Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

ảnh hưởng của bột cỏ đậu rồng hoang và muồng hoa pháo lên sự tăng trọng của chim cút thịt giai đoạn 11 ngày tuổi đến 39 ngày tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 83 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

BÙI THỊ TỐ NHƯ

ẢNH HƯỞNG CỦA BỘT CỎ ĐẬU RỒNG
HOANG VÀ MUỒNG HOA PHÁO LÊN SỰ
TĂNG TRỌNG CỦA CHIM CÚT THỊT GIAI
ĐOẠN 11 NGÀY TUỔI ĐẾN 39 NGÀY TUỔI

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI THÚ Y

Cần Thơ, 2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI THÚ Y

Tên đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA BỘT CỎ ĐẬU RỒNG
HOANG VÀ MUỒNG HOA PHÁO LÊN SỰ
TĂNG TRỌNG CỦA CHIM CÚT THỊT GIAI
ĐOẠN 11 NGÀY TUỔI ĐẾN 39 NGÀY TUỔI

Giáo viên hướng dẫn:


Sinh viên thực hiện:

Ts. Nguyễn Thị Hồng Nhân

Bùi Thị Tố Như

Ths. Lý Thị Thu Lan

MSSV: 3118105
Lớp CN11Z2A1

Cần Thơ, 2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CÔNG NGHỆ GIỐNG VẬT NUÔI

ẢNH HƯỞNG CỦA BỔ SUNG CHẾ PHẨM
PLASTIN VÀ MƯỢT LÔNG VÀO SỰ TĂNG
TRƯỞNG CHIM CÚT TỪ 11 NGÀY TUỔI
ĐẾN 39 NGÀY TUỔI

Cần Thơ, ngày...tháng...năm 2014
DUYỆT CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

Cần Thơ, ngày...tháng...năm 2014
DUYỆT BỘ MÔN


Ts. Nguyễn Thị Hồng Nhân
Cần Thơ, ngày...tháng...năm 2014
DUYỆT KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG


LỜI CẢM ƠN
Trải qua những năm tháng ngồi trên ghế giảng đƣờng đại học, tôi đã
nhận đƣợc rất nhiều sự quan tâm cũng nhƣ học hỏi đƣợc rất nhiều kiến thức và
những kinh nghiệm quý báu.
Xin trân trọng gởi lời cảm ơn đến Cha Mẹ, ngƣời đã sinh thành, nuôi
dƣỡng con nên ngƣời, luôn bên cạnh chăm sóc, động viên con trong suốt quá
trình khôn lớn.
Xin gởi lời cảm ơn chân thành đến cô Nguyễn Thị Hồng Nhân, ngƣời đã
trực tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin gởi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Trọng Ngữ đã hƣớng
dẫn và giúp đỡ trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn Quý Thầy cô bộ môn Di truyền, bộ môn Chăn nuôi và bộ
môn Thú y đã truyền đạt những kiến thức cho tôi trong suốt những năm tháng
qua.
Xin gởi lời cảm ơn chân thành đến cô Nguyễn Thị Kim Khang, cố vấn
học tập đã luôn quan tâm, giúp đỡ từ những ngày đầu bỡ ngỡ khi mới bƣớc
chân vào đại học.
Xin gởi lời cảm ơn chân thành đến cô Lý Thị Thu Lan, ngƣời đã giúp đỡ
em trong suốt quá trình thực hiện thí nghiệm tại trại.
Xin gởi lời cảm ơn đến các chú tại trại thực nghiệm Nông Nghiệp Thủy
Sản trƣờng Đại Học Trà Vinh đã tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành thí
nghiệm.
Xin cảm ơn các bạn lớp CNGVN K37 và các anh chị khóa trƣớc đã luôn
ủng hộ, giúp đỡ và bên cạnh tôi những lúc vui buồn, khó khăn trong những

năm qua.
Xin chân thành cảm ơn !

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân và chƣa
từng đƣợc ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trƣớc đây. Các số
liệu và kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực.
Tác giả luận văn

Bùi Thị Tố Nhƣ

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. ii
TÓM LƢỢC ..................................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................... viiviii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... iix
CHƢƠNG 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................ 1
CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN ...................................................................... 2
2.1 TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI CÚT TẠI CÁC NƢỚC ............................... 2
2.1.1 Chăn nuôi cút tại Trung Quốc .......................................................... 2
2.1.2 Chăn nuôi cút tại Tây Ban Nha ........................................................ 2
2.1.3 Chăn nuôi cút tại Ý .......................................................................... 2

2.1.4 Chăn nuôi cút tại Mỹ........................................................................ 2
2.1.5. Chăn nuôi cút tại Bồ Đào Nha ........................................................ 2
2.1.6 Tình hình chăn nuôi cút tại Việt Nam .............................................. 3
2.2 CÁC GIỐNG CHIM CÚT VÀ CÁCH CHỌN GIỐNG CHIM CÚT
NUÔI THỊT ............................................................................................ 3
2.2.1 Các giống chim cút .......................................................................... 3
2.2.1.1 Chim cút Nhật Bản ................................................................... 4
2.2.1.2 Chim cút Mỹ ............................................................................. 4
2.2.2 Cách chọn giống chim cút nuôi thịt ................................................. 4
2.3 NGUỒN GỐC CHIM CÚT ..................................................................... 5
2.4 CÁC YẾU TỐ DINH DƢỠNG ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH
SINH TRƢỞNG CỦA CHIM CÚT ....................................................... 5
2.4.1 Nhu cầu dinh dƣỡng của chim cút ................................................... 5
2.4.1.1 Nhu cầu năng lƣợng.................................................................. 6
2.4.1.2 Nhu cầu protein ........................................................................ 7
2.4.1.3 Nhu cầu khoáng chất. ............................................................... 8
2.4.1.4 Nhu cầu Vitamin ....................................................................... 8

iii


2.4.2 Đặc điểm một số loại thức ăn làm nguyên liệu thức ăn cho cút .... 13
2.4.2.1 Nhóm thức ăn cung cấp năng lƣợng ....................................... 13
2.4.2.2 Nhóm thức ăn cung cấp protein .............................................. 13
2.4.2.3 Thức ăn cung cấp khoáng ....................................................... 14
2.4.2.4 Thức ăn cung cấp Caroten-Vitamin A .................................... 14
CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .......... 16
3.1 PHƢƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM ........................................................... 16
3.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm .................................................. 16
3.1.2 Chuồng trại thí nghiệm .................................................................. 16

3.1.3 Chuẩn bị chuồng trại thƣớc khi thả cút .......................................... 17
3.1.4 Động vật thí nghiệm ....................................................................... 17
3.1.5 Thức ăn, nƣớc uống và các loại thuốc đƣợc sử dụng..................... 17
3.1.5.1 Thức ăn ................................................................................... 17
3.1.5.2. Nƣớc uống ............................................................................. 18
3.1.5.3 Thuốc thú y ............................................................................. 18
3.2 PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .......................................................... 18
3.2.1 Bố trí thí nghiệm ............................................................................ 18
3.2.2 Cách cho ăn bột cỏ thí nghiệm ....................................................... 18
3.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi...................................................................... 19
3.2.3.1 Tăng trọng ............................................................................... 19
3.2.3.2 Theo dõi tỉ lệ sống .................................................................. 19
3.2.3.3 Tiêu tốn thức ăn ...................................................................... 19
3.2.3.4 Hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTA) ................................... 19
3.2.3 Mổ khảo sát .................................................................................... 19
3.3 PHƢƠNG PHÁP XỬ LÍ SỐ LIỆU ....................................................... 20
CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ THẢO LUẬN ........................................................ 21
4.1 NHẬN XÉT CHUNG VỀ ĐÀN CÚT THÍ NGHIỆM .......................... 21
4.2 KẾT QUẢ CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI .............................................. 21
4.2.1. Khối lƣợng bình quân qua các giai đoạn ...................................... 21
4.2.2 Tăng trọng qua các giai đoạn ......................................................... 22
iv


