Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Xây dựng hệ thống chỉ tiêu, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hải Châu giai đoạn 2008-2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (399.26 KB, 43 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG
---------------------------

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Đề tài: “Xây dựng hệ thống chỉ tiêu, phân tích tình hình hoạt động
kinh doanh tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam - Chi nhánh Hải Châu giai đoạn 2008-2010”

GVHD : PGS.TS. Lâm Chí Dũng
Lớp
: Cao học Tài chính Ngân hàng – K22
SVTH : Nhóm 6
Danh sách Nhóm 6:
1. Đào Ngọc Châu
2. Võ Thị Thu
3. Lê Thị Bảo Thoa
4. Lê Thị Thanh Thủy
5. Lê Thị Thanh Nga
6. Nguyễn Thị Tường Vy

Đà Nẵng, tháng 11 năm 2011.


Tiểu luận môn học: Quản trị Ngân hàng thương mại

GVHD: PGS.TS. Lâm Chí Dũng

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRONG NHÓM 6

Phần thực hiện


Chưong 1: Cơ sở lý thuyết, lời mở đầu, kết luận
Chương 2:
Khái quát về NHNo&PTNT Việt Nam -Chi nhánh Hải Châu
Đánh giá khả năng tăng trưởng, khả năng sinh lời
Đánh giá rủi ro
Chương 3: Giải pháp phát triển HĐKD của NHNo&PTNT VN
– CN Hải Châu, cung cấp số liệu

Nhóm 6

Người thực hiện
Nguyễn Thị Tường Vy, Lê Thị Thanh Nga
Lê Thị Bảo Thoa
Võ Thị Thu
Đào Ngọc Châu
Lê Thị Thanh Thuỷ

Trang 1


Tiểu luận môn học: Quản trị Ngân hàng thương mại

GVHD: PGS.TS. Lâm Chí Dũng

MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT................................................................................5
1.1. Khái niệm và vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế.............................5
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của NHTM..............................................5

1.2.1. Sơ đồ tổng quát về các hoạt động kinh doanh của NHTM ......................................5
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của NHTM...........................................6
1.2.2.1. Đánh giá khả năng tăng trưởng...............................................................................6
1.2.2.2. Đánh giá khả năng sinh lời ....................................................................................9
1.2.2.3. Đánh giá rủi ro......................................................................................................12
Chương 2: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
NHNo&PTNT VIỆT NAM- CHI NHÁNH HẢI CHÂU GIAI ĐOẠN 2008-2010.....17
2.1. Khái quát về NHNo&PTNT Việt Nam -Chi nhánh Hải Châu....................................17
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam -Chi nhánh Hải
Châu............................................................................................................................
.......17
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của NHNo&PTNT -Chi nhánh Hải Châu.................................17
2.1.3. Tổ chức bộ máy của NHNo&PTNT chi nhánh Hải Châu.......................................18
2.1.4. Hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam -Chi nhánh Hải Châu...........20
2.2. Phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNN VN– Chi
nhánh Hải Châu giai đoạn 20082010...............................................................................22
2.2.1. Đánh giá khả năng tăng trưởng...............................................................................22
2.2.1.1. Các chỉ tiêu tăng trưởng tài sản...........................................................................22
2.2.1.2. Các chỉ tiêu tăng trưởng nguồn vốn....................................................................26
2.2.1.3. Tăng trưởng hoạt động ngoại bảng......................................................................28
2.2.1.4. Tăng trưởng năng lực hoạt động...........................................................................30
Nhóm 6

Trang 2


Tiểu luận môn học: Quản trị Ngân hàng thương mại

GVHD: PGS.TS. Lâm Chí Dũng


2.2.2. Đánh giá khả năng sinh lời .....................................................................................32
2.2.3. Đánh giá rủi ro.........................................................................................................34
2.2.3.1. Đánh giá rủi ro tín dụng........................................................................................34
2.2.3.2. Đánh giá rủi ro thanh khoản..................................................................................36
Chương 3: GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
CHI NHÁNH NHNO&PTNT HẢI CHÂU....................................................................37
3.1 Chính sách huy động .................................................................................................37
3.2 Những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn........................................................38
3.3 Những giải pháp tăng thu nhập ngoài tín dụng...........................................................39
3.4 Những giải pháp giảm chi phí......................................................................................39
3.5 Những giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực...............................................40
KẾT
LUẬN.......................................................................................................................41

Nhóm 6

Trang 3


Tiểu luận môn học: Quản trị Ngân hàng thương mại

GVHD: PGS.TS. Lâm Chí Dũng

LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hệ thống ngân hàng phát triển
ngày càng hoàn thiện và đa dạng. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng càng ngày trở nên sôi
nổi và quyết liệt hơn. Do đó, mục tiêu của các nhà quản trị ngân hàng cần phải làm gì để
có thể nâng cao được hiệu quả kinh doanh, đồng thời hạn chế tối thiểu các rủi ro phát
sinh trong quá trình kinh doanh tiền tệ. Để hiệu quả kinh doanh ngày càng cao thì các
hoạt động chủ yếu của ngân hàng như: huy động vốn, sử dụng vốn và các dịch vụ của

ngân hàng phải hoạt động ngày càng có hiệu quả, từ đó sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp
nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng.
Cũng như những ngân hàng khác, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông
Thôn Việt Nam chi nhánh Hải Châu cũng cần thực hiện công việc phân tích hiệu quả
hoạt động kinh doanh trên từng lĩnh vực hoạt động của mình. Từ đó tìm ra những thuận
lợi và khó khăn, đồng thời có thể phát hiện ra những rủi ro để có biện pháp phòng ngừa
kịp thời, góp phần nâng cao lợi nhuận và khả năng cạnh tranh cho Ngân hàng.
Được sự phân công của Thầy, nhóm 6 đã hoàn thành xong đề tài “Xây dựng hệ
thống chỉ tiêu phân tích tình hình hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hải Châu giai đoạn 2008-2010”. Nội
dung của bài viết được kết cấu thành 3 chương như sau:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI
NHÁNH ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2008 - 2010
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
Mặc dù, Nhóm 6 đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu nhưng do thời gian
còn hạn hẹp và kiến thức chưa thật sự đầy đủ nên đề tài khó tránh khỏi những khiếm
khuyết. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy và tất cả các anh (chị) trong
lớp. Xin cám ơn sự hướng dẫn của thầy GS.TS. Lâm Chí Dũng.

