Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BẮC HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.4 KB, 20 trang )

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NƠNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BẮC HÀ NỘI
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHNo& PTNT BẮC HÀ NỘI .
2.1.1. Giới thiệu về NHNo&PTNT Bắc Hà Nội.
2.1.1.1. Sự ra đời của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội.
NHNo&PTNT Việt Nam thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo luật
các Tổ chức tín dụng Việt Nam, đến nay NHNo&PTNT Việt Nam
(AGRIBANK) là Ngân Hàng Thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ
lực trong đầu tư phát triển vốn kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng như đối với
các lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt Nam. Hội sở chính đặt tại Hà Nội, có 2
văn phịng đại diện tại miền nam ( TP HCM ) và miền trung ( TP Đà Nẵng ).
Đến 31/12/2005 tồn hệ thống đã có 1840 chi nhánh và phịng giao dịch trực
thuộc, trong đó có 107 chi nhánh cấp I, 02 sở giao dịch, 08 công ty, 03 đơn vị sự
nghiệp, hơn 600 chi nhánh cấp IIvà gần 900 chi nhánh cấp III. Hiện nay
NHNo&PTNT VN đã có quan hệ đại lý với trên 800 NH đại lý tại 110 quốc gia
và vùng lãnh thổ. Là thành viên Hiệp hội Tín dụng Nơng nghiệp Nơng thơn
Châu Á Thái Bình Dương (APRACA); Hiệp hội Tín dụng Nơng nghiệp Quốc tế
(CICA) và Hiệp hội Ngân hàng Châu á; đã đăng cai tổ chức nhiều hội nghị quốc
tế lớn như: Hội nghị FAO, Hội nghị APRACA...
Chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Hà Nội là một chi nhánh trực thuộc
NHNo&PTNT Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 342/QĐ của Thống
Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, với ngày giao dịch đầu tiên là ngày
1/11/2001 và ngày khai trương chính thức là ngày 6/11/2001.
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy.
Hiện nay Chi nhánh có 7 phịng tại hội sở chính( bao gồm Phịng tín
dụng, Phịng nguồn vốn và kế hoạch thực hiện, Phịng kế tốn ngân quỹ, Phịng
hành chính nhân sự, Phịng thanh tốn quốc tế, Phịng kế tốn kiểm tốn nội bộ
và Phòng Thẩm định ), 03 chi nhánh và 04 phòng giao dịch và 1 phịng giao
dịch thuộc chi nhánh.
Tính đến thời điểm 31/12/2005 tổng số lao động của chi nhánh là 111 lao
động.


* Về trình độ chun mơn nghiệp vụ:
+ Trên đại học: 09 người (trong đó có 02 tiến sĩ, 07 thạc sĩ).
+ Đại học: 76 người.
* Về ngoại ngữ:


+ 05 người có trình độ Đại học.
+ 20 người có trình độ C.
+ 10 người có trình độ B.
* Về tin học: 100% cán bộ tác nghiệp đã có trình độ tin học cơ bản, trong
đó có 08 cán bộ có trình độ Đại học tin học.
Giám Đốc
Phó Giám Đốc 1
Phịng KTKT nội bộ
CN Hồng Quốc Việt
CN Kim Mã
Phịng giao dịch số 2
Phòng giao dịch số 4
Phòng giao dịch số 5

Phó Giám Đốc 2
Phịng NV- KHTH
Phịng Thẩm định
Phịng Tín dụng
Phịng Kế tốn- Ngân quỹ
Phịng Thanh tốn quốc tế
Phịng Hành chính nhân sự
Phịng giao dịch số 1



2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của
ngân hàng.
2.1.2.1. Thuận lợi.
Năm 2005, tình hình Kinh tế – Chính trị của Thủ đơ nói riêng và cả nước nói
chung vẫn tiếp tục ổn định và đạt nhiều thành tựu quan trọng:
- Tốc độ tăng trưởng GDP cả nước đạt 8,4%( mức cao nhất trong nhiều
năm qua ). Riêng thủ đô Hà Nội đạt mức tăng trưởng trên 12% và duy trì được
tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm từ 2001-2005 là 11,1%. Cơ cấu kinh tế dịch
vụ – công nghiệp – nông nghiệp đã hình thành rõ nét với tỷ trọng các ngành
trong GDP là: dịch vụ 57,5%, Công nghiệp 40,5%, nông nghiệp 2%.
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, NHNN Thành phố có nhiều văn bản chỉ
đạo các NHTM chuyển dần hướng kinh doanh theo hướng hội nhập và phù hợp
với thông lệ Quốc tế. Đặc biệt là NHNo&PTNT Việt Nam chọn năm 2005 là
năm Hội nhập, do vậy tích cực triển khai các đề án chiếm lược, từng bước tạo
lập uy tín, vị thế và khẳ năng cạnh tranh trong nước và quốc tế; kịp thời chỉnh
sửa, ban hành mới nhiều cơ chế chính sách cụ thể sát với điều kiện kinh doanh
của các chi nhánh trên địa bàn Thủ đô.
- Trình độ cán bộ đã có tiến bộ nhất định, góp phần nâng cao uy tín của
chi nhánh trong kinh doanh. Thị trường và thị phần từng bước mở rộng. Cơ sở
vật chất, năng lực cạnh tranh đã được cải thiện.
2.1.2.2. Khó khăn.
Bên cạnh những thuận lợi, năm 2005 cũng là năm có nhiều khó khăn
thách thức đối với hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đó là:
- Tình hình cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng ngày càng
gay gắt hơn. Các NHTM đồng loạt tăng lãi suất, áp dụng nhiều hình thức
khuyến mại để huy động vốn, đã đẩy chi phí đầu vào tăng làm giảm hiệu quả
kinh doanh.
- Giá cả một số mặt hàng tiêu dùng,vật tư phục vụ sản xuất tăng đột biến
đã ảnh hưởng nhiều đến kết quả sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp, đặc
biệt là các DN thuộc lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Mức trượt giá cao gây

tâm lý đối với người gửi tiền và làm ảnh hưởng đến công tác huy động vốn.
- Những tác động của thiên tai, dịch cúm gia cầm cùng với những thay
đổi trong cơ chế chính sách Ngân hàng cũng đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến tình


