Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

hiệu quả phòng ngừa bệnh thối củ trên cây nghệ của các biện pháp xử lý đất và thuốc hóa học trên một số bệnh hại có nguồn gốc từ đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 74 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

HUỲNH THỊ KIM PHỤNG

HIỆU QUẢ PHÒNG NGỪA BỆNH THỐI CỦ
TRÊN CÂY NGHỆ CỦA CÁC BIỆN PHÁP
XỬ LÝ ĐẤT VÀ THUỐC HÓA HỌC
TRÊN MỘT SỐ BỆNH HẠI
CÓ NGUỒN GỐC TỪ ĐẤT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT

Cần Thơ, 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT

HIỆU QUẢ PHÒNG NGỪA BỆNH THỐI CỦ
TRÊN CÂY NGHỆ CỦA CÁC BIỆN PHÁP
XỬ LÝ ĐẤT VÀ THUỐC HÓA HỌC
TRÊN MỘT SỐ BỆNH HẠI
CÓ NGUỒN GỐC TỪ ĐẤT

Giảng viên hướng dẫn:


Sinh viên thực hiện:

TS. Trần Vũ Phến

Huỳnh Thị Kim Phụng
MSSV: 3113465
Lớp: BVTV K37

Cần Thơ, 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
Chứng nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sư chuyên ngành Bảo Vệ Thực
Vật với đề tài:

HIỆU QUẢ PHÒNG NGỪA BỆNH THỐI CỦ TRÊN CÂY NGHỆ
CỦA CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ ĐẤT VÀ THUỐC HÓA HỌC
TRÊN MỘT SỐ BỆNH HẠI CÓ NGUỒN GỐC TỪ ĐẤT

Do sinh viên Huỳnh Thị Kim Phụng thực hiện
Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày….tháng….. năm 2015
Cán bộ hướng dẫn

Ts. Trần Vũ Phến



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt
nghiệp kỹ sư chuyên ngành Bảo Vệ Thực Vật với đề tài:

HIỆU QUẢ PHÒNG NGỪA BỆNH THỐI CỦ TRÊN CÂY NGHỆ
CỦA CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ ĐẤT VÀ THUỐC HÓA HỌC
TRÊN MỘT SỐ BỆNH HẠI CÓ NGUỒN GỐC TỪ ĐẤT
Do sinh viên Huỳnh Thị Kim Phụng thực hiện và bảo vệ trước hội
đồng.
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:…………………….
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
………………………
Luận văn tốt nghiệp hội đồng đánh giá ở mức:…………………….
…………………….……………………………………………………..

DUYỆT KHOA

Cần Thơ, ngày tháng

năm 2015

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG



LƯỢC SỬ CÁ NHÂN
-

I.
Sơ yếu lý lịch
Họ và tên: Huỳnh Thị Kim Phụng
Giới tính: Nữ
Ngày sinh: 12/02/1993
Dân tộc: Kinh
Nơi sinh: Chợ Mới – An Giang
Họ và tên cha: Huỳnh Văn Phương
Nghề nghiệp: Làm ruộng
Quê quán: Kiến Thuận I, Kiến Thành, Chợ Mới, An Giang
Họ và tên mẹ: Lê Thị Kim Hoàng
Nghề nghiệp: Làm ruộng
Quê quán: Kiến Thuận I, Kiến Thành, Chợ Mới, An Giang
II.
Quá trình học tập
Từ 1999-2004 Trường Tiểu Học “C” Kiến Thành.
Từ 2004-2008: Trường THCS Kiến Thành.
Từ 2008-2011: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh.
Từ 2011 đến nay: Trường Đại Học Cần Thơ, Khoa Nông Nghiệp và Sinh
Học Ứng Dụng, Ngành Bảo Vệ Thực Vật khóa 37.

i


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng lòng biết ơn đến ba mẹ đã nuôi con khôn lớn, luôn ủng hộ và
động viên con trong suốt quá trình học tập.

Tôi xin chân thành cám ơn và tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Trần Vũ
Phến đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên
cứu.
Xin gửi lòng biết ơn chân thành đến thầy cố vấn học tập cùng với thầy cô
bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, người
trực tiếp giảng dạy trong suốt thời gian tôi theo học tại trường Đại học Cần
Thơ.
Xin trân trọng ghi nhớ những ân tình của chị Đinh Ngọc Trúc, anh
Huỳnh Thanh Toàn, anh Huỳnh Văn Nghi, chị Trần Liên Hương và toàn thể
các bạn trong phòng thí nghiệm cùng tập thể lớp Bảo Vệ Thực Vật K37 đã
luôn giúp đỡ tôi trong thời gian làm đề tài.
Trân trọng !

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân và thầy
hướng dẫn, các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn này là trung
thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào trước đây.

Người thực hiện

Huỳnh Thị Kim Phụng

iii


Huỳnh Thị Kim Phụng, 2015. Hiệu quả phòng ngừa bệnh thối củ trên cây
nghệ của các biện pháp xử lý đất và thuốc hóa học trên một số bệnh hại có

