Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

phát triển nghề nuôi ong mật ở hộ nông dân huyện nho quan, tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.18 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

-------

-------

PHẠM THỊ HỒNG GIANG

PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI ONG MẬT Ở HỘ NÔNG DÂN
HUYỆN NHO QUAN, TỈNH NINH BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
-----------------------------------------

PHẠM THỊ HỒNG GIANG

PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI ONG MẬT Ở HỘ NÔNG DÂN
HUYỆN NHO QUAN, TỈNH NINH BÌNH

Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP


Mã số: 60.62.01.15
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN THỊ MINH HIỀN

Hà Nội, năm 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn là trung thực và chưa hề được bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2014

TÁC GIẢ

Phạm Thị Hồng Giang

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ “Phát triển nghề nuôi ong mật ở hộ
nông dân huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình”, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản
thân, tôi còn nhận được sự dạy bảo, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, các

tổ chức, cá nhân trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo PGS-TS.
Nguyễn Thị Minh Hiền - người đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ tôi trong suốt
quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện
Nho Quan, phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Nho Quan đã hỗ trợ tôi trong quá
trình tìm hiểu, thu thập, phân tích số liệu, hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn - Học
viện Nông nghiệp Việt Nam, Bộ môn Phát triển nông thôn đã tận tình giúp đỡ
tôi trong học tập cũng như nghiên cứu để hoàn thành đề tài này.

Hà Nội, ngày

tháng 12 năm 2014

Tác giả luận văn

Phạm Thị Hồng Giang

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn


ii

Mục lục

iii

Danh mục bảng

v

Danh mục hình, hộp, sơ đồ

vi

Danh mục viết tắt

vii

PHẦN I MỞ ĐẦU

1

1.1

Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2


Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1

Mục tiêu chung

2

1.2.2

Mục tiêu cụ thể

2

1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3

1.3.1

Đối tượng nghiên cứu

3

1.3.2


Phạm vi nghiên cứu

3

PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

4

2.1

Cơ sở lý luận

4

2.1.1

Một số khái niệm cơ bản.

4

2.1.2

Vai trò và đặc điểm của nghề nuôi ong mật

10

2.1.3

Nội dung của phát triển nghề nuôi ong mật ở hộ .


14

2.1.4

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nghề nuôi ong mật ở hộ.

14

2.2

Cơ sở thực tiễn

19

2.2.1

Kinh nghiệm nuôi ong trên thế giới

19

2.2.2

Kinh nghiệm phát triển nuôi ong của Việt Nam

21

2.2.3

Các nghiên cứu có liên quan đến phát triển nuôi ong.


25

2.2.4

Một số nhận xét rút ra từ nghiên cứu tổng quan

27

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

28

3.1

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

28

3.1.1

Đặc điểm tự nhiên

28

3.1.2

Đặc điểm kinh tế xã hội

30


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page iii


3.2

Phương pháp nghiên cứu.

36

3.2.1

Phương pháp thu thập thông tin

36

3.2.2

Các phương pháp phân tích

38

3.2.3

Các chỉ tiêu nghiên cứu

39


PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1

40

Thực trạng phát triển nghề nuôi ong mật ở hộ nông dân huyện
Nho Quan.

40

4.1.1

Khái quát sự phát triển nghề nuôi ong mật ở huyện Nho Quan

40

4.1.2

Thông tin chung về hộ và nguồn lực của hộ nuôi ong mật huyện
Nho Quan

44

4.1.3

Sự phát triển về số lượng và cơ cấu đàn ong của hộ

48

4.1.4


Hình thức nuôi và kỹ thật nuôi ong ở hộ

51

4.1.5

Sử dụng đầu vào và tiêu thụ sản phẩm ở hộ nuôi ong

56

4.1.6

Chất lượng sản phẩm

62

4.1.7

Kết quả và hiệu quả trong nuôi ong ở hộ

62

4.1.8

Đánh giá chung về nghề nuôi ong mật ở hộ

67

4.2


Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nghề nuôi ong mật ở hộ.

71

4.2.1

Quy mô và tập quán và trình độ của hộ nuôi ong

71

4.2.2

Thị trường tiêu thụ sản phẩm

72

4.2.3

Bệnh ong và các thù địch của ong

73

4.2.4

Yếu tố kỹ thật trong nuôi ong

73

4.2.5


Thiếu vốn đầu tư nuôi ong

75

4.2.6

Phân tích SWTO trong phát triển nghề nuôi ong của hộ

75

4.3

Định hướng và các giải pháp phát triển nghề nuôi ong mật

77

4.3.1

Định hướng phát triển nghề nuôi ong mật

77

4.3.2

Giải pháp phát triển nghề nuôi ong

82

PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


87

5.1

Kết luận

87

5.2

Kiến nghị

89

TÀI LIỆU THAM KHẢO

92

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page iv


DANH MỤC BẢNG
STT
3.1

Tên bảng
Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của huyện qua 3 năm

(2011-2013)

3.2

Trang
31

Diện tích và cơ cấu cây trồng chủ yếu của huyện qua 3 năm
(2011-2013)

33

3.3

Cơ sở hạ tầng của huyện Nho Quan trong giai đoạn 2011– 2013

35

3.4

Số hộ điều tra theo quy mô nuôi ong mật của huyện Nho Quan

37

3.5

Bảng phân tích SWOT

38


4.1

Số lượng hộ nuôi ong mật tại các xã và thị trấn của huyện qua 3
năm (2011-2013)

