Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

khảo sát hiện trạng thực vật bản địa tại khu bảo tồn thiên nhiên lung ngọc hoàng huyện phụng hiệp – tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 76 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦ N THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN QUẢN LÍ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÍ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG THỰC VẬT BẢN ĐỊA TẠI
KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN LUNG NGỌC HOÀNG
HUYỆN PHỤNG HIỆP – TỈNH HẬU GIANG

Sinh viên thực hiện
NGUYỄN TRUNG HIẾU MSSV 3113794

Cán bộ hướng dẫn
ThS. TRẦN THỊ KIM HỒNG

Cần Thơ, tháng 12 - 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦ N THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN QUẢN LÍ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÍ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG THỰC VẬT BẢN ĐỊA TẠI
KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN LUNG NGỌC HOÀNG
HUYỆN PHỤNG HIỆP – TỈNH HẬU GIANG


Sinh viên thực hiện
NGUYỄN TRUNG HIẾU MSSV 3113794

Cán bộ hướng dẫn
ThS. TRẦN THỊ KIM HỒNG

Cần Thơ, tháng 12 - 2014


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Quản lí Tài nguyên & Môi trường

LỜI CẢM TẠ
Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Cô Trần Thị Kim Hồng,
người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tận tình em trong suốt thời gian nghiên cứu và
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin cảm ơn toàn thể quý Thầy, Cô Khoa Môi trường & Tài nguyên thiên nhiên,
Trường Đại học Cần Thơ đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn
kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Xin cảm ơn sự hỗ trợ, giúp đỡ của anh Phan Công Nguyên, Ban Giám đốc và cán
bộ ở KBTTN Lung Ngọc Hoàng đã tận tình giúp đỡ và cung cấp nhiều tài liệu quý báu,
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi làm tốt luận văn tốt nghiệp này.
Cảm ơn tập thể lớp Quản lý môi trường K37 đã chia sẻ, giúp đỡ và động viên tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân đã động
viên và quan tâm tôi cả về vật chất lẫn tinh thần để tôi yên tâm hoàn thành tốt đề tài.

Sinh viên thực hiện


Nguyễn Trung Hiếu

Nguyễn Trung Hiếu (MSSV: 3113794)

i


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Quản lí Tài nguyên & Môi trường

MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ ..................................................................................................i
MỤC LỤC ..................................................................................................... ii
DANH SÁCH BẢNG .................................................................................... v
DANH SÁCH HÌNH ....................................................................................vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................ vii
GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ...................................................................... viii
CHƯƠNG 1: CHƯƠNG MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................. 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................... 3
1.2.1 Mục tiêu tổng quát ............................................................................ 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................. 3
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................ 3
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .................................................................................. 4
2.1 SƠ LƯỢC VỀ TỈNH HẬU GIANG ............................................................ 4
2.1.1 Vị trí địa lý ........................................................................................ 4
2.1.2 Điều kiện tự nhiên ............................................................................ 5
2.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................. 6
2.2 SƠ LƯỢC VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU ........................................................ 7

2.2.1 Vị trí địa lý ........................................................................................ 7
2.2.2 Quy mô diện tích rừng và các phân khu chức năng ......................... 8
2.2.3 Diễn biến về sinh thái ở KBTTN Lung Ngọc Hoàng ....................... 9
2.2.4 Điều kiện tự nhiên KBTTN Lung Ngọc Hoàng ............................. 10
2.2.5 Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................ 12
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 14
3.1 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU .................... 14
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu: .................................................................... 14
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu: ....................................................................... 14
Nguyễn Trung Hiếu (MSSV: 3113794)

ii


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Quản lí Tài nguyên & Môi trường

3.1.3 Thời gian nghiên cứu ...................................................................... 14
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 15
3.2.1 Phương tiện nghiên cứu .................................................................. 15
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp............................................. 15
3.2.3 Khảo sát thực địa và lập ô tiêu chuẩn ............................................. 15
3.2.4 Phương pháp thu mẫu và phân tích mẫu ........................................ 18
3.2.5 Phương pháp xử lí số liệu ............................................................... 18
3.2.6 Lập danh mục thực vật ................................................................... 19
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................... 21
4.1 CẤU TRÚC QUẦN XÃ THỰC VẬT Ở CÁC SINH CẢNH ................... 21
4.1.1 Sinh cảnh Trảng cỏ ......................................................................... 21
4.1.2 Sinh cảnh rừng thứ sinh kết hợp với rừng Tràm ............................ 22

4.1.3 Sinh cảnh rừng Tràm ...................................................................... 23
4.2 KẾT QUẢ KHẢO SÁT THÀNH PHẦN LOÀI THỰC VẬT BẢN
ĐỊA TRONG CÁC SINH CẢNH .................................................................... 24
4.3 ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG VỀ THÀNH PHẦN LOÀI THỰC VẬT ............ 25
4.3.1 Thành phần loài giữa các ngành ..................................................... 25
4.3.2 Thành phần loài giữa các họ ........................................................... 26
4.3.3 Số lượng và tần suất xuất hiện các loài trong các ô tiêu chuẩn ...... 27
4.3.3.1 Số lượng loài trong các ô tiêu chuẩn................................... 27
4.3.3.2 Tần suất xuất hiện các loài trong các ô mẫu ....................... 28
4.4 PHÂN BỐ CỦA CÁC LOÀI THỰC VẬT BẢN ĐỊA .............................. 29
4.4.1 Phân bố theo dạng sống .................................................................. 29
4.1.2 Phân bố theo sinh cảnh ................................................................... 30
4.5 GIÁ TRỊ VỀ NGUỒN TÀI NGUYÊN VÀ GIÁ TRỊ BẢO TỒN ............. 30
4.5.1 Về cây có giá trị sử dụng ................................................................ 31
4.5.2 Về giá trị bảo tồn ............................................................................ 34
4.6 LẬP DANH MỤC THỰC VẬT ................................................................ 35
Nguyễn Trung Hiếu (MSSV: 3113794)

iii


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Quản lí Tài nguyên & Môi trường

