Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

khảo sát một số đặc điểm hình thái, sinh học của sâu ăn lá abrostola sp. (lepidoptera: noctuidae) gây hại trên cây mai vàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

TRẦN CÔNG KHANH

KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI,
SINH HỌC CỦA SÂU ĂN LÁ ABROSTOLA SP.
(LEPIDOPTERA: NOCTUIDAE) GÂY HẠI
TRÊN CÂY MAI VÀNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT

2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

TRẦN CÔNG KHANH

KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI,
SINH HỌC CỦA SÂU ĂN LÁ ABROSTOLA SP.
(LEPIDOPTERA: NOCTUIDAE) GÂY HẠI
TRÊN CÂY MAI VÀNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
ThS. Lăng Cảnh Phú

SINH VIÊN THỰC HIỆN
Họ và tên: Trần Công Khanh
MSSV: 3113438
Lớp: Bảo Vệ Thực Vật K37

2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Chứng nhận đã chấp nhận luận văn đại học với đề tài:

“KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC CỦA SÂU
ĂN LÁ ABROSTOLA SP. (LEPIDOPTERA: NOCTUIDAE) GÂY
HẠI TRÊN CÂY MAI VÀNG”

Do sinh viên TRẦN CÔNG KHANH thực hiện và đề nạp.
Kính trình Hội đồng chấp nhận luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2015
Cán bộ hướng dẫn

ThS. Lăng Cảnh Phú

i



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
Hội đồng chấm luận văn đại học đã chấp thuận luận văn với đề tài:
“KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC CỦA SÂU
ĂN LÁ ABROSTOLA SP. (LEPIDOPTERA: NOCTUIDAE) GÂY
HẠI TRÊN CÂY MAI VÀNG”
Do sinh viên TRẦN CÔNG KHANH thực hiện và bảo vệ trƣớc hội đồng
ngày ……………………………………………………………………………
Luận văn đã đƣợc hội đồng chấp thuận và đánh giá ở mức
……………………….…………………………………………………………
…………………………...
Ý kiến hội đồng:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ
SINH HỌC ỨNG DỤNG

Cần Thơ, ngày…tháng…năm…

CHỦ NHIỆM KHOA

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

ii



LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: TRẦN CÔNG KHANH
Giới tính: Nam
Dân tộc: Kinh
Họ tên cha: Trần Văn Ngôn
Họ tên mẹ: Huỳnh Kim Hai
Địa chỉ: ấp Vĩnh Cầu, xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Năm 2004, tốt nghiệp tiểu học tại trƣờng tiểu học “A” Tri Tôn, huyện Tri
Tôn, tỉnh An Giang.
Năm 2008, tốt nghiệp trung học cơ sở tại trƣờng trung học cơ sở Tri Tôn,
huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Năm 2011, tốt nghiệp trung học phổ thông tại trƣờng trung học phổ
thông Nguyễn Trung Trực, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Thi đậu vào trƣờng Đại học Cần Thơ năm 2011, Ngành Bảo vệ Thực vật,
Khóa 37, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng.
Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2015
Ngƣời khai

TRẦN CÔNG KHANH

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của tôi và các kết quả của nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ luận
văn nào cùng cấp khác.

Ngày…….tháng……năm……
(Ký tên)

TRẦN CÔNG KHANH

iv


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin chân thành biết ơn công lao sinh thành, nuôi dƣỡng
của Cha Mẹ. Ngƣời đã luôn chia sẻ, quan tâm và yêu thƣơng con bằng tất cả
tấm lòng.
Kính gửi thầy Lăng Cảnh Phú, giáo viên hƣớng dẫn lòng biết ơn sâu sắc.
Cám ơn thầy đã tận tình chỉ bảo và cho những lời khuyên bổ ích trong việc
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin gởi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô trong Bộ môn Bảo vệ Thực
vật, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, trƣờng Đại học Cần Thơ, đã
truyền đạt kiến thức cho em trong suốt thời gian học tập và làm luận văn tại
Bộ môn.
Xin tỏ lòng biết ơn thầy cố vấn học tập Ths. Nguyễn Chí Cƣơng đã luôn
chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn anh Đỗ Thành Đạt đã nhiệt tình hƣớng dẫn, đóng
góp ý kiến và cho những lời khuyên giúp em vƣợt qua khó khăn trong quá
trình hoàn thành luận văn.
Chân thành cảm ơn các bạn trong lớp Bảo vệ Thực vật K37 đã giúp đỡ
rất nhiệt tình trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp.
Trân trọng!

v



Trần Công Khanh, 2015. “Khảo sát một số đặc điểm hình thái, sinh học của
sâu ăn lá Abrostola sp. (Lepidoptera: Noctuidae) gây hại trên cây mai
vàng”. Luận văn tốt nghiệp Đại học, ngành Bảo vệ thực vật, Khoa Nông
nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trƣờng Đại học Cần Thơ. Cán bộ hƣớng dẫn:
Thạc sĩ Lăng Cảnh Phú.
TÓM LƯỢC
Đề tài đƣợc thực hiện từ tháng 10/2013 đến tháng 11/2014 với mục
đích khảo sát một số đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh học của sâu ăn lá
Abrostola sp. gây hại trên cây mai ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Khảo sát trong điều kiện phòng thí nghiệm, nhiệt độ 28,5 ± 1,7 oC (dao
động từ 26 đến 31oC), ẩm độ 74,8 ± 11,7% (dao động từ 56 đến 89%) đã ghi
nhận một số đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh học của sâu ăn lá Abrostola
sp. nhƣ sau:
Trứng có hình bán cầu, một mặt cong, một mặt bằng, bề mặt có nhiều
khía cách đều nhau tạo nên một khối đối xứng, chiều dài 0,44 ± 0,04 mm,
chiều rộng 0,24 ± 0,03 mm. Trứng mới đẻ có màu trắng đục, căng bóng, sau
chuyển thành màu nâu, ngay tâm có chấm đỏ và mép trứng có viền đỏ bao
quanh tâm, từ từ lan ra khắp trứng, đến khi trứng sắp nở có màu nâu vàng. Ấu
trùng thon dài, trải qua 4 tuổi và giai đoạn nhộng, hình thái ở các giai đoạn gần
tƣơng tự nhau. Thành trùng là ngài đêm, có lớp phấn bao phủ thân và cánh.
Con đực có kích thƣớc nhỏ hơn con cái.
Thời gian phát triển từ trứng đến thành trùng đẻ trứng đầu tiên trung
bình là 27,5 ± 1,2 ngày (dao động từ 25 – 30 ngày), trong đó thời gian ủ trứng
là 2,20 ± 0,41 ngày ( dao động từ 2 – 3 ngày). Tuổi 1 mới nở di chuyển nhanh
nhẹn, thời gian tuổi 1 kéo dài 2,30 ± 0,70 ngày (dao động từ 1 – 4 ngày), thời
gian tuổi 2 là 3,70 ± 1,06 ngày (dao động từ 2 – 5 ngày), tuổi 3 kéo dài 3,33 ±
0,88 ngày (dao động từ 2 – 5 ngày), thời gian tuổi 4 là 4,27 ± 0,91 ngày (dao
động từ 3 – 6 ngày) và giai đoạn nhộng là 8,93 ± 0,87 ngày (dao động từ 7 –
10 ngày); thành trùng đực có thời gian sống trung bình 11,33 ± 3,97 ngày (dao

