Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

điều tra hiện trạng canh tác cây chanh tàu (citrus limonia l ) và đánh giá theo tiêu chí của vietgap tại xã an hiệp, huyện châu thành, tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 80 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN TẤN THẠNH

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC CÂY
CHANH TÀU (Citrus limonia L.) VÀ ĐÁNH GIÁ
THEO TIÊU CHÍ CỦA VIETGAP TẠI XÃ
AN HIỆP, HUYỆN CHÂU THÀNH,
TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Cần Thơ, 2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN TẤN THẠNH

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC CÂY
CHANH TÀU (Citrus limonia L.) VÀ ĐÁNH GIÁ
THEO TIÊU CHÍ CỦA VIETGAP TẠI XÃ
AN HIỆP, HUYỆN CHÂU THÀNH,
TỈNH ĐỒNG THÁP

Cán bộ hướng dẫn:
PGS. TS Trần Văn Hâu


Cần Thơ, 2014

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Tấn Thạnh
MSSV: 3113195
Lớp: TT11X8A1


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Luận văn tốt nghiệp kỹ sƣ ngành Khoa Học Cây Trồng với đề tài:

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC CÂY
CHANH TÀU (Citrus limonia L.) VÀ ĐÁNH GIÁ
THEO TIÊU CHÍ CỦA VIETGAP TẠI XÃ
AN HIỆP, HUYỆN CHÂU THÀNH,
TỈNH ĐỒNG THÁP
Do sinh viên Nguyễn Tấn Thạnh thực hiện
Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2014

Cán bộ hƣớng dẫn


PGS. TS Trần Văn Hâu

i


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sƣ ngành
Khoa Học Cây Trồng với đề tài:

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC CÂY
CHANH TÀU (Citrus limonia L.) VÀ ĐÁNH GIÁ
THEO TIÊU CHÍ CỦA VIETGAP TẠI XÃ
AN HIỆP, HUYỆN CHÂU THÀNH,
TỈNH ĐỒNG THÁP
Do sinh viên Nguyễn Tấn Thạnh thực hiện và bảo vệ trƣớc Hội đồng
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp
…………………………………………………………………………………….…..
…………………………………………………………………………………….......
Luận văn tốt nghiệp đƣợc Hội đồng đánh giá mức:…………………………………..

Thành viên Hội Đồng

…………………………

…………………………

…………………………


Cần Thơ, ngày

DUYỆT KHOA
Trƣởng Khoa Nông Nghiệp & SHƢD

tháng

năm 2014

Chủ tịch Hội đồng

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu hoàn toàn của bản thân. Các số liệu,
kết quả đƣợc trình bày trong luận văn tốt nghiệp này là trung thực và chƣa từng
đƣợc ai công bố trong bất kỳ luận văn nào trƣớc đây.

Tác giả

Nguyễn Tấn Thạnh

iii


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên: Nguyễn Tấn Thạnh
Sinh ngày: 18/06/1993
Nơi sinh: Đồng Tháp

Họ và tên cha: Nguyễn Văn Xem
Họ và tên mẹ: Lê Thị Thu Hà
Quê quán: ấp Hòa Định, xã Tân Hòa, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp
Tóm tắt quá trình học tập:
 1999-2004: học tại Trƣờng tiểu học Tân Hòa 2, xã Tân Hòa, huyện Lai
Vung, tỉnh Đồng Tháp.
 2004-2008: học tại Trƣờng trung học cơ sở Tân Hòa, xã Tân Hòa, huyện
Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.
 2008-2011: học tại Trƣờng trung học phổ thông Lai Vung 2, xã Tân Hòa,
huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.


2011-2014: học tại Trƣờng đại học Cần Thơ, chuyên ngành Khoa Học
Cây Trồng khóa 37, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng
Dụng, phƣờng Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố
Cần Thơ.

iv


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng,
Cha, mẹ suốt đời tận tụy vì tƣơng lai sự nghiệp của con.
Tỏ lòng biết ơn sâu sắc,
PGS.TS Trần Văn Hâu đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời
gian thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Chân thành cảm tạ,
Cô cố vấn học tập Bùi Thị Cẩm Hƣờng, các thầy cô công tác tại bộ môn
Khoa Học Cây Trồng, cùng toàn thể thầy cô khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng
Dụng, trƣờng Đại Học Cần Thơ đã truyền đạt những kiến thức vô cùng bổ ích cho

em trong suốt thời gian học tại trƣờng.
Chú Nguyễn Văn Lang (cán bộ khuyến nông xã An Hiệp, huyện Châu
Thành, tỉnh Đồng Tháp) và tất cả hộ nông dân canh tác chanh Tàu đƣợc điều tra đã
nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành việc thu thập số liệu
cho đề tài này.
Thân gửi về,
Tất cả các bạn lớp Khoa Học Cây Trồng K37, đặc biệt là các bạn: Nguyễn
Long Hồ, Nguyễn Văn Tân, Nguyễn Kim Soàn, Lê Thị Tho đã giúp đỡ và động
viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này lời chúc tốt đẹp và phát triển nhất
trong tƣơng lai.

Nguyễn Tấn Thạnh

v


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... iii
TIỂU SỬ CÁ NHÂN .................................................................................................iv
LỜI CẢM TẠ ..............................................................................................................v
MỤC LỤC ..................................................................................................................vi
DANH SÁCH HÌNH..................................................................................................ix
DANH SÁCH BẢNG .................................................................................................x
TÓM LƢỢC ............................................................................................................ xiii
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................2
1.1 KHÁI QUÁT VỀ CÂY CÓ MÖI .....................................................................2
1.1.1 Nguồn gốc ..................................................................................................2
1.1.2 Phân loại .....................................................................................................2
1.1.3 Giá trị sử dụng ............................................................................................2

1.1.4 Tình hình sản xuất cây có múi ở Việt Nam ................................................3
1.2 ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CỦA CÂY CHANH ...............................................4
1.3 ĐẶC TÍNH SINH HỌC VỀ SỰ RA HOA VÀ ĐẬU TRÁI ............................5
1.3.1 Sự phân hóa mầm hoa và sự kích thích ra hoa ...........................................5
1.3.2 Sự ra hoa và đậu trái ...................................................................................5
1.3.3 Sự rụng trái non ..........................................................................................6
1.3.4 Sự phát triển trái .........................................................................................6
1.4 BIỆN PHÁP XỬ LÝ RA HOA CHANH TÀU ................................................7
1.4.1 Xử lý ra hoa chanh Tàu bằng biện pháp xiết nƣớc.....................................7
1.4.2 Xử lý ra hoa chanh Tàu bằng biện pháp “phá lá” ......................................7
1.5 YÊU CẦU NGOẠI CẢNH CỦA CÂY CÓ MÖI ............................................8
1.5.1 Nhiệt độ ......................................................................................................8
1.5.2 Ánh sáng .....................................................................................................8
1.5.3 Gió ..............................................................................................................9
1.5.4 Nƣớc, ẩm độ và vũ lƣợng ...........................................................................9
1.5.5 Đất ..............................................................................................................9
1.5.6 Chất dinh dƣỡng .......................................................................................10
1.6 KỸ THUẬT CANH TÁC ...............................................................................11
1.6.1 Khoảng cách và kiểu trồng .......................................................................11
1.6.2 Chăm sóc ..................................................................................................11
1.7 SÂU BỆNH HẠI TRÊN CÂY CHANH VÀ BIỆN PHÁP PHÕNG TRỊ
THEO IPM .............................................................................................................13
1.7.1 Sâu gây hại ...............................................................................................13
1.7.2 Bệnh gây hại .............................................................................................14
1.8 TỔNG QUAN VỀ THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT THEO TIÊU
CHUẨN VIETGAP ...............................................................................................15
vi


