Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

ảnh hưởng của phân bón lên khả năng sinh trưởng và tính năng sản xuất của cây chùm ngây (moringa oleifera, lam) ở lứa 2 và lứa 3 tại thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 62 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN CHĂN NUÔI

NGUYỄN THỊ NHƢ

NGHIÊN CỨU

ẢNH HƢỞNG CỦA PHÂN BÓN
LÊN KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG
VÀ TÍNH NĂNG SẢN XUẤT CỦA CÂY
CHÙM NGÂY (Moringa oleifera, Lam) Ở LỨA
2 VÀ LỨA 3 TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y

2014
i


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN CHĂN NUÔI

NGUYỄN THỊ NHƢ

NGHIÊN CỨU

ẢNH HƢỞNG CỦA PHÂN BÓN
LÊN KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG


VÀ TÍNH NĂNG SẢN XUẤT CỦA CÂY
CHÙM NGÂY (Moringa oleifera. Lam) Ở LỨA 2
VÀ LỨA 3 TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN:
TS. NGUYỄN VĂN HỚN

2014
ii


CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG

Luận văn với tựa đề: “Ảnh hƣởng của phân bón lên khả năng sinh trƣởng
và tính năng sản xuất của cây chùm ngây (Moringa oleifera, Lam) ở lứa 2 và lứa
3 tại Thành phố Cần Thơ” đƣợc tiến hành tại khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng
dụng, trƣờng Đại học Cần Thơ” do sinh viên Nguyễn Thị Nhƣ thực hiện theo
hƣớng dẫn của TS. Nguyễn Văn Hớn. Luận văn đã báo cáo và đƣợc hội đồng
chấp nhận thông qua ngày...

Ủy Viên

Thƣ ký

(kí tên)

(kí tên)


Phản biện 1

Phản biện 2

(kí tên)

(kí tên)

Cán bộ hƣớng dẫn

Chủ tịch hội đồng

(kí tên)

(kí tên)

i


LỜI CẢM ƠN
Con xin gửi đến cha mẹ lòng biết ơn sâu sắc, ngƣời đã luôn đồng hành cùng
con trong cuộc sống, luôn quan tâm, chăm sóc, ủng hộ và động viên con trong
suốt thời gian học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy cố vấn học tập Hồ Quảng Đồ, ngƣời đã
luôn lo lắng quan tâm, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trƣờng.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Thầy Nguyễn Văn Hớn và Cô
Nguyễn Thị Hồng Nhân đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ, dạy bảo và tạo mọi điều
kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể cán bộ giảng viên Trƣờng Đại Học Cần

Thơ nói chung, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng nói riêng, đặc biệt là
tập thể quý thầy cô Bộ Môn Chăn Nuôi. Những ngƣời đã truyền đạt cho tôi không
chỉ về kiến thức chuyên môn mà còn về những kỹ năng sống. Đó là hành trang
quý báu để tôi vững bƣớc vào đời.
Chân Thành cảm ơn Thầy Mai Vũ Duy và các bạn lớp Chăn nuôi khóa 37
và 38 đã giúp tôi rất nhiều trong quá trình làm luận văn.

ii


TÓM LƢỢC
Đề tài: “Ảnh hƣởng của phân bón lên khả năng sinh trƣởng và tính năng sản
xuất của cây chùm ngây (Moringa oleifera, Lam) ở lứa 2 và lứa 3 tại Thành phố
Cần Thơ” đƣợc tiến hành tại khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, trƣờng
Đại học Cần Thơ. Thí nghiệm đƣợc bố trí theo phƣơng pháp hoàn toàn ngẫu
nhiên với ba nghiệm thức và ba lần lặp lại ở 2 lứa cắt. Mỗi lô thí nghiệm trồng có
diện tích 50 m2, trồng cùng khoảng cách 50*50 cm.
- Nghiệm thức VC: bón phân vô cơ N - P - K: 20 - 20 - 15 (200 kg/ha/năm)
- Nghiệm thức HC: bón phân hữu cơ (500 kg/ha/năm)
- Nghiệm thức VC*HC: bón hỗn hợp gồm phân vô cơ 100 kg/ha/năm và
phân hữu cơ 250 kg/ha/năm (50% vô cơ + 50% hữu cơ).
Khi thu hoạch cây Chùm ngây lứa đầu, 3 tháng sau cắt toàn bộ, 30 ngày sau
khi cắt tiến hành bón phân với các nghiệm thức nhƣ trên, rồi quan sát sự phát
triển của cây sau khi bón phân. Theo dõi tốc độ tăng trƣởng, phát triển của cây,
thông qua sự phát triển về chiều cao, khả năng tái sinh nhánh lá của cây sau bón
phân. Sau khi thu hoạch tiến hành lấy chỉ tiêu về năng suất chất xanh, chất khô,
CP, ADF, NDF, Ash.
Kết quả sau khi theo dõi khả năng sinh trƣởng và năng suất cây Chùm ngây
trên 3 mức phân bón khác nhau qua 2 lần thu hoạch, cho thấy các nghiệm thức sử
dụng phân bón khác nhau ở lứa 2 và lứa 3 ảnh hƣởng đến cây Chùm ngây có ý

nghĩa thống kê (P<0,05). Về tốc độ tăng trƣởng cũng nhƣ tính năng sản xuất của
cây Chùm ngây ở nghiệm thức VC chiều cao và năng suất chất xanh cao nhất (ở
lứa 2 là 6,9371 tấn/ha, lứa 3 là 7,4250 tấn/ha), nghiệm thức VC*HC cho kết quả
tƣơng đƣơng (lứa 2 là 6,7160 tấn/ha, lứa 3 là 7,1443 tấn/ha) và cho kết quả thấp
nhất là nghiệm thức HC (lứa 2 là 6,0966 tấn/ha, lứa 3 là 6,3854 tấn/ha). Ngoài ra,
năng suất thu hoạch ở cả 3 nghiệm thức đều cho năng suất chất xanh, chất khô ở
lứa 3 cao hơn lứa 2.
Sử dụng phân bón vô cơ hoặc hỗn hợp phân vô cơ và hữu cơ cho kết quả tốt
nhất. Tuy nhiên, khuyến cáo nên sử dụng hỗn hợp phân vô cơ và hữu cơ nhằm
bảo vệ môi trƣờng và tiết kiệm chi phí sản xuất.
Từ khóa: cây Chùm ngây (Moringa oleifera), phân vô cơ, phân hữu cơ, hỗn
hợp vô cơ và hữu cơ, sinh trƣởng, năng suất.
iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Nguyễn Thị Nhƣ là sinh viên lớp Chăn Nuôi - Thú Y, khóa 37 (2011 2015).
Tôi xin cam đoan kết quả này là công trình nghiên cứu của chính bản thân tôi. Tất
cả các số liệu và kết quả thu đƣợc trong thí nghiệm của tôi là hoàn toàn chân thật
và chƣa đƣợc dùng cho luận văn cùng cấp nào khác. Nếu có gì sai trái tôi xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc Bộ môn, Khoa và Trƣờng.
Cần thơ, 12/11/2014
Tác giả Luận văn

