Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

sử dụng nước thải túi ủ biogas với nguyên liệu nạp là bèo tai tượng (pistia stratiotes) tưới cây ớt (capsicum frutescens l.)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (788.94 KB, 43 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

DANH QUỐC THẠNH

Luận văn tốt nghiệp Đại học
Chuyên ngành Khoa học Môi trường
SỬ DỤNG NƯỚC THẢI TÚI Ủ BIOGAS
VỚI NGUYÊN LIỆU NẠP LÀ BÈO TAI TƯỢNG
(Pistia stratiotes) TƯỚI CÂY ỚT (Capsicum frutescens L.)

Giáo viên hướng dẫn Ths. Phạm Việt Nữ

Cần Thơ 12 - 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

DANH QUỐC THẠNH

Luận văn tốt nghiệp Đại học
Chuyên ngành Khoa học Môi trường
SỬ DỤNG NƯỚC THẢI TÚI Ủ BIOGAS
VỚI NGUYÊN LIỆU NẠP LÀ BÈO TAI TƯỢNG
(Pistia stratiotes) TƯỚI CÂY ỚT (Capsicum frutescens L.)

Giáo viên hướng dẫn Ths. Phạm Việt Nữ

Cần Thơ 12 - 2014


i


PHÊ DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn kèm theo đây, với tựa đề là “Sử dụng nước thải túi ủ biogas với
nguyên liệu nạp là bèo tai tượng (Pistia stratiotes) tưới cây ớt (Capsicum frutescens
L.)”, do Danh Quốc Thạnh thực hiện và báo cáo đã được hội đồng phê duyệt luận
văn thông qua.

Cán bộ phản biện 1

Cán bộ phản biện 2

TS. Ngô Thụy Diễm Trang

Ths. Trần Sỹ Nam

Cán bộ hướng dẫn

Ths. Phạm Việt Nữ

ii


LỜI CẢM TẠ
Để có thể hoàn thành tốt đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. Em xin chân
thành bày tỏ lòng cảm ơn đến
Quý thầy, cô, anh, chị Bộ môn Khoa học môi trường, Khoa Môi trường &
TNTN, Trường Đại học Cần Thơ đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, em xin cảm ơn đến cô

Bùi Thị Nga, Cô Phạm Việt Nữ đã tận tâm hướng dẫn, chỉ dạy cho em những kiến
thức, kinh nghiệm chuyên môn để em có thể hoàn thành đề tài luận văn của mình
một cách tốt nhất.
Con xin cảm ơn gia đình bác Lê Hoàng Thanh và bác Nguyễn Văn Thanh cư
ngụ tại ấp Mỹ Thuận, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ đã tạo điều
kiện và giúp đỡ con trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận văn.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, những người thân
và tất cả bạn bè đã động viên, chia sẻ, hỗ trợ và giúp đỡ trong suốt quá trình học tập
trên giảng đường và luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày 19 tháng 01 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Danh Quốc Thạnh

iii


TÓM LƯỢT
Đề tài nghiên cứu “Sử dụng nước thải túi ủ biogas với nguyên liệu nạp là bèo
tai tượng (Pistia stratiotes) tưới cây ớt (Capsicum frutescens L.)” được thực hiện
nhằm đánh giá khả năng phát triển của cây ớt được tưới nước thải túi ủ biogas với
nguyên liệu nạp bèo tai tượng ở các mức pha loãng khác nhau. Thí nghiệm trồng
cây ớt được bố trí với 5 nghiệm thức nghiệm thức tưới 100% nước thải biogas,
nghiệm thức tưới 75% nước thải biogas + 25% nước ao, nghiệm thức tưới 50%
nước thải biogas + 50% nước ao, nghiệm thức tưới 25% nước thải biogas + 75%
nước ao và nghiệm thức đối chứng sử dụng hoàn toàn phân hóa học như thực tế
nông dân sử dụng.
Chất lượng nước thải biogas và nước ao dùng trong thí nghiệm có giá trị pH
trung tính dao động từ 6,59 – 7,4 thích hợp cho hầu hết các loại cây trồng đặc biệt là

ớt. Các dinh dưỡng chính như đạm, lân và kali trong nước ở mức độ khá giàu dinh
dưỡng giúp cây trồng dễ dàng hấp thu, qua 120 ngày trồng với tỷ lệ NPK trong
nước thải biogas bón cho cây là: N = 0,083 g/cây; P2O5 = 0,014 g/cây; K2O = 0,367
g/cây.
Thí nghiệm cho thấy cây ớt trồng sử dụng nước thải túi ủ biogas ở nghiệm
thức tưới 100% nước thải biogas cho kết quả tốt về chiều cao (65,5 cm/cây), số
cành (10,0 nhánh/cây), số hoa dao động từ 3,3 - 13,8 hoa/cây và không khác biệt có
ý nghĩa thống kê ở mức 5% qua phép thử Duncan so với nghiệm thức đối chứng.
Nghiệm thức tưới 100% nước thải biogas cho số trái (42,9 trái/cây) và trọng
lượng (77,2 g/cây) tương ứng năng suất đạt 3,5 tấn/ha thấp hơn và khác biệt có ý
nghĩa thống kê ở mức 5% qua phép thử Duncan so với nghiệm thức đối chứng.
Từ khóa: cây ớt, nước thải túi ủ biogas, phân hóa học

iv


MỤC LỤC
TÓM LƯỢT .............................................................................................................. iv
DANH SÁCH BẢNG ............................................................................................... vii
TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................................... viii
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ......................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu tổng quát ................................................................................................ 1
1.3 Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 1
1.4 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 2
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ..................................................................... 3
2.1 Nước thải túi ủ biogas........................................................................................... 3
2.1.1 Thành phần hóa học của phụ phẩm túi ủ biogas ............................................... 3
2.1.2 Thành phần dinh dưỡng của túi ủ biogas .......................................................... 3
2.1.3 Sử dụng phụ phẩm túi ủ biogas làm phân bón cho cây trồng ........................... 4

2.2 Nguồn gốc, phân bố và phân loại ớt ..................................................................... 5
2.2.1 Nguồn gốc và phân bố ....................................................................................... 5
2.2.2 Phân loại ớt ........................................................................................................ 5
2.3 Đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây ớt .................................... 6
2.3.1 Đặc điểm thực vật học của cây ớt ...................................................................... 6
2.3.2 Yêu cầu ngoại cảnh của cây ớt .......................................................................... 7
2.4 Kỹ thuật trồng ....................................................................................................... 9
2.4.1 Thời vụ............................................................................................................... 9
2.4.2 Giống ớt hiện nay .............................................................................................. 9
2.4.3 Mật độ và khoảng cách ...................................................................................... 9
2.4.5 Chăm sóc ......................................................................................................... 10
2.4.6 Phòng trị sâu bệnh ........................................................................................... 11
2.4.7 Thu hoạch ........................................................................................................ 12
2.5 Các nghiên cứu sử dụng nước thải túi ủ biogas cho cây trồng ........................... 12
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................... 14
3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................................................... 14
3.2 Vật liệu và phương tiện nghiên cứu ................................................................... 14
3.3 Bố trí thí nghiệm ................................................................................................. 14
3.4 Chăm sóc cây ớt ................................................................................................. 15
3.4.1 Bón phân .......................................................................................................... 15
3.4.2 Chăm sóc ......................................................................................................... 15
3.5 Các chỉ tiêu theo dõi ........................................................................................... 16
3.6 Phương pháp thu và phân tích mẫu nước thải biogas và nước ao ...................... 16
3.6.1 Phương pháp thu mẫu nước thải biogas và nước ao ........................................ 16
3.6.2 Phương pháp phân tích mẫu nước ................................................................... 17
3.7 Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................. 17
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 18
4.1 Kết quả phân tích nước thải túi ủ biogas và nước ao ......................................... 18

