Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Xu hướng giảm lãi suất VNĐ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian gần đây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (559.18 KB, 40 trang )

Báo cáo thực tập giữa khoá

LỜI NÓI ĐẦU
Lãi suất là một trong những biến số được theo dõi một cách chặt chẽ nhất trong nền
kinh tế. Diễn biến của nó trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của mỗi người
chúng ta và có những có những hệ quả quan trọng đối với sức khoẻ nền kinh tế.
Đối với nền kinh tế thị trường có điều tiết của Nhà nước như nước ta, lãi suất là đòn
bẩy, kích thích sự tăng trưởng kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu của chính sách tiền
tệ quốc gia. Đặc biệt là lãi suất của các Ngân hàng thương mại (NHTM), nó không
những phản ánh đúng cung – cầu vốn trên thị trường mà còn phản ánh hiệu quả của
các chính sách của Nhà nước đưa ra. Chính vì tầm quan trọng và độ nhạy cảm đó, lãi
suất luôn được chú ý và quan tâm ở mọi lĩnh vực và mọi chủ thể của nền kinh tế. Năm
2010 được nhìn nhận là năm phục hồi sau khủng hoảng của nền kinh tế thế giới và
kinh tế Việt Nam. Các Chính phủ đều rất cẩn thận trong từng chính sách, đặc biệt là
chính sách đối với một biến số nhạy cảm như lãi suất. Thời gian gần đây, lãi suất của
các NHTM đang đi theo xu hướng giảm dần. Đó cũng là một trong những chiến lược
quan trọng trong chính sách tiền tệ của NHNN. Tuy nhiên xung quanh việc giảm mặt
bằng lãi suất này vẫn cón rất nhiều bất cập. Chính vì thế tôi xin chọn đề tài: “ Xu
hướng giảm lãi suất VNĐ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian
gần đây”, với mong muốn hiểu rõ thêm về thực trạng, nguyên nhân cụ thể của xu
hướng này, từ đó có được những đánh giá cũng như dự báo về mức lãi suất của các
Ngân hàng thương mại trong thời gian gần đây.
Nội dung bản báo cáo dưới đây gồm 2phần chính:
Chương 1: Giới thiệu chung về ICBC và chi nhánh Hà Nôi
Chương 2: Xu hướng giảm lãi suất VNĐ của các ngân hàng thương mại Việt Nam
trong thời gian gần đây.

Trung 2 - K46F - KTĐN


Báo cáo thực tập giữa khoá



XU HƯỚNG GIẢM LÃI SUẤT VNĐ TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ ICBC VÀ CHI NHÁNH HÀ NỘI
I. Giới thiệu chung
1.

Quá trình hình thành và phát triển

1.1. ICBC
- Tên Doanh nghiệp: Công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn Công Thương Trung Quốc
Industrial and Commercial bank of China (ICBC)
Hội sở: Số 55, đường Fuxingmennei (Phúc Hưng Mông Nội), khu Thành Tây,
thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc.
Website: />- Quá trình hình thành và phát triển của ICBC
Công ty TNHH Công Thương Trung Quốc tiền thần là Ngân hàng Công Thương
Trung Quốc, thành lập ngày 1 tháng 1 năm 1984.
Năm 2005, ICBC đã chuyển đổi hình thức hoạt động thành công ty Cổ phần. Ngày
21 tháng 4 năm 2005, Chính Phủ đã phê chuẩn quyết định cổ phần hoá ICBC, Ngân
hàng cũng đã hoàn thiện việc chuyển dịch cơ cấu và đáp ứng các tiêu chuẩn của kiểm
toán quốc tế. Ngày 28 tháng 10 năm 2005, ICBC chính thức đổi tên từ “Ngân hàng
Công Thương Trung Quốc” thành “Công ty Trách nhiệm hữu hạn Công Thương
Trung Quốc”. Vốn điều lệ là 248 tỷ Nhân dân tệ, tương đương với giá trị cổ phiếu là
248 tỷ Nhân dân tệ.
Sau khi chuyển dịch cơ cấu tài chính thành công, phát hành thành công cổ phiếu thứ
cấp, ưu việt hoá tài sản, ICBC đã chứng minh khả năng cạnh tranh của mình. Giá trị
tài sản liên tục tăng cao. Cuối năm 2005 vốn điều lệ là hơn 3184 tỷ Nhân dân tệ.
Ngày 27 tháng 1 năm 2006, ICBC đã ký hợp đồng hợp tác và đầu tư chiến lược với
tập đoàn Goldman Sachs, Allianz và American Express, thu về lượng vốn đầu tư là
378 tỷ USD. Ngày 19 tháng 6 năm 2006, ICBC đã ký hợp đồng hợp tác đầu tư được

với Hiệp hội quỹ An sinh xã hội quốc gia, hiệp hội đã đồng ý đầu tư hơn 1822 tỷ đồng
Nhân dân tệ cổ phần của Ngân hàng.
Mạng lưới của ICBC cũng đang được mở ra rộng trên khắp toàn thế giới. Tính đến
cuối năm 2009, Ngân hàng đã có 16232 chi nhánh trong nước, 162 chi nhánh nước
Trung 2 - K46F - KTĐN


Báo cáo thực tập giữa khoá

ngoài và 1504 đại lý và ngân hàng điện tử. Cung cấp dịch vụ tài chính cho 3610000
công ty và 21 triệu khách hang cá nhân.
Có thể nói Ngân hàng Công thương Trung Quốc đã có vị thế quan trọng trong làng
tài chính thế giới. Ngân hàng được xếp vào top 500 ngân hàng tốt nhất trên thế giới,
được các tạp trí lớn như “Tiền tệ Châu Âu”, “Các ngân hàng”, “Tài chính toàn cầu”,
“Tiền tệ Châu Á”,… bầu chọn là “Ngân hàng lớn nhất Trung Quốc”.

1.2. Chi nhánh Hà Nội
Ngày 26 tháng 1 năm 2010, Ngân hàng Công Thương Trung Quốc đã chính thức
khai trương chi nhánh đầu tiên tại Hà Nội. Ngân hàng đã được Ngân hang Nhà nước
Việt Nam cấp giấy phép thành lập và hoạt động, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Tên: Ngân hàng Công Thương Trung Quốc chi nhánh Hà Nội
(Industrial and Commercial bank of China Ha Noi Branch)
Trụ sở: Tầng 1 và tầng 3 Trung tâm thương mại Daeha, Số 360 Kim Mã, Ba Đình,
Hà Nội
Điện thoại: 04-6269 9818
2.

Fax: 04-6269 9822


Bộ máy cơ cấu tổ chức

2.1 I CBC
Dưới đây là cơ cấu tổ chức của ICBC, thông qua cuộc họp các cổ đông, ban giám sát
và ban chỉ đạo sẽ trực tiếp điều hành hoạt động của Ngân hàng:
Phụ lục 1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của ICBC

2.2 Chi nhánh Hà Nội
Chi nhánh Hà Nội trực tiếp chịu trách nhiệm phát triển thị trường tại Việt Nam.
Phụ lục 2: Cơ cấu bộ máy tổ chức của ICBC chi nhánh Hà Nội
3.