4.2.3 Tiêu tốn thức ăn qua các giai đoạn ................................................ 24
4.2.4. Hệ số chuyển hóa thức ăn qua các giai đoạn ................................ 24
4.2.5. Xác định các chỉ số mổ khảo sát ................................................... 25
4.2.6. Tỉ lệ nuôi sống............................................................................... 27
CHƢƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................... 29
5.1. KẾT LUẬN .......................................................................................... 29

5.2. ĐỀ NGHỊ .............................................................................................. 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 30

v


TÓM LƢỢC
Thí nghiệm “ Ảnh hưởng của việc bổ sung bột cỏ Đậu rồng hoang và
Muồng hoa pháo lên sự tăng trọng của cút thịt giai đoạn 11- 39 ngày tuổi “
thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức và 3 lần lập
lại, thí nghiệm có 9 đơn vị thí nghiệm mỗi đơn vị thí nghiệm gồm 10 ô chuồng
mỗi ô chuồng nuôi 1 con. Tổng số cút nuôi thí nghiệm là 90 con.
Nghiệm thức Đối chứng (ĐC): Sử dụng thức ăn hỗn hợp của trại.
Nghiệm thức Đậu rồng hoang (ĐRH): Sử dụng thức ăn hỗn hợp của trại
+ 4% bột cỏ Đậu rồng hoang.
Nghiệm thức Muồng hoa pháo (MHP): Sử dụng thức ăn hỗn hợp của trại
+ 4% bột cỏ Muồng hoa pháo.
Kết quả :
Khối lượng bình quân (g/con) đạt được của cút thí nghiệm ở nghiệm thức
Đối chứng thấp hơn nghiệm thức Đậu rồng hoang và nghiệm thức Muồng hoa
pháo đây là sự khác biệt có ý nghĩa (P=0,03). Do đó tốc độ tăng trưởng bình
quân (g/con/ngày) của cút thí nghiệm ở lô Đối chứng thấp hơn nghiệm thức
Đậu rồng hoang và nghiệm thức Muồng hoa pháo đây là sự khác biệt có ý
nghĩa (P=0,02).
Tiêu tốn thức ăn (g/con/ngày) giữa 3 nghiệm thức thì không có sự khác
biệt (P>0,05). Do tiêu tốn thức ăn tương đương nhau nhưng khối lượng bình
quân và tốc độ tăng trưởng của 2 nghiệm thức ĐRH và MHP có sự khác biệt
so với nghiệm thức ĐC nên hệ số chuyển hóa thức ăn có sự khác biệt có ý
nghĩa (P=0,01).
Khối lượng thân thịt và tỉ lệ thân thịt có sự khác biệt có ý nghĩa

(P<0,05). Việc bổ sung 2 loại bột cỏ Đậu rồng hoang và Muồng hoa pháo đã
có tác dụng giảm hệ số chuyển hóa thức ăn, cút nuôi đạt trọng lượng cao
mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người chăn nuôi.
HSCHTA của nghiệm thức ĐRH thấp hơn nghiệm thức đối chứng 3,2%,
nghiệm thức MHP thấp hơn đối chứng 7,6%. Về khối lượng thân thịt MHP
tăng trọng đạt cao 10,8% so với ĐC, còn Đậu rồng hoang chỉ cao hơn Đối
chứng 2,4% (<5%).
Như vậy, nếu bổ sung bột cỏ vào thức ăn thì ta chỉ nên bổ sung MHP để
cho hiệu quả cao hơn.
Từ khóa : cút thịt, bột cỏ.

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Sản lƣợng cút một số nƣớc trên thế giới năm 2007 ........................... 3
Bảng 2.2 Khối lƣợng (g) cơ thể cút thịt từ mới nở đến 7 tuần tuổi ................... 4
Bảng 2.3 Khối lƣợng (g) chim cút Mỹ đến 6 tuần tuổi ..................................... 4
Bảng 3.1 Thành phần hóa học (%) và giá trị dinh dƣỡng thức ăn hỗn hợp tại
trại .................................................................................................................... 17
Bảng 4.1 Ảnh hƣởng của thức ăn bổ sung bột cỏ lên khối lƣợng của cút
(g/con) .............................................................................................................. 21
Bảng 4.2 Ảnh hƣởng của thức ăn bổ sung bột cỏ lên sự tăng trọng của cút
(g/con/ngày) ..................................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.3 Ảnh hƣởng của thức ăn bổ sung bột cỏ lên sự tiêu tốn thức ăn của cút
(g/con/ngày) ..................................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.4 Ảnh hƣởng của thức ăn bổ sung bột cỏ lên HSCHTA của cút . Error!
Bookmark not defined.
Bảng 4.5 Ảnh hƣởng của thức ăn bổ sung bột cỏ lên một số chỉ tiêu mổ khảo
sát ..................................................................... Error! Bookmark not defined.


vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 Lồng nuôi cút .................................................................................... 16
Hình 3.2 Cút con 1 ngày tuổi ........................................................................... 17
Hình 3.3 Hệ thống bình chứa nƣớc .................................................................. 18
Hình 3.4 Mổ khảo sát ...................................................................................... 20
Hình 4.1 Sự tăng trƣởng của cút ...................................................................... 22
Hình 4.2 Cân khối lƣợng sống của cút ............................................................ 26
Hình 4.3 Cút sau nhổ lông và mổ cút .............................................................. 27

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐC

Đối chứng

ĐRH

Đậu rồng hoang

HSCHTA

Hệ số chuyể hóa thức ăn

KLSNL


Khối lƣợng sau nhổ lông

KLTT

Khối lƣợng thân thịt

MHP

Muồng hoa pháo

NT

Nghiệm thức

TTTA

Tiêu tốn thức ăn

TLTT

Tỉ lệ thân thịt

ix


CHƢƠNG 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong tình hình hiện nay, đất nƣớc ngày càng phát triển đang hƣớng tới
một nền nông nghiệp bền vững, trong đó ngành chăn nuôi giữ vai trò quan
trọng trong nền nông nghiệp nƣớc ta. Song song với một đất nƣớc đang phát

