Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

ảnh hưởng bổ sung ớt mãnh lên năng suất và chất lượng trứng gà đẻ thương phẩm giống hisex brown

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 80 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

ĐỒNG ANH THƯ

ẢNH HƯỞNG BỔ SUNG ỚT MÃNH LÊN
NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG GÀ
ĐẺ THƯƠNG PHẨM GIỐNG HISEX
BROWN

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI - THÚ Y

Cần thơ - 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

ĐỒNG ANH THƯ

ẢNH HƯỞNG BỔ SUNG ỚT MÃNH LÊN
NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG GÀ
ĐẺ THƯƠNG PHẨM GIỐNG HISEX
BROWN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: CHĂN NUÔI - THÚ Y

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. Nguyễn Thị Kim Khang



2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

TÊN ĐỀ TÀI

ẢNH HƯỞNG CỦA BỔ SUNG BỘT TIÊU
ĐEN TRONG KHẨU PHẦN LÊN NĂNG
SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG CỦA
GIỐNG GÀ HISEX BROWN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: CHĂN NUÔI - THÚ Y

Cần Thơ, ngày….. tháng….. năm 2014 Cần Thơ, ngày….. tháng….. năm
2014
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
DUYỆT BỘ MÔN

TS. Nguyễn Thị Kim Khang
Cần Thơ, ngày….. tháng….. năm 2014
DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong

bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây.

Tác giả luận văn

Đồng Anh Thư

i


LỜI CẢM TẠ
Con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ và anh chị em trong gia đình
đã tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành tốt công việc học tập.
Em cũng vô cùng biết ơn:
Quý thầy cô Bộ môn Chăn nuôi và Bộ môn Thú Y đã tận tình giảng dạy,
truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu.
Cô Nguyễn Thị Kim Khang đã tạo mọi điều kiện, tận tình hướng dẫn và
truyền đạt những kinh nghiệm quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Các bạn lớp Công Nghệ Giống Vật Nuôi khóa 37 đã luôn bên tôi, cùng tôi
vượt qua những lúc khó khăn trong quá trình học tập.
Chủ trại Nguyễn Hoài An và các cô chú anh chị em ở trại đã giúp đỡ, tạo điều
kiện để tôi hoàn thành đề tài này.
Cuối cùng, tôi xin chúc mọi người nhiều sức khỏe và thành đạt.

Cần thơ, ngày ... tháng ... năm 2014
Sinh viên thực hiện

Đồng Anh Thư

ii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................ ii
MỤC LỤC .................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG .................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................... ix
TÓM LƯỢC....................................................................................................x
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ...........................................................................1
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ..........................................................2
2.1 Giới thiệu về giống gà Hisex Brown ..........................................................2
2.1.1 Nguồn gốc........................................................................................................2
2.1.2 Đặc điểm ngoại hình ........................................................................................2
2.1.3 Đặc tính sản xuất ..............................................................................................2
2.1.4 Phương thức nuôi .............................................................................................2

2.2 Chức năng sinh lý của cơ quan sinh dục gà mái .........................................5
2.2.1. Buồng trứng ....................................................................................................5
2.2.2 Quá trình hình thành trứng trong ống dẫn trứng ................................................6

2.3 Hình thái, cấu tạo và thành phần hóa học của trứng ...................................9
2.3.1 Hình thái, cấu tạo trứng ....................................................................................9
2.3.2 Thành phần hóa học của trứng ........................................................................ 10

2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng trứng ........................12
2.4.1 Ảnh hưởng của hormon đến sản lượng trứng .................................................. 12
2.4.2 Ảnh hưởng của sự thay lông đến sản lượng trứng ........................................... 13
2.4.3 Ảnh hưởng của nuôi dưỡng ............................................................................ 13
2.4.4 Ảnh hưởng của điều kiện khí hậu chuồng trại ................................................. 13

2.4.5 Ảnh hưởng của phương thức chăn nuôi .......................................................... 15
2.5 Nhu cầu dinh dưỡng của gà mái đẻ.................................................................... 15
2.5.1 Nhu cầu năng lượng duy trì ............................................................................ 15
2.5.2 Nhu cầu năng lượng sản xuất trứng ................................................................ 16
2.5.3 Nhu cầu dinh dưỡng duy trì ............................................................................ 16
2.5.4 Nhu cầu dinh dưỡng sinh trưởng .................................................................... 16
iii


2.5.5 Nhu cầu dinh dưỡng đẻ trứng ......................................................................... 17

2.6 Quy trình chọn lọc gà đẻ trứng thương phẩm ...........................................19
2.7 Đánh giá năng suất và chất lượng trứng ...................................................21
2.7.1 Sản lượng trứng.............................................................................................. 21
2.7.2 Khối lượng trứng............................................................................................ 21
2.7.3 Phẩm chất trứng (chất lượng trứng). .............................................................. 21

2.8 Vai trò của ớt đối với động vật ................................................................23
2.8.1 Tên gọi và danh pháp khoa học ...................................................................... 23
2.8.2 Phân loại khoa học ......................................................................................... 24
2.8.3 Đặc điểm chung của ớt ................................................................................... 24
2.8.4 Các giống ớt trồng ở Việt Nam ....................................................................... 25
2.8.5 Thành phần hóa học của ớt ............................................................................. 25
2.8.6 Ứng dụng của ớt trong chăn nuôi.................................................................... 28

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ...........30
3.1 Phương tiện thí nghiệm............................................................................30
3.1.1 Thời gian và địa điểm thực tập ....................................................................... 30
3.1.2 Động vật thí nghiệm ....................................................................................... 30
3.1.3 Chuồng trại thí nghiệm ................................................................................... 30

3.1.4 Thức ăn thí nghiệm ........................................................................................ 32
3.1.5 Nước uống ..................................................................................................... 33
3.1.6 Dụng cụ thí nghiệm ........................................................................................ 34

3.2 Phương pháp thí nghiệm ..........................................................................34
3.2.1 Bố trí thí nghiệm ............................................................................................ 34
3.2.2 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng ...................................................................... 34
3.2.3 Quy trình phòng bệnh ở trại............................................................................ 35
3.2.4 Phương pháp lấy mẫu ..................................................................................... 36
3.2.5 Các chỉ tiêu theo dõi ....................................................................................... 37
3.2.5.1 Chỉ tiêu về năng suất trứng .......................................................................... 37
3.2.5.2 Chỉ tiêu về chất lượng trứng ........................................................................ 37
3.2.6 Hiệu quả kinh tế ............................................................................................. 38
3.2.7 Xử lý số liệu ................................................................................................... 38

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................39
4.1 Nhận xét chung về đàn gà trong thời gian thí nghiệm ..............................39
iv


4.2 Nhiệt độ và ẩm độ trong quá trình thí nghiệm ..........................................39
4.2.1 Nhiệt độ ......................................................................................................... 39
4.2.2 Ẩm độ ............................................................................................................ 40

