Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

đánh giá khả năng gây hại của sáu chủng vi khuẩn ralstonia solancearum gây bệnh héo xanh trên ớt hiểm lai 207 trong điều kiện nhà lƣới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (914.7 KB, 51 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

LÊ THỊ DIỄM TRINH

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG GÂY HẠI CỦA SÁU CHỦNG
VI KHUẨN RALSTONIA SOLANCEARUM GÂY
BỆNH HÉO XANH TRÊN ỚT HIỂM LAI 207
TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƢỚI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: NÔNG HỌC

2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: NÔNG HỌC

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG GÂY HẠI CỦA SÁU CHỦNG
VI KHUẨN RALSTONIA SOLANACEARUM GÂY
BỆNH HÉO XANH TRÊN ỚT HIỂM LAI 207
TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƢỚI

Cán bộ hướng dẫn

Sinh viên thực hiện


PGS. TS. TRẦN THỊ BA

LÊ THỊ DIỄM TRINH

ThS. VÕ THỊ BÍCH THỦY

MSSV: 3113346
Lớp: TT1119A2

2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP
--------------------------------------------------------------------------------------------------

Luận văn tốt nghiệp Kỹ sƣ ngành Nông học, với đề tài:

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG GÂY HẠI CỦA SÁU CHỦNG
VI KHUẨN RALSTONIA SOLANACEARUM GÂY
BỆNH HÉO XANH TRÊN ỚT HIỂM LAI 207
TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƢỚI

Do sinh viên Lê Thị Diễm Trinh thực hiện.
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014
Cán bộ hƣớng dẫn



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ luận
văn nào trƣớc đây.

Tác giả luận văn

Lê Thị Diễm Trinh

ii


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP
-------------------------------------------------------------------------------------------------Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sƣ
ngành Nông học với đề tài:

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG GÂY HẠI CỦA SÁU CHỦNG
VI KHUẨN RALSTONIA SOLANACEARUM GÂY
BỆNH HÉO XANH TRÊN ỚT HIỂM LAI 207
TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƢỚI
Do sinh viên Lê Thị Diễm Trinh thực hiện và bảo vệ trƣớc hội đồng.
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp: .....................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp đƣợc hội đồng đánh giá ở mƣ́c: .............................................
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014

Thành viên Hội đồng

.................................

...................................

.................................

DUYỆT KHOA
Trƣởng Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng

iii


QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
I. Lý lịch sơ lƣợc
Họ và tên: Lê Thị Diễm Trinh

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 12/02/1993

Dân tộc: Kinh

Nơi sinh: Xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long
Con ông: Lê Văn Khƣơng
Và bà: Nguyễn Thị Mỹ Châu
Chỗ ở hiện nay: Ấp Đục Dông, xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long
II. Quá trình học tập
1. Tiểu học

Thời gian: 1999 – 2004
Trƣờng: Tiểu học Thiện Mỹ B
Địa chỉ: Ấp Đục Dông, xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long
2. Trung học Cơ sở
Thời gian: 2004 – 2008
Trƣờng: Trung học Cơ sở Thiện Mỹ
Địa chỉ: xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long
3. Trung học Phổ thông
Thời gian: 2008 – 2011
Trƣờng: Trung học Phổ thông Trà Ôn
Địa chỉ: Thị trấn Trà Ôn, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long
4. Đại học
Thời gian: 2011 – 2014
Trƣờng: Đại học Cần Thơ
Địa chỉ: Đƣờng 3/2, Phƣờng Xuân Khánh, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ
Chuyên ngành: Nông học (Khóa 37)
Ngày … tháng … năm 2014

Lê Thị Diễm Trinh

iv


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng!
Cha mẹ với lòng biết ơn chân thành và thiêng liêng nhất. Con luôn ghi nhớ
công ơn cha mẹ đã sinh thành, dƣỡng dục và đã tận tụy nuôi dạy con nên ngƣời,
sự hy sinh cao cả đó chính là động lực giúp con vƣợt qua tất cả những khó khăn
và vững bƣớc hơn trên con đƣờng tƣơng lai sắp tới.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến

- PGS. TS. Trần Thị Ba đã tận tình hƣớng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm, góp ý và
cho những lời khuyên hết sức bổ ích trong việc nghiên cứu và hoàn thành tốt luận
văn này.
- ThS. Võ Thị Bích Thủy đã đóng góp những ý kiến xác thực góp phần hoàn
chỉnh luận văn.
- Cố vấn học tập cô Quan Thị Ái Liên đã quan tâm và dìu dắt lớp tôi hoàn thành
tốt khóa học.
- Quý Thầy, Cô trƣờng Đại học Cần Thơ, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng
dụng đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt khóa học.
Xin chân thành cảm ơn!
- Chị Nguyễn Thị Vẽ Cao học Bảo vệ thực vật khóa 19 đã giúp tôi hoàn thành số
liệu và chỉnh sửa luận văn.
- Chị Thanh, chị Nƣơng, anh Hạc cùng các bạn Nhung, Xƣơng, Trúc, kiều Anh,
Ni, Thẳng, Luân, Tuấn, Hậu, Lợi, Khang, Duy và các em khóa 38 đã tận tình
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thức hiện đề tài.
Thân gửi về!
Các bạn lớp Nông học khóa 37 những lời chúc sức khỏe và thành đạt trong tƣơng
lai.

Lê Thị Diễm Trinh

v


LÊ THỊ DIỄM TRINH. 2014. “Đánh giá khả năng gây hại của sáu chủng vi
khuẩn Ralstonia Solanacearum gây bệnh héo xanh trên ớt hiểm lai 207 trong
điều kiện nhà lƣới”. Luận văn tốt nghiệp Kỹ sƣ Nông học , khoa Nông nghiệp và
Sinh học Ứng dụng, trƣờng Đại học Cần Thơ, 26 trang. Cán bộ hƣớng dẫn: PGS.
TS. Trần Thị Ba và ThS. Võ Thị Bích Thủy.


