Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

ảnh hưởng của tưới tiết kiệm và bón giảm lân đến đặc tính hóa học đất, nước và năng suất lúa đông xuân tại xã láng giài,huyện hòa bình,tỉnh bạc liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
____________________________________

NGUYỄN THỊ TRÚC
NGUYỄN THỊ MỘNG KHA

Đề tài
ẢNH HƯỞNG CỦA TƯỚI TIẾT KIỆM VÀ BÓN GIẢM
LÂN ĐẾN ĐẶC TÍNH HÓA HỌC ĐẤT, NƯỚC VÀ
NĂNG SUẤT LÚA ĐÔNG XUÂN TẠI XÃ LÁNG
GIÀI,HUYỆN HÒA BÌNH,TỈNH BẠC LIÊU

Luận văn tốt nghiệp

NGÀNH KHOA HỌC ĐẤT

Cần Thơ - 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
_______________________________________

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: KHOA HỌC ĐẤT
Đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA TƯỚI TIẾT KIỆM VÀ BÓN


GIẢM LÂN ĐẾN ĐẶC TÍNH HÓA HỌC ĐẤT,
NƯỚC VÀ NĂNG SUẤT LÚA ĐÔNG XUÂN
TẠI XÃ LÁNG GIÀI, HUYỆN HÒA BÌNH,
TỈNH BẠC LIÊU

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

TS. NGUYỄN MINH ĐÔNG

NGUYỄN THỊ TRÚC
KHOA HỌC ĐẤT K37-TT1172A1
MSSV: 3113683
NGUYỄN THỊ MỘNG KHA
KHOA HỌC ĐẤT K37-TT1172A1
MSSV:3113636


Cần Thơ - 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
_______________________________________

XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Xác nhận đề tài “Ảnh hưởng của tưới tiết kiệm và bón giảm lân đến đặc tính hóa
học đất, nước và năng suất lúa Đông Xuân tại Xã Láng Giài,Huyện Hòa Bình, Tỉnh

Bạc Liêu” do sinh viên Nguyễn Thị Trúc và Nguyễn Thị Mộng Kha, lớp Khoa học
đất K37, Bộ môn Khoa học đất , Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng trường
Đại Học Cần Thơ thực hiện từ tháng 01-2014 đến 04-2014.
Ý kiến của cán bộ hướng dẫn: ...................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày…..tháng..…năm 2014
Giáo viên hướng dẫn

Ts. Nguyễn Minh Đông


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
_______________________________________


XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận đề tài “Ảnh hưởng của tưới tiết
kiệm và bón giảm lân đến đặc tính hóa học đất, nước và năng suất lúa Đông Xuân
tại Xã Láng Giài,Huyện Hòa Bình, Tỉnh Bạc Liêu” do sinh viên Nguyễn Thị Trúc
và Nguyễn Thị Mộng Kha, lớp Khoa học đất K37, Bộ môn Khoa học đất , Khoa
Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng, Trường Đại Học Cần Thơ thực hiện từ tháng
01/2014 đến 04/2014.
Ý kiến đánh giá của Hội đồng: ..................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp được đánh giá ở mức: ................................................................
Kính trình Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thông qua.
Cần Thơ, ngày…..tháng..…năm 2014
Chủ tịch Hội đồng


LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đề tài “Ảnh hưởng của tưới tiết kiệm và bón giảm lân đến

đặc tính hóa học đất, nước và năng suất lúa Đông Xuân tại Xã Láng Giài,Huyện
Hòa Bình, Tỉnh Bạc Liêu” là công trình nghiên cứu của bản thân chúng tôi. Các số
liệu và kết quả trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ tài liệu nào nghiên cứu trước đây.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Trúc

Nguyễn Thị Mộng Kha

i


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng:
Cha, mẹ đã suốt đời tận tụy vì sự nghiệp và tương lai của con.
Thành kính biết ơn:
Thầy Nguyễn Minh Đông, thầy Châu Minh Khôi, thầy Nguyễn Văn Quí đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ và động viên em trong suốt thời gian thực hiện đề tài và hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
Chân thành biết ơn:
Thầy Nguyễn Minh Đông, cố vấn học tập lớp Khoa học đất khóa 37 đã quan tâm,
động viên chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Toàn thể quí thầy cô, anh chị Bộ môn Khoa học đất cùng toàn thể quí thầy cô khoa
Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ đã dìu dắt, truyền đạt
kiến thức quí báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập. Lời cảm ơn trân trọng
cũng xin giành gửi tới các chị Đoàn Thị Trúc Linh, Chị Phạm Thị Mỹ Hạnh, anh
Vũ Văn Long, anh Huỳnh Thiện Khiêm đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình
thực hiện đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các bạn sinh viên lớp Khoa học đất khóa 37 đã chia
sẻ và động viên tôi trong thời gian học tập và thực hiện đề tài này.

Sau cùng, luận văn này sẽ không được hoàn thành nếu không nhận được sự cho
phép và hỗ trợ kinh phí từ dự án CLUES (Climate Change Affecting Land Use in
the Mekong Delta: Adaptation of Rice-based Cropping Systems), Bộ môn Khoa học
đất, khoa Nông nghiệp & SHƯD, Trường Đại học Cần Thơ. Xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc đến Ban giám đốc và điều phối dự án.
Cần Thơ, ngày 01 tháng 11 năm 2014
Nguyễn Thị Trúc
Nguyễn Thị Mộng Kha

ii


LƯỢC SỬ CÁ NHÂN
Phần I - LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên : Nguyễn Thị Trúc

Giới tính: Nữ

Quê quán: Kiên Giang

Dân tộc : Kinh

Ngày sinh: 18/11/1988
Nơi sinh: Kiên Giang
Họ tên cha: Nguyễn Văn Thành
Họ tên mẹ: Nguyễn Thị Ngọc
Địa chỉ: Ấp Vĩnh Chánh , Xã Hòa Chánh, Huyện U Minh Thượng, Tỉnh Kiên Giang
Phần II - QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA BẢN THÂN
1997-2000: Trường Tiểu học Xẻo Già
2000-2002: Trường Tiểu học Vĩnh Chánh 2

