Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

ảnh hưởng của ẩm độ, hàm lượng đạm và phân hữu cơ đến sự phát thải khí nhà kính từ đất vườn chôm chôm ở huyện chợ lách, bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (596.39 KB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
_______________________________________

VÕ THỊ DIỄM MY

ĐỀ TÀI

ẢNH HƯỞNG CỦA ẨM ĐỘ, HÀM LƯỢNG ĐẠM VÀ
PHÂN HỮU CƠ ĐẾN SỰ PHÁT THẢI KHÍ
NHÀ KÍNH TỪ ĐẤT VƯỜN CHƠM CHÔM
Ở HUYỆN CHỢ LÁCH, BẾN TRE

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: KHOA HỌC ĐẤT

Cần Thơ - 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
________________________________________

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: KHOA HỌC ĐẤT

Đề tài:


ẢNH HƯỞNG CỦA ẨM ĐỘ, HÀM LƯỢNG ĐẠM VÀ
PHÂN HỮU CƠ ĐẾN SỰ PHÁT THẢI KHÍ
NHÀ KÍNH TỪ ĐẤT VƯỜN CHÔM CHÔM
Ở HUYỆN CHỢ LÁCH, BẾN TRE

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ts. NGUYỄN MINH ĐÔNG

SINH VIÊN THỰC HIỆN
VÕ THỊ DI ỄM MY
KHOA HỌC Đ ẤT K37 – TT1172A1
MSSV: 3113648

Cần Thơ - 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
________________________________________

XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Xác nhận đề tài “Ảnh hưởng của ẩm độ, hàm lượng đạm và phânhữu cơ đến sự phát
thải khí nhà kính từ đất vườn chơm chơm ở huyện Chợ Lách, Bến Tre ” do sinh viên
Võ Thị Diễm My, Lớp Khoa Học Đất K37, Bộ Môn Khoa Học Đất thực hiện từ
tháng 06/2013 đến 12/2013.
Nhận xét của cán bộ hướng dẫn: ................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Kính trình lên Hội đồng chấm L uận văn tốt nghiệp
Cần thơ, ngày… …tháng ……năm 2014
Cán bộ hướng dẫn

Ts. Nguyễn Minh Đông

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
________________________________________

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
Hội đồng chấm tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Khoa Học
Đất với đề tài “ Ảnh hưởng của ẩm độ, hàm lượng đạm và phân hữu cơ đến sự phát

thải khí nhà kính từ đất vườn chơm chơm ở huyện Chợ Lách, Bến Tre ” do sinh viên
Võ Thị Diễm My, Lớp Khoa Học Đất K37, Bộ Môn Khoa Học Đất thực hiện từ
tháng 06/2013 đến 12/2013.
Ý kiến của Hội đồng chấp nhận luận văn tốt nghiệp: .................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp được hội đồng đánh giá ở mức: .................................................
Cần thơ, ngày……tháng ……năm 2014
Chủ tịch Hội đồng

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ luận văn nào trước đây.


Tác giả luận văn

Võ Thị Diễm My

iii


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng:
Cha và Mẹ là người đã sinh ra và nuôi nấng con nên người, luôn bên cạnh con và
động viên con trong suốt quá trình học tập và tạo điều kiện tốt nhất để con có được
kết quả như ngày hơm nay.
Thành kính biết ơn:
Thầy Nguyễn Minh Đơng, anh Võ Văn Bình đã tận tình hướng dẫn dạy bảo và tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành
luận văn.
Quý thầy cô trư ờng Đại Học Cần Thơ và thầy cô của khoa Nông Nghiệp & Sinh
Học Ứng Dụng đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian
theo học tại trường.
Chân thành cám ơn:
Các thầy cơ và tồn thể các anh chị thuộc phịng Thí nghiệm Bộ Mơn Khoa học đất
đã tận tình hướng dẫn và giúp em rất nhiều để hoàn thành luận văn.
Các bạn trong lớp Khoa Học Đất K37 đã giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập,
đặc biệt là các bạn trong nhóm của tơi.
Xin gửi tới mọi người lời chúc tốt đẹp nhất, chúc mọi người sức khỏ e, hạnh phúc và
thành công.
Cần Thơ, ngày 11 tháng 11 năm 2014
Võ Thị Diễm My

iv



LƯỢC SỬ CÁ NHẦN

I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Võ Thị Diễm My
Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 21-04-1993
Nơi sinh: xã Long Hưng, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng
Quê quán: xã Long Hưng, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng
Dân tộc: Kinh
Địa chỉ liên lạc: Cạnh số 3, ấp Mỹ Khánh A, xã Long Hưng, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc
Trăng
Điện thoại di động: 0972 .547893
Email:
II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
Hệ đào tạo: Chính quy
Thời gian đào tạo: 2011-2015
Nơi học: Đại học Cần Thơ
Ngành học: Khoa học đất
Tên đề tài tốt nghiệp: “Ảnh hưởng của ẩm độ, hàm lượng đạm và phân hữu cơ đến
sự phát thải khí nhà kính từ đất vườn chôm chôm ở huyện Chợ Lách, Bến Tre ”.
Giảng viên hướng dẫn: Ts. Nguyễn Minh Đông
Thời gian và địa điểm bảo vệ luận văn: tháng 09 năm 2014, tại Hội đồng khoa Nông
nghiệp và Sinh học ứng dụng, Đại Học Cần Thơ.
Cần thơ, ngày……tháng ……năm 2014
Người khai ký tên

Võ Thị Diễm My


v


Võ Thị Diễm My. 2014. Ảnh hưởng của ẩm độ, hàm lượng đạm và phân hữu cơ đến
sự phát thải khí nhà kính từ đất vườn trồng chơm chơm ở huyện Chợ Lách, Bến Tre.
Luận văn Kỹ sư Ngành Khoa học đất, Khoa nông ngh iệp và Sinh học ứng dụng,
Trường Đại Học Cần Thơ, 50 trang. Cán bộ hướng dẫn: Ts. Nguyễn Minh Đơng.