TÓM LƢỢC
Đề tài đƣợc thực hiện tại nhà lƣới nghiên cứu rau sạch khoa Nông nghiệp và Sinh
học Ứng dụng nhằm chọn ra các chủng vi khuẩn Ralstonia solanacearum phát triển phổ
biến và gây hại nghiêm trọng trên cây ớt Hiểm lai 207. Thí nghiệm đƣợc bố trí hoàn
toàn ngẫu nhiên với 5 lần lặp lại gồm 7 nghiệm thức là 6 nghiệm thức chủng bệnh và 1
nghiệm thức đối chứng không chủng bệnh. 6 nghiệm thức chủng bệnh là 6 chủng vi
khuẩn thu thập từ các tỉnh trồng ớt chuyên canh nhƣ huyện Thanh Bình thuộc tỉnh Đồng
Tháp, huyện Chợ Mới thuộc tỉnh An Giang, huyện Bình Tân thuộc tỉnh Vĩnh Long và
huyện Giồng thuộc tỉnh Kiên Giang.
Kết quả thí nghiệm cho thấy chủng vi khuẩn 1 phát triển phổ biến và nghiêm
trọng nhất trên cây ớt Hiểm lai 207. Ở 32 NSKCh so với các chủng vi khuẩn khác thì
chủng vi khuẩn 1 có tỉ lệ bệnh 100%, chỉ số bệnh 1,72 cao hơn, chiều cao thân chính
(41,25 cm) và đƣờng kính gốc (0,46 cm) thấp hơn. Chủng vi khuẩn 3 phát triển yếu, gây
bệnh kém và ít ảnh hƣởng đến sinh trƣởng hơn, cũng ở 32 ngày sau khi chủng có bệnh tỉ
lệ bệnh 52%, chỉ số bệnh là 0,6 thấp hơn, chiều cao cây 57,63 cm và đƣờng kính gốc
0,54 cao hơn cac nghiệm thức còn lại. Nghiệm thức đối chứng không chủng bệnh thì
hoàn toàn không có cây bệnh.

vi


MỤC LỤC
QUÁ TRÌNH HỌC TẬP ................................................................................ iv
LỜI CẢM TẠ................................................................................................. v
TÓM LƢỢC ................................................................................................... vi
MỤC LỤC ..................................................................................................... vii
DANH SÁCH BẢNG ..................................................................................... ix
DANH SÁCH HÌNH ...................................................................................... x
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... xi
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1

CHƢƠNG 1 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ....................................................... 2
1.1 Tổng quan về cây ớt ................................................................................. 2
1.1.1 Nguồn gốc, phân bố, phân loại và công dụng của cây ớt ........................ 2
1.1.2 Đặc tính thực vật và điều kiện ngoại cảnh .............................................. 3
1.1.3 Điều kiện ngoại cảnh ............................................................................. 4
1.1.4 Một số bệnh hại thƣờng gặp trên ớt ........................................................ 5
1.2 Bệnh héo xanh do vi khuẩn ralstonia solanacearum ................................. 6
1.2.1 Triệu chứng chẩn đoán bệnh héo xanh ................................................... 7
1.2.2 Mức độ phổ biến và gây hại ................................................................... 7
1.2.3 Đặc điểm hình thái và phân loại khuẩn lạc ............................................. 8
1.2.4 Tính gây độc của vi khuẩn ..................................................................... 9
1.2.5 Đặc điểm sinh học và sinh thái............................................................... 9
1.2.6 Sự xâm nhiễm, phát sinh bệnh, khẳ năng lây lan và lƣu tồn bệnh ........... 9
1.2.7 Một số nghiên cứu về bệnh héo xanh do vi khuẩn
ralstonia solanacearum ........................................................................... 10
CHƢƠNG 2 PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP ................................. 12
2.1 Phƣơng tiện .............................................................................................. 12
2.1.1 Thời gian và địa điểm ............................................................................ 12
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm ................................................................................ 12
2.2. Phƣơng pháp............................................................................................ 12
2.2.1 Bố trí thí nghiệm .................................................................................... 12
2.2.2 Kĩ thuật trồng......................................................................................... 13
2.2.3 Lây bệnh nhân tạo trong nhà lƣới ........................................................... 14
2.2.4 Chỉ tiêu theo dõi .................................................................................... 15
2.2.5 Phân tích số liệu..................................................................................... 17
CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................. 18
3.1 Ghi nhận tổng quát ................................................................................... 18
3.2 Tình hình diễn biến của bệnh héo xanh trên ớt hiểm lai 207 ..................... 18
3.2.1 Tỉ lệ bệnh (%) héo xanh ......................................................................... 18
vii



3.2.2 Chỉ số bệnh héo xanh ............................................................................. 19
3.3 Đặc tính nông học của cây ớt Hiểm lai 207 sau khi chủng bệnh ................ 20
3.3.1 Chiều cao cây ........................................................................................ 20
3.3.2 Số lá ...................................................................................................... 21
3.3.3 Đƣờng kính gốc ..................................................................................... 22
CHƢƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................... 24
4.1 Kết luận .................................................................................................... 24
4.2 Đề nghị ..................................................................................................... 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 25
PHỤ CHƢƠNG

viii


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tựa bảng

Trang

3.1

Chiều cao cây (cm) của cây ớt Hiểm lai 207 ở sáu chủng vi khuẩn
qua các thời điểm sau khi chủng bệnh

21


3.2

Số lá (lá/cây) của cây ớt Hiểm lai 207 trên các nghiệm thức chủng
bệnh qua các thời điểm khảo sát

22

3.3

Đƣờng kính thân (cm) của cây ớt hiểm 207 trên các nghiệm thức
chủng bệnh qua các thời điểm khảo sát

22

ix


DANH SÁCH HÌNH

Tựa hình

Trang

2.1

Bố trí thí nghiệm trên cây ớt Hiểm lai 207 trong đó: (a) chủng vi
khuẩn 6, (b) chủng vi khuẩn 5, (c) chủng vi khuẩn 4, (d) chủng vi
khuẩn 3, (e) chủng vi khuẩn 2, (f) chủng vi khuẩn 1 và (g) nghiệm
thức đối chứng không chủng bệnh.