Lĩnh vực ngành nghề kinh doanh

- Lĩnh vực kinh doanh: Tài chính ngân hàng
- Sản phẩm dịch vụ:
Ngân hàng điện tử
Dịch vụ Doanh nghiệp: Thanh toán, tín dụng, cho thuê tài chính, quản lý tài sản, gửi
tiền, phát hành các giấy tờ có giá, nghiệp vụ thị trường tài chính và các nghiệp vụ
khác.
Dịch vụ tài chính cá nhân: Thanh toán, tín dụng, cho thuê tài chính, quản lý tài sản,
gửi tiền, nghiệp vụ thị trường mở khác.
Dịch vụ tư vấn tài chính, thẻ tín dụng, và các dịch vụ đầu tư khác.
Trung 2 - K46F - KTĐN


Báo cáo thực tập giữa khoá

II. Tình hình kinh doanh năm 2008 – 2009
Năm 2008 trong khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới, ICBC đã nỗ lực hết mình, sử

dụng các phương pháp kĩ thuật khoa học, đồng thời hoàn thiện cơ cấu tổ chức. Kết qủa
loại nhuận sau thuế của cả tập đoàn tăng 35,6% so với năm trước, điều đó cho thấy
tiềm lực tài chính và năng lực cũng như khả năng ứng phó của ICBC trớc khủng
khoảng. Năm 2008, cơ cấu lợi nhuận cùa ngân hàng cũng thay đổi, lợi nhuận từ phí
thủ tục và tiền hoa hồng chiếm 14,21%, thu nhập của ngân hàng tăng 7,72% so với
năm 2005. Thu nhập giá thành là 29.54%, giảm 5,3% so với năm trước, thu nhập từ
đầu tư và thu nhập từ tổng tài sản lần lượt là 19,39% và 1,21%. Giá trị mỗi cổ phiếu là
0,33% đồng so với năm 2007. Tổng tài sản cuối năm là 1791,8 triệu USD.
Năm 2009 vẫn trong quá trình khắc phục hậu quả của khủng khoảng kinh tế tài
chính, tuy vậy cùng với sự kết hợp tình hình khách quan và chủ quan, đội ngũ nhân
viên của ICBC đã nỗ lực hết sức, đưa ngân hàng giảm thiểu tối đa tác động của khủng
khoảng tài chính. Lợi nhuận sau thuế là 129396 triệu Nhân dân tệ, tăng 16,3% so với
năm trước. Lợi nhuận mỗi cổ phiếu là 0,39 Nhân dân tệ. Thu nhập từ giá thành là
33,18%.

Trung 2 - K46F - KTĐN


Báo cáo thực tập giữa khoá

CHƯƠNG II: XU HƯỚNG GIẢM LÃI SUẤT VNĐ CÁC NHTM VIỆT
NAM THỜI GIAN GẦN ĐÂY
I. Tổng quan lãi suất.
1.

Định nghĩa lãi suất.

I.1 Lãi suất là gì ?
Lãi suất là tỉ lệ (%) so sánh giữa số tiền lãi (lợi tức) thu được với số vốn cho vay phát
ra, trong một kì nhất định. Lãi suất phản ánh giá cả của tín dụng.


I.2 Chức năng của lãi suất
Các mức lãi suất giúp cho nền kinh tế phân bổ tiền tiết kiệm vào những cách sử dụng
khác nhau. Đối với những người có tiền tiết kiệm, lãi suất là một tiền thưởng cho việc
tiết chế tiêu dùng và chờ đợi tiêu dùng ở một thời gian nào đó sau này. Lãi suất càng
cao thì sức khích lệ tiết kiệm càng lớn. Đối với những người đi vay, lãi suất là cái giá
phải trả cho những số tiền vay để đầu tư hay để mua các sản vật tiêu dùng. Ở một lãi
suất càng cao người ta vay mượn càng ít và mua sắm các sản vật càng ít. Do đó nếu ý
muốn đi vay vượt quá thiện ý tiết kiệm đủ số tiền cần thiết, lãi suất có xu hướng tăng
cao.
Những người đi vay tiền để kinh doanh quyết định phải đầu tư bao nhiêu bằng cách
so sánh lãi suất phải trả cho các khoản tiền vay với số tiền kiếm được từ dự án đầu tư.
Những người tiêu dùng so sánh số lãi phải trả cho một khoản vay mượn với ý muốn có
càng sớm càng hay một sản vật như căn nhà hay một chiếc ô tô chẳng hạn. Những lãi
suất cao hơn sẽ làm cho một số người tiêu dùng chờ đợi chứ không mua ngay, và số
tiêu dùng tự định sẽ giảm xuống.
Lãi suất có vai trò trung tâm trong chính sách tiền tệ. Vì tiền mặt không được trả lãi
trong khi đa số loại tiền ký gửi ngân hàng đều được trả lãi, các cá nhân từ bỏ tiền lãi
khi giữ tiền mặt.

I.3 Các loại lãi suất
Căn cứ vào tính chất của khoản vay, có các loại phổ biến sau:
Lãi suất tiền gửi ngân hàng: là lãi suất ngân hàng trả cho các khoản tiền gửi vào ngân
hàng. Lãi tiền gửi ngân hàng có nhiều mức khác nhau tuỳ thuộc vào loại tiền gửi
(không kỳ hạn, tiết kiệm...), thời hạn gửi và quy mô tiền gửi.

Trung 2 - K46F - KTĐN


Báo cáo thực tập giữa khoá


Lãi suất tín dụng ngân hàng: Là lãi suất mà người đi vay phải trả cho ngân hàng khi
đi vay từ ngân hàng. Lãi suất tín dụng ngân hàng cũng có nhiều mức tuỳ theo loại hình
vay (vay thương mại, vay trả góp, vay qua thẻ tín dụng...) theo mức độ quan hệ giữa
ngân hàng và khách hàng... phụ thuộc cả vào sự thoả thuận giữa hai bên.
Đối với các ngân hàng thương mại, hai loại lãi suất này hình thành nên những khoản
thu nhập và chi phí chủ yếu của ngân hàng.
Ngoài ra còn có các loại lãi suất khác như: lãi suất chiết khấu, lãi suất tái chiết khấu,
lãi suất liên ngân hàng, lãi suất cơ bản,…
Mặc dù khác nhau, lãi suất cơ bản của hầu hết các nước đều hình thành trên cơ sở thị
trường và có một mức lợi nhuận bình quân cho phép. Khi áp dụng đối với các đối
tượng có mức rủi ro khác nhau, mức lãi suất kinh doanh sẽ khác nhau vì sự biến động
của mức bù rủi ro.
Những khái niệm trên mục đích làm rõ thêm về đề tài của chúng tôi. Trong đề tài này
chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu về xu hướng giảm lãi suất VNĐ tại các ngân hàng
thương mại Việt Nam trong thời gian gần đây, những nguyên nhân, ảnh hưởng và giải
pháp.s
2.

Tổng quan lãi suất VNĐ các ngân hàng thương mại Việt Nam đầu năm 2010.

Đầu năm 2010, mức lãi suất cơ bản vẫn là 8%, tuy nhiên theo Thông tư 07 Ngân
hàng Nhà nước ban hành, các tổ chức tín dụng được phép cho vay bằng lãi suất thỏa
thuận với các khoản vay trung và dài hạn. Ngay lập tức các NHTM đã tăng lãi suất cho
vay lên 14-15%, một số ngân hang với mức vay đó còn kèm thêm mức phí khoảng 2 –
3%, tuy nhiên mức cao đỉnh điểm là 18%. Theo các Ngân hang thì 16% là mức lãi suất
cao nhất mà các doanh nhiệp sản xuất chịu được, với cá nhân vay vốn để kinh doanh
có thể chịu được cao nhất là 18%. Tuy thế mức lãi suất huy động vẫn chỉ duy trì ở các
mức thấp: 10 – 11%. Điều này khiến cho các khách hang đế gửi tiền rất bất bình, nhiều
khách hang đã mặc cả, yêu cấu mức lãi suất cao hơn. Như vậy có thể thấy đầu năm

2010 khi nền kinh tế phục hồi, nhu cầu về vốn tăng mạnh, lãi suất đã có xu hướng tăng
mạnh.