4.2

41

Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi huyện Nho
Quan năm 2011 – 2013

43

4.3

Đặc điểm của chủ hộ nuôi ong huyện Nho Quan

45

4.4

Điều kiện sản xuất của các nhóm hộ điều tra

47

4.5

Số hộ, số đàn và sản lượng mật ong của toàn huyện Nho Quan


49

4.6

Phân nhóm hộ theo quy mô đàn (2011-2013)

50

4.7

Tình hình đầu tư trong nuôi ong của hộ

58

4.9

Chi phí sản xuất của các hộ nuôi ong

63

4.10

Cơ cấu kết quả sản xuất nghề nuôi ong của hộ điều tra

65

4.11

Kết quả và hiệu quả của hộ nuôi ong


66

4.12

So sánh kết quả và hiệu quả của nghề nuôi ong và sản xuất

4.13

nông nghiệp

68

Phân tích SWOT trong phát triển nghề nuôi ong

76

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page v


DANH MỤC HÌNH, HỘP, SƠ ĐỒ
Hình 4.1: Hình thức nuôi ong mật ở hộ

51

Hình 4.2: Tỷ lệ di chuyên ong ở hộ

52


Hộp 4.1:Nhân đàn ong như thế nào

53

Hộp 4.2: Chọn ong giống

54

Hộp 4.3: Chăm sóc đàn ong

55

Hộp 4.4: Đầu ra cho sản phẩm

60

Sơ đồ 4.1: Tình hình phân phối sản phẩm của hộ

61

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

HĐND

Hội đồng nhân dân


UBND

Ủy ban nhân dân

KHKT

Khoa học kỹ thuật

CLB

Câu lạc bộ

HTX

Hợp tác xã

TTKT

Tăng trưởng kinh tế

PTKT

Phát triển kinh tế

GTSX

Giá trị sản xuất

TNHH


Thu nhập hỗn hợp



Lao động

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page vii


PHẦN I. MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nuôi ong mật là một nghề nông nghiệp đặc biệt có giá trị kinh tế cao bởi
những lợi ích mà ngành nuôi ong mang lại là rất lớn. Nuôi ong không những
tạo ra sinh kế bền vững, là nguồn thu nhập quan trọng cho người nông dân,
mà còn tạo ra việc làm cho nhiều người ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Khác với
những ngành chăn nuôi khác (chăn nuôi lợn, gia cầm) cần vốn đầu tư lớn về
chuồng trại, thức ăn, chi phí thú y..., thì ngành chăn nuôi ong lại không cần
vốn đầu tư nhiều, có thể tận dụng được các nguyên vật liệu rẻ tiền, sẵn có để
làm thùng nuôi; không tốn thức ăn vì thức ăn chủ yếu của ong là mật hoa và
phấn hoa của các loại cây trồng tự nhiên do ong tự bay đi lấy về. Các sản
phẩm từ con ong đem lại giá trị dinh dưỡng cao cho con người như mật ong,
phấn hoa, sữa ong chuá, sáp ong, keo ong ...ngoài ra các sản phẩm này còn

dùng để làm thuốc, chế mỹ phẩm và là nguyên liệu trong nhiều ngành công
nghiệp khác. Bên cạnh đó, nuôi ong còn tạo ra sự đa dạng và phong phú của
các loại cây trồng; bảo vệ môi trường sinh thái bởi ong tham gia tích cực
trong việc thụ phấn chéo cho cây trồng, làm tăng năng suất và sản lượng cây
trồng. Giá trị kinh tế do việc ong thụ phấn mang lại cho sản xuất nông nghiệp
còn lớn hơn hàng chục lần so với giá trị của tất cả các sản phẩm của đàn ong
(Carane, 1990)
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, khí hậu nóng ẩm, thảm
thực vật phong phú đa dạng cùng với thời tiết ấm áp là điều kiện thuận lợi cho
việc phát triển nghề nuôi ong mật. Ở nước ta nghề nuôi ong mật đã trở thành
một ngành sản xuất hàng hóa mang lại nhiều lợi ích cả về mặt kinh tế, xã hội
và môi trường. Nho Quan là một huyện miền núi phía tây bắc của tỉnh Ninh
Bình, là huyện có nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp nhưng lại có

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 1


tiềm năng sinh thái để phát triển nghề nuôi ong mật. Phát triển nghề nuôi ong
mật tại Nho Quan là một biện pháp tích cực để khai thác hiệu quả những tiềm
năng về trữ lượng cây nguồn phấn, cây nguồn mật, cũng như những điều kiện
thuận lợi về thiên nhiên, khí hậu và nguồn lao động hiện có của tỉnh. Qua đó
thu được nhiều loại sản phẩm quý có giá trị kinh tế cao để phục vụ cho nhu
cầu tiêu dùng và xuất khẩu, đồng thời tạo ra được nhiều việc làm, giúp cho
người dân tăng thêm thu nhập để cải thiện đời sống. Tuy nhiên, quá trình phát
triển nuôi ong và tiêu thụ sản phẩm từ ong mật ở huyện Nho Quan vẫn đang
đối diện với một số khó khăn, thách thức: Qui mô nuôi nhỏ lẻ, phân tán, tự
phát; Việc phát triển chưa gắn với thị trường, tiêu thụ sản phẩm từ ong mật
diễn ra tại các gia đình (bán tại chỗ). Vì vậy, hiệu quả kinh tế của người sản