13

2.2

(a) Giá thể đất trộn tro trấu và phân hữu cơ, (b) Giá thể sau khi thanh
trùng đƣợc cho vào chậu

14

2.3

(a) Chủng huyền phù vi khuẩn xung quanh gốc ớt; (b) hệ thống tƣới
nhỏ giọt

15

2.4

Các cấp độ bệnh héo xanh trên cây ớt Hiểm lai 207, (a) cấp độ
1,(b) cấp độ 2, (c) cấp độ 3, (d) cấp độ 4, (e) cấp độ 5

16

3.1

Tỉ lệ bệnh (%) héo xanh trên cây ớt Hiểm lai 207 ở sáu chủng vi
khuẩn qua các ngày sau khi chủng bệnh

19


3.2

Chỉ số bệnh héo xanh trên cây ớt Hiểm lai 207 ở sáu chủng vi khuẩn
qua các ngày sau khi chủng bệnh

20

Hình

x


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
NSKCh: Ngày sau khi chủng bệnh
ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
ĐC: Đối chứng

xi


MỞ ĐẦU
Bệnh héo xanh do vi khuẩn Ralstonia Solanacearum là một trong những
bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất của các cây trồng họ
cà nhƣ cà chua, khoai tây, ớt, cà tím,… Đặc biệt là cây ớt cay loại cây trồng
mang lại hiệu quả kinh tế cao nhƣ hiện nay. Bệnh gây hại làm giảm năng suất và
diện tích trồng ớt ở nhiều vùng trồng ớt chuyên canh nhƣ An Giang, Đồng Tháp,
Vĩnh Long, Kiêng Giang. Vi khuẩn Ralstonia Solanacearum phát triển đa dạng,
gồm nhiều chủng, nòi sinh học có phạm vi ký chủ rộng và tồn tại lâu trong đất
(Đỗ Tấn Dũng, 2001). Để nghiên cứu chính xác và có hiệu quả hơn về bệnh héo

xanh trên cây ớt thì việc cần thiết là tìm ra chủng vi khuẩn Ralstonia
Solanacearum phát triển phổ biến và thể hiện đƣợc đầy đủ các đặc tính của bệnh.
Chính vì vậy đề tài “Đánh giá khả năng gây hại của sáu chủng vi khuẩn
Ralstonia solanacearum trên ớt Hiểm lai 207 trong điều kiện nhà lƣới” đƣợc
thực hiện tại nhà lƣới nghiên cứu rau sạch khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng
dụng từ tháng 07/2013 – 11/2013 nhằm chọn ra đƣợc chủng vi khuẩn Ralstonia
solanacearum phát triển phổ biến và gây hại nghiêm trọng trên cây ớt Hiểm lai
207, góp phần đóng góp thông tin về bệnh héo xanh trên cây ớt cho những thí
nghiệm sau cũng nhƣ tìm ra cách phòng , trị bệnh hiệu quả.

1


CHƢƠNG 1 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về cây ớt
1.1.1 Nguồn gốc, phân bố, phân loại và công dụng của ớt
* Nguồn gốc
Ớt (Capsicum spp) có tên tiếng Anh là Pepper, Chili thuộc họ Cà
Solanaceae. Theo Mai Thị Phƣơng Anh (1999), thì ớt có nguồn gốc từ Mexico,
Trung và Nam Mỹ. Nguồn gốc thứ 2 là Guatemala, ớt đƣợc trồng ở các nƣớc
nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Mỹ, ngƣời Pháp đã có công mang cây ớt đến Việt
Nam. Cây ớt có nguồn gốc từ Nam Mỹ đƣợc thuần hóa, rồi lan sang châu Âu, Ấn
Độ cách đây khoảng hơn 500 năm (Đƣờng Hồng Dật, 2003).
* Phân bố
Ớt đƣợc trồng nhiều ở các nƣớc châu Phi, Đông và Nam châu Á (Võ Văn
Chi, 2005). Theo Mai Thị Phƣơng Anh (1999), cây ớt đƣợc biết đến ở châu Âu
và thế kĩ 16 sau đó đƣợc đƣa vào trồng ở Tây Ban Nha, việc trồng ớt trở nên phổ
biến tại vùng Địa Trung Hải đến nƣớc Anh sau đó lan sang Trung Âu vào cuối
thế kỉ thứ 16, cây ớt đƣợc trồng ở Trung Quốc vào cuối năm 1700 và đƣợc nhập
và Triều Tiên khoảng cuối thế kỉ 17. Ớt cay (Hot pepper) đƣợc trồng phổ biến ở

Ấn Độ, châu Phi và các nƣớc nhiệt đới khác. Ớt ngọt (Sweet pepper) đƣợc trồng
nhiều ở châu Âu, châu Mỹ và một vài nƣớc châu Á (Trần Khắc Thi và Nguyễn
Công Hoan, 2005).
* Phân loại
Theo Bosland (1996) có năm loài thuần C. annuum, C. baccatum, C.
chinense, C. frutescens, và C. pubescens từ 22 loài hoang dại. Cũng theo
Bosland (1996), ớt đƣợc phân loại theo đặc điểm trái, màu sắc, hình dáng, kích
thƣớc và mục đích sử dụng. Ớt cay trái to, dài và ớt ngọt thuộc về loài C. annuum
(Mai Thị Phƣơng Anh, 1999).
* Công dụng
Ớt là loại cây vừa đƣợc dùng làm rau tƣơi, vừa đƣợc dùng làm gia vị. Có
thể dùng tƣơi hay khô đều đƣợc. Trong ớt chứa nhiều loại vitamin, đặc biệt trong
ớt cay hay ớt ngọt đều có chứa lƣợng vitamin C nhiều nhất trong các loại rau, ở
một số giống ớt lƣợng vitamin C này có thể đạt 340 mg/100 g quả tƣơi. Ngoài ra
trong ớt có chứa 1 lƣợng Capsaicine (C18H27NO3), là một alkaloid có vị cay, gây
cảm giác ngon miệng khi ăn, kích thích quá trình tiêu hóa, gần đây ngƣời ta còn
chứng minh vai trò của ớt ngăn cản các chất gây ung thƣ (Mai Thị Phƣơng Anh,
1999). Theo Võ Văn Chi (2005), trong 100 g ớt trung bình có chứa 94 g nƣớc;

2


1,3 g protid; 5,7 g glucid; 1,4 g chất xơ; 250 mg vitamin C; 100 mg carotene và
29 – 30 calo. Ngoài việc dùng làm gia vị ớt còn đƣợc dùng làm thuốc, chúng có
tác dụng là kích thích tiêu hóa, trị cảm lạnh, thấp khớp, sốt rét, lá ớt dùng đắp trị
mụn nhọt (Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Đăng Nghĩa, 2007). Theo y học cổ
truyền, ớt có vị cay, nóng. Tác dụng khoan trung, tán hàn, kiện tỷ, tiêu thực, chỉ
thống (giảm đau), kháng nham (chữa ung thƣ),... (Đỗ Mỹ Linh, 2008). Một nhóm
nhỏ giống ớt cũng đƣợc dùng làm kiểng vì có màu sắc và hình dạng đẹp.
1.1.2 Đặc tính thực vật