TĨM LƯỢC
Cùng với hệ thống thâm canh tăng vụ việc sử dụng một lượng lớn phân bón như
hiện nay đã ảnh hưởng đến mơi trường khí quy ển gây hiệu ứng nhà kính góp phần
vào sự nóng lên của khí hậu tồn cầu. Đề tài được thực hiện trong phịng thí nghiệm
nhằm khảo sát sự phát thải khí CO 2 và N2O do ảnh hưởng của ẩm độ đất, sử dụng
phân vô cơ và phân hữu cơ trên đất vườn trồng chơm chơm. Thí nghiệm được bố trí
hồn tồn ngẫu nhiên với 8 nghiệm thức, 3 lặp lại. Mẫu đất được thu trên vườn
chôm chôm 22 năm tuổi tại xã Phú Phụng, Chợ Lách, Bến Tre. Kết quả cho thấy
lượng CO2 phát thải ở ẩm độ đất 60% cao hơn ý nghĩa so với ẩm độ đất 40%. CO 2
phát thải ở các nghiệm thức có bổ sung bã bùn mía cao hơn ý nghĩa so với các
nghiệm thức chỉ bón N vơ cơ ở cả hai ẩm độ đất 40% và 60%. Hàm lượng đạm hữu
dụng (NH 4+, NO3-) đạt cao nhất ở nghiệm thức bón 140mg N kết hợp với bã bùn
mía so với các nghiệm thức còn lại ở cả hai ẩm độ đất 40% và 60%. Tuy nhiên, sự
phát thải khí N 2O ở các nghiệm thức bón N vơ cơ cao hơn, có ý nghĩa so với các
nghiệm thức có bổ sung bã bùn mía. Khí N 2O phát thải ở ẩm độ đất 40% cao hơn có
ý nghĩa so với ẩm độ đất 60%. Độ pH đất cao ở hai nghiệm thức bón phân N vơ cơ
có kết hợp với phân hữu cơ bã bùn mía có khác biệt ý nghĩa ( p < 0,05) so với hai
nghiệm thức N vô cơ ở cả hai ẩm độ đất 40% và 60%. Khơng có sự phát thải khí
CH4 trong thí nghiệm ở ẩm độ đất 40% và 60%.

vi



MỤC LỤC
Nội dung

Trang

XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ..........................................................i
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN .......................................... ii
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................ iii
LỜI CẢM TẠ.......................................................................................................iv
LƯỢC SỬ CÁ NHẦN...........................................................................................v
TÓM LƯỢC.........................................................................................................vi
MỤC LỤC ..........................................................................................................vii
KÝ TỰ VIẾT TẮT ...............................................................................................ix
DANH SÁCH HÌNH .............................................................................................x
DANH SÁCH BẢNG ...........................................................................................xi
MỞ ĐẦU ..............................................................................................................1
CHƯƠNG I. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .............................................................2
1.1. Tổng quan về địa điểm th í nghiệm .................................................................2
1.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre .............................2
1.1.2. Tổng quan về đất liếp vườn cây ăn trái ....................................................2
1.1.3. Cây chơm chơm ......................................................................................3
1.2. Sự phát thải khí CO 2, N2O và CH4 từ sản xuất nông nghiệp ............................4
1.2.1. Sự phát thải khí CO2 từ sản xuất nơng nghiệp .........................................4
1.2.2. Sự phát thải khí N2O từ sản xuất nơng nghiệp ..........................................6
1.2.3. Sự phát thải khí CH4 từ sản xuất nơng nghiệp ..........................................7
1.3. Các biện pháp làm giảm khí thải nhà kín h từ các hoạt động nông nghiệp ........8
CHƯƠNG II. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........11
2.1. Phương tiện ..................................................................................................11
2.1.1. Thời gian thực hiện ................................................................................11

2.1.2. Vật liệu thí nghiệm ................................................................................11
2.2. Phương pháp.................................................................................................11
2.2.1. Quy trình lấy xử lý mẫu ........................................................................11
2.2.2. Phương pháp thực hiện .........................................................................11
2.2.3. Phương pháp phân tích mẫu ...................................................................14
2.2.4. Đặc tính đất và vật liệu hữu cơ trước khi bố trí thí nghiệm .....................15
vii


CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................16
3.1. Ảnh hưởng của ẩm độ, hàm lượng đạm và phân hữu cơ đến sự phát thải khí
từ đất vườn chơm chơm ....................................................................................... 16
3.1.1. Sự phát thải CO2 ..................................................................................16
3.1.2. Sự phát thải N2O...................................................................................18
3.1.3. Sự phát thải khí CH4 ..............................................................................21
3.2. Tổng hàm lượng khí CO 2 và N2O sau thời gian ủ đất ...................................21
3.3. Hàm lượng đạm hữu dụng trong đất..............................................................23
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................................25
Kết luận ............................................................................................................. 25
Kiến nghị.............................................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ CHƯƠNG

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮ T
Tên viết tắt

Tên đầy đủ


ANOVA

Analysis of Variance (Phân tích biến số)

LSD

Least Significance Diference (Khác biệt ý nghĩa thấp nhất )

CV

Coefficient of Variation (Độ biến động )

N

Nitrogen (Đạm)

N-NH4

Ammonium (Đạm dạng Amonium )

N-NO3

Nitrat (Đạm dạng Nitrat)

P

Phosphorous (P2O5)

K


Potassium (Kali K2O)

Ca

Calcium (Canxi Ca2+)

Mg

Magesium (Magie Mg2+)

CEC

Cation Exchange Capacity (Khả năng trao đổi cation)

ECD

Electron Capture Dectector

FID

Flame Ionization Dectector

NT

Nghiệm thức

a,b,c,d

Ký tự thể hiện mức độ khác biệt ý nghĩa


ix


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

1

Bố trí th í nghiệm ủ trong phịng .

12

2

Bơm khí He vào trước khi ủ mẫu đất.

13

3

Cách lấy mẫu khí.
Ảnh hưởng của ẩm độ và phân đạm vơ cơ đến phát thải khí CO2
từ đất vườn chơm chôm đất bổ sung phân hữu cơ và không bổ
sung phân hữu cơ


14

5

Ảnh hưởng của ẩm độ và phân đạm vơ cơ đến phát thải khí N 2O
từ đất vườn chôm chôm đất bổ sung phân hữu cơ và không bổ
sung phân hữu cơ

18

6

Ảnh hưởng của ẩm độ và phân đạm vơ cơ đến phát thải khí N 2O
từ đất vườn chôm chôm đất được bổ sung phân hữu cơ .

