm bị thối, cho những nhánh non nẩy chồi thành
các cá thể mới tươi (Cao Thị Kim Anh và Lưu Thị Ngọc Vĩnh, 2010).

Hình 1.1 Cây nghệ vàng (Curcuma Longa L.)

2


1.1.2 Giá trị sử dụng
Theo Chaturvedi (2009), nghệ đã được sử dụng trong y học cổ truyền
hàng ngàn năm như một phương thuốc chữa các bệnh về dạ dày và gan, cũng
như thường dùng để chữa lành các vết loét, do những tính chất kháng khuẩn
cơ bản của nó. Trong hệ thống y học Siddha (từ năm 1900 TCN), nghệ là
thuốc chữa một số bệnh và tình trạng như ở da, phổi, hệ thống tiêu hóa, đau
nhức, các vết thương, bong gân, và các rối loạn ở gan. Nước ép nghệ tươi
thường được sử dụng trong nhiều tình trạng về da, bao gồm cả
bệnh chàm, thủy đậu, bệnh zona, dị ứng, và ghẻ. Theo Liu, Kai và ctv. (2013),
các hợp chất trong nghệ có đặc tính chống nấm và kháng khuẩn.

Hợp chất hoạt động curcumin trong nghệ có một loạt các hiệu ứng sinh
học bao gồm chống viêm, chống oxy hóa, hóa trị liệu, kháng sinh, kháng virus
và các hoạt động của virus (Aggarwal, 2007). Theo Singletary (2010), việc sử
dụng chất curcumin hoặc nghệ có thể ngăn chặn một số giai đoạn phát triển
ung thư ở dạng đa khối u.
1.1.3 Tính chất vật lý và thành phần hóa học của nghệ
1.1.3.1 Tính chất vật lý
Bột nghệ là dạng bột màu vàng cam huỳnh quang, không mùi, bền với
nhiệt độ, không bền với ánh sáng. Khi ở dạng dung dịch curcumin dễ bị phân
hủy bởi ánh sáng và nhiệt độ, tan trong chất béo, etanol, diclometan, aceton,
acid acetic và hầu như không tan trong nước ở môi trường acid hay trung tính
(độ tan < 10 mg ở 250C). Tan trong môi trường kiềm tạo dung dịch màu đỏ
máu rồi ngã tím, tan trong môi trường acid có màu đỏ tươi (Cao Thị Kim Anh
và Lưu Thị Ngọc Vĩnh, 2010).
1.1.3.2 Thành phần hóa học
Theo Ishita Chattopadhyay (2004), trong củ nghệ vàng (Curcuma longa
L.) có chứa 13,1% nước; 6,3% protein; 5,1% chất béo; 3,5% chất vô cơ; 2,6%
sợi; 69,4% carbonhydrat và caroten tính theo vitamin A (tinh dầu nghệ chứa
1% d.Phelandren; 0,6% d. Sabinen; 1% cineol; 10,5% Borneol; Zingi, Beren
25%; Sesquiterpen (tuemeron) 58%...
Thành phần hóa học quan trọng của nghệ và được nghiên cứu nhiều nhất
đó chính là curcuminoids ancaloit chiếm từ 3- 5%. Curcuminoids ancaloit gồm
3 loại: Curcumin, Demothoxy curcumin, Bisdedemothoxy curcumin (Tayyem
và ctv., 2006).

3


1.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NGHỆ TRONG QUÁ TRÌNH
BẢO QUẢN