động từ 4 đến 18 ngày), thành trùng cái có thời gian sống trung bình là 13,27 ±
5,11 ngày (dao động từ 7 đến 24 ngày), đa số thành trùng cái đẻ trứng sau khi
vũ hóa 2 – 3 ngày, thời gian trung bình từ khi vũ hóa đến đẻ trứng là 2,77 ±
0,57 ngày (dao động từ 2 – 4 ngày), mỗi con cái đẻ trung bình 340,20 ± 178,12
trứng (dao động từ 98 đến 727 trứng) đối với thành trùng có bắt cặp, tỉ lệ trứng
nở khá cao dao động từ 75 đến 100%. Đối với thành trùng không bắt cặp, mỗi
con cái đẻ trung bình 49,10 ± 15,69 trứng (dao động từ 24 đến 84 trứng)
nhƣng trứng không nở.
vi


MỤC LỤC

TÓM LƢỢC

vi

DANH SÁCH BẢNG

ix

DANH SÁCH HÌNH

x

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

xi

MỞ ĐẦU


1

CHƢƠNG 1: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU

2

1.1. Sơ lƣợc về cây mai vàng

2

1.1.1 Nguồn gốc của cây mai vàng

2

1.1.2 Đặc điểm thực vật học cây mai vàng

2

1.1.3 Giống

3

1.1.4 Đặc tính sinh học tự nhiên của cây mai vàng

4

a. Nhiệt độ

5


b. Ánh sáng

5

c. Lƣợng mƣa

5

d. Gió

6

e. Đất đai

6

f. Tƣới nƣớc

6

g. Tỉa cành tạo tán

7

h. Bón phân

7

1.2 Thành phần loài côn trùng gây hại trên mai vàng


8

1.2.1 Một số đặc điểm của loài gây hại

9

1.2.1.1 Bọ trĩ Scirtothrips dorsalis Hood (Thysanoptera: Thripidae)

9

1.2.1.2 Nhện đỏ họ Tetranychidae – Acari

10

1.2.1.3 Nhện đỏ Tenuipalpus pacificus Baker (Acari: Tenuipalpide)

11

1.2.1.4 Sâu đục thân Zeuzera coffeae Neitner (Lepidoptera: Cosside)

12

1.2.1.5 Sâu bao bộ Lepidoptera – họ Psychidae

13

1.2.1.6 Sâu nái Parasa sp. (Lepidoptera: Limacodidae)

14


vii


1.2.1.7 Rệp sáp mũ Ceroplastes rusci Linnaeus (Homoptera: Coccidae)

15

1.2.1.8 Sâu xếp lá Archips micaceana Walker (Lepidoptera: Tortricidae)

16

1.2.1.9 Sâu ăn nhụy hoa mai (Lepidoptera: Olethreutidae)

17

1.2.2. Một số loài gây hại chi Abrostola

17

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP

21

2.1 Phƣơng tiện

21

2.1.1 Thời gian và địa điểm


21

2.1.2 Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm

21

2.2 Phƣơng pháp

22

2.2.1 Khảo sát đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh học của sâu ăn lá
Abrostola sp.

22

2.2.2 Khảo sát khả năng sinh sản và tuổi thọ của thành trùng sâu ăn lá
Abrostola sp. trong điều kiện phòng thí nghiệm

22

2.3 Xử lý số liệu

23

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

24

3.1 Khảo sát đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh học của sâu ăn lá
Abrostola sp.


24

3.1.1 Một số đặc điểm hình thái của sâu ăn lá Abrostola sp.

24

3.1.2 Một số đặc điểm sinh học của sâu ăn lá Abrostola sp.

29

3.2 Khảo sát khả năng sinh sản, tỉ lệ trứng nở và tuổi thọ thành trùng
của sâu ăn lá Abrostola sp.

33

CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

35

4.1 Kết luận

35

4.2 Đề nghị

35

TÀI LIỆU THAM KHẢO


36

viii


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tên bảng

Trang

1.1

Lịch bón phân cho cây mai vàng theo Nguyễn Văn Hai, 2007

8

3.1

Kích thƣớc các giai đoạn phát triển của sâu ăn lá Abrostola sp.
ở điều kiện phòng thí nghiệm, ĐHCT, 2013

24

3.2

Vòng đời và các giai đoạn phát triển của sâu ăn lá Abrostola
sp. trên mai vàng ở điều kiện phòng thí nghiệm, ĐHCT, 2013


29

3.3

Tỉ lệ trứng nở của sâu ăn lá Abrostola sp. ở điều kiện phòng thí
nghiệm

34

3.4

Khả năng đẻ trứng của sâu ăn lá Abrostola sp. ở điều kiện
phòng thí nghiệm

34

ix


DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tên hình

Trang

1.1


Ấu trùng và thành trùng Abrostola asclepiadis

18

1.2

Thành trùng Abrostola canariensis

18

1.3

Ấu trùng, nhộng và thành trùng Abrostola tripartite

19

1.4

Ấu trùng và thành trùng Abrostola triplasia

19

1.5

Thành trùng Abrostola triopis

19

1.6


Thành trùng Abrostola urentis

20

2.1

Dụng cụ thí nghiệm

26

2.2

Nuôi ấu trùng và thành trùng sâu ăn lá mai vàng trong điều
kiện phòng thí nghiệm

28

3.1

Trứng của sâu ăn lá Abrostola sp.

25

3.2

Vỏ trứng của sâu ăn lá Abrostola sp.

25

3.3


Vỏ đầu của sâu ăn lá Abrostola sp.

26

3.4

Ấu trùng tuổi 1 của sâu ăn lá Abrostola sp.

26

3.5

Ấu trùng tuổi 2 của sâu ăn lá Abrostola sp.

