Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

ước lượng các giá trị sử dụng trực tiếp của hệ sinh thái rừng trung tâm nông nghiệp mùa xuân, huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 98 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ XUÂN HOA

ƯỚC LƯỢNG
CÁC GIÁ TRỊ SỬ DỤNG TRỰC TIẾP
CỦA HỆ SINH THÁI RỪNG
TRUNG TÂM NÔNG NGHIỆP MÙA XUÂN,
HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kinh Tế Tài Nguyên Thiên Nhiên
Mã số ngành: 52850102

08-2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ XUÂN HOA
MSSV: 4115194

ƯỚC LƯỢNG
CÁC GIÁ TRỊ SỬ DỤNG TRỰC TIẾP
CỦA HỆ SINH THÁI RỪNG
TRUNG TÂM NÔNG NGHIỆP MÙA XUÂN,
HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Mã số ngành: 52850102

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NGÔ THỊ THANH TRÚC

08-2014


LỜI CẢM TẠ
Trước hết em xin vô cùng biết ơn gia đình thân yêu của em, cám ơn cha
mẹ đã tạo điều kiện cho em ăn học và có thể bước chân vào giảng đường đại
học, luôn luôn ở bên cạnh, ủng hộ, lo lắng và động viên em trên con đường
học vấn.
Qua quá trình học tập tại trường Đại học Cần Thơ em xin chân thành biết
ơn quý Thầy, Cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh nói riêng và của trường
Đại học Cần Thơ nói chung đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý giá cho
em trong thời gian học tập và thực hiện đề tài. Đặc biệt em chân thành cám ơn
cô Ngô Thị Thanh Trúc đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và truyền đạt kiến
thức, kinh nghiệm cho em trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Chân thành cám ơn các cán bộ Phòng quản lý rừng Trung tâm Nông
nghiệp Mùa Xuân, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã nhiệt tình giúp đỡ và
hỗ trợ tài liệu nghiên cứu cho em. Em cũng xin chân thành cám ơn Chủ tịch
Ủy ban xã Tân Phước Hưng, các cán bộ ở các ấp trong xã Tân Phước Hưng và
những đáp viên đã được phỏng vấn đã tạo điều kiện và hỗ trợ nhiệt tình cho
em trong quá trình thu thập số liệu thực tế, giúp em hoàn thành được đề tài.
Do kiến thức còn hạn chế nên luận văn sẽ không tránh khỏi những sai
sót. Vì vậy em rất kính mong nhận đượcc sự đóng góp ý kiến của Quý
Thầy/Cô và các Anh/Chị cùng các bạn để luận văn của em hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin chúc Quý Thầy Cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh

doanh, Cô Ngô Thị Thanh Trúc, cán bộ Phòng quản lý rừng Trung tâm Nông
nghiệp Mùa Xuân, cán bộ các cấp ở xã Tân Phước Hưng nhiều sức khỏe, hạnh
phúc và thành công.

Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2014
Người thực hiện

Nguyễn Thị Xuân Hoa

i


TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và
kết quả phân tích trong đề tài là trung thực và đề tài không trùng với bất kỳ đề
tài nghiên cứu nào.

Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2014
Người thực hiện

Nguyễn Thị Xuân Hoa

i


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

Hậu Giang, ngày…tháng…năm 2014
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên và đóng dấu)

ii


MỤC LỤC

Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .......................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 2
1.3.1 Không gian ................................................................................................ 2
1.3.2 Thời gian ................................................................................................... 3
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 4
2.1 Cơ sở lý luận ................................................................................................ 4
2.1.1 Tổng quan về rừng .................................................................................... 4
2.1.2 Tổng giá trị kinh tế.................................................................................... 9
2.1.3 Các giá trị sử dụng của hệ sinh thái rừng ............................................... 11
2.1.4 Các phương pháp lượng hóa giá trị của hệ sinh thái rừng ...................... 15
2.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 23
2.2.1 Mô tả địa bàn nghiên cứu ....................................................................... 23
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu.................................................................. 23
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu ................................................................ 26
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TRUNG TÂM NÔNG NGHIỆP
MÙA XUÂN, HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG ...................... 27
3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân
……….. ........................................................................................................... 27
3.1.1 Vị trí địa lý .............................................................................................. 27
3.1.2 Khí hậu .................................................................................................... 29
3.1.3 Đặc tính thủy văn .................................................................................... 30
3.1.4 Đa dạng sinh học..................................................................................... 30
3.1.5 Tình hình kinh tế - xã hội ....................................................................... 30
3.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất tại Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân

……….. ........................................................................................................... 34
3.2.1 Hiện trạng sử dụng đất tại Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân ............. 34

iii


3.2.2 Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất tại Trung tâm Nông nghiệp Mùa
Xuân…… ......................................................................................................... 35
3.2.3 Tình hình quản lý sử dụng đất Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân…. . 36
3.3 Hiện trạng khai thác và quản lý rừng Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân
……….. ........................................................................................................... 36
3.3.1 Trạng thái rừng Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân .............................. 36
3.3.2 Khai thác rừng Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân ............................... 37
3.3.3 Quản lý và chăm sóc rừng Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân ............. 38
CHƯƠNG 4: NHẬN DIỆN VÀ LƯỢNG HÓA GIÁ TRỊ SỬ DỤNG TRỰC
TIẾP CỦA HỆ SINH THÁI RỪNG TẠI TRUNG TÂM NÔNG NGHIỆP
HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG ............................................ 40
4.1 Mô tả đối tượng phỏng vấn ........................................................................ 40
4.1.1 Tuổi, số thành viên gia đình và thu nhập của đối tượng được phỏng vấn
……………. .................................................................................................... 40
4.1.2 Giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp của đối tượng được phỏng vấn
…………….. ................................................................................................... 41
4.2 Nhận diện giá trị sử dụng trực tiếp của hệ sinh thái rừng Trung tâm Nông
nghiệp Mùa Xuân............................................................................................. 44
4.2.1 Thông tin chung về việc sử dụng các sản phẩm từ hệ sinh thái rừng tràm
tại Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân ............................................................ 44
4.2.2 Giá trị gỗ, củi .......................................................................................... 46
4.2.3 Giá trị thủy sản ........................................................................................ 49
4.2.4 Lâm sản ngoài gỗ .................................................................................... 51
4.3 Ước lượng giá trị sử dụng trực tiếp của hệ sinh thái rừng Trung tâm Nông