Nhóm 6

Trang 4


Tiểu luận môn học: Quản trị Ngân hàng thương mại

GVHD: PGS.TS. Lâm Chí Dũng


Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Khái niệm và vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế
1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại (NHTM)
Theo Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010: “Ngân hàng thương mại là loại hình
ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh
khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”.
1.2. Vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế
Các NHTM ngày nay có những vai trò cơ bản như sau:
• Vai trò trung gian: NHTM chuyển các khoản tiết kiệm, chủ yếu từ hộ gia đình,
thành các khoản tín dụng cho các tổ chức kinh doanh và các thành phần khác để đầu
tư vào nhà cửa, thiết bị và các tài sản khác.
• Vai trò thanh toán: NHTM thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán cho việc
mua hàng hóa và dịch vụ, chẳng hạn: phát hành và bù trừ séc, cung cấp mạng lưới
thanh toán điện tử….
• Vai trò người bão lãnh: NHTM cam kết trả nợ cho khách hàng khi khách hàng mất
khả năng thanh toán, chẳng hạn phát hành thư tín dụng.
• Vai trò đại lý: NHTM thay mặt khách hàng quản lý và bảo vệ tài sản của họ, phát
hành hoặc chuộc lại chứng khoán, thường được thực hiện tại Phòng ủy thác.
• NHTM tạo ra môi trường cho việc thực hiện chính sách tiền tệ của ngân hàng
trung ương.
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của NHTM
1.2.1. Sơ đồ tổng quát về các hoạt động kinh doanh của NHTM
Theo Luật tổ chức tín dụng 2010, Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung
ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây:
- Nhận tiền gửi;
- Cấp tín dụng;

Nhóm 6

Trang 5



Tiểu luận môn học: Quản trị Ngân hàng thương mại

GVHD: PGS.TS. Lâm Chí Dũng

- Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
Các hoạt động này sẽ được thể hiện cụ thể theo sơ đồ dưới đây:
CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA NHTM

Nhận tiền gửi

- Nhận tiền gửi;

- Phát hành chứng chỉ
tiền gửi. kỳ phiếu, tín
phiếu;

Cấp tín dụng

Dịch vụ thanh toán

- Cho vay;
- Chiết khấu;
- Cho thuê tài chính;
- Bao thanh toán, bảo
lãnh ngân hàng…..

Cung ứng phương tiện thanh
toán; thực hiện DV thanh toán

séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi,
nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ
ngân hàng, thư tín dụng,….

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của NHTM
1.2.2.1. Đánh giá khả năng tăng trưởng
a. Các chỉ tiêu tăng trưởng tài sản
o

Tăng trưởng tổng tài sản:
Tốc độ tăng của tổng tài sản =

TSi – TSi-1
TSi-1

Tốc độ phát triển của tổng tài sản =

TSi
TSi-1

Trong đó:

TSi: Tổng tài sản của kỳ báo cáo;
TSi-1: Tổng tài sản của kỳ gốc liên hoàn.

Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động của tổng tài sản qua thời gian. Ở đây, nhóm tôi
chỉ sử dụng chỉ tiêu tốc độ tăng liên hoàn và tốc độ phát triển liên hoàn, tức là so sánh
mức độ kỳ báo cáo so với kỳ trước nó.
Nhóm 6


Trang 6


Tiểu luận môn học: Quản trị Ngân hàng thương mại

o

GVHD: PGS.TS. Lâm Chí Dũng

Tăng trưởng tài sản sinh lời:

Khoản mục tài sản sinh lời đó chính là khoản mục cho vay và đầu tư chứng khoán
của ngân hàng qua các năm. Nếu ngân hàng không có đầu tư chứng khoán, thì tài sản
sinh lời chỉ bao gồm khoản mục cho vay.
o

Tăng trưởng tài sản chịu rủi ro thông thường:

Tài sản chịu rủi ro thông thường là các tài sản như cho vay, đầu tư
chứng khoán, kinh doanh vàng, ngoại tệ….
o

Tăng trưởng dư nợ tín dụng:

Dư nợ tín dụng là tổng số tiền vay còn lại của doanh nghiệp và cá nhân tại thời
điểm nào đó. Chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng của tài sản sinh lời, tài sản chịu rủi ro thông
thường và dư nợ tín dụng đều được tính theo công thức như trên.
b. Các chỉ tiêu tăng trưởng nguồn vốn
o


Tăng trưởng huy động vốn

Theo Nghị định số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/09/2000 của Chính phủ về tổ chức và
hoạt động của NHTM, các hình thức huy động vốn của NHTM như sau:
- Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới các
hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác;
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn
của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước chấp nhận;
- Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của các tổ
chức tín dụng nước ngoài;
- Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước;
- Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
o

Tăng trưởng huy động tiền gửi

o

Tăng trưởng vốn chủ sở hữu

o

Tăng trưởng vốn tự có

Nhóm 6

Trang 7



Tiểu luận môn học: Quản trị Ngân hàng thương mại

GVHD: PGS.TS. Lâm Chí Dũng

Các chỉ tiêu này được thể hiện qua: tốc độ tăng và tốc độ tăng trưởng vốn huy
động, tiền gửi, vốn chủ sở hữu và vốn tự có.
c. Tăng trưởng hoạt động ngoại bảng:
Hoạt động ngoại bảng là các hoạt động không được thể hiện trên bảng cân đối kế
toán của NHTM, chủ yếu là các hoạt động dịch vụ và bảo lãnh ngân hàng. Các hoạt động
này có mối quan hệ mật thiết với ngân hàng nên phải đưa ra ngoại bảng để theo dõi.
Chỉ tiêu: Tốc độ tăng và tốc độ phát triển của doanh số cung ứng các loại dịch vụ
và bảo lãnh của ngân hàng.
d. Tăng trưởng năng lực hoạt động
o

Tăng trưởng tài sản cố định;

o

Tăng trưởng số lượng nhân viên;

o

Tăng trưởng tài sản công nghệ cao.

