Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

khảo sát và đánh giá chất lượng không khí xung quanh ảnh hưởng đến sự suy giảm số lượng đàn dơi ở chùa mahatup thành phố sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.27 MB, 104 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG KHÔNG
KHÍ XUNG QUANH ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ SUY GIẢM
SỐ LƯỢNG ĐÀN DƠI Ở CHÙA MAHATUP
THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG

Sinh viên thực hiện
NGUYỄN ĐẠT KHOA MSSV: 3113804

Cán bộ hướng dẫn
ThS. BÙI THỊ BÍCH LIÊN

Cần Thơ, tháng 12 – 2014
Nguyễn Đạt Khoa (MSSV: 3113804)

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG


KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG KHÔNG
KHÍ XUNG QUANH ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ SUY GIẢM
SỐ LƯỢNG ĐÀN DƠI Ở CHÙA MAHATUP
THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG
Sinh viên thực hiện
NGUYỄN ĐẠT KHOA

MSSV: 3113804

Cán bộ hướng dẫn
ThS. BÙI THỊ BÍCH LIÊN

Cần Thơ, tháng 12 – 2014


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Tài Nguyên & Môi Trường

LỜI CẢM ƠN

Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ,
giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt quá trình
thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân còn là sự giúp đỡ rất
lớn của Thầy Cô, gia đình, bạn bè,... đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành luận
văn tốt nghiệp.
Trước tiên, xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Môi Trường và Tài Nguyên
Thiên Nhiên, đặc biệt quý thầy cô Bộ môn Quản Lý Môi Trường và Tài Nguyên Thiên
Nhiên đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại
trường.

Cảm ơn sự giúp đỡ và dìu dắt tận tình của Cô Bùi Thị Bích Liên, là cán bộ hướng
dẫn đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình để em có thể hoàn thiện luận
văn tốt nghiệp này.
Cảm ơn Thầy Lê Văn Dũ, thầy Vũ Nam đã tận tình hướng dẫn và chia sẻ các
kinh nghiệm và kiến thức hỗ trợ em trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn quý anh, chị và ban lãnh đạo Phường 3, thành phố Sóc Trăng, anh
chị thuộc Sở khoa học và công nghệ tỉnh Sóc Trăng, ban trị sự chùa Dơi,… đã nhiệt
tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuật lợi cho em trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp.
Cảm ơn tất cả các bạn, đặc biệt là các thành viên lớp Quản Lý Tài Nguyên và
Môi Trường Khóa 37 đã động viên, hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập
và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, những người thân đã ở
bên động viên và quan tâm tôi trong suốt thời gian qua.
Chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày tháng
năm 2014
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Đạt Khoa

Nguyễn Đạt Khoa (MSSV: 3113804)

ii


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Tài Nguyên & Môi Trường

MỤC LỤC

Trang
TRANG PHỤ BÌA.....................................................................................................................
LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................................... iii
DANH SÁCH BẢNG ............................................................................................................. v
DANH SÁCH HÌNH .............................................................................................................. vi
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................viii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ..................................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................ 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát.............................................................................. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể.................................................................................... 2
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................................... 3
2.1 GIỚI THIỆU................................................................................................... 3
2.1.1 Tổng quan về tỉnh Sóc Trăng ............................................................ 3
2.1.2 Sơ lược về chùa Dơi – Mahatup ....................................................... 4
2.1.3 Sơ lược về loài Dơi ở chùa Dơi - Mahatup ..................................... 6
2.2 HIỆN TRẠNG ĐÀN DƠI Ở CHÙA MAHATUP .................................... 9
2.3 Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ VÀ CÁC YẾU TỐ GÂY Ô NHIỄM CHÍNH 11
2.3.1 Ô nhiễm không khí ...........................................................................11
2.3.2 Các yếu tố gây ô nhiễm chính .........................................................12
2.3.3 Một số nghiên cứu nước ngoài về loài dơi ....................................20
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................................23
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU .........................................23
3.2 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU ..............................................................23
3.2.1 Máy đo tiếng ồn Noise Meter Testo 815 .......................................24
3.2.2 Máy đo khí độc IBRID MX6 ........................................................25
3.2.3 Máy đo bụi KANOMAX ..............................................................27
Nguyễn Đạt Khoa (MSSV: 3113804)


iii


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Tài Nguyên & Môi Trường

3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................28
3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ............................................28
3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp..............................................28
3.3.3 Đo đạc ô nhiễm không khí MTXQ tại khu vực Chùa Dơi và các
khu vực kiếm ăn của Dơi ...............................................................................28
3.3.4 Đo đạc ô nhiễm tiếng ồn MTXQ tại khu vực Chùa Dơi và các
khu vực kiếm ăn của Dơi ...............................................................................29
3.3.5 Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................29
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................................30
4.1 KẾT QUẢ PHỎNG VẤN ..........................................................................30
4.1.1 Thay đổi số lượng cá thể dơi ...........................................................30
4.1.2 Mức độ quan tâm của người dân về nguyên nhân suy giảm số
lượng cá thể Dơi tại chùa Mahatup ..............................................................35
4.1.3 Các mối đe dọa đến đàn Dơi khi kiếm ăn xa chùa .......................41
4.2 CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ .....................................42
4.2.1 Kết quả về khí NO2 và khí CO........................................................43
4.2.2 Kết quả đo tiếng ồn ..........................................................................44
4.2.3 Kết quả về bụi lơ lửng......................................................................49
4.3 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ ...............52
4.4 CÁC GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ BẢO VỆ CÁ THỂ DƠI...................55
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................58
5.1 KẾT LUẬN ..................................................................................................58

5.2 KIẾN NGHỊ..................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................................60
PHỤ LỤC ................................................................................................................................62

Nguyễn Đạt Khoa (MSSV: 3113804)

iv


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Tài Nguyên & Môi Trường

DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Thành phần các chất chứa trong không khí

11

2.2

13


2.3

Các triệu chứng xuất hiện tương ứng các nồng độ Hb.CO trong
máu
Các ảnh hưởng đến sức khỏe của CO

2.4

Tác hại của NO2 phụ thuộc vào nồng độ và thời gian tiếp xúc

14

2.5

Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh

16

2.6

Tác hại của tiếng ồn phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc và mức âm

18

2.7

Tác hại của tiếng ồn ở cường độ cao đối với sức khỏe con người

18


2.8

19

4.8

Giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn (theo mức âm tương đương),
dBA
Nhận định của người dân vùng lân cận về sự thay đổi số lượng Dơi
trong 5 năm gần đây (n=52)
Nhận định của khách du lịch về sự thay đổi số lượng Dơi trong 5
năm gần đây (n=50)
Nhận định của người dân vùng phụ cận và cán bộ tỉnh Sóc Trăng
về sự thay đổi số lượng Dơi trong 5 năm trở lại đây
Bảng thể hiện mức độ quan tâm về nguyên nhân suy giảm số
lượng cá thể Dơi tại chùa của người dân vùng phụ cận
Bảng thể hiện mức độ quan tâm về nguyên nhân suy giảm số
lượng cá thể Dơi tại chùa của cán bộ lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng
Bảng thể hiện mức độ quan tâm về nguyên nhân suy giảm số
lượng cá thể Dơi tại chùa của khách du lịch
Bảng thể hiện mức độ quan tâm về nguyên nhân suy giảm số
lượng cá thể Dơi tại chùa của người dân vùng lân cận
Vị trí thu mẫu