triển là nhu cầu sống đặc biệt là nhu cầu ăn uống, dinh dƣỡng của con ngƣời
ngày càng cao, ngoài những món ăn từ thịt gia súc gia cầm truyền thống nhƣ
heo, bò, vịt gà,….thì hiện nay có rất nhiều loại thực phẩm mới để làm phong
phú thêm thị trƣờng và đáp ứng nhu cầu ngƣời tiêu dùng trong đó có thịt cút.
Cút hiện nay trên thị trƣờng có thể đƣợc coi là hút hàng, một số cơ sở
chăn nuôi cút không đủ cung cho thị trƣờng hoặc chăn nuôi không đạt trọng
lƣợng dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao làm cho ngƣời chăn nuôi từ bỏ và
cũng có nhiều cơ sở vì lợi nhuận mà bổ sung những chất kháng sinh, hormone
kích thích tăng trƣởng gây nguy hại đến sức khỏe ngƣời tiêu dùng.
Tuy nhiên, ngày nay vấn đề chất lƣợng và sức khỏe ngƣời tiêu dùng
đƣợc đặt lên hàng đầu nên việc tìm ra một phƣơng thức chăn nuôi đạt hiệu quả
vừa mang lại lợi ích cho ngƣời chăn nuôi, vừa đảm bảo cho ngƣời tiêu dùng
là một điều hết sức cần thiết.
Từ thực tế trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của bột
cỏ Đậu rồng hoang và Muồng hoa pháo lên sự tăng trọng của cút thịt giai
đoạn 11- 39 ngày tuổi”. Mục tiêu đề tài là nhằm : khảo sát ảnh hƣởng của bột
cỏ lên tăng trọng cút thịt giúp tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.

1


CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI CÚT TẠI CÁC NƢỚC
2.1.1 Chăn nuôi cút tại Trung Quốc
Trên thế giới, sản lƣợng thịt chim cút rất khiêm tốn so với thịt gia cầm,
nhƣng lại có tốc độ phát triển tƣơng đối nhanh. Nuôi chim cút lấy trứng phổ
biến rộng rãi hơn chim cút thịt. Theo Lin Qilu, trƣờng Đại học Nông nghiệp
Nam Kinh, Trung Quốc là nƣớc chăn nuôi chim cút lớn nhất trên thế giới.
Chim cút thịt đƣợc nuôi 4 tuần rồi giết mổ, khi khối lƣợng đạt khoảng 200g.
Mỗi năm, Trung Quốc thịt khoảng 1.040-1.360 triệu con (13-17 lứa/ năm/

trang trại). Trung bình, tỷ lệ thân thịt là 70% thì mỗi năm Trung Quốc sản xuất
146.000-190.000 tấn. Một mình nƣớc này sản xuất ra 85% sản lƣợng chim cút
toàn thế giới. Nếu kể cả chim cút "thanh lý" sau 10 tháng đẻ, vào khoảng 315350 triệu con, thì sản lƣợng thịt chim cút của Trung Quốc còn lớn hơn nữa
theo Bùi Hữu Đoàn (2010).
2.1.2 Chăn nuôi cút tại Tây Ban Nha
Tây Ban Nha và là nƣớc xuất khẩu chim cút tƣơng đối lớn, năm 2004 sản
xuất 9.300 tấn, đến năm 2007 đã sản xuất 9.300 tấn, trong đó 75% dành cho
xuất khẩu, đối thủ chính của họ là Pháp và Trung Quốc. Nƣớc Pháp năm 2005
sản xuất 8.938 tấn, năm 2006 là 8.197 tấn, và năm 2007 là 8.200 tấn, xuất
khẩu khoảng 2.000 tấn mỗi năm, riêng năm 2007 đã xuất khẩu tới 3.782 tấn.
Các nƣớc thuộc EU nhƣ Bỉ và Đức là những nhà nhập khẩu chủ yếu của Pháp
và Tây Ban Nha theo Bùi Hữu Đoàn (2010).
2.1.3 Chăn nuôi cút tại Ý
Trong 6 năm qua, mỗi năm nƣớc Ý giết thịt 20-24 triệu con (3.3003.600 tấn thân thịt chim cút), xuất khẩu đƣợc khoảng 600-650 tấn/năm theo
Bùi Hữu Đoàn (2010).
2.1.4 Chăn nuôi cút tại Mỹ
Tại Mỹ, năm 2002 có 1.907 trang trại nuôi chim cút, với trên19 triệu con.
Nếu khối lƣợng xuất chuồng trung bình là 200-300g/con với sản lƣợng 2.6744.011 tấn. Bang Georgia sản xuất nhiều nhất, tiếp theo là Bắc Carolina, Texas
và Alabama. Ngoài ra, Mỹ cũng nhập chim cút thịt, chủ yếu là từ là Canada
Bùi Hữu Đoàn (2010).
2.1.5. Chăn nuôi cút tại Bồ Đào Nha
Bồ Đào Nha cũng chăn nuôi chim cút với số lƣợng khiêm tốn. Trong bảy
năm qua, đã giết thịt 8-13 triệu con, sản lƣợng 960-1.600 tấn. Nƣớc Úc, trong
2001-2002 đã thịt 6,5 triệu con (trên 17 triệu chim đẻ). Trong năm 2007,
Canada xuất khẩu 628 tấn thịt chim cút vào Hoa Kỳ. Bra-xin luôn là một đối
thủ cạnh tranh mạnh trong lĩnh vực gia cầm, trong đó có chim cút. Trong năm
2007, sản xuất 1.200 tấn chim cút, với tốc độ phát triển 10% /năm. Phần lớn
sản phẩm dùng trong nƣớc và xuất khẩu tới Trung Đông Bùi Hữu Đoàn
(2010).
2



Bảng 2.1 Sản lƣợng cút một số nƣớc trên thế giới năm 2007
TT

Nƣớc

Sản lƣợng (tấn)

1

Trung Quốc

163000

2

Tây Ban Nha

9300

3

Pháp

8200

4

Italia


3800

5

Hoa Kì

3400

6

Úc

1800

7

Bồ Đào Nha

1200

8

Brasil

1100

9

Nhật Bản


200

Tổng

192000

Nguồn: Worldpoultry, Vol. 25 số 2; WWW //: Quail meat - an undiscovered alternative, 01
tháng 2 năm 2009

2.1.6 Tình hình chăn nuôi cút tại Việt Nam
Nghề nuôi chim cút ở nƣớc ta chỉ xuất hiện trong những năm gần đây,
nhƣng phong trào nuôi chim cút phát triển rất nhanh, do thịt và trứng chim cút
ngon, đƣợc thị trƣờng ƣa chuộng. Nghề nuôi chim cút có nhiều ƣu việt nhanh
thu hoạch (chim thịt chỉ nuôi trong 40-45 ngày, chim mái chỉ 45 ngày đã đẻ
trứng). Hiệu quả chăn nuôi cao, dễ nuôi và ít bệnh tật hơn gà, yêu cầu chuồng
trại lại rất đơn giản, đầu tƣ ban đầu ít tốn kém nên đƣợc nhiều hộ nông dân
quan tâm. Đến nay, các hộ chăn nuôi chim cút đã cung cấp cho thị trƣờng một
số lƣợng thực phẩm đáng kể theo Bùi Hữu Đoàn (2010).
2.2 CÁC GIỐNG CHIM CÚT VÀ CÁCH CHỌN GIỐNG CHIM
CÚT NUÔI THỊT
2.2.1 Các giống chim cút
2.2.1.1 Chim cút Nhật Bản
Cút Nhật Bản nuôi ở nƣớc ta có lông màu hồng gạch, con cái lông ngực
xám hồng và có những chấm đen. Cút mái to hơn cút trống. Cút mái có dáng
thanh tú, cổ vừa phải, mắt linh hoạt, lông mƣợt và sáng. Con đực ngực nở, đầu
khoẻ và chắc chắn. Chim cút đã mất tính đòi ấp tự nhiên nên chúng đẻ trứng
liên tục trong năm. Khả năng phối giống của chim cút trống yếu nên tỉ lệ chim
đực trong đàn thƣờng cao (1trống/2,5-3,0 mái).


