Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP TƯƠNG TÁC GEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.03 KB, 12 trang )

Chuyên đề qui luật tương tác gen

ThS. Lê Hồng Thái

CHUYÊN ĐỀ TƯƠNG TÁC GEN
A. BÀI TẬP TỰ LUẬN
DẠNG 1: XÁC ĐỊNH CÁC DẠNG TƯƠNG TÁC GEN VÀ QUI ƯỚC GEN
Bài 1: Tính trạng mào ở gà do tác động bổ trợ của hai cặp gen không alen qui định. Trong đó, kiểu gen có A
đứng riêng quy định mào hoa hồng, B đứng riêng quy định mào hạt đậu. Nếu A và B cùng xuất hiện trong
kiểu gen sẽ qui định gà mào hạt đào, kiểu gen đồng hợp lặn quy định gà có mào lá
1. Hãy quy ước gen về tính trạng hình dạng mào của loài gà trên
2. Cho biết kết quả phân li kiểu hình của các phép lai
a. P: AaBb x AaBb.
b. AaBb x aabb.
c. AaBb x Aabb.
D. AaBb x aaBb.
Bài 2: Tính trạng hình dạng quả ở một loài thực vật do tác động bổ sung của hai cặp alen quy định. Trong đó,
kiểu gen có A hoặc B đứng riêng đều qui định quả bầu; kiểu gen có cả A và B quy định quả tròn; thể đồng hợp
lặn quả dài.
1. Hãy quy ước gen về tính trạng hình dạng quả của loài trên
2. Cho biết kết quả phân li kiểu hình của các phép lai
a. P: AaBb x AaBb.
b. AaBb x aabb.
c. AaBb x Aabb.
D. AaBb x aaBb.
Bài 3: Ở cây đậu thơm (Lathyrus odoratus) tính trạng màu sắc hoa do tác động bổ sung của hai cặp gen không
cùng lô cut quy định. Trong đó, nếu kiểu gen đồng thời có cả A và B sẽ biểu hiện hoa màu đỏ, thiếu một trong
hai gen hoặc cả hai gen điều khiển biểu hiện màu trắng.
1. Hãy quy ước gen về tính trạng màu sắc của đậu thơm
2. Cho biết kết quả phân li kiểu hình của các phép lai
a. P: AaBb x AaBb.


b. AaBb x aabb.
c. AaBb x Aabb.
D. AaBb x aaBb.
Bài 4: Ở loài ngô (Zea may). Tính trạng màu hạt do tác động át chế của hai cặp gen không alen nhau (không
cùng lôcut). Trong đó, A quy định hạt đỏ, B quy định hạt vàng. Trong đó, alen A quy định hạt đỏ, B quy định
hạt vàng, b qui định hạt trắng. A át chế gen B, b biểu hiện, cặp aa không có vai trò át gen B, b.
1. Hãy quy ước gen về tính trạng màu sắc của ngô
2. Cho biết kết quả phân li kiểu hình của các phép lai
a. P: AaBb x AaBb.
b. AaBb x aabb.
c. AaBb x Aabb.
D. AaBb x aaBb.
Bài 5: Ở gà lơgo màu sắc lông do hai cặp gen nằm trên NST thường khác lôcut quy định. Trong đó, B là gen
quy định màu lông nâu, sự có mặt của A trong kiểu gen có vai trò kìm hãm không cho B biểu hiện nên gà có
lông trắng
1. Hãy quy ước gen về tính trạng màu sắc của gà
2. Cho biết kết quả phân li kiểu hình của các phép lai
a. P: AaBb x AaBb.
b. AaBb x aabb.
c. AaBb x Aabb.
D. AaBb x aaBb.
Bài 6: Tính trạng màu sắc hạt lúa mì do tác động cộng gộp hai cặp gen khác lôcut. Trong đó, kiểu gen đồng
hợp lặn cho hạt trắng, có một gen trội sẽ biểu hiện hồng nhạt, có hai gen trội cho hạt đỏ nhạt, có ba gen trội sẽ
biểu hiện hạt đỏ tươi, có 4 gen trội quy định hạt màu đỏ thẫm.
1. Hãy qui ước gen về tính trạng trên.
2. Tìm tỉ lệ phân li kiểu hình các phép lai trên:
a. P: AaBb x AaBb.
b. AaBb x aabb.
c. AaBb x Aabb.
D. AaBb x aaBb.

DẠNG 2: XÁC ĐỊNH QUI LUẬT DI TRUYỀN TƯƠNG TÁC GEN
* Biến thể của tỉ lệ kiểu hình 9:3:3:1
Bài 1: Lai hai cây bắp lùn với nhau ở F 1 thu được toàn bắp cao bình thường. Khi lai F 1 với nhau được F2 phân
tính 9 bắp cao: 7 bắp lùn.
Kết quả lai trên có thể giải thích như thế nào?
Bài 2: Cho bí ngô quả tròn lai với nhau, F 1 đồng tính bí quả dẹt. Cho F 1 tự thụ phấn thu được ở F 2 phân tính
theo tỉ lệ 9 bí ngô quả dẹt: 6 bí ngô quả tròn: 1 bí ngô quả dài.
a. Hãy giải thích kết quả trên.
b. Làm thế nào để phân biệt được bí dẹt thuần chủng với bí dẹt không thuần chủng? Phân biệt bí dẹt dị hợp tử
1 cặp gen và bí dẹt hợp tử 2 cặp gen?
Bài 3: Cho cỏ linh lăng hoa đỏ lai với cỏ linh lăng hoa vàng thu được F 1 toàn cỏ linh lăng hoa màu lục. Cho
F1 tự thụ phấn được F2 gồm:
- 165 cây hoa màu lục
1


Chuyên đề qui luật tương tác gen
ThS. Lê Hồng Thái
- 60 cây hoa màu đỏ
- 54 cây hoa màu vàng
- 18 cây hoa màu trắng
a. Hãy giải kết quả lai trên.
b. Cho các cây hoa đỏ F2 tạp giao thu được F3 có thể thế nào?
c. Cho các cây hoa đỏ F2 tự thụ phấn thu được F3 có thể thế nào?
Bài 4: Khi lai thuận và lai nghịch hai nòi gà thuần chủng mào hình hạt đào với gà mào hình lá được F 1 toàn gà
màu hình hạt đào. Cho F1 giao phối với nhau được F2 có tỉ lệ: 93 mào hình hạt đào, 31 mào hình hoa hồng, 26
mào hình hạt đậu, 9 mào hình lá.
a. Hình dạng mào bị tác động bởi kiểu tác động nào của gen?
b. Phải chọn cặp lai như thế nào để thế hệ sau sinh ra có tỉ lệ 1 mào hình hạt đào: 1 mào hình hoa hồng: 1 mào
hình hạt đậu: 1 mào hình lá?

