Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

khảo sát chất lượng nước và nhu cầu dùng nước sinh hoạt của các hộ gia đình vùng duyên hải trà vinh và sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 53 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƢỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG

KHẢO SÁT CHẤT LƢỢNG NƢỚC VÀ NHU CẦU DÙNG
NƢỚC SINH HOẠT CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH VÙNG
DUYÊN HẢI TRÀ VINH VÀ SÓC TRĂNG

Sinh viên thực hiện
NGUYỄN VĂN Ý 3113873

Cán bộ hƣớng dẫn
ThS LÊ VĂN DŨ

Cần Thơ, 12/2014


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Môi Trường

LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ,
giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học
tập ở giảng đƣờng đại học đến nay, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của
quý thầy cô, gia đình và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Trƣờng Đại
học Cần Thơ, đặc biệt là thầy cô của Khoa Môi Trƣờng & Tài nguyên Thiên nhiên đã


cùng với bao tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho mỗi
sinh viên trong suốt thời gian học tập tại trƣờng.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Lê Văn Dũ đã tận tình chỉ dạy, hƣớng dẫn, giúp
đỡ, động viên và luôn cho tôi những lời khuyên quý báu trong suốt quá trình thực hiện đề
tài này.
Xin chân thành cảm ơn thầy Vũ Văn Năm và cô Bùi Thị Bích Liên-Cố vấn học tập
lớp Quản lý Môi trƣờng K37 đã quan tâm, dìu dắt, động viên và giúp đỡ chúng tôi trong
suốt khóa học. Xin cảm ơn các bạn lớp Quản lý tài nguyên và môi trƣờng K37, các bạn
sinh viên Khoa Môi trƣờng và Tài nguyên thiên nhiên, các anh chị học viên cao học đã hỗ
trợ, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực nghiệm.
Xin trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo và các cán bộ của Sở Tài nguyên và Môi
trƣờng thành phố Sóc Trăng, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng thành phố Trà Vinh… đã tạo
điều kiện cho tôi thu thập số liệu.
Cảm ơn các nông hộ đã tích cực tham gia trả lời phỏng vấn, hợp tác và giúp đỡ tôi
trong quá trình khảo sát thực tế.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến cha, mẹ và ngƣời thân đã luôn ủng hộ, tạo
mọi điều kiện về vật chất và tinh thần cho tôi trong suốt thời gian học tập.
Xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày 22 tháng 12 năm 2014
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Văn Ý

Nguyễn Văn Ý 3113873

Trang i


Luận Văn Tốt Nghiệp


Ngành Quản Lý Môi Trường
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... i
MỤC LỤC ........................................................................................................................... ii
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ..................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ...................................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 1
CHƢƠNG 2: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ..............................................................................3
2.1 Sơ lƣợc về Trà Vinh và Sóc Trăng. ............................................................................... 3
2.1.1 Sơ lƣợc về tỉnh Trà Vinh................................................................................ 3
2.1.2 Sơ lƣợc về tỉnh Sóc Trăng.............................................................................. 3
2.2 Tổng quan về vùng nghiên cứu ..................................................................................... 5
2.2.1 Sơ lƣợc về huyện Trần Đề ............................................................................. 5
2.2.2 Giới thiệu sơ lƣợc về huyện Cù Lao Dung .................................................... 7
2.2.3 Giới thiệu sơ lƣợc về huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh................................. 8
2.3 Những nghiên cứu liên quan đến nƣớc.......................................................................... 9
2.3.1 Vai trò của nƣớc đối với con ngƣời ............................................................... 9
2.3.2 Hiện trạng sử dụng nƣớc ở vùng duyên hải Trà Vinh và Sóc Trăng ............. 9
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................................12
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................................... 12
3.2 Phƣơng tiện nghiên cứu ............................................................................................... 12
3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................. 13
3.3.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp .......................................................... 13
3.3.2 Phƣơng pháp xác định vị trí ......................................................................... 13
3.3.3 Phƣơng pháp phỏng vấn............................................................................... 13
3.4 Phân tích và xử lý số liệu. ........................................................................................... 14
CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................................15
4.1 Thông tin tổng quan về các hộ gia đình đƣợc phỏng vấn ........................................... 15
Nguyễn Văn Ý 3113873


Trang ii


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Môi Trường

4.1.1 Đặc điểm về giới tính và tuổi ....................................................................... 15
4.1.2 Thông tin về trình độ học vấn ...................................................................... 16
4.1.3 Thông tin về thu nhập .................................................................................. 17
4.2 Ý kiến ghi nhận tổng quan về nƣớc sinh hoạt tại từng địa phƣơng khảo sát .............. 17
4.2.1. Các loại nguồn nƣớc sinh hoạt và nhu cầu sử dụng chúng theo các mùa
trong năm .............................................................................................................. 17
4.2.2 Các phƣơng tiện, vật dụng và thói quen sử dụng nƣớc mƣa của ngƣời dân
địa phƣơng............................................................................................................. 19
4.2.3 Ý kiến đánh giá của ngƣời dân đƣợc phỏng vấn về chất lƣợng nƣớc sinh
hoạt ........................................................................................................................ 20
4.3 Chi phí xử lý nƣớc sinh hoạt và khả năng chấp nhận chi trả để có đƣợc nƣớc sinh hoạt
trong điều kiện khan hiếm nƣớc trong tƣơng lai. .............................................................. 22
4.4 Tác động của Biến đổi khí hậu đến tài nguyên nƣớc sinh hoạt của địa phƣơng khảo
sát ....................................................................................................................................... 26
4.5 Ý kiến của ngƣời dân địa phƣơng về khả năng đáp ứng nƣớc sinh hoạt trong điều kiện
Biến đổi khí hậu trong tƣơng lai ........................................................................................ 27
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................29
5.1 Kết luận........................................................................................................................ 29
5.2 Kiến nghị ..................................................................................................................... 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................30
PHỤ LỤC ...........................................................................................................................31
PHỤ LỤC 1: Mẫu phiếu phỏng vấn .................................................................................. 31

PHỤ LỤC 2: Danh sách ngƣời tham gia trả lời phỏng vấn .............................................. 38
PHỤ LỤC 3: Kết quả kiểm định Independent-Samples T-Test bằng phần mềm SPSS
Statistics 20.0 ..................................................................................................................... 45

Nguyễn Văn Ý 3113873

Trang iii


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Môi Trường
DANH SÁCH HÌNH

Hình 3.1: Các vị trí tiến hành khảo sát và phỏng vấn các hộ dân ....................................... 12
Hình 4.1 Biểu đồ tỷ lệ giới tính của ngƣời tham gia trả lời phỏng vấn ............................... 15
Hình 4.2 Biểu đồ cơ cấu tuổi của ngƣời tham gia trả lời phỏng vấn ................................... 16
Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện trình độ học vấn của ngƣời tham gia trả lời phỏng vấn ............ 16
Hình 4.4 Biểu đồ thể hiện thu nhập bình quân của ngƣời tham gia trả lời phỏng vấn ........ 17
Hình 4.5 Biểu đồ thể hiện các loại nguồn nƣớc phục vụ sinh hoạt hằng ngày của ngƣời dân
trong mùa khô và mùa mƣa ( n = 149) ................................................................................ 18
Hình 4.6 Biểu đồ thể hiện nguồn nƣớc chủ đạo của ngƣời dân .......................................... 18
Hình 4.7 Biểu đồ tỷ lệ ngƣời có sử dụng nƣớc mƣa trong tổng số ngƣời đƣợc phỏng vấn 19
Hình 4.8 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ các vật dụng chứa nƣớc mƣa của ngƣời dân ..................... 19
Hình 4.9 Biểu đồ thể hiện thói quen sử dụng nƣớc mƣa của ngƣời dân đƣợc phỏng vấn .. 20
Hình 4.10 Biểu đồ đánh giá chất lƣợng nƣớc sinh hoạt của ngƣời dân .............................. 20
Hình 4.11 Biểu đồ thể hiện nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nƣớc mặt ............................ 21
Hình 4.12 Biểu đồ chất lƣợng nƣớc giếng của những ngƣời dân đƣợc phỏng vấn ............. 22
Hình 4.13 Tỷ lệ ngƣời đã xử lý nƣớc trƣớc khi sử dụng ..................................................... 22
Hình 4.14 Biểu đồ thể hiện các phƣơng pháp xử lý nƣớc tại nhà ....................................... 23