* Rễ
Ban đầu ớt có rễ cọc phát triển mạnh với nhiều rễ phụ. Do việc cấy chuyển,
rễ cọc chính bị đứt, một số hệ rễ chùm khỏe phát triển vì thế nhiều khi lầm tƣởng
ớt có rễ chùm (Mai Thị Phƣơng Anh, 1999). Nhờ đặc tính rễ phân nhánh mạnh
và cây phát triển thành rễ chùm do đó rễ phân bố trong vùng đất cày là chính
(Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001).
* Thân
Ớt là cây bụi thân gỗ 2 lá mầm, thân thƣờng mọc thẳng, đôi khi có dạng
thân bò, nhiều cành (Mai Thị Phƣơng Anh, 1999). Khi cây già phần gốc thân
chính hóa gỗ, dọc theo chiều dài thân có 4 − 5 cạnh. Thân có lông hoặc không
lông, cây cao từ 35 – 65 cm, có giống cao 125 – 135 cm. Ớt phân tán mạnh, kích
thƣớc tán thay đổi tùy theo điều kiện canh tác và giống (Phạm Hồng Cúc và ctv.,
2001)
* Lá
Ớt thƣờng có lá đơn mọc xoắn trên thân chính, lá có nhiều dạng khác nhau
nhƣng thƣờng gặp nhất là dạng lá có hình mác, trứng ngƣợc đến bầu dục. Mép lá
ít răng cƣa, lông trên lá phụ thuộc vào các loài khác nhau một số có mùi thơm.
Lá thƣờng mỏng và có kích thƣớc trung bình 1,5 – 12 cm x 0,5 – 7,5 cm (Mai
Thị Phƣơng Anh, 1999).
* Hoa
Ớt thƣờng có hoa lƣỡng tính, mọc đơn hoặc thành chùm 2 − 3 hoa. Hoa
nhỏ, dài, hoa màu xanh có hình chén, lá đài nhỏ, hẹp và nhọn. Tràng hoa có 6 − 7
cánh màu trắng hoặc tím. Số nhị đực bằng số cánh hoa và mọc quanh nhụy cái.
Phần trong cánh hoa có lỗ tiết mật (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001). Hoa ớt có thể
mọc thẳng đứng hoặc buông thõng, trên cuống hoa thƣờng có li tầng (Mai Thị
Phƣơng Anh, 1999). Hoa ớt có thể tự thụ phấn hay thụ phấn chéo nhờ côn trùng,
thụ phấn chéo có ý nghĩa lớn ở ớt cay, tỉ lệ thụ phấn chéo từ 10 – 40 % tùy giống
(Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001).
3



* Trái
Trái có 4 thùy, hình dạng rất phong phú có thể thay đổi từ hình cầu đến
hình nón, bề mặt trái có thể phẳng, gợn sóng, có khía hay nhẵn, khi chín có màu
đỏ, cam vàng, không cay hay rất cay (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001). Các giống
khác nhau có kích thƣớc trái, hình dạng, độ nhọn, màu sắc, độ cay và độ mềm
của thịt quả rất khác nhau (Mai Thị Phƣơng Anh, 1999).
1.1.3 Điều kiện ngoại cảnh
* Nhiệt độ
Nhiệt độ ảnh hƣởng đến sinh trƣởng , số hoa, tỉ lệ đậu trái của cây ớt ; nhiệt
độ thích hợp để cây sinh trƣởng, phát triển tốt, tăng năng suất, tăng số trái thƣơng
phẩm là 20 – 30oC đối với ớt cay và 20 – 25oC đối với ớt ngọt. Nhiệt độ thấp (8 –
15oC) làm giảm tỉ lệ đậu trái , giảm kích thƣớc và dạng trái (Mai Thị Phƣơng
Anh, 1999). Nhiệt độ trên 32oC cây sinh trƣởng kém , hoa bị rụng nhiều, tỉ lệ đậu
trái thấp, nhiệt độ cho sinh trƣởng và phát triển thích hợp của ớt là 25 – 28oC vào
ban ngày và 18 – 20oC vào ban đêm (Đƣờng Hồng Dật, 2003).
* Ẩm độ
Ớt thích hợp với thời tiết ấm , ẩm nhƣng trong điều kiện khô hạn sẽ kích
thích quá trình chín của trái . Ớt cũng là cây chịu hạn , ẩm độ đất thấp không ảnh
hƣởng đến tỉ lệ đậu trái nhƣng tăng tỉ lệ rụn g trái. Tốt nhất duy trì ẩm độ đồng
ruộng khoảng 70 – 80% ( Mai Thị Phƣơng Anh , 1999). Theo Đƣờng Hồng Dật
(2003), vào thời kỳ ra hoa và đậu trái , ẩm độ đóng vai trò quan trọng trong việc
hình thành khối lƣợng và chất lƣợng trái. Độ ẩm thấp (dƣới 70%) trái hay bị cong
và vỏ trái không mịn , độ ẩm quá cao (trên 80%) làm cho bộ rễ phát triển kém,
cây còi cọc.
* Ánh sáng
Ánh sáng cần thiết cho cây vì nó là nguồn năng lƣợng cho cây quang tổng
hợp, ớt chịu điều kiện che rợp đến 45%, nhƣng che rợp nhiều hơn ớt chậm trổ
hoa và rụng nụ (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001). Theo Mai Thị Phƣơng Anh và
ctv. (1999), trong tƣ̀ng loại rau khác nhau thì yêu cầu về cƣờng độ ánh sáng cũng

khác nhau. Ở phần lớn các loại rau , cƣờng độ ánh sáng tối hảo khoảng 20.000 −
30.000 lux. Ớt là cây ƣa ánh sáng ngày ngắn , nếu chiếu sáng 9 – 10 giờ sẽ kích
thích sinh trƣởng, tăng sản phẩm khoảng 21 – 24% và tăng chất lƣợng trái (Mai
Thị Phƣơng Anh, 1999). Thiếu ánh sáng, nhất là vào thời điểm ra hoa sẽ làm
giảm tỉ lệ đậu trái của cây (Nguyễn Việt Thắng và Trần Khắc Thi, 1997).