Bài 6: Bộ lông của gà được xác định bởi hai cặp gen không alen di truyền độc lập. Ở một cặp, gen trội C xác
định bộ lông màu, gen lặn c xác định bộ lông trắng. Ở cặp kia, gen trội I át chế màu, gen i không át chế màu.
Cho hai nòi gà thuần chủng lông màu Ccii và lông trắng ccii thì tỉ lệ kiểu hình ở F2 sẽ như thế nào?
Bài 7: Khi lai gà lông trắng với nhau, F1 toàn gà lông trắng. Cho gà F1 lông trắng tạp giao được F2 phân tính
theo tỉ lệ 13 gà lông trắng: 3 gà lông nâu
Hãy giải thích phép lai trên
Bài 9: Cho thỏ nâu giao phối với thỏ trắng thuần chủng, ở F 1 thu được toàn thỏ trắng. Tạp giao các thỏ F 1 với
nhau thì ở F2 xuất hiện xuất hiện 48 thỏ trắng trắng: 13 thỏ xám và 4 thỏ nâu.
a. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
b. Cho thỏ xám và thỏ nâu ở F2 giao phối với nhau thì ở F3 sẽ thế nào?
Bài: Khi lai thuận và nghịch hai nòi ngựa thuần chủng lông xám và lông hung đỏ đều được F 1 có lông xám.
Cho ngựa F1 có lông xám. Cho ngựa F 1 giao phối với nhau được F 2 có tỉ lệ 12 ngựa lông xám: 3 ngựa lông
đen: 1 ngựa lông hung. Giải thích kết quả của phép lai?
Bài 10: Cho chuột xám lai với chuột trắng, F 1 toàn thân xám. Cho F1 tạp giao được F2 phân tính theo tỉ lệ 9
chuột xám: 3 chuột đen: 4 chuột trắng
a. Hãy giải thích kết quả trên
b. Cho chuột trắng F2 tạp giao, tỉ lệ chuột trắng F3 có kiểu gen giống P là bao nhiêu?
Bài 11: Tính trạng kích thước thân của ngô do tác động cộng gộp của 3 cặp gen phân li độc lập Aa 1, Aa2, Aa3.
Cây ngô đồng hợp lặn cả ba cặp gen cao 100cm. Mỗi gen trội làm ngô cao thêm 10cm.
1. Viết kiểu gen và cho biết kiểu hình cho cây ngô cao nhất.
2. Kiểu gen cây ngô có chiều cao trung bình có thể được viết như thế nào?
3. Đem cây ngô cao nhất lai với cây ngô thấp nhất, thu được F 1. Tiếp tục, cho F1 giao phấn, không cần lập
bảng, cho biết tỉ lệ phân li kiểu hình F2.
Bài 12: Ở lúa có 3 cặp gen trên 3 cặp NST khác nhau cùng tác động qua lại để hình thành nên chiều cao của
cây. Cứ 1 alen trội làm cho chiều cao của cây thấp đi 10cm. Người ta tiến hành lai cây thấp nhất với cây cao
nhất có chiều cao là 150cm. Hãy cho biết:
1. Kiểu gen của cây cao nhất, kiểu gen và chiều cao của cây thấp nhất?
2. Sự phân tích về KG và KH của các cây lai F2
ĐS: 1. AABBDD 90cm, aabbdd 150cm; 2. 1: 6:15: 20: 15: 6: 1
Bài 13: Ở loài heo gen tác động tích lũy lên khối lượng cơ thể (1 gen gồm 2 alen). Mỗi cặp alen chứa hai gen

trội đều có tác dụng tăng trọng như nhau và đều làm tăng trọng gấp 3 lần cặp alen lặn. Cho lai giữa giống heo
Thuộc Nhiêu thuần chủng khối lượng 60kg với giống heo Landrace thuần chủng khối lượng 100kg. Cho rằng
các cặp gen nằm trên các cặp NST khác nhau tham gia vào quá trình hình thành tính trạng nói trên và con lai
F1 chứa 4 cặp gen dị hợp.
1. Hãy tìm sơ đồ lai cho kết quả nói trên.
2. Nguyên nhân của kết quả thu được là gì?
3. Dòng thuần đồng hợp trội và đồng hợp lặn theo các gen nêu trên ở mỗi dòng thuần có khối lượng cơ thể
bằng bao nhiêu?
ĐS: 1. k = 10, x= 3; aabbddEE x AABBDDee; 2. Tác động cộng gộp; 3. AABBDDEE = 120kg; aabbddee=40
kg
2


Chuyên đề qui luật tương tác gen
ThS. Lê Hồng Thái
* Biến thể của tỉ lệ 3:3:1:1
Bài 14: Đem lai giữa bố mẹ đều thuần chủng khác nhau từng cặp gen tương phản, thu được F 1 đồng loạt cây
chín sớm. Cho F1 giao phấn với cây khác chưa biêt kiểu gen, nhận được kết quả đời lai thứ hai phân li tỉ lệ
kiểu hình 495 cây chín muộn: 295 cây chín sớm.
a. Biện luận về qui luật di truyền đã chi phối sự phát triển tính trạng trên.
b. Cho biết kiểu gen của P, F1 và cá thể lai với F1.
Bài 15: Cho F1 dị hợp về các gen lai với cây khác, thu được ở F 2: 5 cây hạt tròn: 3 cây hạt dài. Biện luận và
lập sơ đồ lai của F1.
Bài 16: Khi lai giữa 2 cây bí quả tròn khác nhau các cặp gen thì ở F 1 nhận được toàn cây bí quả dẹt. Khi F 1 lai
cây bí quả dẹt ở F1 thì ở thế hệ F2 phân tính theo tỉ lệ: 37,5% cây quả dẹt: 50% cây quả tròn: 12,5% cây quả
dài. Giải thích qui luật di truyền chi phối phép lai trên từ P đến F2.
Bài 18: Khi khảo sát sự di truyền tính trạng màu sắc vỏ quả của một loài bí, người ta đem lai giữa bố mẹ đều
thuần chủng, bí vỏ quả trắng với bí vỏ quả vàng, đời F 1 đồng loạt xuất hiện bí vỏ quả trắng. Tiếp tục cho F 1
giao phấn, thu được đời F2 phân li kiểu hình theo số liệu sau: 718 cây vỏ quả trắng: 178 cây vỏ quả vàng: 60
cây vỏ quả xanh.

