Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

xác định hiện trạng chất lượng nước mặt tại trung tâm nông nghiệp mùa xuân, hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.88 MB, 50 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & TNTN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

XÁC ĐỊNH HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT
TẠI TRUNG TÂM NÔNG NGHIỆP MÙA XUÂN, HẬU
GIANG

Sinh viên thực hiện
PHAN NGỌC MAI TRINH

MSSV 3113857

Cán bộ hướng dẫn
BÙI THỊ BÍCH LIÊN

Cần Thơ, tháng 12 – 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & TNTN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

XÁC ĐỊNH HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT
TẠI TRUNG TÂM NÔNG NGHIỆP MÙA XUÂN, HẬU


GIANG

Sinh viên thực hiện
PHAN NGỌC MAI TRINH

MSSV 3113857

Cán bộ hướng dẫn
BÙI THỊ BÍCH LIÊN

Cần Thơ, tháng 12 - 2014


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắng liền với sự hỗ trợ,
giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời
gian học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm
giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gởi đến quý Thầy Cô khoa Môi trường
và Tài nguyên thiên nhiên nói chung, và quý Thầy Cô Bộ môn Quản lý Môi trường
và Tài nguyên thiên nhiên nói riêng đã truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm và tận tình
chỉ bảo để em có thể hoàn thiện luận văn này.
Cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Cô Bùi Thị Bích Liên là cán bộ hướng dẫn và
cũng là Cố vấn học tập cùng với sự giúp đỡ của Thầy Vũ Nam trong suốt thời gian
học tập tại trường Đại học Cần Thơ. Nhờ sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của Cô và
Thầy giúp em có thể thực hiện tốt đề tài luận văn tốt nghiệp.

Em xin cảm ơn Thầy Huỳnh Long Toản đã tận tình hướng dẫn và chia sẻ các
kinh nghiệm và kiến thức hỗ trợ em trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn quý anh, chị và ban quản lý Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân
đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuật lợi cho em trong quá trình làm luận văn
tốt nghiệp.
Em xin gửi lời cảm cảm ơn chân thành đến lãnh đạo Khoa Môi trường & Tài
nguyên thiên nhiên cùng tất cả thầy cô trong khoa.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ em rất
nhiều trong quá trình học tập cũng như quá trình làm luận văn.
Chân thành cảm ơn.
Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2014

Sinh viên thực hiện

Phan Ngọc Mai Trinh

Phan Ngọc Mai Trinh (MSSV: 3113857)

i


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ............................................................................. i
MỤC LỤC ................................................................................. ii
TÓM TẮT................................................................................. vi
DANH SÁCH BẢNG .............................................................. vii
DANH SÁCH HÌNH............................................................... viii
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................... ix
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU ............................................................................................ 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát ..................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................... 2
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................. 2
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU...................................................................... 3
2.1 SƠ LƯỢC VỀ HUYỆN PHỤNG HIỆP ................................................. 3
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của huyện ............................. 3
2.1.2 Điều kiện tự nhiên ..................................................................... 3
2.1.2.1 Vị trí địa lí ........................................................................ 3
2.1.2.2 Đặc điểm địa hình............................................................. 3
2.1.2.3 Khí hậu ............................................................................. 3
2.1.2.4 Sông ngòi ......................................................................... 5
2.1.3 Kinh tế - xã hội .......................................................................... 5
2.1.3.1 Nông nghiệp ..................................................................... 5
2.1.3.2 Công nghiệp ..................................................................... 5
2.1.3.3 Giao thông ........................................................................ 6
2.1.3.4 Dân cư .............................................................................. 6
2.1.3.5 Giáo dục, y tế ................................................................... 6
2.2 SƠ LƯỢC VỀ TRUNG TÂM NÔNG NGHIỆP MÙA XUÂN .............. 6
2.2.1 Lịch sử hình thành ..................................................................... 6
2.2.2 Mục tiêu của Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân ...................... 6
Phan Ngọc Mai Trinh (MSSV: 3113857)


ii


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

2.2.3 Các phân khu chức năng ............................................................ 6
2.3 TÀI NGUYÊN NƯỚC .......................................................................... 9
2.3.1 Tổng quan về tài nguyên nước ................................................... 9
2.3.2 Đặc điểm chung tài nguyên nước Việt Nam ............................. 10
2.4Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC ...................................................... 12
2.4.1 Ô nhiễm môi trường nước ........................................................ 12
2.4.2 Các dấu hiệu nhận biết nguồn nước bị ô nhiễm ........................ 12
2.4.3 Khả năng tự làm sạch của nguồn nước ..................................... 13
2.4.3.1 Khả năng tự làm sạch hóa học của nước ......................... 13
2.4.3.2 Khả năng tự làm sạch hóa sinh của nước ........................ 13
2.4.3.3 Lọc sinh học ................................................................... 13
2.5 CÁC THÔNG SỐ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
NƯỚC .......................................................................................................... 14
2.5.1 pH............................................................................................ 14
2.5.2 Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) .................................................. 14
2.5.3 Nhu cầu oxy hóa học (COD) .................................................... 14
2.5.4 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)..................................................... 15
2.5.5 Nitrate (N - NO3-) .................................................................... 15
2.5.6 Phosphate (P - PO43-) ............................................................... 15
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHÊN CỨU ......................................................... 16
3.1 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ................................................................. 16
3.2 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ............................................................... 16

3.3 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU ........................................................ 16
3.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 16

Phan Ngọc Mai Trinh (MSSV: 3113857)

iii


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu .................................................... 16
3.4.2 Phương pháp khảo sát, đo đếm ngoài thực tế ........................... 16
3.4.3 Phương pháp phân tích mẫu ..................................................... 18
3.4.3.1 COD ............................................................................... 18
3.4.3.2 BOD5 .........................................................................................................................19
3.4.3.3 TSS ................................................................................ 19
3.4.3.4 NO3- ............................................................................... 20
3.4.3.5 PO43- ............................................................................... 20
3.4.4 Phương pháp xử lý số liệu........................................................ 20
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 21
4.1 HIỆN TRẠNG VÙNG NGHIÊN CỨU ............................................... 21
4.1.1 Mô tả các thủy vực nơi thu mẫu ............................................... 21
4.1.1.1 Mẫu 1 (kênh chính) ........................................................ 21
4.1.1.2 Mẫu 2 (kênh phụ) .......................................................... 21
4.1.1.3 Mẫu 3 (kênh phụ) .......................................................... 22
4.1.1.4 Mẫu 4 (kênh dẫn nước ngoài vùng lõi) .......................... 22
4.2 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU LÝ HÓA ..................... 24
4.2.1 Giá trị pH................................................................................. 24