Hình 4.15 Biểu đồ thể hiện thời gian xử lý nƣớc của các hộ dân đƣợc phỏng vấn ............. 23
Hình 4.16 Biểu đồ thể hiện chi phí sử dụng nƣớc hàng tháng của ngƣời dân ..................... 24
Hình 4.17 Tỷ lệ ngƣời dân có nhu cầu lắp đặt hệ thống xử lý nƣớc sinh hoạt .................... 24
Hình 4.18 Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa mức thu nhập và khả năng chi trả của ngƣời
dân Sóc Trăng ...................................................................................................................... 25
Hình 4.19 Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa mức thu nhập và khả năng chi trả của ngƣời
dân Trà Vinh ........................................................................................................................ 25
Hình 4.20 Biểu đồ thể hiện xu hƣớng của biến đổi khí hậu trong những năm gần đây ...... 26
Hình 4.21 Biểu đồ thể hiện khả năng đáp ứng nƣớc sinh hoạt trong tƣơng lai ................... 28

Nguyễn Văn Ý 3113873

Trang iv


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Môi Trường

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Nƣớc là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng cho tất cả các sinh vật trên quả đất.
Nếu không có nƣớc thì chắc chắn không có sự sống xuất hiện trên quả đất, thiếu nƣớc thì
cả nền văn minh hiện nay cũng không tồn tại đƣợc.
Nhu cầu nƣớc càng ngày càng tăng theo đà phát triển của nền công nghiệp, nông
nghiệp và sự nâng cao mức sống của con ngƣời. Theo ƣớc tính, bình quân trên toàn thế
giới có khoảng 40% lƣợng nƣớc cung cấp đƣợc sử dụng cho công nghiệp, 50% cho nông
nghiệp và 10% cho sinh hoạt. Kinh tế, xã hội phát triển thì nhu cầu sử dụng nƣớc càng
tăng. Vì vậy mà nguồn nƣớc bị ô nhiễm ngày càng trầm trọng hơn. Nhiều quốc gia trên
thế giới hiện đang thiếu nƣớc sạch cho sản xuất và sinh hoạt.

Nƣớc ta có tài nguyên nƣớc thuộc loại trung bình trên thế giới, song ẩn chứa nhiều
yếu tố kém bền vững. Xét lƣợng nƣớc vào mùa khô thì nƣớc ta thuộc vào vùng phải đối
mặt với thiếu nƣớc, một số khu vực thuộc loại khan hiếm nƣớc. Các tỉnh ven biển miền
tây nam bộ nhƣ: Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Long An do nguồn nƣớc ngọt trên các
sông rạch ao hồ không đủ phục vụ nhu cầu của đời sống và sản xuất, vì vậy nguồn nƣớc
cung cấp chủ yếu đƣợc khai thác từ nguồn dƣới đất. Khoảng 80% dân số ở 4 tỉnh Trà
Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau đang sử dụng nƣớc ngầm mỗi ngày (Thực trạng khai
thác tài nguyên nước ở Việt Nam 2014).
Hậu quả chung của việc dùng nƣớc bị ô nhiễm là tỉ lệ ngƣời mắc các bệnh cấp và
mãn tính nhƣ viêm màng kết, tiêu chảy, ung thƣ… ngày càng tăng. Do đó nhu cầu sử
dụng nƣớc sạch của ngƣời dân là rất cần thiết. Đặc biệt là ở Sóc Trăng và vùng duyên hải
Trà Vinh, hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trƣờng tại các vùng nông thôn ngày càng trở nên
bức xúc và nghiêm trọng. Nƣớc sinh hoạt đã và đang suy giảm cả về chất lƣợng lẫn số
lƣợng do ảnh hƣởng bởi chất thải công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, sinh hoạt hàng ngày
của ngƣời dân. Vì vậy đề tài “Khảo sát chất lượng nước và nhu cầu dùng nước sinh
hoạt của các hộ gia đình vùng duyên hải tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng” đƣợc thực hiện
nhằm đề xuất chính sách về cấp nƣớc sạch cho vùng ven biển (Chiến lược quốc gia về
cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020, 2014).
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Khảo sát và đề xuất giải pháp sử dụng nƣớc sạch ở vùng ven biển Trà Vinh, Sóc
Trăng trƣớc nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng và bối cảnh/kịch bản Biến
đổi khí hậu trong tƣơng lai.
Nguyễn Văn Ý 3113873

Trang 1


Luận Văn Tốt Nghiệp


Ngành Quản Lý Môi Trường

Mục tiêu cụ thể
Khảo sát hiện trạng sử dụng nƣớc sinh hoạt của ngƣời dân ở địa phƣơng ven biển
Sóc Trăng và Trà Vinh.
Khảo sát nhu cầu sử dụng nƣớc sạch sinh hoạt của các hộ dân ven biển ở Trà Vinh
và Sóc Trăng.
Khảo sát tác động của Biến đổi khí hậu đến nguồn cung cấp nƣớc sạch.

Nguyễn Văn Ý 3113873

Trang 2


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Môi Trường

CHƢƠNG 2: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Sơ lƣợc về Trà Vinh và Sóc Trăng.
Trà Vinh và Sóc Trăng là 2 tỉnh nằm ở ven biển khu vực đồng bằng sông Cửu
Long. Đây là vùng đất đƣợc hình thành trong quá trình lấn biển của châu thổ sông Cửu
Long. Tính chất địa hình nơi đây thể hiện rõ nét bằng những giồng cát hình cánh cung
đồng phƣơng với bờ biển.
Mặc dù còn một số hạn chế về điều kiện tự nhiên nhƣ thiếu nƣớc ngọt và bị xâm
nhập mặn trong mùa khô, một số khu vực bị nhiễm phèn, nhƣng việc sử dụng đất ở đây
lại có nhiều thuận lợi cơ bản để phát triển nông, ngƣ nghiệp đa dạng và trên cơ sở đó hình
thành những khu du lịch sinh thái phong phú.
2.1.1 Sơ lƣợc về tỉnh Trà Vinh
Trà Vinh là tỉnh duyên hải đồng bằng sông Cửu Long, phía Đông giáp Biển Đông,