3


Bảng 2.2 Khối lƣợng (g) cơ thể cút thịt từ mới nở đến 7 tuần tuổi
Tuần tuổi

Khối lƣợng

1

6-8

2

17-25

3

30-40

4

48-65

5

75-90

6


90-110

7

110-120

Nguồn: Lê Xuân Đồng, 1990

Thịt cút ngon, phẩm chất thịt tốt, hàm lƣợng protein của thịt đùi khoảng
20% và thịt ức khoảng 22,5%.
2.2.1.2 Chim cút Mỹ
Đây là giống nhập nội vào tháng 4/1997, nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu
Gia cầm Thụy Phƣơng. Chim Cút có màu lông cánh sẻ, một số con màu hồng
nhạt. Kết quả nghiên cứu trên giống chim này của Viện Chăn nuôi (1995) nhƣ
sau:
Bảng 2.3 Khối lƣợng (g) chim cút Mỹ đến 6 tuần tuổi
Tuần tuổi

Khối lƣợng cơ thể

Mới nở

7,9-10,6

1

38,6-41,1

2


74,5-86,0

3

121,0-144,0

4

163,0-185,3

5

196,0-225,2

6

232,9-241,7

Cút con khoẻ mạnh, có tỉ lệ nuôi sống khoảng 92-95%. Nuôi đến 6 tuần
tuổi, chi phí từ 692-706g thức ăn cho mỗi con cút.
2.2.2 Cách chọn giống chim cút nuôi thịt
Trong khi chờ đợi sự ra đời của các trung tâm giống chim cút tiêu chuẩn,
ngƣời chăn nuôi cần ý thức cao và chọn mua chim cút từ những cơ sở sản
xuất giống bố mẹ có uy tín và trách nhiệm, chẳng hạn Viện Chăn nuôi Quốc
gia hay các trang trại quy mô lớn, mà chủ trang trại có nhiều kinh nghiệm, có
uy tín và trách nhiệm. Đàn bố mẹ phải khỏe mạnh, không bị dịch bệnh, con
giống không có dị tật, nhanh nhẹn, ăn khỏe... Đàn chim bố mẹ có tỷ lệ đẻ, tỷ lệ
ấp nở, nuôi sống cao, tăng trọng nhanh, ổn định và đồng đều... con trống và
mái không đồng huyết. Chúng đựợc nuôi tách riêng để chọn lọc và ghép đôi
4



giao phối khi thành thục. Chim con mới nở có màu lông đặc trƣng của phẩm
giống, đồng nhất, bông, xốp, mắt sáng, nhanh nhẹn, khối lƣợng sơ sinh lớn,
cứng cáp, dáng đi vững vàng, phản xạ nhanh nhẹn; bụng thon, rốn kín. Cần
loại những cá thể có khuyết tật về ngoại hình nhƣ khoèo chân, hở rốn, bụng to,
vẹo mỏ, hậu môn dính phân, khối lƣợng nhỏ, lông bết.
2.3 NGUỒN GỐC CHIM CÚT
Chim cút có nguồn gốc ở châu Á thích hợp với khí hậu ấm áp và hơi
nóng. Chúng thuộc nhóm chim bay, cánh ngắn, tròn nên bay kém, chân to,
khỏe có móng cùn, mỏ chim cút ngắn thích nghi với bới đất tìm thức ăn.
Nhật Bản lúc đầu nuôi chim cút nhƣ một loài chim cảnh và chim hót, đến
năm 1990 chim cút Nhật Bản đƣợc thuần hóa để nuôi lấy thịt và trứng, sau đó
lan nhanh sang nhiều nƣớc trên thế giới.
Đặc tính sinh học
Chim cút có những đặc tính sinh học rất đáng chú ý là thị giác rất phát
triển nên có khả năng nhận biết và chọn lọc thức ăn rất cao nhƣng khứu giác
và vị giác lại kém phát triển nên rất khó nhận biết đƣợc mùi vị thức ăn. Vì vậy
chim cút rất dễ bị ngộ độc thức ăn khi chúng ăn phải các thức ăn ôi, mốc.
Chim cút nuôi hiện nay có nguồn gốc từ chim rừng sống hoang dã, chui
lủi,…có bản tính rất nhút nhát. Dù đã đƣợc thuần hóa từ lâu nhƣng chim cút
nuôi vẫn còn giữ đƣợc nhiều bản tính của tổ tiên, thần kinh nhạy bén, lại có
thính giác và thị giác phát triển nên chúng rất dễ bị kích dộng bởi các tác động
của môi trƣờng, đặc biệt là âm thanh, ánh sáng, ngƣời lạ,….. khi có tiếng động
mạnh hoặc có ngƣời lạ vào chuồng chim cút sẽ đột ngột nhảy dựng lên, đập
đầu vào thành chuồng, vỡ đầu hay ít nhất cũng bị chấn thƣơng sọ não. Nếu bị
stress nhiều, kéo dài, chẳng hạn khi chuyển chuồng, tiêm phòng sẽ xuất hiện
hiện tƣợng phân ƣớt nhƣ sáp, màu vàng nâu. Chim cút có tốc độ sinh trƣởng
nhanh, nhƣng đôi khi nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào chế dộ dinh dƣỡng
và một số điều kiện khác.

2.4 CÁC YẾU TỐ DINH DƢỠNG ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUÁ
TRÌNH SINH TRƢỞNG CỦA CHIM CÚT
Do có tốc độ tăng trọng nhanh, khả năng sản xuất cao hơn nên thức ăn
cho chim cút nói chung, chim non nói riêng có nồng độ dinh dƣỡng cao hơn ở
gà. Đảm bảo đƣợc yêu cầu này sẽ góp phần giúp chim con nhanh chóng thích
nghi với môi trƣờng sống mới sau khi nở, chim sẽ khoẻ mạnh và sinh trƣởng
phát triển tốt hơn.
2.4.1 Nhu cầu dinh dƣỡng của chim cút
Cũng nhƣ bất kì loài động vật nào nếu muốn tồn tai đƣợc thì phải ăn một
lƣợng thức ăn nhất định để đảm bảo khả năng sinh trƣởng và khả năng sản
xuất của chúng. Các chất dinh dƣỡng của cơ thể gồm: gluxit, lipit, protein,
khoáng đa lƣợng, khoáng vi lƣợng và các vitamin. Muốn cung cấp cho vật
nuôi khẩu phần ăn thích hợp thì cần phải xác định đƣợc nhu cầu dinh dƣỡng
của chúng.
5