v



4.2 Sinh trưởng và phát triển của cây ớt ................................................................... 19
4.2.1 Chiều cao ......................................................................................................... 19
4.2.2 Số cành ............................................................................................................ 20
4.2.3 Số hoa .............................................................................................................. 21
4.2.4 Năng suất của cây ớt ........................................................................................ 22
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 23
5.1. Kết luận.............................................................................................................. 23
5.2. Kiến nghị ........................................................................................................... 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vi


DANH SÁCH BẢNG
Bảng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12


Nôi dung
Chất lượng nước thải biogas với nguyên liệu nạp khác nhau
Chất dinh dưỡng trong phụ phẩm túi ủ biogas
Liều lượng bón thúc cho cây
Lượng phân hóa học và nước thải biogas tưới cho cây
Chỉ tiêu và phương pháp xác định sinh trưởng và năng suất
cây ớt
Phương pháp thu và bảo quản mẫu nước
Phương pháp phân tích mẫu nước
Chất lượng nước thải biogas bèo tai tượng và nước ao tưới
cho cây
Chiều cao của cây giữa các nghiệm thức theo thời gian
Số cành của cây giữa các nghiệm thức theo thời gian
Số hoa của cây giữa các nghiệm thức theo thời gian
Số trái chín/cây, trọng lượng g/cây và năng suất cây ớt giữa
các nghiệm thức

vii

Trang
3
4
10
15
15
16
16
18
19

20
22
23


TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
ĐBSCL
NSKT
VACB

Từ và cụm từ viết tắt

Đồng bằng sông Cửu Long
Ngày sau khi trồng
Vườn – Ao – Chuồng – Biogas

viii


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nằm ở hạ lưu sông Mê Kông, với diện
tích tự nhiên khoảng 3,9 triệu ha và là vùng sản xuất lương thực và thực phẩm quan
trọng của cả nước. Những năm gần đây, các nghiên cứu về mô hình Vườn – Ao Chuồng - Biogas (VACB) được nghiên cứu và phát triển. VACB được xem là mô
hình sản xuất tổng hợp, mang tính liên hoàn giữa cây trồng, vật nuôi và thuỷ sản,
mô hình này có ý nghĩa rất quan trọng đối với người dân ở ĐBSCL (Nguyễn Võ
Châu Ngân, 2012). Tuy nhiên, nguyên liệu nạp là phân gia súc hay thực vật thì sau
quá trình phân hủy, chất lượng nước thải của hệ thống vẫn chưa đạt tiêu chuẩn cho

phép thải vào môi trường như mong muốn (Phạm Minh Trí, 2010). Hiện tại, lượng
chất thải từ các túi biogas đặc biệt là chất thải dạng lỏng đang được khuyến cáo sử
dụng làm phân bón cho cây trồng hoặc đưa vào ao nuôi thủy sản vì chứa hàm lượng
chất hữu cơ cao. Mặc dù vậy, việc tận dụng chất thải này ở các nông hộ còn rất hạn
chế. Theo Nguyễn Võ Châu Ngân (2012), có 41,6% số hộ ở ĐBSCL sử dụng chất
thải biogas cho canh tác, các hộ còn lại thải bỏ vào môi trường nước. Cho thấy một
lượng lớn chất thải đã bị lãng phí sẽ gây ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường
nước.
Những nghiên cứu ứng dụng nước thải túi ủ biogas mới chỉ được quan tâm
và thực hiện trong những năm gần đây như: Nguyễn Hữu Chiếm và ctv (2011),
nghiên cứu về ảnh hưởng của than hấp thụ nước thải biogas phân heo đến sự phát
thải NH3 và sự sinh trưởng của Xà Lách; Nguyễn Thị Thùy Duyên (2012), sử dụng
nước thải biogas phân heo cho trồng rau Cải Xanh... Tuy nhiên, số lượng của các
nghiên cứu không nhiều, còn hạn chế về chủng loại cây trồng. Do đó đề tài “Sử
dụng nước thải túi ủ biogas với nguyên liệu nạp là bèo tai tượng (Pistia
stratiotes) tưới cây ớt (Capsicum frutescens L.)” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu tổng quát
Tận dụng nguồn dinh dưỡng trong nước thải túi ủ biogas bón cho cây, hạn
chế sử dụng phân bón hóa học và góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước ở
nông thôn.
1.3 Mục tiêu cụ thể
Đánh giá sự sinh trưởng và phát triển của cây ớt (Capsicum frutescens L.)
khi tưới bằng nước thải túi ủ biogas với nguyên liệu nạp là bèo tai tượng (Pistia
stratiotes) theo các mức pha loãng tưới cho cây khác nhau.

1


1.4 Nội dung nghiên cứu
Phân tích và đánh giá chất lượng nước thải đầu ra của túi ủ biogas và nước ao

với các chỉ tiêu pH, NH4+, NO3-, PO43-, K+.
Bố trí thí nghiệm với nghiệm thức đối chứng và các mức pha loãng nước thải
túi ủ biogas khác nhau (100% biogas, pha loãng 75% biogas, pha loãng 50% biogas,
pha loãng 25% biogas).
Theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của cây ớt (Capsicum frutescens L.) về
các chỉ tiêu chiều cao, số nhánh, số hoa, số trái chín và trọng lượng.

2


CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Nước thải túi ủ biogas
2.1.1 Thành phần hóa học của phụ phẩm túi ủ biogas
Phụ phẩm túi ủ biogas chứa 93% nước, 7% chất khô trong đó 4,5% là hợp
chất hữu cơ và 2,5% là các chất vô cơ (Hoàng Kim Giao và ctv., 2011).
Thành phần chính của phụ phẩm túi ủ biogas bao gồm:
-

Những chất hữu cơ ở thể rắn (chất mùn).

-

Các chất dinh dưỡng dễ hòa tan.

-

Các nguyên tố vi lượng (Cu, Zn, Fe, Mn...).