20

7

Hàm lượng đạm hữu dụng còn lại trong đất

23

4

x

16



DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

1

Ước tính lượng khí nhà kính thải ra từ sau 1994 đến nay ở Việt
Nam

6

2

Mô tả các nghiệm thức trong thí nghiệm

12

3

Phương pháp phân tích các chỉ tiêu cịn lại của đất
Một số đặc tính đất trước khi bố trí thí nghiệm

14

Hàm lượng dinh dưỡng của các vật liệu phân hữu cơ trong thí
nghiệm
Tổng hàm lượng khí CO 2-eq phát thải sau 7 ngày


15

4
5
6

xi

15

22


MỞ ĐẦU
Ngày nay, vấn đề bảo vệ môi trường và gia tăng sản xuất nông nghiệp nhằm đáp
ứng nhu cầu về lương thực cho con người đang trở thành mối quan tâm hàng đầu.
Theo Nguyễn Đình H oe (2000), sự nóng lên tồn cầu làm thời tiết diễn biến theo
hướng cực đoan: mực nước biển dâng cao gây xói lở bờ và làm chìm ngập vùng đất
thấp ven biển, mưa lũ gia tăng ở vùng ven biển, vấn đề sa mạc hóa mở rộng ở
những vùng nằm sâu trong lục địa, dịch bệnh tăng lên do nóng ẩm. Một trong
những ngun nhân góp phần vào sự biến đổi của khí hậu là do các hoạt động sản
xuất nông nghiệp. Với mục đích đẩy mạnh sản lượng nơng nghiệp, nhiều biện pháp
kỹ thuật đã được áp dụng nhằm nâng cao năng suất cây trồng ; đặc biệt là sử dụng
phân bón ngày càng tăng. Theo Vũ Đình Yên (1995), sử dụng phân bón khơng đúng
kỹ thuật là ngun nhân làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến bầu khí quyển do phân
bón có thể tạo ra các khí ảnh hưởng đến mơi trường như: CO 2, CH4, N2O. Theo
Smith và ctv. (2007), nông nghiệp đã tạo ra 10 - 12% tổng số các chất gây nên hiệu
ứng nhà kính bao gồm CO 2, CH4, N2O. Trong đó, CO2 được phóng thích với số
lượng lớn từ sự phân hủy chất hữu cơ và đốt rừng; CH 4 được sản sinh ra từ quá

trình phân hủy yếm khí chất hữu cơ, trong q trình lên men ở bộ máy tiêu hóa của
các động vật nhai lại và những loài dộng vật ăn cỏ khác, phân động vật và từ ruộng
ngập nước; N 2O được phát thải vào khí quyển do vi khuẩn biến đổi N trong đất,
phân bón và thường tăng khi lượng N vượt quá nhu cầu sử dụng của cây trồng, đặc
biệt là trong điều kiện ẩm ướt.
Hiện nay, việc nghiên cứu sự phát thải khí nhà kính từ các hệ thống nơng nghiệp đã
nhận được nghiên cứu, chủ yếu là trên các hệ thống canh tác lúa, màu. Trong khi
đó, có rất ít nghiên cứu cơ bản về vấn đề phát thải k hí nhà kính trên vườn cây ăn trái
ở Đơng bằng Sơng Cửu Long. Vấn đề sử dụng phân bón vô cơ không hợp lý, quản
lý nước cho ra hoa trái vụ và tập quán ít sử dụng phân hữu cơ trên đất vườn cây ăn
trái của nông dân trong vùng có thể dẫn đến những ảnh hưởng khá c nhau trên sự
phát thải khí nhà kính. Việc tìm hiểu sự phát thải khí nhà kính từ đất vườn cây ăn
trái ở ĐBSCL nhằm có được những đánh giá cơ bản về vấn đề này là rất thiết thực.
Do đó, đề tài “ Ảnh hưởng của ẩm độ, hàm lượng đạm và phân hữu cơ đến sự phát
thải khí nhà kính từ đất vườn trồng chơm chơm ở huy ện Chợ Lách, Bến Tre” nhằm:
- Tìm hiểu ảnh hưởng của ẩm độ đất và phân N vô cơ, phân hữu cơ đến sự phát thải
khí CO2, N2O, góp phần giải thích kết quả nghiên cứu thực tế về sự phát thải khí
trên vườn chơm chơm tại Chợ Lách, Bến Tre.

1


CHƯƠNG I
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1.

Tổng quan về địa điểm thí nghiệm

1.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre
Huyện Chợ Lách nằm ở vị trí 9052’50’’ – 1003’47’’ vĩ độ Bắc và 10602’00’’ 106017’10’’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp với sơng Hàm Lng và huyện Cai Lậy,

tỉnh Tiền Giang; phía Nam giáp với sơng Cổ Chiên; phía Đơng giáp với huyện Mỏ
Cày, tỉnh Bến Tre; phía Tây giáp với huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long (Phòng
Thống Kê huyện Chợ Lách, 2005).
Nhiệt độ trung bình hằng năm là 27,100C, cao nhất là 350C và thấp nhất là
230C. Lượng mưa bình quân hằng năm là 1.499,8 mm, từ tháng 5 đến tháng 10 là
mùa mưa và từ tháng 11 đến tháng 4 là mùa nắng. Số giờ nắng cả năm trung bình là
2.172,3 giờ, tháng 3 có số giờ nắng nhiều nhất (285,2 giờ), tháng 11 có số giờ nắng
thấp nhất (111,6 giờ) (Phòng Thống Kê huyện Chợ Lách, 2005).Với điều kiện khí
hậu của vùng rất thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển cây chôm chôm.
1.1.2. Tổng quan về đất liếp vườn cây ăn trái
Độ phì nhiêu
Việc sử dụng nông dược thường xuyên với liều lượng cao làm suy giảm độ phì
nhiêu đất và giảm hoạt động của vi sinh vật đất, ngoài ra đất liếp vườn có thời gian
lên liếp lâu năm dẫn đến việc suy giảm về phì nhiêu đất (Võ Thị Gương và ctv.
2010b). Phế phẩm thực vật, phân hữu cơ ủ hoai bón vào đất giúp cải thiện sự bạc
màu đất và giúp cải thiện năng suất cây trồng (Võ Thị Gương và ctv 2010b). Kết
quả thí nghiệm qua một vụ canh tác và sử dụng phân bón hữu cơ có khuynh hương
giúp cải thiện một số đặc tính hóa học và sinh học đất, nhưng chưa giúp tang năng
suất trái chôm chơm (Võ Thị Gương và ctv. 2009). Ngun nhân chính của sự duy
thối đất là sự nén dẽ, xói mịn đất, mất chất hữu cơ, mặn hóa, suy kiệt dinh dưỡng
và ô nhiễm đất (Oldeman, 1994).
Độ pH
Độ pH đất được xem là yếu tố ảnh hưởng đến của chất dinh dưỡng trong đất
(Christopher và ctv. 2001). Nhìn chung cây ăn trái có thể phát triển ở pH 5 – 8,
nhưng tốt nhất ở pH 6 – 7 và đất có pH dưới 4,5 gây nhiều bất lợi cho sự sinh
trưởng và phát triển của cây, dưỡng chất kém hữu dụng, các hoạt động của vi sinh
vật có ích bị giảm (Dauba và ctv. 2008).
Theo nghiên cứu của Phạm Văn Quang và Võ Thị Gương (2011) khảo sát hai
nhóm đất vườn cây ăn trái có độ tuổi (≤ 30 năm) và nhóm đất vườn (>30 năm) ở
2