Chỉ tiêu: Tốc độ tăng và tốc độ phát triển của tài sản cố định, số lượng nhân viên,
tài sản công nghệ cao.
e. Tăng trưởng thị phần
Thị phần cho vay:


o

Thị phần cho vay =

Dư nợ bình quân của ngân hàng trên thị trường mục tiêu
Tổng dư nợ của các ngân hàng và tổ chức tín dụng

Tỷ trọng tài sản:

o

Tổng tài sản bình quân của ngân hàng

Tỷ trọng tài sản =

Tổng tài sản của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng
o

Tỷ trọng tài sản sinh lời:

Tỷ trọng tài sản
sinh lời

Nhóm 6

=

Tài sản sinh lời bình quân của ngân hàng
Tổng tài sản sinh lời của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng


Trang 8


Tiểu luận môn học: Quản trị Ngân hàng thương mại

o

GVHD: PGS.TS. Lâm Chí Dũng

Thị phần huy động vốn: là phần vốn huy động mà ngân hàng chiếm được trong

tổng vốn huy động của thị trường.
o

Thị phần hoạt động ngoại bảng.

1.2.2.2. Đánh giá khả năng sinh lời
a. Các chỉ tiêu tổng hợp đánh giá khả năng sinh lời
o

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA):
ROA =

Lợi nhuận sau thuế

x 100%

Tổng tài sản
ROA cho người phân tích thấy được tình hình bao quát của ngân hàng trong việc
tạo ra thu nhập từ tài sản. Nói cách khác, ROA giúp ta xác định hiệu quả kinh doanh của

một đồng tài sản. ROA cao khẳng định hiệu quả kinh doanh tốt, ngân hàng có cơ cấu tài
sản hợp lý, có sự điều động linh hoạt giữa các hạng mục trên tài sản trước những biến
động của nền kinh tế. Nếu ROA quá cao sẽ làm cho các nhà phân tích lo lắng vì rủi ro
luôn đi đôi với lợi nhuận.
o

Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE):
ROE =

Lợi nhuận sau thuế

x 100%

Vốn chủ sở hữu
ROE đo lường hiệu quả sử dụng một đồng vốn chủ sở hữu.
o

Tỷ lệ thu nhập lãi suất ròng cận biên (NIM):
NIM =

Thu lãi từ các khoản cho vay và đầu tư CK
– Chi phí trả lãi cho tiền gửi và nợ khác

x 100%

Tổng tài sản
o

Tỷ lệ thu nhập phi lãi suất ròng cận biên (NNM):
NNM =


Thu nhập ngoài lãi – Chi phí ngoài lãi

x 100%

Tổng tài sản

Nhóm 6

Trang 9


Tiểu luận môn học: Quản trị Ngân hàng thương mại

GVHD: PGS.TS. Lâm Chí Dũng

Trong đó:
- Thu nhập ngoài lãi: Thu từ dịch vụ của ngân hàng: ngân quỹ, thanh toán….
- Chi phí ngoài lãi:
+ Tiền lương
+ Chi phí sữa chữa, bảo hành thiết bị
+ Chị nộp thuế, phí và lệ phí
+ Chi điều hành
+ Chi dự phòng
+ Chi bảo hiểm tiền gửi.
Tỷ lệ thu nhập hoạt động ròng cận biên:

o

Tỷ lệ thu nhập hoạt động

ròng cận biên

=

Tổng thu hoạt động – Tổng chi hoạt động

x 100%

Tổng tài sản

Tỷ lệ thu nhập hoạt động ròng cận biên, tỷ lệ thu nhập lãi ròng cận biên (NIM) và
tỷ lệ thu nhập phi lãi suất ròng cận biên (NNM) đều là các thước đo tính hiệu quả về khả
năng sinh lời của một ngân hàng. Trong đó, NIM đo lường mức độ chênh lêch giữa thu từ
lãi và chi phí trả lãi mà ngân hàng có thể đạt được thông qua hoạt động kiểm soát chặt
chẽ tài sản sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất. Trái lại, NNM đo
lường mức chênh lệch giữa nguồn thu ngoài lãi, chủ yếu là nguồn thu phí từ các dịch vụ
với chi phí ngoài lãi mà ngân hàng phải chịu.
Thu nhập cận biên trước những giao dịch đặc biệt (NRST):

o

NRST =

Lợi nhuận sau thuế và trước lãi (lỗ) kinh doanh CK và
các khoản mục bất thường

x 100%

Tổng tài sản
o


Thu nhập trên cổ phiếu (EPS):
EPS =

Lợi nhuận sau thuế

x 100%

Tổng số cổ phiếu hiện hành
Nhóm 6

Trang 10


Tiểu luận môn học: Quản trị Ngân hàng thương mại

GVHD: PGS.TS. Lâm Chí Dũng

Chênh lệch lãi suất bình quân:

o

Chênh lệch lãi suất =
bình quân

Tổng thu từ lãi suất

Tổng chi phí lãi suất




Tổng tài sản sinh lời

Tổng khoản nợ phải trả lãi

- Hiệu suất sử dụng tài sản (ẠU):
AU = Tổng thu từ hoạt động =
Tổng tài sản

Tổng thu từ lãi

+ Tổng thu ngoài lãi

Tổng tài sản

Tổng tài sản

b. Mô hình phân tích khả năng sinh lời
Lợi nhuận sau thuế

ROE =

x

Tổng thu từ hoạt động

RO
E

=


Tổng thu từ hoạt động
Tổng tài sản

Tỷ lệ sinh lời hoạt động

Tổng tài sản

x

Tổng vốn chủ sở hữu

x Hiệu suất sử dụng tài sản x Tỷ trọng vốn chủ sở hữu

(NPM)