2.4.1.1 Nhu cầu năng lƣợng
Trong khẩu phần thức ăn nuôi chim thịt thƣơng phẩm, nhu cầu năng
lƣợng trao đổi thƣờng ở mức cao, từ 2900-3100kcal/kg.
Hãng RTD sản xuất thức ăn cho chim cút 1-35 ngày tuổi có nồng độ dinh
dƣỡng nhƣ sau: ME (Kcal/kg): 3200, CP (%): 22, Ca (%): 1,34, P (%): 0,68.
Trong quá trình sống, chim luôn trao đổi năng lƣợng với môi trƣờng
xung quanh và thu nhận năng lƣợng từ bên ngoài vào, vì mọi hoạt động sống
đều cần năng lƣợng, đƣợc lấy từ các chất dinh dƣỡng của thức ăn mà nó thu
nhận hàng ngày nhƣ gluxit, lipit, protein.
Nhờ quá trình trao đổi chất mà năng lƣợng trong các chất dinh dƣỡng
đƣợc chuyển hóa thành các dạng năng lƣợng cần thiết cho hoạt động sống của
cơ thể.
Năng lƣợng thừa sau khi sử dụng cho sinh trƣởng bình thƣờng và các

hoạt động sống của con vật, một phần đƣợc tỏa ra dƣới dạng nhiệt năng và
phần còn lại tích lũy mỡ trong cơ thể.
Đối với các đàn chim thịt thƣơng phẩm (broiler), mức năng lƣợng trong
khẩu phần ăn có ảnh hƣởng đến chất lƣợng thịt, có xu hƣớng tỉ lệ thuận với
hàm lƣợng mỡ trong thịt. Hiện nay, ngƣời ta tính toán nhu cầu năng lƣợng cho
chim bằng năng lƣợng trao đổi (Metabolism Energy – ME):
ME = NL thức ăn – NL trong phân –NL trong nƣớc tiểu
Nhu cầu về năng lƣợng trao đổi của chim đƣợc thể hiện bằng số calo
(cal), kilocalo (kcal), megacalo (Mcal) hoặc Juule (J), kilojoule (KJ),
megajoule (MJ) cho một con trong một ngày đêm hay trong một kilogam thức
ăn hỗn hợp.
Khi phối hợp khẩu phần ăn cho chim, không những phải đảm bảo đủ nhu
cầu năng lƣợng mà còn phải cân đối với các chất dinh dƣỡng khác nhƣ
protein, axit amin, khoáng và vitamin… bởi vì chim thu nhận thức ăn trƣớc
hết để thõa mãn nhu cầu về năng lƣợng. Do đó, khi đã thu nhận đủ năng lƣợng
rồi thì cũng không ăn thêm nữa, mặc dù nhu cầu dinh dƣỡng các chất khác vẫn
còn thiếu. Vì vậy, có thể nói năng lƣợng là “chìa khóa chính” cần sử dụng
trong khi phối hợp khẩu phần ăn cho các loại chim.
Nhu cầu năng lƣợng cho chim bao gồm nhu cầu năng lƣợng cho duy trì
và cho sản xuất.
Nhu cầu năng lượng cho duy trì
Bao gồm nhu cầu cho trao đổi cơ bản (energy for basalmetabolism) và
cho các hoạt động bình thƣờng (energy for normal activity). Nhu cầu năng
lƣợng cho hoạt động bình thƣờng phụ thuộc vào mức độ hoạt động của con
vật. Ở điều kiện bình thƣờng nhu cầu này bằng khoảng 50% cho trao đổi cơ
bản.
Chim sử dụng năng lƣợng của thức ăn trƣớc hết thõa mãn cho nhu cầu
duy trì, sau đó mới sử dụng cho nhu cầu sản xuất.
6



Phương pháp tính nhu cầu năng lượng cho chim thịt
Để tính nhu cầu năng lƣợng cho chim thịt thƣơng phẩm ngƣời ta cũng
dựa vào nhu cầu cho duy trì và nhu cầu cho sản xuất. Nhu cầu cho sản xuất
của chim thịt thƣơng phẩm chỉ là nhu cầu cho tăng khối lƣợng cơ thể. Công
thức tính :
ME (giai đoạn 0-3 tuần tuổi) = 128,5W0,75 + 2,5∆W
ME (giai đoạn trên 4 tuần tuổi) = 128,5W0,75 + 3,8∆W
W : khối lượng chim (kg)
∆W : tăng khối lượng cơ thể hàng ngày (g)
ME : nhu cầu năng lượng trao đổi cho một chim (kcal)

Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu năng lượng
Nhu cầu năng lƣợng bao gồm nhu cầu cho duy trì và nhu cầu cho sản
xuất. Nhu cầu cho duy trì bao gồm nhu cầu trao đổi cơ bản và nhu cầu cho các
hoạt động bình thƣờng khác. Nhu cầu năng lƣợng cho trao đổi cơ bản phụ
thuộc vào các yếu tố tuổi, giới tính, giống, khối lƣợng cơ thể và nhiệt độ môi
trƣờng. Nhu cầu năng lƣợng cho sản xuất phụ thuộc vào các yếu tố tốc độ sinh
trƣởng, khả năng đẻ trứng ,v.v..
2.4.1.2 Nhu cầu protein
Cũng nhƣ bất kỳ loại vật nuôi nào, protein là thành phần cấu trúc quan
trọng nhất của cơ thể chim. Vai trò của nó trong cơ thể chim rất lớn và đa
dạng. Trong cơ thể chim, protein không đƣợc tổng hợp từ gluxit hay lipit mà
nó chỉ đƣợc tổng hợp từ các axit amin.
Cũng nhƣ năng lƣợng, nhu cầu protein của chim gồm hai phần : cho duy
trì và cho sản xuất. Nhu cầu protein của chim đƣợc tính bằng số gam protein
thô cho mỗi con trong một ngày đêm.
Nhu cầu protein thƣờng đƣợc biểu thị bằng tỉ lệ phần trăm (%) protein
thô.
Để có cơ sở phối hợp bao nhiêu phần trăm protein trong mỗi loại thức

ăn, cần biết đƣợc nhu cầu protein (g/con/ngày) cho mỗi loại chim hàng ngày,
trên cơ sở khả năng thu nhận thức ăn hàng của mỗi loại chim mà xác định
đƣợc tỷ lệ protein thích hợp trong mỗi loại thức ăn cho mỗi cá thể.
Phương pháp tính nhu cầu protein cho chim đang sinh trưởng
Nhu cầu protein cho chim đang sinh trƣởng bao gồm nhu cầu protein cho
duy trì, cho tăng trọng và cho phát tiển lông.
Có thể dựa vào công thức để tính toán :
Protein (g) =

(

Trong đó :
W là khối lượng cơ thể chim (g)
7

)


∆W là tăng khối lượng cơ thể hàng ngày (g)
Ghi chú : Bộ lông chiếm khoảng 4 – 7% so với khối lượng cơ thể.