2002-2003: Trường Trung học cơ sở Vĩnh Hòa
2003-2006: Trường Trung học cơ sở Hòa Chánh
2006-2009: Trường Trung học phổ thông Gò Quao
2011-2015: Trường Đại học Cần Thơ, ngành Khoa Học Đất, Khóa 37, Khoa Nông
nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ.
Hệ đào tạo: Chính quy, Thời gian đào tạo: 2011-2015.
Phần III - ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ
Ấp Vĩnh Chánh, Xã Hòa Chánh, Huyện U Minh Thượng, Tỉnh Kiên Giang
Email: ; điện thoại: 01298.770.808

iii


LƯỢC SỬ CÁ NHÂN
I - LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên : Nguyễn Thị Mộng Kha

Giới tính: Nữ

Quê quán: Sóc Trăng

Dân tộc : Kinh

Ngày sinh: 19/11/1993
Nơi sinh : Sóc Trăng
Họ tên cha: Nguyễn Hồng Giang
Họ tên mẹ: Diệp Thị Loan Hương
Địa chỉ: Ấp Mỹ Khánh A, Xã Long Hưng, Huyện Mỹ Tú, Tỉnh Sóc Trăng.
Phần II - QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA BẢN THÂN
1999-2004: Trường Tiểu học Long Hưng A

2004-2008: Trường Trung học cơ sở Long Hưng
2008-2011: Trường Trung học phổ thông Huỳnh Hữu Nghĩa
2011-2015: Trường Đại học Cần Thơ, ngành Khoa Học Đất, Khóa 37, Khoa Nông
nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ.
Hệ đào tạo: Chính quy, Thời gian đào tạo: 2011-2015.
Phần III - ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ
Ấp Mỹ Khánh A, Xã Long Hưng, Huyện Mỹ Tú, Tỉnh Sóc Trăng.
Email: ; điện thoại: 01679.550.304

iv


Nguyễn Thị Trúc và Nguyễn Thị Mộng Kha. 2014. Ảnh hưởng của tưới tiết kiệm và
bón giảm lân đến đặc tính hóa học đất, nước và năng suất lúa Đông Xuân tại Xã
Láng Giài,Huyện Hòa Bình, Tỉnh Bạc Liêu. Luận văn tốt nghiệp đại học, Ngành
Khoa học đất, Khoa Nông nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần
Thơ. Cán bộ hướng dẫn: Ts. Châu Minh Khôi và Ts. Nguyễn Minh Đông.

TÓM LƯỢC
Ảnh hưởng của tưới tiết kiệm và bón giảm phân lân đến đặc tính hóa học đất, nước
và năng suất lúa chưa được nghiên cứu nhiều ở ĐBSCL. Đề tài được thực hiện
nhằm: khảo sát hiệu quả của biện pháp tưới tiết kiệm và bón giảm lân trên đặc tính
hóa học đất, nước và năng suất lúa ở vụ Đông Xuân tại Láng Giài, Hòa Bình, Tỉnh
Bạc Liêu. Thí nghiệm được bố trí theo lô chính - phụ với 3 lần lặp lại. Lô chính
gồm các nghiệm thức quản lý nước với 3 mức độ tưới: (1) ngập liên tục (CF), (2)
tưới khi mực nước giảm 15 cm (AWD-15 cm) và (3) tưới khi mực nước giảm 30
cm so với mặt ruộng (AWD -30 cm). Lô phụ gồm các nghiệm thức lân: (1) không
bón phân P, (2) bón theo nông dân (60kg P2O5/ha), (3) bón giảm 1/3 so nông dân
(40kg P2O5/ha), (4) bón giảm 2/3 so nông dân (20kg P2O5/ha). Kết quả nghiên cứu
cho thấy: tưới tiết kiệm không ảnh hưởng đến một số tính chất đất, nước như pH

đất, pH nước, P hòa tan, P hữu dụng và N hữu dụng; tuy nhiên, tưới tiết kiệm làm
gia tăng ý nghĩa trị số EC của đất (1,2 mS/m-hạ 15 cm và 1,3 mS/m-hạ 30 cm) so
với tưới ngập liên tục (0,9mS/m), và trị số EC trong nước ruộng (2,5 mS/m-hạ
15cm và 2,9mS/m-hạ 30cm cao hơn so với ngập liên tục 2,4 mS/m). Tưới tiết kiệm
giúp gia tăng sự hấp thu N trong hạt (1,08 %N) có ý nghĩa so với ngập liên tục (1,03
%N), nhưng không có ảnh hưởng đến P hấp thu trong cây củng như năng suất và
thành phần năng suất lúa. Năng suất lúa ở nghiệm thức tưới liên tục 5,1 tấn/ha,
tương đương với nghiệm thức tưới tiết kiệm đạt 4,9 tấn/ha. Các mức độ bón phân
lân cũng không làm ảnh hưởng đến pH nước, EC nước, P hòa tan, pH đất, EC đất,
N hữu dụng, N hấp thu củng như năng suất và thành phần năng suất lúa. Nhưng làm
giảm P hữu dụng và P hấp thu trong thực vật có ý nghĩa. P hữu dụng ở nghiệm thức
0P (12,0-16,9 mgP/kg) thấp hơn so với bón 60P (25,0-29,2 mgP/kg), nhưng lại
không có khác biệt so với bón 40P và 20P. Tương tự P hấp thu ở nghiệm thức 0P
(0,7 %P2O5) thấp hơn so với nghiệm thức bón 60P (0,8 %P2O5) và củng không có
khác biệt so với bón 40P và 20P. Do đó có thể tưới khi mực nước hạ 15cm và bón
giảm phân lân ở mức 40 kg P2O5 được xem là ngưỡng an toàn cho canh tác lúa.

