Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

đánh giá khả năng phát hiện βagonists trong thịt lợn bằng kit elisa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.38 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
----------------

------------------

PHẠM THỊ TRANG

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT HIỆN
β-AGONISTS TRONG THỊT LỢN BẰNG KIT ELISA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
----------------

------------------

PHẠM THỊ TRANG

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT HIỆN


β-AGONISTS TRONG THỊT LỢN BẰNG KIT ELISA

CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
MÃ SỐ: 60.42.02.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. TS. ĐỒNG HUY GIỚI
2. TS. BÙI THỊ PHƯƠNG HÒA

HÀ NỘI, NĂM 2014


LỜI CAM ĐOAN

- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 25 tháng 09 năm 2014
Tác giả luận văn

PHẠM THỊ TRANG

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page i


LỜI CẢM ƠN


Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với: TS. Đồng Huy Giới
và TS. Bùi Thị Phương Hòa đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài
và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô khoa Công nghệ sinh học, Bộ môn sinh
học đã tận tình dạy dỗ và đóng góp các ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn.
Tôi trân thành cảm ơn lãnh đạo Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y trung ương
I - Cục Thú y - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cho phép triển khai và
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp của Trung tâm Kiểm
tra vệ sinh thú y trung ương I và gia đình đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Hà Nội, ngày 25 tháng 09 năm 2014

PHẠM THỊ TRANG

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH ..............................................................................................vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................viii
MỞ ĐẦU .............................................................................................................viii
1.


Đặt vấn đề .................................................................................................... 1

2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................... 4
1.1.

Một số hiểu biết cơ bản về nhóm β-agonists ................................................. 4

1.1.1. Khái niệm về nhóm β-agonists ..................................................................... 4
1.1.2. Cấu trúc và cơ chế tác động trong cơ thể của β-agonists ............................... 5
1.2.

Tình hình sử dụng β-agonists trên thế giới và ở Việt Nam ............................ 9

1.2.1. Tình hình sử dụng β-agonists trên thế giới .................................................... 9
1.2.2. Tình hình sử dụng β-agonists ở Việt Nam................................................... 11
1.3.

Sự lạm dụng β-agonists trong chăn nuôi và nguy cơ tồn dư trong thịt lợn ................... 14

1.3.1. Khái niệm về tồn dư ................................................................................... 14
1.3.2. Tồn dư β-agonists trong thịt và ảnh hưởng của chúng đối với sức khỏe
cộng đồng ................................................................................................... 18
1.4.

Phương pháp phân tích và yêu cầu của phương pháp phân tích βagonist trong thịt lợn................................................................................... 21


1.4.1. Phương pháp phân tích β-agonist trong thịt lợn .......................................... 21
1.4.2. Nghiên cứu tính phù hợp của phương pháp phân tích ................................. 26
1.5.

Kĩ thuật phân tích dư lượng β-agonist trong thịt lợn ................................... 27

1.5.1. Phương pháp định tính................................................................................ 27
1.5.2. Phương pháp định lượng............................................................................. 28
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii


Chương 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 30
2.1.

Vật liệu nghiên cứu: ................................................................................... 30

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 30
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu................................................................................... 30
2.1.3. Thời gian nghiên cứu .................................................................................. 30
2.1.4. Vật liệu, hóa chất và thuốc thử ................................................................... 30
2.1.5. Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm ................................................................... 32
2.2.

Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 33

2.3.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 33


2.3.1. Thí nghiệm 1: Thí nghiệm nghiên cứu tính phù hợp của kit ELISA
dùng cho phân tích định tính xác định β-agonists trong thịt lợn. ................. 33
2.3.2. Thí nghiệm 2: Thí nghiệm nghiên cứu phương pháp LC/MS/MS dùng
cho phân tích định lượng xác định β-agonists trong thịt lợn. ....................... 38
2.3.3. Ứng dụng kết quả nghiên cứu của phương pháp để phân tích mẫu thực ...... 40
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 44
3.1.

Kết quả nghiên cứu tính phù hợp của kit ELISA dùng cho phân tích
định tính xác định β-agonists trong thịt lợn. ................................................ 44

3.1.1. Kết quả nghiên cứu tính ổn định của kit ELISA .......................................... 44
3.1.2. Kết quả xác định giới hạn phát hiện (LOD) của kit ELISA ......................... 46
3.1.3. Kết quả nghiên cứu khả năng phát hiện của kit (ccβ) .................................. 49
3.1.4. Kết quả xác định độ chính xác (accuracy:AC), độ đặc hiệu
(specificity:SP), độ nhạy (sensitivity:SE), độ lệch dương (positive
deviation:PD) và độ lệch âm (negative deviation:ND). .................................. 50
3.1.5. Kết quả nghiên cứu đảm bảo chất lượng kết quả thử nghiệm của kit
ELISA ........................................................................................................ 52
3.2.

Kết quả nghiên cứu phương pháp LC/MS/MS dùng cho phân tích định
lượng xác định β-sgonists trong thịt lợn ...................................................... 53

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv



3.2.1. Kết quả nghiên cứu giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng
(LOQ) của phương pháp ............................................................................. 53
3.2.2. Kết quả nghiên cứu độ thu hồi (R), độ chụm (CV) của phương pháp .......... 54
3.2.3. Kết quả nghiên cứu đảm bảo chất lượng kết quả thử nghiệm của phương pháp ......... 56
3.3.