nghiệp Mùa Xuân............................................................................................. 54
4.3.1 Giá trị gỗ, củi .......................................................................................... 54
4.3.2 Giá trị lâm sản ngoài gỗ .......................................................................... 55
4.3.3 Giá trị thủy sản ........................................................................................ 55
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC HỢP LÝ CHO TỪNG
LOẠI GIÁ TRỊ SỬ DỤNG TRỰC TIẾP CỦA HỆ SINH THÁI RỪNG TẠI
TRUNG TÂM NÔNG NGHIỆP MÙA XUÂN ........................................... 59
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................... 66
6.1 Kết luận ...................................................................................................... 66
6.2 Kiến nghị.................................................................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 69

iv


Phụ lục 1: Bảng câu hỏi phỏng vấn ............................................................ 72
Phụ lục 2: Thông tin về đối tượng phỏng vấn .............................................. 80
Phụ lục 3: Doanh thu và chi phí trong thu hoạch các sản phẩm từ hệ sinh thái
rừng Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân .................................................... 82
Phụ lục 4: Quyết định của các sở ban ngành………………………………....85

v


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Sự biến động của diện tích rừng Việt Nam giai đoạn 2010-2013.... 7
Bảng 2.2: Ưu và nhược điểm của phương pháp thu nhập, giá cả thị trường và
phương pháp so sánh ....................................................................................... 20
Bảng 2.3: Phân bố dân số của Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân, năm 2012

.......................................................................................................................... 23
Bảng 2.4: Số liệu thứ cấp và nguồn thông tin thứ cấp ..................................... 24
Bảng 3.1: Thực trạng hệ thống giao thông của Trung tâm Nông nghiệp Mùa
Xuân, năm 2014 ............................................................................................... 32
Bảng 3.2: Thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại
Trung Tâm Nông nghiệp Mùa Xuân, năm 2014.............................................. 33
Bảng 3.3: Quy mô, diện tích các loại đất tại Trung Tâm Nông nghiệp Mùa
Xuân, năm 2013 và kỳ kế hoạch năm 2015 ..................................................... 34
Bảng 3.4: Thực trạng trữ lượng gỗ của Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân,
năm 2013 .......................................................................................................... 37
Bảng 3.5: Trữ lượng rừng khai thác bình quân trên 1ha rừng tại Trung tâm
Nông nghiệp Mùa Xuân từ năm 2010 – 2013 ................................................. 38
Bảng 3.6: Thời gian sát tháp canh theo nguy cơ cháy rừng tại Trung tâm Nông
nghiệp Mùa Xuân, năm 2014 ........................................................................... 39
Bảng 4.1: Mô tả đối tượng phỏng vấn ở xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng
Hiệp, tỉnh Hậu Giang ....................................................................................... 40
Bảng 4.2 Chi hoạt động sản xuất, kinh doanh lâm sản của Trung tâm Nông
nghiệm Mùa Xuân, giai đoan 2012 - 2014 ...................................................... 47
Bảng 4.3: Mô tả số liệu cần thiết cho việc ước lượng các giá trị sử dụng trực
tiếp của hệ sinh thái rừng tại Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân .................. 54
Bảng 4.4 Sản lượng khai thác thủy sản trung bình (kg/năm) tại Trung tâm
Nông nghiệp Mùa Xuân, năm 2014 ................................................................. 56
Bảng 4.5 Doanh thu thủy sản trung bình trong một năm của hộ dân khai thác
thủy sản tại Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân, năm 2014 ........................... 56
Bảng 4.6 Tóm tắt các giá trị sử dụng trực tiếp của hệ sinh thái rừng tràm Trung
tâm Nông nghiệp Mùa Xuân ............................................................................ 57
Bảng 5.1 Những vấn đề, giải pháp bảo vệ và khai thác hợp lý cho từng loại giá
trị sử dụng trực tiếp của hệ sinh thái rừng Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân
.......................................................................................................................... 61


vi


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1: Khái niệm tổng giá trị kinh tế .......................................................... 10
Hình 3.1: Bản đồ địa giới hàng chính Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân .... 28
Hình 4.1 Thu nhập của các hộ gia đình trong khảo sát (n=60)........................ 41
Hình 4.2 Tỷ lệ giới tính của đáp viên (n=60) .................................................. 42
Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện trình độ học vấn của đáp viên (n=60) .................... 43
Hình 4.4 Biểu đồ thể hiện nghề nghiệp của đáp viên (n=60) .......................... 43
Hình 4.5 Biểu đồ thể hiện công dụng của hệ sinh thái rừng tràm (n=60) ....... 44
Hình 4.6 Sự phụ thuộc vào hệ sinh thái rừng tràm của người dân xã Tân Phước
Hưng, huyên Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang (n=60) .......................................... 45
Hình 4.7 Biểu đồ thể hiện nguồn lợi của các hộ gia đình từ hệ sinh thái rừng
tràm tại Trung tâm Nông nghiêp Mùa Xuân (n=60) ....................................... 46
Hình 4.8 Biểu đồ thể hiện sự hữu dụng của gỗ tràm trong xây dựng đối với
những hộ được phỏng vấn tại xã Tân Phước Hưng (n=31) ............................. 48
Hình 4.9 Biểu đồ thể hiện tính pháp lý trong sử dụng củi của các hộ gia đình
được phỏng vấn tại xã Tân Phước Hưng (n=38) ............................................. 49
Hình 4.10 Biểu đồ thể hiện mục đích đánh bắt cá tự nhiên của các hộ gia đình
được phỏng vấn tại Xã Tân Phước Hưng (n=28) ............................................ 51
Hình 4.11 Biểu đồ thể hiện loại lâm sản ngoài gỗ mà các hộ gia đình sử dụng
được phỏng vấn (n=20) .................................................................................... 52
Hình 4.12 Biểu đồ thể hiện mục đích sử dụng lâm sản ngoài gỗ của các hộ gia
đình được phỏng vấn (n=20) ........................................................................... 53
Hình 5.1 Biểu đồ thể hiện mức độ tham gia các chương trình bảo vệ rừng của
các hộ gia đình được phỏng vấn (n=60) .......................................................... 59
Hình 5.2: Biểu đồ thể hiện các nguyên nhân làm giảm số lượng loài thủy sản
tại xã Tân Phước Hưng (n=33) ........................................................................ 63


vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHXHCH

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa

FAO

Tổ chức Nông lương thế giới

QĐ-BNN-TCLN

Quyết định Bộ Nông nghiệp và Tổng cục Lâm nghiệp

QH

Quốc Hội

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

UNCHE

Hội nghị Liên Hợp Quốc về môi trường nhân văn

UNDP


Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc

KBT

Khu bảo tồn

QĐ-SNN-PTNN

Quyết định Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

VNĐ

Đơn vị tiền tệ Việt Nam đồng

USA

Đơn vị tiền tệ Quốc tế đô la Mỹ

viii


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Rừng là tài nguyên vô cùng quí giá, rừng giữ chức năng sinh thái cực kỳ
quan trọng, rừng là nơi cư trú của nhiều loài động vật, thực vật và tàng trữ các
nguồn gen quý hiếm, rừng tham gia vào điều hòa khí hậu, duy trì tính ổn định
và độ màu mỡ của đất. Một vai trò khác không kém phần quan trọng của rừng

là điều hòa nguồn nước, giảm dòng chảy bề mặt, tăng lượng nước ngầm. Rừng
vừa là yếu tố bảo vệ môi trường vừa là một thành phần kinh tế quan trọng, đặc
biệt trong lĩnh vực cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Ngoài
ra rừng còn cung cấp các lâm sản ngoài gỗ và nguồn dược liệu tự nhiên. Việc
khai thác rừng và sử dụng tài nguyên rừng bất hợp lý đã làm cho diện tích
rừng ngày càng thu hẹp, làm phá hủy hệ sinh thái. Tình trạng đó đã tạo ra hàng
loạt các tiêu cực và thách thức đối với sự phát triển kinh tế, xã hội và môi
trường như gây lũ lụt, hạn hán từ đó gây khó khăn trong việc cung ứng lâm
sản làm giảm diện tích đất trồng khiến tình trạng nghèo đói và thất nghiệp ở
nhiều khu vực càng đáng lo ngại hơn.
Trước thực tại đó, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã có những nỗ lực
to lớn trong việc khôi phục và bảo vệ rừng. Nhiều chương trình tái trồng rừng,
thành lập các khu bảo tồn lớn đã được triển khai và chứng tỏ được giá trị mà
rừng có thể đem lại. Cụ thể, tại tỉnh Hậu Giang các cơ quan nhà nước và người
dân tự bỏ vốn để trồng tràm trên đất nông nghiệp của mình, đưa tổng diện tích
đất lâm nghiệp lên khoảng 5.500 ha (Đức Anh, 2014). Riêng huyện Phụng
Hiệp là huyện có thế mạnh nhất về các giá trị sinh thái rừng. Phụng Hiệp có
Khu vui chơi sinh thái Tây Đô, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Lung
Ngọc Hoàng và gần đây nhất, năm 2012, tỉnh phê duyệt quy hoạch sử dụng đất
Trung tâm nông nghiệp Mùa Xuân với tổng diện tích hơn 1.434,9 ha, trong đó
diện tích rừng tràm khoảng 432 ha (Phòng quản lý rừng Trung Tâm Nông
nghiệp Mùa Xuân, 2014). Để đáp ứng cho yêu cầu kết hợp hài hòa giữa khai
thác và bảo tồn, Trung tâm Nông nghiệp Mùa xuân được quy hoạch thành năm
khu chức năng cụ thể gồm: khu hành chính, khu sản xuất nông nghiệp, khu
vườn chim, khu du lịch sinh thái, khu đất lâm nghiệp. Trung tâm Nông nghiệp
Mùa Xuân đã xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển Vườn chim, xây dựng các
tháp canh cố định, hợp đồng với số hộ dân gần khu Vườn chim để bảo vệ tốt Vườn
chim (Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Hậu Giang, 2012).

1



Các Khu bảo tồn, các Trung tâm sinh thái được thành lập nhằm mục đích bảo
đảm an toàn đa dạng sinh học, giảm nhẹ mức độ suy thoái, cạn kiệt nguồn tài nguyên
thiên nhiên. Đồng thời kết hợp hài hòa giữa bảo tồn với khai thác, sử dụng hợp lý tài
nguyên sinh vật, chú trọng duy trì và phát triển dịch vụ hệ sinh thái. Để thực hiện
được các mục đích trên người dân cần có sự nhìn nhận và đánh giá một cách đầy đủ
hơn những giá trị của lâm sản và những giá trị khác của hệ sinh thái rừng chưa được
thể hiện đầy đủ trong tổng giá trị của nguồn tài nguyên và môi trường rừng. Do đó,
việc ước lượng giá trị của một số giá trị sử dụng của rừng là rất cần thiết. Đề tài:
“Ước lượng các giá trị sử dụng trực tiếp của hệ sinh thái rừng tại Trung tâm
Nông nghiệp Mùa Xuân, huyên Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang” được thực hiện
nhằm ước lượng và định giá các giá trị sử dụng trực tiếp của hệ sinh thái rừng tại
Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thiết
lập các cơ chế quản lý, công cụ hữu ích trong hoạt động bảo tồn của Trung tâm
Nông nghiệp Mùa Xuân. Từ đó, nâng cao nhận thức của người dân trong việc duy trì
và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Ước lượng các giá trị sử dụng trực tiếp của hệ sinh thái rừng tại Trung tâm
Nông nghiệp Mùa Xuân, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang nhằm nhận diện, xác
định được các giá trị sử dụng trực tiếp của hệ sinh thái rừng và đưa ra giải pháp
khai thác, bảo vệ hợp lý cho từng loại tài nguyên trong hệ sinh thái rừng nơi đây.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tại Trung tâm Nông nghiệp
Mùa Xuân, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
- Nhận diện và ước lượng các giá trị sử dung trực tiếp của hệ sinh thái
rừng tại Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu
Giang.
- Đề xuất giải pháp khai thác và bảo tồn hợp lý cho từng loại tài nguyên

trong hệ sinh thái rừng tại Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân để phát triển
bền vững những giá trị mà hệ sinh thái rừng mang lại cho người dân.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Không gian
Đề tài được thực hiện trên địa bàn thuộc xã Tân Phước Hưng, huyện
Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

2


1.3.2 Thời gian
Đề tài nghiên cứu được thực hiện trong thời gian từ tháng 8 năm 2014
đến tháng 12 năm 2014.
Số liệu thứ cấp: số liệu về thực trạng rừng và số liệu về kinh tế - xã hội
của Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang từ
năm 2010 đến năm 2014; các số liệu về giá trị sử dụng của môi trường rừng ở
quốc tế từ năm 1990 đến năm 2005 và các số liệu về thực trạng rừng Việt Nam
từ năm 2009 đến năm 2014.
Thời gian thu thập số liêu sơ cấp: số liệu được thu thập từ tháng 09 năm
2014 đến tháng 10 năm 2014.
Số liệu sơ cấp: số liệu về đặc điểm các hộ gia đình được phỏng vấn, số
liệu về thu nhập từ đánh bắt cá tự nhiên, thu hoạch gỗ và lâm sản ngoài gỗ tại
Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các giá trị sử dụng trực tiếp của hệ
sinh thái rừng tại Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân, huyện Phụng Hiệp, tỉnh
Hậu Giang