1.8.1 Khái niệm .................................................................................................16

1.8.2 Mục đích của VietGAP ............................................................................16
1.8.3 Những lợi ích khi áp dụng VietGAP ........................................................16
1.8.4 Các chỉ tiêu kiểm tra, đánh giá thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP .......16
CHƢƠNG 2 PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP ........................................21
2.1 PHƢƠNG TIỆN ĐIỀU TRA ..........................................................................21
2.1.1 Điều tra .....................................................................................................21
2.1.2 Thời gian ..................................................................................................21
2.1.3 Phƣơng tiện...............................................................................................21
2.2 PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU TRA .........................................................................21
2.2.1 Điều tra .....................................................................................................21
2.2.2 Xử lý số liệu .............................................................................................21
CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN ...............................................................22
3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM VƢỜN ........................................22
3.1.1 Điều kiện đất đai.......................................................................................22
3.1.2 Đặc điểm vƣờn .........................................................................................22
3.2 THIẾT KẾ VƢỜN ..........................................................................................24
3.2.1 Kích thƣớc mƣơng, liếp ............................................................................24
3.2.2 Đê bao, cống bọng và cây chắn gió ..........................................................24
3.2.3 Kỹ thuật đắp mô .......................................................................................25
3.2.4 Khoảng cách và mật độ trồng ...................................................................26
3.2.5 Mô hình canh tác ......................................................................................26
3.3 KỸ THUẬT CHĂM SÓC ..............................................................................27
3.3.1 Bón phân ...................................................................................................27
3.3.2 Tỉa cành, bồi liếp ......................................................................................30
3.4 KỸ THUẬT XỬ LÝ RA HOA ......................................................................31
3.4.1 Biện pháp sử lý ra hoa, thời điểm xử lý ra hoa ........................................31
3.4.2 Xử lý ra hoa bằng phƣơng pháp “phá lá” .................................................32
3.4.3 Sự rụng lá .................................................................................................33
3.4.4 Phun kích thích sau “phá lá” ....................................................................34
3.4.5 Chống đỡ cành, bó tán ..............................................................................37

3.4.6 Quản lý nƣớc ............................................................................................38
3.4.7 Tỉ lệ ra hoa và năng suất ...........................................................................39
3.4.8 Sự rụng trái non ........................................................................................40
3.4.9 Quá trình ra hoa, phát triển trái ................................................................41
3.4.10 Sự ra đọt non trong quá trình phát triển trái ...........................................42
3.5 SÂU BỆNH HẠI TRÊN CÂY CHANH ........................................................42
3.5.1 Sâu hại và hóa chất phòng trị ...................................................................42
3.5.2 Bệnh hại và hóa chất phòng trị .................................................................44
3.5.3 Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại ............................................................45
3.5.4 Hiện tƣợng chất cây..................................................................................46
vii


3.6 MỘT SỐ CHỈ TIÊU THEO VIETGAP KHÁC .............................................47
3.6.1 Sử dụng phân thuốc ..................................................................................47
3.6.2 Sổ theo dõi ................................................................................................49
3.6.3 Dụng cụ bảo hộ.........................................................................................50
3.6.4 Nơi lƣu trữ phân, thuốc ............................................................................50
3.6.5 Xử lý vật chứa thuốc hóa học ...................................................................51
3.6.6 Dụng cụ đựng trái .....................................................................................52
3.6.7 Chăn nuôi gia cầm ....................................................................................52
3.7 TỔNG HỢP MỘT SỐ TIÊU CHÍ THEO VIETGAP ....................................53
CHƢƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.............................................................54
4.1 KẾT LUẬN.....................................................................................................54
4.2 ĐỀ NGHỊ ........................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................55
PHỤ LỤC

viii



DANH SÁCH HÌNH
Hình Tên hình

Trang

3.1

Số lần bón phân cho cây chanh Tàu của các hộ nông dân đƣợc ghi
nhận tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

29

3.2

Tỉ lệ (%) số hộ bón phân cho cây chanh Tàu theo các lần bón
đƣợc ghi nhận tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng
Tháp

29

3.3

Tỉ lệ (%) số hộ nông dân có sử dụng phân bón lá, phân hữu cơ và
vôi cho cây chanh Tàu

30

3.4


Cây chanh Tàu sau khi đƣợc phun hóa chất “phá lá” 4 ngày

34

3.5

Lá chanh Tàu bị cháy do dung dịch “phá lá”

34

3.6

Cây chanh Tàu đƣợc chống đỡ cành sau khi “phá lá”

37

3.7

Cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của các hộ nông dân canh tác
chanh Tàu đƣợc ghi nhận tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh
Đồng Tháp

49

3.8

Tỉ lệ (%) số hộ xử lý vật chứa thuốc hóa học đƣợc ghi nhận tại xã
An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

51


ix


DANH SÁCH BẢNG
Bảng Tên bảng

Trang

1.1

Thành phần chất dinh dƣỡng của cam, chanh, quýt, bƣởi (tính trên
100 g ăn đƣợc)

3

3.1

Điều kiện tự nhiên của các vƣờn chanh Tàu đƣợc ghi nhận tại xã
An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

22

3.2

Diện tích vƣờn và tuổi cây chanh Tàu đƣợc ghi nhận tại xã An
Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

23


3.3

Chiều rộng của mƣơng, liếp trồng chanh Tàu đƣợc ghi nhận tại xã
An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

24

3.4

Tỉ lệ số hộ đƣợc ghi nhận có đê bao, cống bọng và cây chắn gió tại
xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

25

3.5

Tỉ lệ số hộ đƣợc ghi nhận về kỹ thuật đắp mô khi trồng chanh Tàu
tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

25

3.6

Khoảng cách và mật độ trồng cây chanh Tàu đƣợc ghi nhận tại xã
An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

26

3.7


Mô hình canh tác chanh Tàu đƣợc ghi nhận tại xã An Hiệp, huyện
Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

27

3.8

Liều lƣợng và tỉ lệ N, P2O5, K2O bón cho cây chanh Tàu ở các thời
kỳ phát triển đƣợc ghi nhận tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành,
tỉnh Đồng Tháp

28

3.9

Tỉa cành, bồi liếp của các hộ nông dân canh tác chanh Tàu đƣợc
ghi nhận tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

31

3.10

Biện pháp xử lý ra hoa và thời điểm xử lý ra hoa chanh Tàu của
các hộ nông dân canh tác chanh Tàu đƣợc ghi nhận tại xã An
Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

