Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂNTẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU-PGD TRẦN HƯNG ĐẠO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
-------------------------------

BÁO CÁO THỰC TẬP

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN
TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU-PGD TRẦN HƯNG ĐẠO

GVHD: Th.s NGUYỄN ANH PHONG
SVTH : NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT
Lớp K7.404.A
MSSV: K07.404.0643

TP.HỒ CHÍ MINH, Năm 2011.


NHẬN XÉT CƠ QUAN THỰC TẬP
..............................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................


....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
Tp. Hồ Chí Minh, ngày……tháng……năm…..

NHẬN XÉT GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
Tp. Hồ Chí Minh, ngày……tháng……năm


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 1

Chương 1: Cơ sở lý luận về tín dụng và tín dụng cá nhân............................................3
1.1. Các khái niệm.................................................................................................................3
1.1.1. Khái niệm tín dụng...................................................................................................3
1.1.2. Chức năng tín dụng..................................................................................................3
1.1.3. Tín dụng ngân hàng..................................................................................................4
1.2. Một số vấn đề về tín dụng cá nhân.................................................................................5
1.2.1. Khái niệm.................................................................................................................5
1.2.2. Đặc điểm..................................................................................................................5
1.2.3. Phân loại.................................................................................................................. 6
1.2.4. Rủi ro........................................................................................................................ 6
1.2.5. Lợi ích của tín dụng cá nhân....................................................................................7
1.3. Các chỉ tiêu phân tích hoạt động tín dụng......................................................................8
1.3.1. Các chỉ tiêu thể hiện kết quả hoạt động tín dụng......................................................8
1.3.2. Các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả hoạt động tín dụng...................................................8
Chương 2: Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu – PGD
Trần Hưng Đạo............................................................................................................... 12
2.1. Giới thiệu ngân hàng TMCP Á Châu...........................................................................12
2.1.1. Giới thiệu chung về NHTMCP Á Châu...................................................................12
2.1.2. Giới thiệu chung về PGD Trần Hưng Đạo.............................................................13
2.2. Giới thiệu chung về hoạt động tín dụng cá nhân tại ACB-THĐ.................................14
2.2.1. Các sản phẩm cho vay cá nhân chủ yếu tại ACB-THĐ..........................................15
2.2.2. Thời hạn cho vay....................................................................................................15
2.2.3. Phương thức cho vay..............................................................................................15
2.2.4. Lãi suất cho vay......................................................................................................15


2.2.5. Mức cho vay...........................................................................................................15
2.3. Phân tích hoạt tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu – PGD THĐ.............16
2.3.1. Quy trình cho vay...................................................................................................16
2.3.2. Tình hình huy động vốn..........................................................................................16

2.3.3. Tình hình tín dụng (cho vay).....................................................................................19
2.3.4 Vị trí của tín dụng cá nhân trong tín dụng chung tại ACB-THĐ (so sánh với tín dụng
doanh nghiệp)................................................................................................................... 21
2.3.5. Lợi nhuận tại ACB-THĐ.........................................................................................23
2.3.6. Kết quả hoạt động cho vay cá nhân theo phân loại................................................25
2.3.7. Phân tích kết quả hoạt động tín dụng theo phân nhóm...........................................31
2.3.8. Chất lượng hoạt động tín dụng...............................................................................33
2.3.9. So sánh với ngân hàng Á Châu – PGD Văn Thánh một số điểm nổi bật về hoạt động
tín dụng cá nhân............................................................................................................... 37
Chương 3: Đánh giá hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu –
PGD Trần Hưng Đạo và giải pháp cho những vấn đề hạn chế...................................39
3.1. Nhận xét, đánh giá chung về hoạt động cho vay cá nhân............................................39
3.2. Giải pháp cho những vấn đề hạn chế...........................................................................41
3.2.1. Đa dạng hóa sản phẩm cho vay..............................................................................41
3.2.2. Xây dựng chiến lược thu hút khách hàng................................................................42
3.2.3. Kiểm tra giám sát khoản vay và hoàn thiện chất lượng dịch vụ.............................42
3.2.4. Phối hợp chặt chẽ với chi nhánh trực thuộc (Châu Văn Liêm)...............................43
3.2.5. Điều chỉnh khoản vay theo thời hạn vay.................................................................43
3.3. Phát triển sản phẩm tín dụng cá nhân..........................................................................44
3.3.1. Hoàn thiện sản phẩm thẻ........................................................................................44
3.3.2. Phát triển mạng lưới ATM......................................................................................45
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................47


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu

Nghĩa


TMCP

Thương mại cổ phần

PGD

Phòng giao dịch

ACB-THĐ

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, phòng giao dịch Trần
Hưng Đạo