4.4 Ảnh hưởng của việc bổ sung ớt mãnh trong khẩu phần ăn lên khối lượng 40
4.3 Ảnh hưởng của việc bổ sung ớt mãnh lên năng suất trứng .......................41
4.3.1 Ảnh hưởng của việc bổ sung ớt mãnh trong khẩu phần ăn lên năng suất trứng
và tỷ lệ đẻ của gà .................................................................................................... 41
4.3.2 Ảnh hưởng của việc bổ sung ớt mãnh trong khẩu phần ăn lên TTTĂ (g/trứng)
và TTTĂ (g/mái) của gà.......................................................................................... 44


4.4 Ảnh hưởng của việc bổ sung ớt mãnh lên chất lượng trứng .....................45
4.4.1 Ảnh hưởng của việc bổ sung ớt mãnh vào khẩu phần ăn lên chất lượng trứng
của gà ở các nghiệm thức ........................................................................................ 45
4.4.2 Ảnh hưởng của việc bổ sung ớt mãnh vào khẩu phần ăn lên chất lượng trứng gà
qua các tuần tuổi thí nghiệm.................................................................................... 47
4.4.3 Ảnh hưởng của việc bổ sung ớt mãnh vào khẩu phần ăn đối với các nghiệm
thức và các tuần đến chất lượng trứng ..................................................................... 49
4.4.3.1 Ảnh hưởng của việc bổ sung ớt mãnh trong khẩu phần ăn lên khối lượng
trứng và tỷ lệ các thành phần của trứng gà............................................................... 49
4.4.3.2 Ảnh hưởng của việc bổ sung ớt mãnh trong khẩu phần ăn lên chất lượng các
chỉ tiêu bên ngoài của trứng gà ................................................................................ 50

4.5 Hiệu quả kinh tế ......................................................................................53
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ......................................................55
5.1 Kết luận ...................................................................................................55
5.2 Đề nghị....................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................56
PHỤ CHƯƠNG ............................................................................................58

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
IB

Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm

ND


Bệnh Newcastle

P

Trọng lượng

Ca

Canxi

Mg

Magie

K

Kali

P

Photpho

Na

Natri

TAHH

Thức ăn hỗn hợp


EGCG

Epigallocatechin gallate

KPCS

Khẩu phần cơ sở

ĐC

Đối chứng

OM0,05%

Ớt mãnh được bổ sung với mức 0,05 %

OM0,1%

Ớt mãnh được bổ sung với mức 0,10 %

OM0,15%

Ớt mãnh được bổ sung với mức 0,15 %

HU

Đơn vị Haugh

TLLT


Tỷ lệ lòng trắng

TLLĐ

Tỷ lệ lòng đỏ

CSLTĐ

Chỉ số lòng trắng đặc

CSLĐ

Chỉ số lòng đỏ

TTTĂ

Tiêu tốn thức ăn

CSHD1

Chỉ số hình dáng 1

CSHD2

Chỉ số hình dáng 2

SEM

Sai số chuẩn


P

Xác suất có điều kiện

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Nhu cầu dinh dưỡng của gà đẻ Hisex Brown ...................................3
Bảng 2.2: Lượng thức ăn ăn vào, trọng lượng chuẩn và thời gian chiếu sáng
đối với gà Hisex Brown ...................................................................................4
Bảng 2.3: Chương trình thuốc - vaccin cho gà giai đoạn hậu bị .......................4
Bảng 2.4: Cơ cấu thời gian tạo trứng trong cơ thể gà mái ...............................8
Bảng 2.5: Sự thay đổi thành phần hóa học của lòng đỏ (%) trong quá trình
hình thành trứng ..............................................................................................8
Bảng 2.6: Thành phần hóa học của trứng gà (%) ..........................................10
Bảng 2.7: Thành phần hóa học của vỏ trứng gia cầm .....................................11
Bảng 2.8: Hàm lượng vitamin trứng gà tính trong 100g vật chất...................12
Bảng 2.9: Hoạt động của hormon trong sinh sản ở gia cầm ..........................12
Bảng 2.10: Nhiệt độ môi trường và thân nhiệt gà...........................................14
Bảng 2.11: Chương trình chiếu sáng cho gà giống hướng trứng.....................14
Bảng 2.12: Nhu cầu acid amin trong thức ăn hỗn hợp ....................................17
Bảng 2.13: Bổ sung vitamin vào thức ăn hỗn hợp cho gà mái đẻ ...................18
Bảng 2.14: Yêu cầu vật chất khoáng của gà đẻ ..............................................19
Bảng 2.15: Những đặc điểm bên ngoài của gà mái hậu bị tốt và xấu..............20
Bảng 2.16: Những đặc điểm bên ngoài của gà mái đẻ tốt và kém ..................20
Bảng 2.17: Liên quan giữa chỉ số Haugh với chiều cao lòng trắng đặc của
trứng .............................................................................................................23
Bảng 2.18: Phân loại khoa học của ớt ............................................................24
Bảng 2.19: Nhóm chất Capsaicinoid trong ớt cay ..........................................26

Bảng 2.20: Thành phần hóa học có trong 100 g ớt đỏ ....................................27
Bảng 3.1. Thành phần dinh dưỡng thức ăn cơ sở ...........................................33
Bảng 3.2: Chương trình vắc-xin và thuốc cho gà đẻ ......................................35
Bảng 4.1: Nhiệt độ qua các tuần thí nghiệm ..................................................39
Bảng 4.2: Ẩm độ qua các tuần thí nghiệm .....................................................40
Bảng 4.3: Khối lượng gà (kg) ........................................................................41
Bảng 4.4: Năng suất trứng của gà qua các tuần (trứng/mái/tuần) ...................41
Bảng 4.5: Tỷ lệ đẻ của gà qua các tuần (%) ...................................................42
Bảng 4.6: Khối lượng trứng của gà qua các tuần (g/trứng).............................43
Bảng 4.7: Chất lượng trứng gà.......................................................................45
Bảng 4.8: Chất lượng trứng gà qua các tuần ..................................................47
Bảng 4.9: Khối lượng trứng và tỷ lệ các thành phần của trứng gà giữa các
nghiệm thức qua các tuần ..............................................................................49
Bảng 4.10: CSHD1 và CSHD2 (%) của trứng gà giữa các nghiệm thức qua các
tuần ...............................................................................................................50
Bảng 4.11: CSLTĐ, CSLĐ, độ dày vỏ (mm) của trứng gà giữa các nghiệm
thức qua các tuần ...........................................................................................51
vii


Bảng 4.12: Đơn vị Haugh và màu lòng đỏ của trứng gà giữa các nghiệm thức
qua các tuần ..................................................................................................52
Bảng 4.13: Hiệu quả kinh tế của các nghiệm thức .........................................53

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Gà đẻ Hisex Brown ..........................................................................2
Hình 2.2: Công thức khai triển của Capsicin..................................................26