32

3.11


Hóa chất và nồng độ hóa chất dùng để “phá lá” cây chanh Tàu
đƣợc ghi nhận tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

33

3.12

Tỉ lệ số lá rụng trên một cây chanh Tàu sau khi xử lý ra hoa bằng
phƣơng pháp “phá lá” đƣợc ghi nhận tại xã An Hiệp, huyện Châu
Thành, tỉnh Đồng Tháp

34

3.13

Hóa chất và nồng độ hóa chất kích thích ra hoa đƣợc sử dụng phun
kích thích ra hoa chanh Tàu lần 1 sau khi “phá lá” tại xã An Hiệp,
huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

35

3.14

Hóa chất và nồng độ hóa chất kích thích ra hoa đƣợc sử dụng phun
kích thích ra hoa chanh Tàu lần 2 sau khi “phá lá” tại xã An Hiệp,
huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

36

3.15


Hóa chất và nồng độ hóa chất kích thích ra hoa đƣợc sử dụng phun

37

x


kích thích ra hoa chanh Tàu lần 3 sau khi “phá lá” tại xã An Hiệp,
huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp
3.16

Tỉ lệ số hộ và thời điểm chống đỡ cành, bó tàn cho chanh Tàu sau
khi “phá lá” của các hộ nông dân canh tác chanh Tàu đƣợc ghi
nhận tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

38

3.17

Tỉ lệ số hộ canh tác chanh Tàu có thực hiện “xiết nƣớc” trƣớc khi
xử lý chanh Tàu ra hoa đƣợc ghi nhận tại xã An Hiệp, huyện Châu
Thành, tỉnh Đồng Tháp

39

3.18

Tỉ lệ số chồi ra hoa, đậu trái và năng suất chanh Tàu đƣợc ghi
nhận tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp


40

3.19

Hiện tƣợng rụng trái non trên chanh Tàu đƣợc ghi nhận tại xã An
Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

41

3.20

Thời gian từ khi xử lý ra hoa đến khi thu hoạch của chanh Tàu
đƣợc ghi nhận tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

41

3.21

Sự ra đọt non trong quá trình phát triển trái chanh Tàu đƣợc ghi
nhận tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

42

3.22

Sâu hại trên cây chanh Tàu đƣợc ghi nhận tại xã An Hiệp, huyện
Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

43


3.23

Tỉ lệ số hộ sử dụng các loại hóa chất phòng trị sâu hại trên cây
chanh Tàu tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

43

3.24

Bệnh hại trên cây chanh Tàu đƣợc ghi nhận tại xã An Hiệp, huyện
Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

44

3.25

Tỉ lệ số hộ sử dụng các loại hóa chất phòng trị bệnh hại trên cây
chanh Tàu tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

45

3.26

Thời điểm xử lý sâu bệnh hại của các hộ nông dân canh tác chanh
Tàu đƣợc ghi nhận tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng
Tháp

46


3.27

Hiện tƣợng chết cây trên chanh Tàu đƣợc ghi nhận tại xã An Hiệp,
huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

47

3.28

Thời gian cách ly phân và thuốc bảo vệ thực vật của các hộ nông
dân canh tác chanh Tàu trƣớc khi thu hoạch đƣợc ghi nhận tại xã
An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

48

3.29

Tỉ lệ số hộ nông dân canh tác chanh Tàu có sử dụng sổ theo dõi
đƣợc ghi nhận tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

49

3.30

Tỉ lệ số hộ nông dân canh tác chanh có sử dụng dụng cụ bảo hộ
khi chăm sóc chanh Tàu đƣợc ghi nhận tại xã An Hiệp, huyện
Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

50


3.31

Tỉ lệ số hộ nông dân canh tác chanh Tàu bảo quản phân, thuốc
đƣợc ghi nhận tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

51

xi


3.32

Tỉ lệ số hộ sử dụng các loại dụng cụ đựng trái chanh Tàu khi thu
hoạch đƣợc ghi nhận tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh
Đồng Tháp

52

3.33

Tỉ lệ số hộ có chăn nuôi trong vƣờn chanh Tàu đƣợc ghi nhận tại
xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

53

3.34

Tổng hợp một số tiêu chí đánh giá theo VietGAP

53


xii


Nguyễn Tấn Thạnh. 2014. “Điều tra hiện trạng canh tác cây chanh Tàu (Citrus
limonia L.) và đánh giá theo tiêu chí của VietGAP tại xã An Hiệp, huyện Châu
Thành, tỉnh Đồng Tháp”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sƣ ngành Khoa Học Cây Trồng,
khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trƣờng Đại Học Cần Thơ. Cán bộ
hƣớng dẫn: PGS.TS Trần Văn Hâu.

TÓM LƢỢC
Đề tài “Điều tra hiện trạng canh tác cây chanh Tàu (Citrus limonia L.) và
đánh giá theo tiêu chí của VietGAP tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng
Tháp” đƣợc thực hiện từ 13/12/2013 đến 18/06/2014. Tiến hành điều tra ngẫu nhiên
lần lƣợt 51 nông hộ trồng chanh Tàu (với diện tích ≥1.000 m2 và đang cho trái)
bằng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp theo phiếu đã in sẵn (phụ lục) tại ấp Tân
Thạnh và ấp An Hòa, xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Đề tài đƣợc
thực hiện nhằm tìm hiểu hiện trạng canh tác và đánh giá mức độ phù hợp quy trình
canh tác của các hộ nông dân trồng chanh Tàu so với tiêu chuẩn VietGAP. Kết quả
cho thấy, tất cả các hộ nông dân tại đây đều thực hiện xử lý cho chanh ra hoa trong
mùa nghịch để bán đƣợc giá cao. Phƣơng pháp “phá lá” đƣợc sử dụng phổ biến nhất
là dùng Urea với nồng độ 5,8% với 70,8% hộ áp dụng. Tỉ lệ rụng lá trung bình là
38,7%. Sau khi phun hóa chất “phá lá” trung bình 5,7 ngày thì chống đỡ cành hay
bó tàn cho cây chanh. Sau đó tiến hành phun kích thích cho chanh ra hoa với 2,4-D
nồng độ 0,28 ⁄ (v/v) cùng một số loại hóa chất khác nhƣ: Thiên nông, 10-60-10,
F94, Dekamon, Paclobutrazol, Bioted. Tỉ lệ ra hoa trung bình là 52,5% và năng suất
trung bình đƣợc ghi nhận là 28,1 tấn/ha/năm. Nhện đỏ, bọ trỉ, rệp sáp; bệnh ghẻ lồi,
rỉ sắt, thán thƣ, ghẻ lõm là những sâu bệnh hại với tỉ lệ xuất hiện và gây hại cao
trong vƣờn chanh Tàu. Bên cạnh đó còn có hiện tƣợng chết cây xảy ra trên 76,47%
số vƣờn. Tuy nhà vƣờn tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp có kinh

nghiệm tốt trong việc canh tác cây chanh Tàu. Nhƣng khi so sánh 8 (trong tổng số
12) tiêu chí đƣợc ghi nhận từ các hộ nông dân với các tiêu chí trong “Nội dung quy
trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tƣơi an toàn” của Bộ nông
nghiệp và phát triển nông thôn (2008), thì có tới 5 tiêu chí mà 100% số hộ không
đạt theo VietGAP (tiêu chí: 2 (Giống và gốc ghép), 4 (Phân bón và chất phụ gia), 7
(Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch), 8 (Quản lý và xử lý chất thải) và 10 (Ghi chép,
lƣu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm)). Chỉ có 3 tiêu chí có hộ
đạt theo VietGAP với tỉ lệ (% số hộ) lần lƣợt là: tiêu chí 3 (Quản lý đất và giá thể)
với 51%, tiêu chí 6 (Hóa chất (bao gồm cả thuốc bảo vệ thực vật)) với 53% và tiêu
chí 9 (Ngƣời lao động) với 5,9%.

