Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

ảnh hưởng của việc bón giảm lân đến hàm lượng lân hữu dụng trong đất và năng suất lúa tại ấp láng giài huyện hòa bình, tỉnh bạc liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
________________________________________

LÊ NGỌC NGÂN
VÕ THỊ NGỌC HIỀN

Đề tài
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BÓN GIẢM LÂN ĐẾN
HÀM LƯỢNG LÂN HỮU DỤNG TRONG ĐẤT
VÀ NĂNG SUẤT LÚA TẠI ẤP LÁNG GIÀI
HUYỆN HÒA BÌNH, TỈNH BẠC LIÊU

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: KHOA HỌC ĐẤT

Cần Thơ - 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
_____________________________________

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: KHOA HỌC ĐẤT

Đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BÓN GIẢM LÂN ĐẾN


HÀM LƯỢNG LÂN HỮU DỤNG TRONG ĐẤT
VÀ NĂNG SUẤT LÚA TẠI ẤP LÁNG GIÀI
HUYỆN HÒA BÌNH, TỈNH BẠC LIÊU
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

Ts. NGUYỄN MINH ĐÔNG

VÕ THỊ NGỌC HIỀN
MSSV: 3113631
KHOA HỌC ĐẤT K37 – TT1172A1
LÊ NGỌC NGÂN
MSSV: 3113651
KHOA HỌC ĐẤT K37 – TT1172A1

Cần Thơ - 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
_____________________________________

XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Chứng nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài “Ảnh hưởng của việc bón giảm lân đến
hàm lượng lân hữu dụng trong đất và năng suất lúa tại Ấp Láng Giài, Huyện Hòa
Bình, Tỉnh Bạc Liêu” do sinh viên Võ Thị Ngọc Hiền và Lê Ngọc Ngân, lớp Khoa
học đất Khóa 37, Bộ Môn khoa học đất, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng,
Trường Đại Học thực hiện từ tháng 01/2013 đến tháng 04/2014.

Ý kiến đánh giá của Cán bộ hướng dẫn: ....................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày…..tháng..…năm 2014
Giáo viên hướng dẫn

Ts. Nguyễn Minh Đông

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
_____________________________________

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp chấp nhận đề tài “Ảnh hưởng của việc
bón giảm lân đến hàm lượng lân hữu dụng trong đất và năng suất lúa tại Ấp Láng
Giài, Huyện Hòa Bình, Tỉnh Bạc Liêu” do sinh viên Võ Thị Ngọc Hiền và Lê Ngọc

Ngân, lớp Khoa học đất Khóa 37, Bộ Môn khoa học đất, Khoa Nông nghiệp và Sinh
học ứng dụng, Trường Đại Học thực hiện từ tháng 01/2013 đến tháng 04/2014.
Ý kiến đánh giá của Hội đồng: ..................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp được đánh giá ở mức: ................................................................
Kính trình Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thông qua.
Cần thơ, ngày ..… tháng ..… năm 2014
Chủ tịch Hội đồng

ii


LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đề tài “Ảnh hưởng của việc bón giảm lân đến hàm lượng
lân hữu dụng trong đất và năng suất lúa tại Ấp Láng Giài, Huyện Hòa Bình, Tỉnh
Bạc Liêu” là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu và kết quả trình bày

trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ tài liệu
nào nghiên cứu trước đây.
Tác giả luận văn

Võ Thị Ngọc Hiền

Lê Ngọc Ngân

iii


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng
Ba, Mẹ lòng biết ơn sâu sắc nhất, người đã hết lòng nuôi dạy con khôn lớn.
Thành kính biết ơn
Cố vấn học tập Nguyễn Minh Đông đã tận tình hướng dẫn, gợi ý và cho những lời
khuyên hết sức bổ ích trong việc nghiên cứu và hoàn thành quá trình thực tập.
Quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ cùng toàn thể quý thầy cô Bộ môn Khoa học
đất đã dìu dắt và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt các năm
học.
Chân thành biết ơn
Tất cả các cán bộ phòng phân tích Hóa – Lý đất, đã nhiệt tình giúp đỡ trong suốt
quá trình phân tích mẫu. Lời cảm ơn chân thành cũng xin gửi đến anh Vũ Văn
Long, chị Đoàn Thị Trúc Linh, chị Phạm Thị Mỹ Hạnh và các bạn lớp Khoa Học
Đất khóa 37 đã nhiệt tình chia sẻ, động viên và phối hợp phân tích mẫu trong quá
tình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Sau cùng, luận văn này sẽ không được hoàn thành nếu không nhận được sự cho
phép và hỗ trợ kinh phí từ dự án CLUES (Climate Change Affecting Land Use in
the Mekong Delta: Adaptation of Rice-based Cropping Systems), Bộ môn Khoa học
đất, Khoa Nông nghiệp và SHƯD, Trường Đại học Cần Thơ. Xin gửi lời cảm ơn

sâu sắc đến Ban giám đốc và điều phối dự án.
Trân trọng kính chào!
Lê Ngọc Ngân
Võ Thị Ngọc Hiền

iv


LƯỢC SỬ CÁ NHÂN

Phần I - LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Lê Ngọc Ngân

Giới tính: Nữ

Ngày sinh: 24/12/1993

Dân tộc: Kinh

Nơi sinh: Hậu Giang
Họ tên cha: Lê Văn Bé
Họ tên mẹ: Trần Thi Cẩm Lai
Quê quán: số nhà 191/1, Ấp Phú Lợi, Xã Tân Phú Thạnh, Huyện Châu Thành A,
Tỉnh Hậu Giang.
Phần II - QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA BẢN THÂN
1999 – 2004: học sinh trường Tiểu Học Tân Phú Thạnh, Châu Thành A, Hậu Giang
2004 – 2008: học sinh trường THCS Tầm Vu 2, Châu Thành A, Hậu Giang
2008 – 2011: học sinh trường THPT Tầm Vu 2, Châu Thành A, Hậu Giang
Năm 2011 - 2015: học tại Trường Đại học Cần Thơ, Chuyên ngành Khoa Học Đất Khoá 37 (2011 - 2015), Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng, Trường Đại học
Cần Thơ. Hệ đào tạo: Chính quy, Thời gian đào tạo: 2011-2015