v


MỤC LỤC

Nội dung

Trang

LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................. i
LỜI CẢM TẠ........................................................................................................ ii
LƯỢC SỬ CÁ NHÂN......................................................................................... iii
TÓM TẮT ............................................................................................................. v

MỤC LỤC ........................................................................................................... vi
DANH SÁCH HÌNH ..........................................................................................viii
DANH SÁCH BẢNG........................................................................................... ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ x
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU............................................................. 3
1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Bạc Liêu .................................................................... 3
1.1.1 Vị trí địa lý ............................................................................................... 3
1.1.2 Đất đai, địa hình ....................................................................................... 3
1.1.3 Khí hậu ..................................................................................................... 4
1.2. Phương pháp tưới tiết kiệm trên cây lúa .......................................................... 4
1.2.1 Ảnh hưởng của tưới tiết kiệm đến năng suất lúa ....................................... 5
1.2.2 Ảnh hưởng của tưới tiết kiệm đến một số dưỡng chất trên đất lúa............. 6
1.3. Bón giảm thiểu lân .......................................................................................... 8
1.3.1 Phân lân trong sự dinh dưỡng của cây lúa ................................................. 8
1.3.2 Ảnh hưởng của bón giảm thiểu lân ........................................................... 9
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ...................................... 10
2.1. Phương tiện nghiên cứu ............................................................................ ....10
2.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm ........................................................... 10
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm ................................................................................. 10
2.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 10
2.2.1 Mô tả thí nghiệm .................................................................................... 10
2.2.2 Biện pháp canh tác.................................................................................. 11
2.2.3 Cách theo dõi mực nước ruộng ............................................................... 11
2.2.4 Phương pháp thu mẫu thí nghiệm ........................................................... 13
2.2.5 Chỉ tiêu theo dõi ..................................................................................... 14
vi


2.2.6 Xử lý số liệu ......................................................................................... 14

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN ............................................................ 15
3.1 Đặc tính hóa học đất canh tác ....................................................................... 15
3.2 Diễn biến và hiệu quả sử dụng nước ruộng ................................................... 15
3.3 Ảnh hưởng của tưới tiết kiệm và bón giảm lân đến đặc tính hóa học nước
ruộng ................................................................................................................... 17
3.3.1 Trị số pH và EC nước ruộng ............................................................... 17
3.3.2 Lân hòa tan nước ruộng....................................................................... 18
3.4 Ảnh hưởng của tưới tiết kiệm và bón giảm lân đến đặc tính hóa học đất ........ 19
3.4.1 Trị số pH và EC trong đất .................................................................... 19
3.4.2 Hàm lượng đạm hữu dụng .................................................................... 21
3.4.3 Hàm lượng lân hữu dụng...................................................................... 22
3.5 Ảnh hưởng của tưới tiết kiệm và bón giảm lân đến sự hấp thu đạm và lân ..... 23
3.5.1 Đạm hấp thu......................................................................................... 23
3.5.2 Lân hấp thu .......................................................................................... 24
3.6 Sinh trưởng và phát triển của lúa ................................................................... 25
3.6.1 Chiều cao ............................................................................................. 25
3.6.2 Số chồi ................................................................................................. 26
3.7 Năng suất và thành phần năng suất ................................................................ 26
3.7.1 Thành phần năng suất .......................................................................... 26
3.7.2 Năng suất lúa thực tế............................................................................ 28
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vii


DANH SÁCH HÌNH

STT


Tên hình

Trang

1

Hình 1.1 Bản đồ hành chính tỉnh Bạc Liêu

3

2

Hình 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm

12

3

Hình 2.2 : Ống đo mực nước tưới

13

4

Hình 2.3 Sơ đồ mực nước ruộng giữa hai chế độ ngập liên tục
(CF) và tưới tiết kiệm (AWD)

13


5

Hình 3.1 Diễn biến mực nước ruộng

16

6

Hình 3.2 Hiệu quả sử dụng nước

16

viii


DANH SÁCH BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

1

Bảng 1.1 Năng suất, sử dụng nước và hiệu quả sử dụng nước trong
điều kiện tưới khô ngập luân phiên (AWD) và tưới ngập liên tục

6

2


Bảng 2.1 Các nghiệm thức thí nghiệm.

11

3

Bảng 2.2 Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp phân tích mẫu

14

4

Bảng 3.1 Đặc tính đất hóa học đất Láng Giài, Hòa Bình, Bạc Liêu

15

5

Bảng 3.2 Trị số pH và EC nước ruộng qua các giai đoạn sinh trưởng

17

6

Bảng 3.3 Hàm lượng lân hoà tan qua các giai đoạn sinh trưởng

19

7


Bảng 3.4 Ảnh hưởng của chế độ nước và liều lượng phân lân đến pH
đất

19

8

Bảng 3.5 Trị số EC trong đất qua các giai đoạn sinh trưởng

20

9

Bảng 3.6 Hàm lượng đạm hữu dụng trong đất qua các giai đoạn sinh
trưởng của lúa

21

10

Bảng 3.7 Ảnh hưởng của chế độ nước và liều lượng phân lân đến lân
hữu dụng trong đất

22

11

Bảng 3.8 Ảnh hưởng của chế độ nước và liều lượng phân lân đến đạm
hấp thu


23

12

Bảng 3.9 Ảnh hưởng của chế độ nước và liều lượng phân lân đến lân
hấp thu

24

13

Bảng 3.10 Chiều cao cây qua từng giai đoạn sinh trưởng của lúa

25

14

Bảng 3.11 Số chồi trên m2 qua từng giai đoạn sinh trưởng

26

15

Bảng 3.12 Thành phần năng suất

27

16


Bảng 3.13 Năng suất lúa thực tế

28

ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CLUES

Climate Change Affecting Land Use in the Mekong Delta:
Adaptation of Rice-based Cropping Systems