4.9

Kết quả đo đạc thông số CO tại các vị trí quan trắc

43


4.10

Kết quả đo tiếng ồn (dB)

45

4.11

Kết quả đo độ ồn vào ngày lễ Ok Om Bok

48

4.12

Kết quả đo nồng độ bụi (µg/m3)

49

4.13

Kết quả thu mẫu bụi vào ngày lễ Ok Om Bok

51

4.1
4.2
4.3
4.4
4.5
4.6

4.7

Nguyễn Đạt Khoa (MSSV: 3113804)

13

31
32
33
36
36
37
37
42

v


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Tài Nguyên & Môi Trường

DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

2.1


Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng

4

2.2

Bản đồ vị trí chùa Dơi

5

2.3

Chánh điện chùa Dơi

5

2.4

Ảnh dơi (trái) và cấu trúc cơ thể dơi (phải)

6

2.5

Hình ảnh Dơi mẹ ôm con

8

2.6


Hình ảnh Dơi cất cánh

10

2.7

Các vị trí khảo sát ảnh hưởng của ánh sáng và tiếng ồn đến Dơi

22

3.1

Địa bàn kiếm ăn của Dơi

23

3.2

Máy đo tiếng ồn Noise Meter Testo 815

24

3.3

Máy đo khí độc IBRID MX6

25

3.4


Máy đo bụi KANOMAX 3887

27

4.1

31

4.11

Tỷ lệ % ý kiến của người dân sống lân cận Chùa về sự thay đổi cá
thể Dơi trong 5 năm gần đây (n=52 )
Tỷ lệ % ý kiến nhận định của khách du lịch về xu hướng thay đổi số
lượng Dơi tại chùa Dơi trong 5 năm gần đây (n=50)
Tỷ lệ % ý kiến nhận định của người dân ở vùng phụ cận về xu hướng
thay đổi số lượng Dơi trong 5 năm gần đây (n=374)
Tỷ lệ % ý kiến nhận định của lãnh đạo các ban ngành tỉnh Sóc Trăng
về xu hướng thay đổi số lượng Dơi tại chùa trong 5 năm trở lại đây
(n=30)
Tỷ lệ % ý kiến của người dân được phỏng vấn ở vùng phụ cận về sự
thay đổi số lượng Dơi theo mùa trong năm (n=374)
Tỷ lệ % ý kiến người dân phụ cận về số lượng Dơi xuất hiện nhiều
hơn vào mùa nào trong năm (n=254)
Biểu đồ thể hiện mức độ quan tâm đến suy giảm số lượng cá thể Dơi
tại chùa Mahatup của người dân phụ cận (n=374)
Biểu đồ thể hiện mức độ quan tâm đến suy giảm số lượng cá thể Dơi
tại chùa Mahatup của cán bộ lãnh đạo tỉnh SócTrăng (n=30)
Biểu đồ thể hiện mức độ quan tâm đến suy giảm số lượng cá thể Dơi
tại chùa Mahatup của khách du lịch (n=50)

Biểu đồ thể hiện mức độ quan tâm đến suy giảm số lượng cá thể Dơi
tại chùa Mahatup của người dân lân cận (n=52)
Khu vực nhà vệ sinh công cộng tại chùa

4.12

Tỷ lệ % ý kiến trả lời của người dân được phỏng vấn ở vùng phụ cận

41

4.2
4.3
4.4

4.5
4.6
4.7
4.8
4.9
4.10

Nguyễn Đạt Khoa (MSSV: 3113804)

32
33
33

34
34
35

35
35
35
40

vi


Luận Văn Tốt Nghiệp

Hình

Ngành Quản Lý Tài Nguyên & Môi Trường

Tên hình

Trang

về việc ngăn cản Dơi ăn trái cây bằng mọi phương tiện (n=374)
4.23

Vị trí thu mẫu

43

4.14

Cổng chùa với bảng cấm các phương tiện giao thông vào Chùa

44


4.15

Biểu đồ so sánh độ ồn giữa các lần đo

45

4.16

Diễn biến mức ồn tại các giá trị đo

46

4.17

Diễn biến mức ồn giữa các lần đo tại chùa

47

4.18

So sánh mức ồn vào ngày lễ Ok Om Bok năm 2013 và 2014

48

4.19

So sánh nồng độ bụi tại các điểm đo

49


4.20

So sánh nồng độ bụi giữa các lần đo

50

4.21

Diễn biến nồng độ bụi tại chùa Mahatup

51

4.22

So sánh nồng độ bụi vào ngày lễ Ok Om Bok năm 2013 và 2014

52

4.23

Mức ồn trung bình trong 4 lần đo tại các vị trí quan trắc

53

4.24

Diễn biến nồng độ trung bình bụi lơ lửng tại các vị trí quan trắc

55


4.25

Ý kiến của người dân vùng lân cận về việc có nên bảo vệ đàn Dơi

56

4.26

Ý kiến của người dân vùng phụ cận về việc có nên bảo vệ đàn Dơi

56

Nguyễn Đạt Khoa (MSSV: 3113804)

vii


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Tài Nguyên & Môi Trường

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

BVHTT

Bộ văn hóa – thông tin

BTNMT


Bộ tài nguyên môi trường

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

Nguyễn Đạt Khoa (MSSV: 3113804)

viii


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Tài Nguyên & Môi Trường

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Môi trường nước ta ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng, không chỉ đe dọa đến
cuộc sống, sức khỏe của người dân mà nó còn ảnh hưởng rất lớn đến các loài động vật,
đến cảnh quan thiên nhiên và sự phát triển của kinh tế ở các thành phố lớn. Với quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa càng mạnh thì nhu cầu sử dụng năng lượng càng
nhiều. Do đó, chất lượng môi trường đất, nước, không khí ngày càng bị suy giảm

nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường không khí là một
trong những vấn nạn chung của nhân loại cần được quan tâm hàng đầu. Các quá trình
sản xuất công nghiệp, sản xuất nông nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt,… tất cả đều
thải ra một lượng lớn chất gây ô nhiễm không khí do các quá trình đốt cháy nhiên liệu,
sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật,... Các quá trình này thải ra bầu khí quyển một lượng
lớn khí thải độc hại như bụi, CH4, CO2 , NO2, CO, SO2, NH3,… gây ra các ảnh hưởng
nghiêm trọng đến bầu khí quyển như “Sự biến đổi khí hậu – nóng lên toàn cầu”.
Cũng như các thành phố khác trong cả nước, Sóc Trăng đang từng bước chuyển
mình để bắt kịp xu hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đồng thời cũng đang gặp
nhiều khó khăn, thách thức về vấn đề môi trường đất, nước, không khí,… Với lợi thế
tiềm năng sẵn có về phát triển du lịch, trong những năm gần đây thành phố Sóc Trăng
đã thu hút ngày càng đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan du lịch bởi có
những nét đặc trưng rất đặc sắc xuất phát từ truyền thống đoàn kết, gắn bó, sự hòa
quyện giao thoa văn hóa của ba dân tộc Kinh, Hoa, Khmer. Một trong những điểm đến
dừng chân của khách tham quan khi đến với Sóc Trăng đó chính là chùa Dơi, một
điểm tâm linh, tín ngưỡng đặc biệt nhất ở đồng bằng sông Cửu Long. (ĐBSCL)
Chùa Dơi là một trong những công trình nghệ thuật kiến trúc tiêu biểu của Phật
giáo Nam tông Khmer Nam bộ, có kiến trúc, hoa văn đặc sắc và là một trong những
ngôi chùa cổ nhất với bề dày lịch sử hơn 400 năm. Đây là một ngôi chùa đẹp hài hòa
trong khoảng không gian xanh bốn mùa. Cây cối ở đây cao to và là nơi cư ngụ của
hàng trăm loài chim muông, đặc biệt là khuôn viên chùa khá rộng, nơi đây có hàng vạn
con Dơi Quạ cư trú bao đời nay. Ngày 12/02/1999, Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ
VHTTDL) đã ra Quyết định số 05/1999/QĐ-BVHTT công nhận Chùa Dơi là di tích
nghệ thuật cấp quốc gia.
Hình ảnh đàn Dơi bay đi kiếm ăn vào ban đêm, cũng như hình ảnh đàn Dơi treo
ngược mình nghỉ ngơi trên những cành cây trong không gian chùa từ lâu đã trở thành
một nét đặc sắc riêng của tỉnh Sóc Trăng, thu hút hàng ngàn du khách tới tham quan.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, số lượng cá thể Dơi trong chùa suy giảm mạnh
chỉ còn khoảng trên dưới 1.000 con và đang có xu hướng giảm dần theo thời gian.
Nguyễn Đạt Khoa (MSSV: 3113804)


