Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

hiệu quả của phân ureahua và ureaneb trên hiệu quả sử dụng đạm, sinh trưởng và năng suất lúa thu đông 2013 tại tam bình, vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT

PHẠM MINH NHẤT
NGUYỄN THÀNH ĐỦ

Đề tài
HIỆU QUẢ CỦA PHÂN UREA-HUA VÀ UREA-NEB
TRÊN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẠM, SINH TRƯỞNG
VÀ NĂNG SUẤT LÚA THU ĐÔNG 2013
TẠI TAM BÌNH, VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH KHOA HỌC ĐẤT

Cần Thơ - 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: KHOA HỌC ĐẤT
Đề tài:

HIỆU QUẢ CỦA PHÂN UREA-HUA VÀ UREA-NEB
TRÊN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẠM, SINH TRƯỞNG
VÀ NĂNG SUẤT LÚA THU ĐÔNG 2013
TẠI TAM BÌNH, VĨNH LONG



GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
TS. NGUYỄN MINH ĐÔNG

SINH VIÊN THỰC HIỆN:
PHẠM MINH NHẤT
MSSV: 3113659
KHOA HỌC ĐẤT K37 – TT1172A1
NGUYỄN THÀNH ĐỦ
MSSV: 3113626
KHOA HỌC ĐẤT K37 – TT1172A1

Cần Thơ - 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT

XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Xác nhận đề tài: “Hiệu quả của phân Urea-Hua và Urea-Neb trên hiệu quả sử dụng
đạm, sinh trưởng và năng suất lúa Thu Đông 2013 tại Tam Bình – Vĩnh Long” do
sinh viên Nguyễn Thành Đủ và Phạm Minh Nhất, lớp Khoa Học Đất Khóa 37 Bộ
Môn Khoa học đất, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại Học Cần
Thơ thực hiện 6-2013 đến 11-2013.
Nhận xét của Cán bộ hướng dẫn: ..............................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Kính trình Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thông qua.
Cần thơ, Ngày…..tháng..…năm 2014
Cán bộ hướng dẫn

TS. Nguyễn Minh Đông


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp chấp nhận đề tài: “Hiệu quả của phân
Urea- Hua và Urea-Neb trên hiệu quả sử dụng đạm, sinh trưởng và năng suất lúa
Thu Đông 2013 tại Tam Bình-Vĩnh Long” do sinh viên Nguyễn Thành Đủ và Phạm
Minh Nhất lớp Khoa Học Đất Khóa 37 Bộ Môn Khoa học đất, Khoa Nông nghiệp
và Sinh học ứng dụng, Trường Đại Học Cần Thơ thực hiện 6-2013 đến 11-2013.
Ý kiến đánh giá của Hội đồng: ..................................................................................
..................................................................................................................................

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp được đánh giá ở mức: ................................................................
Kính trình Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thông qua.
Cần thơ, Ngày..…tháng..…năm 2014
Chủ tịch Hội đồng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu và kết quả
được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình luận văn nào trước đây.
Tác giả luận văn

Phạm Minh Nhất

Nguyễn Thành Đủ


i


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng lên Cha, Mẹ suốt đời tận tụy vì tương lai và sự nghiệp của con.
Thành kính biết ơn:
Thầy Nguyễn Minh Đông đã tận tình hướng dẫn, cung cấp nhiều kiến thức quý báu
trong suốt quá trình tôi học tập cũng như nghiên cứu tại trường để hoàn thành tốt
luận văn tốt nghiệp.
Quí Thầy Cô và các Anh, Chị trong Bộ môn Khoa Học Đất - Khoa Nông nghiệp và
Sinh học ứng dụng luôn quan tâm và hỗ trợ tôi trong việc hoàn thành đề tài.
Chân thành biết ơn:
Quí Thầy Cô giảng dạy lớp Khoa học đất K37 đã nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt
những kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn hết sức quí báu cho chúng tôi và chân thành
gửi đến tập thể lớp Khoa học đất lời cảm ơn và chúc thành đạt trong cuộc sống.
Bạn: Trịnh Minh Đầy, Bùi Văn Động, Nguyễn Văn Tấn Em, Trần Anh Vũ, Tạ Văn
Hoàng, Lý Bao Bạc, Trần Thủ Lĩnh, Quách Thanh Toán, Đổng Kim Thoa, Mai Thị
Thùy Dung, Bùi Thị Hồng Thấm, Nguyễn Phương Thảo Vân, Nguyễn Hữu Tuấn,
Huỳnh Thị Minh Thư đã nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình thực hiện thí nghiệm
luận văn này.
Cho phép tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến công ty TNHH MTV Phân Bón Dầu
Khí Cà Mau, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi cũng như các sinh viên khác
hoàn thành tốt đề tài.
Trân trọng kính chào!
Phạm Minh Nhất
Nguyễn Thành Đủ

ii



LƯỢC SỬ CÁ NHÂN
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Phạm Minh Nhất
Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 02/01/1992
Nơi sinh: xã Hòa Mỹ, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau
Dân tộc: Kinh
Sinh năm: 1959

Cha: Phạm Minh Thống

Chổ ở hiện nay: Số nhà 346, Ấp Thị Tường, Xã Hòa Mỹ, Huyện Cái Nước, Tỉnh Cà
Mau.
Mẹ: Nguyễn Tuyết Phương

Sinh năm: 1968

Chổ ở hiện nay: Số nhà 346, Ấp Thị Tường, Xã Hòa Mỹ, Huyện Cái Nước, Tỉnh Cà
Mau.
Điện thoại di động: 01277 855 565
Email:
II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
Hệ đào tạo: Chính quy
Thời gian đào tạo: 2011-2015
Nơi học: Đại học Cần Thơ
Ngành học: Khoa Học Đất
Tên đề tài tốt nghiệp: “Hiệu quả của phân Urea-Hua và Urea-Neb trên hiệu quả sử
dụng đạm, sinh trưởng và năng suất lúa Thu – Đông năm 2013 tại Tam Bình – Vĩnh
Long”
Cần Thơ, ngày ….. tháng …...năm 2014