NHNN

Ngân hàng nhà nước

GD và NQ

Giao dịch và ngân quỹ

KSV

Kiểm soát viên

KHCN

Khách hàng cá nhân

KHDN


Khách hàng doanh nghiệp

RA

Nhân viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp

CA

Phân tích tín dụng

PFC

Chuyên viên tư vấn tài chính cá nhân

CSR

Hỗ trợ viên

TSĐB

Tài sản đảm bảo

OMO

Nghiệp vụ thị trường mở

ATM

Máy rút tiền tự động



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng

Trang

Bảng 2.1: Quá trình huy động vốn tại ACB-PGD Trần Hưng Đạo...................................17
Bảng 2.2: Tình hình dư nợ cho vay của ACB-THĐ năm 2010..........................................19
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động tín dụng cá nhân và tổ chức 2010........................................22
Bảng 2.4: Lợi nhuận trước thuế ACB-THĐ năm 2010......................................................23
Bảng 2.5: Tình hình dư nợ cho vay cá nhân tại ACB-THĐ...............................................25
Bảng 2.6: Dư nợ cho vay cá nhân có TSĐB và không có TSĐB.......................................27
Bảng 2.7: Tình hình dư nợ cho vay cá nhân theo thời hạn vay tại ACB-THĐ..................29
Bảng 2.8: Tình hình dư nợ cho vay cá nhân theo từng loại sản phẩm...............................30
Bảng 2.9: Dư nợ cho vay cá nhân theo phân nhóm............................................................31
Bảng 2.10: Tỷ lệ dư nợ cho vay cá nhân trên tổng dư nợ...................................................32
Bảng 2.11: Tỷ lệ dư nợ cho vay cá nhân trên tổng vốn huy động ....................................33
Bảng 2.12: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay cá nhân và doanh nghiệp..............33
Bảng 2.13: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay cá nhân và doanh nghiệp.....................35
Bảng 2.14 : Dự phòng rủi ro tín dụng cá nhân tại ACB-THĐ ..........................................36
Bảng 2.15: Một số chỉ tiêu dư nợ tín dụng tại ACB – PGD Văn Thánh............................37
Biểu đồ
Biểu đồ 2.1: Huy động vốn của ACB-PGD Trần Hưng Đạo 2010....................................17
Biểu đồ 2.2: Dư nợ cho vay của ACB-THĐ năm 2010......................................................20
Biểu đồ 2.3: Dư nợ cho vay cá nhân và tổ chức 2010........................................................22
Biểu đồ 2.4: Tình hình lợi nhuận trước thuế ACB-THĐ năm 2010...................................24
Biểu đồ 2.5: Dư nợ cho vay cá nhân tại ACB-THĐ 2010..................................................25
Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng dư nợ cho vay cá nhân có TSĐB và không TSĐB.........................28
Biểu đồ 2.7: Tỷ trọng dư nợ cho vay cá nhân theo thời hạn vay........................................29



Báo cáo thực tập

1

GVHD: Th.s Nguyễn Anh Phong

MỞ ĐẦU
i. Lý do chọn đề tài
Sau ba năm gia nhập WTO (2007), nước ta đã tham gia đầy đủ các định chế kinh tế
toàn cầu, mở rộng thị trường hàng hóa dịch vụ, đầu tư quốc tế, đổi mới mạnh mẽ hơn và
đồng bộ hơn các thể chế, đồng thời cải tiến nền hành chính quốc gia theo hướng hiện đại.
Cùng với đó là sự phát triển và mở rộng không ngừng mạng lưới các NHTM, sự cạnh tranh
ngày càng gay gắt hơn trên thị trường tài chính khi các ngân hàng nước ngoài được phép
kinh doanh các hoạt động như các ngân hàng trong nước. Nhận thấy được nhu cầu vay tiêu
dùng cá nhân trong nước ngày càng cao nên rất nhiều ngân hàng đã chú trọng phát triển
mạnh mảng cho vay cá nhân. Trong đó ngân hàng TMCP Á Châu là một trong những ngân
hàng tiêu biểu trong phát triển tín dụng cá nhân. Do đó em chọn đề tài “Phân tích hoạt động
tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu”
ii. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu nhằm tìm ra giải pháp nâng
cao hiệu quả, phát triển sản phẩm tín dụng cá nhân.
iii. Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian thành lập mới gần hai năm nên chỉ tiến hành phân tích hoạt động tín dụng
cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu – PGD Trần Hưng Đạo qua bốn quý 2010.
iv. Phương pháp nghiên cứu
- Mô tả
- Thống kê
- Phân tích

- Tổng hợp
v. Bố cục báo cáo thực tập
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Tuyết


Báo cáo thực tập

2

GVHD: Th.s Nguyễn Anh Phong

Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận về tín dụng
Chương 2: Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu – PGD
Trần Hưng Đạo
Chương 3: Đánh giá hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu – PGD
Trần Hưng Đạo và giải pháp cho những vấn đề hạn chế
Kết luận

SVTH: Nguyễn Thị Ánh Tuyết


Báo cáo thực tập

3

GVHD: Th.s Nguyễn Anh Phong

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TÍN DỤNG VÀ TÍN DỤNG CÁ NHÂN

1.1. Các khái niệm
1.1.1. Khái niệm tín dụng
Tín dụng (Credit) xuất phát từ chữ Latinh là Credio (tin tưởng, tín nhiệm) được hiểu
là việc vay mượn.
Tín dụng là quan hệ vay mượn mà theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho
khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định
theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
1.1.2. Chức năng tín dụng
Tín dụng bao gồm ba chức năng chính:
-

Tập trung phân phối lại vốn dựa trên nguyên tắc hoàn trả gồm hai hình thức: trực tiếp
và gián tiếp
Phân phối trực tiếp: các luồng vốn được phân phối từ nơi thừa đến nơi thiếu một
cách trực tiếp mà không qua trung gian.
Phân phối gián tiếp: việc phân phối vốn được thực hiện thông qua các tổ chức trung
gian như ngân hàng thương mại, công ty tài chính…Trong nền kinh tế hiện đại, phân
phối vốn tín dụng thông qua các tổ chức trung gian chiếm vị trí quan trọng nhất: một
mặt tập trung vốn tiền tệ của các doanh nghiệp và cá nhân để làm nguồn vốn cho
vay, mặt khác phân phối nguồn vốn đó dưới hình thức cấp tín dụng cho các doanh
nghiệp, cá nhân và một phần cho kho bạc nhà nước.
Nhờ có chức năng này mà phần lớn nguồn vốn trong xã hội từ chỗ là tiền nhàn rỗi
được huy động và sử dụng cho các nhu cầu sản xuất và đời sống, làm hiệu quả sử
dụng vốn tăng.