1. Cho biết đặc điểm di truyền của tính trạng trên.
2. Xác định kiểu gen của P và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
3. Đem lai giữa F1 với một cây khác, đời F 2 phân li theo tỉ lệ 6 cây vỏ quả trắng: 1 cây vỏ quả vàng: 1 cây vỏ
quả xanh. Viết sơ đồ lai của F1.
Bài 19: Ở chuột, khi lai bố mẹ thuần chủng, thu được F 1 dị hợp các cặp gen và đều có kiểu hình lông trắng.
Cho chuột F1 giao phối với chuột khác chưa biết kiểu gen nhận được đời F 2 phân li kiểu hình theo tỉ lệ 75%
chuột lông trắng: 12,5% chuột lông đen: 12,5% chuột chuột lông xám. Biết gen nằm trên NST thường và
chuột lông xám do các gen lặn qui định.
1. Cho biết qui luật di truyền nào ảnh hưởng đến sự phát triển tính trạng màu sắc lông của chuột?
2. Viết sơ đồ lai của P và của F1.
3. Kết quả lai phân tích chuột F1.
Bài 20: Ở một loài thực vật, cho bố mẹ thuần chủng khác nhau từng cặp gen tương phản lai với nhau, thu
được đời lai thứ nhất đều xuất hiện cây chín sớm. Đem F 1 giao phấn với cây chưa biết kiểu gen, nhận được F 2
xuất hiện 62,5% cây chín sớm: 37,5% cây chín muộn.
1. Giải thích các đặc điểm di truyền tính trạng thời gian chín.
2. Lập sơ đồ lai của P và F1.
Bài 21: Ở một loài động vật, cho bố mẹ thuần chủng lông trắng , thu được đời lai thứ nhất đều xuất hiện lông
trắng. Đem F1 giao phấn với cây chưa biết kiểu gen, nhận được F 2 xuất hiện 87,5% con lông trắng: 12,5% con
lông đen.
1. Giải thích các đặc điểm di truyền tính trạng thời gian chín.
2. Lập sơ đồ lai của P và F1.
Bài 22: Khi khảo sát sự di truyền tính trạng màu sắc hoa của một loài thực vật, người ta đem lai giữa bố mẹ
đều thuần chủng, hoa đỏ với hoa trắng, đời F 1 đồng loạt xuất hiện hoa đỏ. Tiếp tục cho F 1 giao phấn với cây
chưa biết kiểu gen, thu được đời F2 phân li kiểu hình theo số liệu sau: 37,5% hoa đỏ: 37,5% hoa tím: 12,5%
hoa vàng.
1. Cho biết đặc điểm di truyền của tính trạng trên.
2. Xác định kiểu gen của P và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
Bài 23: Cho chó lông xám lai với chó lông trắng thuần chủng với nhau được F 1 lông xám. Cho F1 lai với cá
thể khác chưa biết kiểu gen ở đời F 2 thu được tỉ lệ kiểu hình 37,5% lông xám: 50% lông trắng: 12,5% lông
đen

1. Cho biết đặc điểm di truyền của tính trạng trên.
2. Xác định kiểu gen của P và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
* Biến thể của tỉ lệ 3:1.
Bài 24: Đem lai giữa bố mẹ thuần chủng khác nhau về kiểu gen, đời F 1 xuất hiện toàn cây thân cao. Lai phân
tích các cá thể F1, đời FB xuất hiện tỉ lệ kiểu hình 75% cây thân thấp: 25% cây thân cao.
1. Tính trạng kích thước thân được di truyền theo qui luật nào?
2. Hãy lập sơ đồ từ P đến F2.
3


Chuyên đề qui luật tương tác gen
ThS. Lê Hồng Thái
3. Đem F1 cho giao phấn với cá thể khác chưa biết kiểu gen, thu được kết quả 3 cây cao: 1 cây thấp. Viết sơ đồ
lai của F1.
Bài 25: Cho lai giữa bố mẹ thuần chủng khác nhau về kiểu gen, đời F 1 xuất hiện toàn quả dẹt. Đem lai phân
tích F1 thu được FA 25% bí quả dẹt: 25% bí quả tròn: 25% bí quả bầu dục.
1. Giải thích đặc điểm di truyền tính trạng kích thước thân cây.
2. Xác định kiểu gen của P, của F1 và lập các sơ đồ lai.
Bài 26: Cho lai giữa bố mẹ thuần chủng khác nhau về kiểu gen, đời F 1 xuất hiện toàn cây thân cao. Đem lai
phân tích F1 thu được FA 297 cây thân cao: 101 cây thân thấp.
1. Giải thích đặc điểm di truyền tính trạng kích thước thân cây.
2. Xác định kiểu gen của P, của F1 và lập các sơ đồ lai.
3. Cho F1 tự thụ phấn sẽ thu được kết quả như thế nào
Bài 27: Đem lai giữa bố mẹ thuần chủng khác nhau về kiểu gen, đời F 1 toàn lông trắng. Lai phân tích các cá
thể F1, đời FB xuất hiện tỉ lệ kiểu hình 50% lông trắng: 25% lông đen: 25% lông xám.
1. Tính trạng kích thước thân được di truyền theo qui luật nào?
2. Hãy lập sơ đồ từ P đến F2.
Bài 28: Đem lai giữa bố mẹ thuần chủng khác nhau về kiểu gen, đời F 1 toàn lông xám. Lai phân tích các cá
thể F1, đời FB xuất hiện tỉ lệ kiểu hình: 25% lông xám: 50% lông trắng: 25% lông trắng.
1. Tính trạng kích thước thân được di truyền theo qui luật nào?

2. Hãy lập sơ đồ từ P đến F2.
DẠNG 3: TỶ LỆ 3:1 VÀ 1:1 TRONG KIỂU TƯƠNG TÁC CÓ HAI LOẠI KIỂU HÌNH
Bài 1: Cho biết màu sắc ở cây hành củ do tác động bổ trợ của hai cặp gen không alen quy định. Trong đó, nếu
kiểu gen đồng thời có cả A và B sẽ biểu hiện củ hành màu đỏ, các tổ hợp còn lại thiếu một trong hai hoặc cả
hai alen trên sẽ biểu hiện củ màu trắng
1. Viết sơ đồ lai hợp lí của thế hệ P để F1 tỉ lệ kiểu hình 3:1.
2. Nếu thế hệ sau phân li kiểu hình 1:1, kiểu gen tương ứng của P có thể như thế nào?
Bài 2: Ở lúa, tính trạng kích thước thân do tác động át chế của hai cặp gen không alen qui định. Trong đó, B
quy định thân thấp, gen này bị át chế bởi A, do vậy cây thân thấp chỉ biểu hiện ở tổ hợp aaB-, các tổ hợp còn
lại quy định thân cao.
1. Viết kiểu gen hợp lí của P để F1 phân li kiểu hình với tỉ lệ 3:1
2. F1 phân li kiểu hình tỉ lệ 1:1, kiểu gen của có thể như thế nào
B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
BÀI TẬP ÁP DỤNG
DẠNG 1: CHO KIỂU TƯƠNG TÁC VÀ KIỂU GEN CỦA P. QUI ƯỚC GEN VÀ XÁC ĐỊNH KIỂU
HÌNH Ở F1
Câu 1: Ở bí, tính trạng hình dạng quả do tương tác bổ sung giữa hai cặp gen không alen qui định. Trong đó,
kiểu gen có A hoặc B đứng riêng đều qui định quả tròn; kiểu gen có A và B qui định quả dẹt; thể đồng hợp lặn
biểu hiện quả dài. Cách quy ước gen nào sau đây hợp lí đối với tính trạng hình dạng quả?
A. A-B- = A-bb: (quả dẹt); aaB-: (quả tròn); aabb: (quả dài).
B. A-B-: (quả dẹt); A-bb: aabb: (quả tròn): aaB-: (quả dài).
C. A-B-: (quả dẹt); A-bb = aaB-: (quả tròn); aabb: (quả dài).
D. A-B- = aaB-: (quả dẹt); A-bb: (quả tròn); aabb: (quả dài).
Câu 3: Tính trạng hình dạng một loài hoa do tác động bổ sung của hai cặp gen không alen. Trong đó, kiểu gen
đồng thời có cả A và B sẽ biểu hiện hoa kép, thiếu một trong hai hoặc cả hai gen trên sẽ biểu hiện hoa đơn.
Cách quy ước gen nào sau đây đúng?
A. A-B- = A-bb = aaB-: (hoa kép): aabb: (hoa đơn).
B. A-B- = A-bb = aabb: (hoa kép); aaB-: (hoa đơn).
C. A-B-: (hoa kép); A-bb = aaB- = aabb: (hoa đơn).
D. A-B- = aaB- = aabb: (hoa kép); A-bb: (hoa đơn).