Người khai

Phạm Minh Nhất

iii


LƯỢC SỬ CÁ NHÂN
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Nguyễn Thành Đủ
Giới tính: Nam
Ngày sinh: 12 - 09 - 1993
Quê quán: Huyện Châu Phú, Tỉnh An Giang

Dân tộc: Kinh

Địa chỉ liên lạc: Số nhà 113, Tổ 4, Ấp Vĩnh Thành, Xã Thị Trấn Cái Dầu, Huyện
Châu Phú, Tỉnh An Giang.
Cha: Nguyễn Thành Công

Năm sinh: 1972

Chổ ở hiện nay: Số nhà 113, Tổ 4, Ấp Vĩnh Thành, Xã Thị Trấn Cái Dầu, Huyện
Châu Phú, Tỉnh An Giang.
Mẹ: Nguyễn Thị Phượng

Năm sinh: 1974

Chổ ở hiện nay: Số nhà 113, Tổ 4, Ấp Vĩnh Thành, Xã Thị Trấn Cái Dầu, Huyện
Châu Phú, Tỉnh An Giang.

Email:
Số điện thoại: 0945297009
II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
Hệ đào tạo: Chính quy
Thời gian đào tạo: 2011-2015
Nơi học: Đại học Cần Thơ
Ngành học: Khoa Học Đất
Tên đề tài tốt nghiệp: “Hiệu quả của phân Urea-Hua và Urea-Neb trên hiệu quả sử
dụng đạm, sinh trưởng và năng suất lúa Thu – Đông năm 2013 tại Tam Bình – Vĩnh
Long ”.
Cần Thơ, ngày ….. tháng …...năm 2014
Người khai

Nguyễn Thành Đủ

iv


Phạm Minh Nhất, Nguyễn Thành Đủ. 2014. Hiệu quả của phân Urea-Hua và UreaNeb trên hiệu quả sử dụng đạm, sinh trưởng và năng suất lúa Thu- Đông năm 2013
tại Tam Bình – Vĩnh Long. Luận văn Kỹ sư Khoa học đất, Khoa Nông nghiệp và
Sinh học ứng dụng, Trường Đại Học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: Ts. Nguyễn
Minh Đông.

TÓM LƯỢC
Những năm gần đây, với mục đích giảm thất thoát đạm (N) trong canh tác lúa, các
công ty sản xuất phân bón đã sử dụng nhiều chất nâng cao hiệu quả sử dụng N,
thuộc nhóm ức chế urease vào quá trình sản xuất phân bón. Tuy nhiên, hiệu quả
thực sự của các dòng phân bón chậm tan này trên hiệu quả sử dụng N và năng suất
lúa chưa được đánh giá đầy đủ. Vì vậy, đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu: đánh
giá hiệu quả của các chất ức chế urease, có nguồn gốc từ dịch chiết thực vật, được

bổ sung vào phân urea trên hiệu quả sử dụng N (N hấp thu từ phân bón,hiệu quả
nông học), sinh trưởng và năng suất lúa. Thí nghiệm trồng lúa được thực hiện vào
vụ Thu Đông 2013, trên nhóm đất phù sa không bồi, tại Tam Bình,Vĩnh Long. Các
nghiệm thức thí nghiệm được bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 lần lặp lại và
5 nghiệm thức: (1) không bón N (0%N), (2) bón urea hạt đục thông thường
(100%N), (3) bón Urea-Neb (75%N), (4) bón Urea-Hua (75%N), và (5) bón UreaNeb (50%N). Kết quả thí nghiệm cho thấy mặc dù bón giảm hàm lượng N xuống
còn 75%N, nhưng hàm lượng NH4+ trong đất cuối vụ lúa ở các nghiệm thức cón bổ
sung dịch chiết Urea-Neb vẫn duy trì cao và không khác biệt so với ở mức bón
100%N. Thậm chí còn cao ý nghĩa ở nghiệm thức 50%N-urea-Neb. Tuy nhiên, hiệu
lực của dịch chiết Hua thì không rõ trên hàm lượng N hữu dụng của đất. Kết quả thí
nghiệm cũng đưa ra cho ta thấy được hiệu quả sử dụng N và hiệu quả nông học ở
các nghiệm thức bón urease có bổ sung dịch chiết thực vật (Hua và Neb) liều lượng
N giảm còn 75%N và 50%N vẫn không giảm so với đối chứng (bón 100%N), thậm
chí còn có khuynh hướng cao hơn đối chứng. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy
rằng mặc dù giảm hàm lượng N bón xuống còn 75%N so với đối chứng (bón
100%N- phân urea thông thường) cộng thêm với việc bổ sung thêm chất ức chế
urease (Hua và Neb) vào phân urea hạt đục Cà Mau thì các chỉ tiêu về sinh trưởng
phát triển và thành phần năng suất lúa(chiều cao, số chồi, trọng lượng 1000 hạt, số
bông/m2, số hạt trên bông và phần trăm hạt chắc) ở các nghiêm thức giảm N (ureaHua 75%N và urea-Neb 75%N) vẫn không suy giảm. Kết quả năng suất lúa ở các
nghiệm thức urease (Hua va Neb) khi giảm liều lượng xuống còn 75%N thậm chí
còn 50%N thì vẫn cho ra năng suất tương đương với nghiệm thức đối chứng (bón
100%N).Qua các kết quả cho thấy ta có thể thay thế bón Urea thường bằng UreaHua và Urea-Neb khi liều lượng N có thể giảm xuống còn 50%N.

