Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

khảo sát thành phần, số lượng và sự phân bố tảo ở trung tâm nông nghiệp mùa xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 67 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & TNTN
---/----/---

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN, SỐ LƯỢNG VÀ SỰ
PHÂN BỐ TẢO Ở TRUNG TÂM
NÔNG NGHIỆP MÙA XUÂN

Sinh viên thực hiện
VŨ HỒNG NGỌC

MSSV: 3113824

Cán bộ hướng dẫn
TS. TRƯƠNG HOÀNG ĐAN

Cần Thơ, tháng 12 – 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & TNTN
---/----/---

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG


KHẢO SÁT THÀNH PHẦN, SỐ LƯỢNG VÀ SỰ
PHÂN BỐ TẢO Ở TRUNG TÂM
NÔNG NGHIỆP MÙA XUÂN

Sinh viên thực hiện
VŨ HỒNG NGỌC

MSSV: 3113824

Cán bộ hướng dẫn
TS. TRƯƠNG HOÀNG ĐAN

Cần Thơ, tháng 12 - 2014


Luận văn tốt nghiệp

Ngành QLTN & MT K37

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người đã giúp đỡ tôi tận tình trong
quá trình làm luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin gởi lời tri ân sâu sắc đến với cô TS. Trương Hoàng Đan đã cung cấp
những kinh nghiệm cũng như những kiến thức chuyên môn và tận tình hướng dẫn, luôn
động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài tốt
nghiệp.
Gởi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả cán bộ trường Đại học Cần Thơ, khoa Môi
trường và TNTN đã truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt quá trình đào tạo
đại học để tôi hoàn thành tốt công việc học tập.
Cảm ơn cô Phùng Thị Hằng, trường Đại học Cần Thơ đã tận tình giúp đỡ trong

quá trình thực hiện đề tài.
Sau cùng tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè đã giúp đỡ và
động viên tinh thần cho tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.

Chân thành!

Vũ Hồng Ngọc (MSSV: 3113824)

i


Luận văn tốt nghiệp

Ngành QLTN & MT K37

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................ i
MỤC LỤC............................................................................. ii
TÓM LƯỢC ......................................................................... iv
DANH SÁCH BẢNG ............................................................v
DANH SÁCH HÌNH ........................................................... vi
DANH MỤC KÝ HIỆU TỪ VIẾT TẮT ............................ vii
Chương 1: GIỚI THIỆU .......................................................................................1
1.1 Đặc vấn đề ......................................................................................1
1.2 Mục tiêu ..........................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát ...................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .........................................................................2
1.3 Nội dung .........................................................................................2
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................2
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu: .............................................................2

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu: .................................................................2
Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ...................................................................3
2.1 Tổng quan về tảo ............................................................................3
2.1.1 Khái niệm tảo ...........................................................................3
2.1.2 Môi trường phân bố của tảo .....................................................3
2.1.3 Phân loại tảo .............................................................................4
2.1.4 Giá trị của tảo .........................................................................10
2.2 Ô nhiễm môi trường nước ............................................................10
2.2.1 Một số chỉ tiêu hóa học thể hiện chất lượng nước .................10
2.2.2 Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt............12
2.3 Chỉ thị sinh học .............................................................................13
2.3.1 Khái niệm chỉ thị sinh học .....................................................13
2.3.2 Chỉ thị thực vật nổi (tảo) ........................................................14
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................16
3.1 Thời gian thu mẫu .........................................................................16
3.2 Địa điểm thu mẫu ..........................................................................16
Vũ Hồng Ngọc (MSSV: 3113824)

ii


Luận văn tốt nghiệp

Ngành QLTN & MT K37

3.3 Phương pháp thu mẫu và phân tích PSTV ....................................17
3.3.1 Dụng cụ, hóa chất ...................................................................17
3.3.2 Thu mẫu PSTV ......................................................................17
3.3.3 Phân tích mẫu .........................................................................18
3.3.4 Phân tích các chỉ tiêu hóa học ................................................19

3.4 Xử lý xố liệu và trình bày kết quả ................................................19
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...............................................................20
4.1 Thành phần, số lượng loài tảo các điểm khảo sát .........................20
4.1.1 Thời điểm và địa điểm thu mẫu .............................................20
4.1.2 Thành phần, số lượng và đặc điểm sinh học của các loài tảo 23
4.2 Vai trò của tảo trong chỉ thị sinh học môi trường nước ...............34
4.2.1 Kết quả chất lượng nước tại các vị trí tương ứng ..................34
4.2.2 Đánh giá chất lượng nước dựa trên thành phần loài PSTV ...36
4.3 Giá trị và công dụng của tảo .........................................................39
4.4 Giải pháp quản lý chất lượng nước...............................................39
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................40
5.1 Kết luận .........................................................................................40
5.2 Kiến nghị.......................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................41
PHỤ LỤC ...........................................................................................................43

Vũ Hồng Ngọc (MSSV: 3113824)

iii


Luận văn tốt nghiệp

Ngành QLTN & MT K37

TÓM LƯỢC
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát thành phần, số lượng và sự phân bố tảo ở trung tâm
nông nghiệp Mùa Xuân” được thực hiện từ tháng 8 năm 2014 đến tháng 12 năm 2014, xác
định được 62 loài tảo thuộc 4 ngành tảo gồm: 28 loài tảo mắt, 16 loài tảo lục, 12 loài tảo silic
và 6 loài tảo lam.. Các chi tảo thường gặp là Trachelomonas, Strombomonas, Euglena, Phacus,

Closterium, Palmella, Navicula, Ocillatoria, … Trong đó có 7 chi tảo được dùng làm chỉ thị
sih học cho chất lượng nước: Euglena, Phacus, Clammydomonas, Chlorella, Pediastrum,
Ocillatoria, Lynbya. Từ kết quả khảo sát về chỉ tiêu hóa học và sự hiện diện của các loài tảo
chỉ thị thì môi trường nước tại các địa điểm khảo sát đều trong tình trạng ô nhiễm.

Vũ Hồng Ngọc (MSSV: 3113824)

iv


Luận văn tốt nghiệp

Ngành QLTN & MT K37

DANH SÁCH BẢNG
Tên bảng

Bảng

Trang

Giá trị giới hạn một số thông số chất lượng nước mặt theo
QCVN 08:2008/BTNMT

12

Các chi trong nhóm Thực vật phù du có thể sử dụng để xác
định mức độ ô nhiễm của môi trường nước

14


3.1

Tọa độ các điểm thu mẫu

17

4.1

Mô tả đặc điểm của các điểm thu mẫu

22

4.2

Thành phần loài tảo mắt tại các địa điểm khảo sát

23

4.3

Thành phần loài tảo lục tại các địa điểm khảo sát

27

4.4

Thành phần loài tảo Silic tại các địa điểm khảo sát

30


4.5

Thành phần loài tảo lam tại các địa điểm khảo sát

32

4.6

Kết quả khảo sát các chỉ tiêu chất lượng nước tại các địa
điểm (đợt 1)

34

Kết quả khảo sát các chỉ tiêu chất lượng nước tại các địa
điểm (đợt 2)