4.7 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN THỰC VẬT BẢN ĐỊA
Ở KHU VỰC NGHIÊN CỨU .......................................................................... 41
4.7.1 Các biện pháp về chính sách ........................................................... 41
4.7.2 Các biện pháp quản lí, bảo vệ và phục hồi thảm thực vật .............. 41
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 42

5.1 KẾT LUẬN ................................................................................................ 42
5.2 KIẾN NGHỊ................................................................................................ 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 43
PHỤ LỤC ............................................................................................................................... 45

Nguyễn Trung Hiếu (MSSV: 3113794)

iv


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Quản lí Tài nguyên & Môi trường

DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tên bảng

Trang

3.1

Thời gian thực hiện đề tài

14

3.2


Vị trí và tọa độ của các ô tiêu chuẩn ở khu vực nghiên cứu

16

3.3

Tóm tắt bảng danh mục thực vật bản địa

19

4.1

Số lượng về thành phần loài ở các ô tiêu chuẩn

24

4.2

Phân bố thành phần loài trong 2 ngành Polypodiophyta và
Angiospermae

26

4.3

Số lượng loài của 9 họ giàu loài nhất

27

4.4


Số lượng và tỷ lệ (%) số loài phân bố theo dạng sống

30

4.5

Số lượng và tỷ lệ (%) số loài theo giá trị sử dụng

31

4.6

Thống kê các loài đang bị đe dọa

35

4.7

Bảng danh mục thực vật bản địa tại KBTTN Lung Ngọc Hoàng

36

Nguyễn Trung Hiếu (MSSV: 3113794)

v


Luận văn tốt nghiệp


Ngành Quản lí Tài nguyên & Môi trường

DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tên hình

Trang

2.1

Bản đồ hành chính tỉnh Hậu Giang

4

3.1

Bản đồ vị trí các ô tiêu chuẩn trong khu vực nghiên cứu

17

4.1

Loài chiếm ưu thế ở sinh cảnh Trảng cỏ

21

4.2


Loài chiếm ưu thế ở sinh cảnh rừng thứ sinh kết hợp rừng Tràm

22

4.3

Loài chiếm ưu thế ở sinh cảnh rừng Tràm

23

4.4

Số lượng loài trong các sinh cảnh

24

4.5

Biểu đồ biểu thị số lượng loài trong các ô tiêu chuẩn

28

4.6

Một số loài cây ăn được

32

4.7


Một số loài được dùng làm thuốc

33

4.8

Các loài cây có giá trị

33

4.9

Một số cây thường trồng làm cảnh

34

4.10

Các loài đang bị đe dọa

35

Nguyễn Trung Hiếu (MSSV: 3113794)

vi


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Quản lí Tài nguyên & Môi trường


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
A

Cây ăn được

As

Cây làm thức ăn gia súc

B

Thân bụi, gỗ nhỏ

BTNMT

Bộ Tài nguyên Môi trường

C

Thân cỏ đứng, bò hay ngầm

Ca

Cây làm cảnh

cm

cen ti mét


ĐDSH

Đa dạng sinh học

G

Thân gỗ

ha

héc ta

IUCN

Hiệp hội quốc tế bảo vệ thiên nhiên

K

Dạng sống khác

KBTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên

L

Thân leo hoặc bò

m


mét

RT

Rừng tràm

RTS

Rừng thứ sinh kết hợp với rừng tràm

S

Cây lấy sợi

T

Cây làm thuốc

TC

Trảng cỏ

Ts

Cây thủy sinh

Nguyễn Trung Hiếu (MSSV: 3113794)

vii



Luận văn tốt nghiệp

Ngành Quản lí Tài nguyên & Môi trường

GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
Thực vật bản địa: là thuật ngữ dùng để miêu tả các loài thực vật đặc hữu hay
phát triển tự nhiên ở một khu vực nhất định trong một khoảng thời gian địa chất. Khái
niệm này cũng bao gồm các loài thực vật đã từng phát triển, xuất hiện một cách tự
nhiên hoặc đã tồn tại trong nhiều năm tại một khu vực (như cây, hoa, cỏ và các loài
thực vật khác).
Danh mục thực vật: là một bảng thống kê tất cả các loài thực vật được phát hiện
và ghi lại tại khu vực điều tra và khảo sát.

Nguyễn Trung Hiếu (MSSV: 3113794)

viii


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Quản lí Tài nguyên & Môi trường

CHƯƠNG 1: CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng được coi là nguồn tài nguyên có vai trò vô cùng quan trọng bởi những ảnh
hưởng mang tính toàn cầu của nó. Ngoài việc cung cấp giá trị lâm sản phục vụ nhu cầu
của con người, rừng còn bảo vệ môi trường sinh sống, tạo ra oxy, điều hòa khí hậu toàn
cầu, chống xói mòn, sạt lỡ đất,…Vốn được mệnh danh là “lá phổi “ của trái đất, rừng có
vai trò rất quan trọng trong việc duy trì cân bằng hệ sinh thái, nơi lưu giữ các nguồn gen