-

Tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội: hoạt động tín dụng tạo tiền đề cho
các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt ra đời như séc, kì phiếu, thương
phiếu…hạn chế lượng tiền mặt lưu thông trong xã hội, gia tăng số nhân tiền tệ, giảm


SVTH: Nguyễn Thị Ánh Tuyết


Báo cáo thực tập

4

GVHD: Th.s Nguyễn Anh Phong

bớt chi phí như in, đúc tiền, vận chuyển…Đồng thời giảm thiểu rủi ro khi giao dịch
bằng tiền mặt.
-

Kiểm soát và thúc đẩy các hoạt động kinh tế: trong quá trình tập trung và phân phối
lại vốn, các chủ thể trong quan hệ tín dụng kiểm soát lẫn nhau nhằm bảo vệ lợi ích
của mình và tác động tích cực đến quá trình lành mạnh hóa các hoạt động kinh tế xã
hội như tín dụng tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành kinh tế mũi
nhọn, tạo điều kiện phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài, đồng thời góp phần
tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của các doanh nghiệp.

1.1.3. Tín dụng ngân hàng
1.1.3.1. Khái niệm
Tín dụng ngân hàng là quan hệ giữa ngân hàng với các chủ thể khác trong nền kinh
tế quốc dân.
Tín dụng ngân hàng được biểu hiện dưới các hình thức tiền tệ bao gồm tiền mặt và
bút tệ. Trong nền kinh tế ngân hàng đóng vai trò là một tổ chức trung gian, trong quan hệ tín
dụng thì ngân hàng vừa là người cho vay vừa là người đi vay. Với tư cách là người đi vay,
ngân hàng nhận tiền gửi của các doanh nghiệp, cá nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi,
trái phiếu để huy động vốn trong xã hội. Với tư cách là người cho vay, ngân hàng cung cấp

tín dụng cho các nhà doanh nghiệp và cá nhân.
1.1.3.2. Phân loại
 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay
-

Cho vay sản xuất kinh doanh: tiền vay được sử dụng để phục vụ cho hoạt
động sản xuất kinh doanh, không cho mục đích tiêu dùng.

-

Cho vay tiêu dùng: như mua nhà, sửa nhà, mua xe, chi tiêu sinh hoạt gia đình.

 Căn cứ vào thời hạn cấp tín dụng
Là khoảng thời gian từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến khi trả hết nợ
gốc và lãi vốn vay đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa khách hàng với ngân
hàng. Gồm có:
-

Cho vay ngắn hạn: thời gian vay ≤ 12 tháng.

-

Cho vay trung hạn: 12 tháng < thời gian vay ≤ 60 tháng.
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Tuyết


Báo cáo thực tập

-


5

GVHD: Th.s Nguyễn Anh Phong

Cho vay dài hạn: 60 tháng < thời gian vay.

 Căn cứ vào mức độ tín nhiệm khách hàng
-

Tín dụng có đảm bảo: cho vay dựa trên tài sản thế chấp hoặc cầm cố, hoặc có
sự bảo lãnh của bên thứ ba.

-

Tín dụng không có đảm bảo (tín chấp): cho vay không cần tài sản thế chấp,
cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. Khoản vay chủ yếu dựa vào uy tín, tình
hình tài chính khách hàng.

 Căn cứ vào đối tượng trả nợ
-

Cho vay trực tiếp: người đi vay và người trả nợ là một chủ thể.

-

Cho vay gián tiếp: người đi vay là một chủ thể còn người trả nợ là một chủ thể
khác.

 Căn cứ vào kế hoạch trả nợ
-


Hoàn trả nợ gốc một lần khi đáo hạn: khách hàng trả lãi vốn vay trong thời
hạn cho vay và nợ gốc sẽ được hoàn trả vào cuối thời hạn vay cùng với số tiền
lãi vốn vay cuối kỳ.

-

Hoàn trả nợ gốc theo định kỳ: hàng kỳ khách hàng trả lãi và vốn gốc được
chia ra theo thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng.

1.2. Một số vấn đề về tín dụng cá nhân
1.2.1. Khái niệm
Tín dụng cá nhân là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với đối tượng khách hàng là cá
nhân, hộ gia đình có nhu cầu sử dụng vốn với nhiều mục đích khác nhau như sản xuất kinh
doanh, tiêu dùng….Đây là loại hình tín dụng phổ biến nhất hiện nay.
1.2.2. Đặc điểm
-

Khách hàng vay là cá nhân, hộ gia đình.

-

Giá trị khoản vay nhỏ, số lượng nhiều nên chi phí tổ chức cho vay cao. Do đó, lãi
suất cho vay cá nhân thường cao hơn so với lãi suất cho vay doanh nghiệp.

-

Khó xác định khả năng tài chính thực của khách hàng.

-


Tư cách, phẩm chất của khách hàng được đánh giá dựa trên cảm quan.

