Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

ảnh hưởng của các mức bổ sung các mức độ thân và lá cây chuối (musa paradisiaca) lên quá trình sinh khí mêtan (ch4) bằng phương pháp in vitro

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 62 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
------------

PHẠM THỊ THU THỦY

ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC MỨC BỔ SUNG CÁC MỨC ĐỘ
THÂN VÀ LÁ CÂY CHUỐI (MUSA PARADISIACA) LÊN
QUÁ TRÌNH SINH KHÍ MÊTAN (CH4)
BẰNG PHƢƠNG PHÁP IN VITRO

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: CHĂN NUÔI

2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
------------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: CHĂN NUÔI

ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC MỨC BỔ SUNG CÁC MỨC ĐỘ
THÂN VÀ LÁ CÂY CHUỐI (MUSA PARADISIACA) LÊN
QUÁ TRÌNH SINH KHÍ MÊTAN (CH4)
BẰNG PHƢƠNG PHÁP IN VITRO

HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Hồ Quảng Đồ



SINH VIÊN THỰC HIỆN
Phạm Thị Thu Thủy
MSSV: 3118178
Lớp: Chăn nuôi – Khóa 37

2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
------------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: CHĂN NUÔI

ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC MỨC BỔ SUNG CÁC MỨC ĐỘ
THÂN VÀ LÁ CÂY CHUỐI (MUSA PARADISIACA) LÊN
QUÁ TRÌNH SINH KHÍ MÊTAN (CH4)
BẰNG PHƢƠNG PHÁP IN VITRO

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
DUYỆT CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

Hồ Quảng Đồ

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
DUYỆT CỦA BỘ MÔN

Đỗ Võ Anh Khoa


Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƢD


LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: Ban lãnh đạo Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, các
thầy cô trong Bộ môn Chăn nuôi, Trƣờng Đại học Cần Thơ.
Tôi tên: PHẠM THỊ THU THỦY
MSSV: 3118178
Lớp: Chăn nuôi - khóa 37
Tôi xin cam đoan đề tài “Ảnh hưởng của bổ sung các mức độ thân và
lá cây chuối (Musa paradisiaca) lên qúa trình sinh khí mêtan (CH4) và tỷ lệ
tiêu hóa bằng phương pháp in vitro” là công trình nghiên cứu của bản thân.
Tất cả các số liệu, kết quả đƣợc trình bày trong luận văn tốt nghiệp này là
trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào
trƣớc đây.

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phạm Thị Thu Thủy

Trang i


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, xin gửi đến Cha Mẹ lời yêu thƣơng và biết ơn chân thành vì
Cha Mẹ đã sinh và nuôi dƣỡng tôi nên ngƣời. Cha Mẹ đã cho tôi niềm tin và
tạo mọi điều kiện từ vật chất đến tinh thần để tôi có đủ hành trang bƣớc vào

trƣờng Đại học
Xin chân thành cảm ơn thầy TS. Hồ Quảng Đồ đã dạy bảo, hƣớng dẫn,
động viên, cho tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành tốt đề tài tốt
nghiệp.
Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các thầy cô Bộ môn Chăn nuôi và Bộ
môn Thú y đã hết lòng truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng tôi trong
suốt thời gian học qua.
Tôi xin chân thành biết ơn anh Võ Phƣơng Ghil, Nguyễn Thị Đỗ Thúy,
Nguyễn Trƣờng Long và các bạn trên phòng thí nghiệm E103 đã tận tình giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến các bạn lớp Chăn Nuôi khóa 37 đã
giúp đỡ tôi rất nhiều trong 4 năm qua.

Trang ii


TÓM LƢỢC
Đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của bổ sung các mức độ thân và lá cây
chuối (Musa paradisiaca) lên qúa trình sinh khí mêtan (CH4) và tỷ lệ tiêu hóa
bằng phương pháp in vitro” được thực hiện tại phòng Chăn nuôi Chuyên khoa
E103 - Bộ môn Chăn nuôi, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Trường
Đại học Cần Thơ.Thí nghiệm: Khảo sát tỷ lệ tiêu hóa, lƣợng khí và hàm lƣợng
khí sinh ra trên thân, lá chuối bằng phương pháp in vitro. Thí nghiệm đƣợc bố
trí hoàn toàn ngẫu nhiên 5 nghiệm thức và lặp lại 5 lần. Bao gồm 5 nghiệm
thức: Đối chứng: 30% TAHH + 70% cỏ Voi; Thân chuối (10%): 30% TAHH
+ 60% cỏ Voi + 10% thân chuối; Lá chuối (10%): 30% TAHH + 60% cỏ Voi
+ 10% lá chuối; Thân chuối (10%): 30% TAHH + 50% cỏ Voi + 10% thân
chuối; Lá chuối (20%): 30% TAHH + 50% cỏ Voi + 20% lá chuối. Kết quả
cho thấy, khi bổ sung thân chuối vào khẩu phần cơ bản cỏ voi tỷ lệ tiêu hóa
không có khác biệt thống kê so với nghiệm thức đối chứng (P>0,05) và khi sử

dụng lá chuối làm giảm khí mêtan ở động vật nhai lại (P<0,05).
Tiếp tục nghiên cứu sử dụng thân chuối và lá chuối và theo dõi ở thời
điểm khác nhau xác định xem có sự thay đổi giữa các chỉ tiêu.

Trang iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ........................................................................................................... i
Lời cảm ơn ..............................................................................................................ii
Tóm lƣợc ............................................................................................................... iii
Mục lục .................................................................................................................. iv
Danh sách hình....................................................................................................... vi
Danh sách bảng ....................................................................................................vii
Chƣơng 1: Đặt vấn đề ........................................................................................... 1
Chƣơng 2: Cơ sở lý luận....................................................................................... 3
2.1 Đặc điểm tiêu hóa của gia súc nhai lại ............................................................ 3
2.1.1 Bộ máy tiêu hóa ............................................................................................. 3
2.1.2 Hệ sinh vật dạ cỏ ............................................................................................ 7
2.1.3 Tác động tƣơng hỗ của vi sinh vật trong dạ cỏ ............................................ 10
2.1.4 Quá trình tiêu hóa thức ăn của gia súc nhai lai ............................................ 12
2.1.5 Vai trò của vi sinh vật dạ cỏ đối với vật chủ ............................................... 15
2.1.6 Điều hòa hoạt động của vi sinh vật dạ cỏ .................................................... 18
2.1.7 Quá trình tiêu hóa ở gia súc nhai lại ............................................................ 18
2.1.8 Vai trò của pH trong dạ cỏ ........................................................................... 19
2.1.9 Vai trò của NH3 trong quá trình lên men dịch dạ cỏ ................................... 20
2.2 Một số phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng thức ăn ......................................... 21
2.2.1 Đánh giá chất lƣợng thức ăn thô bằng tỉ lệ tiêu hóa in vivo ........................ 21
2.2.2 Đánh giá chất lƣợng thức ăn thô bằng tỉ lệ tiêu hóa in vitro ....................... 21
2.2.3 Đánh giá chất lƣợng thức ăn thô bằng sinh khí in vitro .............................. 22