4


* Nƣớc
Tùy điều kiện đất đai cần đảm bảo nƣớc tƣới đầy đủ mỗi ngày trong mùa
nắng để ớt phát triển tốt, mùa mƣa phải đảm bảo thoát nƣớc tốt (Phạm Hồng Cúc
và ctv., 2001). Ớt là loại cây chịu hạn không chịu đƣợc ngập úng.
* Đất
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hƣờng (2004), cây ớt không kén
đất nhƣng tốt nhất là đất bãi hoặc đất đồng có độ màu mỡ khá, thoát nƣớc, giải
nắng. Đất chua và kiềm đều không thích hợp cho ớt sinh trƣởng và phát triển, ớt
có thể sinh trƣởng ở đất màu mỡ nhƣng tỉ lệ nảy mầm và tính chín sớm bị ảnh
hƣởng. Ớt là cây chịu mặn, ngƣời ta đã nghiên cứu và thấy rằng ớt có thể nảy
mầm ngay cả ở độ muối 4.000 ppm và pH = 6 – 6,5 là thích hợp nhất; nên chọn
đất nhiều mùn, thoát nƣớc, vụ trƣớc không trồng các cây cùng họ nhƣ cà các loại,
ớt các loại (Mai Thị Phƣơng Anh, 1999).
* Dinh dƣỡng
Lƣợng phân bón cho cây ớt nên tùy thuộc vào điều kiện , độ màu mỡ của
đất. Theo khuyến cáo của Phạm Hồng Cúc và ctv. (2001): 100 – 200 kg N, 70 –
150 kg P2O5, 100 – 250 kg K2O, 10 – 15 kg phân hữu cơ cho 1 ha. Cần chú ý bón
phân cân đối các loại phân hóa học (Mai Thị Phƣơng Anh, 1999). Theo Trần Thị
Ba và ctv. (1999), cây ớt rất nhạy cảm với triệu chƣ́ng thiếu canxi , biểu hiện là
thối đí t trái hay còn gọi là mày ốc . Vì vậy cần phải bón lót vôi bột và bổ sung
thêm Cloruacanxi (CaCl2) nồng độ 2 – 4‰ phun trên lá đị nh kỳ tƣ̀

7 – 10
ngày/lần tƣ̀ lúc trái non phát triển.
1.1.4. Một số sâu bệnh hại thƣờng gặp trên ớt
Theo Phạm Hồng Cúc và ctv. (2001), thì ớt có một số loại sâu bệnh hại
quan trọng sau:
* Sâu xanh đục trái: Thanh trùng là bƣớm đêm, kích thƣớc to, thân mập nhiều
lông, cánh màu vàng sáng, giữa cánh có một chấm đen to và một chấm trắng nằm
cạnh nhau. Trứng đẻ thành ổ có phủ lông vàng. Ấu trùng là sâu có nhiều lông,
màu sắc thay đổi từ màu hồng, xanh, xanh vàng đến nâu đen tùy theo môi trƣờng
sống. Sâu thƣờng phá hoại búp non, nụ hoa, cắn điểm sinh trƣởng, đụt thủng trái
từ khi còn non đến khi trái chín làm thối trái.
* Bọ phấn trắng: Thành trùng màu trắng bóng, dài từ 3 – 4 mm, bay chậm, hình
dáng giống nhƣ bƣớm. Ấu trùng rất giống rệp dính, màu trắng trong đƣợc phủ
một lớp sáp, ít bò, thƣờng cố định một chỗ để chích hút mô cây. Ấu trùng và
thành trùng đều chích hút làm lá biến vàng, cây mau suy yếu, giảm năng suất và

5


truyền bệnh virus nhƣ rầy mềm. Bọ phấn trắng phát triển trong điều kiện nóng và
khô, rất dễ quen thuốc khi phun ở nồng độ cao hoặc phun thƣờng xuyên định kỳ.
* Bệnh héo cây con: Do nấm Rhizoctonia solani, Phithopthora sp., Pythium sp.
Bệnh thƣờng gây hại trên cây con trong líp ƣơng hoặc sau khi trồng khoảng một
tháng tuổi. Vết bệnh thƣờng xuất hiện ở phần thân ngay trên mặt đất, nấm tấn
công vào gốc làm gốc cây bị thối nhũn sau đó gục ngã, phần cây bên trên vết
bệnh vẫn còn xanh tƣơi sau đó mới bắt đầu héo.
* Bệnh héo chết cây: Do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum, nấm Fusarium
oxysporum, F. lycopersici, Sclrotinia sp. Bệnh thƣờng gây hại trên cây đã trƣởng
thành hoặc khi bắt đầu mang trái. Đầu tiên là các lá bị héo vào buổi trƣa và tƣơi
lại vào buổi chiều mát, sau vài ngày thì cây bệnh chết hẳn không còn khẳ năng

hồi phục, bộ rễ không phát triển.
* Bệnh thán thƣ: Do nấm Collectotrichum sp. Bệnh gây hại trên trái đang hay
đã chín trong điều kiện mƣa nhiều hoặc độ ẩm không khí cao. Vết bệnh lúc đầu
có hình tròn, úng nƣớc hơi lõm xuống, sau đó lan dần ra, tâm vết bệnh có màu
nâu đen, viền màu nâu xám, bên trong có nhiều vòng đồng tâm và có chấm nhỏ li
ti màu đen nhô lên cao. Bệnh gây hại chủ yếu trên trái làm trái bị mất thƣơng
phẩm.
* Bệnh mốc đen: Do nấm Cladosporium fulvum gây ra. Bệnh thƣờng gây hại
trên mặt dƣới lá già rồi lan dần lên các lá bên trên. Vết bệnh lúc đầu nhỏ tròn sau
đó to dần ra và bất dạng có màu đen. Bệnh ảnh hƣởng đến quang hợp và sức
sống của cây.
* Bệnh héo muộn: Do nấm Phytopthora infestans gây ra. Bệnh gây hại trên
thân, lá và trái. Vết bệnh lúc đầu có màu xanh úng nƣớc sau đó chuyển sang màu
nâu đen. Nếu trời ẩm thì bên dƣới vết bệnh có tơ màu trắng bao phủ, ở thời tiết
khô thi vết bệnh khô dòn, dễ vỡ. bệnh thƣờng xuất hiện ở cuốn trái, bệnh nặng
làm trái dễ rụng.
1.2 Bệnh héo xanh do vi khuẩn Ralsonia solanacearum
Bệnh do loài vi khuẩn Pseudomonas solanacearum smith hay Ralstonia
solanacearum smith Yabuuchi và ctv. (1996), (trích Nguyễn Văn Viên, Đỗ Tấn
Dũng, 2003). Đây là nhóm bệnh có tính phổ biến cục bộ bị giới hạn bởi vùng cây
kí chủ, vùng khí hậu, vùng đất đai. Trong đó co các loài ƣa nóng phổ biến chủ
yếu ở vùng nhiệt đới, á nhiệt nhƣ Pseudomonas solanacearum gây héo xanh trên
ớt, cà chua, các loài cây trồng cạn khác (Lê Lƣơng Tề và Vũ Triệu Mân, 1999).