SVTH: Nguyễn Thị Ánh Tuyết


Báo cáo thực tập

-

6

GVHD: Th.s Nguyễn Anh Phong

Nguồn trả nợ thường chủ yếu từ tiền lương của khách hàng nên nguồn trả nợ thường
mang tính ổn định.

1.2.3. Phân loại
1.2.3.1. Căn cứ vào mục đích vay
-

Cho vay tiêu dùng: Cho vay đối với các cá nhân có nhu cầu tiêu dùng, mua sắm, sử
dụng hàng hóa dịch vụ trước khi họ có khả năng chi trả. Nguồn trả nợ từ thu nhập
hàng tháng của khách hàng, số tiền cho vay không lớn và thời hạn cho vay thấp.

-

Cho vay sản xuất kinh doanh: khách hàng là các hộ gia đình có đăng kí kinh doanh
hoặc cá nhân kinh doanh, cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán tiền hàng hóa,
nguyên liệu…phục vụ quá trình kinh doanh. Nguồn trả nợ lấy từ doanh thu bán hàng

và cung cấp dịch vụ.

-

Cho vay bất động sản: cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm, xây dựng hoặc
sửa chữa nhà ở của khách hàng. Tài sản đảm bảo chủ yếu là chính căn nhà mà khách
hàng muốn mua hoặc sửa chữa.

1.2.3.2. Phương thức hoàn trả
-

Cho vay trả góp: người đi vay sẽ trả nợ ( gồm gốc và lãi) cho ngân hàng nhiều lần,
theo kỳ hạn nhất định trong thời hạn cho vay. Thường áp dụng cho các khoản vay
lớn hoặc thu nhập từng định kỳ của người đi vay không đủ khả năng thanh toán hết
một lần .

-

Cho vay phi trả góp: khách hàng chỉ thanh toán cho ngân hàng một lần khi đến hạn.
Phương thức cho vay này thường áp dụng cho các khoản vay nhỏ với thời hạn không
dài.

-

Cho vay tín dụng tuần hoàn: là khoản vay mà ngân hàng sẽ cấp cho khách hàng một
hạn mức tín dụng được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định, khách hàng có
quyền vay và trả nhiều lần mà không vượt quá hạn mức tín dụng của mình. Loại cho
vay này thuận tiện cho khách hàng sử dụng nguồn vốn linh hoạt.

1.2.4. Rủi ro


SVTH: Nguyễn Thị Ánh Tuyết


Báo cáo thực tập

7

GVHD: Th.s Nguyễn Anh Phong

Rủi ro tín dụng cá nhân là khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không có khả năng
thanh toán hoặc khi được ngân hàng gia hạn nhưng vẫn không thể trả nợ cho ngân hàng.
Nếu vay không có tài sản đảm bảo:
-

Ngân hàng khó kiểm soát mục đích sử dụng vốn đối với khoản cho vay tiêu dùng cá
nhân.

-

Nếu nguồn trả nợ chủ yếu từ lương thì khi khách hàng nghỉ việc hay mất việc sẽ ảnh
hưởng đến khả năng trả nợ khách hàng.

-

Nếu nguồn thu nhập khách hàng không ổn định mang tính chất thời vụ hay phụ thuộc
các yếu tố khác thì cũng ảnh hưởng đến việc trả nợ của khách hàng.

Nếu vay có tài sản đảm bảo:
-


Khi khách hàng không còn khả năng trả nợ thì ngân hàng sẽ phát mãi tài sản thế chấp
và mức độ rủi ro các khoản vay phụ thuộc vào khả năng hoàn thiện thủ tục và phát
mãi tài sản đảm bảo nợ vay trong tương lai.

1.2.5. Lợi ích của tín dụng cá nhân
1.2.5.1. Đối với người đi vay
-

Khách hàng sẽ có một món tiền lớn ngay lúc cần thiết để chi tiêu và hoàn trả dần từ
thu nhập trong tương lai. Giải quyết được nhu cầu cấp bách của khách hàng với mức
lãi suất hợp lí hơn so với khách hàng đi vay bên ngoài.

-

Trường hợp xấu nhất khi khách hàng không được nợ thì sẽ bị phát mãi tài sản (đối
với vay có tài sản đảm bảo). Tuy nhiên, nếu khách hàng thực hiện mua bảo hiểm đầy
đủ theo khuyến nghị của ngân hàng thì rủi ro sẽ được hạn chế tối đa.

1.2.5.2. Đối với ngân hàng
-

Trong những năm gần đây, hoạt động tín dụng cá nhân đã mang lại một khoản lợi
nhuận không nhỏ cho ngân hàng.

-

Giúp ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng số lượng khách hàng, gia tăng
doanh thu và dư nợ cho vay, phân tán rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng.


-

Thời hạn vay tương đối thấp so với tín dụng doanh nghiệp nên tạo khả năng xoay
vòng vốn nhanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

1.2.5.3. Đối với nền kinh tế
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Tuyết


Báo cáo thực tập

-

GVHD: Th.s Nguyễn Anh Phong

8

Hạn chế được hiện tượng cho vay nóng với lãi suất rất cao, khách hàng vay nhưng
khó có khả năng hoàn trả được khoản nợ gốc.

-

Giúp nền kinh tế phát triển khi gia tăng chi tiêu gia đình, cải thiện đời sống người
dân.

1.3. Các chỉ tiêu phân tích hoạt động tín dụng
1.3.1. Các chỉ tiêu thể hiện kết quả hoạt động tín dụng
1.3.1.1. Dư nợ cho vay
Là chỉ tiêu phản ánh tổng số tiền cho vay tại một thời điểm, nó phụ thuộc vào dư nợ
kì trước chuyển sang và là món nợ mà ngân hàng cần thu về.