v


MỤC LỤC
Nội dung

Trang


LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................... i
LỜI CẢM TẠ.......................................................................................................... ii
LƯỢC SỬ CÁC NHÂN ......................................................................................... iii
TÓM LƯỢC............................................................................................................ v
MỤC LỤC ............................................................................................................. vi
DANH SÁCH HÌNH ............................................................................................ viii
DANH SÁCH BẢNG............................................................................................. ix
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ................................................................................. x
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG I. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Giới thiệu huyện Tam Bình – Vĩnh Long ........................................................... 2
1.1.1 Vị trí – địa lý .............................................................................................. 2
1.1.2 Điều kiện tự nhiên ...................................................................................... 2
1.2 Phân urea và sự mất N trên đất lúa ngập nước ................................................... 2
1.2.1 Phân urea thường........................................................................................ 2
1.2.2 Phân urea viên nén...................................................................................... 3
1.2.3 Sự mất N trong đất lúa ngập nước............................................................... 3
1.3 Các biện pháp hạn chế mất N............................................................................. 6
1.3.1 Dùng chất ức chế hoạt động của tảo............................................................ 6
1.3.2 Bón kết hợp với urea với muối Canxi, Magie, Kali ..................................... 7
1.3.3 Bón vùi sâu phân N viên nén ...................................................................... 7
1.3.4 Sử dụng phân N chậm tan ........................................................................... 7
1.3.5 Phân urea chậm tan có phủ lớp nhựa........................................................... 8
1.4 Biện pháp tiên tiến hạn chế mất N ..................................................................... 9
1.4.1 Phân urea kết hợp Neb ............................................................................... 9
1.4.2 Phân urea kết hợp Hua ............................................................................. 11

vi



CHƯƠNG II. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 Phương tiện ....................................................................................................
2.1.1 Phân bón..................................................................................................
2.1.2 Thuốc bảo vệ thực vật..............................................................................
2.1.3 Giống lúa.................................................................................................
2.1.4 Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm .................................................................

12
12
12
13
13

2.2 Phương pháp.................................................................................................... 13
2.2.1 Bố trí thí nghiệm....................................................................................... 13
2.2.2 Mô tả thí nghiệm ...................................................................................... 14
2.2.3 Biện pháp canh tác.................................................................................... 15
2.2.4 Các chỉ tiêu theo dõi ................................................................................. 15
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Diễn biến pH nước mặt .................................................................................... 17
3.2 Đặt tính đất cuối vụ ......................................................................................... 18
3.3 Sinh trưởng và phát triển ................................................................................. 19
3.3.1 Chiều cao cây lúa .................................................................................... 19
3.3.2 Số chồi cây lúa ......................................................................................... 20
3.3.3 Chỉ số SPAD ............................................................................................ 21
3.4 Thành phần năng suất và trọng lượng hạt......................................................... 22
3.4.1 Số bông trên mét vuông. ........................................................................... 22
3.4.2 Trọng lượng 1000 hạt. .............................................................................. 23
3.4.3 Số hạt trên bông........................................................................................ 23

3.4.4 Tỉ lệ hạt chắc ............................................................................................ 23
3.5 Tổng hấp thu đạm và hiệu quả sử dụng đạm trên lúa........................................ 24
3.5.1 Hàm lượng đạm hấp thu ........................................................................... 24
3.5.2 Hiệu quả sự dụng đạm trên lúa ................................................................. 24
3.6 Chỉ số thu hoạch HI và Năng suất thực tế ........................................................ 25
3.6.1 Chỉ số thu hoạch HI .................................................................................. 25
3.6.2 Năng suất thực tế ...................................................................................... 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ CHƯƠNG

vii


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

1.1

Phân Urea-Neb

9

1.2

Phân Urea-Hua


11

2.1

Sơ đồ bố trí thí nghiệm đồng ruộng Urea-Hua và Urea-Neb vụ
Thu Đông 2013 tại Tam Bình Vĩnh Long

14

3.1

Diễn biến pH nước mặt sau khi bón phân.

17

3.2

Hiệu quả của phân Urea-Hua và Urea-Neb trên chỉ số diệp lục tố
(SPAD) của lúa 10 ngày sau khi bón phân đợt 1 (20 NSS) và đợt
2 (30 NSS).

21

3.3

Hiệu quả của phân Urea-Neb và Urea-Hua trên năng suất lúa lúc
thu hoạch.

26


DANH SÁCH BẢNG
viii


Bảng

Tên bảng

Trang

2.2

Tính chất hóa học đất đầu vụ của ruộng thí nghiệm

12

2.3

Các nghiệm thức thí nghiệm

13

2.4

Lượng phân bón theo công thức khuyến cáo cho canh tác lúa vụ

15

Thu Đông
3.1


Tỷ lệ và thời điểm bón phân

15

3.2

Trị số pH và hàm lượng N hữu dụng (NH4+ và NO3-) trong đất

18

cuối vụ lúa
3.3

Ảnh hưởng các mức bón N lên chiều cao cây lúa

19

3.4

Ảnh hưởng các mức bón N lên số chồi cây lúa

20

3.5

Ảnh hưởng các mức bón N lên thành phần năng suất cây lúa

22


3.6

Hàm lượng N hấp thu trong lúa

24

3.7

Hiệu quả sử dụng N trên lúa

24

ix


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Viết đầy đủ

EC

ELectric Conductivity (độ dẫn điện)

et al.

Et alia. (and others) (và cộng sự)

REP


Replication (Lặp lại, đại diện)

ctv.

Cộng tác viên

ĐBSCL

Đồng Bằng Sông Cửu Long

LT

Lý thuyết

TKB

Trước khi bón

NSKB

Ngày sau khi bón

NSS

Ngày sau khi sạ

NT

Nghiệm thức


N

Phân đạm

TL

Trọng lượng

x


MỞ ĐẦU
Lúa là đối tượng cây trồng chính trong sản xuất nông nghiệp ở vùng Đồng
bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Yếu tố phân bón, trong đó việc sử dụng phân N là
nguyên nhân quan trọng nhất ảnh hưởng đến năng suất lúa. Tuy nhiên, hiệu quả sử
dụng N trên lúa thì rất thấp. Ngoài kỷ thuật canh tác không phù hợp, còn nhiều yếu
tố khác góp phần làm gia tăng hàm lượng N thất thoát, dẫn đến suy giảm hiệu quả
sử dụng N và năng suất lúa. Một nghiên cứu tại Philippines và Trung Quốc đưa ra
kết quả là tỷ lệ mất N từ sự bốc thoát NH3 trên đất lúa nước là 7 – 47% (Fillery và
ctv., 1996; Freney và ctv., 1981) và 9 – 39% (Cai và ctv., 1986). Ở đất lúa Đồng
bằng sông Cửu Long, lượng NH3 bốc hơi tính trên lượng N bón theo nghiên cứu của
Watanabe và ctv. (2009) là 0,5 - 19%, còn theo nghiên cứu của Dong và ctv. (2012)
trên đất ngập liên tục là 20,8% còn trên đất tưới khô ngập xen kẻ là 12,9%. Nguyên
nhân là do sự thủy phân nhanh urea dưới tác động của men urease thành ammonium
và trong điều kiện thích hợp, lượng lớn ammonium sẽ bốc thoát dưới dạng
ammonia. Vì lý do đó, các nhà sản xuất đã bổ sung các chất ức chế men urease vào
phân bón trong quá trình tạo hạt nhằm mục đích làm chậm quá trình thủy phân urea,
hạn chế thất thoát N, nâng cao hiệu quả sử dụng N trong canh tác lúa.
Các chế phẩm ức chế Urease được bổ sung trong phân N là những chất có tác dụng