phía Tây giáp Vĩnh Long, phía Nam giáp Sóc Trăng, phía Bắc giáp tỉnh Bến Tre, có
65 km bờ biển; vị trí địa lý giới hạn từ 9°31'46" đến 10°4'5" vĩ độ Bắc và từ 105°57'16"
đến 106°36'04" kinh độ Đông. Trà Vinh cách thành phố Hồ Chí Minh 200 km đi bằng
quốc lộ 53, khoảng cách chỉ còn 130 km nếu đi bằng quốc lộ 60, cách thành phố Cần Thơ
95 km. Đƣợc bao bọc bởi sông Tiền, sông Hậu với 2 cửa Cung Hầu và Định An nên giao
thông đƣờng thủy có điều kiện phát triển.
Thành phố Trà Vinh có dân số khoảng 131360 ngƣời, trong đó dân tộc Khmer
chiếm 19,96%, dân tộc Hoa chiếm 6,22%, dân tộc khác chiếm 0,2% và số đông còn lại là
dân tộc Kinh. Nguồn lao động (theo đơn vị sự nghiệp) có khoảng 55513 ngƣời trong độ
tuổi lao động, mật độ dân số tăng tự nhiên hàng năm (trong năm 2007) là 1,025%. Với
diện tích 6803,5 ha chủ yếu gồm 3 nhóm đất chính: đất cát giồng, đất phù sa và đất phèn
tiềm năng. Tài nguyên nƣớc chủ yếu là nguồn nƣớc mặt và nguồn nƣớc ngầm khai thác từ
sông, hồ kênh, rạch… tuy nhiên trữ lƣợng nƣớc không đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất và
sinh hoạt của nhân dân (Nguồn, Trà Vinh-Wikipedia tiếng việt).
2.1.2 Sơ lƣợc về tỉnh Sóc Trăng
Sóc Trăng là vùng đất trẻ, đƣợc hình thành qua nhiều năm lấn biển nên địa hình bao
gồm phần đất bằng, xen kẽ là những vùng trũng và các giồng cát với cao trình phổ biến ở
mức 0,5-1m so với mặt biển, nghiêng từ tây bắc xuống đông nam và có hai tiểu vùng địa
hình chính: vùng ven sông Hậu với độ cao 1-1,2m, bao gồm vùng đất bằng và những
giồng cát hình cánh cung tiếp nối nhau chạy sâu vào giữa tỉnh; vùng trũng phía nam tỉnh
với độ cao 0-0,5m, thƣờng bị ngập úng dài ngày trong mùa lũ. Tỉnh Sóc Trăng nằm ở cửa
Nam sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 231km, cách Cần Thơ 62km, nằm
Nguyễn Văn Ý 3113873

Trang 3


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Môi Trường


trên tuyến Quốc lộ 1A nối liền các tỉnh Hậu Giang, Thành phố Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà
Mau. Tỉnh Sóc Trăng có vị trí tọa độ 9012’-9056’ vĩ Bắc và 105033’-106023’ kinh Đông.
Đƣờng bờ biển dài 72 km và 03 cửa sông lớn là Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh đổ ra Biển
Đông. Địa giới hành chính của Sóc Trăng ở phía bắc và tây bắc giáp tỉnh Hậu Giang, phía
tây nam giáp tỉnh Bạc Liêu, phía đông bắc giáp tỉnh Trà Vinh, Phía Đông và đông nam
giáp Biển Đông.
Sóc Trăng gồm 9 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố với 109 xã, phƣờng, thị trấn.
Thành phố Sóc Trăng là trung tâm hành chính của tỉnh. Theo thống kê ngày 01/4/2009
toàn tỉnh hiện có 1289441 ngƣời; trong đó, thành thị chiếm 251328 ngƣời, nông thôn
1038113 ngƣời. Tổng dân số nam là 641422 ngƣời, nữ 648019 ngƣời. Mật độ dân số
trung bình hiện nay của tỉnh là 389 ngƣời/km2, thấp hơn mức trung bình ở đồng bằng
sông Cửu Long (434 ngƣời/km2). Dân số phân bổ không đều, tập trung đông ở vùng ven
sông Hậu và các giồng đất cao, nơi có điều kiện thuận lợi cho giao lƣu kinh tế. Cơ cấu
này sẽ thay đổi theo quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chiến lƣợc phát triển của tỉnh
trong tƣơng lai. Ở Sóc Trăng, ngoài ngƣời Kinh chiếm tỷ lệ khoảng 65,28% dân số còn có
nhiều dân tộc khác cùng chung sống, trong đó ngƣời Khmer chiếm 28,9%, ngƣời Hoa
chiếm 5,9%. Thêm vào đó còn có ngƣời Nùng, Thái, Chăm... nên đời sống và sinh hoạt
văn hóa của ngƣời dân Sóc Trăng rất đa dạng và phong phú.
Sóc Trăng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hƣởng gió mùa, chia thành
mùa là mùa khô và mùa mƣa, trong đó mùa mƣa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa
khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm của Sóc
Trăng khoảng 26,80C, ít khi bị bão lũ, Lƣợng mƣa trung bình trong năm là 1864 mm, tập
trung chủ yến vào các tháng 8, 9, 10 có độ ẩm trung bình là 83%, thuận lợi cho cây lúa và
các loại hoa màu phát triển.
Đất đai của Sóc Trăng có độ màu mỡ cao, thích hợp cho việc phát triển cây lúa
nƣớc, cây công nghiệp ngắn ngày nhƣ mía, đậu nành, bắp, các loại rau màu nhƣ hành, tỏi
và các loại cây ăn trái nhƣ bƣởi, xoài, sầu riêng... Hiện đất nông nghiệp chiếm 82,89%,
trong đó, đất sản xuất nông nghiệp chiếm 62,13%, đất lâm nghiệp có rừng 11356 ha
chiếm 3,43%, đất nuôi trồng thuỷ sản 54373 ha chiếm 16,42%, đất làm muối và đất nông

nghiệp khác chiếm 0,97%. Đất nông nghịa trong địa bàn tỉnh chủ yếu sử dụng cho canh
tác lúa, cây hàng năm khác và diện tích đất còn lại dùng trồng cây lâu năm và cây ăn trái,
ngoài ra cũng có nhiều diện tích đất tự nhiên chƣa đƣợc sử dụng. Đất đai tại Sóc Trăng có
thể chia thành 4 nhóm chính là nhóm đất cát, nhóm đất phù sa, nhóm đất mặn, nhóm đất
nhân tác. Điều kiện tự nhiên trong địa bàn tỉnh nhìn chung cũng đang gặp phải khó khăn
nhƣ thiếu nƣớc ngọt và bị xâm nhập mặn trong mùa khô (Sóc Trăng-Wikipedia tiếng việt).
Nguyễn Văn Ý 3113873

Trang 4


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Môi Trường

2.2 Tổng quan về vùng nghiên cứu
Nghiên cứu đƣợc tiến hành thí điểm tại huyện Trần Đề, huyện Cù Lao Dung của
tỉnh Sóc Trăng và huyện Duyên Hải thuộc tỉnh Trà Vinh.
2.2.1 Sơ lƣợc về huyện Trần Đề
Huyện Trần Đề đƣợc thành lập ngày 23/12/2009 của Chính phủ trên cơ sở điều
chỉnh 18978,39 ha diện tích tự nhiên và 75046 nhân khẩu của huyện Long Phú; 18897,59
ha diện tích tự nhiên và 55031 nhân khẩu của huyện Mỹ Xuyên. Huyện Trần Đề có
37875,98 ha diện tích tự nhiên và 130077 nhân khẩu; có 11 đơn vị hành chính trực thuộc,
bao gồm các xã: Lịch Hội Thƣợng, Trung Bình, Đại Ân 2, Liêu Tú, Thạnh Thới An,
Thạnh Thới Thuận, Tài Văn, Viên An, Viên Bình và các thị trấn: Lịch Hội Thƣợng, Trần
Đề. Huyện Trần Đề có vị trí phía Đông giáp huyện Cù Lao Dung; Tây giáp huyện Mỹ
Xuyên; Nam giáp huyện Vĩnh Châu; Bắc giáp huyện Long Phú và Thành phố Sóc Trăng,
tỉnh Sóc Trăng.
Trần Đề là vùng đất trẻ hình thành qua nhiều năm lấn biển, nên có địa hình đồng
bằng bãi bồi cửa sông và ven biển xen lấn cồn cát, độ cao trung bình 0,5-1m so với mặt

biển, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và có hai tiểu vùng địa hình chính: vùng ven
sông Hậu, với độ cao 1-1,2m, bao gồm vùng đất bằng và những giồng cát; vùng trũng
phía nam với độ cao 0-0,5m thƣờng bị ngập úng dài ngày trong mùa lũ. Là vùng đất trẻ
nên Trần Đề có nhiều tiềm năng phát triển mạnh.
* Lợi thế tiềm năng về tài nguyên đất đai
Trần Đề nằm ở vùng ben biển, với tác động của các yếu tố địa hình, khí hậu – thủy
văn và hoạt động sản xuất của con ngƣời đã ảnh hƣởng lớn đến quá trình phát sinh phát
triển của các loại đất, nhìn chung đất đai trong huyện có một số đặc điểm nổi bật nhƣ sau:
Một là, nhóm đất mặn có thành phần cơ giới nặng (hàm lƣợng sét trên 40%), thoát
nƣớc kém, có lợi thế mạnh về phát triển nuôi trồng thủy sản nƣớc mặn và lợ.
Hai là, nhóm đất cát, tuy có độ phì tiềm tàng không cao nhƣng lại thích hợp với
nhiều loại rau, màu; rất thuận lợi cho đa dạng hóa và là lợi thế trong quá trình chuyển đổi
cơ cấu sản xuất nông nghiệp.
Ba là, nhóm đất phèn nằm ở vị trí thấp trũng, có độ phì tiềm tàng cao nhƣng bị hạn
chế lớn bởi độc tố phèn, cần phải chú trọng biện pháp cải tạo khi sử dụng vào nông
nghiệp và đặc biệt là trong nuôi trồng thủy sản.
* Lợi thế tiềm năng về tài nguyên nước