động thực vật phục vụ cho cho các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp và bảo tồn sự đa
dạng sinh học.
Việt Nam là một nước có diện tích rừng rộng lớn. Tính đến năm 2008, hệ thống
khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam gồm 164 khu rừng đặc dụng (bao gồm 30 Vườn
quốc gia, 69 Khu bảo tồn thiên nhiên (khu dự trữ thiên nhiên và khu bảo tồn loài, sinh
cảnh), 45 khu bảo vệ cảnh quan, 20 khu nghiên cứu thực nghiệm khoa học) và 03 khu bảo
tồn biển chứa đựng các hệ sinh thái, cảnh quan đặc trưng với giá trị đa dạng sinh học
(ĐDSH) tiêu biểu cho hệ sinh thái trên cạn, đất ngập nước và trên biển. Qua các tài liệu
điều tra cơ bản, tổng kết các công bố về hệ thực vật Việt Nam đã ghi nhận có 13.894 loài
thực vật, trong đó có 2.400 loài thực vật bậc thấp, 11.494 loài thực vật bậc cao, 14 loài cỏ
biển, 151 loài rong biển ( Báo cáo Quốc gia lần thứ 4 thực hiện Công ước DĐSH, BTNMT, 2009).
Với sự đa dạng sinh học cao về thành phần loài và chủng loại, nguồn gen phong
phú, các loài thực vật rừng nói chung và các loài bản địa nói riêng đã đem lại lợi ích to
lớn cho loài người từ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh thường gặp trong cuộc
sống đến các nguyên liệu, nhiên liệu dùng trong công nghiệp, nông nghiệp. Quần thể thực
vật rừng tạo nên môi trường sinh thái thích hợp là nơi cư trú cho nhiều loài sinh vật, nó
cũng góp phần cải tạo môi trường không khí, đất và nước. Ngày nay, người ta đã biết
được những lợi ích to lớn mà các loài cây bản địa mang lại, không chỉ đơn thuần là cung
cấp lâm đặc sản mà chúng còn là những loài cây của tự nhiên, có sự phát sinh và tiến hóa
trong thời gian dài, nên có khả năng thích nghi cao với điều kiên nơi mọc và có tính bền
vững cao, thân thiện với môi trường sinh thái. Ngoài ra, chúng mang những ý nghĩa nhân
văn to lớn trong đời sống của các cộng đồng dân cư sống gần rừng, gắn liền với kiến thức
bản địa và phong tục tập quán của người dân địa phương.
Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng đặc trưng cho hệ sinh thái đất ngập
nước theo quy chế quản lý của 3 loại rừng của Việt Nam theo tiêu chuẩn của Công ước
Ramsar, là nơi quy tụ các loài sinh vật qúy hiếm, phong phú và nhiều chủng loại. Nơi đây
Nguyễn Trung Hiếu (MSSV: 3113794)

1



Luận văn tốt nghiệp

Ngành Quản lí Tài nguyên & Môi trường

có đầy đủ các hệ thực vật thuộc hệ sinh thái đất ngập nước với quần thể rất đa dạng, bao
gồm thực vật thuộc hệ sinh thái trên cạn như: Trâm sắn, Gừa, cây Mua và hệ sinh thái
dưới nước gồm: Lục bình, bông Súng, các loại Bèo,... Đây còn là nơi bảo tồn những sinh
cảnh tự nhiên tiêu biểu, độc đáo, nơi lưu trú của các loài sinh vật bản địa, đặc biệt là các
loài thực vật quý hiếm và tái tạo các mẫu sinh cảnh cuối cùng còn sót lại của hệ sinh thái
đất ngập nước, đồng thời bảo tồn các giá trị về văn hóa, lịch sử của vùng đồng bằng Nam
Bộ, duy trì sự cân bằng sinh thái và gia tăng độ che phủ rừng, đảm bảo an ninh môi
trường và sự phát triển bền vững.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây thì việc khai thác tài nguyên để phục vụ phát
triển kinh tế một cách thiếu cơ sở khoa học, thiếu quy hoạch đã dẫn đến rừng bị xuống
cấp, diện tích rừng bị thu hẹp, hủy hoại các hệ sinh thái tự nhiên và gây tác động xấu đối
với môi trường. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu gây ra cháy rừng được coi là một trong
những đe dọa nghiêm trọng, gây suy giảm đáng kể về chất lượng và số lượng, làm co hẹp
nhanh chóng nguồn tài nguyên rừng. Nhiều loài động thực vật, lâm sản quý bị biến mất
trong danh mục các loài quý hiếm, số còn lại đang phải đối mặt với nguy cơ bị tuyệt
chủng,. Nghiêm trọng hơn, diện tích rừng thu hẹp trên quy mô lớn đã làm tổn thương "lá
phổi" của tự nhiên, khiến bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ
con người và đời sống động, thực vật. Mặt khác, việc bảo tồn và phát triển các loài cây
bản địa đang ngày càng bị thu hẹp lại cả về diện tích và số lượng do những hiểu biết về
chúng còn hạn chế.
Chính vì vậy, công tác bảo tồn tính đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn gen các loài
quí hiếm, đặc biệt là các loài bản địa đặc hữu tại Khu bảo tồn là cấp thiết và cần được
quan tâm. Mặc dù đã có một số cuộc điều tra, đánh giá tài nguyên sinh học và bước đầu
cũng đã đánh giá được giá trị, tiềm năng và ý nghĩa của Khu bảo tồn nhưng việc đánh giá
chưa thực hiện một cách có hệ thống. Việc xác định số lượng và thành phần các loài thực

vật bản địa hiện tại, đồng thời nắm rõ công dụng và mức độ nguy cấp của các loài chưa
được cập nhật rõ ràng và cụ thể. Do đó, để góp phần đánh giá hiện trạng thực vật bản địa
tại KBTTN Lung Ngọc Hoàng, làm cơ sở cho công tác bảo tồn và sử dụng hợp lý tài
nguyên thực vật bản địa nơi đây, đề tài: “Khảo sát hiện trạng thực vật bản địa tại Khu
Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, Huyện Phụng Hiệp, Tỉnh Hậu Giang” được
thực hiện.

Nguyễn Trung Hiếu (MSSV: 3113794)

2


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Quản lí Tài nguyên & Môi trường

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá hiện trạng về tài nguyên thực vật bản điạ nhằm
cung cấp các thông tin cơ bản làm cơ sở cho việc bảo tồn loài tại Khu BTTN Lung Ngọc
Hoàng.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
 Xác định số lượng, thành phần loài về thực vật bản địa tại nơi nghiên cứu làm cơ
sở khoa học trong việc quản lý tài nguyên thực vật bản địa, đặc biệt là những loài thực
vật quý hiếm đang có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Lung
Ngọc Hoàng.
 Đánh giá mức độ phân bố của các loài.
 Đề xuất các biện pháp bảo tồn các loài thực vật bản địa tại Khu bảo tồn.
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 Thu thập các số liệu, dữ liệu có liên quan đến đề tài

 Xác định vi trí, tọa độ tại nơi nghiên cứu
 Thu mẫu xác định thành phần loài
 Khảo sát và định danh thực vật tại các kiểu thảm thực vật thuộc Khu bảo tồn thiên
nhiên Lung Ngọc Hoàng.
 Xác định các loài quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng.
 Lập bảng danh mục thực vật tại khu vực nghiên cứu.