1


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Tài Nguyên & Môi Trường

Do đó, để xác định nguyên nhân suy giảm số lượng đàn Dơi tại chùa Mahatup,
đề tài “Khảo sát và đánh giá chất lượng không khí xung quanh ảnh hưởng đến sự
suy giảm số lượng đàn Dơi ở chùa Mahatup thành phố Sóc Trăng” được thực hiện
nhằm nghiên cứu các tác động của chất lượng không khí và tiếng ồn đối với loài Dơi
tại chùa, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục phù hợp.
1.2

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Xác định khả năng tác động của ô nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn đến
sự suy giảm số lượng đàn Dơi tại chùa Dơi – thành phố Sóc Trăng.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Xác định được các tác động của ô nhiễm không khí và tiếng ồn đến đời sống
của loài Dơi tại chùa Mahatup.
- Xác định chất lượng môi trường không khí xung quanh các khu vực kiếm ăn
của đàn Dơi, các vùng phụ cận, từ đó xác định khả năng chi phối đời sống, tập tính
loài Dơi của chất lượng không khí.
- Đề xuất các giải pháp khả thi để hạn chế tác động tiêu cực của ô nhiễm không
khí và tiếng ồn đến đời sống đàn Dơi tại chùa Dơi và các vùng kiếm ăn của Dơi.
1.3


NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Thu thập, tổng hợp các tài liệu, dữ liệu, các nghiên cứu trước đây liên quan đến
mức độ ô nhiễm không khí, tiếng ồn và các tác động tiêu cực khác đã được ghi nhận
đối với đời sống của loài Dơi.
- Đo đạc tiếng ồn, thu mẫu và phân tích các chỉ tiêu ô nhiễm không khí tại các
khu vực sinh sống, các khu vực Dơi thường đi kiếm ăn.
- So sánh kết quả phân tích, đo đạc và đánh giá chất lượng môi trường không khí
xung quanh tại chùa Dơi – Sóc Trăng và các vùng phụ cận.
- Tìm hiểu các giải pháp hạn chế ô nhiễm không khí và tiếng ồn.

Nguyễn Đạt Khoa (MSSV: 3113804)

2


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Tài Nguyên & Môi Trường

CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1

GIỚI THIỆU

2.1.1 Tổng quan về tỉnh Sóc Trăng 1
Sóc Trăng là một tỉnh ven biển ĐBSCL thuộc Việt Nam, nằm ở cửa Nam sông
Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 231 km, cách Cần Thơ 62 km. Sóc Trăng
nằm trên tuyến Quốc lộ 1A nối liền các tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.

Quốc lộ 60 nối Sóc Trăng với các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre và Tiền Giang.
Tỉnh Sóc Trăng có bờ biển dài 72 km, nằm ở hạ nguồn của sông Hậu, là nơi
sông Hậu đổ vào biển Đông tại hai cửa Định An và Trần Đề, với dân số và diện tích
đều đứng thứ 6 trong khu vực ĐBSCL.
Thành phố Sóc Trăng trực thuộc tỉnh Sóc Trăng, thành lập tháng 02/2007 với
10 đơn vị hành chính (từ phường 1 đến phường 10). Thành phố có số lượng chùa Phật
lớn trong cả nước với 54 đình, chùa. Diện tích tự nhiên là 7.649 ha, dân số trên
173.900 người, trong đó có trên 60% người Kinh, người Khmer chiếm 23,4% và người
Hoa chiếm 16,4%. Những năm gần đây, Thành phố đã thu hút ngày càng đông du
khách trong và ngoài nước đến tham quan du lịch bởi có nét đặc trưng rất đặc sắc xuất
phát từ truyền thống đoàn kết, gắn bó, sự hòa quyện giao thoa văn hóa của ba dân tộc
Kinh, Hoa, Khmer.
Sóc Trăng được biết đến là xứ sở của lễ hội và chùa tháp. Hiện nay, trên địa bàn
tỉnh đã có trên 200 ngôi chùa lớn nhỏ. Ngôi chùa vừa là điểm sinh hoạt tín ngưỡng tôn
giáo trong cộng đồng còn có giá trị cao về nghệ thuật kiến trúc, là nơi gìn giữ truyền
thừa bản sắc văn hóa dân tộc, tổ chức các hoạt động lễ hội, lễ tết… và trong số những
ngôi chùa ấy, phải kể đến Chùa Mahatup hay còn gọi là Chùa Dơi, hiện đã trên 440
năm tuổi và là điểm tham quan du lịch sinh thái với đàn Dơi tự nhiên hàng ngàn con
và trở thành điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngoài nước.
Vị trí tọa độ: 9 độ 12’ – 9 độ 56’ độ vĩ Bắc và 105 độ 33’ – 106 độ 23’ độ kinh
Đông. Địa giới hành chính:
 Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang.
 Phía Tây Nam giáp Bạc Liêu.
 Phía Đông Bắc giáp Trà Vinh.
 Phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông.