Trung 2 - K46F - KTĐN


Báo cáo thực tập giữa khoá

II. Xu hướng giảm lãi suất VNĐ tại các NHTM trong thời gian gần đây
1.

Thực trạng xu hướng lãi suất của các NHTM trong thời gian qua

Nếu như ở đầu 2010, mức lãi suất liên tục tăng cao do nhu cầu vốn tăng cao thì trong
khoảng 2 tháng trở lại đây mặt bằng chung lãi suất của VNĐ tại các ngân hàng thương
mại Việt Nam luôn có xu hướng giảm dần. Sự biến động về lãi suất của các ngân hàng
là không lớn, luôn có xu hướng ổn định hóa.
1.1 Bảng lãi suất của một số NHTM Việt Nam thời gian gần đây
Theo sát tình hình lãi suất các ngân hàng thương mại trong các tuần qua, dưới đây
tôi xin đưa ra bảng tổng hợp mặt bằng lãi suất huy động và cho vay VNĐ của các ngân
hàng thương mại trong thời gian gần đây:
Phụ lục 3: Bảng tổng hợp mặt bằng lãi suất huy động VNĐ của các NHTM trong
thời gian 6 tuần gần đây.
Theo như bảng lãi suất trên ta thấy được sự ổn định hóa của lãi suất huy động VNĐ
tại các NHTM. Tuy nhiên bên cạnh sự ổn định của mặt bằng lãi suất đó lại là những
thay đổi khá thường xuyên về lãi suất cũng như những chương trình khuyến mại, tặng
thưởng của các NHTM. Ngay trong tuần đầu tiên từ 4/6/2010 đến ngày 10/6/2010,
Vietcombank đã có một động thái đáng chú ý đó là: điều chỉnh giảm khoảng 1%/năm
đối với các kỳ hạn trên 12 tháng, lãi suất hiện nay ở mức 10,5%/năm, mức lãi suất này
vẫn được giữ nguyên, không hề thay đổi trong suốt 6 tuần. Kế tiếp vào ngay tuần sau

đó (từ 11/6-17/6), cũng với mặt bằng chung lãi suất như vậy nhưng NHTM cổ phần
Liên Việt đã điều chỉnh tăng lãi suất ở hầu hết các kỳ hạn, phổ biến từ 11,711,82%/năm, cao nhất là 11,93%/năm; NHTM cổ phần Công thương triển khai sản
phẩm tiết kiệm mới với mức lãi suất cộng thưởng cho khách hàng từ 0,1-0,75%/năm,
mức lãi suất huy động thực tế cao nhất là 11,75%/năm. Ở các tuần tiếp theo mặt bằng
lãi suất vẫn tiếp tục giữ được sự ổn định, và đến tuần đầu tháng 7 (từ 02/7-8/7), mặt
bằng lãi suất lại một lần nữa giảm xuống, mức lãi suất huy động thời hạn 3, 6, 12
tháng từ 11-11,5%/năm tiếp tục giảm xuống mức 11-11,2%/năm, mức lãi suất thời hạn
trên 12 tháng từ 10,5-11,5 giảm xuống còn 10,5-10,5%/năm.
Để thấy rõ hơn sự thay đổi lãi suất huy động VNĐ của một số NHTM, tôi xin đưa ra
bảng lãi suất của một số NHTM trong thời gian qua.
Phụ lục 4: Bảng lãi suất huy động cuối tuần của VNĐ của một số NHTM 6 tuần qua.

Trung 2 - K46F - KTĐN


Báo cáo thực tập giữa khoá

Nhìn vào bảng lãi suất, thấy được so với cuối tuần đầu tiên là thứ sáu ngày 4/6/2010,
cuối tuần thứ hai, ngày 11/6/2010, lãi suất huy động VNĐ của các ngân hàng này biến
động rất nhỏ, đa phần là biến động giảm. Đơn cử như Agribank đã giảm lãi suất huy
động đối với khách hàng doanh nghiệp ở ba thời hạn 1,2 và 3 tháng từ 10,5%/năm
xuống còn 10,05%/năm. Ngân hàng Standard chartered và ACB cũng tiến hành giảm
một số mức lãi suất. Còn ngân hàng HSBC thì giảm một loạt các mức lãi suất dưới
500 triệu nhận lãi mỗi kỳ và nhận lãi cuối kỳ, cũng như lãi suất có kỳ hạn 18, 24 và 36
tháng. Tuy nhiên đây cũng là một hiện tượng bình thường đối với một ngân hàng có
mức lãi suất rất nhạy cảm, thường xuyên biến động như HSBC. Sang cuối tuần tiếp
theo, ngày 18/8/2010 vẫn là những biến động khá nhỏ, lãi suất có xu hướng tăng nhẹ.
Thứ 6 ngày 25/6/2010 lãi suất lại có xu hướng biến động mới, đa phần là biến động
giảm với biên động lớn hơn so với các tuần trước đó. Mức lãi suất của Viettinbank
tuần trước đa phần nằm trong khoảng từ 11,3-11,5%/năm tuần này giảm xuống còn

11-11,3%/năm. Ngân hàng Standard chartered tiến hành giảm 3 mức lãi suất kỳ hạn
1,2,3 tháng. Tại ngân hàng HSBC, hơn 50% các mức lãi suất đã giảm nhẹ.
Theo dõi những biến động lãi suất ở tuần tiếp theo, mức lãi suất vấn tiếp tục xu
hướng giảm mạnh mẽ này. Cũng có một điều đáng lưu ý đó là có tới 83% các mức lãi
suất giảm với biên độ từ 0,2-1%/năm.
Vào 9/7/2010, lãi suất huy động của các ngân hàng vẫn trên đà giảm mạnh, cụ thể
như trên bảng mặt bằng lãi suất huy động các ngân hàng có thể hiện. Trong đó có ngân
hàng BIDV vẫn đi theo đà giảm này. Trong khi đó các mức lãi suất của HSBC lại có
xu hướng tăng ở hầu hết các kỳ hạn.
Đến ngày 16/7/2010 các Ngân hàng Agribank, BIDV, Standard chartered, ACB,
HSBC vẫn tiếp tục giảm lãi suất, tuy nhiên biên độ giảm có nhỏ hơn so với các tuần
trước.
Dưới đây là bảng lãi suất cho vay tiền VNĐ của các NHTM trong 6 tuần qua:
Phụ lục 5: Bảng tổng hợp tình hình lãi suất cho vay của các NHTM trong 6 tuần qua
Theo dõi bảng lãi suất trên ta thấy rõ mặt bằng chung của lãi suất cho vay VNĐ của
các NHTM có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên nếu nhìn mặt bằng chung thì biên độ
giảm tương đối nhỏ, chỉ khoảng 0.5%/năm cho mỗi tuần, ở vài mức lãi suất nhất định.
Thế nhưng cụ thể biến động của bảng lãi suất của các ngân hàng thì khá rõ rệt. Các
ngân hàng đã lần lượt giảm lãi suất cho vay VNĐ.
Trung 2 - K46F - KTĐN


Báo cáo thực tập giữa khoá

1.2 Đánh giá của khách hàng:
Đối với các khách hàng gửi tiền hay đi vay VNĐ của các NHTM, lãi suất có ảnh
hưởng rất lớn đối với quyết định lựa chọn ngân hàng của họ. Để tiện cho phục vụ cho
việc nghiên cứu sự đánh giá của khách hàng về mức lãi suất của các NHTM, tôi đã
tiến hành một cuộc điều tra trên 70 khách hàng của bảy ngân hàng: Vietcombank,
Vietinbank, Agribank, BIDV bank, Standard Chartered bank, ACB, HSBC.