4.2.2 Hàm lượng Oxy hòa tan trong nước (DO) ................................ 24
4.2.3 Nhu cầu Oxy hóa học (COD) ................................................... 25
4.2.4 Nhu cầu Oxy sinh học (BOD5) ................................................. 26
4.2.5 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)..................................................... 27
4.2.6 Hàm lượng Nitrate (N-NO3-) .................................................... 27
4.2.7 Hàm lượng Phosphate (P-PO43-) ............................................... 28
4.3 Kết quả tổng hợp các chỉ tiêu lý hóa qua 2 đợt thu mẫu ....................... 29
4.3.1 Kết quả phân tích đợt 1 ............................................................ 29
4.3.2 Kết quả phân tích đợt 2 ............................................................ 30
4.3.3 Một số đề xuất ......................................................................... 30
CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 31
5.1 KẾT LUẬN ......................................................................................... 31
Phan Ngọc Mai Trinh (MSSV: 3113857)

iv


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

5.2 KIẾN NGHỊ ........................................................................................ 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 33
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 35

Phan Ngọc Mai Trinh (MSSV: 3113857)

v



Luận văn tốt nghiệp

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

TÓM TẮT
Đề tài "Xác định hiện trạng chất lượng nước mặt tại Trung tâm Nông nghiệp
Mùa Xuân, Hậu Giang" được thực hiện nhằm đánh giá chất lượng nguồn nước tại
Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân thông qua các chỉ tiêu pH, DO, COD, BOD5,
TSS, Nitrate, Phosphate tại kênh dẫn nước ngoài vùng lõi, kênh chính và kênh phụ
trong vùng lõi vào lúc triều kiệt và triều lên. Kết quả phân tích mẫu cho thấy nước
mặt ở TTNNMX đã bị ô nhiễm ở một số chỉ tiêu như DO, COD, BOD5, TSS. Việc
này có ảnh hưởng đến nguồn nước uống và thức ăn (thủy sinh thực vật sinh sống
trong các tuyến kênh) của chim cò.

Phan Ngọc Mai Trinh (MSSV: 3113857)

vi


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang


2.1

Phân bố và dạng của nước trên trái đất

10

4.1

Giá trị pH tại các vị trí thu mẫu qua 2 đợt

24

4.2

Giá trị DO (mg/l) tại các vị trí thu mẫu qua 2 đợt

24

4.3

Giá trị COD (mg/l) tại các vị trí thu mẫu qua 2 đợt

25

4.4

Giá trị BOD5 (mg/l) tại các vị trí thu mẫu qua 2 đợt

26


4.5

Giá trị TSS (mg/l) tại các vị trí thu mẫu qua 2 đợt

27

4.6

Giá trị Nitrate (mg/l) tại các vị trí thu mẫu qua 2 đợt

27

4.7

Giá trị Phosphate (mg/l) tại các vị trí thu mẫu qua 2 đợt

28

4.8

Kết quả phân tích đợt 1 (Ngày 27 – 09 – 2014)

29

4.9

Kết quả phân tích đợt 2 (Ngày 19 – 10 – 2014)

30


Phan Ngọc Mai Trinh (MSSV: 3113857)

vii


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

2.1

Bản đồ hành chính huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang

4

2.2

Bản đồ TTNNMX

9

3.1


Máy đo pH

17

3.2

Máy đo DO

17

3.3

Đo Nitrate trong phòng thí nghiệm

20

3.4

Máy đo Phosphate

20

4.1

Kênh chính (vị trí thu Mẫu 1)

21

4.2


Kênh phụ (vị trí thu Mẫu 2)

21

4.3

Kênh phụ (vị trí thu Mẫu 3)

22

4.4

Kênh dẫn nước ngoài vùng lõi (vị trí thu Mẫu 4)

22

4.5

Bản đồ vị trí thu mẫu TTNNMX

23

4.6

Vị trí thu mẫu từ Google Earth

23

4.7


Phân tích COD trong phòng thí nghiệm

26

Phan Ngọc Mai Trinh (MSSV: 3113857)

viii


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD5 :

nhu cầu oxy sinh học

BTNMT :

Bộ Tài nguyên Môi trường

CN – TTCN :

công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

COD :

nhu cầu Oxy hóa học


Ctv :

cộng tác viên

ĐBSCL :

Đồng bằng sông Cửu Long

DO :

hàm lượng Oxy hòa tan trong nước

KHHGĐ :

kế hoạch hóa gia đình

NĐ – CP :

Nghị định – Chính Phủ

N-NO3- :

Nitrate

P-PO43- :

Phosphate

QH :


Quốc Hội

TDS :

tổng chất rắn hòa tan

THCS :

trung học cơ sở

TNHH :

trách nhiệm hữu hạn

TS :

tổng rắn

TSS :

tổng chất rắn lơ lửng

TTNNMX :

Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân

Phan Ngọc Mai Trinh (MSSV: 3113857)

ix



Luận văn tốt nghiệp

Ngành Quản Lý Tài Nguyên và Môi Trường

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU
1.1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đất ngập nước với sản lượng
nông sản đa dạng và trù phú, có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, có hệ
thống sông kênh rạch lớn nhỏ đan xen, nguồn nước dồi dào, có tiềm năng lớn để phát
triển nông nghiệp như sản xuất lương thực, trồng cây ăn quả và đặc biệt là nuôi trồng
thủy sản. Ngoài ra, đây còn là nơi cư trú và phát triển tự nhiên của hàng triệu sinh vật
như cá tôm, các loài bò sát, lưỡng cư và đặc biệt là các loài chim cò.
ĐBSCL có 30 vườn chim với 386 loài và bộ chim, phân bố đều khắp từ các hệ
sinh thái nước mặn, lợ và ngọt. Đại diện cho các vườn chim trong khu vực nội đồng có
Khu bảo tồn tràm Trà Sư với 70 loài chim thuộc 13 bộ và 31 họ, trong đó có 2 loài
chim quý hiếm đã được ghi trong sách Đỏ Việt Nam là Giang Sen (Mycteria
leucocephala) và Điêng Điểng (Anhinga melanogaster). Vườn Quốc gia Tràm Chim
có 147 loài chim nước, trong đó có 13 loài chim quý hiếm của thế giới. Đặc biệt là một
loài chim hạc còn gọi là Sếu Đầu Đỏ (Grus antigone) hay Sếu Cổ Trụi. Thực tế số
lượng Sếu Đầu Đỏ di cư đến Tràm Chim giảm từ vài nghìn con đến vài trăm con trong
những năm gần đây vì hiện trạng sinh cảnh bị thu hẹp, nguyên nhân là do chuyển đổi
mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Ngoài ra, chim cò di chuyển hay bỏ đi cũng do vấn
đề ô nhiễm nguồn nước. Trong tương lai thành phần và số lượng các quần thể sinh vật
tự nhiên dự báo sẽ giảm mạnh khi môi trường tự nhiên của chúng bị thu hẹp, đặc biệt
là môi trường nước.
Trạng thái nước bị biến đổi, suy giảm mực nước trên các dòng sông chính vào

mùa khô, chất lượng nước mặt diễn biến xấu đi do tác động từ các nguồn thải đô thị,
sản xuất công nghiệp, canh tác nông-lâm-ngư nghiệp… chưa được xử lý triệt để vẫn
tiếp tục thải vào sông rạch. Tình trạng mặn hóa, phèn hóa cục bộ càng ngày càng diễn
biến phức tạp tác động nhiều mặt đến chất lượng nước mặt ở ĐBSCL. Việc khai thác,
sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên nước mặt ở ĐBSCL đang trở thành một
nhiệm vụ cực kỳ quan trọng có tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất nông nghiệp,
nuôi trồng thủy sản, công nghiệp và đặc biệt là tác động đến các khu thiên nhiên hoang
dã, cụ thể là Vườn chim Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân (TTNNMX), huyện
Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
Đề tài "Xác định hiện trạng chất lượng nước mặt tại Trung tâm Nông
nghiệp Mùa Xuân, Hậu Giang" được thực hiện nhằm đánh giá chất lượng nguồn
nước có liên quan đến nguồn thức ăn và nơi lưu trú của chim, cò.

Phan Ngọc Mai Trinh (MSSV: 3113857)

1


Luận văn tốt nghiệp
1.2

Ngành Quản Lý Tài Nguyên và Môi Trường

MỤC TIÊU

1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt nhằm xác định mức độ
ảnh hưởng của nguồn nước đến khả năng cung cấp nguồn thức ăn và nơi lưu trú của
chim, cò tại Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Xác định hiện trạng chất lượng nước mặt tại các kênh dẫn nước ở Trung tâm
Nông nghiệp Mùa Xuân.
- Đề xuất các giải pháp quản lý nước phù hợp.
1.3

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Thu mẫu và phân tích các chỉ tiêu pH, DO, NO3-, PO43-, COD, BOD, TSS tại
kênh dẫn nước ngoài vùng lõi; kênh chính và kênh phụ trong vùng lõi tại TTNNMX.
- Tìm hiểu các giải pháp quản lý nước có thể áp dụng tại địa điểm nghiên cứu.

Phan Ngọc Mai Trinh (MSSV: 3113857)

2


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Quản Lý Tài Nguyên và Môi Trường

CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1

SƠ LƯỢC VỀ HUYỆN PHỤNG HIỆP

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của huyện
Trước ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, Phụng Hiệp là một
huyện của tỉnh Phong Dinh. Sau ngày giải phóng 30/04/1975 đến năm 1992, huyện
Phụng Hiệp thuộc tỉnh Hậu Giang. Từ năm 1992 đến năm 2003, huyện Phụng Hiệp

thuộc tỉnh Cần Thơ. Từ năm 2004 đến nay, huyện Phụng Hiệp thuộc tỉnh Hậu Giang
(ngày 26/11/2003, Quốc hội có Nghị quyết số 22/2003/QH11 về việc chia và điều
chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh trong đó có việc chia tỉnh Cần Thơ thành 2 đơn
vị hành chính là thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương và tỉnh Hậu Giang).
Ngày 26 tháng 07 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 98/2005/NĐCP, về việc thành lập thị xã Tân Hiệp, tỉnh Hậu Giang; thành lập phường, xã thuộc thị
xã Tân Hiệp (nay đổi tên thành thị xã Ngã Bảy).
Thực hiện Nghị định này, huyện Phụng Hiệp tách ra thành 2 đơn vị hành chính
mới là thị xã Ngã Bảy và huyện Phụng Hiệp.
Huyện Phụng Hiệp tiến hành xây dựng trụ sở tạm tại thị trấn Cây Dương và di
dời về trụ sở mới vào cuối năm 2010.
2.1.2 Điều kiện tự nhiên
Phụng Hiệp là một huyện vùng nông nghiệp của tỉnh Hậu Giang, trung tâm
huyện Phụng Hiệp nằm trên tỉnh lộ 927 cách trung tâm tỉnh Hậu Giang 37 Km có diện
tích 483,66 Km2, dân số 193.704 người.
2.1.2.1 Vị trí địa lí
Huyện Phụng Hiệp nằm ở phía Đông của tỉnh Hậu Giang, địa hình chạy theo
sông, kênh, rạch và các đường Quốc lộ chính như; đường tỉnh 927, đường 928, Quốc
lộ 61 tiếp giáp với các huyện, tỉnh khác như sau: Phía Bắc giáp huyện Châu Thành A,
tỉnh Hậu Giang; Phía Đông giáp huyện Châu Thành và thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu
Giang; Phía Nam giáp huyện Châu Thành và huyện Mỹ Tú tỉnh Sóc Trăng; Phía Tây
giáp huyện Vị Thủy và huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Huyện chia thành 15 đơn vị
hành chính gồm 03 thị trấn: Cây Dương, Kinh Cùng, Búng Tàu và 12 xã: Phụng Hiệp,
Long Thạnh, Thạnh Hòa, Tân Bình, Hòa An, Hiệp Hưng, Tân Phước Hưng, Hòa Mỹ,
Phương Bình, Phương Phú, Tân Long và Bình Thành. Có vị thế nằm gần với sông Hậu
và nhiều kênh trục chạy qua, đồng thời quy mô đất đai và dân số của huyện lớn là tiềm
năng và lợi thế cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp.