(AU)

(EM)

Trong đó:
- NPM: phản ánh hiệu quả của việc quản lý chi phí và các chính sách định giá dịch vụ;
- AU: phản ánh các chính sách quản trị danh mục đầu tư (đặc biệt là cấu trúc và thu nhập
của tài sản).
- EM: phản ánh các chính sách đòn bẩy và chính sách tài trợ (cấu trúc tài chính).
RO
E

=


Lợi nhuận sau thuế
Lợi nhuận trước thuế
và lãi (lỗ) từ KDCK

RO
E

=

Nhóm 6

Hiệu quả
quản trị thuế

x

x

Lợi nhuận trước thuế
và lãi (lỗ) từ KDCK
Tổng thu từ hoạt động

Hiệu quả kiểm soát
chi phí

x

x

Tổng thu từ

hoạt động

x Tổng tài sản
Tổng
VCSH

Tổng tài sản

Hiệu quả quản
trị tài sản

x

Hiệu quả
quản trị vốn

Trang 11


Tiểu luận môn học: Quản trị Ngân hàng thương mại

RO
A

=

(Thu từ lãi – chi lãi)

+


GVHD: PGS.TS. Lâm Chí Dũng

(Thu ngoài lãi – Chi ngoài lãi)

Tổng tài sản

ROA =

Thu nhập từ lãi
suất ròng cận biên

Tổng tài sản

+

Thu nhập ròng
ngoài lãi cận biên

+

Chênh lệch thu chi
đặc biệt
Tổng tài sản

+

Tác động của
các khoản thu
chi đặc biệt


1.2.2.3. Đánh giá rủi ro
Rủi ro đối với một ngân hàng có nghĩa là mức độ không chắc chắn
liên quan đến một vài sự kiện. Ví dụ, liệu khách hàng có xin tái gia hạn khoản cho vay
của anh ta không? Tiền gửi có tăng trong tháng tới không? Giá cổ phiếu và thu nhập của
ngân hàng có tăng không? Lãi suất sẽ tăng hay giảm trong tuần tới và ngân hàng có mất
đi thu nhập hay giảm giá trị không nếu điều đó xảy ra? Các nhà quản lý ngân hàng có thể
quan tâm nhất tới việc nâng cao giá trị cổ phiếu và đẩy mạnh khả năng sinh lời nhưng
không ai lơ là việc kiểm soát rủi ro mà họ phải chịu trách nhiệm. Các ngân hàng quan
tâm đến 06 loại rủi ro chính sau:
- Rủi ro tín dụng;
- Rủi ro thanh khoản;
- Rủi ro thị trường;
- Rủi ro lãi suất;
- Rủi ro vỡ nợ;
- Rủi ro tổng hợp của ngân hàng.
a. Đánh giá rủi ro tín dụng
Các chuyên gia cho rằng một số tài sản của ngân hàng (đặc biệt là
các khoản cho vay) giảm giá trị hay không thể thu hồi là biểu hiện của rủi ro tín dụng. Do
vốn chủ sở hữu của ngân hàng so với tổng giá trị tài sản là rất nhỏ nên chỉ cần một tỷ lệ

Nhóm 6

Trang 12


Tiểu luận môn học: Quản trị Ngân hàng thương mại

GVHD: PGS.TS. Lâm Chí Dũng

nhỏ danh mục cho vay có vấn đề có thể đẩy một ngân hàng tới nguy cơ phá sản. Các chỉ

số sau được sử dụng rộng rãi nhất trong việc đo lường rủi ro tín dụng của ngân hàng:
- Tỷ lệ nợ quá hạn /Tổng dư nợ
- Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ
- Tỷ lệ xóa nợ ròng/Tổng dư nợ
- Tỷ lệ dự phòng/Tổng dư nợ
- Tỷ lệ phân bổ dự phòng/Tổng dư nợ
- Tỷ lệ tổng cho vay/Tổng tiền gửi
Các khoản nợ quá hạn là các khoản cho vay quá hạn thanh toán từ 90 ngày trở lên.
Các khoản nợ xấu là khoản nợ từ loại 3 đến loại 5, tức là từ “nợ dưới tiêu chuẩn” đến “nợ
có khả năng mất vốn”. Các khoản cho vay được xóa nợ ròng là các khoản cho vay được
ngân hàng tuyên bố là không còn giá trị và được xóa bỏ khỏi sổ sách. Khi 03 chỉ tiêu đầu
tăng thì rủi ro tín dụng của ngân hàng cũng gia tăng, ngân hàng có thể đứng bên bờ vực
phá sản. Hai chỉ tiêu tiếp theo nói lên sự chuẩn bị của một ngân hàng cho các khoản tổn
thất tín dụng thông qua việc trích lập quỹ dự phòng tổn thất tín dụng hàng năm từ thu
nhập hiện tại.
b. Đánh giá rủi ro thanh khoản
Các ngân hàng cũng rất quan tâm đến sự nguy hiểm của tình trạng
thiếu tiền mặt và không có khả năng vay mượn để đáp ứng yêu cầu rút tiền gửi, yêu cầu
vay vốn và những yêu cầu về tiền mặt khác. Đối mặt với rui ro thanh khoản, một ngân
hàng có thể buộc phải vay “nóng” với mức chi phí quá cao để chi trả cho những yêu cầu
tiền mặt cấp bách và do vậy làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Thước đo hữu ích đối với
rủi ro thanh khoản là các tỷ số:
- Tỷ lệ các khoản vốn vay/Tổng tài sản;
- Tỷ lệ vốn bằng tiền/Tổng tài sản;
- Tỷ lệ vốn bằng tiền và giấy tờ có giá của chính phủ/Tổng tài sản.
c. Đánh giá rủi ro thị trường
Sự thay đổi lãi suất gây ra những khó khăn lớn cho các nhà quản lý danh mục tài
sản của ngân hàng, đặc biệt là cho những người phụ trách hoạt động đầu tư vào trái phiếu
Nhóm 6