hình hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng nói chung và của Chi nhánh
Bắc Hà Nội nói riêng.
- Trụ sở của chi nhánh và các đơn vị trực thuộc hồn tồn đi th.
2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT BẮC
HÀ NỘI.
2.2.1. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Bắc Hà
Nội.
Trong hơn 4 năm hoạt động, vừa qua chi nhánh đã không ngừng phát
triển và trở thành một trong những chi nhánh hoạt động có hiệu quả. Với mục
tiêu trở thành một chi nhánh vững mạnh, chi nhánh đã tiến hành nhiều biện
pháp để xây dựng nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh.
Một trong số các hoạt động chủ yếu của chi nhánh là tìm kiếm thêm
khách hàng mới bằng việc thu hút nhiều loại khách hàng: Từ dân cư, doanh
nghiệp, tổng cơng ty…cụ thể đến 31/12/05 đã có 587 doanh nghiệp có quan hệ
giao dịch với Chi nhánh( tăng 187 doanh nghiệp so với 31/12/04) gồm 95 DN
Nhà nước, 462 DN ngoài Quốc doanh và 30 các tổ chức đoàn thể khác. Trong
khách hàng của chi nhánh có nhiều Tổng cơng ty thuộc mọi thành phần kinh tế
đang hoạt động có hiệu quả. Hiện nay Chi nhánh đã và đang đa dạng các hình
thức huy động vốn, cho vay, thanh toan quốc tế…,nhằm thoả mãn tối đa nhu
cầu của khách hàng.
Nhìn chung uy tín và niềm tin của khách hàng với Chi nhánh đã được
nâng lên rõ rệt, nhiều khách hàng lớn chủ động lựa chọn Chi nhánh là ngân
hàng phục vụ chính.
Cụ thể hoạt động kinh doanh của Chi nhánh như sau:
2.2.1.1. Tình hình huy động vốn.

Huy động vốn được xem là một trong những hoạt động quan trọng đối
với NHTM nói chung và Chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Hà Nội nói riêng. Trong
những năm qua, cùng với sự nỗ lực của ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên
trong chi nhánh cùng sự chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên, chi nhánh đã đa dạng
hố các hình thức huy động vốn, Chi nhánh không những mở rộng vốn nội tệ
mà cịn đa dạng hố huy động vốn bằng ngoại tệ. Để thấy nguồn vốn của Chi
nhánh đã tăng mạnh trong những năm qua cả về nội tệ và ngoại tệ ta hãy xét qua
bảng sau:
Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo loại tiền.
Đơn vị: Triệu đồng


Chỉ tiêu

Năm 2003
Doanh số Tỷ trọng
N/vốn huy động 2.275.972
100%
+ Bằng VND
1.899.085 83,44%
+ USD,EUR
376.887
16,56%

Năm 2004
Năm 2005
Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng
3.421.215
100%
4.046.15 100%

2.683.443 78,43%
6 85,11%
737.772
21,57% 3.443.650 14,89%
602.506

(Báo cáo KQHĐKD của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội năm 2003, 2004, 2005 )
Qua bảng số liệu trên ta thấy cơ cấu nguồn vốn huy động có những biến
đổi đáng kể. Tỷ trọng nguồn vốn huy động bằng VND và ngoại tệ có sự biến
động: Tỷ trọng nguồn vốn huy động bằng USD, EUR năm 2003 chiếm 16,56%,
nhưng đến năm 2004 là 21,57%( tăng 185,7% so với năm 2003) và đến năm
2005 chiếm 14,89%( chỉ bằng 81,67% năm 2004). Ngược lại tỷ trọng của nguồn
vốn huy động bằng VND năm 2003 là 83,44%, đến năm 2004 giảm xuống còn
78,43%( nhưng vẫn tăng 141,3% so với năm 2003) và đến năm 2005 là 85,11%.
Thực chất của sự thay đổi đó là do tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới
trong những năm gần đây là bất ổn định, kéo theo nó là giá trị đồng tiền cũng
thường xuyên biến động. Đây có thể coi là một nguyên nhân khách quan tác
động đến việc huy động vốn của Chi nhánh.
Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo thành phần kinh tế.
Đơn vị:Triệu
đồng
St
Chỉ tiêu
Năm
Năm 2004
Năm
2005 so với 2004
Tuyệt đối
Tương
t

2003
2005
đối
1 TG các TCKT+ 865.780
1.335.502
1.740.852
+405.350
30,35%
TK cá nhân
Tỷ trọng(%)
38,04
39,03
43,02
2 TG các TCTD
785.210
1.215.674
1.248.530
+32.856
2,70%
Tỷ trọng(%)
34,5
35,53
30,86
3 TG của dân cư 284.491
457.822
567.776
+109.954
24,01%
Tỷ trọng(%)
12,5

13,38
14,03
4
Vốn tài trợ
333.658
400.000
470.000
+70.000
17,5%
UTDT
Tỷ trọng(%)
14,66
11,69
11,62
5
Tiền ký quỹ
6.830
12.216
18.998
+6.782
55,52%
TCKT


Tỷ trọng(%)
Tổng NV

0,3
0,37
2.275.972 3.421.215


0,47
4.046.156

(Báo cáo KQHĐKD của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội năm 2003, 2004, 2005 )
Như vậy qua các năm hoạt động, nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT
Bắc Hà Nội đã tăng lên. Tính từ 31/12/05 nguồn vốn đạt 4.046.156 triệu đồng,
so với năm 2004 tăng 624.941 triệu đồng( tăng 18,26%) và so với năm 2003
tăng lên 1.770.184 triệu đồng( tỷ lệ là 77,78%). Nguồn vốn của ngân hàng bao
gồm các nguồn chính sau:
- Tiền gửi các TCKT: Nguồn vốn huy động từ các TCKT thường chiếm tỷ
trọng cao và
với tỷ trọng năm sau cao hơn năm trước. Nếu năm 2003 nguồn này chiếm tỷ
trọng 38,04%( 865.780 tr đồng) thì đến năm 2004 chiếm 39,03%( 1.335.502 tr
đồng)và đến năm 2005 chiếm 43,02%( 1.740.852 tr đồng) trong tổng nguồn vốn
huy động. Nhìn chung nguồn vốn huy động từ TCKT của Chi nhánh có bước
tiến mạnh, điều này chứng tỏ trong ba năm qua Chi nhánh không ngừng thiết
lập quan hệ với các TCKT trong địa bàn.
- Tiền gửi của dân cư: Đến năm 2005 nguồn vốn huy động từ dân cư tăng
lên 283.285 tr đồng, nguồn vốn này liên tục tăng lên trong sau các với tỷ trọng
năm sau cao hơn năm trước; điều này cũng phần nào khẳng định hơn nữa uy tín
của Chi nhánh.
- Các nguồn vốn cịn lại đều tăng qua các năm nhưng tỷ trọng trong tổng
nguồn vốn huy động thì khơng ổn định : có năm tăng, có năm giảm. Do tiền gửi
của TCKT và của dân cư tăng mạnh dẫn tới tỷ trọng của các nguồn vốn khác
giảm.
Để đánh giá tính ổn định của nguồn vốn huy động được ta xem xét hình
thức huy động vốn theo thời gian.
Bảng 3: Nguồn vốn huy động phân theo thời gian
Đơn vị: Triệu đồng