Thành phần của phụ phẩm túi ủ biogas phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu

nạp. Hàm lượng dinh dưỡng trong phụ phẩm túi ủ biogas thường rất khác nhau, phụ
thuộc vào nguyên liệu nạp và tỷ lệ pha loãng nguyên liệu. Ở Việt Nam, nguyên liệu
nạp chủ yếu là chất thải lợn, phân trâu bò, phân người và phân gia cầm (Hoàng Kim
Giao và ctv., 2011).
Theo Nguyễn Thị Mộng Nghi (2013), chất lượng nước thải túi ủ biogas với
nguyên liệu nạp khác nhau như sau:
Bảng 1 Chất lượng nước thải biogas với nguyên liệu nạp khác nhau

Thông số
pH
N-NH4+
N-NO2N-NO3PO43-

Đơn vị
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L

Khoảng giá trị của túi
phân heo
7,2 - 7,5
164,9 - 259,4
0,1 - 0,4
1,2 - 1,7
33,0 - 98,1

Khoảng giá trị của túi
lục bình
6,1 - 7,3

81,1 - 161,4
0,0 – 0,1
0,4 - 0,5
42,6 - 52,1

(Nguồn Nguyễn Thị Mộng Nghi, 2013)

2.1.2 Thành phần dinh dưỡng của túi ủ biogas
Đạm là nguyên tố dễ thay đổi nhất trong quá trình phân giải các hợp chất hữu
cơ. Trong bể khí sinh học các chất hữu cơ được phân giải trong điều kiện yếm khí.
Sự phân giải chất hữu cơ diễn ra tương đối chậm và từng phần chất dinh dưỡng sẽ
chuyển hóa từ dạng rắn sang dạng lỏng. Như vậy, rất thuận tiện bảo quản các dạng
đạm dễ tiêu (Đinh Thế Lộc, 2009).

3


Lân Phụ phẩm khí sinh học cả dạng lỏng và dạng đặc điều chứa hàm lượng
lân khá cao. Một điểm cần lưu ý là hàm lượng lân trong chất thải khí sinh học giảm
ít và với tốc độ khoáng hóa chậm (Đinh Thế Lộc, 2009).
Kali trong chất thải khí sinh học đạt tới 90%. Trong đó ở dạng lỏng hàm
lượng kali tổng có thể chiếm từ 0,5 – 1,0% còn dạng đặc chiếm khoảng 0,6 - 1,5%
(Đinh Thế Lộc, 2009).
Theo Hoàng Kim Giao và ctv (2011), hàm lượng dinh dưỡng trong phụ phẩm
túi ủ biogas có hàm lượng dao động trong khoảng sau:
Bảng 2 Chất dinh dưỡng trong phụ phẩm túi ủ biogas

Nước thải biogas
Bã cặn


N (g/l)

P2O5 (g/l)

K2O (g/l)

0,01 - 0,85

0,005 - 0,24

0,097 - 1,22

5,60

3,60

0,90
(Nguồn: Hoàng Kim Giao và ctv., 2011)

Theo Hoàng Kim Giao và ctv (2011), trong 1m3 nước thải biogas có khoảng
0,16 - 1,05 kg N tương đương với 0,35 - 2,30 kg đạm urê. So với phân chuồng thì
nước thải biogas có hàm lượng đạm tương đương.
Bã cặn Trong 100 kg bã cặn có:
- 0,01 - 1,3 kg N tương đương 0,02 - 2,8 kg urê
- 0,6 - 1,3 kg P2O5 tương đương với 3 - 6 kg supe lân
- 0,02 - 3,1 kg K2O tương đương với 0,04 - 6,2 kg clorua kali
Hàm lượng đạm dễ tiêu trong bã cặn chiếm khoảng 60% N tổng số.
2.1.3 Sử dụng phụ phẩm túi ủ biogas làm phân bón cho cây trồng
Phụ phẩm sau túi ủ biogas là một loại phân hữu cơ có hai đặc tính quan trọng
là giàu dinh dưỡng và sạch. Loại phân hữu cơ này vừa có tác dụng nhanh, vừa có

tác dụng chậm do có chứa các thành phần sau (Hoàng Kim Giao và ctv., 2011).
- Nước thải biogas Là loại phân bón có tác dụng nhanh, chứa nhiều chất
dinh dưỡng hoà tan trong nước nên cây trồng dễ hấp thu khi tưới cho cây.
- Bã cặn gồm các yếu tố dinh dưỡng, các hợp chất hữu cơ và các chất hấp
thu nhiều yếu tố dinh dưỡng có hiệu quả.
Cho đến nay phụ phẩm túi ủ biogas đã có nhiều ứng dụng trong sản xuất
nông nghiệp như dùng làm phân bón cho cây trồng, nuôi trồng nấm, xử lý hạt
giống...

4


2.2 Nguồn gốc, phân bố và phân loại ớt
2.2.1 Nguồn gốc và phân bố
Theo kết quả nghiên cứu của một số tác giả thì cây ớt được con người biết
đến từ xa xưa. Người ta đã tìm thấy quả ớt khô trong ngôi mộ cổ ở Peru hàng ngàn
năm trước đây. Nhiều tác giả khẳng định, cây ớt có nguồn gốc từ nhiệt đới của châu
Mỹ và được trồng trọt lâu đời ở Peru, Mêhico. Trung tâm khởi nguồn của cây ớt có
thể là ở Mêhico và trung tâm thứ hai là Guatemala. Cây ớt được phân bố rộng rãi
khắp châu Mỹ kể cả dạng hoang dại và dạng trồng trọt (Mai Thị Phương Anh,
1996).
Tuy nhiên việc gieo trồng ớt cho mãi tới thế kỷ XVI mới được người châu
Âu biết đến và được Chrixtop Colombor đưa về Tây Ban Nha năm 1493, khi ông
ghé vào nước này trên hành trình trở về sau chuyến đi vòng quanh thế giới của ông
(Mai Thị Phương Anh, 1999). Ớt được nhập vào Triều Tiên vào khoảng cuối thế kỷ
17… Tuy nhiên chưa có tài liệu thông báo một cách chính xác về việc cây ớt được
trồng ở nước ta khi nào nhưng theo Mai Thị Phương Anh (1999), thì người Pháp đã
có công mang cây ớt sang Việt Nam.
2.2.2 Phân loại ớt
Theo hệ thống phân loại thực vật quốc tế Classification USDA PLANTS cây

ớt được phân loại như sau
Giới Plantae – Thực vật
Phân giới Trachebionta – Thực vật bậc cao
Ngành Magnoliophyta – Thực vật hai lá mầm
Phân lớp Astwridae
Bộ Solanales
Họ Solanaceae – Họ cà
Chi Capsicum L – Chi ớt
Loài Capsicum annuum L – Loài ớt
Trong tổng số có 30 loài thì có 5 loài được trồng chính
- Capsicum frutescens, bao gồm cả ớt Tabasco
- Capsicum chinense, bao gồm cả loài ớt cay nhất như naga, habanero và
Scotch bonnet
- Capsicum pubescens, bao gồm cả ớt rocoto Nam Mỹ
- Capsicum baccatum, bao gồm cả ớt cay Nam Mỹ

