Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

xây dựng phương pháp đánh giá chất lượng chế phẩm vi sinh dùng trong nuôi trồng thủy sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.37 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

TRẦN THỤY THẢO TRANG

XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHẾ
PHẨM VI SINH DÙNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI VÀ BẢO TỒN SINH VẬT BIỂN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGs Ts. TRƯƠNG QUỐC PHÚ
Ts. PHẠM THỊ TUYẾT NGÂN

XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHẾ PHẨM
VI SINH DÙNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Trần Thụy Thảo Trang1, Phạm Thị Tuyết Ngân2, Trương Quốc Phú 2
1
Sinh viên chuyên ngành Nuôi và bảo tồn sinh vật biển K37
2
Khoa Thủy Sản, Đại học Cần thơ
E-mail:
1


ABSTRACT
This study aimed to determine the simple method to assess probiotics quality,
including 2 part. The first part was to probe nutrient sources and bacterial
densities, including 5 experiments, each experiment was changed about nutrient
sources (glucose and shrimp feed), water treatment ways (without disinfection,


chlorine treated, water boiled and water and feed boiled together) and bacterial
densities. The last part was to assess the commercial probiotics quality, including 2
treatments with 2 kind of probiotics (powder anf solution) was set up with density is
about 10 5 CFU/mL and 2 control treatments (treatment (-) without bacteria and
treatment (+) with 10 5 CFU/mL bacteria). The results showed that the process of
probiotics quality assessment: boiling shrimp cultured pond water and 6 pellets of
tiger shrimp feed (type 04) together and bacterial densities is 105 CFU/mL in 500
mL, recording TAN by Sera test after 48 hours; if TAN≥ 1 mg/L, the probiotics
worked very effectively and reverse.
Keywords:Probiotics, quatlity, assessment
Title: Developing an evaluation process for assessment of probiotics quality in
Aquaculture

TÓM TẮT
Nghiên cứu này nhằmtìm ra phương pháp đơn giản để đánh giá chất lượng chế
phẩm vi sinh. Nội dung nghiên cứu gồm 2 phần. Phần 1 thăm dò về nguồn dinh
dưỡng và mật độ vi sinh, gồm 5 thí nghiệm, mỗi thí nghiệm lần lượt thay đổivề
nguồn dinh dưỡng (đường và thức ăn tôm), cách xử lý nước (không khử trùng, xử lý
chlorine, đun sôi nước và đun sôi nước cùng thức ăn) và mật độ vi khuẩn. Phần
2đánh giá hiệu quả của chế phẩm vi sinh trên thị trường, gồm 2 nghiệm thức ứng
với 2 loại chế phẩm(một loại dạng bột, một loại dạng dung dịch) được bố trí với
mật độ vi khuẩn 105 CFU/mL và 2 nghiệm thức đối chứng (đối chứng (-)không bổ
sung vi khuẩn và đối chứng (+) bổ sung vi khuẩn mật độ 105 CFU/ mL). Kết quả
nghiên cứu đã thiết lập được quy trình đánh giá chế phẩm như sau:thể tích bố trí
500 mL, đun sôi cùng lúc cả nước ao và 6 viên thức ăn tôm sú(loại số 4), mật độ vi
khuẩn 105 CFU/mL, sau 48 giờ ghi nhận kết quả chỉ tiêu TAN bằng bộ test môi
trường, nếu TAN ≥ 1 mg/Lthì chế phẩm vi sinh có hiệu quả, ngược lại thì không
hiệu quả.
Từ khóa: Chế phẩm vi sinh,chất lượng, đánh giá