Nguyễn Thị Nhƣ

iv


MỤC LỤC

CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG.......................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii
TÓM LƢỢC .......................................................................................................... iii
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. iv
DANH SÁCH BẢNG ........................................................................................... vii
DANH SÁCH HÌNH ........................................................................................... viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ ix
Chƣơng 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................... 1
Chƣơng 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................. 2
2.1 Sơ lƣợc về cây chùm ngây ................................................................................ 2
2.1.1 Hệ thống phân loại thực vật ........................................................................... 2
2.1.2 Nguồn gốc và phân bố ................................................................................... 3
2.1.3 Đặc điểm thực vật học ................................................................................... 3
2.1.4 Thành phần hóa học của cây chùm ngây ....................................................... 5
2.1.5 Độc tố của cây chùm ngây ............................................................................. 7
2.1.6 Công dụng của cây chùm ngây ...................................................................... 8
2.1.7 Kỹ thuật canh tác ........................................................................................... 9
2.1.8 Kỹ thuật thu hoạch ....................................................................................... 11
2.2 Phân bón ......................................................................................................... 12
2.2.1 Định nghĩa.................................................................................................... 12
2.2.2 Các loại phân bón ........................................................................................ 12
2.2.3 Vai trò của phân bón .................................................................................... 15
2.2.4 Sự bón phân ................................................................................................. 16
2.2.5 Kỹ thuật bón phân ........................................................................................ 16
Chƣơng 3: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .............. 18
3.1 Điều kiện thí nghiệm....................................................................................... 18
3.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm ................................................................ 18
3.1.2 Điều kiện thí nghiệm.................................................................................... 18
3.2 Phƣơng tiện thí nghiệm ................................................................................... 19
v



3.3 Phƣơng pháp tiến hành thí nghiệm ................................................................. 19
3.3.1 Bố trí thí nghiệm .......................................................................................... 19
3.3.2 Chăm sóc...................................................................................................... 20
3.3.3 Thời gian và cách thức thu hoạch ................................................................ 20
3.4 Các chỉ tiêu theo dõi và cách nhập số liệu ...................................................... 20
3.5 Phƣơng pháp xử lý số liệu .............................................................................. 21
Chƣơng 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN................................................................ 22
4.1 Khả năng sinh trƣởng...................................................................................... 22
4.1.1 Chiều cao và tốc độ tăng trƣởng của cây chùm ngây .................................. 22
4.1.2 Sự phát triển nhánh lá .................................................................................. 25
4.2 Khả năng thích nghi của cây chùm ngây trong thí nghiệm ............................ 27
4.2.1 Khả năng chống chịu sâu bệnh .................................................................... 27
4.2.2 Khả năng chịu ngập, hạn ............................................................................. 27
4.2.3 Khả năng cạnh tranh cỏ dại ......................................................................... 28
4.3 Năng suất của cây chùm ngây ........................................................................ 28
4.3.1 Năng suất chất xanh ..................................................................................... 28
4.3.3 Thành phần hóa học của cây Chùm ngây .................................................... 31
Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 35
5.1 Kết luận ........................................................................................................... 35
5.2 Đề nghị ............................................................................................................ 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 36
PHỤ LỤC............................................................................................................. 39

vi


DANH SÁCH BẢNG


Bảng 2.1 Thành phần dinh dƣỡng của cây chùm ngây ........................................... 5
Bảng 2.2 Hàm lƣợng acid amin trong lá và trái cây chùm ngây ............................ 6
Bảng 2.3 Hàm lƣợng dinh dƣỡng của lá chùm ngây với một số thực phẩm khác . 7
Bảng 2.4 Thành phần hóa học của cây chùm ngây................................................. 7
Bảng 2.5 Thành phần một số loại phân chuồng.................................................... 14
Bảng 2.6 Tỷ lệ chất dinh dƣỡng trong phân gia cầm............................................ 14
Bảng 3.1 Các chỉ tiêu theo dõi và phƣơng pháp lấy dữ liệu ................................. 21
Bảng 4.1 Chiều cao cây chùm ngây ở các nghiệm thức thu hoạch trong lứa 2 .... 22
Bảng 4.2 Chiều cao cây chùm ngây ở các nghiệm thức thu hoạch trong lứa 3 ... 23
Bảng 4.3 Số nhánh cây chùm ngây thu hoạch ở các nghiệm thức trong lứa 2 ..... 25
Bảng 4.4 Số nhánh cây chùm ngây thu hoạch ở các nghiệm thức trong lứa 3 ..... 26
Bảng 4.5 Năng suất chất xanh cây chùm ngây ở các nghiệm thức trong lứa 2 .... 28
Bảng 4.6 Năng suất chất xanh cây chùm ngây ở các nghiệm thức trong lứa 3 .... 29
Bảng 4.7 Năng suất chất khô cây chùm ngây ở các nghiệm thức trong lứa 2 ...... 31
Bảng 4.8 Năng suất chất khô cây chùm ngây ở các nghiệm thức trong lứa 3 ...... 32
Bảng 4.9 Năng suất chất xanh, chất khô, protein của cây chùm ngây ở các
nghiệm thức trong lứa 2 ........................................................................................ 32
Bảng 4.10 Năng suất chất xanh, chất khô, protein của cây chùm ngây ở các
nghiệm thức trong lứa 3 ........................................................................................ 33

vii


DANH SÁCH HÌNH

Hình 2.1 Cây chùm ngây ........................................................................................ 2
Hình 2.2 Lá của cây chùm ngây ............................................................................. 4
Hình 2.3 Trái chùm ngây khô ................................................................................. 4
Hình 2.4 Rễ của cây chùm ngây ............................................................................. 4
Hình 2.5 Món ăn từ lá và trái chùm ngây ............................................................... 8