Phần III - ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ
Ấp Phú Lợi, Xã Tân Phú Thạnh, Huyện Châu Thành A, Tỉnh Hậu Giang
Email: , điện thoại: 01246.565.965

v


LƯỢC SỬ CÁ NHÂN

Phần I - LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Võ Thị Ngọc Hiền

Giới tính: Nữ

Ngày sinh: 25/01/1991

Dân tộc: Kinh

Nơi sinh: Kiên Giang
Họ tên cha: Võ Hoàng Dân
Họ tên mẹ: Huỳnh Thị Ngọc Hương
Quê quán: Số 379, Ấp Tân Thọ, Xã Tân Hội, Huyện Tân Hiệp, Tỉnh Kiên Giang
Phần II - QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA BẢN THÂN
1997 – 2002: học sinh trường Tiểu Học Tân Hội, Tân Hiệp, Kiên Giang
2002 – 2006: học sinh trường THCS Tân Thành, Tân Hiệp, Kiên Giang
2006 – 2009: học sinh trường THPT Cây Dương, Tân Hiệp, Kiên Giang
Năm 2011 - 2015: học tại Trường Đại học Cần Thơ, Chuyên ngành Khoa Học Đất Khoá 37 (2011 - 2015), Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng, Trường Đại học
Cần Thơ. Hệ đào tạo: Chính quy, Thời gian đào tạo: 2011-2015
Phần III - ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ
Ấp Tân Thọ, Xã Tân Hội, Huyện Tân Hiệp, Tỉnh Kiên Giang

Email: , điện thoại: 01677.219299

vi


Võ Thị Ngọc Hiền và Lê Ngọc Ngân. 2014. Ảnh hưởng của việc bón giảm lân đến
hàm lượng lân hữu dụng trong đất và năng suất lúa tại Ấp Láng Giài, Huyện Hòa
Bình, Tỉnh Bạc Liêu. Luận văn tốt nghiệp đại học, Ngành Khoa học đất, Khoa Nông
nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: Ts.
Nguyễn Minh Đông.

TÓM LƯỢC
Nông dân huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu phần lớn trồng lúa 3 vụ trên năm và sử
dụng rất nhiều phân lân để bón cho cây lúa (60kg P2O5/ha/vụ). Qua nhiều năm
lượng lân tích lũy đáng kể trong đất canh tác lúa. Vì vậy, việc bón nhiều lân chẳng
những gây lãng phí phân bón mà còn có thể đem lại nguy cơ lân bị rửa trôi ra nguồn
nước, gây nên phú dưỡng lân. Đề tài được thực hiện nhằm: đánh giá ảnh hưởng của
việc bón giảm lân đến hàm lượng lân hữu dụng trong đất, lân hấp thu, khả năng sinh
trưởng, phát triển và năng suất lúa. Thí nghiệm đồng ruộng được thực hiện dài hạn
(Đông Xuân 2013, Hè Thu 2013, Thu Đông 2013 và Đông Xuân 2014) và bố trí
theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức bón lân: (NT1) không
bón lân, (NT2) đối chứng: 60kg P2O5/ha, (NT3) giảm 1/3 lân so với nông dân: 40kg
P2O5/ha, và (NT4) giảm 2/3 lân so với nông dân: 20kg P2O5/ha. Kết quả thí nghiệm
cho thấy, qua 3 vụ lúa liên tiếp (ĐX2013, HT2013, TĐ2013), việc không bón lân
cũng như giảm lượng lân cung cấp thì không ảnh đến hàm lượng lân hữu dụng trong
đất. Tuy nhiên, đến vụ ĐX2014, việc không bón lân (NT1) hoặc giảm 2/3 lân so đối
chứng (NT4) làm suy giảm ý nghĩa hàm lượng lân hữu dụng trong đất (14,2 mg
P/kg và 16,8 mg P/kg so với đối chứng 26,8 mg P/kg). Việc giảm thiểu lượng lân
bón thì không ảnh hưởng đến lượng lân hấp thu trong cây. Tương tự, chiều cao, số
chồi, thành phần năng suất (trọng lượng 1000 hạt, số hạt trên bông và số hạt chắc

trên bông) và năng suất lúa cũng không suy giảm ở các nghiệm thức không bón
hoặc bón giảm 1/3, 2/3 lân so với đối chứng. Tuy nhiên, trên cơ sở sự suy giảm hàm
lượng lân hữu dụng trong đất, nhằm đảm bảo độ phì nhiêu lâu dài của đất cũng như
tiết kiệm chi phí phân bón, việc bón giảm thiểu lân nên khuyến cáo chỉ giảm 1/3 so
với cách bón thông thường của nông dân ở Bạc Liêu.

vii


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... iii
LỜI CẢM TẠ......................................................................................................... iv
LƯỢC SỬ CÁ NHÂN............................................................................................. v
TÓM LƯỢC.......................................................................................................... vii
MỤC LỤC ........................................................................................................... viii
DANH SÁCH HÌNH ............................................................................................... x
DANH SÁCH BẢNG............................................................................................. xi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................. xii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................... 2
1.1. Sơ lược vùng nghiên cứu ................................................................................. 2
1.1.1. Vị trí địa lý .............................................................................................. 2
1.1.2. Đất đai, địa hình ...................................................................................... 2
1.1.3. Khí hậu.................................................................................................... 2
1.2. Dưỡng chất lân ............................................................................................... 3
1.2.1. Vai trò của lân đối với cây trồng.............................................................. 3

1.2.2. Hiện trạng lân trong đất ........................................................................... 4
1.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến độ hữu dụng của lân trong đất ................... 5
1.2.4. Khả năng hấp phụ và đệm lân .................................................................. 6
1.2.5. Sự lưu tồn lân trong đất ........................................................................... 7
1.3. Tình hình sử dụng phân lân trên đất canh tác lúa ở ĐBSCL ............................. 8
1.4. Phương pháp đánh giá hàm lượng lân trong đất ............................................... 9
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ....................................... 11
2.1. Phương tiện ................................................................................................... 11
2.1.1. Thời gian và địa điểm thí nghiệm .......................................................... 11
2.1.2. Vật liệu thí nghiệm................................................................................ 11
2.2. Phương pháp ................................................................................................. 11
2.2.1. Mô tả thí nghiệm ................................................................................... 11
2.2.2. Biện pháp canh tác ................................................................................ 12
2.2.3. Cách thu mẫu thí nghiệm ....................................................................... 12
viii