1

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Tình Sóc Trăng


Nguyễn Đạt Khoa (MSSV: 3113804)

3


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Tài Nguyên & Môi Trường

Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng
(Nguồn: www.soctrang.gov.vn )

2.1.2 Sơ lược về chùa Dơi – Mahatup2
Phường 3 là một địa bàn khá rộng, với diện tích tự nhiên lên đến 617,3 ha; với
4.843 hộ dân sinh sống, và 3 dân tộc Kinh – Hoa – Khmer sống đan xen với nhau, là
địa bàn có nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Chùa Dơi nằm trong địa bàn thành phố Sóc Trăng, thuộc khóm 9, phường 3,
thành phố Sóc Trăng. Phía đông giáp khu dân cư, phía tây giáp khu dân cư, phía nam
giáp đồng ruộng, phía bắc giáp lộ Mai Thanh Thế tiếp giáp đường Lê Hồng Phong,
thành phố Sóc Trăng.
Chùa Dơi tên thật là Wathserâytêchô - Mahatup (phiên âm từ tiếng Khmer). Về
sau đồng bào Kinh và Hoa đọc trại từ Mahatup thành “Mã Tộc”. Cho nên cũng có
nhiều người gọi là: “Chùa Mã Tộc”. Ngoài ra, dân gian còn gọi là chùa Dơi bởi vì
trong chùa có hàng ngàn con Dơi đang cư trú.
Chùa Dơi là một tổng thể kiến trúc gồm có: Ngôi chánh điện Sala, nhà hội của sư sãi
và tín đồ, phòng ở của sư sãi và trụ trì, các tháp để tro người chết, phòng khách,… Toàn bộ
các công trình toạ lạc trong một khuôn viên rộng có nhiều cây cổ thụ, diện tích khoảng 04
hecta
2


Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Sóc Trăng

Nguyễn Đạt Khoa (MSSV: 3113804)

4


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Tài Nguyên & Môi Trường

Hình 2.2 Bản đồ vị trí chùa Dơi

Đây là một công trình tôn giáo – văn hóa, nơi hành hương của các phật tử, hàng
năm có hơn 200.000 phật tử tập trung về chùa. Kiến trúc Chùa Dơi cũng giống như
bao kiến trúc Chùa Khmer khác ở ĐBSCL. Về họa tiết trang trí, điêu khắc, hội họa
mang sắc thái văn hoá Khmer cổ.
Ban đầu, chùa được xây dựng bằng vật liệu tre lá, sau đó được tôn tạo, sửa
chữa, trùng tu, bằng gạch và lợp mái bằng ngói. Theo thư tịch cổ của Chùa còn để lại
có ghi chép: Chùa được khởi công xây dựng vào từ năm 1569 dương lịch, cách nay
440 năm. Do ông Thạch Út đứng ra xây dựng. Từ trước đến nay chùa được trùng tu
nhiều lần, gần đây nhất là lần trùng tu từ năm 2007 đến 2009, sau khi xảy ra hỏa hoạn
làm cháy gian chính điện của chùa, với tổng kinh phí lên tới hơn 4 tỷ đồng.

Hình 2.3 Chánh điện chùa Dơi
(Nguồn: ảnh chụp)

Chùa Dơi với quần thể kiến trúc đẹp, có giá trị thẩm mỹ cao. Ngoài chức năng
thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt của đời sống tâm linh, còn hướng con người đến chân thiện - mỹ, làm điều hay lẽ phải, làm việc thiện, tích phúc cho đời. Ở đây chúng ta thấy
Nguyễn Đạt Khoa (MSSV: 3113804)


5


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Tài Nguyên & Môi Trường

rõ nghệ thuật tạo hình Khmer ĐBSCL, trong đó chùa Dơi là một minh chứng, mang
tính tôn giáo.
Cái đẹp và sức thu hút của Chùa Dơi là cảnh quan gần gũi với thiên nhiên, với
một quần thể kiến trúc mở, hoà quyện với môi trường sống của con người - thực vật động vật nơi đây đã gắn bó với con người từ lâu đời. Hơn nữa, cộng đồng dân cư ở đây
có sự giao lưu giữa ba dân tộc Việt - Khmer - Hoa kết hợp với tinh hoa văn hoá, nghệ
thuật trong cuộc sống, học hỏi lẫn nhau cùng phát triển. Ngoài ra, Chùa Dơi còn là
trung tâm sinh hoạt giáo dục - văn hoá và các lễ thức cúng kiếng, lễ hội của đồng bào
Khmer, vừa là tụ điểm sinh hoạt văn hoá của cộng đồng cư dân địa phương. Ngày 12
tháng 02 năm 1999, Bộ Văn hóa - Thông tin đã ra Quyết định số 05/1999/QĐ-BVHTT
công nhận Chùa Dơi là di tích nghệ thuật cấp quốc gia.
2.1.3 Sơ lược về loài Dơi ở chùa Dơi - Mahatup
Bộ Dơi (Chiroptera) là bộ có số lượng loài nhiều thứ hai trong lớp Thú với
khoảng 1.100 loài, chiếm 20% động vật có vú (đứng đầu là bộ Gặm nhấm chiếm 70%
số loài). 3
Từ Chiroptera trong tiếng Hy Lạp là ghép bởi 2 từ: cheir (χειρ) "bàn tay" và
pteron (πτερον) “cánh”. Đúng như tên gọi, cấu tạo 2 chi trước của chúng giống như
bàn tay con người với các ngón tay được nối liền bởi màng da và tạo thành đôi cánh.

Hình 2.4 Ảnh dơi (trái) và cấu trúc cơ thể dơi (phải)
(Nguồn: , )

Dơi là loài thú duy nhất có thể bay được. Một số loài thú khác như chồn

bay, sóc bay,... trông có vẻ như có thể bay nhưng thực ra chúng chỉ có thể lượn - trong
một khoảng cách có giới hạn.

3

Nguồn: />
Nguyễn Đạt Khoa (MSSV: 3113804)

6


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Tài Nguyên & Môi Trường

Khoảng 70% số loài dơi ăn sâu bọ, số còn lại chủ yếu ăn hoa quả và chỉ có vài
loài ăn thịt. Dơi cần thiết cho sinh thái bởi chúng đóng vai trò thụ phấn hoa hay phát
tán hạt cây, sự phân tán của nhiều loài cây lệ thuộc hoàn toàn vào Dơi.
Dơi Quạ (Pteropus) là một loài Dơi thuộc họ cùng tên và phân bộ Dơi lớn.
Chúng bao hàm những loài Dơi có kích thước lớn nhất trên quả đất. Một số tên thông
dụng khác của chúng là Dơi ăn quả hay cáo bay. Chúng sống ở vùng nhiệt đới và cận
nhiệt của châu Á (bao hàm cả Ấn Độ), Úc, Indonesia, các đảo ở vùng Đông Phi
(nhưng không nằm ở trên lục địa châu Phi) và một số đảo trên Ấn Độ Dương và Thái
Bình Dương. Có ít nhất 60 loài Dơi nằm trong chi này.
Theo các nghiên cứu trên hóa thạch của tổ tiên xưa nhất của chi Dơi quạ, hình
dáng của tổ tiên của chúng gần giống hệt như so với "hậu thế"; điểm khác biệt giữa
chúng cho thấy sự thích nghi với sự bay của Dơi cổ có khác với Dơi hiện đại là sự hiện
diện của đuôi nhằm giữ thăng bằng. Loài Dơi lớn cổ xưa nhất xuất hiện cách đây
chừng 35 triệu năm, tuy nhiên trước đó có một "khoảng hở" lớn vì vậy tổ tiên chung
thật sự của dòng họ Dơi vẫn chưa được xác định chắc chắn.