1.3.1.2. Tỷ lệ dư nợ cho vay cá nhân trên tổng dư nợ
Chỉ tiêu này thể hiện tỷ trọng đầu tư vào cho vay của ngân hàng so với tổng dư nợ,
hay dư nợ cho vay cá nhân chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ.
Dư nợ cho vay cá nhân
Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn =
Tổng dư nợ cho vay
1.3.1.3. Tỷ lệ dư nợ cho vay cá nhân trên tổng vốn huy động
Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng vốn huy động được sử dụng vào việc cho vay cá nhân,
đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay của ngân hàng. Tỷ lệ này càng
cao cho thấy ngân hàng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay càng hiệu quả. Tuy nhiên,
tỷ lệ này quá cao sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và thu hồi nợ của ngân hàng nếu
khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ.
Dư nợ cho vay cá nhân
Tỷ lệ dư nợ cho vay cá nhân trên vốn huy động =
Tổng vốn huy động
1.3.2. Các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả hoạt động tín dụng
1.3.2.1. Nợ quá hạn
 Khái niệm
Nợ quá hạn là một phần hoặc toàn bộ nợ gốc (hoặc) lãi đã quá hạn. Khi đến hạn mà
khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng mà không có lý do chính đáng thì ngân

SVTH: Nguyễn Thị Ánh Tuyết


Báo cáo thực tập

9

GVHD: Th.s Nguyễn Anh Phong


hàng sẽ chuyển từ nhóm “dư nợ” sang nhóm “nợ quá hạn”. Đây là chỉ tiêu phản ánh chất
lượng tín dụng ngân hàng.
 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ
Tỷ lệ này thường dưới 5% thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng bình thường. Nếu tỷ
lệ này tăng càng cao thì phản ánh chất lượng tín dụng tại ngân hàng càng kém.
Nợ quá hạn
Tỷ lệ dư nợ quá hạn =
Tổng dư nợ
1.3.2.2. Nợ xấu
 Khái niệm
Nợ xấu là nợ thuộc nhóm 3, 4, 5. Đây là khoản nợ được trích lập dự phòng rủi ro tín
dụng với tỷ lệ khá cao.
Phân loại theo nhóm nợ:
-

Nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn, gồm các khoản nợ trong hạn được đánh giá là có đủ
khả năng thu hồi gốc và lãi đúng hạn và các khoản nợ có thể phát sinh trong
tương lai như các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay, chấp nhận thanh toán.

-

Nhóm 2: nợ cần chú ý, gồm các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày và nợ cơ cấu lại
thời hạn trả nợ.

-

Nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn, gồm các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày và
nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày.

-


Nhóm 4: nợ nghi ngờ, gồm các khoản nợ từ 181 ngày đến 360 ngày và nợ cơ cấu
lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày.

-

Nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn, gồm các khoản nợ trên 360 ngày, nợ cơ cấu lại
thời hạn trả nợ trên 180 ngày và nợ khoanh chờ chính phủ xử lý.

Lưu ý là cho dù có tiêu chí thời gian quá hạn trả nợ cụ thể để phân loại nợ như trên, tổ chức
tín dụng vẫn có quyền chủ động tự quyết định phân loại bất kỳ khoản nợ nào vào các nhóm
nợ có rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro nếu đánh giá khả năng trả nợ của khách
hàng suy giảm.
 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Tuyết


Báo cáo thực tập

10

GVHD: Th.s Nguyễn Anh Phong

Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng, phản ánh tỷ lệ các
khoản vay có khả năng bị tổn thất một phần hoặc toàn bộ gốc và lãi. Tỷ lệ này càng thấp
càng tốt, chứng tỏ chất lượng hoạt động tín dụng càng cao và ngược lại.
Nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu =
Tổng dư nợ
 Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Tỷ lệ này nhằm phản ánh khả năng bù đắp rủi ro từ hoạt động tín dụng. Dự phòng rủi ro
chỉ tính theo dư nợ gốc của khách hàng và được hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ
chức tín dụng.
Lưu ý rằng dự phòng rủi ro chỉ được sử dụng trong trường hợp khách hàng bị giải thể,
phá sản hoặc chết, mất tích. Dự phòng cũng được xử lý rủi ro ngay khi các khoản nợ
được xếp vào nhóm 5. Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro được thực hiện theo
nguyên tắc sử dụng dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ trước, phát mãi tài sản đảm
bảo để thu hồi nợ, và cuối cùng nếu phát mãi tài sản không đủ bù đắp thì mới sử dụng dự
phòng chung.
Dự phòng rủi ro tín dụng
Tỷ lệ dự phòng rủi ro =
Tổng dư nợ
Mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quyết định 493/2005QĐ-NHNN và quyết định
18/2007QĐ-NHNN sửa đổi bổ sung cụ thể như sau:
-

Dự phòng chung = (Tổng dư nợ nhóm 14) x 0,75%

-

Dự phòng cụ thể = Max(A-C, 0) x r

Trong đó:
r:

tỉ lệ trích lập dự phòng theo từng nhóm nợ.

A: giá trị còn lại khoản vay.
C: giá trị quy đổi của tài sản đảm bảo.
Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với 5 nhóm nợ:

SVTH: Nguyễn Thị Ánh Tuyết


Báo cáo thực tập

-

Nhóm 1: 0%.