2.2.4. Các chỉ tiêu theo dõi .............................................................................. 14
2.2.5. Phương pháp phân tích và tính toán số liệu ............................................ 14
2.2.6. Xử lý số liệu .......................................................................................... 15
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................... 16
3.1. Đặc tính đất thí nghiệm ................................................................................. 16
3.2. Ảnh hưởng của bón giảm lân đến lân hữu dụng trong đất .............................. 17
3.2.1. Giai đoạn 30 ngày sau sạ ....................................................................... 17
3.2.2. Giai đoạn 60 ngày sau sạ ....................................................................... 18
3.2.3. Thời điểm thu hoạch .............................................................................. 19
3.3. Ảnh hưởng của bón giảm lân đến lân hấp thu trong cây................................. 20
3.3.1. Hàm lượng lân hấp thu trong rơm tại thời điểm thu hoạch ..................... 20
3.3.2. Hàm lượng lân hấp thu trong hạt tại thời điểm thu hoạch....................... 21
3.4. Ảnh hưởng của bón giảm lân đến sinh trưởng của lúa ................................... 22

3.4.1. Chiều cao giai đoạn 30 và 60 ngày sau sạ .............................................. 22
3.4.2. Số chồi giai đoạn 30 và 60 ngày sau sạ .................................................. 22
3.5. Ảnh hưởng của bón giảm lân đến năng suất lúa ............................................. 23
3.5.1. Thành phần năng suất ............................................................................ 23
3.5.2. Năng suất thực tế ................................................................................... 24
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

ix


DANH SÁCH HÌNH
Hình
Tự hình
2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm tại Xã Hòa Bình, Huyện Hòa Bình, Tỉnh
Bạc Liêu.

Trang
13

3.1

Hàm lượng lân hữu dụng giai đoạn 30 ngày sau sạ của Đông Xuân
2013, Hè Thu, Thu Đông và Đông Xuân 2014.

17

3.2


Hàm lượng lân hữu dụng giai đoạn 60 ngày sau sạ của Đông Xuân
2013, Hè Thu, Thu Đông và Đông Xuân 2014.

18

3.3

Hàm lượng lân hữu dụng giai đoạn thu hoạch của Đông Xuân 2013,
Hè Thu, Thu Đông và Đông Xuân 2014.

19

3.4

Hàm lượng lân hấp thu (%P2O5) trong rơm vụ Đông Xuân 2013, Hè
Thu, Thu Đông và Đông Xuân 2014.

20

3.5

Hàm lượng lân hấp thu (%P2O5) trong hạt vụ Đông Xuân 2013, Hè
Thu, Thu Đông và Đông Xuân 2014.

21

3.6

Chiều cao cây lúa ở giai đoạn 30 và 60 ngày sau sạ vụ Đông Xuân
2014.


22

3.7

Số chồi cây lúa ở giai đoạn 30 và 60 ngày sau sạ vụ Đông xuân
2014.

23

3.8

Năng suất thực tế (tấn/ha) vụ Đông Xuân 2013, Hè Thu, Thu Đông
và Đông Xuân 2014.

24

x


DANH SÁCH BẢNG
Bảng
1.1

Tên bảng
Đánh giá lân tổng số trong đất vùng ĐBSCL (Lê Văn Căn,
1978).

2.1


Mô tả các nghiệm thức trong thí nghiệm.

12

2.2

Chỉ tiêu và phương pháp phân tích mẫu.

14

3.1

Đặc tính đất thí nghiệm ở Hòa Bình - Bạc Liêu .

16

3.2

Thành phần năng suất lúa vụ Đông Xuân 2014.

23

xi

Trang
4


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CLUES


Climate Change Affecting Land Use in the Mekong Delta:
Adaptation of Rice-based Cropping Systems

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSS

Ngày sau sạ

NSTT

Năng suất thực tế

NT

Nghiệm thức

P - Olsen

Lân hữu dụng phân tích bằng phương pháp Olsen

TL


Trọng lượng

RCBD

Bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên

ĐX2013

Đông Xuân 2013

HT2013

Hè Thu 2013

TĐ2013

Thu Đông 2013

ĐX2014

Đông Xuân 2014

xii


MỞ ĐẦU
Trong sản xuất nông nghiệp, phân bón là một trong những vật tư quan trọng, góp
phần đáng kể làm tăng năng suất cây trồng, nâng cao chất lượng nông sản. Trong
đó, lân là nguyên tố quan trọng đứng thứ hai sau đạm. Do đó, đa số các loại cây
trồng ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đều được nông dân sử dụng phân lân

trong canh tác. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây ở ĐBSCL cho thấy việc bón
phân lân cho cây trồng, đặc biệt là cây lúa, lân không có sự đáp ứng về mặt chất
lượng đất cũng như năng suất cây trồng. Nhiều báo cáo trong và ngoài nước cho
thấy, việc bón nhiều phân lân có khả năng tích lũy lân trong đất cao ngay cả trên đất
hấp phụ lân cao, có thể dẫn đến mất cân đối dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sinh
trưởng của cây trồng. Theo các kết quả nghiên cứu ở ĐBSCL nói chung và Bạc
Liêu nói riêng, phân lân được bón cho cây trồng với liều lương cao dẫn đến sự gia
tăng hàm lượng lân hữu dụng trong đất nhưng không có đáp ứng đối với cây trồng.
Ngoài ra, việc bón nhiều lân không làm gia tăng hàm lượng lân hấp thu trong cây và
trong trái. Bên cạnh đó, bón nhiều phân lân làm cho chiều cao cây, đường kính thân,
sinh khối và năng suất cây trồng không gia tăng (Phạm Thị Phương Thúy và ctv.,
2011). Trong khu vực thâm canh lúa 3 vụ ở Hòa Bình, Bạc Liêu, phân bón hóa học
đã được sử dụng 30 năm trước đây. Kể từ đó nông dân tăng cường canh tác lúa từ 23 vụ trên năm và sử dụng rất nhiều phân lân. Sau khi thu hoạch lúa, một phần lượng
lân được lấy đi qua hạt và một phần lượng lân hấp thu trong rơm rạ sẽ được hoàn trả
lại cho đất. Vì vậy, qua nhiều vụ canh tác, một lượng lớn lân có thể tích lũy lại trong
đất thâm canh lúa (Đỗ Thị Thanh Ren, 1999). Điều này cho thấy, bón nhiều lân trên
đất canh tác lúa có thể gây lãng phí lượng lân bón, tăng chi phí trong sản xuất, giảm
hiệu quả kinh tế và gây ô nhiễm môi trường. Do đó, tìm hiểu việc bón giảm thiểu
lượng phân lân cho đất có ảnh hưởng như thế nào đến hàm lượng lân hữu dụng
trong đất, sự hấp thu lân, khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa là rất cần
thiết để làm cơ sở khoa học khuyến cáo việc bón phân lân cho lúa. Vì vậy đề tài
được thực hiện nhằm mục tiêu:
- Đánh giá ảnh hưởng của việc bón giảm thiểu lân đến lân hữu dụng trong đất và lân
hấp thu trong cây lúa.
- Đánh giá ảnh hưởng của bón giảm phân lân đến sinh trưởng và năng suất lúa.