5


- Capsicum annuum, bao gồm nhiều loại khác nhau như Bell pepper,
Paprika, Cayenne, Jalapexnos và Chiltepin
Nguồn gen thực vật rất đa dạng và phong phú về số lượng và chủng loại. Để
phân biệt chúng ta có thể dựa vào hệ thống phân loại thực vật, vào số lượng nhiễm
sắc thể, hoặc nguồn gốc xuất xứ, bộ phận sử dụng, mùa vụ. Có nhiều quan điểm
khác nhau nhưng theo bảng phân loại mới nhất thì ớt thuộc họ cà (Nguyễn Khắc
Thi, 2008).
2.3 Đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây ớt
2.3.1 Đặc điểm thực vật học của cây ớt
Thân ớt là thân bụi 2 lá mầm, thân thường mọc thẳng, đôi khi có thể gặp các
dạng (giống) có thân bụi, nhiều cành, chiều cao trung bình 0,5 - 1,5 m, có thể là cây

hàng năm hoặc cây lâu năm nhưng thường được gieo trồng là cây hàng năm (Mai
Thị Phương Anh, 1997).
Cành mọc trên thân cây chính là cành chính. Chúng hợp thành khung tán tạo
cho cây có một thế vững chắc, tạo cho cây đồng hóa được tốt, chống được gió bão
và những điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi. Trên cành chính lại phát triển cành
phụ. Trên cành chính và cành phụ lại tiếp tục mọc các đợt cành mới (Trần Đăng
Khoa, 2009).
Rễ ban đầu là rễ cọc phát triển mạnh với rất nhiều rễ phụ, rễ cọc chính đứt
một hệ rễ chùm phát triển mạnh, vì thế nhiều khi lầm tưởng ớt có hệ rễ chùm.
Lá mọc đơn, đôi khi mọc chùm thành hình hoa thị, lá nguyên có hình chứng
đến bầu dục, phiến lá nhọn ở đầu, lá màu xanh nhạt hoặc đậm, có lông hoặc không
lông.
Hoa ớt là hoa lưỡng tính, hoa mọc đơn độc ở nách lá, tại các điểm phân cành
sẽ có một đôi khi có 2 hoa ở cùng một điểm phân cành. Trong các yếu tố cấu thành
năng suất hoa là cơ quan quan trọng quyết định đầu tiên tới việc hình thành năng
suất sau này của cây trồng nói chung và cây ớt nói riêng. Theo quy luật tự nhiên có
hoa thì mới có quả nên số quả phụ thuộc nhiều vào số hoa. Mặt khác số lượng hoa
nhiều hay ít còn phụ thuộc vào đặc điểm của giống, dinh dưỡng, điều kiện ngoại
cảnh… (Mai Thị Phương Anh, 1999).
Hoa có thể mọc thẳng đứng hoặc buông thõng. Trên cuống hoa thường
không có li tầng. Hoa thường có màu trắng, một số hoa có màu sữa, xanh lam và
tím. Hoa có 5 - 7 cánh hoa, có cuống dài khoảng 1,5 cm. Nhụy đơn giản có màu
trắng hoặc tím, đầu nhụy có dạng hình đầu. Hoa có 5 - 7 nhị đực với ống phấn màu
xanh da trời hoặc tía trong khi ở nhóm C.frutescens và C.chinense có ống phấn màu
trắng xanh, còn có thể phân biệt các nhóm ớt theo màu đốm chấm ở gốc của cánh

6


hoa. Kích thước của hoa cũng phụ thuộc vào các loài khác nhau, nhưng nói chung

đường kính cánh hoa từ 8 – 15 mm.
Quả thuộc loại quả mọng có rất nhiều hạt với nhiều thịt, quả nhăn và chia
làm 2 ngăn. Các giống khác nhau có kích thước quả, hình dạng, độ nhọn, màu sắc,
độ cay (hăng) và độ mềm của thịt quả khác nhau. Quả chưa chín có màu xanh, khi
chín chuyển thành màu vàng, hoặc đỏ. Theo Trần Thị Ba (2010), số quả trên cây
được quyết định bởi đặc tính giống, và biện pháp kỹ thuật.
Hạt có dạng thận và màu vàng rơm, chỉ có hạt của C.pubescens có màu đen.
Hạt có chiều dài khoảng 3 – 5 mm. Một gam hạt ớt cay có khoảng 220 hạt (Mai Thị
Phương Anh, 1997).
Cây ớt được xếp vào nhóm cây tự thụ phấn (tỷ lệ giao phấn 4%). Nhưng theo
Odlan và Porter tỷ lệ giao phấn của ớt là 7,6 – 36,8%, trung bình là 16, tùy theo
từng giống và điều kiện ngoại cảnh sẽ ảnh hưởng đến mức độ giao phấn. Trong điều
kiện nóng ẩm, độ ẩm không khí thấp ớt có thể giao phấn đến 91% (TansKey), đồng
thời vị trí giữa vòi nhụy và ống phấn khác chênh lệch nhau ở một số giống (Nghiêm
Thị Bích Hà vá ctv., 2000).
Bao phấn thường không tung phấn tại thời điểm nở hoa, có thể sớm hơn hoặc
muộn hơn. Đặc điểm này phụ thuộc vào các giống và điều kiện nhiệt độ. Trong điều
kiện nóng bao phấn nở sớm hơn mùa lạnh, nhiệt độ tối thiểu để hạt phấn nảy mầm
là 10ºC. Trong điều kiện 35 – 40ºC quá trình nảy mầm của hạt phấn bị đình trệ. Bảo
quản hạt phấn dưới 20ºC có thể kéo dài sức sống của hạt phấn từ 2 – 4 ngày, chứng
tỏ vị trí vòi nhụy so với ống phấn là một tính trạng di truyền đồng thời nó cũng phụ
thuộc vào điều kiện khí hậu. Thông thường ớt giao phấn nhờ côn trùng, vì vậy để
sản xuất hạt giống nên trồng cách ly (Nghiêm Thị Bích Hà và ctv., 2000).
Mối quan hệ giữa thân cành và ra hoa kết quả có một sự gắn bó hết sức mật
thiết. Trong chu kỳ sinh trưởng của cây ăn quả sự hình thành, sự sinh trưởng của lộc
cành mới với sự phân hóa mầm hoa, sự phát triển của quả có mối quan hệ mật thiết
với nhau. Nếu cành lá sinh trưởng quá yếu, khả năng đồng hóa sẽ kém việc phân
hóa mầm hoa, sự phát triển của quả không thuận lợi. Ngược lại, cành lá sinh trưởng
quá mạnh, thời gian sinh trưởng kéo dài, tiêu hao nhiều dinh dưỡng, do đó việc
phân hóa mầm, sự phát triển của quả cũng gặp khó khăn (Mai Thị Phương Anh,

1999).
2.3.2 Yêu cầu ngoại cảnh của cây ớt (Mai Thị Phương Anh, 1999)
Nhiệt độ ảnh hưởng đến sinh trưởng, số hoa, tỷ lệ đậu quả. Nhiệt độ
ngày/đêm bằng 25/18 là thích hợp nhất cho sự sinh trưởng, phát triển của ớt nói
chung, tăng năng suất, tăng số quả thương phẩm. Nhiệt độ ban đêm thấp (8 - 15oC)