34

4.8

Tỉ lệ thành phần các ngành tảo tại các địa điểm khảo sát

36

4.9

Kết quả khảo sát sinh vật chỉ thị tảo đánh giá chất lượng
nước


37

2.1
2.2

4.7

Vũ Hồng Ngọc (MSSV: 3113824)

v


Luận văn tốt nghiệp

Ngành QLTN & MT K37

DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

3.1

Bản đồ TTNN Mùa Xuân

16

3.2


Ảnh chụp lúc thu mẫu

18

3.3

Thực hiện phân tích mẫu tại PTN

19

4.1

Kênh chính vùng lõi (M1)

20

4.2

Kênh phụ 1 (M2)

21

4.3

Kênh phụ 2 (M3)

21

4.4


Kênh dẫn nước (M4)

22

4.5

Tế bào tảo mắt loài Euglena acus

25

4.6

Tế bào tảo mắt loài Lepocinclis ovum

25

4.7

Tế bào tảo mắt loài Phacus suecicus

26

4.8

Ảnh minh họa 2 loài Strombomonas hiện diện tại TTNN
Mùa Xuân

26


4.9

Tế bào tảo mắt loài Trachelomonas euchlora

26

4.10

Tế bào tảo lục loài Closterium setaceum

28

4.11

Tập đoàn tảo lục Palmella microscopica

29

4.12

Tập đoàn tảo lục Pediastrum duplex

29

4.13

Tế bào tảo Silic loài Coscinodiscus sp.2

31


4.14

Tế bào tảo lam loài Ocillatoria sp.2

32

4.15

Tế bào tảo lam loài Lyngbya sp.1

33

Tế bào tảo lam loài Lyngbya sp.1

33

4.15

Vũ Hồng Ngọc (MSSV: 3113824)

vi


Luận văn tốt nghiệp

Ngành QLTN & MT K37

DANH MỤC KÝ HIỆU TỪ VIẾT TẮT
QCVN: quy chuẩn Việt Nam
PSĐV: phiêu sinh động vật

PSTV: phiêu sinh thực vật
PTN: phòng thí nghiệm
TTNN: trung tâm nông nghiệp
VKL: vi khuẩn lam

Vũ Hồng Ngọc (MSSV: 3113824)

vii


Luận văn tốt nghiệp

Ngành QLTN & MT K37

Chương 1: GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶC VẤN ĐỀ
Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân thuộc xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng
Hiệp, tỉnh Hậu Giang với tổng diện tích tự nhiên 1.434,89 ha. Trong đó gồm có 5 phân
khu chức năng: phân khu hanh chính, phân khu sản xuất nông nghiệp – thủy sản – chăn
nuôi, phân khu du lịch sinh thái, phân khu vườn chim và phân khu đất rừng. Tại phân
khu vườn chim trồng có nhiều tràm, một số loài dây leo và nhiều loài thủy sinh thực vật
làm nơi trú ngụ cho các loài chim ở đây. Số lượng cây cối nhiều dẫn đến lượng xác bã
thực vật rơi xuống các dông kênh dẫn nước cũng nhiều. Sự phân hủy của xác bã thực
vật có thể làm tăng hàm lượng chất hữu cơ trong nước gây nên tình trạng ô nhiễm nước.
tại các kênh nước trong vùng lõi (phân khu vườn chim) có màu nâu đỏ đây là một biểu
hiện cho thấy nước ở đây có thể có dấu hiệu bị ô nhiễm.
Để xác định tình trạng chất lượng nước có thể sử dụng nhiều phương pháp quan
trắc, trong đó có thể sử dụng các chỉ thị sinh học để đánh giá chất lượng nước. Tảo là
một trong số các sinh vật chỉ thị môi trường nước được sử dụng hiệu quả (dựa vào sự
hiện diện của một số loài tảo và mật độ của chúng có thể phán đoán được sơ lược về

thành phần các chất dinh dưỡng trong nước từ đó biết được chất lượng nước như thế
nào, điều này tương đối quan trọng trong việc nuôi trồng thủy sản). Ngoài ra tảo còn là
một thành phần quan trọng trong hệ sinh thái. Nhiều loài tảo mang lại nhiều nguồn lợi
cho con người như: tảo Chlorella làm nguồn thức ăn cho cá, mang lại hiệu quả
kinh tế cho người dân, xử lý nước thải hạn chế ô nhiễm môi trường (Trần Chấn Bắc,
2013); tảo Spirulina platensis có thể phát triển tốt trong các nguồn nước thải từ ao cá
tra, nước thải biogas và nước thải sinh hoạt (Dương Thị Hoàng Oanh, Vũ Ngọc Út,
Nguyễn Thị Kim Liên, 2011) làm giảm ô nhiễm môi trường, cải thiện chất lượng môi
trường nước trong nuôi trồng thủy sản và các hoạt động khác. Sinh khối của một số loài
tảo có thể làm thực phẩm cho người. Tuy có nhiều lợi ích nhưng nếu số lượng tảo phát
triển quá nhiều cũng gây ô nhiễm môi trường nước, gây hiện tượng nước “nở hoa”, ảnh
hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của các loài thủy sinh vật khác và ngay cả sự tồn
tại và sinh trưởng của tảo cũng ảnh hưởng không nhỏ. Do vậy, quản lý và khai thác hợp
lý nguồn lợi thủy sinh vật vừa để phát triển kinh tế vừa quản lý chất lượng nguồn nước
là vấn đề cần quan tâm.
Nhằm tìm hiểu về tính đa dạng, phong phú về loài thủy sinh thực vật nhằm xác
định tình trạng nguồn nước, đề xuất phương án quản lý chất lượng nước và sử dụng
nguồn lợi từ PSTV tại khu đất ngập nước này được tốt hơn. Đề tài: “Khảo sát thành
phần, số lượng và sự phân bố tảo ở trung tâm nông nghiệp Mùa Xuân” là đề tài cần
thiết được thực hiện.

Vũ Hồng Ngọc (MSSV: 3113824)

1


Luận văn tốt nghiệp

Ngành QLTN & MT K37


1.2 MỤC TIÊU
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Đánh giá chất lượng nước và đề xuất giải pháp quản lý chất lượng nước thông
qua sinh vật chỉ thị tảo.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
-

Đánh giá đa dạng về thành phần, số lượng và sự phân bố tảo
Đánh giá chất lượng nước thông qua sinh vật chỉ thị tảo. Đề xuất giải pháp quản
lý chất lượng nước.
Đề xuất biện pháp khai thác hợp lý nguồn lợi từ các loài tảo

1.3 NỘI DUNG
Tiến hành thu mẫu, phân tích số lượng, phân loại xác định tên, đặc điểm nhận
dạng các loại tảo
Đánh giá chất lượng nước tại khu vực nghiên cứu
Đề xuất giải pháp quản lý và khai thác hợp lý

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu trên các đối tượng các loài tảo phù du thuộc các nhóm:
tảo Lam (Cyanophyta), tảoLục (Chlorophyta), tảoSilic (Bacillariophyceae) và tảo Mắt
(Euglenophyta)
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài được tiến hanh nghiên cứu tại vùng lõi trung tâm nông nghiệp Mùa Xuân

Vũ Hồng Ngọc (MSSV: 3113824)