Hình 2.3: Công thức khai triển của vitamin A và β - carotene........................27
Hình 3.1: Gà mái đẻ Hisex Brown nuôi thí nghiệm .......................................30
Hình 3.2: Quạt hút và tấm làm mát ................................................................31
Hình 3.3: Lối đi cho ăn, làm vệ sinh, lượm trứng...........................................31
Hình 3.4: Hố phân và lối đi dọn phân ............................................................32
Hình 3.5: Máng uống, máng ăn và máng hứng trứng .....................................32
Hình 3.6: Thức ăn cơ sở của trại ....................................................................33
Hình 3.7: Bầu giảm áp cung cấp và điều chỉnh nước uống cho gà .................34

ix


TÓM LƯỢC
Nhằm xác định ảnh hưởng của việc bổ sung ớt mãnh lên năng suất sinh
sản và chất lượng trứng của gà đẻ Hisex Brown từ 40 - 49 tuần tuổi, thí
nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức (NT), mỗi nghiệm
thức được lặp lại 10 lần và mỗi lần lặp lại là 4 gà mái, các nghiệm thức lần
lượt là: đối chứng (ĐC)gồm khẩu phần cơ sở (KPCS); OM0,05% gồm KPCS +
0,05% ớt mãnh; OM0,10% gồm KPCS + 0,10% ớt mãnh; OM0,15% gồm KPCS +
0,15% ớt mãnh. Tổng cộng có 160 con gà mái được sử dụng trong thí nghiệm,
và thí nghiệm được thực hiện trong 10 tuần.
Kết quả phân tích cho thấy tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của gà ở các
nghiệm thức có bổ sung ớt mãnh vào khẩu phần cao hơn ĐC (P>0,05), ngược
lại, TTTĂ (g/mái) và TTTĂ (g/trứng) của gà ở các NT có bổ sung ớt mãnh có
khuynh hướng thấp hơn ĐC (P>0,05). Các NT có bổ sung bột ớt cải thiện
được màu lòng đỏ (9,73-10) so với ĐC (8,67) (P<0,05). Không có sự khác biệt
về thống kê giữa các NT về các chỉ tiêu chất lượng trứng như khối lượng
trứng, CSHD, CSLTD, CSLĐ, tỷ lệ các thành phần của trứng, đơn vị Haugh
và độ dày vỏ (P>0,05). Chất lượng trứng qua các tuần 40, 44 và 49 có sự
khác biệt nhau về CSLTĐ, đơn vị Haugh, tỷ lệ lòng trắng, tỷ lệ lòng đỏ, màu

lòng đỏ và độ dày vỏ (P < 0,01). Ngoài ra, CSLĐ và màu lòng đỏ có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê giữa các NT qua các tuần tuổi (P<0,05) trong đó màu
lòng đỏ ở các nghiệm thức có bổ sung ớt mãnh vào khẩu phần cao hơn ĐC và
có xu hướng tăng qua các tuần. Bên cạnh đó, hiệu quả kinh tế ở các nghiệm
thức có bổ sung ớt mãnh cao hơn ĐC.
Nhìn chung, việc bổ sung ớt mãnh ở mức 0,05% vào khẩu phần ăn của
gà cho kết quả tốt về hiệu quả kinh tế, cải thiện được năng suất sinh sản và
chất lượng trứng về màu lòng đỏ, độ dày vỏ và TLLĐ.

x


CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trứng được coi là một trong các loại thực phẩm hoàn hảo của thiên nhiên
đã được tiêu thụ trên thế giới trong nhiều thế kỷ qua. Màu lòng đỏ trứng là
một mối quan tâm lớn cho người tiêu dùng vì nó ảnh hưởng đến thói quen mua
hàng của họ. Người tiêu dùng chọn trứng dựa trên màu sắc lòng đỏ trứng và
chất lượng trứng. Tuy nhiên, gà đẻ không thể sản xuất sắc tố màu để tăng
cường màu lòng đỏ nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về màu lòng
đỏ trứng mong muốn nên phụ thuộc trực tiếp vào nguồn cung cấp dinh dưỡng
cho màu sắc lòng đỏ trứng. Cường độ của màu sắc lòng đỏ phụ thuộc trực tiếp
vào số lượng thức ăn tiêu thụ, hệ số chuyển hóa thức ăn, nguồn carotenoid.
Các carotenoid tổng hợp đã được sản xuất để đảm bảo hiệu quả cao và khả
năng chuyển màu nhưng do ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng nên
việc tìm kiếm nguồn carotenoid tự nhiên là rất cần thiết (Abiodun et al., 2014).
Carotenoid là sắc tố màu vàng, cam, màu đỏ tan trong dầu được tìm thấy
trong thực vật quang hợp, tảo và vi sinh vật. Trong đó, ớt cũng là một nguồn
chứa carotenoid tự nhiên rất giàu vitamin C và vitamin A (β-carotene), là một
nguồn tốt của hầu hết vitamin B, đặc biệt là vitamin B6, chứa rất cao hàm
lượng kali, magiê và sắt. Ớt đã được sử dụng phổ biến như là thành phần thực

phẩm giá trị chữa bệnh loét dạ dày, bệnh thấp khớp, rụng tóc và đau răng
(Szallasi và Blumberg, 1999). Hơn nữa, ớt được sử dụng để kích thích tiết acid
dạ dày làm đại lý trị liệu (Estrada et al., 2002). Ngoài ra thì tiềm năng
carotenoid trong ớt đỏ được dùng như thay thế các chất phụ gia có màu sắc
nhân tạo được sử dụng trong chế biến thực phẩm, giúp cải thiện màu sắc thực
phẩm sau quá trình chế biến và bảo quản mà không gây ảnh hưởng xấu đến
sức khỏe người tiêu dùng (Arimboor et al., 2014). Các giá trị dinh dưỡng và
tiềm năng chữa bệnh của ớt đặc biệt là trong chăn nuôi cho đến nay là một vấn
đề đáng quan tâm và đã thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu trên thế giới.
Nghiên cứu của Li et al. (2012) cho rằng bột ớt đỏ giúp cải thiện màu sắc lòng
đỏ trứng cho gà đẻ giống HyLine Brown. Tương tự thì nghiên cứu của
Abiodun et al. (2014) cho thấy ớt giúp làm tăng màu lòng đỏ hiệu quả mà
không ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của gà mái. Ở Việt Nam thì vai trò
của ớt đỏ trong lĩnh vực chăn nuôi chưa được nghiên cứu nhiều. Được sự phân
công của bộ môn, đề tài "Ảnh hưởng bổ sung ớt mãnh lên năng suất và
chất lượng trứng gà đẻ thương phẩm giống Hisex Brown" được tiến hành.
Mục tiêu của đề tài là đánh giá ảnh hưởng của các mức bổ sung ớt mãnh như
chất phụ gia tự nhiên lên năng suất sinh sản và chất lượng trứng gà Hisex
Brown.