Trang 13


Tiểu luận môn học: Quản trị Ngân hàng thương mại

GVHD: PGS.TS. Lâm Chí Dũng

chính phủ và các chứng khoán thanh khoản khác. Một ví dụ điển hình về rủi ro thị trường
đó là nếu lãi suất tăng, giá trị thị trường của chứng khoán thu nhập cố định và của các
khoản vay có lãi suất cố định sẽ giảm. Do đó, nếu một ngân hàng phải bán những tài sản
này khi lãi suất thị trường tăng thì nó sẽ không tránh khỏi những tổn thất về vốn. Ngược
lại, khi lãi suất giảm, giá trị của chứng khoán thu nhập cố định và của các khoản cho vay
lãi suất cố định sẽ tăng, lúc đó ngân hàng sẽ có lời khi bán chúng. Các chỉ số quan trọng
nhất phản ánh rủi ro thị trường của ngân hàng là:
- Tỷ lệ giữa giá trị sổ sách so với giá trị thị trường dự kiến của tài sản;
- Tỷ lệ giữa giá trị sổ sách với giá trị thị trường của vốn cổ phần;
- Tỷ lệ giữa giá trị thị trường so với giá trị ghi sổ của trái phiếu và các tái sản khác
có thu nhập cố định;
- Giá trị thị trường của cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi.
d. Đánh giá rủi ro lãi suất
Sự thay đổi lãi suất thị trường cũng có thể gây ra tác động mạnh tới thu nhập và
chi phí hoạt động của ngân hàng. Ví dụ, lãi suất tăng có thể làm giảm lợi nhuận nếu cơ
cấu tài sản và nguồn vốn của ngân hàng tạo điều kiện cho chi phí trả lãi tăng nhanh hơn
thu lãi từ đầu tư chứng khoán và cho vay. Tuy nhiên, nếu ngân hàng năm giữ quá nhiều
tài sản lãi suất thả nổi (đặc biệt khoản cho vay) so với các nguồn vốn lãi suất thả nổi (đặc
biệt là CDs với lãi suất nhạy cảm và những khoản vay mượn từ thị trường tiền tệ) thì việc
lãi suất giảm sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Trong trường hợp này, thu
lãi từ tài sản sẽ giảm nhanh hơn chi phí huy động vốn. Tác động của sự thay đổi lãi suất
đến lợi nhuận của ngân hàng thường được gọi là rủi ro lãi suất. Các chỉ số đo lường rui ro
lãi suất được sử dụng rộng rãi nhất trong hoạt động ngân hàng là:

- Tỷ lệ giữa tài sản nhạy cảm lãi suất so với nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất;
- Tỷ lệ của khoản cho vay và đầu tư chứng khoán lãi suất cố định so với khoản cho
vay và đầu tư chứng khoán có lãi suất thả nổi;
- Tỷ lệ của khoản nợ có lãi suất cố định so với khoản nợ có lãi suất thả nổi;
- Tỷ lệ các khoản tiền gửi không được bảo hiểm trên tổng tiền gửi (tiền gửi của
chính phủ và các công ty vượt quá mức bảo hiểm, nhạy cảm đặc biệt với biến động lãi
suất).
Nhóm 6

Trang 14


Tiểu luận môn học: Quản trị Ngân hàng thương mại

GVHD: PGS.TS. Lâm Chí Dũng

e. Đánh giá rủi ro vỡ nợ
Các ngân hàng phải quan tâm trực tiếp đến rủi ro đối với khả năng tồn tại lâu dài
của mình, đây được gọi là rủi ro vỡ nợ. Nếu quy mô nợ khó đòi quá lớn hay giá trị thị
trường của phần lớn khoản mục đầu tư chứng khoán giảm, vốn chủ sở hữu có thể giảm
sút đáng kể. Nếu các nhà đầu tư và người gửi tiền nhận biết được tín hiệu này và rút tiền,
ngân hàng có thể không còn cách lựa chọn nào khác ngoài việc tuyên bố mất khả năng
thanh toán và đóng cửa. Sự phá sản của ngân hàng có thể làm cho các cổ đông trắng tay.
Những người gửi tiền không được bảo hiểm phải chịu rủi ro mất tất cả hoặc phần lớn số
tiền gửi của họ. Vì lý do này, giá và thu nhập trên cổ phiếu là những dấu hiệu cảnh báo
về khả năng thanh toán của ngân hàng. Khi một ngân hàng có nguy cơ phá sản, giá thị
trường của cổ phiếu sẽ sụt giảm. Rủi ro phá sản của ngân hàng có thể được đo lường
thông qua các yếu tố sau:
- Chênh lệch lãi suất giữa các giấy nợ do ngân hàng phát hành so với giấy nợ của
chính phủ cùng kỳ hạn;

- Tỷ số giữa giá cố phiếu ngân hàng/EPS (P/E)
- Tỷ số vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản;
- Tỷ số nguồn vốn vay/Tổng huy động;
- Tỷ số vốn chủ sở hữu/Tài sản rủi ro;
- Tỷ số vốn cơ bản/Tổng tài sản.
Trong đó: Vốn cơ bản = Vốn chủ sở hữu + dự phòng tổn thất tín dụng + đầu tư tại
công ty con + nợ dài hạn (với quyền đòi thu nhập đứng sau yêu cầu của người gửi tiền).
f. Đánh giá rủi ro tổng hợp của ngân hàng
Các cách đo lường phổ biến rủi ro tổng hợp của ngân hàng là:
- Độ lệch chuẩn hoặc phương sai của giá cổ phiếu;
- Đô lệch chuẩn hoặc phương sai của lợi nhuận sau thuế;
- Độ lệch chuẩn hoặc phương sai của ROE và ROA.

Nhóm 6

Trang 15


Tiểu luận môn học: Quản trị Ngân hàng thương mại

GVHD: PGS.TS. Lâm Chí Dũng

Độ lệch chuẩn hoặc phương sai của chỉ tiêu trên càng cao thì rủi ro tổng hợp của ngân
hàng càng cao.