3



CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Tổng quan về rừng
2.1.1.1 Các khái niệm
Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm hai thành phần cơ bản là các nhân
tố vô sinh và các nhân tố hữu sinh tác động qua lại với nhau, không ngừng vận
động trong không gian và thời gian, có khả năng tự điều chỉnh, thích ứng với
những điều kiện môi trường cụ thể. Trong đó, nhân tố vô sinh là tất cả các
nhân tố vật lí, hóa học của môi trường sinh vật; nhân tố hữu sinh là mối quan
hệ giữa sinh vật này với sinh vật khác sống xung quanh, con người là nhân tố
sinh thái có tác động rất lớn tới sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật (FAO,
2003).
Theo luật bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam (2004), có giải thích các
khái niệm liên quan đến rừng như sau:
Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng,
vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre
nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng
từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất,
đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
Độ che phủ của tán rừng là mức độ che kín của tán cây rừng đối với đất
rừng, được biểu thị bằng tỷ lệ phần mười giữa diện tích đất rừng bị tán cây
rừng che bóng và diện tích đất rừng.
Môi trường rừng bao gồm các hợp phần của hệ sinh thái rừng như quần
thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng, nước, không khí,
cảnh quan thiên nhiên.
Phát triển rừng là việc trồng mới rừng, trồng lại rừng sau khai thác,
khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng, cải tạo rừng nghèo và việc áp

dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh khác để tăng diện tích rừng, nâng cao giá
trị đa dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và các giá
trị khác của rừng.

4


Lâm sản là sản phẩm khai thác từ rừng gồm thực vật rừng, động vật rừng
và các sinh vật rừng khác. Lâm sản được phân chia thành hai loại chính gồm:
gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
- Gỗ: theo nghĩa hẹp dùng để chỉ các loại gỗ quý hiếm, có van thớ đẹp,
có mùi hương, hoặc cứng, bền. Theo nghĩa rộng là chỉ nguồn cung cấp vật liệu
phục vụ cho các hoạt động của con người.
- Lâm sản ngoài gỗ: bao gồm tất cả các sản phẩm có nguồn gốc sinh học
và dịch vụ thu được từ rừng, ngoại trừ gỗ. Có thể chia sơ bộ thành các nhóm
lâm sản ngoài gỗ như: các loại sản phẩm tre, luồng, giang, nứa; các loại sản
phẩm cho thực phẩm có nguồn gốc động vật; các loại dược liệu; các loại nhựa
như nhựa thông, nhựa trám; các dịch vụ du lịch sinh thái rừng; các nghiên cứu
khoa học.
2.1.1.2 Phân loại rừng
Theo luật bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam (2004), căn cứ vào mục
đích sử dụng chủ yếu, rừng được phân thành ba loại sau đây:
Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất,
chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, góp
phần bảo vệ môi trường, bao gồm: rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ
chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; rừng phòng hộ bảo
vệ môi trường.
Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn
hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học;
bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du

lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm: vườn quốc gia;
khu bảo tồn thiên nhiên gồm khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh
cảnh; khu bảo vệ cảnh quan gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam
thắng cảnh; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học.
Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm sản
ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm: rừng
sản xuất là rừng tự nhiên; rừng sản xuất là rừng trồng; rừng giống gồm rừng
trồng và rừng tự nhiên qua bình tuyển, công nhận.
2.1.1.3 Những đặc trưng của môi trường rừng
Theo Vũ Tấn Phương (2006) môi trường rừng có những đặc trưng chủ
yếu như:

5


Môi trường rừng là một thể tổng hợp phức tạp có mối quan hệ qua lại
giữa các cá thể trong quần thể, giữa các quần thể trong quần xã và có sự thống
nhất giữa chúng với hoàn cảnh trong hệ thống đó;
Môi trường rừng luôn luôn có sự cân bằng động, có tính ổn định, tự điều
hòa và tự phục hồi để chống lại những biến đổi của hoàn cảnh và những biến
đổi về số lượng sinh vật, những khả năng này được hình thành do kết quả của
sự tiến hóa lâu dài và kết quả của sự chọn lọc tự nhiên của tất cả các thành
phần rừng;
Môi trường rừng có sự cân bằng đặc biệt về sự trao đổi năng lượng và
vật chất, luôn luôn tồn tại quá trình tuần hoàn sinh vật, trao đổi vật chất năng
lượng, đồng thời nó thải ra khỏi hệ sinh thái các chất và bổ sung thêm vào đó
một số chất từ các hệ sinh thái khác;
Môi trường rừng có khả năng tự phục hồi và trao đổi cao; Sự vận động
của các quá trình nằm trong các tác động tương hỗ phức tạp dẫn tới sự ổn định
bền vững của môi trường rừng.

2.1.1.4 Vai trò của môi trường rừng
Môi trường rừng có các giá trị sử dụng đối với nhu cầu của xã hội và con
người, gọi là giá trị sử dụng của môi trường rừng, trong đó bao gồm các giá
trị: bảo vệ đất, điều tiết nguồn nước, phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển,
phòng chống thiên tai, bảo tồn đa dạng sinh học, điều hòa khí hậu, giá trị hấp
thụ và lưu giữ cacbon, giá trị du lịch và giải trí, nơi cư trú và sinh sản của các
loài sinh vật (Vũ Tấn Phương, 2006).
Môi trường rừng còn cung cấp gỗ và lâm sản khác phục vụ nhu cầu tiêu
dùng của các tầng lớp dân cư; cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, cho xây
dựng cơ bản; cung cấp dược liệu quý phục vụ nhu cầu chữa bệnh và nâng cao
sức khỏe cho con người; cung cấp lương thực, nguyên liệu chế biến thực phẩm
(Vũ Tấn Phương, 2006).
2.1.1.5 Thực trạng môi trường rừng ở Việt Nam
a) Diện tích rừng
Trong giai đoạn từ 2010 đến 2013, chiều hướng diễn biến rừng cơ bản là
tăng về tổng diện tích rừng, tuy nhiên có dấu hiệu suy thoái. Sự gia tăng về
diện tích rừng này chủ yếu là do một số diện tích rừng thứ sinh được phục hồi,
tức là sự tăng lên về diện tích rừng trồng, trong khi đó, diện tích rừng tự nhiên
không ngừng giảm nhanh, nguyên nhân là do nhiều diện tích rừng già, rừng
chưa đến tuổi trưởng thành bị xâm hại, đốn chặt và phát đốt.