2


1 GIỚI THIỆU
Thuốc kháng sinh từng là lựa chọn ưu tiên trong kiểm soát dịch bệnh thủy
sản. Tuy nhiên, sử dụng thuốc và hóa chất tràn lan đã dẫn đến việc kháng thuốc ở
loài nuôi và tồn dư trong các sản phẩm thủy sản, gây ảnh hưởng đến môi trường
nước, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các hoạt động thương mại. Vì vậy, việc
sử dụng chế phẩm vi sinh để kiểm soát dịch bệnh mà vẫn đảm bảo sản phẩm xuất ra
là an toàn và thân thiện với môi trường đã nhận được nhiều sự công nhận của mọi
người (Lê Thanh Lựu, 2005).
Thông qua sự tuyên truyền của các công ty và từ thực tiễn ứng dụng, người
dân dần dần có cách nhìn khả quan hơn về tác dụng tích cực mà chế phẩm vi sinh
mang lại. Tỷ lệ nông dân sử dụng chế phẩm sinh học tăng dần từ 35% năm 2003 lên
98% năm 2006 (Nguyễn Hữu Đức, 2007 trích bởi Phạm Thị Tuyết Ngân và ctv.,
2011). Nhưng khi đứng trước quá nhiều sản phẩm trên thị trường, họ lại gặp khó
khăn vì chưa rõ cách lựa chọn sản phẩm mang lại hiệu quả nhất.Bên cạnh đó, các
thông tin từ phía công ty sản xuất cung cấp người dân lại không thể kiểm chứng một
cách dễ dàng do những phương pháp đánh giá hiện nay tương đối phức tạp và đòi
hỏi chuyên môn cao.
Thực trạng này đòi hỏi phải có phương pháp đánh giá chế phẩm vi sinh đơn
giản để người dân có thể tự thực hiện trong việc lựa chọn sản phẩm và từ đó hình
thành khả năng tự phán đoán cho bản thân. Vì vậy, nghiên cứu “Phương pháp chọn
lựa chế phẩm vi sinh có ngoài thị trường” được thực hiện.
2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 Vật liệu nghiên cứu
Hệ thống keo nhựa loại 800 mL và chai thủy tinh loại 1 L.
Tăm tre trên thị trường và ống tiêm loại 1 mL.
Chế phẩm vi sinh trên thị trường, chọn mua 02 loại bất kỳ (01 loại dạng bột,
01 loại dạng dung dịch).

Nguồn vi khuẩn gồm: Bacillus subtilisvà Lactobacillus acidophilus được lấy
từ Bộ sưu tập vi sinh vật, Phòng thí nghiệm Vi sinh (Bộ môn Thủy sinh học ứng
dụng -Khoa Thủy Sản).
Các trang thiết bị thu và phân tích mẫu vi sinh, Phòng thí nghiệm Vi sinh (Bộ
môn Thủy sinh học ứng dụng – Khoa Thủy sản).
Các trang thiết bị thu mẫu và phân tích mẫu nước, Phòng thí nghiệm Phân
tích chất lượng nước (Bộ môn Thủy sinh học ứng dụng – Khoa Thủy sản).

3


2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Thăm dò về nguồn dinh dưỡng và mật độ vi sinh
Gồm 5 thí nghiệm (TN) với điều kiện và cách bố trí được mô tả như sau:
Bảng 1. Điều kiện và cách bố trí thí nghiệm thăm dò
TN

Dinh dưỡng

1

Đường (1,5 g)

2

Thức ăn tôm (1 g)

Giống vi
Mật độ vi sinh
khuẩn

(CFU/mL)
Bacillus
0, 103, 104, 105, 106
Lactobacillus

Nguồn nước

Phương pháp
khử trùng

Số
NT

Lặp
lại

Nước ao
Nước ót pha

Không

5

3

Bacillus
0, 103, 104, 105, 106
Lactobacillus

Nước ao

Nước ót pha

Không

5

3

3 Thức ăn tôm (0,25 g)

Bacillus

0, 103, 104, 105, 106

Nước ót pha

Chlorine

5

3

4

Thức ăn tôm (0,1 g)

Bacillus

0, 103, 104, 105, 106


Nước ót pha

Đun sôi nước

5

3

5

Thức ăn tôm (0,1 g)