Hình 3.1 Phân vô cơ, hữu cơ sử dụng trong thí nghiệm ....................................... 19
Hình 3.2 Thu hoạch cây chùm ngây ..................................................................... 20
Hình 4.1 Đo chiều cao của cây chùm ngây .......................................................... 22
Hình 4.2 Chiều cao cây qua 2 lần thu hoạch ........................................................ 24
Hình 4.3 Sự tái sinh của cây chùm ngây sau 10 ngày cắt ..................................... 25
Hình 4.4 Sự phát triển của bộ nhánh, lá chùm ngây ............................................. 26
Hình 4.5 Tƣới nƣớc cho cây chùm ngây vào mùa khô ......................................... 27
Hình 4.6 Năng suất chất xanh, chất khô và CP ở lứa 2và lứa 3 ........................... 34

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ADF: Xơ acid
Ash: Tro
Ca: Canxi
CP: Protein thô
Cu: Đồng
DM: Hàm lƣợng vật chất khô
ĐBSCL: Đồng băng sông Cửu Long
EE: Béo thô
Fe: Sắt
HCN: hydrogen cyanide
K: Kali
Mg: Magie
Mn: Mangan
N: Nitơ
NDF: Xơ trung tính
NS: Năng suất
NSCX: Năng suất chất xanh

NSCK: Năng suất chất khô
NSCP: Năng suất protein
S: Lƣu Huỳnh
P: phosphore
Zn: Kẽm

ix


Chƣơng 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay sự phát triển mạnh mẽ của đàn gia súc nhai lại đã đặt ra một vấn
đề là phải chủ động tìm nguồn cây thức ăn mới với tính năng sản xuất và hàm
lƣợng dinh dƣỡng cao. Để giải quyết vấn đề trên chúng ta đã không ngừng phát
triển nhiều loại cây thức ăn mới có năng suất cao và góp phần vào việc tăng năng
suất cho đàn gia súc nhƣ cây Chùm ngây (Moringa oleifera, Lam). Cây Chùm
ngây hiện đƣợc sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới bởi cây có tính
thích nghi cao, tính năng sản xuất tốt, hàm lƣợng dinh dƣỡng cao và có nhiều
công dụng tốt cho con ngƣời và gia súc.
Cây Chùm ngây là một trong những loại cây thức ăn mới, có thành phần
dƣỡng chất cao. Gần đây cây Chùm ngây đã đƣợc sử dụng phổ biến trong việc bổ
sung vào khẩu phần ăn của gia súc. Tuy nhiên, vẫn chƣa có nhiều nghiên cứu tiến
hành về kỹ thuật trồng Chùm ngây cũng nhƣ phƣơng pháp nào để cho cây đạt
năng suất cao và chất lƣợng tốt hơn. Từ vấn đề trên, đề tài: “Ảnh hƣởng của phân
bón lên khả năng sinh trƣởng và tính năng sản xuất của cây Chùm ngây (Moringa
oleifera, Lam) ở lứa 2 và lứa 3 tại Thành phố Cần Thơ” đƣợc thực hiện.
Mục tiêu đề tài: Theo dõi khả năng sinh trƣởng, tính năng sản xuất và thành
phần dinh dƣỡng của cây Chùm ngây dƣới tác động của phân bón ở lứa 2 và lứa
3, nhằm đề ra mức phân bón phù hợp ở thời điểm sinh trƣởng của cây để đạt đƣợc
hiệu quả về năng suất cũng nhƣ chất lƣợng của cây Chùm ngây.


1


Chƣơng 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ lƣợc về cây Chùm ngây
2.1.1 Hệ thống phân loại thực vật
Giới thực vật bậc cao: Plantea
Ngành Ngọc Lan: Magnoliophyta
Lớp Ngọc Lan: Magnoliopsida
Bộ cải: Brassicales
Họ Chùm Ngây: Moringaceae
Chi: Moringa
Loài: Moringa Oleifera, Lam

Hình 2.1: Cây Chùm ngây
( />
Cây Chùm ngây (Hình 2.1) có tên khoa học là Moringa oleifera, Lam, còn
gọi là “cây dùi trống” (mô tả hình dạng của trái) hoặc “cây cải ngựa” (mô tả bộ
rễ), (Reyes, S.N, 2006). Ngoài ra, Chùm ngây còn có tác dụng nhƣ một loại dƣợc
liệu quí nên nhà phật còn gọi là cây độ sinh (tree of life) hay cây thần diệu
(Miracle tree).

2


2.1.2 Nguồn gốc và phân bố
Theo các tài liệu nghiên cứu, cây Chùm ngây có lịch sử hơn 4000 năm, có
nguồn gốc từ Ấn Độ, cây đƣợc mọc và trồng nhiều ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt
đới nhƣ: những quốc gia nhƣ Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh và Afghanistan