Có đến 78% khách hàng cá nhân đánh giá lãi suất có mức độ ảnh hưởng lớn đến
quyết định lựa chọn ngân hàng của mình và hầu hết họ đều lựa chọn kỹ càng, có sự
nghiên cứu kĩ mức lãi suất của các NHTM trước. Theo khảo sát có tới 43% số khách
hàng cá nhân tìm hiểu trước mức lãi suất của các NHTM qua cả bốn kênh thông tin mà
tôi đưa ra bao gồm: các phương tiện thông tin đại chúng, các phương tiện quảng cáo
của Ngân hàng, bảng lãi suất của Ngân hàng và qua sự giới thiệu của người quen. Tuy
nhiên đối với những khách hàng doanh nghiệp thì đa phần họ lựa chọn phương pháp
tìm hiểu thông qua bảng lãi suất của Ngân hàng. Điều này cũng không khó giải thích,
do các Doanh nghiệp thưòng có những giao dịch lâu dài, giá trị lớn, chính vì thế họ
thường có bước đàm phán về lãi suất với các ngân hàng.
Trong các tuần qua, mức lãi suất của các ngân hàng vẫn luôn có những biến động,
điều đó luôn luôn tạo sự băn khoăn và nghi ngờ, cũng như sự thay đổi lựa chọn của
các khách hàng. Theo như khảo sát thì đa phần các khách hang đến ngân hang thực
hiện giao dịch gửi tiền đều khá hài lòng với mức lãi suất của ngân hàng mình đang
giao dịch hiện tại: 67%, rõ ràng sau khi tìm hiểu rất kĩ về các mức lãi suát cũng như
những ưu đãi của các các Ngân hàng, chính vì thế họ đa phần hài lòng với mức lãi suất
mà ngân hàng mình đã lựa chọn. Tuy nhiên trong số các khách hang đi vay được hỏi
thì có tới 52% số khách hàng được hỏi không hài lòng với mức lãi suất của các
NHTM, khi được hỏi lý do cụ thể thì một số người đã trả lời rằng mức lãi suất cho vay
khá cao, tuy nhiên đó là mặt bằng chung, họ hy vọng mức lãi suất cho vay trong thời
gian sắp tới có thể giảm xuống cho phù hợp hơn.
Khi được hỏi về dự đoán xu hướng lãi suất của các ngân hàng trong hai tuần tới, thì
61% khách hàng cá nhân cho là giữ nguyên, 20% khách hang cá nhân đánh giá sẽ
giảm. và 61% số khách hàng cá nhân vẫn chưa quyết định có tiếp tục sử dụng sản
phẩm và dịch vụ trong thời gian sắp tới hay không. Riêng đối với khách hàng doanh
nghiệp, dường như họ nhạy cảm hơn nhiều đối với các chính sách về lãi suất của Nhà
Trung 2 - K46F - KTĐN


Báo cáo thực tập giữa khoá


nước và dự đoán xu hướng giảm nhẹ mặt bằng lãi suất của các NHTM, và đa phần họ
vẫn sẽ tiếp tục sử dụng sản phẩm và dịch vụ của Ngân hàng mình đã lựa chọn trong
thời gian sắp tới.
Như vậy ta có thể thấy xu hướng giảm lãi suất của cả hai loại lãi suất cho vay và lãi
suất huy động của các NHTM. Hai loại lãi suất luôn có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau.Để mức lãi suất cho vay giảm thì mức lãi suất huy động cũng phải giảm. Theo
dõi các bảng lãi suất, ta cũng nhận thấy mức lãi suất này tuy vẫn còn chưa ổn định
nhưng những biến động cũng là rất nhỏ. Các khách hàng dường như cũng lạc quan với
lãi suất của thị trường hơn. Tuy nhiên sự thay đổi về xu hướng lãi suất luôn có những
nguyên nhân và ảnh hưởng đi kèm. Dưới đây là nguyên nhân của xu hướng này.
2.

Phân tích nguyên nhân:

II.1 Nguyên nhân khách quan:
Thế giới vừa trải qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và đã có những bước
đầu phục hồi trong năm 2009, đến năm 2010 sự hồi phục này mỗi lúc một mạnh mẽ.
Tuy nhiên dư âm và ám ảnh của cuộc khủng hoảng tài chính là vẫn còn, điều đó có ảnh
hưởng rất lớn đến các chính sách của các quốc gia, đặc biệt là chính sách tiền tệ. Chính
sách hậu khủng hoảng ở mỗi nước chắc chắn sẽ khác nhau, tuy nhiên một xu thế rõ
ràng đã xuất hiện: bảo hộ kinh tế các nước gia tăng; cán cân sức mạnh giữa các khối
kinh tế, các cường quốc, các thị trường chủ yếu có sự chuyển dịch; thị trường tài chính
bị điều tiết nhiều hơn; xu hướng tiết kiệm gia tăng; cơ cấu tiêu dùng có sự thay đổi
đáng kể; vốn đầu tư khan hiếm hơn; chiến lược phát triển cân bằng hơn.
Có thể nói, khủng hoảng kinh tế thế giới đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế
Việt Nam, đơn cử một vào ví dụ: tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chậm lại,
tăng trưởng GDP đang ở mức trên 8% năm, năm 2008 đạt 6,28% và đến năm 2009 chỉ
đạt 5,32%, thấp nhất trong 10 năm qua; giá trị tăng thêm của nhiều ngành thấp hơn
nhiều so với những năm trước, xuất khẩu và du lịch giảm mạnh,… Những hậu quả này

cùng với bối cảnh kinh tế thế giới nêu trên khiến Việt Nam càng phải thận trọng hơn
trong từng chính sách. Năm 2010, NHNN tuyên bố sẽ điều hành CSTT đáp ứng hai mục
tiêu tăng trưởng, kiềm chế lạm phát. Với hai mục tiêu có phần trái ngược nhau, vốn là hai
mục tiêu cần được kết hợp trong dài hạn, còn trong chính sách tiền tệ cần phải linh hoạt để đạt
được mục tiêu. Chính vì thế, nếu như đầu năm 2010 Chính phủ có áp dụng CSTT thắt chặt để
chống lạm phát, thì nay CSTT lại được đặt ra với mục tiêu: giảm mặt bằng chung lãi suất,
kích thích tăng trưởng.
Trung 2 - K46F - KTĐN


Báo cáo thực tập giữa khoá

Tình hình khả quan của kinh tế Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2010: tỷ lệ lạm phát
so với cùng kỳ đã giảm trong những tháng gần đây.
Rõ ràng chính sách tiền tệ thắt chặt đầu năm của Việt Nam đã đi đúng hướng mục
tiêu đề ra. Theo như đánh giá của ngân hàng Standard Chartered trong bản báo cáo
đánh giá về những kết quả khả quan của kinh tế Việt Nam trong 6 tháng đầu năm
2010. Trong đó cho thấy, tỷ lệ lạm phát so với cùng kỳ đã giảm trong những tháng gần
đây. Theo đó, Việt Nam đã kiểm soát được lạm phát trong nửa đầu năm 2010, với mức
0,1% - 0,3%/tháng trong suốt ba tháng gần đây. Cũng trong 6 tháng đầu năm 2010,
thâm hụt thương mại giữ ở mức 6,5 tỷ USD, phù hợp với dự đoán mà ngân hàng này
đưa ra cho cả năm là 13 tỷ USD. Sự gia tăng ở mức vừa phải trong nhập khẩu và mạnh
mẽ hơn trong xuất khẩu đang giúp kiểm soát thâm hụt thương mại. Trong khi đó,
nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) đang được giải ngân tăng và dòng kiều
hối đang được cải thiện là những nhân tố hỗ trợ tích cực đối với tình hình thanh toán
quốc tế của Việt Nam.
(Nguồn: Thứ Ba, 06/07/2010 - 14:39)

Tỷ lệ lạm phát khả quan như trên chính là cơ sở vững chắc để NHNN đưa ra các
chính sách nhằm giảm mặt bằng lãi suất VNĐ của các NHTM.