ĐBSCL

Đồng bằng Sông Cửu Long

CF

Continous Flooding

AWD

Alternate Wetting and Drying Irrigation

x


MỞ ĐẦU

Lúa là một trong ba cây lương thực chính trên thế giới. Khoảng một nửa dân số thế
giới phụ thuộc vào gạo như là lương thực chính. Tại Việt Nam lúa là một trong
những cây trồng quan trọng . Nhiều năm qua Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu
đứng thứ 2 trên thế giới, đặc biệt là ở ĐBSCL xuất khẩu lúa gạo trên 80% cả nước
(Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Tuy nhiên trong những năm gần đây dưới sự ảnh hưởng
của biến đổi khí hậu (hạn hán kéo dài, nước biển dâng lên) kết hợp với phương
pháp canh tác truyền thống của người nông dân đã dẫn đến thiếu nước tưới ngày
càng nghiêm trọng. Dự báo trong những năm tới hạn hán kéo dài hơn kết hợp với
nguồn nước ngọt ở ĐBSCL ngày càng khan hiếm và những vùng gần biển chịu sự
xâm nhập mặn vào nội đồng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó ấp
Láng Giài, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu là vùng đất gần biển, chuyên canh tác
lúa 3 vụ, không những vậy đây còn là vùng đất phù sa không bồi và có nguy cơ bị
xâm nhập mặn làm thiếu nước ngọt vào mùa khô, do đó cần có biện pháp canh tác
thích hợp về việc quản lý nước trên vùng đất này một cách hiệu quả nhất. Một trong
những giải pháp nhằm khai thác sử dụng bền vững tài nguyên nước là sử dụng nước
hợp lý, tiết kiệm nước, sử dụng nước hiệu quả trong nông nghiệp, đó là định hướng
mang tính chiến lược trước mắt và lâu dài.
Kỹ thuật tưới tiết kiệm trong canh tác lúa đã được Viện Nghiên cứu lúa quốc tế phát
triển từ năm 2000. Kỹ thuật này giúp tiết kiệm lượng nước và chi phí tưới mà vẫn
duy trì năng suất lúa nếu vẫn đảm bảo đủ lượng nước tưới tại những giai đoạn sinh
trưởng quan trọng của lúa (đâm chồi tích cực, trổ hoa). Kỹ thuật canh tác này đã
được áp dụng trên diện rộng ở những nước có diện tích trồng lúa nước lớn như
Trung Quốc, Philippines, Ấn Độ... Ngoài ra ở ĐBSCL, nhằm giúp người dân sản
xuất lúa thích ứng với tình trạng thời tiết bất thường, đặc biệt khi nhiệt độ tăng cao
trong mùa khô và lưu lượng nước sông thấp, nhiều mô hình canh tác và biện pháp
quản lý đất, nước đã được nghiên cứu và đề xuất trong thời gian gần đây. Trong đó,
biện pháp tưới tiết kiệm trong canh tác lúa được khuyến cáo áp dụng vào vụ Đông
Xuân ở các địa phương có khả năng thiếu nước trong mùa khô.Theo nghiên cứu của
Phạm Phước Nhẫn và ctv., (2013) cho thấy việc áp dụng phương pháp tưới tiết
kiệm và giảm thiểu phân lân trên đất phù sa ở An Giang không làm ảnh hưởng đến

năng suất lúa, góp phần tiết kiệm chi phí bơm nước và bón phân lân cho nông dân.
Vấn đề được đặt ra là khi áp dụng tưới tiết kiệm có ảnh hưởng đến một số đặc tính
hóa học và năng suất lúa hay không. Canh tác lúa 3 vụ cùng với tập quán bón phân
lân quá cao của người dân đã dẫn đến hiện tượng lưu tồn lân trong đất, điều này
không những gây lãng phí hàm lượng phân bón vào mà còn làm tăng chi phí sản
1


xuất. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Mỹ Hoa và ctv., (2006) hàm lượng lân
hữu dụng trong đất trên vùng đất trồng rau màu chuyên canh ở ĐBSCL thường khá
cao (129-234 mgP/kg). Do đó việc bón giảm lượng phân lân có làm ảnh hưởng đến
đặc tính hóa học đất, nước và năng suất lúa hay không? Vì vậy đề tài “Ảnh hưởng
của tưới tiết kiệm và bón giảm lân đến một số đặc tính hóa học đất, nước và năng
suất lúa vụ Đông Xuân 2013-2014 tại ấp Láng Giài, huyện Hoà Bình, Tỉnh Bạc
Liêu” được thực hiện nhằm mục tiêu:
- Đánh giá hiệu quả của tưới tiết kiệm và bón giảm phân lân đến một số đặc tính
hóa học đất, nước trong canh tác lúa.
- Đánh giá hiệu quả của tưới tiết kiệm và bón giảm phân lân đến năng suất lúa.

2


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Điều kiện tự nhiên tỉnh Bạc Liêu
1.1.1 Vị trí địa lý
Bạc Liêu là một tỉnh thuộc bán đảo Cà Mau, miền đất cực Nam của Việt Nam.
Có toạ độ từ 9000’00’’ đến 9037’30’’ vĩ độ bắc và từ 105015’00” đến 105052’30”
kinh độ đông, cách thành phố Hồ Chí Minh 280 km (về phía bắc) Tỉnh Bạc Liêu
giáp thành phố Cần Thơ, Kiên Giang ở phía Tây Bắc, Sóc Trăng ở phía Đông Bắc,

Cà Mau ở phía Tây Nam, phía Đông Nam giáp biển Đông. Bạc Liêu có bờ biển dài
56 km nối với các biển quan trọng như Gành Hào, Nhà Mát, Cái Cùng.