1


CHƯƠNG 1

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1. Sơ lược vùng nghiên cứu
1.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Bạc Liêu nằm trên bán đảo Cà Mau, thuộc khu vực Đồng Bằng Sông
Cửu Long, với diện tích đất tự nhiên là 2.570 km2, chiếm gần 0.8% diện tích cả
nước. Phía Bắc giáp với Hậu Giang, phía Đông và Đông Bắc giáp với Sóc Trăng,
phía Tây Nam giáp với Cà Mau, phía Tây Bắc giáp với Kiên Giang, phía Đông
Nam giáp với Biển Đông với đường bờ biển dài 56 km. Có tọa độ từ 9o37’00’’ đến
9 o00’00’’ vĩ độ Bắc và từ 105o15’00’’ đến 105o52’30’’ kinh độ Đông.
1.1.2. Đất đai, địa hình
Đất đai: Ở tỉnh Bạc Liêu có các nhóm đất chính sau: đất phèn, đất mặn, đất
phù sa, đất cát, đất tác nhân. Trong đó, nhóm đất mặn và đất phèn chiếm khoảng 90
% diện tích của tỉnh. Đất mặn có diện tích 95.698 ha (chiếm tỷ lệ 38,4 %) phân bố
chủ yếu ở các huyện: Đông Hải, Vĩnh Lợi và thị xã Bạc Liêu. Đất phèn có diện tích
124.804 ha (chiếm tỷ lệ 51,7 %) phân bố chủ yếu trong nội địa, nơi có địa hình
thấp. Đất phù sa có diện tích 452 ha (chiếm 0,2 %), còn lại là đất tác nhân chiếm
11.330 ha (chiếm 4,6 %). Đất có khả năng trồng lúa, cây lâu năm, màu và cây công
nghiệp hàng năm là 98.295 ha, chiếm 38,1% tổng diện tích đất; đất có khả năng
trồng rừng, nuôi tôm, làm muối 125.546 ha, chiếm 48,6%.
Địa hình: Bạc Liêu có địa hình khá bằng phẳng, không có đồi, núi nên không
có các chấn động địa chất lớn. Địa hình chủ yếu là đồng bằng, sông rạch và kênh
đào chằng chịt. Địa hình có xu hướng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam và khu
vực nội đồng thấp hơn vùng gần biển, cao độ trung bình 0,3-0,6 m.
1.1.3. Khí hậu
Bạc Liêu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia thành hai
mùa rõ rệt: mùa khô (mùa nắng) bắt đầu từ tháng 10-11 năm trước đến tháng 4-5
năm sau; mùa mưa bắt đầu từ tháng 4-5 đến tháng 10-11. Nhiệt độ trung bình năm
28,50C, nhiệt độ thấp nhất trong năm là 210C (vào mùa mưa), nhiệt độ cao nhất
trong năm là 360C (vào mùa nắng). Số giờ nắng trong năm 2.500-2.600 giờ. Độ



ẩm trung bình mùa khô 80%, mùa mưa 85%. Vùng này ít chịu ảnh hưởng của bão
và áp thấp nhiệt đới; không chịu ảnh hưởng trực tiếp của lũ lụt của hệ thống sông
Cửu Long, nhưng lại chịu tác động mạnh của thuỷ triều biển Đông và một phần chế
độ nhật triều biển Tây.
1.2. Dưỡng chất lân
1.2.1. Vai trò của lân đối với cây trồng
Lân là nguyên tố cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
Trong tế bào thực vật, lân là nguồn cung cấp năng lượng cho các tiến trình sinh hóa
quan trọng của cây trồng như sự hấp thu dinh dưỡng, chuyển hóa và đồng hóa các
chất được hấp thu thành các hợp chất cần thiết cho cây. Lân cần thiết cho hầu hết
các quá trình sinh lý, sinh hóa xảy ra trong cây như quang tổng hợp, cố định đạm, ra
hoa, tạo hạt, thúc đẩy sự phát triển của rễ. Khi thiếu lân cây lúa kém phát triển, nở
bụi và trổ bụi chậm, cây lúa chín không hoàn toàn, tỷ lệ hạt xanh cao. Thiếu lân
năng suất cây trồng giảm nghiêm trọng, phần lớn đất ở Việt Nam nghèo lân, nên
việc bón lân rất có tác dụng (Bùi Đình Dinh và ctv.,1993). Khi cây thiếu lân, có
hiện tượng lân chuyển từ các lá già về các bộ phận non của cây, nên biểu hiện thiếu
lân ở cây trồng thường thể hiện ở lá già trước, lá có màu đỏ tím hay xanh nhạt. Cây
thiếu lân thường sinh trưởng chậm, yếu, đẻ nhánh kém, chín muộn, năng suất thấp,
phẩm chất hạt kém vì phần lớn lân được dự trữ trong hạt. Tỷ lệ lân trong cây có thể
cho biết nhu cầu lân tổng số của cây. So với các yếu tố dinh dưỡng đa lượng khác
thì nhu cầu lân của cây không cao, do tỷ lệ lân trong cây luôn biến động từ 0,1 đến
1,4% so với trọng lượng chất thô. Tỷ lệ lân còn tùy thuộc vào từng loại cây, thời kỳ
sinh trưởng và tùy bộ phận của cây trồng.
Theo Lê Văn Căn (1985), thiếu lân cây hút đạm vào và bị tích lũy trong lá ở
dạng đạm khoáng và không thể chuyển sang dạng protit được, trong quá trình trao
đổi của cây lân là chất cần thiết bậc nhất. Các quá trình hình thành và tích lũy
carbon hydrate, protid, chất béo,... điều có sự tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp của
lân. Đỗ Ánh (2003) cho rằng, đối với đất lân là một chỉ tiêu của độ phì đất “đất giàu

lân có độ màu mỡ cao và ngược lại, đất có độ màu mỡ cao đều giàu lân”. Vì vậy
giữa đất và lân có độ tương quan cao. Vì thế, nếu đất bị thiếu lân thì năng suất cây
trồng tăng tỷ lệ thuận với liều lượng phân lân bón vào đất. Đối với cây lúa cần lân
nhất là trong giai đoạn đầu, lân giúp rễ phát triển mạnh, ăn sâu lan rộng, giúp cây
đứng vững, hút được nhiều dưỡng chất khác trong đất. Thúc đẩy việc ra rễ bên đặc biệt
là lông hút nên phân lân thường được bón lót trước khi sạ, thiếu lân là một trong
những nguyên nhân làm lúa không trổ được. Khi lúa trổ khoảng 37-82 % thì chất
3