2.3 Tìm hiểu về Tanin ........................................................................................... 24
2.3.1 Định nghĩa Tanin ......................................................................................... 24
2.3.2 Ảnh hƣởng của tanin đến sự tiêu hóa của gia súc ....................................... 25
2.3.3 Ảnh hƣởng của tanin làm giảm khí mêtan ở dạ cỏ và tăng by pass protein
ở gia súc nhai lại ................................................................................................... 27
2.4 Thực liệu trong thí nghiệm ............................................................................. 27
2.4.1 Cỏ Voi .......................................................................................................... 28
2.4.2 Cây Chuối (Musa paradisiacal) ................................................................... 28
Trang iv


Chƣơng 3: Phƣơng tiện và phƣơng pháp nghiên cứu ..................................... 31
3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................... 31
3.1.1 Địa điểm ....................................................................................................... 31
3.1.2 Thời gian ...................................................................................................... 31
3.2 Phƣơng tiện ..................................................................................................... 31
3.2.1 Thức ăn thí nghiệm ...................................................................................... 31
3.1.2 Dụng cụ dùng để lấy dịch dạ cỏ của bò ....................................................... 32
3.1.4 Thiết bị dùng để thí nghiệm ......................................................................... 33
3.3 Phƣơng pháp tiến hành thí nghiệm ................................................................. 33
3.3.1 Mục tiêu thí nghiệm ..................................................................................... 33
3.3.2 Bố trí thí nghiệm .......................................................................................... 33
3.3.3 Các chỉ tiêu theo dõi .................................................................................... 34
3.3.4 Tiến hành thí nghiệm ................................................................................... 34
3.3.5 Phƣơng pháp xử lý thống kê ........................................................................ 36
Chƣơng 4: Kết quả thảo luận ............................................................................ 38
4.1 Thành phần hóa học các thực liệu trong thí nghiệm ....................................... 38
4.2 Kết quả thí nghiệm.......................................................................................... 39
Chƣơng 5: Kết luận và đề nghị .......................................................................... 44
5.1 Kết quả ............................................................................................................ 44

5.2 Đề nghị ............................................................................................................ 44
Tài liệu tham khảo .............................................................................................. 45
Phụ chƣơng .......................................................................................................... 49

Trang v


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Cấu tạo dạ dày kép của gia súc nhai lại .............................................. 4
Hình 2.2 Cấu tạo dạ dày gia súc nhai lại ........................................................... 7
Hình 2.3 Liên quan giữa pH và hoạt lực của các nhóm VSV dạ cỏ ................ 12
Hình 2.4 Sơ đồ tiêu hóa carbohydrate (CHO) ở gia súc nhai lại ..................... 13
Hình 2.5 Sơ đồ quá trình tiêu hóa và phân giải protein ở gia súc nhai lại ....... 14
Hình 2.6 Sơ đồ chuyển hóa lipid ở gia súc nhai lại ......................................... 15
Hình 2.7 Cỏ voi ................................................................................................ 28
Hình 2.8 Cây chuối .......................................................................................... 29
Hình 2.9 Thân cây chuối đƣợc sử dụng trong thí nghiệm ............................... 29
Hình 3.1 Cỏ voi ................................................................................................ 30
Hình 3.2 Thức ăn hỗn hợp ............................................................................... 30
Hình 3.3 Thân chuối ........................................................................................ 31
Hình 3.4 Lá chuối ............................................................................................ 31
Hình 3.5 Bao Thức ăn hỗn hợp ........................................................................ 31
Hình 3.6 Bình thủy dùng để lấy dịch da cỏ ..................................................... 32
Hình 3.7 Keo ủ và bình đo thể tích .................................................................... 32
Hình 3.8 Xếp keo ủ vào khung ...................................................................... 325
Hình 3.9 Đo pH dịch dạ cỏ ............................................................................ 326
Hình 3.10 Ủ thực nghiệm ................................................................................ 32
Hình 3.11 Máy Tripe Plus + IR ....................................................................... 32
Hình 3.12 Đo thể tích khí sau khi ủ ................................................................. 36
Hình 3.13 Lọc dịch dạ cỏ ................................................................................. 36

Hình 3.14 Lọc dịch vào lọ ............................................................................... 36
Hình 4.1 Biểu đồ ảnh hƣởng của các mức độ bổ sung thân chuối và lá cây
chuối đến thể tích khí (ml) .............................................................................. 39
Hình 4.2 Biểu đồ ảnh hƣởng của các mức bổ sung thân và lá chuối đến pH và
tỉ lệ tiêu hóa (%)............................................................................................... 41
Hình 4.3 Biểu đồ ảnh hƣởng của các mức độ bổ sung thân và lá chuối đến
%CH4, ml CH4/gDM và ml CH4/gDMD ......................................................... 42
Trang vi


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Ảnh hƣởng của tanin trong một số cây thức ăn gia súc nhiệt đới ... 25
Bảng 2.2: Thành phần hóa học của cây chuối ................................................. 30
Bảng 3.1: Thành phần dƣỡng chất các thức ăn thí nghiệm ............................. 31
Bảng 3.2: Thành phần phần trăm thực liệu thí nghiệm ................................... 34
Bảng 3.3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm .................................................................... 34
Bảng 3.4: Thành phần dung dịch đệm ............................................................. 35
Bảng 4.1: Thành phần thí nghiệm hóa học (%DM) các thực liệu dùng trong thí
nghiệm ............................................................................................................. 38
Bảng 4.2: Ảnh hƣởng của các mức bổ sung thân chuối và lá cây chuối đến thể
tích khí (ml) ở 3, 6 , 12 , 24 giờ giờ sau khi ủ. ................................................ 39
Bảng 4.3: Ảnh hƣởng của các mức bổ sung thân và lá chuối đến pH và tỉ lệ
tiêu hóa (%) ...................................................................................................... 40
Bảng 4.4: Ảnh hƣởng của các mức độ bổ sung thân và lá chuối đến % CH4, ml
CH4/gDM và ml CH4/gDMD .............................................................................. 41

Trang vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Các ký hiệu, chữ viết tắt Ý nghĩa
ABBH

Axit béo bay hơi

ADF

Xơ axit (Acid detergent fiber)

Ash

Khoáng tổng số (Total ash)

CP

Đạm thô (Crude protein)

DM

Vật chất khô (Dry matter)

DMD

Tỉ lệ tiêu hóa vật chất khô

OM

Vật chất hữu cơ (organic matter)

CH4


Mêtan

CO2

Cacbondioxit

CTS

Tanin không thủy phân (Condensed Tannins)