tầng (0 – 20) và (20 – 50), pH của đất thấp, nghèo chất hữu cơ, độ hữu dụng của các
dưỡng chất trong đất kém, hoạt động của vi sinh vật giảm theo độ tuổi của vườn cây
ăn trái. Vi sinh vật phân giải chất hữu cơ rất mẫn cảm với với điều kiện pH đất và
chúng hoạt động tốt nhất với số lượng nhiều nhất trong điều kiện pH trung tính
(Châu Minh Khơi, 2000).
Hàm lượng chất hữu cơ
Hàm lượng chất hữu cơ trong đất liếp vườn cây ăn trái một số tỉnh Đồng bằng
sông Cửu Long là khá thấp, có nơi chỉ khoảng từ 1,6 – 2,8%, đất nghèo dinh dưỡng,
bị nén dẽ, độ bền cấu trúc kém, hoạt động của vi sinh vật trong đất rất thấp, đưa đến
tiến trình chuyển hóa dinh dưỡng trong đất thấp. Đất liếp vườn có thời gian lên liếp
lâu năm làm suy giảm về phì nhiêu đất, giảm hoạt động của vi sinh vật đất (Võ Thị
Gương và ctv 2010b). Theo nhiều nghiên cứu của Võ Thị Gương và ctv. (2005;
2010b); Dương Minh Viễn và ctv. (2011) bón phân hữu cơ với lượng 10 tấn/ha trên
đất liếp vườn cây ăn trái có sự gia tang hàm lượng hữu cơ trong đất khác biệt có ý
nghĩa thống kê so với khơng bón hữu cơ. Theo Châu Thị Anh Thy và ctv. (2013)
bón bã bùn mía với lượng 20 kg/cây qua hai vụ lien tiếp giúp cải thiện chất hữu cơ
trong đất vườn chôm chôm, khác biệt ý nghĩa so với đối chứng chỉ sử dụng phân vơ
cơ.
Diện tích vườn cây ăn trái vùng Đồng bằng sông Cử u Long khoảng 240.000
hecta, chiếm khoảng 70% diện tích trồng cây ăn trái của cả nước ( Vũ Công Hậu,
2000) và được xem là vùng trồng cây ăn trái quan trọng. Với điều kiện tự nhiên
ngập lũ hằng năm, các vườn cây ăn trái ở Đồng bẳng sông Cửu Long cần thiết xâ y
đắp bờ bao ngăn lũ và đồng thời phải lên liếp, nhiều vườn có tuổi liếp trên ba mươi
năm. Sự suy giảm độ phì nhiêu tự nhiên về mặt hóa, lý, sinh học đất thể hiện rất rõ
là sự mất dần chất hữu cơ trong đất và sự suy giảm khả năng cung cấp các dưỡng
chất cần thiết cho cây trồng (Võ Thị Gương và ctv. 2010). Ngoài những nguyên
nhân gây nên sự suy thối chất lượng đất như: phèn hóa, biến dổi khí hậu làm nước
biển dâng cao, sự xâm nhập mặn, gia tang nồng độ kim loại nặng và các chất gây ơ

nhiễm khác,..thì sự suy thối đất gây ra bởi tác động của con người trong canh tác
được đánh giá là quan trọng nhất, làm cho đất bị bạc màu nhanh hơn (Võ Thị
Gương và ctv. 2010b).
1.1.3. Cây chôm chôm
Chôm chôm (Nephelium lappaceum L.) là một loại cây ăn trái đặc sản của vùng
Đồng bằng sơng Cửu Long, diện tích 14,2 ngàn hecta, sản lượng xấp xỉ 100 ngàn
tấn/năm (chiếm 40% diện tích và 61,54% sản lượng chơm chơm cả nước). Chơm
chơm là một loại cây ăn trái có giá trị dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế khá cao, được
trồng nhiều ở các tỉnh như B ến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang, Cần Thơ (Vũ Công
3


Hậu, 2000). Theo Phòng Thống Kê huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre (2005) huyện
Chợ Lách là vùng trọng điểm trồng cây ăn trái trong đó, diện tích trồng cây chơm
chơm của huyện là 1.774 hecta trên tổng diện tích trồ ng cây ăn trái 10.796 ha,
chiếm tỷ lệ 16,15% và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Thế
nhưng, phần lớn nông dân canh tác chôm chôm theo kinh nghiệm truyền thống,
chưa áp dụng kỹ thuật canh tác và bón phân hợp lý.
Huyện Chợ Lách - Bến Tre là m ột vùng trọng điểm trồng cây ăn quả với nhiều
chủng loại khác nhau như: chôm chôm, sầu riêng, măng cụt…Trong đó , cây chơm
chơm mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho người nông dân. Nhưng phần lớn nông
dân canh tác chôm chôm theo kinh nghiệm truyền thống, chưa tìm hiểu nhiều đến
những đặc tính sinh học của cây cũng như kỹ thuật canh tác và bón phân hợp lí. Vấn
đề hiện nay giá chơm chơm chính vụ thấp nên phần lớn nơng dân xử lý ra hoa
nghịch vụ để bán được giá cao. Trung bình giá bán 1 kg chôm chôm nghịch vụ cao
gấp 5 đến 7 lần giá bán 1 kg chơm chơm chính vụ. Việc xử lý ra hoa nghịch vụ
nông dân thường sử dụng phân bón hóa học nhiều hơn đã làm thay đổi một số đặc
tính sinh học của cây đồng thời làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây và làm
chậm trễ thời gian xử lý ra hoa của vụ tiếp theo và cuối cùng làm cho năng suất cây
trồng và phẩm chất trái bị sụt giảm.