2.4.1.3 Nhu cầu khoáng chất.
Các nguyên tố khoáng đa lƣợng và vi lƣợng đóng vai trò quan trọng
trong sự trao đổi nƣớc và các chất hữu cơ trong cơ thể chim. Chúng đảm bảo
cho sự tăng trƣởng và phát triển bình thƣờng của chim, tham gia vào tất cả quá
trình sinh học.
Thiếu hoặc thừa nguyên tố khoáng trong thức ăn sẽ dẫn đến sự kém hiệu
quả sử dụng các chất dinh dƣỡng và dẫn tới các bệnh khác ( Đào Đức Long
2002).
Theo Shim (2005) thì khoáng đa lƣợng đƣợc yêu cầu với số lƣợng lớn,

đó là can xi, photpho, kali, magie, lƣu huỳnh và muối. Các khoáng vi lƣợng
gồm có coban, đồng, iod, sắt, mangan, kẽm và selen. Chiếm khoảng 3-5%
trong cơ thể của chim cút và chúng phải đƣợc cung cấp trong khẩu phần ăn
của chim cút.
2.4.1.4 Nhu cầu Vitamin
Cấu trúc hoá học, vai trò và cách thức hoạt động của các vitamin rất
khác nhau nhƣng chúng đều có chung những tính chất cơ bản. Các vitamin
tham gia vào thành phần nhóm ghép của rất nhiều enzym trong cơ thể, ảnh
hƣởng rất lớn đến quá trình trao đổi chất. Hầu hết các vitamin không đƣợc
tổng hợp trong cơ thể động vật mà phải thu nhận từ thức ăn. Vitamin cần thiết
cho chim ở mọi lứa tuổi khác nhau nhƣng chỉ cần với một liều lƣợng nhỏ
(đơn vị tính thƣờng là UI, miligam, microgam). Đặc biệt, chim rất nhạy cảm
với sự thiếu các vitamin, chỉ thiếu một ít cũng đã làm giảm sức sản xuất.
Các vitamin đƣợc chia thành hai nhóm:
Nhóm vitamin tan trong dầu : vitamin A, D, E, K.
Nhóm vitamin tan trong nƣớc : vitamin nhóm B (B1, B2, B12... ), C, axit
pantothenic.
Nhóm Vitamin A và D
Nhóm Vitamin A
VitaminA có rất nhiều chức năng quan trong đối với cơ thể chim. Nó có
tác dụng đối với thị giác, sự phát triển của niêm mạc và da, tăng cƣờng tổng
hợp immunoglobin và kích thích tổng hợp kháng thể, tăng khả năng chống
chịu stress gây ra bởi nhiệt độ quá cao hay quá thấp.
Khi thiếu vitamin A, niêm mạc và da dễ bị tổn thƣơng, khả năng tổng
hợp kháng thể giảm thấp nên đã làm cho sức chống bệnh của cơ thể bị suy
giảm.
β-caroten đối với cơ thể gia cầm còn nhiều chức năng riêng, ngoài vai
trò là tiền vitamin A, nó còn có chức năng chống ung thƣ và bênh đƣờng hô
hấp. Kết hợp cùng với vitamin A sẽ làm vết thƣơng lành nhanh hơn. Hơn
8



nữa, β-caroten có tác dụng chống oxy hóa mạnh, có thể kết hợp với vitamin
E, C và selen để phòng chống lão hóa.
Bổ sung vitamin A sẽ làm tăng khả năng sinh trƣởng ở chim con và
tăng tỷ lệ đẻ trứng của chim sinh sản. Đặc biệt vitamin A có ảnh hƣởng rất
lớn đến sự phát triển của phôi chim. Khi thiếu vitamin A, phôi sẽ ngừng phát
triển. tỷ lệ phôi chết tăng cao. Nếu trong khẩu phần thiếu vitamin A, lại thiếu
cả các vitamin nhóm B mà thừa protein thì thận sẽ sƣng to, xung huyết và
đọng nhiều muối urat màu ngà. Chim con nở ra mắt nhắm nghiền hoặc mở rất
khó khăn, đôi khi mắt nhắm chặt hoặc có nhiều dử mắt, da chân khô ráp.
Vitamin A cần thiết cho chim ở mọi lứa tuổi và trạng thái sinh lý. Chim
non có nhu cầu cao nhất, sau đó là gia cầm sinh trƣởng và sinh sản. Nếu
tăng lƣợng vitamin A trong khẩu phần, sẽ làm tăng hàm lƣợng vitamin A
trong trứng.
Vitamin D
Khi thiếu vitamin D ảnh hƣởng đến quá trình hấp thu Ca, P làm quá
trình khoáng hóa cốt hóa kém. Chim non bị còi xƣơng, chim trƣởng thành
bị mềm xƣơng, xốp xƣơng, loãng xƣơng, chim đẻ trứng sẽ đẻ trứng mỏng
vỏ, tăng tỷ lệ dập vỡ, thậm chí trứng không có vỏ.
Vitamin D rất cần thiết cho sự phát triển của phôi chim. Trong trứng,
vitamin D tập trung chủ yếu trong lòng đỏ. Khi thiếu vitamin D sẽ ảnh hƣởng
đến tỷ lệ ấp nở trƣớc khi ảnh hƣởng đến tỷ lệ đẻ trứng của đàn chim sinh sản.
Thiếu vitamin D sẽ làm cho tỷ lệ chết phôi tăng cao vào nửa sau của quá
trình ấp, đặc biệt là những ngày ấp cuối cùng. Các phôi chết trong khoảng
10-14 ngày ấp thấy mình sƣng mọng, dƣới da có nhiều chất lỏng, đôi khi da
bị sung huyết. Cần lƣu ý nếu trong khẩu phần thừa vitamin D cũng sẽ làm
giảm tỷ lệ ấp nở của trứng chim. Nếu trong khẩu phần ăn của đàn chim sinh
sản có nhiều Mn sẽ giảm nhu cầu vitamin D.
Vitamin nhóm B và vitamin C

Biotin (B7)
Biotin có trong thành phần coenzym cho các phản ứng chuyển CO2 từ
chất này đến chất khác trong chuyển hoá carbohydrat, lipit và protein. Khi
thiếu biotin, chim con bị phù và bị perosis. Đối với chim sinh sản, mặc dù khi
thiếu biotin tỷ lệ đẻ không bị giảm, nhƣng sẽ giảm chất lƣợng trứng và tỷ lệ
ấp nở giảm rõ rệt. Khi thiếu quá nhiều biotin trong thức ăn của đàn chim sinh
sản thì tỷ lệ chết phôi sẽ tăng vọt vào ngày ấp thứ ba. Nếu thiếu ít hơn, phôi
sẽ chết vào giữa hay cuối của quá trình ấp. Biểu hiện đặc trƣng nhất khi thiếu
biotin là các phôi chết bị bệnh micromelia kèm theo hiện tƣợng “mỏ vẹt”.
Để cung cấp biotin, có thể sử dụng biotin tổng hợp hoặc sử dụng những
loại thức ăn giàu biotin nhƣ bột cỏ, tấm gạo, nấm men, khô dầu hƣớng dƣơng
và khô dầu bông.
Choline (B4)