Câu 3: Tính trạng màu sắc quả do tác động át chế của hai cặp gen không alen qui định. Trong đó A quy định
vỏ quả trắng, B quy định vỏ quả vàng, b quy định vỏ quả xanh. A Át chế không cho B, b biểu hiện, cặp alen aa
không có vai trò át chế. Cách quy ước gen nào sau đây đúng?
4


Chuyên đề qui luật tương tác gen

ThS. Lê Hồng Thái

A. A-B- = A-bb: vỏ quả trắng; aaB-: vỏ quả vàng; aabb: vỏ quả xanh
B. A-B- = A-bb = aabb: (vỏ quả trắng); aaB-: (vỏ quả vàng).
C. A-B-: (vỏ quả trắng); A-bb = aaB- = aabb: (vỏ quả xanh).
D. A-B- = aaB- = aabb: (vỏ quả vàng); A-bb: (vỏ quả trắng).
Câu 4: Tính trạng kích thước thân cây do tác động át chế của hai cặp gen không alen qui định. Trong đó, B
quy định cây thân thấp, sự có mặt của A át chế không cho gen B biểu hiện có cây thân cao. Cách quy ước gen
nào sau đây đúng?
A. A-B- = A-bb = aabb: cây thân cao; aaB-: cây thân thấp.
B. A-B- = aaB-= aabb: cây thân cao; A-bb: cây thân thấp.
C. A-B- = A-bb = aaB-: cây thân cao; aabb: cây thân thấp.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 5: Tính trạng mào ở gà do tác động bổ trợ của hai cặp gen không alen qui định. Trong đó, kiểu gen có A
đứng riêng quy định mào hoa hồng, B đứng riêng quy định mào hạt đậu. Nếu A và B cùng xuất hiện trong
kiểu gen sẽ qui định gà mào hạt đào, kiểu gen đồng hợp lặn quy định gà có mào lá. Cách quy ước gen nào sau
đây đúng?
A. A-B- = A-bb = mào hạt đào; aaB-: mào hình hoa hồng; aabb: mào hình hạt đậu
B. A-B-: mào hình hạt đào; A-bb: mào hình hoa hồng; aaB-: mào hình hạt đậu; aabb: có mào hình lá
C. A-bb: mào hình hạt đào; A-B-: mào hình hoa hồng; aaB-: mào hình hạt đậu; aabb: có mào hình lá
D. A-B-: mào hình hạt đào; A-bb: mào hình hoa hồng; aaB-: mào hình hạt đậu; aabb: có mào hình lá
Câu 6: Ở chó, màu lông chó do tương tác át chế của hai cặp gen qui định. Trong đó, B quy định lông xám, b

quy định lông đen, A gen không át chế, aa át chế sự biểu hiện kiểu hình của gen B, b. Cách quy ước gen nào
sau đây đúng?
A. A-B- = A-bb: lông xám; aaB-: đen; aabb: lông trắng.
B. A-bb = aaB-: lông xám; aaB-: đen; aabb: lông trắng.
C. A-B-: xám; A-bb: đen; aaB- = aabb: trắng
D. A-B-: xám; aaB-: đen; A-bb = aabb: trắng
Câu 7: Tính trạng màu sắc hạt lúa mì do tác động cộng gộp hai cặp gen khác lôcut. Trong đó, kiểu gen đồng
hợp lặn cho hạt trắng, có một gen trội sẽ biểu hiện hồng nhạt, có hai gen trội cho hạt đỏ nhạt, có ba gen trội sẽ
biểu hiện hạt đỏ tươi, có 4 gen trội quy định hạt màu đỏ thẫm. Qui ước gen nào đúng?
A. AABB: đỏ thẫm; AABb = AaBB = đỏ; AaBb = aaBB = AAbb: hồng; Aabb = aaBb: hồng nhạt; aabb:
trắng.
B. AABB: đỏ thẫm; AaBb = AaBB = đỏ; AABb = aaBB = AAbb: hồng; Aabb = aaBb: hồng nhạt; aabb:
trắng.
C. AABB: đỏ thẫm; AABb = AaBB = đỏ; AaBb = aaBb = AAbb: hồng; Aabb = aaBb: hồng nhạt; aabb:
trắng.
D. AaBB: đỏ thẫm; AABb = AaBB = đỏ; AaBb = aaBB = AAbb: hồng; Aabb = aaBb: hồng nhạt; aabb:
trắng.
Câu 8: Ở bí, tính trạng hình dạng quả do tương tác bổ sung giữa hai cặp gen không alen qui định. Trong đó,
kiểu gen có A hoặc B đứng riêng đều qui định quả tròn; kiểu gen có A và B qui định quả dẹt; thể đồng hợp lặn
biểu hiện quả dài. Tỉ lệ kiểu hình của F1 xuất hiện từ phép lai P: AaBb x AaBb là:
A. 9 cây quả tròn: 6 cây quả dẹt: 1 cây quả dài.
B. 9 cây quả dẹt: 6 cây quả tròn: 1 cây quả dài.
C. 9 cây quả dẹt: 3 cây quả tròn: 4 cây quả dài.
D. 12 cây quả dẹt: 3 cây quả tròn: 1 cây quả dài.
Câu 9: Câu Tính trạng hình dạng một loài hoa do tác động bổ sung của hai cặp gen không alen. Trong đó,
kiểu gen đồng thời có cả A và B sẽ biểu hiện hoa kép, thiếu một trong hai hoặc cả hai gen trên sẽ biểu hiện
hoa đơn. Kết quả của phép lai P: AaBb x AaBb cho F1 có tỉ lệ kiểu hình nào sau đây?
A. 13 cây hoa kép: 3 cây hoa đơn.
B. 9 cây hoa kép: 7 cây hoa đơn.
C. 7 Cây hoa kép: 9 cây hoa đơn