1


CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu về giống gà Hisex Brown
2.1.1 Nguồn gốc
Gà hậu bị Hisex Brown được nhập vào Việt Nam năm 1997, có nguồn
gốc từ Hà Lan được công ty Emivest nhập về nuôi và nhân giống năm 2007.
Gà Hisex Brown bố mẹ được công ty nuôi để sản xuất gà hậu bị lấy trứng
thương phẩm, gà con sản xuất ra được thả nuôi ở các trang trại nuôi gia công

cho công ty và một số bán ra thị trường (Bùi Xuân Mến, 2007).
2.1.2 Đặc điểm ngoại hình
Gà đẻ hậu bị Hisex Brown là giống gà đẻ trứng cao sản, lông con mái
màu nâu, lông con trống màu trắng (có di truyền chéo với cha mẹ) (Đoàn Văn
Nghĩa, 2011).

Hình 2.1: Gà đẻ Hisex Brown
(Nguồn: www.inzerce-bazar.my4u.cz)

2.1.3 Đặc tính sản xuất
Giống gà Hisex Brown đạt tỉ lệ nuôi sống cao từ 96 - 98% lúc 17 tuần
tuổi. Mái lúc bắt đầu đẻ nặng 1,7 kg/con. Năng suất trứng 290 quả/năm. Trứng
nặng 60 - 65 g/quả. Trứng màu nâu. Bình quân mỗi kg trứng tiêu tốn 2,36 kg
thức ăn; một quả cần tiêu thụ 149 g. Gà loại thải lúc 78 tuần đạt 2,15 kg (Lê
Hồng Mận, 1999).
2.1.4 Phương thức nuôi
Gà Hisex Brown có thể nuôi theo 2 phương thức: nuôi lồng và nuôi trên
nền có lớp độn chuồng.
Nuôi lồng thì thuận lợi cho việc quản lý số gà, phòng trừ dịch bệnh, mật
độ nuôi cao, gà tăng trưởng nhanh, ít tốn nhân công, khâu vệ sinh chuồng trại
và lượm trứng được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, chi phí xây chuồng trại cao. Nuôi
2


lồng thường sử dụng các loại lồng kẽm, sàn lồng nghiêng và trải rộng về phía
trước lồng để hứng trứng gà khi đẻ, trứng sẽ lăn ra ngoài sàn trống phía trước
lồng (Huỳnh Châu Khanh, 2012).
Nuôi trên nền có lớp độn chuồng tiết kiệm được chi phí xây dựng chuồng
trại, nhưng mật độ nuôi thấp, khó khăn trong việc quản lý dịch bệnh, gà có thể
giẫm đạp lên nhau khi hoảng loạn, tỷ lệ trứng giập vỡ cao. Nếu áp dụng

phương pháp nuôi nền, nên chọn địa điểm xây dựng chuồng ở nơi cao ráo, dễ
thoát nước. Xung quanh chuồng có rèm che tránh mưa tạt gió lùa và giúp điều
chỉnh nhiệt độ khi cần thiết. Trước cửa mỗi chuồng và khu nuôi cần xây hố sát
trùng. Chất sát trùng thường dùng là formol 2%, Cresyl 3%. Trong chuồng rải
chất độn khô, sạch. Trong chuồng bố trí các ổ đẻ, nếu sử dụng ổ đẻ tập thể thì
nên đặt ổ ở vị trí mát, hơi tối, ít người qua lại, gần hành lang và có nắp mở ra
ngoài để thu lượm trứng mà không cần phải bước vào trong chuồng. Phía cuối
chuồng bố trí các cầu đậu, bình quân 20 cm/gà. Mật độ nuôi trung bình 4
gà/m2 (Huỳnh Châu Khanh, 2012).
Dưới đây là bảng nhu cầu dinh dưỡng của gà đẻ Hisex Brown ở các tuần
tuổi khác nhau:
Bảng 2.1: Nhu cầu dinh dưỡng của gà đẻ Hisex Brown
Giai đoạn (tuần tuổi)
Thành phần
dinh dưỡng

Đơn
vị

0-3

3 -9

9 - 17

17 - 19

19 - 45

45 - 70


> 70

Protein

%

20

20

15,5

16,5

16,7

16,2

15,3

Năng lượng

Kcal

2975 2975

2750

2750


2775

2750 2725

Xơ (max)

%

3,5

3,5

6,0

6,0

5,0

5,5

5,5

Béo (max)

%

6,5

6,5


6,0

6,0

8,0

8,5

8,5

Linoleic acid

%

1,5

1,5

1,25

1,25

2,2

1,6

1,25

Acid amin tiêu hóa

Methionine

%

0,54

0,54

0,34

0,38

0,41

0,39

0,36

Methionine +
Cysteine

%

0,92

0,92

0,61

0,68


0,75

0,69

0,63

Lysine

%

1,2

1,2

0,75

0,8

0,8

0,75

0,7

Tryptophan

%

0,23


0,23

0,14

0,15

0,17

0,16

0,15

Threonine

%

0,78

0,78

0,49

0,52

0,56

0,53

0,5


Khoáng
Calcium

%

1,0

1,0

0,9

3,7

4,0

4,0

4,2

Phosphor hữu
dụng

%

0,5

0,5

0,45


0,42

0,4

0,4

0,38

Sodium

%

0,16

0,16

0,15

0,15

0,15

0,15

0,15

Chloride

%


0,22

0,22

0,22

0,22

0,2

0,2

0,19

3


(Nguồn: Công ty TNHH Emivest Việt Nam, 2011)

Gà Hisex Brown ở các giai đoạn tuần tuổi khác nhau sẽ có trọng lượng
chuẩn, lượng thức ăn ăn vào và thời gian chiếu sáng tương ứng khác nhau thể
hiện qua bảng 2.2.
Bảng 2.2: Lượng thức ăn ăn vào, trọng lượng chuẩn và thời gian chiếu sáng đối với
gà Hisex Brown
Tuần tuổi

Lượng thức ăn
vào (g/ngày)


Khối lượng
chuẩn (g)

18

84

19

Thời gian chiếu sáng (giờ)
Chuồng kín

Chuồng hở

1500

13

14

92

1560

14

14,5

20


98

1630

14,5

15

21

100

1700

15

15,5

22

104

1740

15,5

16

23


106

1780

16

16

24

108

1800

16

16

25

110

1815

16

16

26


112

1830

16

16

27

114

1840

16

16

28

115

1850

16

16

41


114

1930

16

16

61

113

1950

16

16

62

112

1970

16

16

73


111

1980

16

16

80

111

2000

16

16

(Nguồn: Công ty TNHH Emivest Việt Nam, 2011)

Lịch tiêm phòng thuốc vaccin cho gà Hisex Brown được trình bày qua
bảng 2.3.
Bảng 2.3: Chương trình thuốc - vaccin cho gà giai đoạn hậu bị
Ngày tuổi

Vaccin - thuốc

Đường cấp

Liều lượng


1-3

Enrofloxacin +

Uống

20 mg/kg P

Amoxillin

Uống

30 mg/kg P

1

IB+ND (B1) (poly Blanco)

Nhỏ mắt

3

ND+IBD (killed)