(Makkar and Becker, 1997; Mortan, 1991). Ngoài ra, cây Chùm ngây còn phân
bố khắp các khu vực: Tây Phi, Thái Bình Dƣơng (Aregherore, 2002).
Ở Việt Nam, cây Chùm ngây đƣợc trồng ở các tỉnh nhƣ: Ninh Thuận, Bình
Thuận, Khánh Hòa và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nhƣ: An
Giang, Cần Thơ, Kiên Giang...Theo Lƣu Hữu Mãnh et al (2005), Chùm ngây
đƣợc trồng thử nghiệm nông học cho thấy rằng cây có thể phát triển tốt ở vùng có
nhiều đồi núi, những vùng đất bạc màu, nghèo chất dinh dƣỡng nhƣ huyện Tịnh
Biên, tỉnh An Giang.
2.1.3 Đặc điểm thực vật học
Cây Chùm ngây có tính thích nghi rộng. Có thể sống trong điều kiện từ
nhiệt đới khô đến các vùng đất ẩm. Chùm ngây là loại cây ƣa sáng và nóng ẩm,
chịu hạn tốt. Để cây sinh trƣởng phát triển bình thƣờng yêu cầu nhiệt độ trung
bình từ 18,7 - 28,50C và độ pH từ 4,5 - 8 tốt nhất là 6,5. Cây lớn nhanh ở các
vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, cây ra hoa và cho trái liên tục. Cây
Chùm ngây có thể sống và phát triển tốt trên nhiều loại đất, từ đất đỏ Bazan ở Tây
Nguyên đến đất sét pha cát hoặc đất cát vùng ven biển, chịu khô hạn. Cây kém
chịu lạnh hoặc sƣơng mù. Chùm ngây là loại cây lâu năm, thân gỗ mềm, rụng lá
vào mùa đông lạnh. Cây thanh mảnh, cành lá rủ, cây cao từ 5 - 12 m nếu không
ngắt ngọn. Rễ cây Chùm ngây (Hình 2.4) có hình trụ giống nhƣ củ cải trắng.
Cành và thân giòn, dễ gãy. Lá (Hình 2.2) hình oval có đƣờng kính từ 1 - 2 cm, lá
kép mọc so le 3 lần kép, màu xanh mốc, nhẫn dài 30 - 60 cm với 6 - 9 lá chét nhỏ
hình trứng. Hoa thơm hơi giống hoa đậu, màu trắng sữa hay màu kem dài 2,5 cm.
Hoa có 5 cánh. Trái Chùm ngây có hình dùi trống lúc còn non màu xanh lục,
mềm và có màu vàng nhạt, cứng, khô khi già (Hình 2.3), dài từ 30 - 120 cm. Trái
trƣởng thành có hình tam giác đƣợc bao bọc bởi một lớp vỏ mỏng có 3 cạnh, mỗi
trái có khoảng 13 - 35 hạt. Cây cho hoa và trái quanh năm. Một năm cây ra hoa
kết quả 2 lần. Nếu thu hoạch lá thì ít ra hoa và tỷ lệ đậu quả thấp. Cây có khả
năng bật chồi lớn nếu liên tục cắt ngọn, đốn cành (Duke, 1983).

3



Hình 2.2: Lá cây Chùm ngây
( />
Hình 2.3: Trái Chùm ngây khô
()

Hình 2.4: Rễ của cây Chùm ngây
()

4


2.1.4 Thành phần hóa học của cây Chùm ngây
Thành phần dinh dƣỡng (Bảng 2.1, Bảng 2.2 và Bảng 2.3) và thành phần
hóa học của cây Chùm ngây (Bảng 2.4) nhƣ sau:
Bảng 2.1: Thành phần dinh dƣỡng của cây Chùm ngây
STT
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12

13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32

Thành phần dinh dƣỡng/100 g
Water (nƣớc) %
calories
Protein (g)
Fat (chất béo) (g)
Carbonhydrate
Fiber (chất xơ) (g)
Mineral (chất khoáng) (g)
Ca (mg)

Mg (mg)
P (mg)
K (mg)
Cu (mg)
Fe (mg)
S (g)
Oxalic acid (mg)
Vitamin A - Beta Caroten (mg)
Vitamin B - Choline (mg)
Vitamin B1 - Thiamin (mg)
Vitamin B2 - Riboflavin (mg)
Vitamin B3 - Nicotinic acid (mg)
Vitamin C - Ascorbic acid (mg)
Vitamin E - Tocopherolacetate
Arginine (g/16N)
Histidine (g/16N)
Lysine (g/16N)
Tryptophan (g/16N)
Phenyalanine (g/16N)
Methionine (g/16N)
Threonine (g/16N)
Leucine (g/16N)
Isoleucine (g/16N)
Valine (g/16N)

Trái tƣơi
86,9
26
2,5
0,1

3,7
4,8
2,0
30
24
110
259
3,1
5,3
137
10
0,11
423
0,05
0,07
0,2
120
3,66
1,1
1,5
0,8
4,3
1,4
3,9
6,5
4,4
5,4

Nguồn: />
5


Lá tƣơi
75,0
92
6,7
1,7
13,4
0,9
2,3
440
25
70
259
1,1
7,0
137
101
6,8
423
0,21
0,05
0,8
220
6,0
2,1
4,3
1,9
6,4
2,0
4,9

9,3
6,3
7,1

Bột lá khô
7,5
205
27,1
2,3
38,2
19,2
2003
368
204
1324
0,054
28,2
870
1,6
1,6
2,64
20,5
8,2
17,3
113
1,33
0,61
1,32
0,43
1,39

0,35
1,19
1,95
0,83
1,06


Bảng 2.2: Hàm lƣợng Acid amin có trong lá và trái cây Chùm ngây
Acid amin

Lá, g

Trái, g

Arginine

6,00

3,60

Histidine

2,10

1,10

Lysine

4,30


1,50

Trytophane

1,90

0,80

Phenyalanine

6,40

4,30

Methionine

2,00

1,40

Threonine

4,90

3,90

Lucine

9,30


6,50

Isoleucine

6,30

4,40

Valine

7,10

5,40

Nguồn: duke, 1983

Ngoài những thành phần hóa học trên thì trong lá, vỏ, rễ của cây Chùm ngây
còn một số thành phần hóa học khác. Theo Lƣu Thị Hiệp trong cây Chùm ngây
còn có những thành phần hóa học khác nhƣ là:
- Lá Chùm ngây có chứa chất gôm (nhựa) và 2 loài alcaloid là moringin và
moringinin làm phấn khích tim và các glucosid có nhóm nitril nhƣ niazirin và
niazirinin, có tác dụng hạ huyết áp. Nƣớc ép lá và rễ có tác dụng kháng khuẩn
mạnh đối với tụ cầu vàng Eschirichia coli và Bacilus subtilus.
- Vỏ cây có chứa chất alcaloid là Benzylamin và B sitosterol làm phấn khích
tim.
- Phần vỏ rễ cây có chất Athonin diệt khuẩn mạnh, do đó đƣợc dùng làm
thuốc trị lỡ miệng.
- Hạt có chứa chất Isotiocianat, có tác dụng chống nhiều vi khuẩn, vi nấm,
trong đó có vi khuẩn trái rạ, toi gà...Ngoài ra, ngƣời ta còn dùng hạt Chùm ngây
làm dầu ăn rất tốt cho sức khỏe.

