Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

khảo sát đa dạng cá tự nhiên bên ngoài trung tâm nông nghiệp mùa xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 73 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG & TNTN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG

KHẢO SÁT ĐA DẠNG CÁ TỰ NHIÊN BÊN NGOÀI
TRUNG TÂM NÔNG NGHIỆP MÙA XUÂN

Sinh viên thực hiện
THÁI SUA 3113838

Cán bộ hƣớng dẫn
LÊ VĂN DŨ

Cần Thơ, tháng 12/2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG & TNTN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG

KHẢO SÁT ĐA DẠNG CÁ TỰ NHIÊN BÊN NGOÀI
TRUNG TÂM NÔNG NGHIỆP MÙA XUÂN

Sinh viên thực hiện
THÁI SUA 3113838



Cán bộ hƣớng dẫn
LÊ VĂN DŨ

Cần Thơ, tháng 12/2014


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành QLMT&TNTN

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn này tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Lê
Văn Dũ đã tận tình hƣớng dẫn, quan tâm và động viên tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy, cô, anh, chị trong Bộ môn Quản lý
Môi trƣờng và Tài nguyên thiên nhiên, Khoa MT & TNTN trƣờng Đại học Cần Thơ
đã quan tâm, truyền đạt kiến thức quý báu và tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành tốt
luận văn tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn cô Bùi Thị Bích Liên – cố vấn học tập lớp Quản Lý Môi
Trƣờng K37 đã quan tâm, dìu dắt và giúp đỡ chúng tôi trong suốt khóa học.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, những ngƣời thân và tất cả
các bạn bè đã động viên, chia sẻ, hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập trên
giảng đƣờng đại học và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Một lần nữa, xin cảm ơn tất cả mọi ngƣời đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
qua. Kính chúc quý thầy cô và các bạn lời chúc sức khỏe và thành công.
Xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày

tháng


năm 2014

Sinh viên thực hiện

Thái Sua

Thái Sua (MSSV: 3113838)

i


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành QLMT&TNTN

MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................iv
DANH MỤC BIỂU BẢNG ............................................................................................. v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .........................................................................................vi
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................................. 1
1.1

Đặt vấn đề ..........................................................................................................1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2

1.2.1


Mục tiêu tổng quát ...................................................................................... 2

1.2.2

Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 2

1.3

Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 2

CHƢƠNG 2: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU .........................................................................3
2.1

Tổng quan nguồn lợi thủy sản Việt Nam ........................................................... 3

2.2

Tổng quan nguồn lợi thủy sản ĐBSCL.............................................................. 3

2.3

Tổng quan về tỉnh Hậu Giang ............................................................................5

2.3.1

Vị trí địa lý ..................................................................................................5

2.3.2


Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 6

2.4

Sơ lƣợc về địa bàn thu mẫu..............................................................................10

2.4.1

Vị trí địa lý huyện Phụng Hiệp .................................................................10

2.4.2

Kinh tế huyện Phụng Hiệp ........................................................................10

2.4.3

Trung tâm nông nghiệp Mùa Xuân ........................................................... 12

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 14
3.1

Trình tự nghiên cứu.......................................................................................... 14

3.2

Địa điểm và thời gian nghiên cứu ....................................................................14

3.3

Đối tƣợng nghiên cứu ...................................................................................... 14


3.4

Phƣơng tiện ......................................................................................................14

3.5

Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................14

3.5.1

Thu thập số liệu thứ cấp ............................................................................14

3.5.2

Thu thập số liệu sơ cấp ..............................................................................14

3.5.3

Phƣơng pháp xác định thành phần loài ..................................................... 15

3.5.4

Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu .................................................... 15

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 16
Thái Sua (MSSV: 3113838)

ii



Luận Văn Tốt Nghiệp

4.1

Ngành QLMT&TNTN

Thông tin cơ bản về kết quả phỏng vấn ........................................................... 16

4.1.1

Độ tuổi và giới tính của các ngƣời dân đƣợc phỏng vấn .......................... 16

4.1.2

Trình độ học vấn ....................................................................................... 18

4.1.3

Thu nhập chính .......................................................................................... 19

4.1.4

Thông tin kiểu sử dụng đất........................................................................20

4.1.5

Tỷ lệ sử dụng ngƣ cụ và nơi đánh bắt của những hộ dân đƣợc phỏng vấn...
................................................................................................................... 21


4.2

Thành phần loài cá bên ngoài Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân .................23

4.2.1

Thành phần loài cá theo bộ .......................................................................23

4.2.2

Thành phần loài cá theo họ .......................................................................24

4.3

Thành phần loài cá phân bố theo kiểu sử dụng đất ..........................................25

4.4

Thành phần loài cá phân bố theo thủy vực ...................................................... 26

4.5

Kết quả khảo sát về ngƣ cụ cấm đánh bắt ........................................................ 28

4.6

Kết quả khảo sát một số nguyên nhân làm suy giảm nguồn lợi thủy sản ........29

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 30
5.1


Kết luận ............................................................................................................30

5.2

Kiến nghị ..........................................................................................................31

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 32
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 33

Thái Sua (MSSV: 3113838)

iii


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành QLMT&TNTN

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Bản đồ địa giới hành chính tỉnh Hậu Giang. ................................................... 5
Hình 2.2: Hiện trạng sử dụng đất năm 2012 của TTNNMX. ........................................ 12
Hình 4.1: Vị trí các hộ gia đình đƣợc phỏng vấn. ......................................................... 17
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ (%) thu nhập chính của các hộ dân. ........................... 20
Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện thông tin kiểu sử dụng đất của các hộ dân. ........................ 21
Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ (%) sử dụng ngƣ cụ của các hộ dân. .......................... 22
Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ (%) số loài cá giữa các bộ. ......................................... 24
Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ (%) số loài giữa các họ............................................... 25
Hình 4.7: Biểu đồ thể hiện số loài cá giữa các kiểu sử dụng đất................................... 26
Hình 4.8: Biểu đồ thể hiện số loài cá giữa các thủy vực. .............................................. 27

Hình 4.9: Thông tin về các loại ngƣ cụ cấm ........................................................................... 29
Hình 4.10: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ (%) nguyên nhân suy giảm nguồn lợi thủy sản........ 30

Thái Sua (MSSV: 3113838)

iv


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành QLMT&TNTN

DANH MỤC BIỂU BẢNG
Bảng 4.1: Thông tin về độ tuổi và giới tính của các hộ dân. ......................................... 18
Bảng 4.2: Trình độ văn hóa của ngƣời dân đƣợc phỏng vấn. ....................................... 19
Bảng 4.3: Các loại thủy vực. ......................................................................................... 23
Bảng 4.4: So sánh số lƣợng loài cá phỏng vấn theo kiểu sử dụng đất. ......................... 26
Bảng 4.5: So sánh số lƣợng loài cá phỏng vấn theo thủy vực. ...................................... 28

Thái Sua (MSSV: 3113838)

v


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành QLMT&TNTN

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL .................................... Đồng bằng sông Cửu Long.

KTTS ....................................... Khai thác thủy sản.
KTXH ...................................... Kinh tế xã hội.
FAO ......................................... Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc.
SHUD ...................................... Sinh học ứng dụng.
NN&PTNT .............................. Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
NTTS ....................................... Nuôi trồng thủy sản.
TNTN....................................... Tài nguyên thiên nhiên.
TS............................................. Thủy sản.
TTNNMX ................................ Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân.
VN ........................................... Việt Nam.