Hình 1.1 Bản đồ hành chính tỉnh Bạc Liêu
1.1.2 Đất đai, địa hình
Đất đai: Diện tích của Bạc Liêu là 2.594 km2. Đất đai của tỉnh được chia
thành nhiều nhóm: nhóm đất mặn chiếm 32,6%, nhóm đất phèn chiếm 59,9%, nhóm
đất cát chiếm 0,18%, bãi bồi và đất khác chiếm 4,4%, sông rạch chiếm 2,9%. Tổng
diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 258.247 ha, trong đó đất nông nghiệp có 98.309
ha. Phần lớn đất đai của Bạc Liêu là đất phù sa bồi đắp lâu năm và ổn định, thích
hợp với việc phát triển nền nông nghiệp toàn diện.

3


Địa hình: Bạc Liêu có địa hình tương đối bằng phẳng, không có đồi núi nên
không có các chấn động địa chấn lớn, chủ yếu nằm ở độ cao trên dưới 1,2 m so với
mặt biển, còn lại là những giồng cát và một số khu vực trũng ngập nước quanh năm.
Địa hình có xu hướng dốc từ bờ biển vào nội đồng, từ Đông Bắc xuống Tây Nam.
Trên địa bàn tỉnh có nhiều kênh rạch lớn như kênh Quản Lộ-Phụng Hiệp, kênh
Cạnh Đền, kênh Phó Sinh, kênh Giá Rai.
1.1.3 Khí hậu
Bạc Liêu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa
từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Lượng mưa trung bình hàng năm 2.000-2.300 mm. Nhiệt độ trung bình 260C.
Số giờ nắng trong năm 2.500-2.600 giờ. Độ ẩm trung bình mùa khô 80%, mùa mưa
85%. Vùng này ít chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới; không chịu ảnh
hưởng trực tiếp của lũ lụt của hệ thống sông Cửu Long, nhưng lại chịu tác động
mạnh của thuỷ triều biển Đông và một phần chế độ nhật triều biển Tây.
Hệ thống sông ngòi: Bạc Liêu có hệ thống sông ngòi, kênh đào chằng chịt.

Chia làm hai nhóm: nhóm chảy ra hải lưu phía nam và nhóm chảy ra sông Hậu
Giang.
Biển: Bạc Liêu có bờ biển dài 56 km. Hàng năm, sự bồi lấn biển ở Bạc Liêu
ngày một tăng. Đây là điều kiện lý tưởng cho Bạc Liêu phát triển thêm quỹ đất,
đồng thời là yếu tố quan trọng đưa kinh tế biển của Bạc Liêu phát triển.
1.2 Phương pháp tưới tiết kiệm trên cây lúa
Phương pháp tưới tiết kiệm là một biện pháp tưới sử dụng trong canh tác mà
nông dân trồng lúa ở đồng bằng có thể áp dụng để giảm lượng nước sử dụng tưới
tiêu. Khi thực hiện tưới tưới tiết kiệm số ngày trong khô và ngập có thể thay đổi từ
1 ngày đến hơn 10 ngày.
Để quản lý mực nước tưới trong đồng ruộng ta có thể sử dụng ống kiểm tra
mực nước. Quan sát mực nước trong ống, khi giảm xuống đến 15 cm dưới bề mặt
đất thì cho ngập trở lại. Một tuần trước khi ra hoa đến 1 tuần sau khi trổ, mực nước
luôn được giữ ở trên xuống khoảng 5cm (tính từ mặt ruộng). Sau khi ra hoa, trong
quá trình ngậm sữa và chín, mực nước có thể ở 15 cm bên dưới bề mặt trước khi
tưới lại (Cabangon và ctv., 2010)
Theo Trần Văn Na (2010), mực nước cần điều chỉnh khi áp dụng tưới tiết
kiệm như sau : Để ruộng khô nước và xử lý thuốc cỏ hậu nảy mầm diệt cỏ khi lúa
được 7NSS. Sau đó cho nước vào và giữ trên mặt ruộng khoảng 5cm. Bón phân đợt
1 và tỉa dặm, bón phân đợt 2 (từ 20-25 ngày sau khi sạ). Giai đoạn lúa được 25-40
4


NSS vẫn giữ mực nước trên 5cm. Vào khoảng 45 NSS, bơm nước vào ruộng sau đó
tháo nước ra để rửa các chất độc trên ruộng lúa (lần 1). Theo Dương Văn Chín
(2010), tháo nước ra cho thật cạn sẽ giúp cho các độc chất trong dung dịch đất theo
nước thoát thủy di chuyển ra khỏi vùng rễ lúa. Các độc chất tích tụ trong đất dưới
dạng khử như acid sulfidric (H2S) sẽ bị oxid hóa, bay hơi lên làm giảm ngộ độc cho
cây lúa. Tiếp tục cho nước vào ruộng khoảng 5cm và rải phân đợt 3. Khi mực nước
trên ruộng xuống dưới mặt ruộng 10cm, thì cho nước vào ruộng cao hơn mặt ruộng

