Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm về một số các biện pháp khắc phục lỗi chính tả do phát âm sai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.48 KB, 40 trang )

I/ ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài:
1.1. Lí do khách quan:
Chương trình, sách giáo khoa môn Ngữ Văn trường trung học cơ sở đã triển
khai hơn mười năm trên phạm vi toàn quốc. Trong việc xây dựng chương trình
mới, các nhà biên soạn đã dành 21 tiết lên lớp cho chương trình Ngữ văn địa
phương gồm 3 phân môn: Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn. Tuy chiếm một
lượng thời gian không lớn song văn học địa phương lại có một vị trí hết sức
quan trọng trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở. Xét trên bình diện
phân môn Tiếng Việt thì hiện tượng viết sai lỗi chính tả tương đối phổ biến đối
với học sinh, đặc biệt là việc viết sai lỗi chính tả do phát âm địa phương và thói
quen “đọc sao – viết vậy” của học sinh dẫn đến cách viết sai lỗi chính tả so với
từ toàn dân. Nhằm để giup học sinh có những định hướng đung về chính âm,
khắc phục các lỗi sai chính tả trong quá trình tạo lập văn bản và giao tiếp. Với lí
do trên, tôi xin mạnh dạn chọn đề tài “ Một số biện pháp khắc phục lỗi chính
tả trong chương trình Ngữ văn địa phương ở khối lớp 7 trường TH& THCS
Cam Lập” với mong muốn được góp phần làm sáng tỏ những định hướng dạy
và để học sinh có thể khắc phục lỗi chính tả.
1.2. Lí do chủ quan:
Nghiên cứu đề tài này tôi muốn gắn kết giữa lý luận và việc vận dụng chung
vào thực tiễn giảng dạy trong việc khắc phục lỗi chính tả trong chương trình
Ngữ văn địa phương ở trường THCS hiện nay. Từ đó khẳng định vai trò của
việc rèn luyện và khắc phục lỗi chính tả trong chương trình Ngữ văn địa
phương cho học sinh THCS là một việc làm cần thiết và quan trọng. Dựa trên
nền tảng kế thừa những kết quả của các thế hệ đi trước, tôi mong muốn được
tiếp tục tìm hiểu về việc dạy và học nội dung này, đồng thời đề tài này sẽ làm tư
liệu thiết thực phục vụ cho công tác giảng dạy trong chương trình Ngữ văn địa
phương của tôi tại trường TH&THCS Cam Lập.
Mặt khác, là một giáo viên đang tham gia giảng dạy với vốn kiến thức nhất
định của mình trong quá trình học tập và rèn luyện, cùng với kinh nghiệm trải
qua trong quá trình công tác đứng lớp. Tôi làm đề tài này chỉ mong muốn được



1


góp phần sức lực nhỏ bé của mình vào việc nghiên cứu, tìm kiếm tư liệu tạo
điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu chương trình và thực trạng dạy học ngữ văn địa phương ở các tiết rèn
luyện chính tả ở khối lớp 7 trường TH& THCS Cam Lập.
- Khảo sát những lỗi sai chính tả thường mắc phải, nguyên nhân sai chính tả.
- Đề xuất những phương pháp nhằm góp phần khắc phục lỗi chính tả trong
chương trình Ngữ văn địa phương ở khối lớp 7 và nâng cao chất lượng dạy học
ở trường TH& THCS Cam Lập.
- Giup các giáo viên văn trường TH& THCS Cam Lập có nguồn tư liệu để tham
khảo, tự tin dạy các tiết học chính tả từ địa phương.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng: Việc dạy học rèn lỗi chính tả trong chương trình Ngữ văn địa
phương THCS, học sinh THCS cụ thể là khối 7 trường TH&THCS Cam Lập.
4. Giả thuyết khoa học:
- Việc học sinh khối lớp 7 ở trường TH&THCS Cam Lập viết sai lỗi chính
tả còn nhiều. Nếu việc tìm hiểu nguyên nhân về các lỗi chính tả của học sinh
thường mắc phải được chu trọng và vận dụng các nguyên tắc, biện pháp
nghiên cứu được áp dụng thì sẽ giup học sinh khắc phục lỗi chính tả trong
chương trình Ngữ văn địa phương ở khối lớp 7 và nâng cao chất lượng dạy
học chương trình Ngữ Văn địa phương trường TH& THCS Cam Lập để từ đó
kết quả học tập của các em sẽ đạt cao hơn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu chương trình Ngữ văn địa phương ở khối lớp 7 trong sách giáo
khoa, trong đó chu trọng đến vấn đề dạy học chính tả từ địa phương. Từ đó
bản thân và đồng nghiệp có được những kinh nghiệm trong giảng dạy

chương trình Ngữ văn địa phương để giup học sinh khắc phục các lỗi chính
2


tả trong qua trình giao tiếp và tạo lập văn bản.
- Đề xuất phương pháp dạy học chính tả từ địa phương.
6. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi: Đề tài tập trung nghiên cứu những biện pháp khắc phục lỗi chính
tả trong chương trình Ngữ văn địa phương ở khối lớp 7 trường TH& THCS
Cam Lập.
- Thời gian nghiên cứu: 7 tháng.
- Thời gian bắt đầu: 23/09/2014
- Thời gian kết thuc: 17/03/2015
7. Phương pháp nghiên cứu:
Qua một thời gian công tác giảng dạy môn Ngữ văn ở khối lớp 7, tôi nhận
thấy được những mặt tồn tại của học sinh khi viết chính tả là: chữ viết không
cẩn thận, sai rất nhiều lỗi chính tả, những chữ rất đơn giản và gặp thường xuyên
mà có em vẫn viết sai các tiếng có âm đầu tr/ch; s/x;d/gi; th/kh; ng/ngh;g/gh.
Sở dĩ các em thường viết sai là do không nắm vững quy tắc viết chính tả hoặc
do ảnh hưởng cách phát âm của địa phương. Vậy muốn học sinh viết đung
chính tả, trước tiên giáo viên cần giải thích cho học sinh hiểu nghĩa các từ khó,
phân tích kĩ những từ học sinh thường viết sai trên lớp, có như thế thì mới khắc
phục lỗi chính tả cho các em .
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đề ra, tôi xây dựng
nhóm phương pháp như sau:
- Phương pháp đọc sách và tài liệu tham khảo: để hoàn thành đề tài này tôi đã
đọc lại những tài liệu liên quan, ghi lại những điều cần thiết phục vụ cho đề tài.
Vì đây là là một vấn đề mới nên việc tìm các tài liệu tham khảo rất khó khăn và
hạn chế.