Nguyễn Văn Ý 3113873

Trang 5


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Môi Trường

Nguồn nƣớc mặt và nƣớc ngầm là hai nguồn nƣớc chủ yếu để khai thác nƣớc ngọt
cho toàn huyện sử dụng. Việc khai thác nƣớc mặt dễ dàng nhờ sông Hậu, sông Mỹ Thanh
và kênh rạch dẫn nƣớc. Xong bị hạn chế do ảnh hƣởng của thủy triều biển Đông nƣớc bị

nhiễm mặn vào mùa khô. Trần Đề có nguồn nƣớc ngầm rất phong phú đƣợc khai thác sử
dụng cho việc sinh hoạt và tƣới cây trồng. Đặc điểm các tầng nƣớc ngầm trong địa bàn
huyện Trần Đề nhƣ sau:
Một là, tầng sâu đến 30m nƣớc bị nhiễm bẩn hữu cơ và mùa khô nhiễm mặn, chỉ
khai thác để tƣới cây trồng. Hai là, tầng sâu 80m và 200m chất lƣợng khá tốt thƣờng khai
thác ở độ sâu 115m bằng các giếng khoan đƣờng kính 114mm, lƣu lƣợng 1000 m3/ngày,
để dùng cho sinh hoạt. Ba là, tầng sâu 300m chất lƣợng tốt hơn nhƣng khai thác tốn kém
nên ít đƣợc khai thác.
* Lợi thế tiềm năng về tài nguyên rừng
Diện tích có rừng của Trần Đề là 941,99 ha, tập trung chủ yếu ở các xã Trung Bình
và Lịch Hội Thƣợng là rừng phòng hộ ven biển, hàng năm rừng phòng bộ ven biển tạo ra
hệ sinh thái ngập mặn.
* Lợi thế tiềm năng về Tài nguyên thủy sản phong phú
Với cấu trúc hệ sinh thái đa dạng, điều kiện tự nhiên môi trƣờng thuận lợi, Trần Đề
có tiềm năng rất lớn về thủy sản và đƣợc đánh giá là vùng trọng điểm về khai thác và nuôi
trồng thủy sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Với diện tích bãi triều rộng lớn và hệ
thống sông ngòi, kênh rạch ven biển, có thể phát triển nuôi trồng thủy sản ngọt, lợ và mặn
với diện tích 5855 ha, có thể hình thành các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung theo hình
thức công nghiệp và bán công nghiệp, ứng dụng khoa học-công nghệ nuôi trồng mới để
tạo ra giá trị hàng hóa lớn.
* Tiềm năng du lịch sinh thái, kết hợp du lịch ra Côn Đảo
Trần Đề là một huyện vừa nằm ven sông lại vừa ven biển, ngoài đất đai rộng lớn ra,
Trần Đề còn có 12 km chiều dài bờ biển cùng với một hệ thống kênh, rạch chằng chịt và
sông ngòi bao bọc tạo cho Trần Đề một cảnh sắc vô cùng tƣơi mát. Ven bờ sông Hậu là
những vƣờn mía kéo dài, sau những vƣờn mía ấy là đồng ruộng, những vƣờn dừa và thôn
ấp trù phú. Trên sông thuyền bè qua lại tấp nập, có cả tàu nƣớc ngoài trọng tải hàng nghìn
tấn cũng xuôi ngƣợc ở nơi đây. Trong tƣơng lai, Trần Đề là điểm du lịch đầy sức quyến rũ
du khách bốn phƣơng bởi không khí trong lành và cảnh sắc thơ mộng của vùng đồng bằng
cửa sông, ven biển.


Nguyễn Văn Ý 3113873

Trang 6


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Môi Trường

2.2.2 Giới thiệu sơ lƣợc về huyện Cù Lao Dung
Cù Lao Dung là một huyện thuộc tỉnh Sóc Trăng, huyện lỵ đặt tại thị trấn Cù Lao
Dung. Huyện nhƣ một hòn cù lao lớn, nằm giữa 2 tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh, bao gồm 3
hòn cù lao nhỏ gộp lại: Cù lao Tròn, Cù lao Dung và Cù lao Cồn Cộc. Ngày 11 tháng 1
năm 2002, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 04/2002 về việc điều chỉnh địa
giới hành chính huyện Long Phú để thành lập các xã và thị trấn huyện Cù Lao Dung gồm
có 8 đơn vị hành chính gồm các xã An Thạnh 1, An Thạnh 2, An Thạnh 3, Đại Ân 1, An
Thạnh Tây, An Thạnh Đông, An Thạnh Nam và thị trấn Cù Lao Dung. Hiện nay Cù Lao
Dung có diện tích tự nhiên là 24944 ha với dân số 62931 ngƣời (theo tổng điều tra dân số
1/4/2009).
Địa giới hành chính
 Phía Đông và phía Bắc giáp tỉnh Trà Vinh.
 Phía Tây giáp huyện Long Phú và huyện Trần Đề.
 Phía Đông Nam giáp Biển Đông.
Kinh tế
Cù Lao Dung là huyện giữa sông, ven biển. Đây là vùng có vị trí đặc biệt quan
trọng, án ngữ hai cửa sông lớn Định An và Trần Đề. Bao đời nay, ngƣời dân Cù Lao
Dung sống tập trung ven các kênh rạch, cuộc sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp.
Trong khi đó, diện tích đất nông nghiệp chỉ có khoảng 13018 ha, một phần trong số đó bị
nhiễm phèn, mặn nên việc canh tác càng khó khăn. Mặt khác, do là huyện cù lao, bốn bề
sông nƣớc nên hệ thống hạ tầng, đặc biệt là giao thông rất cách trở, gây khó khăn cho việc

đi lại, giao lƣu buôn bán của bà con. Hiện nay, kết cấu hạ tầng ở Cù Lao Dung còn rất
thiếu thốn. Công nghiệp, thƣơng mại chƣa phát triển. Sáu tháng đầu năm 2009, nông dân
huyện xuống giống đƣợc 11092 ha màu, lƣơng thực, thực phẩm, đạt 82,16% kế hoạch,
trong đó cây mía 7345 ha, còn lại là hoa màu các loại. Về thủy sản, toàn huyện thả nuôi
đƣợc 1456 ha tôm cá các loại, đạt 80,88% kế hoạch, chủ yếu là nuôi cá da trơn, tôm công
nghiệp, bán công nghiệp và nuôi quảng canh cải tiến. Tuy nhiên do môi trƣờng nƣớc, thời
tiết không thuận lợi và con giống chƣa sạch bệnh nên đã có 137 ha tôm bị thiệt hại, đa số
là của các hộ dân thả nuôi không đúng lịch thời vụ. Về chăn nuôi, đàn heo của huyện có
16282 con, đàn bò 2810 con, đạt 93,66%. Về sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn
huyện, chủ yếu là cƣa xẻ gỗ, nƣớc đá, may mặc, sản xuất lƣơng thực, thực phẩm...thu
đƣợc 9 tỷ 374 triệu đồng, đạt 52,08% kế hoạch. Năm 2009, lần đầu tiên nông dân Cù Lao
Dung trồng thử giống khoai lang Nhật (có tên khoa học là Beniajuma) đạt hiệu quả kinh
tế cao. Tính đến hết tháng 07-2009, nông dân trong huyện Cù Lao Dung đã chuyển hơn
Nguyễn Văn Ý 3113873