- Toàn cây có chứa chất Pterygospermin có tính kháng các vi khuẩn gram
âm, gram dƣơng và các vi khuẩn ƣa acid (Lƣu Thị Hiệp).
Mặt khác, trong dầu hạt Chùm ngây còn chứa các acid béo nhƣ: 9,3%
palmitic; 7,4% stearic; 8,6% behenic và 65,7% acid oleic trong số các acid béo.
6


Ngoài ra, còn có acid myristic và lignoceric. Bánh dầu đƣợc ly trích từ hạt Chùm
ngây có chứa 58,9% protein thô, 0,4% CaO; 1,1% P2O5 và 0,8% K2O. Bên cạnh
đó còn có Pterygospermin là hợp chất diệt khuẩn và diệt nấm (Duke, 1983).
Bảng 2.3: Hàm lƣợng dinh dƣỡng của lá Chùm ngây so với một số thực phẩm phổ biến
khác
Dƣỡng chất

Loại thực phẩm

Lá chùm ngây tƣơi

Lá chùm ngây khô

Vitamin A

1.8 mg carrots

6.8 mg

18.9 mg

120 mg sữa


440 mg

2003 mg

Potassium

88 mg chuối

259 mg

1324 mg

Protein

3.1 mg ya-ua

6.7 mg

27.1 mg

30 mg cam

220 mg

13.7 mg

Calcium

Vitamin C


Nguồn: />
Bảng 2.4: Thành phần hóa học của cây Chùm ngây
Dƣỡng chất, % chất khô hoàn toàn
Tác giả
DM

Tro

OM

CP

EE

NDF

ADF

Lƣu Hữu Mãnh et al
(2005)

16,80

8,38

91,62

25,92

11,47


22,83

17,78

Bạch tuấn kiệt (2007)

14,69

11,45

89,40

28,03

-

35,32

24,99

Lƣu Hữu Mãnh et al (2005) cho rằng thành phần hóa học trong cây Chùm
ngây không bị ảnh hƣởng bởi khoảng cách trồng. Cây Chùm ngây có hàm lƣợng
Protein thô cao 25,92%. Tuy nhiên, nếu thu hoạch vào mùa mƣa thì DM thấp 1619%.
2.1.5 Độc tố của cây Chùm ngây
Bên cạnh những dƣỡng chất tốt, cây Chùm ngây còn có các độc chất nhƣ
Tannin 2,13%, Saponin 2,25%, ngoài ra còn chứa 0,58 mg Hydrogen cyanide
(HCN) trong 100 g hạt (Anhwange, 2004). Nhƣng theo Makkar (2001) mức 10 g
HCN an toàn cho ngƣời. Tuy nhiên, việc ăn Chùm ngây có chứa HCN lâu dài có
thể tổn hại thần kinh trung ƣơng, tuyến giáp. Ngoài ra, còn có thể gặp các vấn đề

về thị giác hay bị điếc. Theo Anhwange et al (2004), hiện tại chƣa có nhiều tài
liệu nói về độc tố của cây Chùm ngây ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời và gia
súc.

7


2.1.6 Công dụng của cây Chùm ngây
2.1.6.1 Đối với con ngƣời
Cây Chùm ngây hiện đƣợc trồng ở 80 quốc gia trên thế giới, những quốc gia
tiên tiến sử dụng rộng rãi và đa dạng cây Chùm ngây trong nhiều lĩnh vực nhƣ:
Thực phẩm, nƣớc giải khát, mỹ phẩm, dƣợc phẩm...Theo bác sĩ đông y Nguyễn
Văn Nghị cho rằng các bộ phận của cây nhƣ: lá, rễ, hạt, vỏ cây, quả và hoa có
những hoạt tính nhƣ kích thích hoạt động của tim và hệ tuần hoàn, hoạt tính
chống ung bƣớu, hạ nhiệt, chống kinh phong, chống sƣng viêm, trị ung loét,
chống co giật, hạ cholesterol....Riêng hạt Chùm ngây và hoa có tác dụng chữa các
triệu chứng về gout, huyết áp, giảm stress, tăng cƣờng sinh lực. Tuy nhiên, phụ
nữ có thai không nên dùng rễ Chùm ngây, vì có khả năng gây sẩy thai (Phƣơng
Uyên, 2013).

.

Hình 2.5: Món ăn từ lá và trái Chùm ngây
()

Ngoài ra, hạt Chùm ngây còn có tác dụng làm trong nƣớc và phƣơng pháp
này đƣợc sử dụng khá phổ biến ở một số nơi nghèo tại Ấn Độ. Hơn nữa, cây dễ
trồng, sống đƣợc ở những vùng đất đai khô cằn và trong điều kiện khí hậu khắc
nghiệt, chịu đƣợc hạn hán nên nhiều nơi trên thế giới đã trồng cây Chùm ngây
làm hàng rào xanh che chắn cho các khu sản xuất nông nghiệp, che bóng cho các

cây công nghiệp dài ngày, chắn gió, chắn cát bay. Mặt khác, cây có lá nhỏ, thân
thon tán đẹp nên đƣợc trồng làm cảnh.
2.1.6.2 Đối với Động Vật
Cây Chùm ngây còn là nguồn thức ăn lý tƣởng cho gia súc nhai lại nhƣ trâu,
bò, dê...
Tác dụng của Chùm ngây trên cholesterol và lipid trong máu: nghiên cứu tại
đại học Baroda, Kalabhavan, Gujarat (Ấn Độ) về hoạt tính trên các thông số lipid
8