xiii


MỞ ĐẦU
Chanh Tàu (Citrus limonia L.) là loại cây có múi có giá trị kinh tế cao. Đây
là giống thích nghi rộng với điền kiện môi trƣờng, có thể trồng khi mới lên liếp lập
vƣờn (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011). Hiện nay, tỉnh Đồng Tháp có
khoảng 1.100 ha trồng chanh Tàu, trong đó huyện Châu Thành có 193,5 ha. Mặc dù
diện tích trồng chanh Tàu không lớn so với một số loại cây ăn trái khác nhƣng đƣợc
trồng tập trung tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành nên cây chanh Tàu có vị trí kinh
tế khá lớn trong nền sản xuất nông nghiệp của huyện này.
Chanh Tàu chủ yếu để dùng làm gia vị, đƣợc tiêu thụ ở thị trƣờng trong
nƣớc, đồng thời cũng xuất khẩu tiểu ngạch sang các nƣớc lân cận nhƣ Campuchia
và Trung Quốc. Do không có thƣơng hiệu và đạt tiêu chuẩn an toàn nên trái chanh
Tàu chỉ đƣợc bán ở những thị trƣờng bình dân, giá bán không cao. Trung Quốc là
thị trƣờng tiêu thụ chính của trái cây tƣơi Việt Nam (chiếm khoảng 80% trái cây
tƣơi xuất khẩu của Việt Nam). Lâu nay, hầu hết các thƣơng nhân Việt Nam có
chung quan niệm rằng Trung Quốc là thị trƣờng dễ tính, nhƣng trên thực tế nhu cầu
tiêu dùng tại Trung Quốc đã và đang thay đổi (nhất là khu vực thành thị), đặc biệt là

sau khi gia nhập WTO. Họ đang chuyển sang tiêu dùng các sản phẩm chất lƣợng
cao, sạch. Vì vậy, hàng rào kiểm dịch của họ ngày càng chặt chẽ hơn (Sở khoa học
và công nghệ Tiền Giang). Trong những năm qua, năm loại trái cây của Việt Nam
là chuối, xoài, dƣa hấu, khóm và vải cũng đòi hỏi phải có nguồn gốc sản xuất khi
xuất sang Trung Quốc. Do đó, sản xuất chanh Tàu theo tiêu chuẩn an toàn, đạt tiêu
chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP) là một xu hƣớng tất yếu để tham gia thị
trƣờng xuất khẩu cũng nhƣ tiêu thụ ở những nơi đòi hỏi sản phẩm phải có chất
lƣợng và an toàn nhƣ ở các siêu thị.
Từ thực tế đó, đề tài “Điều tra hiện trạng canh tác cây chanh Tàu (Citrus
limonia L.) và đánh giá theo tiêu chí của VietGAP tại xã An Hiệp, huyện Châu
Thành, tỉnh Đồng Tháp” đƣợc thực hiện nhằm tìm hiểu hiện trạng canh tác và
đánh giá mức độ phù hợp quy trình canh tác của các hộ nông dân trồng chanh Tàu
so với tiêu chí VietGAP.

1


CHƢƠNG 1
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 KHÁI QUÁT VỀ CÂY CÓ MÖI
1.1.1 Nguồn gốc
Theo Vũ Công Hậu (1999) khó xác định đƣợc nguồn gốc cây có múi vì có
rất nhiều chủng loại và đó là những cây trồng lâu năm có diện tích phân bố rộng.
Cây có múi gần nhƣ có mặt ở hầu hết các lục địa và ở mỗi vùng tùy theo điều kiệu
tự nhiên mà có những giống thích hợp, những đặc tính riêng (Nguyễn Hữu Đống,
2003). Tuy nhiên theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2011), một số loài cam
quýt có nguồn gốc ở Đông Nam Á Châu, trong đó sự phát sinh của một vài loài
cam quýt cũng nhƣ những loài cùng họ đƣợc phân bố từ biên giới Đông Bắc của
Ấn Độ qua Miến Điện và một vùng phía Nam của đảo Hải Nam. Những loại này
bao gồm: chanh Tây, chanh Ta, chanh Yên, bƣởi, cam ngọt, cam chua. Nhƣng nhìn

chung, cây có múi đƣợc tìm thấy giữa vĩ độ 40 độ Bắc và 40 độ Nam ở vùng nhiệt
đới và cận nhiệt đới, nơi có đất và điều kiện khí hậu thích hợp (Ray, 2002; trích dẫn
bởi Combrink, 2011).
1.1.2 Phân loại
Theo Võ Văn Chi (2003), cây chanh thuộc họ Rutaceae, họ phụ
Aurantioideae (có khoảng 250 loài), có hai tộc Citreae và Clauseneae, tộc Citreae
có tộc phụ Citrineae. Tộc phụ Citrineae có khoảng 13 giống, trong đó có 6 giống
quan trọng là: Citrus, Poncirus, Fortunella, Eremocitrus, Microcitrus và Clymenia
(Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011).
1.1.3 Giá trị sử dụng
Cây ăn trái có múi là một trong những loại cây lâu năm, mau cho thu hoạch.
Một số loài có thể cho thu hoạch vào năm thứ hai sau khi trồng. Trái cam quýt có
chứa nhiều chất dinh dƣỡng, cho nên giá trị sử dụng rất cao. Trong phần thịt trái có
chứa 6-12% đƣờng, chủ yếu là đƣờng sacaroza. Hàm lƣợng vitamin C là 40-90
mg/100 g thịt trái. Các loại acid hữu cơ chứa trong thịt trái là 0,4-1,2% (Đƣờng
Hồng Dật, 2000). Chính vì vậy ở cả thị trƣờng trong nƣớc và thị trƣờng thế giới,
trái cam quýt đƣợc ƣa chuộng và sử dụng rộng rãi. Trái cam quýt không chỉ đƣợc
dùng để ăn tƣơi, chế biến mà còn có gí trị cao trong y học (Nguyễn Bảo Vệ và Lê
Thanh Phong, 2011).