Chích

4

Coccivac


Trộn cám

7

IBD GM 97

Bơm miệng

8 - 10

Tylosin

Uống
4

1 giọt
0,25 ml/con

110 mg/kg P


12

IB+ND (Lasota) hoặc SOHOl

Nhỏ mắt

IBD228E


Bơm miệng

H5N1

Chích

1 giọt
0,3 ml/con

14 - 16

Ampro 20%

18

IBD228E

Bơm miệng

33

IB+ND (Lasota) hoặc SOHOL

Nhỏ mắt

A.E+Fowlpox

Xuyên da cánh

34 - 36


Tylosin

Uống

110 mg/kg P

47

ND killed

Chích

0,5 ml/con

H5N1

Chích

0,5 ml/con

ILT

Nhỏ mũi

Coryza

Chích

IB+ND (Lasota) hoặc SOHOL


Nhỏ mắt

A.E+Fowlpox

Xuyên da cánh

Enrofloxacin

Uống

20 mg/kg P

Amoxiillin

Uống

30 mg/kg P

Coryza

Chích

0,5 ml/con

IB+ND+EDS

Chích

0,5 ml/con


H5N1

Chích

0,5 ml/con

IB+ND (Lasota) hoặc SOHOl

Nhỏ mắt

62
76
77 - 80
104

1 giọt

1 giọt
0,5 ml/con
1 giọt

1 giọt

(Nguồn: Công ty TNHH Emivest Việt Nam, 2012)

2.2 Chức năng sinh lý của cơ quan sinh dục gà mái
2.2.1. Buồng trứng
Theo Bùi Hữu Đoàn (2009), buồng trứng nằm bên trái xoang bụng, về
phía trước và hơi thấp hơn thận trái, được đỡ bằng các nếp gấp của màng

bụng từ trên xuống. Nếp gấp khác của màng bụng nối nó với ống dẫn trứng.
Kích thước và hình dạng buồng trứng phụ thuộc vào tuổi và loại gia cầm. Ở gà
1 ngày tuổi có kích thước 1 - 2mm, khối lượng 0,003 g. Gà thời kỳ đẻ, buồng
trứng hình chùm nho, chứa nhiều tế bào trứng có khối lượng 45 - 55 g. Sự
hình thành buồng trứng kể cả các tuyến sinh dục xảy ra vào thời kỳ đầu của sự
phát triển phôi (phôi gà vào ngày thứ 3).
Trong buồng trứng có chất vỏ và chất tuỷ. Bề mặt vỏ được phủ bằng một
lớp biểu mô có lớp tế bào hình trụ hay lăng trụ thấp. Dưới chúng có màng liên
k ết mỏng, sau nó có 2 lớp nang với các tế bào trứng. Nằm ở lớp ngoài là
những nang nhỏ có đường kính đến 400 mm, trong lớp sâu có những nang lớn
hơn với đường kính 800 mm và to hơn. Chất tuỷ nằm ở giữa buồng trứng và
được cấu tạo từ mô liên kết với các mạch máu và dây thần kinh lớn. Trong
chất tuỷ có những khoang (lỗ hổng) được phủ bằng biểu mô dẹt và tế bào kẽ.
5


Chức năng sinh lý của buồng trứng là tạo trứng. Trong quá trình phát triển của
tế bào trứng có 3 thời kỳ: tăng sinh, sinh trưởng và chín.
Thời kỳ tăng sinh: trước khi bắt đầu đẻ trứng trong buồng trứng ở gà mái
có khoảng 3500 - 4000 tế bào trứng, mỗi tế bào trứng có một noãn hoàng.
Trong tế bào trứng (phấn noãn hoàng) có nhân to với những hạt nhỏ và thể
nhiễm sắc. Trong noãn hoàng có chứa nhân tế bào.
Thời kỳ sinh trưởng: tế bào trứng tăng trưởng nhanh, đặc trưng bằng tăng
nhanh lòng đỏ. Lòng đỏ chiếm 90 - 95% khối lượng tế bào trứng trong khoảng
thời gian 3 - 14 ngày, đặc biệt được tích lũy mạnh vào ngày thứ 9 và thứ 4
trước khi rụng trứng. Ở gà con 2 tháng tuổi quá trình tích luỹ lòng đỏ trong
tương bào của noãn bào bắt đầu. Lòng đỏ được xếp thành những lớp màu
sáng và màu sẫm. Ở tâm có lòng đỏ sáng hình phễu, từ đó có vệt nhỏ đi ra
rìa tế bào 13 trứng. Cấu tạo như vậy gọi là phôi. Trên nó là đĩa phôi. Các tế
bào nang xung quanh noãn bào đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành

lòng đỏ. Lòng đỏ sẫm được tích lũy ban ngày đến nửa đêm, còn lòng đỏ sáng
(nhạt) hình thành ở phần còn lại của ban đêm. Việc tăng quá trình sinh trưởng
của tế bào là do ảnh hưởng của foliculin được tiết chế ở buồng trứng khi thành
thục sinh dục. Vào cuối thời kỳ phát triển của tế bào trứng, giữa vỏ lòng đỏ
và thành nang xuất hiện một khoang, khoảng gần lòng đỏ chứa đầy limpho.
Trong đó noãn hoàng bơi tự do. Noãn hoàng đã hình thành của gà mái có
đường kính lòng đỏ 35 - 40mm. Màu của lòng đỏ phụ thuộc vào các sắc tố
trong máu: carotenoit, carotin và xantofil. Màu đậm của lòng đỏ thường gặp
khi gia cầm được ăn thức ăn có đủ carotenoit. Như vậy, dựa vào màu của
lòng đỏ mà xác định giá trị vitamin của trứng ấp cũng như trứng thương
phẩm.
Thời kỳ chín của noãn hoàng: thời kỳ này có sự phân bào giảm nhiễm, số
nhiễm sắc thể của trứng từ 2n giảm còn n. Trong quá trình phân chia giảm
nhiễm xảy ra sự trao đổi các thành phần di truyền giữa các dị nhiễm sắc thể.
Nhiễm sắc thể xích lại gần nhau và tạo thành đôi. Vào thời kỳ kết hợp nhiễm
sắc thể trao đổi thành phần của mình. Tế bào trứng rời khỏi buồng trứng gọi là
rụng trứng, nang trứng chín do áp suất nang trứng tăng lên dẫn tới phá vỡ vách
nang tại vùng lổ hở. Tế bào trứng cùng lúc đó tách khỏi buồng trứng và ngay
lập tức được loa kèn của ống dẫn trứng hứng lấy và hút vào lòng loa kèn.
Sự rụng trứng của gà xảy ra một lần trong ngày, nếu trứng đẻ vào cuối
buổi chiều thì sự rụng trứng thực hiện vào sáng hôm sau. Trứng được giữ lại
trong ống dẫn trứng làm ngưng sự rụng trứng tiếp theo. Sự rụng trứng ở gà
thường xảy ra từ 2 - 14 giờ. Chu kỳ rụng trứng phụ thuộc nhiều yếu tố: điều
kiện nuôi dưỡng chăm sóc, lứa tuổi và trạng thái sinh lý của gia cầm...
2.2.2 Quá trình hình thành trứng trong ống dẫn trứng
Theo Bùi Hữu Đoàn (2009), ống dẫn trứng có hình ống, ở đó xảy ra sự
thụ tinh và hình thành trứng, bắt đầu gần buồng trứng và kết thúc ở lỗ huyệt.
Kích thước ống dẫn trứng thay đổi theo lứa tuổi và hoạt hoá chức năng của
hệ sinh dục. Khi bắt đầu thành thục sinh dục ống dẫn trứng là một ống trơn,
thẳng có đường kính đều trên toàn bộ ống. Sau khi đẻ quả trứng đầu tiên ống