Bacillus

0, 103, 104, 105, 106

Nước ót pha

Đun sôi nước
và thức ăn

5

3

Mỗi thí nghiệm được bố trí từ 3-5 ngày. Cách theo dõi các chỉ tiêu pH, TAN
và mật độ vi sinh được nêu ở mục 2.2.3.
2.2.2 Đánh giá hiệu quả của chế phẩm vi sinh trên thị trường
Thí nghiệm gồm 2 nghiệm thức ứng với 2 loại chế phẩm trên thị trường (một
loại dạng bột, một loại dạng dung dịch) được bố trí với mật độ vi khuẩn 105

CFU/mL và 2 nghiệm thức đối chứng (đối chứng (-) không bổ sung vi khuẩn và đối
chứng (+) bổ sung vi khuẩn mật độ 105 CFU/ mL).
2.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi sự phát triển của vi khuẩn ở mỗi thí nghiệm
Bảng 2. Phương pháp đo các yếu tố môi trường và vi sinh
Chỉ tiêu

Phương pháp phân tích

pH

Bộ test Sera và máy đo pH

TAN

Bộ test Sera và phương pháp
Phenate (APHA et al., 1995)

Mật độ

Phương pháp đếm khuẩn lạc
vi khuẩn (Baumann et al., 1980)

Thông tin khác
Kiểm tra nguồn nước ngay trước khi bố trí.
Sau khi cho thức ăn vào (chưa hấp tiệt trùng).
Sau khi hấp tiệt trùng (chưa bổ sung vi sinh).
Sau mỗi 24 giờ từ lúc bổ sung vi sinh (trong 3 ngày liên tiếp).
Trữ mẫu trong tủ lạnh, xác định mật độ khi kết thúc thí nghiệm.

2.2.4 Phương pháp xử lý số liệu

Chương trình MS Excel được sử dụng để trữ số liệu, xử lý và sắp xếp. Số liệu
được phân tích thống kê theo ANOVA (Steele và Torrie, 1980), kiểm định bằng
phép thử Duncan trong phần mềm thống kê SPSS. Sự khác biệt có ý nghĩa ở mức
alpha 0,05. Tất cả giá trị trung bình được tính với ± độ lệch chuẩn (S.E.).
4


3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Thăm dò về nguồn dinh dưỡng và mật độ vi sinh
Thí nghiệm 1
Kết quả các chỉ tiêu môi trường của thí nghiệm 1 được trình bày ở bảng 3 cho
thấy không có sự chệnh lệch nhiều về pH giữa các nghiệm thức với nhau và giữa
các nghiệm thức với nghiệm thức đối chứng. Hàm lượng TAN trong tất cả các
nghiệm thức đều bằng 0 mg/L.
Bảng 3. Các chỉ tiêu môi trường của thí nghiệm 1
Chỉ tiêu

Nguồn nước

Nghiệm thức
0

103

104

105

106


Nước ao tôm

7,5

8,1± 0,25

8,0± 0,1

8,0±0,1

7,8±0,25

Nước ót pha

7,5

7,7±0,23

7,7±0,23

7,7±0,23

7,3±0,21

Nước ao tôm

0

0


0

0

0

Nước ót pha

0

0

0

0

0

pH

TAN
Ghi chú: Giá trị thể hiện là trung bình và độ lệch chuẩn

Theo nguyên lý, trong môi trường dinh dưỡng đầy đủ, nếu Bacillus và
Lactobacillus hoạt động tốt sẽ diễn ra đồng thời quá trình amôn hóa giúp chuyển
hóa chất hữu cơ thành vô cơ (NH3) làm hàm lượng TAN trong nước tăng, đồng thời
quá trình lên men của vi khuẩn cũng sẽ tạo thành các acid hữu cơ làmgiảm
pH(Phạm Thị Tuyết Ngân, 2011). Ở thí nghiệm 1, chỉ tiêu pH thay đổi không rõ
ràng và hàm lượng TAN trong nước không đổi (=0 mg/L) nên cần loại bỏ đường và
tiến hành thí nghiệm với nguồn dinh dưỡng khác.