Trong điều kiện khí hậu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chôm
chôm ra hoa tập trung vào tháng 2 -3 do ảnh hưởng của khô hạn và thu hoạch tập
trung vào tháng 6-7 dương lịch là trong điều kiện tự nhiên theo chu kỳ sinh học của
cây, nên giá bán rất thấp. Do đó, nơng dân điều khiển cho chơm chơm ra hoa nghịch
vụ góp phần làm thay đổi một số đặc tính sinh học của cây.
1.2.

Sự phát thải khí CO2, N2O và CH4 từ sản xuất nông nghiệp

1.2.1. Sự phát thải khí CO 2 từ sản xuất nơng nghiệp
Theo Wager (2007) hoạt động trong sản xuất nơng nghiệp đóng góp lượng CO 2
đáng kể vào khí quyển. Sự hơ hấp của vi sinh vật đất cũng phóng thích khoảng 20%
lượng CO2 vào khí quyển.. Theo Smith và ctv. (2007a) cho rằng ngun nhân làm
tăng khả năng phóng thích khí nhà kính từ hoạt động sản xuất nông nghiệp là do
dân số ngày càng tăng làm cho nhu cầu về lương thực thực phẩm của con người
tăng lên, khoa học kỹ thuật phát triển, những chính sách kinh tế và xã hội đã làm
cho nền nông nghiệp thế giới thay đổi trong hơn 4 thập kỉ qua. Sản xuất nông
nghiệp ngày càng phát triển để đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm đều này đã
gây sức ép lên môi trường và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên. Theo Miyittah và
Inubushi (2003) khả năng phóng thích CO 2 vào khí quyển cũng phụ thuộc vào hàm
lượng carbon trong đất, mật số vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ và tùy vào loại
phân chuồng đã bón vào đất. Ngồi ra, khả năng phóng thích CO 2 từ đất vào khí
4


quyển cũng phụ thuộc vào hàm lượng CO 2 tích lũy trong đất, khi hàm lượng CO 2
tích lũy trong đất tăng thì khả năng phóng thích CO 2 tăng. Bên cạnh đó, hàm lượng
chất hữu cơ trong đất và nhiệt độ đất cũng ảnh hưởng đến khả năng phóng thích
CO2. Khi nhiệt độ đất tăng thì sẽ tạo ra CO2 nhiều hơn do các quá trình sinh học
trong đất xảy ra mạnh (Miyittah và Inubushi, 2003). Khả năng phóng thích CO 2 vào

ban ngày cao hơn ban đêm (Liang Fuyuan, 2005).
Khả năng phóng thích CO 2 vào khí quyển cũng phụ thuộc vào hàm lượng chất
hữu cơ trong đất, đặc tính đất, việc sử dụng phân khống và phân hữu cơ có ảnh
hưởng đáng kể đến khả năng phóng thích CO 2 (Ginting và ctv., 2003).Theo
Clemens và ctv. (2006) sự phát thải CO 2, CH4, N2O, NH3 phụ thuộc vào nhiệt độ,
vật liệu hữu cơ, thí nghiệm được thực h iện thời gian 100 ngày trong mùa xuân CO 2
thải ra dao động 14.3 –17.1 kg.m−3 và 40.5–90.5 kg.m−3 thời gian 140 ngày trong
mùa hè. Theo kết quả nghiên cứu của Maljanen và ctv. (2004) đất trồng cạn khi có
trồng cây thì phóng thích CO 2 cao hơn đất để trống v à ngược lại thì sự phóng thích
khí N2O cao ở đất có trồng cây. Những nghiên cứu trước đây đã chứng minh nhiệt
độ đất và ẩm độ đất là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phóng thích CO 2 từ đất vào
khí quyển. Khi nhiệt độ đất tăng thì khả năng phóng thích CO 2 cũng tăng theo.
Theo kết quả nghiên cứu của Smith và ctv. (2007b) sự phát thải khí CO 2 từ rất
nhiều nguồn khác nhau, sự phát thải khí CO 2 tập chung chủ yếu là quản lý mùa vụ
chiếm 1450 Mt CO 2-eq/năm, quản lý đất trồng cỏ chiếm 1500 Mt CO 2-eq/năm,
canh tác nơng nghiệp trên đất có hàm lượng hữu cơ cao chiếm 1400 Mt CO 2 và kế
đến là những vùng đất suy thoái đã được phục hồi để canh tác 700 Mt CO 2
Theo kết quả báo cáo của Lê Đức Ngoan và Lê Thị Hoa Sen , (2008) Việt Nam
là một nước nông nghiệp nên khả năng sinh ra các khí gây hiệu ứng nhà kính là
khơng đáng kể so với các nước công nghiệp, những nước phát triển trên thế giới
(Natcom, 2003). Trong tổng lượng khí thải nhà kính ước tính thải ra hàng năm của
Việt Nam thì nguồn thải ra lớn nhất là từ sản xuất nông nghiệp chiếm > 50%, kế
đến là việc sử dụng năng lượng chiếm 24,7%.

5


Bảng 1. Ước tính lượng khí nhà kính thải ra từ sau 1994 đến nay ở Việt Nam
Các lĩnh vực
Năng lượng

Rừng và thay đổi sử dụng đất
Nông nghiệp
Công nghiệp
Rác thải (rắn và lỏng)

Lượng khí nhà kính
(tương đương triệu tấn CO2)
25,6
19,4
52,5
3,8
2,5
103,73

Tổng

% tổng lượng
khí thải
24,7%
18,%
50,5%
3,7%
2,4%
100%

Nguồn: Việt Nam Initial Natcom (2003)

1.2.2. Sự phát thải khí N2O từ sản xuất nơng nghiệp
Đạm từ phân bón, chất rắn sinh học và các ngu ồn khác của N không phải luôn
luôn được sử dụng hiệu quả cho cây trồng (Galloway và ctv. 2003; Cassman và ctv.