3


- Phương pháp trò chuyện: đây là phương pháp tạo ra sự thân thiện, hiểu được
tâm lí của học sinh đối với các tiết học chính tả trong chương trình Ngữ văn địa
phương.
- Phương pháp thu thập và xử lí tài liệu: mục đích của phương pháp này là cơ sở
để viết phần lí luận của vấn đề nghiên cứu, đưa ra những khái niệm có liên quan
đến đề tài.
- Một số phương pháp đặc thù môn học: ngoài những phương pháp trên thì đề
tài còn sử dụng một số phương pháp đặc thù của môn học như: phương pháp
phân tích ngôn ngữ, phương pháp giao tiếp, phương pháp giảng bình... nhằm
xây dựng các giáo án phục vụ cho đề tài.
- Phương pháp điều tra viết
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp so sánh đối chiếu
- Phương pháp phỏng vấn, vấn đáp
- Phương pháp điều tra, đối chiếu ngữ âm: phương pháp này sẽ được thực hiện
dựa trên những ngữ liệu –thu thập được trong thực tế.
II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận về vấn đề giải pháp khắc phục lỗi chính tả trong chương
trình Ngữ văn địa phương ở khối lớp 7 trường TH& THCS Cam Lập
1.1. Khái niệm Ngữ văn địa phương và chính tả.
1.1.1. Khái niệm Ngữ văn địa phương
Dựa vào toàn bộ SGK, người viết hiểu Chương trình NVĐP là khái niệm
dùng để chỉ một chương trình, nội dung dạy học trong sách giáo khoa Ngữ văn
hướng đến những kiến thức về địa phương mà học sinh đang sinh sống bao gồm cả
ba phân môn theo nguyên tắc tích hợp Văn - Tiếng Việt - Tập làm văn. Thông qua
chương trình Ngữ văn địa phương nhằm giup các em khắc phục được những biến


4


thể ngữ âm địa phương, giáo dục tình yêu quê hương đất nước, giữ gìn và phát huy
bản sắc văn hóa, văn học của địa phương mà các em đang sinh sống.
Đối với tiếng Việt, chương trình Ngữ văn địa phương còn có những bài học rèn
luyện chính tả cho học sinh. Từ đó, có những định hướng về chính âm- chính tả để
giup học sinh khắc phục các lỗi sai chính tả trong quá trình giao tiếp và tạo lập văn
bản.
1.1.2. Chính tả là gì ?
Chính tả là “ tổng hợp các quy tắc chung được toàn bộ xã hội chấp nhận và sử
dụng về chữ viết đó” [6,127]
Các nhà ngôn ngữ học, như Đoàn Thiện Thuật, cho rằng về cơ bản chính tả tiếng
việt là chính tả ngữ âm học. Do đó, dựa vào nguyên tắc ghi âm nên việc viết chữ
và chữ viết tiếng việt tương đối thuận tiện và đơn giản. Tuy vậy, cần lưu ý do phát
âm địa phương, “ nói thế nào viết thế ấy” nên cách phát âm thực tế của một vùng
miền nào đó sẽ ảnh hưởng đến việc viết đung chính tả. Nhất là đối với học sinh
trung học cơ sở, các em mắc nhiều lỗi chính tả do phát âm địa phương.
2. Thực trạng việc dạy học rèn luyện lỗi chính tả trong chương trình Ngữ văn
địa phương ở khối lớp 7 trường TH&THCS Cam Lập.
2.1 Khảo sát việc dạy học rèn luyện chính tả trong chương trình Ngữ văn
địa phương ở khối lớp 7.
Nội dung chương trình Ngữ văn địa phương ở khối lớp 7 được chia đều cả cả ba
phân môn Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn theo nguyên tắc tích hợp ngang và dọc
với các kiểu bài dạy cũng đa dạng và phong phu.
Đa phần các tiết rèn luyện chính tả từ địa phương thường tập trung một số lỗi
chính tả mắc phải ở địa phương nơi học sinh, sinh sống. Biết sửa được một số lỗi
chính tả do ảnh hưởng của phát âm địa phương và tránh sai chính tả trong khi nói
và viết.
- Đối với phân môn tiếng Việt


5


Lớp 7: Nội dung chủ yếu là rèn luyện chính tả, giup học sinh phát hiện và sửa
một số lỗi sai thường gặp trong khi nói và viết, lập sổ tay chính tả. Chủ yếu các
dạng bài:
• Đọc và viết đung các cặp phụ âm đầu dễ mắc lỗi: tr/ch; s/x; r/d/gi; l/n; v/d…
• Đọc và viết đung các vần: -ac, -at; -ang, -an; -ươc, -ươt; -ương, -ươn; -uôc,
-uôt; i/iê; o/ô…
• Viết đung một số phụ âm cuối dễ mắc lỗi: c/t; n/ng…
• Chu ý các thanh hỏi / ngã.
Lớp

Bài Tiết

NVĐP

NỘI DUNG BÀI HỌC

Phần
Ngữ văn 7

17

69

Tiếng Việt Rèn luyện chính tả (phụ âm đầu, vần, thanh
điệu; lập sổ tay chính tả)


(Tập 1/194)
Ngữ văn 7

34

77

(Tập 2/148)

Tiếng Việt

Rèn luyện chính tả
(phụ âm đầu, vần, thanh điệu; lập sổ tay chính
tả)

Trong sách “hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn ngữ văn THCS –
tập 1” ghi rõ tiến trình dạy học của những tiết này:
Tìm hiểu chung:
(Bài 17 - tiết 69, lớp 7)
 Tiến trình:
Dựa trên nền tảng từ các tiết NVĐP ở lớp 6, các tiết dạy ở lớp 7 sẽ đi sâu, củng
cố, rèn luyện các lỗi chính tả mà HS thướng mắc phải. Trong các văn bản viết có
thể mắc một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. Đối với
người các vùng miền khác nhau, lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa
phương cũng khác nhau.

6


- Nhớ - viết một đoạn văn bản có độ dài 100 chữ, sau đó đối chiếu với văn

bản gốc để nhận ra và sửa lỗi sai chính tả
- Nghe – viết một đoạn văn bản có độ dài 100 chữ, sau đó đối chiếu với văn
bản gốc để nhận ra và sửa lỗi sai chính tả.
- Điền chữ cái phù hợp vào chỗ trống.
- Thêm dấu thanh vào các dấu cụ thể
- Đặt câu phân biệt các tiếng dễ nhầm lẫn.
- Điền một tiếng hoặc một từ vào chỗ trống.
- Học sinh đọc lại các bài tập làm văn của chính mình, phát hiện và sửa lỗi
chính tả do ảnh hưởng của phát âm địa phương.
(Bài 34 – Tiết 77, lớp 7)


Tiến trình:

- Người nói tiếng miền Bắc dễ mắc lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát

âm

địa phương ở những tiếng có phụ âm đầu: tr/ch ; s/x ; r/d/gi ; l/n.
- Người nói tiếng miền Trung và miền Nam dễ mắc lỗi chính tả do ảnh hưởng của
cách phát âm địa phương :
+ Ở những tiếng có phụ âm cuối: c/t ; n/ng
+ Ở những tiếng có dấu thanh: dấu hỏi, dấu ngã
+ Ở những tiếng có nguyên âm: i/iê, o/ô
+ Ở những tiếng có phụ âm đầu: v/d


Luyện tập:

- Nhớ viết một đoạn văn bản có độ dài 100 chữ , sau đó đối chiếu với văn bản để

nhận ra lỗi chính tả.
- Nghe viết một đoạn văn bản có độ dài 100 chữ sau đó đối chiếu với văn bản để
nhận ra lỗi chính tả.