26

3.6

Ấu trùng tuổi 3 của sâu ăn lá Abrostola sp.

27

3.7

Ấu trùng tuổi 4 của sâu ăn lá Abrostola sp.

27

3.8


Nhộng của sâu ăn lá Abrostola sp.

28

3.9

Thành trùng sâu ăn lá Abrostola sp.

29

3.10

Vòng đời của sâu ăn lá Abrostola sp.

30

3.11

Đặc tính đẻ trứng của sâu ăn lá Abrostola sp.

30

3.12

Đặc tính ăn của ấu trùng tuổi 2

31

3.13


Đặc tính ăn của ấu trùng tuổi 4

32

3.14

Nhộng đƣợc bao bọc trong đất

32

3.15

Sự phá hại hoa mai của sâu ăn lá Abrostola sp.

33

x


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
ĐHCT: Đại học Cần Thơ
NXB: Nhà xuất bản

xi


MỞ ĐẦU
Hoa mai là một giống hoa quý chỉ ra hoa vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán.

Vì vậy, hoa mai được xem như là biểu tượng của ngày Tết cổ truyền miền
Nam, giống như miền Bắc xem hoa đào là biểu tượng của ngày Tết. Sắc vàng
tươi thắm của hoa mai tượng trưng cho sự thịnh vượng và hạnh phúc. Chính vì
vậy mà việc trồng và kinh doanh mai kiểng ngày càng phát triển rộng rãi.
Nhiều người xem nghề này là một nghề truyền thống “cha truyền con nối”,
những kinh nghiệm về nghề nghiệp được truyền từ đời này sang đời khác.
Nhiều địa phương cũng xem nghề này như làng nghề lâu đời của họ như làng
mai Phước Định – Vĩnh Long và Cái Mơn – Bến Tre từ lâu đã là hai làng mai
nổi tiếng của ĐBSCL. Nhiều quận, ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh
như Phú Nhuận, Gò Vấp, Thủ Đức, Củ Chi,…cũng là những vùng trồng hoa
mai nổi tiếng khắp cả nước. Song song với sự phát triển về diện tích thì tình
hình dịch hại cũng ngày càng trở nên phổ biến trên cây mai. Đặc biệt gần đây,
dịch hại sâu ăn lá Abrostola sp. xuất hiện ở một số vùng trồng mai ở ĐBSCL
gây nhiều khó khăn cho bà con nông dân trong quá trình sản xuất. Hầu hết
nông dân vẫn chưa am hiểu nhiều về khả năng gây hại của sâu ăn lá Abrostola
sp. cũng như đặc điểm về hình thái và đặc điểm về sinh học của loài côn trùng
nguy hại này. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào
về loài côn trùng này.
Do đó đề tài: “Khảo sát một số đặc điểm hình thái, sinh học của sâu
ăn lá Abrostola sp. gây hại trên cây mai vàng” được thực hiện nhằm tìm
hiểu một số đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh học của sâu ăn lá để quản lí
và phòng trừ chúng một cách có hiệu quả trong thời gian tới.

1


CHƢƠNG 1
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 Sơ lƣợc về cây mai vàng

1.1.1 Nguồn gốc của cây mai vàng
Mai vàng có tên khoa học Ochna integerrima (Lour.) Merr. còn gọi là
Huỳnh Mai, thuộc họ lão mai Ochnaceae (Phạm Hoàng Hộ, 1999 và Trần
Hợp, 2002), là một loại hoa mai có màu vàng, khác với các loại hoa Mai mơ ở
Trung Quốc hay nhắc đến trong thi ca cổ là có màu trắng. Cây Mai có nguồn
gốc hoang dại mọc nhiều ở rừng miền Nam, là cây gỗ đa niên, sống lâu hàng
trăm năm (Huỳnh Văn Thới, 2002 và Nguyễn Văn Hai, 2007).
Trên thế giới có ít nhất là 50 loài mai vàng phân bố rải rác ở các nước
nhiệt đới và cận nhiệt đới, song chủ yếu tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Á
và Châu Phi (Trần Hợp, 2002). Ở Việt Nam, loài này phân bố nhiều nhất tại
những khu rừng thuộc dãy Trường Sơn và các tỉnh từ Quảng Nam, Đà Nẵng
cho tới Khánh Hòa. Các vùng núi ở ĐBSCL cũng có nhiều loài hoa này, ở cao
nguyên cũng có nhưng số lượng ít hơn.
Theo sự tích để lại, cây mai vàng bắt đầu được coi là hoa tết truyền thống
ở miền Nam từ thời chúa Nguyễn mở đất phương Nam, cách đây 300 năm.
Khi tết đến không có hoa đào như ngoài Bắc, chúa Nguyễn đã bảo quần thần
lấy hoa mai vàng nở vào dịp tết làm hoa cúng tết (Phạm Văn Duệ, 2005).
1.1.2 Đặc điểm thực vật học cây mai vàng
Thân cây bụi gỗ nhỏ, cao 2 - 7 m, vỏ cây màu nâu vàng. Lá đơn mọc đối,
mặt trên nhẵn, mặt dưới thô, không có lông, dày, mép lá có răng cưa nhỏ,
thuộc loại cây rụng lá và ra hoa đẹp vào cuối mùa đông đầu xuân. Hoa có năm
cánh đài màu xanh, năm đến tám cánh tràng hoa mỏng màu vàng có sáp, dễ
rụng. Hoa mai còn cất dầu thơm trị bỏng nước, uống trị ngứa, phơi khô trị ho
suyễn. Quả có chân cứng đen, bảy đến mười quả chụm quanh một đế hoa. Cây
mọc hoang ở rừng thưa, được trồng làm cảnh ở đất vườn đồng bằng. Vỏ cây
đắng, dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa (Phạm Văn Duệ, 2005). Nếu trồng
trong chậu kiểng mai có chiều cao khoảng 1 m, gốc lớn tối đa cũng chỉ bằng
bắp tay nhưng nếu được trồng ngoài đất vườn thân có thể cao đến gần 4 m và
gốc cũng có đường kính tới khoảng 20 – 30 cm (Phạm Văn Duệ, 2005).
Hoa mai thường mọc ra từ nách lá, lúc đầu hoa to, gọi là hoa cái, có vỏ