2003). N dư dễ bị ảnh hưởng đến phát thải N 2O (McSwiney and Robertson, 2005).
Do đó, cải thiện hiệu quả sử dụng N có thể làm giảm lượng khí thải N2O và gián
tiếp giảm lượng khí thải nhà kính từ sản xuất phân bón N. Mặc khác, giảm rửa trơi,
mất N và cải thiện hiệu quả sử dụng của N cũng có thể làm giảm phát thải N 2O.
Theo kết quả nghiên cứu của Maljanen và ctv. (2004) thì đất có cây trồng cạn phóng
thích CO2 cao, trong khi đất không trồng cây phát thải N 2O cao. Theo Akiyama,
(2004) thì cho rằng nơng nghiệp đóng góp lượng khí thải N2O, NO, NH3 đáng kể
vào sự thay đổi khí hậu tồn cầu. Tổng lượng N 2O và NO phóng thích từ phân urea
là 0.04- 0.62% và từ 0.23 đến 1.55% ở ẩm độ trong đất khoảng từ 40 - 80%.
Theo ước tính của các nhà khoa học, ở nước ta các khí "nhà kính" phát thải từ
nguồn do hoạt động nông nghiệp chủ yếu là CH 4 từ canh tác lúa với số lượng vào
khoảng 3,5 tấn /năm và N 2O từ phân đạm với lượ ng khoảng 0,06 tấn /năm. Trong
tương lai nếu các hoạt động nông nghiệp vẫn duy trì ở mức trong những năm qua
thì tốc độ gia tăng hàng năm của lượng phóng thích CH4 và N2O sẽ vào khoảng 4
đến 6% ( Trần Thanh Lâm, 1998). Theo Bai Hong-Ying, Zhang Yi-Ping (2005),
nghiên cứu tại cánh đồng trồng lúa mì kết quả cho rằng N 2O phóng thích từ đất
cũng ảnh hưởng bởi nhiệt độ đất và độ sâu ở từng tầng đất. Kết quả cho thấy, ở độ
sâu từ 0- 5cm thì nhiệt độ ảnh hưởng khơng đáng kể đến khả năng phóng thích N 2O
từ đất. Nhưn g ở những độ sâu khác nhau : 0-10cm ; 0-15cm ; 0-20cm thì nhiệt độ
ảnh hưởng đáng kể đến khả năng phóng thích N 2O từ đất. Khi nhiệt độ đất khoảng
30oC ảnh hưởng đáng kể đến lượng N 2O được phóng thích. Ở những độ sâu khác
nhau thì N2O được phóng thích cũng khác nhau. Khi nhiệt độ đất khoảng 30oC và ở
độ sâu từ 5- 20cm thì N2O được phóng thích đáng kể, cao nhất là ở độ sâu từ 5 10cm N2O được phóng thích khoảng 43%. Theo Yu-chun và Dong Yun-she (2005),
6


thì cho rằng tiến trình khử nitrate và nitrate hóa cũng là nguồn phóng thích N 2O từ
đất vào khí quyển. Có một vài yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phóng thích N 2O vào
khí quyển :Việc sử dụng phân đạm trong canh tác có ảnh hưởng đến khả năng
phóng thích N2O. Nếu như việc sử dụng phân bón ổn định sẽ giảm được N 2O phóng

thích từ đất đồng thời vẫn có thể tăng năng suất cây trồng. Ẩm độ đất khả năng N2O
phóng thích cao nhất khi ẩm độ 77- 86%. Khi ẩm độ đất thấp hơn giá trị này thì
N2O được phóng thích từ tiến trình nitrate hóa, khi ẩm độ đất cao hơn giá trị này thì
N2O được phóng thích từ tiến trình khử nitrate. Nhiệt độ đất từ 15 - 35oC thuận lợi
cho hoạt động của vi sinh vật tham gia vào tiến trình nitrate hóa. Từ 5 - 75oC thuận
lợi cho hoạt động của vi sinh vật tham gia vào tiến trình khử nitrate. Nên khả năng
phóng thích N2O từ đất cũng phụ thuộc vào nhiệt độ đất. pH đất pH tối hảo cho quá
trình khử nitrate là từ 7 -8. Độ xốp của đất N2O phóng thích từ đất bị nén chặt thấp
hơn đất không nén chặt do đất sẽ cản trở tiến trình phóng thích N 2O.Cây trồng sự
phát triển của cây trồng, sự phát triển của rễ cây, sự bài tiết từ rễ có thể làm thay đổi
điều kiện đất (về mặt vật lý và hóa học) như đậu nành, ngơ, lúa... cũng có thể ảnh
hưởng đến khả năng phóng thích N 2O. N2O là một khí nhà kính quan trọng và nồng
độ của nó trong khí q uyển đã tăng 17% vào năm 1750 (IPCC Intergovernmental
Panel on Climate Change, 2001). 70% N2O phát thải vào sinh quyển có nguồn gốc
từ đất (Mosier, 1998) và việc sử dụng phân bón N đã góp phần đáng kể vào việc
phát thải khí N2O (Mosier và ctv. 2000).
Theo nghiên cứu của Hefting và ctv. (2006) điều kiện nghiên cứu trong phịng
thí nghiệm, các mẫu đất đồng nhất về tính chất hóa học và vi sinh vật để so sánh sự
nitrat hóa và tiềm năng phát thải khí N2O khơng có sự khác biệt ý nghĩa thống kê so
với trong điều kiện sản xuất ngoài đồng. Theo kết quả nghiên cứu của Castro Silva
và ctv. (2008) phát thải CO 2 tăng trong đất mặn có bổ sung phân urê cao 1,5 lần so
với đất khơng bổ sung phân urê, nhưng ở tầng C nó bị ức chế chỉ cao 1,2 lần. Đất ở
ẩm độ 40%, 60% và 80% thì lượng phát thải N 2O tăng trong các tầng đất có bổ
sung phân urê so với đất không bổ sung. Theo kết quả nghiên cứu của Rochette và
ctv. (2007) khí thải hàng năm đặc biệt cao trong đất sét nặng, thay đổi từ 12 đến 45
kg N2O ha-1 và lượng N2O phát thải cao có thể khơng liên quan với phân bón N
trong điều kiện khử nitơ được duy trì, sự phân hủy nguồn dự trữ chất hữu cơ trong
đất (192 nghìn gam C ha -1 trong 0,5 m lớp đất mặt).
1.2.3. Sự phát thải khí CH 4 từ sản xuất nơng nghiệp
Sự phát thải khí CH4 được chứng minh từ hai dạng methanotrophs (vi khuẩnoxy hóa) và methanogens (vi khuẩn sản xuất CH 4) đã có mặt trong cộng đồng vi