7


- Điền chữ cái thích hợp vào chỗ trống.
- Nhìn chung các tiết dạy rèn luyện chính tả trong chương trình Ngữ văn địa
phương đã đặt ra trược mục tiêu cần đạt , kiến thức kĩ năng và thái độ cụ thể cho
từng tiết dạy và bài tập.
- Thêm dấu thanh vào các tiếng cụ thể.
- Đặt câu phân biệt các tiếng dễ nhầm lẫn.
- Điền một tiếng hoặc một từ vào chỗ trống.


Hướng dẫn :

- Học sinh đọc lại các bài văn của chính mình, phát hiện và sửa lỗi chính tả do ảnh
hưởng của cách phát âm địa phương.
Tuy nhiên, với đặc thù riêng của chương trình Ngữ văn địa phương áp dụng
rộng rãi trên toàn quốc thì những nội dung dạy học chỉ mang tính chất đặc trưng
của miền Bắc; miền Trung và miền Nam chứ chưa hẳn đi sâu vào từng vùng miền
cụ thể . Chính vì thế tiết học ngữ văn địa phương nói chung và tiết học về chính tả
địa phương nói riêng cũng chỉ là hình thức cho phù hớp với phân phối chương
trình của Bộ Giáo dục và đào tạo.
Nếu đánh giá cụ thể việc rèn luyện chính tả cho học sinh đã được hình thành
ngay từ cấp Tiểu học nhưng không phải học sinh nào cũng có thể viết đung và hiểu
những từ đó. Mặc khác, các bài tập của các nhà biên soạn đưa vào trong phần
luyện tập chính tả có tính thực tiễn nhưng vẫn chưa khai thác sâu vào những lỗi đó,

vẫn còn rất nhiều từ sai liên quan đến các lỗi sai phụ âm đầu,âm đệm, âm chính,
phụ âm cuối vần và thanh điệu. Mục tiêu cần đạt có sự tăng cấp ở từng bài dạy
nhưng nhìn chung vẫn mang tính “hàn lâm” chưa đi sâu vào thực tế địa phương.
Cụ thể trong phần các lỗi sai về âm chính (nguyên âm) thì sách giáo khoa chỉ đưa
ra hai lỗi cơ bản đó là i/ iê và o/ ô, nhưng thực tế vẫn có những từ sai không thuộc
về hai lỗi của nguyên âm này, Ví dụ: thân thế => thân thớ, quê hương => quơ
hương, mê man => mơ man hay chăm sóc => châm sóc, lắm luc=> lấm luc… Rõ
ràng các từ trên đã bị nhầm lẫn hay nói cách khác là không phân biệt được âm
8


chính [ă]-[â], [ê]-[ơ]… và còn rất nhiều từ sai mà trong nội dung bài học trong
sách giáo khoa vẫn chưa đề cập đến. Điều này có thế được xem là một thiếu sót
đang tồn tại trong những tiết học trong chương trình Ngữ văn địa phương hiện nay.
2.2. Khảo sát tài liệu, phương tiện giảng dạy các tiết học rèn luyện lỗi chính
tả trong chương trình Ngữ văn địa phương ở khối lớp 7 trường
TH&THCS Cam Lập.
Hầu như các tiết dạy rèn luyện lỗi chính tả trong Ngữ văn địa phương thì các
giáo viên chỉ dựa vào kiến thức và kĩ năng đứng lớp để xây dựng giáo án cho
những tiết học này. Một số ít giáo viên cũng đã tham khảo một số tài liệu trước khi
lên lớp , cụ thể như sau:
Tên sách/ tài liệu/ nguồn:
- Văn học dân gian Khánh Hoà – Trần Việt Kỉnh
- Tài liệu văn thơ viết về địa phương.
- Tự sưu tầm, biên soạn
- Tài liều từ sách giáo khoa và sách giáo viên
- Công trình nghiên cứu của cô Trương Thu Hương - CĐSPNT
- Ca dao, dân ca Phu Khánh
- Tìm hiểu thông tin trên mạng
- Tìm tài liệu ở thư viện

- Tìm trong từ điển tiếng Việt
Nhìn lại toàn bộ các tài liệu tham khảo của giáo viên, ta đều nhìn thấy được
các tài liệu này chỉ phục vụ cho những tiết dạy Ngữ văn địa phương (Văn – Tập
làm văn). Một lần nữa, sự thiếu thốn trong việc tìm kiếm và khai thác tài liệu giảng
dạy Ngữ văn địa phương (tiếng Việt) lại được đề cập đến. Bản thân các giáo viên
tuy có những nỗ lực trong việc tìm kiếm và xử lí tài liệu nhưng do thời gian chuẩn
bị hạn chế, nên việc soạn giáo án chưa kĩ hoặc thiếu sự đầu tư thì hoàn toàn có thế
xảy ra.
9


Mặt khác, với những trang web chuyên cung cấp những giáo án trực tuyến
cho giáo viên có thể kể đến như violet.com, bachkim.com ,… thì các giáo án về
những tiết dạy cũng chỉ mang tính chất đối phó chưa đi sâu vào lỗi chính tả do
cách phát âm của đặc trưng địa phương.
Một thiếu sót cũng cần phải nói đến đó là chương trình SGK chưa đề cập đến các
lỗi sai chính tả liên quan âm đệm /-w-/ được thể hiện qua hai con chữ “o” và “u”.
Âm đệm /-w-/ là âm vị duy nhất. Âm đệm khi là âm vi bậc 1 (bậc lớn) nó sẽ đứng
ở vị trí số 2 trong mô hình cấu truc của âm tiết tiếng Việt. Âm đệm khi là âm vị
bậc 2 (bậc nhỏ) nó sẽ đứng ở vị trí đầu vần.
- Trên chữ viết, âm đệm /-w-/ có hai sự thể hiện, phản ánh hai biến thể rộng và hẹp
của nó:
- Nó được ghi bằng chữ “0” khi đứng trước các nguyên âm rộng và hơi rộng /a, ă,
e/.
- Nó được ghi bằng con chữ “u” khi đi sau /k/ và khi đi trước các nguyên âm còn
lại.
- Âm đệm /-w-/ không xuất hiện sau các phụ âm môi /f/; /m/; /b/; /v/ trừ một số ít
từ phiên âm. Bởi vì các phụ âm này là những âm môi vốn mang sắc thái trầm (mà
chức năng chính của âm đệm là trầm hóa âm sắc các âm tiết).
- Âm đệm /-w-/ không xuất hiện trước các nguyên âm tròn môi như /u/; /o/; /ô/ mà