5cm là được. Sau 60-75 NSS cho nước vào ruộng để rửa các độc chất (lần 2). Dùng
bảng so màu lá lúa để quan sát tình trạng phát triển của lúa, nếu lúa thiếu phân, thì
bón phân thêm cho lúa. Giai đoạn này luôn giữ mực nước trên ruộng cao hơn mặt
ruộng từ 3-5cm để lúa trỗ tốt. Lúa từ sau 75 ngày đến khi thu hoạch: giữ mực nước
trên ruộng từ 1-2cm, rút nước trước khi thu hoạch 10 ngày.
Quan sát ống nước trong ruộng khi mực nước trong ống xuống dưới mặt đất
15cm bơm nước trở lại. Đất thoáng khí kích thích hệ thống rễ mới phát triển và hấp
thụ tốt chất dinh dưỡng lúc bón phân đón đòng và hạn chế cây bị đổ ngã. Bên cạnh
đó giúp cho các lá ủ bên dưới khô lại, tạo môi trường tiểu khí hậu dưới gốc lúa
thông thoáng, giảm sâu bệnh. Tưới luân phiên giữa ngập và khô giúp giảm chi phí
tưới nước, năng suất lúa tăng cao, lợi nhuận gia tăng.
Việc xác định thời điểm bơm nước trở lại sau khi rút nước cạn là rất quan
trọng. Quan niệm xưa cho rằng trồng cây lúa nước lúc nào trên mặt ruộng cũng có
nước thì lúa mới tốt. Theo những nghiên cứu gần đây cho thấy, phương pháp tưới
khô ngập luân phiên giúp cây lúa sinh trưởng tốt hơn và tiết kiệm được lượng nước
tưới, giảm chi phí sản suất. Tuy nhiên có hai giai đoạn cần giữ nước ngập trên mặt
ruộng là từ 10-20 ngày sau sạ để cây lúa hấp thụ phân bón dễ dàng, đẻ nhánh tốt và
hạn chế cỏ dại. Khoảng 40-60 ngày sau sạ, trong giai đoạn này cây lúa cần rất nhiều
nước. Để đảm bảo mực nước trong ruộng ngập khoảng 5-7 cm khi bơm vào, quan
sát không để mực nước trong ống xuống thấp hơn 15 cm cách mặt đất. Vào giai
đoạn lúa chín, cần rút nước cạn để lúa chín sớm và đồng đều.
1.2.1 Ảnh hưởng của tưới tiết kiệm nước đến năng suất lúa
Tưới khô ngập luân phiên (Alternate Wetting and Drying – AWD), được áp
dụng và mở rộng ở nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Philippines. Một số
kết quả nghiên cứu cho rằng việc tưới khô ngập luân phiên đã làm tăng năng suất,
tuy nhiên cũng có một số kết quả nghiên cứu thì cho là việc áp dụng tưới khô ngập
luân phiên không làm tăng năng suất, đôi khi năng suất còn bị giảm, nhưng lại làm
tăng hiệu quả sử dụng nước tưới và giảm chi phí khá cao.

5



Bảng 1.1 Năng suất, sử dụng nước và hiệu quả sử dụng nước trong điều kiện tưới
khô ngập luân phiên (AWD) và tưới ngập liên tục.
Địa điểm
Năm
Nghiệm thức
Năng suất Tổng lượng Sức sản xuất
(tấn/ha)
nước tưới của nước (gam
(mm)
hạt/kg nước)
Guimba,
1990
Tưới ngập liên tục
5,3
2028
0,26
Philippines
Tưới khô ngập
4,2
912
0,46
(Tabbal và
luân phiên
ctv., 2002)
1991
Tưới ngập liên tục
4,9
3500

0,14
Tưới khô ngập
3,3
1100
0,29
luân phiên
Tualin,
1999
Tưới ngập liên tục
8,4
965
0,90
Huibei,
Tưới khô ngập
8,0
878
0,95
China
luân phiên
(Belder và
2000
Tưới ngập liên tục
8,1
878
0,92
ctv., 2004)
Tưới khô ngập
8,4
802
1,07

luân phiên
Munoz,
Tưới ngập liên tục
7,2
602
1,20
Philippines 2001
Tưới khô ngập
(Belder và
7,7
518
1,34
luân phiên
ctv., 2004)
Ở ĐBSCL, theo kết quả nghiên cứu của Ngô Ngọc Hưng, Nguyễn Minh Đông
(2010) biện pháp tưới khô ngập luân phiên không đưa đến kết quả cao hơn tưới
ngập liên tục. Một kết quả nghiên cứu khác của Nguyễn Thị Bích Hằng (2010) trên
2 mô hình: Mô hình ở Thoại Sơn, An Giang áp dụng tưới tiết kiệm cho năng suất
khá cao khoảng 6,5 tấn/ha. Còn mô hình ở Long Xuyên, An Giang cho năng suất
thấp hơn khoảng 5,8-6,0 tấn/ha.
Tóm lại, việc áp dụng tưới tiết kiệm có thể cải thiện được năng suất, tiết kiệm
chi phí sản xuất và giải quyết được vấn đề thiếu nước đang xảy ra trên thế giới nói
chung và ĐBSCL nói riêng.
1.2.2 Ảnh hưởng của tưới tiết kiệm đến một số dưỡng chất trên đất lúa
Đạm hữu dụng
Đạm là yếu tố quan trọng trong nâng cao năng suất cây trồng. Nhiều nghiên
cứu trong và ngoài nước cho thấy đạm có nguồn gốc từ sự khoáng hóa, N hữu cơ
trong đất là nguồn đạm chính mà cây trồng hấp thu. Thường có khoảng 50-80% N
6