2


Bảng 1.1 Thành phần chất dinh dƣỡng của cam, chanh, quýt, bƣởi (tính trên 100 g
ăn đƣợc)
Thành phần

Cam

Chanh


Quýt

Bƣởi

Nƣớc (%)

87,5

87,5

88,5

83,4

Tro (%)

0,5

0,5

0,6

0,4

Protein (%)

0,5

0,3


0,4

0,5

Carbohydrat (%)

8,4

3,6

8,6

15,3

Xơ (%)

1,4

1,3

0,8

0,7

Năng lƣợng (ca-lo)

43

18


43

59

Muối Ca (mg)

34

40

35

30

Muối P (mg)

23

22

17

19

Muối Fe (mg)

0,4

0,6


0,4

0,7

Vitamin A (mg)

0,3

0,3

0,6

0,02

Vitamin B1 (mg)

0,08

0,04

0,08

0,05

Vitamin B2 (mg)

0,03

0,01


0,03

0,01

Vitamin PP (mg)

0,2

0,01

0,02

0,1

Vitamin C (mg)

48

40

55

42

(Nguồn: Trần Thượng Tuấn và ctv., 1994)

1.1.4 Tình hình sản xuất cây có múi ở Việt Nam
Hiện nay, diện tích trồng cây có múi chiếm gần 20% diện tích cây ăn trái
của cả nƣớc. Cây có múi đang góp phần không nhỏ vào việc chuyển đổi cơ cấu cây

trồng đem lại hiệu quả kinh tế cho ngƣời dân (Viện nghiên cứu rau quả, 2014).
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất cây ăn trái của cả nƣớc
(năm 2011 diện tích 288.300 ha, chiếm 35% và sản lƣợng 3 triệu tấn/năm, chiếm
trên 40% so với cả nƣớc). Cây có múi (cam, quýt, bƣởi, chanh) ở đồng bằng sông
Cửu Long với tổng diện tích 74.400 ha, chiếm 54% và sản lƣợng 880.800 tấn/năm,
chiếm 65% so với cây có múi của cả nƣớc (Sở khoa học và công nghệ Tiền Giang,
2013).
Riêng về cây chanh Tàu thì tại tỉnh Đồng Tháp có khoảng 1.100 ha, trong đó
huyện Châu Thành có 193,5 ha. Mặc dù diện tích trồng không lớn so với một số
loại cây ăn trái khác nhƣng đƣợc trồng tập trung tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành
nên cây chanh Tàu có vị trí kinh tế khá lớn trong nền sản xuất nông nghiệp của
huyện này (Trung tâm khuyến nông – khuyến ngƣ tỉnh Đồng Tháp, 2013).

3


1.2 ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CỦA CÂY CHANH
* Rễ: Rễ cây có múi thuộc loại rễ có nấm cộng sinh (Microhiza). Nấm cộng
sinh trên lớp biểu bì rễ, hút nƣớc cung cấp cho cây, đồng thời cung cấp muối
khoáng và một lƣợng nhỏ các chất hữu cơ. Vì vậy, cây có múi không ƣa trồng sâu
(Đƣờng Hồng Dật, 2000).
* Thân, cành: Chanh Ta (Citrus limonia Osbeck) thuộc dạng cây gỗ, thân
hình trụ, cao từ 2-5 m, phân cành không đều, không gai hoặc có gai mọc ngang, có
thể dài tới 35 mm (Võ Văn Chi, 2003).
Tuy nhiên, theo Đƣờng Hồng Dật (2003), chanh Ta (Citrus limonia Osbeck)
tán có dạng hình dù, phân cành từ sát đất, cây cao 2-3 m, phân cành nhiều, mọc
khỏe, có nhiều gai ngắn và sắc. Riêng đối với cây chanh Tàu bông tím có tán hình
oval, phân cành dày đặc nhƣng cành ngắn nên tán cây thấp (2,5-3,0 m đối với cây
trên 5 năm tuổi). Cành có ít gai hoặc gai ngắn (Phạm Ngọc Liễu và ctv., 2009; trích
dẫn bởi Phạm Vũ Linh, 2012).

* Lá: Chanh Ta (Citrus limonia Osbeck) có lá đơn, gân lá nổi rõ ở mặt
dƣới, gân bên mảnh, hơn 10 đôi, lá dài tới 7-8 cm, rộng 3-3,5 cm, bầu tròn ở gốc,
đỉnh lá tròn hay có mũi nhọn ngắn, phiến lá mỏng, mép lá có răng tù, cuốn lá tròn,
nhƣng thƣờng dẹp, dài 6-8 mm (Võ Văn Chi, 2003). Đối với chanh Tàu bông tím lá
hơi xoăn, khi còn non có màu xanh và khi thành thục có màu xanh đậm hơn (Phạm
Ngọc Liễu và ctv., 2009; trích dẫn bởi Phạm Vũ Linh, 2012).
* Hoa: Chanh Ta (Citrus limonia Osbeck) có hoa trắng, nhuốm tía hay tim
tím, khá lớn, hoa đơn hay mọc chùm với 2-3 cái/chùm ở nách lá (Võ Văn Chi,
2003). Theo Phạm Ngọc Liễu và ctv. (2009), trích dẫn bởi Phạm Vũ Linh (2012),
hoa chanh Tàu bông tím thuộc loại hoa đủ, mọc thành chùm (2-9 hoa), nụ hoa có
màu tím đậm. Mỗi hoa đều có khả năng tự thụ tinh để tạo thành trái nên chanh Tàu
bông tím thƣờng cho trái mọc thành chùm với 3-5 trái/chùm.
* Trái: Theo Hoàng Ngọc Thuận (1995), chanh Ta (Citrus limonia Osbeck)
trái hình cầu, vỏ mỏng nhiều nƣớc, nhiều hạt và rất chua, vỏ có mùi thơm đặc biệt
do có nhiều túi tinh dầu trên mặt vỏ. Đối với chanh Tàu bông tím vỏ trái màu xanh
đậm và sần do các túi tinh dầu to hơn chanh Giấy khi chính vỏ trái màu xanh hơi
vàng, đáy trái có núm. Trái có trọng lƣợng 65,7 g, có 9-10 múi với con tép màu
vàng nhạt, nhiều nƣớc, mùi vị thơm, chua khá (Phạm Ngọc Liễu và ctv., 2009; trích
dẫn bởi Phạm Vũ Linh, 2012).
* Hạt: Theo Bijzet (2006), trích dẫn bởi Combrink (2011), hạt cây có múi
là hạt đơn phôi hay đa phôi. Còn theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2011),
ngoại trừ bƣởi có hạt đơn phôi, hầu hết các loài cây có múi đều có hạt đa phôi.
4


Theo Võ Văn Chi (2003), hạt chanh Ta (Citrus limonia Osbeck) hình trứng,
khá lớn, hơi dẹp, có vỏ dày bao lấy một hay nhiều phôi màu lục, vỏ dễ tróc, có 2-3
hạt trong mỗi múi. Riêng chanh Tàu bông tím có hạt khá to và nhiều (12-16
hạt/trái) (Phạm Ngọc Liễu và ctv., 2009; trích dẫn bởi Phạm Vũ Linh, 2012).
1.3 ĐẶC TÍNH SINH HỌC VỀ SỰ RA HOA VÀ ĐẬU TRÁI