ức chế hoạt động men urease, giúp nâng cao hiệu quả của phân N thông qua hạn chế
quá trình bay hơi và các chất dinh dưỡng được phân giải từ từ để cho cây trồng sử
dụng. Có rất nhiều chất ức chế urease được thêm vào phân bón như Agrotain (tên
thương mại hóa chất nBTPT - n-Butyl Thiophosphoric Triamide), Neb – 26, dịch
chiết thực vật Hua. Tuy nhiên, hiệu quả của các chất ức chế urease chưa cao mặc dù
đã được chứng minh là có hiêu quả tên cây trồng cạn (bắp, dưa bao tử ,…) Tuy
nhiên việc đánh giá thực sự trong canh tác lúa chưa được nghiên cứu nhiều, đặc biệt
là ở ĐBSCL.
Như vậy, vì những lí do trên đề tài “Hiệu quả của phân Urea-Hua và Urea-Neb trên
hiệu quả sử dụng đạm, sinh trưởng và năng suất lúa Thu- Đông năm 2013 tại Tam
Bình – Vĩnh Long” được thực nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng của phân N khi thay
thế bón phân Urea thông thường bằng Urea-Hua và Urea-Neb.

1


CHƯƠNG I
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Giới thiệu chung về huyện Tam Bình – Vĩnh Long
1.1.1 Vị Trí địa lí
Tam Bình là một huyện của tỉnh Vĩnh Long, nằm về phía Nam cách trung tâm
Thành phố Vĩnh Long 32 km, cách trung tâm TP.Hồ Chí Minh 162 km, và trung
tâm thành phố Cần Thơ 28 km. Diện tích đất tự nhiên là 279,72 km2. Phía Bắc tiếp
giáp với huyện Long Hồ, phía Nam giáp huyện Trà Ôn. Toàn huyện có 16 xã và
một thị trấn, dân số hơn 162.191 người, mật độ dân số là 562 người/ km2.
1.1.2 Điều kiện tự nhiên
Địa hình của huyện Tam Bình tương đối bằng phẳng, cao độ giữa các cùng
chênh lệch 0.3- 0,5 m từ phía Đông và Đông Bắc và thấp dần về phía Tây và tây
Nam, có cao trình 0,5 – 0,7 m so với mực nước biển nên rất thuận lợi cho dòng
chảy của nước phục vụ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Địa chất cấu tạo đất của

Tam Bình có loại đất mềm: Đất sét, đất cát và cát pha tạp chất hữu cơ. Thổ nhưỡng
có 3 nhóm đất: Đất phèn 17.849 ha (chiếm 67,51%), đất phù sa 83.845 ha (32,06%)
và đất giồng khoáng sản rất quý giá – đất sét với trữ lượng lớn thuận lợi dung làm
nguyên liệu cho việc xây dựng các nhà máy sản xuất gạch, ngói, gốm mỹ nghệ xuất
khẩu.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa mát mẽ quanh năm, có chế độ nhiệt tương đối cao
và dồi dào, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp và phát triển các vườn cây ăn trái
vùng nhiệt đới. Có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, khả năng tiêu rút tốt
nên ít bị tác hại do lũ hang năm gây ra. Hiện tại Tam Bình đã phát triển 3 vụ trồng
lúa trong năm, thuận lợi cho cơ giới hóa thâm canh tăng vụ.
1.2 Phân urea và sự mất đạm trong đất lúa ngập nước
1.2.1 Phân Urea thường
Phân urea có công thức CO(NH2)2 có chứa 46% N nguyên chất. Urea là loại
phân có tỷ lệ N cao nhất. Trên thị trường có bán 2 loại phân urea có chất lượng
giống nhau: Loại tinh thể màu trắng, hạt tròn, dễ tan trong nước, có nhược điểm là
hút ẩm mạnh. Loại có dạng viên, nhỏ như trứng cá. Loại này có thêm chất chống ẩm
nên dễ bảo quản, dễ vận chuyển nên được dùng nhiều trong sản xuất nông nghiệp.
Phân urê có khả năng thích nghi rộng và có khả năng phát huy tác dụng trên nhiều
loại đất khác nhau và đối với các loại cây trồng khác nhau. Phân này bón thích hợp

2


trên đất chua phèn. Phân urea cần được bảo quản kỹ trong túi pôliêtilen và không
được phơi ra nắng (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cục trồng trọt về tiến
bộ kĩ thuật và công nghệ phân bón, 2012).
1.2.2 Phân Urea viên nén
Viên urea này phụ thuộc vào kích thước của túi, sản xuất viên có trọng lượng
khác nhau với trọng lượng từ 0,9 – 2,7g. Kĩ thuật bón phân urea viên nén vùi sâu
cho lúa đã áp dụng thành công ở nhiều nước châu Á như Nhật Bản, Băngladesh,