Năm 2003
Chỉ tiêu

Doanh
số

Tỷ
trọng

Năm 2004
Doanh
số

Tỷ
trọng

Năm 2005
Doanh
số

Tỷ
trọng


Tổng NVHĐ
+ TG không
kỳ hạn
+ TG kỳ hạn
< 12t
+ TG kỳ hạn

>= 12t

2.275.97
2
534.171

55,57%
1.264.75
8
477.043

23,47%

3.421.215
858.933
1.784.675

20,96%

778.327

4.046.15
25,10%
6
27,23%
1.101.911
52,16%
45,88%
1.856.291
22,74%

26,89%
1.087.95
4

(Báo cáo KQHĐKD của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội năm 2003, 2004, 2005)
Thông qua bảng trên ta thấy:
* Tiền gửi không kỳ hạn tăng trưởng cao cụ thể: Năm 2003 thì tiền gửi
khơng kỳ hạn là 534.171 tr đồng( chiếm 23,47% ), đến năm 2004 là 858.933 tr
đồng ( chiếm 25,1%) và đến năm 2005 tỷ lệ là 27,23% tức là 1.101.911 tr đồng.
Đây là điều hết sức thuận lợi cho Chi nhánh vì nguồn tiền gửi khơng kỳ hạn có
chi phí vốn nhỏ nhất so với các nguồn huy động theo thời hạn khác. Điều này
chứng tỏ Chi nhánh đã có những biện pháp thích hợp để nâng cao cơng tác
thanh tốn.
* Tiền gửi kỳ hạn < 12 tháng: Năm 2003 là 1.264.758 tr đồng , đến năm
2004 là 1.784.675 tr đồng và đến năm 2005 là 1.856.291 tr đồng. Như vậy
lượng tiền gửi kỳ hạn < 12 tháng mà Chi nhánh huy động được liên tục tăng qua
các năm.
* Tiền gửi kỳ hạn > 12 tháng: Năm 2003 Chi nhánh huy động được
477.043 tr đồng(chiếm 23,47%), đến năm 2004 là 778.327 tr đồng và đến năm
2005 là 1.087.954 tr đồng( chiếm 26,98%). Như vậy sau 2 năm thì nguồn vốn
này đã tăng 610.911 tr đồng tương ứng với mức tăng là 128,06%. Việc gia tăng
nguồn tiền gửi có kỳ hạn là một thuận lợi cho bản thân Chi nhánh bởi sự gia
tăng này giúp Chi nhánh có nguồn vốn ổn định dồi dào để đầu tư vào các dự án
mang tính chất dài hơn, lãi suất cao hơn, mang đến cho Chi nhánh nhiều lợi
nhuận hơn và có kế hoạch thu hồi vốn đúng hạn.
Trên đây là những nét khái quát về cơ cấu nguồn vốn huy động và mức
biến động của từng loại nguồn vốn của Chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Hà Nội.
2.2.1.2. Tình hình sử dụng vốn.
Huy động vốn và sử dụng vốn là hai mặt hoạt động chủ yếu trong kinh
doanh của các NHTM nói chung và của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội nói riêng.



Cơng tác tín dụng của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội được thể hiện qua các mặt
sau: Tập trung vốn để cho vay thực hiện các chương trình kinh tế, các dự án,
cho vay có trọng tâm trọng điểm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
Thành Phố. Đa dạng hoá phương thức đầu tư ngoài phương thức cho vay trực
tiếp, ngân hàng từng bước mở rộng cho vay theo nhóm thơng qua các tổ chức
đồn thể, chính trị xã hội, cho vay tiêu dùng thông qua các doanh nghiệp…Với
những nỗ lực trên hoạt động cho vay của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội đã không
ngừng được mở rộng, thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4: Tình hình dư nợ
Đơn vị: Triệu đồng
St
31/12/2003
31/12/2004
31/12/2005
Chỉ tiêu
Số
Tỷ
Số
Tỷ
Số
Tỷ
t
tiền
trọng
tiền
trọng
tiền
trọng

Tổng dư
646.921
1.028.24
1.163.60
nợ
0
0
1
2

Cho vay
NH
Cho vay
TDH

337.240 52,13%

554.858

53,96%

647.000

55,6%

309.681 47,87%

473.382

46,04%


516.600

44,4%

( Báo cáo KQHĐKD của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội năm 2003, 2004, 2005 )
Trên cơ sở nguồn vốn huy động được cơng tác tín dụng đã đạt được những
thành tích sau: Tính đến ngày 31/12/05 dư nợ là 1.163.600 tr đồng, tăng
135.360 tr đồng ( tăng 516.679 tr đồng so với thời điểm 31/12/03), tỷ lệ tăng
13,16% so với thời điểm 31/12/04. Quy mơ tín dụng tăng rât nhanh, một phần
do giá bất động sản biến động tăng nên, việc cho vay tiêu dùng được mở rộng
hơn trong thời gian này hơn nữa trong thời gian này doanh nghiệp được thành
lập có nhiều nhu cầu về vốn… Tính đến thời điểm 31/12/05 so với thời điểm
31/12/04 thì cho vay ngắn hạn tăng cả về số tuyệt đối và cả số tương đối, tăng
92.142 tr đồng, tỷ lệ tăng 16,6%( so với 31/12/03 tăng 309.760 tr đồng tương
ứng với 91,85%) và cho vay trung dài hạn tăng 43.218 tr đồng với tỷ lệ tăng là
9,13% ( so với 31/12/03 tăng 206.919 tr đồng tương ứng với 66,82%).
Nhìn chung dư nợ của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội đã tăng lên đáng kể.
Tuy nhiên bên cạnh việc tăng dư nợ thì nợ quá hạn cũng tăng theo.
2.2.1.3. Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế.