chỉ xuất hiện trước các nguyên âm hàng trước hẹp, không tròn môi. Âm đệm zêro
xuất hiện đều đặn sau các phụ âm trước tất cả các nguyên âm.
- Khi đứng sau /k/, /-w-/ được thể hiện sâu hơn và chi phối của /k/ đối với âm đệm
rất nhanh. Vì vậy, âm đệm nhất loạt được ghi bằng con chữ “u” cho dù bất kì đứng
sau nó là nguyên âm rộng hay hẹp.
- Trong phương ngữ Nam trung bộ và Nam bộ, một số âm tiết có chứa âm đệm
nhưng không có phụ âm đầu thì được phát ra thành có phụ âm đầu. Một số âm tiết
có chứa âm đệm nhưng lại được phát âm thành ra không có âm đệm. Ví dụ:
[tųiˬêŋ1 ʈųiˬêŋ2] tuyên truyền: tiêng triềng
10


[tˇųiˬên2] : [tˇiˬên2] thuyền: thiền
Cách phát âm đệm (bán âm) của phương ngữ Nam đã thủ tiêu rất nhiều cách đối
lập hoặc thường bị lướt qua hoặc làm biến đổi âm tố nên đã bị chệch chuẩn so với
từ ngữ toàn dân. Với đặc điểm này thì trong cách phát âm bình thường bản thân
giáo viên và học sinh cũng dễ dàng mắc các lỗi liên quan đến âm đệm. Thói quen
“đọc sao – viết nấy” đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc viết đung chính tả của các em
học sinh. Tuy một số lỗi sai liên quan đến âm đệm không nhiều so với các lỗi sai
còn lại nhưng chương trình sách giáo khoa THCS cần thiết phải đưa vào để giup
học sinh nhận biết và sửa lỗi.
Một thực thế khác, do thiếu và yếu trong qua trình tìm hiểu và xử lí tài liệu,
nên các tổ trưởng tổ chuyên môn sẽ thống nhất tất cả mục tiêu cần đạt; kiến thức;
kĩ năng; thái độ, các tiến trình lên lớp; hoạt động của giáo viên; nội dung ghi bảng;
yêu cầu; đáp án bài tập; luyện tập; củng cố và hướng dẫn về nhà… Do đó, tất cả
giáo án các tiết đều giống nhau lẫn hình thức và nội dung, khiến cho sự sáng tạo và
linh hoạt của giáo viên trong các tiết dạy này rất hạn chế hay thậm chí là không có.
Từ đó, gây nhàm chán không khơi gợi được sự hứng thu, tìm tòi, tiếp thu kiến thức
của học sinh trong các tiết học này.
Các phương tiện dạy học cho những tiết dạy học chương trình NVĐP hầu

như không có. Do sự nắm bắt các kiến thức về từ ngữ địa phương của các giáo
viên THCS chưa kĩ, cộng thêm nguồn tư liệu biên soạn và giảng dạy lại thiếu thốn
(ngoại trừ SGK của Bộ GD-ĐT) khiến cho nhiều GV lung tung và chưa mạnh dạn
đầu tư vào những tiết học này. Cái khó trong những giờ dạy học chính tả chưa
được GV giải quyết và tìm cách khắc phục, vì thế các đồ dùng dạy học vẫn chưa
được đầu tư và thực hiện nghiêm tuc.
Thiếu các đồ dùng dạy học trực quan trong các tiết dạy này khiến cho người
GV chỉ dựa vào SGV, SGK và sách thiết kế bài giảng. Kiến thức tương đối rộng và
khó tiếp thu nên không sự hứng thu, tìm tòi, khám phá cho HS. Vì thế các tiết rèn
luyện chính tả không có hiệu quả với người học và người dạy.
2.3. Khảo sát lỗi chính tả:
11


Trong đề tài này, tôi tiến hành khảo sát những lỗi sai chính tả của học sinh trên
phiếu điều tra và trong những bài tập làm văn của các em. Đó cũng là cơ sở lý luận
và thực tiễn dạy học rèn chính tả cho học sinh.
2.3.1.Khảo sát lỗi chính tả trên phiếu điều tra
Trong quá trình công tác đứng lớp, tôi đã có dịp được khảo sát những lỗi chính
tả cụ thể trên 32 phiếu điều tra dành cho đối tượng học sinh ở khối lớp 7 ở trường
TH& THCS Cam Lập. Những con số thống kê thu được đã phản ánh thực trạng
phát âm và viết sai những từ ngữ thông dụng mà nguyên nhân chủ yếu là do cách
đọc và ghi chính tả của học sinh. Với yêu cầu của phiếu khảo sát – điền phụ âm
cuối vần c/t và n/ng vào chỗ trống và phân biệt dấu hỏi/ ngã thì qua 32 phiếu
khảo sát thu lại được, 100% phiếu đều có lỗi sai, cụ thể :
Lỗi

Số lỗi

Tỉ lệ (%)


236

34,45

Âm đệm

0

0

Âm chính

36

5,3

Phụ âm cuối vần

211

30,8

Thanh điệu

202

29,45

Tổng cộng :


685 lỗi

100

Phụ âm đầu

Nếu nhìn vào bảng thống kê, lỗi sai về phụ âm cuối vần và thanh điệu
đã chiếm 94,6%. Mặt khác, trong lỗi sai về phụ âm cuối vần thì có 30,5% sai
về c/t và 20% sai về n/ng.
Để giải thích cho những lỗi sai này, bản thân học sinh tự nhận xét là : do
tự mình phát âm sai, do không hiểu được nghĩa của các từ đó, do các từ có
nhiều vần nên khó nhớ và một điều mà bản thân của học sinh cũng tự nhận thấy
đó là do cách phát âm từ địa phương nơi mình đang sinh sống. Đồng quan
điểm trên, khi được hỏi “vì sao học sinh lại hay viết sai những lỗi chính tả đó”