lân được chuyển lên hạt (Trần Văn Thuận, 2001).
1.2.2. Hiện trạng lân trong đất
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, hàm lượng lân tổng
số tại điểm thí nghiệm đạt rất cao trên 500 mg/kg chiếm 73% diện tích vùng khảo
sát (Debusk và ctv., 2001). Ngoài ra, trên vùng đất có hàm lượng lân cao (> 15
mgP/kg Bray 1), bón phân lân cho cây bắp hoặc cây bông vải không có hiệu quả.
Trên đất có hàm lượng lân trung bình và thấp (<15 mgP/kg), bón thêm lân có ảnh
hưởng đến sinh trưởng cây trồng nhưng vẫn không làm gia tăng năng suất (Cahill
và ctv., 2008). Ở ĐBSCL đất có lân tổng số trung bình trên các nhóm đất chính là
0,06% và hầu như không có sự biến động lớn trên các nhóm đất phù sa, phèn nhẹ,
phèn nặng. Trên nhóm đất phù sa nhiễm mặn có hàm lượng lân tổng số khá cao là
0,09%. Hàm lượng lân tổng số ở đất phù sa vùng Đồng Bằng Sông Hồng nhiều hơn
vùng ĐBSCL (Đỗ Thị Thanh Ren, 1999).
Bảng 1.1. Đánh giá lân tổng số trong đất vùng ĐBSCL (Lê Văn Căn, 1978).
STT

Mức độ

1


Rất nghèo

2

% P2O5

P2O5 Kg/ha (0-25cm)

0,01

300

Nghèo

0,01 – 0,05

300 – 1500

3

Trung bình

0,05 – 0,10

1500 – 3000

4

Giàu


0,10 – 0,20

3000 – 6000

5

Rất giàu

0,20

6000

Hiện nay, hiện trạng sử dụng phân lân trên đất canh tác lúa ở ĐBSCL chưa
được ai nghiên cứu, có một vài thí nghiệm được thực hiện trên đất trồng rau màu.
Đa số các loại cây trồng, phân lân được sử dụng với liều lượng rất cao mà chưa chú
ý đến đặc tính độ phì lân trong đất. Kết quả thí nghiệm của Nguyễn Thúy Quyên
(2010) cho rằng, hàm lượng lân trong lá mang trái của cây bắp đạt cao trên tất cả
các loại đất ở 4 tỉnh khảo sát, ở nghiệm thức không bón lân cho thấy hàm lượng lân
dễ tiêu ban đầu trong các loại đất này rất cao, dù không cung cấp thêm lân cho cây
nhưng cây vẫn hấp thu đủ lân. Ở Tiền Giang, nhiều ruộng khảo sát trong vùng trồng
rau chuyên canh có hàm lượng lân dễ tiêu (Bray 1) đạt rất cao từ 129-234 mg P/kg.
Bên cạnh đó, cũng có kết quả thí nghiệm cho thấy bón phân chuyên vùng cho cây
bắp lai tại Trà Vinh không có sự khác biệt về năng suất giữa lô có bón phân lân và
lô không bón lân, sự đáp ứng của bắp đối với phân lân rất thấp. Năng suất lô bón
thiếu lân (lô NK) đạt cao (7,6-9,8 tấn/ha) tương đương với lô bón đầy đủ NPK (7,49,2 tấn/ ha) (Nguyễn Mỹ Hoa và ctv., 2008). Cũng kết quả nghiên cứu gần đây của
4


Nguyễn Mỹ Hoa và ctv (2010) cho thấy, khảo sát hàm lượng lân dễ tiêu ở 4 vùng
trồng rau chuyên canh ở ĐBSCL cho thấy ở Chợ Mới-An Giang số mẫu đất có hàm

lượng lân dễ tiêu cao (20,5-87,2 mgP/kg) chiếm 71%; Bình Tân-Vĩnh Long số mẫu
đất có hàm lượng lân dễ tiêu cao (20,4-76,9 mgP/kg) chiếm 53 %; ở Châu ThànhTrà Vinh số mẫu đất có hàm lượng lân dễ tiêu cao (22,4-223,9 mg P/kg) chiếm 80%
và Thốt Nốt-Cần Thơ số mẫu đất có hàm lượng lân dễ tiêu cao (26,6-192 mg P/kg)
chiếm 91 %. Điều này dẫn đến hiện tượng tích lũy lân trong đất đã và đang diễn ra
gây lãng phí phân bón và chi phí sản xuất.
1.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến độ hữu dụng của lân trong đất
Loại khoáng sét: Theo Bajwa (1980) khoáng sét kaolinite có thể cố định 96
% lượng lân bón vào đất, trong khi amorphous allophonic cố định 88 %, halloysitric
86 – 88 %, beidellitric 84% và vermiculitic 77%. Kết quả nghiên cứu trước đây cho
thấy, sự cố định lân đạt rất cao trên 95% so với lượng phân lân bón vào ở đất có
hàm lượng lân dễ tiêu thấp đến trung bình và đạt thấp hơn dưới 95% so với lượng
lân bón vào ở đất có hàm lượng lân cao. Tùy thuộc vào sa cấu đất, hàm lượng lân cố
định tối đa trên đất có sa cấu sét và sét pha thịt là 400-714 mgP/kg; trên đất có sa
cấu thịt pha sét là 227-555 mgP/kg; trên đất cát pha thịt là 200-357 mgP/kg. Ngoài
ra, trên đất có sa cấu cát hàm lượng lân dễ tiêu đạt cao nhưng sự hấp phụ lân thấp
do đó cần chú ý giảm lượng phân lân bón cho cây trồng để tăng hiệu quả phân lân
và giảm tác hại môi trường (Phạm Thị Phương Thúy, 2012).
Thời gian phản ứng: Thời gian phân lân tiếp xúc với đất càng lâu, lượng lân
cố định càng lớn. Trên một số loại đất có khả năng cố định lân cao, thời gian này có
thể ngắn. Ngược lại, trên các loại đất khác thời gian sử dụng phân lân có thể kéo dài
đến một tháng hoặc đôi khi đến một năm. Vì vậy, theo loại đất có thể bón phân lân
một lần trong chu kỳ sinh trưởng của cây, hoặc chia ra làm nhiều lần bón (Đỗ Thị
Thanh Ren và ctv., 2004).
Ảnh hưởng của pH đất: Trong hầu hết các loại đất, độ hữu dụng của lân
trong đất đạt tối đa trong khoảng pH từ 5,5-7,0. Độ hữu dụng của lân giảm khi pH
nhỏ hơn 5,5 và cao hơn 7,0. Ở giá trị pH thấp, lân bị cầm giữ do phản ứng với Fe,
Al và các hydroxyt của lân. Khi pH lớn hơn 7,0 các ion Ca2+, Mg2+ sẽ hiện diện
cùng với các ion carbonate trong đất, sẽ làm kết tủa lượng lân bón vào, làm giảm độ
hữu dụng của lân (Đỗ Thị Thanh Ren, 1999). Lê Văn Căn (1985) cũng cho rằng pH
từ 5,4-6,8 rất thích hợp cho việc bón lân vì ở pH này chất lân không bị kết tủa hoặc