nguồn gốc từ đất. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Bảo Vệ Thực Vật, khoa
Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng. Trường Đại học Cần Thơ. Cán bộ hướng
dẫn khoa học: TS. Trần Vũ Phến.
TÓM LƯỢC
Đề tài “Hiệu quả phòng ngừa bệnh thối củ trên cây nghệ của các biện
pháp xử lý đất và thuốc hóa học trên một số bệnh hại có nguồn gốc từ đất”
được thực hiện từ tháng 5 năm 2013 đến tháng 10 năm 2014 tại phòng thí
nghiệm phòng trừ sinh học bệnh cây, Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông
nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ nhằm mục tiêu: (i)
tìm ra biện pháp xử lý đất hiệu quả để kiểm soát bệnh héo xanh thối củ nghệ
do vi khuẩn Ralstonia solanacearum và bệnh vàng lá thối củ nghệ do nấm
Fusarium spp. trong điều kiện ở nhà lưới, (ii) tìm ra loại thuốc có hiệu quả ức
chế nấm Sclerotium rolfsii trong điều kiện in vitro; (iii) khảo sát hiệu quả của
các loại thuốc hóa học đối với bệnh thối thân do nấm S. rolfsii gây ra trong
điều kiện nhà lưới.
Thí nghiệm 1: Xử lý đất bằng màng phủ kết hợp VKVR có hiệu quả cao
trong phòng ngừa vi khuẩn R. Solanacearum gây bệnh héo xanh thối củ nghệ
trong điều kiện nhà lưới tính đến thời điểm 28 ngày sau khi trồng.
Sử dụng VKVR để xử lý đất có hiệu quả cao trong phòng ngừa nấm
Fusarium spp. gây bệnh héo vàng thối củ nghệ trong điều kiện nhà lưới tính
đến thời điểm 28 ngày sau khi trồng.
Thí nghiệm 2: Từ 12 loại thuốc trừ nấm được sử dụng để thử khả năng
ức chế nấm S. Rolfsii trong điều kiện in vitro chọn ra được loại thuốc Anvil
5SC (Hexaconazole), Folicur 430SC (Tebuconazole) và Valivithaco 5WP
(Validamycin) có khả năng ức chế sự phát triển của nấm S. rolfsii cao.
Thí nghiệm 3: Trong điều kiện nhà lưới, cả ba loại thuốc Anvil 5SC
(Hexaconazole), Folicur 430SC (Tebuconazole) và Valivithaco 5WP
(Validamycin) có khả năng kiểm soát bệnh thối thân có hạch do nấm S. rolfsii
gây ra trên cây nghệ cao.


iv


MỤC LỤC
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
DANH SÁCH BẢNG ....................................................................................... ix
DANH SÁCH HÌNH ......................................................................................... x
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT.......................................................................... xi
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ........................................................... 2
1.1 SƠ LƯỢC VỀ CÂY NGHỆ ..................................................................... 2
1.1.1 Giới thiệu chung................................................................................. 2
1.1.2 Đặc điểm cây nghệ ............................................................................. 2
1.1.3 Giá trị dinh dưỡng và công dụng ....................................................... 2
1.1.4 Kỹ thuật trồng nghệ ........................................................................... 3
1.2 BỆNH HÉO XANH THỐI CỦ DO VI KHUẨN R. solanacearum GÂY
RA .................................................................................................................. 4
1.2.1 Triệu chứng ........................................................................................ 4
1.2.2 Tác nhân ............................................................................................. 5
1.2.3 Lưu tồn và lan truyền ......................................................................... 5
1.2.4 Phân bố và ký chủ .............................................................................. 5
1.2.5 Điều kiện phát sinh và phát triển ....................................................... 6
1.2.6 Biện pháp phòng trừ........................................................................... 6
1.3 BỆNH VÀNG LÁ THỐI CỦ DO NẤM Fusarium spp. GÂY RA ......... 7
1.3.2 Tác nhân ............................................................................................. 8
1.3.3 Đặc điểm sinh thái và điều kiện phát sinh phát triển của bệnh.......... 8
1.3.4 Biện pháp phòng trừ........................................................................... 9
1.4 MỘT SỐ BIỆN PHÁP XỬ LÝ ĐẤT TRONG PHÒNG TRỪ BỆNH CÓ
NGUỒN GỐC TỪ ĐẤT ................................................................................ 9
1.4.1 Chlorine.............................................................................................. 9


v


1.4.2 Màng phủ ........................................................................................... 9
1.4.3 Coc 85WP ........................................................................................ 10
1.4.4 Vi khuẩn Bacillus trong phòng trừ sinh học bệnh cây..................... 10
1.5 BỆNH THỐI GỐC THÂN CÓ HẠCH DO NẤM Sclerotium rolfsii
GÂY RA ....................................................................................................... 12
1.5.1 Triệu chứng ...................................................................................... 12
1.5.2 Tác nhân ........................................................................................... 12
1.5.3 Đặc điểm của nấm S. rolfsii ............................................................. 12
1.5.4 Biện pháp phòng trừ......................................................................... 12
1.6 MỘT SỐ THUỐC HÓA HỌC DÙNG TRONG THÍ NGHIỆM ........... 13
1.6.1 Amistar Top 325SC ......................................................................... 13
1.6.2 Andoral 500WP ............................................................................... 14
1.6.3 Anvil 5SC......................................................................................... 14
1.6.4 Bonny 4SL ....................................................................................... 15
1.6.5 Carbenda Supper 50SC .................................................................... 15
1.6.6 Folicur 430SC .................................................................................. 15
1.6.7 Nevo 330EC ..................................................................................... 16
1.6.8 Pulsor 23F ........................................................................................ 16
1.6.9 Score 250EC .................................................................................... 17
1.6.10 Talent 50WP .................................................................................. 17
1.6.11 Tilt Super 300EC ........................................................................... 17
1.6.12 Valivithaco 5WP ............................................................................ 18
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP .................................... 20
2.1 PHƯƠNG TIỆN ..................................................................................... 20
2.1.1 Thời gian và địa điểm ...................................................................... 20
2.1.2 Vật liệu và thiết bị dùng trong thí nghiệm ....................................... 20