của Chùm ngây thử trên thỏ, ghi nhận đƣợc kết quả nhƣ sau: cho thỏ ăn Chùm
ngây 200 mg/kg hỗn hợp thức ăn mỗi ngày trong thời gian 20 ngày cho thấy tính
cách tạo cholesterol cao, thử nghiệm kéo dài 120 ngày. Kết quả cho thấy Chùm
ngây có tác dụng hạ cholesterol, phospholipid, triglyceride, hạ tỷ số
cholesterol/phospholipd trong máu so với thỏ trong nhóm đối chứng. Ngoài ra,
cây còn có thêm tác dụng làm tăng sự loại thải cholesterol qua phân (Komal
mehta, 2003).
Ngoài ra, rễ cây Chùm ngây còn có tác dụng ngừa thai. Nghiên cứu Đại học
Jiwaji Gwalior (Ấn Độ) cho rằng các hoạt tính Estrogenic, kháng Estrogenic,
ngừa thai của dịch chiết từ rễ cây Chùm ngây ghi nhận chuột đã bị cắt buồng
trứng cho uống nƣớc chiết, có sự gia tăng trọng lƣợng của tử cung (Sangeeta
Shukla et al, 1988).
Bryan Mendieta-Araica et al (2011) cho rằng sử dụng Chùm ngây làm thức
ăn cho bò sữa sẽ làm tăng hƣơng vị thơm ngon của bò sữa.
2.1.7 Kỹ thuật canh tác
Chùm ngây chủ yếu mọc tự nhiên. Nhƣng ở Ấn Độ cây đƣợc trồng bằng
cành hay bằng hạt. Cây thƣờng trồng vào tháng 6 đến tháng 8, sau 6 tháng đến 2
năm thì cây bắt đầu cho trái (Duke, 1983).
Chùm ngây đƣợc trồng từ hạt hoặc nhánh. Sau khi thu hái về phải rải đều ra
trên tấm bạt, phơi ngoài nắng nhẹ, khi thấy trái đã có hiện tƣợng nứt thì đem phơi

trong bóng mát. Không phơi trực tiếp ra nắng vì hạt có dầu nên sẽ giảm tỷ lệ nẩy
mầm, sau khi hạt đã bung ra hết khỏi trái thì sàng loại bỏ các tạp chất và các hạt
chất lƣợng xấu nhƣ hạt lép, hạt nhỏ, hạt bị sâu đục,... hạt có thể đƣợc bảo quản
trong túi PE hàn kín ở nhiệt độ trung bình 100C, chỉ sử dụng trong năm thì tỷ lệ
nẩy mầm cao trên 75% nếu để sang năm sau tỷ lệ nẩy mầm chỉ còn 20 - 30%. Hạt
có thể gieo trực tiếp hay ƣơm trong bầu và đem ra trồng sau 2 - 3 tháng. Nhánh
đƣợc trồng là nhánh sơ cấp lấy từ thân, dài từ 1 - 1,5 m và sẽ ra rễ dễ dàng sau vài
tháng trồng. Cả hạt và nhánh đều cho cây con phát triển nhanh, sau một năm
trồng cây thƣờng cao 3 - 4 m. Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên và phân bón mà
cây cho trái sớm hay muộn. Cây Chùm ngây có thể cho từ 100 - 200 trái một
năm.
Bạch Tuấn Kiệt (2007) đã nghiên cứu 4 phƣơng pháp trồng cây Chùm ngây:
Gieo hạt trực tiếp: Hạt giống đƣợc gieo vào buổi chiều, nắm hạt trong tay
rồi gieo vào các hộc đã đào sẵn (có kích thƣớc 5*7*10 cm), cho phân bò đã hoai
9


vào và đắp lên một lớp đất mịn. Tƣới nƣớc giữ ẩm để cho hạt nảy mầm (tƣới
nƣớc mỗi ngày một lần vào buổi sáng, đến thời điểm 35 ngày thì không tƣới nƣớc
nữa).
Ƣơm hạt trong bầu: cho phân bò đã hoai vào túi nylon (kích thƣớc 7*12
cm), sau đó cho hạt Chùm ngây vào và để dƣới tán những cây xoài lớn, tƣới nƣớc
giữ ẩm cho hạt nẩy mầm đến thời điểm 25 ngày thì đem ra trồng. Tƣới nƣớc giữ
ẩm cho hạt nẩy mầm (tƣới nƣớc mỗi ngày một lần vào buổi sáng, đến thời điểm
35 ngày thì không tƣới nƣớc nữa).
Giâm cành trực tiếp: đào hộc (kích thƣớc 7*10*10 cm) sau đó cho hom
Chùm ngây có kích thƣớc 20 - 25 cm (2 mắt) vào. Tiếp theo cho phân bò đã hoai
vào và đắp lên một lớp đất mịn. Tƣới nƣớc giữ ẩm cho cây nảy chồi (tƣới nƣớc
mỗi ngày một lần vào buổi sáng, đến thời điểm 35 ngày thì không tƣới nƣớc nữa).
Kỹ thuật giâm cành trong bầu: cho phân bò đã hoai mục vào bọc nylon (kích

thƣớc 12*20 cm) sau đó cho hom Chùm ngây vào và để dƣới tán cây xoài lớn,
tƣới nƣớc giữ ẩm giúp cho cây hom nẩy chồi (tƣới nƣớc mỗi ngày một lần vào
buổi sáng, đến thời điểm 35 ngày thì không tƣới nƣớc nữa), sau đó 25 ngày thì
đem ra trồng.
Tất cả các phƣơng pháp trên đều trồng với khoảng cách là 40*40 cm.
Từ kết quả nghiên cứu trồng cây Chùm ngây bằng các phƣơng pháp trên,
Bạch Tuấn Kiệt (2007) đã kết luận phƣơng pháp trồng bằng hạt cho tỷ lệ sống
thật cao hơn các phƣơng pháp trồng bằng hom và giữa hai hình thức trồng bằng
hạt thì trồng trực tiếp cho tỷ lệ sống thật cao hơn trồng trong bầu, tỷ lệ sống thật
của phƣơng pháp gieo hạt trực tiếp cao nhất là 59,64%, tiếp theo là phƣơng pháp
ƣơm hạt trong bầu là 53,24%, trong khi đó phƣơng pháp giâm cành trong bầu và
giâm cành trực tiếp lần lƣợt là 49,07% và 46,86%. Hình thức trồng bằng hạt trực
tiếp cho tốc độ tăng trƣởng cao nhất là 1,14 cm/ngày, ở ngày thứ 75 cây cao
85,21 cm trong khi trồng bằng cách giâm cành trong hạt chỉ cao 63,11 cm. Về
năng suất chất xanh đối với phƣơng pháp trồng bằng hạt trực tiếp cho năng suất
cao nhất là 13,06 tấn/ha/lứa và thấp nhất là trồng bằng cách giâm cành trong bầu
10,10 tấn/ha. Lý giải về điều này tác giả cho biết có thể là do trong giai đoạn
trồng ra đất, các hom Chùm ngây trồng trong bầu rễ còn non, chƣa hấp thu đủ các
dƣỡng chất để nuôi cây nên cây bị “stress” chết một phần, số cây còn lại cần một
thời gian mới thích nghi và sống đƣợc ở khu đất mới. Vì vậy, tốc độ tăng trƣởng
chậm lại và năng suất giảm.
10