12


thì 100% đều đưa ra câu trả lời : do cách phát âm tiếng Khánh Hòa từ đó hình
thành thói quen viết trong khi viết chính tả hay làm bài Tập làm văn.
2.3.2. Khảo sát lỗi chính tả trong bài tập làm văn của học sinh
Cũng trong thời gian tôi tham gia công tác giảng dạy, tôi đã có dịp khảo sát
những lỗi chính tả cụ thể trên các bài làm Tập làm văn của các em học sinh
Tiểu học và Trung học cơ sở Cam Lập, cụ thể là 64 bài kiểm tra chính tả của
học sinh khối lớp 7 trường TH&THCS Cam Lập trong 2 bài tập làm văn số 5 và
số 6. Có hơn 90% các bài làm của học sinh bị mắc ít nhất một lỗi chính tả thuộc
5 lỗi cơ bản sau:
Lỗi


Số lỗi

Tỉ lệ (%)

Phụ âm đầu

81

20,9

Âm đệm

09

2,3

Âm chính

100

25,8

Phụ âm cuối vần

154

39,7

Thanh điệu


44

11,3

Tổng cộng :

388 lỗi

100

Như vậy trong tổng số 388 lỗi sai chính tả mà học sinh thường gặp thì tổng
lỗi sai về âm chính và phụ âm cuối vần đã là 65,5% - một tỉ lệ sai rất lớn so với
các lỗi sai còn lại. Những lỗi sai về phụ âm đầu mà học sinh thường hay mắc phải
là phụ âm d – gi; x – s; tr – ch; n – ng, r – x…, lỗi sai về âm chính có thể kể đến
như: â – a; iu – iêu; i – iê; a – e…, lỗi sai về phụ âm cuối vần mà học sinh hay sai
như: c – t (chiếm 25,7%); ng – nh(2%); n – ng (12%)…, còn về thanh điệu thì
hầu như học sinh đều khó phân biệt giữa thanh hỏi và thanh ngã [ û ] – [~] được
thể hiện bằng bảng biểu như sau :
Lỗi sai về phụ âm đầu
Lỗi

Số lỗi
13


[gi] [d]

07

[tr]  [ch]


22

[s]  [x]

15

[v] [d]

06

[r]  [g]

06

Các lỗi khác

25

Tổng cộng

81 lỗi

Lỗi sai về âm đệm
Lỗi

Số lỗi

[o]


03

[u]

07

Tổng cộng

10 lỗi

Lỗi sai về âm chính
Lỗi

Số lỗi

[o]  [ô]

27

[a] [â]

29

[iê]  [iu]

13

[ă]  [â]

16


Các lỗi khác

15

Tổng cộng

100 lỗi

Lỗi sai về phụ âm cuối vần
14


Lỗi

Số lỗi

[c]  [t]

38

[n]  [ng]

87

[c]  [ch]

11

[n]  [nh]


18

Tổng cộng

154 lỗi

Lỗi sai về thanh điệu
Lỗi

Số lỗi

[ û] [~]

27

Các lỗi khác

17

Tổng cộng

44 lỗi

Một lần nữa, ta có thể thấy rõ, các lỗi sai liên quan đến âm chính và phụ âm
cuối vần vẫn chiếm tỉ lệ cao 181 lỗi/ 310 lỗi. Điều này chứng tỏ, những lỗi sai này
là những lỗi sai cơ bản và người giáo viên nên chu trọng và khai thác kỹ lưỡng hơn
những lỗi này cho HS nhận biết và tránh mắc phải.
Để lý giải cho những lỗi sai này thì học sinh đưa ra những nguyên nhân như:
do phát âm của giáo viên (còn nhiều âm chệch chuẩn); bản thân học sinh chưa hiểu

nghĩa của từ; học sinh ít gặp những từ ngữ này; do những lỗi này khó sửa nên đã
trở thành thói quen…
Giáo viên ngữ văn cho rằng: do học sinh phát âm sai các từ ngữ đó; ảnh
hưởng của từ địa phương nơi các em sinh sống; không phân biệt được những từ
đồng âm và đồng nghĩa…
Ví dụ :
15


Giặt [ t ] giũ – lũ giặc [ c ]
Xông [ ô ] hơi – xong [ o ] việc

phố sá [ s ] – phố xá [ x ]

Cá chim[ i ] – lua chiêm [ iê ]

áo sắt [ t ] – áo sắc [ c ]

Tan [ n ] học – tang tóc [ ng ]

con trâu [ tr ] – con châu [ ch ]

Có 98% giáo viên THCS khi được hỏi về tư liệu giảng dạy, soạn giảng giáo
án cho những tiết dạy NVĐP đều không có những tài liệu cụ thể hay giáo trình
chuyên môn, nếu có thì cũng mang tính chung chung chưa đề cập sau đến những
lỗi sai chính tả cụ thể của từng địa phương. Nhìn một cách tổng quát ta thấy các em
thường mắc sai một số lỗi chính tả như sau:
- Về âm đầu: Học sinh còn lẫn lộn giữa v/d (vào/ dào); v/qu (huệ/ quệ).
- Về âm chính: Các em mắc lỗi lẫn lộn giữa ươ/ ư (lười/ lừ), mắc các lỗi ê/ iê
(âu yếm/ âu ím) và ngược lại iê/ i (muối tiêu/ muối tiu; nghiên cứu/ nghin cứu),

lỗi o/ô (trầm bổng/ trầm bỏng), lỗi â/ ă (thâm đen/ thăm đen; ngày rằm/ ngày
rầm), lỗi a/ â (xảy ra/ xẩy ra).
- Về âm đệm, học sinh không thể hiện các trường hợp âm tiết có âm đệm khi
viết chữ. Chảng hạn như : con thuyền/ con thiềng; tròn xoe/ tròn xe; trí tuệ/ trí
tệ; thoải mái/ thả mái...)
- Các lỗi sai dấu ngã/ dấu hỏi khá phổ biến trong bài tập làm văn các em.
2.4. Nguyên nhân mắc lỗi sai chính tả:
Có nhiều nguyên nhân mắc lỗi chính tả. Trong đề tài này tôi chỉ có thể trình bày các
nguyên nhân sau:
+ Do phát âm địa phương
Trong quá trình điền dã ngữ âm tiếng Khánh Hòa, chung tôi đối chiếu với ngữ âm của
ngôn ngữ toàn dân. Có thể đưa ra các nhận xét sau:
- Trường hợp phát âm lẫn lộn phụ âm đầu như : v/d; v/qu; kh/ ph, các lỗi phụ
âm cuối như n/ng, t/c...