7


thường làm giảm tỷ lệ đậu quả và sinh quả không hạt, nhiệt độ ban đêm thích hợp
nhất là 20oC trong giai đoạn nở hoa. Ngoài ra nhiệt độ thấp còn làm giảm kích
thước và dạng quả. Nói chung ớt cay thích nhiệt độ cao hơn và giao động trong
khoảng 20 - 30oC, còn ớt ngọt thì ngưỡng nhiệt độ 20 - 25oC là thích hợp nhất.
Ánh sang tuy ớt là cây không mẩn cảm với ánh sáng nhưng nó là cây ưa sáng
ngày ngắn, nếu chiếu sáng 9 - 10 giờ sẽ kích thích sinh trưởng, tăng sản phẩm
khoảng 21 - 24% và tăng chất lượng quả. Trời âm u sẽ hạn chế sự đậu quả, giảm
năng suất.
Độ ẩm ớt rất thích hợp với thời tiết ấm, ẩm nhưng trong điều kiện khô hạn sẽ
kích thích quá trình chín của quả. Ớt là cây chịu hạn, ẩm độ đất thấp không ảnh
hưỡng đến tỷ lệ đậu quả nhưng tăng tỷ lệ rụng quả. Nếu ẩm độ đất khoảng 10% tỷ
lệ rụng quả tăng đến trên 71%, trong khi ẩm độ từ 55 - 58% tỷ lệ rụng quả còn 20 30%. Nếu ẩm độ thấp hơn 70% ở giai đoạn ra hoa, hình thành quả thì quả sẽ bị sần
sùi, giảm giá trị thương phẩm. Tốt nhất duy trì ẩm độ đồng ruộng khoảng 70 - 80%.
Nếu độ ẩm quá cao rễ sinh trưởng kém, cây sẽ còi cọc.
Ớt là cây trồng tương đối dễ tính, đặc biệt là ớt cay, đất phù hợp nhất là đât
thịt nhẹ, giàu vôi, ớt cũng có thể sinh trưởng cho năng suât trên đất cát nhưng phải
đảm bảo chế độ nước và bón phân đầy đủ. Đất chua và kiềm đều không thích hợp
cho ớt sinh trưởng và phát triển, ớt có thể sinh trưởng ở đất màu mở nhưng tỷ lệ nảy
mầm và tính chín sớm bị ảnh hưởng. Ớt là cây chịu mặn, người ta đã nghiên cứu và
thấy rằng ớt có thể nảy mầm ngay cả ở độ muối 4000 ppm và pH = 7,6. Đối với ớt
ngọt tuy có thể trồng ở mọi loại đất, nhưng đất thịt giử nước và pH = 6 - 6,5 là thích

hợp nhất.
Ớt là cây rất mẫn cảm với phân bón, trước hết là phân hữu cơ, nó cần lượng
phân bón cao, bón sớm và cân đối lượng NPK trong quá trình sinh trưởng và phát
triển của cây.
Theo Vũ Hữu Yêm (1995), cây yêu cầu chất dinh dưỡng cao, bao gồm các
nguyên tố đa lượng, vi lượng và trung lượng. Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng
đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây ảnh hưởng bởi các nguyên tố sau: đạm
(N) là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng cho các loại cây vì N là thành phần chính
của protein, đạm đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành các cơ quan sinh vật,
là thành phần của nhiều hợp chất như Alkaloid, các chất điều tiết sinh trưởng gluco,
diệp lục, enzym... Đạm là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng của sản phẩm.
Lân (P2O5) Cần thiết cho sự phát triển của bộ rễ, tạo thành và vận chuyển các chất
hữu cơ. Lân tham gia vào các hợp chất cao năng lượng như ATP, tham gia vào cấu
tạo tế bào, có tác dụng làm cho quả, hạt chắc, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và
điều kiện bất lợi của môi trường. Kali (K2O) giúp cho cây trong quá trình quang

8


hợp, tổng hợp hidratcacbon, tích lũy và vận chuyển vật chất, duy trì khả năng làm
việc của tầng lá giữa và dưới, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất
lợi môi trường.
2.4 Kỹ thuật trồng
2.4.1 Thời vụ
Ở đồng bằng sông Cửu Long ớt có thể trồng quanh năm, tuy nhiên trong sản
xuất thường canh tác ớt vào các thời vụ sau (Trần Thị Ba và ctv., 2001).
- Vụ sớm: gieo tháng 8 - 9, trồng tháng 9 - 10, bắt đầu thu hoạch tháng 12 –
1 và kéo dài đến tháng 4 - 5 năm sau. Vụ này ớt trồng trên đất bờ líp cao không
ngập nước vào mùa mưa, ớt trồng vào mùa mưa đỡ công tưới. Thu hoạch trong mùa
khô dễ bảo quản, chế biến và thời gian thu hoạch dài, tuy nhiên diện tích canh tác

vụ này không nhiều.
- Vụ chính (Đông Xuân): gieo tháng 10 - 11, trồng tháng 11 - 12, bắt đầu thu
hoạch tháng 2 – 3 năm sau. Trong vụ này cây sinh trưởng tốt, năng suất cao, ít sâu
bệnh.
- Vụ Hè Thu: gieo tháng 4 - 5 trồng tháng 5 - 6 thu hoạch 8 - 9. Mùa này cần
trồng trên đất thoát nước tốt để tránh úng ngập và chọn giống kháng bệnh thán thư.
2.4.2 Giống ớt hiện nay
Hiện nay nhiều nơi vẫn canh tác giống địa phương là chính. Giống trồng phổ
biến ở đồng bằng sông Cửu Long có giống Sừng Trâu, Chỉ Thiên, ớt Búng, ớt
Hiểm, ở miền Trung có giống ớt Sừng Bò, Chìa Vôi. Ngoài ra viện Nguyên Cứu
Nông Nghiệp Hà Nội công bố bộ sưu tập với 117 giống nội địa (1987), điều này
chứng minh nguồn ớt phong phú, đa dạng chưa được biết đến ở nước ta. Tuy nhiên
giống địa phương bị lai tạp nên thoái hóa, quần thể không đồng đều và cho năng
suất kém, trong khi các giống F1 có khả năng cho năng suất vượt trội trong điều
kiện thâm canh nên được ưa chuộng và đang thay thế dần các giống địa phương
(Trần Thị Ba và ctv., 2001).
2.4.3 Mật độ và khoảng cách
Lên luống rộng 1,2 - 1,3 m, mặt luống rộng 1 m, luống nên lên cao 20 - 30
cm. Mổi luống trồng hai hàng, hàng cách hàng 55 - 60 cm, cây cách cây 40 - 45 cm.
Trong ruộng sản xuất hạt giống nên trồng với khoảng cách 2 cây là 50 - 55 cm (Mai
Thị Phương Anh, 1999).
2.4.4 Phân bón
Để đảm bảo hàm lượng NO3- tồn dư < 200 mg/100 g sản phẩm có thể bón
lượng phân bón như sau:

9


- Phân chuồng 20 - 25 tấn phân chuồng đã ủ/ha (tương đương 8 - 9 tạ/sào)
hoặc 18 - 20 tấn phân gà/ha (tương đương 7 tạ/sào).