Phan Ngọc Mai Trinh (MSSV: 3113857)

3



Luận văn tốt nghiệp

Ngành Quản Lý Tài Nguyên và Môi Trường

2.1.2.2 Đặc điểm địa hình
Địa hình của huyện nhìn chung khá bằng phẳng, cao độ có xu thế thấp dần theo
hướng từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây thấp dần vào giữa huyện, đã tạo thành
các khu vực có địa hình cao thấp khác nhau.

Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang
(nguồn www.phunghiep.vn)

2.1.2.3 Khí hậu
Huyện Phụng Hiệp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với
những đặc trưng sau:
- Nhiệt độ cao đều trong năm (trung bình 26,8oC), tháng 4 nóng nhất (nhiệt độ
trung bình 28,3oC) và tháng giêng thấp nhất (nhiệt độ trung bình 25,5oC). Nắng nhiều
(trung bình 2.445 giờ/năm, 6,7 giờ/ngày), điều kiện khí hậu khá thuận lợi để cây trồng
sinh trưởng – phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng sản phẩm cao.
- Lượng mưa bình quân năm đạt 1.635 mm và phân hóa sâu sắc theo mùa. Mùa
mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11 với lượng mưa chiếm 90% tổng lượng mưa trong

Phan Ngọc Mai Trinh (MSSV: 3113857)

4


Luận văn tốt nghiệp


Ngành Quản Lý Tài Nguyên và Môi Trường

năm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 3 với lượng mưa chỉ chiếm 10% tổng
lượng mưa trong năm.
2.1.2.4 Sông ngòi
Phụng Hiệp có hệ thống sông ngòi chằng chịt với nhiều con sông lớn nhỏ.
Sông Hậu là nguồn cung cấp nước chủ yếu trên địa bàn huyện với nguồn nước dồi dào
quanh năm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện đặc
biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp.
2.1.3 Kinh tế - xã hội
2.1.3.1 Nông nghiệp
Nông nghiệp vẫn là thế mạnh của huyện, những năm qua, ngành nông nghiệp
huyện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, trên cơ sở quy hoạch phát triển sản xuất
hợp lý, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và sinh thái của từng vùng. Năm 2012 toàn
huyện gieo trồng được 52.035 ha lúa (3 vụ), sản lượng 295.543 tấn. Nhiều vùng
chuyên canh lúa, mía, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao đã
đóng góp tích cực vào việc nâng cao mức sống người dân, xóa hộ đói, giảm hộ nghèo.
Ngoài lúa và cây ăn trái, huyện Phụng Hiệp còn chú trọng phát triển cây mía, là vùng
nguyên liệu mía của tỉnh Hậu Giang. Niên vụ mía năm 2012, huyện Phụng Hiệp trồng
được 9.705 ha, sản lượng 823.836 tấn, giá bán từ 780 – 960 đ/kg; gần trung tâm huyện
Phụng Hiệp là Công ty Mía đường - cồn Long Mỹ Phát và nhà máy đường Phụng Hiệp
đó là điều kiện thuận lợi để tiêu thụ mía trên địa bàn huyện. Bên cạnh thế mạnh cây
lúa và cây mía truyền thống, huyện Phụng Hiệp còn tận dụng lợi thế tự nhiên để đẩy
mạnh nuôi trồng thủy sản. Phong trào chăn nuôi thủy sản ở huyện Phụng Hiệp nở rộ
trong vài năm gần đây. Bước đầu chăn nuôi theo hình thức bán công nghiệp, chủ yếu
trong ao, vèo, lồng... ven các tuyến kênh, rạch. Mỗi khi mùa nước về, thay vì sản xuất
lúa vụ 3 kém hiệu quả, người dân chuyển sang nuôi cá dưới ruộng.
Tuy nhiên, do quy mô các mô hình sản xuất nhỏ, chỉ góp phần cải thiện cuộc sống
cho nhiều hộ dân nông thôn, chứ chưa thể khai thác hết tiềm năng, thế mạnh nuôi

trồng thủy sản tại địa phương. Về thủy sản năm 2012 toàn huyện thả nuôi 3.999,05 ha
cá các loại với sản lượng 30.694,5 tấn. Dựa vào lợi thế tự nhiên của 2 xã Hiệp Hưng
và Tân Phước Hưng có các tuyến kênh lớn như: kênh Quản lộ Phụng Hiệp, Lái Hiếu,
Cây Dương..., huyện Phụng Hiệp đã quy hoạch thành công vùng nuôi thủy sản có giá
trị thương phẩm của khu vực ĐBSCL và phục vụ cho xuất khẩu.
2.1.3.2 Công nghiệp
Nằm trên địa bàn huyện là các Công ty: Công ty cổ phần Việt Long VDCO sản
xuất thức ăn chăn nuôi thủy sản, Công ty TNHH hải sản Việt Hải và một số Hợp tác
xã làm ăn có hiệu quả. Nhằm phục vụ cho nhu cầu nuôi trồng thủy sản trên địa bàn
huyện cũng như các huyện khác trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Sản xuất công nghiệp Phan Ngọc Mai Trinh (MSSV: 3113857)