1.2.1 Sự mất hơi nƣớc
Đa số các loại nông sản đều chứa một lượng nước nhất định. Trong nông
sản tươi thường có hàm lượng nước rất cao, trung bình khoảng 80-90%, có khi
đến 93-97% nước, chủ yếu ở dạng tự do, tới 80-90% trong dịch bào, phần còn
lại trong chất nguyên sinh và gian bào (Quách Đĩnh và ctv., 1996).
Theo Trần Minh Tâm (2002), tế bào thực vật có lớp vỏ cutin mỏng, lại
chứa ít protein nên khả năng giữ nước kém. Nhìn chung con đường mất nước
của nông sản đều qua khí khổng và lớp vỏ ngoài. Sau thu hoạch, lượng nước
mất đi không được bù đắp nên nông sản bị mất nước. Sự mất nước làm nông
sản bị giảm trọng lượng, làm giảm tính trương nguyên sinh gây héo, nhăn
nheo và làm giảm giá trị thương phẩm của nông sản.
Quá trình thoát hơi nước ở thực vật về bản chất là một quá trình bay hơi
vật lý nên phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, ẩm độ
môi trường, tốc độ chuyển động của không khí trong môi trường bảo quản. Sự
chênh lệch về áp suất hơi nước trên bề mặt sản phẩm và áp suất hơi nước trong
không khí càng lớn thì sự thoát hơi nước càng nhanh. Các nghiên cứu cho
thấy, nếu bảo quản nông sản ở nhiệt độ 00C và ẩm độ không khí (RH) là 100%
thì tốc độ thoát hơi nước rất thấp, nhưng ở cùng nhiệt độ bảo quản mà RH là
90% thì tốc độ thoát hơi nước đã tăng lên 6 lần và khi RH giảm xuống 80% thì
tốc độ thoát hơi nước tăng lên 12 lần. Nhiệt độ bảo quản quá cao hay quá thấp
đều có thể làm tổn thương tế bào, gây rối loạn trao đổi chất, ảnh hưởng đến tốc
độ thoát hơi nước của nông sản. Khi bảo quản lạnh rau quả cần tránh thay đổi
nhiệt độ đột ngột làm ảnh hưởng đến tốc độ thoát hơi nước (Nguyễn Mạnh
Khải và ctv., 2006).
Các tổn thương cơ giới và vết thương gây ra bởi sinh vật hại cũng là yếu
tố làm tăng tốc độ thoát hơi nước. Những vết thương nhỏ có tiết diện vài
centimet vuông trên một quả cam có thể làm tăng sự mất nước lên 3-4 lần. Sự
thoát hơi nước của nông sản sau thu hoạch làm cho nông sản bị héo, giảm giá
trị cảm quan, giảm sức đề kháng. Nếu mất nước quá nhiều nông sản sẽ không
còn giá trị thương phẩm (Nguyễn Mạnh Khải và ctv., 2006).

1.2.2 Hô hấp
Hô hấp là một trong những quá trình sinh lý quan trọng của cơ thể sống,
trong quá trình tồn trữ nông sản vẫn xảy ra quá trình hô hấp. Theo Trần Minh
Tâm (2002), trong quá trình hô hấp, một loạt những biến đổi trung gian của

4


các chất sẽ xảy ra với sự tham gia của hàng loạt những loại men khác nhau,
các chất dinh dưỡng trong sản phẩm sẽ bị phân giải để tiến hành các quá trình
trao đổi chất, nhiều chất như đường, acid hữu cơ, tinh bột, chất pectin và một
số chất khác bị hao phí đi, dẫn đến hiện tượng làm giảm khối lượng của nông
sản.
Quá trình hô hấp hoạt động làm tiêu hao một lượng lớn chất hữu cơ dự
trữ làm rau quả tổn thất cả về khối lượng lẫn chất lượng (Nguyễn Minh Thủy,
2010). Các biện pháp làm giảm cường độ hô hấp sẽ hạn chế được sự giảm
khối lượng tự nhiên, có ý nghĩa lớn trong bảo quản rau quả tươi (Trần Minh
Tâm, 2002). Theo Nguyễn Minh Thủy (2010), trong các nguyên nhân gây ra
sự giảm khối lượng của rau quả sau thu hoạch do quá trình thoát hơi nước
chiếm 75-85%. Khi sự thoát hơi nước diễn ra mạnh vách tế bào bị mất cấu trúc
và dẫn đến quá trình héo, các loại rau quả mất 5-10% trọng lượng của chúng
thì không còn giá trị sử dụng. Theo Hà Văn Thuyết và Trần Quang Bình
(2000), khi lượng nước giảm nhiều, rau quả sẽ bị héo, các quá trình sống bị ức
chế, nhưng khi hấp thụ nước trở lại thì các quá trình sống lại được “thức tỉnh”,
rau quả trở nên tươi.
1.2.3 Đƣờng và tinh bột
Đường và tinh bột là chất dự trữ chủ yếu trong hạt và củ. Trong quá trình
tồn trữ, tinh bột và đường biến động khá nhiều. Hàm lượng tinh bột sẽ giảm do
tinh bột bị thủy phân tạo thành các đường đa và glucoza (Nguyễn Mạnh Khải,
2005). Các đường đơn thường tăng trong quá trình sau thu hoạch, tuy nhiên,