vi


2.1.3 Các môi trường sử dụng trong thí nghiệm ....................................... 20
2.2

PHƯƠNG PHÁP ................................................................................ 21

2.2.1 Thí nghiệm 1: Đánh giá hiệu quả của biện pháp xử lý đất đối với
bệnh do vi khuẩn R. solanacearum và Fusarium spp. gây ra trong điều
kiện nhà lưới. ............................................................................................ 21
2.2.2 Thí nghiệm 2: Đánh giá khả năng đối kháng của một số loại thuốc
trừ nấm đối với nấm S. rolfsii trong điều kiện in vitro ............................. 24
2.2.3 Thí nghiệm 3: Đánh giá khả năng đối kháng của một số loại thuốc
trừ nấm đối với nấm S. rolfsii trong điều kiện nhà lưới............................ 26
2.3 XỬ LÝ SỐ LIỆU ................................................................................... 28
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................. 29
3.1 Hiệu quả của các biện pháp xử lý đất đối với bệnh héo xanh do vi khuẩn
R. solanacearum và héo vàng do nấm Fusarium spp. trong điều kiện nhà
lưới ............................................................................................................... 29
3.1.1 Ảnh hưởng của các biện pháp xử lý đất lên mật số của nấm và vi
khuẩn ......................................................................................................... 29
3.1.2 Hiệu quả giảm mật số ...................................................................... 31
3.1.3 Chỉ tiêu sinh trưởng ......................................................................... 33
3.2 KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG CỦA CÁC THUỐC TRỪ NẤM ĐỐI VỚI
NẤM S. rolfsii TRONG ĐIỀU KIỆN in vitro ............................................. 34
3.2.1 Bán kính vành khăn vô khuẩn.......................................................... 34
3.2.2 Hiệu suất đối kháng ......................................................................... 36
3.3 HIỆU QUẢ CỦA CÁC LOẠI THUỐC TRỪ NẤM ĐỐI VỚI BỆNH

THỐI THÂN DO NẤM S. rolfsii TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI ........ 38
3.3.1 Tỷ lệ bệnh ........................................................................................ 38
3.3.2 Chỉ số bệnh ...................................................................................... 39
3.3.3 Hiệu quả giảm bệnh ......................................................................... 40
CHƯƠNG 4:KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ............................................................... 42
4.1 Kết luận .................................................................................................. 42

vii


4.2 Đề nghị ................................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 43
PHỤ CHƯƠNG ............................................................................................... 48

viii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Các biện pháp xử lý đất được sử dụng trong thí nghiệm

22


2.2

Thuốc hóa học sử dụng trong thí nghiệm

24

3.1

Mật số vi khuẩn R. solanacearum trên môi trường TZC tại các
thời điểm

29

3.2

Mật số nấm Fusarium spp. trên môi trường MGA tại các thời
điểm

31

3.3

Hiệu quả giảm mật số vi khuẩn R. Solanacearum tại các thời
điểm khảo sát

32

3.4

Hiệu quả giảm mật số nấm Fusarium spp. ở các thời điểm

khảo sát

33

3.5

Chỉ tiêu sinh trưởng của cây nghệ tại thời điểm 1 tháng sau
khi trồng

34

3.6

Bán kính vành khăn vô khuẩn của các loại thuốc đối với nấm
S. rolfsii tại các thời điểm

35

3.7

Hiệu suất đối kháng của các loại thuốc đối với nấm S. rolfsii
tại các thời điểm

37

3.8

Tỉ lệ bệnh của các nghiệm thức tại các thời điểm khảo sát

39


3.9

Chỉ số bệnh của các nghiệm thức ở các thời điểm khảo sát

39

3.10

Hiệu quả giảm bệnh của các nghiệm thức tại các thời điểm
khảo sát

40

ix


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

Hình 2.1

Sơ đồ bố trí thí nghiệm biện pháp xử lý mầm bệnh trong đất
ngoài nhà lưới

23


Hình 2.2

Phương pháp đánh giá khả năng đối kháng của các thuốc hóa
học đối với nấm S. rolfsii

25

Hình 2.3

Hạch nấm S. rolfsii được nuôi trên môi trường PDA sau 15 ngày

27

Hình 2.4

Chủng hạch nấm S. rolfsii lên cây nghệ

27

Hình 3.1

Khuẩn lạc vi khuẩn R. solanacearum trên môi trường TZC;
a) Đối chứng TXL; b) Nghiệm thức VKVR thời điểm TXL;
c) Đối chứng thời điểm 14 NSKT; d) Nghiệm thức VKVR
thời điểm 14 NSKT

30

Hình 3.2


Khả năng ức chế của thuốc đối với nấm S. rolfii ở thời điểm 1
ngày. (a) Đối chứng. (b) Thuốc Anvil 5SC và Andoral 500WP
so với đối chứng

34

Hình 3.3

Khả năng ức chế của thuốc đối với nấm S. rolfii ở thời điểm 5
NSTN. (a) Thuốc Folicur 430SC và Carbenda Supper 50SC so
với đối chứng. (b) Thuốc Valivithaco 5WP và Bonny 4SL so với
đối chứng.

36

Hình 3.4

Khả năng ức chế của thuốc đối với nấm S. rolfii ở thời điểm 7
ngày. (a) Đối chứng. (b) Thuốc Anvil 5SC và Andoral 500WP
so với đối chứng

36

Hình 3.5

Hình vết bệnh do nấm S. rolfsii trên cây nghệ tại thời điểm 3
NSKTT; a) Nghiệm thức đối chứng; b) Nghiệm thức xử lý thuốc