Nhóm 6

Trang 16



Tiểu luận môn học: Quản trị Ngân hàng thương mại

GVHD: PGS.TS. Lâm Chí Dũng

Chương 2: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA NHNo&PTNT VIỆT NAM- CHI NHÁNH HẢI CHÂU
2.1. Khái quát về NHNo&PTNT Việt Nam -Chi nhánh Hải Châu
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam -Chi nhánh
Hải Châu
Kể từ khi ra đời và phát triển cho đến nay, quá trình hoạt động của NHNo & PTNT
Hải Châu có thể được đánh giá qua một số cột mốc thời gian cụ như sau:
Ngày 01/01/1988 thành lập Ngân hàng nông nghiệp tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng và sau
đó thành lập các chi nhánh ngân hàng thành phố, huyện, thị trực thuộc.
Ngày 20/04/1991, NHNo&PTNT Việt Nam thành lập thêm Sở Giao dịch III
NHNo&PTNT Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng theo quyết định số 66 của Thống đốc
NHNN Việt Nam.
Ngày 19/10/1992, NHNN Việt Nam quyết định sáp nhập chi nhánh NHNo tỉnh Quảng
Nam-Đà Nẵng vào Sở Giao dịch III-NHNo Việt Nam tại Đà Nẵng theo quyết định số
267/QĐ-HĐQT.
Ngày 16/12/1996, NHNo&PTNT Việt Nam quyết định tách sở giao dịch III tại Đà
Nẵng và Chi Nhánh NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam theo quyết định số 515/QĐ của tổng
giám độc NHNo&PTNT Việt Nam.
Ngày 26/3/1999, NHNo&PTNT Việt Nam tách một chi nhánh NHNo&PTNT quận
Hải Châu khỏi Sở giao dịch III và nâng cấp thành chi nhánh NHNo&PTNT thành phố Đà
Nẵng theo quyết định số 208/QĐ/HĐQT.
Ngày 12/09/2007, Chủ tịch hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam có quyết định
số 954/QĐ/HĐQT-TCCB “Mở chi nhánh NHNo&PTNT Hải Châu phụ thuộc
NHNo&PTNT Việt Nam”
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của NHNo&PTNT -Chi nhánh Hải Châu
2.1.2.1. Chức năng của NHNo&PTNT Việt Nam -Chi nhánh Hải Châu

Trực tiếp kinh doanh trên địa bàn theo phân cấp của NHNo&PTNT Việt Nam.
Tổ chức điều hành kinh doanh và kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo sự chỉ đạo của
NHNo&PTNT Việt Nam.
Cân đối điều hòa vốn kinh doanh, phân phối thu nhập theo quy định của
NHNo&PTNT Việt Nam.
Nhóm 6

Trang 17


Tiểu luận môn học: Quản trị Ngân hàng thương mại

GVHD: PGS.TS. Lâm Chí Dũng

Thực hiện công tác tổ chức cán bộ, đào tạo, thi đua khen thưởng theo phân cấp ủy
quyền của Ngân hàng nông nghiệp.
2.1.2.2. Nhiệm vụ của NHNo&PTNT Việt Nam-Chi nhánh Hải Châu
NHNo&PTNT Hải Châu là tổ chức kinh doanh tiền tệ tín dụng và các dịch vụ khác. Hoạt
động thường xuyên của ngân hàng là nhận tiền gửi của khách hàng, hoàn trả và sử dụng số tiền
đó để cho vay hộ sản xuất và hộ kinh doanh, cho vay các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố,
thực hiện các nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu và các nghiệp vụ thanh toán khác. Bên cạnh
những hoạt động trên NH còn tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt thông qua các công cụ
thanh toán như ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu...cho khách hàng một cách nhanh chóng, chính
xác, kịp thời nhằm góp phần điều hòa lưu thông tiền tệ, phát triển kinh tế địa phương.
2.1.3. Tổ chức bộ máy của NHNo&PTNT chi nhánh Hải Châu
2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT chi nhánh Hải Châu
NHNo&PTNT Hải Châu là đơn vị hạch toán phụ thuộc của NHNo&PTNT Việt Nam,
có đội ngũ cán bộ nhân viên gồm 85 người. Ban giám đốc gồm 3 người và có 6 phòng
ban và 5 phòng giao dịch
Giám đốc


Phó
giám đốc

Phòng
Kế
hoạch
kinh
doanh

Phòng
giao
dịch
Hòa
Cương

Phòng
Kế
toán
ngân
quỹ

Phòng giao
dich
Nguyễn
Tri Phương

Phó
giám đốc


Phòng
Kinh
doanh
ngoại
hối

Phòng
Kiểm
soát
nội
bộ

Phòng giao
dịch
Nguyễn
Văn
Linh

Phòng
Dịch vụ
&
Marketing

Phòng
giao
dich
2/9

Phòng
Tổ

chức
hành
chính

Phòng
giao
dịch
Thuận
Phước

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Nhóm 6

Trang 18


Tiểu luận môn học: Quản trị Ngân hàng thương mại

GVHD: PGS.TS. Lâm Chí Dũng

2.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của ban giám đốc và các phòng ban
- Chức năng và nhiệm vụ của Ban Giám Đốc
Giám đốc phụ trách chung và phụ trách công tác kế hoạch kinh doanh, kiểm tra kiểm
toán nội bộ và tổ chức cán bộ, chỉ đạo các phòng ban và đôn đốc các đơn vị hoàn thành
nhiệm vụ.
Phó giám đốc phụ trách công tác tín dụng nội- ngoại tệ và thanh toán quốc tế.
Phó giám đốc phụ trách công tác kế toán.
- Chức năng và nhiệm vụ của các phòng
Phòng Kế hoạch – kinh doanh: lập kế hoạch cân đối nguồn vốn, theo dõi thực hiện
các phương án kinh doanh, cho vay nội tệ đối với tất cả các thành phần kinh tế.