6


dẫn trứng của gà có chiều dài 68 cm, khối lượng 77g. Vào thời kỳ đẻ trứng
mạnh, chiều dài của nó tăng tới 86cm, còn đường kính đến 10cm. Ở gà không
đẻ trứng chiều dài ống dẫn trứng giảm đến 11 - 18cm, đường kính 0,4 0,7cm, còn thời kỳ thay lông chiều dài là 17cm. Ở gia cầm thành thục sinh
dục, trong ống dẫn trứng có những phần sau: phễu, phần lòng trắng, cổ (eo),
tử cung và âm đạo.
Phễu: là phần mở rộng của phía đầu ống dẫn trứng, dài 4 - 7cm, đường
kính 8 - 9cm. Nó nằm dưới buồng trứng. Phễu được chia thành phần phễu
riêng và cổ, nó là phần chuyển tiếp. Bề mặt niêm mạc phễu xếp nếp, trong nó
không có các tuyến. Trong niêm mạc cổ phễu có các tuyến hình ống, chất tiết
ra của nó tham gia vào việc hình thành vỏ trứng. Thành phễu chuyển động nhờ
sự co bóp của lớp vỏ và dây cơ đi từ mép phễu tới vách bụng. Chuyển động
nhu mô của phễu có khả năng hứng lấy tế bào trứng rụng. Ở phễu, tế bào trứng
dừng lại không quá 20 - 30 phút. Lớp lòng trắng đầu tiên được bao bọc xung
quanh tế bào trứng ở cổ phễu. Lòng trắng nhày, đặc được các tuyến hình ống
tiết ra quấn ngay lòng đỏ. Khi đi qua phần đầu của ống dẫn trứng, lòng đỏ
xoay chậm xung quanh trục của nó, khiến cho lớp lòng trắng mới bọc xung
quanh lòng đỏ cuộn xoắn lại, tạo thành dây chằng. Chúng giữ cho lòng đỏ ở
tâm trứng. Khi lòng đỏ đi tiếp ở phía dưới, phần loãng của lòng trắng được tiết
ra quanh lòng đỏ, tạo nên lớp bên trong của lòng trắng loãng .
Phần tạo lòng trắng: là phần dài nhất của ống dẫn trứng. Vào thời kỳ đẻ
mạnh, nó dài đến 30 - 50cm. Niêm mạc có những nếp xếp dọc. Trong nó có
một lượng lớn tuyến hình ống, cấu tạo giống như tuyến ở cổ phễu. Chất tiết ra
của tuyến ở xung quanh lòng đỏ đầu tiên đặc, còn sau đó là lớp loãng (ở
ngoài) của lòng trắng. Các tuyến hình ống phần tạo lòng trắng được kích thích
bằng estron và progesteron. Thời gian trứng ở trong phần tạo lòng trắng không
quá 3 giờ.
Cổ (eo) ống dẫn trứng: là phần hẹp của ống dẫn trứng dài 8cm. Niêm

mạc có những nếp xếp nhỏ. Ở đó lớp ngoài của lòng trắng loãng được bổ sung
và tạo màng vỏ trứng. Các tuyến ở eo tiết ra chất hạt giống như keratin tạo nên
lớp sợi chắc quấn lấy nhau để hình thành màng chắc. Các lỗ của màng dưới vỏ
tiết ra dung dịch muối vào lòng trắng, làm tăng khối lượng lòng trắng trứng.
Quá trình này xảy ra cả ở trong tử cung. Trứng nằm trong đoạn eo gần 1 giờ.
Tử cung: là phần phình to tiếp theo phần eo, chiều dài 10 - 12cm. Các
nếp nhăn của niêm mạc phát triển mạnh, và xếp theo hướng ngang và xiên.
Tuyến của vách tử cung tiết ra chất dịch lỏng, thấm qua các màng dưới vỏ
trứng vào lòng trắng. Trong thời gian trứng ở tử cung, khối lượng trứng tăng
gần gấp đôi. Do thẩm thấu một lượng nước lớn từ dịch tiết của tuyến tử cung
vào trứng nên khối lượng của nó được tăng dần, lúc này bề mặt của các màng
dưới vỏ được bám chặt vào thành tử cung, do đó các màng này giãn ra.
Trương lực của cơ tử cung tăng đồng thời, nó có khả năng tiếp xúc lớn với
trứng và tiết khoáng tạo vỏ lên bề mặt trứng. Vỏ trứng được cấu tạo từ cốt
hữu cơ và chất trung gian. Cốt được hình thành bằng những sợi protein dạng
colagen nhỏ chồng chéo lên nhau. Chất trung gian cấu tạo từ những muối
canxi ở dạng hợp nhất không tan như canxi cacbonat (99%) và canxi
7


photphat (1%). Sự tổng hợp chất vôi được tiến hành trong suốt thời gian trứng
ở tử cung (18 - 20 giờ).
Âm đạo: là đoạn cuối cùng của ống dẫn trứng, sau khi đã hình thành
trứng rơi vào đó. Từ dạ con âm đạo được tách ra bằng phần thu hẹp cổ tử
cung, nơi đó có van cơ. Phần cuối cùng của âm đạo được mở ra vào đoạn giữa
ổ nhớp gần niệu quản trái. Âm đạo dài 7 - 12 cm. Lớp biểu mô của âm đạo sản
xuất ra dịch tiết, dịch tiết này tham gia vào sự hình thành lớp màng mỡ trên
vỏ, lớp màng mỡ này giúp cho gia cầm dễ đẻ, ngăn chặn sự xâm nhập của vi
khuẩn vào trong vỏ trứng, hạn chế sự bốc hơi nước của trứng. Lớp màng mỡ
tạo nên độ bóng giúp ta phân biệt được trứng cũ và trứng mới. Ở âm đạo, lớp

cơ phát triển tốt, nhất là lớp cơ vòng, nhờ sự co bóp của lớp cơ này mà quả
trứng được đẩy ra ngoài.
Bảng 2.4: Cơ cấu thời gian tạo trứng trong cơ thể gà mái
Các phần ống dẫn trứng

Thời gian trứng lưu lại
Giờ

Tỷ lệ so với toàn bộ
thời gian (%)

0,33

1,4

3

12,8

Phần eo

1,17

5,0

Tử cung

19

80,8


Âm đạo

Rất ngắn

Phễu
Phần protid

Cộng

23,5

100,0

(Nguồn: Bùi Hữu Đoàn, 2009)