kết tủa rất ít.

5


Chất hữu cơ: Theo Đỗ Thị Thanh Ren và ctv., (2004), chất hữu cơ thường có
ít khả năng cố định ion phosphate. Sự phân hủy chất hữu cơ đi kèm với sự giải
phóng CO2. Chất CO2 sẽ hòa tan trong nước tạo thành H2CO3 có khả năng phá hủy
khoáng sét nguyên sinh. Trong đất kèm và trung tính CO2 có vai trò quan trọng làm
gia tăng sự hữu dụng của chất lân, và CO2 cũng làm gia tăng sự hữu dụng của chất
lân trên các loại đất chua nhẹ. Nhiều nghiên cứu cho rằng chất mùn trong đất làm
gia tăng độ hữu dụng của lân do: (1) Tạo thành phức chất phosphohumic cây thu
hut dễ dàng, (2) Sự thay thế anion phosphate bởi ion humic và (3) Chất mùn tạo lớp
vỏ bọc xung quanh các phần tử sesquioxide, vì vậy làm giảm khả năng cố định lân
của mùn.
Nhiệt độ: Theo Nguyễn Chí Thuộc (1974), trong điều kiện bình thường ở các
nước ôn đới sự khoán hóa lân hữu cơ tiến hành rất chậm chạp và lượng lân cung cấp
cho cây không đáng kể. Trái lại ở các nước nhiệt đới, nhiệt độ tương đối cao (35500C) nên quá trình khoáng hóa tăng lên và lân được cung cấp cho cây nhiều.
1.2.4. Khả năng hấp phụ và đệm lân
Sự hấp phụ lân trong đất có ảnh hưởng đến khả năng cung cấp lân dễ tiêu cho
cây trồng. Khi đất hấp phụ lân cao thì khả năng cung cấp lân dễ tiêu cho cây trồng
thấp. Khi đất hấp phụ lân thấp, khả năng rửa trôi ra môi trường cao. Còn khả năng
đệm lân được xem là sự cung cấp lân trong đất từ thành phần lân hấp phụ, lượng lân
hấp phụ của đất tăng thì lượng lân trong dung dịch đất tăng theo và ngược lại. Theo
nghiên cứu của Khan (2010) trên ba loại đất Gishkori, Tikken và Zindani ở Pakistan
cho thấy khả năng hấp phụ lân tối đa của đất Gishkori là 235,5 mg/kg cao hơn hai
loại đất còn lại, khả năng hấp phụ lân của đất Tikken và Zindani tương ứng là 152,8
mg/kg và 128,5 mg/kg. Việc hấp phụ lân của đất Gishkori cao là do có kết cấu đất
sét mùn, chứa nhiều muối hòa tan với tính dẫn điện khoảng 4 ds/m và tỷ lệ natri hấp
phụ cao trên 13.

Thí nghiệm của Đỗ Thị Thanh Ren (1993), thấy rằng hiệu quả của phân lân
khác nhau tùy theo loại đất và bị chi phối bởi khả năng hấp phụ lân của đất, khi gia
tăng liều lượng lân bón vào đất thì khả năng hấp phụ lân của đất gia tăng trên tất cả
các loại đất thí nghiệm. Bón lân với nồng độ thấp (50-100 mgP/kg) cho đất phù sa ở
Bình Đức An Giang thì 100% lân bị cố định dưới điều kiện oxy hóa. Trong dung dịch
đất, duy trì nồng độ lân trong dung dịch đất vào khoảng 0,12 ppm đã thích hợp cho sự
sinh trưởng của cây lúa để đạt được số chồi, chiều cao, trọng lượng chất khô và tổng
lượng lân cây hút tối đa, nồng độ lân hòa tan rất thấp thường là 0,2-0,5 mg/l, các loại
đất giàu lân có thể chứa 1 mg/l và cây có khả năng thu hút được lân từ những nồng độ
rất loãng (Đỗ Thị Thanh Ren, 1999). Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Mỹ Hoa (2011)
6


cho thấy, khả năng hấp phụ lân của các mẫu đất có hàm lượng lân dễ tiêu thấp và
trung bình có khả năng hấp phụ cao hơn các mẫu đất có hàm lượng lân dễ tiêu cao.
Nguyên nhân là do các mẫu đất có hàm lượng lân dễ tiêu cao thì các vị trí hấp phụ lân
đã giảm dần và gần như bão hòa. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Lê Văn Căn
(1978), cho rằng sự cố định lân thường xảy ra nhanh ở nồng độ thấp và tùy thuộc vào
đặc tính đất, khi nồng độ lân thêm vào càng tăng thì phần trăm lân hấp phụ giảm dần.
Khả năng hấp phụ anion của hầu hết đất nông nghiệp rất ít so với khả năng hấp phụ
cation. Tuy nhiên, một số khoáng đất và các keo đất vô định hình có khả năng hấp
phụ. Thành phần lân trong đất phù sa có P-Ca cao hơn đất phèn, lượng Al-P và Fe-P
thấp hơn đất phèn. Qua đó cho thấy đất có hàm lượng lân dễ tiêu thấp có khả năng
hấp phụ lân cao có thể do lượng Ca có trong đất phản ứng kết tủa tạo thành các hợp
chất lân ít hữu dụng như Dicalcium phosphate dyhydrate CaHPO4.2H2O, Octacacium
phosphate Ca2H2(PO4)6.5H2O và tricalcium phosphate Ca3(PO4)2.
1.2.5. Sự lưu tồn lân trong đất
Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, sự lưu tồn của các loại phân hỗn hợp N, P, K
có ảnh hưởng rất tốt đến sinh trưởng và năng suất đối với hầu hết các loại cây trồng.
Ảnh hưởng dinh dưỡng từ vụ lúa mì sang vụ bắp ảnh hưởng tốt đến năng suất, với