6


Bảng 2.1: Sự biến động của diện tích rừng Việt Nam giai đoạn 2010-2013
Đơn vị tính: Nghìn ha
Rừng tự nhiên
Rừng trồng
Tổng diện tích rừng


Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
10.304
10.285
10.096
10.398
3.084
3.230
3.415
3.556
13.388
13.515
13.511
13.954

Nguồn: Quyết định về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2010 ,2011, 2012, 2013

Trong năm 2010 có tổng diện tích rừng là 13.388 nghìn ha và đã gia tăng
lên thành 13.515 nghìn ha trong năm 2011, ngay sau đó trong năm 2012 tổng
diện tích rừng lại giảm còn 13.511 nghìn ha. Nguyên nhân của việc giảm tổng
diện tích rừng năm 2012 là do diện tích rừng tự nhiên liên tục giảm trong giai
đoạn từ 2010 đến 2012. Rừng tự nhiên không những liên tục giảm mà giảm
nhanh đáng kể, từ 10.304 nghìn ha năm 2010 đã giảm còn 10.096 nghìn ha.
Tuy nhiên đã có dấu hiệu phục hồi năm 2013 diện tích rừng tự nhiên tăng lên
so với năm 2012 là 10.398 nghìn ha.
Trong khi rừng tự nhiên giảm mạnh thì rừng trồng có dấu hiệu phục hồi,
việc rừng trồng gia tăng đã bù đắp lại sự thiếu hụt của rừng tự nhiên và giúp
gia tăng tổng diện tích rừng. Trái ngược hoàn toàn với xu hướng của rừng tự
nhiên, rừng trồng lại liên tục tăng qua các năm, tăng từ 3.084 nghìn ha năm
2010 lên đến 3.556 nghìn ha trong năm 2013. Theo đó nhận thấy xu hướng
ngày nay đang chú trọng đến việc gia tăng diện tích rừng thông qua việc tăng

diện tích rừng trồng, rừng tự nhiên đang được đầu tư, quan tâm thích hợp, vẫn
còn trong giai đoạn đang phục hồi.
b) Hệ sinh thái rừng
Nước ta được thừa nhận là 1 trong 10 trung tâm đa dạng sinh học trên thế
giới với nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú (Hà Bình, 2013). Ở Việt Nam
do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần xích đạo tiếp giáp vùng cận nhiệt
đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về thiên nhiên và
cũng vì vậy Việt Nam có tính đa dạng sinh học cao. Tính đa dạng về loài cây
và động vật là một trong những nhân tố quyết định tính đa dạng về môi trường
sinh thái rừng tự nhiên của Việt Nam.
Về hệ thực vật rừng, nước ta có khoảng 11.737 loài thực vật thuộc 2.524
chi và 378 họ. Các nhà thực vật học dự đoán số loài thực vật ở nước ta còn có
thể lên đến 15.000 loài. Trong các loài cây nói trên có ít nhất 1.000 loài cây
đạt kích thước lớn, 354 loài cây có thể dùng để sản xuất gỗ thương phẩm. Các
loài tre nứa ở Việt Nam cũng rất phong phú, trong đó có ít nhất 40 loài có giá
7


trị thương mại (Phùng Ngọc Lan và cộng sự, 2006). Sự phong phú về loài cây
đã mang lại cho rừng Việt Nam những giá trị to lớn về kinh tế và khoa học.
Bên canh đó, theo thống kê của Viện Dược liệu, hiện nay đã phát hiện được
3.850 loài cây dùng làm dược liệu chữa bệnh, trong đó chữa được cả những
bệnh nan y hiểm nghèo. Đồng thời theo thống kê ban đầu, đã phát hiện được
76 loài cây cho nhựa thơm, 500 loài cây cho tinh dầu và 260 loài cây cho dầu
béo.
Về hệ động vật rừng, thống kê được 275 loài thú, 828 loài chim, 180 loài
bò sát, 80 loài ếch nhái, 547 loài cá nước ngọt, 12.000 loài côn trùng và hàng
vạn loài vi sinh vật cùng các loài động vật không xương sống khác phân bố
khắp nơi trong cả nước. Mức độ đặc hữu rất cao: có 78 loài và phụ loài thú,
hơn 100 loài và phụ loài chim là đặc hữu hẹp của Việt Nam (Phùng Ngọc Lan

và cộng sự, 2006).
Với sự đa dạng, phong phú của sinh vật rừng, cả động vật lẫn thực vật
rừng thực sự là một tiềm năng to lớn và lợi thế so sánh trong chiến lược phát
triển kinh tế đất nước và cần được bảo vệ tích cực. Tài nguyên thiên nhiên và
sự đa dạng sinh học rừng ở nước ta đang bị giảm sút nghiêm trọng nhiều hệ
sinh thái tự nhiên đang bị phá hủy nhanh, số lượng loài và cá thể sinh vật giảm
rõ rệt, số loài bị đe dọa và có nguy cơ mất hoàn toàn ngày càng tăng, đặc biệt
với các loài có giá trị kinh tế. Ngoài những nguyên nhân do các biến cố của
thiên nhiên như địa chất, bão, lụt, thay đổi khí hậu, hoang mạc hóa, hạn hán…
còn do tác động của con người: gia tăng dân số, di cư ồ ạt, đời sống kinh tế
vùng cao, vùng sâu kém phát triển, tính nhận thức của người dân còn kém và
đặc biệt là do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường.
c) Ảnh hưởng của việc săn bắt, buôn bán và xuất lậu động vật quý
hiếm đến môi trường rừng
Động vật quý hiếm nói riêng và các loài động vật hoang dã trong rừng
nói chung, là một trong những yếu tố liên quan mật thiết tới môi trường rừng
và môi trường sinh thái. Chính vì thế, việc buôn bán, săn bắt động vật quý
hiếm đã bị nghiêm cấm ở đại đa số các quốc gia trên toàn thế giới.
Việt Nam được đánh giá là một nước giàu về chủng loại. Tuy nhiên,
ngày nay, do nhiều nguyên nhân rừng Việt Nam đã bị suy giảm nặng nề, nhiều
hệ sinh thái tự nhiên đã bị biến đổi, nhiều loài động - thực vật hoang dã đã và
đang bị cạn kiệt hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Một trong số những nguyên
nhân là do dân số Việt Nam chủ yếu là nông dân, họ sinh sống ở các vùng
nông thôn, miền núi, cuộc sống chủ yếu dựa vào canh tác, làm nương rẫy và
khai thác, săn bắn các sản phẩm từ rừng. Chính tình trạng nghèo đói đã dẫn
đến hiện tượng phá rừng, săn bắt động vật rừng bừa bãi, gây nên sự suy thoái
8