xuất thấp. Do đó, việc nghiên cứu phát triển, đánh giá hiệu quả kinh tế, phân
tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển nuôi ong mật là rất cần thiết. Chính vì
vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phát triển nghề nuôi ong mật ở
hộ nông dân huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng, tiềm năng và các nhân tố tác động đến phát triển nuôi
ong mật của huyện nho quan tỉnh Ninh Bình. Từ đó đưa ra một số giải pháp phát
triển nghề nuôi ong cho hộ nông dân huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nghề nuôi ong mật
của hộ nông dân.
- Đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi ong ở hộ nông dân huyện Nho
Quan, tỉnh Ninh Bình những năm qua;
- Phân tích yếu tố ảnh hưởng tới phát triển nghề nuôi ong mật ở hộ nông
dân huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 2


- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển ngành nuôi ong mật của hộ
nông dân huyện Nho Quan trong những năm tới.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề kinh tế, quản lý về việc phát triển nghề nuôi
ong mât của huyện Nho Quan.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu về:

- Thực trạng nuôi ong mật của hộ nông dân huyện Nho Quan.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nghề nuôi ong của hộ nông dân
- Định hướng và các giải pháp nhằm phát triển nghề nuôi ong mật của
hộ nông dân huyện Nho Quan.
Về không gian: Đề tài được triển khai nghiên cứu trên địa bàn huyện
Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, các nội dung chuyên sâu được khảo sát tại các hộ
nông dân điển hình ở 03 xã đại diện
Về thời gian: các dữ liệu về thực trạng phát triển nghề nuôi ong của hộ
nông dân huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình được thu thập từ năm 2011-2013
Các giải pháp phát triển nghề nuôi ong mật của hộ nông dân huyện có
thể áp dụng từ năm 2014-2019

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 3


PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản.
2.1.1.1 Khái niệm về phát triển
Ngày nay có nhiều quan niệm khác nhau về sự phát triển: phát triển là
quá trình làm tăng thêm năng lực của con người hoặc môi trường để đáp ứng
nhu cầu của con người hoặc nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Sản
phẩm của sự phát triển là con người được khỏe mạnh, được chăm sóc sức
khỏe tốt, có nhà ở và tiện nghi sinh hoạt, được tham gia vào hoạt động sản
xuất theo chuyên môn đào tạo và được hưởng thụ các thành quả của quá trình
phát triển. Như vậy phát triển không chỉ bao hàm việc khai thác và chế biến
các nguồn tài nguyên, xây dựng cơ sở hạ tầng, mua và bán sản phẩm mà còn
bao gồm các hoạt động không kém phần quan trọng như chăm sóc sức khỏe,

an ninh xã hội, đặc biệt là an ninh con người, bảo tồn thiên nhiên,...phát triển
là một tổ hợp các hoạt động, một số mục tiêu xã hội, một số mục tiêu kinh tế,
dựa trên tài nguyên thiên nhiên, vật chất, tí tuệ nhằm phát huy hết khả năng
của con người, được hưởng cuộc sống tốt đẹp hơn.
Tuy có nhiều quan niệm về sự phát triển, nhưng tựu trung lại các ý kiến
đều cho rằng: phạm trù của sự phát triển là phạm trù vật chất, phạm trù tinh
thần, phạm trù về hệ thống giá trị của con người. Mục tiêu chung của phát
triển là nâng cao các quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và quyền
tự do công dân của mọi người dân.
2.1.1.2. Khái niệm tăng trưởng và phát triển kinh tế
Tăng trưởng kinh tế được coi là tiền đề cần thiết cho sự phát triển. Tăng
trưởng kinh tế được quan niệm là sự tăng thêm (hay gia tăng) về quy mô sản
lượng nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Do vậy, để biểu thị sự tăng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 4


trưởng kinh tế, người ta dùng mức tăng thêm của tổng sản lượng nền kinh tế
tính toàn bộ hay tính bình quân theo đầu người của thời kỳ sau so với thời kỳ
trước. Đó là mức phần trăm (%) hay tuyệt đối hàng năm, hay bình quân trong
một giai đoạn.
Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và
chất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề
về kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia. Theo cách hiểu như vây, phát triển là một
quá trình lâu dài và do các nhân tố nội tại của nền kinh tế quyết đinh. Nội
dung phát triển kinh tế được khái quát theo ba tiêu thức:
Một là: sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế và mức gia tăng
thu nhập bình quân trên một đầu người. Đây là tiêu thức thể hiện quá trình