HTS

Tanin thủy phân (Hydroly Sable Tannins)

VCH4

Thể tích khí mêtan

%CH4
g

Nồng độ khí mêtan
Gram

kg

Kilogram

P


Xác xuất (Probabbility)

SEM

Sai số chuẩn trung bình (Standard error mean)

TĂHH

Thức ăn hỗn hợp

Trang 1


Chƣơng 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì nhu
cầu về lƣơng thực thực phẩm của ngƣời dân cũng tăng theo, trong đó nhu cầu
về các sản phẩm của gia súc nhai lại nhƣ thịt, sữa cũng ngày càng tăng cao.
Nhờ vậy mà ngành chăn nuôi gia súc nhai lại ở nƣớc ta đƣợc thúc đẩy phát
triển mạnh mẽ, phấn đấu tới năm 2015, tổng đàn dê, cừu ở nƣớc ta đạt
4,176,946 con (theo Cục Chăn nuôi, 2006), mang lại nguồn thu nhập tƣơng
đối cho nông dân.
Chuối là cây ăn quả đƣợc trồng phổ biến khắp nơi, mang lại thu nhập
khá cao từ sản phẩm chính là quả. Thân cây chuối sau khi thu hoạch buồng
vẫn còn tƣơi, sinh khối lớn, hàm lƣợng xơ thô cao có thể tận dụng làm thức ăn
cho gia súc nhai lại, Cây chuối sau khi thu buồng là một nguồn phụ phẩm đáng
kể với diện tích trồng cả nƣớc là 98,546 ha (Niên giám thống kê, 2001). Sau khi
thu hoạch lá chuối vẫn còn tƣơi, là một bộ phận có giá trị dinh dƣỡng tƣơng
đối cao (Viện Chăn nuôi, 2001) có thể tận dụng để làm thức ăn xanh cho gia
súc nhai lại. Bùi Quang Tuấn và Nguyễn Văn Hải (2004) đã từng công bố

kết quả nghiên cứu sử dụng thân cây chuối làm thức ăn cho bê sữa lai
sinh trƣởng trong vụ đông. Tuy nhiên, việc sử dụng thân và lá cây chuối sau
thu hoạch làm thức ăn cho gia súc nhai lại vẫn chƣa đƣợc ngƣời chăn nuôi
quan tâm, thƣờng hay vứt bỏ, đây là một việc làm rất lãng phí và gây ô
nhiễm môi trƣờng, cho nên cần sử dụng thêm một số loại thức ăn bổ sung
để cân đối khẩu phần, đáp ứng nhu cầu dinh dƣỡng của gia súc nhai lại.
Hiện nay, kỹ thuật đánh giá tỉ lệ tiêu hóa của thức ăn trong phòng thí
nghiệm in vitro đƣợc quan tâm ứng dụng phổ biến hơn kỹ thuật đánh giá tiêu
hóa trực tiếp in vivo do đơn giản, nhanh, giá thành thấp và có khả năng kiểm
soát điều kiện thí nghiệm (Danh Mô, 2003). Kỹ thuật sinh khí in vitro đã đƣợc
các nhà khoa học dinh dƣỡng phát triển, nhằm đánh giá nhanh một số lƣợng
lớn mẫu thức ăn. Vì có độ chính xác đủ lớn, dễ lặp lại, ít tốn tiền bạc và thời
gian (Intcheva et al., 1999; De Boever et al., 1986), phƣơng pháp sinh khí in
vitro trong phòng thí nghiệm đƣợc coi là một sự lựa chọn hợp lý.
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Ảnh hưởng của bổ sung các mức độ thân và lá cây chuối (Musa
paradisiaca) lên qúa trình sinh khí mêtan (CH4) và tỷ lệ tiêu hóa bằng

Trang 2


phương pháp in vitro” nhằm tăng năng xuất trong chăn nuôi và góp phần làm
giảm lƣợng khí thải ra từ gia súc nhai lại.

Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 ĐẶC ĐIỂM TIÊU HÓA CỦA GIA SÚC NHAI LẠI
2.1.1 Bộ máy tiêu hóa
Hệ tiêu hóa gia súc nhai lại (GSNL) gồm miệng, yết hầu, thực quản nằm
trƣớc cơ hoành, dạ dày và ruột nằm sau cơ hoành.
2.1.1.1 Miệng

Lƣỡi và răng động vật nhai lại rất thích hợp cho việc lấy và nghiền thức
ăn, các tuyến nƣớc bọt ở miệng rất phát triển và tiết ra một khối lƣợng lớn
giúp cho quá trình nhai lại đƣợc dễ dàng. Lƣỡi của trâu bò là cơ quan chủ yếu
để lấy thức ăn, lƣỡi rất linh hoạt và mạnh, mặt trên lƣỡi nhám có thể thè ra
ngoài cuộn cỏ đƣa vào trong miệng. Trâu bò có 32 răng đƣợc chia làm 2 loại:
răng cửa (8 răng) và răng hàm (24 răng), hàm trên không có răng cửa. Thức ăn
đƣợc nhai nhỏ là nhờ răng nghiền nát, sau khi ăn cỏ vào miệng, chúng lấy răng
cửa hàm dƣới và lợi hàm trên cắt cỏ hoặc nhờ động tác kéo giật của đầu để
cắt. Trâu bò ăn cỏ nhai chủ yếu dùng vận động qua lại của hàm dƣới để nhai
nghiền thức ăn giữa răng hàm trên và răng hàm dƣới (Nguyễn Văn Thu,
2010).
Tuyến nƣớc bọt bao gồm: tuyến mang tai, tuyến dƣới lƣỡi, tuyến dƣới
hàm. Tuyến mang tai của trâu bò hoạt động tiết liên tục cả khi ăn, nhai lại và
cả ngoài thời gian nhai lại. Tuyến mang tai tiết nhiều nƣớc bọt kiềm để trung
hòa độ axit quá cao do quá trình lên men vi sinh vật, bảo đảm cho sự tiêu hóa
bình thƣờng ở dạ cỏ. Trong khi đó tuyến dƣới hàm và dƣới lƣỡi chỉ tiết ra khi
ăn. Bò sữa có thể tiết 50 - 60 lít nƣớc bọt trong ngày đêm (Nguyễn Văn Thu,
2010).
2.1.1.2 Hầu
Hầu là một ống ngắn thông với hốc mũi, miệng thanh quản và thực quản.
Nhiệm vụ của hầu dẫn thức ăn vào thực quản và đƣa không khí vào khí quản.
2.1.1.3 Thực quản
Thực quản bao gồm phần cổ, phần ngực và phần bụng. Nhiệm vụ chuyển
thức ăn xuống dạ dày và lên miệng.
2.1.1.4 Dạ dày

Trang 3


Loài nhai lại thuộc dạ dày kép làm thành một khối rất lớn chiếm nửa trái

xoang bụng. Dung tích dạ dày thay đổi tùy theo tuổi con vật. Ở bò trung bình
dung tích dạ dày khoảng 120 - 140 lít, ở bò lớn cỏ thể lên đến 200 lít.