Quá trình hình thành trứng trong cơ thể gà mái có xảy ra sự thay đổi thành
phần hóa học ở lòng đỏ.
Bảng 2.5: Sự thay đổi thành phần hóa học của lòng đỏ (%) trong quá trình hình
thành trứng
Trứng có đường kính
Từ 2 đến 6mm

Từ 6 đến 35mm

86

45

Protein


44,4

35,1

Mỡ

23,1

42,3

Folfalit

11,0

12,7

8,6

3,9

12,9

6,0

Nước

Chất dẫn xuất không đạm
Tro
(Nguồn: Bùi Hữu Đoàn, 2009)


8


2.3 Hình thái, cấu tạo và thành phần hóa học của trứng
2.3.1 Hình thái, cấu tạo trứng
Theo Bùi Hữu Đoàn (2009), trứng gia cầm có “hình trứng”, đó là hình
bầu dục không cân đối, một đầu tù và một đầu nhọn. Trứng gia cầm sở dĩ có
một đầu to một đầu nhỏ là do trong quá trình hình thành bị phía trên của ống
dẫn trứng dồn ép từng đoạn một để nó đi xuống dưới. Đầu trứng này bị dồn
ép, lòng trắng và màng vỏ bị đẩy sang phải rồi lại sang trái, vì thế mà phía đầu
này phình to, sau khi vỏ hình thành xong thì được cố định lại. Ngược lại, đầu
kia của quả trứng hướng xuống đoạn dưới của ống dẫn, do đó vừa đi nó vừa
chèn vào ống dẫn trứng, làm cho ống này mở rộng để trứng dễ di chuyển
xuống tử cung. Lực dồn ép của ống dẫn vào quả trứng làm cho đầu nhỏ hình
thành rồi định hình dần. Khi trứng vào đến tử cung, đầu nhỏ hướng về phía
đuôi gà, còn đầu to thì hướng ngược lại.
Trứng gồm 3 phần: vỏ, lòng trắng và lòng đỏ với tỷ lệ tương đối giữa các
phần đó là 1/6/3. Trung bình vỏ cứng chiếm 10%, lòng đỏ 33%, lòng trắng
57% khối lượng trứng.
Trứng có vỏ cứng rất chắc bao bọc, bề dày là 0,2 – 0,4mm, ở ngoài phủ
một lớp chất nhầy trong suốt (lớp mô sừng) và ở trong có màng lụa gồm hai
lớp chắc. Màng nhầy (màng mỡ) được hình thành trong thời gian trứng nằm ở
âm đạo, trước khi đẻ ra. Màng nhầy (màng mỡ) có cấu tạo từ protein (sợi
muxin) có những hạt mỡ nhỏ li ti. Độ dày của màng nhầy 0,05 - 0,01mm.
Mặt ngoài vỏ cứng hơi bóng và có “ánh” đặc biệt với mức độ khác nhau
tuỳ theo trạng thái lớp mô sừng và cấu tạo của vỏ cứng. Màu của vỏ trứng thay
đổi từ trắng (các dòng Địa Trung Hải) đến vàng nâu (các giống Châu Á). Vỏ
trứng gồm chất hữu cơ, xen vào đấy là các muối vô cơ. Chất hữu cơ do protein
giống như keo colagen (4%) tạo thành, chất vô cơ là canxi cacbonat (94%),

cacbonat magie và canxi photphat (1%) tạo thành. Trên vỏ cứng có nhiều lỗ
khí, những lỗ khí này có ý nghĩa quan trọng khi ấp trứng.
Dưới vỏ cứng có vỏ lụa gồm hai lớp: lớp trong gọi là lớp màng trứng, và
lớp ngoài dán chặt vào vỏ cứng gọi là lớp màng vỏ cứng. Lớp màng vỏ cứng
nặng gần 0,3g và có độ dày trung bình là 0,07 mm. Ở phía đầu tù nó hơi dày
hơn và ở đầu nhọn hơi mỏng hơn. Giữa hai lớp này, ngay khi trứng vừa mới
đẻ ra, hình thành buồng khí ở đầu tù của trứng. Hiện tượng này xảy ra do sau
khi đẻ, các chất chứa trong trứng bị nguội đi và co lại do nhiệt độ môi trường
thấp hơn nhiều so với thân nhiệt gà. Trong quá trình bảo quản, nước trong
trứng bốc hơi nên thể tích buồng khí tăng lên. Trong thực tiễn người ta lợi
dụng hiện tượng này để đánh giá trứng tươi hay đã cũ. Khi quan sát lớp vỏ lụa
bằng kính hiển vi có thể thấy màng này là một mạng lưới gồm các sợi xếp
đặt lộn xộn, do 70% chất hữu cơ (keratin, muxin), 10% chất vô cơ và 20%
nước tạo thành.
Khoảng giữa lòng đỏ và vỏ chứa đầy lòng trắng, do nhiều lớp có độ đậm
đặc khác nhau tạo thành. Ngay dưới lớp màng trứng là lớp loãng ngoài
(khoảng 23% thể tích), sau đó là lớp đặc giữa (57% thể tích) rồi đến lớp loãng
giữa (17%) và lớp đặc trong (3% thể tích), lớp cuối cùng này bọc lấy lòng đỏ.
9


Dây chằng nằm dọc theo trục dài của trứng, nhờ có những đầu mút sợi mảnh
dán chặt vào lớp này. Dây chằng do nhiều sợi protitein tạo thành, những sợi
này xoắn lại ở quãng giữa một phần đoạn thành hình xoắn ốc, còn theo hướng
ra phía ngoài nó đi vào lớp đặc ở giữa của lòng trắng, giữ cho lòng đỏ luôn
nằm ở vị trí trung tâm.
Lòng đỏ là một loại tế bào trứng đặc biệt có cấu tạo không đồng nhất mà
bao gồm nhiều vòng đồng tâm đậm nhạt khác nhau. Lòng đỏ được bao bọc
bằng màng lòng đỏ, mỏng có tính đàn hồi cao nhờ đó mà lòng đỏ không lẫn
vào lòng trắng mà luôn giữ được hình tròn. Trứng để lâu tính đàn hồi mất dần,

lúc đó màng bị rách và lòng đỏ, lòng trắng tan dần vào nhau. Trên bề mặt lòng
đỏ là đĩa phôi. Lòng đỏ là phần giàu chất dinh dưỡng nhất. Quan sát cấu trúc
của đĩa phôi có thể phân biệt được trứng có trống hay không. Đĩa phôi của
trứng không có trống (không thụ thai) có những khoang hình nang (các không
bào – vacuola); còn ở trứng thụ thai thì cấu trúc mặt trên của ngoại bì (lá phôi
ngoài) có dạng đồng nhất.
2.3.2 Thành phần hóa học của trứng
Theo Bùi Hữu Đoàn (2009) thì tỷ lệ các thành phần hóa học trong trứng
gà được thể hiện qua bảng 2.6.
Bảng 2.6: Thành phần hóa học của trứng gà (%)
Thành phần

Toàn quả

Trứng đã

Lòng đỏ

Lòng trắng

Vỏ và màng

trứng (%)

bỏ vỏ (%)

(%)

(%)


vỏ (%)

100

-

31,0

58,0

11,0

Nước

65

75,0

48,0

87,0

2,0

Protein

12

12,0


17,5

11,0

4,5

Mỡ

11

11,0

32,5

0,2

-

Đường

1

0,5

1,0

1,0

-


Khoáng

11

1,5

1,0

0,8

93,5

Toàn bộ
trứng

(Nguồn: Bùi Hữu Đoàn, 2009)

Thành phần hóa học của vỏ trứng ở gà, vịt, ngỗng được trình bày qua
bảng 2.7.