đường tổng số lại giảm vì tham gia vào quá trình hô hấp để tạo năng lượng
duy trì sự sống cho nông sản (Trần Minh Tâm, 2002).
1.2.4 Thành phần không khí
Thành phần không khí trong môi trường bảo quản nông sản có ảnh
hưởng đáng kể đến cường độ hô hấp cũng như tốc độ trao đổi chất trong đó có
khí O2, CO2 là quan trọng nhất. Khí O2 như là một thành phần chủ yếu tham
gia vào quá trình hô hấp hiếu khí, hàm lượng khí O2 càng cao thì cường độ hô
hấp càng tăng và ngược lại. Khi hàm lượng khí O2 giảm xuống dưới mức cho
phép thì hô hấp yếm khí xảy ra sẽ tạo ra rượu gây độc cho tế bào sống cũng
như tạo ra hương vị khó chịu. Giảm nồng độ O2 giúp trỉ hoãn hô hấp, điều này
phụ thuộc vào nhiệt độ bảo quản sản phẩm. Nhiệt độ thấp, nhu cầu về nồng độ
O2 giảm. Nồng độ O2 dưới 21% nhưng không nhỏ hơn 5% sẽ làm chậm sự hô
hấp, nhưng nếu nồng độ O2 quá thấp dưới 5% sẽ rút ngắn thời gian bảo quản
do có sự xáo trộn biến dưỡng, sinh ra hô hấp yếm khí làm thay đổi mùi vị trái.
Hàm lượng O2 giảm quá mức cũng có thể làm cho hàm lượng vitamin giảm.
5


Các loại nấm bệnh phát triển chậm khi giảm lượng O2 đến 3% và không có
CO2 (Hà Văn Thuyết và Trần Quang Bình, 2002).
Bên cạnh khí O2, khí CO2 cũng có ảnh hưởng lớn đến thời gian tồn trữ
trái theo chiều hướng thuận, khi lượng CO2 tăng thì thời gian tồn trữ trái có thể
tăng, khí CO2 chủ yếu tác động lên quá trình hô hấp và ảnh hưởng đến sự trao
đổi chất của trái cũng như vi sinh vật. Trong khí quyển hàm lượng CO2 chỉ
chiếm khoảng 0,03% nhưng sau thời gian bảo quản hàm lượng chất này tăng
lên đáng kể do hô hấp.
Tuy nhiên ở một số loại trái nồng độ CO2 vượt quá 10% thì hô hấp hiếu
khí có thể bị ức chế và hô hấp yếm khí xảy ra. Khí CO2 trong môi trường bảo
quản ảnh hưởng đến sự trao đổi chất. Khi nồng độ CO2 cao, độ chua của trái
tăng là do trong bóng tối CO2 được hấp thụ và có định trong tổ chức tế bào từ

đó tạo thành acid hữu cơ. Tuy nhiên, đối với bệnh, hàm lượng CO2 trên 20%
có thể hạn chế sự phát triển của một số loại nấm (Hà Văn Thuyết và Trần
Quang Bình, 2002).
Ngoài ra, còn có ảnh hưởng của gió, áp suất không khí, ánh sáng, bức
xạ mặt trời. Ánh sáng kích thích sự mở khí khổng, tăng cường bay hơi nước
gây héo nông sản, kích thích hoạt động của côn trùng. Gió làm héo nông sản,
mang mầm bệnh, tạp chất đến nông sản (Hà Văn Thuyết và Trần Quang Bình,
2002). Theo Kader và ctv. (1989), mức độ trao đổi khí ảnh hưởng đến đời
sống và chất lượng nông sản, đời sống nông sản được xem như là tùy vào
thành phần khí xung quanh, vì lượng khí ảnh hưởng đến hô hấp, lượng nước
bốc hơi và tỷ lệ bệnh xuất hiện trên nông sản.
1.2.5 Nhiệt độ
Theo Hà Văn Thuyết và Trần Quang Bình (2002), nhiệt độ là yếu tố rất
quan trọng có tính chất quyết định đến thời gian tồn trữ nông sản tươi. Sự thay
đổi nhiệt độ trước hết ảnh hưởng đến cường độ hô hấp. Nhiệt độ càng cao tốc
độ của các phản ứng sinh hóa xảy ra trong nông sản cũng càng cao được thể
hiện qua cường độ hô hấp. Như vậy, muốn giảm cường độ hô hấp thì cần tồn
trữ nông sản trong môi trường có nhiệt độ thấp. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ quá
thấp thì nông sản sẽ bị đóng băng, tế bào thực vật bị phá hủy, nông sản không
còn tươi nữa. Hơn nữa, nhiệt độ quá thấp có thể dẫn đến rối loạn một số quá
trình sinh lý sinh hóa của nông sản. Do đó, mỗi loại nông sản chỉ thích hợp với
nhiệt độ tồn trữ nhất định nào đó. Nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn đều ảnh
hưởng xấu đến thời gian tồn trữ và chất lượng nông sản.
Theo Quách Đĩnh và ctv., (1996), nông sản sau khi được thu hoạch cần
loại bỏ những mẫu hư hỏng và đưa nhanh vào kho lạnh để giảm cường độ hô
6