Trang 7


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Môi Trường

400 ha đất trồng mía sang trồng màu thời vụ, trong đó diện tích trồng ngô là 373 ha và bí
đỏ là 91 ha, tăng gần 60 ha so với cùng kỳ năm ngoái. Đƣợc biết cây ngô tƣơng đối dễ
trồng, ít sâu bệnh lại cho năng suất cao rất thích hợp trồng trên những chân ruộng khô của
đất cù lao thiếu nƣớc tƣới tiêu. Theo tính toán của ngƣời nông dân thì việc luân canh cây
ngô trên đất trồng mía sẽ cho hiệu quả kinh tế cao gấp 2-3 lần so với độc canh cây mía
trên cùng một đơn vị diện tích, đồng thời tạo đƣợc vòng quay cho đất và tiêu diệt đƣợc
mầm bệnh lƣu tồn trong đất để sản xuất các vụ tiếp theo đạt năng suất cao.
Xã hội

Những năm qua, huyện Cù Lao Dung tập trung phát triển cơ sở hạ tầng theo
Chƣơng trình 135 của chính phủ để từng bƣớc xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã
hội. Sau 8 năm triển khai Chƣơng trình 135, đến tháng 05-2009, huyện đã hoàn thành 57
công trình, trong đó có 37 công trình giao thông, 6 trạm y tế, 5 trƣờng học, 2 công trình
điện và 7 công trình thủy lợi... với tổng vốn đầu tƣ gần 12,5 tỷ đồng. Song song đó, việc
lồng ghép Chƣơng trình 135 với các chƣơng trình, mục tiêu khác nhƣ Chƣơng trình 134,
các nguồn vốn hỗ trợ sản xuất đã mang lại hiệu quả thiết thực. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo
giảm còn 16,6%. Ngoài việc quan tâm phát triển kinh tế, Cù Lao Dung còn chú trọng đến
công tác từ thiện, nhân đạo. Đến nay, huyện đã huy động nhiều nguồn lực tổng hợp, xây
dựng đƣợc 832 căn nhà tình thƣơng, mỗi căn trị giá 6 triệu đồng, giúp hàng trăm hộ
nghèo “an cƣ” để dần “lạc nghiệp”. Tuy nhiên, do mới thành lập nên hiện tại huyện Cù
Lao Dung vẫn còn nhiều khó khăn cần giải quyết.
2.2.3 Giới thiệu sơ lƣợc về huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh
Huyện Duyên Hải nằm về phía Nam của tỉnh Trà Vinh giữa hai cửa Cung
Hầu và Định An của hai nhánh sông Cửu Long: sông Cổ Chiên và sông Hậu. Phía Đông
và Phía Nam của huyện giáp với biển Đông, phía tây giáp với huyện Trà Cú và tỉnh Sóc
Trăng (qua ranh giới là sông Hậu), phía Bắc giáp huyện Cầu Ngang Duyên Hải có diện
tích 385,08 km² và 98651 ngƣời; có 11 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm thị trấn
Long Thành, thị trấn Duyên Hải và các xã: Long Khánh, Long Toàn, Long Vĩnh, Long
Hữu, Dân Thành, Hiệp Thạnh, Ngũ Lạc, Đông Hải, Trƣờng Long Hoà. Duyên Hải có địa
hình mang tính chất của vùng đồng bằng ven biển rất đặc thù với những giồng cát hình
cánh cung chạy dài theo hƣớng song song với bờ biển. Các giồng cát tập trung chủ yếu ở
các xã phía Bắc của huyện nhƣ: giồng Long Hữu-Ngũ Lạc, giồng Hiệp Thạnh-Trƣờng
Long Hoà, giồng Long Vĩnh và rải rác ven theo bờ biển. Nhìn chung địa hình Duyên Hải
khá thấp và tƣơng đối bằng phẳng với cao trình bình quân phổ biến là 0,4 đến 1,2m.
Kinh tế-xã hội

Nguyễn Văn Ý 3113873

Trang 8



Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Môi Trường

Huyện Duyên Hải là một huyện ven biển nên việc phát triển các ngành kinh tế biển
là chiếm phần lớn. Trong đó, ngành du lịch chiếm phần không nhỏ gồm các khu du lịch
nhƣ khu du lịch biển Ba Động, khu du lịch bƣu điện biển Ba Động, khu du lịch Duyên
Hải-Nha Trang, khu di tích bến tiếp nhận vũ khí Cồn Tàu, khu rừng ngập mặn Long
Toàn... Huyện Duyên Hải thuộc khu kinh tế Định An, một khu kinh tế lớn của tỉnh. Sẽ tạo
bƣớc tiền đề cho sự phát triển của huyện. Theo quy hoạch, Thị trấn Duyên Hải sẽ đƣợc
nâng cấp thành Thị xã Duyên Hải tách khỏi huyện Duyên Hải, và huyện lị sẽ chuyển từ
Thị trấn Duyên Hải sang Thị trấn Long Thành.
2.3 Những nghiên cứu liên quan đến nƣớc
2.3.1 Vai trò của nƣớc đối với con ngƣời
Nƣớc có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể, con ngƣời có thể nhịn ăn đƣợc vài
ngày, nhƣng không thể nhịn uống nƣớc. Nƣớc chiếm khoảng 70% trọng lƣợng cơ thể,
65-75% trọng lƣợng cơ, 50% trọng lƣợng mỡ, 50% trọng lƣợng xƣơng. Nƣớc tồn tại ở hai
dạng: nƣớc trong tế bào và nƣớc ngoài tế bào. Nƣớc ngoài tế bào có trong huyết tƣơng
máu, dịch limpho, nƣớc bọt… Huyết tƣơng chiếm khoảng 20% lƣợng dịch ngoài tế bào
của cơ thể (3-4 lít). Nƣớc là chất quan trọng để các phản ứng hóa học và sự trao đổi chất
diễn ra không ngừng trong cơ thể. Nƣớc là một dung môi, nhờ đó tất cả các chất dinh
dƣỡng đƣợc đƣa vào cơ thể, sau đó đƣợc chuyển vào máu dƣới dạng dung dịch nƣớc. Một
ngƣời nặng 60 kg cần cung cấp 2-3 lít nƣớc để đổi mới lƣợng nƣớc của có thể, và duy trì
các hoạt động sống bình thƣờng.
Uống không đủ nƣớc ảnh hƣởng đến chức năng của tế bào cũng nhƣ chức năng các
hệ thống trong cơ thể. nhƣ suy giảm chức năng thận. Những ngƣời thƣờng xuyên uống
không đủ nƣớc da thƣờng khô, tóc dễ gãy, xuất hiện cảm giác mệt mỏi, đau đầu, có thể
xuất hiện táo bón, hình thành sỏi ở thận và túi mật. Khi cơ thể mất trên 10% lƣợng nƣớc

có khả năng gây trụy tim mạch, hạ huyết áp, nhịp tim tăng cao. Nguy hiểm hơn, bạn có
thể tử vong nếu lƣợng nƣớc mất trên 20%. Bên cạnh oxy, nƣớc đóng vai trò quan trọng
thứ hai để duy trì sự sống.
Tóm lại, nƣớc rất cần cho cơ thể, mỗi ngƣời phải tập cho mình một thói quen uống
nƣớc để cơ thể không bị thiếu nƣớc. Có thể nhận biết cơ thể bị thiếu nƣớc qua cảm giác
khát hoặc màu của nƣớc tiểu, nƣớc tiểu có màu vàng đậm chứng tỏ cơ thể đang bị thiếu
nƣớc. Duy trì cho cơ thể luôn ở trạng thái cân bằng nƣớc là yếu tố quan trọng bảo đảm
sức khỏe của mỗi ngƣời.
2.3.2 Hiện trạng sử dụng nƣớc ở vùng duyên hải Trà Vinh và Sóc Trăng
Đời sống sinh hoạt hằng ngày của con ngƣời sử dụng rất nhiều nƣớc sinh hoạt. Về
mặt sinh lý mỗi ngƣời cần 1-2 lít nƣớc/ ngày. Và trung bình nhu cầu sử dụng nƣớc sinh
Nguyễn Văn Ý 3113873