Thí nghiệm 2
Sau khi thay đổi nguồn dinh dưỡng thành thức ăn tôm,kết quả biến động các
chỉ tiêu môi trường của thí nghiệm 2 như sau: pH giữa các nghiệm thức khác biệt
không nhiều (nằm trong khoảng từ 6,7 đến 7,1), giữa các nghiệm thức so với
nghiệm thức đối chứng tuy có sự chênh lệch nhưng không đáng kể (0,2-0,6 đơn vị
pH). Hàm lượng TAN tuy có khác biệt giữa các nghiệm thức (3,7 mg/L) so với
nghiệm thức đối chứng (4 mg/L) nhưng giữa các nghiệm thức với nhau lại không có
sự khác biệt. (Bảng 4).

5


Bảng 4. Các chỉ tiêu môi trường của thí nghiệm 2
Chỉ tiêu

pH

TAN

Nguồn nước

Nghiệm thức
0

3

10

104


105

106

Nước ao tôm

6,5±0,44

7,0±0,73

7,1±0,64

7,0±0,74

6,7±0,65

Nước ót pha

6,5±0,46

6,9±0,79

7,0±0,77

7,0±0,77

6,9±0,59

Nước ao tôm


4,0±1,5

3,7±2

3,7±2

3,7±2

3,7±2

Nước ót pha

3,0±1,5

3,7±2

3,7±2

3,7±2

3,7±2

Ghi chú: Giá trị thể hiện là trung bình và độ lệch chuẩn

Nguyên nhân có thể do nguồn nước bố trí không được xử lý, các vi sinh vật
trong nước vẫn còn và hoạt động đồng thời với vi khuẩn được bố sung. Bên cạnh
đó, do liều lượng dinh dưỡng quá cao (1g thức ăn/500 mL nước) nên dẫn đến hàm
lượng TAN giữa các nghiệm thức không khác biệt. Vì vậy, chưa thể xây dựng
phương pháp mà phải thực hiện thí nghiệm thăm dò tiếp tục.
Thí nghiệm 3

Ở thí nghiệm 3, chlorine được dùng để khử trùng các vi sinh vật trong nước
nhằm đảm bảo mật độ vi sinh có sẵn không làm ảnh hưởng đến thí nghiệm thăm dò.
Tuy nhiên,theo như kết quả thu được ở bảng 5 thìpH vẫn biến động bất thường và
TAN tăng nhanh giữa các nghiệm thức.
Bảng 5. Các chỉ tiêu môi trường của thí nghiệm 3
Chỉ tiêu

Nguồn nước

Nghiệm thức
0

3

10

104

105

106

Nước ao tôm

7,5±0,35

7,7±0,28

7,8±0,23


7,7±0,34

7,8±0,19

Nước ót pha

7,6±0,48

7,7±0,36

7,7±0,29

7,8±0,36

7,8±0,3

Nước ao tôm

3,5±1,83

3,6±1,8

3,6±1,93

3,6±1,9

3,6±2

Nước ót pha


3,5±1,7

3,7±1,67

3,7±1,68

3,7±1,93

3,7±1,72

pH

TAN
Ghi chú: Giá trị thể hiện là trung bình và độ lệch chuẩn

Mặc dù đã sử dụng chlorine nhưng có thể chưa hiệu quả, đặc biệt là đối với
các bào tử của vi sinh vật, chúng có khả năng chịu đựng chlorine ở nồng độ cao hơn
so với tế bào sinh dưỡng bởi vì chlorine khó khuếch tán qua vỏ của bào tử (Trương
Quốc Phú, 2011). Qua kết quả thí nghiệm, hàm lượng TAN tăng nhanh chứng tỏ
liều lượng thức ăn vẫn còn cao (0,25 g/500mL) vì vậy phải tiếp tục giảm lượng thức
ăn.Khi tiến hành xác định mật độ vi khuẩn ở cuối thí nghiệm, nhận thấy không có
sự hiện diện của vi khuẩn Lactobacillus trong môi trường nước nên sẽ không bổ
sung giống vi khuẩn này ở các thí nghiệm kế tiếp.Chỉ tiêu môi trường giữa nước ao