lụa “vỏ trấu” bọc bên ngoài. Khi vỏ lụa xòe ra thì xuất hiện một chùm hoa
2


con, có từ một đến mười nụ, tăng trưởng rất nhanh, khoảng bảy ngày sau là
nở. Trong chùm hoa này hoa to nở trước, hoa nhỏ nở sau, vài ngày mới nở hết.
Mỗi hoa bên ngoài có năm đài màu xanh, bên trong có năm cánh màu vàng, ở
giữa là một chùm nhụy mang phấn màu vàng đậm hơn. Hoa nở ba ngày thì
tàn: ngày thứ nhất, năm cánh và chùm nhụy xòe thẳng ra rất đẹp, ngày thứ hai
năm cánh cong lên và chùm nhụy chụm lại. Qua đến ngày thứ ba năm cánh bắt
đầu rơi xuống, hoa tàn. Hoa nào đậu thì bầu noãn phình to lên và kết hạt, hạt
non màu xanh, hạt già màu đen, hạt chín rụng xuống đất và mọc lên cây con.
Cây con vài năm sau mới ra hoa bói lần đầu tiên và cứ thế tiếp tục, mỗi năm ra
hoa đúng vào mùa xuân. Đó là chu trình của cây mai vàng (Huỳnh Văn Thới,
2002).
Mai có lá đơn mọc cách, kích thước lá thay đổi theo giống và điều kiện
dinh dưỡng. Khi cây còn non lá có màu đỏ nâu, khi trưởng thành lá có màu
xanh có nhiệm vụ quang hợp, tổng hợp chất hữu cơ. Phiến lá mỏng hình bầu
dục, không lông, có 8 – 10 cặp gân phụ, bìa lá có gân thấp. Lá mai mọc gần
chụm đầu cành, khi già mặt lá bóng (Phạm Hoàng Hộ, 1999 và Trần Hợp,
2002).
Cây mai gieo hạt cho bộ rễ khỏe, có một rễ chính và nhiều rễ con (Huỳnh
Hoàng Thắng, 2001). Cây mai có rễ khá dài cắm sâu vào lòng đất để giữ thế
đứng cho cây. Rễ có nhiệm vụ hấp thu chất khoáng và nước. Rễ chính ăn sâu
hơn giúp cây có khả năng chịu được khô hạn (Việt Chương và Phúc Quyên,
2006).
Cây mai rụng lá tự nhiên vào tháng 11 và ra hoa vào dịp tết, tuy nhiên có
một chút sai lệch. Biểu hiện nở hoa đúng tết là ngày 23 tháng chạp, các nụ mai
tách vỏ trấu. Để cho hoa mai nở đúng tết thì ở Nam Bộ thường tỉa lá mai vào
15 tháng chạp, và việc tỉa lá mai đã trở thành phong tục. Tuy nhiên thời gian

tỉa lá cũng căn cứ vào giống mai và thời tiết, độ lớn của nụ mai, vĩ tuyến nơi
trồng mai. Thao tác tỉa lá tránh xước vỏ cây, dừng tưới nước hai ngày cho khô
nhựa (Phạm Văn Duệ, 2005).
1.1.3 Giống
Hiện nay các giống mai vàng chưa được phân biệt rõ ràng, thường các
giống mai được phân biệt dựa vào nguồn gốc, màu sắc, kích thước và cấu trúc
hoa (Huỳnh Văn Thới, 2002 và Đặng Phương Trâm, 2005).
Mai vàng được phân biệt ở màu sắc (vàng tươi, vàng sẫm, vàng nghệ,...),
kích thước hoa, cấu trúc hoa (cánh đơn hay cánh kép, cánh tròn hay cánh
nhọn,...) bao gồm các giống mai sau: mai Sẻ, mai Châu, mai cánh nhọn, mai
cánh tròn, mai cánh nhún, mai Liễu, mai Giảo Thủ Đức, mai 12 Cánh Bến Tre,
3


mai Huỳnh Tỷ, mai Gò Đen 48 cánh và các loại mai đột biến (Đặng Phương
Trâm, 2005).
Theo khảo sát về giống mai của Huỳnh Văn Thới (2002) cho thấy, các
giống mai vàng bao gồm:
 Mai vàng thƣờng
Mai vàng thường có năm cánh như mai Sẻ, mai Châu, mai Liễu, mai
Chùm Gởi, mai thơm (mai Hương, mai Ngự), mai cánh nhọn, mai cánh tròn,
mai cánh nhún, mai rừng Cà Ná, mai rừng Bình Châu, mai Vĩnh Hảo, mai lá
Quắn, và mai Ba thật.
 Mai vàng nhiều cánh
Mai vàng nhiều cánh là tất cả các loại mai có nhiều hơn 5 cánh, nhưng
đúng quy ước là lúc nào cũng phải ra nhiều cánh như vậy, chứ không phải lâu
lâu, đột xuất mới ra một lần mai vàng nhiều cánh gồm có: mai vàng 9 cánh,
mai Giảo 12 cánh Thủ Đức, mai 12 cánh Bến Tre, mai 12 cánh Bến Tranh,
mai 12 – 14 cánh Tư Giỏi, mai 24 cánh Cửu Long, mai cúc 24 cánh Thủ Đức,
mai 32 cánh Ba Bỉ, mai 24 cánh Huỳnh Tỷ, mai 24 cánh Chín Đợi, mai 48

cánh Gò Đen và mai 120 – 150 cánh Bến Tre.
 Mai vàng nhiều cánh đột biến
Đột biến bất thường là do thời tiết, do cách trồng, do nở trái mùa nên
phát sinh nhiều hoa kỳ lạ, có khi có quá nhiều cánh, có khi có quá ít cánh. Mai
vàng đột biến nhiều cánh gồm: mai 14 – 15 cánh, mai 18 – 20 cánh, mai 36 –
40 cánh và mai 70 – 80 cánh.
 Ngoài ra người ta ưa chuộng hoa mai lớn và nhiều lớp cánh tròn khít
nhau, vàng thắm và những cây mai đột biến về màu sắc như mai vàng viền đỏ,
mai vàng lá trắng, Hồng Diệp Mai,... và mai vàng đột biến hàng trăm cánh hoa
cũng được đánh giá cao (Nguyễn Bảo Toàn và Nguyễn Thị Mai Anh, 2008).
1.1.4 Đặc tính sinh học tự nhiên của cây mai vàng
Nắm được đặc tính sinh học tự nhiên của mai sẽ giúp ích rất nhiều trong
việc phát huy ưu điểm nổi bật của mai và có cách khắc phục một số hạn chế
vốn có của nó để mau chóng thu được kết quả tốt nhất (Trần Văn Mười và
Nguyễn Thanh Minh, 2007).