10


Bảng 2.7: Thành phần hóa học của vỏ trứng gia cầm
Loài
gia cầm

CaCO3

MgCO3


Ca3(PO4)2

P2O5

K

Chất hữu cơ



92,4 - 97,9

1,3-1,8

0,8

0,4 - 0,8

0,3

4,1 - 5,5

Vịt

94,4

0,5

0,8


0,8

-

4,2 - 4,3

Ngỗng

95,3

0,7

0,5

0,5

-

3,5

(Nguồn: Rômanop, 1969)

Theo Nguyễn Đức Hưng (2006), vỏ cứng được tạo thành bởi 93,5%
muối canxi (cacbonat canxi); 4,09% protein; 0,14% chất béo; 1,2% nước;
0,5% oxit magiê; 0,25 photpho; 12% dioxit silic; 0,03% natri; 0,08% kali và
các chất sắt, nhôm. Chức năng của nó là bảo vệ các thành phần bên trong của
trứng, đồng thời là nguồn cung cấp canxi, phốt pho cho phôi để tạo xương.
Thời gian tạo vỏ là một quá trình kéo dài từ 9 - 12 giờ. Để hình thành xương
phôi nhận 75% canxi từ vỏ, còn lại 25% lấy từ lòng trắng. Trên bề mặt của vỏ

có các lỗ khí có kích thước rất nhỏ. Có khoảng 7000 - 7600 lỗ khí trên bề mặt
vỏ cứng). Đường kính lỗ khí là 4-42 ; trung bình: 18-24 .
Bao bọc bên ngoài lòng đỏ, lòng trắng gồm nhiều lớp có độ quánh khác
nhau. Lớp ngoài cùng loãng, đến lớp giữa đặc và trong cùng là một lớp loãng,
lớp thứ 4 gọi là lớp lòng trắng đặc bên trong. Tỉ lệ các lớp lòng trắng như sau:
Lòng trắng loãng phía ngoài 23,2%, lòng trắng đặc giữa 57,3%, lòng trắng
loãng trong 10,8%, lòng trắng đặc trong 7,2%, dây chằng Albumin 1,5%.
Lòng trắng đặc ngăn cản không cho lòng đỏ dính vào vỏ trứng bằng cách
hạn chế sự di động của lòng đỏ. Trong lòng trắng có dây chằng albumin giữ
cho lòng đỏ nằm giữa quả trứng và giữ cho lòng đỏ không chuyển động.
Thành phần hoá học của lòng trắng chủ yếu là albimin hoà tan trong
nước và trong muối trung tính. Lòng trắng chứa 85-89% là nước, protein 1112%, lipid 0,03-0,08%, đường 0,9-1,2%, khoáng 0,6-0,8%, còn lại các chất
dinh dưỡng như vitamin B2, đường cung cấp năng lượng cho nhu cầu phát
triển của phôi. Nếu B2 bị thiếu, phôi thai sẽ bị chết vào tuần thứ hai của giai
đoạn ấp. Khi đun nóng lòng trắng đóng vón lại. Lipid trong lòng trắng trứng
rất ít. Trong thành phần còn có mucin, mucoprotein thuộc vào nhóm
Glucoprotein có độ quánh cao. Lòng trắng có tạo môi trường hoạt động của
các enzyme, trong lòng trắng còn có chứa ion sắt… Chức năng của lòng trắng
là cung cấp năng lượng, cung cấp nước, khoáng… cho phát triển phôi.
Thành phần hóa học của lòng đỏ: protein 16-17%, đường 0,8-1,1%, lipid
33- 36%, khoáng 1,1-1,8%, nước 43-50% và các vitamin. Trong các loại
protein thì photphoprotein chiếm nhiều nhất. Các axít béo gồm Palmitic,
Stearic, Oleic và các axit béo chưa no khác. Các photphotit của Lơxetin và
Cafalin. Trong lòng đỏ chứa sẳc tố Lutein được cấu tạo từ sắc tố thực vật
Xantophin, Zeacxactin do gia cầm ăn vào từ thức ăn xanh, cà rốt… Khoáng
gồm K, Na, Mg, Ca, Sunfat, Photphat, Clorit, các vitamin nhưng thiếu vitamin
C.
11



Bảng 2.8: Hàm lượng vitamin trứng gà tính trong 100g vật chất
Vitamin

Toàn bộ

Lòng đỏ

Lòng trắng

Vitamin A, mg

0,2

0,03 - 1,2

-

Vitamin D, IU

200

100 - 400

-

Vitamin E, mg

1

3


-

Vitamin K, mg

0,02

-

-

Vitamin BI, mg

0,15

0,3

-

Vitamin B2, mg

0,4

-

-

Niaxin (amid của axit nicotinic), mg

0,1


0,5

0,01

0,05

0,18

0,1

0,7

7,2

0,1

Vitamin BI2, mg
Axit pantotenic, mg
(Nguồn: Bùi Hữu Đoàn, 2009)

2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng trứng
2.4.1 Ảnh hưởng của hormon đến sản lượng trứng
Theo Nguyễn Đức Hưng (2006), hormon không chỉ điều hoà hoạt động
sống mà còn gắn liền với quá trình hình thành trứng, hoạt động sinh sản và các
đặc điểm giống, giới tính ở gia cầm. Các hormon được sản sinh từ tuyến yên
có tên chung là Gonadotrophic Hormone (GH); các hormon sinh dục khác
gồm Androgen, Oestrogen, Progesteron.
Bảng 2.9: Hoạt động của hormon trong sinh sản ở gia cầm
Tuyến nội tiết

Thuỳ trước tuyến
yên

Thuỳ sau tuyến yên
Tinh hoàng

Hormon

Chức năng cơ bản tương ứng

FSH

Kích thích sinh trưởng của tế bào trứng

LH

Nguyên nhân của sự thải trứng

Prolactin

Chi phối tính ấp bóng, tiết sữa diều

Oxytoxin

Điều hoà quá trình đẻ

Vosopressin

Co thắt mạch máu


Adrogen

Điều hoà sự phát triển cơ quan sinh
dục đực, hoạt động sinh dục...

Oestrogen
Buồng trứng

Điều hoà sự phát triển buồng trứng,
ống dẫn trứng, hoạt động sinh dục...

Progesteron

Cùng với Oestrogen điều hoà quá trình
hình thành trứng

(Nguồn: Nguyễn Đức Hưng, 2006)

12


×