Nepal,… trong nhiều năm qua do chúng cải thiện hiệu quả lượng N hữu dụng việc
giữ lượng N lớn nhất trong đất gần với rễ cây (Mohanty và ctv., 1999; Savant và
Stangel, 1990). Theo nghiên cứu của Lê Văn Huấn (2007) cho rằng viên N nén nhìn
chung sẽ hòa tan từ từ trong vòng một giờ và tạo ra nồng độ N cao ngay thời điểm
bón, một phần keo đất hấp phụ. Vùng đất có thành phần cơ giới nhẹ, việc thấm
nước của đất có thể gây ra sự di chuyển đáng kể của Nitơ xuống dưới. Sau khi bón
N, nếu có bất kì động tác nào làm thay đổi vị trí của điểm bón cũng có thể dẫn đến
sự di chuyển N phía trên và di chuyển theo dòng nước. Sau khi bón thì pH tăng, sau
đó giảm dần sau 46 ngày thì dừng lại. Viên N nén thường bị thủy phân sau bón 3 –
7 ngày. Ammonium được hình thành do quá trình thủy phân được duy trì ổn định
trong lớp đất khử và có xu hướng tích lũy lại ở điểm bón theo các tỷ lệ khác nhau
(NH4+ hòa tan, NH4+ trao đổi, NH4+ bị cố định).
Tỷ lệ dạng này thường thay đổi và chủ yếu phụ thuộc vào bản chất, số lượng
của keo đất. Đối với một loại đất điển hình thì lượng ammonium trao đổi cao hơn
lượng ammonium hòa tan và cao hơn lượng ammonium cố định. Theo thời gian
lượng ammonium biến đổi thông qua quá trình khuếch tán và tác động tương hỗ của
keo đất. Nói chung trong đất lúa ngập nước, sự di chuyển của ammonium xuống
keo đất lớn hơn chiều ngang và lên trên.
1.2.3 Sự mất đạm trong đất lúa ngập nước
Trong đất ngập nước, lượng phân N bón vào thường bị mất đi do nhiều
nguyên nhân khác nhau (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Theo Zhu (1980) khi bón phân
trên bề mặt ngay lúc cấy lượng N bị mất từ 30 – 70%. Theo Anbichandania và
Fatnalk (1959) ở India sau 42 ngày bón N vào đất lúa sẽ mất 60% nếu là SA và 75%
nếu là urea. Qua kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy rằng N mất ở ruộng
lúa do các nguyên nhân sau:
1.2.3.1 Sự mất đạm dạng NH3
Phân Urea là loại phân N chiếm ưu thế, được sử dụng trong hầu hết các quốc
gia trồng lúa. Khi urea được bón vào đất, nó nhanh chóng được thủy phân do hoạt

3



động xúc tác của men enzym urease để trở thành NH4+ dạng này dễ được cây lúa
hấp thu (De Datta, 1982). Sự thủy phân urea được xúc tác bởi enzym urease do
nhiều vi khuẩn, tảo, nấm,... tổng hợp nên men này và sử dụng nguồn N cho sự sinh
trưởng.
CO(NH2)2 + 2H2O

Enzyme Urease

2NH4+ + HCO3-

NH4+ qua những biến đổi:
NH3
NH4+ (dung dịch)

NH4+ (hấp thu)

NO2-(Ion nitrite)

NO3-(Ion nitrate)
Sự mất N dưới dạng NH3 xảy ra theo phản ứng thủy phân urea ở bề mặt đất.
Ion NH4+ được kết hợp với phân tử nước và chuyển đổi thành NH3 trong điều kiện
pH kiềm và chúng sẽ phát thải trong không khí. Nhân tố ảnh hưởng đến sự bay hơi
NH3 là pH và nhiệt độ trong nước, sự phát triển của tảo và cỏ dại dưới nước, sự phát
triển mùa vụ và đặc tính đất (De Datta, 1987). Một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng
đến sự bốc hơi ammonia là tốc độ gió, thời điểm bón và phương pháp bón phân,
liều lượng và dạng phân bón (Ngô Ngọc Hưng, 2009). Sự thủy phân urea gây ra pH
cao cùng với nồng độ NH3 cao sẽ gây độc cho cây trồng.
Thực tế có nhiều nghiên cứu cho rằng thành phần NH4+ và NH3 cân bằng trong

nước gọi chung là ammonical-N. Sự cân bằng giữa NH4+ và NH3 phụ thuộc rất lớn
vào pH. Nồng độ NH3 (trong dung dịch) thay đổi tỷ lệ với NH4+. NH3 này sẽ tăng 10
lần khi tăng 1 đơn vị pH của dung dịch lên đến 9 cụ thể là NH3 tăng lần lượt từ
0.1% đến 1%; 10%; 50% khi tăng pH từ 6 đến 7, 8, 9 (Freney và ctv., 1983). Do đó,
sự hình thành NH3 và sự bốc thoát NH3 tăng lên cùng với sự gia tăng pH. Theo
Wetselaar và ctv. (1997) đã ghi nhận phương trình tương quan như sau: pH = NH3
bốc hơi /[NH3 (lỏng) + NH4+ ] trong nước.
Theo nghiên cứu của Ferguson và ctv. (1984) cho rằng tại thời điểm pH = 7,5
có khoảng 7% ammonium chuyển sang ammonia. pH trên 7, cây trồng có thể bị
thiệt hại do sự hình thành một lượng lớn NH3 tự do, ức chế sự oxi hóa NO2- và làm
cho NO2- tích tụ lại (Gcurt, 1964). Sự bay hơi NH3 trong đất ngập nước biến động
đến 60% lượng N cung cấp (De Datta, 1985; Xing và Zhu, 2000). Một nghiên cứu
khác tại Philippines và Trung Quốc đưa ra kết quả là tỷ lệ mất N từ sự bốc thoát

4


NH3 trên đất lúa nước là 7 – 47% (Fillery và ctv., 1996; Freney và ctv., 1981) và 9 –
39% (Cai và ctv., 1986). Hay nghiên cứu của Lee và ctv. (2005) tại Hàn Quốc thì
lượng NH3 bốc thoát là 22,39 kgN/ha, chiếm khoảng 20% lượng phân N. Theo
Toufiq Iqbal (2005) cho rằng lượng NH3 bốc thoát hơi tăng cùng với sự tăng liều
lượng bón. Ở đất lúa Đồng bằng sông Cửu Long, lượng NH3 bốc hơi tính trên lượng
N bón theo nghiên cứu của Watanabe và ctv. (2009) là 0,5 - 19%, còn theo nghiên
cứu của Dong và ctv. (2012) trên đất ngập liên tục là 20,8% còn trên đất tưới khô
ngập xen kẻ là 12,9%.
1.2.3.2 Sự mất đạm dạng N2O và N2
Trong đất ngập nước, sự nitrate hóa và sự khử nitrate cũng là một trong những
cơ chế chủ yêu gây ra sự mất N. Quá trình nitrate hóa là quá trình oxi hóa các muối
ammonium đầu tiên thành nitrat:
Nitrosomonas