* Thanh tốn hàng nhập khẩu: Với tổng số món 1.055 món và tổng giá trị
88.274.058 USD, tăng 169 món, tăng trị giá 27.021.239 USD( tăng 44% so với
năm 2004).
* Thanh tốn hàng xuất khẩu: với tổng 45 món và tổng giá trị là
3.279.628 USD( tăng 277% so với năm 2004)
* Doanh số mua bán ngoại tệ: Với tổng giá trị 87.873.792 USD, tăng
17%.
* Chi trả kiều hối:

+ Kênh Western Union: 342.527 USD, tăng 784%.
+ Qua tài khoản cá nhân: 373.362 USD, tăng 4%.
* Phục vụ dự án: Rút vố về TK đặc biệt phục vụ dự án với tổng số
3.772.257 USD
2.2.1.4. Thanh toán trong nước.
Doanh số chuyển tiền điện tử: Với 6.102 món, số tiền là 14.923 tỷ đồng.
Doanh số thanh tốn điện tử liên ngân hàng: Số món 16.234, số tiền là
31.609 tỷ đồng.
2.2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội.
2.2.2.1. Thực tế tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội.
Hội nhập với sự phát triển của cả nước trong nền kinh tế thị trường, hoạt
động tín dụng của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội cũng diễn ra hết sức sơi động, dư
nợ tín dụng tăng nhanh. Ta sẽ đi sâu vào xem xét cụ thể dư nợ tăng đối với
thành phần kinh tế nào. Khi nền kinh tế phát triển thì nhu cầu vốn để mở rộng
sản xuất của các doanh nghiệp ngày càng tăng, điều đó được thể hiện qua bảng
sau:

Stt

1
2
3

Bảng 5: Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế.
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ
Năm
Năm
Năm
tiêu

2003
2004
2005
Tổng dư nợ
646.921
1.028.240
1.163.600
Dư nợ cho vay DNNN
Tỷ trọng (%)
Dư nợ c/vay DNNQD
Tỷ trọng (%)
Dư nợ c/vay tư nhân cá

336.722
52,05%
259.739
40,15%
50.460

434.446
42,25%
501.968
48,82%
91.348

317.500
27,29%
712.100
61,19%
134.000



thể
Tỷ trọng (%)

7,8%

8,93%

11,52%

(Báo cáo KQHĐKD của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội năm 2003, 2004, 2005 )
Như vậy trong thời gian qua dư nợ doanh nghiệp Nhà nước giảm: Năm
2005 dư nợ là 317.500 tr đồng so với thời điểm năm 2004 thì dư nợ giảm là
116.946 tr đồng( tỷ lệ giảm là 26,92% ). Nguyên nhân một phần do lãi suất cho
vay của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội cao hơn so với ngân hàng công thương,
ngân hàng đầu tư do vậy các doanh nghiệp đã chuyển sang ngân hàng bạn làm
dư nợ giảm. Hơn nữa đang trong thời kỳ các doanh nghiệp Nhà nước tiến hành
cổ phần hoá, nhiều doanh nghiệp phải giải thể hoặc sát nhập.
Thời kỳ này có nhiều doanh nghiệp ngồi quốc doanh ra đời vì thế dư nợ
cũng tăng đáng kể. Năm 2005 dư nợ đạt 712.100 tăng 210.132 tr đồng ( tỷ lệ
tăng là 41,86% ) so với thời điểm 31/12/04 và tăng 452.361 tr đồng so với năm
2003. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã đa dạng được
loại hình sản phẩm, từng bước chuyển kịp cơ chế thị trường chính vì thế nguồn
vốn vay ngân hàng của doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng. Việc cho vay đối
với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tuy đa dạng và phong phú nhưng
cũng đầy tính phức tạp. Cho vay đối với thành phần kinh tế này địi hỏi phải có
tài sản thế chấp làm đảm bảo tiền vay nhưng giấy tờ pháp lý thế chấp lại không
đầy đủ hoặc cho vay mà doanh nghiệp gặp sự cố thì việc chuyển hố tài sản thế
chấp lại gặp khó khăn do thủ tục pháp lý.

Tư nhân, cá thể luôn là mục tiêu tập trung và mở rộng tín dụng của
NHNo&PTNT Bắc Hà Nội chính vì thế kinh tế tư nhân,cá thể có quan hệ vay
vốn ngân hàng ngày một nhiều hơn và trở thành khu vực để ngân hàng đầu tư
vốn. Điều này thể hiện qua tỷ trọng dư nợ của khu vực kinh tế tư nhân, cá thể
trong tổng dư nợ: Năm 2005 dư nợ là 134.000 tr đồng chiếm tỷ trọng 11,52% so
với năm 2004 thì dư nợ tăng là 42.652 tr đồng, tỷ lệ tăng 46,69%. Dư nợ khu
vực kinh tế này liên tục gia tăng cả về số lượng và tỷ trọng, đây là một xu
hướng mở rộng cho vay rất tốt cho ngân hàng.
Mở rộng đầu tư cho vay, phục vụ sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế
là một yêu cầu cần thiết song một yêu cầu đặt ra là cần phải quan tâm đúng mức
đến chất lượng tín dụng và hiệu quả tín dụng. Chất lượng, hiệu quả đầu tư cho
vay của ngân hàng phải thực sự đầu tư cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, tăng
thêm sản phẩm cho xã hội, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.