41


Anvil 5SC

x


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắc

Nguyên văn

ĐC

Đối chứng

HQGMS

Hiệu quả giảm mật số

MP

Màng phủ

LL

Lặp lại

NSKTT

Ngày sau khi trồnghử thuốc


NSTN

Ngày sau thí nghiệm

NSXL

Ngày sau xử lý

NSXL

Ngày sau xử lý

TXL

Trước xử lý

VKVR

Vi khuẩn vùng rễ

xi


MỞ ĐẦU
Cây nghệ (Curcuma longa L.) là một chi rất quan trọng trong họ
Zingiberaceae có khoảng 110 loài khác nhau, phân bố ở vùng nhiệt đới Châu
Á và Nam Thái Bình Dương (Ravindran et al., 2007). Nghệ là vị thuốc thông
dụng trong y học dân tộc như làm thuốc chữa bệnh đau dạ dày, bệnh vàng da,
phụ nữ sinh nở xong bị đau bụng tích huyết. Nghệ còn được dùng làm thuốc

nhuộm màu vàng. Ngoài ra, nghệ còn là cây gia vị trong ăn uống, chủ yếu là
lấy màu vàng gây cảm giác ngon, béo (Võ Văn Chi, 2003).
Ngày nay có rất nhiều biện pháp quản lý bệnh hại gây hại cây trồng. Biện
pháp xử lý đất là một biện pháp đầu tiên trước khi trồng cây. Tiếp theo là biện
pháp sinh học, đây là một biện pháp được nghiên cứu và ứng dụng nhiều nhất
do ít ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và môi trường. Biện pháp cuối cùng
là biện pháp sử dụng thuốc hóa học, đây là biện pháp quản lý dịch hại truyền
thống và đem lại hiệu quả cao.
Trên cây nghệ có một số bệnh phổ biến, đặc biệt là các bệnh hại có
nguồn gốc từ đất như nấm Fusarium sp. gây ra bệnh héo vàng, vi khuẩn
Ralstonia solanacearum gây bệnh héo xanh thối củ, nấm Sclerotium roflsii
gây bệnh bệnh thối thân … (Trần Liên Hương, 2014).
Từ đó đề tài nghiên cứu: “Hiệu quả phòng ngừa bệnh thối củ trên cây
nghệ của các biện pháp xử lý đất và thuốc hóa học trên một số bệnh hại
có nguồn gốc từ đất” được thực hiện. Nhằm tìm ra biện pháp xử lý đất cũng
như một số loại thuốc hóa học có hiệu quả để quản lý, kiểm soát và hạn chế
tác hại của một số bệnh hại có nguồn gốc trong đất tấn công cây nghệ.

1


CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 SƠ LƯỢC VỀ CÂY NGHỆ
1.1.1 Giới thiệu chung
Nghệ có tên khoa học là Curcuma longa L. (Curcuma domestica Lour),
còn gọi là uất kim, khương hoàng, safran des Indes (Pháp), Common turmeric
hoặc long turmeric (Anh). Nghệ là một cây trồng quen thuộc ở các vùng nhiệt
đới. Phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ, các nước Đông Dương đến Madagascar
và châu Đại Dương (Võ Văn Chi, 2003).
Theo Đỗ Huy Bích và ctv. (2004), cây nghệ có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau

đó được du nhập sang Trung Quốc, Tây Phi, Đông Phi và Jamaica. Ở Việt
Nam, nghệ là cây trồng lâu đời và quen thuộc ở khắp các địa phương từ vùng
ven biển đến vùng núi cao trên 1.500 m. Ở một số nơi thuộc huyện Quản Bạ,
Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang), Sìn Hồ, Phong Thổ (Lai Châu)…
Thân rễ của cây nghệ gọi là khương hoàng (Rhizoma Curcumae longae) và rễ
củ của cây nghệ gọi là uất kim hương (Radix Curcumae longae).
1.1.2 Đặc điểm cây nghệ
Nghệ là cây có nguồn gốc từ cỏ dại, cao 0,6-1 m. Thân rễ thành củ hình
trụ hoặc hơi dẹt, khi bẻ hoặc cắt ngang có màu vàng cam sẫm. Lá hình trái
xoan thon nhọn ở hai đầu, hai mặt lá đều nhẵn dài tới 45 cm, rộng tới 18 cm.
Cuống lá có bẹ. Cụm hoa mọc từ giữa các lá lên, thành hình nón thưa (Đỗ Tất
lợi, 2003).
Nghệ là cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể chịu được điều kiện bóng râm, biên
độ sinh thái rộng nên có thể thích nghi được với nhiều tiểu vùng khí hậu khác
nhau. Từ nơi có khí hậu nhiệt đới điển hình, nhiệt độ trung bình từ 25-260C từ
các tỉnh phía nam (không có mùa đông lạnh) đến những nơi có khí hậu nhiệt
đới cao phía Bắc, nhiệt độ trung bình dưới 200C, với mùa đông lạnh kéo dài
nghệ vẫn tồn tại và sinh trưởng tốt (Đỗ Huy Bích và ctv., 2004).
1.1.3 Giá trị dinh dưỡng và công dụng
1.1.3.1 Giá trị dinh dưỡng
Củ nghệ được phân tích cho các chỉ số sau: chất màu Curcumin 0,3%
(tinh thể màu nâu đỏ, ánh tím), tinh dầu 1-5% (màu vàng nhạt, thơm), ngoài ra
còn có tinh bột, canxi oxalate, chất béo (Đỗ Tất Lợi, 2003). Củ nghệ trồng ở
Ấn Độ được phân tích cho các chỉ số sau: nước 13,1%, protein 6,3%, chất béo
5,1%, chất vô cơ 3,5%, sợi 2,6%, carbohydrate 69,4% và carotene tính theo
vitamin A 50 đơn vị quốc tế (Đỗ Huy Bích và ctv., 2004).