hấp và sự bốc thoát hơi nước. Bảo quản nông sản trong điều kiện nhiệt độ thấp
giúp kéo dài thời gian tồn trữ và vận chuyển đến nơi tiêu thụ mà vẫn đảm bảo

chất lượng tốt do các biến đổi sinh lý sinh hóa diễn ra trong nông sản bị hạn
chế, sự gây hại và phát triển của nấm bệnh cũng bị hạn chế đến mức thấp nhất.
1.2.6 Độ ẩm không khí
Độ ẩm tương đối của không khí cũng là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến
thời gian tồn trữ. Ẩm độ quyết định tốc độ bay hơi nước của nông sản. Độ ẩm
tương đối môi trường càng thấp thì cường độ hô hấp và tốc độ bay hơi nước
càng cao làm cho khối lượng tự nhiên của nông sản giảm đáng kể, bề mặt của
nông sản bị héo, nhăn, làm giảm giá trị cảm quan cũng như giá trị thương
phẩm của nông sản. Ngoài ra, sự mất nước quá cao còn làm cho nông sản mất
khả năng đề kháng với những tác động bất lợi từ bên ngoài, từ đó nông sản
mau hỏng. Thêm vào đó, khi độ ẩm thấp tạo môi trường không thuận lợi cho
vi sinh vật phát triển từ đó hạn chế đáng kể sự xuất hiện của các loại bệnh (Hà
Văn Thuyết và Trần Quang Bình, 2002). Đồng thời, khi bị mất nước, các tế
bào xảy ra hiện tượng co nguyên sinh làm rối loạn quá trình trao đổi chất và
các phản ứng sinh hóa làm cho nông sản mau bị hư hỏng (Nguyễn Bảo Vệ và
Lê Thanh Phong, 2004).
Ngược lại, khi độ ẩm không khí trong phòng tồn trữ cao, tốc độ thoát hơi
nước và cường độ hô hấp của nông sản giảm giúp kéo dài thời gian tồn trữ và
ít bị mất trọng lượng so với bảo quản ở nhiệt độ thường nhưng lại tạo môi
trường thuận lợi cho sự phát triển của các vi sinh vật (Hà Văn Thuyết và Trần
Quang Bình, 2002; Hà Thanh Toàn, 2003; Nguyễn Thị Tuyết Mai, 2005).
1.2.7 Quá trình biến đổi sắc tố
Sắc tố cung cấp những thông tin tình trạng dinh dưỡng, độ chín và có giá
trị quan trọng trong việc tạo ra sự đa dạng về màu sắc cũng như tăng tính hấp
dẫn của rau quả. Sự phân hủy diệp lục tố có thể xảy ra do sự thay đổi pH, quá
trình oxy hóa hay dưới tác động của enzyem. Sự thay đổi màu sắc của rau quả
là một tiêu chí hết sức quan trọng được sử dụng để đánh giá chất lượng
(Nguyễn Mạnh Khải và ctv., 2006). Rau quả có 3 loại sắc tố chính là diệp lục
(chlorophyll) có màu xanh; caroten có nhiều màu từ vàng, da cam đến đỏ;
anthocyanin có màu đỏ, huyết dụ tím và lam. Các caroten thường các hợp chất

bền vững được tổng hợp trong quá trình phát triển của rau quả và thường vẫn
còn nguyên vẹn khi quá trình già hóa diễn ra. Việc mất chlorophyll thường đi
kèm với việc tổng hợp hoặc lộ ra các sắc tố đỏ hoặc vàng của caroten (Võ Thị
Diệu Hằng, 2006).