6


tôm và nước ót pha loãng hầu như không có sự khác biệt nên ở các thí nghiệm sau
sẽ chỉ dùng nước ót pha.
Thí nghiệm 4

Với liều lượng thức giảm còn 0,1 g/500mL và xử lý nguồn nước bằng cách
đun sôi nhưng kết quả cả 2 chỉ tiêu môi trường vẫn không có sự khác biệt giữa các
nghiệm thức (bảng 6), đặc biệt ở nghiệm thức đối chứng, không bổ sung vi sinh
nhưng TAN vẫn tăng. Điều này có thể do bên trong thức ăn cũng có nguồn vi khuẩn
vì thế cần đun sôi cả thức ăn cùng nguồn nước ở thí nghiệm kế tiếp.
Bảng 6. Các chỉ tiêu môi trường của thí nghiệm 4
Chỉ tiêu
pH

Nước ót pha

TAN

Nghiệm thức

Nguồn nước

0

103

104

105

106

7,4±0,33

7,4±0,33


7,4±0,34

7,5±0,33

7,4±0,29

1,7±0,91

1,7±0,86

1,7±0,93

1,7±0,96

1,7±0,9

Ghi chú: Giá trị thể hiện là trung bình và độ lệch chuẩn

Thí nghiệm 5
Kết quảthí nghiệm 5 được trình bày ở bảng 7 cho thấy chỉ số pHcao nhất ở
nghiệm thức đối chứng (pH: 7,8), giảm dần ở nghiệm thức 1 (pH: 7,3) và thấp nhất
ở nghiệm thức 2 (pH: 7,1).Hàm lượng TAN thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng
(0,32 mg/L), tăng dần ở nghiệm thức 1 (0,84 mg/L) và cao nhất ở nghiệm thức 2
(0,89mg/L). Ở cả hai chỉ tiêu đều có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nghiệm
thức đối chứng so với hai nghiệm thức còn lại (p<0,05), tuy cũng có sự chênh lệch
nhưng giữa nghiệm thức 1 và nghiệm thức 2 sự khác biệt không có ý nghĩa
(p>0,05).
Bảng 7. Các chỉ tiêu môi trường của thí nghiệm 5
Nghiệm thức


pH

TAN
Máy đo

Test
a

Máy đo

Test
a

a

0

7,8±0,27

7,4±0,41

0,32±0,07

0,35±0,09a

103

7,3±0,23b


7,0±0,13b

0,84±0,73b

0,77±0,71b

105

7,1±0,18b

6,8±0,25c

0,89±0,70b

0,86±0,70b

Ghi chú: Giá trị thể hiện là trung bình và độ lệch chuẩn. Các giá trị trong cùng một cột
có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Từ kết quả trên có thể kết luận có tồn tại nguồn vi sinh vật trong thức ăntôm
nên khi đun sôi đã diệt được vi khuẩn. Với việc xử lý nguồn nước cùng thức ăn thì
mật độ vi khuẩn là 103 hay 10 5 CFU/mL đều có thể đánh giá sự sai khác. Tuy nhiên,
mật độ vi khuẩn Bacillus từ 105 CFU/mL thì khả năng phân hủy vật chất hữu cơ tốt
7


hơn do đó sẽ chọn mật độ 105 để thấy rõ được sự khác biệt (Lê Đông Cung và ctv
2010, Nguyễn Thị Tú Anh 2010)
Tổng hợp kết quả của 5 thí nghiệm thăm dò rút ra được các thông số như sau:
Nguồn dinh dưỡng: thức ăn tôm 0,1 g/500 mL tương ứng với 6 viên thức ăn