Kết quả phân tích dư lượng β-agonists trong mẫu thịt lợn bằng kit
ELISA và kỹ thuật LC/MS/MS ................................................................... 59

3.3.1. Kết quả phân tích dư lượng β-agonists trong mẫu thịt lợn bằng kit
ELISA ........................................................................................................ 59
3.3.2. Kết quả phân tích dư lượng β-agonists trong mẫu thịt lợn bằng kỹ
thuật LC/MS/MS ........................................................................................ 60
3.3.3. So sánh sự tương đồng kết quả phân tích giữa ELISA và LC/MS/MS ........ 62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 66
KẾT LUẬN ................................................................................................ 66
KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 67
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ........................................... 70
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 66

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng


Trang

Bảng 1.1: Quy định của Codex được cập nhật tại hội nghị của CAC lần 32
tháng 7/ 2009 ...................................................................................... 15
Bảng 1.2: Giới hạn yêu cầu tối thiểu cho phép (MRPL) của PTN tham
chiếu CRL của Đức ............................................................................ 16
Bảng 1.3: Ngưỡng MRPL của β-agonists trong các loại mẫu tại việt Nam
(Bộ NN và PTNT, 2012) ..................................................................... 18
Bảng 2.1: Chuẩn bị dung dịch chuẩn làm việc .................................................... 32
Bảng 3.1: Kết quả phân tích kiểm tra đường chuẩn ............................................. 45
Bảng 3.2: Kết quả phân tích và kết quả tính toán giới hạn phát hiện (LOD)
β-agonists trong thịt ............................................................................ 48
Bảng 3.3: Kết quả xác định khả năng phát hiện của phương pháp ở nồng độ
0,1 µg/kg ............................................................................................ 49
Bảng 3.5: Kết quả đánh giá độ chính xác (AC), độ đặc hiệu (SP), độ nhạy
(SE), độ lệch dương (PD) và độ lệch âm (ND) của kit ........................ 51
Bảng 3.6: Kết quả kiểm tra mẫu mù .................................................................... 52
Bảng 3.7: Kết quả độ thu hồi(R%), độ chụm (CV%) của phương pháp xác
định dư lượng salbutamol, clenbuterol trên nền mẫu thịt bằng
LC/MS/MS ......................................................................................... 55
Bảng 3.9: Biểu mẫu kiểm soát chất lượng kết quả thử nghiệm ............................ 58
Bảng 3.10: Kết quả phân tích dư lượng β-agonists trong mẫu thịt lợn bằng kỹ
thuật ELISA........................................................................................ 59
Bảng 3.11: Kết quả phân tích dư lượng β-agonists (salbutamol, clenbuterol)
trong mẫu thịt lợn bằng kỹ thuật LC/MS/MS ...................................... 61

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi



DANH MỤC HÌNH
STT
Hình 1.1.

Tên hình

Trang

Bao chất tạo nạc Super Weight 02 được phát hiện tại Đồng Nai
ngày 10/3/2011 ................................................................................... 12

Hình 1.2.

Sơ đồ mô phỏng của phương pháp ELISA sandwich và ELISA
cạnh tranh ........................................................................................... 24

Hình 3.1.

Tỷ số tín hiệu so với nhiễu của clenbuterol, salbutamol trên nền mẫu thịt ....... 54

Hình 3.2.

Tỷ lệ % mẫu thịt nhiễm Salbutamol và Clenbuterol ............................ 62

Hình 3.3.

Sự tương đồng kết quả phân tích salbutamol trong thịt lợn giữa
ELISA và LC/MS/MS ........................................................................ 63


Hình 3.4.

Sự tương đồng kết quả phân tích clenbuterol trong thịt lợn giữa
ELISA và LC/MS/MS ........................................................................ 64

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AC: Độ chính xác (Accuracy)
CCα: Giới hạn quyết định
CCβ: Khả năng phát hiện
Cty TNHH: Công ty trách nhiệm hữu hạn
ELISA: Enzyme-Linked ImmunoSorbent Assay
EU: European Union
FAO: Food Agricultural Organization
FDA: Food and Drug Administration
FSIS: Food Safety and Inspection Service
HPLC: High-performance liquid chromatograph
LC/MS/MS: Sắc ký lỏng khối phổ (Liquid Chromatography/Mass Spectrometer)
LOD: Giới hạn phát hiện (Limit of Detection)
LOQ: Giới hạn định lượng (Limit of Quantitation)
MRL: Maximum Residue Limit
MRPL: Minimum Required Performance Limit
ND: Độ lệch âm (Negative deviation)
NN&PTNT: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
PD: Độ lệch dương (Positive deviation)

ppb: Phần tỷ (Parts per billion)
SE: Độ nhạy (Sensitivity)
SP: Độ đặc hiệu (Specificity)
TĂCN: Thức ăn chăn nuôi
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
WTO: World Trade Organization

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Ngày nay khi xã hội phát triển càng cao thì nhu cầu đời sống con người cũng
cao hơn, trong đó “chất lượng và an toàn thực phẩm” chiếm một vị trí rất quan
trọng. Bên cạnh đó, đáp ứng các yêu cầu trong quá trình hội nhập khu vực và kinh
tế quốc tế khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), một trong
những thách thức mà Việt Nam luôn luôn phải đối mặt là cam kết đảm bảo các biện
pháp vệ sinh kiểm dịch động thực vật mà bản chất của nó là việc phòng chống các
dịch bệnh của động thực vật, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm bảo vệ sức khỏe
con người.
Khi gia nhập tổ chức WTO, trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nói
chung và đặc biệt trong chăn nuôi gia súc, gia cầm nói riêng, chất lượng và vệ sinh
an toàn thực phẩm của Việt Nam còn nhiều vấn đề rất đáng lo ngại. Việc hướng dẫn
và quản lý sử dụng thuốc kháng sinh còn lỏng lẻo, tình trạng sử dụng các chất bổ
sung trong thức ăn chăn nuôi còn khá tùy tiện dẫn tới nguy cơ tồn dư các hóa chất,
kháng sinh, chất kích thích tăng trưởng trong sản phẩm chăn nuôi, gây nguy hại
nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Trong nhiều năm qua, ngành chăn nuôi của Việt Nam đã có những bước tiến