Đơn vị, tổ chức vay vốn phải làm ăn có lãi trả được nợ cho ngân hàng theo đúng
quy định.
NHNo&PTNT Bắc Hà Nội đã chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ, có
chiếm lược kinh doanh, chiếm lược khách hàng đúng đắn…nên đã đạt được
nhiều thành công theo chủ trương đề ra trong công tác huy động vốn và sử dụng
vốn nhưng để đánh giá được chất lượng tín dụng thì phải xem xét tỷ trọng nợ
quá hạn cao hay thấp, việc cho vay và thu hồi nợ có phù hợp với thời hạn quy
định không.
Cũng như mọi doanh nghiệp khác, ngân hàng cũng cần đến khách hàng,
lấy đó là lý do tồn tại và phát triển. Trong quá khứ, hiện tại và tương lai khách
hàng luôn là vấn đề lớn cần quan tâm có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển lâu
dài của ngân hàng. Đối với NHNo&PTNT Bắc Hà Nội cũng vậy, khách hàng
luôn là một vấn đề quan trọng bởi lẽ trên địa bàn thành phố có rất nhiều ngân
hàng: Ngân hàng cơng thương, Ngân hàng ngoại thương, Ngân hàng đầu tư…
Đây là các ngân hàng có nhiều lợi thế về vị trí, cơ sở vật chất… vì vậy để có

được khách hàng đáng kể về phía mình NHNo Bắc Hà Nội đã áp dụng nhiều
biện pháp, bằng nhiệt tình, bằng uy tín để thu hút khách hàng.
Ta hãy xét bảng số liệu sau:
Bảng 6 : Cơ cấu khách hàng
st
Loại hình kinh tế
Năm 2004 Năm 2005
Tuyệt đối Tương đối
t
1
DNNN
99
95
-4
-4,04%
- Tỷ trọng(%)
8,85
5,52
2
DNNQD
274
462
+188
+68,6%
- Tỷ trọng(%)
24,51
26,83
3 Tổ chức đoàn thể khác
27
30

+3
+11,1%
- Tỷ trọng(%)
2,42
1,74
4
Cá nhân, hộ sản xuất
718
1.135
+417
+58,07
- Tỷ trọng(%)
64,22
65,91
Tổng số
1.118
1.722
+604
+54,02%
(Báo cáo KQHĐKD của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội năm 2003, 2004, 2005 )
Qua bảng trên ta thấy: Năm 2005 số lượng khách hàng tăng lên là 604, tỷ lệ
tăng 54,02% so với năm 2004. Như vậy số lượng khách hàng đến với ngân hàng
ngày một tăng lên chứng tỏ ngân hàng đã tạo được sự tín nhiệm của minh đối
với khách hàng.


Khách hàng là doanh nghiệp Nhà nước có số lượng giảm là do các doanh
nghiệp giải thể và sát nhập. Ngân hàng cần có biện pháp để thu hút lượng khách
hàng này vì đây là những đơn vị thường có nhu cầu vốn lớn cho sản xuất kinh
doanh và do tỷ trọng khách hàng này quá nhỏ bé so với tổng số khách hàng của

ngân hàng.
Khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng mạnh về số lượng:
năm 2004 là 274 doanh nghiệp và đến năm 2005 là lên tới 462 doanh nghiệp,
tăng 188 doanh nghiệp( với tỷ lệ tăng 68,6%); tuy nhiên tỷ trọng của khách
hàng này trong tổng số khách hàng vẫn chưa cao.
Khách hàng là cá nhân, hộ sản xuất tăng nhanh cả về số lượng và tỷ
trọng: Năm 2004 có 718 khách hàng chiếm tỷ trọng là 64,22%, đến năm 2005
số khách hàng tăng thêm là 417 với tỷ lệ tăng là 58,07%. Đây vốn là những
khách hàng truyền thống của NHNo, vốn tín dụng của ngân hàng đã giúp hộ sản
xuất, cá thể đảm bảo đáp ứng hoạt động kinh doanh, dịch vụ thương mại và dịch
vụ du lịch, mở rộng các ngành nghề, tạo thêm nhiều việc làm. Ngoài việc cho
vay đảm bảo bằng tài sản thế chấp, NHNo&PTNT Bắc Hà Nội còn cho vay
theo quyết định 67 không phải thế chấp thông qua tổ tín chấp, hội phụ nữ, hội
cựu chiến binh… để tổ chức giải ngân.
Khách hàng là lý do tồn tại và phát triển của ngân hàng, tuy nhiên khách
hàng cũng mang lại rủi ro cho ngân hàng: những khách hàng có biểu hiện yếu
kém, chây ỳ, thậm chí lừa đảo… là nguyên nhân gây ra những khoản nợ quá
hạn, nợ khó địi và rủi ro cho ngân hàng.
2.2.2.2. Tình hình nợ quá hạn.
Một trong những chỉ tiêu quan trọng được sử dụng trong đánh giá chất
lượng tín dụng là tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ. Nợ quá hạn là vấn đề được quan
tâm số một trong hoạt động kinh doanh tiền tệ. Nợ quá hạn là tồ tại cơ bản nhất
nếu khơng nhanh chóng khắc phục sẽ đe doạ trực tiếp đến sự lành mạnh và an
toàn của ngân hàng cũng như nền kinh tế. Nợ quá hạn ln là vấn đề nhức nhối
địi hỏi phải có nhiều biện pháp tập trung công sức và thời gian để xử lý.
Bảng 7: Diễn biến nợ quá hạn
Đơn vị: Triệu
đồng
Stt
Chỉ tiêu

Năm
Năm
Năm 2005 2004/
2005/
2003
2004
2003
2004
1
∑ Dư nợ
646.921 1.028.240 1.163.600 381.319 135.360
2
Nợ quá hạn
130
387
1.868
257
1.481


3

Nợ quá hạn/ ∑ Dư nợ

0,02%

0,038%

0,16%


Dư nợ của NHNo Bắc Hà Nội tăng rất cao nhưng bên cạnh việc tăng dư
nợ đó thì nợ q hạn cũng tăng nhanh khơng kém. Năm 2004 so với năm 2003
trong khi dư nợ tăng 381.319 tr đồng, tốc độ tăng là 58,94% thì nợ quá hạn tăng
257 tr đồng, tốc độ tăng 197,7%. Năm 2005 so với năm 2004 thì dư nợ tăng
135360 tr đồng, tỷ lệ tăng là 13,16% còn nợ quá hạn tăng đến 1481 tr đồng với
tỷ lệ tăng là 382,68% một con số khá lớn. Theo quy định của NHNN Việt Nam
thì các ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ dưới 3% . Như vậy tỷ lệ nợ
quá hạn của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội so với quy định là tốt nhưng việc tăng
quá nhanh tỷ lệ nợ quá hạn cần phải được xem xét để tìm ra ngun nhân cụ thể
từ đó tìm ra biện pháp hữu hiệu xử lý nợ quá hạn.
Bảng 8: Cơ cấu nợ quá hạn theo loại tín dụng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Số tiền
Tỷ
Số tiền
Tỷ
Số tiền
Tỷ
trọng(%)
trọng(%)
trọng(%)
Ngắn hạn
0
0
280
72,35
1335