- Phân hóa học theo khuyến cáo của trung tâm rau châu Á 200 kg N 150 kg
K2O/ha. Lượng phân bón nên tùy thuộc vào điều kiện, độ màu mở của đất, có thể
bón 150 kg N, 120 - 150 kg P2O5, 60 - 70 kg K2O (khoảng 12 kg Urê/sào, 30 kg
Supe lân và 11 kg Kali sunphat/sào). Cần chú ý bón phân cân đối các loại phân hóa
học.
- Cách bón:
+ Bón lót toàn bộ phân chuồng, lân và 1/3 kali.
+ Bón thúc 1/3 kali và toàn bộ đạm chia vào các giai đoạn vun xới. Bón phân
trước khi thu hoạch quả 15 - 20 ngày.
- Nếu đất chua bón thêm 800 - 110 kg vôi bột/ha (30 - 40 kg/sào)
Theo Nguyễn Thị Minh Phương, Nguyễn Thị Xuân, Nguyễn Thị Vân Anh
(2010), khuyến cáo Bón lót 1 tấn vôi và 10 tấn phân chuồng, 500 kg super lân, 300
kg kali, 20 kg Calcium nitrat, 100 – 150 kg phân NPK (16 – 16 - 8) cho 1 ha Sử
dụng màng phủ nông nghiệp để hạn chế cỏ dại, sâu bệnh, giảm hao hụt phân bón,
tưới nước. Bón thúc chia làm 4 lần bón và được trình bài trong bảng 3.
Bảng 3 Liều lượng bón thúc cho cây

Các lần bón
Lần 1
Lần 2
Lần 3
Lần 4

Ure
40
60
60
40

Liều lượng bón (Kg)

Kali
NPK (16 - 16 - 8)
30
100
50
100 - 150
50
100 - 150
40
100 - 150

Calcium nitrat
20
20
30
30

Chú thích Lần 1 20 – 25 ngày sau trồng; Lần 2 Khi ớt đậu trái đều; Lần 3 Khi bắt đầu thu trái chín; Lần 4
Khi thu hoạch rộ

2.4.5 Chăm sóc
Trong điều kiện cho phép có thể phủ nilong màu cho ruộng ớt (phủ trước khi
trồng 4 - 5 ngày), hoặc có thể phủ rơm sau khi trồng, vì phủ rơm và nilong vừa giử
được độ ẩm cho đất vừa hạn chế cỏ dại, gặp mưa to đất không bị dí dẽ. Nếu phủ
nilong vào mùa hè nên phủ nilong không màu, còn mùa đông phủ nilong màu đen
để tăng nhiệt độ đất. Tưới giử ẩm cho cây sau khi trồng, sau khi trồng 20 - 25 ngày
xới xáo và bón thúc đợt 1, sau đó 20 ngày xới xáo và bón thúc đợt 2. Nên bón thúc
đạm vào giai đoạn phát triển (Mai Thị Phương Anh, 1999).

10



Làm giàn giúp cho cây đứng vững, để cành lá và trái không trạm đất, hạn chế
thiệt hại do sâu đục trái và bệnh thối trái làm thiết hại năng suất, giúp kéo dài thời
gian thu trái. Giàn được làm bằng cách cắm trụ cứng xung quanh hàng ớt dùng dây
chì giăng xung quanh và giăng lưới bên trong hoặc cột dây nilong lúc cây chuẩn bị
trổ hoa.
2.4.6 Phòng trị sâu bệnh (Trần Thị Ba và ctv., 2001)
Sâu xanh đục trái (Heliothis armigera): thành trùng là bướm đêm, kích thước
to, thân mập nhiều lông, cánh màu vàng sáng, giữa cánh có một chấm đen to và một
chấm trắng nằm cạnh nhau. Trứng đẻ thành ổ có phủ lông vàng; một bướm cái đẻ
200 – 2.000 trứng. Ấu trùng là sâu có nhiều lông, màu sắc thay đổi từ màu hồng,
xanh, xanh vàng đến nâu đen theo môi trường sống. Sâu phá hoại búp non, nụ hoa,
gần điểm sinh trưỡng, đụt thủng trái khi còn xanh cho đến lúc gần chín làm thối trái.
Nhộng màu nâu đỏ nằm trong lá khô hoặc trong đất. Phòng trị như bệnh héo cây
con ở dưa Leo, Đậu.
Bệnh héo chết cây: do vi khuẩn Pseudomobas solanacearum, nấm Fusarium
oxysporum, F. lycopersici, Sclerotinia sp. Bệnh thường gây hại khi trưởng thành,
hoặc khi cây bắt đầu mang trái. Đầu tiên các lá ngọn bị héo vào buổi trưa và tươi lại
vào buổi chiều mát, sau vài ngày cây bệnh chết hẳn, không còn khả năng hồi phục,
bộ rễ không phát triển. Đối với bệnh do vi khuẩn cần nhổ và tiêu hủy cây bệnh;
dùng vôi bột rải vào đất, hoặc tưới dung dịch Kasuran, Copper zinc… vào gốc cây
hay phun ngừa lên cây. Đối với bệnh do nấm cần phát hiện sớm, phun ngừa hoặc trị
bằng thuốc copper B, Derosal, Appencarb super, Ridomil…
Bệnh thán Thư: do nấm Colletotrichum sp. Bốn loài Colletotrichum được tìm
thấy trên ớt là C. glocsporiodes, C. capsici (2 loài quan trọng nhất), C. acertatum và
C. coccodes. Bệnh thường gây hại trên trái xanh hay đã chín trong điều kiện có mưa
nhiều, hoặc ẩm độ không khí cao. Vết bệnh lúc đầu hình tròn, úng nước, hơi lõm
xuống, sau đó lan dần ra, tâm vết bệnh có màu nâu đen, viền màu nâu xám, bên
trong có nhiều vòng đồng tâm và có những chấm nhỏ li ti màu đen nhô lên cao.

Bệnh gây hại chủ yếu trên trái làm mất thương phẩm cho ớt. Ở đồng bằng sông Cửu
Long bệnh phát triển và lay lan mạnh vào mùa mưa, nhất là vào các tháng 7, 8, 9.
Nấm bệnh tồn tại rất lâu trong đất, trong cây và trong hạt cây bệnh. Các thuốc
Copper B, Manzate, Mancozeb, Antracol, Ridomil… được sử dụng rộng rãi để trừ
bệnh này. Tuy nhiên, bệnh khó phòng trị trong mùa mưa vì bệnh chỉ xuất hiện rất
trể khi trái chín. Hiện nay biện pháp là trồng giống khán bệnh như ớt hiểm trong
mùa mưa là kinh tế nhất.
Bệnh mốc đen lá: do nấm Cladosporium fulvum bệnh thường gây hại trên lá
già ở mặt dưới sau đó lan dần lên các lá bên trên. Vết bệnh lúc đầu nhỏ tròn, sau đó