Phòng Kiểm soát nội bộ: giám sát kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động nghiệp vụ
trong nội bộ của chi nhánh NHNo&PTNT Hải Châu.
Phòng Kế toán – ngân quỹ: hạch toán kế toán toàn bộ hoạt động kinh doanh và tài sản
của ngân hàng, quản lý quỹ: nội tệ, ngoại tệ, vàng, bạc, kim loại quý, bảo quản hồ sơ
pháp lý của khách hàng, bảo quản giấy tờ có giá và các giấy tờ liên quan đến tài sản thế
chấp, cầm cố; thực hiện các nghiệp vụ thu chi tiền mặt
Phòng Tổ chức hành chính: quản lý công tác cán bộ, tham mưu cho lãnh đạo về công
tác đào tạo, điều động bố trí cán bộ, thực hiện công tác lao động tiền lương, bảo hiểm xã
hội, y tế theo qui định của nhà nước.
Phòng Kinh doanh ngoại hối: thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế như thực hiện
nghiệp vụ bảo lãnh, mua bán ngoại tệ, tài trợ xuất nhập khẩu, cho vay ngắn, trung, dài
hạn đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Phòng Dịch vụ và Marketing: tìm kiếm, mở rộng thị trường các dịch vụ, thực hiện các
dịch vụ cho khách hàng như mở thẻ, mobile banking,...
Các phòng giao dịch: có chức năng huy động, cho vay và các dịch vụ khác, được giao
nhiệm vụ huy động vốn theo sự ủy nhiệm của giám đốc dưới các hình thức: tiết kiệm, kỳ
phiếu, trái phiếu, đầu tư kinh doanh trực tiếp đến các hộ sản xuất kinh doanh theo đúng
điều lệ, chế độ, ngành theo luật định.

Nhóm 6

Trang 19


Tiểu luận môn học: Quản trị Ngân hàng thương mại

GVHD: PGS.TS. Lâm Chí Dũng

2.1.4. Hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam -Chi nhánh Hải Châu
2.1.4.1. Các yếu tố vĩ mô và chính sách tiền tệ giai đoạn 2008-2010

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, bước sang năm 2009 nền kinh tế nước ta
đã dần phục hồi. Chính phủ và NHNN đã thực hiện một loạt các chính sách kinh tế, tiền tệ để
thoát khỏi suy thoái kinh tế như các chính sách về hỗ trợ lãi suất, chính sách tỷ giá, các chính
sách trên thị trường mở, các giải pháp kích cầu đầu tư, tăng cường huy động các nguồn vốn.
Kết quả đạt được là Tăng trưởng GDP trong 3 năm 2009 - 2010 lần lược là 6,31 ; 5,83% và
6,78%. Bên cạnh những điều đạt được đó thì trong giai đoạn này thị trường ngoại hối luôn có
biểu hiện căng thẳng, tỷ giá thay đổi tương đối phức tạp.
Về chính sách tiền tệ thì trong những tháng đầu năm 2009, NHNN đã từng bước nới
lỏng CSTT để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, ngăn chặn nguy cơ suy giảm kinh
tế. Tuy nhiên, càng về những tháng cuối năm diễn biến thị trường càng trở nên phức tạp,
áp lực lạm phát trở lại đối với nền kinh tế ngày càng rõ nét vì vậy CSTT được thắt chặt
hơn trong những tháng cuối năm. Bước sang năm 2010 NHNN tiếp tục điều hành chính
sách tiền tệ chủ động, thận trọng và phù hợp với chỉ đạo của chính phủ và bám sát tình
hình thực tế, NHNN cũng chỉ đạo các TCTD tập trung vốn cho vay đối với xuất khẩu,
doanh nghiệp nhỏ và vừa, khắc phục hậu quả thiên tai, thực hiện các biện pháp ổn định
thị trường ngoại tệ. Sự thực thi các chính sách của chính phủ và NHNN một cách đồng
bộ đã giúp hệ thống các ngân hàng thương mại hoạt động tương đối ổn định.
Mặc dù hoạt động của ngành ngân hàng đã có những thuận lợi, nhưng vẫn còn không
ít khó khăn ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động. Do đó để tăng trưởng nguồn vốn, dư
nợ, hiệu quả kinh doanh, cần phải có những giải pháp linh hoạt và hợp lý. Trong 2 năm
qua, chi nhánh đã có những nỗ lực và những giải pháp đúng đắn để thực hiện chỉ tiêu kế
hoạch kinh doanh được giao.
2.1.4.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh Hải Châu

Nhóm 6

Trang 20


Tiểu luận môn học: Quản trị Ngân hàng thương mại


GVHD: PGS.TS. Lâm Chí Dũng

Bảng : Kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh 3 năm qua
ĐVT: triệu đồng

(Nguồn: Phòng kế toán NHNo&PTNT VN- CN Hải Châu)
Như đã phân tích ở trên thì bước sang năm 2009 nền kinh tế nước ta đã có nhiều dấu hiệu phục
hồi và phát triển, hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo đó cũng đạt được nhiều kết quả khả
quan. NHNo&PTNT Viêt Nam chi nhánh Hải Châu nhờ việc đẩy mạnh hoạt động tín dụng thời
hậu khủng hoảng, phát triển thêm các hoạt động kinh doanh dịch vụ cho khách hàng, đồng thời
giảm thiểu tối đa các chi phí phát sinh có thể, từ những hoạt động tích cực này của chi nhánh đã
mang lại cho ngân hàng một mức tăng trưởng thu nhập cao và cao hơn hẳn mức tăng của các
khoản mục chi phí, điều này đã làm cho lợi nhuận trước thuế của ngân hàng tăng lên rất cao. Điều
đó được thể hiện qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh trong ba năm qua ở trên, qua ba năm lợi
nhuận trước thuế của ngân hàng đều tăng dần, mức tăng rất cao. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế đạt
được cuối năm 2009 là 22,757 triệu tăng 17,994 triệu đồng so với năm 2008 (tương ứng tăng
378% ), cuối năm 2010 là 33.403 triệu đồng, tăng 10.646 triệu đồng so với năm 2009 (tương ứng
tăng là 32%).
Thu nhâp từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng cao tổng thu nhập, điều này cho thấy đây là
khoản thu nhập chính của chi nhánh. Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt như
hiện nay, chi nhánh cần phát triển và đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng hiện đại, mở rộng thị
Nhóm 6