biến đổi về lượng của của nền kinh tế, là điều kiện cần để nâng cao mức sống
vật chất của một quốc gia và thực hiện mục tiêu khác của phát triển.
Hai là: sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế. Đây là tiêu thức
phản ánh sự biến đổi về chất của nền kinh tế một quốc gia. Để phân biệt các
giai đoạn phát triển kinh tế hãy so sánh trình độ phát triển giữa các nước với
nhau, người ta thường dựa vào dấu hiệu về dạng cơ cấu ngành kinh tế mà
quốc gia đạt được.
Ba là: sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội. Mục tiêu
cuối cùng của sự phát triển kinh tế trong các quốc gia không phải là tăng
trưởng hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà là việc xóa đói giảm nghèo, suy
dinh dưỡng, tăng tuổi thọ bình quân, nâng cao trình độ dân trí, khả năng tiếp
cận các dịch vụ y tế, khoa học, kỹ thuật.... Hoàn thiện các tiêu chí trên là sự
thay đổi về chất xã hội của quá trìn phát triển.
* Phát triển kinh tế theo chiều rộng: phát triển kinh tế bằng cách tăng số
lượng lao động, khai thác thêm các nguồn tài nguyên thiên nhiên,tăng thêm
tài sản cố định và tài sản lưu động trên cơ sở kỹ thuật như trước. Trong điều
kiện một nước kinh tế chậm phát triển, những tiềm năng kinh tế chưa được
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 5


khai thác và sử dụng hết, nhất là người lao động chưa có việc làm thì phát
triển kinh tế theo chiều rộng là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng, nhưng
đồng thời phải phát triển kinh tế theo chiều sâu. Tuy nhiên, phát triển kinh tế
theo chiều rộng có những giới hạn, mang lại hiệu quả kinh tế thấp. Vì vậy,
phương hướng phát triển lâu dài là phát triển kinh tế theo chiều sâu.
* Phát triển kinh tế theo chiều sâu: Phát triển kinh tế chủ yếu nhờ đổi mới
thiết bị, áp dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ, cải tiến tổ chức sản
xuất và phân công lao động, sử dụng hợp ly các nguồn tài nguyên thiên nhiên

hiện có. Trong điều kiện hiện nay những nhân tố phát triển theo chiều rộng
đang cạn dần, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới ngaỳ càng phát
triển mạnh với những tiến bộ mới về công nghệ, tin học, khoa học kỹ thuật,
công nghệ sinh học đã thúc đẩy các nước coi trọng chuyển sang phát triển
kinh tế theo chiều sâu được biểu hiện ở các chỉ tiêu: tăng hiệu quả kinh tế,
tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, giảm hàm lượng vật tư và
tăng hàm lượng chất xám, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu suất của
đồng vốn, tăng tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân theo đầu người.
Ở Việt Nam và một số nước chậm phát triển, do điều kiện khách quan có
tính chất đặc thù, kinh tế chậm phát triển, nên phát triển kinh tế theo chiều
rộng vẫn còn đóng vai trò quan trọng. Nhưng để mau chóng khắc phục sự lạc
hậu, đuổi kịp tốc độ phát triển của các nước trên thế giới, trước hết là các
nước trong khu vực, phát triển theo chiều sâu phải được coi trọng và kết hợp
chặt chẽ với phát triển theo chiều rộng trong phạm vi cần thiết và điều kiện
cho phép.
*Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển kinh tế
Có nhiều nhân tố khác nhau liên quan đến quá trình phát triển kinh tế,
việc nghiên cứu cần thiết phải phân thành hai nhóm với tính chất và nội dung
tác động khác nhau đó là nhân tố kinh tế và nhân tố phi kinh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 6


- Nhân tố kinh tế
Đây là nhân tố có tác động trực tiếp đến các biến số đầu vào và đầu ra
của nền kinh tế. Có thể biểu hiện mối quan hệ đó bằng hàm số sau:
Y = F (Xi)
Trong đó:


Y: Giá trị đầu ra
Xi : Là giá trị các biến số đầu vào

Trong nền kinh tế thị trường, giá trị đầu ra của nền kinh tế phụ thuộc
vào sức mua và khả năng thanh toán của nền kinh tế, tức là tổng cầu, còn giá
trị các biến số đầu vào có liên quan trực tiếp đến tổng cung, tức là các yếu tố
nguồn lực tác động trực tiếp.
Hàm sản xuất trên nói lên sản lượng tối đa có thể sản xuất được tuỳ
thuộc vào các đầu vào trong điều kiện trình độ kỹ thuật và công nghệ nhất
định. Mỗi một yếu tố (biến số) có vai trò nhất định trong việc tạo ra sự gia
tăng sản lượng, do trình độ phát triển kinh tế mỗi nơi, mỗi lúc quyết địn.
- Các nhân tố phi kinh tế
Khác với các nhân tố kinh tế, các nhân tố chính trị, xã hội, thể chế hay
còn gọi là các nhân tố phi kinh tế có tính chất và nội dung tác động khác. ảnh
hưởng của chúng là gián tiếp và không thể lượng hoá cụ thể được mức độ tác
động của nó đến TTKT do vậy không thể tiến hành tính toán, đối chiếu cụ thể
được, nó có phạm vi ảnh hưởng rộng và phức tạp trong xã hội, không thể
đánh giá một cách riêng rẽ mà mang tính tổng hợp, đan xen, tất cả lồng vào
nhau, tạo nên tính chất đồng thuận hay không đồng thuận trong quá trình tăng
trưởng và PTKT đất nước. Chính vì vậy mà người ta không thể phân biệt và
đánh giá phạm vi, mức độ tác động của từng nhân tố đến nền kinh tế.
Có rất nhiều nhân tố phi kinh tế tác động đến tăng trưởng và phát triển
như: Thể chế chính trị – xã hội, cơ cấu gia đình, dân tộc, tôn giáo trong xã
hội, các đặc điểm tự nhiên khí hậu, địa vị của các thành viên trong cộng đồng
và khả năng tham gia của họ vào quản lý phát triển đất nước.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 7