4


a. Nhiệt độ
Thực tế cho thấy cây mai có thể sống được ở nhiều vùng khí hậu có nhiệt
độ khác nhau, dù là nơi nắng nóng trên 40oC hay những nơi tuyết phủ giá lạnh
dưới 10oC (Trần Văn Mười và Nguyễn Thanh Minh, 2007). Trong những
trường hợp như vậy tuy là vẫn sống được nhưng đó là so sánh với những loại
hoa kiểng khác vốn không có được sức dẻo dai như mai. Còn nói chính xác
hơn thì mai dù vẫn tồn tại nhưng đã giảm đi rất nhiều hoặc thậm chí không
còn có thể phát triển được gì nữa (Trần Văn Mười và Nguyễn Thanh Minh,
2007).
Thích hợp với mai nhất vẫn là những vùng đất có khí hậu nhiệt đới ấm
áp, đặc biệt khi được trồng ở miền Nam nước ta là nơi có nhiệt độ trung bình

từ 25 – 30oC mới thật sự là môi trường lý tưởng nhất cho mai không ngừng
phát triển, ra nhiều kiểu hoa đúng mùa và rất đẹp mắt (Trần Văn Mười và
Nguyễn Thanh Minh, 2007).
b. Ánh sáng
Cây mai có đặc điểm ưa sáng, chịu được nắng nên đối với những khu đất
trồng có nhiều cây to tán lá rậm rạp che mất ánh nắng mặt trời lại không phải
là nơi phù hợp để trồng hoặc lập một vườn mai. Còn nếu mai được trồng ở
những nơi thoáng đãng có ánh nắng soi rọi đầy đủ thì cây lại phát triển tốt và
ít bị sâu bệnh phá hoại (Trần Văn Mười và Nguyễn Thanh Minh, 2007).
Tuy có khả năng chịu nắng khá tốt như thế nhưng chúng ta cũng đừng
nên trồng cây mai ở vùng đất quá khô cằn hoặc đang bị hạn hán kéo dài do
ảnh hưởng của thời tiết. Có thể mai vẫn trụ được một cách hết sức dẻo dai
trong khi một số loại cây kiểng khác không thể sống được nhưng cây sẽ không
thể phát triển tốt được, vì thế cần đảm bảo nguồn nước tưới dồi dào để cung
cấp đầy đủ cho cây (Trần Văn Mười và Nguyễn Thanh Minh, 2007).
c. Lƣợng mƣa
Trồng mai ở những vùng có lượng mưa 1.500 – 2.000 mm là những nơi
phù hợp nhất. Thậm chí ở những nơi có lượng mưa nhiều hơn cũng không ảnh
hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của mai (Trần Văn Mười và
Nguyễn Thanh Minh, 2007).
Chỉ cần sau những cơn mưa lớn, nước mưa có thể rút hết mà không ngập
úng xung quanh thì cây vẫn tươi tốt như bình thường. Nhưng nếu để đất trồng
ngập nước ít ngày khiến bộ rễ mai bị ngâm nước dẫn đến úng thối thì cây sẽ
nhanh chóng héo chết trong thời gian rất ngắn ngay sau đó. Bên cạnh những

5


ưu điểm về sức sống dẻo dai thì đây là một điểm yếu mà người chơi mai nên
chú ý quan tâm (Trần Văn Mười và Nguyễn Thanh Minh, 2007).

d. Gió
Dù gặp gió to cây mai cũng khó ngã đổ nhờ vào bộ rễ rất tốt với rễ cái
cắm sâu trong đất nhưng thích hợp nhất để trồng mai kiểng vẫn là những vùng
có sức gió thấp khoảng 2 m/giây (Trần Văn Mười và Nguyễn Thanh Minh,
2007).
Gió lớn thường xuyên sẽ làm lá cây bị khô héo do nước trong tán lá đã bị
gió làm bốc hơi nhanh chóng. Quan trọng hơn hết gió to sẽ làm nụ hoa bị rơi
rụng rất nhiều khiến cho cây khó ra hoa đúng mùa và đẹp mắt (Trần Văn
Mười và Nguyễn Thanh Minh, 2007).
e. Đất đai
Do có sức sống dẻo dai khỏe mạnh nên mai vẫn có thể sống được trong
môi trường đất sét, đất pha cát, đất lẫn đá sỏi hoặc một số loại đất nghèo nàn
chất dinh dưỡng mà một số loại cây trồng khác khó có thể phát triển được.
Tuy sống khỏe là vậy, nhưng muốn cây mai phát triển thật tốt, ra hoa đẹp như
ý muốn thì tốt nhất là phải chú ý lựa chọn loại đất màu mỡ giàu chất dinh
dưỡng nhất để trồng (Trần Văn Mười và Nguyễn Thanh Minh, 2007).
Đất dự định trồng mai phải thật tơi xốp. Đặc biệt nếu tận dụng lại những
loại đất đã qua trồng trọt hoặc bỏ hoang lâu ngày hay đất rừng mới được khai
phá phải hết sức kỹ lưỡng để cải tạo lại bằng cách cày xới thật kỹ ít nhất là hai
lần, không những thế còn phải thu gom hết các gốc rễ tạp chất lẫn trong đất,
ngoài ra còn phải phơi nắng nhiều tháng để những mầm móng sâu bệnh bị diệt
trừ hết mới có thể lên liếp khai thông mương rãnh bắt đầu trồng mai được.
Ngay cả khi chọn được chỗ đất tốt để trồng mai cũng cần lưu ý địa thế chỗ đất
đó, nếu như rơi đúng vào chỗ thấp trũng, mỗi lần mưa xuống lại bị ngập úng
thì chỉ cần sau hai ngày cây mai sẽ bị vàng lá và chết do bộ rễ bị thúi. Để khắc
phục tình trạng này nên lên liếp trước rồi mới trồng mai xuống. Ngoài ra cũng
cần đào thêm một số mương rãnh thoát nước ở xung quanh để đề phòng
trường hợp mưa quá to hoặc ngập lụt bất ngờ cũng giữ được cây mai khỏi bị
ảnh hưởng đáng tiếc (Trần Văn Mười và Nguyễn Thanh Minh, 2007).
f. Tƣới nƣớc

Nước rất quan trọng đối với cây mai nên nguồn nước phải sạch, không bị
ô nhiễm và không chứa nhiều kim loại nặng (Thái Văn Thiện, 2008), nguồn
nước tưới phải đảm bảo độ pH thay đổi trong khoảng 5,5 – 6,5 để dễ hòa tan
phân bón (Nguyễn Văn Hai, 2007).
6