2



1.1.3.2 Công dụng
Trong y học, khương hoàng có vị cay đắng, tính bình, vào tâm can, tỳ, có
tác dụng hành khí hoạt huyết, làm tan máu ứ và giảm đau (Lê Trần Đức,
1997).
Thân rễ của cây nghệ có tác dụng chữa các bệnh về kinh nguyệt, phụ nữ
sau sinh, dạ dày viêm loét, ung nhọt, ghẻ lở, phong thấp... Ngoài ra, nghệ còn
được sử dụng làm chất nhuộm màu để bao viên, có màu vàng chanh sáng đẹp,
bền vững hoặc dùng để nhuộm vàng thực phẩm, nhuộm len, tơ, da, giấy. Ở Ấn
Độ, nghệ được làm chất nhuộm màu trong dược học, bánh kẹo và công nghệ
thực phẩm (Đỗ Huy Bích và ctv., 2004).
Ngày nay, nghệ còn được tinh chế để sản xuất mỹ phẩm như kem bôi da,
sữa rữa mặt… ( />1.1.4 Kỹ thuật trồng nghệ
1.1.4.1 Làm đất
Nghệ là cây chủ yếu lấy củ (thân ngầm), vì vậy cần đất tơi xốp, đất cao
và thoát nước tốt. Đất được cày bừa kỹ, phơi ải, làm sạch cỏ, lên luống cao 2025 cm, rộng 1,0-1,2 m. Bón 20-25 tấn phân chuồng, 300-400 kg super lân cho
1 ha. Lượng phân này có thể bón rải, trộn đều vào đất hoặc có thể bón vào
rãnh cho tiết kiệm (Mai Văn Quyền và ctv., 2007).
1.1.4.2 Trồng nghệ
Theo Mai Văn Quyền và ctv. (2007) thì nghệ giống phải chọn củ nghệ tốt
không bị bệnh, không thối. Nếu củ nghệ có nhiều nhánh thì tách các nhánh ra,
mỗi nhánh trồng một hốc. Đất xẻ rãnh, bón phân theo rãnh, lấp một lớp đất 2-5
cm, đặt hom giống lên trên với khoảng cách trồng 20-25 cm một hom, hàng
cách hàng 30-35 cm, nếu đất tốt có thể trồng thưa hơn. Lấp đất xong, phủ
luống bằng rơm rạ, tưới nước cho đủ ẩm.
Sau 5-7 ngày mầm sẽ mọc lên. Nếu hốc nào không lên nên trồng dặm để
cho nghệ phát triển đồng đều (Kandiannan et al., 2009).
Nghệ có khả năng tồn tại trong bóng râm vì vậy có thể trồng xen nghệ
trong vườn cây ăn trái, cây bông, mía đường và chuối để tiết kiệm diện tích
(Sarma et al., 2003).
Theo Kandiannan et al. (2009) thì củ nghệ được xử lý với quinalphos

0,075% và mancozeb 0,3% trong vòng 15 phút có thể giảm thiệt hại do bệnh
và côn trùng.
3


1.1.4.3 Chăm sóc và bón phân
Nghệ là cây trồng lấy củ, không cần lấy lá. Vì vậy chú ý không nên để lá
phát triển quá tốt vì cây tốt lá sẽ cho củ nhỏ. Cho nên sau khi nghệ mọc lên, lá
phát triển vàng nhạt nhưng lá mượt thì không cần bón thúc phân đạm. Nhưng
sau 20-25 ngày, nghệ đã được 5-6 lá thì cần bón thúc kali, tro bếp, bánh dầu và
vun gốc để củ phát triển thuận lợi. Ngày nay, phân NPK 10-10-5 được sử dụng
để bón thúc lúc nghệ được 5-6 lá với lượng bón là 150-200 kg/ ha, kết hợp với
vun gốc. Bón thúc lần hai vào khoảng 45-50 ngày sau, giai đoạn này sử dụng
phân NPK 18-4-22 với lượng bón là 100-150 kg/ ha, vun gốc lần 2, đợi đến
ngày thu hoạch (Mai Văn Quyền và ctv., 2007).
Nước rất cần thiết trong giai đoạn đầu của sự sinh trưởng và phát triển
của cây nghệ khi thân rễ phát triển mạnh. Nên tưới nước 2 lần/ngày. Lượng
nước cần thiết để sản xuất một vụ mùa tốt phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại
đất, điều kiện thời tiết và lượng mưa (Kandiannan et al., 2009).
1.1.4.4 Thu hoạch
Nghệ thường được trồng vào vụ Đông Xuân (tháng 11-12 miền Nam), ở
miền Bắc có thể trồng muộn hơn và sẽ thu hoạch rãi rác từ tháng 10 đến tháng
3 năm sau, tùy theo nhu cầu sử dụng mà quyết định. Khi cây nghệ ngưng phát
triển lá non và lá già bắt đầu khô ở mép, ngả vàng nhạt, đào gốc nghệ thấy vỏ
củ có màu vàng sẫm (da bóng, đầu củ cũng có màu vàng sẫm) là đến lúc thu
hoạch (Mai Văn Quyền và ctv., 2007).
1.2 BỆNH HÉO XANH THỐI CỦ DO VI KHUẨN R. solanacearum GÂY
RA
1.2.1 Triệu chứng
Triệu chứng ban đầu của cây bị bệnh là lá tóp lại nhưng vẫn còn xanh,

các lá dưới cùng bị trước và lan dần lên trên. Cây bị bệnh ở giai đoạn đầu cây
bị héo vào ban ngày và có khả năng phục hồi vào ban đêm. Khi bệnh bị nặng
làm cho lá bị vàng, sau đó lá cây sẽ héo cụp xuống, có thể quan sát thấy những
vùng mộng nước xuất hiện ở phần thân gần gốc. Mạch dẫn của cây bệnh hóa
nâu rồi chuyển sang màu đen, củ sậm màu hơn và xuất hiện những vùng nhũn
nước chứa các túi dịch vi khuẩn đục như sữa. Ở những cây bị bệnh nặng thì cả
củ đều bị thối. Để có thể chuẩn đoán bệnh ngoài đồng một cách dễ dàng hơn
có thể dùng dao cắt một lát cắt ngang phần thân của cây bị bệnh đem nhúng
vào cốc nước trong suốt thì sẽ thấy dịch màu trắng sữa ứa ra từ vết cắt của cây
bị bệnh (Nguyễn Thị Nghiêm, 2006; Đỗ Tấn Dũng, 2005).