(www.zsinhhoc. Blogspot.com)

Hình 2.1 Cấu tạo dạ dày kép của gia súc nhai lại
Dạ cỏ
Đây là túi lớn nhất chiếm nửa xoang bụng trái (80% dạ dày). Chiều dài
của dạ cỏ lớn hơn chiều rộng hơi lõm từ trên xuống dƣới, mặt ngoài của dạ cỏ
bị một rãnh chia không hoàn toàn thành 2 túi không đều nhau, túi trên dài túi
dƣới ngắn.
Đây là nơi chứa những thức ăn mà trâu bò nuốt vội khi ăn. Mặt trong của
dạ cỏ có những gai thịt xếp chi chít nhau. Dạ cỏ thông với thực quản bằng lỗ
thƣợng vị. Từ lỗ thƣợng vị kéo dài thành một rãnh về phía trong chạy qua dạ
cỏ, dạ tổ ong đến dạ lá sách. Đó là rãnh thực quản, dài khoảng 18 – 20 cm.
Các loài thú có kiểu cấu trúc theo dạng dạ dày thành một rãnh về phía trong
chạy qua dạ dày thành 4 túi gồm trâu, bò, dê, cừu, lạc đà, hƣơu và nai. Chúng
ta gọi chúng là các loại thú có dạ dày 4 túi hay còn gọi là thú nhai lại. Bởi vì
trong thời gian nghỉ ngơi chúng thƣờng ợ thức ăn trong dạ cỏ lên để nhai lại.
Sự biến đổi bộ máy tiêu hóa theo lứa tuổi trên một loài, nhìn chung không
khác biệt nhiều so với sự biến đổi theo loài. Tuy nhiên giữa lứa tuổi sơ sinh và
tuổi trƣởng thành thì có khác có khác biệt khá rõ về dung tích chứa đựng thức
ăn và hệ enzyme tiêu hóa thức ăn (Nguyễn Văn Thu, 2010).
Dạ tổ ong (Reticulum)
Đây là túi nhỏ nhất nằm trƣớc ba túi kia, phía sau cơ hoành và nằm đè
lên sụn mõm kiếm xƣơng ức. Rãnh thực quản dẫn thức ăn lỏng đã nhai lại
sang dạ lá sách, còn các ngoại vật sẽ rơi vào dạ tổ ong, có khi xuyên qua cơ
hoành đâm vào màng bao tim gây nên viêm cơ tim (Nguyễn Văn Thu, 2010).

Trang 4



Dạ tổ ong đƣợc nối với dạ cỏ bằng một miệng lớn và thức ăn di chuyển
giữa hai dạ này khá dễ dàng. Dạ tổ ong giúp đẩy các viên thức ăn lên miệng
cho bò nhai lại và thức ăn đƣợc lên men tƣơng tự nhƣ ở dạ cỏ. Rãnh thực quản
kéo dài từ vùng thƣợng vị đến dạ lá sách, có thể đóng để lƣợng thức ăn xuống
thẳng thực quản vào dạ múi khế không qua dạ cỏ. Bò trƣởng thành rãnh này ít
có chức năng so với bò còn bú sữa (Preston and Leng, 1991).
Dạ lá sách (Omasum)
Là túi hình bầu dục nằm bên phải mặt phẳng giữa, đối diện với xƣơng
sƣờn thứ 7 đến 11, nằm phía trên dạ cỏ và dạ múi khế. Mặt trong có nhiều
phiến lá mỏng xếp chồng lên nhau. Nơi đây thức ăn đƣợc nghiền nát và ép
thức ăn đã nhai lại giữa các phiến lá. Thức ăn đƣợc biến thành các phiến mỏng
và chắc. Trƣờng hợp bị tê liệt dạ lá sách dẫn đến nghẽn tắc kinh niên gây khó
khăn cho việc điều trị. Đối với Preston and Leng (1991) thì dạ lá sách cũng là
các lá to nhỏ khác nhau nhằm làm tăng diện tích bề mặt và để dễ ép thức ăn
nửa lỏng xuống dạ múi khế. Nhƣng hầu hết nƣớc và các chất điện giải đƣợc
hấp thu ở dạ lá sách. Giữa dạ tổ ong và dạ lá sách có lỗ miệng nhƣ một cái
“van” để giữ thức ăn lại trong dạ cỏ cho tới khi đƣờng kính của thức ăn giảm
xuống còn 1 – 2 mm (Nguyễn Văn Thu, 2010).
Dạ múi khế (Abomasum)
Là túi tiêu hóa thức ăn bằng hóa học giống nhƣ dạ dày đơn. Dạ múi khế
bắt đầu từ dạ lá sách bằng một lỗ thông rộng phình to ra và nằm ngƣợc chiều
với dạ lá sách, cuối cùng thon lại, rồi thông với ruột non bằng một lỗ hẹp gọi
là hạ vị. Dạ múi khế hay còn gọi là dạ dày thực nằm tiếp theo ba dạ dày trên.
Dạ múi khế có nhiều nếp gấp ở mặt trong để tăng thêm diện tích hấp thu và có
tuyến tiêu hóa nhƣ ở dạ dày đơn của heo. Tại đây, phần còn lại của thức ăn mà
vi sinh vật dạ cỏ chƣa lên men nhƣng có khả năng tiêu hóa sẽ đƣợc tiêu hóa
bằng enzyme (Preston và Leng, 1991).
2.1.1.5 Ruột

Ruột non
Dài gần 40 m, đƣờng kính 5 – 6 cm bao gồm:
- Tá tràng bắt đầu từ hạ vị đi ngƣợc lên vùng dƣới hông rồi cong lại
thành quai tá tràng. Nơi đây có chỗ đổ vào ống tụy và ống mật.
- Không tràng là đoạn dài nhất của ruột non, gấp lại nhiều lần thành một
khối lớn áp vào thành bụng phải.