71,47
Trung, dài hạn
0
0
107
27,65
533
28,53
Tổng cộng
0
0
387
100
1.868
100
(Báo cáo KQHĐKD của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội năm 2003, 2004, 2005)
Qua số liệu trên ta thấy nợ quá hạn tăng cả trong cho vay ngắn hạn và cho
vay trung dài hạn. Xét về tỷ trọng nợ quá hạn trong cho vay ngắn hạn giảm và
trung dài hạn tăng. Tính đến thời điểm 31/12/04 nợ quá hạn là 387 tr đồng gồm
13 khách hàng, đến 31/12/05 nợ quá hạn là 1.868 tr đồng; đa phần số nợ này
đều do vay tiêu dùng và có khả năng thu hồi được.
Bảng 9: Cơ cấu nợ theo thành phần kinh tế
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng

Doanh nghiệp Nhà nước
0
0
0
0
Doanh nghiệp ngoài Quốc
0
0
0
0
doanh
Tổ chức đoàn thể khác
0
0
0
0
Cá nhân, hộ sản xuất
387
100
1868
100
Cá nhân, hộ sản xuất luôn là khách hàng truyền thống của NHNo Bắc Hà
Nội. Tuy nhiên năm 2005 nợ quá hạn của gia đình, cá thể lại tăng rất nhanh so


với năm 2004. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan thì cịn có cả ngun
nhân chủ quan gây ra nợ quá hạn. Để đánh giá một cách chính xác nợ quá hạn
người ta còn xem xét nợ quá hạn theo thời gian.
Bảng 10: Cơ cấu nợ quá hạn theo thời gian
Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Số tiền
Tỷ
Số tiền
Tỷ
trọng(%)
trọng(%)
Dưới 3 tháng
157
40,57
790
42,29
Từ 3 – 6 tháng
120
31,01
586
31,37
Từ 6 – 12 tháng
110
28,42
388
20,77
Trên 12 tháng
0
0
104
5,57
Tổng cộng

387
100
1.868
100
Các khoản nợ quá hạn trên 12 tháng là những khoản nợ có khả năng thu
hồi thấp. Năm 2004 khơng có nợ q hạn trên 12 tháng nhưng đến năm 2005 đã
xuất hiện nợ quá hạn trên 12 tháng với số tiền là 104 tr đồng, tuy không phải là
số tiền lớn nhưng nó cũng là nguyên nhân làm giảm chất lượng tín dụng tại
NHNo&PTNT Bắc Hà Nội.
Các khoản nợ còn lại đều tăng rất nhanh đặc biệt là khoản nợ dưới 3
tháng. Nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi trong hoạt động kinh doanh của
ngân hàng, đặc biệt trong hoạt động tín dụng, song khi nợ quá hạn xẩy ra dù lớn
hay nhỏ với tính chất phức tạp khác nhau đều có ảnh hưởng, tác động đến hoạt
động kinh doanh đến thu nhập và lợi nhuận của ngân hàng. Vì vậy ta phải tìm
nguyên nhân để có biện pháp thu hồi nợ quá hạn cũng như có biện pháp phịng
ngừa, hạn chế rủi ro một cách hữu hiệu.
2.2.2.3. Phân tích một số chỉ tiêu hiệu quả.
Chỉ tiêu về tốc độ luôn chuyển vốn
Doanh số cho vay trong kỳ
Vịng quay vốn tín dụng =
Dư nợ bình qn trong kỳ
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
Năm
Năm
04/03
05/04
2003
2004

2005
Doanh số cho vay
254.100 628.185 1.632.000 +374.085 +1.003.815
Dư nợ bình qn
423.460 837.580 1.095.920 +414.120 +258.340
Vịng quay vốn TD
0,6
0,75
1,5
0,15
+0,75


Năm 2003 vịng quay vốn tín dụng là 0,6 vịng/ năm, đến năm 2004 tăng
lên 0,75 vòng/năm ,sở dĩ vòng quay tín dụng năm 2003 và năm 2004 nhỏ là do
các khoản vay từ những năm trươc chưa đến hạn. Năm 2005 thì vịng quay vốn
tín dụng là 1,5 vịng/năm chứng tỏ doanh số cho vay trong năm tăng rất mạnh.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng NHNo&PTNT Bắc Hà Nội cần
quan tâm hơn nữa và có biện pháp để nâng cao chất lượng tín dụng trong những
năm tới để vịng quay vốn tín dụng cao hơn, sử dụng vốn có hiệu quả hơn.
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
TẠI NHNo&PTNT BẮC HÀ NỘI.
2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân.
Tuy mới được thành lập chưa lâu xong hoạt động kinh doanh tiền tệ của chi
nhánh có sự phát triển mạnh mẽ cả về quy mô cũng như chất lượng. Cùng với
sự phát triển tồn của ngân hàng, hoạt động tín dụng đã đạt được những bước
tiến mới góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế.
Thứ nhất: Để đạt được mục tiêu hiệu quả kinh tế, an toàn vốn đồng thời
thực hiện chủ trương đổi mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nhà nước nên
trong đầu tư tín dụng chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Hà Nội luôn ưu tiên đối với

những dự án đầu tư theo chiều sâu vào những ngành kinh tế mũi nhọn, những
lĩnh vực có tiềm năng, tránh đầu tư tràn lan, kém hiệu quả. Nguồn vốn tín dụng
của chi nhánh đã thực sự giúp những doanh nghiệp giải quyết những khó khăn
về vốn, tạo điều kiện cho họ đổi mới máy móc thiết bị; dây truyền công nghệ;
mở rộng sản xuất; tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, qua đó vừa đảm bảo
hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp vừa đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng.
Thứ hai: Các khoản cho vay của chi nhánh có mức độ an tồn cao, thể hiện
tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm đều dưới 1%. Con số này thực sự là niềm mơ ước
của nhiều ngân hàng.
Đạt được những kết quả trên là do:
* Chi nhánh luôn giữ vững, củng cố và phát triển quan hệ tín dụng- thanh
tốn với các khách hàng truyền thống trên cơ sở thẩm định và tư vấn đối với các
dự án, phương án kinh doanh có tính khả thi cao, có khả năng thanh tốn để
thực hiện đầu tư có hiệu quả.
* Ln chú trọng hồn thiện các thủ tục, điều kiện, thể lệ, quy trình quản lý
tín dụng để nhằm vừa bảo đảm sự lựa chọn chính xác những khách hàng tốt