6


1.2.1 Triệu chứng và chẩn đoán bệnh héo xanh
Theo Hà Huy Niên và Nguyễn Thị Cát (2004), thì bệnh thƣờng biểu hiện
ngay khi vi khuẩn xâm nhập, cây nhiễm bệnh ban ngày lá biến màu, tái xanh, héo

cụp xuống, các lá gốc bị héo rũ nhƣng đến buổi chiều tối và đêm thì có thể phục
hồi đƣợc song chỉ 2 − 3 ngày là cây chết hẳn. Lúc đầu cành lá ngọn héo rũ
xuống, về sau các lá phía gốc tiếp tục héo cụp xuống, cuối cùng dẫn đến toàn cây
lá rũ xanh, gãy gục xuống và chết. Trên cây thƣờng các lá non ở ngọn héo vào
buổi trƣa nắng, triệu chứng héo cả cây tiếp tục diễn ra nhanh sau 1 − 2 ngày sau
khi khí hậu thuận lợi và cây chết hoàn toàn mặc dù lá vẫn còn xanh (Phạm Hồng
Cúc, 1999).
Và theo Tạ Thu Cúc (2002), bệnh hại nghiêm trọng ở vùng có ẩm độ đất và
nhiệt độ cao. Bệnh xuất hiện rải rác trên một số cây hoặc có thể từng đám ruộng.
Ngoài ra quan sát những cây nhiễm bệnh thấy ở phần gốc sát mặt đất vỏ thân xù
xì, đó là nét đặc trƣng của cây cà chua bị bệnh héo xanh và cũng phổ biến ở cây
họ cà điển hình nhƣ ớt. Nếu bệnh phát triển chậm thì có nhiều rễ bất định xuất
hiện trên thân và gốc. Chẻ thân, mô mạch phần thân dƣới và rễ hóa nâu. Cắt
ngang thân, rễ cây bệnh nhúng vào nƣớc sẽ thấy dòng vi khuẩn màu trắng đục
trào ra từ mạch dẫn (Nguyễn Văn Viên và Đỗ Tấn Dũng, 2003). Cũng theo
Nguyễn Văn Viên và Đỗ Tấn Dũng (2003), một công việc cần lƣu ý để yểm trợ
cho việc chẩn đoán, giám định, phân biệt bệnh héo xanh với các bệnh vi khuẩn
gây héo do vi khuẩn khác là héo xanh không gây đốm trái, lá, hay bất kì bộ phận
nào khác của cây.
1.2.2 Mức độ phổ biến và gây hại
Bệnh gây hại trên 278 loài cây thuộc trên 44 họ thực vật khác nhau, trong
đó đáng chú ý là các cây có ý nghĩa kinh tế cao nhƣ cà chua, khoai tây, thuốc lá,
ớt, cà, lạc, vừng, hồ tiêu, đậu tƣơng, dâu tằm, chuối,… (Lê Lƣơng Tề và Vũ
Triệu Mân, 1999). Loài Ralstonia solanacearum gây bệnh héo xanh là loài bán
kí sinh điển hình, đa kí chủ với nhiều chủng, nòi sinh học khác nhau, thể hiện
tính độc và khẳ năng gây bệnh cũng nhƣ sự phân bố địa lí của bệnh héo xanh ở
các vùng sinh thái khác nhau (Nguyễn Văn Viên và Đỗ Tấn Dũng, 2003). Bệnh
héo xanh do vi khuẩn Ralstonia solanacearum là bệnh hại nghiêm trọng ở hầu
hết các vùng trồng cà ở Việt Nam, các vùng nhiệt đới, bán nhiệt đới và các vùng
trên thế giới có khí hậu ấm áp (Vũ Triệu Mân và Lê Lƣơng Tề, 1998).


7


1.2.3 Đặc điểm hình thái và phân loại khuẩn lạc
* Đặc điểm hình thái
Vi khuẩn Ralstonia solanacearum hình gậy hoặc hình que, ngắn, hai đầu
hơi tròn, có 1 − 3 lông roi ở đỉnh đầu, kích thƣớc khoảng 0,5 − 1,5 µm, phản ứng
nhuộm gram âm là loài vi sinh vật tồn tại trong đất gây ra các bệnh chết héo (héo
xanh, héo rũ) trên nhiều loại cây trồng nhƣ lạc, khoai tây, cà chua, ớt, thuốc lá
phổ biến rộng khắp ở các vùng gây tác hại lớn cho sản xuất. Trên môi trƣờng
nhân tạo khuẩn lạc màu trắng kem nhẵn bóng, nhờn vi khuẩn có tính độc gây
bệnh. Trên môi trƣờng TZC khuẩn lạc giữ màu hồng, rìa trắng (Lê Lƣơng Tề và
Vũ Triệu Mân, 1999). Vi khuẩn có thể sống lâu trong đất, trong tàn dƣ cây bệnh,
trong các cây kí chủ phụ, cỏ dại,… (Chu Thị Thơm và ctv., 2005).
* Phân loại
Theo Lê Lƣơng Tề và Vũ Triệu Mân (1999), cho đến nay việc phân loại
chúng thƣờng dựa theo hai cơ sở khác nhau. Các pathovars, các race (chủng,
nhóm nòi) phân loại dựa trên phổ cây ký chủ của chúng và vùng địa lí phân bố.
Chủng 1: Có phổ ký chủ rộng, các cây họ đậu, họ cà,… Phân bố ở vùng đất thấp,
nhiệt đới, cận nhiệt đới (Biovar 1, 3 và 4).
Chủng 2: Chủ yếu tấn công trên những cây thuộc họ chuối nhƣ chuối tam bội,
chuối lá, chuối sợi. Phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đơi châu Mỹ và châu Á
(Biovar 2 và 3).
Chủng 3: Chủ yếu tấn công trên khoai tây (cà chua), phân bố ở vùng nhiệt độ
thấp hơn, vùng đất núi cao nhiệt đới và cận nhiệt đới (Biovar 2).
Chủng 4: Gây hại trên cây gừng (Philippines) ( Biovar 3 và 4).
Chủng 5: Hại trên cây dâu tằm (Trung Quốc) (Biovar 5).
Theo Biovar: Dựa vào các mẫu sinh lý, sinh hóa khác nhau của các mẫu
phân lập, 5 Biovar có thể đƣợc nhận dạng dựa vào khả năng sử dụng và oxy hóa

3 disaccharides (cellobiose, lactose, maltose) và 3 rƣợu 6 cacbon (ducitol,
mannitol, sorbitol).
Theo Floyd (2008) thì Ralstonia solanacearum
thuộc
lớp
Betaproteobacteria, bộ Burkholderiales, họ Ralstoniaceae. Ở Việt Nam loài
Ralstonia solanacearum đƣợc xác định là có chủng (race) 1, gồm nòi sinh học
(Biovar) 3 và 4, đây là chủng có phạm vi ký chủ rộng, tồn tại lâu trong đất (Đỗ
Tấn Dũng, 2001).