Trang 5


- Hồi tràng có thành ruột dày hơn không tràng, hồi tràng đi ngƣợc lên về
phía trƣớc vùng dƣới hông bên phải và đến thông với manh tràng ở ruột già.
Ruột già
- Manh tràng ở bò dài khoảng 70 cm, rộng 10 cm. Đầu sau bịt kín và trôi
tự do, đầu trƣớc hẹp nối với hồi tràng và ăn thông không giới hạn rõ rệt với kết
tràng.
- Kết tràng ở bò dài khoảng 8 m, đƣờng kính khoảng 5 cm cuộn lại thành
cuộn tròn nằm bên phải xoang bụng, kéo dài lên phía dƣới của đốt sống hông.
- Trực tràng là đoạn cuối ruột già, mặt trên tiếp giáp xƣơng khum, mặt
dƣới là bóng đái. Hậu môn có cơ vòng hậu môn và cơ rút do thần kinh trung
ƣơng điều khiển.
Tá tràng, kết tràng và ruột non cũng có chức năng tƣơng tự nhƣ ở động
vật có dạ dày đơn. Ruột già là phần cuối cùng, nó có một túi mù nằm phía
trƣớc mặt lƣng, là nơi trú ngụ của vi sinh vật giúp cho quá trình lên men ở ruột
già (Preston và Leng, 1991).
2.1.1.6 Tuyến nƣớc bọt
Nƣớc bọt ở gia súc nhai lại đƣợc phân tiết và nuốt xuống dạ cỏ tƣơng đối
liên tục. Nƣớc bọt có kiềm tính nên có tác dụng trung hòa các sản phẩm axit
sinh ra trong dạ cỏ. Nó còn có tác dụng quan trọng trong việc thấm ƣớt thức
ăn, giúp cho quá trình nuốt và nhai lại đƣợc dễ dàng. Nƣớc bọt còn cung cấp

cho môi trƣờng dạ cỏ các chất điện giải nhƣ Na+, K+ , Ca2+, Mg2+… Đặc biệt,
trong nƣớc bọt còn có urê và photpho có tá dụng điều hòa dinh dƣỡng N và P
cho nhu cầu của VSV dạ cỏ, đặc biệt là khi các nguyên tố này bị thiếu trong
khẩu phần.
Sự phân tiết nƣớc bọt chịu tác động bởi bản chất vật lý của thức ăn, hàm
lƣợng vật chất khô (DM) trong khẩu phần, dung tích đƣờng tiêu hóa và trạng
thái tâm sinh lý. Gia súc nhai lại ăn nhiều thức ăn xơ thô sẽ phân tiết nhiều
nƣớc bọt. Ngƣợc lại, gia súc nhai lại ăn nhiều thức ăn tinh, thức ăn nghiền quá
nhỏ sẽ giảm tiết nƣớc bọt nên tác dụng đệm đối với dịch dạ cỏ sẽ kém và kết
quả là tiêu hóa thức ăn xơ sẽ giảm xuống.

Trang 6


2.1.2 Hệ sinh vật dạ cỏ

(www.chicucthuyhcm.org.vn)

Hình 2.2 Cấu tạo dạ dày gia súc nhai lại
Hệ vi sinh vật dạ cỏ rất phức tạp và phụ thuộc nhiều vào khẩu phần. Hệ
vi sinh vật dạ cỏ. Hệ vi sinh vật dạ cỏ gồm có 3 nhóm chính: vi khuẩn
(Bacteria), động vật nguyên sinh (Protozoa) và nấm (Fungi). Ngoài ra còn có
mycoplasma, các loại virus và các thể thực khuẩn (không đóng vai trò quan
trọng trong tiêu hoá thức ăn). Quần thể VSV dạ cỏ có sự biến đổi theo thời
gian và phụ thuộc vào tính chất của khẩu phần ăn. Hệ vi sinh vật dạ cỏ đều là
vi sinh vật yếm khí và sống chủ yếu bằng năng lƣợng sinh ra từ quá trình lên
men các chất dinh dƣỡng (Vũ Duy Giảng et al., 2008).
2.1.2.1 Vi khuẩn (Bacteria)
Vi khuẩn xuất hiện trong dạ cỏ loài nhai lại từ lứa tuổi còn non, mặc dù
chúng đƣợc nuôi cách biệt hoặc cùng với mẹ chúng. Thông thƣờng vi khuẩn

chiếm số lƣợng lớn nhất trong vi sinh vật dạ cỏ và là tác nhân chính trong quá
trình tiêu hóa xơ. Tổng số vi khuẩn trong dạ cỏ thƣờng là 109 - 1010 tế bào/g
chất chứa dạ cỏ. Trong dạ cỏ vi khuẩn ở thể tự do chiếm khoảng 30%, số còn
lại bám vào các mẫu thức ăn, trú ngụ ở các nếp gấp biểu mô và bám vào
protozoa (Vũ Duy Giảng et al., 2008).
Sự phân loại vi khuẩn dạ cỏ có thể đƣợc tiến hành dựa vào cơ chất mà vi
khuẩn sử dụng hay sản phẩm lên men cuối cùng của chúng. Sau đây là một số
nhóm vi khuẩn dạ cỏ chính:
- Vi khuẩn phân giải Xenlulozo: Vi khuẩn phân giải xenlulozo có số
lƣợng rất lớn trong dạ cỏ của những gia súc sử dụng khẩu phần giàu
xenlulozo. Những loài vi khuẩn phân giải xenlulozo quan trọng nhất là
Trang 7


Bacteroides succinogenes, Butyrivibrio fibrisolvens, Ruminoccocus
flavefaciens, Ruminococcus albus, Cillobacterium cellulosolvens (Vũ Duy
Giảng et al., 2008).
- Vi khuẩn phân giải hemixenlulozo: Hemixenlulozo khác xenlulozo là
chứa cả đƣờng pentoza và hexoza và cũng thƣờng chứa axit uronic. Những vi
khuẩn có khả năng thủy phân xenlulozo thì cũng có khả năng sử dụng
hemixenlulozo. Tuy nhiên, không phải tất cả các loài sử dụng đƣợc
hemixenlulozo đều có khả năng thủy phân xenlulozo. Một số loài sử dụng
hemixenlulozo là Butyrivibrio fibrisolvens, Lachnospira multiparus và
Bacteroides ruminicola. Các loài vi khuẩn phân giải hemixenlulozo cũng nhƣ
vi khuẩn phân giải xenlulozo đều bị ức chế bởi pH thấp (Vũ Duy Giảng et al.,
2008).
- Vi khuẩn phân giải tinh bột: Trong dinh dƣỡng cacbonhydrat của loài
nhai lại, tinh bột đứng vị trí thứ hai sau xenlulozo. Phần lớn tinh bột theo thức
ăn vào dạ cỏ đƣợc phân giải nhờ sự hoạt động của vi sinh vật. Tinh bột đƣợc
phân giải bởi nhiều loài vi khuẩn dạ cỏ, trong đó có những vi khuẩn phân giải