4


1.2.2 Tác nhân
Theo Floyd (2008) thì R. solanacearum thuộc:
Ngành Proteobacteria
Lớp Betaproteobacteria
Bộ Burkholderiales
Họ Ralstoniaceae
Vi khuẩn R. solanacearum là loài sinh vật trong đất kí sinh trên thực vật
(CABI., 2007). Có phổ kí chủ rộng với hơn 200 loài thực vật, đặc biệt là các
cây trồng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt (Agrios, 2005).
Vi khuẩn có dạng hình que, hai đầu hơi tròn, kích thước khoảng 0,9-2 x
0,5-0,8 µm, chuyển động nhờ có lông roi ở đầu (1-4 roi). Vi khuẩn thuộc gram
âm (Vũ Triệu Mân, 2007).
1.2.3 Lưu tồn và lan truyền
1.2.3.1 Lưu tồn
Vi khuẩn có thể lưu tồn trong đất, tàn dư cây bệnh và củ giống. Ở trong
đất vi khuẩn có thể sống tới 5-6 năm hoặc 6-7 tháng tùy thuộc vào ảnh hưởng

của nhiệt độ, ẩm độ, loại đất, các yếu tố sinh vật và các yêu tố khác (Vũ Triệu
Mân, 2007).
1.2.3.2 Lan truyền
Theo Phạm Quang Thu (2009) thì vi khuẩn R. solanacearum khi xâm
nhập vào mô tế bào của cây chủ thì di chuyển lan rộng theo các mạch dẫn và
lấp kín bó mạch làm cây mất khả năng dẫn truyền nước và chất dinh dưỡng
gây ra hiện tượng héo rũ, khi cây bệnh trong mô của cây chủ chứa đầy tế bào
vi khuẩn.
1.2.4 Phân bố và ký chủ
Theo Kado (2010) thì R. solanacearum hiện diện phổ biến ở vùng nhiệt
đới, cận nhiệt đới và ôn đới ấm. Ngoài ra, một số chủng đặc biệt được tìm thấy
ở khu vực lạnh hơn.
Theo Vũ Triệu Mân (2007), vi khuẩn R. solanacearum là loài vi khuẩn
đa thực, chuyên hóa rộng có khả năng ký sinh trên nhiều ký chủ, bao gồm trên
200 loài khác nhau thuộc 44 họ thực vật khác nhau. R. solanacearum được
chia thành 5 races dựa trên các cây ký chủ bị ảnh hưởng và 5 biovars dựa trên
khả năng sử dụng hoặc oxy hóa một số rượu hexose và disaccharides.

5


Trong đó, các race phân loại dựa trên phổ kí chủ và vùng địa lý phân bố
(Buddenhagen et al., 1962).
- Race 1 (biovars 1, 3 và 4): gây bệnh cho nhiều loại cây trồng bao gồm
cà chua, thuốc lá và đậu phộng, nhiệt độ tối ưu cao (35-370C).
- Race 2 (biovars 1và 3): lây nhiễm chuối, chuối sợi (Heliconia) và các
cây khác trong họ Musaceae, nhiệt độ tối ưu cao (35-370C).
- Race 3 (biovars 2): gây hại các khu vực vùng cao mát mẻ, vùng nhiệt
đới và gây héo trầm trọng trên khoai tây, cà chua và phong lữ, nhiệt độ tối ưu
thấp (270C).

- Race 4 (biovars 3 và 4): gây hại trên cây họ gừng.
- Race 5: gây hại dâu tằm.
1.2.5 Điều kiện phát sinh và phát triển
R. solanacearum là sinh vật hiếu khí bắt buộc, chịu đựng được trong
khoảng nhiệt độ 10-410C, nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển của vi khuẩn là 35370C, điểm gây chết là 550C. Vi khuẩn gây bệnh phát triển trong phạm vi pH
từ 6-7 (Vũ Triệu Mân, 2007).
Vi khuẩn xâm nhiễm thông qua vết thương của rễ hoặc củ, vị trí xuất
hiện rễ thứ cấp, vết cắt của hom giống. Trong cây bị bệnh vi khuẩn nhân mật
số rất nhanh đồng thời gây ra triệu chứng héo và làm chết cây. Sau đó vi
khuẩn trở lại đất tồn tại dưới dạng hoại sinh cho đến khi tìm được ký chủ mới
và xâm nhiễm (Ravindran and Babu, 2005).
Tuyến trùng bướu rễ Meloidogyne spp. cũng làm rễ bị tổn thương tạo
điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh (Dohroo, 2005). Tình trạng nhiễm
bệnh của cây chủ cũng phụ thuộc vào các điều kiện môi trường như nhiệt độ,
lượng mưa, dạng đất và mật số mầm bệnh (Hayward, 1991).
1.2.6 Biện pháp phòng trừ
Vi khuẩn có thể xâm nhập và ở trạng thái tiềm ẩn trong cây trồng mà
không làm biểu hiện triệu chứng nên khó có thể nhận ra bệnh cho đến khi
bệnh phát triển thành dịch. Nên việc phòng trừ bệnh héo xanh thối củ do vi
khuẩn R. solanacearum gây ra là rất khó khăn cần phải kết hợp nhiều biện
pháp để đạt được hiệu quả cao (Genin and Denny, 2012).
1.2.6.1 Biện pháp canh tác
Trong canh tác phải thăm đồng thường xuyên, khi phát hiện cây bệnh
phải nhổ bỏ và rãi vôi bột hoặc nước vôi 15-20% vào chỗ đã nhổ cây bệnh để
6


khử trùng mầm bệnh. Phải dọn dẹp sạch sẽ tàn dư thực vật trên đồng ruộng,
không gieo trồng trên đất đã nhiễm bệnh ở vụ trước đó, chọn và trồng giống
kháng bệnh, luân canh với những cây khác họ và cây này không phải là ký chủ