hoặc hơn được cây hấp thu có nguồn gốc từ chất hữu cơ (Koyama, 1981), ngay cả
khi bón đạm liều lượng cao cũng không thay thế được đạm trong đất (Cassman và
ctv.,1994). Theo Manguiat và ctv.,(1993), cho thấy hàm lượng đạm khoáng hóa tích
lũy có sự tương quan thuận với lượng đạm hấp thu và năng suất cây trồng.
Ruộng trồng lúa nước 2-3 vụ/năm việc giữ nước ngập liên tục là giữ được đạm
trong đất, trước đây được xem là phương pháp lý tưởng để giữ đạm trong đất
(Ponnamperuma, 1985). Ngày nay, quan điểm đó không còn hiệu quả để duy trì sức
sản xuất của đất lâu dài khi ruộng bị ngập nước liên tục, đất ở điều kiện khử cao, tốc
độ phân hủy chất hữu cơ và khoáng hóa đạm xảy ra rất chậm mà cây lúa phát triển
tốt nhất trong điều kiện ngập nước, tuy nhiên ở điều kiện yếm khí sự phân hủy chất
hữu cơ giảm mạnh dẫn đến tích tụ một lượng lớn chất khử trong đất, việc này có thể
kiềm chế mạnh sự hấp thu đạm của cây lúa (Pan và ctv.,1986)
Sự tích lũy quá mức của chất khử trong đất ảnh hưởng bất lợi đến sự khoáng
hóa đạm trong đất và sự hút đạm của cây lúa . Điều kiện khử của đất được tạo nên
do ngập nước kéo dài có thể làm thay đổi trạng thái tự nhiên và kết cấu của chất
hữu cơ (Wang và ctv.,1981).
Vớ biện pháp tưới tiết kiệm không những tiết kiệm được nguồn nước tưới mà
còn không ảnh hưởng đến năng suất lúa và hàm lượng đạm trong đất so với tưới
ngập liên tục (Romeo và ctv.,2004). Và một số lượng rất lớn phân bón đặc biệt là
phân đạm bị mất qua việc bốc hơi. Việc áp dụng tưới tiết kiệm làm giảm sự bốc
thoát hơi nước và lượng nước thấm lậu từ 50-80%, lượng đạm bị mất sẽ giảm nếu
sử dụng phương pháp tưới tiết kiệm (Mao Zhi,1993)
Lân hữu dụng
Lân hữu dụng là một chỉ tiêu đánh giá độ phì của đất rất quan trọng không thể
thiếu được. Nhưng trong đất, lân hữu dụng tương đối khá phức tạp, lân chịu sự tác
động mạnh mẽ của điều kiện môi trường, vi sinh vật, pH và các kim loại như Fe, Al,
Mn, Ca… Cũng như các tinh khoáng silicat và các hydroxyte của các kim loại trên
có vai trò hết sức quan trọng với sự hữu dụng của lân.
Chất lân trong đất ngập nước khác so với lân ở vùng khô hạn. Ở những vùng

đất trồng lúa 3 vụ, đất thường xuyên ở trạng thái khử do đó độ hữu dụng của lân
cũng từ đó mà gia tăng là do sự khử Fe.PO4.2H2O thành Fe3(PO4)2.8H2O dễ hòa tan
hơn; sự phóng thích của của phosphate bị hút vào do sự khử của lớp bao bọc oxyt
Fe(III) ngậm nước; do sự thủy phân của FeSO4 và AlPO4 trong đất chua; gia tăng sự
khoáng hóa lân hữu cơ trong đất chua; do H2S tích lũy trong quá trình ngập nước có
khả năng hòa tan các phosphate sắt; do anion hữu cơ trao đổi với ion PO43- trên bề
7


mặt keo đất; do sự khuếch tán lớn của lân (Ponnamperuma và Dimond, 1985). Theo
Dobermann và Fairhurs (2000), khi đất lúa khô thì lân có sẵn trong đất có xu hướng
giảm và kẽm trong đất có xu hướng tăng.
Theo Vũ Hữu Yêm (1995) các điều kiện sinh thái thuận lợi cho việc khoáng
hóa lân hữu cơ cũng như việc khoáng hóa các hợp chất đạm và carbon hữu cơ. Tốc
độ giải phóng lân phụ thuộc vào:
- Ngưỡng C/P = 200-300. Ngưỡng càng thấp thì càng dễ khoáng hóa hơn, pH tối
hảo là 6 -7.
- Sự xen kẽ khô-ướt sẽ thúc đẩy quá trình khoáng hóa lân hữu cơ cũng như thúc đẩy
quá trình khoáng hóa đạm hữu cơ.
- Nhiệt độ cao cũng thuận lợi cho việc khoáng hóa lân hữu cơ, tối hảo là 40 - 50oC.
1.3 Bón giảm thiểu lân
1.3.1 Phân lân trong sự dinh dưỡng của cây lúa
Hiệu quả của phân lân sử dụng phụ thuộc vào: Loại phân sử dụng, thời gian và
phương pháp bón phân, khả năng cung cấp phân của đất, các đặc tính lý, hoá học
đất có ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng lân, sự cung cấp các chất dinh dưỡng khác
(ví dụ: N, K), sự quản lý nước, giống cây trồng và hệ thống cây trồng. Đối với hệ
thống lúa có tưới, để duy trì năng suất 5-7 tấn/ ha và bổ sung phần P bị lấy đi bởi
hạt và rơm rạ lượng P cần phải bổ sung dao động từ 15 đến 30 kg P /ha. Cần thiết
phải điều chỉnh sự thiếu các chất dinh dưỡng khác (N, K, Zn), các vấn đề của đất
(độ sâu lớp rễ nông, các chất độc) và bảo đảm quản lý cây trồng thích hợp trước khi

xảy ra phản ứng của cây đối với P.
Để đánh giá khả năng cung cấp lân cho cây lúa từ đất, phải dựa vào hàm lượng
lân tổng số trong đất (Vũ Hữu Yêm, 1995). Lê Văn Căn (1986) cho rằng có mối
quan hệ chặt chẽ giữa hàm lượng lân tổng số trong đất và năng suất lúa với hệ số
tương quan r =+0,76. Thí nghiệm của Vũ Cao Thái và ctv.,(1994) bón lân trên đất
lúa ở ĐBSCL cho rằng: đối với đất phù sa không chua bón lân không làm gia tăng
năng suất lúa so với không bón, điều này cho thấy rằng khả năng cung cấp lân cho
cây lúa từ đất này là rất lớn.
Các kết quả nghiên cứu trước đây trên đất lúa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long,
lân được khuyến cáo ở mức bón 30 kg P2O5 /ha trên đất phù sa , 30-60 kg P 2O5 /ha
trên đất phèn, 30kg P2O5 /ha trên đất nhiễm mặn (Võ thị Gương và ctv., 2001). Theo
Nguyễn Đăng Nghĩa (1994), liều lượng phân lân thích hợp và kinh tế nhất trên đất
phèn nhẹ và trung bình ở vụ Đông Xuân là 40-60 kg P2O5 /ha , ở vụ Hè thu là 608