5


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Quản Lý Tài Nguyên và Môi Trường

tiểu thủ công nghiệp: toàn huyện có 765 cơ sở CN - TTCN với trên 3.529 lao động. Về
hoạt động sản xuất tổng sản lượng CN - TTCN đạt 1.182 tỷ đồng. Về thương mại, dịch
vụ: tổng giá trị đạt 3.172 tỷ đồng.
2.1.3.3 Giao thông
Trong những năm gần đây, huyện Phụng Hiệp đã và đang tập trung đầu tư phát
triển mạng lưới giao thông bộ đặc biệt là giao thông nông thôn.
Hệ thống giao thông nông thôn đường bộ, về cơ bản, đã hoàn chỉnh. Trước đây,
phương tiện giao thông nông thôn chủ yếu là ghe, tàu, thì đến nay xe 2 bánh dễ dàng đi
lại trong cả hai mùa mưa nắng, trên tất cả các tuyến đường nông thôn; xe ôtô con từ
trung tâm huyện đến được tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn.
2.1.3.4 Dân cư
Dân số trung bình của huyện: 193.704 người, dân cư phân bố không đều, tập

trung nhiều ở nông thôn (170.496 người), ở thành thị (23.208 người).
2.1.3.5 Giáo dục, y tế
Do kinh tế phát triển nên huyện đã có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho trường
học, trạm y tế, giao thông, điện, nước sạch, vệ sinh môi trường… làm cho bộ mặt nông
thôn có nhiều đổi mới.
Hiện nay, huyện Phụng Hiệp hiện hơn 1.440 Giáo viên từ bậc tiểu học đến phổ
thông trung học và số phòng học là 751 với 27.373 học sinh các cấp. Toàn huyện có
55 điểm Trường trong đó: có 39 Trường Tiểu học, 12 Trường trung học cơ sở và 4
Trường phổ thông trung học.
Trên địa bàn huyện có 01 Bệnh viện đa khoa, 14 trạm y tế xã thị trấn. Công tác
Y tế, nước sạch, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe cho
nhân dân được thực hiện khá tốt, thường xuyên tổ chức khám bệnh miễn phí cho bệnh
nhân nghèo. Công tác dân số, gia đình và trẻ em được các ngành, các cấp quan tâm
phối hợp thực hiện. Các chỉ tiêu về KHHGĐ hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch.
2.2

SƠ LƯỢC VỀ TRUNG TÂM NÔNG NGHIỆP MÙA XUÂN

2.2.1 Lịch sử hình thành
TTNNMX được thành lập từ 7 - 2011 tách ra từ Khu Bảo tồn Thiên nhiên Lung
Ngọc Hoàng.
2.2.2 Mục tiêu của Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân
Lập đề án quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá
của tỉnh (vườn chim) để phục vụ công tác bảo tồn động vật hoang dã và phát triển du
lịch sinh thái trong thời gian tới. Trước mắt có kế hoạch bảo vệ đàn chim hiện hữu 05
loài: Vạc, Cò Xanh, Cồng Cộc Đen, Chim Sếu, Chim Cu Gáy, Bìm Bịp...
Phan Ngọc Mai Trinh (MSSV: 3113857)

6



Luận văn tốt nghiệp

Ngành Quản Lý Tài Nguyên và Môi Trường

2.2.3 Các phân khu chức năng
Căn cứ vào thực trạng và định hướng phát triển của trung tâm, có thể chia thành
5 phân khu chức năng như sau:
− Phân khu hành chính, gồm các công trình: trụ sở cơ quan, khu tái định cư –
dân cư, hệ thống trường học (THCS, tiểu học, mẫu giáo), y tế, khu văn hóa
– thể thao, khu vườn ươm cây giống nông, lâm nghiệp.
− Phân khu sản xuất nông nghiệp – thủy sản – chăn nuôi: với nhiệm vụ chính
là sản xuất lúa giống, mía giống, mía thương phẩm; liên kết, liên doanh nuôi
trồng thủy sản kết hợp chăn nuôi. Tập trung chủ yếu khu vực từ đường
Hoàng Hoa Thám đến hết ranh giới của trung tâm giáp đất dân xã Tân
Phước Hưng.
− Phân khu vườn chim: đây là khu vực cần được quản lý, bảo vệ để bảo tồn
động vật quý hiếm của tỉnh (các loài chim cò), gồm các khoảnh: 4, 5, 6,7.
− Phân khu du lịch sinh thái: sẽ phát triển ở các khoảnh 11, 12, 13, trong đó
các hoạt động có tiếng ồn sẽ phát triển ở khoảnh 13; khoảnh 11, 12 sẽ duy
trì quỹ đất rừng lớn, hạn chế phát triển các công trình có tiếng ồn, tránh ảnh
hưởng đến duy trì, bảo vệ loài chim.
− Phân khu đất rừng: duy trì quỹ đất rừng tại các khoảnh 19, 20, 21, 22, 28,
29,30 và một phần các khoảnh 22, 28, 31, 35. Đây là khu vực cần được
khoanh định, bảo vệ nhằm duy trì, bảo vệ các loài cây bản địa của địa
phương và đảm bảo về an ninh quốc phòng khi cần thiết.
Quy mô, diện tích các loại đất:


Đất chuyên trồng lúa 121,87 ha




Đất chuyên trồng mía 407,66 ha (kể cả 20 ha của trung tâm mía giống)



Đất NTTS kết hợp chăn nuôi 175,65 ha



Đất vườn ươm giống cây nông, lâm nghiệp 15,1 ha



Đất chuyên trồng rau màu 11,78 ha



Đất cây ăn trái 20,21 ha



Đất có rừng 389,39 ha, trong đó:


Đất trồng rừng: 280,51 ha.

 Đất rừng kết hợp du lịch sinh thái 47,01 ha (tổng diện tích tự nhiên của
khu du lịch sinh thái khoảng 108,2 ha, hiện trạng rừng 58,75 ha, đất xây

dựng dưới tán rừng 11,75 ha).

Phan Ngọc Mai Trinh (MSSV: 3113857)

7


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Quản Lý Tài Nguyên và Môi Trường


Đất rừng để làm khu bảo tồn động vật quý hiếm của tỉnh (vườn chim)
61,87 ha (tổng diện tích tự nhiên của vườn chim khoảng 92,62 ha).


Đất phi nông nghiệp 249,13 ha


Đất tái định cư, dân cư 5,4 ha



Trung tâm văn hóa – thể thao 1,4 ha



Đất chợ 0,3 ha




Đất cơ sở y tế 0,15 ha



Đất giáo dục 0,76 ha (trong đó quy hoạch mới trường mẫu giáo 0,2 ha)

 Đất sản xuất kinh doanh 11,75 ha (đất xây dựng khu du lịch dưới tán
rừng).