xenlulozo. Những loài vi khuẩn phân giải tinh bột quan trọng là Bacteroides
amylophilus, Succinimonas amylolytica, Butyrivibrio fibrisolbvens,
Bacteroides ruminantium, Selenomonas ruminantium và Steptococcus bovis
(Vũ Duy Giảng et al., 2008).
- Vi khuẩn phân giải đƣờng: Hầu hết các vi khuẩn sử dụng đƣợc các loại
polysaccarit nói trên thì cũng sử dụng đƣợc đƣờng disaccarid và đƣờng
monosaccarit. Cenlobiose cũng có thể là nguồn năng lƣợng cung cấp cho
nhóm vi khuẩn này vì chúng có men β-glucosidaza có thể thủy phân
cenlobiose. Các vi khuẩn thuộc loài Lachnospirax multiparus, Selenomonas
ruminantium… đều có khả năng sử dụng tốt hydratcacbon hòa tan.
- Vi khuẩn sử dụng các axit hữu cơ: Hầu hết các vi khuẩn đều có khả
năng sử dụng các axit lactic mặc dù lƣợng axit này trong dạ cỏ thƣờng không
đáng kể trừ những trƣờng hợp đặc biệt. Một số có thể sử dụng axit succinic,
malic, fumaric, fomic hay acetic. Những loài sử dụng axit lactic là Veillonella
gazogenes, Veillonella alacalescens, Peptostreptococcus elsdenii, Propioni
bacterium và Selenomonas lactilytica (Vũ Duy Giảng et al., 2008).
- Vi khuẩn phân giải protein: Sự phân giải protein và axit amin để sản
sinh ra amoniac trong dạ cỏ có ý nghĩa quan trọng đặc biệt cả về phƣơng diện
tiết kiệm nitơ cũng nhƣ nguy cơ dƣ thừa amoniac. Amoniac cần cho các loài vi
khuẩn dạ cỏ để tổng hợp nên sinh khối protein của bản thân chúng, đồng thời
một số vi khuẩn đòi hỏi hay đƣợc kích thích bởi axit amin, peptit và isoaxit có
Trang 8


nguồn gốc từ valine, leucine và isoleucine. Nhƣ vậy cần phải có một lƣợng
protein đƣợc phân giải trong dạ cỏ để đáp ứng nhu cầu này của vi sinh vật dạ
cỏ (Vũ Duy Giảng et al., 2008).
2.1.2.2 Động vật nguyên sinh (Protozoa)
Protozoa xuất hiện trong dạ cỏ khi gia súc bắt đầu ăn thức ăn thực vật
thô. Sau khi đẻ và trong thời gian bú sữa dạ dày trƣớc không có protozoa.

Protozoa không thích ứng với môi trƣờng bên ngoài và bị chết nhanh. Trong
dạ cỏ protozoa có số lƣợng khoảng 105 - 106 tế bào/g chất chứa dạ cỏ. Có
khoảng 120 loài protozoa trong dạ cỏ. Mỗi loài gia súc có số loài protozoa
khác nhau.
Protozoa trong dạ cỏ đƣợc phân chia thành hai nhóm. Một nhóm thuộc
bộ Holotricha, nhóm kia thuộc bộ Oligotricha. Phần lớn động vật nguyên sinh
thuộc nhóm Holotricha có đặc điểm là ở đƣờng xoắn gần miệng có tiêm mao,
còn tất cả chỗ còn lại của cơ thể có rất ít tiêm mao.
Protozoa có một số tác dụng chính nhƣ sau:
- Tiêu hóa tinh bột và đƣờng: Tuy có một vài loại protozoa có khả năng
phân giải xenlulozo nhƣng cơ chất chính vẫn là đƣờng và tinh bột, vì thế mà
khi gia súc ăn khẩu phần nhiều bột đƣờng thì số lƣợng protozoa tăng lên.
- Xé rách màng tế bào thực vật: Tác dụng này có đƣợc thông qua tác
động cơ học và làm tăng diện tích tiếp xúc của thức ăn, do đó mà thức ăn dễ
dàng chịu tác động của vi khuẩn.
- Tích lũy polysaccarit: Protozoa có khả năng nuốt tinh bột ngay sau khi
ăn. Polysaccarit này có thể đƣợc phân giải về sau hoặc không bị lên men ở dạ
cỏ mà đƣợc phân giải thành đƣờng đơn và đƣợc hấp thu ở ruột. Đều này
không những quan trọng đối với protozoa mà còn có ý nghĩa dinh dƣỡng cho
gia súc nhai lại nhờ hiệu ứng đệm chống phân giải đƣờng quá nhanh làm giảm
pH đột ngột, đồng thời cung cấp năng lƣợng từ từ hơn cho nhu cầu của bản
thân vi sinh vật dạ cỏ trong những thời gian xa bữa ăn.
- Bảo tồn mạch nối đôi của các axit béo không no: Các axit béo không no
mạch dài quan trọng đối với gia súc (linoleic, linolenic) đƣợc protozoa nuốt và
đƣa xuống phần sau của đƣờng tiêu hóa để cung cấp trực tiếp cho vật chủ, nếu
không các axit béo này sẽ bị làm no hóa bởi vi khuẩn.
Tuy nhiên gần đây nhiều ý kiến cho rằng protozoa trong dạ cỏ có một số
tác hại nhất định:

Trang 9



- Protozoa không có khả năng sử dụng NH3 nhƣ vi khuẩn. Nguồn nitơ
đáp ứng nhu cầu của chúng là những mảnh protein thức ăn và vi khuẩn. Nhiều
nghiên cứu cho thấy protozoa không thể xây dựng protein bản thân từ các amit
đƣợc. Khi mật độ protozoa trong dạ cỏ cao thì một tỉ lệ lớn vi khuẩn bị
protozoa thực bào. Mỗi protozoa có thể thực bào 600 - 700 vi khuẩn trong một
giờ ở mật độ vi khuẩn 109/ml dịch dạ cỏ. Do các hiện tƣợng này mà protozoa
đã làm giảm hiệu quả sử dụng protein nói chung. Protozoa cũng góp phần làm
tăng nồng độ amoniac trong dạ cỏ do sự phân giải protein của chúng (Vũ Duy
Giảng et al., 2008).
- Protozoa không tổng hợp đƣợc vitamin mà sử dụng vitamin từ thức ăn
hay do vi khuẩn tạo nên, do đó làm giảm rất nhiều vitamin cho vật chủ (Vũ
Duy Giảng et al., 2008).
2.1.2.3 Nấm (Fungi)
Nấm trong dạ cỏ thuộc loại yếm khí. Nấm là sinh vật đầu tiên xâm nhập
và tiêu hóa thành phần cấu trúc thực vật bắt đầu từ bên trong. Những loài nấm
đƣợc phân lập từ dạ cỏ gồm Neocallimastix frontalis, Piramonas communis và
Sphaeromonas communis.
Chức năng của nấm trong dạ cỏ là:
- Mọc chồi phá vỡ cấu trúc thành phần tế bào thực vật, làm giảm độ bền
chặt của cấu trúc này, góp phần làm tăng sự phá vỡ các mảnh thức ăn trong
quá trình nhai lại. Sự phá vỡ này tạo điều kiện cho bacteria bám vào cấu trúc
tế bào và tiếp tục quá trình phân giải xơ.
- Mặt khác, nấm cũng tiết ra các loại men tiêu hóa xơ. Phức hợp men tiêu
hóa xơ của nấm dễ hòa tan hơn của men của vi khuẩn. Chính vì thế nấm có
khả năng tấn công các tiểu phần thức ăn cứng hơn và lên men chúng với tốc
độ nhanh hơn so với vi khuẩn.
Nhƣ vậy sự có mặt của nấm giúp làm tăng tốc độ tiêu hóa xơ. Điều này
đặc biệt có ý nghĩa đối với việc tiêu hóa thức ăn xơ, thô bị lignin hóa.