II.2 Nguyên nhân từ phía ngân hàng Nhà nước.
Như đã trình bày ở trên về hai mục tiêu chính của CSTT 2010: kiềm chế lạm phát và
tăng trưởng kinh tế. Nhằm đảm bảo hoàn thành tốt mục tiêu của năm đó, ngay trong
tháng 5/2010, Ngân hàng Nhà nước tập trung chỉ đạo, điều hành chính sách tiền tệ, tín
dụng theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 18/NQ-CP ngày 06/4/2010, Nghị
quyết số 23/NQ-CP ngày 07/5/2010 và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại
văn bản số 120/TB-VPCP ngày 17/5/2010. Cụ thể như sau:
- Giữ nguyên lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn (8%/năm), lãi suất tái chiết khấu
(6%/năm), lãi suất nghiệp vụ thị trường mở (7-8%/năm). Tăng lượng tiền cung ứng
thông qua nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn, hoán đổi ngoại tệ để hỗ trợ các tổ
chức tín dụng đảm bảo thanh khoản, giảm dần mặt bằng lãi suất VND và mở rộng tín
dụng, nhất là tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ
và vừa; tạo điều kiện để các ngân hàng thương mại quy mô nhỏ tăng khả năng tiếp cận
nguồn vốn hỗ trợ từ Ngân hàng Nhà nước. Như vậy nhằm kích thích tăng trưởng kinh
Trung 2 - K46F - KTĐN


Báo cáo thực tập giữa khoá

tế, NHNN đã áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng thông qua việc áp dụng các mức lãi
suất và áp dụng nghiệp vụ thị trường mở. Chính sách này đã tác động mạnh mẽ đến
mức lãi suất VNĐ của các NHTM, buộc các NHTM giảm mặt bằng lãi suất của mình.
Đồng thời NHNN cũng đang tiến hành theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ diễn
biến lãi suất huy động và cho vay trên thị trường, tình hình tăng trưởng huy động và
dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng.
Giám sát chặt chẽ việc tổ chức thực hiện Nghị quyết số 18/NQ-CP, Chỉ thị số 02/CTNHNN, cơ chế lãi suất thoả thuận và các văn bản chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước
trên từng địa bàn tỉnh, thành phố và từng tổ chức tín dụng. Việc này cho thấy lãi suất
cơ bản công bố hàng tháng của NHNN chỉ còn mang tính định hướng thị trường. Làm
việc với một số ngân hàng thương mại và các công ty tài chính để nắm bắt sát hơn tình
hình triển khai của các tổ chức tín dụng.

Một tuyên bố nữa của NHNN trong thời gian vừa qua cũng đã khiến mức lãi suất các
NHTM giảm nhẹ đó là sẽ tiến hành thanh tra các tổ chức tín dụng có lãi suất huy động
trên 12%/năm. Phản ứng trước tuyên bố đó, NHTM cổ phần Phương Đông (OCB)
quyết định giảm lãi suất kỳ hạn 3 tháng xuống mức 11,5%/năm vốn trước đó là kỳ hạn
duy nhất có lãi suất 11,7%/năm. VietABank cũng chỉnh sửa biểu lãi suất huy động
VND và đồng loạt áp dụng biểu lãi 11,5% cho đến 15 kỳ hạn huy động vốn khác
nhau...
Mặt bằng lãi suất đã giảm tuy nhiên vẫn còn đến hàng chục NH kiên trì giữ mức lãi
suất

trên

11,5%

đến

11,99%/năm

đối

với

nhiều

kỳ

hạn

như


NHTM cổ phần Miền Tây (WesternBank), NH Liên doanh Việt – Nga (VRB).
Như vậy các chính sách lãi suất của NHNN đã tác động rất lớn đến mặt bằng lãi suất
VNĐ của các NHTM. Đây là nguyên nhân chính buộc các NHTM không thể không
giảm khung lãi suất.
II.3 Nguyên nhân từ phía các ngân hàng thương mại:
II.3.1 Sự đồng thuận giảm lãi suất của các ngân hàng đã thể hiện sự hợp tác tích
cực của các NHTM trong việc giảm mặt bằng lãi suất.
Ngày 27/4, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu đã làm việc với lãnh
đạo các ngân hàng thương mại nhà nước, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng (VNBA)
về tình hình triển khai thực hiện của Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 6/4/2010 của
Chính phủ và bàn về vấn đề tiếp tục ổn định, giảm dần lãi suất thị trường theo chỉ đạo
Trung 2 - K46F - KTĐN


Báo cáo thực tập giữa khoá

của Chính phủ, về Chỉ thị 02/CT-NHNN ngày 7/4/2010 của Ngân hàng Nhà nước về
tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả
năm 2010.
Ngay sau đó, ngày 29/6, tại cuộc họp với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam khu vực
phía Bắc, các NHTM thống nhất sẽ điều chỉnh giảm lãi suất huy động từ ngày
5/7/2010 xuống mức 11%/năm đối với nhóm NHTM nhà nước và khoảng 11,2%/năm
đối với nhóm NHTM cổ phần; các NHTM sẽ không áp dụng các hình thức thưởng trực
tiếp bằng tiền, lãi suất.
Sáng 1/7, các ngân hàng thành viên khu vực phía Nam cũng đã có cuộc họp với Hiệp
hội Ngân hàng (VNBA) để đi đến đồng thuận giảm lãi suất. Các ngân hàng phía Nam
cũng có đồng thuận giống các thành viên phía Bắc là sẽ điều chỉnh giảm lãi suất huy
động xuống khoảng 11%/năm. Từ đó, có điều kiện giảm lãi suất cho vay thỏa thuận
xuống mục tiêu của chủ trương, thấp nhất là 12%/năm dành cho 3 đối tượng mục tiêu,
xuất khẩu, nông thôn và các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).

Cũng với sự đồng thuận trên, các NH đã lần lượt đưa ra lộ trình giảm lãi suất và bắt
đầu thực hiện lộ trình này. Các NHTM quy mô lớn đã tiến hành giảm ngay lãi suất cho
vay VND cho 3 đối tượng khách hàng ưu tiên theo đúng mức khoảng 12% 12,5%/năm, các NHTM khác sẽ cố gắng trong thời gian ngắn tiến tới mục tiêu này.
Tuy nhiên các Ngân hang cũng đưa ra ý kiến việc giảm mặt bằng lãi suất nên có lộ
trình nhất định. Trước hết tập trung vào giảm lãi suất kỳ hạn ngắn và giảm lãi suất cho
vay đối với các đối tượng khách hàng và lĩnh vực sản xuất - kinh doanh như Chính
phủ đã chỉ đạo trong Nghị quyết 18/NQ-CP
Việc đồng thuận của các NHTM cũng đươc NHNN rất chú ý, chính vì thế ngày 6/7
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có công văn yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện
đúng nội dung đồng thuận giảm lãi suất huy động VND. Theo công văn này, Ngân
hàng Nhà nước yêu cầu tổng giám đốc các ngân hàng thương mại thực hiện đúng nội
dung đồng thuận giữa các thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam về giảm lãi
suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh
các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các ngân
hàng thương mại (chi nhánh) trên địa bàn theo. Cơ quan này được áp dụng ngay các
biện pháp cần thiết theo thẩm quyền để xử lý đối với các tổng giám đốc, giám đốc chi
nhánh ngân hàng thương mại vi phạm nội dung đồng thuận về lãi suất.
Trung 2 - K46F - KTĐN