tôm sú (loại số 4).
Nguồn nước: nước ao có đun sôi sau khi cho thức ăn.
Mật độ vi sinh: 105 CFU/mL
Thời gian đo chỉ tiêu môi trường: 48 giờ sau khi cho vi sinh.
3.2 Đánh giá hiệu quả của chế phẩm vi sinh trên thị trường
Kết quả đánh giá 2 loại chế phẩm vi sinh được thể hiện ở bảng 8. Theo đó,
chỉ số pH cao nhất ở đối chứng (-) với pH=8,2 và thấp nhất ở đối chứng (+)
pH=7,1; nghiệm thức 1 và nghiệm thức 2 có pH lần lượt là 7,7 và 7,3; kết quả phân
tích thống kê cho thấy,có sự khác biệt có ý nghĩa giữa đối chứng (-) so với các
nghiệm thức còn lại và giữa nghiệm thức 1 và nghiệm thức 2 với nhau (p<0,05),
mặc khác tuy có sự chênh lệch nhưng khác biệt giữa nghiệm thức 2 và đối chứng
(+) là không có ý nghĩa (p>0,05). Hàm lượng TAN (mg/L) tăng dần từ 0,27 ởđối
chứng (-), đến 0,72 ở nghiệm thức 1, 0,79 ở nghiệm thức 2 và cao nhất là 0,94 ở đối
chứng (+); qua phân tích thống kê có sự khác biệt có ý nghĩa giữa đối chứng (-) với
3 nghiệm thức còn lại (p<0,05), dù có chênh lệch nhau nhưng khác biệt giữa
nghiệm thức 1, nghiệm thức 2 và đối chứng (+) là không có ý nghĩa (p>0,05).
Bảng 8. Các chỉ tiêu môi trường của thí nghiệm đánh giá
Nghiệm thức
Đối chứng (-)
CPVS1
CPVS2
Đối chứng (+)

pH

TAN
Máy đo

Test
a


8,2±0,22
7,7±0,34b
7,3±0,34c
7,1±0,33c

Máy đo

Test
a

8,2±0,11
7,4±0,37b
7,0±0,40c
7,0±0,39c

a

0,27±0,05
0,72±0,65b
0,79±0,91b
0,94±0,77b

0,24±0,02a
0,64±0,58b
0,95±0,93b
0,98±0,70b

Ghi chú: Giá trị thể hiện là trung bình và độ lệch chuẩn. Các giá trị trong cùng một cột
có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)


Qua kết quả phân tích thử nghiệm thì 2 loại chế phẩm dùng trong nghiên cứu
có mật độ vi khuẩn tương đối giống với mật độ vi khuẩn đã công bố trên bao bì và
hoạt động của các vi khuẩn này khác biệt không có ý nghĩa so với hoạt động của vi
khuẩn ởKhoa Thủy Sản, Đại học Cần Thơ.
3.3 Xây dựng quy trình
Quá trình nghiên cứu đã hình thành được quy trình đánh giá chế phẩm như
sau:
Bước 1: Đun sôi550-600 mL nước ao chung với 6 viên thức ăn tôm sú (loại
số 4).
8


Bước 2: Để nước nguội còn khoảng 40-50 ºC thì cho chế phẩm vi sinh cần
kiểm tra vào.
Cách lấy lượng chế phẩm vi sinh để bố trí thí nghiệm:
Đối với chế phẩm vi sinh dạng dung dịch: dùng kim tiêm có trên thị trường
hút trực tiếp lượng chế phẩm vi sinh cần dùng.
Đối với chế phẩm vi sinh dạng bột: cho 1 g chế phẩm vi sinh (tương đương
với 2 mL khi đong bằng cốc test môi trường) pha loãng với 1L nước, khuấy đều,
sau đó dùng kim tiêm hút lượng chế phẩm vi sinh cần dùng.
Cách tính lượng chế phẩm vi sinh cần dùng để được mật độ 105 CFU/mL:
Đối với chế phẩm vi sinh dạng dung dịch:
Áp dụng công thức: C1.V1 = C2 .V2
Trong đó: C1 là mật độ vi khuẩn trên bao bì (CFU/mL)
V1 là thể tích dung dịch cần lấy (mL)
C2 = 10 5
V2 = 500 mL
Đối với chế phẩm vi sinh dạng bột: áp dụng công thức tương tự sau khi đã
pha bột vi sinh với nước.