2.1.3 Tác động tƣơng hỗ của vi sinh vật trong dạ cỏ
Vi sinh vật dạ cỏ, cả ở thức ăn và ở biểu mô dạ cỏ kết hợp với nhau trong
quá trình tiêu hóa thức ăn, loài này phát triển trên sản phẩm của lời kia. Sự
phối hợp này có tác dụng giải phóng sản phẩm phân giải cuối cùng của một
loài nào đó, đồng thời tái sử dụng những yếu tố cần thiết cho loài sau. Ví dụ,
vi khuẩn phân giải protein cung cấp amoniac, axit amin, isoaxit cho vi khuẩn
phân giải xơ. Quá trình lên men dạ cỏ là liên tục và bao gồm nhiều loài tham
gia (Vũ Duy Giảng et al., 2008).
Trang 10


Tuy nhiên giữa các nhóm vi khuẩn khác nhau cũng có sự cạnh tranh điều
kiện sinh tồn của nhau. Chẳng hạn, khi gia súc ăn khẩu phần ăn giàu tinh bột
nhƣng nghèo protein thì số lƣợng vi khuẩn phân giải xenlulozo sẽ giảm và do
đó mà tỷ lệ tiêu hóa xenluza thấp. Đó là vì sự có mặt của một lƣợng đáng kể
tinh bột trong khẩu phần kích thích vi khuẩn phân giải bột đƣờng phát triển
nhanh nên sử dụng cạn kiệt những yếu tố dinh dƣỡng quan trọng (nhƣ các loại
khoáng, amoniac, axit amin, isoaxit) là những yếu tố cũng cần thiết cho vi
khuẩn phân giải xơ vốn phát triển chậm hơn.
Mặt khác, tƣơng tác tiêu cực có thể xảy ra giữa vi khuẩn phân giải bột
đƣờng và vi khuẩn phân giải xơ lên quan đến pH trong dạ cỏ. Chenost and
Kayouli (1997) giải thích rằng quá trình phân giải chất xơ của khẩu phần diễn
ra trong dạ cỏ có hiệu quả cao nhất khi pH dịch dạ cỏ lớn hơn 6,2; ngƣợc lại,
quá trình phân giải tinh bột trong dạ cỏ có hiệu quả cao nhất khi pH nhỏ hơn
6,0. Tỉ lệ thức ăn tinh quá cao trong khẩu phần sẽ làm cho axit béo bay hơi sản
sinh ra nhanh, làm giảm pH dịch dạ cỏ và do đó mà ức chế hoạt động của vi
khuẩn phân giải xơ. Vì thế khi trong khẩu phần có quá nhiều bột đƣờng thì
khả năng tiêu hóa và thu nhận thức ăn xơ sẽ bị giảm sút.
Tác động qua lại cũng có thể thấy rõ giữa protozoa và vi khuẩn. Nhƣ đã
trình bày ở trên, protozoa ăn và tiêu hóa vi khuẩn, do đó làm giảm tốc độ và

hiệu quả chuyển hóa protein trong dạ cỏ. Với những loại thức ăn dễ tiêu hóa
thì điều này không có ý nghĩa lớn, song đối với thức ăn nghèo nitơ thì
protozoa sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn nói chung. Loại bỏ protozoa
khỏi dạ cỏ làm tăng số lƣợng vi khuẩn trong dạ cỏ. Thí nghiệm trên cừu cho
thấy tỉ lệ tiêu hóa vật chất khô tăng 18% khi không có protozoa trong dạ cỏ
(Preston và Leng, 1991).
Tuy nhiên, trong điều kiện bình thƣờng giữa vi khuẩn và protozoa cũng
có sự cộng sinh có lợi, đặc biệt là trong tiêu hóa xơ. Tiêu hóa xơ mạnh nhất
khi có mặt cả vi khuẩn và protozoa. Một số vi khuẩn đƣợc protozoa nuốt vào
có tác dụng lên men trong đó tốt hơn vì mỗi protozoa tạo ra một kiểu “dạ cỏ
mini” với các điều kiện ổn định cho vi khuẩn hoạt động. Một số loài ciliate
còn hấp thu oxy từ dịch dạ cỏ giúp đảm bảo cho điều kiện yếm khí trong dạ cỏ
đƣợc tốt hơn. Protozoa nuốt và tích trữ tinh bột, hạn chế tốc độ sinh axit lactic,
hạn chế giảm pH đột ngột, nên có lợi cho vi khuẩn phân giải xơ (Vũ Duy
Giảng et al., 2008).

Trang 11


(Vũ Duy Giảng et al., 2008)

Hình 2.3 Liên quan giữa pH và hoạt lực của các nhóm VSV dạ cỏ
Nhƣ vậy, cấu trúc khẩu phần ăn của động vật nhai lại có ảnh hƣởng rất
lớn đến sự tƣơng tác của hệ vi sinh vật dạ cỏ. Khẩu phần giàu các chất dinh
dƣỡng không gây sự cạnh tranh giữa các nhóm vi sinh vật, mặt cộng sinh có
lợi có xu thế biểu hiện rõ. Khẩu phần nghèo dinh dƣỡng sẽ gây ra sự cạnh
tranh gay gắt giữa các nhóm vi sinh vật, ức chế lẫn nhau, tạo khuynh hƣớng
bất lợi cho quá trình lên men thức ăn nói chung (Vũ Duy Giảng et al., 2008).
2.1.4 Quá trình tiêu hóa thức ăn của gia súc nhai lai
2.1.4.1 Tiêu hóa chất xơ (Cacbohydrate vách tế bào)

Xenlulozo và hemixenlulozo là thành phần chính của tế bào thực vật,
chúng liên kết với lignin tạo thành polyme bền vững về lý học và hoá học.
Một đơn vị xenlulozo gồm hai phân tử glucose, xenlulozo nguyên chất là
một chuỗi các cenlobiose lặp đi lặp lại bởi các liên kết β-1,4. Nhƣ vậy
xenlulozo nguyên chất gồm các đƣờng đơn glucose.
Ngƣợc lại hemixenlulozo cũng là một polyme nhƣng ngoài đƣờng glucose
chúng còn chứa đƣờng D - galactose, D - mantose, D - xilose và L anabiose. Khi lignin liên kết với xenlulozo, hemixenlulozo hay protein trong
thành phần tế bào sẽ làm cho thành phần tế bào trở nên bền vững và rất khó
tiêu hoá. Do đó những thức ăn giàu lignin nhƣ rơm rạ, cỏ khô... Thƣờng có tỷ
lệ tiêu hoá thấp.
Trong dạ cỏ vi khuẩn phân giải chất xơ tiết ra enzym và cắt xenlulozo thành
các xenlulozo (có hai glucose), sau đó xenlulozo tiếp tục bị phân huỷ thành
glucose và lên men thành các axít béo bay hơi, CO2, CH4 và ATP.
Trang 12