Tất cả các loài Dơi Quạ chỉ sống nhờ mật hoa, phấn hoa và các loại hoa quả, vì
vậy chúng chủ yếu phân bố ở vùng nhiệt đới. Chúng có thể kiếm ăn trong khu vực bán
kính lên tới 40 dặm. Khi tìm thấy thức ăn như trái cây, chúng lao thẳng vào "mục tiêu"
và dùng chân chụp lấy nó. Ngoài ra, Dơi Quạ cũng có thể ăn trong khi đang treo mình
ngược trên cành cây, sử dụng một trong hai chân sau hoặc móng tay của chân
trước/cánh để kéo các hoa quả vào gần miệng.
Dơi Quạ là họ thú có cánh bay, những con lớn nặng từ 700 – 1.000 g, cánh của
chúng căng về hai phía dài từ 1,1 m – 1,5 m, tốc độ bay nhanh nhất từ 50 – 60 km/h.
Dơi có một số đặc điểm khác với loài chim; là động vật có vú, vú nằm hai bên nách
cánh, có mỏ giống như loài chó Phóc (nên có nơi còn gọi là Dơi Chó), miệng có răng
rất bén để gặm nhấm. Thức ăn của chúng là trái cây, không ăn lúa hay thịt cá. Dơi đi
ăn vào ban đêm, ban ngày thì ngủ. Theo thường lệ hằng năm, bước vào mùa khô, thời
tiết nóng nực, thiếu nước, trái cây ít, điều kiện sinh sống khó khăn, chúng thường tổ
chức đi ăn ở xa, những nơi có nhiều trái cây và nước ngọt. Đôi khi chúng đi tìm thức
ăn ở quá xa, không thể bay về chùa trước lúc bình minh, Dơi phải ngủ lại nơi đó, và
đường về được tiếp nối từng chặng vào tối hôm sau. Những lúc thời tiết như thế thì
đàn dơi chỉ còn lại ở chùa 1/3 đàn để giữ chỗ. Khoảng cuối tháng tư, khi thời tiết thay
đổi, bắt đầu mùa mưa, cây trái phát triển, dơi thay màu lông. Lúc đó Dơi quay về chùa
chuẩn bị cho mùa sinh sản. Từ đó, người dân xung quanh vùng xem chu kỳ sinh sản
của Dơi như thời điểm vào mùa – họ chuẩn bị giống má, đắp bờ, nhổ cỏ, cày ải, cuốc
bẩm chờ mưa để gieo hạt.
Dơi không ấp trứng như loài chim khác, nên chúng không xây tổ. Dơi có hai
chân, mỗi bàn chân có 5 ngón và có móc nhọn cong như móc câu, trên bả vai mỗi cánh
có một lưỡi móc, chúng không đứng đậu như những loài chim khác, mà dùng hai chân
Nguyễn Đạt Khoa (MSSV: 3113804)

7


Luận Văn Tốt Nghiệp


Ngành Quản Lý Tài Nguyên & Môi Trường

móc lấy cành cây quay lộn đầu xuống treo mình lủng lẳng, kết lại với nhau như những
chùm trái cây, lúc nào muốn thải phân hay nước thải chúng dùng sức bật mạnh hai
phía cánh tung thân lên, mở móc cánh cấu chặt cành cây giữ thăng bằng và bắt đầu
tuôn nước thải hoặc phân xuống, khi xong chúng lại trở lại trạng thái bình thường.
Dơi sinh sản vào đầu tháng năm dương lịch, khi sắp đẻ thì một cánh móc lấy
nhánh cây, một cánh đỡ lấy con ôm vào lồng ngực. Đẻ xong vài giờ Dơi con bắt đầu
mở mắt, lúc đó chúng đã biết đói, bú mẹ như chó con mới lọt lòng và trong đêm đó
Dơi mẹ vẫn đi kiếm ăn bình thường, con chúng mang theo, ôm ghì sát vào lồng ngực.
Dơi con lớn rất nhanh, hơn một tháng tuổi chúng đã biết nắm níu nhánh cây, đồng thời
cánh của chúng cũng bắt đầu mọc và mở rộng ra, sức nặng Dơi con tăng dần lên. Lúc
này, Dơi mẹ không còn đủ sức để mang con nữa và tập cho Dơi con nắm níu nhánh
cây rồi để chúng ở lại, không mang theo khi Dơi mẹ đi ăn. Với bản năng sẵn có, Dơi
con tập chuyền từ nhánh cây gần đến nhánh cây xa, qua tập luyện nhiều lần, chúng từ
từ biết vỗ cánh để bay. Chuyến bay đầu tiên của chúng nhằm từ cây thấp, khoảng cách
vài ba mét, đến lúc vững vàng thì bay sang ngang và bay cao hơn. Chúng tập bay ban
đêm chứ không tập bay ban ngày, nhất là những đêm trăng sáng, chúng tập bay đan
xen nhau trông rất đẹp. Thỉnh thoảng trong lúc tập bay có một vài con bị rơi xuống đất
không bay lên được, chúng lê tìm nơi nào có cây cao, dùng móc cánh ở bả vai câu chặt
nhánh cây và dùng sức mạnh của hai cánh đưa hai chân câu chặt nhánh cây, sau đó
chúng buông thòng trúc đầu xuống, dồn sức bật mạnh, mở rộng hai cánh bay đi. Còn
khi Dơi mẹ xuống cứu con bị rớt xuống đất, một cánh chúng ôm ghì chặt lấy con áp
vào lồng ngực, một cánh chống xuống đất bò nghiêng, cố tìm đến nơi có cây cao để
cất cánh.

Hình 2.5 Hình ảnh Dơi mẹ ôm con
(Nguồn: khoahoc.com)


Dơi cũng biết yêu thương nhau, nhất là Dơi mẹ. Trước khi đi ăn Dơi mẹ cho
con bú và lúc trở về chúng đều nhớ đem mồi về cho con. Sau thời gian chào đời và tập
luyện, bước vào tháng thứ 3 Dơi con bắt đầu biết bay, nhưng không đủ sức đi ăn xa,
Nguyễn Đạt Khoa (MSSV: 3113804)

8


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Tài Nguyên & Môi Trường

Dơi mẹ dẫn con đi ăn những nơi gần. Nhờ sự ôm ấp chăm sóc của Dơi mẹ, dần dần
Dơi con bắt đầu trưởng thành gia nhập vào bầy đàn một cách nhanh chóng, cứ thế đàn
Dơi ngày càng được bổ sung. Hiện nay chưa ai tính được chính xác đàn Dơi của “chùa
Dơi” này có bao nhiêu con, chỉ ước lượng khoảng vài ngàn con, Dơi sinh sản thì thấy,
nhưng tuổi thọ của chúng được bao lâu thì không ai theo dõi và biết được chính xác, vì
chúng không trở về đầy đủ. Thỉnh thoảng các nhà sư phát hiện thấy có vài xác Dơi, có
thể do con người săn bắt và làm chúng bị thương, kiệt sức mà chết; hoặc cành cây bị
gãy bất thình lình, những con không may đập đầu vào vật cứng mà chết.
Dơi có phản xạ rất kỳ diệu, chúng có khả năng tiếp nhận, dự đoán được qua
những tín hiệu, hiện tượng nào đó có thể xảy ra gây nguy hiểm đến sinh mạng của
mình, Dơi là động vật sống có nề nếp, có bầy đàn.
Khi đi kiếm ăn, Dơi đầu đàn bay lên dẫn đầu, sau đó là những con Dơi khác lần
lượt bay theo nhập đàn, chúng bay theo hướng đã định, bay theo đường nào thì về
đường ấy. Khi thời tiết tốt thì Dơi bay cao, thời tiết xấu thì Dơi bay thấp. Dơi đi ăn
suốt cả đêm đến bình minh thì trở về, Dơi không bao giờ bay qua nóc ngôi chánh điện
(lúc đi cũng như lúc về). Đặc biệt hơn là Dơi chỉ đậu trên những tán cây của khuôn
viên chùa, những tán cây bên ngoài khu dân cư sát ngay chùa thì chúng không đậu; sự
việc trên được các sư giải thích: “vì trong khuôn viên của chùa quang cảnh yên tĩnh,