11


lan dần ra bất dạng có màu đen, ảnh hưởng đến quang hợp và sức sống của cây.
Tiêu hủy các lá cây bệnh, phun ngừa với Copper B, Rpvral, Topsin, Topan,
Ridomil…
2.4.7 Thu hoạch
Ớt có thời gian thu hoạch dài nên cần bảo dưỡng cây sau các lần thu hái.
Những quả chín nên hái ngay để không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của các lứa
quả về sau. Quả chín hái cả cuống, tránh xây xát, để nơi thoáng. Nếu thu để lấy bột
thì cần phơi hoặc sấy ngay sau khi thu hoạch (Mai Thị Phương Anh, 1999).
2.5 Các nghiên cứu sử dụng nước thải túi ủ biogas cho cây trồng
Nguyễn Hữu Chiếm và ctv (2011), nghiên cứu về ảnh hưởng của than hấp
thụ nước thải biogas phân heo đến sự phát thải NH3 và sự sinh trưởng của Xà Lách.
Mục đích của nghiên cứu để xác định Định lượng sự phát thải khí NH3 từ than xử lý
và đánh giá sự sinh trưởng của rau bón than xử lý. Kết quả cho thấy sự phát thải khí
NH3 ở nghiệm thức bón phân Urê (36 mg N/chậu) cao hơn so với nghiệm thức than
đước (14 mg N/chậu) và than tràm (13 mg N/chậu). Vật liệu than cho năng suất rau
xà lách (85 g/chậu) cao hơn so với bón urê (32 g/chậu).
Nguyễn Thị Nhật Linh (2011), đã nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng của

các loại chất thải hầm ủ biogas với nguyên liệu nạp khác nhau lên cây Cải Xanh.
Thí nghiệm được bố trí trên các loại nước thải có nguồn nguyên liệu nạp khác nhau
(Nạp 100% phân heo; phân heo + lục bình; phân heo + rơm) đồng thời bố trí các
nghiệm thức tương tự nhưng có phối hợp với phân hóa học. Kết quả cho thấy
nghiệm thức tưới nước thải hầm ủ không bổ sung phân bón hóa học và có bổ sung
phân bón hóa học khác biệt không có ý nghĩa thống kê 5% và đều phát triển tốt hơn
nghiệm thức chỉ sử dụng phân hóa học.
Nguyễn Thị Thùy Duyên (2012), sử dụng bã thải cho trồng rau Cải Xanh
không cần phải bón phân vô cơ, đồng thời có thể rút ngắn thời gian canh tác chỉ còn
5 tuần thay vì 6 tuần như khi bón phân vô cơ; ngoài ra nếu đưa bã thải từ túi ủ
biogas vào ao nuôi cá sặc rằn có thể tiết kiệm 50% chi phí thức ăn cho cá. Người
dân cần được tuyên truyền sâu rộng về lợi ích của bã thải từ túi ủ, giúp người dân
đón nhận công nghệ này.
Quách Hải Lợi (2010), nghiên cứu khả năng đáp ứng của rau Xà Lách đến
nguồn phân bón tự chế từ nước thải biogas. Nghiên cứu gồm 2 thí nghiệm Thí
nghiệm 1 tạo ra nguồn phân bón bằng cách cho than tràm và than đước hấp phụ
nước thải biogas; thí nghiệm 2 sử dụng than này làm nguồn phân bón cho cây Xà
Lách. Thí nghiệm 2 được bố trí 5 ngiệm thức (NT1 10 kg đất; NT2 10 kg đất + 0.5
kg than tràm; NT3 10 kg đất + 0.5 kg than đước; NT4 10 kg đất + tưới nước biogas;

12


NT5 10 kg đất + phân vô cơ). NT1, NT2, NT3 không bón phân suốt mùa vụ, NT4 tưới
nươc biogas với liều lượng khác nhau theo từng giai đoạn (5 - 14 ngày tưới ở mức
pha loãng 1/4, 15 - 20 ngày tưới ở mức pha loãng 1/3, 21 - 39 ngày tưới ở mức pha
loãng 1/2). Kết quả thí nghiệm cho thấy năng suất của các nghiệm thức sử dụng
than đã hấp phụ nước thải biogas đều cao hơn các nghiệm thức còn lại. Nghiệm
thức sử dụng than tràm (128,1 g/m2), than đước (107,9 g/m2), nghiệm thức sử dụng
nước thải biogas (678,1 g/m2) năng suất cao hơn nghiệm thức không sử dụng phân

bón (361,5 g/m2) và khác biệt không có ý nghĩa so với nghiệm thức sử dụng phân
hóa học (669,8 g/m2).
Nguyễn Thị Kiều Phương (2011), nghiên cứu khả năng hấp phụ đạm, lân
trong nước thải biogas phân heo bằng tro trấu, tro than đá sau đó dùng để bón cho
cây Cải Xanh. Thí ngiệm trồng rau gồm 6 nghiệm thức (NT 1 10 kg đất cát; NT2 10
kg đất cát + 0.2 kg tro trấu; NT3 10 kg đất cát + 1 kg tro than đá; NT4 10 kg đất cát
+ 0.2 kg tro trấu đã hấp phụ đạm và lân; NT5 10 kg đất cát + 1 kg tro than đá đã hấp
phụ đạm và lân; NT6 10 kg đất cát + phân vô cơ). Kết quả thí nghiệm cho thấy năng
suất của nghiệm thức sử dụng tro trấu đã hấp phụ đạm và lân là 420,48 g/chậu cao
hơn so với nghiệm thức sử dụng phân hóa học là 402,23 g/chậu, nghiệm thức sử
dụng tro than đá đã hấp phụ đạm và lân là 409,32 g/chậu và khác biệt không có ý
nghĩa thống kê 5% so với nghiệm thức sử dụng phân hóa học.
Từ các kết quả nghiên cứu trên cho thấy chất thải sau túi ủ biogas là loại
phân bón hữu cơ tốt cho cây trồng có thể thay thế phân hóa học trong canh tác góp
phần tăng năng suất, hạn chế sâu bệnh và cải tạo đất.

13


CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Tại hộ gia đình ông Lê Hoàng Thanh (xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, TP
Cần Thơ).
Nghiên cứu được thực hiện khoảng 04 tháng từ tháng 08/2014 đến 12/2014.
3.2 Vật liệu và phương tiện nghiên cứu
Nước thải biogas trong thí nghiệm được lấy từ túi ủ biogas với nguyên liệu
nạp là bèo tai tượng tại hộ gia đình ông Nguyễn Văn Thanh (xã Mỹ Khánh, huyện
Phong Điền, TP Cần Thơ). Nước thải được trữ trong túi nilong để dùng cho thí
nghiệm giúp hạn chế biến động chất lượng nước theo thời gian.