(NH4)2CO3 + 3O2

2HNO2 + CO2 + 2H2O
Nitrobacter

2HNO2 + O2

2HNO3

Nhân tố ảnh hưởng đến sự nitrate hóa là hàm lượng NH4+, độ thoáng khí của
đất, pH, ẩm độ đất. Quá trình khử nitrate là quá trình tách oxy khỏi nitrite, nitrate
dưới tác dụng của các vi khuẩn yếm khí (vi khuẩn khử nitrate).
HNO3

HNO2-

N2 O

N2 (Reddy và Patrick, 1986)

Tiến trình khử này phóng thích nitric oxide (NO2-), khí nitơ (N2), nitrous oxide
(N2O) (Garcia và Tiedje, 1982). Các yếu tố ảnh hưởng đến sự bốc thoát N2 là chế độ
nước. Đối với đất lúa nước ngập liên tục, điều kiện yếm khí thường xuyên, thiếu
Oxi làm hạn chế sự nitrate hóa. Ngược lại, sự khử nitrate được xem như là tiến trình
quan trọng của sự mất N trên loại đất này (Aulakh và ctv., 2001). Trên đất lúa, chỉ
có một lớp mỏng khoảng 10 cm đất mặt và vùng rễ là thoáng khí, trong phần còn lại
là đất yếm khí. Tầng đất có oxi, nơi xảy ra sự nitrate hóa thì rất mỏng và nitrate
nhanh chóng bị phân tán vào tầng đất yếm khí bên dưới, nơi mà sự khử xảy ra sự
khử nitrate, biến đổi NO3- thành N2O và N2 (Buresh và De Datta, 1990). Do điện

tích âm của keo sét nên NO3- dễ bị rửa trôi và trực di hơn NH4+ (Cho, 2003). Lượng
N mất do rửa trôi trong nông nghiệp từ 10% - 30% lượng phân N bón. Sự rửa trôi
phân N phụ thuộc vào đặc tính đất và phương pháp bón (Vlek và Craswell, 1979;
Velu và Ramanathan, 2000; Xing và Zhu, 2000). Theo Marko và ctv., (2002) cho ra
rằng có 98% N bị trực di là dạng NO3- N trong đất trồng đậu nành.

5


1.2.3.3 Sự rữa trôi
Đạm NO3- ít bị keo đất hấp phụ, vì vậy rất dễ bị rửa trôi (Ngô Ngọc Hưng và
ctv, 2004). Theo Kochino (1973) tổng kết những thí nghiệm đo lường từ năm 1928
– 1971 cho biết rằng sự mất N do rửa trôi từ 3,4 – 25,4% tổng lượng N bón vào đất.
Sự mất N do rửa trôi phụ thuộc vào cơ cấu đất, độ thấm lọc của đất, độ dốc của mặt
đất, đồng thời số lần bón cũng ảnh hưởng rõ rệt.
Theo Pandle và Adak (1971) cho rằng N mất do rửa trôi 11 – 33% khi bón nhiều lần
và 45 – 60% tổng lượng N bón một lần.
1.2.3.4 Sự chãy thoát
Do đặc tính của phân N là hòa tan và khuếch tán nhanh vào trong đất nên
lượng N mất do chảy thoát trên mặt ruộng một lượng đáng kể, lượng N mất này
thay đổi từ 2,6 – 5,6 kg N/ha tùy thuộc vào việc điều khiển chế độ nước và phân
bón (Singh, 1978).
1.2.3.5 Sự cố định của Ammonium
Dạng NH4+ ở đất lúa một phần nhỏ bị kẹp chặt giữa hai lá sét và của các loại
sét 2:1 (Vermiculite, Montmorillontine). Ion NH4+ đi vào những lá silic rồi sau đó
thực hiện phương thức trao đổi cation (Ngô Ngọc Hưng và ctv., 2004).
1.3 Các biện pháp hạn chế mất đạm
1.3.1 Dùng chất ức chế hoạt động của tảo, hoạt động men urease, sự nitrate hóa
và sự khử nitrate
Khi bón vào đất, urea chuyển sang dạng (NH4)2CO3 do sự thủy phân của men

urease. Sự biến đổi này làm tăng lượng NH4+ trong nước. Các hoạt động của tảo
tăng làm cho pH tăng. Chất ức chế hoạt động của tảo làm giảm hoạt động của tảo
tránh tăng pH nước từ đó làm giảm liều lượng bóc hơi NH3. Chất ức chế hoạt động
men urease hạn chế hoạt động của men này trước khi có sự thủy phân ở lớp đất mặt
để cho urea xuống các lớp đất sâu hơn (Byrnes và Freney, 1995). NH4+ phóng thích
chậm này sẻ được giữ trong các phức trao đổi cation trong đất (Peoples et al., 1995).
Sử dụng kết hợp chất ức chế men urease và chất ức chế hoạt động của tảo giảm
lượng bốc hơi ammonia từ 10 xuống còn 0,4 kgN/ha. Theo De Datta (1985) thí
nghiệm tại IRRI khi bón phân N kết hợp với phenylphosphorodiamidate (PPD)
giảm lượng bốc hơi NH3 12 – 22 kgN/ha. Theo Di và Cameron (2002) thử nghiệm
trong chậu khi bón phân urea có dùng chất ức chế sự nitrate hóa là dicyandiamide
(DCD) trên loại đất trồng cỏ cho chăn thả (Udic Haplustept) ở New Zealand cho