Như vậy để tạo ra sự tăng trưởng và phát triển sản xuất chúng ta không
những chỉ chú ý đến các yếu tố vật chất của sản xuất mà cần quan tâm đến các
thể chế, chính sách, cách tổ chức của người nông dân (hay còn gọi là các yếu
tố phi kinh tế)
2.1.1.3 Khái niệm về sản xuất
Sản xuất là hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài người.
Sản xuất xã hội bao gồm: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra
bản thân con người. Ba quá trình đó gắn bó chặt chẽ với nhau, trong đó sản
xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Trong sản xuất
con người phải đấu tranh với thiên nhiên, tác động lên những vật chất làm
thay đổi những vật chất sẵn có nhằm tạo ra lương thực, thực phẩm và những
của cải vật chất khác phục vụ cuộc sống.
Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài
nguyên hoặc các yếu tố sản xuất để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ
(đầu ra). Nếu giả thiết sản xuất sẽ diễn biến một cách có hệ thống với trình độ
sử dụng đầu vào hợp lý, người ta mô tả mối quan hệ giưa đầu vào và đầu ra
bằng một hàm sản xuất:
Q = f(X1, X2,…, Xn)
Trong đó Q biểu thị số lượng một loại sản phẩm nhất định, X1,
X2,…., Xn là lượng của một yếu tố đầu vào nào đó được sử dụng trong quá
trình sản xuất.
Chúng ta cần chú ý mối quan hệ giữa yếu tố và sản phẩm
+ Sản phẩm cận biên (MP) của yếu tố đầu vào thay đổi. Đây là sự biến
đổi lượng đầu ra do tăng thêm chút ít yếu tố đầu vào thay đổi được biểu thị
bằng đơn vị riêng của nó. Khi sản phẩm cận biên bằng 0 thì tổng sản phẩm là
lớn nhất.
+ Sản phẩm bình quân (AP) của yếu tố đầu vào thay đổi. Đem chia

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 8


tổng sản phẩm cho số lượng yếu tố đầu vào thay đổi ta sẽ có AP. Khi một
yếu tố đầu vào được sử dụng ngày một nhiều hơn, mà các yếu tố đầu vào khác
không thay đổi thì mức tăng tổng sản phẩm ngày càng nhỏ đi.
2.1.1.4 Khái niệm về hộ nông dân
theo Ellis năm 1988, thì hộ nông dân là hộ có phương tiện kiếm sống từ
ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất, luôn nằm trong
một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bởi sự tham
gia từng phần vào thị trường với mức độ hoàn hảo không cao.
*) Kinh tế hộ nông dân: là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản
xuất xã hội, trong đó các nguồn lực như đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu
sản xuất được coi là của chung để tiến hành sản xuất, có chung ngân quỹ,
ngủ chung một nhà, ăn chung, mọi quyết định trong sản xuất kinh doanh và
đời sống là tùy thuộc vào chủ hộ, được nhà nước hỗ trợ và tạo điều kiện để
phát triển. Do vậy hộ không thuê lao động và không có khái niệm về tiền
lương và không tính được lợi nhuận, địa tô và lợi tức. Nông hộ chỉ có thu
nhập chung của tất cả các hoạt động kinh tế. Đó là sản lượng thu được hàng
năm của hộ trừ đi chi phí mà hộ bỏ ra để phục vụ sản xuất (Đỗ Văn Viện,
Đặng Văn Tiến –2000)
*) Đặc điểm kinh tế hộ nông dân
- Có sự thống nhất chặt chẽ giữa quyền sở hữu với quá trình quản lý và
sử dụng các yếu tố sản xuất.
- Lao động quản lý và lao động trực tiếp có sự gắn bó chặt chẽ.
- Kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh rất cao
- Có sự gắn bó chặt chẽ giữa quá trình sản xuất với lợi ích của người
lao động.

- Kinh tế hộ là đơn vị sản xuất có quy mô nhỏ nhưng hiệu quả.
- Kinh tế hộ sử dụng sức lao động và nguồn vốn của chủ hộ là chủ yếu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 9


*) Các yếu tố ảnh hưởng tới kinh tế hộ nông dân
- Đất đai, lao động, vốn
- Kiến thức và kỹ năng của người sử dụng nguồn lực
- Cơ sở hạ tầng của sản xuất
- Biện pháp kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất
- Thời tiết, khí hậu
- Chính sách của chính phủ
- Cơ cấu thị trường
2.1.2. Vai trò và đặc điểm của nghề nuôi ong mật
2.1.2.1. Vai trò và ý nghĩa nuôi ong mật
Hầu hết các sản phẩm từ ong mật là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng
cao và làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp khác:
+ Mật ong là sản phẩm chính thu được từ ong mật, là sản phẩm dinh
dưỡng, giàu năng lượng, dễ tiêu hóa. Thành phần chủ yếu gồm: đường gluco
và fructo, các chất đạm, enzin, vitamin, các axit hữu cơ, các nguyên tố
khoáng...
Mật ong gồm 3 loại: mật ong đơn hoa, mật ong đa hoa, mật ong dịch lá.
Mật ong đơn hoa: mật ong hoa nhãn, mật ong hoa vải, mật ong hoa
bạch đàn, mật ong hoa táo, mật ong hoa chôm chôm, mật ong hoa bạc hà, mật
ong hoa cỏ lào, mật ong hoa sú vẹt...
Mật ong đa hoa: mật ong vải nhãn; mật ong chôm chôm – cà phê; mật
ong hoa rừng...