Báo cáo thực tập giữa khoá

II.3.2 Cuộc đua giảm lãi suất của các ngân hàng lớn.
Việc giảm lãi suất này vốn đã bắt đầu từ tháng 4 khi NHNN tuyên bố mở rộng cơ
chế lãi suất thỏa thuận. Trong cuộc phỏng vấn của VnExpress.net, ông Phạm Quốc
Thanh, Phó tổng giám đốc Ngân hàng An Bình (ABBank) cho biết: “nếu cho vay theo
cơ chế thỏa thuận với tất cả các khoản vay, tuy nhiên để đảm bảo tính thanh khoản cho
nhà băng và kéo mặt bằng lãi suất cho vay về ngưỡng hợp lý thì lãi suất huy động cần
được giữ dưới 12%"; bà Nguyễn Thị Ngọc Vân, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Đông
Á cũng cho biết DongA Bank đang áp dụng lãi suất cho vay trung dài hạn dao động

quanh 16%, "nếu lãi suất huy động được giữ dưới mức 12% thì ngân hàng có thể cho
vay ở khoảng 14 - 15% vẫn đảm bảo hiệu quả",… Theo tuyên bố của BIDV, lãi suất
cho vay ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển và đời sống
sẽ không quá 14% một năm. Riêng đối với các khoản vay trong khu vực nông nghiệp,
nông thôn, vay xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, lãi suất tối đa là 13%. Với khoản
vay hoặc dự án phục vụ sản xuất - kinh doanh trung và dài hạn, BIDV áp dụng lãi suất
tối đa không quá 14,5% một năm. Để đảm bảo ổn định đầu ra, BIDV cũng khống chế
lãi suất huy động ở mức tối đa 11,5% một năm và yêu cầu các chi nhánh trong toàn hệ
thống thực hiện nghiêm.
Sau khi đạt được sự đồng thuận về giảm lãi suất, cũng như những cam kết hỗ trợ từ
Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại (NHTM) lớn đã bắt đầu thực hiện
chương trình giảm lãi suất. Cụ thể, từ 1/7, Vietinbank cho ba đối tượng là sản xuất
nông nghiệp và nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, được vay VND với
lãi suất tối đa 12,5%; Vietcombank hạ lãi suất cho vay đối với các đối tượng này
(chiếm 46% tổng số khách hàng của Vietcombank) xuống mức 12,3%/năm. Còn
BIDV cam kết sẽ tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động và cho vay theo chỉ đạo
của Chính phủ. Tương tự Vietinbank, Agribank và MHB(Ngân hàng Phát triển Nhà
đồng bằng sông Cửu Long) cũng áp dụng lãi suất cho vay khoảng 12,5%/năm. Các
ngân hàng khác giữ mức 13%/năm đối với các đối tượng này.
Theo Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, thực tế, từ 26/5, lãi suất cho vay đối với ba
đối tượng trên đã được Vietcombank áp dụng ở mức từ 12 - 12,5%/năm. Hay BIDV
ngày 17/6, đã giảm lãi suất VND cho ba đối tượng trên xuống 12%/năm (đối với các
khoản cho vay ngắn hạn).
Tuy nhiên trong thời gian sắp tới mức lãi suất sẽ còn giảm, các NHTM đồng thuận
hạ dần theo lộ trình trong khoảng 3 tháng, từ mặt bằng phổ biến hiện nay quanh mức
Trung 2 - K46F - KTĐN


Báo cáo thực tập giữa khoá


11,5%/năm xuống 11%/năm và phấn đấu vào cuối tháng 9/2010 xuống mức khoảng
10,2-10,5%/năm.
3.

Ảnh hưởng

3.1 Ảnh hưởng tích cực
Như đã phân tích ở trên sự giảm lãi suất cho vay luôn phải đi kèm việc giảm lãi suất
huy động. Cũng với mức lãi suất giảm hiện nay, các ngân hàng kỳ vọng tăng trưởng
dư nợ sẽ được kích thích khi mặt bằng lãi suất giảm dần và chu kỳ sử dụng nhiều vốn
của DN đang gần kề. Theo báo cáo, tăng trưởng nợ tín dụng toàn ngành hai tháng đầu
năm đạt trên 10%. Đây là mức tăng trưởng không cao, ở quý I đó là do dịp nghỉ tết
nguyên đán, ở quý II thì chủ yếu là do hai nguyên nhân: thứ nhất là do thị trường xuất
khẩu khu vực châu Âu bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng nợ cộng, thứ II là áp lực lãi suất:
vẫn còn cao và chưa ổn định. Chính vì vậy mức lãi suất hạ nhiệt và đang theo chiều ổn
định hiện nay là điều kiện để phát triển tín dụng.
Lãi suất giảm sẽ kích thích tiêu dùng. Sau khủng hoảng kinh tế, người tiêu dùng luôn
có xu hướng tiêu dùng đơn giản và tiết kiệm hơn. Người dân sẽ chú trọng cho việc đáp
ứng nhu cầu thiết yếu hơn, điều này ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế quốc gia. Tốc độ
tăng trưởng cũng vì thế mà chậm hơn. Khi lãi suất giảm là cơ sở khiến cho cầu tiêu
dùng tăng mạnh. Đối với các ngân hàng, phân khúc khách hàng cá nhân vay tiền sẽ có
những chiều hướng tích cực, các dịch vụ mua nhà trả góp, mua ôtô,… trả góp sẽ phát
triển. Nhu cầu về tiêu dùng như vậy nhanh chóng thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế,
đúng như mục tiêu mà NHNN đã đề ra.
Bên cạnh đó, lãi suất giảm sẽ kích thích đầu tư, đặc biệt là hiện nay, các DN đang và
sẽ có nhu cầu vốn lớn. Theo đúng quy luật, nhu cầu vốn vào hai quý cuối năm, nhất là
thời điểm cận cuối năm sẽ tăng mạnh. Việc giảm lãi suất sẽ là một tín hiệu đáng mừng
cho các Doanh nghiệp. Đặc biệt là các doanh nghiệp trong nước, lãi suất của các quốc
gia láng giềng hiện tại đang ở mức thấp hơn Việt Nam rất nhiều như Trung Quốc,
Singapore,… chỉ với mức lãi suất trong khoảng 5-7%/năm, đó là điều kiện thuận lợi có

tác dụng làm giảm giá thành của các DN nước ngoài. Điều này cũng tạo áp lực cạnh
tranh rất lớn đối với các DN trong nước. Lãi suất giảm sẽ tạo điều kiện canh tranh tốt
hơn cho các Doanh nghiệp trong nước.
Trong điều kiện giảm lãi suất như hiện nay, việc thu hút khách hàng gửi tiền ở các
Ngân hàng sẽ khó khăn hơn, tuy nhiên điều đó sẽ khiến tạo môi trường cạnh tranh,
khiến các Ngân hàng thương mại phải nâng cao chất lượng dịch vụ. Đây là một tiền để
giúp cho dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam ngày càng phát triển.
3.2 Ảnh hưởng tiêu cực
Trung 2 - K46F - KTĐN