7


1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG NÔNG SẢN
1.3.1 Sự nẩy mầm
Quá trình nẩy mầm của củ trong thời gian tồn trữ là quá trình phân giải
của các chất hữu cơ tích lũy trong củ. Khi củ nẩy mầm, các chất hữu cơ dự trữ
trong củ bị phân giải để tạo thành các hợp chất đơn giản, đồng thời giải phóng
năng lượng cung cấp cho quá trình phát triển của tế bào mầm (Nguyễn Mạnh
Khải, 2005). Các vật chất bị tiêu hao trong quá trình này là C, H, O của đường
và tinh bột. Khi nẩy mầm các chất khô bị phân giải. Protein biến thành các
acid amin, tinh bột biến thành đường, chất béo biến thành glycerine và acid
béo (Trần Minh Tâm, 2002).
Quá trình nẩy mầm làm giảm đáng kể phẩm chất và chất lượng nông sản.
Do vậy phải khống chế các yếu tố gây nên hiện tượng nẩy mầm như nhiệt độ,
ánh sáng, ẩm độ. Ngoài ra còn có thể dùng hóa chất để ức chế nẩy mầm xử lý
trước và sau thu hoạch (Nguyễn Mạnh Khải, 2005). Trong giai đoạn bảo quản
tốt hạt và củ không thể nẩy mầm mà chỉ trong những điều kiện nhất định nào
đó hạt mới có thể nẩy mầm. Đối với những hạt giống, củ giống nẩy mầm trong
thời gian bảo quản cần phải có biện pháp kéo dài thời gian ngủ nghỉ (Trần
Minh Tâm, 2002).
Theo Trần Minh Tâm (2002), những yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng đến
sự nẩy mầm của hạt và củ giống:
+ Trước hết nông sản muốn nẩy mầm được phải hút nước vào và trương lên.
Lượng nước tối thiểu hút vào nhiều hay ít tùy theo giống. Vai trò của nước lúc

này là ở chỗ khi có mặt của nước, sẽ xảy ra hiện tượng thủy phân các chất dự
trữ và tổng hợp các chất mới.
+ Nhiệt độ cũng là yếu tố có tác dụng mạnh đến sự nẩy mầm. Nhiệt độ thích
hợp để nông sản nẩy mầm là 20-350C. Tuy nhiên ở nhiệt độ thấp hơn (5-100C)
hoặc cao hơn (40-500C) vẫn có thể nẩy mầm được. Trong điều kiện khí hậu
nước ta, khi nhiệt độ tăng thì quá trình nẩy mầm cũng tăng.
+ Lượng oxy trong môi trường cũng ảnh hưởng quyết định đến tốc độ nẩy
mầm. Nếu hạt, củ bảo quản trong điều kiện yếm khí khó nẩy mầm hơn.
Do sự nẩy mầm của củ trong thời gian bảo quản làm giảm phẩm chất
đáng kể nên cần phải khống chế ảnh hưởng của các yếu tố gây nên hiện tượng
nẩy mầm (Nguyễn Mạnh Khải và ctv., 2006).

8


1.3.2 Tỷ lệ bệnh
Trong điều kiện bảo quản, nông sản thường được tồn trữ với số lượng
lớn. Khi một hoặc một vài cá thể nhiễm bệnh, cùng với việc bản thân nông sản
có xu hướng tăng cường độ hô hấp và thoát hơi nước thì việc hô hấp của nấm
bệnh sẽ làm tăng nhanh nhiệt độ xung quanh và gây ra hiện tượng bốc nóng
cho khối nông sản, từ đó lan ra toàn kho. Hệ quả kể tiếp của sự tăng nhiệt này
là sự tăng cường hô hấp nhanh chóng và mạnh mẽ của nông sản dẫn đến sự
tăng nhanh quá trình tiêu hao năng lượng và già hóa nông sản. Cùng với sự tấn
công mạnh mẽ hơn nữa của vi sinh vật hại, tổn thất trở nên nghiêm trọng và
không kiểm soát (Nguyễn Mạnh Khải và ctv., 2006).
1.4 CÁC PHƢƠNG PHÁP BẢO QUẢN NÔNG SẢN
1.4.1 Bảo quản ở điều kiện thƣờng
Trong quá trình bảo quản nông sản vẫn biến đổi và hư hỏng nên cần đưa
ra phương pháp bảo quản tốt nhất cho từng loại nông sản. Bảo quản nông sản
ở điều kiện thường là sử dụng điều kiện nhiệt độ trong môi trường tự nhiên.