-

Nhóm 2: 5%.

-

Nhóm 3: 20%.

-

Nhóm 4: 50%.

-

Nhóm 5: 100%.

11

GVHD: Th.s Nguyễn Anh Phong

SVTH: Nguyễn Thị Ánh Tuyết



Báo cáo thực tập

12

GVHD: Th.s Nguyễn Anh Phong

CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN
TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – PGD TRẦN HƯNG ĐẠO
2.1. Giới thiệu ngân hàng TMCP Á Châu
2.1.1. Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Á Châu
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) thành lập theo giấy phép số 0032/NH-GP do
NHNN cấp 24/4/1993, giấy phép số 533/GP-UB do UBND thành phố Hồ Chí Minh cấp
ngày 13/5/1993. Đến ngày 4/6/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.
Tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược được cổ đông và nhân viên ACB đồng tâm bám sát hơn
17 năm hoạt động. Đó là tiền đề để ngân hàng khẳng định vị trí dẫn đầu của mình trong hệ
thống NHTM tại Việt Nam trong lĩnh vực bán lẻ.
 Giai đoạn 1993-1995
ACB hoạt động kinh doanh dựa trên nguyên tắc “quản lý sự phát triển của doanh
nghiệp an toàn, hiệu quả”. Giai đoạn này, xuất phát từ lợi thế cạnh tranh, ACB hướng về
khách hàng cá nhân và doanh nghiệp khu vực tư, với quan điểm thận trọng trong việc cấp
tín dụng, đi vào sản phẩm dịch vụ mới mà thị trường chưa có (cho vay tiêu dùng, dịch vụ
chuyển tiền Western Union, thẻ tín dụng…)
 Giai đoạn 1996-2000
ACB là NHTMCP đầu tiên phát hành thẻ tín dụng quốc tế Master card và Visa. Năm
1997 ACB tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại theo một chương trình đào tạo kéo dài hai
năm. Năm 1999, ACB triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng.
Năm 2000, ACB thực hiện tái cấu trúc theo kiểu kinh doanh và hỗ trợ. Việc tái cấu trúc đảm

bảo kinh doanh thông suốt toàn hệ thống, sản phẩm được quản lý theo định hướng khách
hàng và được thiết kế phù hợp với từng phân đoạn khách hàng.
 Giai đoạn 2001-2005
Cuối 2001 ACB chính thức vận hành hệ thống công nghệ ngân hàng lõi TCBS (the
complete banking solution) cho phép tất cả các chi nhánh và phòng giao dịch nối mạng với

SVTH: Nguyễn Thị Ánh Tuyết


Báo cáo thực tập

13

GVHD: Th.s Nguyễn Anh Phong

nhau, giao dịch tức thời, dùng chung cơ sở dữ liệu tập trung. Năm 2003, xây dựng hệ thống
quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000.
 Giai đoạn 2006-2009
ACB niêm yết tại trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội vào tháng 11/2006. Năm
2007 đẩy mạnh mạng lưới hoạt động, thành lập mới 31 chi nhánh và phòng giao dịch, thành
lập công ty cho thuê tài chính và hợp tác với nhiều đối tác khác. Năm 2008 thành lập mới
75 chi nhánh và phòng giao dịch, đồng thời được trao tặng danh hiệu “ngân hàng tốt nhất
Việt Nam 2008” do tạp chí Euromoney trao tặng.
Riêng năm 2009 ACB hoàn thành cơ bản chương trình tái cấu trúc nguồn nhân lực,
tái cấu trúc hệ thống kênh phân phối, xây dựng mô hình hệ thống theo hình thức bán hàng.
Tăng thêm 51 chi nhánh và phòng giao dịch. Hệ thống chấm điểm tín dụng đối với cá nhân
và doanh nghiệp cũng được hoàn thành và áp dụng chính thức. Cũng trong năm này, ACB
nhận cùng lúc 6 giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2009” do 6 tạp chí ngân
hàng danh tiếng quốc tế bình chọn là “The Asset, The Banker, Global Finance, Asiamoney,
Euromoney, Finance Asia”.

 Giai đoạn từ 2010 đến nay:
Năm 2010, ACB cùng lúc nhận được 9 giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” do
các tạp chí quốc tế bình chọn.
Hiện nay, tính đến tháng 12/2010, ACB có vốn điều lệ là 7.814.137.550.000 VNĐ. Tổng số
cán bộ công nhân viên toàn hệ thống là 6.669 người. Cán bộ có trình độ đại học và trên đại
học chiếm 93%, thường xuyên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo
riêng của ACB. Cơ cấu tổ chức gồm sáu khối : Khách hàng cá nhân, khách hàng doanh
nghiệp, ngân quỹ, phát triển kinh doanh, vận hành, quản trị nguồn lực. Bốn ban: Kiểm toán
nội bộ, chiến lược, đảm bảo chất lượng, chính sách và quản lý tín dụng. Hai phòng : Tài
chính, thẩm định tài sản (trực thuộc Tổng giám đốc).
2.1.2. Giới thiệu chung về PGD Trần Hưng Đạo
2.1.2.1. Giới thiệu chung