6


thấy lượng NO3- rửa trôi hàng năm giảm đến 59%, và ở nghiệm thức không sử dụng
DCD có lượng NO3- trong nước là 19,7 mgN/l vượt ngưỡng tiêu chuẩn nước uống.
Di và ctv. (2007) cũng bón kết hợp DCD với phân N trên bốn loại đất kết quả
là lượng bốc hơi N2O (trong thời gian hơn 69 - 137 ngày) giảm 61% - 73% so với
không có DCD (0,31 - 5,7 kgN2O/ha so với 1 - 20,9 kgN2O/ha). Yaseen và ctv.
(2005) dùng chất ức chế encapsulated calcium carbide (ECC) làm tăng năng suất
lúa so với bón NPK thông thường. Banerjee và ctv. (1990) thí nghiệm bón phân
urea 120 kg/ha với lô 30 m2 ở New Dehli, Ấn Độ có lượng bốc hơi N2 + N2O (sau
khi bón 2 - 10 ngày) là 4,1 gN/ha khi có trộn với ECC 20 kg/ha và 61,9 gN/ha khi
không có trộn. Thí nghiệm trên ruộng lúa được đưa ra bởi CSIRO (Commonwealth
Scientific and Industrial Research Organization) chỉ ra rằng việc sử dụng
encapsulated calcium carbide (ECC) có thể giảm sự khử nitrate đáng kể.
1.3.2 Bón kết hợp phân urea với các muối của Caxi, Magie, Kali dạng chloride
hay nitrate

Khi bón vào đất, urea chuyển sang dạng (NH4)2CO3 dẫn đến dể mất do sự bốc
hơi NH3. Nếu có muối Ca2+, Mg2+ chloride hay nitrate bón cùng với urea chúng sẻ
tạo thành NH4Cl hay NH4NO3. Khi được bón vào đất, K+ sẻ có tác động gián tiếp
đến sự bốc hơi NH3 do K+ trao đổi với Ca2+ làm tăng sự kết tủa CaCO3. Bón phân
CaP (monocalcium phosphate) với urea trong đất chua có lượng NH3 bay hơi ít hơn
kho bón Ca; bón CaCl2 + CaP + urea lượng bốc hơi NH3 ít hơn so với bón CaCl2 +
urea Fenn et al. (1990). Khanif et al. (1996) thí nghiệm trong phòng bón Ca2+,
Mg2+, K+ với urea 15N có tỉ lệ cation/N là 2 thì lượng bốc hơi NH3 là 13,1% so với
đối chứng (không bón cation) 36,9% và thí nghiệm ngoài đồng lượng bốc hơi NH3
tương ứng là 15,2% so với 27,7%.
1.3.3 Bón vùi sâu dạng đạm viên nén
Đây là biện pháp hiệu quả để giảm sự bốc hơi phân bón (Mikkelsen et al.,
1978). Có các dạng urea như: urea dạng hạt (prilled urea – PU), viên urea lớn (urea
large granule – ULG) và viên siêu urea (urea super granule – USG) có đường kính
trung bình lần lượt là 1,5, 7,0 và 11,5 mm. De Datta et al. (1984) dùng 15N thí
nghiệm ngoài đồng tại Viện nghiên cứu lúa Quốc tế cho thấy hiệu quả sử dụng N
cao hơn khi vùi viên nén. Theo Mohanty et al. (1998) cho biết bón vùi viên siêu
urea tăng hiệu quả sử dụng phân N và giảm lượng NH3 bốc hơi. Choudhury và
Kennedy (2005) trích dẫn số liệu từ Choudhury và Bhuiyan (1994) thí nghiệm ngoài
đồng tại Viện nghiên cứu lúa tại Bangladesh (BRRI) cho thấy bón vùi ở mức 87
kgN so với không vùi có năng suất là 4,6 so với 4,0 tấn/ha và hiệu quả nông học là
21,8 so với 14,9.

7


1.3.4 Sử dụng phân đạm chậm tan
Phân N chậm tan gồm các dạng sulfur-coated urea (SCU), polymer coated
urea (PCU), urea formaldehyde (UF), isobutylidene diurea (IBDU), crotonylidene
diurea (CDU), methylene urea (MU), neem-cake blended urea (NBU) và lac-coated

urea (LCU). Khi bón phân SCU làm giảm lượng bốc hơi NH3, làm tăng hiệu quả sử
dụng N (Keeney, 1982; De Datta, 1985). Bón phân SCU giảm sự khử nitrate
(Keeney, 1982) và giảm sự rửa trôi N (Keeney & Sahrawat, 1986). Bón phân dạng
NBU và LCU tăng sản lượng lúa so với bón thông thường (Sharma & Prasad, 1980;
Roy, 1988). Bón phân NBU trong điều kiện thiếu khí làm giảm lượng bốc hơi NH3
có ý nghĩa so với phân urea dạng hạt (Blaise & Prasad, 1997).
1.3.5 Sử dụng phân urea chậm tan có lớp phủ nhựa hay vật liệu nhiệt dẻ
Phân PCU được sản xuất bằng lớp phủ nhựa (resin) hay các vật liệu nhiệt dẻo
(thermoplastic). Ưu điểm của các vật liệu phủ này là có trọng lượng rất nhẹ (<1%),
hàm lượng N trong phân cao và kéo dài hiệu lực phân bón có thể lên đến 400 ngày
(Trenkel, 2010). Có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến phân bón này cho lúa.
Singh và ctv. (1995) thí nghiệm ngoài đồng ở nông tại của IRRI năm 1993 - 1994
khi bón hai loại phân PCU so với bón phân urea trên lúa có năng suất từ bằng đến
cao hơn 3 - 4 lần và hiệu quả sử dụng phân N ở mức cao từ 70 - 75% so với 50%.
Carreres và ctv. (2003) thí nghiệm ngoài đồng trên lúa năm 1998 - 2000 tại Tây Ban
Nha khi bón phân PCU (40% N) so với bón phân urea có năng suất (cho 2 vụ lúa) là
9,37 tấn/ha so với 8,19 tấn/ha và lượng N cây lúa hấp thu là 147,8 kg/ha so với
135,2 kg/ha. Shoji (2005) tổng hợp các kết quả nghiên cứu phân PCU trên đất lúa
tại Nhật Bản cho thấy hiệu quả hấp thu N của loại phân này đạt ở mức 79% hoặc
cao hơn. Tuy nhiên, Golden và ctv. (2009) cho biết khi bón loại phân PCU có tên là
Environmentally Smart Nitrogen cho năng suất thấp hơn so với phân urea dù giá
của nó đắt hơn. Gần đây, Yang và ctv. (2012) cho biết có một loại phân có lớp phủ
nhựa dẻo chứa 43% N được nông dân Trung Quốc chấp nhận bởi vì giá thấp và dễ
bón. Tác giả này cho rằng loại phân này có lượng phóng thích đến 80% lượng N
trong vòng 40 - 140 ngày nên được bón trong lúc làm đất và chỉ cần bón một lần
nên ít tốn công và quan trọng hơn là khi bón phân này trên ruộng của nông dân cho
năng suất lúa cao hơn khi bón urea ở 3 mức N 100, 200 và 300 kg/ha.