16


- Trường hợp âm chính ươ lẫn với ư, mười phát âm thành mừ, dưới phát âm
thành dứ, lưới phát âm thành lứ là hiện tượng khá phổ biến ở các huyện thị xã
Khánh Hòa và đây cũng là đăc trưng về ngữ âm của phương ngữ Nam.
- Trường hợp lẫn lộn âm chính ê/ iê cũng khá phổ biến ở các vùng ở Khánh
Hòa và chung chiếm một tỷ lệ lớn trong các bảng thống kê. Ví dụ: làm thêm/
làm thiêm; đêm/ điêm...
- Âm chính ê lẫn lộn với ơ cũng chính một số lượng không nhỏ ở Khánh Hòa.
Ví dụ: làm thuê/ làm thơ, có thể/ có thở...
- Trường hợp ô trong vần ôi thường lẫn với â trong vần âu. Ví dụ: tối/ tấu,
cái chổi/ cái chẩu...
- Bên cạnh đó, chung ta còn thấy một số trường hợp lẫn lộn âm chính a/ e
( Vạn Gĩa/ Vạn Giẻ; ba/ be); ơ/ ư (cơm/ kưm); ô/ o (tối/ tói).

Chính hiện tượng phát âm địa phương này đã dẫn đến việc viết sai lỗi chính tả của các
em.
+ Do hạn chế của chữ Quốc ngữ
Chữ viết của Tiếng Việt là chữ Quốc ngữ, là loại chữ viết ghi âm. Mối quan hệ lý
tưởng giữa âm đọc và con chữ là mối quan hệ 1-1. Tuy vậy, trong thực tế có sự bất
cập giữa âm và chữ. Một âm vị thể hiện bằng 2 hoặc 3 con chữ.
- Âm /k/ có 3 chữ c, k, q
- Âm /z/ có 2 chữ d và gi
Hoặc ngược lại, có âm vị không được biểu hiện bằng con chữ nào (âm vị tắc thanh
hầu không có chữ cái tương ứng). Điều này dẫn đến sự phức tạp trong công việc
người học chuyển mã âm thanh sang chữ viết và ngược lại.
Khi khảo sát lỗi chính tả chung ta nhận thấy, học sinh mắc các lỗi do hạn chế của chữ
Tiếng việt nói trên như : nghe/ nge; (đôi) giày/ (đôi) dày...
+ Do học sinh chưa có ý thức viết đúng chính tả

17


Rèn luyện chính tả là một nội dung dạy học trong chương trình Ngữ văn địa phương
cấp trung học cơ sở cụ thể là ở khối lớp 7. Qua các tiết học này, học sinh được rèn
luyện kỹ năng và giáo dục ý thức viết đung chính tả. Nếu không cẩn thận khi viết, các
em dễ mắc các lỗi chính tả, về cách sử dụng từ ngữ hoặc lỗi ngữ pháp. Do vậy, giáo
viên luôn nhắc nhở các em phải đắn đo suy nghĩ trước khi viết. Có thể chu ý về ngữ
nghĩa, về văn cảnh mà từ ngữ xuất hiện điều này rất quan trọng.
3. Biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học kiểu bài rèn chính tả trong
chương trình Ngữ văn địa phương ở khối lớp 7 trường TH&THCS Cam Lập
3.1. Đổi mới phương pháp dạy học, thiết kế giáo án dạy học chính tả trong
chương trình Ngữ văn địa phương ở khối lớp 7 trường TH&THCS Cam Lập.
3.1.1. Đổi mới tiến trình tổ chức dạy học
3.1.1.1. Xây dựng mục tiêu chương trình Ngữ Văn địa phương ở khối

lớp 7 phù hợp với trường TH&THCS Cam Lập.
Để xây dựng được mục tiêu chương trình Ngữ Văn địa phương phù hợp cần
có khoảng thời gian nghiên cứu và tìm tòi lâu dài và tích cực để làm nổi bật được
nét đặc trưng của của vùng phương ngữ cụ thể. Từ đó, đề ra mục tiêu giup học sinh
tránh được những lỗi sai thường gặp.
Tuy nhiên chương trình Ngữ Văn địa phương đổi mới vẫn phải kế thừa
những nền tảng kiến thức, kỹ năng, thái độ và kỹ năng sống đã có trước đó và thêm
những phần chưa có. Cụ thể:
Lớp 7: Nội dung chủ yếu là rèn luyện chính tả, giup học sinh phát hiện
và sửa một số lỗi sai thường gặp trong khi nói và viết, lập sổ tay chính tả.


Mức độ cần đạt đối với học sinh
+ Biết được một số lỗi chính tả thường mắc phải ở địa phương –
nơi đang sinh sống.
 Lỗi sai về phụ âm đầu: s/x; tr/ch; gi/d; kh/ph; v/d….
 Lỗi sai về âm đệm: o và u
18


 Lỗi sai về âm chính (nguyên âm): i/iê; o/ô; ă/â; ô/ơ; a/e…
 Lỗi sai về âm cuối: c/t; n/ng…
 Lỗi sai về thanh điệu: ngã/ hỏi
+ Sửa được một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của phát âm địa
phương.
+ Trong sai lỗi chính tả trong khi nói và viết.
 Kiến thức: Một số lỗi chính tả do phát âm sai thường thấy ở địa
phương.
 Kỹ năng: Sửa một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của phát âm địa
phương.

 Thái độ: Có ý thức viết đung chính tả trong khi viết và phát âm
đung chuẩn khi nói.
3.1.1.2. Lựa chọn và đổi mới phương pháp dạy học phù hợp
Những phương pháp đặc trung của những tiết dạy tiếng Việt có thể áp dụng
như: phương pháp phân tích ngôn ngữ (phân tích – phát hiện; phân tích –chứng
minh; phân tích – phán đoán; phân tích – tổng hợp); phương pháp giao tiếp;
phương pháp rèn luyện theo mẫu; phương pháp làm việc nhóm; phương pháp trò
chơi/ sân khấu hóa tiết học; phương pháp đàm thoại và phương pháp thuyết giảng.
Dạy học nêu và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học trong đó giáo viên
tạo ra những tình huống sư phạm có chứa vấn đề, tổ chức, hướng dẫn cho HS phát
hiện tình huống có vấn đề, thông qua đó HS chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kỹ năng
và đạt được những mục đích độc lập. Đây có thể được xem là phương pháp hiệu
quả trong những giờ dạy học rèn luyện chính tả.
Dạy học hợp tác là phương pháp dạy học dựa trên sự tương tác giữa học sinh –
học sinh và giữa giáo viên– học sinh. Phương pháp này đòi hỏi sự tham gia và hợp tác
tích cực của các thành viên để tìm kiếm giải pháp cho một vấn đề được đưa ra, nhằm
đạt được mục tiêu học tập. Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn và định phướng, học
19


sinh suy nghĩ cùng hợp tác, tìm tòi và nghiên cứu, thảo luận, tranh luận, đưa ra giải
pháp, đánh giá và kết luận khái quát lại vấn đề.
Phương pháp giao tiếp dựa trên cơ sở đề xuất phương pháp dạy học theo định
hướng giao tiếp dựa vào chức năng giao tiếp của ngôn ngữ và mục đích của việc
dạy tiếng Việt trong nhà trường: không chỉ đơn thuần cung cấp cho học sinh một
số khái niện hay quy tắc ngôn ngữ mà mục đích cuối cùng là giup cho học sinh có
được những kĩ năng, kĩ xảo trong việc sử dụng ngôn ngữ.
Để thực hiện tốt các phương pháp này, cần phải gắng các nội dung dạy học
các nhân tố giao tiếp như mục đích giao tiếp, nội dung giao tiếp, nhân vật giao tiếp,
cách thức và hoàng cảnh giao tiếp.