sinh vật đất . Nói chung, q trình oxy hóa CH4 vượt q 80% CH4 được sản xuất thì
tốc độ phát thải CH 4 được đo trong nghiên cứu giảm khoảng -1 đến -130 µg C m-2
h-1 (Castaldi và Fierro, 2005). Theo nghiên cứu của Carter và ctv. (2010) nhiệt độ
7


cao làm tăng sự hấp thu khí CH4 trung bình 10 µg C m-2 h-1, tương ứng với sự gia
tăng tỷ lệ hấp thu khoảng 20%. Tuy nhiên, trong mùa đơng hàm lượng khí CO2 cao
làm giảm sự hấp thu CH4 và giảm sự phát thải N2O (<10 µg N m-2 h-1).
Theo kết quả của IPCC, (2007) trên toàn cầu, các khí thải từ nơng nghiệp CH 4
và N2O tăng 11% từ 1990 đến 2007. Nguồn phát thải khí CH 4 chủ yếu là từ quá
trình lên men đường ruột củ a gia súc chiếm trung bình từ 77,7 % ở năm 1990 và
73,2 % ở năm 2007 của tổng lượng phát thải khí CH 4. Kế đến là việc quản lý phân
gia súc cũng là nguồn phát thải đáng kể trong khí thải nhà kính. Nói chung khí CH 4
có xu hướng giảm nhẹ ở năm 2007 so với năm 1990, nhưng với mức giảm này là
chưa đáng kể.
Trong hầu hết các hệ sinh thái, sự phát thải CH 4 được kiểm soát bởi sự khuếch
tán của CH 4 từ khơng khí trong các lớp đất, q trình oxy hóa CH 4 diễn ra và độ ẩm
đất là yếu tố có ảnh hưởng đến việc vận chuyển p hân tán của CH4 (Borken và ctv.
2006). Ngược lại, CH 4 hấp thu dường như ít bị kiểm sốt bởi các yếu tố sinh học mà
được quy định bởi nhiệt độ đất ví dụ như tỷ lệ hấp thu tương đối giống nhau trên
nhiều hệ sinh thái khác nhau trên toàn thế giới (Billings và ctv. 2000). Những vùng
đất bị hạn hán đã không ảnh hưởng đến sự phát thải CH 4 mặc dù điều này xảy ra ở
tầng 0 -20 cm của lớp đất mặt, khô hạn đã hạn chế tác động trực tiếp hoặc gián tiếp
đến sự phát thải CH 4 và kể từ khi xảy ra hạn hán phản ứng phát thải C H4 chậm trễ
(Cantarel và ctv. 2011).
1.3.

Các biện pháp làm giảm khí thải nhà kính từ các hoạt động nông nghiệp


Do nhu cầu sử dụng phân bón ngày càng cao để đảm bảo an ninh lương thực và
phát triển một nền nông nghiệp sinh thái bền vững, thì những giải pháp phị ng ngừa
cần được đặt ra và giải quyết đồng bộ, nhằm hạn chế đến mức tối thiểu mối nguy
hại môi trường. Sử dụng phân bón có hiệu lực và cân đối giúp gia tăng năng suất
bền vững, đồng thời hạn chế tổn thất do rửa trơi, bay hơi của phân khống cũng như
phân hữu cơ, đều là những chiếc lược của nền nông nghiệp bền vững và giải quyết
mối quan hệ biện chứng giữa năng suất cây trồng và bảo vệ mơi trường. Vì vậy,
việc tiến tới một nền nông nghiệp bền vững và hạn chế đến mức tối thiểu mối nguy
hại đến môi trường phải được giải quyết một cách đồng bộ (Lê Văn Khoa và ctv,
1999).
Việc sử dụng phân bón cho trồng trọt đặc biệt là phân đạm và phân chuồng
không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả, nếu sử dụng không đúng liều lượng, kỹ
thuật sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con ngư ời, ảnh hưởng đến môi trường đất và khí
quyển.
Theo Ngơ Ngọc Hưng (2004), việc nâng cao hiệu quả sử dụng phân đạm sẽ làm
giảm phóng thích N 2O. Nhiều nghiên cứu đồng ruộng đã được thực hiện với chất ức
8


chế nitrat hóa và sử dụng phân đạm chậm tan có thể làm giảm phóng thích N 2O.
Việc sử dụng chất ức chế nitrat hóa là một cơ chế hợp lý để duy trì dạng ammonium
của phân bón trong đất sẽ giảm thấp khả năng phóng thích N 2O. Nhiều thí nghiệm
đồng ruộng cho thấy việc sử dụng các loại chất ức chế nitrat hóa đã hạn c hế có ý
nghĩa phóng thích N 2O từ phân bón có chứa gốc ammonium. Chất ức chế cần được
chọn phù hợp với điều kiện khí hậu, kiểu hệ thống canh tác cũng như loại phân N.
Một số nghiên cứu cũng xác nhận tiềm năng của phân N tan chậm có thể làm giảm
khả năng phó ng thích N2O. Ngồi ra, cần bón đạm đúng loại, đúng lượng và bón
theo nhu cầu sử dụng của cây trồng.
Đối với canh tác lúa nước, nếu quản lý nước hợp lý thì việc phóng thích khí
CH4 cũng được giảm thiểu: xen kẻ tưới nước với rút khô ruộng lúa giúp các vi

khuẩn methanothrops biến CH4 trong đất thành CO 2. Rút nước khô sau khi hạt lúa
chín khối lượng vừa làm năng xuất lúa gia tăng, vừa ngăn chặn phóng thích khí CH4
vào khí quyển (Trần Đăng Hồng, 2007).
Vì vậy, cần tránh lúa bị ngập nước. Đất lúa ngập nước đư ợc tính là đóng góp
30% của sự phóng thích CH 4 tồn cầu. Dưới điều kiện yếm khí chất hữu cơ có thể
tạo ra CH 4 , vì vậy mà sự bón phân chuồng vào đất lúa trong giai đoạn ngập là
không được khuyến cáo (Ngô Ngọc Hưng, 2004).
Theo Corton và ctv. (2000), cho rằng để có thể giảm khả năng phóng thích CH 4
cần phải :
Cần phải thoát nước tốt ở những vùng đất ẩm ướt vì CH
phân hủy chất hữu cơ trong điều kiện yếm khí.