Mật dịch lá: mật ong cao su, mật ong hỗn hợp...
+ Phấn hoa rất giàu protein, vitamin, các axit amin, các nguyên tố
khoáng có giá trị dinh dưỡng cao và chữa bệnh
+ Keo ong là nguyên liệu không thể thay thế để sản xuất một số loại
sơn dầu...
+ Nọc ong chứa axít HCL, H3PO4, Foocmic và 15 loại axít amim
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 10


+ Sữa ong chúa có giá trị dinh dưỡnng cao nhất bồi bổ sức khỏe, chữa
bệnh....
+ Sáp ong được sử dụng trực tiếp cho ngành nuôi ong để làm các mũ
chúa, tầng chân, sử dụng cho ngành công nghiệp như dược phẩm, mỹ phẩm...
Phát triển nghề nuôi ong góp phần tạo thêm việc làm cho lao động
trong địa phương, tăng thu nhập cho hộ nông dân.
Phát triển nghề nuôi ong góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp nông thôn.
Phát triển nghề nuôi ong với vấn đề môi trường sinh thái.
Phát triển nghề nuôi ong làm tăng năng suất, phẩm chất cây trồng thông
qua việc thụ phấn.
2.1.2.2 Đặc điểm kinh tế của nghề nuôi ong mật
Nghề nuôi ong mật không tốn nhiều diện tích, vốn đầu tư ban đầu thấp
không tốn nhiều nhân lực. Khai thác lợi thế từ thiên nhiên nên không phải đầu
tư vào thức ăn thường xuyên mà vẫn mang lại năng suất, sản lượng cao. Vì
vậy, mỗi hộ già đình đều có thể phát triển nghề nuôi ong mật để tăng thu
nhập. Thức ăn chính của ong là mật và phấn hoa tự nhiên.điều kiện sinh thái
Việt Nam rất phong phú đa dạng. Do vậy rất thuận lợi cho nghề nuôi ong mật.
Nuôi ong mật cho thu hoạch rất nhiều đợt trong năm, nếu vào vụ hoa

thì có thể thu hoạch sau 6- 7 ngày/ lần, mỗi lần trung bình một thùng ong nội
(4 cầu) cho sản lượng từ 3- 4 lít mật, một thùng ong ngoại (9-10 cầu) cho sản
lượng từ 5- 7 lít mật, 5-10g phấn hoa....
Ong mật cho ra nhiều sản phẩm quý đa dạng như mật ong, phấn hoa,
sáp ong, ong giống, nọc ong, sữa ong chúa... Trong đó, mật ong là sản phẩm
chính của nghề nuôi ong, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của nghề
nuôi ong (trên 70%).
Ong mật là loài côn trùng trong tự nhiên, sức sản xuất lớn. Thời gian
sống của ong mật khoảng 2 tháng, sinh sản của ong mật là rất lớn. Một đàn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 11


ong 4 cầu (vài nghìn con) trong một năm có thể nhân ra thành 12 cầu ong (3
đàn). Do vậy nông hộ có thể tự nhân giống để phát triển đàn ong của mình và
bán cho các hộ khác. Số lượng ong mật và cơ cấu loại ong (ong đực, ong thợ)
có trong đàn phụ thuộc vào sức sinh sản của ong chúa, mùa vụ trong năm.
Cơ sở vật chất kỹ thuật để nuôi ong mật rất đơn giản. Nông hộ có thể
tận dụng các dụng cụ sẵn có của gia đình để làm thùng nuôi ong, chân thùng
ong, khung cầu... đầu tư ban đầu cho nuôi ong mật không lớn như các ngành
chăn nuôi khác phải tốn nhiều chi phí cho đầu tư chuồng trại (như chăn nuôi
lợn) đầu tư nuôi ong mật thì chỉ cần đầu tư 1.000.000 đồng/thùng (nếu quy
mô nhỏ thì chỉ cần 5 thùng).
Các sản phẩm từ ong mật khi thu hoạch không nhất thiết phải qua chế
biến mà vẫn giữ được chất lượng tốt.
Sản phẩm ong từ ong mật không chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng,
Vitamin, chữa bệnh mà còn chiết suất thành mỹ phẩm làm đẹp cho con người.
Thành phần của mật ong bao gồm nước (22-23%), đường (chủ yếu là các loại

đường đơn – gluco, fructo, sacaro) (khoảng 65%), protein (0,1%), các axít
hữu cơ (0,13%) và các chất khoáng (0,1%) (Phùng Hữu Chính, Phạm Thị
Huyền – 2005). Mật ong có thể chữa các bệnh về đường ruột, bệnh viêm phế
quản, giúp tăng cường sức khoẻ... Mật ong là nguyên liệu chiết suất làm kem
đánh răng, làm mỹ phẩm thiên nhiên, chăm sóc sắc đẹp.
Quá trình thu hoạch các sản phẩm từ ong mật tương đối đơn giản khi
xem xét đàn ong đủ điều kiện cần thiết là có thể khai thác. Tuy nhiên để tăng
chất lượng hơn nữa người nuôi ong phải nắm được kiến thức cơ bản nhất của
nghề nuôi ong, bao gồm cả kỹ thuật chia đàn ong, thu hoạch mật và tạo chúa
và biết cách luân chuyển đàn ong đến nói có cây nguồn mật dồi dào.
Các dụng cụ nuôi ong: Thùng nuôi ong, thùng quay mật, dao cắt mật
(dao hai lưỡi bẻ cong), khay hớt nắp (chậu, thau, khay, xô), bộ gắn tầng chân(
gồm ghế gỗ, thước chắn, bộ hàn tiêu chuẩn (ấm và dùi), dụng cụ tạo chúa (cầu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 12