Thái Sua (MSSV: 3113838)

vi


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành QLMT&TNTN

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1

Đặt vấn đề

Việt Nam là quốc gia nằm trong vùng nhiệt đới, có diện tích nƣớc ngọt bề mặt
lớn, đƣợc đánh giá là một quốc gia có nguồn lợi thủy sản nƣớc ngọt phong phú và đa
dạng, có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản so với các nƣớc
trong khu vực. Theo Bộ Thủy Sản (1996), ở Việt Nam đã thống kê đƣợc cá nƣớc ngọt
Việt Nam gồm 544 loài cá, thuộc 228 giống, 57 họ và 18 bộ. Riêng họ cá chép có 276

loài và phân loài thuộc 100 giống và 4 họ, 1 phân họ đƣợc coi là đặc hữu Việt Nam. Số
lƣợng loài cá ở các cửa song dao động từ 70 đến hơn 230 loài, với tổng cộng hơn 580
loài thuộc 109 họ và 27 bộ. Có thể thấy tiềm năng nguồn lợi thủy sinh nội địa rất
phong phú và đa dạng.
Đồng bằng Sông Cửu Long là vùng đất ngập nƣớc với sản lƣợng nông sản đa
dạng và trù phú, là nơi cƣ trú và phát triển của hàng triệu sinh vật nhƣ cá tôm, các loài
bò sát lƣỡng cƣ và đặc biệt là các loài chim cò. Thế nhƣng trong tƣơng lai thành phần
và số lƣợng các quần thể sinh vật tự nhiên sẽ giảm mạnh khi môi trƣờng tự nhiên của
chúng bị thu hẹp. Đặc biệt là các loài chim cò vốn có môi trƣờng sống tự nhiên rất hạn
chế. Để bảo vệ các loài sinh vật hoang dã nói chung và quần thể chim, cò nói riêng thì
việc thực hiện bảo tồn đa dạng sinh học, khôi phục lại các loài sinh vật bản địa, đồng
thời kết hợp phát triển hạ tầng xanh là những giải pháp bền vững.
Nằm ở trung tâm ĐBSCL, vƣờn chim trung tâm nông nghiệp Mùa xuân
(TTNNMX) thuộc sinh cảnh hệ sinh thái phục hồi tự nhiên với tổng diện tích là
1.434,89 ha, trong đó diện tích có rừng khoảng 431,20 ha, và diện tích rừng nơi có
chim về làm tổ và kiếm ăn khoảng 30 – 70 ha. Tuy diện tích rừng của Vƣờn chim này
không lớn so với diện tích của Đồng bằng Sông Cửu Long nhƣng nó rất có ý nghĩa vì
nó góp phần duy trì sự ổn định của môi trƣờng thiên nhiên, đặc biệt là góp phần giảm
nhẹ những tác động của biến đổi khí hậu nhƣ điều hòa nguồn nƣớc, lọc nƣớc, chắn gió,
ổn định độ ẩm,…. Ngoài ra đây là một trong số ít những khu rừng của Hậu Giang có
chim về làm tổ sinh sản.
Theo kết quả khảo sát của Chi cục Kiểm lâm và chuyên gia Viện sinh học nhiệt
đới Thành phố Hồ Chí Minh tại khu vực Vƣờn Chim trong Trung tâm nông nghiệp
Mùa Xuân (Phụng Hiệp, Hậu Giang), tính từ tháng 8/2011 đến nay, hơn 30 loài đã về
sinh sống trú ngụ với tổng đàn khoảng 3.500 đến 4.000 cá thể; trong đó, có ba loài quý
hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam là chim cổ rắn (Anhingar melanogaster), cò nhạn
(Ardea oscitans) và giang sen (Tantalus leucocephalus). Những loài chim làm tổ với
số lƣợng lớn là Vạc (Nycticorax nycticorax), Cồng Cộc nhỏ (Phalacrocorax niger).
Tuy nhiên, để có cơ sở khoa học vững chắc cho việc qui hoạch và định hƣớng phát
triển bền vững cho vƣờn chim thuộc Nông trƣờng Mùa Xuân, rất cần có chƣơng trình

khảo sát, đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học và giám sát sự thay đổi quần thể các
Thái Sua (MSSV: 3113838)

1


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành QLMT&TNTN

loài chim đang sinh sống ở đây về thành phần loài cũng nhƣ số lƣợng cá thể.
Ngoài quần thể chim, việc khảo sát đa dạng cá theo hiện trạng sử dụng đất cũng
cần đƣợc thực hiên song song vì cá là nguồn cung cấp thức ăn chính cho chim, cò
trong vƣờn chim TTNNMX, có mối liên hệ cùng tồn tại với sự phát triển của quần thể
các loài chim. Theo Trung tâm quốc gia Giống thủy sản nƣớc ngọt Nam bộ, ĐBSCL
có khoảng 250 loài cá nƣớc ngọt thuộc 43 họ, 130 giống. Có khoảng 50 loài có giá trị
kinh tế cao, trong đó có khoảng 20 loài cá quý hiếm. Thành phần loài và trữ lƣợng cá
là một phần trong hệ sinh thái tự nhiên, có vai trò quan trọng trong cân bằng hệ sinh
thái. Tuy nhiên, cá hay các loài động vật thủy sinh kích thƣớc lớn rất dễ bị tổn hại vì là
đối tƣợng săn bắt của con ngƣời, thậm chí các hoạt động canh tác nông nghiệp cũng
vậy, nhƣ sử dụng hóa chất canh tác gây ô nhiễm nguồn nƣớc. Vì vậy, việc khảo sát đa
dạng cá tự nhiên dựa trên kiểu sử dụng đất bên ngoài TTNNMX cần đƣợc thực hiện
nhằm cung cấp thông tin xây dựng bảng số liệu, đánh giá hiện trạng loài cá tự nhiên từ
đó có những giải pháp hiệu quả để quản lí, bảo tồn quần thể chim trong vƣờn chim
TTNNMX, giúp phát triển du lịch sinh thái.
1.2

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Khảo sát đa dạng loài, thành phần loài cá tự nhiên bên ngoài Trung tâm Nông
nghiệp Mùa Xuân, làm cơ sở đánh giá vai trò của cá tự nhiên là nguồn thức ăn chính
của chim cò.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Xác định loài, thành phần loài cá tự nhiên bên ngoài Trung tâm Nông nghiệp
Mùa Xuân.
-

Xác định sự phân bố các loài cá trên tất cả các thủy vực và kiểu sử dụng đất.

- Khảo sát nhận thức của ngƣời dân địa phƣơng về các loại ngƣ cụ cấm và ngƣ cụ
thƣờng sử dụng.
1.3

Nội dung nghiên cứu
-

Điều tra, khảo sát hiện trạng các loài cá tự nhiên bên ngoài TTNNMX.

-

Tìm hiểu nguyên nhân suy giảm cá tự nhiên.