8


Theo Lê Lƣơng Tề (2002), kết quả nghiên cứu của trƣờng Đại học Nông
Nghiệp I − Hà Nội, viện Nghiên Cứu Rau Quả, viện Di Truyền Nông Nghiệp,
viện Kĩ Thuật Nông Nghiệp Việt Nam trong 10 năm qua đã cho thấy quần thể kí
sinh của vi khuẩn gây bệnh héo xanh ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng và một số
tỉnh phía Bắc Việt Nam bao gồm dòng sinh học 1, 3 và 4 thuộc race 1 (theo hệ
thống phân chủng của Hayward, 1964) trong đó phổ biến và chiếm ƣu thế nhất là
dòng 3 với dòng có độc tính cao ở vùng này là dòng BN.1 đã đƣợc sử dụng để
nghiên cứu nhân tạo đánh giá các giống kháng trong tập đoàn giống cà chua
trong nƣớc và nhập nội từ trung tâm rau Châu Á (AVRDC).
1.2.4 Tính gây độc của vi khuẩn
Nghiên cứu về mặt sinh học phân tử cho thấy tính gây độc của các dòng vi
khuẩn có tính độc Ralstonia solanacearum quyết định bởi các gen gây độc hrp
(theo Lê Lƣơng Tề và Vũ Triệu Mân, 1999). Khi phân lập 5 chủng vi khuẩn từ
cây cà chua, khoai tây, thuốc lá, lạc, cây cà nhiễm bệnh héo xanh đều thể hiện
tính độc và khả năng gây bệnh khác nhau trên các loài cây kí chủ của nó. Tuy
nhiên mỗi chủng vi khuẩn cũng thể hiện tính gây bệnh khác nhau khi lây nhiễm
trên các loài cây kí chủ. Mẫu phân lập vi khuẩn trên cây cà chua có tính gây bệnh

cao trên cà chua (89,9%), trên cây cà (83,3%), trên khoai tây (79,9%), trên thuốc
lá (76,7%), nhƣng lại có tính gây bệnh thấp trên cây lạc (tỉ lệ phát bệnh chỉ đạt
dƣới 49,9%) (Đỗ Tấn Dũng, 2004).
1.2.5 Đặc điểm sinh học và sinh thái
Theo Phạm Văn Kim (2000), nhiệt độ thích hợp cho Ralstonia
solanacearum phát triển là 26 – 30oC, nhiệt độ tối thiểu là 18oC, tối đa là 41oC,
nhiệt độ làm cho vi khuẩn chết là 52oC trong vòng 10 phút. Theo Tạ Thu Cúc
(2002), vi khuẩn này thích hợp trong phạm vi pH tƣơng đối rộng, độ pH thích
hợp cho vi khuẩn Ralstonia solanacearum phát triển từ 6,8 − 7,2. Nguồn bệnh
chủ yếu trong đất, tàn dƣ, hạt giống,… (Lê Lƣơng Tề và Vũ Triệu Mân, 1998).
Theo Đỗ Tấn Dũng (2004), bệnh phát triển gây hại trong điều kiện khí hậu và ẩm
độ cao, mƣa gió bão nhiều, bệnh phát sinh và gây thiệt hại nặng trên chân đất pha
cát, đất thịt nhẹ, chân đất bị nhiễm phèn,…
1.2.6 Sự xâm nhiễm, phát sinh bệnh, khả năng lây lan và lƣu tồn bệnh
Theo Phạm Văn Kim (2000), bệnh héo xanh do vi khuẩn Ralstonia
solanacearum có thể xâm nhiễm và gây hại bằng một trong hai cách: Có thể các
chất nhầy bên ngoài vi khuẩn (các polysaccharide có phân tử to) làm tăng độ
nhờn của nƣớc và muối khoáng do rễ hấp thu, từ đó làm giảm đáng kể lƣợng
nƣớc và muối khoáng cung cấp cho phần trên của cây làm cây héo và chết. Hoặc
do chất nhờn là các phân tử to nên không lọt đƣợc qua các lỗ sang trên mạch
9


mộc, bị giữ lại và làm nghẽn mạch mộc, từ đó làm nƣớc và muối khoáng không
di chuyển đƣợc lên phía trên cung cấp cho cây dẫn đến cây héo chết vì thiếu
nƣớc.
Theo Lê Lƣơng Tề và Vũ Triệu Mân (1999), sau khi xâm nhiễm vào cây vi
khuẩn lan rộng theo bó mạch, sinh sản và phát triển, sinh sản ra men, độc tố dẫn
đến sự phá hủy tế bào, cản trở mạch dẫn nƣớc, dinh dƣỡng và nhựa cây gây héo
nhanh và chết. Ngoài ra vi khuẩn này còn có thể xâm nhiễm dễ dàng vào rễ, gốc,