đáng kể thông qua các biện pháp nâng cao tỷ lệ nạc của đàn lợn như cải tạo giống,
chế độ dinh dưỡng. Hiện nay những giống lợn cao sản, tỷ lệ nạc cao như giống
Duroc, Landrace hoặc lai tạo đã được nhân rộng ở nhiều địa phương, chất lượng sản
phẩm thịt đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng. Một số chất để tăng tỷ lệ nạc
như Sangrovit 400 (chất chiết xuất từ thảo dược) được phép trộn vào thức ăn. Tuy
nhiên, vì vô tình hay cố ý, một số người nuôi lợn đã bổ sung một loại hóa chất được
xem như "thần dược" là β-agonists (phổ biến nhất là salbutamol và clenbuterol) vào
thức ăn chăn nuôi. Những chất này đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn cấm sử dụng trong chăn nuôi động vật làm thực phẩm từ năm 2002 theo Quyết
định số 54/2002/QĐ-BNN, ngày 20 tháng 06 năm 2002. Do clenbuterol, sabutamol
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


ở liều lượng thích hợp, trong một khoảng thời gian nhất định, các chất này có tác
dụng thúc cho lợn lớn nhanh hơn, mông, vai nở hơn, tiêu lượng mỡ, tỉ lệ nạc cao
hơn và trở thành siêu nạc. Với loại lợn siêu nạc giống tốt nhất trong nước hiện nay,
người dân phải mất 5 tháng mới đạt trọng lượng 95-100 kg/con nhưng cho thêm 1
thìa cà phê thần dược β-agonists vào thức ăn (cho 10 con lợn loại 70-80 kg/con),
thời gian xuất chuồng rút ngắn chỉ còn ba tháng. Tuy nhiên những tác dụng ‘tích
cực’ của loại thuốc ‘thần dược” này trên lợn thịt chỉ có duy trì được trong một thời
gian ngắn. Nếu người chăn nuôi không bán nhanh thì lợn sẽ chết. Vì vậy, người chăn
nuôi thường lạm dụng "thần dược" này khi lợn gần đến ngày xuất chuồng. Nếu
người ăn phải thịt lợn nuôi lạm dụng "thần dược" này có nguy cơ tích lũy
clenbuterol, sabutamol trong cơ thể, dẫn tới bị ngộ độc, ảnh hưởng rất xấu đến sức
khỏe. Qua nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy rằng clenbuterol có thể tồn tại
lâu trong võng mạc mắt và trong lông tóc tới vài tháng. Người bị ngộ độc
clenbuterol, salbutamol, triệu chứng phổ biến là nhức đầu, run tay chân, buồn nôn,
nhịp tim nhanh, làm tăng hoặc hạ huyết áp, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy...Ngộ độc

clenbuterol gây tổn hại cho hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, thậm chí gây chết người.
Để phân tích clenbuterol, sabutamol trong thực phẩm có thể sử dụng nhiều
phương pháp khác nhau. Mỗi phương pháp phân tích hóa học có một mục đích nhất
định, từ việc xác định một chất ở nồng độ thấp đến xác định độ tinh khiết của một
chất. Với mỗi phương pháp phân tích, việc nghiên cứu xác định tính phù hợp của
phương pháp với mục đích phân tích là rất cần thiết.
ELISA ( Enzyme – Linked ImmunoSorbent Assay) là một kỹ thuật sinh hóa
để phát hiện kháng thể hay kháng nguyên trong mẫu cần phân tích. Hiện nay ELISA
được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như y học, nông nghiệp và
đặc biệt là trong các quy trình kiểm tra an toàn chất lượng các sản phẩm thực phẩm.
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại kit ELISA của các hãng khác nhau để phân
tích dư lượng β-agonists trong thịt Tecna, Randox, Euro-diagnostica, Biooscientific,
Taiwan Advance... Mỗi loại kit ELISA để phân tích định tính dư lượng β-agonists
trong thịt của các hãng khác nhau là khác nhau rất nhiều về khả năng ứng dụng theo
mục đích sử dụng và điều kiện thực tế tại phòng thử nghiệm ở Việt Nam. Việc đánh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


giá loại kit ELISA phù hợp cho phân tích định tính dư lượng β-agonists trong thịt
lợn phải phù hợp với quy định trong Quyết định số 2002/657/EC do Ủy ban Châu
Âu thiết lập cho phương pháp bán định lượng và cần được khẳng định bằng phương
pháp định lượng Sắc ký lỏng khối phổ (LC/MS/MS).
Để góp phần giúp cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt là Cục Thú y lựa chọn
loại kit ELISA phù hợp cho phân tích định tính dư lượng β-agonists trong thịt lợn,
góp phần xây dựng các chiến lược phòng ngừa chất tồn dư độc hại trong thực phẩm
có nguồn gốc động vật, đảm bảo cung cấp thực phẩm an toàn cho nguời tiêu dùng,
việc nghiên cứu: “Đánh giá khả năng phát hiện β-agonists trong thịt lợn bằng kit
ELISA” là rất có ý nghĩa khoa học và hoàn toàn cần thiết.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá sự phù hợp của kit ELISA được lựa chọn để phân tích định tính dư
lượng β-agonists trong thịt lợn.
- Sử dụng phương pháp phân tích định lượng LC/MS/MS để khẳng định kit
ELISA được lựa chọn là phù hợp cho phân tích định tính dư lượng β-agonists trong
thịt lợn.
- Ứng dụng kit ELISA được lựa chọn để phân tích mẫu thực.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số hiểu biết cơ bản về nhóm β-agonists
1.1.1. Khái niệm về nhóm β-agonists
β-agonists là một nhóm các hợp chất tự nhiên, có nguồn gốc từ các
Catecholamines (adrelanine, noradrelanine, dopamine), do tuyến thượng thận tiết ra.
Trước đây trong thú y, việc sử dụng β-agonists chỉ được cho phép dùng clenbuterol
để trị bệnh viêm phế quản ở ngựa, bê và cho điều trị bệnh sản khoa ở bò cái (Kuiper
et al., 1998). Trong dược phẩm cho người, chúng được sử dụng để điều trị các bệnh
hô hấp mãn tính như bệnh suyễn và viêm phế quản (Witkamp, 1996). Các chuyên
gia khuyến cáo phải thận trọng khi dùng các loại thuốc có chứa hoạt chất
salbutamol, đặc biệt cho người đang có bệnh tim mạch như tăng huyết áp, bệnh tiểu
đường và phụ nữ đang mang thai.
Có nhiều cách phân loại họ β-agonist. Theo tính năng tác dụng, họ β-agonist
chia thành 2 nhóm: Nhóm β1-agonist: như dobutamine, isoproterenol, xamoterol,
epinephrine… có tác dụng kích thích tim, được dùng để điều trị sốc tim, suy tim cấp
tính. Nhóm β2-agonist: như salbutamol (Albuterol), clenbuterol... có tác dụng làm
giãn cơ, được dùng để điều trị hen suyễn, bệnh phổi mãn tính. Theo thời gian tác