2.1.8 Kỹ thuật thu hoạch
Thu hoạch bằng cách cắt tán lá ở 40 ngày tuổi, protein thô đạt từ 19,3 26,4% và năng suất vật chất khô có thể đạt 4,2 - 8,3 tấn/ha ở giai đoạn này
(Makkar and Becker, 1997; Foild and et all, 1999; Aregheore, 2002). Việc cắt tỉa
thƣờng xuyên tạo cho cây nhiều nhánh, làm tăng năng suất hạt và lá. Bón phân
cho cây Chùm ngây vào mùa mƣa làm tăng năng suất lên gấp 3 lần. Reyes S.N
(2006) cho rằng cần nghiên cứu bổ sung dinh dƣỡng (phân hóa học, phân vô cơ)

và chú ý đến việc tƣới tiêu tác động đến sản xuất sinh khối và thành phần dinh
dƣỡng của cây Chùm ngây.
Bạch Tuấn Kiệt (2007) cho rằng thời điểm thu hoạch cho năng suất cao nhất
là 75 ngày đạt 55,81 tấn/ha/3 lần cắt, năng suất protein đạt 2,7 tấn/ha và hàm
lƣợng CP là 31,62%.
Các nghiên cứu trồng cây Chùm ngây
Đề tài nghiên cứu thời gian thu hoạch và mật độ trồng lên năng suất, giá trị
dinh dƣỡng và sự tiêu hóa của cây Chùm ngây ở Nicaraguay (Reyes S.N, 2006).
Cho rằng: thu hoạch Chùm ngây ở 75 ngày thì cho năng suất vật chất khô DM
cao nhất 24,7 tấn/ha ở năm thứ nhất so với năm thứ hai là 10,4 tấn/ha. Với mật độ
trồng 750.000 cây/ha năm thứ nhất thì cho năng suất chất khô cao nhất, tuy nhiên
ở năm thứ hai với mật độ trồng 500.000 cây/ha thì cho năng suất cao nhất. Năm
thứ nhất DM, Ash (tro), NDF cao nhất và tỷ lệ tiêu hóa invitro thấp nhất ở thời
điểm thu hoạch 75 ngày. Năm thứ hai DM, Ash, NDF và tỷ lệ tiêu hóa invitro thu
hoạch ở các thời điểm khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Kết luận khuyến cáo
nên trồng Chùm ngây ở mật độ 50 - 70 cây/m2 và thu hoạch ở 75 ngày thì cho kết
quả cao nhất.
Lƣu Hữu Mãnh et al (2005) đáng giá về tốc độ tăng trƣởng và năng suất
chất khô của cây Chùm ngây cho rằng: khoảng cách trồng khác nhau (40*20,
40*30, 40*40 cm) không ảnh hƣởng đến chiều cao và năng suất chất khô. Có thể
đƣợc thu hoạch 7/lần năm và năng suất chất khô đạt 43 - 52 tấn/ha.
Bạch Tuấn Kiệt (2007) khi nghiên cứu về “Ảnh hƣởng của các phƣơng cách
trồng và thời gian thu hoạch lứa đầu đến năng suất của cây Chùm ngây (Moringa
oleifera, Lam)” cho thấy rằng: các phƣơng pháp trồng khác nhau thì ảnh hƣởng
có ý nghĩa thống kê về tốc độ tăng trƣởng và năng suất chất khô. Trồng theo cách
gieo hạt trực tiếp cho tốc độ tăng trƣởng cao nhất 1,14 cm/ngày, năng suất chất
khô 5,37 tấn/ha/2 lứa cắt; cao hơn so với ƣơm hạt trong bầu 3,94 tấn/ha/2 lứa cắt,
11



giâm cành trực tiếp 2,89 tấn/ha/2 lần cắt và giâm cành trong bầu 2,30 tấn/ha/2 lứa
cắt. Năng suất chất khô và hàm lƣợng protein thô khi thu hoạch ở các thời điểm
khác nhau có ý nghĩa thống kê. Thu hoạch ở 75 ngày sau khi trồng cho kết quả tốt
nhất năng suất chất xanh 55,81 tấn/ha/3 lứa cắt và hàm lƣợng protein thô 31,62%,
cao hơn khi thu hoạch ở 60 ngày năng suất chất khô 16,60 tấn/ha, hàm lƣợng
protein thô 27,49% thu hoạch ở 90 ngày năng suất chất khô 46,65 tấn/ha, hàm
lƣợng protein thô 28,03%. Phƣơng pháp trồng trực tiếp có tốc độ tăng trƣởng
nhanh, và thu hoạch lứa đầu ở 75 ngày cho năng suất chất khô 55,81 tấn/ha và
hàm lƣợng protein 31,62% cao hơn ở các thời điểm khác. Theo kết quả nghiên
cứu của Bạch Tuấn Kiệt (2007) thì tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ của cây Chùm ngây
cao từ 74,16 - 75,30% nếu ủ 24 giờ và trên 80% nếu ủ 48 giờ sẽ đáp ứng nhu cầu
thức ăn cho gia súc.
2.2 Phân bón
2.2.1 Định nghĩa
Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp dinh dƣỡng cho cây trồng
hoặc có tác dụng cải tạo đất, trong thành phần chứa một hoặc nhiều yếu tố dinh
dƣỡng vô cơ, đa lƣợng, trung lƣợng, vi lƣợng, đất hiếm, hữu cơ, acid amin, acid
humic, acid fulvic, vi sinh vật có ích, có một hoặc nhiều: chất giữ ẩm, chất hỗ trợ
tăng hiệu quả sử dụng phân bón, chất điều hòa sinh trƣởng thực vật, chất phụ gia,
yếu tố hạn chế sử dụng (Cẩm Hà, 2012).
2.2.2 Các loại phân bón
Phân loại theo thành phần dinh dƣỡng có:
2.2.2.1 Phân vô cơ
Với phân vô cơ, tùy nhà sản xuất hay nhu cầu thị trƣờng mà phân hóa học
đƣợc sản xuất là phân đơn (chỉ chứa một loại dƣỡng chất) hoặc phân hỗn hợp
(chứa nhiều loại dƣỡng chất). Các dƣỡng chất chứa trong phân hóa học là những
dƣỡng chất dễ hấp thu, khi bón vào đất cây trồng có thể hấp thu ngay. Hàm lƣợng
dƣỡng chất trong phân vô cơ khá cao nên khi sử dụng cần chú ý liều lƣợng, nếu
thừa rất dễ gây hại cho cây, nhất là phân đạm (Ngô Ngọc Hƣng và ctv, 2004).
Mặt khác phân hóa học tƣơng đối nhẹ, dễ chuyên chở, dễ tan nên dùng để bón