của vi khuẩn gây bệnh. Không được để nước mưa hoặc nước tưới ở vùng bị
bệnh chảy sang vùng khỏe. Luống trồng cây phải cao, làm rãnh rộng sâu, thoát
nước tốt tránh ngập úng vào mùa mưa lũ (Lê Lương Tề và Vũ Triệu Mân,
1999).
1.2.6.2 Biện pháp sinh học
Tăng cường việc bón phân hữu cơ đã hoai mục. Phân hữu cơ giúp cho
các vi sinh vật có lợi phát triển nhiều, đối kháng với mầm bệnh và trong phân
chuồng hoai mục có nhiều xạ khuẩn Streptomyces spp., đây là nhóm vi sinh
vật đối kháng quan trọng có ích cho cây trồng, là một trong những biện pháp
ngăn ngừa hiệu quả các dịch bệnh trong đất nhất trong đó có bệnh do vi khuẩn
R. solanacearum gây ra (Phạm Văn Kim, 2000).
Sử dụng chế phẩm sinh học đối kháng, tạo điều kiện tơi xốp cho đất,
nhiều hữu cơ để tăng cường số lượng và hoạt tính đối kháng của các vi sinh
vật đối kháng trong đất như: Pseudomonas fluorescens, Bacillus polymyxa,
Bacillus subtilis…(Trần Vũ Phến và ctv., 2010a).
1.2.6.3 Biện pháp hóa học
Để trừ bệnh héo xanh thối củ có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh
như là Oxytetracycline, Streptomycin đây là các loại thuốc kháng sinh được
dùng phổ biến trong nông nghiệp (Agrios, 2005).
Một số loại thuốc hóa được sử dụng như là Starner 20WP, Avalon 8WP,
Stepguard 50SP và Champion 57,6DP (Trần Thị Ánh Tuyết, 2010).
1.3 BỆNH VÀNG LÁ THỐI CỦ DO NẤM Fusarium spp. GÂY RA

1.3.1 Triệu chứng
Theo Trujillo (1963) cây bị nấm bệnh tấn công sẽ biểu hiện ở những lá
già bên dưới trước và sau đó lan dần lên các lá non bên trên với những triệu
chứng như vàng ở hai mép của lá, sau đó lan dần ra cả lá dẫn đến lá bị khô, rồi
thể hiện triệu chứng lên cả cây. Cây trồng sẽ trở nên vàng vọt, còi cọc và ảnh
hưởng lên cả thân và củ làm cho chúng nhăn nheo co dúm lại và bị hóa nâu.
Trên củ đã bị xâm nhiễm chuyển từ màu kem sang màu nâu, củ dần teo

lại và cuối cùng chỉ còn lại xơ bên trong củ. Gặp điều kiện thuận lợi nấm phát
triển bao cả củ và gốc thân của cây (Ravindran and Babu, 2005).

7


1.3.2 Tác nhân
Bệnh vàng lá thối củ do nấm Fusarium oxysporum f.sp zingiberi (FOZ)
gây ra, là một trong những tác nhân gây bệnh quan trọng và phổ biến. Sự lưu
tồn của nấm FOZ rất khó kiểm soát vì nấm có thể sống hoại sinh khi không có
cây ký chủ (Priya et al., 2007). Fusarium solani cũng là một tác nhân gây
bệnh vàng lá thối củ (Dake and Edison, 1989).
Theo Vũ Triệu Mân (2007) thì Fusarium spp. thuộc lớp nấm Bất toàn
(Deuteromycetes), họ Tuberculariaceae, bộ nấm bông (Hyphomycetales). Đây
là vi sinh vật gây hại trên nhiều loại cây trồng. Trong đó, nghệ là một trong
những cây ký chủ (Trần Liên Hương, 2014).
1.3.3 Đặc điểm sinh thái và điều kiện phát sinh phát triển của bệnh
Theo Vũ Triệu Mân (2007), trên môi trường PDA, tản nấm xốp, màu
hồng nhạt, sau khi cấy 4-5 ngày hình thành sắc tố màu đỏ tím, sau 3-5 tuần
nấm hình thành bào tử hậu. Trên môi trường CLA, bào tử được hình thành rất
nhiều. Bào tử lớn hơi cong hình lưỡi liềm, có 3-5 vách ngăn, kích thước từ 2746 x 3-5 µm, không màu hoặc màu vàng nhạt. Bào tử nhỏ có hình dạng ô van
hoặc elíp, kích thước từ 5-12 x 2,2-3,5 µm, không có vách ngăn, bào tử được
hình thành trong bọc giả. Trên bề mặt vết bệnh thì bào tử hình thành rất nhiều.
Nấm Fusarium spp. sống trong đất, phân bố rộng rãi trong các loại đất
trồng trọt, đất đồng cỏ và các vùng sinh thái khác. Mầm bệnh có khả năng tồn
tại trong khoảng nhiệt độ từ 15-300C, nhiệt độ tối hảo cho sự phát triển của
bệnh 23-29 0C (Sharma and Jain, 1978; trích dẫn của Dohroo, 2005).
Độc tính của nấm còn bị ảnh hưởng bởi phân bón sử dụng, tính độc của
nấm tăng khi bón phân vi lượng, phân lân, đạm amôn. Ngược lại tính độc của
nấm giảm khi bón đạm nitrat (Jones, 1993 trích dẫn của Vũ Triệu Mân, 2007).

Bên cạnh đó, bệnh vàng lá thối củ thường đi đôi với tuyến trùng gây
bướu rễ (Meloidogyne spp.). Nấm Fusarium spp. là nấm cơ hội sẽ xâm nhiễm
vào cây trồng thông qua vết thương do tuyến trùng gây ra (Ravindran et al.,
2007).
Fusarium spp. có thể tồn tại trong đất dưới dạng bào tử áo trong thời
gian dài từ 15 đến 20 năm. Bệnh lây lan qua rễ, đất bị nhiễm bệnh và lan
truyền qua giống. Ngoài ra sự lây lan thứ cấp của bệnh có thể được thực hiện
qua nguồn nước và cơ giới (Dohroo, 2005).