Mỗi vùng có chế độ mưa nắng khác nhau, độ ẩm khác nhau cho nên cần
phải thay đổi chế độ tưới linh hoạt sao cho phù hợp với từng môi trường cụ thể
(Thái Văn Thiện, 2008), nguyên tắc tưới là giữ cho gốc mai có độ ẩm trong
suốt năm (Đặng Phương Trâm, 2005).
Ngoài việc tưới gốc, ta cũng nên tưới lên lá để rửa bụi bặm giúp lá quang
hợp tốt hơn. Đồng thời làm giảm mầm móng dịch hại, nấm mốc và nhện đỏ
(Nguyễn Văn Hai, 2007).
g. Tỉa cành tạo tán
Cây mai sau ngày tết, qua một thời gian bón phân, tưới nước đầy đủ càng
có thêm cơ hội phát triển nhanh chóng. Những cành nhánh cũ sẽ dài thêm, còn
những tược non, chồi non cũng xuất hiện rất nhiều khiến cho tán lá ngày càng
trở nên rậm rạp, khó nhìn ra những đường nét hài hòa, cân đối cũ. Chính vì
vậy mà việc cắt tỉa tán lá để cây mai trở lại đúng bản chất của một cây kiểng
quý là một điều cần thiết. Việc tái tạo lại tán cây cho mai kiểng vốn đã được
các nghệ nhân uốn tỉa tạo thế trước đây không phải là một việc quá khó hoặc
đòi hỏi phải thật trình độ, hay có nhiều kinh nghiệm (Trần Văn Mười và
Nguyễn Thanh Minh, 2007).
Mục tiêu quan trọng của việc cắt tỉa là các cành dài cần phải được bỏ đi
hoặc cắt còn một đoạn ngắn và những cánh ngắn hơn mới phát triển cần được
giữ lại. Chỉnh hình tạo tán để dễ dàng chăm sóc và điều khiển cây, có tác dụng
giúp cho thân cành phát triển hợp lý, tận dụng được không gian, tăng cường sự
đồng hóa của các chất bên trong cây do rút ngắn khoảng cách giữa thân, cành
và rễ. Việc tạo cành cần làm sớm khi cây còn nhỏ (Nguyễn Bảo Vệ và Lê

Thanh Phong, 2004), việc cành lá sinh trưởng quá yếu, khả năng đồng hóa sẽ
kém, ngược lại cành lá sinh trưởng quá mạnh, thời gian sinh trưởng kéo dài,
tiêu hao nhiều dinh dưỡng cho phần non trên cành, do đó việc phân hóa mầm
hoa gặp nhiều khó khăn, bởi vậy những cành lá phát triển với một mức độ vừa
phải là tốt nhất (Trần Thế Tục và ctv., 1998).
h. Bón phân
Cây mai trồng dưới đất trong tự nhiên yêu cầu về phân bón không cao, vì
bộ rễ của nó có thể tự vươn xa để tìm nguồn dinh dưỡng cho cây (Thái Văn
Thiện, 2008), việc bổ sung thêm phân bón sẽ cải thiện được các khiếm khuyết
như: ít hoa, hoa nhỏ, dễ rụng (Huỳnh Hoàng Thắng, 2001). Ngược lại, cây mai
trồng trong chậu, nhu cầu phân bón cho cây là vấn đề quan trọng. Mai là cây
đa niên, khác hẳn cây ngắn ngày, do đó cần cung cấp nguồn dinh dưỡng thật
đúng và hợp lý mới có thể giúp cho cây sống bền với thời gian (Thái Văn
Thiện, 2008).
7


Theo Huỳnh Văn Thới (2006) thì ở giai đoạn phục hồi và phát triển, cây
mai tăng trưởng ra chồi nên lá cần thêm phân, có thể dùng phân: NPK 30 – 10
– 10 (Trần Văn Mười và Nguyễn Thanh Minh, 2007). Còn ở giai đoạn làm nụ,
để kích thích cho cây ra hoa nhiều thì nên tăng hàm lượng P và K cao hơn, có
thể dùng phân: NPK 10 – 30 – 30 (Trần Văn Mười và Nguyễn Thanh Minh,
2007).
Theo Thái Văn Thiện (2008), đối với cây mai có ba giai đoạn phát triển
cụ thể như sau: giai đoạn phục hồi và phát triển (từ tháng 2 đến tháng 5 âm
lịch), giai đoạn làm nụ (từ tháng 6 đến tháng 9 âm lịch), giai đoạn làm bông tết
(từ tháng 10 âm lịch trở đi). Và cách bón phân cho từng giai đoạn được thể
hiện chi tiết như sau:
Bảng 1.1: Lịch bón phân cho cây mai vàng theo Nguyễn Văn Hai, 2007.


Loại phân

Tháng
Từ tháng 2 đến
tháng 5 âm
lịch

a. Đạm cá hoặc Dynamic
b. Bánh dầu + Lân hữu cơ sinh học (Sông Gianh)
c. Phân chuồng (đã ủ hoai)


Tùy theo điều kiện mà có thể sử dụng một trong ba dạng
trên. Nếu phối hợp dạng khác thì N phải cao hơn P, K, vì
giai đoạn này cây mai cần phát triển cành lá. Nếu có sử
dụng phân hóa học thì ít thôi.

Từ tháng 6 đến
tháng 9 âm
lịch



Lân sinh học (Sông Gianh) + Dynamic



Đây là giai đoạn mai bắt đầu có nụ nên Dynamic phải ít
hơn Sông Gianh


Từ tháng 10
âm lịch trở đi

a. Rong biển (Seaweet)
b. KNO3


Hai loại này là phân bón qua lá. Tùy theo tình trạng lá mà
chọn loại thích hợp. Nó sẽ giúp hoa đẹp và lâu tàn

1.2 Thành phần loài côn trùng gây hại trên cây mai vàng
Do chưa có vùng trồng mai đại trà nên các nghiên cứu về sâu bệnh trên
mai chưa nhiều. Thông thường mai bị các loại sâu chủ yếu là sâu ăn lá, nhện
đỏ và quan trọng nhất là bọ trĩ Frankliniella sp. gây hại trên đọt và lá non
(Đặng Phương Trâm, 2005).