8



1.4 Biện pháp tiên tiến hạn chế mất đạm
1.4.1 Phân Urea kết hợp Neb

Hình 1.1 Phân Urea-Neb (Phạm Minh Nhất).
Đặc điểm chung: Dạng: hạt; Màu sắc: màu xanh; Mùi: hơi hăng
Chế phẩm Neb là một chế phẩm sinh học đã được Bộ NN&PTNT công nhận
và cho phép bổ sung vào danh mục phân bón. Trong thành phần của Neb có 24.8%
hữu cơ, 2 nguyên tố dinh dưỡng trung lượng Ca, Mg và 07 nguyên tố dinh dưỡng vi
lượng (Fe, Zn, Mn, B, Cu, Mo, Na). Ngoài ra, trong Neb còn có Mycorrhizae rất có
lợi cho sự phát triển của hệ rễ cây và tăng cường quá trình trao đổi chất giữa cây và
hệ đất. Neb có chức năng làm tăng dân số vi khuẩn và làm tăng lượng nitơ cố định.
Thông qua nghiên cứu sâu rộng, AGMOR đã phát triển sản phẩm bổ sung Neb
vào urea với tỷ lệ 0,7%o tương đương 7 lít dung dịch Neb trên 1 tấn urea. Neb làm
tăng lợi ích cho nông dân làm giảm lượng urea đến 50% mà không làm giảm năng
suất, đều này làm giảm chi phí cho nông dân tăng hiệu quả kinh tế.

Theo kết quả khảo nghiệm phân bón Urea-Neb của Tiến Sĩ Nguyễn Đăng
Nghĩa thực hiện thí nghiệm tại 6 huyện thuộc tỉnh Bắc Giang: Việt Yên, Tân Yên,
Hiệp Hòa, Lạng Giang, Lục Nam và Yên Dũng cho quả như sau:
Kết quả ứng dụng Urea-Neb trên cây lúa với quy mô 7.678 ha với 76.140 hộ
tham gia đã cho thấy Urea-Neb giúp cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, giảm sâu
bệnh và tăng thâm lợi nhuận 2.798.751đ/ha/vụ với giá lúa bán là 4.000đ/kg so với
mô hình đối chứng. Kết quả ứng dụng Urea-Neb trên cây dưa bao tử với quy mô 2,8
ha đã cho thấy Urea-Neb giúp cây dưa bao tử sinh trưởng phát triển tốt, giảm sâu
bệnh và tăng thâm lợi nhuận 2.798.751đ/ha/vụ với giá lúa bán là 4.000đ/kg so với
mô hình đối chứng.

9



Bên cạnh đó Tiến Sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa còn thực hiện thí nghiệm tại huyện
Cầu Kè, Châu Thành, Trà Vinh và cho kết quả khá tốt như sau:
Kết quả ứng dụng Urea-Neb trên cây lúa với quy mô 50 ha với 100 hộ tham
gia đã cho thấy Urea-Neb giúp cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, giảm sâu bệnh và
tăng thâm lợi nhuận 4.230.000đ/ha/vụ so với mô hình đối chứng. Kết quả ứng dụng
Urea-Neb trên cây bắp lai với quy mô 11,9 ha với 26 hộ tham gia đã cho thấy UreaNeb giúp cây bắp lai sinh trưởng phát triển tốt, giảm sâu bệnh và tăng thâm lợi
nhuận từ 2.500.000 – 3.500.000đ/ha/vụ so với mô hình đối chứng.
1.4.2 Phân Urea kết hợp Hua

Hình 1.2 Phân Urea-Hua (Nguyễn Thành Đủ).
Đặc điểm chung: Dạng: hạt; Màu sắc: màu trắng đục; Mùi: hơi hăng
Dịch chiết thực vật Hua được phát triển dựa trên nguồn thực vật bản địa của
Việt nam. Về bản chất, đây là hỗn hợp dịch chiết từ một số loài thực vật có khả
năng ức chế hoạt động của nhóm vi khuẩn ammonium hóa, qua đó làm chậm quá
trình chuyển phân N dạng ammonium NH4+ thành NH3. Ngoài ra dịch chiết Hua
cũng chứa thành phần ức chế men urease, giúp làm chậm lại quá trình chuyển phân
N dạng ammonium NH4+ thành NH3. Với việc kết hợp 2 cơ chế làm chậm quá trình
ammonium hóa, Hua đã được chứng minh trong phòng thí nghiệm là ức chế được
hoạt động của 8 chủng vi khuẩn ammonium hóa phân lập từ đất phù sa cổ Sông
Hồng ở mức cao (tính theo vòng vi khuẩn so với kháng sinh) và ức chế hoạt động
của enzyme urease 60- 80%. Dịch chiết cũng đã được sử dụng kết hợp với bón phân
Urea cho ruộng trống lúa và ngô tại một số vùng phía Bắc. Kết quả bước đầu cho
thấy một số dịch chiết có tác dụng ức chế quá trình mất N thể hiện qua lượng phân N
được sử dụng thấp hơn mà cây trồng vẫn duy trì, thậm chí sinh trưởng và phát triển tốt
so với đối chứng (Bùi Hữu Ngọc 2010; Đỗ Thanh Bình 2010).

10



Sản phẩm dịch chiết và các sản phẩm kết hợp phân N được tạo ra từ nguồn
nguyên liệu thực vật, được quản lý, giám sát dựa trên các phưưong pháp và nguyên
lý khoa học nên sẽ tiếp giảm được giá thành sản xuất, đồng thời chủ động được
nguồn cung cấp, sản phẩm có tính cạnh tranh cao về giá thành, chất lượng sản phẩm
và tính an toàn đối với môi trường. Sản phẩm dịch chiết trực tiếp góp phần giảm
lượng N sử dụng, hạn chế sự mất N vào môi trường nên sẽ là một sản phẩm góp
phần bảo vệ môi trường.

11


×