Đất công cộng, hành lang, lộ giới, giao thông mở mới 7,28 ha



Đất kênh mương, đường nông thôn 221,94 ha

Phan Ngọc Mai Trinh (MSSV: 3113857)

8


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Quản Lý Tài Nguyên và Môi Trường

Hình 2.2 Bản đồ TTNNMX
(Nguồn TTNNMX)

2.3


TÀI NGUYÊN NƯỚC

2.3.1 Tổng quan về tài nguyên nước
Nước là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Nhờ nước mà trên trái đất tồn
tại sự sống, nước là yếu tố chi phối mọi hoạt động xã hội của con người. Nước sử dụng
rộng rãi trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, nuôi trồng
thủy sản và sinh hoạt (Nguyễn Khắc Cường, 2002).
Nước trên hành tinh tồn tại ở ba thể khí, lỏng, rắn với nhiều dạng khác nhau:
nước trên mặt đất, ngoài đại dương, ở các sông suối, hồ ao, hồ nhân tạo, nước ngầm,
nước trong khí quyển. Lượng nước nhiều nhưng không đồng đều theo không gian và
Phan Ngọc Mai Trinh (MSSV: 3113857)

9


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Quản Lý Tài Nguyên và Môi Trường

thời gian (Nguyễn Võ Châu Ngân, 2004). Hơn 70% diện tích trái đất được bao phủ bởi
nước. Lượng nước trên Trái Đất khoảng 1,38 tỉ km3. Trong đó 97% là nước mặn trong
các đại dương trên thế giới có hàm lượng muối cao, không thích hợp cho nhu cầu sinh
hoạt của con người. Khoảng 2% nước ở dạng băng nằm ở 2 cực của trái đất. Chỉ 1%
nước trên Trái Đất được con người sử dụng cho các hoạt động sống (Bùi Thị Nga,
2000).
Trên bình diện toàn cầu, nước là một tài nguyên vô cùng phong phú, nhưng
nước chỉ hữu dụng với con người khi nó ở đúng nơi, đúng chỗ, đúng dạng và đạt chất
lượng yêu cầu. Hơn 99% trữ lượng nước trên thế giới nằm ở dạng không hữu dụng đối
với đa số các mục đích của con người do độ mặn (nước biển), địa điểm, dạng (băng

hà)...
Bảng 2.1 Phân bố và dạng của nước trên Trái Đất
Địa điểm

Diện tích (km2)

Tổng thể tích nước % tổng lượng nước
(km3)

Các đại dương và 361.000.000
biển (nước mặn)

1.230.000.000

97,2000

Khí quyển (hơi nước)

510.000.000

12.700

0,0010

Sông , rạch

-------

1.200


0,0001

Nước ngầm (đến độ 130.000.000
sâu 0,8 km)

4.000.000

0,3100

Hồ nước ngọt

123.000

0,0090

28.600.000

2,1500

855.000

Tảng băng và băng 28.200.000

(Nguồn Lê Hoàng Việt, 2003)

2.3.2 Đặc điểm chung tài nguyên nước Việt Nam
Theo Nguyễn Thị Phương Loan (2005), Việt Nam có nguồn nước mưa dồi dào
hơn so với các vùng cùng vĩ độ địa lý. Lượng mưa trung bình năm toàn lãnh thổ 1960
mm, gấp 2,6 lần lượng mưa trung bình lục địa, cung cấp 640 tỷ m3/năm, từ đó tạo ra
một lượng dòng chảy khoảng 320 tỷ m3, hệ số dòng chảy là 0,5.

Lượng mưa phân bố không đồng đều theo không gian và thời gian do bị đặc
điểm địa lý, địa hình và loại hình thời tiết gây mưa chi phối. Chênh lệch lượng mưa
giữa các vùng lên tới 10 lần. Những vùng có lượng mưa lớn đều nằm trên các sườn và
đỉnh núi đón gió, địa hình dạng phễu hội tụ như Bắc Quang, Móng Cái - Tiên Yên
(>5.000mm), Hoàng Liên Sơn, Pusilung, Ngàn Sâu, đèo Ngang, đèo Hải Vân, bắc đèo
Cả, Trà Mi - Ba Tơ, trung lưu sông Đồng Nai, Plâycu (3.000 - 4.000 mm). Tâm mưa
Phan Ngọc Mai Trinh (MSSV: 3113857)

10


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Quản Lý Tài Nguyên và Môi Trường

nhỏ nằm trong những vùng khuất gió như thung lũng Mường Xén, Phan Rang (500 600mm), thung lũng Yên Châu, Lục Bình, sông Ba (<1.200mm). Mưa phân bố không
đều theo thời gian, 20 - 30 % tổng mưa rơi trong một tháng cao điểm, 70 - 90 % mưa
rơi trong mùa mưa, còn lượng mưa ba tháng nhỏ nhất chỉ chiếm 5 - 8% tổng mưa và
lượng mưa tháng ít mưa nhất chỉ có 1- 2%.
Lượng bốc hơi lớn, > 900 mm/năm. Bốc hơi nhỏ nhất 400 - 500 mm/năm quan
sát thấy ở vùng núi cao Tây Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ do bị hạn chế bởi trường nhiệt
và ở ven biển Ninh Thuận, Bình Thuận, do bị hạn chế bởi trường ẩm. Tây Nam Bộ có
lượng bốc hơi lớn nhất, > 1.300 mm/năm do cả hai trường nhiệt ẩm đều phong phú.
Lãnh thổ Trung Bộ bốc hơi năm trung bình là 900 - 1.200 mm, phần còn lại của lãnh
thổ 800 - 1.000 mm.
Tuy nhiên, nguồn tài nguyên nước ở nước gặp phải một số vấn đề khó khăn như
- 2/3 lượng nước mặt của Việt Nam phụ thuộc vào nước ngoài:63% tổng lượng
dòng chảy nước mặt trên lãnh thỏ Việt Nam là từ các nước láng giềng (Trung Quốc,
Thái Lan, Mianma, Lào và Campuchia) chảy vào. Các nước này đều trong quá trình
CNH, HĐH và đô thị hóa nên chế độ thủy văn của các dòng sông xuyên biên giới chảy