- Phân tích, tổng hợp và đánh giá hiện trạng các loài cá tự nhiên theo kiểu sử
dụng đất và thủy vực chính trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Thái Sua (MSSV: 3113838)

2



Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành QLMT&TNTN

CHƢƠNG 2: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1

Tổng quan nguồn lợi thủy sản Việt Nam

Việt Nam là quốc gia nằm trong vùng nhiệt đới, có diện tích nƣớc ngọt bề mặt
lớn, đƣợc đánh giá là một quốc gia có nguồn lợi thủy sản nƣớc ngọt phong phú và đa
dạng, có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản so với các nƣớc
trong khu vực. Theo Bộ Thủy Sản (1996), ở Việt Nam đã thống kê đƣợc cá nƣớc ngọt
Việt Nam gồm 544 loài cá, thuộc 228 giống, 57 họ và 18 bộ. Riêng họ cá chép có 276
loài và phân loài thuộc 100 giống và 4 họ, 1 phân họ đƣợc coi là đặc hữu Việt Nam. Số
lƣợng loài cá ở các cửa song dao động từ 70 đến hơn 230 loài, với tổng cộng hơn 580
loài thuộc 109 họ và 27 bộ. Có thể thấy tiềm năng nguồn lợi thủy sinh nội địa rất
phong phú và đa dạng. Mỗi năm, sản lƣợng khai thác thủy sản nội địa đạt trung bình từ
150 – 200 tấn, góp phần quan trọng vào việc đáp ứng nhu cầu tiêu thụ lƣơng thực, thực
phẩm của ngƣời dân, đặc biệt từ các địa phƣơng không có biển. Hiện nay, sản lƣợng
khai thác thủy sản nƣớc ngọt có phần giảm đi so với các năm trƣớc, trên các song, hồ
lớn sản lƣợng khai thác giảm mạnh, một số đối tƣợng cá truyền thống nhƣ cá Bơn,
Lẹp, Chài, Chép và các loài cá đồng khác nhƣ cá Trê, cá Chạch…dang có chiều hƣớng
suy giảm mạnh. Sản lƣợng khai thác nội địa giai đoạn 2001 – 2009 giảm 20%, từ 243
nghìn tấn (2001) xuống còn 191 nghìn tấn (2009). Có sự thay đổi sản lƣợng do nguồn
lợi suy giảm và môi trƣờng thủy sinh thay đổi.
Thủy sản là nguồn tài nguyên có thể tái tạo và có giá trị kinh tế rất lớn. Việt
Nam là quốc gia có một vùng biển rộng, bờ biển dài, vừa có núi, sông, hồ, đồng bằng
châu thổ, đa dạng về kiểu loại đất ngập nƣớc đã tạo ra cho đất nƣớc ta tính đa dạng về

tiềm năng để phát triển nuôi trồng thủy sản ở khắp mọi miền đất nƣớc cả về nƣớc ngọt
và nƣớc mặn.
Nƣớc ta có những thủy vực tự nhiên rất rộng lớn thuộc hệ thống sông ngòi và
các kênh rạch, hệ thống hồ chứa tự nhiên, hệ thống ao đầm nhỏ và ruộng trũng. Tuy
nhiên, cho tới nay mới chỉ có 80% diện tích các ao, hồ nhỏ đã phát triển, còn các mặt
nƣớc lớn nhƣ các dòng sông, vùng ngập nƣớc, ruộng trũng chƣa đƣợc sử dụng nhiều.
Vì vậy, tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản trong các thủy vực nƣớc ngọt còn rất
lớn.
Với diện tích có khả năng nuôi thủy sản trong cả nƣớc là 1,7 triệu ha, trong đó
ao cá có diện tích là 120.000 ha, hồ chứa, mặt nƣớc lớn 340.000 ha và ruộng lúa có
khả năng nuôi thủy sản là 580.000 ha , hiện nay nuôi thủy sản nƣớc ngọt đã đóng góp
một phần quan trọng trong ngành thủy sản. (Bộ Thủy sản, 1999)
2.2

Tổng quan nguồn lợi thủy sản ĐBSCL

Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đất màu mỡ ở phía Tây Nam
Việt Nam, do phù sa sông Cửu Long bồi đắp, còn gọi là miền Tây Nam Bộ, hay gọi tắt
là miền Tây. Diện tích khoảng 40.640,7 km2, chiếm khoảng 12,3% diện tích cả nƣớc.
Thái Sua (MSSV: 3113838)

3


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành QLMT&TNTN

Dân số năm 2007 là 17.524.000 ngƣời, chiếm khoảng 20,6% dân số cả nƣớc. Vùng
bao gồm 13 đơn vị hành chính trực thuộc trung ƣơng là: tỉnh Long An, tỉnh Tiền

Giang, tỉnh Đồng Tháp, tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Trà Vinh, tỉnh Hậu Giang, tỉnh Sóc
Trăng, tỉnh Bến Tre, tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang, tỉnh Bạc Liêu, tỉnh Cà Mau và
thành phố Cần Thơ. Đây là vị trí thuận lợi trong việc phát triển kinh tế biển, khai thác
và nuôi trồng thủy sản phục vụ cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nƣớc và xuất
khẩu.
Đồng bằng có diện tích đất tự nhiên xấp xỉ 4 triệu ha, trong đó có trên 3,8 triệu
ha đất nông nghiệp. Đây là vùng trọng điểm sản xuất lƣơng thực, thực phẩm lớn nhất
cả nƣớc. Giá trị sản xuất nông – lâm – ngƣ nghiệp của toàn vùng hằng năm chiếm
khoảng 40% tổng giá trị sản xuất. ĐBSCL còn là vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất
của cả nƣớc, sản lƣợng thủy sản của vùng chiếm khoảng 50%, diện tích nuôi trồng
thủy sản chiếm khoảng 60% sản lƣợng nuôi trồng chiếm khoảng 60% và giá trị xuất
khẩu thủy sản chiếm đến 51% của cả nƣớc. (Dƣơng Nhựt Long, 2004)
Nguồn lợi thủy sản ĐBSCL mang tính chất nhiệt đới rõ rệt, thể hiện ở chổ rất
đa dạng về thành phần loài và phong phú về sản lƣợng. Theo nghiên cứu mới đây giũa
Khoa Thủy Sản, Đại Học Cần Thơ và tổ chức bảo vệ tài nguyên môi trƣờng của Nhật
(Nagao) cho thấy có hơn 183 loài loài cá đã đƣợc tìm thấy, trong đó họ cá Bống
(Gobidae) 54 loài chiếm 19%, họ cá Chép (Cyprinidae) 46 loài chiếm 16%. Chúng
phân bố ở nhiều loài hình thủy vực khác nhau nhƣ kênh rạch, ao, đầm, ruộng lúa, vùng
ngập lũ…Do đó, ngƣ cụ khai thác cá nƣớc ngọt ở đây cũng rất đa dạng. Theo ủy ban
sông Mekong, khu vực hạ lƣu sông Mekong có khoảng 120 loài cá kinh tế, trong đó
chỉ có khoảng 10 – 20 loài ảnh hƣởng quyết định đến sản lƣợng khai thác.
Theo Trƣơng Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hƣơng (1993), nguồn lợi thủy sản ở
ĐBSCL có 13 bộ và 39 họ và 173 loài cá. Nghiên cứu đã xác định đƣợc 12 loài cá
thuộc bộ cá Trích (Clupeiformes), 2 loài thuộc bộ cá Thát Lát (Osteoglossiformes), 50
loài thuộc họ cá Chép (Cypriniformes), 41 loài thuộc họ cá Trơn (Siluriformes), 2 loài
thuộc bộ cá Sóc (Cyprinodontiformes), 6 loài thuộc bộ cá Lìm Kìm (Benoliformes), 1
loài thuộc bộ cá Ngựa (Gasterosteifromes), 3 loài thuộc bộ cá Đối (Muligiformes), 2
loài thuộc bộ Lƣơn (Sunbranchiformes), 43 loài thuộc bộ cá Vực (Perciformes), 4 loài
thuộc bộ cá Lƣởi Mèo (Pleuronectiformes), 6 loài thuộc bộ cá Nóc
(Tetraodontiformes) và 1 loài thuộc bộ cá hàm Ếch.

Nguồn lợi thủy sản ở ĐBSCL có nhiều loài đặc hữu, có giá trị kinh tế cao gần
nhƣ tuyệt chủng hoặc khó phát hiện nhƣ cá Tra Dầu (Pangasionodon gigas), cá Hô
(Catlocarpio siamensis), cá Chài Sóc (Probarbus jullieni)…Ngƣợc lại, cũng xuất hiện
một số loài cá khác mới di nhập, khá phong phú ngoài tự nhiên và có thể ảnh hƣởng
đến các loài bản địa nhƣ cá Chim Trắng, cá Lau Kiếng…(Trần Đắc Định, 2010).