tránh rủi ro cho ngân hàng, đồng thời vẫn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách
hàng, tránh phiền hà, tiết kiệm thời gian và công sức cho khách hàng.
* Đạt được kết quả trên còn phải kể đến nỗ lực to lớn toàn thể cán bộ nhân
viên trong chi nhánh, một mặt chấp hành nghiêm chỉnh quy chế cho vay, mặt
khác ln chủ động sáng tạo trong việc tìm kiếm, phân loại, lựa chọn để tìm ra
những khách hàng thực sự có năng lực, có uy tín. Bên cạnh đó thái độ làm việc,
tinh thần trách nhiệm của cán bộ nhân viên trong cơ quan cũng thường xuyên
được chỉnh đốn, nhắc nhở, quán triệt phương châm coi khách hàng là “ thượng
đế ”. Mọi vướng mắc giữa ngân hàng và khách hàng đều được giải quyết nhanh
chóng trên nguyên tắc kết hợp hài hồ lợi ích của cả hai bên. Chính nhờ những
cố gắng đó mà chi nhánh ngày càng tạo dựng được uy tín một cách vững chắc,
thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến với mình.

2.3.2. Một số tồn tại và nguyên nhân.
2.3.2.1. Những mặt hạn chế.
Trong cơng tác tín dụng đã có nhiều biện pháp tích cực song bên cạnh đó
cịn có một số tồn tại trong công tác hoạt động kinh doanh.
Thứ nhất: Nguồn vốn huy động có tăng nhưng nguồn vốn trung và dài
hạn còn thấp chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn. Điều này rõ ràng là khơng có lợi
cho ngân hàng trong việc mở rộng cho vay trung và dài hạn. Và nếu có những
biến động bất thường khiến cho khách hàng ồ ạt rút tiền ra cho dù chưa đến hạn
thì ngân hàng sẽ đứng trước nguy cơ mất khả năng thanh tốn. Chưa có biện
pháp hữu hiệu để huy động nguồn vốn nhỏ lẻ trong dân cư.
Thứ hai: Trình độ năng lực của một số cán bộ tín dụng chưa đáp ứng
được yêu cầu nhất là về trình độ thẩm định dự án và vi tính. Cán bộ tín dụng
chưa tư vấn được cho khách hàng trong khi nhu cầu tư vấn từ phía khách hàng
là rất lớn. Một số cán bộ chưa thường xuyên nghiên cứu thể lệ, chế độ nghiệp
vụ.
Thứ ba: Việc kiểm tra sau khi cho vay chưa được thực hiện nghiêm túc
nhất là việc cho vay qua tổ dẫn đến tình trạng khơng phát hiện kịp thời khả năng
thanh toán của khách hàng nếu khách hàng có chốn, chết, sử dụng vốn khơng
đúng mục đích… dẫn đến không trả được nợ ngân hàng.
Thứ tư: Trong quan hệ với khách hàng mặc dù đã có nhiều cố gắng song
chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Hà Nội vẫn chưa thực sự thể hiện vai trò "người


bạn của doanh nghiệp". Sự giúp đỡ của ngân hàng đối với doanh nghiệp mới chỉ
đơn thuần qua các hoạt động như điều chỉnh, gia hạn nợ, cho vay thêm vốn chứ
chưa thực hiện được vai trò tư vấn, định hướng giúp các doanh nghiệp tháo gỡ
khó khăn gặp phải trong quá trình kinh doanh.
Thứ năm: Ngân hàng hầu như chưa có chính sách cũng như các sản
phẩm để khuyến khích những khách hàng vay vốn trả nợ đúng hạn nhằm mở
rộng đầu tư cho vay và nâng cao chất lượng tín dụng.

Thứ sáu: Nợ quá hạn năm 2005 tăng nhiều so với năm 2004, vế số tuyệt
đối tăng 1.481 triệu đồng còn số tương đối tăng 382,68%. Nợ quá hạn tăng cao
làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội.
2.3.2.2.Nguyên nhân.
* Nguyên nhân thuộc phía ngân hàng:
- Trong hoạt động tín dụng hai yếu tố rủi ro và lợi nhuận luôn là bạn
đồng hành. Nếu như ngân hàng chỉ chạy theo lợi nhuận cao mà thiếu sự thận
trọng cần thiết thì có thể sẽ phải trả giá đắt cho những rủi ro gặp phải, nhưng
ngược lại nếu vì q lo sợ rủi ro mà khơng dám mở rộng cho vay thì có thể sẽ
để lỡ nhiều cơ hội kinh doanh, mất đi nhiều khách hàng tốt. Đây là vấn đề nan
giải mà hiện nay chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Hà Nội đang gặp phải. Vì coi
trọng mục tiêu an toàn vốn nên tỷ trọng dư nợ tín dụng trung và dài hạn cịn
thấp.
- Hoạt động Marketing trong ngân hàng chưa được quan tâm chú ý.
Công việc này mới chỉ được thực hiện đơn thuần dưới dạng các hoạt động bề
nổi như tuyên truyền, quảng cáo chứ chưa thực sự xuất phát từ việc nghiên cứu
nắm bắt nhu cầu khách hàng để tìm cách thỏa mãn tốt nhất nhu cầu đó. Lâu nay
hoạt động Marketing vẫn thường được coi là nhiệm vụ của các nhân viên giao
dịch trong khi thực chất đây là nhiệm vụ của mọi thành viên trong ngân hàng.
Đây là điểm yếu không chỉ của chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Hà Nội mà là của
hầu hết các NHTM Việt Nam hiện nay.
* Nguyên nhân thuộc phía khách hàng.
- Khả năng của các khách hàng trong việc đáp ứng các yêu cầu tín
dụng của ngân hàng là rất thấp. Những vướng mắc chủ yếu thường gặp phải
trong thời gian qua là do khách hàng khơng có đủ vốn tự có theo u cầu; khơng
đủ tài sản thế chấp theo quy định (đối với DNNQD); khơng có dự án khả thi. Để
bảo đảm nguyên tắc an toàn, các ngân hàng thường yêu cầu khách hàng vay vốn