Báo cáo thực tập giữa khoá

Bên cạnh những tác động tích cực việc giảm lãi suất còn có rất nhiều tác động tiêu
cực, Khi đó NHTM sẽ trực tiếp chịu tác động của việc giảm lãi suất này. Nếu như việc
giảm lãi suất cho vay khiến cho các ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng hơn, thì
việc giảm lãi suất huy động lại khiến nguy cơ mất khách hàng gửi tiền của các NHTM
cao hơn rất nhiều. Đặc biệt vừa rồi khi mà lãi suất trúng thầu trái phiếu chính phủ
(TPCP) kỳ hạn 5 năm vừa qua đã là 11,2%/năm. Theo nguyên lý thông thường thì lãi
suất ngân hàng phải cao hơn lãi suất TPCP (vì TPCP rủi ro gần như bằng 0%). Một khi
lãi suất trái phiếu tăng thì lãi suất chung của nền kinh tế cũng tăng. Từ giờ đến cuối
năm, lượng TPCP phát hành còn rất lớn, nếu vẫn mức lãi suất trúng thầu TPCP cứ tăng
dần như những đợt đấu thầu vừa qua (10,9% với kỳ hạn 2 năm ngày 20.5.2010, lên
11,2% với kỳ hạn 5 năm phát hành ngày 8.6.2010) thì lãi suất huy động vốn của các
NHTM phải cao hơn từ 0,5%-1% thì người gửi tiền mới chấp nhận. Không chỉ lãi suất
TPCP, một số NHTM cổ phần quy mô nhỏ cũng cho rằng lãi suất trái phiếu của các
NHTM nhà nước cũng khiến cho các NHTM cổ phần nhỏ không thể hạ được lãi suất
huy động.
Hiện nay nhu cầu vốn đang tăng mạnh, trong khi đó lượng cung chưa đủ. Chính vì
thế thời gian qua đã có rất nhiều khách hàng khi đến gửi tiền đều có sự mặc cả lãi suất

đối với các ngân hàng, khiến các ngân hàng lại càng khó khăn hơn trong việc thu hút
vốn. Đặc biệt là gần đây khi NHNN có khuyến cáo: các tổ chức tín dụng không nên
vay từ thị trường liên ngân hàng vượt quá 20% tổng vốn huy động từ dân cư và doanh
nghiệp, vượt quá mức này sẽ bị thanh kiểm toàn diện, nguồn vốn của các ngân hàng
càng khan hiếm hơn. Việc này tạo áp lực lớn cho các ngân hàng trong việc cân đối chi
phí, rất khó lòng đảm bảo tính thanh khoản.
Ngoài những tác động tiêu cực đối với chính ngành ngân hàng thì còn có những tác
động đến các thị trường khác. Trong thời gian qua việc lãi suất trên thị trường bấp
bênh, thiếu ổn định đã khiến cho thị trường chứng khoán chững lại. Rõ ràng khi lãi
suất không ổn định, các nhà đầu tư trên một thị trường nhạy cảm như chứng khoán
luôn luôn có sự do dự, chưa mạnh tay đầu tư.
Hơn thế việc giảm mạnh lãi suất quá sâu cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến tỷ giá.
Việc giảm lãi suất của các NHTM chủ yếu do các chính sách của NHNN chứ không
phải do tác động của thị trường, điều này có thể gây ra sự méo mó, phản ánh không
đúng nhu cầu của thị trường vốn. Điều đó sẽ gây tác động không tốt đến nền kinh tế.

III. Dự báo và giải pháp
1.

Dự báo

Trung 2 - K46F - KTĐN


Báo cáo thực tập giữa khoá

Trong thời gian sắp tới, thực hiện đúng chính sách chính phủ đã đề ra, mức lãi suất
ngân hàng của các NHTM sẽ vẫn tiếp tục giảm về mức 11%/năm với lãi suất cho vay,
12%/năm với mức lãi suất huy động.
2.


Giải pháp:

2.1 Giải pháp vĩ mô
Trong bối cảnh kinh thế thế giới vẫn còn nhiều nguy cơ như hiện nay, Việt Nam cần
phải có các chính sách phù hợp, đặc biệt là đối với chính sách nhạy cảm như chính
sách tiền tệ, đặc biệt là đối với một biến số nhạy cảm như lãi suất. Việc ra các quyết
định, NHNN nên có sự nghiên cứu kĩ lưỡng những động thái của thị trường đồng thời
cũng phải lắng nghe ý kiến của các NHTM, của người dân.Từ đó có thể đưa ra các
chính sách đồng bộ, hệ thống và phù hợp, phù hợp với cung cầu trên thị trường, phù
hợp với đặc điểm nền kinh tế nước ta. Trong thời gian sắp tới, khi nhu cầu tiêu dùng,
nhu cầu vốn tăng cao, việc giảm lãi suất cho vay sẽ kích thích sự tăng trưởng nền kinh
tế.
2.2 Giải pháp vi mô
Đối với các NHTM, nhiệm vụ hàng đầu là nâng cao chất lượng dịch vụ, đây là cách
tốt nhất để thu hút khách hàng, nâng cao năng lực kinh doanh. Bên cạnh đó, các NH
cần có sự gắn kết chặt chẽ với NHNN nhằm đóng góp cho các dự thảo chính sách,
đồng thời nắm rõ hơn về những đổi thay của chính sách, kịp thời đưa ra các quyết định
kịp thời và phù hợp.
Đối với các DN, việc nắm bắt thông tin kịp thời cũng vô cùng cần thiết. Một khi có
thông tin nhanh nhạy, các DN sẽ có thể ứng phó kịp thời, đưa ra những kế hoạch phù
hợp.
Và hơn hết, trong bất cứ trường hợp nào, các DN luôn phải hoàn thiện cơ chế hoạt
động, hoàn thiện cơ cấu tổ chất, giảm giá thành sản phẩm.

Trung 2 - K46F - KTĐN


Báo cáo thực tập giữa khoá


KẾT LUẬN
Trên đây qua việc nghiên cứu đề tài “Xu hướng giảm lãi suất VNĐ tại các ngân hàng
thương mại Việt Nam trong thời gian gần đây” chúng ta có thể nhận thấy:
-

Lãi suất là biến số kinh tế nhạy cảm, sự thay đổi của lãi suất sẽ tác động

làm thay đổi hành vi sản xuất và tiêu dùng của xã hội. Về phương diện lý thuyết cũng
như thực tiễn các nước đã chứng minh, sự thay đổi lãi suất thực sẽ có tác động nhạy
cảm đến sản lượng và giá cả. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước đã rất coi trọng việc điều
tiết lãi suất nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ (CSTT) là kiềm
chế lạm phát và góp phần tăng trưởng kinh tế.
-

Sau khủng khoảng kinh tế, việc kết hợp sử dụng một cách linh hoạt các

chính sách tiền tệ để bình ổn nền kinh tế là hết sức quan trọng. Trong thời gian vừa
qua, chính phủ đã vận dụng tốt CSTT cũng như biến số lãi suất để giảm thiểu lạm
phát. Nếu như đầu năm Chính phủ áp dụng CSTT nới lỏng, đẩy lãi suất tăng cao thì
vào thời gian này, NHNN đã sử dụng CSTT mở rộng, giảm mặt bằng chung lãi suất.
Do tác động các chính sách của NHNN, lãi suất đang và sẽ giảm trong thời gian tới.
Với thời gian ngắn, trình độ có hạn, với đuợc sự giúp đỡ của thầy, báo cáo thực tập
giữa khoá đã được hoàn thành. Chắc chắn bản báo cáo không thể tránh khỏi những
khiếm khuyết, rất mong được sự góp ý của thầy giáo để bản báo cáo hoàn chỉnh thêm.