80 kg P2O5 /ha. Hiệu lực lưu tồn của lân trên đất lúa cũng được nhiều tác giả nghiên
cứu trên nhiều lọai đất khác nhau. Theo những nghiên cứu trước đây cho thấy lân có
ảnh hưởng đến năng suất lúa. Trung bình 1 kg P2O5 bón vào đất làm tăng 20-30 kg
thóc ở vụ Đông Xuân và 30-40 kg thóc ở vụ Hè Thu trên đất trồng lúa ở ĐBSCL
(Vũ Cao Thái, 1994). Theo Nguyễn Vy (1992) cho rằng nếu không bón lân thì 1 tấn
thóc tốn 24-26 kg đạm và ngược lại, nếu bón lân thì 1 tấn thóc chỉ cần 16-21 kg
đạm, vậy chất lân có quan hệ chặt chẽ với năng suất lúa (Lê Văn Căn, 1986). Đã có
nhiều nghiên cứu về dạng phân, liều lượng phân, phương pháp bón phân và hiệu
quả lưu tồn lân được thực hiện nhẳm nâng cao hiệu quả sử dụng phân lân, các tác
giả này cho rằng lân có hiệu quả lưu tồn 2-3 vụ tùy lọai đất và mức độ lân bón.
Nhìn chung sau vài vụ canh tác có thể giảm liều lượng phân bón do hiệu lực lưu tồn
của phân lân.
1.3.2 Ảnh hưởng bón giảm thiểu lân
Lượng lân đi vào trong đất từ không khí rất thấp (0,05-0,5 kg/ha/năm), lượng
lân mất do cây lấy đi và các sản phẩm sau thu hoạch khoảng 5-50 kg/ha/năm, lân

mất đi do xói mòn khoảng 0.1-10 kg/ha/năm và lân hòa tan mất đi do nước chảy
tràn bề mặt khoảng 0,1-3 kg/năm (Brady and Well, 1999).
Cây lúa phản ứng với phân đạm rõ rệt nhất, nhưng hiệu lực của phân đạm chỉ
thể hiện khi đất không thiếu lân. Điều này đã chứng minh bằng kết quả thí nghiệm
dài hạn từ năm 1986 đến nay ở Viện lúa ĐBSCL cho lúa sạ nếu có bón lân thì năng
suất lúa có bón phân đạm ổn định tăng so với đối chứng; nếu bón phân đạm mà
không bón lân thì năng suất không tăng, nhất là trong vụ Hè Thu (Tan, 1996).
Lượng lân bón là 100-120 kg P2O5/ha trên nền 80 kg N/ha và 30 kg K2O/ha cho
năng suất cao nhất và sử dụng phân lân Văn Điển là thích hợp nhất cho vùng đất
phèn Đồng Tháp Mười (Mai Thành Phụng, 1994). Cân bằng lân trong các hệ thống
cây trồng ở Cai Lậy là -234,6 kg/ha/3năm trong trường hợp không vùi lại bã thực
vật, nhưng cân bằng +824,5 kg/ha/3năm trong trường hợp vùi lại bã thực vật cho
đất.
Theo Đỗ Ánh (2003), đối với đất thì lân là một chỉ tiêu của độ phì đất “đất giàu
lân có độ màu mỡ cao và ngược lại đất có độ màu mỡ cao đều giàu lân” (E.Detrunk,
1931), vì vậy giữa đất và lân có mối quan hệ mật thiết. Do đó thiếu lân nghiêm
trọng sẽ ảnh hưởng đến năng suất lúa, năng suất cây trồng tăng tỷ lệ thuận với liều
lượng bón phân (Nguyễn Bình Nhự và ctv.,2004).

9


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 Phương tiện nghiên cứu
2.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm
Thí nghiệm đồng ruộng, trồng lúa dài hạn được thực hiện tại Ấp Láng Giài, Thị
trấn Hòa Bình, Huyện Hòa Bình, Tỉnh Bạc Liêu. Đất thí nghiệm thuộc nhóm đất
phù sa không bồi, trước đây bị xâm nhập mặn, có truyền thống canh tác lúa 3 vụ
trong năm. Thí nghiệm được thực hiện từ 1/2014-4/2014 (được tiếp tục nghiên cứu

trong dự án CLUES)
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm
Giống lúa: Giống lúa sử dụng trong thí nghiệm là giống nguyên chủng
OM7347. , có thời gian sinh trưởng từ 95-100 ngày. Giống lúa cứng cây, khả năng
đẻ nhánh khoẻ, chống chịu được bệnh vàng, lùn xoắn lá và bệnh bạc lá. giống
chống chịu khô hạn khá tốt ở giai đoạn đẻ nhánh và giai đoạn trỗ.
Phân bón: Các loại phân bón được sử dụng gồm các loại phân đơn: urea
(46%N) super lân (16% P2O5) và phân KCl (60% K2O).
Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm: Ống nhựa đo mực nước, màng phủ nông
nghiệp, và các dụng cụ lấy mẫu đất, nước và mẫu thực vật như: khoan lấy mẫu, dao
mũi nhọn, máy đo pH; EC... Các trang thiết bị dùng cho phân tích mẫu thuộc phòng
phân tích Hóa Lý–Phì nhiêu đất, Bộ môn Khoa học đất, Khoa Nông nghiệp và Sinh
học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ, gồm: Máy đo pH và EC cầm tay, máy đo
ẩm độ hạt lúa, máy lắc, máy ly tâm, cân phân tích…
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Mô tả thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp lô chính – phụ, theo khối hoàn toàn
ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại (Hình 2.1). Mỗi lô thí nghiệm có diện tích 30m2, giữa
các lô thí nghiệm được chèn màng phủ nông nghiệp để tránh rò rỉ nước giữa các lô.
Lô chính gồm các nghiệm thức quản nước và lô phụ gồm các nghiệm thức bón giảm
lân. Các nghiệm thức thí nghiệm được mô tả trong Bảng 2.1

10


×