Dơi thích nghi với môi trường hoang dã gần gũi với thiên nhiên, còn bên ngoài bị vây
đuổi, săn bắt nên nó không trú ngụ và có một điều mà không ai lý giải được là Dơi
không ăn trái cây vùng lân cận cũng như trái cây trong khuôn viên chùa, mà phải đi ăn
rất xa “.
2.2

HIỆN TRẠNG ĐÀN DƠI Ở CHÙA MAHATUP

Dơi tại chùa Dơi có nhiều loại như: Dơi Ngựa Lớn, Dơi Ngựa Lớn Thái Lan,
Dơi Quạ,… Trong đó, Dơi Ngựa Lớn Việt Nam nằm trong danh mục thuộc Nghị định
32/2006/NĐ - CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp quý hiếm.
Do sự thay đổi về môi trường sống, sự săn bắt của con người, từ khoảng 50 năm
trước những loài chim như cò, diệc,… đã không còn được nhìn thấy ở chùa.
Theo lời kể của người dân sinh sống tại khu vực gần chùa Dơi, các khách du
lịch viếng thăm chùa hằng năm và các sư sãi trong chùa, đàn Dơi đã từng đậu kín
trong khuôn viên chùa, mùi phân Dơi có thể gây khó chịu cho du khách tham quan
chùa Dơi. Người dân xung quanh còn có thể hàng ngày gom phân Dơi về để bán hoặc
bón cho cây trồng. Thế nhưng, hiện nay cá thể Dơi Ngựa tập trung tại chùa Mahatup
với số lượng trên 1000 cá thể và đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng rất cao.

Nguyễn Đạt Khoa (MSSV: 3113804)

9


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Tài Nguyên & Môi Trường

Hình 2.6 Hình ảnh Dơi cất cánh

(Nguồn: www.khoahoc.com)

Số lượng Dơi tại chùa Dơi giảm không chỉ do bị săn bắt làm thực phẩm mà có
thể do môi trường sống, sinh cảnh tại chùa bị thay đổi. Trước kia, đường vào chùa Dơi
chỉ là một con đường nhỏ ít xe cộ qua lại, dân cư thưa thớt. Nay con đường được mở
rộng, hệ thống đèn chiếu sáng được lắp đặt, phía trước chùa Dơi lại mọc lên một khu
du lịch, đây có thể là nguyên nhân khiến Dơi trong chùa bỏ đi.
Hiện nay trong phạm vi tỉnh Sóc Trăng chỉ có một số địa điểm là nơi sinh sống
của các loài Dơi Ngựa; trong đó, đáng kể nhất là khuôn viên chùa Mahatup và nông
trường 30/4 (huyện Cù Lao Dung). Đáng chú ý là số lượng cá thể ở các địa điểm trên
rất nhỏ và ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng do hiện tượng săn bắt trái phép và chặt
phá sinh cảnh. Theo kết quả điều tra năm 2004 (Vũ Đình Thống), có khoảng trên 100
cá thể Dơi Ngựa Lớn và khoảng 3.000 cá thể Dơi Ngựa Thái Lan sinh sống trong
khuôn viên chùa Mahatup. Đến năm 2009, số lượng giảm xuống nhanh chóng, Dơi
ngựa lớn chỉ còn 20 con và khoảng 1.100 Dơi ngựa Thái Lan.
“Trước mắt để Dơi không bỏ đi, trong bán kính 500 m của khuôn viên chùa
không được gây tiếng động, ánh sáng ảnh hưởng đến Dơi. Hay yêu cầu chùa không đốt
lá cây, vì khói bám vào thân cây lá cây cũng ảnh hưởng đến sinh hoạt của Dơi”, theo
ông Trịnh Công Lý, Giám đốc Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch (Sở VH-TT-DL
Sóc Trăng).
Theo thượng tọa Lâm Tú Linh, “Con Dơi gắn liền với hình ảnh chùa Dơi nếu
hết Dơi thì chùa không còn ý nghĩa nữa.”

Nguyễn Đạt Khoa (MSSV: 3113804)

10


Luận Văn Tốt Nghiệp


2.3

Ngành Quản Lý Tài Nguyên & Môi Trường

Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ VÀ CÁC YẾU TỐ GÂY Ô NHIỄM CHÍNH

2.3.1 Ô nhiễm không khí
Không khí là một dạng vật chất bao quanh Trái Đất bao gồm không khí khô và
hơi nước. Không khí khô là một hỗn hợp nhiều chất khí khác nhau trong đó chủ yếu là
oxy và nitơ.
Bảng 2.1 Thành phần các chất chứa trong không khí

Tỷ lệ %
Loại khí

Ký hiệu

Thể tích

Trọng lượng

Nitơ
Oxy

N2
O2

78
20.59


75
23.17

Argon

Ar

0.93

1.29

CO2

0.033

0.043

Neon, Hêli, Upiption

Ne, He, Up

Không đáng kể

Không đáng kể

Xeton, Hydro, Ozon

Xe, H2, O3

Không đáng kể


Không đáng kể

Cacbonic

(Nguồn: Nguyễn Duy Động, 1999)

Theo định nghĩa tại khoản 1 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi Trường nước ta thì “Môi
trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn
tại và phát triển của con người và sinh vật.”
Theo định nghĩa tại khoản 8 điều 3 Luật Bảo Vệ môi trường nước ta năm 2014
thì “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp
với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến
con người và sinh vật.”
 Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng
môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các
yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới
dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường.
 Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi
trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu
cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng
văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường.
Ô nhiễm không khí là sự có mặt của các loại khí, hơi, hạt, không phải là thành
phần khí khô trong khí quyển, sinh ra từ hoạt động của con người hoặc từ các quá trình
tự nhiên và nếu nồng độ đủ lớn, thời gian đủ lâu sẽ ảnh hưởng đến sự thoải mái, dễ
chịu, sức khoẻ hoặc lợi ích của người hoặc môi trường.

Nguyễn Đạt Khoa (MSSV: 3113804)