Thái Sua (MSSV: 3113838)

4


Luận Văn Tốt Nghiệp

2.3

Ngành QLMT&TNTN

Tổng quan về tỉnh Hậu Giang

Hình 2.1: Bản đồ địa giới hành chính tỉnh Hậu Giang

Hậu Giang là một tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long. Hậu Giang là tỉnh ở trung
tâm châu thổ sông MeKong, thành phố Vị Thanh trung tâm hành chính của tỉnh cách
thành phố Hồ Chí Minh 240 km về phía tây nam, cách thành phố Cần Thơ 60 km theo
Quốc lộ 61 và chỉ cách 40 km theo đƣờng nối Vị Thanh – thành phố Cần Thơ. Hậu
Giang là tỉnh thuộc khu vực nội địa của Đồng bằng Sông Cửu Long. Trƣớc năm 1945,
Hậu Giang là tên gọi của sông Hậu. Vùng đất thuộc tỉnh Hậu Giang ngày nay nằm rải
rác ở nhiều tỉnh khác nhau. Sau 30 tháng 04 năm 1975, tỉnh Hậu Giang đƣợc thành lập
trên cơ sở sáp nhập hai tỉnh Phong Dinh và Ba Xuyên thời Việt Nam Cộng Hoà. Cuối
năm 1991 tỉnh Hậu Giang đƣợc chia thành Cần Thơ và Sóc Trăng. Ngày 26 tháng 11

năm 2003, tỉnh Cần Thơ đƣợc chia thành thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ƣơng
và tỉnh Hậu Giang ngày nay.
Tỉnh có diện tích đứng hàng thứ 11 và dân số đứng hàng thứ 13 trong tổng số
13 tỉnh thành ở miền Tây Nam Bộ, là một trong những trung tâm lúa gạo của miền Tây
Nam Bộ. Tỉnh có thế mạnh về cây lúa và cây ăn quả các loại, có nguồn thủy sản phong
phú, chủ yếu tôm cá nƣớc ngọt và chăn nuôi gia súc. Tỉnh nổi tiếng với chợ nổi Ngã
Bảy và nhiều di tích lịch sử cấp quốc gia nhƣ di tích Khởi Nghĩa Nam Kỳ, di tích Liên
Hiệp Đình Chiến Nam Bộ, Căn cứ Tỉnh Ủy Cần Thơ, di tích Tầm Vu, đền Bác Hồ...
2.3.1 Vị trí địa lý
Tỉnh Hậu Giang đƣợc tách ra từ tỉnh Cần Thơ cũ để trở thành một tỉnh mới trực
Thái Sua (MSSV: 3113838)

5


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành QLMT&TNTN

thuộc Trung Ƣơng, là một trong 13 đơn vị hành chính cấp tỉnh thành của vùng
ĐBSCL. Hậu Giang là tỉnh ở trung tâm ĐBSCL, lãnh thổ của tỉnh nằm trong tọa độ từ
9030'35 đến 10019'17 Bắc và từ 105014'03 đến 106017'57 kinh Đông. Phía Tây giáp
tỉnh Kiên Giang, phía Bắc giáp thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long, phía nam giáp
tỉnh Bạc Liêu, phía đông giáp tỉnh Sóc Trăng. Tỉnh có diện tích tự nhiên là 1601,1
km2, chiếm khoảng 4% diện tích vùng ĐBSCL và chiếm khoảng 0,4% tổng diện tích
tự nhiên cả nƣớc. Dân số trung bình 758,6 nghìn ngƣời với mật độ 474 ngƣời/km2.
(Theo tổng cục thống kê 2010)
Tỉnh nằm ở hạ lƣu sông Hậu, giữa một mạng lƣới sông ngòi, kênh rạch chằng
chịt nhƣ: sông Hậu, sông Cần Thơ, sông Cái Tƣ, kênh Quản Lộ, kênh Phụng Hiệp…
Các tuyến đƣờng lớn chạy qua tỉnh là lộ 1A, quốc lộ 61, quốc lộ 61B. Tuy nhiên, do vị

trí nằm sâu trong nội địa nên Hậu Giang gặp không ít khó khăn trong việc khai thác
các nguồn lợi bên ngoài lãnh thổ, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa, đòi hỏi tỉnh phải
nổ lực hết sức trong việc khai thác nội lực để phát triển.
Hậu Giang hiên có 7 đơn vị hành chánh gồm thành phố Vị Thanh, thị xã Ngã
Bảy và 5 huyện: Phụng Hiệp, Long Mỹ, Vị Thủy, Châu Thành, Châu Thành A. Tỉnh
của tỉnh là thành phố Vị Thanh cách thành phố Cần Thơ 60 km, cách thành phố Hồ
Chí Minh 240 km về phía Tây Nam. Hậu Giang chú trọng phát huy tiềm năng về sản
xuất nông nghiệp, đẩy mạnh nuôi trồng khai thác thủy sản, trồng cây ăn trái cùng với
nhiều ngành công nghiệp mạnh trên địa bàn nhƣ chế biến nông, thủy sản, cơ khí, hàng
tiêu dùng… đã góp phần làm phát triển kinh tế của tỉnh.
2.3.2 Điều kiện tự nhiên
2.3.2.1 Địa hình
Hậu Giang nằm ở phần cuối đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, độ cao trung
bình dƣới 2m so với mực nƣớc biển. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông
sang Tây, bao gồm 2 dạng địa mạo là đê tự nhiên ven sông Hậu và các cù lao dọc theo
sông Hậu. Đồng bằng châu thổ chiếm gần 95% có địa hình bằng phẳng thấp dần theo
hƣớng xa sông Hậu với một số vùng trũng cục bộ, cao trình phổ biến từ 0,6 – 0,8 m và
tƣơng đối bằng phẳng. Khu vực ven sông Hậu cao nhất, trung bình khoảng 1 – 1,5m,
độ cao thấp dần về phía Tây. Phần lớn lãnh thổ nằm kẹp giữa kênh Xáng Xà No và
kênh Quản Lộ – Phụng Hiệp là vũng thấp trũng, độ cao trung bình chỉ khoảng 0,2 –
0,5m so với mực nƣớc biển.
Địa hình khá bằng phẳng là đặc trƣng chung của ĐBSCL. Trên địa bàn tỉnh có
2 trục giao thông huyết mạch quốc gia là quốc lộ 1A, quốc lộ 61; 2 trục giao thông
thủy quốc gia kênh Xà No, kênh Quản lộ – Phụng Hiệp. Trên phƣơng diện phát triển
kinh tế xã hội có thể phân thành 3 vùng hợp theo chế độ thủy văn nhƣ sau:
- Vùng triều: là vùng tiếp giáp sông Hậu về hƣớng Tây Bắc gồm huyện Châu
Thành, Châu Thành A, thị xã Ngã Bảy và một phần huyện Phụng Hiệp có diện tích
Thái Sua (MSSV: 3113838)