8


1.3.4 Biện pháp phòng trừ
1.3.4.1 Biện pháp canh tác
Sử dụng giống kháng bệnh để gieo trồng, bón phân cân đối và hợp lý tạo
điều kiện cho cây phát triển khỏe để chống chịu bệnh tốt. Cần chủ động hệ
thống tưới tiêu, không nên tưới quá ẩm và trồng với mật độ thích hợp. Đặc
biệt phải thu dọn, đốt cây bị bệnh và luân canh với cây trồng không bị nhiễm
bệnh (Vũ Triệu Mân, 2007).
1.3.4.2 Biện pháp sinh học
Bón phân hữu cơ đã hoai mục để tạo điều kiện cho vi sinh vật có lợi phát
triển. Sử dụng sinh vật đối kháng để phòng trừ sinh học bệnh héo vàng thối củ
như dòng vi khuẩn Bacillus amyloliquefaciens và Brevibacillus brevis (Trần
Thị Thúy Ái, 2011).
1.3.4.3 Biện pháp hóa học
Theo Vũ Triệu Mân (2007) khi bệnh xuất hiện có thể dùng thuốc Mirage
50WP với lượng 1,2 kg/ ha nồng độ 0,2% phun vào gốc cây. Thuốc trị nấm
Folicur 430SC là thuốc có tác dụng phòng và trừ, có tính nội hấp, thuốc có khả
năng gây ức chế nấm gây bệnh vàng lá thối củ (Mai Thanh Truyền, 2011).
1.4 MỘT SỐ BIỆN PHÁP XỬ LÝ ĐẤT TRONG PHÒNG TRỪ BỆNH

CÓ NGUỒN GỐC TỪ ĐẤT
1.4.1 Chlorine
Chlorine là một chất hóa học có tác dụng oxy hóa và sát khuẩn rất mạnh.
Chlorine có các dạng tự do Chlorine hay hypochlorite. Hypochlorite có hai
loại là Natri hypochlorite (NaOCl) dạng lỏng và Calcium hypochlorite
[Ca(OCl)2] dạng bột trắng, có mùi cay xốc, khi pha trong nước có màu trong
suốt và có mùi vị ( />Theo Lê Hữu Việt (2011) cho rằng trong điều kiện canh tác ngoài đồng
biện pháp xử lý bằng chlorin có hiệu quả giảm mật số vi khuẩn R.
solanacearum gây bệnh trong thời gian đầu.
1.4.2 Màng phủ
Biện pháp xử lý đất bằng màng phủ trong sản xuất nông nghiệp là một
biện pháp dùng để làm giảm bốc hơi nước, hạn chế xói mòn đất và cải thiện
tính chất vật lý của đất (Lai, 1974).

9


Theo Addabbo et al., (2009) việc sử dụng màng phủ là một nghệ thuật
trong sản xuất nông nghiệp vì không cần sử dụng thuốc hóa học nhưng vẫn có
thể loại bỏ được nhiều tác nhân gây bệnh, tuyến trùng, hạt cỏ dại có trong đất.
Bằng cách tăng nhiệt độ và ẩm độ đất thông qua sử dụng một tấm nhựa tối
màu trong điều kiện môi trường có nhiệt độ cao, điều này sẽ làm thay đổi hệ vi
sinh vật đất theo hướng tích cực. Năng lượng mặt trời có tác dụng cải thiện
cấu trúc đất, tăng chất dinh dưỡng hòa tan như chất hữu cơ, nitơ tạo điều kiện
cho vi sinh vật có lợi phát triển.
1.4.3 Coc 85WP
Công thức hóa học: 3Cu(OH)2.CuCl2 hoặc 3CuO.CuCl2.4H2O
Hoạt chất: Copper Oxychlorite
Thành phần: 60% Bordeaux khô + 25% zinb+ 15% phụ gia.
Tính chất: thuốc kỹ thuật dạng tinh thể, màu xanh lá cây, không tan

trong nước, tan trong axit yếu. Phản ứng trung tính.
Tính độc: Thuốc thuốc nhóm độc II, LD50 qua miệng 1470 mg/kg, LD50
qua da 1200 mg/kg, thời gian cách ly là 7 ngày.
Cơ chế tác động: thuốc trừ bệnh cây tác động tiếp xúc, phổ tác dụng
rộng, phòng trừ nhiều loại nấm, vi khuẩn và rong tảo cho nhiều cây trồng.
Công dụng: Phòng trừ các bệnh do nấm như mốc sương mai, bồ hóng,
đốm lá, thán thư, gỉ sắt, mốc xám, các bệnh do vi khuẩn như loét, bệnh do tảo
như là đốm rong, trên các loại cây khoai tây, cà chua, ớt, hành, tỏi, đậu, bông,
thuốc lá, cam quít, nhãn, vải, chè, cà phê, cây cảnh (Phạm Văn Biên và ctv.,
2000).
Cách dùng: Chế phẩm 30% dùng với liều lượng 3-4 kg/ ha, pha nước
với nồng độ 0,5-1% phun ướt đều lên cây hoặc tưới vào đất. Chú ý, nên xới
đất tơi xốp trước khi tưới và không dùng chung với những loại thuốc có tính
acid hoặc kiềm.
1.4.4 Vi khuẩn Bacillus trong phòng trừ sinh học bệnh cây
1.4.4.1 Giới thiệu chung về Bacillus
Bacillus có dạng hình que với kích thước 1,0-1,2x3,0-5 µm, gram dương,
không có lớp capsule, là vi khuẩn hiếu khí. Vi khuẩn Bacillus có khả năng tạo
nội bào tử. Kích thước nội bào tử 1,0x1,5 µm (Cook and Bake, 1989). Khuẩn
lạc của các vi khuẩn chủng Bacillus thường có màu hoặc không màu, mặt

10


×