SVTH: Nguyễn Thị Ánh Tuyết


Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s Nguyễn Anh Phong

14

Ngân hàng TMCP Á Châu – PGD Trần Hưng Đạo, trực thuộc chi nhánh Châu Văn
Liêm, tọa lạc tại 811 Trần Hưng Đạo, phường 1, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. Đơn vị
hoạt động có trách nhiệm báo cáo tổng hợp và chi tiết, định kỳ và đột xuất các hoạt động
của mình theo yêu cầu về chi nhánh trực thuộc.
PGD Trần Hưng Đạo luôn chủ động bám sát, tìm hiểu nhu cầu vốn của khách hàng.
Tích cực tổ chức các hoạt động tiếp thị nhằm thu hút khách hàng và ngày càng hoàn thiện
chất lượng dịch vụ.
Sơ đồ tổ chức tại PGD Trần Hưng Đạo:

Giám đốc
Kiêm kiểm soát (KSV) viên tín dụng
Kiêm trưởng phòng kinh doanh

Phòng GD và NQ

Phòng hỗ trợ

KSV giao
dịch
Thu Phương

Bộ phận
giao dịch

Phòng tín dụng

Bộ phận
KHCN

CSR tiền gửi
Hải Âu
Bộ phận
kho quỹ

RA_Xuân An
CSR tiền vay
Kim Anh

Teller

-Thanh Hiền
-Phương Thùy
-Ánh Diệu

Bộ phận
KHDN

PFC1_Hồng
Lam
PFC2_Mari
Ana

Thủ quỹ
Như Thanh

CA_Bá Tùng

2.1.2.1. Các sản phẩm kinh doanh chính
-

Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn,
không kỳ hạn.

-

Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ
có giá.

-


Thực hiện dịch vụ thanh toán, kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế.

2.2. Giới thiệu chung về hoạt động tín dụng cá nhân tại ACB-THĐ

SVTH: Nguyễn Thị Ánh Tuyết


Báo cáo thực tập

15

GVHD: Th.s Nguyễn Anh Phong

2.2.1. Các sản phẩm cho vay cá nhân chủ yếu tại ACB-THĐ
-

Vay trả góp mua nền nhà.

-

Vay trả góp, sửa chữa nhà.

-

Vay mua căn hộ chung cư bất động sản thế chấp bằng căn hộ mua.

-

Vay trả góp sinh hoạt tiêu dùng.


-

Vay sản xuất kinh doanh, dịch vụ.

2.2.2. Thời hạn cho vay
-

Cho vay ngắn hạn: đối với các hình thức cho vay theo phương thức trả lãi hàng
tháng, gốc trả khi đến hạn.

-

Cho vay trung và dài hạn: đối với hình thức cho vay theo phương thức vốn và lãi trả
đều hàng tháng hoặc theo thỏa thuận giữa hai bên.

2.2.3. Phương thức cho vay
Dựa trên nhu cầu khách hàng và quá trình thẩm định của ngân hàng, hai bên thỏa thuận về
việc lựa chọn các phương thức cho vay sau:
-

Cho vay từng lần: áp dụng có nhu cầu vay vốn từng lần.

-

Cho vay theo hạn mức tín dụng: áp dụng cho khách hàng có nhu cầu vay vốn thường
xuyên, kinh doanh ổn định.

-

Cho vay trả góp: áp dụng khi khách hàng muốn hoàn trả gốc và lãi thành nhiều kỳ

trong thời hạn vay.

2.2.4. Lãi suất cho vay
Lãi suất cho vay linh hoạt tùy từng giai đoạn và từng thời kỳ, phù hợp với biểu lãi suất quy
định của ngân hàng nhà nước. Mức lãi suất cho vay không được vượt quá 150% lãi suất cơ
bản.
2.2.5. Mức cho vay
Phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
-

Nhu cầu vay vốn khách hàng.

-

Giá trị tài sản đảm bảo.

-

Khả năng hoàn trả nợ vay.

-

Nguồn vốn, chiến lược ngân hàng từng thời kỳ.
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Tuyết


Báo cáo thực tập

16


GVHD: Th.s Nguyễn Anh Phong

2.3. Phân tích hoạt tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu – PGD Trần Hưng
Đạo
2.3.1. Quy trình cho vay
Quy trình cho vay tại ACB-THĐ gồm 15 bước như sau:
-

Hướng dẫn thủ tục vay vốn và tiếp nhận hồ sơ.

-

Thẩm định hồ sơ vay và lập tờ trình.

-

Quyết định cho vay và thông báo với khách hàng.

-

Hoàn tất thủ tục pháp lí về TSĐB nợ vay.

-

Nhận và quản lí TSĐB.

-

Lập hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ.


-

Tạo tài khoản vay và giải ngân (theo mẫu).

-

Lưu trữ hồ sơ.

-

Kiểm tra, theo dõi khoản vay. Thu nợ gốc và lãi vay.

-

Tái định giá các dự án trung và dài hạn.

-

Cơ cấu lại thời hạn trả nợ (nếu có).

-

Chuyển nợ quá hạn.

-

Khởi kiện thu hồi nợ xấu.

-


Miễn, giảm lãi khi có đơn yêu cầu từ phía khách hàng.

-

Kết thúc hợp đồng tín dụng.