Đối với phương pháp giao tiếp, giáo viên có thể thực hành các câu các từ ngữ
địa phương nếu có thể thì học sinh cũng có thể tham gia vào các hoạt động giao
tiếp này, chỉ khi đặt học sinh vào những tình huống giao tiếp cụ thể thì khả năng
tìm tòi, phát hiện và khắc sâu kiền thức của học sinh mới phát huy tối đa tác dụng.
Thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều chủ yếu là bắt người học ghi nhớ
kiến thức để đối phó với thi cử sang lối dạy học tích cực có sự giup đỡ, hướng
dẫn, tổ chức của người dạy giup người học phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, có niềm
vui, hứng thu trong học tập.
Chuyển từ hình thức dạy học đồng loạt cả lớp đối diện với người dạy học
sang tổ chức dạy học theo các hình thức dạy học tương tác: học cá nhân, học theo
nhóm.
Làm cho việc học gắn với môi trường thực tế, gắn với kinh nghiệm sống với
cá nhân của người học, tạo điều kiện cho người học có kĩ năng vận dụng kiến thức
đã học vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn đời sống.
Chu trọng vận dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn
(các phương pháp dạy hoc theo định hướng giao tiếp, phân tích ngôn ngữ, rèn

20


luyện theo mẫu trong các giờ học tiếng Việt, các phương pháp vấn đáp gợi tìm, dạy
đọc sáng tạo).
Dạy học chu trọng đến việc rèn luyện và phát triến kĩ năng: nghe, nói, đọc,
viết, tăng cường thực hành và gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống, tạo
điều kiện cho học sinh tham gia hoạt động tìm tòi, phát hiện, vận dụng kiến thức để
giải quyết một số vấn đề thực tiễn có liên quan đến các nội dung phân môn Tiếng
Việt thông qua các dạng câu hỏi, bài tập được xây dựng theo chuẩn kiên thức và kĩ
năng.
3.1.1.3. Ứng dụng công nghệ thông tin vào từng tiết dạy

Như chung ta đã biết, việc dạy học các tiết rèn luyện chính tả trong chương
trình Ngữ văn địa phương rất đa dạng và hấp dẫn đối với học sinh nếu như giáo
viên biết tổ chức tiết học sinh động và hấp dẫn. Để rèn luyện chính tả ở trong
chương trình Ngữ văn địa phương, chung ta cũng có thể sáng tạo đặt ra các dạng
câu hỏi bài tập về chính âm- chính tả kết hợp với giờ ngoại khóa hoặc các hoạt
động ngoài giờ lên lớp để tổ chức cho học sinh đi tham gia học và chơi.
Một số nội dung hoạt động khác thì có thể tiến hành bài dạy theo các bước sau:
Hoạt động 1: Nêu mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của bài học.
Hoạt động 2: Học nhóm: chia nhóm, hướng dẫn học sinh trao đổi, phân công làm
việc theo cặp, theo phiếu yêu cầu…
Hoạt động 3: Học sinh trình bày kết quả làm việc nhóm.
Hoạt động 4: Giáo viên tổng kết, đánh giá tiết học.
Tuy nhiên, việc tổ chức cho học sinh học bằng hình thức nào nêu trên cũng đều
gặp một số khó khăn nhất định. Còn đối với những nội dung dạy học theo các hoạt
động nêu trên thì tiết học sẽ rất đơn điệu, nhạc nhòa, gây nhàm chán cho học sinh,
khó có thể giup các em nắm và nhớ lâu bài học. Để khắc phục được một số nhược
điểm và khó khăn nêu trên, tôi cho rằng việc ứng dụng công nghệ thông tin mà cụ
thể là ứng dụng phần mềm powerpoint trong việc soạn giảng chương trình Ngữ
văn địa phương là vấn đề cần thiết và có thể mang lại hiệu quả cao trong giờ học.
21


Thông qua những đĩa CD âm thanh có thể nghe những cách đọc đung, hình ảnh,
những dạng bài tập hiện lên trên màn hình cụ thể, rõ ràng, giàu màu sắc, đặc biệt là
có thể giup các em có cái nhìn rõ ràng, cụ thể hiểu bài và nhớ bài lâu hơn, làm cho
học sinh hứng thu hơn trong giờ học Ngữ văn địa phương. Từ sự phong phu, đa
dạng của nội dung chương trình Ngữ văn địa phương và những vấn đề nêu trên, tôi
cho rằng nên đưa một số nội dung bài dạy vào soạn giảng bằng giáo án điện tử
nhằm mục đích chung: thông qua kênh hình ảnh, phim tư liệu, thông tin cụ thể, …
để thiết kế những hoạt động dạy học, trò chơi học tập phù hợp với nội dung bài

học, giup học sinh tìm hiểu nội dung bài học sâu hơn, cụ thể hơn, kích thích tính
tích cực chủ động của học sinh, khơi dậy ở học sinh năng lực khám phá, tìm hiểu
về ngôn ngữ.
Chương trình Ngữ văn địa phương khối lớp 7 ở các tiết dạy rèn luyện chính tả
việc thiết kế một số giáo án điện tử nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới về phương
pháp, phương tiện dạy học. Việc đổi mới mục tiêu và nội dung dạy học yêu cầu
cần đổi mới phương pháp, muốn đổi mới phương pháp cần chu ý đến phương tiện
dạy học. Công nghệ thông tin là một trong những phương tiện giup cho việc đổi
mới phương pháp dạy học bằng việc soạn thảo và ứng dụng các phần mềm tin học.
Từ trước đến nay, môn Ngữ văn là một trong những môn ít sử dụng phương tiện
dạy học, phương tiện dạy học đối với phần lớn giáo viên chỉ là cuốn sách giáo
khoa, bảng đen và phấn trắng. Thỉnh thoảng có sử dụng cũng chỉ là những tấm
bảng phụ đơn giản và nghèo nàn. Việc sử dụng các phương tiện nghe nhìn như
băng hình, đĩa CD, máy tính, máy chiếu và thiết bị hiện đại đối với môn Ngữ văn
còn nhiều hạn chế, đặc biệt là phần nội dung chương trình Ngữ văn địa phương.
Ứng dụng công nghệ thông tin soạn giảng một số bài dạy trong chương trình Ngữ
văn địa phương sẽ đáp ứng được phần nào những yêu cầu đổi mới dạy và học trong
thời đại ngày nay.
3.1.1.4. Cần chọn các trường hợp học sinh phát âm lệch chuẩn để đưa
vào nội dung dạy học các tiết về rèn luyện chính tả do phát âm địa
phương.
22