D. 15 cây hoa kép: 1 cây hoa đơn.
5


Chuyên đề qui luật tương tác gen
ThS. Lê Hồng Thái
Câu 10: Câu Tính trạng hình dạng một loài hoa do tác động bổ sung của hai cặp gen không alen. Trong đó,
kiểu gen đồng thời có cả A và B sẽ biểu hiện hoa kép, thiếu một trong hai hoặc cả hai gen trên sẽ biểu hiện
hoa đơn. Bố mẹ có kiểu gen AaBb x aabb cho F1 có tỉ lệ kiểu hình nào sau đây?
A. 5 cây hoa đơn: 3 cây hoa kép.
B. 5 cây hoa kép: 3 cây hoa đơn.
C. 3 cây hoa kép: 1 cây hoa đơn.
D. 3 cây hoa đơn: 1 cây hoa kép.
Câu 11: Câu Tính trạng hình dạng một loài hoa do tác động bổ sung của hai cặp gen không alen. Trong đó,
kiểu gen đồng thời có cả A và B sẽ biểu hiện hoa kép, thiếu một trong hai hoặc cả hai gen trên sẽ biểu hiện
hoa đơn. Kết quả của phép lai AaBb x Aabb cho F1 có tỉ lệ kiểu hình nào sau đây?
A. 5 cây hoa đơn: 3 cây hoa kép.
B. 5 cây hoa kép: 3 cây hoa đơn.
C. 7 cây hoa kép: 1 cây hoa đơn.
D. 7 cây hoa đơn: 1 cây hoa kép.
Câu 12: Câu Tính trạng hình dạng một loài hoa do tác động bổ sung của hai cặp gen không alen. Trong đó,
kiểu gen đồng thời có cả A và B sẽ biểu hiện hoa kép, thiếu một trong hai hoặc cả hai gen trên sẽ biểu hiện
hoa đơn. Câu Tính trạng hình dạng một loài hoa do tác động bổ sung của hai cặp gen không alen. Trong đó,
kiểu gen đồng thời có cả A và B sẽ biểu hiện hoa kép, thiếu một trong hai hoặc cả hai gen trên sẽ biểu hiện
hoa đơn. Bố mẹ có kiểu gen AaBb x aaBb sẽ cho F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình như thế nào?
A. 62,5% cây hoa kép: 37,5% cây hoa đơn.
B. 87,5% cây hoa kép: 12,5% cây hoa đơn.
C. 62,5% cây hoa đơn: 37,5% cây hoa kép.
D. 87,5% cây hoa đơn: 12,5% cây hoa kép.
Câu 13: Khi cho giao phấn 2 thứ đậu thơm thuần chủng hoa đỏ thẫm và hoa trắng với nhau, F 1 được toàn

đậu đỏ thẫm, F2 thu được 9/16 đỏ thẫm: 7/16 trắng. Biết rằng các gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc
thể thường. Tính trạng trên chịu sự chi phối của quy luật tương tác gen kiểu
A. át chế hoặc cộng gộp.
B. bổ sung.
C. bổ trợ hoặc cộng gộp.
D. cộng gộp.
Câu 14: Trong một tổ hợp lai giữa 2 dòng hành thuần chủng một trắng và một đỏ, F 1 đều củ trắng và F2 thu
được 12 trắng: 3 đỏ: 1 vàng. Biết rằng các gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường.Tính trạng
trên chịu sự chi phối của quy luật
A. át chế gen trội.
B. át chế hoặc bổ trợ.
C. bổ trợ hoặc cộng gộp.
D. cộng gộp
Câu 15: Ở một loài thực vật , khi cho lai giữa cây có hạt màu đỏ với cây có hạt màu trắng đều thần chủng,
F1 100% hạt màu đỏ, F2 thu được 15/16 hạt màu đỏ: 1/16 trắng. Biết rằng các gen qui định tính trạng nằm
trên nhiễm sắc thể thường. Tính trạng trên chịu sự chi phối của quy luật
A. tương tác át chế.
B. tương tác bổ trợ. C. tương tác cộng gộp.
D. phân tính
Câu 16: Ở ngô có ba gen, mỗi gen có 2 alen (A và a, B và b, D và d). Ba cặp gen này phân li độc lập, tác
động cộng gộp cùng quy định chiều cao thân. Cứ mỗi gen trội làm cho cây thấp đi 20 cm. Người ta giao
phấn cây thấp nhất với cây cao nhất (210 cm). Kiểu gen của cây thấp nhất là:
A. AaBbDd.
B. AABBDD.
C. AABbDd.
D. AABBDd.
Câu 17: Ở Ngô, 3 cặp gen không alen ( Aa, Bb, Dd) nằm trên 3 cặp NST tương tác cộng gộp cùng quy định
tính trạng chiều cao cây. Sự có mặt của mỗi gen trội trong kiểu gen làm cây cao thêm 5cm. Cho biết cây
thấp nhất có chiều cao 130cm. Kiểu gen của cây cao 140 cm là
a. AABBDD

b. AaBBDD
c. AabbDd
d. aaBbdd
Câu 18: Ở Ngô, 3 cặp gen không alen ( Aa, Bb, Dd) nằm trên 3 cặp NST tương tác cộng gộp cùng quy định
tính trạng chiều cao cây. Sự có mặt của mỗi gen trội trong kiểu gen làm cây cao thêm 5cm. Cho biết cây
thấp nhất có chiều cao 130cm. Kiểu gen của cây cao 140 cm là, kiểu gen của cây cao nhất là
a. AABBDD
b. AaBBDD
c. AabbDd
d. aaBbdd
Câu 19: Ở ngô có ba gen, mỗi gen có 2 alen (A và a, B và b, D và d). Ba cặp gen này phân li độc lập, tác
động cộng gộp cùng quy định chiều cao thân. Cứ mỗi gen trội làm cho cây thấp đi 20 cm. Người ta giao
phấn cây thấp nhất với cây cao nhất (210 cm).Chiều cao của cây cây F1 là:
A. 150 cm.
B. 110 cm.
C. 160 cm.
D. 130 cm.
Câu 20: Ở ngô có ba gen, mỗi gen có 2 alen (A và a, B và b, D và d). Ba cặp gen này phân li độc lập, tác
động cộng gộp cùng quy định chiều cao thân. Cứ mỗi gen trội làm cho cây thấp đi 20 cm. Người ta giao
phấn cây thấp nhất với cây cao nhất (210 cm).Sự phân li kiểu hình ở F2 là:
A. 1 : 6 : 4 : 6 : 1.
B. 1 : 6 : 15 : 20 : 15 : 6 : 1
C. 15 : 1.
D. 1 : 4 : 6 : 4 : 1.
P thuần chủng,F1 dị hợp các gen có kiểu hình hoa đỏ. Đem lại F 1 lai với cá thể khác, thu được 6 cây hoa
đỏ: 1 cây hoa vàng : 1 cây hoa trắng. Trong đó các cây hoa trắng do các gen lặn qui định.
Câu 21: Quy luật di truyền nào đã chi phối màu hoa?
6



A.
B.
C.
D.

1.
2.
3.
4.