6



Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành QLMT&TNTN

19.200 ha, phát triển mạnh về kinh tế vƣờn và kinh tế công nghiệp, dịch vụ.
- Vùng úng triều: về phía Đông Bắc huyện Phụng Hiệp tiếp giáp với vùng triều
diện tích khoảng 16.800 ha, phát triển mạnh cây lúa với hệ thống canh tác khá đa
dạng, có tiềm năng công nghiệp và dịch vụ.
- Vùng úng: nằm sâu trong nội đồng bao gồm thị xã Vị Thanh, huyện Long Mỹ,
Vị Thủy và phần phía Đông Nam của huyện Phụng Hiệp, diện tích 124.000ha (78%
diện tích tự nhiên) là vùng kinh tế quan trọng của tỉnh Hậu Giang phát triển nông
nghiệp đa dạng (lúa, mía, khóm…). Có khả năng phát triển mạnh về công nghiệp, dịch
vụ…
Trên địa bàn tỉnh có ba nhóm đất chính là nhóm đất phù sa (42% diện tích tự
nhiên) đất phèn (41% diện tích tự nhiên) và đất lập líp (17% diện tích tự nhiên), có
thành phần cơ giới nặng, giàu mùn đạm. Bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh bởi hệ thống
kênh rạch nhân tạo. Việc đào kênh vừa tăng khả năng thoát nƣớc và lƣu thông, vừa tạo
ra các vùng có địa hình cao tƣơng đối hàng mét. Sự chênh lệch về độ cao giữa các nơi
trong tỉnh tuy không lớn lắm nhƣng đã tạo ra sự tƣơng phản rõ rệt. Điều đó ảnh hƣởng
không nhỏ đến tự nhiên và sự phát triển kinh tế
xã hội của tỉnh.
()
2.3.2.2 Khí hậu
Tỉnh Hậu Giang nằm trong vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, gần xích đạo;
có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa mƣa có gió Tây Nam từ
tháng 5 đến tháng 11, mùa khô có gió Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 hàng năm.
Nhiệt độ trung bình là 270C không có sự trênh lệch quá lớn qua các năm. Tháng có
nhiệt độ cao nhất (350C) là tháng 4 và thấp nhất vào tháng 12 (20 – 300C).

Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, chiếm từ 92 – 97% lƣợng mƣa cả
năm. Lƣợng mƣa ở Hậu Giang thuộc loại trung bình, khoảng 1800 mm/năm, lƣợng
mƣa cao nhất vào khoảng tháng 9 (250,1mm).
Độ ẩm trung bình trong năm phân hoá theo mùa một cách rõ rệt, chênh lệch độ
ẩm trung bình giữa tháng ẩm nhất và tháng ít ẩm nhất khoảng 11%. Độ ẩm trung bình
thấp nhất vào khoảng tháng 3 và 4 (77%) và giá trị độ ẩm trung bình trong năm là
82%.
Biến đổi khí hậu đang là một thách thức lớn hiện nay, diễn ra với mức độ ngày
càng khốc liệt tại nhiều địa phƣơng. Cùng với các tỉnh ở ĐBSCL, Hậu Giang cũng
phải chịu tác động và bị ảnh hƣởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu, nhất là do hiện tƣợng
nƣớc biển dâng. Trong đó, ngành sản xuất nông nghiệp là đối tƣợng bị ảnh hƣởng sớm
và nặng nề nhất. Biến đổi khí hậu làm suy thoái nghiêm trọng phân bố nguồn cá và các
môi trƣờng sống ven biển do tác động của nƣớc biển nóng lên. Hậu Giang đang đối
mặt với nguy cơ xâm nhập mặn, ô nhiễm, suy thoái nguồn nƣớc gia tăng khi biến đổi
khí hậu.
Thái Sua (MSSV: 3113838)

7


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành QLMT&TNTN

Theo dự báo của các nhà khoa học: ĐBSCL nói chung và tỉnh Hậu Giang nói
riêng, nƣớc biển dâng sẽ làm ngập lụt phần lớn diện tích tự nhiên. Lƣu lƣợng nƣớc
sông Mekong giảm từ 2 – 24% trong mùa khô, tăng từ 7 – 15% vào mùa lũ. Hạn hán
sẽ xuất hiện nhiều hơn, việc tiêu thoát nƣớc mùa mƣa lũ cũng khó khăn. Sẽ gây ảnh
hƣởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.
()

2.3.2.3 Thủy văn
Tỉnh Hậu Giang có một hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt với tổng chiều
dài khoảng 2.300 km. Mật độ sông rạch khá lớn 1,5 km/km2, vùng ven sông Hậu thuộc
huyện Châu Thành lên đến 2 km/km2. Do điều kiện địa lý của vùng, chế độ thuỷ văn
của tỉnh Hậu Giang vừa chịu ảnh hƣởng của chế độ nguồn nƣớc sông Hậu, vừa chịu
ảnh hƣởng chế độ triều biển Đông, biển Tây và chế độ mƣa nội tỉnh. Hậu Giang có
một hệ thống kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài khoảng 2.300 km. Các con kênh
lớn là: kênh Đông Lợi, kênh Sóc Trăng, kênh Mỹ Thuận, kênh Xáng Xà No, kinh
Xáng, kênh Lô Đá, kênh Xáng Nàng Mau, kênh Xáng Bún Tàu, kênh Cái Côn....Sông
Hậu chảy ở phía Đông Bắc tỉnh với chiều dài khoảng 14 - 15 km, qua địa bàn huyện
Châu Thành. Sông có nhiều nhánh tự nhiên chảy vào tỉnh. Phía Tây Nam của tỉnh có
các con sông nhƣ: sông Cái Lớn, sông Ba, sông Nƣớc Đục, sông Nƣớc Trong.... không
chỉ cung cấp nƣớc cho sinh hoạt và sản xuất, mà còn là đƣờng giao thông quan trọng
đi khắp nơi trong tỉnh và các tỉnh trong khu vực.
Phần lớn lãnh thổ Hậu Giang trong năm đều có thời kỳ ngập nƣớc, bắt đầu từ
tháng 7 và kéo dài khoảng 2 – 3 tháng. Độ sâu và thời gian ngập nƣớc tùy thuộc vào
lƣợng nƣớc mƣa; độ cao tƣơng đối, vị trí so với các dòng sông, kênh rạch. Hiện tƣợng
ngập úng thƣờng đƣợc bắt đầu do mƣa, sau đó tăng cƣờng do lũ sông Hậu. Các vùng
cao ven sông Hậu và những vùng phía Tây trong lƣu vực sông Cái Lớn thoát nƣớc tốt
nên ít bị ngập hoặc thời gian ngập ngắn. Vùng đất thấp có khả năng thoát nƣớc kém
nên thời gian ngập lụt dài hơn. Tùy theo mức độ ngập, có thể chia lãnh thổ Hậu Giang
thành các vùng:
- Vùng ngập dƣới 30 cm gồm phần lớn huyện Châu Thành, huyện Châu Thành
A, vùng Đồng Gò huyện Phụng Hiệp, phần lớn huyện Long Mỹ.
- Vùng ngập từ 30 – 60 cm gồm khu vực phía Nam huyện Châu Thành, phần
lớn huyện Vị Thủy.
- Vùng ngập từ 60 cm trở lên gồm xã Trƣờng Long Tây của huyện Châu Thành
A và phần lớn huyện Phụng Hiệp.
- Vùng không bị ngập hoặc thời gian ngập không đáng kể gồm phần lớn thị xã
Vị Thanh, một phần huyện Vị Thủy, do nằm ở lƣu vực sông Cái Lớn nên có khả năng

thoát nƣớc tốt.
Là tỉnh nằm ở hạ nguồn sông Hậu, Hậu Giang chịu tác động mạnh của thủy
Thái Sua (MSSV: 3113838)