Ví dụ như rèn luyện các lỗi lẫn lộn phụ âm đầu : v/d ; v/qu ; lẫn lộn âm chính :
ươ/ư ; ô/o ; ă/â ; a/â. Rèn cho học sinh viết đung chính tả các tiếng chứa âm đệm
và biết phân biệt dấu hỏi/ ngã khi viết.
3.1.1.5. Hướng dẫn học sinh lập sổ tay chính tả
Hướng dẫn các em có thói quen ghi chép những cách viết đung chính tả của
những từ ngữ thường gặp. Chẳng hạn như hướng dẫn học sinh lập sổ tay chính tra

trường hợp các em hay lẫn lộn giữa âm chính i/iê :
VIẾT BẰNG –IU KHÔNG VIẾT BẰNG –ƯU
BỈU dè bỉu
BĨU bĩu môi
BÍU bíu chặt, bíu lấy
HIU hiu hắt, hiu hiu, hiu quạnh, đìu hiu, hẩm hiu.
IU iu ỉu, ấp iu.
ỈU ỉu ỉu, ỉu như bánh đa nhung nước, ỉu quá, ỉu xìu, trời ỉu.
KHIU khẳng khiu
LIU liu điu, ô liu
LÌU hung lìu
3.1.1.6. Hướng dẫn học sinh làm các bài tập chính tả nhằm khắc phục các
loại lỗi chính tả âm chính, âm đệm và thanh điệu do phát âm địa phương.
Có thể cho học sinh làm bài tập về việc viết dấu hỏi hay dấu ngã từ bài tập sau :
+Viết dấu hỏi hoặc dấu ngã vào những chỗ in nghiêng :
ve tranh; biêu quyết; dè biu; bủn run; dai dăng; hương thụ; tương tượng; ngày giô;
lổ mang; suy nghi; xối xa; hạt de; mát me; bai cát; hoang da; mang xà; mách leo…
+ Điền nguyên âm i/iê ; o/ ô thích hợp vào chỗ trống :
- Lua ch…m; chu ch…m; vịt x…m; hồng x…m; …m ắng; ch…m nổi; m…n man;
l…m khiết; l…m dim; gh…m bấm.
23


- Tr…ng chờ; tr…ng ngóng; …ng bà; con …ng; n…ng nàn; bắt …c; đom đ…m;
non s…ng; g…c cây; b…chơi.
3.1.1.7. Cung cấp cho học sinh các quy tắc, mẹo luật nhằm giúp chúng em
viết đúng chính tả.
Có thể cung cấp cho học sinh vài mẹo luật viết đung dấu hỏi/ ngã trong trường
hợp sau :
- Đối với các từ láy : vận dụng quy tắc hài âm, hài thanh đối với các tiếng cùng

nhóm trong từ láy
+ Huyền – ngã – nặng. Ví dụ : rực rỡ, dữ dội, vò vỡ...
+ Sắc – hỏi – không. Ví dụ : phấp phỏng, sắc sảo, rắn rỏi, phỏng phao...
Cách ghi nhớ :
Em Huyền mang Nặng Ngã đau
Hỏi Không Sắc thuốc đâu mà lành?
(Lưu ý) : Vẫn có một số từ thuộc trường hợp ngoại lệ như bền bỉ, khe khẽ, hồ hởi, ve
vãn, vỏn vẹn...
- Đối với các từ Hán Việt : thường các tiếng bắt đầu bằng một trong những phụ âm
M, N, NH, V, L , D, NG, đều mang dấu ngã. Ví dụ : mã số, mẫu giáo, nỗ lực, trí não,
nhẫn nại, lãnh tụ, thành lũy, dã man, dũng sĩ, đội ngũ, nghĩa khí....
Cách ghi nhớ : Mình Nên NHớ Viết Là Dấu NGã.
3.1.2. Định hướng soạn giáo án đối với các bài học chính tả từ địa phương
3.1.2.1. Chữa lỗi cách phát âm
Một giáo án theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học về cơ bản vẫn được
thực hiện theo các bước cơ bản sau :
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh (có thể thực hiện đầu giờ học hoặc có thể
đan xen trong quá trình dạy bài mới.)
• Kiểm tra tình hình nắm vững bài học cũ.
24


• Kiểm tra tình hình chuẩn bị bài mới (soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị tài liệu và đồ
dùng học tập cần thiết).
+ Tổ chức dạy và học bài mới :
• Giáo viên giới thiệu bài mới nêu nhiêm vụ học tập và cách thức thực hiện, để đạt
được mục tiêu bài học tạo động cơ học tập cho học sinh.
• Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh suy nghĩ, tìm hiẻu khám phá và lĩnh hội nội
dung bài học, nhằm đạt mục tiêu bài học với sự vận dụng phương pháp dạy học
phù hợp.

+ Luyện tập , củng cố :
Giáo viên hướng dẫn học sinh củng cố, khắc sâu những kiến thức kĩ năng và thái
độ thông qua hoạt động thực hành luyện tập có tính tổng hợp nâng cao theo những
hình thức khác nhau, ví dụ như : kiểm tra giấy, vấn đáp, thể trắc nghiệm, thi hiểu
biết, dụng tình huống cụ thể…
+ Đánh giá:
• Trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu bài học, giáo viên chỉ kiếm môt số câu hỏi, bài
tập và tổ chức cho học sinh tự đánh giá về kết quả học tập của bản thân và của bạn.
• Giáo viên đánh giá tổng kết về kết quả giờ học.
+ Hướng dẫn giờ học tiếp nối của học sinh.
• Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập, cũng cố bài cũ ( thông qua làm bài tập
thực hành, thí nghiệm..)
• Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài học mới.
Riêng cách chữa lỗi cách phát âm, các giáo án không nên soạn dựa trên nội
dung của sách giáo khoa hiện tại. Bởi vì cách phát âm trong sách giáo khoa chưa
thật sự phù hợp với tùng địa phương, mà chỉ dựa trên những đặc điểm ngữ âm của
3 phương ngữ âm Bắc – Trung – Nam. Nên đối với phần này giáo viên nên dựa
vào những lỗi sai thường gặp trong cách phát âm của học sinh và ngay trong tiết
dạy.
25


×