2.3.2. Tình hình huy động vốn
Vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, quyết định
quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động của ngân hàng, đồng thời nó quyết định đến
năng lực cạnh tranh, khả năng thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng trên thị trường.
Do đó, vốn đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động ngân hàng.
Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu chiếm tới 70% đến 80% trong tổng nguồn vốn
ngân hàng, được huy động từ nhiều nguồn, vốn huy động tại ACB-PGD Trần Hưng Đạo thể
hiện bảng 2.1:

SVTH: Nguyễn Thị Ánh Tuyết


Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s Nguyễn Anh Phong

17

Bảng 2.1: Quá trình huy động vốn tại ACB-PGD Trần Hưng Đạo
Đơn vị: Triệu đồng.
Chỉ tiêu
Tổng vốn huy động
Trong đó:
1.Theo thành phần kinh tế

-

Quý1/2010 Quý2/2010 Quý3/2010 Quý4/2010
156.000
183.000
200.000
235.000

Từ dân cư

154.440

146.400

156.000

204.450

- Từ tổ chức
2. Theo thời hạn

1.560

36.600

44.000

30.550

780


1.135

1080

1.575

155.220

181.865

198.920

233.426

152.880

176.595

192.000

231.475

2.340

3.111

3.900

2.820


-

Không thời hạn

- Có thời hạn
3. Theo loại tiền
-

VNĐ

-

Ngoại tệ(USD, EUR)

-

Vàng

780
3.294
4.100
705
(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của ACB-PGD Trần Hưng Đạo 2010)

Biểu đồ 2.1: Huy động vốn của ACB-PGD Trần Hưng Đạo 2010
Nhìn về tổng quan trong bốn quý năm 2010, tổng vốn huy động đều tăng qua các
quý. Quý 2 tăng 17,31% so với quý 1, quý 3 tăng 9,30% so với quý 2 và quý 4 tăng 17,50%
so với quý 3. Đặc biệt, quý 4 tăng 50,64% so với quý 1 và chiếm tỷ lệ tăng trưởng cao nhất
trong bốn quý năm 2010. Tính đến quý 4/2010, tổng vốn huy động là 235.000 triệu đồng

chiếm 18,5% so với tổng vốn huy động của chi nhánh trực thuộc là Châu Văn Liêm (ACB –
Châu Văn Liêm có 6 PGD trực thuộc, với tổng vốn huy động là 1270.000 triệu đồng).
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Tuyết


Báo cáo thực tập

18

GVHD: Th.s Nguyễn Anh Phong

Nguyên nhân là do ACB-THĐ áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi: tháng khuyến mãi
dịch vụ tài chính cá nhân, mùa lễ hội ACB…, lãi suất hấp dẫn thu hút nguồn vốn nhàn rỗi
vào trong ngân hàng. Mặt khác nếu muốn đẩy mạnh hoạt động tín dụng (phần mang lại lợi
nhuận chính cho ngân hàng) thì cần có vốn huy động nhiều hơn để tài trợ.
Xét theo thành phần kinh tế, vốn huy động của ACB-THĐ chủ yếu là vốn từ dân cư,
vốn từ tổ chức chiếm tỷ lệ thấp, không quá 25%. Riêng quý 1và 4, vốn huy động từ tổ chức
chỉ chiếm lần lượt 1%, 14% trong tổng vốn huy động do phần lớn các doanh nghiệp đều cần
vốn để sản xuất kinh doanh, nhập hàng chuẩn bị phục vụ tết nguyên đán, trả lương, thưởng
tết cho công nhân….Đến quý 2, 3 lại tăng lên trở lại lần lượt 20%, 22%.
Xét theo thời hạn huy động, chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn do lãi suất cao hơn, kèm
theo khuyến mãi và đa số các tổ chức hay cá nhân đều có kế hoạch kinh doanh riêng, chỉ
một số ít là chưa có kế hoạch nên gửi nhằm mục đích thanh toán là chính, có thể rút vốn bất
cứ lúc nào.
Xét theo loại tiền, chủ yếu là VNĐ, ngoại tệ và vàng chỉ chiếm tỷ lệ không đáng kể.
Trong quý 2, 3 lượng vàng gửi vào trong ngân hàng tăng thêm lên đáng kể lần lượt 322%,
426% so với quý 1. Quý 1 lượng vàng gửi vào thấp là do 30/12/2009, chính phủ ra thông tư
01/2010/TT-NHNN về việc dừng hoạt động sàn vàng từ 30/3/2010 đồng thời chấm dứt luôn
hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài khiến cho lãi suất huy động vàng ở
các ngân hàng đầu năm 2010 giảm mạnh. Quý 2, 3 lượng vàng gửi vào tăng lên đáng kể so

với quý 1 là do ngân hàng dự đoán giá vàng sẽ tăng mạnh trong hai quý này nên tăng lãi
suất huy động vàng, thêm vào đó ngân hàng còn được phép quy đổi 30% lượng vàng huy
động ra VNĐ, đây là nguồn vốn rẻ để ACB-THĐ tận dụng cho vay. Đến quý 4, do tình hình
biến động thất thường giá vàng (có lúc tăng 2-3 triệu/ngày, lập mốc kỷ lục) NHNN đã ban
hành thông tư 22/2010/TT-NHNN ngày 29/10/2010 nhằm siết chặt hoạt động huy động và
cho vay vốn bằng vàng, ngân hàng chỉ được huy động vốn bằng vàng thông qua việc phát
hành giấy tờ có giá, đồng thời cũng không được phép chuyển đổi vốn huy động vàng ra
VNĐ nữa; tiếp đó liên tục cấp hạn ngạch nhập khẩu vàng, giảm thuế nhập khẩu vàng từ 1%
về 0% và tăng thuế xuất khẩu vàng từ 0% lên 10% làm hạ nhiệt thị trường vàng. Điều này
làm cho việc kinh doanh vàng không còn mang lại lợi nhuận như trước nên ACB-THĐ đã
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Tuyết


×