Bảo quản như vậy thường mang tính tạm thời và thời gian bảo quản thường
không lâu. Có thể là giải pháp kéo dài độ tươi sống của rau quả trước khi tiêu
thụ, chế biến hoặc trước khi bảo quản dài ngày (Trần Minh Tâm, 2002).
1.4.1.1 Điều kiện ngoài đồng
Ở điều kiện ngoài đồng người ta có thể bảo quản nông sản trong hầm,
hào (củ cải, cà rốt, khoai tây, khoai lang, bắp cải..). Ngoài ra, người ta có thể
vùi gừng, nghệ vào trong cát. Hoạt động tồn trữ rau quả dưới mặt đất phù hợp
phương pháp tồn trữ trong thời gian ngắn. Khuyết điểm của phương pháp này
là: Chi phí lao động, không điều khiển được điều kiện khí hậu và thời tiết khắc
nghiệt có thể gây ra tổn thất nặng. Sự phân hủy có thể xảy ra nhanh nếu rau
quả không được chuyển đi trước khi khí hậu ẩm và lạnh xuất hiện (Trần Minh
Tâm, 2002).
1.4.1.2 Thông gió
Bảo quản thông gió là phương pháp bảo quản thoáng để khối nông sản
tiếp xúc trực tiếp với môi trường không khí bên ngoài nhằm điều chỉnh nhiệt
độ, ẩm độ trong kho và khối nông sản một cách kịp thời thích ứng với môi
trường bảo quản. Do đó giữ được thủy phần và nhiệt độ của khối nông sản ở
trạng thái an toàn (Trần Minh Tâm, 2002).
+ Thông gió tự nhiên xảy ra theo nguyên tắc đối lưu nhiệt. Không khí nhẹ di
chuyển lên trên, không khí nặng di chuyển xuống dưới gây ra sự tự hút-thải.
Tốc độ di chuyển tùy thuộc vào sự chênh lệch áp suất.
9


+ Thông gió tích cực đảm bảo cho không khí thổi vào qua được từng cá thể
nông sản, làm cho chúng nhanh nguội, nhiệt độ đều trong toàn kho và do đó có
thể tăng khối lượng rau quả xếp trong kho bảo quản.
1.4.2 Bảo quản lạnh
Nguyên tắc của phương pháp bảo quản lạnh là dùng nhiệt độ thấp làm tê
liệt các hoạt động của vi sinh vật, côn trùng. Phương pháp này đòi hỏi phải hạ

thấp nhiệt độ của khối sản phẩm xuống một mức độ nhất định, càng thấp càng
tốt. Để thực hiện phương pháp này người ta dùng nhiều cách để làm lạnh, có
hai cách phổ biến là làm lạnh tự nhiên và làm lạnh nhân tạo (Trần Minh Tâm,
2002).
Làm lạnh tự nhiên là lợi dụng nhiệt độ thấp của không khí trong môi
trường bảo quản để hạ thấp nhiệt độ trong khối hạt thông qua phương pháp
thông gió tích cực. Còn làm lạnh nhân tạo là sử dụng những phòng lạnh, kho
lạnh hoặc những kho có điều hòa nhiệt độ để giữ ở nhiệt độ nhất định của khối
hạt (Trần Minh Tâm, 2002).
1.4.3 Điều chỉnh khí quyển
Nhiều năm qua, người ta đã áp dụng phương pháp bảo quản nông sản,
nhất là rau quả trong khí quyển có điều chỉnh thành phần các chất khí, đồng
thời giảm nhiệt độ kho bảo quản nhằm làm chậm các hoạt động sống của nông
sản mà chủ yếu là quá trình hô hấp (Trần Minh Tâm, 2002).
Các hoạt động sống như trao đổi chất và hô hấp của nông sản chỉ có thể
tiến hành khi có đủ một lượng O2 nhất định. Nếu lượng O2 giảm thì nông sản
sẽ hô hấp yếm khí, các quá trình trao đổi chất sẽ chậm lại, thành phần hóa học
sẽ biến đổi chậm hơn so với bình thường. Mặt khác trong điều kiện thiếu O2,
vi sinh vật hoạt động phá hoại kém hơn. Nếu thay đổi một phần O2 bằng một
số khí trơ như nitơ, CO2 thì các quá trình sinh hóa bị hạn chế, hoạt động của vi
sinh vật bị ngừng trệ, song chỉ thay thế được một phần, nếu thay thế hoàn toàn
O2 của môi trường thì ảnh hưởng đến nông sản (Trần Minh Tâm, 2002).
Qua nhiều nghiên cứu, người ta đã rút ra kết luận về các giới hạn thay
đổi thành phần không khí của khí quyển thích hợp như sau: O2 2-5%, CO2 35%. Tất nhiên phải có thiết bị đặc biệt để tạo ra thành phần không khí nhất
định của môi trường và điều khiển được liên tục (Trần Minh Tâm, 2002).
Chất khí hiện nay người ta thường dùng để bảo quản thương phẩm rau
quả chủ yếu là CO2 và kết hợp với bảo quản lạnh. Để tạo ra khí CO2 với nồng
độ cần thiết, người ta dùng tuyến CO2 hay khí CO2 nên cho vào các phòng bảo
quản kín. Đối với rau quả ở nồng độ kín CO2 10-12% là tốt nhất. Ở điều kiện
10