Chuyên đề qui luật tương tác gen
ThS. Lê Hồng Thái
A. tương tác cộng gộp.
B. Tương tác át chế. C. Tương tác bổ trợ. D. Phân li của Men Đen.
Câu 22: dấu hiệu nào biểu hiện kết quả lai cho phép phát hiện quy luật di truyền trên?
1. Cây hoa trắng đồng hợp lặn xuất hiện tỉ lệ 1/8.
2. Thế hệ lai tăng xuất hiện biến dị tổ hợp.
3. Tỉ lệ 6:1:1 chỉ xuất hiện ơ tương tác át chế.
4. A và B.
Câu 23: Cho rằng hoa vàng do gen B quy định,kiểu quy ước gen nào sau đây hợp lí?
A-B- = A-bb:( hoa đỏ); aaB-: ( hoa vàng); aabb: (hoa trắng).
A-B-:( hoa đỏ); A-bb= aaB-: ( hoa vàng); aabb: (hoa trắng).
A-B-:( hoa đỏ); A-bb: ( hoa vàng); aaB-= aabb: (hoa trắng).
A-B- aaB-:( hoa đỏ); A-bb: ( hoa vàng); aabb: (hoa trắng).
Câu 24: Kiểu gen F1 và cá thể lai với nó là:
A. AaBb x AaBb .
B. AaBb x aaBb hoặc AaBb x Aabb .
C. AaBb x Aabb.
D. AaBb x aaBb.
Câu 25: Dùng F1 lai với cá thể khác,thu được tỉ lệ 4 cây hoa đỏ: 3 cây hoa vàng: 1 cây hoa trắng.Kiểu gen của

cá thể đem lai với F1 là:
A. Aabb.
B. aaBb.
C. AaBb.
D. Aabb hoặc aaBb.
Câu 26: Màu hạt được di truyền theo qui luật di truyền nào?
A. Tương tác át chế.
B. Tương tác át chế hoặc tương tác bổ trợ.
C. Tương tác bổ trợ.
D.Tương tác cộng gộp hoặc tương tác át chế.
Câu 27: Dấu hiệu nào cho phép ta xác định quy luật trên?
F2 phân li kiểu hình tỉ lệ 5:3 tương đương 8 tổ hợp giao tử giữa F1.
F2 có 3/8 hạt đục, loại kiểu hình giống F1 dị hợp 2 cặp gen.
F2 giảm xuất hiện biến dị tổ hợp.
F2 có sự phân li kiểu hình.
A.1,2,3,4.
B. 2,3,4.
C.1,3,4.
D. 1,2.
Câu 28: kiểu gen của cá thể đem lai với F1 là:
A. Aabb.
B. aaBb.
C. Aabb hoặc aaBb.
D.aabb.
Câu 29: kiểu gen của P là :
A. Aabb x aaBB hoặc AABB x aabb. B. AABB x aabb hoặc Aabb x aabb.
C. Aabb x aaBB hoặc Aabb x aabb .
D. AABB x aabb hoặc aaBB x aabb.
P thuần chủng, F1 chỉ xuất hiện cây cao và dị hợp về các gen. Đem F 1 giao phấn với cây khác, thu được
F2:847 cây cao: 508 cây thấp.

Câu 37: Tính trạng kích thước thân được chi phối bởi quy luật di truyền nào?
A. Tương tác át chế.
B. Tương tác bổ trợ hoặc tương tác át chế.
C. Tương tác bổ trợ.
D. Tương tác bổ trợ hoặc tương tác át chế hoặc tương tác cộng gộp
Câu 30: Biểu hiện nào về kiểu hình xuất hiện ở thế hệ lai, giúp ta xác định quy luật di truyền trên?
A. Có sự phân li kiểu hình ở thế hệ lai F2.
B. F1 đồng tính nhưng F2 l;ại có sự phân tính.
C.F2 giảm xuất hiện biến dị tỏ hợp.
D. F2 xuất hiện tỉ lệ kiểu hình 5:3 tương đương 8 tổ hợp giao tử và có 5/8 loại kiểu hình giống F1 dị hợp.
Câu 31: cho rằng B là gen quy định cây thấp thì kiểu gen của cá thể đem lai với F1 là:
A. Aabb.
B. Aabb hoặc aaBb.
C. aaBb.
D. aabb.
Câu 32: Nếu đem F1 giao phấn với cá thể khác đước F2 phân li 7 cây cao: 1 cây thấp thì kiểu gen của cá thể
đem lai với F1 là :
A.aaBb.
B. Aabb.
C. AaBb.
D. Aabb hoặc aaBb.
Câu 33:( CĐ 2010) Ở một loài động vật, biết màu sắc lông không phù hợp với điều kiện môi trường.Cho cá
thể thuần chủng (P) có kiểu hình lông màu lai với cá thể thuần chủng có kiểu hình lông trắng thu được F 1
100% kiểu hình lông trắng . Giao phối của cá thể F 1 với nhau thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình : 13 con lông trắng
: 3 con lông màu. Cho cá thể F 1 giao phối với cá thể lông màu thuần chủng, theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở đời
con là :
A. 1 con lông trắng : 1 con lông màu. B. 1 con lông trắng : 3 con lông màu.
C. 5 con lông trắng :3 con lông màu. C. 3 con lông trắng : 1 con lông màu.
7



1.
2.
3.
4.

Chuyên đề qui luật tương tác gen
ThS. Lê Hồng Thái
Câu 34: (CĐ 2009) Ở 1 loài thực vật,cho hai cây thuàn chủng đều có hoa màu trắng lai với nhau,thu được F 1
100% cây hoa màu đỏ.Cho F1 lai với cây kiểu gen đông hợp lặn , F 2 phân li theo tỉ lệ 3 cây hoa màu trắng : 1
cây hoa màu đỏ.Màu sắc di truyền theo quy luật
A. ngoài nhiễm sắc thể( di truyền ngoài nhân).
B. phân li.
C. Tương tác cộng gợp.
D. Tương tác bổ sung.
Câu 35: (ĐH 2010) Ở một loài thực vật, cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng có kiểu
gen đồng hợp lặn(P), thu được F1 gờm toàn cây hoa đỏ. Tiếp tục cho cây hoa đỏ F1 giao phấn trở lại với cây
hoa trắng (P), thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 cây hoa trắng: 1 cây hoa đỏ. Cho biết không
có đột biến xảy ra, sự hình thành màu sắc hoa không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Có thể kết luận màu
sắc của loài hoa trên do
hai gen không alen tương tác với nhau theo kiểu cộng gợp không quy định.
Một gen có hai alen quy định, alen trội là trội không hoàn toàn.
Hai gen không alen tương tác với nhau theo kiểu bổ sung quy định .
Một gen có hai alen quy định, alen trội la trội không hoàn toàn
Câu 36: (ĐH 2011) Cho giao phấn hai cây hoa trắng thuần chủng (P) với nhau thu được F 1 toàn cây hoa
đỏ.Cho cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 89 cây hoa đỏ và 69 cây hoa trắng không xảy ra đột biến, tính
theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu gen ở F2 là:
A. 1:2:1:2:4:2:1:1:1
B. 1:2:1:1:2:1:1:2:1
C. 4:2:2:2:2:1:1:1:1