dụng, họ β-agonists được chia thành nhóm có tác dụng ngắn và nhóm có tác dụng
lâu dài.
Các β-agonists được đưa vào cơ thể bằng nhiều đường nhưng phổ biến nhất
là đường thở, đường tiêu hóa. β -agonists dạng viên, dạng con nhộng và dịch truyền
thường được sử dụng hơn nhưng cũng có nhiều tác dụng phụ.
β-agonists được chứng minh là chất chuyển đổi khá hiệu quả, làm giảm
lượng mỡ của cơ thể, phát triển cơ ở gia súc (Ricks et al., 1984), gia cầm
(Dalrymple et al., 1984), lợn (Jones et al., 1985) và cừu (Baker et al., 1984). Do đó,
lợi dụng đặc tính này nên một số người đã sử dụng β-agonists như chất bổ sung
trong thức ăn để kích thích cho heo bung đùi, mông, vai nở hơn, tiêu lượng mỡ, tỉ lệ
nạc cao hơn và trở thành siêu nạc.Việc sử dụng các loại β-agonists bổ sung trong
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


thức ăn chăn nuôi để làm tăng tỷ lệ thịt nạc, giảm mỡ, làm thịt nạc có màu đỏ và
đẹp hơn không chỉ bị lạm dụng ở Việt Nam mà cũng xảy ra ở nhiều nước trên thế
giới, đặc biệt ở những nước đang phát triển.
Theo Dương Thanh Liêm và cs. (2002). Trong những chất kể trên thì những
chất thường được sử dụng trong chăn nuôi là clenbuterol, sabutamol, tactopamine,
malbutamol, zilpatrol, cimaterol nhưng phổ biến nhất là clenbuterol, sabutamol.
1.1.2. Cấu trúc và cơ chế tác động trong cơ thể của β-agonists
Trong y học, β-agonists là thuốc có cơ chế tác dụng chính trên đường hô hấp,
chủ yếu các cơ quanh phế quản và tiểu phế quản. Khi phổi bị kích thích, các nhóm
cơ quanh các cơ quan hô hấp bị co thắt làm cho các đường hô hấp bị hẹp lại,
dẫn đến hiện tượng khó thở, thậm chí bị ngưng thở. Các thuốc β-agonists có tác
dụng làm cho các cơ hô hấp giãn ra, mở rộng đường hô hấp và kết quả là làm cho
hoạt động thở dễ dàng hơn.
Trong chăn nuôi, β-agonists hoạt động thông qua sự kết hợp với các thụ thể

bê ta (β) nằm trên các loại tế bào khác nhau bao gồm các tế bào thần kinh, cơ, mỡ
và máu. Ngày nay người ta đã xác định được 3 loại thụ thể β là β1, β2, β3
(Witkamp, 1996). Tác động của thụ thể β2 bao gồm tăng nhịp tim, giãn động mạch
vành, làm giãn cơ cuống phổi và giãn cơ tử cung đồng thời kích thích giải phóng
insulin cũng như quá trình phân giải glucose.
1.1.2.1. Cấu trúc và cơ chế tác động trong cơ thể của Salbutamol
Sabutamol (Ibuterol) là một thụ thể agonist β2 tác dụng nhanh tạo ephedrine,
được sử dụng để làm giảm co thắt phế quản trong các bệnh như hen suyễn, bệnh
phổi tắc nghẽn mãn tính. Sabutamol được bán lần đầu tiên trên thị trường vào năm
1968, bởi hãng Allen và Hanburys dưới tên thương phẩm Ventolin. Thuốc này
nhanh chóng được mở rộng thị trường và từ đó được sử dụng để điều trị hen suyễn.
Salbutamol sulfate thường được dùng qua hít thở, có tác dụng trực tiếp đến cơ trơn
phế quản. Salbutamol được sử dụng chủ yếu để điều trị co thắt khí quản cũng như
bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính. Ngoài ra, salbutamol cũng được sử dụng trong sản
khoa. Salbutamol dạng dịch truyền có thể được sử dụng như là thuốc đỡ đẻ, làm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


giảm cơ mềm tử cung có tác dụng làm chậm sự đẻ non. Salbutamol cũng được hấp
thụ dễ dàng qua đường tiêu hóa, là loại thuốc dùng cắt cơn hen, giãn phế quản, giãn
cơ trơn.
Các tác dụng phụ của salbutamol thường thấy nhất là run, lo lắng, đâu đầu,
rút cơ, khô họng và hồi hộp. Các triệu chứng phụ khác có thể có mạch đập nhanh,
rối loạn nhịp tim, thiếu máu cục bộ cơ tim và rối loạn giấc ngủ và hành vi. Còn
salbutamol dùng số lượng lớn gây hiện tượng tim đập nhanh, hệ thống thần kinh
hưng phấn quá mức.
a. Công thức phân tử: C13H21NO3: 2-(hydroxymethyl)-4-(1-hydroxy-2-tertbutylamino-ethyl)-phenol.
b. Công thức cấu tạo:


c. Cơ chế tác động:
Cũng như các agonist β2-adrenergic khác, salbutamol kết hợp với các thụ thể
β2-adrenergic với ái lực cao hơn các thụ thể β1. Trong đường hô hấp, sự họat hóa
các thụ thể β2 làm giãn các cơ ở khí quản và do đó khí quản mở rộng ra và lượng
không khí vào phổi sẽ tăng lên. Salbutamol sulfate cho hiệu quả khá nhanh chỉ
trong vòng 5-15 phút sau khi xịt mũi.
Trong sản khoa, họat động của các thụ thể β2 làm giản cơ trơn tử cung và vì
vậy nó có tác dụng làm trì hoãn việc đẻ non.
1.1.2.2. Cấu trúc và cơ chế tác động trong cơ thể của Clenbuterol
Clenbuterol là một chất thường được dùng để trị các rối loạn về hô hấp như
thuốc thông mũi và thuốc trị viêm phế quản. Clenbuterol thường được sử dụng dưới
dạng muối clenbuterol hydrochloride. Những người có rối loạn hô hấp mạn tính như
hen suyễn thường sử dụng như một thuốc giãn phế quản để trợ giúp cho việc thở dễ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


dàng hơn. Liều dùng không được vượt quá 200 µg /lần và trong khi điều trị phải giữ
cho huyết áp luôn dưới 140/90.
Trong nhân y, clenbuterol được sử dụng như là một thuốc cấp cứu với quy
trình sử dụng có sự kiểm soát chặt chẽ và phải cảnh giác với các tác dụng phụ
thường là run tay, mất ngủ, đổ mồ hôi, tăng huyết áp, buồn nôn. Clenbuterol có thể
làm mở rộng tâm thất, gây phì đại tim và thậm chí có thể gây hoại tử. Khi dùng trên
động vật với liều cao hơn liều điều trị có tác dụng đặc biệt là làm tăng khối cơ và
giảm lượng mỡ dư thừa trong cơ thể. Chính vì điều này, một số người chăn nuôi đã
cố tình lạm dụng clenbuterol trong chăn nuôi động vật làm thực phẩm.
Clenbuterol là adrenergic agonist với một vài đặc điểm tương tự như

ephedrine, nhưng hiệu quả của nó mạnh hơn và lâu hơn. Nó làm tăng nhịp tim, tăng
sự tuần hoàn máu, tăng huyết áp, trao đổi chất và oxy. Nó làm tăng tỷ lệ sử dụng
chất béo và protein của cơ thể cũng như giảm tích lũy glycogen. clenbuterol cũng
được dùng để làm giảm hiện tượng căng cơ trơn.
Trong thú y, clenbuterol có tên thương phẩm là Ventipulmin, được sử dụng
rộng rãi trong điều trị các dị ứng hô hấp ở ngựa, có tác dụng làm giảm cơ đường hô
hấp, nó có thể được sử dụng bằng được miệng hay tiêm tĩnh mạch.
Clenbuterol rất bền dưới tác dụng của nhiệt nên không hề phân huỷ hoặc bay
hơi khi nấu chín. Khi heo ăn thức ăn có trộn clenbuterol, chất này tồn dư ở tất cả
các bộ phận, tập trung chủ yếu ở các cơ, nội tạng... Người ăn thịt lợn tồn dư
clenbuterol có thể bị ngộ độc cấp với những triệu chứng như: Rối loạn nhịp tim, co
thắt phế quản, phù nề, liệt cơ, tăng huyết áp, rối loạn trao đổi chất...
a.

Công

thức

phân

tử:

C12H18N2Cl2:

4-amino-3,5-dichloro-phenyl

hay

(tertbutylamino) ethanol
b. Công thức cấu tạo:


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


c. Cơ chế tác động:
Là một loại thuốc cường giao cảm có tác động kích thích receptor β2 –
adrenergic, sẽ làm tăng hoạt tính adenylyl cyclase, dẫn đến tăng lượng AMP vòng,
AMP vòng làm giảm cơ trơn phế quản, ổn định màng tế bào mast nên giảm tiết chất
trung gian và kích thích cơ vân (gây run), tăng sự vận chuyển dịch nhày nhờ các
lông trên đường hô hấp.
Clenbuterol là một đại diện đặc trưng của nhóm β2-agonist thường được
dùng để kích thích những receptor β ở mỡ và cơ trong cơ thể. Clenbuterol có ảnh
hưởng đặc trưng nhất trong nhóm β – agonist vì nó có thể kích thích cả loại 2 và 3
của các receptor. Thật ra, clenbuterol là giúp giảm mỡ trong cơ thể thông qua việc
tăng quá trình đồng hóa. Tác động này được thực hiện bằng cách làm tăng nhẹ nhiệt
độ của cơ thể. Nếu nhiệt độ cơ thể tăng lên 100C thì cơ thể sẽ đốt cháy thêm 5%
năng lượng dùng duy trì sự sống. Khi đó, cơ thể sẽ thích ứng bằng cách giảm tiết
thyroxin cho các hoạt động trong cơ thể, sẽ dẫn tới bệnh của tuyến giáp.
1.2. Tình hình sử dụng β-agonists trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình sử dụng β-agonists trên thế giới
Từ những năm của thập niên 80, Mỹ đã cấm sử dụng clenbuterol bổ sung vào
thức ăn chăn nuôi. Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm FDA và FSIS (Food
Safety and Inspection Service) thuộc Bộ nông nghiệp Mỹ, cho là clenbuterol có thể

gây chết nếu người vốn nhạy cảm hay đang được trị liệu bằng một loại thuốc có tác
dụng tương tự ăn phải thịt bị tồn dư clenbuterol. Năm 1991, FDA đã khuyến cáo
người dân nên cảnh giác với clenbuterol, cũng công bố khả năng gây tác hại cho hệ
tim mạch khi vào cơ thể bằng đường tiêu hóa hơn là đường hô hấp. Ngày 18 tháng
11 năm 2005, FDA đã cảnh báo rằng các bệnh nhân sử dụng thuốc chứa β-agonists
có tác dụng lâu dài để trị bệnh hô hấp làm tăng nguy cơ bệnh viêm phế quản ở
người điều trị và đề nghị các nhà sản xuất các loại thuốc này phải ghi thêm các cảnh
báo như trên vào nhãn thuốc của họ. Từ 2006, clenbuterol đã bị FDA- Mỹ cấm sử
dụng kể cả trong điều trị cho người.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