thân, cành, cuốn lá,… Qua các vết thƣơng xây sát do nhổ cây giống, do côn
trùng, tuyến trùng, do kĩ thuật canh tác của nông dân và vi khuẩn có thể xâm
nhiễm qua các lỗ tự nhiên (Đỗ Tấn Dũng, 2001). Sau khi xâm nhập vào rễ lan tới
mạch dẫn xylem, sinh sản và phát triển ở đó, chúng sản sinh ra các men pectinaza
và cellulaza để phân hủy mô, sinh ra độc tố dạng exopolysaccarit (EPS) và
lipopolysaccaritb (LPS) làm mạch dẫn bị nghẽn cản trở sự vận chuyển nƣớc và
nhựa trong cây làm cây bị héo nhanh chóng và dẫn đến chết.
Dựa trên nghiên cứu của Đỗ Tấn Dũng (2004) thì phƣơng pháp lây nhiễm
nhân tao bệnh héo xanh do vi khuẩn trên cà chua và ớt là tiêm vào nách lá và tạo
vết thƣơng ở rễ sẽ cho tỉ lệ bệnh cao hơn so với nhúng rễ và nhiễm hạt trên các
giống ớt kháng và nhiễm bệnh héo xanh vi khuẩn. Mặt khác vi khuẩn gây bệnh là
loài kí sinh đa thực với chủng nòi khác nhau, phân bố rộng, xâm nhiễm gây hại
hệ thống mạch, bó dẫn, lan truyền trên đồng ruộng bằng nhiều con đƣờng khác
nhau (Nguyễn Văn Viên và Đỗ Tấn Dũng, 2003).
1.2.7 Một số nghiên cứu về bệnh héo xanh do vi khuẩn Ralstonia
Solanacearm
* Ngoài nƣớc
Ở Nhật Bản vi khuẩn gây bệnh héo xanh đƣợc công bố gây hại trên 40 loài,
trong 20 họ thực vật. Dựa vào kết quả lây bệnh nhân tạo các dòng vi khuẩn ở
Nhật Bản, Tsuchiya và ctv. (2004) đã phân chia các chủng vi khuẩn Ralstonia
solanacearum thành 4 nhóm gây bệnh. Ở Hoa Kì, biovar 1 có khả năng gây ra
bệnh héo xanh trên các cây trồng nhƣ cà tím, hạt tiêu, thuốc lá, khoai tây và cà
chua (Patrice, 2008)
Nghiên cứu về sự phân bố địa lý và đặc tính chuyên hóa của cây kí chủ của
loài Ralstonia solanacearum, Denny Hayward (2005) cho thấy trên một số cây
trồng nhƣ khoai tây, một số cây họ cà chúng phân bố rộng (trừ Mỹ và Canada) do
biovar 2 gây hại. Trên chuối và các cây họ chuối vùng Caribean, Brazil và một số
nƣớc châu Á (Philippines, Indonesia,…) biovar 1 gây hại. Biovar 3 và 4 gây hại
trên nhiều loại cây trồng ở vùng địa lý châu Á, Australia, biovar 3 và 4 gây hại
trên cây gừng ở châu Á.

10


* Trong nƣớc
Lê Lƣơng Tề (1997) đã nghiên cứu về triệu chứng của bệnh héo xanh, đặc
tính sinh học, quy luật phát sinh và phát triển của bệnh và một số hƣớng phòng
trừ. Nghiên cứu về tính phổ biến của bệnh héo xanh trên cây trồng cạn, tác giả
Đỗ Tấn Dũng (1995) cho rằng bệnh héo xanh vi khuẩn phát sinh và phát triển,
gây hại nghiêm trọng trên cây cà chua, khoai tây, lạc.
Hà Minh Trung và ctv. (1989) khi nghiên cứu bệnh héo xanh vi khuẩn trên
các giống khoai tây nhập nội đã chỉ ra rằng triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh
chết xanh của khoai tây trên đồng ruộng là do Pseudomonas solanacearum gây
ra. Tác giả chỉ ra rằng loại bỏ củ bệnh, củ xây xát sẽ góp phần hạn chế sự lây lan
và phát triển của bệnh.
Đỗ Tấn Dũng và ctv. (1997) đã nghiên cứu một số yếu tố sinh thái ảnh
hƣởng đến sự phát sinh và phát triển của bệnh héo xanh vi khuẩn hại thuốc lá
nhƣ: Thời vụ gieo trồng, địa thế đất đai, chế độ luân canh. Các kết quả nghiên
cứu về các phƣơng pháp chẩn đoán bệnh, đặc tính sinh học, tính gây bệnh của vi
khuẩn và một số biện pháp phòng trừ cũng đƣợc tác giả đề cập.

11


CHƢƠNG 2 PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP
2.1 Phƣơng tiện
2.1.1 Thời gian và địa điểm
Địa điểm: Nhà lƣới nghiên cứu rau sạch khoa Nông nghiệp và Sinh học
Ứng dụng, Đại học Cần Thơ.
Thời gian: Từ tháng 07 − 11/2013
2.1.2 Vật liệu

- Giống: Giống ớt Hiểm lai 207 đƣợc phân phối bởi công ty giống Việt
Nông.
- Giá thể: Bao gồm đất trộn với tro trấu theo tỉ lệ 2:1 sau đó đƣợc thanh
trùng tại phòng thí nghiệm Bộ môn Bảo vệ Thực vật.
- Vi khuẩn Ralstonia solanacearum: Vi khuẩn đƣợc lấy từ cây ớt bệnh tại
các vùng sản xuất ớt tập trung nhƣ: Huyện Chợ Mới thuộc tỉnh An Giang, huyện
Thanh Bình thuộc tỉnh Đồng Tháp, huyện Bình Tân thuộc tỉnh Vĩnh Long, huyện
Giồng Riềng thuộc tỉnh Kiêng Giang. Chọn cây ớt có triệu chứng bệnh héo xanh,
sát trùng phần gốc bằng cồn 70o, chọn phần mạch đẫn truyền sau đó cắt một đoạn
khoảng 1 cm rồi nhỏ vào 2 – 3 giọt nƣớc cất, quan sát có dịch vi khuẩn màu sữa
đục tuôn ra thì đó là cây ớt bị bệnh héo xanh. Tiến hành thu thập bộ rễ cây bệnh
rồi cho vào túi nilon có dán nhãn. Mẫu rễ đƣợc giữ ở nhiệt độ lạnh cho tới khi
đƣợc phân lập ở phòng thí nghiệm. Mẫu ớt bệnh đƣợc phân lập tại phòng thí
nghiệm Bộ môn Bảo vệ Thực vật.
- Phân bón: NPK 16-16-8-13S, DAP, phân hữu cơ, Phân trung lƣợng…
- Thuốc bảo vệ thực vật: Otus, Radian, SecSaigon.
- Vât liệu khác: Chậu nhựa (12 cm x 14,5 cm x 10,5 cm), thƣớc thẳng, viết,
thƣớc kẹp, bình phun, cuốc, xẻng,…
2.2 Phƣơng pháp
2.2.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm đƣợc bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên 1 nhân tố gồm 7
nghiệm thức (6 chủng vi khuẩn và 1 nghiệm thức đối chứng không chủng bệnh)
với 5 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 1 chậu, 1 chậu gồm 5 cây.

12


×