Trang 21


Tiểu luận môn học: Quản trị Ngân hàng thương mại

GVHD: PGS.TS. Lâm Chí Dũng


phần của chi nhánh trên địa bàn, nâng cao chất lượng và mở rộng dịch vụ thanh toán không
dùng tiền mặt đồng thời phải chủ trọng đến công tác marketing, tư vấn dịch vụ ngân hàng, hỗ
trợ tốt cho các bộ phận chuyên môn khác như huy động, cho vay… nâng cao hình ảnh của Chi
nhánh nói riêng cũng như Ngân hàng Nông nghiệp nói chung. Cán bộ nhân viên các phòng
chuyên đề cần phải linh hoạt trong việc tìm kiếm và tiếp cận với những khách hàng tiềm năng,
tăng cường tiếp thị, quảng bá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, nâng cao nhận thức của toàn
thể cán bộ nhân viên tại chi nhánh về phát triển sản phẩm dịch vụ.
2.2. Phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNN VN –
Chi nhánh Hải Châu giai đoạn 2008-2010
2.2.1. Đánh giá khả năng tăng trưởng
2.2.1.1. Các chỉ tiêu tăng trưởng tài sản
Qua bảng cân đối kế toán của NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Hải Châu ,
nhà quản trị có thể biết được tài sản hiện có, hình thái vật chất, cơ cấu tài sản, tình hình
hoạt động kinh doanh và hiệu quả tài chính của NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh
Hải Châu. Tài sản của NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Hải Châu là kết quả sử dụng
vốn của Chi nhánh ngân hàng. Tổng Tài sản của NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh
Hải Châu được thể hiện qua bảng sau:
Bảng- Tổng tài sản tại NHNo&PTNT VN – CN Hải Châu qua các năm
ĐVT: triệu đồng

(Nguồn: Phòng Kế toán NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Hải Châu)

Nhóm 6

Trang 22


Tiểu luận môn học: Quản trị Ngân hàng thương mại


GVHD: PGS.TS. Lâm Chí Dũng

Tăng trưởng tổng tài sản:
Từ bảng số liệu trên ta nhận thấy, tổng tài sản của NHNo&PTNT Việt Nam – CN
Hải Châu tăng mạnh qua ba năm. Cuối năm 2008, tổng tài sản mới chỉ có 821.303 triệu
đồng, nhưng đến cuối năm 2009, tổng tài sản đã là 1.285.742 triệu đồng, tăng so với năm
2008 là 464.439 triệu đồng (tương ứng 56,55 %). Và đến cuối năm 2010, tổng tài sản của
NHNo&PTNT Việt Nam – CN Hải Châu đã tăng lên đến 1.528.830 tr đồng, tăng so với
năm 2009 là 243.088 triệu đồng (tương ứng 18,91%).
Tăng trưởng tài sản sinh lời:
Tại Chi nhánh NH, tài sản sinh lời chủ yếu là các khoản cho vay khách hàng. Năm
2009, dư nợ cho vay đạt 1.259.898 triệu đồng, tăng 55,77% so với năm 2008. Năm 2010,
dư nợ cho vay đạt 1.485.216 triệu đồng, tăng 17,88% so với năm 2009. Như vậy, qua các
năm dư nợ cho vay tại Chi nhánh ngân hàng đều tăng, điều này chứng tỏ doanh nghiệp
ngày càng mở rộng quy mô cho vay của mình, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp trong thời kỳ vượt qua khủng hoảng kinh tế.
Bảng: Tài sản của Chi nhánh ngân hàng qua 3 năm 2008-2010 ĐVT: triệu đồng

Nhóm 6

Trang 23


Tiểu luận môn học: Quản trị Ngân hàng thương mại

GVHD: PGS.TS. Lâm Chí Dũng

(Nguồn: Phòng Kế toán NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Hải Châu)
Từ kết quả phân tích số liệu ở trên ta thấy tỷ trọng vốn đầu tư cho các khoản tài
sản sinh lời cao luôn cao, cuối năm 2008 chiếm 98,48% trên tổng tài sản, cuối năm 2009

chiếm 97,99 % và đến cuối năm 2010 là chiếm 97,15% trên tổng tài sản.
Tăng trưởng dư nợ tín dụng:
Hoạt động tín dụng là hoạt động tạo ra nguồn thu nhập chính cho chi nhánh. Dư
nợ của chi nhánh tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ của
các doanh nghiệp trên địa bàn, phù hợp với quá trình phát triển kinh tế xã hội địa phương.
Trong đó, công ty TNHH và công ty cổ phần chiếm tỷ trọng dư nợ lớn, dư nợ hộ cá nhân
sản xuất kinh doanh, tiêu dùng chiếm tỷ trọng nhỏ. Trong ba năm qua, dư nợ cho vay tại
chi nhánh đã tăng trưởng mạnh, một phần là vồn đầu tư cho các dự án mở rộng sản xuất
của các khách hàng truyền thống, phần khác là đa dạng hóa đối tượng cho vay, cho vay
các doanh nghiệp trong các ngành mới. Bên cạnh đó, với các gói kích cầu, hỗ trợ lãi suất
của chính phủ, và sự vực dậy của nền kinh tế sau thời kỳ khủng hoảng tài chính, các
doanh nghiệp bắt đầu tăng sản lượng bán hàng, cung cấp dịch vụ, không ngừng mở rộng
sản xuất kinh doanh, điều này dẫn đến nhu cầu vốn vay ngân hàng tăng cao nên dư cho
vay qua các năm đều tăng.
Bảng: Dư nợ cho vay qua các năm 2008-2009-2010
ĐVT: triệu đồng

(Nguồn: Phòng Kế toán NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Hải Châu)
Nhóm 6

Trang 24


×