Trang 9


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Môi Trường

hoạt của một ngƣời trong một ngày 10-15 lít cho vệ sinh cá nhân, 20-200 lít cho tắm,
20-50 lít cho làm cơm, 40-80 lít cho giặt bằng máy.
Nguồn tài nguyên nước mưa
Sóc Trăng nằm trong khu vực ảnh hƣởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa mang đặc
trƣng khí hậu của đồng bằng Nam Bộ, có hai mùa rõ rệt: mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng
11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Sóc Trăng là một trong các tỉnh có lƣợng mƣa trung bình của đồng bằng sông Cửu
Long, lƣợng mƣa trung bình năm đạt khoảng 1800 mm. Tuy nhiên, mƣa thƣờng phân bố
không đều, 95% lƣợng mƣa tập trung vào mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11 và chỉ có
khoảng 5% lƣợng mƣa trong mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lƣợng mƣa trung

bình tháng từ 200 mm đến 250 mm trong các tháng mùa mƣa.
Đặc điểm mƣa ở Sóc Trăng thƣờng không kéo dài liên tục nhiều ngày mà phổ biến
là mƣa trận cách quãng nhau; số ngày mƣa trung bình nhiều năm khá cao đạt từ 130-137
ngày. Lƣợng bốc hơi bình quân năm khá lớn (1023 mm), nên khả năng sử dụng nƣớc mƣa
bị hạn chế. Vì vậy cần đặc biệt chú ý đến các vấn đề này khi tính toán các giải pháp trữ
nƣớc mƣa để cung cấp cho sinh hoạt. Nƣớc mƣa vùng Sóc Trăng có chất lƣợng nƣớc tốt
rất phù hợp cho mục đích sinh hoạt. Các giá trị pH cũng các thành phần hoá lý khác đều
phù hợp với các tiêu chuẩn cho phép.
Nguồn tài nguyên nước ngầm
Phần lớn nguồn nƣớc mặt ở đây bị ảnh hƣởng bởi chất thải, nhiễm mặn, nhiễm phèn
nên không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nƣớc sạch của ngƣời dân, vì vậy nguồn nƣớc cung
cấp chủ yếu đƣợc khai thác từ nguồn dƣới đất. Khoảng 80% dân số ở Trà Vinh, Sóc
Trăng đang sử dụng nƣớc ngầm mỗi ngày. Tại tỉnh Trà Vinh hiện có khoảng 41512 giếng
khoan, việc khai thác nƣớc ngầm quá mức đã làm tầng nƣớc ngầm tụt giảm từ 12 đến
15m khu vực này, làm cho tỉnh Trà Vinh gần hơn với mặt nƣớc biển khoảng 2-2,5m.
Toàn tỉnh Sóc Trăng có khoảng 131529 hộ sử dụng nƣớc dƣới đất trong sinh hoạt,
sản xuất và nuôi trồng thủy sản. Trong đó, thành phố Sóc Trăng có số lƣợng hộ dùng
nƣớc dƣới đất thấp nhất là 2103 hộ và huyện Trần Đề có số lƣợng cao nhất là 24151 hộ.
Đối với huyện Cù Lao Dung
Kết quả điều tra hiện trạng khai thác sử dụng nƣớc dƣới đất cho thấy: Dân cƣ chủ
yếu sử dụng nƣớc dƣới đất, tầng khai thác chủ yếu từ độ sâu 90m đến 120m. Nƣớc chủ
yếu sử dụng phục vụ ăn uống sinh hoạt. Tổng số công trình hiện đang khai thác sử dụng
nƣớc dƣới đất là 5224 giếng khoan với mật độ trung bình là 20 giếng/km2.
Nguyễn Văn Ý 3113873

Trang 10


Luận Văn Tốt Nghiệp


Ngành Quản Lý Môi Trường

Đối với huyện Trần Đề
Dân cƣ khai thác nƣớc dƣới đất phục vụ nhu cầu sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản
(Thạnh Thới Thuận, Thạnh Thới An). Độ sâu khai thác chủ yếu từ 50m-120m. Trong
vùng có các giếng khoan công nghiệp với chiều sâu lên tới 500m (Xã Viên Bình, Tài
Văn). Tổng số công trình khai thác sử dụng nƣớc dƣới đất phục vụ sinh hoạt và sản xuất
là 5563 giếng khoan phân bố không đồng đều ở các xã, mật độ trung bình là 15 giếng/
km2.

Nguyễn Văn Ý 3113873

Trang 11


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Môi Trường

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu chất lƣợng và nhu cầu sử dụng nƣớc uống của ngƣời dân ở
vùng ven biển, đƣợc thực hiện từ đầu tháng 8/2014 đến cuối tháng 11/2014.
Nghiên cứu đƣợc tiến hành ở 3 huyện: huyện Trần Đề, huyện Cù Lao Dung của tỉnh
Sóc Trăng và huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh. Các trí tiến hành khảo sát đƣợc thể hiện
trên hình 3.1.

Hình 3.1: Các vị trí tiến hành khảo sát và phỏng vấn các hộ dân

3.2 Phƣơng tiện nghiên cứu

 Bảng phỏng vấn.
Nguyễn Văn Ý 3113873

Trang 12


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Môi Trường

 Máy ảnh.
 Xe máy.
 Máy vi tính.
 Máy định vị GPS Garmin eTrex H
 Các dụng cụ văn phòng phẩm.
3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu
3.3.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu về hiện trạng nguồn nƣớc, nhu cầu sử dụng nƣớc đƣợc thu thập từ Sở Tài
Nguyên và Môi Trƣờng, Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Ủy ban nhân dân
huyện, xã, các trạm cấp nƣớc sạch của Sóc Trăng và Trà Vinh.
3.3.2 Phƣơng pháp xác định vị trí
Sử dụng các phần mềm bản đồ ArcGIS, Google Earth, GPS Utility và máy định vị
GPS để xác định vị trí khảo sát.
3.3.3 Phƣơng pháp phỏng vấn
Thiết kế phiếu phỏng vấn
Xây dựng bảng phỏng vấn bao gồm các câu hỏi có cấu trúc và bảng hỏi phỏng vấn
sâu. Phiếu câu hỏi đƣợc xây dựng dựa vào chuyên môn, kinh nghiệm và có tham khảo các
điều kiện thực tế sử dụng nƣớc ở địa phƣơng, và các khoản mục về kỷ thuật vận hành cấp
nƣớc từ trạm cấp nƣớc, giếng nƣớc khoan cũng nhƣ chi phí lắp đặt hệ thống cấp nƣớc đến
từng hộ gia đình, giá thành bình quân cho mét khối nƣớc sinh hoạt…Phiếu câu hỏi này

cần phải đƣợc kiểm chứng trên thực địa (field-test) trƣớc khi áp dụng để có những điều
chỉnh phù hợp nếu cần thiết.
Cách thức phỏng vấn
Tất cả những ngƣời đƣợc phỏng vấn đƣợc chọn ngẫu nhiên.
Phỏng vấn trực tiếp ngƣời dân và chính quyền địa phƣơng bằng phiếu phỏng vấn.
Quan sát thực tế, ghi nhận.
Chụp ảnh.
Nội dung phỏng vấn
Điều tra phỏng vấn 149 ngƣời dân ở 8 ấp thuộc 3 địa điểm nghiên cứu.
Thông tin chung về điều kiện kinh tế-xã hội của ngƣời đƣợc phỏng vấn: họ tên, độ
tuổi, trình độ học vấn, số nhân khẩu, nghề nghiệp và nguồn thu nhập.
Nguyễn Văn Ý 3113873
Trang 13