nghiêm trọng các nguồn tài nguyên đa dạng sinh học. Ngoài ra, một xu hướng

đáng lo ngại hơn đang đe dọa động vật hoang dã, đó là nhu cầu ngày càng tăng
đối với các sản phẩm có nguồn gốc từ một số loài động vật rừng, chính vì vậy
nạn buôn lậu các loài động vật quý hiếm và các bộ phận cơ thể chúng trên thị
trường chợ đen đang tăng lên, không những đe dọa những loài động vật đó mà
còn đe dọa cả sự yên bình, sức khỏe và sự thịnh vượng của cư dân sống gần
chúng.
Số vụ buôn bán, săn bắt, xuất lậu động vật ra nước ngoài, chủ yếu sang
Châu Âu và Trung Quốc ngày càng tăng. Các loài động vật như tê giác, voi,
khỉ, vượn…ngày càng trở nên khan hiếm; nhiều loài động vật thông thường
như tê tê, rùa, rắn, kỳ đà, ếch, ba ba… đang được xuất khẩu một cách nhộn
nhịp sang Hồng Kông, Thái Lan, Trung Quốc. Một số không nhỏ động vật
hoang dã đã được trả lại môi trường tự nhiên khi cơ quan chức năng gần đây
thu bắt các chuyến hàng vận chuyển sang Trung Quốc. Không chỉ vận chuyển
đường bộ, mà bọn buôn lậu động vật hoang dã còn đang sử dụng cả đường
biển, đường hàng không. Trong những tháng cuối năm 2013, Hải quan bắt tại
Nội Bài 7 sừng tê giác, bắt tại Tân Sân Nhất 2,5 tấn ngà voi nhập lậu, đã bắt
giữ 6 vụ buôn lậu động vật và sản phẩm động vật hoang dã, trong đó có 105
chiếc vòng tay, 346 khúc sừng các loại nặng hơn 1 tấn, đều làm từ ngà voi,
745 kg vảy tê tê, 7.200 kg tê tê (Tổng cục Hải Quan, 2013)
Bất chấp những biện pháp thực thi pháp luật trong phạm vi quốc gia, nạn
săn bắt, buôn bán, xuất lậu này vẫn lan tràn như một bệnh dịch, trong đó, một
động vật quý hiếm bị giết ở rừng rậm có thể có đích đến là các nhà hàng và
các cửa hiệu.
2.1.2 Tổng giá trị kinh tế
Khái niệm về tổng giá trị kinh tế của rừng (Total Economic Value TEV) được xem xét rất hạn hẹp. Các nhà kinh tế thường có xu hướng chỉ xem
xét giá trị của rừng thông qua các lượng sản phẩm hữu hình mà rừng đã tạo ra
để phục vụ cho các nhu cầu sản xuất và tiêu thụ của con người. Tuy nhiên các
sản phẩm có thể sử dụng trực tiếp này chỉ thể hiện được một phần nhỏ trong
tổng giá trị của rừng. Trong thực tế, rừng đã tạo ra một lợi ích kinh tế vượt xa
giá trị của các sản phẩm hữu hình đang được buôn bán chính thức trên thị

trường. Khái niệm về tổng giá trị kinh tế đã trở thành một trong những khuôn
mẫu để xác định và phân loại các lợi ích của rừng, muốn xem xét tổng giá trị
của rừng thì phải xem xét toàn bộ giá trị của các nguồn tài nguyên, các dòng
dịch vụ môi. Tổng giá trị kinh tế của một tài sản môi trường được chia thành
hai loại là giá trị sử dụng và giá trị không sử dụng (Adger, 1994).

9


Tổng giá trị kinh tế (TEV)

Giá trị sử dụng

Giá trị phi sử
dụng

Giá trị
sử dụng
trực tiếp

Giá trị
sử dụng
gián tiếp

Giá trị
lựa chọn

Giá trị
tồn tại


Giá trị để
lại

Hình 2.1: Khái niệm tổng giá trị kinh tế
Nguồn: Pearce, 1990

2.1.2.1 Giá trị sử dụng
Giá trị sử dụng (Use Value) là giá trị có được do tiêu dung thật sự hoặc
tiềm năng tiêu dung một hàng hóa, dịch vụ môi trường (Pearce, 1990). Giá trị
sử dụng gồm có các giá trị như:
Giá trị sử dụng trực tiếp (Direct Use Value – DUV): là giá trị của những
nguyên liệu thô và những sản phẩm vật chất được sử dụng trực tiếp trong các
hoạt động sản xuất, tiêu dùng và mua bán của con người như gỗ, trái cây rừng,
du lịch sinh thái. Những sản phẩm này có thể giao dịch trên thị trường như gỗ,
củi hoặc có thể là phi thị trường tức là không có thị trường chình thức mà họ
được giao dịch như giá trị giải trí (Pearce, 1990).
Giá trị sử dụng gián tiếp (Indirect Use Value – IUV): là giá trị kinh tế
của các dịch vụ môi trường và chức năng sinh thái mà rừng tạo ra như duy trì
chất lượng nước, giữ dòng chảy, điều tiết lũ lụt, kiểm soát xói mòn, phòng hộ
đầu nguồn, hấp thụ các bon,... Đo lường giá trị sử dụng gián tiếp thường gặp
nhiều khó khăn hơn so với đo lường giá trị sử dụng trực tiếp và những thay đổi
về chất lượng, số lượng của một dịch vụ được cung cấp thường rất khó đo
lường hoặc chưa rõ ràng (Pearce, 1990).
Giá trị lựa chọn (Option Value – OP): là những giá trị chưa được biết đến
của nguồn gen, các loài động vật hoang dã trong rừng và các chức năng sinh
thái rừng khi chúng được đưa vào ứng dụng trong lĩnh vực giải trí, dược phẩm,
nông nghiệp, trong tương lai (Pearce, 1990).