vào nước ta chắc chắn sẽ thay đổi. Dòng chảy nước sẽ được điều tiết theo những chiều
hướng có khi không phù hợp với yêu cầu kinh tế và sinh thái của nước ta. Khối lượng
nước cần cho sinh hoạt, canh tác, giao thông thủy vào mùa khô có thể không còn như
trước. Chất lượng nước của một số dòng sông sau khi tiếp nhận xả thải từ nhiều đô thị,
khu dân cư, khu công nghiệp trên các vùng thượng lưu sẽ không thể còn độ trong sạch
như hiện nay.
- Có nhiều thiên tai gắn liền với nước: lũ lụt là dạng thiên tai phổ biến và gây
thiệt hại nặng nề nhất ở nước ta. Theo tài liệu ghi chép, trong thế kỉ XIX, chỉ riêng
ĐBSH đã có khoảng 30 năm lũ lụt rất lớn. Trong đó 26 năm vỡ đê tả ngạn sông Hồng,
18 năm đê hữu ngạn bị vỡ, gây thiệt hại hàng chục vạn ha mùa màng, cuốn trôi hàng
ngàn làng xóm với hàng vạn sinh mạng người và gia súc, hủy hoại nhiều công trình
công ích, gây dịch bệnh trên nhiều vùng. Tháng 10 năm 2010, trận lụt khủng khiếp
diễn ra tại Nghệ An, Hà Tĩnh, Quãng Bình làm chết 76 người và gây thiệt hại khoảng
100 nghìn tỉ đồng.
- Chất lượng nước đang giảm sút tại nhiều nơi: mức độ ô nhiễm nước ở một số
khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trung đã rất lớn. Lâm Minh Triết
(2008) cho biết: ở khu vực hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai (sau đập Trị An trên sông
Đồng Nai, sau đập Dầu Tiếng trên sông Sài gòn, sông Vàm Cỏ Đông, sông Thị Vải)
nguồn nước đã có dấu hiệu ô nhiễm rõ rệt do tác động của các hoạt động kinh tế - xã
hội trên lưu vực và các quá trình tự nhiên, đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước trên
các hệ thống kênh rạch nội thành, nội thị và ven đô.

Phan Ngọc Mai Trinh (MSSV: 3113857)

11


Luận văn tốt nghiệp
2.4


Ngành Quản Lý Tài Nguyên và Môi Trường

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC

2.4.1 Ô nhiễm môi trường nước
Theo luật bảo vệ môi trường của Việt Nam (2005), ô nhiễm nước là việc đưa
vào nguồn nước các tác nhân lí, hóa, sinh học và nhiệt không đặc trưng về thành phần
hoặc hàm lượng đối với môi trường ban đầu đến mức có khả năng gây ảnh hưởng xấu
đến sự phát triển bình thường của một loài sinh vật nào đó hoặc thay đổi tính chất
trong lành của môi trường ban đầu.
Các nguồn gây ô nhiễm: ô nhiễm do các yếu tố tự nhiên, ô nhiễm do hoạt động
của con người, ô nhiễm từ nước thải khu công nghiệp và chế biến, ô nhiễm do nước
thải từ hoạt động nông nghiệp.
-

Ô nhiễm tự nhiên là do quá trình phát triển và chết đi cửa các loài thực vật,
động vật có trong nguồn nước, hoặc là do nước mua rửa trôi các chất gây ô
nhiễm từ trên mặt đất chảy vào nguồn nước.

-

Ô nhiễm nhân tạo chủ yếu do xả nước thải sinh hoạt và công nghiệp vào
nguồn nước.

2.4.2 Các dấu hiệu nhận biết nguồn nước bị ô nhiễm
Theo Lê Hoàng Việt (2003), nguồn nước bị nhiễm bẩn có các dấu hiệu đặc
trưng sau:


Có xuất hiện chất nổi lên bề mặt nước và cặn lắng chìm xuống đáy nguồn;




Thay đổi tính chất lí học (độ trong, màu, mùi, nhiệt độ...);

Thay đổi thành phần hóa học (pH, hàm lượng các chất vô cơ và hữu cơ,
xuất hiện các chất độc hại...);


Lượng oxy hòa tan (DO) trong nước giảm do quá trình oxy hóa các chất
bẩn hữu cơ vừa mới thải vào;


Các vi sinh vật thay đổi về loài và số lượng (có thể sử dụng vi sinh vật chỉ
thị để xác định mức độ ô nhiễm). Có xuất hiện các vi trùng gây bệnh.


Nguồn nước bị ô nhiễm có ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống thủy sinh vật, việc sử dụng
nguồn nước hoặc mỹ quan của thành phố.

Phan Ngọc Mai Trinh (MSSV: 3113857)

12


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Quản Lý Tài Nguyên và Môi Trường