4

được sinh ra từ sự

Bón phân có gốc sulfate như ammonium sulfate (NH 4)2SO4 và phosphogypsum
kết hợp vớ i phân urea(NH4)2CO3 sẽ làm giảm lượng CH 4 phóng thích. Khi
ammonium sulfate kết hợp với phân urea sẽ giảm CH4 phóng thích khoảng 2536%. Phân gia cầm kết hợp với phân urea khơng làm tăng CH 4 phóng thích. Nguyên
nhân là CH4 tích lũy trong đất sẽ giảm khi có hàm lượng SO 42- cao vì có sự cạnh
tranh chất nền giữa vi khuẩn khử SO 42- và vi khuẩn sinh CH 4 ; do ảnh hưởng kiềm
hãm của sulphate và sulphit đối với quá trình sinh CH 4 ; khả năng phụ thuộc giữa
quá trình sinh CH4 vào các sản phẩm của vi khuẩn khử sulph ate ; CH4 có thể bị oxy
hóa bởi vi khuẩn dinh dưỡng CH 4 hiếu khí và kị khí (Lê Văn Khoa và ctv . 2000).
Bên cạnh đó, một trong những phương pháp làm giảm phát thải khí nhà kính có
hiệu quả nhất được khuyến khích là thay đổi cách sử dụng đất (Pete Smith và ctv.
2007). Chẳng hạn, từ trồng lúa chuyển sang trồng cỏ kết quả sẽ làm tăng cacbon
tích lũy trong đất bởi vì đất ít bị xáo trộn hơn. Nguyên nhân là đất bị xáo trộn sẽ
kích thích cacbon trong đất mất đi do tăng khả năng phân hủy chất hữu cơ và kết
quả CO 2 được phóng thích. Đất trồng cỏ có thể làm giảm sự phóng thích N 2O vào

9


khí quyển do giảm được việc sử dụng phân đạm (Paustian và ctv. 2004, trong Pete
Smith và ctv. 2007).
Theo ước tính của SAR (IPCC, 1996), trích trong Pete Smith và ctv. (2007),
tồn cầu lư ợng CH4 phóng thích từ sản xuất nơng nghiệp có thể giảm khoảng 15 16%, nếu nguồn thức ăn cho chăn nuôi gia súc đặc biệt là đối với động vật nhai lại
được cải thiện và quản lý tốt những cánh đồng lúa ngập nước và N 2O cũng có thể
giảm khoảng 9 - 26%.

10


CHƯƠNG II
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.

Phương tiện

2.1.1. Thời gian thực hiện
Thời gian thực hiện luận văn từ 18/06/2013 tại phịng thí nghiệm phân tích hóa
– lý đất, Bộ môn Khoa học đất, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường
Đại Học Cần thơ.
2.1.2. Vật liệu thí nghiệm
Các thiết bị, dụng cụ phân tích trong phịng thí nghiệm phân tích hóa- lý đất.
Mẫu đất được lấy tại đất v ườn chôm chôm nguyên thủy xã Phú Phụng, huyện
Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.
2.2.

Phương pháp


2.2.1. Quy trình lấy xử lý mẫu
Mẫu đất sau khi lấy về để khơ khơng khí ở nhiệt độ phòng, nghiền và qua rây ( 2
mm và 0.5 mm).
Phân tích chỉ tiêu hóa học đất : NH4+, NO3-, pH, EC, Đạm tổng số.
Phân tích chỉ tiêu vật lý : ẩm độ.
2.2.2. Phương pháp thực hiện
Thí nghiệm được tiến hành tại phịng thí nghiệm Bộ mơn Khoa Học Đất, Khoa
học Nông nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ nhằm đánh gía
lượng phân bón và ẩm độ đất ảnh hưởng đến sự phát thải khí . Thí nghiệm được thực
hiện theo phương pháp của Carolina Castro Silva và ctv. (2008)
Mẫu đất được thu từ vườn trồng chơm chơm có tuổi liếp 26 năm và tuổi cây là
22 năm. Mẫu đất được phơi khô tự nhiên trong khơng khí và được nghiền qua rây
2mm. Thí nghiệm được bố trí hồn tồn ngẫu nhiên với 8 nghiệm thức và 3 lặp lại.
Mẫu đối chứng không chứa vật liệu được bố trí trong thí nghiệm để xác định lượng
khí CO2 và N2O trong khơng khí bên ngồi vào bình.
Phương pháp tính ra CO2-eq tương đương (IPCC, 2007)
Hàm lượng CO2 x 1 = CO2-eq
Hàm lượng CH4 x 25 = CO2-eq
Hàm lượng N2O x 298 = CO2-eq

11


Bảng 2. Mơ tả các nghiệm thức trong thí nghiệm.
Nghiệm thức
Ẩm độ đất
Lượng Urea-N bổ sung
(% thủy dung)
(mgN/kg)

NT 1
40%
140
NT 2
60%
140
NT 3
40%
200
NT 4
60%
200
NT 5
40%
140
NT 6
60%
140
NT 7
40%
200
NT 8
60%
200

Bã bùn mía
(g/kg đất)
0
0
0

0
0,8
0,8
0,8
0,8

1A

1B

1C

5A

5B

5C

2A

2B

2C

6A

6B

6C


3A

3B

3C

7A

7B

7C

4A

4B

4C

8A

8B

8C

Hình 1. Bố trí thì nghiệm ủ trong phịng

12



×