8


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành QLMT&TNTN

triều. Vào mùa mƣa, biên độ triều thấp, khoảng 0,5 m. Vào mùa khô, biên độ thủy
triều có thể lên tới vài mét. Ngƣời ta có thể lợi dụng điều này để xây dựng hệ thống
tƣới tiêu tự chảy, nhƣng đồng thời phải luôn cảnh giác đề phòng nƣớc mặn xâm nhập
vào đồng ruộng. Vùng Tây Nam của tỉnh nằm trong lƣu vực sông Cái Lớn nên chịu
ảnh hƣởng mạnh bởi chế độ triều của vịnh Thái Lan. Nƣớc mặn có thể theo sông Cái
Lớn gây ra hiện tƣợng nhiễm mặn nặng tại khu vực Vị Thanh, Vị Thủy, Long Mỹ; khu
vực ven các sông Nƣớc Trong, Cái Tƣ, Ngan Dừa, Cái Côn; thậm chí nƣớc mặn còn
lấn vào cả kênh Quản Lộ. ()
2.3.2.4 Tiềm năng thủy sản
Thủy sản là thế mạnh thứ hai sau cây lúa, đƣợc xác định là thế mạnh của tỉnh
với sản lƣợng khai thác cao, khoảng 33.000 – 35.000 tấn/năm. Hàng năm xuất khẩu
thủy hải sản của tỉnh đạt 20.000 tấn (khoảng 50 triệu USD). Thế nhƣng, tiềm năng của
tỉnh hiện còn rất lớn, đến 54.000 ha diện tích mặt nƣớc có khả năng nuôi trồng thủy
sản và 15.000 ha mặt nƣớc sông, rạch; trong khi tỉnh chỉ mới quy hoạch đƣợc khoảng
2.000 ha tập trung tại các xã vùng ven sông Hậu. Các loại cá đƣợc tỉnh tập trung phát
triển là: cá tra, cá thác lác, cá rô đồng, cá sặc rằn…
Năm 2008 diện tích nuôi thủy sản tăng nhanh, góp phần đƣa sản lƣợng thủy
sản, tạo nguồn nguyên liệu lớn, ổn định cho công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu.
Theo tổng cục thống kê năm 2010, toàn tỉnh diện tích nuôi tròng thủy sản là 6.400 ha

tăng so với năm 2009 (6.200 ha), đứng thứ 10 trong tổng số 13 tỉnh ĐBSCL, tỉnh có
diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhất là tỉnh Cà Mau với 299.100 ha. Sản lƣợng thủy
sản năm 2010, ƣớc tính toàn tỉnh đạt 47,478 tấn, tăng 8,13% so với cùng kỳ năm trƣớc
(trong đó sản lƣợng thủy sản khai thác là 3.048 tấn, giảm 95 tấn so với năm 2009 và
nuôi trồng là 44.430 tấn, tăng 3.663 tấn so với năm 2009). Sản lƣợng thủy sản của tỉnh
Hậu Giang chiếm một phần nhỏ (khoảng 1,62%) trong tổng sản lƣợng thủy sản của
ĐBSCL, đạt sản lƣợng cao nhất là tỉnh Kiên Giang với 459.310 tấn.
()
Đến năm 2015 và 2020, ngành thủy sản tỉnh Hậu Giang phấn đấu đạt đƣợc từ
16 nghìn ha đến 20 nghìn ha nuôi trồng các loại thủy sản, tƣơng ứng với tốc độ tăng
trƣởng bình quân về diện tích của giai đoạn 2011 – 2015 là 7,8%/năm và giai đoạn
2016 – 2020 là 4,65/năm. Cùng với đó, sản lƣợng thủy sản đến năm 2015 phấn đấu đạt
trên 165 nghìn tấn. Kim nghạch xuất khẩu thủy sản vào năm 2015, ƣớc tính sẽ đạt 200
triệu USD và đạt 275 triệu USD năm 2020, từ đó kéo theo hàng chục nghìn lao động
có việc làm và thu nhập ổn định. ()
Trong những năm gần đây, nghề nuôi thủy sản đƣợc nhân rộng trong các tỉnh
ĐBSCL trong đó có tỉnh Hậu Giang, nguồn lợi thủy sản tự nhiên trên các thủy vực ở
Hậu Giang rất đa dạng và phong phú, phần lớn các giống loài bắt gặp ở đây là các
giống loài phân bố thủy vực nƣớc ngọt có phẩm chất thịt ngon với nhiều đối tƣợng
nuôi nhƣ: cá tra, ba sa, cá lóc, cá rô đồng, cá sặc rằn, rô phi, cá trê vàng, tôm càng
Thái Sua (MSSV: 3113838)

9


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành QLMT&TNTN

xanh, tôm sú, tôm thẻ,... Đƣợc nuôi với nhiều hình thức khác nhau nhƣ nuôi trong ao

đất, nuôi bè, nuôi kết hợp, nuôi trên ruộng lúa... Ở các mức độ khác nhau nhƣ: quảng
canh, quảng canh cải tiến, thâm canh, bán thâm canh, chuyên canh, xen canh, lồng
bè,... Diện tích nuôi luân canh thủy sản với cây lúa ƣớc tỉnh khoảng 21.000 ha chủ yếu
là cá chép, cá mè vinh, có rô đồng, cá thát lát, tôm càng xanh,... Diện tích nuôi xen
canh trong mƣơng khoảng 430 ha, sản lƣợng 258 tấn, chủ yếu là tôm càng xanh. Diện
tích nuôi thủy sản ở rừng tràm là 500 ha, sản lƣợng 400 – 600 tấn. Nuôi bè tự kiến đạt
200 bè, sản lƣợng khoảng 1.000 tấn, chủ yếu là cá Bống Tƣợng (chiếm 60%) còn lại là
các loại cá trắng nuôi ghép.
2.4

Sơ lƣợc về địa bàn thu mẫu

Phụng Hiệp là một huyện của tỉnh Hậu Giang, huyện đƣợc thành lập vào tháng
9/2005 trên cơ sở phân vạch địa giới hành chính của huyện Phụng Hiệp (cũ) để thành
lập hai đơn vị là thị xã Ngã Bảy và huyện Phụng Hiệp. Trung tâm hành chính huyện
nằm ở thị trấn Cây Dƣơng, nơi giao nhau giữa hai trục đƣờng tỉnh 927 và 928. Phụng
Hiệp là một huyện thuần nông, có diện tích tự nhiên và số dân đứng đầu của tỉnh Hậu
Giang. Dân số hơn 205 nghìn ngƣời, diện tích đất tự nhiên 48.550 ha, chiếm 30,3%
diện tích của toàn tỉnh, trong đó có 42.000 ha đất canh tác nông nghiệp.
2.4.1 Vị trí địa lý huyện Phụng Hiệp
Xét về diện tích địa giới hành chính, huyện có diện tích lớn nhất tỉnh Hậu
Giang. Bắc giáp huyện Châu Thành và huyện Châu Thành A; Nam giáp huyện Mỹ
Tú của tỉnh Sóc Trăng; Tây giáp huyện Vị Thủy và huyện Long Mỹ; Đông giáp thị xã
Ngã Bảy và tỉnh Sóc Trăng. Huyện có 15 đơn vị hành chính trực thuộc là 12 xã: Phụng
Hiệp, Tân Phƣớc Hƣng, Tân Bình, Hòa An, Phƣơng Bình, Phƣơng Phú, Hòa My, Hiệp
Hƣng, Thạnh Hòa, Bình Thành, Tân Long, Long Thạnh và 3 thị trấn: Cây Dƣơng,
Kinh Cùng, Búng Tàu. Diện tích 485,55 km2, dân số 210.089 ngƣời (2009), mật độ
dân số 433 ngƣời/km2.
Phụng Hiệp cách thành phố Cần Thơ khoảng 30 km2 về phía Nam, cách thị
thành phố Vị Thanh 38 km về hƣớng Đông. Phụng Hiệp có nhiều tiềm năng phát triển

kinh tế, có truyền thống trồng trọt lâu đời với hệ thống cây ăn trái, mía đƣờng. Trên
địa bàn huyện có mạng lƣới giao thông đƣờng bộ khá dày đặc gồm tuyến Quốc lộ 1A,
Quốc lộ 61, tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp, hai tuyến tỉnh lộ 927 và 928 với nhiều tuyến
sông (Lái Hiếu, Búng Tàu) tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế của huyện.
()
2.4.2 Kinh tế huyện Phụng Hiệp
Liên tục nhiều năm qua, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của huyện tăng 10%/năm.
Từ nền kinh tế thuần nông, do chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, đến nay đã hình
thành rõ rệt 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp, thƣơng mại và dịch vụ, góp phần
tích cực vào giải quyết các vấn đề xã hội, nâng cao mức sống ngƣời dân. Giai đoạn
Thái Sua (MSSV: 3113838)