thúc sẽ có hiệu quả cao.
Đạm: là nguyên tố cần thiết cho sự phân bào và phát triển của cây. Đạm làm
tăng diện tích và khối lƣợng nguyên sinh chất trong cây. Urea là loại phân đạm ở
12


thể vô cơ cung cấp nguồn dinh dƣỡng, dƣỡng chất tốt nhất cho nhiều loại cây và
không làm bỏng cây. Cây trồng thiếu đạm phát triển kém và có màu vàng do diệp
lục tố giảm, lá già vàng khô và rụng sớm. Thừa đạm thì thân lá phát triển sum
xuê, xanh đậm, lá to chống chịu kém, dễ đổ ngã, lƣợng nitrate và protein cao (Võ
Thị Gƣơng, 2004).
Lân: ít di chuyển trong đất và ít bị rữa trôi. Lân giúp rễ phát triển, đẻ nhánh
nhiều, góp phần tăng năng suất, phosphore (P) đóng vai trò trong việc tạo năng
lƣợng biến dƣỡng trong cây, thành phần của màng tế bào. Bón phân lân giúp cây
trồng sử dụng phân đạm tốt hơn. Nếu thiếu lân, hệ thống rễ phát triển kém, lá màu
xanh đậm, trên lá xuất hiện màu tím hồng (Võ Thị Gƣơng, 2004). Phân bón cho
mọi loại đất và mọi loại cây từ đất chua, đất ít chua và đất trung bình.
Kali: kali chính là tác nhân trong sự thẩm thấu, trung hòa điện tích trong
cây. Ngoài ra, sự hiện diện của kali giúp các enzym trong tiến trình sinh lý hoạt
động mạnh mẽ hơn (Võ Thị Gƣơng, 2004).
Theo Ngô Ngọc Hƣng và ctv (2004), Hà Thị Thanh Bình và ctv (2002),
phân hóa học là một lợi thế để điều khiển năng suất nhƣng do tính cụ thể và tính
chính xác nên mọi sự thay đổi về liều lƣợng và cách bón sẽ thể hiện ra bằng sự
thay đổi rõ rệt về năng suất. Cùng một lƣợng phân bón hóa học chia ra bón nhiều
cách khác nhau về thời gian thì năng suất có sự thay đổi nhƣng cùng một lƣợng
phân bón chuồng chia ra cách bón khác nhau thì không đáng kể.
2.2.2.2 Phân hữu cơ
Phân hữu cơ là tên gọi chung cho các loại phân đƣợc sản xuất từ các vật liệu
hữu cơ nhƣ các dƣ thừa thực vật, phân chuồng, phân rác và phân xanh.
Phân hữu cơ có tính phân giải chậm, không kịp cung cấp dƣỡng chất cho

cây trồng nên thƣờng dùng để bón lót. Phân chuồng là một trong những loại phân
đƣợc sử dụng khá rộng rãi. Bón phân chuồng sẽ làm tăng độ xốp của đất, cải tạo
chế độ nƣớc và không khí của đất, tăng thêm dƣỡng chất đa - vi lƣợng, về lâu dài
sẽ tăng tỷ lệ mùn, tích lũy nhiều lân, kali tổng số... Tạo tiền đề cho đất có độ phì
nhiêu cao hơn. Bón với lƣợng lớn phân chuồng không gây hại lớn, lƣợng dƣỡng
chất dƣ thừa cây không sử dụng hết có thể dùng tiếp cho vụ sau. Tuy nhiên, phân
chuồng có tỷ lệ dƣỡng chất thấp, nên cần có khối lƣợng lớn, gây cồng kềnh,
dƣỡng chất phân chuồng lại không ổn định, tác dụng chậm hơn so với phân hóa
học (Lê Văn Căn, 1982; Hà Thị Thanh Bình và ctv, 2002).

13


Bảng 2.5: Thành phần một số loại phân chuồng (%)
Các loại phân chuồng (có độn rơm rạ)
Các chất
Trâu, bò

Ngựa, lừa

heo

Dê, cừu

Nƣớc

77,30

71,30


72,40

64,60

Chất hữu cơ

20,30

25,40

25,00

31,80

N tổng số

0,45

0,58

0,65

0,83

N protein

0,28

0,35


-

-

N amoniac

0,14

0,19

0,20

-

P2O5

0,23

0,28

0,19

0,23

K2O

0,50

0,63


0,60

0,67

CaO

0,40

0,21

0,18

0,33

MgO

0,11

0,14

0,09

0,18

SO3

0,06

0,07


0,08

0,15

Cl

0,10

0,04

0,17

0,17

SiO2

0,85

1,77

1,08

1,47

P2O3

0,05

0,11


0,07

0,24

Lê Văn Căn, 1983

Bảng 2.6: Tỷ lệ chất dinh dƣỡng trong phân gia cầm
% so với phân tƣơi
Loại gia cầm

Nƣớc

Hữu cơ

N

P2O5

K2O



50,00

25,50

1,63

1,54


0,85

Vịt

56,60

26,60

1,10

1,40

0,62

Ngỗng

71,10

23,40

0,55

0,50

0,95

Lê Văn Căn, 1983

Ngoài ra, than bùn là loại phân hữu cơ đƣợc sử dụng khá phổ biến. Than
bùn đƣợc tạo từ xác thực vật. Xác thực vật đƣợc tích tụ lại, vùi lấp trong đất và

chịu tác động của điều kiện ngập nƣớc trong nhiều năm, với điều kiện phân hủy
yếm khí của xác thực vật sẽ chuyển thành than bùn. Than bùn có hàm lƣợng vô
cơ là 18 - 24%, phần còn lại là hữu cơ, loại phân bón này dùng để tăng chất hữu
cơ cho đất có khả năng giữ nƣớc, kích thích tăng trƣởng cây và hàm lƣợng dƣỡng
14


×