2.4.3 Khả năng tự làm sạch của nguồn nước

2.4.3.1 Khả năng tự làm sạch hóa học của nước
Làm sạch hoá học được thực hiện nhờ phản ứng hoá học biến đổi một số chất
thành những chất mới ít gây hại hơn, như ít độc hơn, có thể kết tủa, bay hơi... Tốc độ
phản ứng phụ thuộc phức tạp vào điều kiện môi trường, nồng độ chất tham gia phản
ứng, sự có mặt của các chất khác có chức năng xúc tác... mà trong nhiều trường hợp
chúng ta không biết rõ ràng (Nguyễn Thị Phương Loan, 2005).
2.4.3.2 Khả năng tự làm sạch hóa sinh của nước
Làm sạch hoá sinh được thực hiện nhờ các phản ứng phân huỷ chất hữu cơ
bằng vi sinh vật hiếu khí. Quá trình diễn ra thuận lợi khi: Điều kiện sống của vi sinh
vật phân huỷ hiếu khí được đảm bảo, không có chất độc hại; Nồng độ chất ô nhiễm
không quá cao; Ôxy hoà tan được cung cấp liên tục, đầy đủ.
Nguồn cấp ôxy chủ yếu cho nước là từ khí quyển qua mặt nước và quang hợp
của thuỷ thực vật trong tầng nước mặt vào ban ngày. Ôxy hoà tan chỉ xuống sâu được
nếu khối nước xáo trộn tốt. Trong nước chảy mạnh, ôxy từ khí quyển được bổ sung
nhanh vào nước và xáo trộn đồng đều hơn trong toàn khối. Tuy nhiên nước chảy mạnh
không thuận lợi cho duy trì các tập đoàn thực vật quang hợp cũng như vi sinh vật làm
sạch nước, nên quá trình tự làm sạch ở đây chủ yếu là bằng pha loãng, chuyển dịch và
phân huỷ hoá học. Thuỷ vực nước tĩnh tự làm sạch chủ yếu bằng phân huỷ hoá sinh ở
tầng trên và lắng đọng. (Nguyễn Thị Phương Loan, 2005).
2.4.3.3 Lọc sinh học
Lọc trực tiếp bởi động vật thân mềm: Mytilus cỡ 5 - 6 cm lọc được 3,5 l/ngày,
trai dài 5 - 6 cm lọc 12 l/ngày, ấu trùng Chironomus Plumosus với mật độ 90.000
con/m2 sử dụng 250g chất hữu cơ ngày, trong đó đồng hoá 100g, còn lại bị vô cơ hoá.
Tích tụ chất bẩn và chất độc (Coban, Cadimi…). bằng cách hấp thụ và tích luỹ
chúng trong sinh khối động thực vật.
Phá huỷ hoặc vô hiệu hoá chất độc. Trong một số trường hợp chất độc trở thành
thức ăn, nguồn cấp O2 cho một số loài… Người ta đã tìm ra hàng trăm loài vi khuẩn,
nấm có khả năng phân huỷ dầu mỏ, giúp loại trừ 10 - 90% tổng lượng dầu và các sản
phẩm của dầu có trong nước. Thực tế tại nhiều vùng nước biển bị ô nhiễm dầu không
được xử lý bằng các phương pháp hoá học, hệ sinh thái đã tự làm sạch khá tốt nhờ cơ

chế này.
Lọc sinh học là một quá trình làm sạch tự nhiên có vai trò to lớn. Tuy nhiên,
sinh khối của các “vật liệu lọc” này chứa độc chất, nên cần phải được kiểm soát đặc
biệt, như thu gom chuyển ra khỏi lưu vực hoặc xử lý làm sạch..., đồng thời nghiêm
cấm đưa vào dây chuyền thức ăn dưới mọi hình thức.
Phan Ngọc Mai Trinh (MSSV: 3113857)

13


Luận văn tốt nghiệp
2.5

Ngành Quản Lý Tài Nguyên và Môi Trường

CÁC THÔNG SỐ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC

2.5.1 pH
pH là đại lượng biểu thị nồng độ hoạt tính ion H+ trong nước (pH=-log[H+]).
Chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá tính axid hay tính kiềm của dung dịch nước,
bùn. pH phụ thuộc vào quá trình quang hợp của thực vật thủy sinh, quá trình phân hủy
của hợp chất hữu cơ, tính chất của đất và các tác động của con người (Trương Quốc
Phú, 2006). Các dung dịch nước có giá trị pH nhỏ hơn 7 được coi là có tính axít, trong
khi các giá trị pH lớn hơn 7 được coi là có tính kiềm. pH trung hòa không chính
xác bằng 7; nó chỉ ngầm ý là nồng độ các ion H+ là chính xác bằng 1×10−7 mol/L.
Phần lớn các chất có pH nằm trong khoảng từ 0 đến 14, mặc dù các chất cực axít hay
cực kiềm có thể có pH < 0 hay pH > 14.
2.5.2 Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD)
Nhu cầu oxy sinh hóa là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật tiêu thụ trong quá
trình oxy hóa các chất hữu cơ có trong nước (đặc biệt là nước thải). Chỉ tiêu này

thường được biểu diễn bằng BOD5 có nghĩa là lượng oxy hòa tan đã bị vi sinh vật sử
dụng để oxy hóa các hợp chất hữu cơ trong vòng 5 ngày ở nhiệt độ 20 0C. Chỉ tiêu này
phản ánh lượng carbon hữu cơ có thể phân hủy bằng con đường sinh học. Nước sạch
thường có giá trị nhỏ hơn 1 mg/l. Các con sông được coi là ô nhiễm khi trong nước
sông có hàm lượng BOD5 lớn hơn 5 mg/l (Lê Hoàng Việt, 2000).
Thời gian cần thiết để các vi sinh vật oxy hóa hoàn toàn các hợp chất hữu cơ có
thể kéo dài đến vài chục ngày tùy thuộc vào tính chất của nước thải, nhiệt độ và khả
năng phân hủy chất hữu cơ của hệ vi sinh vật trong nước thải. Đối với nước thải sinh
hoạt và nước thải của một số ngành công nghiệp có thành phần gần giống với nước
thải sinh hoạt thì lượng oxy tiêu hao để oxy hóa các chất hữu cơ trong vài ngày đầu
chiếm 21%, qua 5 ngày đêm chiếm 87% và qua 20 ngày đêm chiếm 99%. Để kiểm tra
khả năng làm việc của các công trình xử lý nước thải người ta thường dùng chỉ tiêu
BOD5 (Lê Hoàng Việt, 2003).
2.5.3 Nhu cầu oxy hóa học (COD)
Nhu cầu oxy hóa học là đại lượng dùng để đánh giá mức độ nhiễm bẩn của
nguồn nước. Đó là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất hữu cơ trong nước, nước
càng nhiễm bẩn thì hàm lượng chất hữu cơ càng cao. Nước bị nhiễm bẩn bởi các chất
hữu cơ do chất thải sinh hoạt và công nghiệp,sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện dễ
dàng cho các loại vi sinh vật phát triển. Thông số COD có ý nghĩa quan trọng để khảo
sát, đánh giá hiện trạng ô nhiễm và xác định hiệu quả của các công trình xử lý nước
(Lâm Minh Triết và ctv, 2007).

Phan Ngọc Mai Trinh (MSSV: 3113857)

14


×