phải có một số vốn tối thiểu nhất định tham gia vào dự án, cụ thể hiện nay theo

quyết định 324/1998 của NHNN thì với những dự án cải tiến kỹ thuật, mở rộng
sản xuất, hợp lý hóa sản xuất tỷ lệ vốn tối thiểu là 10% tổng giá trị vốn đầu tư;
dự án XDCB mới: 30%; dự án phục vụ đời sống: 40%. Với tình trạng thiếu vốn
phổ biến trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay thì đây thực sự là rào cản
không thể vượt qua được của nhiều doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn ngân
hàng. Vướng mắc thứ hai cũng khơng kém phần nan giải đó là về tài sản thế
chấp, theo tính tốn hiện nay thì chỉ có 20% giá trị tài sản của các doanh nghiệp
có thể sử dụng làm tài sản thế chấp hợp pháp, con số này là quá nhỏ bé so với
nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp. Và cho dù đã vượt qua được hai "cửa
ải" trên thì vẫn cịn một vấn đề nữa các doanh nghiệp thường khơng vượt qua
được, đó là khơng có khả năng lập dự án khả thi. Có nhiều doanh nghiệp có
được phương án kinh doanh rất tốt nhưng do khơng cụ thể hóa được thành
những dự án khả thi nên cũng không được ngân hàng cho vay.
- Khả năng quản lý và sử dụng khoản vay của doanh nghiệp còn thấp.
Điều này cũng một phần bắt nguồn từ sự hạn chế về vốn và khả năng lập dự án.
Hạn chế về vốn kéo theo trình độ trang thiết bị, cơng nghệ lạc hậu, làm giảm
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Trình độ lập dự án thấp
nên nhiều dự án ban đầu lập ra tưởng khả thi nhưng do không lường hết những
khó khăn phát sinh trong q trình thực hiện nên thất bại dẫn đến thua lỗ không
trả được nợ. Ngay cả khi trang thiết bị, công nghệ hiện đại, dự án khả thi nhưng
năng lực quản lý kém cũng sẽ làm cho việc thực hiện dự án không đạt được kết
quả như dự tính và đó cũng có thể là nguyên nhân của rủi ro.
- Tình trạng làm ăn thiếu trung thực, lừa đảo, chụp giựt thường xuyên
xảy ra (sử dụng vốn vay khơng đúng mục đích, cung cấp thơng tin khơng chính
xác cho ngân hàng, lừa đảo chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các doanh nghiệp) là
một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong cho vay.
* Nguyên nhân khách quan:
- Môi trường pháp lý cho hoạt động TDNH không thuận lợi, các quy
định của pháp luật liên quan đến tài sản thế chấp còn nhiều bất cập. Rất nhiều
tài sản của các doanh nghiệp hiện nay khơng có đăng ký sở hữu, mà đây lại là

điều kiện bắt buộc đối với các tài sản được dùng làm tài sản thế chấp. Việc xử lý
tài sản thế chấp khi có rủi ro xảy ra cũng gặp nhiều khó khăn trở ngại về mặt
pháp lý.


- Sự quản lý của các cơ quan chức năng đối với các doanh nghiệp chưa
chặt chẽ, tạo cơ hội cho doanh nghiệp có những hành vi trái pháp luật, lừa đảo
ngân hàng. Chẳng hạn có những doanh nghiệp chỉ có một ngơi nhà nhưng vẫn
được chính quyền địa phương xác nhận cho sử dụng làm tài sản thế chấp để vay
2-3 ngân hàng cùng một lúc. Do đó khi có rủi ro xảy ra thì tranh chấp giữa các
ngân hàng là không thể tránh khỏi. Những vụ việc như vậy đã gây nên một tâm
lý không tốt, rất cầu toàn của các ngân hàng khi xem xét cho vay.
- Một vấn đề nữa là mặc dù Chính phủ đã quy định các NHTM có
quyền tự chủ quyết định về việc cho vay của mình và chịu trách nhiệm về các
quyết định đó song trên thực tế khơng phải lúc nào ngân hàng cũng có được
quyền tự chủ đó. Có nhiều khi do những tác động tế nhị từ nhiều phía (từ chính
quyền địa phương, từ một vài nhân vật có thế lực) nên ngân hàng vẫn phải cho
vay đối với những dự án mà nếu được hoàn toàn tự chủ ngân hàng sẽ từ chối.
Khơng ít những dự án như vậy đã đem lại rủi ro cho ngân hàng.
- Hiện nay ở Việt nam chưa có cơ quan chuyên trách về xếp hạng tín
nhiệm đối với các doanh nghiệp, vì vậy ngân hàng thiếu những thơng tin tin cậy
khi xem xét đánh giá khách hàng để quyết định cho vay, điều đó một mặt hạn
chế khả năng mở rộng tín dụng do ngân hàng khơng dám mạo hiểm với những
doanh nghiệp mà ngân hàng không chắc chắn, mặt khác làm tăng thêm tình
trạng rủi ro tín dụng của các ngân hàng do đánh giá khách hàng khơng chính
xác.
- Nền kinh tế mới chuyển đổi chưa lâu, các cơ chế, chính sách, nền
tảng pháp lý cịn đang trong giai đoạn hồn thiện nên khơng có được sự ổn định
cao, do đó các nhà đầu tư cịn dè dặt, chưa dám mạnh dạn bỏ vốn đầu tư, đặc
biệt là đầu tư cho những dự án lớn, thời gian dài khiến cho việc mở rộng tín

dụng của ngân hàng gặp khó khăn. Hơn thế nữa, trong thời gian gần đây, tình
hình kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn, các
doanh nghiệp trong nước vốn dĩ đã hạn chế về vốn, kỹ thuật, công nghệ lại phải
cạnh tranh gay gắt với hàng ngoại, hàng nhập lậu nên hầu hết làm ăn thua lỗ,
sản xuất cầm chừng. Điều đó làm cho nhu cầu vay vốn ngân hàng giảm sút.
Tóm lại: Qua đánh giá chất lượng tín dụng của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội
trong những năm qua đã khẳng định được vai trị của hoạt động tín dụng góp
phần vào việc xây dựng và phát triển kinh tế. Chất lượng tín dụng là tổng hồ
của nhiều yếu tố trong đó nợ q hạn là một nhân tố trực tiếp và cụ thể nhất.
Tuy còn một số tồn tại và hạn chế nhưng NHNo&PTNT Bắc Hà Nội vẫn đảm


bảo kinh doanh có lãi, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước
theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Những vấn đề tồn tại và hạn chế cần
được xem xét nghiêm túc để có biện pháp giải quyết hữu hiệu nhằm không
ngừng củng cố và nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng giúp cho hoạt động
kinh doanh của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội ngày càng hiệu quả hơn.



×