nuôi chúa,kim di trùng, khuôn chúa, thùng giao phối, cầu cách ly chúa), dụng
cụ giới thiệu chúa (lồng chúa, chụp chúa) dụng cụ nấu sáp, dụng cụ quản lý
ong( lưới che mặt, máng cho ong ăn, nón bắt ong bốc bay, bình hun khói)
tầng chân...
Nghề nuôi ong mật không cần lao động trình độ cao: lao động trong
nghề nuôi ong không yêu cầu quá cao về trình độ mà cần có nhiều kinh
nghiệm, biết kỹ thuật nuôi, chăm sóc cần cù, tỷ mỉ và biết thời điểm thu hoạch
cho phù hợp là có thể nuôi ong với hiệu quả kinh tế cao.
Năng suất, chất lượng của sản phẩm từ ong mật tuỳ thuộc vào nguồn
hoa, lá cây, kỹ thuật chăm sóc và thu hoạch, công tác bảo quản, chế biến sau
thu hoạch, công tác phòng và chữa bệnh ong kịp thời, di chuyển ong đúng

thời điểm, vị trí đặt tổ, đõ ong...
- Đặc điểm tiêu thụ
+ Sản phẩm từ ong mật là sản phẩm của thiên nhiên, có thể tiêu dùng
trực tiếp không nhất thiết phải chế biến. Do đó, có thể bán trực tiếp cho người
tiêu dùng, có thể bán làm nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất các sản phẩm
khác như mỹ phẩm (làm mỹ phẩm chăm sóc sắc đẹp), thuốc chữa bệnh...
- Kênh tiêu thụ:
+ Sản phẩm để tiêu dùng phần lớn là trao đổi trực tiếp giữa người nuôi
ong và người sử dụng. Do đặc thù của sản phẩm, giá cả và tính phổ biến, chủ
yếu tiêu thụ qua kênh trực tiếp từ người sản xuất đến người tiêu dùng..
+ Sản phẩm được các trung gian hay các công ty ong thu mua sau đó
bán cho người tiêu dùng hoặc xuất khẩu sang thị trường thế giới. Hiện nay, ở
một số vùng sản xuất với số lượng lớn (sản xuất hàng hoá) như Tây Nguyên,
các tỉnh phía Nam... thường bán cho các trung gian thu gom. Các trung gian
này thu mua mật sau đó về đóng thành các chai thuỷ tinh bán cho người tiêu
dùng và xuất khẩu sang một số nước như Mỹ, Nhật,...

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 13


2.1.3. Nội dung của phát triển nghề nuôi ong mật ở hộ .
Phát triển nghề nuôi ong mật được hiểu là:
- Quá trình tăng lên về quy mô đàn ong: tăng số hộ nuôi ong, tăng
số thùng ong, tăng số cầu ong trong một đàn, tăng số lượng ong thợ trong
một đàn,...
- Tăng năng suất, sản lượng sản phẩm từ ong mật
- Quá trình thay đổi cơ cấu loại ong mật : giống ong, quy mô nuôi
(HTX, trang trại,...),...

- Quá trình nâng cao hiệu quả nghề nuôi ong: người tiêu dùng ngày
càng có xu thế đòi hỏi các sản phẩm có chất lượng cao, sạch. Do đó, phải tạo
ra các sản phẩm có chất lượng tốt nhất, muốn làm được điều này thì công tác
chăm sóc, phòng ngừa dịch bệnh, chế biến sau thu hoạch là thực sự quan
trọng và cần thiết.
Quá trình trên góp phần phát triển nghề nuôi ong mật, tăng hiệu quả
kinh tế và hiệu quả kỹ thuật.
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nghề nuôi ong mật ở hộ.
a) Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên, sâu bệnh và thù địch của ong mật
- Điều kiện khí hậu, thời tiết: khí hậu, thời tiết, thủy văn. Vì nguồn thức
ăn chủ yếu của ong mật là nguồn từ hoa, lá cây do đó khi thời tiết không
thuận lợi sẽ ảnh hưởng đến sự tiết mật của của cây, ảnh hưởng đến sự thu mật
của đàn ong.
- Dịch hại và sâu bệnh: là yếu tố làm tổn hại lớn đến số lượng ong trong
đàn, ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất của mật ong. Do đặc điểm sinh
học của ong mật là sống theo đàn, có sự phân công công việc rất cụ thể theo
bản năng. Khi đàn ong có một số cá thể bị bệnh sẽ ảnh hưởng đến cả đàn, các
bệnh thường gặp ở ong mật như bệnh thối ấu trùng, bệnh ấu trùng túi, bệnh ấu
trùng tuổi lớn, bệnh nhiễm trùng bại huyết, bệnh ỉa chảy Nosema, bệnh ngộ
độc hóa học, các bệnh ký sinh trùng của ong... . Do đó, trong quá trình nuôi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 14