8


Thành phần loài côn trùng gây hại trên cây mai vàng bao gồm: sâu đục
thân, sâu tơ, ong cắt lá, rầy đen, rầy bông (Huỳnh Văn Thới, 2002). Theo Trần
Văn Mười và Nguyễn Thanh Minh (2007) thì thành phần loài côn trùng gây
hại trên cây mai vàng gồm có bọ trĩ, nhện đỏ, rầy bông, sâu đục thân, sâu nái,
sâu tơ.
Theo Việt Chương và Phúc Quyên (2006) thì những loài côn trùng gây
hại trên mai bao gồm bọ trĩ, nhện đỏ, sâu đục thân, sâu nái.
1.2.1 Đặc điểm một số loài gây hại phổ biến
1.2.1.1. Bọ trĩ Scirtothrips dorsalis Hood (Thysanoptera: Thripidae)
 Sự phân bố
Pakitan, Nhật Bản, các quần đảo Solomon, Australia, Ấn độ,

Bangladesh, Brunei, Daussalam, Trung Quốc, Indonesia, Đại hàn, Malaysia,
Myanmar, Philippines, Sri Lanka, Thái Lan, Châu Phi, Hoa kỳ, Papua New
Guinea, Việt Nam (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000). Theo Hodges et al. (2005) thì
loài này còn phân bố ở Jamaica, Đài Loan, Hawaii, Tobago và Trinidad,
Barbados, Venezuela, Indonesia.
 Ký chủ
Ớt, trinh nữ, đậu phộng, sen, cam, đậu, cây hoa hồng, xoài, trà, nho, điều,
hành, dâu, cao su, bông vãi, keo và một số loại cỏ (Nguyễn Thị Thu Cúc,
2000).
Theo Hodges et al. (2005) thì Scirtothrips dorsalis Hood tấn công trên
100 loài ký chủ thuộc 40 họ cây trồng khác nhau như măng tây, đào lộn hột,
trà, cây có múi, thược dược, dâu tây, đậu nành, xoài, cà chua, chuối, sen, cây
hoa hồng, cà tím, me, ca cao, nho.
 Đặc điểm hình thái
Trứng hình bầu dục, màu vàng nhạt. Ấu trùng tuổi 1 có cơ thể trong suốt,
thân rất nhỏ, chân dài, râu đầu có 7 đốt, hình ống tròn. Sang tuổi 2 ấu trùng đã
có kích thước tương tự với kích thước của thành trùng, râu dài 7 đốt, râu môi
dưới có 3 đốt, không cánh, có lông trên cơ thể dài hơn lông ở giai đoạn tuổi 1,
đầu đã rất cứng. Giai đoạn tiền nhộng có màu vàng, râu ngắn, mập, 2 mầm
cánh đã lộ ra ngoài cơ thể, nhộng có màu vàng sậm, mắt kép và mắt nhỏ có
màu đỏ, mầm cánh đã dài hơn, râu đầu ngắn. Nhộng cái có phần cuối bụng
nhọn, nhộng đực phần cuối bụng ít nhọn hơn. Thành trùng có kích thước rất
nhỏ, màu vàng đến vàng cam, cánh hẹp, hai bên rìa cánh có nhiều sợi lông nhỏ
dài (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000).
9


 Đặc điểm sinh học
Sau khi vũ hóa khoảng 3 ngày thì con cái bắt đầu đẻ trứng, số lượng
trứng đẻ khoảng 20 – 25 trứng. Trứng thường được đẻ trong mô lá non, trái

non hoặc trong cành non. Chu kỳ sinh trưởng 13 – 20 ngày, giai đoạn nhộng 3
– 4 ngày. Sau khi hoàn thành giai đoạn tuổi 2, một số ấu trùng sẽ rơi xuống đất
để hóa nhộng, một số khác hóa nhộng trong các khe nứt của cây hoặc trong
các lá cuốn lại (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000).
 Sự gây hại
Trên hoa, bọ trĩ tấn công từ giai đoạn còn búp cho đến khi hoa nở. Khi bị
gây hại, các cánh hoa bị khô, vết khô héo bắt đầu từ rìa của cánh hoa, sau đó
cả cánh hoa có màu nâu vàng úa và tóp lại nhưng không rụng (Nguyễn Thị
Thu Cúc và Trần Thị Thu Thủy, 2014).
Trên lá, sự gây hại của bọ trĩ sẽ tạo nên những chấm nhỏ li ti có màu nâu
rải rác trên lá, khi bị gây hại nặng các vết chích sẽ liên kết tạo thành những
mảng lớn biến màu. Bọ trĩ S. dorsalis gây hại cả trong mùa nắng lẫn mùa mưa
nhưng mật số thường rất cao vào mùa nắng nóng (Nguyễn Thị Thu Cúc và
Trần Thị Thu Thủy, 2014).
 Một số biện pháp phòng trị
Kỹ thuật canh tác: Sử dụng biện pháp phun nước lên cây có thể hạn chế
mật số bọ trĩ.
Biện pháp sinh học: Bọ trĩ Franklinothrips megalops, Scolothrips
indicus và Erythrothrips asiaticus là thiên địch phổ biến của S. dorsalis, ngoài
ra còn có loài Geocoris ochropterus cũng được ghi nhận là thiên địch quan
trọng của S. dorsalis.
Biện pháp hóa học: Mặc dù không phải là một biện pháp lý tưởng
nhưng cho đến nay biện pháp hóa học vẫn là biện pháp được áp dụng phổ biến
để phòng bọ trĩ. Nhiều loại thuốc có hiệu quả cao đối với bọ trĩ, có thể sử dụng
các loại thuốc sâu phổ biến như Comite, Carsulfan, Phosalone, Benfuracarb,
Prothiophos, Confidor, Regent, Trebon, Cypermethrin, Disulfoton, Sagolex…
Tuy nhiên cũng giống nhện gây hại, bọ trĩ cũng có thể lờn thuốc nhanh vì vậy
cần luân phiên sử dụng các thuốc có gốc hóa học khác nhau (Nguyễn Thị Thu
Cúc, 2000).
1.2.1.2. Nhện đỏ họ Tetranychidae – Acari

Theo Nguyễn Văn Đỉnh (2004) thì nhện đỏ họ Tetranychidae còn được
gọi là nhện đỏ giăng tơ, đã có rất nhiều phân loại cho họ này được xây dựng
như các khóa phân loại của Jeppson et al. (1975).