tổ hợp bón 60kg N-60kg P2O5-40kg K2O/ha bón trong vụ trước cung cấp cho vụ lúa
mì sang vụ bắp trồng tiếp theo đã thu được từ 1,8kg hạt bắp trên 1kg NPK bón
trong vụ trước. Tương tự 2,1kg hạt bắp thu được từ 1kg NPK ở tổ hợp bón 90kg N90kg P2O5-60kg K2O/ha và 3,1kg hạt bắp trên 1kg NPK từ mức bón 120kg N120kg P2O5-80kg K2O/ha cung cấp cho lúa mì vụ trước (Nguyễn Hoàng Anh Thư,
2008). Cũng theo nghiên cứu của Nguyễn Trường Lưu (2012), về hiệu quả phân lân
trên cây bắp nếp lai trên đất rau màu tại xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, Tỉnh An Giang
ở vụ 3, kết quả cho thấy việc bón phân lân ở các nghiệm thức 45 và 90kg P2O5/ ha
không có tác dụng làm gia tăng chiều cao cây, đường kính thân. Năng suất cây trồng
ở mức bón 90kg P2O5/ ha (14,3 tấn/ha) và mức bón 45kg P2O5/ha (13,9 tấn/ha) cao
hơn so với nghiệm thức không bón lân (13,9 tấn/ha) nhưng sự khác biệt này không
có ý nghĩa về mặt thống kê.
Ngoài ra, hiệu lực lưu tồn của lân trên đất lúa cũng được nhiều tác giả nghiên
cứu trên nhiều lọai đất khác nhau (Nguyễn Đăng Nghĩa, 1994; Võ Thị Gương
ctv,1997; và Đỗ thị Thanh Ren, 1999), các tác giả này cho rằng lân có hiệu quả lưu
tồn 2-3 vụ tùy loại đất và mức độ phân bón, hiệu quả của lân lưu tồn có thể ảnh
hưởng đến vụ lúa thứ 3 (trồng ở đất phèn Hòa An) với mức bón 90kg P2O5 /ha kết
hợp với 120kg N/ha ở vụ đầu và các vụ sau không bón lân, năng suất liên tục của 2
vụ lúa sau khác nhau không có ý nghĩa so với các nghiệm thức có bón lân ở vụ
7


trước. Trên đất phèn tiềm tàn tại Mỹ Trung Cái Bè Tiền Giang, việc bón phân với
liều lượng 10kg; 20kg; 30kg; 40kg/ha qua 4 vụ lúa thì vụ đầu ở nghiệm thức bón
20kg; 40kg cho năng suất khác biệt, còn các vụ sau cho năng suất tương đương
nhau từ đó cho thấy có khả năng lưu tồn lân qua các vụ còn lại (Đỗ Thị Thanh Ren
và ctv., 1993). Cũng kết quả của Đặng Kiều Nhân (1990), đánh giá hiệu quả lưu tồn
của các dạng phân lân trên đất phèn ở Mỹ Trung Cái Bè Tiền Giang cho thấy năng
suất lúa ở vụ 3 có chiều hướng trội hơn ở vụ 1, có thể do hiệu quả của các dạng
phân lân trong vụ thứ ba phần lớn có sự đóng góp của hiệu quả lưu tồn của 2 vụ
trước đó. Như vậy, việc bón phân lân ở mỗi vụ sẽ có khả năng tich lũy lân dẫn đến
lưu tồn lân từ những vụ trước sang vụ sau. Nhìn chung, sau vài vụ canh tác có thể

giảm liều lượng phân bón do hiệu lực lưu tồn của phân lân.
1.3. Tình hình sử dụng phân lân trên đất canh tác lúa ở ĐBSCL
Kết quả thí nghiệm trên đất phèn tại các địa phương khác nhau ở ĐBSCL của
Đỗ Thị Thanh Ren và ctv (1993) cho thấy, bón phân lân làm gia tăng hàm lượng lân
trong lúa so với nghiệm thức không bón lân: 0,% P2O5 so với 0,43% P2O5 trong
thân lá ở giai đoạn đâm chồi ; 0,5% P2O5 so với 0,4% P2O5 ở giai đoạn tượng khối
sơ khởi và 0,4% P2O5 so với 0,2% P2O5 ở giai đoạn hạt. Ngoài ra bón lân còn giúp
hấp thu nhiều kali ở giai đoạn đâm chồi (3,4% so với 2,8% K2O). Để đạt được hiệu
quả cao nhất, có thể bón lân với liều lượng 60kg P2O5/ha đối với apatite và từ 3060kg P2O5/ha cho super lân và phân lân nung chảy. Theo Nguyễn Đăng Nghĩa
(1994), liều lượng phân lân thích hợp và kinh tế nhất trên đất phèn nhẹ và phèn
trung bình ở vụ Đông Xuân là 40-60kg P2O5/ha và vụ Hè Thu là 60-80kg P 2O5/ha.
Trên đất phèn năng và phèn mới khai hoang cần bón liều lượng cao hơn (120-180kg
P2O5/ha) đối với vụ Đông Xuân và Hè Thu cần phải bón cao hơn nữa. Sau vài vụ
canh tác, liều lượng lân có thể bón giảm bớt do hiệu lực lưu tồn dư lân, nhưng sự
tồn dư này thể hiện yếu trên đất phèn nhẹ và rất yếu trên đất phèn trung bình và
nặng. Vì vậy trên cả 3 loại đất phèn này cần bón trực tiếp cho vụ sau (Võ Thị
Gương và ctv., 1997).
Ở ĐBSCL nhiều kết quả nghiên cứu từ trước đến nay cho rằng phân lân không
có hiệu quả rõ rệt trên đất phù sa. Ngược lại, có hiệu quả cao trên đất chua, đất phèn
và đất nghèo lân. Trên đất phèn sulphic tropaquepts có pH từ 3-5, hàm lượng lân
tổng số 0,1% P2O5 và lân dễ tiêu thấp (2,3mg/100g đất), bón phân lân làm tăng
năng suất lúa đáng kể, 1kg P2O5 bón vào làm gia tăng từ 13,7-15,5 kg lúa. Bón 1kg
lân có hiệu lực tương đương với 1ppm P2O5 có sẵn trong đất, bón lân dễ tiêu cho đất
chua chúng thường nhanh chóng chuyễn thành dạng phophat Fe, Al khó tiêu. Vì vậy
để năng cao hiệu lực của phân lân phải trung hòa độ chua của đất trước bằng cách
8


bón vôi, bón các loại phân kiềm nhằm hạn chế sự cố định lân của đất (Nguyễn Tử
Siêm (1997). Theo Đào Thế Tuấn (1988), lúa hấp thu lân mạnh nhất vào giai đoạn