cần phải thường xuyên chăm sóc và phòng ngừa cho ong, bảo đảm cho đàn
ong không bị nhiễm bệnh.
- Các thù địch hại ong: ong mật là côn trùng tự nhiên do đó ong mật là
nguồn thức ăn của một số loại thù địch khác như sâu ăn sáp, kiến, ong bò vẽ,

chuồn chuồn, ngài đầu lâu, ruồi ký sinh, chim... Do đó, trong chăn nuôi ong
cần phải có các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo duy trì và phát triển số
lượng ong mật trong đàn - duy trì và tăng năng suất mật ong [5, tr69].
b) Nhóm nhân tố về tổ chức và kỹ thuật
* Yếu tố về tổ chức quản lý ong:
- Do điều kiện thời tiết, khí hậu Miền bắc có sự phân biệt rõ ràng giữa
các mùa, mỗi mùa mang một đặc trưng riêng nên trong phát triển nuôi ong
cần phải chú trọng công tác quản lý theo mùa vụ nhằm tăng số lượng đàn,
năng suất, sản lượng.
+ Đối với vụ xuân - hè:
Đặc điểm thời tiết và nguồn hoa xuân hè: vụ xuân hè tương ứng với
thời kỳ sau tết âm lịch, nguồn hoa rất phong phú. Vùng đồng bằng trung du có
vải chua, vải thiều, nhãn (vụ xuân), đay, bạch đàn, liễu, sú vẹt (vụ hè). Các
tỉnh miền núi có hoa muộn hơn và tháng 2 vẫn ít hoa, sau đó có 2 vụ hoa
rừng: vụ 1 vào tháng 3-4, vụ 2 vào tháng 5-6 (chủ yếu là sài đất). Ngoài vụ
xuân – hè còn có nhiều cây nguồn mật phụ quan trọng như cam, quýt, bạch
đàn trắng, cà phê, cao su, keo lá tràm.... Khí hậu, thời tiết tương đối thuận lợi
cho việc nhân đàn, tạo chúa tốt nhằm phát triển đàn ong.
Khôi phục đàn ong đầu vụ: vụ đông trời rét ong đẻ kém, thế đàn sa sút,
nhiều năm rét đậm kéo dài đàn ong chỉ có vài cầu, tuy vậy người nuôi ong
dựa vào nguồn hoa đầu vụ xuân để củng cố đàn ong bằng việc chuyển đàn
ong đến vùng có mật và phấn hoa điều chỉnh, thêm cầu mới, kích thích ong
chúa đẻ nhiều để tăng số lượng ong trong đàn và nhân đàn.
Thay chúa: đối với vụ này người nuôi ong thường thay ong chúa mới
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 15


để điều khiển đàn ong và đẻ nhiều. Chúa mới có thể đẻ gần 1000 trứng một

ngày một đêm. Từ lúc chúa nở đến khi chúa đẻ thời gian khoảng 8-10 ngày.
Tỷ lệ giao phối thành công 80-90%.
Xây cầu mới: vụ xuân - hè ong xây tầng chân rất nhanh và ong chúa rất
thích đẻ vào cầu mới, người nuôi ong cần xây tầng chân ở tất cả các đàn ong,
rút các cầu cũ bị hỏng ra khỏi thùng. Xây cầu mới tốt nhất vào đầu vụ khi hoa
nở 20-30% để tăng số lượng ong trong đàn.
Phòng chống chia đàn tự nhiên: vụ xuân-hè chia đàn mạnh, trước khi
ong chia đàn tự nhiên ong thường đi làm rất kém và thường có hiện tượng rối
loạn đàn trong thùng. Do đó, cần thay chúa, thu hoạch mật và cắt bớt phần
nhộng ong đực.
+ Đối với vụ hè - thu:
Đặc điểm thời tiết và nguồn hoa hè thu: do điều kiện khí hậu không
thuận lợi (nắng nóng, mưa kéo dài, bão lụt...), các thù địch hại ong (chuồn
chuồn, ong bò vẽ, ong bù lỗ...) phát triển do đó gây thiệt hại rất lớn đến số
lượng ong trong đàn.
Điều chỉnh đàn ong: cần tiến hành sau vụ mật vẹt, bạch đàn. Cần điều
chỉnh đàn ong, sát nhập đàn để tập trung ong. Cho ong ăn thêm đường kính
hoặc chuyển đàn ong đến vùng có nguồn hoa phong phú nhằm duy trì và phát
triển đàn ong.
Chống nóng, che mưa: mưa nắng làm cho ong tiêu hao nhiều thức ăn
cần đặt ong ở nơi thoáng mát che phên cỏ, cỏ tranh để chống nắng, mưa...
Đề phòng ong rừng: thu bớt cửa tổ ra vào của đàn ong, trát kín các kẻ
hở của thùng để mùi mật không bốc ra ngoài hạn chế thù địch của ong mật.
+ Đối với vụ thu - đông:
Đặc điểm vụ thu đông: nguồn hoa rừng phong phú tạo điều kiện thuận
lợi cho việc phát triển đàn ong. Nguồn mật chủ yếu của vụ này là táo (tháng
9-10), cỏ lào (tháng 12), bạc hà, cỏ chân chim...
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 16



×