10


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành QLMT&TNTN

2000 - 2005, tốc độ phát triển của huyện khá nổi bật. Giá trị sản xuất tăng gấp 2 lần
giai đoạn trƣớc; cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh từ khu vực I sang khu vực II, III.
Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp tăng trƣởng nhanh, bình quân hàng năm tăng
28,43% (tăng 3,5 lần năm 2000); dịch vụ, thƣơng mại cũng tăng 1,96 lần so với năm
2000.
Năm 2006, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của huyện đạt 10,17%, thu nhập bình
quân đầu ngƣời đạt 5,52 triệu đồng/ngƣời/năm; tổng sản lƣợng sản xuất nông nghiệp
đạt 983 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch; sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt
760,525 tỷ đồng, (tăng 0,5% so với năm 2005); thƣơng mại, dịch vụ đạt 436,5 tỷ đồng
(tăng 15% so với năm 2005) và vƣợt 68% chỉ tiêu tỉnh giao, thu ngân sách trên địa bàn
đạt 14,1 tỷ đồng...

Nông nghiệp vẫn là thế mạnh của huyện, những năm qua, ngành nông nghiệp
huyện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, trên cơ sở quy hoạch phát triển sản xuất
hợp lý, phù hợp với điều kiện thổ nhƣỡng và sinh thái của từng vùng. Nếu nhƣ năm
1985, phần lớn diện tích đất nông nghiệp chỉ độc canh cây lúa, nhiều diện tích phải bỏ
hoang do trũng thấp, nhiễm phèn, thì đến năm 2007, nông dân đã khai thác và canh tác
trên toàn bộ diện tích với gần 40.000 ha. Nhiều vùng chuyên canh lúa, mía, cây ăn trái,
nuôi trồng thủy sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các loại cây đặc sản, nhƣ: bƣởi
năm roi, quýt đƣờng, sầu riêng, măng cụt, xoài cát Hoà Lộc…đã đóng góp tích cực
vào việc nâng cao mức sống ngƣời dân, xóa hộ đói, giảm hộ nghèo.
Bên cạnh thế mạnh cây lúa và cây mía truyền thống, huyện Phụng Hiệp còn tận
dụng lợi thế tự nhiên để đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản. Phong trào chăn nuôi thủy sản
ở huyện Phụng Hiệp nở rộ trong vài năm gần đây. Bƣớc đầu chăn nuôi theo hình thức
bán công nghiệp, chủ yếu trong ao, vèo, lồng... ven các tuyến kênh, rạch. Mỗi khi mùa
nƣớc về, thay vì sản xuất lúa vụ 3 kém hiệu quả, ngƣời dân chuyển sang nuôi cá dƣới
ruộng. Tuy nhiên, do quy mô các mô hình sản xuất nhỏ, chỉ góp phần cải thiện cuộc
sống cho nhiều hộ dân nông thôn, chứ chƣa thể khai thác hết tiềm năng, thế mạnh nuôi
trồng thủy sản tại địa phƣơng. Dựa vào lợi thế tự nhiên của 2 xã Hiệp Hƣng và Tân
Phƣớc Hƣng có các tuyến kênh lớn nhƣ: kênh Quản lộ Phụng Hiệp, Lái Hiếu, Cây
Dƣơng..., huyện Phụng Hiệp đã quy hoạch thành công vùng nuôi thủy sản có giá trị
thƣơng phẩm của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
Phong trào chăn nuôi thủy sản ở huyện Phụng Hiệp nở rộ trong vài năm gần
đây. Bƣớc đâu chăn nuôi theo hình thức bán công nghiệp, chủ yếu trong ao, vèo,
lồng… ven các tuyến kênh, rạch. Mỗi khi mùa nƣớc về thay vì sản xuất vụ 3 kém hiệu
quả, ngƣời dân chuyển sang nuôi cá dƣới ruộng. Tuy nhiên, do quy mô các mô hình
nhỏ nên chỉ góp phần cải thiện cuộc sống cho nhiều hộ dân nông thôn, chứ chƣa thể
khai thác hết tiềm năng, thế mạnh nuôi trồng thủy sản tại địa phƣơng. Dựa vào lợi thế
của 2 xã Hiệp Hƣng và Tân Phƣớc Hƣng có các tuyến kênh lớn nhƣ: kênh Quản lộ
Phụng Hiệp, Lái Hiếu, Cây Dƣơng… huyện Phụng Hiệp đã có quy hoach thành công
Thái Sua (MSSV: 3113838)


11


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành QLMT&TNTN

vùng nuôi thủy sản có giá trị thƣơng phẩm của khu vực ĐBSCL. (www.coviet.vn)
Thế mạnh của Phụng Hiệp là tiềm năng phát triển nông nghiệp, sau đó đến
thƣơng mại – du lịch – dịch vụ và từng bƣớc phát triển công nghiệp. Lúa, mía, kết hợp
nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi gia súc, gia cầm là những thế mạnh mà Phụng Hiệp
đầu tƣ lớn cho sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, sự kết hợp phát triển giao thông – thủy lợi
cần đặc biệt quan tâm.
2.4.3 Trung tâm nông nghiệp Mùa Xuân

Hình 2.2: Hiện trạng sử dụng đất năm 2012 của TTNNMX

Nông trƣờng Mùa xuân với tổng diện tích là 1.434,89 ha trong đó diện tích có
rừng khoảng 431,20 ha, và diện tích rừng nơi có chim về làm tổ và kiếm ăn khoảng 30
– 70 ha. Tuy diện tích rừng của Vƣờn chim này không lớn so với diện tích của Đồng
bằng Sông Cửu Long nhƣng nó rất có ý nghĩa vì nó góp phần duy trì sự ổn định của
môi trƣờng thiên nhiên, đặc biệt là góp phần giảm nhẹ những tác động của biến đổi khí
hậu nhƣ điều hòa nguồn nƣớc, lọc nƣớc, chắn gió, ổn định độ ẩm,…. Ngoài ra đây là
một trong số ít những khu rừng của Hậu Giang có chim về làm tổ sinh sản. Cùng với
chợ nổi Ngã bảy, Vƣờn chim của Nông trƣờng có thể phát triển thành điểm tham quan
Thái Sua (MSSV: 3113838)

12



Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành QLMT&TNTN

học tập cho du khách trong và ngoài nƣớc trong tƣơng lai.
Theo kết quả khảo sát của Chi cục Kiểm lâm và chuyên gia Viện sinh học nhiệt
đới Thành phố Hồ Chí Minh, tại khu vực Vƣờn Chim trong Trung tâm nông nghiệp
Mùa Xuân (Phụng Hiệp, Hậu Giang), tính từ tháng 8/2011 đến nay, đã có hơn 30 loài
bay về sinh sống, trú ngụ với tổng đàn khoảng 3.500 đến 4.000 cá thể; trong đó, có ba
loài quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam là chim cổ rắn (Anhingar melanogaster),
cò nhạn (Ardea oscitans) và giang sen (Tantalus leucocephalus).
Năm 2012, tỉnh phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất Trung tâm nông nghiệp Mùa
Xuân với tổng diện tích hơn 1.400 ha, trong đó đất rừng để làm khu bảo tồn động vật
quý hiếm vƣờn chim là 61,87 ha trên tổng diện tích tự nhiên của vƣờn chim khoảng
92,62 ha. Hậu Giang có khoảng 5.100ha đất lâm nghiệp; trong đó, diện tích có rừng
khoảng 2.500 ha, chủ yếu là rừng trồng đạt tỷ lệ che phủ 1,2%.