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Môi Trường

Điều tra, khảo sát hiện trạng sử dụng nƣớc sinh hoạt của ngƣời dân tại địa điểm
nghiên cứu về nguồn cung cấp nƣớc, thói quen sử dụng nƣớc, chất lƣợng nguồn nƣớc
đang dùng.
Khả năng chấp nhận, sẵn sàng chi trả của ngƣời dân về chất lƣợng nƣớc mà họ sẽ
dùng trong tƣơng lai.
Đánh giá của ngƣời dân về nƣớc sạch sinh hoạt và nhu cầu sử dụng nƣớc sạch trong
tƣơng lai.
Đề xuất giải pháp sử dụng nƣớc sạch ở vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long
trƣớc các thách thức trong tƣơng lai.
3.4 Phân tích và xử lý số liệu.
Công cụ xử lý số liệu: sử dụng phần mềm thống kê SPSS và Microsoft Excel.

 Thống kê mô tả số liệu thu thập bằng phầm mềm SPSS.
 Thống kê so sánh biến độc lập Chi –square T-Test.
Phân tích phƣơng sai một chiều (kiểm tra độ tin cậy của số liệu), tính giá trị trung
bình và độ lệch chuẩn và vẽ biểu đồ bằng phần mềm Microsoft Excel.
Kết hợp Microsoft Word để viết báo cáo.

Nguyễn Văn Ý 3113873

Trang 14


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Môi Trường

CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thông tin tổng quan về các hộ gia đình đƣợc phỏng vấn
4.1.1 Đặc điểm về giới tính và tuổi
Với 106 ngƣời đƣợc phỏng vấn ở Sóc Trăng thì có 67 ngƣời nam chiếm tỷ lệ 63%,
39 nữ (chiếm 37%). Ở Trà Vinh thì tỷ lệ nữ trả lời phỏng vấn chiếm 44% (19 ngƣời trong
tổng số 43 ngƣời) và 24 ngƣời nam đƣợc phỏng vấn chiếm 56% còn lại (Hình 4.1).

Trà Vinh
44%

56%

Nam
Nữ


Hình 4.1 Biểu đồ tỷ lệ giới tính của ngƣời tham gia trả lời phỏng vấn

Phần lớn những ngƣời đƣợc phỏng vấn là chủ hộ gia đình nên tỷ lệ nam giới chiếm
nhiều hơn.
Đa số những ngƣời tham gia phỏng vấn trong độ tuổi trung niên từ 40 đến 60 tuổi
chiếm tỷ lệ 63% (94 trong tổng số 149 ngƣời tham gia trả lời phỏng vấn), tỷ lệ ngƣời có
độ tuổi dƣới 40 chiếm 24 % (36 ngƣời), tỷ lệ ngƣời cao tuổi trên 60 tuổi tham gia trả lời
phỏng vấn là 19 ngƣời, chiếm 13% (Hình 4.2). Tuy nhiên theo kiểm định T-Test so sánh
trung bình về độ tuổi giữa 2 nhóm dân Trà Vinh và Sóc Trăng thì có sự khác biệt có ý
nghĩa (P < 0.05) xem phần phụ lục 3.

Nguyễn Văn Ý 3113873

Trang 15


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Môi Trường
13%

24%
Từ 20-40
Từ 41-60
Trên 60

63%

Hình 4.2 Biểu đồ cơ cấu tuổi của ngƣời tham gia trả lời phỏng vấn


Phần lớn ngƣời tham gia trả lời đã sinh sống lâu đời tại địa phƣơng phỏng vấn và
có tuổi đời trên 40 nên nắm đầy đủ thông tin về nguồn cung cấp và chất lƣợng nƣớc mà
họ đang sử dụng.
4.1.2 Thông tin về trình độ học vấn
Trình độ học vấn của các ngƣời dân đƣợc phỏng vấn tƣơng đối thấp (Hình 4.3). Ở
Sóc Trăng, với 106 phiếu phỏng vấn thì số ngƣời đạt trình độ học vấn bậc Trung học phổ
thông trở lên là 16 ngƣời chiếm tỷ lệ là 15%. Trình độ học vấn bậc Tiểu học chiếm tỷ lệ
cao nhất 29% với 31 ngƣời, Trung học cơ sở là 25 ngƣời chiếm tỷ lệ 24%. Trong khi số
ngƣời Mù chữ khá cao là 20 ngƣời chiếm 19%. Còn lại 13% (14 ngƣời) là số ngƣời biết
đọc viết không thông qua trƣờng lớp. Ở Trà Vinh với 43 phiếu phỏng vấn thì tỷ lệ ngƣời
mù chữ ngang bằng ngƣời có trình độ bậc Tiểu học và Trung học cơ sở, lần lƣợt đều là 12
ngƣời, chiếm 28%. Còn lại 5 ngƣời có trình độ từ Trung học phổ thông (chiếm 11%) và 2
ngƣời biết đọc biết viết không qua trƣờng lớp, chiếm 5%.

Trà Vinh

Sóc Trăng
15%

11%

19%
13%

24%
29%

Mù chữ

28%


28%

5%

Biết đọc viết
Cấp 1

Mù chữ

28%

Biết đọc viết
Cấp 1

Cấp 2

Cấp 2

Cấp 3 trở lên

Cấp 3 trở lên

Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện trình độ học vấn của ngƣời tham gia trả lời phỏng vấn

Nguyễn Văn Ý 3113873

Trang 16



Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Môi Trường

Kết quả kiểm định T-Test với P > 0.05 cho thấy có sự khác biệt lớn về trình độ học
vấn giữa ngƣời dân đƣợc phỏng vấn ở Sóc Trăng và Trà Vinh (Phụ Lục 3). Phần lớn
ngƣời dân tích cực tham gia trả lời phỏng vấn, chỉ có một vài trƣờng hợp ngƣời dân từ
chối trả lời phỏng vấn do bận việc đồng án.
4.1.3 Thông tin về thu nhập
Nguồn thu nhập của các hộ gia đình đƣợc phỏng vấn chủ yếu là các hoạt động sản
xuất nông nghiệp. Doanh thu mỗi tháng đạt từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng tùy theo
quy mô và hình thức sản xuất của từng hộ. Cụ thể với 106 hộ đƣợc phỏng vấn ở Sóc
Trăng thì có 48 hộ có thu nhập từ 1 đến 2 triệu đồng/tháng, đây là khoảng thu nhập chiếm
tỷ lệ cao nhất 45%, 39 hộ có thu nhập dƣới 1 triệu đồng (chiếm 37%), 17 hộ có thu nhập
trong khoảng từ 2,5 đến 4 triệu đồng (chiếm 16%) chỉ có 2 hộ gia đình có thu nhập trên 4
triệu đồng/tháng chiếm tỉ lệ 2%. Còn ở Trà Vinh tỷ lệ ngƣời có thu nhập dƣới 1 triệu đồng
là cao nhất, 30% với 13 ngƣời trong tổng số 43 ngƣời đƣợc phỏng vấn, 12 ngƣời có thu
nhập từ 1 triệu đến 2,5 triệu đồng (chiếm 28%), 11 ngƣời có thu nhập từ 2,5 đến 4 triệu
đồng (chiếm 25%) 7 ngƣời có thu nhập trên 4 triệu đồng/tháng chiếm 17% (Hình 4.4).