2



Luận văn tốt nghiệp

Ngành QLTN & MT K37

Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 TỔNG QUAN VỀ TẢO
2.1.1 Khái niệm tảo
Tảo là những sinh vật phần lớn tế bào đã có nhân chính thức, một số ít thuộc
nhóm tiền nhân (ngành tảo lam). Cơ thể tảo có cấu trúc dạng tản chưa phân thành rễ,
thân, lá thật; có thể đơn bào hay tập đoàn hay dạng tản đa bào với hình thái khác nhau.
Tảo có các hình thức sinh sản sinh dưỡng, sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. Vòng
đời của tảo là đơn kỳ hoặc có sự xen kẽ thế hệ. Một đặc điểm phân biệt tảo với các thực
vật không hoa khác là cơ quan sinh sản tảo không có vỏ bao đa bào. Đa số tảo quang
dưỡng do tế bào có chlorophylla, một số ít tảo có đời sống dị dưỡng (Nguyễn Việt
Thắng, 2009)
Hoàng Thị Sản (1999), các dạng hình thái của tản: tản của tảo có thể có các dạng
cấu trúc sau:
-

-

-

-

Dạng đơn bào có roi: phần lớn tế bào tảo có 2 roi ít khi 1, nên có khả năng chuyển
động. Tế bào hình trái xoan, hình quả lê hay gần như hình cầu. Tản ó thể là đơn
bào hay thành tập đoàn, cấu tạo từ một số hay nhiều tế bào giống nhau về hình
thái và chức năng. Dạng đơn bào này có thể gặp trong cả quá trình sống của tảo

đơn giản hay giai đoạn sinh sản (bào tử và giao tử) của những tảo có tổ chức cao
hơn
Dạng hạt: tế bào không có roi, thường có hình cầu đôi khi hình khác, tế bào đơn
độc hay liên kết trong tập đoàn
Dạng sợi: gồm các tế bào (không chuyển động) liên kết nhau thành sợi đơn hay
phân nhánh. Các tế bào trong sợi phần lớn giống nhauhay đôi khi có một số tế
bào ở gốc hay ở ngọn có hình dạng và cấu tạo khác biệt
Dạng bản: được hình thành từ dạng sợi trong quá trình cá thể phát sinh của tảo.
Ở đây các tế bào phân chia cả chiều ngang và chiều dọc, kết quả tạo nên dạng tản
có hình lá rộng hay hẹp. Nhiều tảo ở biển (như Tảo nâu, tảo đỏ) có cấu trúc này
Dạng ống thông: thường gặp ở một số tảo mà cơ thể sinh dưỡng của chúng chỉ
là một tế bào khổng lồ có kích thước tới hàng chục centimet, chứa nhiều nhân và
không có vách ngăn thành tế bào riêng rẽ. Dạng ống thông có thể đơn hoặc phân
nhánh hình cành

2.1.2 Môi trường phân bố của tảo
Tảo thường sống trong nước mặn hay nước ngọt, trôi nổi tự do trong lớp nước ở
trên mặt, có trong thành phần của các sinh vật phù du (hay sinh vật nổi – plankton), cũng
có khi chúng sống bám vào đáy hay giá thể khác ở dưới nước hoặc nằm tự do ở dưới
đáy, tham gia vào nhóm sinh vật đáy (benthos). Nhiều tảo còn sống trên cạn (trên đất,

Vũ Hồng Ngọc (MSSV: 3113824)

3


Luận văn tốt nghiệp

Ngành QLTN & MT K37


đá, thân cây,...) có nhiều loài vừa sống trong môi trường nước vừa sống được ở môi
trường cạn (Hoàng Thị Sản,1999)
2.1.3 Phân loại tảo
Đặng Minh Quân (2011), dựa vào màu sắc và cấu túc cơ thể khác nhau, người ta
chia nhóm tảo thành một số ngành riêng biệt.
2.1.3.1 Ngành Tảo lam - CYANOPHYTA (Vi khuẩn lam -Cyanobacteria )
Trong một số tài liệu vi khuẩn lam (VKL) được xếp vào giới thực vật gọi là ngành
tảo lam (Cyanophyta) do có diệp lục tố a, có khả năng tự dưỡng và có môi trường sống
giống với các nhôm tảo khác. Với sự phát triển của kỹ thuật hiển vi cho thấy cấu tạo tế
bào của tảo lam rất giống với cấu tạo tế bào vi khuẩn, điển hình như: tế bào nhân sơ,
không có thể màu và ty thể, không có khả năng sinh sản hữu tính nên trong nhiều hệ
thống sinh giới xếp tảo lam vào một ngành riêng trong giới Monera cùng với ngành vi
khuẩn gọi là ngành vi khuẩn lam. Tuy nhiên trong các chuyên khảo về tảo cũng như
trong nghiên cứu tảo nước ngọt, tảo biển, tảo đất thì VKL vẫn được xem là một thành
phần của nhóm tảo.
Phân loại: ngành VKL (tảo lam) có khoảng 1500 loài, thuộc 160 chi của 19 – 20
họ (tùy tác giả). Chúng phân bố rất rộng chủ yếu trong nước ngọt, trong biển, trên đất
ẩm. ngành VKL chỉ có 1 lớp Cyanophyceae với 2 lớp phụ, 5 bộ:
Lớp phụ Coccogonophyceae gồm 3 bộ Chamaesiphonales, Chroocoales và
Pleurocapsales. Trong đó, bộ Chrocoales là đại diện phổ biến nhất và phân bố rất rộng.
Bộ này gồm những VKL đơn bào sống đơn độc hay tập đoàn, sống tự do hay bám vào
giá thể. Sinh sản theo lối chia đôi tế bào. Bộ này gồm 2 họ Chroococcaceae và
Entophysalidaceae. Trong các thủy vực đồng bằng sông Cửu Long hầu như chỉ gặp dại
diện của Chroococcaceae.
Lớp phụ Hormogonophycideae gồm 2 bộ là Nostocales và Stigonematales. Bộ
Nostocales gồm những tản hình sợi do một dãy tế bào tạo nên. Sợi có thể đơn độc hoặc
làm thành bó, có thể được bao trong bao nhầy hoặc trần. Trên sợi có thể có dị bào hoặc
không. Sợi có thể không phân nhánh hoặc phân nhánh giả, không có phân nhánh thật.
Sinh sản bằng tảo đoạn, bào tử (bì bào tử, nội bào tử). Bộ gồm 5 họ:
-


Họ Oscillatoriaceae: tản hình sợi với một hàng tế bào tương tự nhau, thường chỉ
thon tại những đầu tận cùng của sợi. Sợi cũng không hẹp dần, không phân nhánh
(trừ giống Schizothrix), không có hoặc có bao nhầy (mỏng hoặc dầy, đồng nhất
hoặc không đồng nhất), không có dị bào và bì bào tử. Sợi thường thẳng, có khi
cuộn xoắn đều hoặc không đều. Sinh sản bằng tảo đoạn. Nhiều loài dạng xoắn di
chuyển bằng cách xoay vòng dọc theo chiều dọc của trục. Họ này có 16 chi. 6 chi
thường gặp là: Hydrocoleum; Phormidium; Chi Oscillatoria tản hình sợi, đơn
độc hoặc làm thành lớp màng mỏng, không có bao, chuyển động được. Phân bố

Vũ Hồng Ngọc (MSSV: 3113824)