10



2.1.2.2 Giá trị phi sử dụng
Giá trị phi sử dụng (Non-Use Value): là giá trị liên quan đến sẵn long chi
trả của con người cho tài nguyên ở hiện tại hoặc tương lai. Giá trị phi sử dụng
gồm có giá trị kế thừa và giá trị tồn tại (Pearce, 1990).
Giá trị kế thừa (Bequest Value – BV): là những giá trị trực tiếp hoặc gián
tiếp mà các thế hệ sau có cơ hội được sử dụng, ví dụ như bảo tồn rừng cho thế
hệ tương lại sử dụng (Pearce, 1990).
Giá trị tồn tại (Existence Value – EV): là giá trị nội tại đi kèm với sự tồn
tại của các loài trong rừng và hệ sinh thái rừng mà không kể đến việc sử dụng
trực tiếp như ý nghĩa về văn hoá, thẩm mỹ, di sản, kế thừa (Pearce, 1990).
2.1.3 Các giá trị sử dụng của hệ sinh thái rừng
2.1.3.1 Giá trị sử dụng trực tiếp
a) Giá trị gỗ, củi, than
Môi trường rừng cung cấp sản lượng gỗ nhất định phục vụ cho nhu cầu
tiêu dùng của các tầng lớp dân cư. Gỗ là nguyên, vật liệu được con người sử
dụng lâu đời và rộng rãi, là một trong những vật tư chủ yếu của nền kinh tế
quốc dân. Gỗ tràm có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, chủ yếu là
các sản phẩm gia dụng đơn giản. Phổ biến nhất là làm cừ gia cố móng trong
các công trình xây dựng quy mô nhỏ. Gỗ tràm nếu xẽ ván mà không được xử
lý cẩn thận sẽ bị cong vênh khi khô và không giữ được lâu khi phơi ra ánh
sáng nên rất ít được sử dụng, chủ yếu làm khung sườn nhà đơn giản ở nông
thôn, làm củi hoặc hầm than (Lâm Bỉnh Lợi và Nguyễn Văn Thôn, 1972).
Theo các thông tin của các nước trong khu vực có rừng tràm thì gỗ của các
loài cây này chịu nước tốt, không bị mối mọt nên còn được dùng trong đóng
tàu thuyền (Hoàng Chương, 2004). Ngoài gỗ còn có sản phẩm củi có được do
những đợt chặt hạ, tỉ thưa, chặt bỏ những cây bị sâu bệnh, sinh trưởng kém.
Góp phần đáng kể vào việc cung cấp chất đốt cho nhân dân trong vùng.
Để những mặt hàng mộc làm từ gỗ tràm của nước Việt Nam được xuất
khẩu ra nước ngoài chúng ta nên áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh như

thâm canh nhằm nâng cao chất lượng của rừng, quy hoạch và trồng rừng tràm
theo các mục đích sản phẩm cụ thể, xác định chu kỳ kinh doanh rừng một cách
hợp lý.

11


b) Giá trị lâm sản ngoài gỗ
Ngoài việc cho gỗ củi, cây tràm còn có thể làm bột giấy, ván ghép, ván
dăm, vỏ cây sản xuất tannin dùng trong thuộc da, nhuộm vải lưới, làm keo
dán. Một số loại lá cây có thể làm thức ăn cho gia súc như lá cây Mấm, dây
Ráng, dây Choại, dây nhản lòng,…đặc biệt, vỏ tràm có cấu tạo từng lớp mỏng
với tích tụ chất oxalate và carbonate vôi giữa các lớp nên tạo khả năng cách
nhiệt tốt, ở Australia người ta dùng vỏ tràm để làm vật liệu cách nhiệt (Lâm
Bỉnh Lợi và Nguyễn Văn Thôn, 1972).
Rừng cung cấp chỗ cư trú cho các loài động vật rừng có giá trị kinh tế
cao như: Chồn, Sam đất, Rắn. Đặc biệt ong mật cũng là một nguồn lợi to lớn
từ rừng.
Ngoài cây gỗ còn có cây dừa nước rất quen thuộc đối với đời sống người
dân, lá lợp nhà rất tốt, lợp kỹ có thể ở hơn 10 năm, bắp dừa làm dây buộc. Đặc
biệt cơm dừa có vị ngọt, ăn ngon và mát. Trung bình một quầy dừa nước có
thể chế biến từ 4 – 5 ly cơm dừa. Cũng có thể trồng dừa nước để lấy nhựa cây
chế biến thành đường.
c) Giá trị dược phẩm
Nhiều loài cây trong rừng có thể làm thuốc như cây Ô Rô, cây Lức, cây
Quao, cây xu, cây Chùm Gọng…trước đây bộ đội ta nhờ vào cây rừng để chữa
bệnh và chiến đấu. Như cây Ô Rô tên khác là Ô Rô Gai, Ô Rô mọc hoang chủ
yếu thành từng đám lớn bên bờ các kênh rạch và trên đất lầy. Nó giúp chữa
bệnh đau gan, vàng da, trúng độc, ho đờm, hen suyễn, thấp khớp, đau lưng,
nhứt xương, tê bại.

Sam đất (địa sam) với thân hình giống như củ khoai. Chúng sống dưới
những tán rừng ngập mặn, là động vật thân mềm có vòi. Trong Đông y địa
sam có vị mặn, tính mát, có tác dụng bổ dương, thanh nhiệt, thanh phế.
Trong lá Tràm tươi có chứa trung bình 0,5% – 0,8% tinh dầu và hàm
lượng cineol trong loại tinh dầu này đạt 46,9% – 72,0%, các hợp chất còn lại
đáng quan tâm là alpha-pinen, limonene, pcymen, linalool và alpha-terpineol
(Hoàng Chương, 2004). Dầu Tràm ở dạng thể lỏng, trong, màu xanh lục, thơm
nhưng hơi chua. Dầu Tràm có chất Cajeputol có tính sát trùng nên được sử
dụng làm thuốc điều trị bệnh đường hô hấp. Không những được sử dụng trong
việc làm thuốc sát trùng mà còn được sử dụng trong công nghệ chế tạo dầu
thơm (Lâm Bỉnh Lợi và Nguyễn Văn Thôn, 1972).