Châu Âu đã cấm dùng clenbuterol trong chăn nuôi kể từ năm 1988. Tháng 3
năm 1996, cộng đồng Châu Âu chính thức cấm sử dụng các chất hormone kích
thích tăng trưởng thuộc nhóm β-agonists (chỉ thị 96/22/EC).
Năm 1992 – 1993, chương trình giám sát β-agonists của khối EU đã lấy và
phân tích các chất thuộc nhóm β-agonists của 30.000 mẫu, được lấy một cách ngẫu
nhiên từ các nước thành viên EU. Kết quả cho thấy có tới 7% mẫu thịt thu thập từ
cơ sở giết mổ có tồn dư clenbuterol (Kuiper et al., 1998).
Năm 1994 hội người tiêu dùng châu Âu đã tiến hành phân tích thử nghiệm βagonists trên các mẫu gan lợn, đã phát hiện thấy mẫu dương tính với clenbuterol rất
cao như ở Tây Ban Nha là 36%, Thụy Sĩ là 25%, Pháp là 13%, Hà Lan là 10%
(Michael and O’Keeffe, 1999).
Theo Rose et al. (1995), loại hormone này tồn dư 100% trong cơ thể động
vật, 60% tồn lưu trong gan, thận ngay cả khi nấu chín.
Vào tháng 7/1997, châu Âu đã cấm sử dụng β-agonists trong chăn nuôi động
vật làm thực phẩm trừ trường hợp dùng làm thuốc thú y để trị bệnh. Sau khi đưa
thuốc vào cơ thể vật nuôi ở liều dùng để kích thích tăng trưởng, β-agonist còn tồn

dư trong nước tiểu của vật nuôi sau 5 ngày ngưng cung cấp thuốc, trong gan là 2530 ngày và đặc biệt là trong võng mạc của mắt, chất này lưu lại đến 140 ngày sau
khi ngưng thuốc.
Châu Âu cho rằng dù với một liều lượng cực nhỏ ( khoa học gọi là trace ) đi
nữa, hormone vẫn có thể gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Mối liên hệ giữa
sự tiêu thụ thịt đỏ (thịt bò, lợn, cừu) và ung thư đã được giới khoa học nhìn nhận từ
lâu và họ rất nghiêm túc trong việc sử dụng các hormone kích thích sinh trưởng ở
trâu và bò, lợn, cừu.
Ngày 23/7/2003 Uỷ ban an toàn thực phẩm EU chính thức khẳng định việc
ban bố lệnh cấm sử dụng tất cả các loại chất kích thích sinh trưởng trong thức ăn
chăn nuôi và lệnh cấm này đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2006.
Vào năm 1990, Trung Quốc đã cấm sử dụng clenbuterol trong chăn nuôi.
Tháng 9/2006, 336 người ở Thượng Hãi bị ngộ độc do ăn thịt lợn có chứa chất
clenbuterol. Tháng 3/2011, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc mở đầu một chiến dịch
kéo dài một năm để truy quét thức ăn chăn nuôi có chứa clenbuterol, sau khi một
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


công ty con của tập đoàn Shuanghui (sản xuất thịt lớn nhất TQ) bị phát hiện
clenbuterol trong thịt lợn của công ty. Tổng cộng có 72 người bị bắt và bị cảnh sát
giam giữ vì bị cáo buộc sản xuất, bán hoặc sử dụng thịt lợn nhiễm clenbuterol
(Phạm Nho và Huỳnh Hồng Quang, 2012).
1.2.2. Tình hình sử dụng β-agonists ở Việt Nam
Ngay từ khi phát hiện Clenbuterol có tác dụng làm tăng cân, chất này và
những chất cùng nhóm đã bị cấm sử dụng từ năm 2002. Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn đã ký quyết định số 54/2002/QĐ-BNN, ngày 20 tháng 06 năm 2002,
về việc cấm sản xuất, nhập khẩu, lưu thông, và sử dụng một số hóa chất, kích thích
tố trong đó có clenbuterol (Bộ NN và PTNT, 2002). Bộ Nông nghiệp và PTNT
(2012) cũng ban hành thông tư số 57/2012/TT-BNNPTNT quy định việc kiểm tra,

giám sát và sử lý vi phạm các chất cấm thuộc nhóm β-agonists trong chăn nuôi.
Mặc dù β-agonist là các chất hóa học được xếp vào loại chất độc cấm sử
dụng trong chăn nuôi nhưng các nhà sản xuất vẫn sử dụng một cách bất hợp pháp
các hóa chất này trộn vào thức ăn chăn nuôi. Vì lợi nhuận trước mắt, người chăn
nuôi đã và đang gây nên những mối nguy hại đối với sức khỏe cộng đồng và xã hội.
Vấn đề sử dụng một số chất tăng trọng thuộc họ β-agonists trong chăn nuôi
đã từng được cảnh báo trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng ở nước ta từ
nhiều năm.
Ở miền Nam, chất cấm phát hiện được chủ yếu ở Đồng Nai, Bình Dương,
Long An, TP. Hồ Chí Minh với tỷ lệ nhiễm khoảng 10% (Nguyễn Tâm, 2012). Năm
2006, qua một nghiên cứu khảo sát, Viện Khoa học kĩ thuật nông nghiệp Miền Nam
phát hiện thấy 1/12 mẫu thức ăn chăn nuôi và 6% mẫu thịt dương tính với
clenbuterol.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, có tới 43% mẫu thịt và 26% mẫu nước tiểu
được kiểm nghiệm dương tính với β- agonists. Theo Chi cục Thú y Tp Hồ Chí
Minh, năm 2006 xét nghiệm gần 500 mẫu thịt lợn tại Tp Hồ Chí Minh, đã phát hiện
gần 30% mẫu dương tính với clenbuterol. Tháng 11/2009 Chi cục Thú y TP.HCM
phối hợp với Sở Y tế TP.HCM kiểm tra định kỳ thịt lợn đã phát hiện có đến 10%
của 500 mẫu thịt dương tính với clenbuterol.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