Nguyễn Trung Hiếu (MSSV: 3113794)

3


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Quản lí Tài nguyên & Môi trường

CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 SƠ LƯỢC VỀ TỈNH HẬU GIANG1
Hậu Giang là một tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long, được thành lập vào
năm 2004 do tách ra từ tỉnh Cần Thơ cũ. Tỉnh lỵ hiện nay là thành phố Vị
Thanh cách Thành phố Hồ Chí Minh 240 km về phía tây nam theo tuyến quốc lộ,
cách thành phố Cần Thơ 60 km theo Quốc lộ 61 và chỉ cách 40 km theo đường nối Vị
Thanh – thành phố Cần Thơ.
Hậu Giang có diện tích tự nhiên 1.608 km2, chia ra làm 7 đơn vị hành chính, gồm
1 thành phố, 1 thị xã và 5 huyện. Với 74 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 8 phường,
12 thị trấn và 54 xã.
2.1.1 Vị trí địa lý
Lãnh thổ của tỉnh nằm trong tọa độ từ 9°30’35” đến 101°9’17” vĩ độ Bắc và từ
105°14’03” đến 106°17’57” kinh độ Đông. Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía Bắc
giáp thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long, phía nam giáp tỉnh Bạc Liêu, phía đông

giáp tỉnh Sóc Trăng.

Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Hậu Giang
Nguyễn Trung Hiếu (MSSV: 3113794)

4


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Quản lí Tài nguyên & Môi trường

2.1.2 Điều kiện tự nhiên
 Địa hình:
Hậu Giang là tỉnh nằm ở phần cuối Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, địa hình
thấp, độ cao trung bình dưới 2 m so với mực nước biển. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống
Nam và từ Đông sang Tây. Khu vực ven sông Hậu cao nhất, trung bình khoảng 1 - 1,5 m,
độ cao thấp dần về phía Tây. Bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh bởi hệ thống kênh rạch
nhân tạo.
Địa hình có độ cao thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Có thể chia
làm 3 vùng như sau:
- Vùng triều: là vùng tiếp giáp sông Hậu về hướng Tây Bắc. Diện tích 19.200 ha,
phát triển mạnh về kinh tế vườn và kinh tế công nghiệp, dịch vụ.
- Vùng úng triều: tiếp giáp với vùng triều. Diện tích khoảng 16.800 ha, phát triển
mạnh cây lúa, có tiềm năng công nghiệp và dịch vụ.
- Vùng úng: nằm sâu trong nội đồng. Phát triển nông nghiệp đa dạng (lúa, mía,
khóm,…). Có khả năng phát triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ.
 Khí hậu :
Tỉnh Hậu Giang nằm trong vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, gần xích đạo,
có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa mưa có gió Tây Nam

từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô có gió Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 hàng năm.
Nhiệt độ trung bình là 270°C không có sự chênh lệch quá lớn qua các năm. Tháng
có nhiệt độ cao nhất (350°C) là tháng 4 và thấp nhất vào tháng 12 (20,30°C). Mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, chiếm từ 92 - 97% lượng mưa cả năm. Lượng mưa ở Hậu
Giang thuộc loại trung bình, khoảng 1800 mm/ năm, lượng mưa cao nhất vào khoảng
tháng 9 (250 mm).
Ẩm độ tương đối trung bình trong năm phân hoá theo mùa một cách rõ rệt, chênh
lệch độ ẩm trung bình giữa tháng ẩm nhất và tháng ít ẩm nhất khoảng 11%. Độ ẩm trung
bình thấp nhất vào khoảng tháng 3 và 4 (77%) và giá trị độ ẩm trung bình trong năm là
82%.
 Sông ngòi:
Tỉnh Hậu Giang có một hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài
khoảng 2.300 km. Mật độ sông rạch khá lớn 1,5 km/km2, vùng ven sông Hậu thuộc
huyện Châu Thành lên đến 2 km/km2. Hậu Giang nằm trong vùng trũng của khu
Nguyễn Trung Hiếu (MSSV: 3113794)

5


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Quản lí Tài nguyên & Môi trường

vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Cấu tạo của vùng có thể chia thành hai vùng cấu trúc rõ
rệt là Tầng cấu trúc dưới và Tầng cấu trúc bên, trong đó Tầng cấu trúc dưới gồm Nền đá
cổ cấu tạo bằng đá Granit và các đá kết tinh khác, bên trên là đá cứng cấu tạo bằng đá
trầm tích biển hoặc lục địa và các loại đá mắc ma xâm nhập hoặc phun trào.
2.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội
 Dân số:
Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Hậu Giang đạt gần 769.200 người, mật độ