9


Cholin có tác dụng ngăn ngừa hội chứng gan nhiễm mỡ, tham gia vào
sự truyền xung động thần kinh (thành phần của acetylcholine). Khi thiếu
choline, chim thƣờng bị hội chứng gan nhiễm mỡ, giảm sinh trƣởng. Để cung
cấp choline, có thể sử dụng cholin chloride hay các loại thức ăn giàu choline
nhƣ cám gạo, mầm lúa mì, nấm men, khô cải dầu, bột cá.
Folacin (axit folic-B9)
Axit folic là thành phần của coenzym tetrahydrofolic axit trong trao
đổi protein. Thiếu axit folic trong khẩu phần thƣờng xuất hiện triệu chứng
thiếu máu ở chim non, chim con chậm lớn, mất màu lông. Đủ axit folic sẽ
đảm bảo cho phôi phát triển tốt, tỷ lệ ấp nở cao, chim con sẽ khoẻ mạnh,
sức đề kháng tốt và tăng trọng nhanh. Nếu thiếu axit folic trong thức ăn của
chim sinh sản thì tỷ lệ chết phôi sẽ tăng cao vào những ngày ấp cuối cùng,
thậm chí cả sau khi nở ra. Khi thiếu quá trầm trọng sẽ gây ra tình trạng phôi

còi, chân và mỏ bị dị hình. Một số phôi chết có xƣơng chày bị cong, đầu dẹt,
mắt nhỏ và thƣờng có một túi trong suốt ở trên thuỷ tinh thể. Xƣơng hàm
dƣới kém phát triển hoặc không có hoàn toàn. Cổ phôi dài hơn bình thƣờng
và bị vặn xoắn. Một số trƣờng hợp phù thũng toàn thân. Bụng phôi phình to
do các cơ quan nội tạng phát triển không bình thƣờng.
Có thể cung cấp axit folic từ folacin tổng hợp, nấm men, mầm lúa mì,
khô đỗ tƣơng, khô dầu bông, khô dầu lanh.
Niacin (Axit Nicotic, Nicotin – amide, B3)
Niacine có trong thành phần của coenzym NAD và NADP trong chuyển
hoá carbohydrat, lipit và protein. Khi thiếu niacine trong khẩu phần sẽ làm bộ
lông của chim xơ xác, cơ thể dễ bị phù nề. Nguồn cung cấp niacine: niacin tổng
hợp, cám gạo, nấm men, hải sản, gan động vật.
Axit pantothenic (vitamin B5)
Vitamin B3 có trong thành phần của Acetyl-coenzym A cần cho sự
chuyển hoá carbohydrat, lipit và protein. Thiếu vitamin B3 sẽ làm giảm sinh
trƣởng, rụng lông, viêm ruột, phù nề và chết phôi. Có thể cung cấp vitamin
B3 bằng calcium pantothenate, tấm gạo, nấm men, bột cỏ.
Riboflavin (vitamin B2)
Riboflavin có trong thành phần coenzym FMN và FAD trong chuyển hoá
năng lƣợng. Thiếu vitamin B2 sẽ làm gia cầm giảm sinh trƣởng, bị bệnh
“ngón chân khoèo”. Giảm khả năng đẻ trứng và tỷ lệ ấp nở của trứng.
Vitamin B2 rất cần thiết cho sự phát triển bình thƣờng của phôi chim và đảm
bảo cho chim non sinh trƣởng tốt. Khi thiếu vitamin B2 phôi ngừng lớn, tỷ lệ
phôi chết tăng lên ở giữa và cuối quá trình ấp. Nếu thiếu quá trầm trọng, phôi
có thể chết ngay ở những ngày đầu của quá trình ấp. Các phôi chết từ 9 –14
ngày ấp thƣờng thấy hiện tƣợng micromelia hay còn gọi là bệnh chân ngắn
kỳ hình (chân ngắn, ngón chân cong, lông kim và phôi còi). Đôi khi bệnh
micromelia còn gây ra các dị hình ở hộp sọ.

10



Có thể bổ sung bằng riboflavin tổng hợp hay các loại thức ăn giàu
vitamin B2 nhƣ nấm men, whey, sữa khử bơ, gan, cỏ xanh.
Thiamin (vitamin B 1)
Vitamin B1 có trong thành phần của coenzym cho quá trình chuyển
hoá carbohydrat. Tham gia vào hoạt động của chức năng thần kinh ngoại
biên, duy trì tính ham ăn. Thiếu vitamin B1 sẽ làm giảm sự ham ăn, giảm
tốc độ sinh trƣởng, rối loạn tim mạch, chim con bị viêm thần kinh đa phát,
chim mái giảm sản lƣợng trứng và tỷ lệ nở. Khi thiếu vitamin B1 trong
thức ăn của chim bố mẹ sẽ làm tăng tỷ lệ chết phôi vào cuối thời kỳ ấp. Các
phôi chết thƣờng bị xuất huyết, bụng sƣng và giãn cơ bụng. Đặc trƣng nhất là
hiện tƣợng viêm dây thần kinh ở chim con mới nở. Chim con đi ngật
ngƣỡng, loạng choạng và kèm theo triệu chứng thần kinh.
Có thể sử dụng thiamin hydrochloride, thiamin mononitrat hoặc cung
cấp những thức ăn giàu vitamin B1 nhƣ cám gạo, nấm men, khô dầu bông.
Vitamin B6 (pyridoxine, pyridoxal, pyridoxamine)
Vitamin B6 có trong thành phần của coenzym pyridoxal phosphate cho
sự chuyển hoá protein. Khi thiếu trong khẩu phần chim con chậm sinh
trƣởng, lông phát triển kém. Chim mái bị giảm sức đẻ trứng và tỷ lệ nở của
trứng. Những sản phẩm giàu vitamin B6 nhƣ bột thịt, bột cá, phụ phẩm lúa
mì, cỏ xanh.
Vitamin B12 (cobalamins)
Vitamin B12 là thành phần của coenzym cobamide trong sự hình thành
máu đỏ và duy trì sự phát triền bình thƣờng của mô thần kinh. Thiếu vitamin
B12 trong khẩu phần sẽ làm chim giảm sinh trƣởng, giảm sức đề kháng.
Tuy không ảnh hƣởng lớn đến tỷ lệ đẻ nhƣng ảnh hƣởng đáng kể đến tỷ lệ
ấp nở. Khi thiếu vitamin B12, phôi sẽ chết tăng lên nhiều nhất từ 16 đến 18
ngày ấp. Dấu hiệu đặc trƣng nhất là cơ chân bị teo đi; xuất huyết toàn thân
nên cơ thể có màu đỏ, các khớp có màu sẫm. Đôi khi còn thấy xuất huyết ở

màng niệu và túi lòng đỏ.
Nếu trong thức ăn có đủ vitamin B12 thì nhu cầu về vitamin B12 sẽ
giảm. Nếu chim sinh sản đƣợc nuôi trên lớp độn chuồng dày không thay đổi
và lớp độn chuồng đƣợc chăm sóc tốt thì sẽ không bị thiếu vitamin B12.
Có thể bổ sung vitamin B12 tổng hợp, hoặc cung cấp từ các loại thức
ăn giàu vitamin B12 nhƣ các loại thức ăn giàu protein nguồn gốc động vật,
sản phẩm lên men.