Phan Thị Nhã Tú (2007) đã điều tra tình hình tồn dư Dexamethasone và
nhóm β-agonists trong gan và thịt lợn bằng phương pháp ELISA trong 130 mẫu gan
và thịt lợn ở một số tỉnh lân cận và TP. HCM. Kết quả có 28 mẫu phát hiện thấy tồn
dư β-agonists, chiếm 21,54%.
Ở Đồng Nai, Ngày 12/3/2011, Đội Quản lý thị trường cơ động của Chi cục
Quản lý thị trường Đồng Nai đã kiểm tra đột xuất Cty TNHH Nhân Lộc, tại xã Bình

Lợi, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, phát hiện gần 2,5 tấn chất tăng trưởng và tạo
nạc dùng cho chăn nuôi lợn. Lượng hàng này được chứa trong 110 bao nguyên liệu
thức ăn chăn nuôi, loại có trọng lượng 20kg, có nhãn mác HT04, HT02, ghi công
dụng tạo nạc, tạo màu nạc đỏ, giảm mỡ lưng, tăng tiết hormone tăng trưởng, cải
thiện tăng trọng, giảm tiêu tốn thức ăn cho lợn.
Cũng vào dịp này, ngày 10/3/2011, Đội Quản lý thị trường cơ động của Chi
cục Quản lý thị trường Đồng Nai đã kiểm tra phát hiện Cty TNHH và Dịch vụ nông
nghiệp Thiên Hưng Phát tại xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom có 220kg chất tạo
nạc Super weight 02 và Bcomles-C, ghi công dụng giúp heo bung đùi, tạo nạc, kích
thích thèm ăn.

Hình 1.1. Bao chất tạo nạc Super Weight 02 được phát hiện tại Đồng
Nai ngày 10/3/2011
Tháng 7/2007 đã có 5 hộ chăn nuôi tại Bình Dương, Đồng Nai nộp đơn khởi
kiện Công ty Uni-President (Bình Dương) tại toà án huyện Dĩ An, Bình Dương do
sử dụng thức ăn chăn nuôi của Công ty có chất tồn dư clenbuterol do không tiêu thụ
được và bị ép giá khi tiêu thụ sản phẩm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


Theo báo tuổi trẻ ra ngày 30.01.2005 tại trại chăn nuôi của Nguyễn Thị Đẹp
ở quận Cái Răng, Tp Cần Thơ, đã xảy ra hiện tượng hơn 1000 con gà chết khi ăn
phải thức ăn chăn nuôi New Hope. Bà Đẹp đã đem mẫu thức ăn chăn nuôi trên tới
Trung tâm Dịch vụ Phân tích Thí nghiệm. Kết quả thấy mẫu thức ăn trên có hàm
lượng clenbuterol rất cao (149,76µg/kg).
Tháng 8/2006 Cục Chăn nuôi tiến hành lấy 295 mẫu của 114 công ty sản
xuất thức ăn chăn nuôi trên 25 tỉnh, thành của cả nước. Cục Chăn nuôi đã phát hiện
thấy trong thức ăn nuôi heo của 6 công ty có dư lượng chất clenbuterol là Công ty

Hà Nam, New Hope, Safanutro, Hoàng Long, Uni-President VN và Minh Quân.
Theo Phạm Thị Kiều Nga (2008) ở một số tỉnh cũng có tình trạng sử dụng
clenbuterol ở lợn, gà, bò. Phân tích 54 mẫu thịt thu thập trên thị trường một số tỉnh
thấy tỉ lệ các mẫu thịt có tồn dư clenbuterol chiếm tới 46%. Hàm lượng tồn dư từ
0,13-2,46 ppb.
Thông tin từ sở NN&PTNT thành phố Hà Nội đã phát hiện 8 mẫu thịt dương
tính với chất tạo nạc (gốc β- agonits) trong 227 mẫu gồm thức ăn chăn nuôi, thịt lợn
được kiểm nghiệm.
Năm 2012, qua kết quả kiểm tra, phân tích 286 mẫu (TĂCN) lấy tại các tỉnh,
thành trên cả nước phát hiện có 13 mẫu (chiếm tỷ lệ 4,8%) dương tính với nhóm
chất cấm β- agonists. Riêng tại khu vực miền Bắc, phát hiện 3/150 mẫu dương tính
với nhóm chất này, trong đó có 2 mẫu TĂCN ở Hòa Bình và Hải Dương, 1 mẫu gan
lợn ở Bắc Ninh. Cũng theo kết quả này, Cục Chăn nuôi đã phát hiện có 8/179 mẫu
thịt, gan lợn dương tính với β- agonists (chiếm 4,4%). Việc xét nghiệm trên
nước tiểu lợn cũng được tiến hành với 108 mẫu, trong đó có 7 mẫu (6,4%) dương
tính với β- agonists. Ngoài ra, cũng có 2/18 mẫu thuốc thú y (11,1%) có chứa βagonists đã được phát hiện. (Ngọc Lê, 2012).
Ngày 11/4/2012, đoàn kiểm tra liên ngành của Bộ NN&PTNT đã niêm
phong 7,5 tấn bột nghi là chất tạo nạc dùng trong chăn nuôi tại huyện Mỹ Hào,
Hưng Yên.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


Tại thành phố Nha Trang, năm 2011 tuy các ngành chức năng chưa phát hiện
được việc buôn bán, sử dụng chất “tạo nạc” trên địa bàn, nhưng những thông tin
xung quanh vấn đề này đã làm chao đảo thị trường mua, bán thịt lợn trong tỉnh
những ngày qua. Người tiêu dùng quay lưng với thịt lợn sạch, người chăn nuôi và
tư thương “dở khóc dở mếu” vì thị trường ế ẩm, heo “rớt” giá thảm hại.