4


Luận văn tốt nghiệp

-

-

-

Ngành QLTN & MT K37

rộng rãi trên mặt đất, trong biển, nước ngọt (đáy ao, ven bờ và trên mặt bùn),
trong các lớp nước sâu chứa lưu huỳnh. Khi phát triển mạnh có thể gây hiện
tượng “nước nở hoa”; Chi Lyngbya tản hình sợi, đơn độc rất giống với
Oscillatoria, nhưng bên ngoài thường có bao thường mỏng, chắc, bao bọc cho cả
sợi. Môi trường sống cũng giống như Oscillatoria; Chi Spirulina: tản hình sợi

dài (ít khi ngắn), xoắn khít lại hoặc thưa, xoắn đều (ít khi không đều), không có
bao. Ở nhiều loài, vách ngăn ngang trên sợi không nhìn rõ. Tế bào đầu sợi thường
nhỏ dần. Chúng sống trong các ao hồ tự nhiên, trên mặt đất ẩm,…. Chi có khoảng
10 loài; Chi Microcoleus: tản thường do nhiều sợi quấn vào nhau thành búi nhỏ
và được bao bọc bởi một bao nhầy chung. Tế bào đỉnh của sợi nhọn, không có
chóp. Chi có khoảng 10 loài.
Họ Nostocaceae: tản hình sợi do một hàng tế bào tạo thành, sợi tự do hoặc trong
một khối nhầy, thường có dị bào, bì bào tử, có bao hoặc không. Họ chó khoảng
12 chi các chi thường gặp như Anabaena, Anabaenopsis, Nostoc,
Cylindrospermum, Richelia,…
Họ Rivulariaceae: tản hình sợi với một hàng tế bào hẹp dần về một phía (đuôi)
như tóc. Không phân nhánh hoặc phân nhánh giả. Có hoặc không có dị bào, dị
bào (nếu có) thường ở đầu sợi, một số có ở giữa sợi. có tảo đoạn, có hoặc không
có bì bào tử, bào tử đơn độc hay thành chuỗi. Họ có khoảng 6 chi, 3 chi thường
gặp nhất là Calothrix, Rivularia, Gloeotrichia
Họ Microchaetaceae: tản hình sợi có phần đầu và gốc khác nhau
Họ Scytonemataceae: tản hình sợi với một hàng tế bào không hẹp dần

2.1.3.2 Ngành Tảo vàng ánh -CHRYSOPHYTA
Gồm những tản đơn bào và tập đoàn có hoặc không có roi, kích thước hiển vi. Tế
bào tảo có màu vàng ánh (vàng kim) do các sắc tố phụ zeaxanthine, antheraxanthine,
volaxanthine, diatoxanthine, didinoxanthine lấn át sắc tố chlorophyll a.
Môi trường sống: tảo vàng ánh phân bố khắp nơi trên trái đất nhưng thường gặp
trong các nơi có vĩ độ ôn hòa. Chúng sống chủ yếu trong các thủy vực nước ngọt, sạch
và đặc trưng cho nước chua của hồ có than bùn. Một số ít sống trong biển và các hồ có
muối. Trong nước bẩn rất ít gặp, trong đất chỉ gặp một ít loài.
Ý nghĩa: tảo vàng là những cơ thể quang tự dưỡng, tham gia vào việc tạo nên sức
sản xuất sơ cấp trong các thủy vực và hình thành chuỗi thức ăn cho các sinh vật thủy
sinh. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chế độ khí của các thủy vực và
trong sự hình thành các lớp saprotein. Một số loài thuộc giống Mallomonas, Synura,

Dinobryon có thể gây nên “sự nở hoa” của nước và làm cho nước có mùi tanh của cá,
ảnh hưởng tới phẩm chất nước trong sinh hoạt và nước trong kỹ thuật. Prymnesium
parvum gây tác hại nghiêm trọng trong nghề nuôi cá do chúng tiết ra độc tố khi phát
triển với một lượng sinh khối lớn.
Vũ Hồng Ngọc (MSSV: 3113824)

5


Luận văn tốt nghiệp

Ngành QLTN & MT K37

2.1.3.3 Ngành Tảo vàng –XANTHOPHYTA
Tản có cấu trúc đơn bào riêng biệt (chỉ ít loài) hay dinh lại thành sợi hoặc thành
dạng khối. Một số loài có cấu trúc nhiều nhân (coenocyte). Tế bào có hình cầu, cột tròn
hay hình túi, một số loài cơ thể biến dạng. Tế bào chứa 1,2 hay nhiều hòang lạp
(xanthoplaste) trắc mô. Các lạp này có màu vàng lục do ngoai dlt a và e, caroten β còn
nhiều xantophin. Tế bào có hai dị mao gắn ở trước.
Môi trường sống của tảo vàng phong phú, chúng sống trong nhiều môi trường
nước ngọt hay biển, trầm sinh hay phiêu sinh, phụ sinh hay trên bùn, tự do hay ký sinh.
Ý nghĩa: phần lớn các loài thuộc lớp tảo vàng đơn bào (xanthomonadophyceae)
là thức ăn của các loài cá, còn các loài khác vì tế bào có vách dày mang chất keo nên cá
khó tiêu hóa.
2.1.3.4 Ngành tảo Giáp -PYRROPHYTA
Tảo giáp gồm những cơ thể đơn bào, có nhân thật, sống đơn độc hoặc hình thành
tập đoàn dạng sợi ngắn không chuyển động. Tế bào có rãnh dọc và rãnh ngang và roi
nằm trong các ranh đó có độ dài không đều nhau. Roi ở ranh ngang có tác dụng chuyển
động vòng quanh còn roi ở rãnh dọc làm vận động co rút.
Phần lớn tảo giáp chủ yếu sống ở biển,chỉ một lượng nhỏ sống ở môi trường

nước ngọt.
Cùng với khuê tảo, tảo giáp làm ra khối lượng thức ăn chinh cho phiêu sinh động
vật, ấu trùng, động vật ăn lượt,… Tảo giáp đóng vai trò quan trọng trong việc tích lũy
sapropen.
Nhiều loài tảo giáp rất nhạy cảm với độ bẩn hữu cơ trong các thủy vực, chúng
đòi hỏi cho sự phát triển của cơ thể một lượng chất hữu cơ nhất định có trong môi trường,
vì vậy tảo giáp được dùng làm sinh vật chỉ thị trong phân tích sinh học nước để đánh giá
độ sạch sinh học của nước. Tuy nhiên khi mật độ tảo nhiều ở biển hay nước lợ làm nức
đỏ lên và trở nên độc. Độc tố do các chi Goniaulax, Gymnodinium rất độc, cá ăn tảo
giáp này cũng có thể trở nên độc.
2.1.3.5 Ngành Tảo silic -BACILLARIOPHYTA
Tảo silic là những tảo đơn bào hay tập đoàn dinh với nhau thành chuổi dài, tế bào
dinh dưỡng không có roi. Tế bào tảo silic có nhiều hình dạng khác nhau: hình hộp tròn,
hình trụ ngắn/ dài, hình trứng, hình hộp nhọn hai đầu hoặc cong như hình chữ S, hình
que,… Vỏ tế bào tẩm silic gồm hai mảnh lồng vào nhau giống như hộp petri trong phòng
thí nghiệm. Dưới kính hiển vi có thể quan sát tảo silic theo mặt vỏ trên/ dưới hay theo
mặt bên (đai). Hai manh vỏ thường có trang trí giống nhau rất tinh vi: lỗ, gai, kim,…
Ngoài ra tảo silic vỏ dài có thể có vách ngăn lủng lỗ, mấu, cạnh nối liền vách ngăn song
song mặt vỏ. Trên bề mặt vỏ của tảo silic vỏ dài có một khe gọi là đường hàn, ở hai đầu
Vũ Hồng Ngọc (MSSV: 3113824)