dân số đạt 480 người/km² Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 176.000 người dân
số sống tại nông thôn đạt 593.200 người. Dân số nam đạt 387.600 người, trong khi đó nữ
đạt 381.600 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 8,8%.
Hậu Giang có nhiều dân tộc khác nhau cư trú trên địa bàn tỉnh. Tính đến tháng
10 năm 2009, tỉnh Hậu Giang có 7.533 hộ đồng bào dân tộc thiểu số với 35.268 khẩu,
chiếm 3,16% dân số, trong đó nhiều nhất là đồng bào dân tộc Khmer với 5.537 hộ, 25.536
khẩu, đồng bào Hoa 1.977 hộ với 9.530 khẩu, các dân tộc Chăm, Ê Đê, Mường có 58 hộ
với 202 khẩu.
 Kinh tế:
Trong 6 tháng đầu năm 2012, tình hình kinh tế xã hội tiếp tục phát triển, các nhiệm
vụ trọng tâm, trọng điểm được tập trung chỉ đạo, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 14,08%,
trong đó thu nhập bình quân đầu người đạt 12,39 triệu đồng/người, tăng 17,5% so cùng kỳ
năm 2011, tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn 6.251 tỷ đồng, đạt 54,8%, tổng
thu ngân sách nhà nước đạt trên 3457 tỷ đồng, đạt 97% chỉ tiêu Hội đồng nhân dân tỉnh
giao, tăng 29,5% so cùng kỳ, Năng suất vụ lúa Đông xuân đạt 7,1 tấn/ha, tăng 0,4 tấn/ha
so với cùng kỳ, sản lượng đạt 554.182 tấn, giảm 2.156 tấn so cùng kỳ, xuống giống vụ lúa
Hè thu 77.381 ha, năng suất ước đạt 5,3 tấn/ha.
Đến tháng 10 năm 2012, tình hình kinh tế xã hội có sự chuyển biến tích cực. Giá
trị sản xuất công nghiệp trong tháng thực hiện được 544,3 tỷ đồng, Tổng vốn đầu tư
toàn xã hội trong tháng ước thực hiện được 912,1 tỷ đồng, tổng nguồn vốn xây dựng cơ
bản được phân bổ 2.753,8 tỷ đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trong
tháng ước thực hiện được 2.090 tỷ đồng. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và dịch vụ thu
ngoại tệ thực hiện 26,3 triệu USD, Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 tăng 0,29% so với tháng
trước. Tính đến ngày 24 tháng 10 năm 2012, tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Hậu
Giang thực hiện được 4.796,8 tỷ đồng, Tổng chi ngân sách trên địa bàn tỉnh thực hiện
3.535,7 tỷ đồng .
Nguyễn Trung Hiếu (MSSV: 3113794)

6



Luận văn tốt nghiệp

Ngành Quản lí Tài nguyên & Môi trường

 Giáo dục:
Hệ thống giáo dục tỉnh Hậu Giang bao gồm đầy đủ các cấp học, ngành học từ mầm
non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học. Tiêu
biểu như trường Đại học Cần Thơ (khu Hòa An), trường Đại học Võ Trường Toản,
trường cao đẳng cộng đồng Hậu Giang, trường trung cấp Luật Vị Thanh, trường trung cấp
nghề Hậu Giang, trường cao đẳng nghề Trần Đại Nghĩa và các trường trung học phổ
thông, trung học cơ sở, tiểu học, mầm non. Giáo dục mầm non hiện nay đã có các cơ sở ở
tất cả các huyện thị, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội. Tính đến ngày 30
tháng 09 năm 2008, toàn tỉnh Hậu Giang có 250 trường học ở các cấp phổ thông, đứng
thứ 12 ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
 Tài nguyên rừng và tài nguyên sinh vật
Hệ thực vật của vùng đất ngập nước Hậu Giang rất đa dạng, nhưng do đất đã được
khai thác lâu đời để trồng lúa, cây ăn trái hoặc định cư nên các loài thuộc hệ sinh thái
nông nghiệp phát triển nhất. Hệ động vật ở Hậu Giang cũng rất phong phú và đa dạng,
hiện đã điều tra được 71 loài động vật cạn, 135 loài chim.
Tỉnh Hậu Giang có diện tích rừng và đất lâm nghiệp 5.003,58 ha, trong đó diện
tích có rừng 2510,44 ha (rừng đặc dụng 1.355,05 ha, rừng sản xuất 1.155,39 ha)
Ngoài ra còn diện tích 2.223 ha tràm do các cơ quan nhà nước và người dân tự bỏ vốn
trồng trên đất nông nghiệp đưa tổng diện tích có rừng tràm trên địa bàn tỉnh là 4.733,44
ha. Rừng tràm được phân bố trên 4 huyện: Phụng Hiệp, Vị Thuỷ, Long Mỹ và thị xã Vị
Thanh.
( 1 Nguồn: haugiang.gov.vn)

2.2 SƠ LƯỢC VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU2
2.2.1 Vị trí địa lý

 Vị trí:
Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng được thành lập theo
Quyết định số 13/2002/QĐ-TTg ngày 14/01/2002 của Thủ tướng Chính phủ, là di sản
cuối cùng của hệ sinh thái tự nhiên nổi tiếng theo quy chế quản lý của 3 loại rừng của
Việt Nam theo tiêu chuẩn của Công ước Ramsar, bao gồm phạm vi đất đai của Lâm
trường Phương Ninh tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Cần Thơ (cũ). Nay thuộc xã Phương
Bình, huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang.

Nguyễn Trung Hiếu (MSSV: 3113794)

7


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Quản lí Tài nguyên & Môi trường

+ Phía Bắc giáp Phương Bình;
+ Phía Nam giáp xã Phương Phú;
+ Phía Đông giáp xã Tân Phuớc Hưng (thuộc huyện Phụng Hiệp);
+ Phía Tây giáp huyện Long Mỹ;
 Tọa độ địa lý:
+ Từ 09041’ đến 09045’ vĩ độ Bắc.
+ Từ 105039’ đến 105043’ kinh độ Đông.
2.2.2 Quy mô diện tích rừng và các phân khu chức năng
Tổng diện tích tự nhiên: 2.805,37 ha, chia ra thành 3 phân khu chức năng như sau:
+ Phân khu phục hồi sinh thái: 937,11 ha. Chiếm 33,40 %
+ Phân khu dịch vụ hành chính: 872,52 ha. Chiếm 31,10 %
+ Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 995,74 ha. Chiếm 35,50 %
Trong đó:

 Đất lâm nghiệp: 1.818,32 ha, chiếm 64,82 %
Đất có trồng rừng: 1.490,09 ha.
+ Rừng tràm: 1.413,17 ha.
+ Rừng Bạch đàn, Keo,..: 76,92 ha.
Đất trống không rừng:
 Đất nông nghiệp:

328,23 ha. (lung hoang, cỏ,…).

637,06 ha. Chiếm 22,71 %

+ Đất trồng lúa: 390,03 ha.
+ Đất trồng mía: 218,06 ha.
+ Đất thổ cư và trồng cây lâu năm: 28,97 ha.


Đất chuyên dùng và đất khác: 349,99 ha, chiếm 12,47 %.