D. 3:3:1:1:3:3:1:1:1
Câu 37: (ĐH 2008) Lai hai dòng cây hoa trắng thuần chủng với nhau, F 1 thu được toàn cây hoa trắng. Cho
các cây F1 tự thụ phấn,ở F2 có sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ: 131 cây hoa trắng: 29 cây hoa đỏ. Cho biết
không có đột biến xảy ra, có thể kết luận tính trạng màu sắc hoa di truyền theo quy luật
A. tương tác giữa các gen không alen. B. Di truyền ngoài nhân.
C. hoán vị gen.
D. liên kết gen.
Câu 38: Ở kiểu mạch màu hạt được xác định bởi 2 gen không alen.Một gen trội xác định màu đen , gen kia
màu xám. Gen màu đen át chế màu xám. Cả hai gen alen lặn xát định màu trắng:
Trong phép lai kiểu mạch hạt đen với nhau được đời sau có tỉ lệ 12 đen: 3 xám : 1 trắng. Xác định kiểu gen
của P và các con .Tính trạng được di truyền theo quy luật
A. phân li độc lập.
B. Tương tác bổ trợ
C. Tương tác át chế
D. Tương tác cộng gợp.
Câu 39: Trong tương tác của hai cặp gen nằm trên hai cặp NST thường khác nhau.Gen B qui định lông xám,
b qui định lông đen. Gen A át chế gen B tạo ra lông trắng còn gen a không át chế.Tỉ lệ kiểu hình ở con lai là 6
lông trắng: 1 lông đen: 1 lông xám được sinh ra từ phép lai nào?
A. AaBb x aaBb
B. AaBB x AaBb
C. Aabb x aaBb
D. AaBb x Aabb
Câu 40 (CĐ 2013): Ở một loài thực vật, khi lai cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng thuần chủng (P),
thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 56,25% cây hoa đỏ và 43,75% cây hoa
trắng. Nếu cho cây F1 lai với cây có kiểu gen đồng hợp lặn thì thu được đời con gồm
A. 25% số cây hoa đỏ và 75% số cây hoa trắng
B. 100% số cây hoa trắng
C. 100% số cây hoa đỏ
D. 75% số cây hoa đỏ và 25% số cây hoa trắng
Câu 41 (CĐ 2013): Ở một loài thực vật, màu sắc hoa có hai trạng thái là hoa đỏ và hoa trắng. Trong phép lại

giữa hai cây hoa trắng thuần chủng (P), thu được F 1 toàn cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F 2 có kiểu
hình phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa đỏ: 7 cây hoa trắng. Dự đoán nào sau đây về kiểu gen của F2 là không đúng?
A. Các cây hoa trắng thuần chủng có 3 loại kiểu gen.
B. Các cây hoa đỏ có 4 loại kiểu gen.
C. Các cây hoa đỏ thuần chủng có 1 loại kiểu gen.
D. Các cây hoa trắng có 7 loại kiểu gen.
Câu 42 (ĐH 2013): Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do ba cặp gen không alen là A,a; B,b và D,d
cùng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen nếu cứ có một alen trội thì chiều cao cây tăng
thêm 5cm. Khi trưởng thành, cây thấp nhất có chiều cao 150cm. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDd × AaBbDd
cho đời con có số cây cao 170cm chiếm tỉ lệ
A. 5/16
B. 1/64
C. 3/32
D. 15/64
Câu 43 (ĐH 2013): Một loài thực vật, khi cho giao phấn giữa cây quả dẹt với cây quả bầu dục (P), thu được
F1 gồm toàn cây quả dẹt. Cho cây F1 lai với cây đồng hợp lặn về các cặp gen, thu được đời con có kiểu hình
phân li theo tỉ lệ 1 cây quả dẹt : 2 cây quả tròn : 1 cây quả bầu dục. Cho cây F 1 tự thụ phấn thu được F2. Cho
8


Chuyên đề qui luật tương tác gen
ThS. Lê Hồng Thái
tất cả các cây quả tròn F2 giao phấn với nhau thu được F3. Lấy ngẫu nhiên một cây F 3 đem trồng, theo lí
thuyết, xác suất để cây này có kiểu hình quả bầu dục là
A. 1/9
B. 1/12
C. 1/36
D. 3/16
DẠNG 2: TỈ LỆ KIỂU HÌNH 3:1 VÀ 1:1 TRONG TƯƠNG TÁC HAI KIỂU HÌNH
Ở một loài động vật, hình dạng hoa do tương tác bổ trợ của hai cặp gen:A-B-: hoa kép ; A-bb= aaB- =

aabb: hoa đơn.
Câu 1: Cho F1 dị hợp hai cặp gen AaBb lai với cá thể thứ nhất, thu được F 2 xuất hiện 3 hoa kép: 1 hoa đơn.
Có bao nhiêu phép lai phù hợp với kết quả trên?
A. 1.
B. 2.
C. 4.
D.6.
Câu 2 : Cũng dùng cá thể F1 nói trên đem lai với cá thể thứ hai, thu được tỉ lệ phân li kiểu hình F 2 là 3:1.Số
phép lai phù hợp với kết quả trên?
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 6.
Câu 3: Dùng F1 lai lai với cá thể thứ ba, thu được F 2 có 50% cây hoa kép: 50% cây hoa đơn. Có bao nhiêu
phép lai phù hợp với kết quả trên ?
A. 1.
B. 2.
C. 4
D. 3.
Câu 4 Đem lai cá thể ở thế hệ bố mẹ có kiểu gen chưa biết lai với nhau, được F 1 phân li kiểu hình 3:1. Kiểu
gen của bố mẹ là một trong bao nhiêu trương hợp sau đây?
A. 4.
B.6.
C. 8.
D.10.
Câu 5: đem hai cá thể bố mẹ có kiểu gen chưa biết lai với nhau, được F 1 xuất hiện 1 cây hoa kép: 1 cây hoa
đơn.Có bao nhiêu phép lai phù hợp với kết quả trên.
A. 4.
B.6.
C.10.

D. 8.
Ở gà ,tính trạng màu lông do tương tác át chế của hai cặp gen trên NST thường. Trong đó, A-B-= A-bb
= aabb: lông trắng ; aaB-: lông nâu.
Câu 6: Dùng F1 dị hợp hai cặp gen AaBb giao phối với gà thứ nhất thu được tỉ lệ 3 gà lông trắng: 1 gà lông
nâu . Có bao nhiêu phép lai phù hợp với kết quả trên?
A. 5
B. 3.
C. 1.
D. 2.
Câu 7: Dùng F1 dị hợp hai cặp gen giao phối với gà thứ hai, thu được tỉ lệ một gà lông trắng: 1 gà lông nâu.
Số kết quả phép lai phù hợp với kết quả trên là:
A. 2.
B.6
C. 4
D.8.
Câu 8: đem lai hai cá thể bố mẹ chưa biết kiểu gen, thu được hai loại kiểu hình tỉ lệ 3:1. Số phép lai phù hợp
với kết quả trên là:
A. 2.
B. 6.
C.4..
D.8.
Câu 9: Đem lai hai cá thể bố mẹ có kiểu gen chưa biết, đời F1 phân li kiểu hình 1:1.Kiểu gen của bố mẹ có thể
là một trong bao nhiêu trường hợp ?
A. 6.
B. 4.
C. 2.
D. 3.
DẠNG 3: VẬN DỤNG TOÁN TỔ HỢP-XÁC SUẤT
Câu 1 (CĐ 2012): Ở một loài động vật, tính trạng màu lông do sự tương tác của hai alen trội A và B quy định.
Trong kiểu gen, khi có cả alen A và alen B thì cho lông đen, khi chỉ có alen A hoặc alen B thì cho lông nâu,