6


Luận văn tốt nghiệp

Ngành QLTN & MT K37

đường hàn là 2 u cực và ở giữa là u trung tâm. U (nodule) là nơi mà vỏ dày ra. Khi vỏ
có đối xứng đều qua mặt phẳng thì đường hàn là đường thẳng, còn khi vỏ bất đối xứng

thì dường hàn không còn thẳng và nằm dọc theo bìa lồi hoặc theo chu vi của vỏ. Lạp
đính trắc mô có hình dĩa (nhiều, rời rạc) hay hình phiến bìa nguyên hay có thùy. Trên
lục lạp phiến có hạch lạp. Lạp có màu vàng nâu với diệp lục tố a và c, nhưng bị che
khuất bởi sắc tố phụ trội caroten β và xanthophylle (fucoxanthine, diatoxanthine,…)
Phân loại: dựa trên hình dạng nhanh khuê tảo được chia làm 2 lớp
Lớp Centrophyceae (tảo silic trung tâm): lớp gồm 3 bộ được phân loại như sau:
-

-

Bộ Biddulphiales (tảo hình hộp): tế bào dạng hộp tròn hoặc dạng ống dài, hộp
nhiều góc, các góc thường có u lồi lên hoặc lông gai vươn ra. Mặt cắt ngang hình
bầu dục, nhiều cạnh rất ít khi là hình tròn
Bộ Coscinodiscales (tảo hình dĩa): tế bào có dạng hộp tròn, mặt cắt ngang hình
tròn. Mặt vỏ bằng phẳng, lồi vồng lên hoặc hơi lõm xuống
Bộ Soleniales (tảo hình ống): tế bào có dạng ống dài, mặt cắt ngang hình bầu dục
hoặc gần tròn. Mặt vỏ lồi lên thành dạng dùi dài hoặc chết về một bên, nếu không
thì ở viền mép hoặc giữa mặt vỏ có một gai nhỏ

Lớp pennatophyceae (tảo silic lông chim): tế bào của các loài trong lớp này có
dạng hình que, hình kim, một số loài có dạng bản. Mặt vỏ tế bào thường là hình thoi dài,
hình chữ nhật hoặc hình kim, cũng có một số loài mặt vỏ khá rộng thành hình bầu dục
hoặc gần tròn. Vân hoa trên mặt vỏ tế bào sắp xếp theo dạng đối xứng hai bên theo trục
dài hoặc phần giữa của mặt vỏ giống hình lông chim. Phần lớn các loài trong lớp này có
cấu tạo đường hàn (rãnh dài) ở mặt vỏ, có khả năng di động, một số loài có đường hàn
giả (rãnh giả) ở giữa mặt vỏ không có khả năng di động. Căn cứ vào đường hàn dài,
đường hàn giả mà chia thành 4 bộ
-

Bộ Araphales (Diatomales): đường hàn giả (khoảng trống trơn vì các trang trí

không liên tục)
Bộ Aulonoraphales (Eunotiales): đường hàn cụt, ở mỗi đầu của vỏ có một khe rất
ngắn
Bộ Monoraphales (Achnanthales): chỉ có một đường hàn đi từ u trung tâm nối
liền 2 u cực
Bộ Diraphales (Naviculales): cả hai manh vỏ đều có đường hàn ở giữa vỏ, đôi
khi ở bìa hoặc theo chu vi của vỏ. Trong bộ tảo 2 đường hàn có nhiều chi khá
phổ biến ở các ao, hồ nước ngọt ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long lẫn nước
mặn

Tảo silic đặc biệt là tảo silic ở biển là nguồn thức ăn chủ yếu của động vật phiêu
sinh, các loại ấu trùng, các loài động vật thân mềm ăn lọc, các loài cá bột và một số loài
cá trưởng thành. Tình hình phân bố tảo silic thường phản ánh khá đầy đủ xu thế chung
Vũ Hồng Ngọc (MSSV: 3113824)

7


Luận văn tốt nghiệp

Ngành QLTN & MT K37

của thực vật phiêu sinh vá chính do chúng chi phối. Khi tảo silic phát triển mạnh thường
kèm theo sự chết hàng loạt tạo nên sự tích lũy vỏ silic ở đáy. Dạng trần tích do silic tạo
nên gọi là diatomit. Diatomit có đặc điểm là có nhiều lỗ, nhẹ, bền vững với acid,… do
đó được sử dụng rộng rãi trong kỹ thuật và công nghiệp.
2.1.3.6 Ngành Tảo nâu –PHAEOPHYCEAE
Tản đa bào dạng sợi gồm một hàng tế bào phân nhánh (Ectocapus), dạng phiến
(Laminaria), dạng ống hoặc phân hóa phức tạp thành dạng cây có gốc, rể, thân và lá
(Sargassum). Tản thường có kích thước lớn, có khi dài hàng chục đến hàng trăm mét.

Rong nâu phát triển thành rừng ở dưới biển, chúng là nguồn thức ăn và là nơi cư
trú của nhiều động vật biển. Một số giống có chứa nhiều algin, acid alginic, các muối
alginat, các chất vô cơ như iod, kali, natri,… Có thể dùng làm phân bón trong nông
nghiệp, thuốc trừ sâu, trong y học dugn2 chữa bệnh bứu cổ do thiếu iod. Các nguyên
liệu dùng trong công nghiệp.
2.1.3.7 Ngành Tảo đỏ -RHODOPHYTA
Tản thường có hình cầu, hình chữ nhật, hình vuông hay hình sợi,… Lạp chứa
diệp lục tố a và d (chỉ có ở tảo đỏ), các sắc tố đỏ (phycoerythrin), sắc tố xanh lam
(phycocyanin), sắc tố vàng (xanthophylls) và caroten a, β. Màu sắc của tảo đỏ tùy thuộc
vào sự phối hợp tỉ lệ và thành phần các sắc tố trên, tảo thường có màu đỏ (thẩm đến
nhạt), màu hồng, màu vàng lục nhạt, màu tím hay màu lam lục. Hình dạng, số lượng và
kích thước của lạp tùy vào sự tiến hóa của từng loại tảo. Lạp có hay không có hạch lạp,
không bền màu khi dùng chất định hình. Ở các loài tảo ít tiến hóa có một lạp hình sao ở
giữa, giữa lạp có một hạch lạp không màu (Prophyra); ở các loài tiến hóa cao trong tế
bào có một đến nhiều lạp, lạp hình dĩa, hình phiến,…
2.1.3.8 Ngành Tảo mắt –EUGLENOPHYTA
Tảo chỉ có dạng đơn bào, hình củ khoai lang nhọn ở phía sau, hình lá trầu, hình
hũ, hình giống như binh chưng hoa. Có đuôi, gai, mụt hoặc không. Bao bên ngoai màng
nguyên sinh chất là những dải cutin mềm mại xếp chồng lên nhau theo chiều dọc hoặc
xoắn ốc
Ngành có một lớp Euglenophyceae khoảng 1000 loài thuộc 2 bộ: Euglenales (đơn
bào bơi lội tự do) và Colaciales (dạng canh bám vào giá thể, không có roi). Bộ thường
gặp là Euglenales với 2 bộ phụ có màu và không màu. Bộ phụ có màu có 2 họ, họ phổ
biến nhất là Euglenaceae với khoảng 13 chi, trong đó 4 chi gặp nhiều nhất:
-