Mật độ vi khuẩn công bố (CFU/g)
C1 =
1000
Bước 3: Đo chỉ tiêu TAN sau 48 giờ bằng bộ test môi trường, nếu TAN ≥ 1
mg/L thì có hiệu quả, ngược lại thì không hiệu quả.
4 KẾT LUẬN
Để đánh giá chất lượng chế phẩm vi sinh, dùng thức ăn tôm sú (loại số 4) đun
sôi chung với 550-600 mL nước ao tôm, đợi cho nước nguội còn khoảng 40-50 ºC
thìcho chế phẩm vi sinh vào. Sau 48 giờ kiểm tra TAN bằng bộ test môi trường, nếu
TAN ≥ 1 mg/L thì có hiệu quả, ngược lại thì không hiệu quả.
5 ĐỀ XUẤT
Tiếp tục đánh giá thêm một số loại vi sinh có trên thị trường hiện nay để đánh
giá sự ổn định của phương pháp.

9


TÀI LIỆU THAM KHẢO
APHA, AWWA and WPCF, 1985. Standard methods for the examination of water
and wastewater. 16th edn., American Public Health Association, American Water
Works Association and Water Pollution Control Federation, Washington, DC, 1268
p.
Lê Đông Cung, Phạm Thị Tuyết Ngân và Trương Quốc Phú, 2010. Xác định khả
năng chuyển hóa đạm của nhóm vi khuẩn hữu ích trong hệ thống ương tôm sú
(Penaeus monodon) nước tuần hoàn. Tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ. Số 14B:
15-25.
Lê Thanh Lựu, 2005. Thành tựu, thách thức, các định hướng và kiến nghị về công
tác khoa học công nghệ trong nuôi trồng thủy sản. Tuyển tập hội thảo toàn quốc về
nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong nuôi trồng thủy sản, ngày 2223/12/2004, Vũng Tàu. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Tp. Hồ Chí Minh, trang 25-39.
Nguyễn Thị Tú Anh, 2010. Đánh giá khả năng cải thiện chất lượng nước của nhóm

vi khuẩn chuyển hóa đạm trong hệ thống ương tôm sú (Penaeus monodon). Luận
văn tốt nghiệp cao học. Khoa Thủy Sản, Đại học Cần Thơ. Cần Thơ.
Phạm Thị Tuyết Ngân, 2011. Bài giảng Vi sinh vật hữu ích. Khoa Thủy Sản. Đại
học Cần Thơ.
Phạm Thị Tuyết Ngân, 2011. Nghiên cứu quần thể chuyển hóa đạm trong bùn đáy
ao nuôi tôm sú (Penaeus monodon). Luận án tiến sĩ thủy sản. Đại học Cần Thơ. Cần
Thơ.
Phạm Thị Tuyết Ngân, 2012. Nghiên cứu quần thể vi khuẩn chuyển hóa đạm trong
bùn đáy ao nuôi tôm sú (Penaeus monodon). Luận án Tiến sĩ. Đại học cần Thơ.
Phạm Thị Tuyết Ngân, Trần Thị Kiều Trang và Trương Quốc Phú, 2008. Biến động
mật độ vi khuẩn trong ao nuôi tôm sú (Penaeus monodon) ghép với cá rô phi đỏ ở
Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ. Số 9: 187-194.
Phạm Thị Tuyết Ngân, Vũ Ngọc Út, Trương Quốc Phú và Nguyễn Hữu Hiệp, 2011.
Ảnh hưởng của vi khuẩn hữu ích lên các yếu tố môi trường và tôm sú (Penaeus
monodon) nuôi trong bể. Tạp chí Khoa học 2011:20b 59-68.
Trương Quốc Phú, 2011. Sử dụng chlorine trong xử lý nước. truy cập ngày 10/12/2014.

10



×