2%

Thu nhập (Sóc Trăng)
16%

37%

Thu nhập (Trà Vinh)

Trên 4 Triệu


17%
Trên 4 Triệu

30%
Từ 2,5 Triệu-4
Triệu

45%

Từ 1 Triệu-2,5
Triệu
Dưới 1 Triệu

25%
28%

Từ 2,5 Triệu-4
Triệu
Từ 1 Triệu-2,5
Triệu
Dƣới 1 Triệu

Hình 4.4 Biểu đồ thể hiện thu nhập bình quân của ngƣời tham gia trả lời phỏng vấn

Nhìn chung các hộ dân ở khu vực tiến hành phỏng vấn là vùng kinh tế gặp nhiều
khó khăn nên đa số hộ có nguồn thu nhập thấp.
4.2 Ý kiến ghi nhận tổng quan về nƣớc sinh hoạt tại từng địa phƣơng khảo sát
4.2.1. Các loại nguồn nƣớc sinh hoạt và nhu cầu sử dụng chúng theo các mùa trong
năm

Kết quả điều tra cho biết có 5 loại nƣớc mà các hộ gia đình đã sử dụng phục vụ cho
nhu cầu sinh hoạt hằng ngày đó là nƣớc sông, nƣớc mƣa, nƣớc giếng khoan, nƣớc máy và
nƣớc đóng bình. Có khoảng 80% ngƣời dân sử dụng nƣớc giếng khoan làm nguồn nƣớc
chính phục vụ cho việc tắm rửa, giặt quần áo và nấu ăn. Nguồn nƣớc uống mà ngƣời dân
Nguyễn Văn Ý 3113873

Trang 17


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Môi Trường

sử dụng chủ yếu là nƣớc đóng bình chiếm 65% kế tiếp là nƣớc giếng chiếm tỷ lệ 30%
(Hình 4.5).

140

Mưa

Sông
121

Giếng

Máy

Bình

114


120

96

100

Mưa

Giếng
110

Máy

Bình
96

100
80

80
60

60

45

40
20


Sông
113

120

26

25
3 0

0

1 2

45

40
6

0 3

5

0

20

13
1


26

22
0

1

8

6

0

6

2

0
Nước
Nước nấu ăn
tắm, rửa, giặt

Mùa Khô

Nước uống

Nước
Nước nấu ăn
tắm, rửa, giặt


Nước uống

Mùa Mƣa

Hình 4.5 Biểu đồ thể hiện các loại nguồn nƣớc phục vụ sinh hoạt hằng ngày của ngƣời dân
trong mùa khô và mùa mƣa ( n = 149)

Kết quả kiểm định T- test với P>0.05 cho thấy không có sự khác biệt lớn về thói
quen sử dụng các loại nguồn nƣớc của ngƣời dân vào mùa khô và mùa mƣa.
Theo đánh giá của ngƣời dân ở Sóc Trăng có 80 hộ dân sử dụng nƣớc giếng làm
nguồn nƣớc chủ đạo (chiếm 75%) 22 hộ sử dụng nƣớc máy (chiếm 21%) 4 hộ còn lại sử
dụng nguồn nƣớc khác (nƣớc đóng bình, nƣớc mƣa, nƣớc sông) chiếm tỷ lệ 4%. Ở Trà
Vinh thì có 36 hộ dùng nƣớc giếng, 5 hộ dùng nƣớc máy, 2 hộ dùng các loại nƣớc khác
chiếm tỷ lệ lần lƣợt là 84%, 11% và 5% đƣợc thể hiện trên hình 4.6.

Hình 4.6 Biểu đồ thể hiện nguồn nƣớc chủ đạo của ngƣời dân

Nguồn nƣớc đƣợc ngƣời dân sử dụng nhiều nhất là nƣớc giếng khoan, kế tiếp là
Nguyễn Văn Ý 3113873

Trang 18


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Môi Trường

nƣớc máy, sau cùng là một số loại nƣớc khác nhƣ: nƣớc đóng bình, nƣớc mƣa và nƣớc
sông.
4.2.2 Các phƣơng tiện, vật dụng và thói quen sử dụng nƣớc mƣa của ngƣời dân địa

phƣơng
Theo kết quả điều tra có 27 ngƣời đã sử dụng nƣớc mƣa chiếm tỷ lệ 18% trên tổng
số 149 ngƣời (Hình 4.7).
Nƣớc Mƣa

18%

Nước mưa
Nước khác

82%

Hình 4.7 Biểu đồ tỷ lệ ngƣời có sử dụng nƣớc mƣa trong tổng số ngƣời đƣợc phỏng vấn

Trong số 27 ngƣời có sử dụng nƣớc mƣa thì có 13 ngƣời chứa nƣớc bằng lu đất
(chiếm 48%), 7 ngƣời chứa nƣớc mƣa bằng thùng nhựa (chiếm 26%), 7 ngƣời chứa nƣớc
bằng bể xi măng chiếm 26% còn lại đƣợc thể hiện trên hình 4.8.
26%
26%

Trữ nƣớc mƣa
Thùng nhựa
Bể Xi Măng

48%

Lu Đất

Hình 4.8 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ các vật dụng chứa nƣớc mƣa của ngƣời dân


Có 3 trong tổng số 27 ngƣời (chiếm 11%) đã hứng và sử dụng nƣớc mƣa ở bất kì
trận mƣa nào, kề cả mƣa đầu mùa vì họ cho rằng nƣớc mƣa lúc nào cũng sạch. Còn lại
89% (24 ngƣời) ngƣời dân cho rằng ở những cơn mƣa đầu mùa nƣớc sẽ bị ô nhiễm nên
chỉ sử dụng nƣớc sau những trận mƣa đầu mùa (Hình 4.9).

Nguyễn Văn Ý 3113873

Trang 19


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Môi Trường
11%

Cách lấy nƣớc mƣa

Khi có mưa
Sau mưa đầu mùa

89%

Hình 4.9 Biểu đồ thể hiện thói quen sử dụng nƣớc mƣa của ngƣời dân đƣợc phỏng vấn

Do phải sử dụng vật liệu chứa có thể tích lớn nên số ngƣời sử dụng nƣớc mƣa rất ít.
Phần lớn các hộ gia đình chỉ sử dụng nƣớc mƣa vào ngay mùa mƣa để phục vụ cho việc
tắm, rửa, giặt quần áo và nấu ăn. Chỉ có 6 ngƣời trữ nƣớc mƣa dài hạn để dùng làm nƣớc
uống.
4.2.3 Ý kiến đánh giá của ngƣời dân đƣợc phỏng vấn về chất lƣợng nƣớc sinh hoạt
Kết quả điều tra 149 ngƣời dân thì có 98 ngƣời cho rằng nguồn nƣớc sinh hoạt

(nƣớc để tắm, rửa, giặt đồ) mà họ đang dùng là sạch chiếm tỷ lệ 66%, 51 ngƣời còn lại
cho rằng nguồn nƣớc họ đang sử dụng bị ô nhiễm (chiếm 34%). Đối với nƣớc dùng để
nấu ăn và để uống thì có 138 trên tổng số 149 ngƣời dân đƣợc phỏng vấn cho rằng nguồn
nƣớc họ đang dùng là sạch (chiếm 93%), 11 ngƣời còn lại cho rằng nƣớc bị ô nhiễm,
chiếm 7% (Hình 4.10).
100%
90%
80%
70%

66%

60%
93%

50%

Sạch
Ô nhiễm

40%
30%
20%

34%

10%
7%

0%

Nước sinh hoạt

Nước nấu, uống

Hình 4.10 Biểu đồ đánh giá chất lƣợng nƣớc sinh hoạt của ngƣời dân

Phần lớn chất lƣợng nƣớc dùng để nấu ăn và dùng để uống đều là nƣớc sạch, bên
Nguyễn Văn Ý 3113873

Trang 20


×