nước ta, nồng độ này làm cho rau quả sẽ chín chậm đi khoảng 2-3 lần so với
bình thường (Trần Minh Tâm, 2002).
1.4.4 Bảo quản bằng bao PE
Trong quá trình bảo quản nông sản sau thu hoạch, bên cạnh sự tác động
của nhiệt độ thấp giúp hạn chế các tiến trình trao đổi chất, sự chín hóa thì việc
sử dụng các loại màng bao tổng hợp (PE, PP, PC) cũng có tác dụng tích cực
trong việc hạn chế sự bốc thoát hơi nước, hô hấp từ đó làm kéo dài đời sống
sau thu hoạch của nông sản. Việc sử dụng màng bao này rất phổ biến ở các
nước trên thế giới (Nguyễn Quốc Hội, 2005).
Như vậy, nhằm giảm hoạt động hô hấp và các phản ứng trao đổi chất đến
mức thấp nhất có thể thông qua sự gia tang hàm lượng CO2 và giảm O2, bao
gói sẽ hạn chế sự chuyển động của không khí, cho phép nông sản hô hấp bình
thường, làm giảm hàm lượng O2 và tăng hàm lượng CO2 của không khí bên
trong vật liệu bao gói. Màng bao sẽ điều chỉnh thành phần không khí bên trong
bao và có tiềm năng lớn trong việc kéo dài thời gian tồn trữ của nông sản sau
thu hoạch (Safiner, 1999).
Theo Rodov và ctv., (2000), cho rằng việc bao gói từng trái riêng biệt
khống chế tốt nhất sự mất trọng lượng và áp dụng bao gói nhiều trái với túi
polyethylene (PE) tốt hơn bao sáp. Sử dụng bao PE ngăn cản sự bốc thoát hơi
nước của nông sản ra môi trường bên ngoài do đó hao hụt trọng lượng giảm.
Theo Mangaraj và ctv., (2009), trái táo được tồn trữ trong bao PE cũng duy trì
độ tươi và chất lượng tốt sau 7 tháng bảo quản ở nhiệt độ thấp. Các loại bao bì
được sử dụng phổ biến trong quá trình tồn trữ các loại rau quả tươi là bao PE
và PP. Theo Zhang và Chen (2010), thì cả 2 dạng bao bì PP (polypropylen) và
PE (polyethylen) được chọn là dạng bao bì tốt nhất để duy trì trạng thái tươi
của búp măng trong quá trình tồn trữ.
Theo Geeson (1989), bảo quản trong bao PE giúp giảm hao hụt khối
lượng nhưng bệnh trên bề mặt và bên trong gia tăng do ẩm độ trong bao gia

tăng, tuy nhiên bao PE sẽ giúp ngăn cản sự hư hỏng khi có sự thông thoáng đủ
để thoát bớt đi ẩm độ thừa. Theo Chung và Moon (2011), chất lượng của củ
gừng tồn trữ trong túi polyethylene có đục lỗ cho thấy tỷ lệ nẩy mầm và thối
rữa của gừng trong bao PE 2 lỗ và PE 12 lỗ thấp hơn PE không đục lỗ. Màu
sắc bên trong, độ cứng, chất rắn hòa tan và độ pH của gừng trong túi
polyethylen không bị ảnh hưởng bởi sự hiện diện của số lỗ.