1.3.1 Sự phân hóa mầm hoa và sự kích thích ra hoa
Sự hình thành hoa là dấu hiệu cây chuyển từ giai đoạn sinh trƣởng phát triển
dinh dƣỡng sang giai đoạn sinh trƣởng phát triển sinh sản: chuyển hƣớng từ hình
thành mầm lá sang hình thành mầm hoa. Nó biểu hiện về phản ứng di truyền và
trạng thái sinh lý nhất định khi gặp điều kiện ngoại cảnh thích hợp. Sau khi cảm
ứng sự ra hoa thì hoa đƣợc hình thành và phân hóa (Phạm Văn Côn, 2004).
Nhiệt độ thấp và khô hạn là hai yếu tố kích thích đầu tiên, trong đó nhiệt độ
thấp là yếu tố đầu tiên ở vùng Á nhiệt đới trong khi khô hạn là yếu tố kích thích ra
hoa cho cây có múi ở vùng nhiệt đới. Số hoa sản xuất tỉ lệ với sự khắc nghiệt của
nhiệt độ thấp hoặc khô hạn. Tỉ lệ phát hoa có lá hoặc không lá có liên quan với sự
khắc nghiệt của stress. Điều kiện stress càng khắc nghiệt sẽ tạo ra nhiều bông
không mang lá. Mầm hoa đƣợc kích thích trong điều kiện khô hạn nhƣng chỉ phát
triển khi nhiệt độ ấm lên hoặc ẩm độ đất tăng lên (không còn “xiết nƣớc”). Thƣờng
cây sẽ ra hoa sau khi tƣới nƣớc 3-4 tuần. Thời gian từ khi cảm ứng ra hoa đến khi
hoa nở thay đổi từng năm (Trần Văn Hâu, 2009).
Theo Bùi Trang Việt (2000), trích dẫn bởi Võ Duy Hảo (2012), hoa thành
lập từ chồi ngọn hay chồi nách qua ba giai đoạn:
 Chuyển tiếp ra hoa: mô phân sinh dinh dƣỡng thành mô phân sinh tiền
hoa – đánh thức mô phân sinh chờ.
 Sự tƣợng hoa: sự sinh cơ quan hoa (quan sát đƣợc dƣới kính hiển vi), sự
phát triển của sơ khởi hoa làm chồi phồng lên thành nụ hoa.
 Sự tăng trƣởng và nở hoa: mầm hoa vừa hình thành có thể tiếp tục tăng
trƣởng và nở hoa hoặc đi vào trạng thái ngủ.
1.3.2 Sự ra hoa và đậu trái
Chanh Ta (Citrus limonia Osbeck) có mùa hoa tự nhiên vào tháng 3-5, mùa
trái vào tháng 7-9 dƣơng lịch (Võ Văn Chi, 2003).
Hoa hình thành và phát triển trên cành một năm tuổi. Trên cành vƣợt thƣờng
ra bông lá trong khi trên gỗ già thƣờng ra bông không mang lá. Cây còn tơ, ra hoa
chƣa ổn định thƣờng ra hoa không tốt nhƣ cây trƣởng thành (Trần Văn Hâu, 2009).


5


Theo Trần Văn Hâu (2009), sự đậu trái bị ảnh hƣởng rất mạnh bởi nhiệt độ
và sự khô hạn. Thông thƣờng phát hoa có lá đậu trái cao hơn so với phát hoa không
có lá; chồi có tỉ lệ lá/hoa cao sẽ có tỉ lệ giữ trái đến khi thu hoạch cao. Đƣờng Hồng
Dật (2000) cũng cho rằng cành mang hoa trên cây có múi đƣợc chia thành hai loại:
(1) Nhóm hoa đơn là những cành có khả năng đậu trái cao; (2) Nhóm hoa chùm là
những cành có tỷ lệ đậu trái thấp.
1.3.3 Sự rụng trái non
Cây chanh bị rụng trái do 3 nguyên nhân chủ yếu là: thiếu dinh dƣỡng, thời
tiết không thích hợp và bị sâu bệnh hại. Về cơ chế thì sự rụng trái là do một số tế
bào ở cuống trái bị chết tạo thành một tầng rời (Sở khoa học và công nghệ Hải
Dƣơng, 2014).
Sự rụng trái non bắt đầu sau khi ra hoa cho đến 3-4 tuần sau khi hoa nở. Sự
rụng trái non xảy ra nghiêm trọng khi nhiệt độ trên bề mặt lá từ 35-40oC hoặc khi
cây bị khô hạn. Nhiệt độ cao và sự khô hạn nghiêm trọng làm cho khí khẩu bị đóng
dẫn đến giảm sự đồng hóa khí CO2 và sự rụng trái non gây ra bởi sự mất cân bằng
của carbon (Trần Văn Hâu, 2009).
Theo Dƣơng Tấn Lợi (2002), cây có múi có hiện tƣợng rụng trái sinh lý
thƣờng một năm có hai đợt rụng:
 Đợt rụng trái sinh lý lần thứ nhất: thƣờng xuất hiện vào thời kỳ trái còn
nhỏ. Đặc trƣng của đợt rụng này là mang theo cả cuống.
 Đợt rụng trái sinh lý lần thứ hai: trái rụng khi có đƣờng kính 3-4 cm, đặc
trƣng của nó là trái rụng không cuống.
Ngƣời ta đã theo dõi trên các giống cam chanh và thấy rằng: hiện trƣợng
rụng trái sinh lý là một điều tất yếu. Trƣớc khi trái rụng tốc độ lớn của trái tăng lên
rất chậm, sau mỗi đợt rụng trái tốc độ lớn của trái tăng lên rất nhanh.
1.3.4 Sự phát triển trái
Sự phát triển bầu noãn của hoa cây có múi cần mất khoảng 6-18 tháng, điều

này thay đổi theo giống và khí hậu. Quá trình tăng trƣởng và phát triển này có thể
đƣợc chia thành ba giai đoạn chính: (1) Giai đoạn đầu tiên bao gồm phân chia tế
bào mạnh mẽ nhƣng chậm tăng trƣởng trong khoảng chín tuần; (2) Giai đoạn thứ
hai là một sự tăng trƣởng nhanh do mở rộng tế bào hơn khoảng 30 tuần dẫn đến
một sự gia tăng nhanh về kích thƣớc trái: (3) Trong giai đoạn thứ ba trái đạt đến sự
tăng trƣởng tối đa (chín) trong hơn 11 tuần và hầu nhƣ không thay đổi về kích
thƣớc (Ladaniya, 2008 và Bijzet, 2006, trích dẫn bởi Combrink, 2011).
Nhiệt độ và độ ẩm cũng ảnh hƣởng tới sự phát triển của trái cây có múi.
Trong vùng có khí hậu cận nhiệt đới, nhiệt độ thấp và cƣờng độ ánh sáng yếu, trái
6