Theo ông Đỗ Ngọc Chính (2006): Tháng 8/ 2006 Cục Chăn nuôi lấy 295
mẫu của 114 đơn vị sản xuất thức ăn chăn nuôi trên 25 tỉnh thành trong cả nước để
kiểm tra β-agonists trong thức ăn chăn nuôi đã phát hiện thấy 6 công ty có chất cấm
clenbuterol (chiếm 5%) trong thức ăn chăn nuôi. Sau 5 năm, tình hình chất cấm bị
các doanh nghiệp lạm dụng trộn lẫn vào TĂCN để thu lời bất chính không thuyên
giảm mà còn tăng lên tới 17%. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 08/2010/NĐCP về quản lý TĂCN, trong đó quy định rõ trách nhiệm của người sản xuất và kinh
doanh TĂCN. Bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tư số 54/2010/TT-BNNPTNT
quy định việc kiểm tra, giám sát các chất thuộc nhóm β-agonists trong chăn nuôi
nhưng việc thực thi Nghị định và Thông tư nói trên còn rất hạn chế.
Đứng trước tình hình buôn bán, sử dụng β-agonists diễn ra phức tạp, thực sự
rất khó kiểm soát về hậu quả của việc sử dụng β-agonists trong chăn nuôi đối với
sức khỏe con người về trước mắt cũng như lâu dài. Tháng 01 năm 2012, Bộ
NN&PTNT ra thông tư số 03/2012/TT-BNN&PTNT ngày 16/01/2012 đã có quy
định cấm sản xuất, nhập khẩu, lưu thông và sử dụng salbutamol, clenbuterol trong
sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, vì mục đích lợi nhuận và coi
thường sức khỏe cộng đồng mà một số người chăn nuôi vẫn lén lút sử dụng trong
chăn nuôi động vật làm thực phẩm.
1.3. Sự lạm dụng β-agonists trong chăn nuôi và nguy cơ tồn dư trong thịt lợn
1.3.1. Khái niệm về tồn dư
Trong hệ thống chăn nuôi hiện đại, người ta đã sử dụng một lượng lớn hóa
dược để phòng và trị bệnh hoặc kích thích tăng trưởng. Hóa dược sau khi vào cơ thể
theo các mục đích khác nhau sẽ vào máu, chịu sự biến đổi ở gan, thận, do cơ thể
chủ động giải độc làm thuốc chuyển thành dạng dễ đào thải hơn, chỉ một số ít được
đào thải ở dạng nguyên thủy. Tuy nhiên, nếu thời gian khai thác thú sản kể từ lần sử
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


dụng hóa dược cuối cùng quá ngắn, lúc đó lượng hóa dược chuyển dạng hoặc

nguyên thủy chưa được đào thải hết sẽ còn tích tụ trong sản phẩm động vật khi đến
tay người tiêu dùng (Bộ Y tế, 2002).
Tồn dư hoá học (dù là phức hợp nguyên thuỷ hay chất chuyển hoá) là những
chất có khả năng tích luỹ, tồn đọng hay dự trữ trong tế bào, mô, cơ quan hoặc các
sản phẩm có thể tiêu thụ (thịt, trứng, sữa) của vật nuôi sau một quá trình sử dụng để
kiểm soát hoặc điều trị bệnh cho vật nuôi. Tồn dư hoá chất hoặc thuốc cũng có thể
là kết quả từ việc sử dụng các chất bổ sung vào thức ăn cho vật nuôi cung cấp thực
phẩm. Trong đó, thuốc tiêm thường có liên quan đến vấn đề tồn dư hơn là các chất
bổ sung vào thức ăn. Tồn dư cũng có thể có nguồn gốc từ các chất hoá học trong
môi trường ô nhiễm (Võ Thị Trà An, 2001). Theo Codex (2012), khái niệm về chất
tồn dư bao gồm các hợp chất gốc và/hoặc các chất chuyển hóa của nó trong bất kỳ
phần ăn được của các sản phẩm động vật, bao gồm cả dư lượng các tạp chất liên
quan đến thuốc thú y.
Dư lượng được tính bằng µg thuốc có trong 1 kg sản phẩm (ppb).
1.3.1.1. Khái niệm về MRL (Maximum Residue Limit – Giới hạn tồn dư tối đa)
Giới hạn tồn dư tối đa (MRL) hay mức độ cho phép là nồng độ mà các
chất hoá học hay thuốc trong mô hoặc trứng, sữa phải giảm đến mức này để mô
của vật nuôi, trứng hoặc sữa được đánh giá an toàn cho người tiêu dùng
(WHO/FAO, 2004).
MRL được tính bằng hàm lượng chất tồn dư so với khối lượng mô, tính bằng
mg/kg hoặc IU/kg hoặc ppm. Quy định về MRL cũng khác nhau giữa các quốc gia.
Mặc dù EU cũng như nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam cấm sử
dụng β-agonists trong chăn nuôi vì nó ảnh đến sức khỏe người tiêu dùng nhưng Ủy
ban tiêu chuẩn hóa thực phẩm quốc tế Codex lại quy định MRL của clenbuterol
trong một số sản phẩm từ 0,2 - 0,6 µg/kg.
Bảng 1.1: Quy định của Codex được cập nhật tại hội nghị của CAC lần 32
tháng 7/ 2009
Loại động vật

Bộ phận


MRL (µg/kg)

Trâu, bò, lợn

Bắp thịt

0,2

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 15


×