(Vũ Duy Giảng et al., 2008)

Hình 2.4 Sơ đồ tiêu hóa carbohydrate (CHO) ở gia súc nhai lại
2.1.4.2 Tiêu hóa tinh bột và đƣờng
Tinh bột và đƣờng đƣợc vi khuẩn và protozoa tiêu thụ rất nhanh.
Protozoa đồng hoá tinh bột biến thành poly - dextin dự trữ trong cơ thể của
chúng. Khi protozoa bị chuyển xuống dạ múi khế và ruột non poly - dextin
đƣợc tiêu hoá dễ dàng bởi men tiêu hoá của vật chủ. Ngƣợc lại vi khuẩn phân
huỷ tinh bột và đƣờng thành các đƣờng đơn sau đó lên men tiếp tục thành
các axít béo bay hơi, CO2, CH4 và ATP. ATP là nguồn cung cấp năng lƣợng
chính cho tế bào vi sinh vật. Những nghiên cứu gần đây cho thấy không phải
tất cả tinh bột đều bị tiêu hoá ở dạ cỏ mà một phần đƣợc chuyển xuống
phần dƣới của dạ dày bốn túi, những thức ăn không bị lên men ở dạ cỏ gọi là
“thức ăn thoát tiêu”. Tinh bột, đƣờng “thoát tiêu” khỏi dạ cỏ sẽ tiêu hoá ở dạ

múi khế (Bùi Đức Lũng et al., 1995).
2.1.4.3 Tiêu hóa Protein
Protein đƣợc phân giải thành peptid và axít amin bởi men protease và
men peptidase của vi khuẩn. Phần lớn các axít amin tiếp tục bị vi khuẩn lên
men để biến thành NH3 và các axít béo bay hơi. Sau đó vi sinh vật dạ cỏ tổng
hợp protein và axit amin cho cơ thể chúng từ NH3. Sự tiêu hoá protein ở dạ cỏ
đã tạo ra một lƣợng lớn NH3 cho môi trƣờng lên men của vi sinh vật. Vũ Duy
Giảng et al., (2008) đã đƣa ra sơ đồ trao đổi protein ở động vật nhai lại nhƣ
sau:

Trang 13


(Vũ Duy Giảng et al., 2008)

Hình 2.5 Sơ đồ quá trình tiêu hóa và phân giải protein ở gia súc nhai lại
Ngoài ra, các hợp chất phi protein trong thức ăn nhƣ các axít amin,
amid, nitrat... Cũng cung cấp một nguồn đáng kể NH3. Hàm lƣợng NH3 trong
dạ cỏ rất quan trọng, chúng quyết định đến quá trình lên men phân huỷ xơ
và các hợp chất carbonhydrate khác. Một phần protein và axit amin tuy hoà
tan trong dạ cỏ nhƣng không bị phân huỷ ở dạ cỏ mà đƣợc đi xuống dạ múi
khế và ruột non. Phần protein này đƣợc gọi là “protein thoát tiêu” (by pass
protein).
2.1.4.4 Tiêu hóa chất béo
Lipid của thực vật rất dễ bị thuỷ phân trong môi trƣờng dạ cỏ bởi
enzym lipase của vi khuẩn tạo thành axit béo và tiếp tục lên men tạo thành
các axit béo bay hơi. Phần lớn axit béo cao phân tử là các axit béo không no
và dễ tách ra nhƣ: axit oleic, axit linoleic... Chúng đƣợc hấp thu trong dạ cỏ
và đƣợc vi sinh vật hydro hoá, khi đó một lƣợng lớn axit béo sẽ bị biến đổi
thành axit bão hoà (chủ yếu là axit stearic và axit palmitic) chỉ đƣợc hấp thu

ở ruột non.

Trang 14


(Vũ Duy Giảng et al., 2008)

Hình 2.6 Sơ đồ chuyển hóa lipid ở gia súc nhai lại
Tiêu hóa ở dạ cỏ chiếm một vị trí rất quan trọng trong quá trình tiêu hóa
của loài nhai lại. Trong dạ cỏ không có men tiêu hóa, nhƣng cƣờng độ tiêu
hóa, đặc biệt là tiêu hóa chất xơ xảy ra ở đây rất mạnh, phù hợp với đặc điểm
thức ăn phần lớn toàn cỏ và rơm đối với loài này. Đó là nhờ trong dạ cỏ chứa
một lƣợng lớn những vi sinh vật hữu ích, chúng đi vào dạ cỏ theo thức ăn thực
vật rồi gặp điều kiện yếm khí, độ kiềm, độ ẩm và nhiệt độ thích hợp mà sinh
sôi nảy nở ở trong đó, chúng bao gồm các protozoa, vi khuẩn và nấm.
Theo Carl and Polan (1999), sự cần thiết của tất cả các chất liệu thức ăn
đƣợc sử dụng bởi gia súc nhai lại là đối tƣợng của môi trƣờng dạ cỏ, phụ thuộc
vào sự cấu thành của thức ăn đó, nó là một phần hoặc tổng cộng biến đổi lên
sự lên men những sản phẩm cuối cùng.
2.1.5 Vai trò của vi sinh vật dạ cỏ đối với vật chủ
2.1.5.1 Cung cấp năng lƣợng
Thức ăn ăn vào trƣớc tiên đƣợc lên men bởi vi sinh vật trong dạ cỏ. Quá
trình lên men vi sinh vật rất quan trọng bởi vì 60 - 90% gluxit (cacbonhydrat)
của khẩu phần, kể cả vách tế bào thực vật, đƣợc lên men trong dạ cỏ. Vách tế
bào là thành phần quan trọng của thức ăn xơ thô đƣợc phân giải một phần bởi
vi sinh vật nhờ có men phân giải xơ do chúng tiết ra. Quá trình phân giải các
cacbonhydrat phức tạp sinh ra các đƣờng đơn. Đối với gia súc dạ dày đơn thì
đƣờng đơn nhƣ glucoza là sản phẩm cuối cùng đƣợc hấp thu, nhƣng đối với
gia súc nhai lại thì đƣờng đơn đƣợc vi sinh vật dạ cỏ lên men để tạo ra các axit
béo bay hơi.

Trang 15


×