10


Chu kỳ phát triển của nhện gồm có trứng, ấu trùng các tuổi và trưởng
thành, giai đoạn nhện non tuổi 1 có 3 đôi chân, sau đó đến giai đoạn tiền
trưởng thành có 4 đôi chân. Giai đoạn nhện non có 3 tuổi (tuổi 1: Larva, tuổi
2: Protonymph, tuổi 3: Deutonymph). Qua mỗi tuổi, nhện lột xác một lần
giống như các loài côn trùng khác (Jeppson et al., 1975).
Theo Zhi – Qiang et al. (2002) thì hầu hết những loại nhện thuộc họ nhện
đỏ Tetranychidae là những đối tượng gây hại quan trọng trong nông nghiệp và
lâm nghiệp. Chúng hiện diện trên nhiều loại cây ăn trái, rau quả và trên hoa
kiểng. Nhện đỏ hai chấm Tetranychus urticae Koch là một trong những đối
tượng gây hại trên nhiều loại cây ăn trái và hoa cảnh phân bố ở nhiều nơi trên
thế giới. Tetranychus urticae Koch có khoảng 1200 cây trồng ký chủ thuộc 70
giống.
Theo Zhi – Qiang et al. (2002), thành trùng và ấu trùng nhện đỏ chủ yếu
gây hại dưới mặt lá, trong quá trình gây hại nhện tạo ra lớp mạng nhện mỏng,
vết cạp và chích hút của nhện làm cho lá có những chấm li ti vàng, bắt đầu từ
bên dưới mặt lá sau đó lan dần hết cả lá. Nếu bị nặng lá sẽ ngã vàng sau đó
héo đi và có thể rụng, dễ dàng thấy xác nhện màu trắng rất nhiều bên dưới lá.
Sự gây hại của nhện trước hết là tạo vết thương do kim chích vào mô
cây, độ lớn và độ dài của kim sẽ quyết định các vết thương. Tuy nhiên so với
các loại dịch hại khác, vết thương cơ giới do nhện hại tạo nên không quá lớn
và nhiều khi những vết thương đơn lẻ có ý nghĩa. Trong khi tiêu hóa, nhện
thường đưa các men tiêu hóa, các chất có tính độc hoặc kích thích sự phát
triển của mô cây làm chỗ bị hại phát triển không bình thường, một số loại

nhện còn truyền các bệnh virus, nấm nguy hiểm cho cây (Nguyễn Văn Đỉnh,
2004).
Tác hại dễ nhận thấy do nhện gây nên thường là làm mất màu lá, quả và
cây: đây là hiện tượng phổ biến nhất. Đa số các loại nhện nhỏ hại khi hút dịch
trên cây tạo nên các vết chấm nhỏ li ti, ban đầu những vết nhỏ có màu vàng,
khi mật độ quần thể nhện hại tăng, nhiều vết chấm gộp lại với nhau tạo nên
một diện tích lá hoặc quả mất màu xanh đặc trưng. Những diện tích có các tế
bào đã chết không phục hồi được mà các hoạt động sinh lý sinh hóa tiếp tục
xấu đi, màu sắc tiếp tục biến vàng (Nguyễn Văn Đỉnh, 2004).
1.2.1.3. Nhện đỏ Tenuipalpus pacificus Baker (Acari: Tenuipalpidae)
Kết quả nghiên cứu của Baker and Bambara (1994) về nhóm nhện gây
hại thuộc họ Tenuipalpidae (Acari) ghi nhận có khoảng gần 10 loài khác nhau
gây hại trên rất nhiều đối tượng cây trồng từ cây cảnh, cây ăn trái, rau cải…
Tuy nhiên đa số trong chúng gây hại trên họ Phong Lan (Orchidaceae), những
11


loại gây hại quan trọng ghi nhận được ở Mỹ gồm có: Tenuipalpus orchidarum,
Tenuipalpus pacificus, Tenuipalpus orchidofilo, Brevipalpus oncidi. Một số
loại khác như: Brevipalpus inornatus gây hại quan trọng trên cây cảnh than gỗ
ở Đông Bắc Mỹ, loài Brevipalpus phoenicis gây hại đặc biệt nghiêm trọng
trong điều kiện trồng ở nhà kính trên các đối tượng thuộc nhóm citrus… Họ
Tenuipalpus (Acari) được phát hiện ở khắp Bắc Mỹ, một phần Châu Âu, Đông
Nam Á và Australia.
Nhện đỏ Tenuipalpus pacificus (Baker) (họ Tenuipalpidae) gây hại phổ
biến trên cây hoa lan được trồng trong điều kiện nhà kính ở Florida. Được biết
loài này cũng hiện diện và gây hại ở Australia, Brazil, Anh, Đức, Hà Lan,
Philippin, Panma, Hoa kỳ… Loại này không giăng tơ như các loại nhện gây
hại khác. Đây là loại gây hại trên lan ở vùng nhiệt đới và có thể trở thành dịch
hại của nhóm Dương Xỉ (Filicinae). Vòng đời của chúng thường khoảng 2

tháng và phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ. Nhện trưởng thành có màu từ vàng
cam đến đỏ, kích thước chỉ gần 0,3 mm.
1.2.1.4. Sâu đục thân Zeuzera coffeae Nietner (Lepidoptera: Cossidae)
Theo CAB Abstracts (2006), thì đây là một loại đa ký chủ, gây hại trên
cà phê, trà, gỗ tết, mahogany, sandalwood. Loài này hiện diện tại nhiều nơi
trên thế giới như: Bangladesh, Burma, Cambodia, Trung Quốc, Ấn Độ,
Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines, Sri Lanka, Đài Loan, Thái Lan, Việt
Nam, Australia, Papua và New Guinea, Irian Jaya.
Zeuzera coffeae được ghi nhận trên cây Clausena lansium ở tỉnh Quảng
Đông, Trung Quốc. Ấu trùng gây hại ở mức độ trung bình là 6% cây trồng, tối
đa có khi lên đến 31% số cây hiện diện. Loài này có một thế hệ trong năm,
tổng thời gian phát triển của một thế hệ là 358,6 ngày, trong đó giai đoạn ấu
trùng chiếm 204 ngày con cái có tuổi thọ là 16,5 ngày, trong khi con đực có
tuổi thọ là 17,3 ngày (Feng RongYang et al., 2006).
Sâu ăn phá bên trong thân và cành, ăn phần gỗ tạo thành đường hầm
trong thân cây. Phần thân hoặc cành phía trên chỗ bị đục sẽ bị chết khô do
không được cung cấp nước và dinh dưỡng. Khi hết thức ăn, ấu trùng sẽ tấn
công sang các nhánh cây khác. Để có thể xâm nhập vào cây, ấu trùng tuổi 1 sẽ
tiết tơ và dùng vỏ cây để tạo thành một cái bọc bảo vệ sau đó sẽ đục vào bên
trong cành thân cây, thải phân ra bên ngoài (Nguyễn Thị Thu Cúc và Trần Thị
Thu Thủy, 2014).

12


×