phát triển chậm hơn và kích thƣớc trái trƣởng thành nhỏ hơn đáng kể so với cây có
múi đƣợc trồng ở vùng nhiệt đới (Spiegel-Roy và Goldschmidt, 1996, trích dẫn bởi
Combrink, 2011).
Một số đặc tính của trái (nhƣ kích thƣớc, hình dạng trái, cấu trúc và bề dày
của con tép) đƣợc xách định trong hai tháng đầu sau khi ra hoa. Cây mang nhiều
trái ảnh hƣởng rất lớn đến tỉ lệ phát triển trái (Trần Văn Hâu, 2009).
1.4 BIỆN PHÁP XỬ LÝ RA HOA CHANH TÀU
1.4.1 Xử lý ra hoa chanh Tàu bằng biện pháp xiết nƣớc
Xử lý ra hoa chanh Tàu trong mùa mƣa (từ tháng 7-10) để thu hoạch vào
mùa khô năm sau là thời điểm mùa nghịch để bán đƣợc giá cao. Cũng nhƣ các loại
cây có múi khác, do ảnh hƣởng của khô hạn trong mùa khô, chanh Tàu sẽ ra hoa
tập trung trong mùa khô và thu hoạch trong mùa mƣa (mùa thuận nên giá thấp). Do
xử lý ra hoa trong mùa mƣa nên biện pháp xiết nƣớc thƣờng đƣợc nhà vƣờn thực
hiện trong tháng 7-8 dƣơng lịch, khi có đợt hạn giữa mùa (hạn “Bà Chằn”), tuy
nhiên kết quả thƣờng bấp bênh và phụ thuộc rất nhiều vào thời gian cũng nhƣ độ
dài của đợt hạn (Trần Văn Hâu, 2009).
1.4.2 Xử lý ra hoa chanh Tàu bằng biện pháp “phá lá”
Theo Trần Văn Hâu (2009), ở thành phố Cần Thơ, chanh Tàu đƣợc kích

thích ra hoa chủ yếu bằng biện pháp “phá lá”, là biện pháp làm rụng lá bằng cách
phun phân Urea và chlorua kali với nồng độ cao từ 6-8% kết hợp với 2,4-D ở nồng
độ từ 0,2-0,5% khi lá ở giai đoạn lá lụa (2,5 tháng tuổi). Sau khi lá vàng và rụng
nông dân tiến hành bón phân NPK với tỉ lệ đạm cao kết hợp với tƣới nƣớc cho cây
ra hoa. Theo kinh nghiệm của nông dân, tỉ lệ ra hoa thƣờng không ổn định, phụ
thuộc vào tỉ lệ lá rụng. Lá rụng khoảng 40% thì sẽ đƣợc tỉ lệ ra hoa thích hợp, nếu
rụng 20-30% tỉ lệ ra hoa thấp nhƣng nếu tỉ lệ lá rụng trên 60%, cây chanh sẽ ra hoa
nhiều nhƣng sau đó sẽ suy kiệt, phải mất 2-3 năm mới phục hồi khả năng ra hoa.
Do đó, lựa chọn nồng độ hóa chất làm rụng lá với tỉ lệ thích hợp có ý nghĩa rất
quan trọng quyết định đến sự thành công hay không. Ngoài ra, những thí nghiệm
bƣớc đầu cho thấy vấn đề quản lý nƣớc trong thời kỳ kích thích ra hoa cũng là vấn
đề quan trọng có ảnh hƣởng đến tỉ lệ ra hoa vì kích thích chanh ra hoa mùa mƣa
cũng đồng thời là mùa nƣớc; nếu không tạo đƣợc khô hạn bằng cách xiết nƣớc, tỉ lệ
ra hoa thƣờng không cao.
Ở huyện Châu Thành và Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, nhà vƣờn cũng áp dụng
biện pháp “phá lá” để kích thích ra hoa cho chanh Tàu, mặc dù quy trình có một vài
điểm khác biệt so với nhà vƣờn ở thành phố Cần Thơ. Tuy vậy, hậu quả lâu dài vẫn
làm cho cây suy kiệt và có thể do ảnh hƣởng của việc làm rụng lá khi kích thích ra
7


hoa. Do đó, nghiên cứu biện pháp kích thích ra hoa đạt hiệu quả nhƣng không ảnh
hƣởng đến khả năng cho trái lâu dài của cây là một vấn đề rất bức xúc của nông
dân.
Biện pháp này mang lại hiệu quả cao hơn “xiết nƣớc”. Tuy nhiên, do tác
động làm rụng lá trên cây nên ảnh hƣởng trực tiếp đến sự sinh trƣởng của cây (vì lá
đƣợc xem là “nhà máy” năng lƣợng của cây). Mặt khác, trong quá trình kích thích
ra hoa có sử dụng 2,4-D. Bản chất của chất này là thuốc diệt cỏ nên khi sử dụng lâu
dài sẽ ít nhiều ảnh hƣởng xấu đến cây chanh.
1.5 YÊU CẦU NGOẠI CẢNH CỦA CÂY CÓ MÖI

1.5.1 Nhiệt độ
Theo Đƣờng Hồng Dật (2000), cây có múi có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới
nóng ẩm, vì vậy chúng ƣa khí hậu ấm, nhƣng do có phạm vi phân bố hiện tại rộng,
cho nên một số loài chịu đƣợc nhiệt độ thấp. Trong phạm vi nhiệt độ 12-39oC cam,
quýt đều có thể sinh trƣởng đƣợc, phạm vi thích hợp là 23-29oC và tốt nhất là 26oC.
Nếu dƣới 12oC và trên 39oC thì sẽ ngừng sinh trƣởng. Nhiệt độ tới hạn là -5oC và
+57oC. Để trải qua tất cả quá trình sống cây chanh cần tổng số tích ôn là 4.300oC
(Phạm Văn Côn, 2004).
Nhiệt độ còn ảnh hƣởng quan trọng đến phẩm chất và sự phát triển của trái.
Thƣờng ở nhiệt độ cao, trái chín sớm, ít xơ và ngọt, nhƣng khả năng cất giữ kém và
màu sắc trái chín không đẹp (ở nhiệt độ thấp các sắc tố hình thành nhiều hơn).
Ngoài ra, nhiệt độ còn tác động môi trƣờng rễ, khoảng 25-26oC là nhiệt độ tối hảo
để rễ cây hút chất đạm tốt nhất (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011).
1.5.2 Ánh sáng
Nói chung các loại cây có múi không thích ánh sáng mạnh, ƣa ánh sáng tán
xạ có cƣờng độ 10.000-15.000 lux tƣơng ứng với 0,6 calo/cm2, tƣơng đƣơng ánh
sáng và lúc 8 giờ sáng đến 4-5 giờ chiều những ngày quang mây mùa hè (Phạm
Văn Côn, 2004). Cƣờng độ ánh sáng quá cao có thể làm nám trái, mất nƣớc nhiều,
sinh trƣởng kém dẫn đến tuổi thọ ngắn (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong,
2011). Tuy cây có múi ƣa thích áng sáng tán xạ, nhƣng không nên trồng dƣới các
bóng cây to, bởi vì trong điều kiện này cây có múi thƣờng bị nhiều loài sâu bệnh
hại (Đƣờng Hồng Dật, 2000). Theo Phạm Văn Côn (2004), yêu cầu cƣờng độ ánh
sáng cũng tùy loài: chanh cần ít hơn quýt và quýt cần ít hơn cam. Nhƣ vậy, chanh
là loài cần ít ánh sáng nhất trong các loài cây có múi.