12


d) Giá trị du lịch và giải trí
Du lịch sinh thái đang ngày càng phát triển và là biện pháp sử dụng rừng
cần khai thác nhưng lại đem lại giá trị kinh tế cao và đầy tiềm năng. Tuy nhiên
cần lưu ý rằng điểm cốt lõi là người được hưởng lợi phải là nguời sống trong
khu rừng hay người sử dụng rừng; nguồn thu từ du lịch thường rơi vào túi các
nhà tổ chức du lịch, những người không sống trong hay sống gần khu vực
rừng và thậm chí có thể không phải là người bản xứ, phải giới hạn lượng
khách tối đa có thể vào khu rừng. Bất kỳ khu rừng nào có thể tới được bằng
đường bộ hay đường sông đều có giá trị du lịch.
Các nghiên cứu về giá trị cảnh quan du lịch của các khu vực có rừng đã
được tiến hành. Một số khu vực du lịch sinh thái thu hút một lượng lớn khách
du lịch và do đó có giá trị kinh tế tính trên mỗi hecta rất cao. Các hoạt động du
lịch, giáo dục, khoa học, bảo vệ gắn chặt chẽ với rừng không chỉ đem lại lợi
ích về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa rất lớn về mặt tinh thần, văn hóa, nâng
cao kiến thức môi trường cho nhiều đối tượng xã hội.

Tại Việt Nam đã có các nghiên cứu về giá trị giải trí tại các Khu Bảo tồn
thiên nhiên và Vườn Quốc gia chẳng hạn như đề tài “Phát triển du lịch sinh
thái Vườn Quốc gia Tam Đảo trong bảo tồn đa dạng sinh học”. Tác giả Trần
Văn Chi đã áp dụng các phương pháp như nghiên cứu thực địa, phỏng vấn sâu
để khảo sát và đánh giá thực tế tiềm năng du lịch sinh thái của Vườn Quốc gia
Tam Đảo, đồng thời đưa ra được định hướng các loại hình du lịch phù hợp với
điều kiện thực tế và đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái tiềm
năng nơi đây. Các phương pháp trên cũng được tác giả Nguyễn Thanh Tuấn
áp dụng để đánh giá tài nguyên Vườn Quốc gia Bái Tử Long năm 2012 trong
đề tài: “Đánh giá tài nguyên và đề xuất phát triển du lịch sinh thái nhằm phục
vụ công tác bảo tồn tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long, huyện Vân Đồn, tỉnh
Quảng Ninh”.
2.1.3.2 Giá trị sử dụng gián tiếp
a) Giá trị phòng hộ đầu nguồn
Nhiều nghiên cứu đã khẳng định vai trò to lớn của rừng trong việc phòng
hộ đầu nguồn. Các chức năng này bao gồm: giữ đất, kiểm soát xói mòn và quá
trình lắng đọng bùn cát; điều tiết dòng chảy hạn chế lũ lụt, cung cấp nguồn
nước, kiểm soát chất lượng nước,... Việc mất đi lớp rừng che phủ có thể dẫn
đến hậu quả nghiêm trọng nếu diễn ra việc khai thác gỗ bừa bãi hoặc sử dụng
đất không hợp lý (Hamilton và King, 1983). Hai chức năng quan trọng của
rừng trong việc duy trì khả năng phòng hộ của các vùng đầu nguồn là:

13


Thứ nhất rừng hạn chế xói mòn đất và bồi lắng. Xói mòn đất là một vấn
đề nghiêm trọng đối với sản xuất nông, lâm nghiệp ở nhiều vùng nhiệt đới và
là một trong những nguyên nhân chính gây thoái hoá đất và sa mạc hóa. Rừng
bị tàn phá dẫn đến bề mặt đất đai chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước mưa,
dòng chảy bề mặt và là nguyên nhân cơ bản làm cho xói mòn đất tăng nhanh

(Hamilton và King, 1983).
Thứ hai rừng điều tiết dòng chảy hạn chế lũ lụt, cung cấp nguồn nước.
Rừng và nguồn nước không thể tách rời nhau. Rừng và nước xuất hiện đồng
thời, và thường xuyên có tác động qua lại. Các loài cây đều sử dụng nước cho
đến khi nó bị chặt hạ. Trong vùng nhiệt đới lớp thảm thực vật sẽ phát triển tốt
tươi ở những nơi có nguồn nước dồi dào. Nguồn nước dư sau khi được thực
vật sử dụng sẽ thấm xuống đất rừng, tham gia vào mực nước ngầm và bổ sung
vào dòng chảy sông suối trừ một lượng nước nhỏ bốc hơi vật lý và thoát khỏi
đất rừng hoặc đóng thành băng. Nguồn nước nhả ra từ rừng và đất rừng
thường mang lại lợi ích to lớn đối với đời sống và sinh hoạt của con người
(Hamilton và King, 1983).
b) Giá trị bảo tồn đa dạng sinh học
Rừng được coi là sinh cảnh cực kỳ quan trọng xét về mặt đa dạng sinh
học mà chúng sở hữu. Mất rừng, đặc biệt là rừng nhiệt đới – môi trường sống
quan trọng của đa dạng sinh học, đồng nghĩa với việc mất đi tính đa dạng sinh
học của nhân loại. Việt Nam là một trong các quốc gia có tính đa dạng sinh
học cao. Các hệ sinh thái của Việt Nam giàu có và đa dạng với nhiều kiểu
rừng, đầm lầy, sông suối,...cùng tạo nên môi trường sống cho các loài chim,
thú và nhiều loài động, thực vật độc đáo. Mặc dù chưa có con số chính thức
đánh giá giá trị đa dạng sinh học của Việt Nam, nhưng không thể phủ nhận giá
trị to lớn và tầm quan trọng của bảo tồn đa dạng sinh học.
Do vậy, đầu tư cho bảo tồn đa dạng sinh học từ Chính phủ và các nhà tài
trợ quốc tế có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây. Trong giai
đoạn 1996 – 2004, tổng đầu tư cho bảo tồn đa dạng sinh học đạt 256 triệu
USD, trong đó từ ngân sách chính phủ là 81,6 triệu USD (chiếm 32%) và từ
các nhà tài trợ quốc tế là 177 triệu USD (chiếm 68%). Riêng trong năm 2005,
tổng đầu tư cho bảo tồn đa dạng sinh học có thể đạt 51,8 triệu USD (Bộ tài
nguyên và môi trường, 2005).
c) Giá trị cố định, hấp thụ các bon và điều hòa khí hậu
Đa số các nhà khoa học môi trường cho rằng việc gia tăng các khí nhà

kính gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu, có thể sẽ làm nhiệt độ trái đất tăng
thêm nhanh chóng. Hiện tượng này có thể dẫn đến việc tan băng, từ đó sẽ gây
14


×