Vùng đệm của Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng có diện tích 8.836,07
ha, bao quanh Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng. Phía Bắc giáp kênh Lái Hiếu,
phía Nam giáp kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp, phía Đông giáp kênh Búng Tàu và kênh Xẻo
Xu, phía Tây giáp kênh Cầu Nam.

Nguyễn Trung Hiếu (MSSV: 3113794)

8


Luận văn tốt nghiệp


Ngành Quản lí Tài nguyên & Môi trường

2.2.3 Diễn biến về sinh thái ở KBTTN Lung Ngọc Hoàng
Trong thời kì 1920 đến 1940 do khai khẩn mạnh mẽ, ồ ạt nhằm thực hiện kế hoạch
“Đồn Điền” của Pháp và một số chủ ruộng phong kiến cỡ lớn người Việt, đất đai vùng
Lung Ngọc Hoàng bị khai phá với mục đích là canh tác nông nghiệp (chủ yếu là lúa sau
đó là mía, ấp dân cư và vườn tạp). Nhiều diện tích rừng (rừng tràm và rừng ngập mặn) bị
phá đi, đất khai khẩn không sử dụng và để hoang hóa đã được ghi nhận lại trong sổ bộ của
Hội đồng quản hạt. Những vùng ngập nước có ý nghĩa sinh thái trở thành những vùng
hoang hóa và bị xâm nhập mạnh nhưng chưa tới mức hủy diệt.
Thời kỳ 1945 đến 1975 sự tàn phá ở tần suất cao với nhiều phương thức hủy diệt
sinh thái, thực hiện trắng đồng và hủy diệt mầm mống của sinh vật, những hóa chất, bom
phá, bom cháy là công cụ chiến tranh hủy diệt hàng loạt và liên tục trong 10 năm dẫn đến
thảm thực vật, động vật hoang dã, đất đai hệ sinh thái, quần xã sinh vật khác bị đào xới,
phá vỡ cấu trúc, đảo lộn hệ thống phát sinh và tiêu diệt khả năng tái sinh. Rừng tràm bị
tiêu diệt trắng trên toàn vùng lung đã kéo theo sự mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng và
xuất hiện đất hoang hóa. Nước lũ tràn về cùng với ảnh hưởng của xâm nhập mặn làm thay
đổi chất lượng nước nội đồng. Những sinh cảnh thích nghi của các loài sinh vật hoang dã
bị phá hủy hoàn toàn và căn bản xóa bỏ hết hệ sinh thái nguyên sinh vùng Lung Ngọc
Hoàng. Đất hoang hóa tăng nhanh lên hằng năm với chỉ số trung bình từ 6% đến 8% so
với tổng diện tích tự nhiên.
Ngay sau khi kết thúc chiến tranh 1975, trên địa bàn vùng Lung Ngọc Hoàng lại
diễn ra chương trình khai hoang, với mục tiêu giành đất canh tác lúa của hệ thống nông
trường. Từ 1976 đến 1983, nông trường lúa hình thành trên đồng đất vùng Lung Ngọc
Hoàng với một số kinh xáng xẻ dọc ngang đã phá đi nhiều lô thực vật đang được phục
hồi. Sản xuất lúa nhiều năm liên tiếp giảm thiểu sản lượng. Đất đai, thủy văn và chất
lượng nước, thời tiết tiểu vùng biến động, không thuận lợi cho cả sản xuất và đời sống của
cộng đồng dân cư trong vùng. Không một yếu tố tự nhiên nào tác động tích cực đến đối
với sản xuất trong vùng bởi do hậu quả diễn biến hệ sinh thái của cả 40 năm trước 1975.
Đến gần thời điểm năm 1983 cũng bộc lộ phần lớn nguồn tài nguyên vùng Lung Ngọc

Hoàng đã ở mức cạn kiệt.
Từ năm 1983 đến 1995, những thất bại của nông trường trồng lúa liên tục ngay
thời gian thành lập và sản xuất đã dẫn tới thay đổi phát triển vùng lung. Năm 1983,
chuyển từ nông trường sang Lâm Trường với nhiệm vụ chính là khôi phục rừng, tập trung
vào hoạt động trồng rừng, và trồng cây tràm. Từ năm 1984, diện tích trồng tràm đã xuất
hiện và thành công, rừng sinh trưởng rất tốt đến cuối 1995 diện tích rừng tràm chiếm 60%
Nguyễn Trung Hiếu (MSSV: 3113794)

9


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Quản lí Tài nguyên & Môi trường

diện tích đất đai tự nhiên và hơn 20 ha bạch đàn. Lâm trường mới chỉ thực hiện nhiệm vụ
sản xuất đối với sự nghiệp trồng rừng và lấy gỗ cây tràm làm thương phẩm là chủ yếu.
Hoàn toàn các khâu công việc trong dây chuyền sản xuất của lâm trường là thiết kế trồng
rừng sản xuất, chăm sóc lâm sinh theo yêu cầu khai thác và tiến hành phân các lô khai
thác luân kỳ, tràm cừ, tràm cây bán ra thị trường. Tuy nhiên, việc hình thành trồng lại
rừng tràm trên nền vùng lung với mục tiêu sản xuất thì tác dụng của những lô rừng vẫn có
giá trị đối với việc khôi phục hệ sinh thái đất ngập nước của vùng. Những quần thể rừng
tràm từng bước lập lại sinh cảnh nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng sinh học và nhiều loài
hoang dã dần dần trở lại. Rừng tràm tham gia tích cực chu trình điều tiết chế độ thủy văn
và chế độ nước của vùng, quá trình cải tạo đất, cải thiện nhiều yếu tố môi sinh: giảm bớt
lượng bức xạ, hạn chế sự công phá của dòng lũ tràn, lưu giữ nước nội đồng và đẩy xâm
nhập mặn lùi xa hơn, ngăn cản nhiền cơn gió xoáy hoặc hạn chế tốc độ gió nội đồng, hạn
chế chua phèn hóa nước và đất, duy trì nguồn nước ngọt,... Vào mùa nước nổi mỗi năm,
những lô rừng tràm đã là nơi thích nghi của nhiều loài cá, nhiều loài lưỡng thể, bò sát.
Lâm trường tiếp tục đẩy mạnh việc trồng rừng và những lô rừng đến tuổi khai thác