Chi Euglena: Tế bào không có vỏ, màu xanh lục hình thoi, hình củ khoai nhọn
phía sau, tiết diện tròn có một điểm mắt màu đỏ. Vách tế bào mềm mại, mặt ngoài
của vách tế bằng ngoại sinh chất (periplast) có các đường vân, lỗ vân. Cơ thể bơi
lội tự do. Phía trước tế bào có một roi (xuất phát từ bào hầu) đi ra ngoai rãnh


Vũ Hồng Ngọc (MSSV: 3113824)

8


Luận văn tốt nghiệp

-

-

-

Ngành QLTN & MT K37

họng, không bào co rút nằm cạnh bào hầu. Lạp hình que, hình dĩa, hình hạt; có
hoặc không có hạch lạp. Nhân ở giữa tế bào. Chất dự trữ paramylon thường có
hình que.
Chi Phacus: Tế bào không có vỏ, màu xanh lục, dẹp, hình lá trầu, vách tế bào
cứng có đường vân và lỗ vân, có đuôi ngắn/ dài. Có bào hầu, rãnh họng, roi,
không bào co bóp giống như Euglena. Lạp thường hình dĩa, 1 hay 2 hạch lạp hình
tròn to, có điểm mắt hoặc không.
Chi Strombomonas: Tế bào có vỏ ngoai giống như cái bình chưng hoa với phần
đầu có cổ thường loe ra và hơi xéo một bên, phần sau kéo dài tạo thành một cái
đuôi, màu vàng hoặc nâu. Vỏ mỏng, nhẵn, trong suốt, lạp thường hình dĩa, hình
hạt, roi thường ngắn.
Chi Trachelomonas: Tế bào hình thoi hay hình trứng, màu vàng hoặc nâu. Vỏ
cứng, phía trước tế bào có dạng cổ chai hay không. Vỏ trơn láng hoặc có gai mụt.
Sống trôi nổi trong các ao hồ nước thải.


Tảo mắt là nguồn thức ăn quan trọng cho cá và những động vật thủy sinh. Tảo
mắt sống chủ yếu trong nước ngọt, nhất là các vung nước, ao, mương mà nước chứa
nhiều chất hữu cơ (xác bả động, thực vật phân rã), chúng phát triển mạnh và làm cho
nước có màu lục. Khi mật độ cá thể nhiều, chúng làm thành “váng” màu xanh lục trên
mặt nước của ao, mương.
2.1.3.9 Ngành Tảo lục -CHLOROPHYTA
Ngành Tảo lục có khoảng 8.000 loài (có tài liệu nêu 13000 – 20000 loài). Ngành
này bao gồm nhiều loài phiêu sinh đơn bào hoặc tập đoàn. Tản có thể đơn bào, tộc đoàn
hay đa bào hình sợi, sợi có thể sợi do một hàng tế bào không phân nhanh hay phân nhanh
hoặc hình bản mỏng, có khi có cấu tạo cộng bào (tản hình ống thông, trong chứa nhiều
nhân). Ở Tảo lục, tế bào mang các roi có cấu trúc giống nhau mặc dù có thể khác nhau
về kích thước. Vách tế bào bằng cellulose, pectin hóa nhầy, một số dạng nguyên thủy là
tế trần. Lạp có nhiều hình dạng: hình chuông, hình phiến, hình hạt, hình sao nhiều cạnh,
đai hình móng ngựa (hình nhẫn), xoắn lò xo, mắt lưới,… Lạp chứa các diệp lục tố a và
b, caroten và xanthophyll. Lục lạp có màu lục do sự ưu trội của diệp lục tố a và d. Tế
bào mang roi thường có điểm mắt. Sản phẩm dự trữ là tinh bột nằm trong lục lạp thay
vì ở trong tế bào chất, đây là đặc điểm khác với tảo có nhân thật còn lại.
Theo Dương Đức Tiến, Võ Hành (1997) ngành tảo lục phân thành 5 lớp:
Lớp Conjugatophyceae: Tảo đơn bào đối xứng và các dạng sợi sinh sản hữu tính theo
lối tiếp hợp
Lớp Siphonophyceae: Tản đơn bào có kích thước lớn, cấu trúc phức tạp. Tế bào dạng
ống, chứa nhiều nhân.
Lớp Ulotriphyceae: Cơ thể dạng sợi hoặc bản đa bào
Vũ Hồng Ngọc (MSSV: 3113824)

9


Luận văn tốt nghiệp


Ngành QLTN & MT K37

Lớp Volvocophyceae: Tập đoàn các tế bào có roi di chuyển
Lớp Protococcophyceae (lớp tảo lục): Tản đơn bào hoặc tập đoàn không di chuyển,
màng tế bào chặt. Lớp Protococcophyceae là lớp gồm rất nhiều loài. Lớp gồm 2 bộ:
-

Bộ Chlorococcales: Các đại diện thường là các dạng đơn bào hay tập đoàn bất
động. Thể màu ở giữa hoặc bám vách tế bào, tế bào chứa một tới nhiều nhân,
không bào, điểm mắt, có hoặc không hạt tạo bột (pyrenoid). Sản phẩm đồng hóa
là tinh bột và dầu.

-

Bộ Tetrasporales: Đơn bào hay tập đoàn, đôi khi có roi nhưng không di chuyển,
có không bào co bóp. Màng tế bào không hình thành cấu trúc.

Tảo lục chủ yếu sống ở nước ngọt, chỉ số ít sống ở biển. Các loài nước ngọt
thường có tính toàn cầu, chỉ một ít loài có tính đặc hữu. Ở môi trường biển, trong các
vùng nhiệt đới thường có cấu trúc thành phần loài gần giống nhau.
2.1.4 Giá trị của tảo
Một số loài tảo lam Spirulina, Nostoc có hàm lượng protein cao (trên 60% trọng
lượng khô) và giàu vitamin. Sinh khối của các loài này được dùng làm thức ăn cho người
và động vật (Đặng Minh Quân, 2011)
Các loài tảo Silic là nguồn thức ăn chủ yếu của động vật phiêu sinh, ấu trùng,
động vật thân mềm,… Chúng là nguồn hữu cơ ban đầu trong chuỗi thức ăn của các loài
thủy sinh vật (Đặng Minh Quân, 2011)
Tảo Chlorella được sử dụng xử lý nước thải, thu sinh khối làm nguồn thức ăn
cho cá, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân, hạn chế ô nhiễm môi trường. Trần Kim

Tĩnh (2008) tảo Chlorella thể hiện khả năng phân hủy COD và BOD rất cao đối với
nước thải sinh hoạt trong điều kiện nuôi trong các bể ở điều kiện phòng thí nghiệm.
Chúng có khả năng loại bỏ N-NH4+, PO43- của nước thải sinh hoạt, hấp thụ Cu và Zn
rong môi trường nước thải tổng hợp. Theo kết quả nghiên cứu “nghiên cứu hiệu quả kỹ
thuật nuôi sinh khối tảo Chlorella sp sử dụng nước thải từ ao nuôi cá tra” của Trần Chấn
Bắc (2013), tảo Chlorella phát triển tốt trong nước thải ao cá tra hiệu suất hấp thu NNO3- giảm 95,27% và P-PO43- giảm 88,70% và N-NH4+ giảm 43,48% từ 100% nước
thải ao cá tra.
2.2 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
2.2.1 Một số chỉ tiêu hóa học thể hiện chất lượng nước
pH
pH là một trong những chỉ tiêu cần thiết kiểm tra chất lượng nước. Giá trị pH cho
phép ta quyết định xử lý nước theo phương pháp thích hợp hoặc điều chỉnh lượng hóa
chất trong quá trình xử lý nước như đông tụ hóa học, khử trùng hoặc trong xử lý nước
Vũ Hồng Ngọc (MSSV: 3113824)