Thái Sua (MSSV: 3113838)

13


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành QLMT&TNTN

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1

Trình tự nghiên cứu

- Lƣợc khảo tài liệu.
- Khảo sát thực tế, phân tích hiện trạng cá tự nhiên trên bên ngoài TTNNMX.
- Tham khảo ý kiến chuyên gia.

3.2

Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: đề tài đƣợc thực hiện bên ngoài Trung tâm Nông nghiệp
Mùa Xuân - huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 8/2014 đến tháng 12/2014.
3.3

Đối tƣợng nghiên cứu

Các loài cá tự nhiên (đối tƣợng chính) và các loại ngƣ cụ (đối tƣợng nằm ngoài
phạm vi nghiên cứu).
3.4

Phƣơng tiện
- Bảng phỏng vấn.
- Máy tính.
- Điện thoại có ứng dụng ODK.
- Phần mềm SPSS và phần mềm Google Earth.

3.5

Phƣơng pháp nghiên cứu

3.5.1 Thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp đƣợc thu từ niên giám thống kê, Sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Hậu Giang, các nghiên cứu từ Khoa Thủy Sản, Khoa Nông Nghiệp &
SHƢD, Khoa Môi trƣờng & TNTN trƣờng Đại học Cần Thơ và các thông tin cập nhật
từ mạng internet, tạp chí, báo cáo khoa học.
3.5.2 Thu thập số liệu sơ cấp
3.5.2.1 Điều tra thông tin các hộ dân (33 hộ)
Điều tra thông tin về họ tên, tuổi, trình độ văn hóa, giới tính, nguồn thu nhập
chính, số nhân khẩu, số lao động chính, diện tích và kiểu sử dụng đất…
3.5.2.2 Điều tra thông tin về hiện trạng khai thác cá
Điều tra thông tin về thời gian bắt đầu nghề, mùa vụ đánh bắt, các loại ngƣ cụ
thƣờng dùng để đánh bắt kèm theo thời điểm, thủy vực đánh bắt và số loài cá bắt đƣợc.
3.5.2.3 Điều tra nhận thức người dân về suy giảm loài cá theo kiểu sử dụng đất
Điều tra nhận thức ngƣời dân về suy giảm loài cá theo kiểu sử dụng đất (dựa
Thái Sua (MSSV: 3113838)

14


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành QLMT&TNTN

vào phiếu điều tra: thay đổi thành phần, số lƣợng và vùng phân bố loài cá theo kiểu sử
dụng đất).
3.5.2.4 Điều tra về cá
Tổ chức điều tra cộng đồng tại tất cả các điểm thu mẫu, trên tất cả các kiểu sử
dụng đất. Dựa vào phiếu điều tra để hƣớng tới việc phát hiện tối đa các loài cá. Điều
tra các đối tƣợng sau: ngƣời trực tiếp canh tác, ngƣời sống tại chỗ, ngƣời đánh bắt cá
thƣờng xuyên.
Cho ngƣời đƣợc phỏng vấn xem hình ảnh các loài cá để nhận dạng loài.

3.5.3 Phƣơng pháp xác định thành phần loài
Dựa vào mô tả và tên các loài cá do ngƣời đƣợc phỏng vấn trả lời kết hợp với
trang và một số tài liệu chuyên ngành nhƣ: Định
loài cá nƣớc ngọt ĐBSCL (1993) và Định loài cá nƣớc ngọt Nam Bộ (1992) để định
danh các loài cá.
3.5.4 Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu
- Sử dụng phần mềm SPSS để so sánh sự khác biệt.
- Sử dụng Microsoft Excel để nhập và xử lý số liệu, vẽ biểu đồ.

Thái Sua (MSSV: 3113838)

15


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành QLMT&TNTN

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1

Thông tin cơ bản về kết quả phỏng vấn

Đề tài nghiên cứu đƣợc khảo sát tại địa bàn thị xã Ngã Bảy và xã Tân Phƣớc
Hƣng, huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang, đƣợc tiến hành thông qua việc phỏng vấn
một cách ngẫu nhiên các hộ gia đình trong địa bàn khảo sát. Kết quả điều tra đƣợc 33
hộ dân đang sinh sống trong phạm vi nghiên cứu. Đặc điểm của các đối tƣợng dân cƣ
tham gia trả lời phỏng vấn cụ thể nhƣ sau:
4.1.1 Độ tuổi và giới tính của các ngƣời dân đƣợc phỏng vấn


Hình 4.1: Vị trí các hộ gia đình đƣợc phỏng vấn.

Tỷ lệ nam giới tham gia trả lời phỏng vấn là 97%, cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ
phụ nữ trả lời phỏng vấn chỉ chiếm 3%. Sự khác biệt quá lớn này là do quá trình điều
tra phỏng vấn thƣờng đƣợc tiến hành vào các buổi sáng (khoảng 8h-11h30) nên đa
phần ngƣời phụ nữ trong các hộ gia đình đều phải đi chợ, làm cơm…nên họ thƣờng từ
chối khi tiếp xúc với ngƣời phỏng vấn. Bên cạnh đó, đề tài đƣợc tiến hành khảo sát ở
nông thôn, lao động nam thƣờng là lao động chính, trụ cột gia đình, họ thƣờng làm tất
cả các công việc đồng áng, đánh bắt…nuôi sống gia đình, khả năng tiếp xúc và kinh
nghiệm phân loại các loài cá là rất lớn, nên họ rất năng động trong quá trình phỏng
vấn.

Thái Sua (MSSV: 3113838)

16


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành QLMT&TNTN

Sau khi thu thập thông tin từ việc phỏng vấn, độ tuổi và giới tính của các hộ
dân đƣợc tổng hợp lại ở bảng sau:
Bảng 4.1: Thông tin về độ tuổi và giới tính của các hộ dân.

STT

Đặc điểm

Số lƣợng


Tỷ lệ (%)

1

Giới tính
Nam

32

97%

Nữ

1

3%

33

100%

Tuổi lao động

8

84,8%

Quá tuổi lao động


5

15,2%

33

100%

Tổng
2

Độ tuổi

Tổng

Phần lớn ngƣời tham gia phỏng vấn sinh sống lâu đời tại địa phƣơng và có độ
tuổi khá cao (thấp nhất là 30 tuổi và cao nhất là 74 tuổi), tuổi lao động chiếm 84,85%,
quá tuổi lao động chiếm 15,15%. Từ kết quả này cho thấy, sự hiểu biết của họ về các
loài cá thƣờng có mặt ở địa phƣơng và kinh nghiệm đánh bắt là rất lớn. Do đó, chúng
ta có thể thu thập đƣợc nhiều thông tin đáng tin cậy trong quá trình phỏng vấn.

Thái Sua (MSSV: 3113838)

17


×