8


1.5.3 Gió
Theo Đƣờng Hồng Dật (2000), tốc độ gió vừa phải có ảnh hƣởng tốt đến

việc lƣu thông không khí, điều hòa độ ẩm trong các vƣờn trồng cây ăn trái có múi
làm cho cây sinh trƣởng và phát triển tốt, giảm tác hại của sâu bệnh làm tăng năng
suất trái. Tuy nhiên, trong thời kỳ cây ra trái, nếu bị gió nhiều, gió mạnh, quả dễ bị
xây xát, dễ rụng (Nguyễn Hữu Đống, 2003).
Phần lớn các loài cây có múi có thể chịu đƣợc bão nhỏ trong một thời gian
ngắn. Khi lập vƣờn cũng cần lƣu ý hƣớng gió có hại (nhƣ gió Tây Nam ở đồng
bằng sông Cửu Long) để bố trí trồng cây chắn gió, giúp điều hòa không khí trong
vƣờn, giảm đỗ ngã, cây thụ phấn tốt trong mùa hoa nở (Nguyễn Bảo Vệ và Lê
Thanh Phong, 2011).
1.5.4 Nƣớc, ẩm độ và vũ lƣợng
Vũ lƣợng hàng năm cần cho cây có múi ít nhất là 875 mm trong trƣờng hợp
không tƣới. Nhiều tác giả cho rằng lƣợng mƣa thích hợp hằng năm cho quýt, chanh
từ 1.500-2.000 mm/năm. Nói chung, cây có múi không thích hợp với khí hậu nhiệt
đới quá ẩm và ẩm độ không khí quá cao (làm tăng sự xuất hiện của sâu bệnh)
(Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011).
Theo Đƣờng Hồng Dật (2000), ẩm độ đất và không khí có ảnh hƣởng đến
quá trình phân hóa mầm hoa và tỉ lệ đậu trái của cây có múi. Nếu đủ ẩm trong mùa
hè và hạn nhẹ từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau hoa sẽ nhiều. Tháng 3-4 khô hạn
làm giảm số lƣợng hoa. Yêu cầu ẩm độ không khí của cây có múi là 75% và ẩm độ
đất là 60% (Phạm Văn Côn, 2004).
Theo Phạm Văn Côn (2004), cây có múi rất cần nƣớc cho các thời kỳ sinh
trƣởng phát triển, thời kỳ nẩy mầm, ra hoa đậu trái và trái phát triển mạnh. Tuy
nhiên, cây có múi rất mẫn cảm với điều kiện ngập nƣớc. Ở vùng đất thấp, mực thủy
cấp cao nếu không thoát nƣớc kịp trong mùa mƣa sẽ gây tình trạng thối rễ, lá vàng
úa và cây chết. Trong kỹ thuật trồng cây có múi, việc cung cấp nƣớc có ảnh hƣởng
quan trọng đến sự ra hoa của cây. Vào mùa khô hạn nếu cây đƣợc nhận nhiều nƣớc
sẽ ra hoa ngay. Do đó, cần có biện pháp giữ ẩm ở mặt liếp để hạn chế bớt tác hại
của việc thiếu nƣớc và rễ mọc sâu dần để tìm nƣớc (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh
Phong, 2011).
1.5.5 Đất

Đất trồng cây có múi tốt là những đám đất bằng phẳng có cấu trúc tốt, nhiều
mùn, thoáng khí, có tầng đất dày, giữ ẩm tốt, không bị úng khi mƣa và dễ tháo
nƣớc khi cần thiết. Đất trồng cây có múi cần có mực nƣớc ngầm thấp (ít nhất cũng
sâu hơn 80 cm) (Đƣờng Hồng Dật, 2000).
9


Theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2011), cây có múi đƣợc trồng tốt
nhất trên đất thịt pha, màu mỡ, thoát nƣớc tốt và thoáng khí vì rễ cần nhiều oxy
trong đất. Không nên trồng cây có múi trên đất sét nặng, phèn, đất nhiều cát, đất có
tầng canh tác mỏng, mực thủy cấp cao; tầng canh tác phải dày ít nhất 0,5 m. Riêng
ở đồng bằng sông Cửu Long, nhà vƣờn thƣờng chọn vùng dất phù sa cao ven sông
lớn, lên liếp kết hợp đê bao đã tạo đƣợc tầng canh tác dày trên dƣới 1 m, thoát nƣớc
tốt đã tạo điều kiện thuận lợi cho bộ rễ cây có múi phát triển. Độ pH tốt cho cây có
múi nằm trong khoảng 4-8, tốt nhất là từ 5,5-6,5. Đặc biệt cây mẫn cảm xấu với
muối B, muối Carbonate và NaCl.
1.5.6 Chất dinh dƣỡng
Theo Đƣờng Hồng Dật (2000), để phát triển tốt, các loại cây có múi cần
đƣợc cung cấp đầy đủ và cân đối các nguyên tố dinh dƣỡng đa lƣợng N, P, K cũng
nhƣ các nguyên tố vi lƣợng Cu, Mg, B… Cây có múi cần hấp thu chất dinh dƣỡng
quanh năm. Nhất là ở thời kỳ nở hoa và khi cây ra đọt non cây cần đƣợc cung cấp
nhiều dƣỡng chất. Vì vậy trong quá trình phát triển, cung cấp những nguyên tố dinh
dƣỡng là điều tối cần thiết cho cây có múi (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong,
2011).
Đạm (N): theo Đƣờng Hồng Dật (2000), đạm là nguyên tố có vai trò quyết
định đối với năng suất và phẩm chất của quả. Đạm còn giữ vai trò quan trọng trong
quá trình sinh trƣởng của cây cũng nhƣ quá trình hình thành hoa và quả (Nguyễn
Hữu Đống, 2003).
Lân (P): theo Nguyễn Hữu Đống (2003), lân có tác dụng giữ sản lƣợng và
phẩm chất hàng năm, giúp điều hòa dinh dƣỡng đạm của cây. Lân rất cần cho quá

trình phân hóa mầm hoa, có tác dụng làm giảm hàm lƣợng acid trong trái, nâng cao
tỉ lệ đƣờng/acid làm cho hƣơng vị trái thơm ngon, giảm hàm lƣợng vitamin C, vỏ
trái mỏng, trơn, lõi trái chặt, không rỗng, màu sắc quả hơi kém nhƣng chuyển mã
nhanh (Đƣờng Hồng Dật, 2000).
Kali (K): theo Nguyễn Hữu Đống (2003), kali có ảnh hƣởng lớn đến phẩm
chất trái, làm chắc mô, giúp cây chịu lạnh. Kali rất cần cho cây có múi khi ra đọt
non và vào thời kỳ trái phát triển mạnh (Đƣờng Hồng Dật, 2000).
Calcium (Ca): theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2011), calcium có
tác động nhƣ một chất giải độc, trung hòa hoặc kết tủa một vài acid hữu cơ vốn bị
tăng do hoạt động trao đổi chất trong cây. Nó còn có vai trò đặc biệt quan trọng đối
với sinh trƣởng của rễ cây.
Magnesium (Mg): theo Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn (2004),
magnesium là cơ cấu của diệp lục tố. Magnesium có nhiều nhất trong lá, kế đến là
10


×