10


Luận văn tốt nghiệp

Ngành QLTN & MT K37

thải bằng phương pháp sinh học. Sự thay đổi giá trị pH trong nước có thể dẫn đến những
thay đổi về thành phần các chất trong nước do quá trình hòa tan hoặc kết tủa, thúc đẩy
hay ngăn chặn những phản ứng hóa học, sinh học xảy ra trong nước (Đặng Kim Chi,
1999).
pH là một trong những yếu tố môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của
thủy sinh vật như: sinh trưởng, tỷ lệ sống, sinh sản, dinh dưỡng,... Nếu pH môitrường
nước quá thấp hay quá cao đều không có lợi cho đời sống của thủy sinh vật, pH nước
thấp vi sinh vật sẽ hoạt động yếu và làm cho các quá trình chuyển hóa các hợp chất hữu

cơ thành vô cơ hay các chất ít độc hơn bị cản trở (Lê Văn Khoa, 1994).
Độ dẫn điện (EC)

Độ dẫn điện: Muối tan trong nước khi tồn tại ở dạng ion sẽ làm cho nước
dẫn điện. Khả năng dẫn điện của nước phản ánh hàm lượng các chất rắn tan
trong nước (ở một nhiệt độ nhất định) (Đặng Đình Bạch và Nguyễn Văn Hải,
2006)
Hàm lượng oxy hòa tan trong nước (DO)
Oxy hòa tan trong nước sẽ tham gia vào quá trình trao đổi chất, duy trì năng
lượng cho quá trình phát triển, sinh sản và tái sản xuất cho các vi sinh vật sống trong
nước. Hàm lượng oxy hòa tan trong nước giúp ta đánh giá chất lượng nước (Đặng Kim
Chi, 1999). Khi chỉ số DO thấp, có nghĩa là nước có nhiều chất hữu cơ, nhu cầu oxy hóa
tăng nên tiêu thụ nhiều oxy trong nước. Khi chỉ số oxy cao chứng tỏ nước có nhiều rong
tảo tham gia quá trình quang hợp giải phóng oxy (Đặng Kim Chi, 1999). Ở các hệ sinh
thái nước, trừ thời gian ban ngày khi quá trình quang hợp xảy ra mạnh, còn nói chung
DO là nhân tố hạn chế và đôi khi gây nên tình trạng thiếu oxy và làm chết các sinh vật
ở nước. Chỉ trong những môi trường ô nhiễm nặng, oxy được dùng nhiều cho quá trình
sinh hóa và xuất hiện biểu hiện thiếu oxy trầm trọng. Ở các thủy vực tự nhiên, nồng độ
oxy thay đổi theo mùa, thời tiết, ngày đêm và độ sâu. Trung bình hàm lượng DO nước
sông khoảng 7 mg/l ở nhiệt độ 25oC. Việc xác định DO cho phép hiểu sâu sắc hơn bản
chất của các điều kiện chiếm ưu thế trong các môi trường bị ô nhiễm nặng, oxy được sử
dụng nhiều cho các quá trình sinh hóa (Lê Văn Khoa, 1994).
Nhu cầu oxy sinh học (BOD)
Nhu cầu oxy sinh học là chỉ tiêu thông dụng nhất để xác định mức độ ô nhiễm
của nước thải đô thị và chất thải hữu cơ của công nghiệp. BOD được định nghĩa là lượng
oxy vi sinh vật đã sử dụng trong quá trình oxy hóa chất hữ cơ. Nhu cầu oxy sinh học là
chỉ tiêu thông dụng nhất để xác định mức độ ô nhiễm của nước thải đô thị và chất thải
hữu cơ của công nghiệp. BOD được định nghĩa là lượng oxy vi sinh vật đã sử dụng trong
quá trình oxy hóa các chất hữu cơ. Trong môi trường nước, khi quá trình oxy hóa xảy
ra thì các vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan. Vì vậy xác định tổng lượng oxy hòa tan cần

Vũ Hồng Ngọc (MSSV: 3113824)

11


Luận văn tốt nghiệp

Ngành QLTN & MT K37

thiết cho quá trình phân hủy sinh học là phép đo quan trọng đánh giá ảnh hưởng của một
dòng thải đối với nguồn nước (Lê Văn Khoa, 1995).
Nhu cầu oxy hóa học (COD)
Chỉ số COD được sử dụng rộng rãi để đặc trưng cho hàm lượng chất hữu cơ của
nước thải và sự ô nhiễm của nước tự nhiên. COD được định nghĩa là lượng oxy cần thiết
cho quá trình oxy hóa hóa học các chất hữu cơ trong nước. Chỉ số COD còn biểu thị cả
lượng các chất hữu cơ không thể oxy hóa bằng vi sinh vật, do đó có giá trị cao hơn BOD
(Lê Văn Khoa, 1995). Vật chất hữu cơ trong nước thiên nhiên bao gồm các sản phẩm
của quá trình sinh học, mùn hữu cơ, chất thải,…Vật chất hữu cơ là nguồn thức ăn của
nhiều loài sinh vật, nhưng nếu quá nhiều sẽ được các vi sinh vật phân hủy và làm tiêu
hao oxy của thủy vực, gây hiện tượng nhiễm bẩn của thủy vực (Lê Trình, 2000) . Dựa
vào hàm lượng COD trong nước ta có thể phân loại thủy vực như sau: Nước có COD <
2 mg/l: rất nghèo dinh dưỡng. Nước có COD từ 2 – 5 mg/l: nghèo dinh dưỡng. Nước có
COD từ 5 – 10 mg/l: dinh dưỡng trung bình. Nước có COD từ 10 – 20 mg/l: giàu dinh
dưỡng.
2.2.2 Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
Bảng 2.1: Giá trị giới hạn một số thông số chất lượng nước mặt theo QCVN
08:2008/BTNMT
Giá trị giới hạn
Thông số


TT

Đơn vị

A

B

A1

A2

B1

B2

6 – 8,5

6 – 8,5

5,5 – 9

5,5 – 9

1

pH

2


DO

mg/l

≥6

≥5

≥4

≥2

3

COD

mg/l

10

15

30

50

4

BOD5 (20oC)


mg/l

4

6

15

25

Ghi chú: Việc phân hạng nguồn nước mặt nhằm đánh giá và kiểm soát chất lượng
nước, phục vụ cho các mục đích sử dụng nước khác nhau:
A1 - Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục đích khác như loại
A2, B1 và B2.
A2 - Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử
lý phù hợp; bảo tồn động thực vật thủy sinh, hoặc các mục đích sử dụng như loại B1 và
B2.

Vũ Hồng Ngọc (MSSV: 3113824)

12


Luận văn tốt nghiệp

Ngành QLTN & MT K37

B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có
yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2.
B2 - Giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp.