thì sau khi chặt hạ cây đều được trồng lại. Lâm phần nối tiếp với tái tạo và hoạt động bảo
vệ rừng, bảo vệ thiên nhiên được thực hiện song hành và triệt để bằng nhiều chính sách và
chủ trương phát triển vùng lung.
2.2.4 Điều kiện tự nhiên KBTTN Lung Ngọc Hoàng
 Địa hình:
Đây là vùng đất được hình thành trong quá trình bồi tụ của phù sa, các sông thuộc
hệ thống sông Mekông, cộng hưởng với tác động của hiện tượng thay đổi bờ biển đã tạo
nên vùng trũng Nam sông Hậu. Dải vồ cát nổi lên từ bờ biển đông đã được nâng cao dần
và ngăn cách nội đồng với bờ biển, tạo nên vùng trũng này.
Trong vùng có hệ thống kênh đào mở qua các vùng trũng đã khai thông dòng chảy
của Lung với các vùng kế cận như: Kinh Lái Hiếu và kinh Hậu Giang 3 thông với sôn Cái
Lớn, sông Cái Tầu và đổ ra biển phía Tây ( Vịnh Thái Lan), kinh Sáng Bộ, kinh rạch Chủ
Ba, Xẻo Xu đổ ra kinh Quản Lộ - Phụng Hiệp và thông với biển Đông và miền đất thuộc
bán đảo Cà Mau.
 Đất:
Do đây là vùng trũng, mùa mưa nước ngập sâu, đất phù sa bồi tụ dầy đặc và chịu
ảnh hưởng của những biến động biển lấn, biển lùi và chuyển dòng của sông Bassac nên

Nguyễn Trung Hiếu (MSSV: 3113794)

10


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Quản lí Tài nguyên & Môi trường

tầng đất vừa nhiễm mặn vừa nhiễm phèn tiềm tàng. Với đất ngọt hóa và giàu chất hữu cơ
xen lấp phức tạp, do đó không thuận lợi cho canh tác nông nghiệp.
Trong vùng có các loại đất chính sau: đất cát, đất thịt có phèn, đất phù sa bồi lắng

và đất hữu cơ có than bùn.
 Khí hậu:
Khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Tây Nam bộ. Một năm có 2 mùa rõ rệt, mùa khô
và mùa mưa. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau và mùa mưa bắt đầu từ tháng 5
cho đến hết tháng 10, chiếm trên 70% tổng lượng mưa các tháng. Cuối mùa mưa kéo theo
đỉnh lũ sông Hậu tạo nên mùa nước nổi của toàn vùng.
Nhiệt độ trung bình là 270°C không có sự chênh lệch quá lớn qua các năm. Tháng
có nhiệt độ cao nhất (350°C) là tháng 4 và thấp nhất vào tháng 12 (20,30°C).
Ẩm độ tương đối trung bình trong năm phân hoá theo mùa một cách rõ rệt, chênh
lệch độ ẩm trung bình giữa tháng ẩm nhất và tháng ít ẩm nhất khoảng 11%. Độ ẩm trung
bình thấp nhất vào khoảng tháng 3 và 4 (77%) và giá trị độ ẩm trung bình trong năm là
82%.
 Thủy văn:
Do hệ thống kinh rạch chằng chịt nên chế độ thủy văn nơi đây chịu ảnh hưởng của
vùng lũ sông Hậu, cường triều biển Đông và vịnh Thái Lan. Vùng này nước ngọt tồn tại
phần lớn thời gian trong năm và đã bị nước mặn xâm nhập với mức độ nhẹ. Mực nước
ngập trung bình 0,4 m, mùa lũ nước ngập sâu 1,1 m, mùa khô nước ngập dưới 0,2 m.
 Tài nguyên thực vật:
Lung Ngọc Hoàng có hệ thực vật rất phong phú: gồm: 330 loài thực vật. Nhưng
chủ yếu là 3 kiểu thảm thực vật chính: rừng tràm, đầm lầy và trảng cỏ. Rừng tràm có diện
tích lớn nhất, hầu hết diện tích này là rừng trồng tràm thương mại, có giá trị đa dạng sinh
học không cao. Diện tích còn lại là đầm lầy và trảng cỏ có giá trị về đa dạng sinh học cao
hơn mặc dù nhiều nơi đang được trồng tràm non. Khoảng 1/3 diện tích khu vực là đất
canh tác lúa và mía.
Các trảng cỏ có diện tích lớn với loài cỏ Năng ngọt (Eleocharis dulcis) mọc hỗn
giao với Cỏ chỉ (Cynodon dactylon) và rải rác có tràm tái sinh. Có 3 loại hình trảng cỏ
khác nhau trong khu vực là: các bãi Đưng (Scleria poafearmis) gồm có cỏ Năng và các
loài thuộc họ Cỏ (Poaceae); bãi Cỏ mỡ (Hymenachne acutigluma) chiếm ưu thế ở các bờ
kênh; bãi Sậy (Phragmites vallatoria) xuất hiện thành từng đám cao và dày.
Nguyễn Trung Hiếu (MSSV: 3113794)


11


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Quản lí Tài nguyên & Môi trường