Nước tưới được lấy từ ao (ít lưu thông với bên ngoài) tại hộ gia đình ông Lê
Hoàng Thanh dùng để tưới và pha loãng nước thải.
Cây ớt là giống ớt Chỉ Thiên được mua tại vườn ươm tại huyện Phong Điền,
TP Cần Thơ.
Đất được phối trộn chủ yếu gồm Rơm, tro trấu, đất (tỉ lệ 1:1:1), đất không
kiềm không chua. Mỗi chậu khoảng 2 kg đất đã phối trộn.
Vật dụng bố trí thí nghiệm: chậu tre đường kính 25 cm, cao 25 cm; túi nilon
rộng 0,8 x 2,5 m (dùng để trữ nước thải); thùng vòi sen (dùng để tưới cho cây);
dụng cụ làm vườn: cuốc, leng, dao, kéo; thùng chứa nước thải, ca định lượng 500
ml; bình phun thuốc 5 lít; dụng cụ nhập liệu Sổ ghi chép, viết, máy ảnh, thước do;
các dụng cụ, thiết bị thu và phân tích mẫu nước thải và nước ao.
3.3 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm trồng ớt được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCB)
với 5 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức 4 lần lặp lại.
Đối chứng (ĐC) nghiệm thức được bón hoàng toàn bằng phân hóa học NPK
(16 – 16 – 8) và chăm sóc theo cách trồng của hộ nông dân bé Tư cư ngụ phường
Phú Thứ - Quận Cái Răng - TP Cần Thơ.
Nghiệm thức 1 (NT1) tưới 100% nước thải biogas.
Nghiệm thức 2 (NT2) tưới 75 % nước thải biogas + 25% nước ao.
Nghiệm thức 3 (NT3) tưới 50 % nước thải biogas + 50% nước ao.
Nghiệm thức 4 (NT4) tưới 25 % nước thải biogas + 75% nước ao.

14


Các nghiệm thức sử dụng nước thải túi ủ biogas tưới cho cây có thể tích đã
pha loãng bằng với thể tích pha loãng phân hóa học tưới cho cây. Thể tích pha
loãng như vậy vừa đáp ứng được hàm lượng dinh dưỡng, vừa cung cấp đủ nước
phải cung cấp hằng ngày cho cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
3.4 Chăm sóc cây ớt

3.4.1 Bón phân
Phân bón cho cây với chu kỳ là 5 ngày/lần. Lượng phân hóa học cùng thể
tích pha loãng tưới cho nghiệm thức đối chứng và thể tích các nghiệm thức sử dụng
nước thải túi ủ biogas ở các mức pha loãng khác nhau được trình bày ở bảng 4.
Bảng 4 Lượng phân hóa học và nước thải biogas tưới cây ớt

Sau khi trồng
(ngày)
1 – 30
30 – 60
60 – 90
90 – 120

Lượng phân
Lượng phân NPK
(g/cây)

Thể tích pha loãng
(mL/cây)

0,3
0,5
0,5
0,5

250
350
350
350


Thể tích nước
thải biogas đã
pha loãng
(mL/cây)
250
350
350
350

Chú thích: phân hóa học là NPK 16 - 16 - 8

Thành phần hóa học của phân NPK (16 - 16 - 8) là:
-

0,3 g NPK ==> N= 0,054 g/cây; P2O5= 0,054 g/cây; K2O= 0,024 g/cây

-

0,5 g NPK ==> N= 0,08 g/cây; P2O5= 0,08 g/cây; K2O= 0,04 g/cây

3.4.2 Chăm sóc
Tưới nước Tùy điều kiện của đất cần đảm bảo tưới nước đầy đủ mỗi ngày
trong mùa nắng để ớt phát triển tốt, mùa mưa phải đảm bảo thoát nước tốt.
Tỉa nhánh Thông thường các cành dưới điểm phân cành đều được tỉa bỏ cho
gốc thông thoáng, các lá ớt bên dưới cũng tỉa bỏ để ớt phân tán rộng.
Vun xới Thường xuyên vun xới giúp đất được tơi xốp, thong thoáng, kết hợp
với làm cỏ vườn hạn chế sâu bệnh phát triển.
Bổ sung canxi (CaCl2): phun định kỳ 7 – 10 ngày/lần khi cây bắt đầu cho trái
bằng CaCl2 nồng độ 15 - 18 g/16 lít, giúp cây tăng tỷ lệ ra hoa đậu trái (Trần Thị Ba
và ctv., 2001).

Do cây ớt thường xuyên xuất hiện các bệnh ở các giai đoạn phát triển của
cây, nên người nông dân ra vườn theo giỏi cây hằng ngày nhằm phát hiện sớm bệnh
để phòng trị đạt hiệu quả cao. Bệnh cây ớt mắc phải trong quá trình thí nghiệm:

15


-

Bọ trỉ: phun CONFIDOR 100SL. Hoạt chất: Imidacloprid…100 g/L.
Hãng SX: Bayer. Pha 5 – 7 ml thuốc cho bình 8 lít. Chu kỳ 7 – 10
ngày/lần, từ 7 ngày sau khi trồng.

-

Vi khuẩn: phun STARNER 20WP. Hoạt chất: Oxolinic acid 20%. Hãng
SX: Bảo Vệ Thực Vật 1 Trung Ương. Pha 10gr với 8 L nước. Chu kỳ 7 –
10 ngày/lần, từ 7 ngày sau khi trồng.

-

Thán thư: phun VICARBEN 50 WP. Hoạt chất: Carbendazim. Hãng SX:
VIPESCO. Pha 5 – 7 ml cho bình 8 lít, phun ước đẩm vào gốc. Chu kỳ 7
– 10 ngày/lần, từ 30 ngày sau khi trồng (khi cây bắc đầu cho trái non).

-

Sâu hại: phun VITASHIELD 40EC. Hoạt chất: Chlorpyriphos 40% +
dung môi, phụ gia vừa đủ 100%. Hãng SX: Thanh Sơn Hóa Nông. Pha từ
15 – 20 ml cho bình 8 lít. Phun thuốc lúc sang sớm hoặc chiều mát. Thời

gian cách ly: Ngưng phun thuốc 14 ngày trước khi thu hoạch. Phun với
thời gian 15, 30 và 60 ngày sau khi trồng.

3.5 Các chỉ tiêu theo dõi
Các chỉ tiêu theo dõi sinh trưởng của cây được trình bày chi tiết ở Bảng 5.
Bảng 5 Chỉ tiêu và phương pháp xác định sinh trưởng và năng suất cây ớt

Chỉ tiêu
Chiều cao
Số nhánh
Sô hoa
Số trái
Trọng lượng

Cách theo dõi
Dùng thước đo từ gốc trên mặt đất của
chậu lên đến ngọn cao nhất của cây
Đếm số nhánh cây sinh ra từ thân chính
Đếm số hoa trực tiếp trên cây
Đếm tổng số trái chín của cây
Cân tổng trọng lượng trái của cây

30 ngày/lần
30 ngày/lần
Khi trái chín
Khi trái chín
(tấn/ha)

Năng suất =


Trong đó:

Chu kỳ
30 ngày/lần

1000 m2 trồng ớt là 4500 cây

3.6 Phương pháp thu và phân tích mẫu nước thải biogas và nước ao
3.6.1 Phương pháp thu mẫu nước thải biogas và nước ao
Nước thải biogas được sử dụng trong thí nghiệm khi túi ủ đã hoạt động ổn
định. Sử dụng túi nilong chứa nước thải đầu ra của hệ thống biogas để trữ lại, thu
mẫu lần 1 là từ 1 – 15 ngày sau khi bố trí thí nghiệm, thu mẫu lần 2 từ 15 – 30 ngày
bố trí thí nghiệm, thu mẫu đem về phòng thí nghiệm phân tích để theo dõi sự biến
động các thông số chất lượng nước với các chỉ tiêu: pH, NH4+, NO3-, PO43-, K+.

16


×