2.3 CHỈ THỊ SINH HỌC
2.3.1 Khái niệm chỉ thị sinh học
Chỉ thị sinh học: “Những đối tượng sinh vật có yêu cầu nhất định về điều kiện
sinh thái liên quan đến nhu cầu dinh dưỡng, hàm lượng oxy, cũng như khả năng chống
chịu (tolerance) một hàm lượng nhất định các yếu tố độc hại trong môi trường sống và
do đó, sự hiện diện của chúng biểu thị một tình trạng về điều kiện sinh thái của môi
trường sống nằm trong giới hạn nhu cầu và khả năng chống chịu của đối tượng sinh vật
đó” (Lê Văn Khoa, 2007).
Sinh vật chỉ thị là những loài chỉ được phát hiện trong môi trường có mức độ ô
nhiễm nhất định và nhạy cảm với những thay đổi của môi trường. Phương pháp sử dụng
chỉ thị sinh học trong giám sát, quan trắc và kiểm tra chất lượng môi trường nước, tức
sử dụng sinh vật chỉ thị đánh giá môi trường có thuận lợi, hiệu quả hơn so với phương
pháp lý hoá học nhờ khai thác khả năng tích tụ các chất ô nhiễm trong cơ thể sinh vật
và giá trị biểu thị tác động tổng hợp các yếu tố môi trường của sinh vật (Trần Kim Tĩnh,
2008).
Theo Lê Hoàng Anh (2009), có 3 loại chỉ thị sinh học là chỉ thị loài, chỉ thị quần
xã và chỉ thị hệ sinh thái:
Chỉ thị loài: Loài chỉ thị là các loài mẫn cảm với điều kiện sinh lý và sinh hoá
của môi trường. Loài chỉ thị có 2 dạng: Sinh vật nhạy cảm là những sinh vật chỉ thị cho
môi trường thích ứng, tăng hay giảm số lượng khi môi trường thay đổi; Sinh vật tích tụ
là những sinh vật chỉ thị, không chỉ có tính chất chỉ thị cho môi trường thích ứng, mà
còn có khả năng tích tụ một số các chất ô nhiễm nào đó trong cơ thể chúng với hàm
lượng cao hơn nhiều lần so với môi trường bên ngoài (kim loại nặng,...).
Chỉ thị quần xã: Các chỉ thị quần xã được xác định dựa trên phép đo của quần xã
một nhóm sinh vật cụ thể nào đó, chẳng hạn quần xã động vật không xương sống, quần
xã tảo,... Loại chỉ thị này có 3 dạng:
-

-


Chỉ số đa dạng: Biểu thị độ phong phú của loài trong một quần xã. Chỉ số đa dạng
được sử dụng để đánh giá 3 khía cạnh: Số lượng loài hoặc độ phong phú; Tổng
số cá thể của mỗi loài có mặt hoặc độ phong phú; Tính đồng nhất phân bố các cá
thể giữa các loài khác nhau hoặc tính đồng đều. Một số chỉ số đa dạng được sử
dụng phổ biến: Chỉ số Shannon-Weiner (H’), Chỉ số Simpson (D), Chỉ số
Margalef (DMg).
Chỉ số tương đồng: So sánh độ phong phú loài giữa 2 điểm thu mẫu khác nhau,

Vũ Hồng Ngọc (MSSV: 3113824)

13


Luận văn tốt nghiệp

-

Ngành QLTN & MT K37

trong đó một điểm được xem là đối chứng. Một số chỉ số tương đồng được sử
dụng phổ biến: Chỉ số Sorensen (C), Hệ số Jaccard (J), Chỉ số tương đồng quần
xã Pinkham và Pearson (P).
Chỉ số sinh học: Hệ thống tính điểm (BMWP), Chỉ số sinh học tổ hợp (IBI).

Chỉ thị hệ sinh thái: Là các đo đạc năng suất sơ cấp hoặc quá trình hô hấp của
quần xã.
Lê Hùng Anh (2008), việc kết hợp nhiều nhóm đối tượng và nhiều loại chỉ thị sẽ
cho phép có được những đánh giá đúng đắn nhất về chất lượng nước trong mỗi thuỷ
vực. Bộ chỉ thi sinh học đầy đủ, với các nhóm đối tượng sau:
- Thực vật nổi (Phytoplankton)

- Thực vật bám (Periphyton)
- Thực vật thuỷ sinh lớn (Macrophyta)
- Động vật nổi (Zooplankton)
- Động vật không xương sống đáy cỡ lớn (Macrobenthos)
- Động vật không xương sống đáy cỡ trung bình và giun tròn (Nematoda)
- Cá (Pisces)
2.3.2 Chỉ thị thực vật nổi (tảo)
Trong các thuỷ vực, tảo là một nhóm sinh vật chỉ thị quan trọng để đánh giá chất
lượng nước, xác định nguyên nhân gây ô nhiễm, dự báo diễn biến môi trường thủy vực.
Tảo là vi sinh vật hầu như không chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi tác nhân lý hoá, có thể
dùng làm chỉ thị cho độ axit, ô nhiễm hữu cơ, phú dưỡng trong hồ hoặc suối. Tảo có
kích thước nhỏ nên dễ dàng trong việc đánh giá những thay đổi trên một số lượng lớn
cá thể của quần xã. Chu kỳ sống của tảo ngắn nên không phù hợp để đánh giá tác động
môi trường trong thời gian dài (Lê Hoàng Anh, 2009)
Bảng 2.2: Các chi trong nhóm Thực vật phù du có thể sử dụng để xác định mức độ
ô nhiễm của môi trường nước
Những chi thường có mặt ở thuỷ
vực không ô nhiễm

Những chi thường có mặt ở thuỷ
vực ô nhiễm

Aulacoseira

- Tảo lam:

Cyclotella

Oscillatoria


Fragilaria

Lynbya

Pediastrum

Spirulina

Staurastrum

Merismopedia

Vũ Hồng Ngọc (MSSV: 3113824)

14


Luận văn tốt nghiệp
Dinobryon

Ngành QLTN & MT K37
Microcystis
Phormidium
Tảo lục
Chlorella
Scenedesmus
Teraedron
Stigeoclonium
Chlammydomonas
Chlorogonium

Agmenllum
- Tảo silic:
Melosira
- Tảo mắt
Phacus
Euglena
Pyrobotryp
Lepocmena

(nguồn Lê Hùng Anh, 2008)

Vũ Hồng Ngọc (MSSV: 3113824)

15


Luận văn tốt nghiệp

Ngành QLTN & MT K37

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 THỜI GIAN THU MẪU
Thời gian thu mẫu: từ 8h sáng đến 10h sáng (vì đây là khoảng thời gian tảo có
mật độ lớn nhất).
Chu kỳ thu mẫu: thời gian thực hiện đề tài ngắn nên chỉ thực hiện lấy mẫu 2 đợt.
Đợt 1 lấy mẫu vào ngày 02 tháng 10 năm 2014. Đợt 2 vào ngày 13 tháng 11 năm 2014
3.2 ĐỊA ĐIỂM THU MẪU
Thu mẫu tại 4 vị trí kênh trong vùng lõi TTNN Mùa Xuân. Mỗi vị trí lấy một
mẫu định tính. Các vị trí gồm: Kênh chính trong vùng lõi là kênh nước tiếp nhận tấc cả nước
trong vùng lõi; 2 mẫu được lấy trong kênh phụ dẫn nước là kênh dẫn nước trong khu vực trồng

tràm; một mẫu được lấy ở kênh dẫn nước bên ngoài vùng lõi để so sánh sự đa dạng PSTV và
chất lượng nước giữa trong và ngoài vùng lõi.

Hình 3.1: Bản đồ TTNN Mùa Xuân

Vũ Hồng Ngọc (MSSV: 3113824)

16


×