Trung 2 - K46F - KTĐN


Báo cáo thực tập giữa khoá


DANH MỤC TÀI LIỆU
(1) Các tài liệu mang tính chất lý luận:



Giáo trình lý thuyết tiền tệ - Đại học Ngoại Thương
Giáo trình Ngân hàng thương mại – Học viện tài chính và kế

toán
(2) Các chính sách của Nhà nước Việt Nam:

Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam

Chính sách lãi suất Việt Nam, khung mức lãi suất do Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.
(3) Các website:
Trang web của các ngân hàng thương mại:
5 ngân hàng thương mại Nhà nước:

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank),

Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV),

Ngân hàng công thương Việt Nam (Vietinbank),

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn,

Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng song Cửu Long.
3 ngân hàng thương mại cổ phần:


Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương (Techcombank),

Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á (Seabank),

Ngân hàng thương mại cổ phần ngoài Quốc Doanh (VPBank).
1 số trang web về kinh tế:
– Website tạp chí kế toán,
– Vietnam Economic Forum,
– Website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
o – Website hiệp hội Ngân hàng Việt Nam,
/>


Trung 2 - K46F - KTĐN


Báo cáo thực tập giữa khoá

Một số bài báo tài liệu:
/> /> /> /> />
Trung 2 - K46F - KTĐN


Báo cáo thực tập giữa khoá

Phụ lục 1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của ICBC (Nguồn: tài liệu từ ICBC)

Trung 2 - K46F - KTĐN



Báo cáo thực tập giữa khoá

Trung 2 - K46F - KTĐN


Báo cáo thực tập giữa khoá
Industrial and Commercial
Bank of China Limited

General Manager
of Hanoi Branch (dispatched)

Vice General Manager (local)

Vice General Manager
(dispatched)

Banking Department (5):
1 department manager (dispatched);
1 accountant (local); 1 settlement
clerk (local); 2 deposit clerks (local)

Treasury Operation Department (3):
1 department manager (dispatched)
2 fund traders (local)

Marketing Department (3):
1 department manager (local)
1 account manager of corporate
banking (local)

1 Sales staff of retailing (local)

Risk Management Department (3):
1 department manager (dispatched)
2 analysts (1 local and 1 dispatched)

Executive Office (3):
1 department manager (dispatched)
1 comprehensive staff (local)
1 IT administrator (dispatched)

Phụ lục 2: Cơ cấu bộ máy tổ chức của ICBC chi nhánh Hà Nội (Nguồn: tài liệu từ
ICBC)

Trung 2 - K46F - KTĐN


Báo cáo thực tập giữa khoá

Đơn vị: %/năm
Tuần
Từ
4/610/6
Từ
11/617/6
Từ
18/624/6
Từ
25/601/7
Từ

02/78/7
Từ
9/715/7

Lãi suất huy
động niêm yết
Nhóm
NHTMNN
Nhóm
NHTMCP
Nhóm
NHTMNN
Nhóm
NHTMCP
Nhóm
NHTMNN
Nhóm
NHTMCP
Nhóm
NHTMNN
Nhóm
NHTMCP
Nhóm
NHTMNN
Nhóm
NHTMCP
Nhóm
NHTMNN
Nhóm
NHTMCP


Không
kỳ hạn
2,4–3,0
2,4-4,2
2,4–3,0
2,4-4,2
2,4–3,0
2,4-4,2
2,4–3,0
2,4-4,2
2,4–3,0
2,4-4,2
2,4–3,0
2,4-4,2

3
tháng
1111,5
1111,5
1111,5
1111,5
1111,5
1111,5
1111,5
1111,5
1111,2
1111,2
1111,2
1111,2


6 tháng

12
tháng

Trên 12
tháng

11-11,5

11-11,5 10,5-11,5

11-11,5

11-11,5 11-11,5

11-11,5

11-11,5 10,5-11,5

11-11,5

11-11,5 11-11,5

11-11,5

11-11,5 10,5-11,5

11-11,5


11-11,5 11-11,5

11-11,5

11-11,5 10,5-11,5

11-11,5

11-11,5 11-11,5

11-11,2

11-11,2 10,5-11,2

11-11,2

11-11,2 10,5-11,2

11-11,2

11-11,2 10,5-11,2

11-11,2

11-11,2 10,5-11,2

Phụ lục 2: Bảng tổng hợp mặt bằng lãi suất huy động VNĐ của các NHTM trong
thời gian 6 tuần gần đây.
Nguồn: Tổng hợp từ các thông cáo báo chí hàng tuần về thông tin hoạt động các

ngân hàng tại website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Trung 2 - K46F - KTĐN


Báo cáo thực tập giữa khoá

Lãi suất các NHTM
Ngày 4/6/2010

Vietcombank

Vietinbank

Agribank

DN


nhân

DN

ĐK
LH

3.00%

2.40%


3.00%

3.00%

7 ngày

7.00%

14
ngày

7.50%

1
tháng

11.00
%

11.00
%

11.00
%

11.00
%

11.35
%


10.50
%

11.00
%

11.00
%

7.63%

7.65%

2
tháng

11.00
%

11.00
%

11.00
%

11.00
%

11.35

%

10.50
%

11.30
%

11.30
%

8.78%

8.85%

3
tháng

11.20
%

11.20
%

11.30
%

11.30
%


11.35
%

10.50
%

11.30
%

11.30
%

9.46%

9.47%

10.30
%

6
tháng

11.50
%

11.50
%

11.30
%


11.30
%

11.40
%

11.00
%

11.50
%

11.50
%

9.95%

9.92%

9
tháng

11.50
%

11.50
%

11.30

%

11.30
%

11.45
%

11.00
%

11.50
%

11.50
%

10.20%

10.45
%

12
tháng

11.30
%

11.30
%


11.30
%

11.30
%

11.50
%

11.20
%

11.50
%

11.50
%

10.25%

11.50
%

11.50
%

11.50
%


11.50
%

11.50
%

24
tháng

10.50
%

10.50
%

36
tháng

10.50
%

10.50
%

48
tháng

10.50
%


10.50
%

60
tháng

10.50
%

10.50
%

DN


nhân

DN

3.00%

3.00%

3.00%

11.50
%


nhân


ACB


nhân

18
tháng


nhân

Standard
Chartered

BIDV

DN

VND:%/năm ;

HSBC


nhân

DN

6.20%


6.20%

Trả lãi cuối
tháng Dưới
500 triệu

500 tr
1 tỷ

1-2 tỷ

2-3 tỷ

trên 3
tỷ

Trả lãi
cuối kỳ
dưới 500
triệu

1-2 tỷ

2-3 tỷ

Trên 3
tỷ

0.10%


0.10%

0.10%

0.10%

0.10%

2.00%

5.72%

5.98%

6.01%

6.06%

6.13%

6.23%

3.00%

6.30%

6.82%

6.85%


6.90%

6.97%

7.07%

7.65%

10.45
%

10.45
%

10.45
%

10.45%

8.80%

8.80%
8.78%

10.67
%

10.67
%


10.67
%

10.67%

8.81%

10.72
%

10.72
%

10.72
%

10.72%

10.30
%

9.52%

10.81
%

10.81
%

10.81

%

10.81%

9.59%

10.91
%

10.91
%

10.91
%

10.91%

10.70
%

10.70
%

9.78%

10.84
%

10.84
%


10.84
%

10.84%

9.98%

11.09
%

11.09
%

11.09
%

11.09%

10.70
%

10.70
%

9.94%

10.74
%


10.74
%

10.74
%

10.74%

10.27%

11.13
%

11.13
%

11.13
%

11.13%

10.75
%

10.75
%

10.08%

10.62

%

10.62
%

10.62
%

10.62%

10.56%

11.15
%

11.15
%

11.15
%

11.15%

9.90%

9.82%

9.85%

9.89%


9.95%

10.04%

10.54%

10.57
%

10.69
%

10.69
%

10.79%

9.90%

9.56%

9.58%

9.63%

9.68%

9.77%


10.49%

10.52
%

10.64
%

10.64
%

10.74%

10.70%

10.73
%

10.85
%

10.85
%

10.95%

10.20%

9.32%


9.34%

9.38%

9.43%

9.51%

10.20%

Phụ lục 3: Bảng lãi suất của một số NHTM trong 6 tuần qua (Nguồn ICBC cung cấp)
Trung 2 - K46F - KTĐN

500 tr
1 tỷ


×