Quần xã thực vật thuỷ sinh ở các kênh đào chủ yếu là các loài Lục bình
(Eichhornia crassipes), Bèo cái (Pistia stratiotes), Bèo ong (Salvinia cucullata), Rau
muống (Ipomoea aquatica), Rau mương (Ludwidgia adscendens), Cỏ sước nước
(Centrostachys aquatica), Bèo dâu (Azolla pinnata), Bèo trống (Spirodela polyrrhiza) và
Bèo cám (Lemna aequinoxialis). Ngoài ra, hệ thực vật thuộc hệ sinh thái đất ngập nước là
quần thể rất đa dạng, bao gồm các loài như: Dây choại, Lác, Sậy, Bòng bong; thực vật
thuộc hệ sinh thái trên cạn gồm Trâm sắn, Ngái lông, Gáo trắng, gừa, Đủng đỉnh, cây
Mua; thực vật thuộc hệ sinh thái dưới nước như: Lục bình, Bông súng, Bông sen, các loại
Bèo,... Bên cạnh đó, khu bảo tồn còn có 1.461 ha rừng tràm và một số ít xà cừ, keo tai
tượng, keo lai.
2.2.5 Đặc điểm kinh tế - xã hội
+ Về dân sinh:
 Tổng số hộ dân sống trong Khu bảo tồn: 840 hộ = 3.779 khẩu. Trong đó:
 Dân tộc Khơme: 19 hộ = 87 khẩu (chiếm: 2,3 %).
 Lao động chính: 2.210 lao động, chủ yếu là lao động nông nghiệp phổ thông không
qua các trường lớp đào tạo.
 Trình độ dân trí: nhìn chung mặt bằng dân trí còn thấp, ý thức chấp hành pháp luật
chưa cao.
 Các hộ sinh sống chủ yếu ở bờ bao xung quanh khu bảo tồn, kênh xáng Hậu Giang
III, theo tuyến lộ nhựa, các tuyến dân cư và phân bố ở các phân khu như sau:
Phân khu phục hồi sinh thái:


170 hộ = 768 khẩu.

Phân khu dịch vụ hành chính:

509 hộ = 2.261 khẩu.

Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt:
161 hộ = 911 khẩu (trong đó có 120 hộ sinh
sống trong ruột rừng, còn lại 41 hộ ở bờ bao ngoài).
+ Về kinh tế: Trong tổng số 840 hộ = 3.779 khẩu, thu nhập bình quân là 17.200.000
đồng/hộ/năm = 4.200.000 đồng/khẩu/năm (số liệu điều tra năm 2010).
Hộ khá:

148 hộ, chiếm 17,63%.

Hộ trung bình:

328 hộ, chiếm 39,04%.

Hộ cận nghèo:

199 hộ, chiếm 23,69%.

Hộ nghèo:

165 hộ, chiếm 19,64%.

Nguyễn Trung Hiếu (MSSV: 3113794)

12



Luận văn tốt nghiệp

Ngành Quản lí Tài nguyên & Môi trường

Các hộ dân sinh sống trong khu bảo tồn chiếm đa số là các hộ có nhận khoán đất
sản xuất nông nghiệp, chủ yếu canh tác lúa, mía và một số hộ trồng cây ăn trái, dựa vào
rừng để đốn sậy và đốt ong lấy mật,… Nhìn chung đời sống của các hộ dân gặp nhiều khó
khăn, vào mùa khô các hoạt động xâm phạm vào rừng thường mang tính tự phát, không
theo một qui luật nhất định.
Hiện nay, còn 120 hộ dân đang sinh sống và sản xuất trong phân khu bảo vệ
nghiêm ngặt của khu bảo tồn. Cuộc sống khó khăn và lệ thuộc vào rừng là yếu tố tác động
mạnh mẽ đến hệ sinh thái của Khu Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng.
( 2 Nguồn: KBTTN Lung Ngọc Hoàng).

Nguyễn Trung Hiếu (MSSV: 3113794)

13


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Quản lí Tài nguyên & Môi trường

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu:
Thực vật bản địa tại Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng.
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài được nghiên cứu tại khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, xã Phương
Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
3.1.3 Thời gian nghiên cứu
Thời gian thực hiện: từ 1/8/2014 đến 1/12/2014
Bảng 3.1: Thời gian thực hiện đề tài
Thời gian
Nội dung

Lập đề cương
Bảo vệ
đề cương
Thực hiện
luận văn

8/2014
2

3

X

X

9/2014
4

10/2014

11/2014


1

2

3

4

1

2

3

4

1

2

3

X

X

X

X


X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

12/ 2014
4


1

X

Xử lý số liệu,
viết bài
Nộp báo cáo

X

Bảo vệ
luận văn

X

Nguyễn Trung Hiếu (MSSV: 3113794)

14


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Quản lí Tài nguyên & Môi trường

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1 Phương tiện nghiên cứu
+ Phương tiện thu mẫu:








Phương tiện đi lại
Bản đồ khu vực
Máy định vị GPS
Dụng cụ thu mẫu (túi đựng mẫu, kéo cắt cây, dây ni lông)
Máy ảnh
Sổ ghi chép, thước

+ Phương tiện xử lý mẫu
 Máy vi tính
 Tài liệu mô tả và phân loại thực vật
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
 Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại Khu bảo tồn.
 Các tài liệu thống kê có liên quan, các bài báo cáo và các dữ liệu khác từ các cơ
quan Nhà nước, các cơ quan chuyên trách (Sở NN & PTNT, Sở TNMT).
 Tham khảo nguồn tài liệu khoa học (các bài báo cáo, luận văn, luận án, tạp chí
khoa học có liên quan).
3.2.3 Khảo sát thực địa và lập ô tiêu chuẩn
Việc khảo sát vùng nghiên cứu được thực hiện dựa trên các cơ sở thông tin từ
Khu bảo tồn và những đặc điểm về điều kiện địa hình, khí hậu để chọn ra những khu vực
cần nghiên cứu: tiểu khu 1, 2 và 3 thuộc 3 phân khu chức năng (phân khu phục hồi sinh
thái, phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu dịch vụ hành chính) với các dạng sinh
cảnh: sinh cảnh trảng cỏ, rừng thứ sinh và sinh cảnh rừng tràm, sau đó tiến hành thiết lập
ô mẫu như sau:
 Lập 15 ô mẫu ngẫu nhiên với diện tích 400 m2 (20m x 20m). Sau khi xác định vị
trí ô mẫu, dùng dây ni lông có màu để khoanh ô kết hợp với máy định vị GPS để ghi lại

tọa độ các ô mẫu, sau đó tiến hành điều tra tất cả các loài thực vật bản địa nằm trong
phạm vi của ô.
 Đếm số lần lặp lại của từng loài có trong ô tiêu chuẩn để xác định mật độ loài tại
các khu vực khảo sát.

Nguyễn Trung Hiếu (MSSV: 3113794)

15


×