11



Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Tài Nguyên & Môi Trường

2.3.2 Các yếu tố gây ô nhiễm chính
2.3.2.1 Tác hại của khí cacbon mônôxit (CO)
Cácbon mônôxít, công thức hóa học là CO, là một chất khí không màu, không
mùi, bắt cháy và có độc tính cao, có tỉ trọng d = 0,967, nhiệt độ sôi khoảng -199 oC.
CO là sản phẩm đốt cháy không hoàn toàn của của cácbon và các hợp chất chứa
cácbon như xăng, dầu, than đá, gỗ và rác rưởi,… Lượng phát thải khoảng 25 triệu
tấn/năm, trong đó có một phần là CO sinh học. CO chiếm tỷ lệ lớn trong các chất ô
nhiễm môi trường không khí. Nguồn phát thải khí CO lớn nhất là của hoạt động giao
thông vận tải.
Cácbon mônôxít cũng tồn tại với một lượng nhỏ nhưng tính về nồng độ là đáng
kể trong khói thuốc lá. Trong gia đình, khí CO được tạo ra khi các nguồn nhiên liệu
như xăng, khí đốt, dầu hay gỗ không cháy hết trong các thiết bị dùng chúng làm nhiên
liệu như xe máy, ô tô, lò sưởi và bếp lò,... Khí cácbon mônôxít có thể thấm qua bê
tông hàng giờ sau khi xe cộ đã rời khỏi ga - ra.
Tác hại của khí CO:
- Đối với thực vật: ít nhạy cảm hơn so với người và động vật, nhưng khi nồng độ
CO cao (100 – 10000 ppm) sẽ làm cho lá rụng, bị xoắn quăn, cây non bị chết, cây cối
chậm phát triển. Ngoài ra, CO làm mất khả năng cố định Nitơ, làm thực vật thiếu đạm.
- Đối với người và động vật:
 Hít phải một lượng quá lớn CO sẽ dẫn tới thương tổn do giảm ôxy trong máu
hay tổn thương hệ thần kinh cũng như có thể gây tử vong. Nồng độ chỉ khoảng 0,1%
mônôxít cácbon trong không khí cũng có thể là nguy hiểm đến tính mạng.
 Bản chất của CO là khí độc, nếu xâm nhập vào cơ thể, CO tác dụng với hồng
cầu trong máu tạo hợp chất bền vững. CO có tính liên kết với hemoglobin (Hb)

trong hồng cầu mạnh gấp 230 - 270 lần so với ôxy nên khi được hít vào phổi CO sẽ
gắn chặt với Hb thành HbCO do đó làm giảm hồng cầu, giảm khả năng hấp thụ, vận
chuyển O2 của hồng cầu đi nuôi các tế bào của cơ thể. CO còn gây tổn thương tim do
gắn kết với myoglobin của cơ tim.
HbO2 + CO → HbCO + O2
 Triệu chứng ngộ độc CO thường bắt đầu bằng cảm giác bần thần, nhức đầu,
buồn nôn, khó thở rồi từ từ đi vào hôn mê. Nếu ngộ độc CO xảy ra khi đang ngủ say
hoặc uống rượu say thì người bị ngộ độc sẽ hôn mê từ từ, ngưng thở và tử vong.
 Ngộ độc nhẹ CO có thể để lại di chứng thiếu máu, hay quên. Ngộ độc nặng gây
ngất, lên cơn co giật, liệt tay chân và có thể dẫn đến tử vong trong vòng vài ba phút
khi nồng độ vượt quá 2%.

Nguyễn Đạt Khoa (MSSV: 3113804)

12


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Tài Nguyên & Môi Trường

Nồng độ CO trong không khí nền là 0,01 đến 0,9 mg/m 3. Tiếp xúc với nồng độ
lớn hơn sẽ làm tăng nồng độ cacboxyhenoglobin trong máu. Ngoài ra CO còn tác dụng
với Fe trong xytochrom – oxydaza, men hô hấp có chức năng hoạt hóa, làm bất hoạt
men, làm cho sự thiếu hụt oxy càng trầm trọng.
Bảng 2.2 Các triệu chứng xuất hiện tương ứng các nồng độ Hb.CO trong máu

50
100
250


Nồng độ Hb.CO
trong máu (phần
đơn vị)
0,07
0,12
0,15

Nhiễm độc nhẹ
Nhiễm độc vừa và chóng mặt
Nhiễm độc nặng và chóng mặt

500

0,45

Buồn nôn, nôn, suy tim mạch

1000

0,60

Hôn mê

10000

0,95

Tử vong


Nồng độ CO trong
máu (ppm)

Mức gây độc

(Nguồn: Lê Huy Bá, 2000)

Bảng 2.3 Các ảnh hưởng đến sức khỏe của CO

HbCO %

Các ảnh hưởng đến sức khỏe

< 1,0
1,0 – 2,0
2,0 – 5,0

Không có biểu hiện ảnh hưởng.
Một số dấu hiệu ảnh hưởng đến hình thức cư xử.
Các ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương; làm suy yếu sự nhận
thức về thời gian, sự nhạy bén về thị giác và các chức năng thần
kinh khác.
Thay đổi chức năng tim phổi.
Đau đầu, uể oải, mệt mỏi, hôn mê và chết.

5,0 – 10,0
10,0 – 80,0

(Nguồn: Lê Huy Bá, 2000)


Ngoài ra, CO còn phản ứng rất mãnh liệt với oxy (O2 ) tạo ra CO2 một trong
những chất chính gây hiệu ứng nhà kính làm cho Trái Đất nóng lên. Bình thường CO2
trong không khí chiếm tỉ lệ thích hợp có tác dụng kích thích trung tâm hô hấp làm thúc
đẩy quá trình hô hấp của vi sinh vật. Tuy nhiên, nếu nồng độ CO 2 trong không khí lên
đến 50 - 60 ml/m3 thì sẽ ngưng hô hấp sau 30 - 60 phút.
2.3.2.2 Tác hại của khí nitơ đioxit (NO2 )
Các chất oxit nitơ (NO, N2O, NO5,… viết tắt là NOx) xuất hiện trong khí quyển
qua quá trình đốt nhiên liệu ở nhiệt độ cao. Trong khí quyển các oxit nitơ sẽ chuyển
hóa thành nitrat rồi theo mưa xuống đất. Nitrat nằm trên mặt đất theo nước mưa xuống
đất và theo nước mưa chảy tràn hay vào cống thoát nước để vào môi trường nước.
Chất nitơ là một trong những nguyên nhân chính trong việc gây ra hiện tượng phú
dưỡng làm bùng nổ sự phát triển thực vật.

Nguyễn Đạt Khoa (MSSV: 3113804)

13


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Tài Nguyên & Môi Trường

Oxit nitric (NO) và nitơ đioxit (NO2) là những oxit nitơ quan trọng nhất trong
khí thải. Người ta thường gộp chúng lại cùng nhau dưới kí hiệu NO x. NO là sản phẩm
phụ chủ yếu của các quá trình cháy, sinh ra từ phản ứng giữa N 2 và O2 ở nhiệt độ cao
trong quá trình cháy không khí. Cơ chế của quá trình oxi hóa này được Zeldovich diễn
tả như sau:
N2 + O2




N + O2 

NO + N
NO + O

Oxit nitric hình thành theo cách này gọi là “NOx – nhiệt”. Nguồn hình thành
chủ yếu thứ hai của NO trong quá trình cháy là sự bởi sự oxi hóa nitơ dạng hữu cơ
trong nhiên liệu. Oxit nitric được hình thành theo kiểu này gọi là “NO x – nhiên liệu”.
Các phương tiện giao thông và quá trình sản xuất điện năng thải ra gần 34%
mỗi loại trong tổng lượng NO sinh ra. Lượng NOx từ các buồng lửa công nghiệp sinh
ra (theo khảo sát) chiếm khoảng 15% tổng lượng phát thải NO x (USEPA, 1928b). NO2
là một trong những loại nitơ oxit chủ yếu trong môi trường không khí, có màu hồng
thường phát hiện được mùi của nó khi có nồng độ > 12 ppm. Trong phản ứng hóa
quang hóa học nó hấp thụ bức xạ tử ngoại. Do hoạt động của con người hàng năm
khoảng 48 triệu tấn NO2 sinh ra.
Tác hại của NO2
- Đối với con người và động vật: khi xâm nhập vào cơ thể nó có thể tác dụng với
hồng cầu trong máu, làm giảm khả năng vận chuyển oxy của máu, dẫn đến bệnh thiếu
máu, ảnh hưởng mạnh đến đường hô hấp, gây tổn thương trầm trọng đến đường hô
hấp, có khi dẫn đến tử vong khi tiếp xúc ở nồng độ cao hoặc thời gian lâu dài. NO x là
chất kích thích, khi tiếp xúc với niêm mạc ẩm ướt tạo thành axit (HNO3). Các chất khí
trên vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc hòa tan vào nước bọt rồi vào đường tiêu hóa,
sau đó phân tác vào máu tuần hoàn.
Bảng 2.4 Tác hại của NO2 phụ thuộc vào nồng độ và thời gian tiếp xúc