11


Vitamin C (axit ascorbic)
Vitamin C tham gia quá trình hình thành collagen, chuyển hoá tyrosine
và tryptophan, chuyển hoá mỡ và kiểm soát cholesterol, hấp thu và vận
chuyển sắt, tăng sức bền thành mạch. Vitamin C còn có vai trò của một chất
chống oxy hoá. Gây bệnh scorbus (bệnh hoại huyết), sƣng và chảy máu chân
răng, yếu xƣơng. Có thể cung cấp vitamin C tổng hợp hay các sản phẩm
giàu vitamin C nhƣ chanh, bã chanh, cỏ xanh. Vitamin C rất dễ bị phá huỷ khi
dự trữ và chế biến.
Cơ thể gia cầm có thể tổng hợp đƣợc vitamin C, tuy nhiên bổ sung
vitamin C vào khẩu phần ăn đã có tác dụng tốt đến sức khoẻ của chim. Việc
bổ sung vitamin C có hiệu quả rõ rệt trong điều kiện stress, đặc biệt là strres
nóng ẩm trong mùa hè ở nƣớc ta, khi nhu cầu vitamin C tăng cao nhƣng khả
năng tổng hợp của cơ thể lại giảm, dẫn đến thiếu vitamin C. Một điểm rất
đáng chú ý là khả năng tổng hợp vitamin C của chim kém hiệu quả trong
giai đoạn còn non hay đã già.
Bổ sung vitamin C trong giai đoạn chim con có tác dụng làm cho
xƣơng chắc hơn còn đối với gà mái đẻ giai đoạn cuối có tác dụng làm tăng
chất lƣợng vỏ trứng và làm giảm tỷ lệ trứng bị dập vỡ.
Vitamin C tăng tổng hợp collagen trong quá trình hình thành xƣơng và

ảnh hƣởng đến quá trình phát triển đĩa đệm. Chim con đƣợc bổ sung vitamin
C đã làm tăng lƣợng collagen và proteoglycan, đây là hai nhân tố quan trọng
cho việc hình thành đĩa đệm.
Đối với quá trình hình thành vỏ trứng: đủ vitamin C là nhân tố quan
trọng giúp cho quá trình chuyển vitamin D thành dạng hormon hoạt động
canxitriol (1,25-(OH)2D3, làm tăng hấp thu Ca ở ruột và làm tăng Ca huyết
tƣơng, tạo thuận lợi cho quá trình khoáng hoá của xƣơng cũng nhƣ quá trình
hình thành.
Bổ sung vitamin C làm tăng hoạt động của protein liên kết với Ca ở
ruột, tăng chuyển hoá Ca, tăng lƣợng canxitriol trong máu. Khi bổ sụng
vitamin C, hiệu quả tổng hợp canxitriol ở chim con là 16,6% tăng dần đến
33,3% ở 20-30 ngày tuổi. Tác dụng của việc bổ sung vitamin C đến sự phát
triển của xƣơng trên chim con có hiệu quả đến 5 tuần tuổi, sau 5 tuần tuổi,
chim có khả năng tự tổng hợp vitamin C. Ngoài ra, bổ sung vitamin C còn
làm cho chim tăng trọng cao hơn.
Đối với chim đẻ trứng giai đoạn cuối, khả năng tổng hợp vitamin C
giảm khi già đi, xƣơng sẽ dòn dễ gãy hơn do phải huy động Ca để tạo vỏ
trứng. Mặt khác, vỏ trứng mỏng và dễ vỡ hơn vì khả năng huy động Ca từ
xƣơng giảm. Do đó, bổ sung vitamin C với lƣợng 2000-3000 ppm trong thức
ăn vào giai đoạn cuối của kỳ đẻ trứng đã có tác dụng làm tăng độ dày của vỏ
trứng, giảm tỉ lệ trứng bị dập vỡ, tăng khối lƣợng trứng; tăng Ca huyết tƣơng
và hàm lƣợng khoáng tổng số của xƣơng (Bùi Hữu Đoàn,1999).
Đặc biệt khi bổ sung vitamin C kết hợp với vitamin D ở dạng Canxitriol
[1,25-(OH)2D3 ] cho gà đẻ trứng giai đoạn cuối (sau 50 tuần tuổi) đã làm
12


giảm tỷ lệ trứng dập vỡ và trứng mỏng vỏ hơn là bổ sung đơn lẻ vitamin D
hay vitamin C.
Nên bổ sung thêm 100-200 ppm vitamin C vào thức ăn của gia cầm,

chim con trong 3 tuần tuổi đầu và kỳ đẻ trứng cuối của thời kỳ đẻ trứng.
Với các loại chim cầm khác nên bổ sung thêm vitamin C khi có stress nhiệt.
Bổ sung vitamin C có tác dụng rất tốt cho chim trống cũng nhƣ các loại chim,
đà điểu khi vận chuyển, trƣớc khi giết mổ… làm giảm tác hại do stress vận
chuyển lên cơ thể và chất lƣợng thân thịt.
2.4.2 Đặc điểm một số loại thức ăn làm nguyên liệu thức ăn cho cút
2.4.2.1 Nhóm thức ăn cung cấp năng lƣợng
Bắp (Zea mays)
Bắp là loại thức ăn chính cung cấp năng lƣợng cho chim. Trong 1kg bắp
có giá trị 3200-3400kcal năng lƣợng trao đổi (Bùi Hữu Đoàn, 2009). Một
nguyên nhân giúp bắp có giá trị dinh dƣỡng cao là do có hàm lƣợng chất béo
khoảng 4%. Hàm lƣợng xơ trong bắp thấp, hàm lƣợng Protein thô từ 8-13%
(tính theo vật chất khô).
Cám gạo
Cám gạo là phụ phẩm chính của ngành xay xát gạo. Trong cám gạo có
12-14% protein thô, 14-18% dầu. Dầu trong cám gạo rất dễ bị oxy hóa, do đó
cám gạo khó bảo quản và dự trữ. Trong cám gạo còn có nhiều Vitamin nhóm
B nhất là B1, trong 1kg cám gạo có khoảng 22,2mg vitamin B1; vitamin B6
khoảng 13,1 mg và 0,43 mg biotin. Trong khẩu phần ăn có nhiều cám gạo thì
dễ gây thiếu kẽm (Bùi Hữu Đoàn, 2009).
Dầu mỡ
Dầu mỡ là loại thức ăn có giá trị năng lƣợng cao, bổ sung dầu mỡ vào
khẩu phần ăn không những cung cấp thêm năng lƣợng mà có bổ sung một số
loại axit béo quan trọng đối với chim nhu axit linoleic. Khi thiếu linoleic, chim
non chậm lớn tăng mỡ gan, nhạy cảm với các bệnh đƣờng hô hấp, giảm sức đẻ
trứng ở chim mái, trứng bé, giảm tỉ lệ ấp nở ở chim trống, tăng tỉ lệ chết phôi.
Nhu cầu axit linoleic cho chim khoảng 1,4% trong thức ăn hỗn hợp. Tuy
nhiên, hàm lƣợng dầu mỡ cho chim không nên vƣợt quá 6% (Bùi Hữu đoàn,
2009).
2.4.2.2 Nhóm thức ăn cung cấp protein

Thức ăn cung cấp protein nguồn gốc thực vật
Nhóm thức ăn protein có nguồn gốc thực vật chủ yếu là các loại hạt họ
đậu và phụ phẩm của chúng. Bánh dầu là phụ phẩm của các hạt có dầu sau khi
đƣợc ép lấy dầu. Các sản phẩm này bao gồm bánh dầu đậu phộng, bánh dầu
nành,... Thành phần dinh dƣỡng của các loại bánh dầu phụ thuộc vào công
nghệ ép dầu và chất lƣợng của hạt. Hàm lƣợng protein thô của bánh dầu phộng
khoảng 42-45% , nếu bánh dầu phộng ép cả vỏ thì hàm lƣợng protein thấp hơn
(37-38%) nhƣng hàm lƣợng xơ thô cao hơn (18,8%).
13


×