đầu đâm chồi tích cực, ở giai đoạn này khả năng hấp thu lân có thể đạt 84% nhu cầu
lân của lúa. Ở giai đoạn mạ trước khi cấy lúa sử dụng hết lân dữ trữ trong hạt, bộ rễ
phải hút lân hòa tan trong dung dịch đất để phát triển. Vì vậy, giai đoạn đầu thiếu
lân lúa sẽ phát triển không tốt, hạn chế năng suất dù sao này có bón thúc nhiều lần
cũng không bù lại được. Đỗ Thị Thanh Ren (1992) cho rằng, muốn nâng cao hiệu
quả của phân lân nên bón khi đất đã ngập nước ít nhất 1-2 tuần lễ. Đối với những
loại đất có khả năng cố định lân cao do phản ứng kết tủa chiếm ưu thế, cần chia lân
ra nhiều lần bón dựa trên giai đoạn sinh trưởng thích hợp của lúa.
1.4. Phương pháp đánh giá hàm lượng lân trong đất
Để đáng giá hàm lượng lân dễ tiêu trong đất các kết quả phân tích sử dụng
thang đánh giá theo A.L. Page (1982) để đánh giá cho phương pháp Bray 1. Phương
pháp Olsen sử dụng thang đánh giá Cotteni et al (1982) để xác định cấp độ lân trong
đất khảo sát.
Phương pháp Bray 1
Như đánh giá của Page(1982) lân dễ tiêu theo phương pháp Bray 1 được chia
làm 4 cấp đánh giá như sau: nồng độ nhỏ hơn 3ppm lân được đánh giá rất thấp,
nồng độ từ 3-7ppm lân được đánh giá thấp, nồng độ từ 7-20ppm lân được đánh giá
trung bình, nồng độ lớn hơn 20ppm lân được đánh giá cao.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Mỹ Hoa (2011), cho thấy hàm lượng lân
dễ tiêu trong đất được phân tích bằng phương pháp Bray 1 ở các tỉnh như An Giang,
Vĩnh Long, Trà Vinh và Cần Thơ đạt rất cao, trên 50% mẫu đất có mức độ lân dễ
tiêu cao. Hàm lượng lân không có ở mức độ rất thấp còn mức độ thấp thì chiếm rất
ít ở 4 tỉnh khảo sát trong tổng số mẫu phân tích.
Phương pháp Olsen
Như đánh giá của Cotteni (1982) lân dễ tiêu trích theo phương pháp Olsen
được chia làm 5 cấp đánh giá như sau : đất có hàm lượng lân nhỏ hơn 5 ppm P được
đánh giá rất thấp, hàm lượng từ 5-10ppm P được đánh giá thấp, hàm lượng từ 1018ppm P được đánh giá trung bình, 18-25ppm P được đánh giá cao, hàm lượng lớn
hơn 25ppm P được đánh giá rất cao.
Ở các tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long, An Giang và Cần Thơ hàm lượng lân dễ tiêu
đạt rất cao bằng phương pháp phân tích Olsen. Trên các loại đất ở 4 tỉnh khảo sát

không có hàm lượng lân ở mức rất thấp và mức độ thấp chỉ có ở Vĩnh Long. Kết
9


quả thí nghiệm của Nguyễn Mỹ Hoa (2011), cho rằng hàm lượng lân dễ tiêu tối đa
của 4 tỉnh khảo sát trên được phân tích bằng phương pháp Olsen cao hơn phương
pháp Bray 1. Nếu phân tích theo phương pháp Olsen thì hàm lượng lân dễ tiêu trích
được nhiều hơn phương pháp Bray 1 và số mẫu được đánh giá giàu đạt cao hơn so
với Bray 1.

10


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

2.1. Phương tiện
2.1.1. Thời gian và địa điểm thí nghiệm
Thí nghiệm đồng ruộng, trồng lúa dài hạn được thực hiện tại Ấp Láng Giài,
Thị trấn Hòa Bình, Huyện Hòa Bình, Tỉnh Bạc Liêu. Đất thí nghiệm thuộc nhóm
đất phù sa không bồi, trước đây bị xâm nhập mặn, canh tác 3 vụ lúa trong năm. Đặc
tính hóa lý đất trước khi tiến hành thí nghiệm trồng lúa được trình bày trong Bảng
3.1. Thí nghiệm bón giảm lân dài hạn được tiến hành từ vụ Đông Xuân 2011-2012.
Việc thu mẫu và phân tích các chỉ tiêu được thực hiện từ vụ Đông Xuân 2012-2013
và kết thúc vào vụ Đông Xuân 2013-2014.
2.1.2. Vật liệu thí nghiệm
Giống lúa: Giống lúa sử dụng trong thí nghiệm là giống lúa nguyên chủng
OM7347, có thời gian sinh trưởng từ 90-100 ngày.
Phân bón: Các loại phân bón được sử dụng gồm các loại phân đơn: urea
(46%N) super lân (16% P2O5) và phân KCl (60% K2O).

Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm: Dụng cụ lấy mẫu đất ngoài đồng và trong
phòng thí nghiệm bao gồm: khoan lấy mẫu, dao mũi nhọn, bọc nylon, viết pentus,
sổ sách ghi chép. Các trang thiết bị dùng cho phân tích mẫu thuộc phòng phân tích
Hóa Lý–Phì nhiêu đất, Bộ môn Khoa học đất, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng
dụng, Trường Đại học Cần Thơ, gồm: Máy đo pH và EC cầm tay, máy đo ẩm độ
hạt lúa, máy lắc, máy ly tâm, cân phân tích, tủ sấy, sử dụng thước kéo để đo chiều
cao cây lúa, hóa chất, bình định mức, micropipette và máy so màu.
2.2. Phương pháp
2.2.1. Mô tả thí nghiệm
Đề tài được thực hiện bắt đầu từ vụ lúa thứ tư (Đông Xuân 2012-2013) của dự
án CLUES. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên
(RCBD), gồm 4 nghiệm thức và 3 lần lặp lại. Mỗi nghiệm thức được bón phân lân
với các mức bón khác nhau (Bảng 2.1).


×