11


1.5 MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ BẢO QUẢN NÔNG SẢN
Theo Trần Minh Tâm (2002), bảo quản khoai lang bằng phương pháp
đào hầm sâu trong đất hay hầm bán lộ thiên sẽ giúp khoai giữ được lâu hơn do
cách ly được với môi trường bên ngoài. Khoai lang có thể bảo quản được 1015 trong điều kiện thoáng. Đối với khoai mì có thể bảo quản 20-30 ngày trong
hầm đất.
Theo Châu Tấn Phát (2004), trái cam Sành bảo quản trong bao PE 10 lỗ
kim có thể bảo quản đến 42 ngày mà vẫn giữ được chất lượng của trái. Theo
Nguyễn Thị Tuyết Mai (2005), sử dụng bao PVC, PP và PE bao quả cam Sành
và bảo quản ở nhiệt độ 80C và RH 80% có thể bảo quản được 8 tuần.
Theo Trần Thị Xuân Lan (2008), dưa leo bảo quản trong bao nylon 6 lỗ
ở điều kiện nhiệt độ phòng có thể duy trì chất lượng đến 10 ngày sau thu
hoạch. Theo Lý Hoàng Minh (2009), xử lý ethephon 50 ppm 1 tuần trước khi
thu hoạch kết hợp với bao PE (đục 20 lỗ, đường kính mỗi lỗ là 1 mm) và trữ
lạnh ở 130C hoặc CaCl2 kết hợp với 2,4-D và ethephon cộng thêm bao PE và
tồn trữ ở nhiệt độ lạnh kéo dài thời gian tồn trữ của trái cam Mật đến 6 tuần.
Theo Mangaraj và ctv., (2009), trái táo được tồn trữ trong bao PE cũng
duy trì độ tươi và chất lượng tốt sau 7 tháng bảo quản ở nhiệt độ thấp. Các loại
bao bì được sử dụng phổ biến trong quá trình tồn trữ các loại rau quả tươi là
bao PE và PP. Theo Zhang và Chen (2010), thì cả 2 dạng bao bì PP
(polypropylen) và PE (polyethylen) được chọn là dạng bao bì tốt nhất để duy

trì trạng thái tươi của búp măng trong quá trình tồn trữ.
Theo Lê Trương Anh Tuấn (2010), sử dụng bao PE 3 lỗ (đường kính mỗi
lỗ 1 mm) có thể tồn trữ mận An Phước hơn 18 ngày trong diều kiện phòng thí
nghiệm mà vẫn giữ được chất lượng của trái. Theo Huỳnh Thị Thúy Liễu
(2010), sử dụng bao PE, cát để tồn trữ khoai lang có hiệu quả giảm hao hụt
trọng lượng, giảm mất ẩm. Theo Trần Ngọc Liên (2011), bảo quản trái chôm
chôm Java với bao PE 10 lỗ (đường kính mỗi lỗ 1 mm) và xử lý citric acid 1%
cùng tồn trữ 150C với ẩm độ 90% cho tỷ lệ hao hụt trọng lượng thấp, phẩm
chất ổn định và duy trì cảm quan tốt đến 13 ngày sau bảo quản. Bảo quản trái
chôm chôm Nhãn với bao PE 8 lỗ (đường kính mỗi lỗ 6 mm) và sử dụng
ascorbic acid 0,02% cùng tồn trữ ở 150C và ẩm độ 90% duy trì chất lượng đến
13 ngày.
Theo Nguyễn Văn Thê (2011), sử dụng bao PE 10 lỗ (đường kính mỗi lỗ
1 mm) kết hợp với nhiệt độ 150C có thể tồn trữ trái chôm chôm Java đến 9
ngày vẫn giữ duy trì được chất lượng của trái. Theo Đinh Thị Đào (2012), sử
dụng bao PE 3 lỗ (đường kính mỗi lỗ 1 mm, độ dày bao 0,065 mm) để bao trái
12


×