Nồng độ, ppm

Thời gian tiếp xúc


Tác hại

0,06
5
15 – 30
100
5 – 100
150 – 200

Lâu dài
Vài phút
Vài giờ
Vài phút
6 – 8 tuần
3 – 5 tuần

300 – 400
>= 500

2 – 10 ngày
48 giờ

Bệnh phổi
Gây tác hại cho bộ máy hô hấp
Gây nguy hiểm cho tim, phổi, gan
Gây chết cho người và động vật
Gây chết cho người và động vật
Viêm sơ cuốn phổi có thể gây tử
vong
Viêm phổi và chết

Gây chết cho người và động vật

(Nguồn: Lê Huy Bá, 2000)

Nguyễn Đạt Khoa (MSSV: 3113804)

14


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Tài Nguyên & Môi Trường

- Đối với thực vật: một số loại thực vật nhạy cảm với môi trường sẽ bị tác hại khi
nồng độ NO2 khoảng 1 ppm và thời gian tác động trong khoảng 1 ngày. Nếu nồng độ
là 0.35 ppm thì thời gian tác động trong 1 tháng. Ở nồng độ 4.7 mg/m3 trở lên sẽ làm
cho thực vật tổn thương các mô, đổi màu lá sang nâu hoặc trắng, rụng lá, chết cây,…
- Ngoài ra NO2 còn góp phần gây ra mưa axit, gây phá hoại các công trình kiến
trúc, phá hủy kim loại, phá hủy lớp sơn bao phủ bề mặt.
NO và NO2 có vai trò nhất định trong việc hình thành khói mù quang hóa và là
một trong bốn nguyên nhân chính phân hủy ozôn, gây nên nguy cơ suy giảm tầng ôzon
hiện nay.
O + O3 → NO2 + O2
NO2 + O3 → NO3* + O2

NO3 * trạng thái kích hoạt.

NO3* + NO → 2NO2
2.3.2.3 Tác hại của bụi
Bụi là một tập hợp nhiều hạt có kích thước khác nhau, tồn tại lâu trong không

khí dưới dạng bụi bay, bụi lắng và các hệ khí dung nhiều pha gồm hơi, khói, mù.
Bụi bay có kích thước từ 0,001 – 10 µm bao gồm tro, muội khói và những hạt
rắn được nghiền nhỏ, chuyển động theo kiểu Brao hoặc rơi xuống đất với vận tốc
không đổi theo định luật Stok. Về mặt sinh học, bụi này thường gây thương tổn nặng
cho cơ quan hô hấp, nhất là khi phổi nhiễm bụi thạch anh do hít thở phải không khí có
chứa bụi dioxit silic lâu dài. (Đinh Xuân Thắng, 2007 )
Thành phần bụi là tất cả mọi thứ thải ra khí quyển dưới dạng cô đọng (chất lỏng
hay hạt rắn). Các quá trình công nghệ (43%), phương tiện giao thông (13%) và sản
xuất điện năng (12%) là các nguồn thải ra môi trường chính.
Bụi sinh ra trong không khí sẽ gây rất nhiều tác hại cho con người, động vật,
thực vật và ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường. Nhờ có hệ thống liên bào trụ lông ở
mũi, khí phế quản và màng niêm dịch của đường hô hấp, mà ta có thể cản và loại trừ
được 90% bụi kích thước lớn hơn và bằng 5µm. Các hạt bụi nhỏ dưới 5µm có thể theo
không khí thở vào đến phế nang, sau đó chúng có thể loại ra khoảng 90% số còn lại
đọng ở trong phổi và đường hô hấp trên có thể gây ra một số bệnh có thể ảnh hưởng
đến sức khỏe của con người và các loài động vật.
Tác hại của bụi
- Đối với con người và động vật: bụi gây tác hại trực tiếp đến con người cũng
như động vật như các bệnh qua đường hô hấp, da, mắt,… Ngoài ra, bụi còn gây ảnh
hưởng gián tiếp cho con người và động vật qua đường nước uống do nước bị nhiễm
bụi. Một số bệnh thường gặp của con người khi tiếp xúc trực tiếp với bụi: Bệnh phổi
Nguyễn Đạt Khoa (MSSV: 3113804)

15


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Tài Nguyên & Môi Trường


nhiễm bụi (Pneumoconise), phổi nhiễm bụi Silic (Silicose), phổi nhiễm bụi Asbestose
(Asbbest),… bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, bệnh gây tổn thương mắt,…
- Đối với thực vật: hầu hết các chất ô nhiễm không khí đều có tác dụng xấu đến
thực vật, gây ảnh hưởng có hạ đến nhà nông và cây trồng. Khi bị tiếp xúc với chất ô
nhiễm chúng thường chậm phát triển, năng suất thấp, cháy lá, khô cây. Bụi có thể làm
giảm khả năng quang hợp của cây do các bề mặt bị lá che lấp. Tuy nhiên, cũng có một
số các loại bụi có tác dụng đối với thực vật, ví dụ như các chất photphat, nitơ,
cacbon,…
- Tác hại đối với vật liệu: khi bụi tiếp xúc với các thiết bị, đồ vật bằng kim loại
trong không khí sẽ gây ăn mòn các đồ vật thiết bị,…
- Tác hại đối với cảnh quan môi trường: làm ô nhiễm bầu khí quyển.
Bảng 2.5 Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh

Đơn vị: Microgam trên mét khối (g/m3 )

TT

Thông số

Trung bình
1 giờ

1
2
3
4
5

SO2
350

CO
NO2
200
O3
200
Tổng bụi lơ
300
lửng (TSP)
6
Bụi PM10
7
Bụi PM2,5
8
Pb
Ghi chú: dấu ( - ) là không quy định

Trung bình Trung bình Trung bình
24 giờ
năm
8 giờ
10.000
120
-

125
100
200

50
40

100

-

150
50
1,5

50
25
0,5

(Nguồn: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh QCVN 05 : 2013/BTNMT)

2.3.2.4 Tác hại của tiếng ồn
Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau, sắp xếp
không có trật tự, gây cảm giác khó chịu cho người nghe, ảnh hưởng đến quá trình làm
việc và nghỉ ngơi của con người. Hay là những âm thanh phát ra không đúng lúc,
không đúng nơi, âm thanh phát ra với cường độ quá lớn, vượt quá mức chịu đựng của
con người.
Ô nhiễm tiếng ồn là âm thanh có âm lượng quá độ, kéo dài có thể gây hại cho
các hoạt động và sự cân bằng của đời sống con người hoặc động vật. Như vậy, ô
nhiễm tiếng ồn là một khái niệm tương đối, tuỳ thuộc từng người mà có cảm nhận
Nguyễn Đạt Khoa (MSSV: 3113804)

16


×