khi không có alen trội nào thì cho lông trắng. Cho phép lai P : AaBb x aaBb, theo lí thuyết, trong tổng số các
cá thể thu được ở F1, số cá thể lông đen có kiểu gen dị hợp tử về hai cặp gen chiếm tỉ lệ
A. 37,5%
B. 25%
C. 6,25%
D. 50%
Câu 2 (ĐH 2012): Ở một loài thực vật lưỡng bội, khi lai hai cây hoa trắng thuần chủng với nhau, thu được F 1
toàn cây hoa trắng. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2 gồm 81,25% cây hoa trắng và 18,75% cây hoa đỏ.
Cho F1 giao phấn với tất cả các cây hoa đỏ ở F2 thu được đời con. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lý
thuyết, ở đời con số cây có kiểu gen đồng hợp tử lặn về hai cặp gen trên chiếm tỉ lệ
A. 1/12
B. 1/24
C. 1/8
D. 1/16
Câu 3: ( ĐH 2010) Giao phấn giữa hai cây (P) đều có hoa màu trăng thuần chủng, thu được F 1 gồm 100% cây
có hoa màu đỏ.Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa màu đỏ : 7 cây hoa
màu trắng. Chọn ngẫu nhiên 2 cây có hoa màu đỏ ở F 2 cho giao phấn với nhau .Cho biết không có đột biến
xảy ra, tính theo lí thuyết, xác suất để xuất hiện cây hoa màu trắng có kiểu gen đồng hợp lặn ở F3 là:
A. 81/256.
B. 1/81.
C. 16/81.
D. 1/16.
9


Chuyên đề qui luật tương tác gen
ThS. Lê Hồng Thái
Câu 4: Ở một loài cây, màu hoa do hai cặp gen không alen tương tác tạo ra. Cho hai cây hoa trắng thuần
chủng giao phấn với nhau được F1 toàn ra hoa đỏ. Tạp giao với nhau được F 2 có tỉ lệ 9 đỏ : 7 trắng. Khi lấy
ngẫu nhiên một cây hoa đỏ cho tự thụ phấn thì xác suất để ở thế hệ sau không có sự phân li kiểu hình là:

A. 9/7
B. 9/16
C. 1/3
D. 1/9
Câu 5: Chiều cao thân ở một loài thực vật do 4 cặp gen nằm trên NST thường qui định và chịu tác động
cộng gộp theo kiểu sự có mặt một alen trội sẽ làm chiều cao cây tăng thêm 5cm. Người ta cho giao phấn cây
cao nhất có chiều cao 190cm với cây thấp nhất, được F 1 và sau đó cho F1 tự thụ. Nhóm cây ở F2 có chiều cao
180cm chiếm tỉ lệ:
A. 28/256
B. 56/256
C. 70/256
D. 35/256
Câu 6: Lai hai thứ bí quả tròn có tính di truyền ổn định,thu được F 1 đồng loạt bí quả dẹt.Cho giao phấn các
cây F1 người ta thu được F2 tỉ lệ 9 dẹt : 6 tròn : 1 dài. Cho giao phấn 2 cây bí quả dẹt ở F 2 với nhau. Về mặt lí
thuyết thì xác suất để có được quả dài ở F3:
A. 1/81
B. 3/16
C. 1/16
D. 4/81
Câu 7: Ở một loài thực vật khi cho lai cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng, F 1 thu được toàn hoa đỏ.
Cho F1 tự thụ phấn, F2 thu được 56,25% kiểu hình hoa đỏ. Nếu cho F 1 lai phân tích thì tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ
sau được dự đoán là:
A. 1 đỏ: 3 trắng.
B. 1 đỏ: 1 trắng.
C. 3 đỏ: 5 trắng.
D. 3 đỏ: 1 trắng.
Câu 8: Ở ngô, tính trạng về màu sắc hạt do hai gen không alen quy định. Cho ngô hạt trắng giao phấn với ngô
hạt trắng thu được F1 có 962 hạt trắng, 241 hạt vàng và 80 hạt đỏ. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ hạt trắng ở F 1 , đồng
hợp về cả hai cặp gen trong tổng số hạt trắng ở F1 là
A. 3/8

B. 1/8
C. 1/6
D. 3/16
Câu 9: Ở một loài thực vật,chiều cao cây do 5 cặp gen không alen tác động cộng gộp. Sự có mặt mỗi alen trội
làm chiều cao tăng thêm 5cm. Lai cây cao nhất có chiều cao 210cm với cây thấp nhất sau đó cho F1 giao
phấn :
1/ Chiều cao trung bình và tỉ lệ nhóm cây có chiều cao trung bình ở F2 :
A. 185 cm và 121/256
B. 185 cm và 108/256
C. 185 cm và 63/256
D. 180 cm và 126/256
2/ Số kiểu hình và tỉ lệ cây cao 190cm ở F2 là
A. 10 kiểu hình; tỉ lệ 126/512
B. 11 kiểu hình; tỉ lệ 126/512
C. 10 kiểu hình; tỉ lệ 105/512
D. 11 kiểu hình; tỉ lệ 105/512
Câu 10: Ở một loài thực vật, cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F 1 toàn hoa
đỏ. Tiếp tục cho F1 lai với cơ thể đồng hợp lặn được thế hệ con có tỉ lệ 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ. Cho 1
cây F1 tự thụ phấn được các hạt lai F2 , xác suất để có đúng 3 cây hoa đỏ trong 4 cây con là bao nhiêu?
A. 0,03664.
B. 0,31146.
C.0,07786.
D.0,177978.
Câu 11: Ở ngô, tính trạng về màu sắc hạt do hai gen không alen quy định. Cho ngô hạt trắng giao phấn
với ngô hạt trắng thu được F có 962 hạt trắng, 241 hạt vàng và 80 hạt đỏ. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ hạt trắng
1
ở F đồng hợp về cả hai cặp gen trong tổng số hạt trắng ở F là
1
1
A. 3/16

B.1/8.
C. 1/6.
D. 3/8.
Câu 12: Giao phấn giữa hai cây (P) đều có hoa màu trắng thuần chủng, thu được F 1 gồm 100% cây có hoa
màu đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa màu đỏ : 7 cây hoa màu
trắng. Chọn ngẫu nhiên hai cây có hoa màu đỏ ở F 2 cho giao phấn với nhau. Cho biết không có đột biến xảy
ra, tính theo lí thuyết, xác suất để xuất hiện cây hoa màu trắng có kiểu gen đồng hợp lặn ở F3 là
1
81
1
16
A. 16 .
B. 256 .
C. 81 .
D. 81 .
Câu 13: Ở ngô tính trạng chiều cao của cây do 3 cặp gen không alen (A 1, a1, A2, a2, A3, a3), phân li độc lập và
cứ mỗi alen trội có mặt trong tổ hợp gen sẽ làm cho cây thấp đi 20 cm. Cây cao nhất có chiều cao 210 cm. Khi
giao phấn giữa cây cao nhất và cây thấp nhất, cây lai thu được sẽ có chiều cao là
A. 120 cm.
B. 150 cm.
C. 90 cm.
D. 160 cm.

10


Chuyên đề qui luật tương tác gen
ThS. Lê Hồng Thái
Câu 14: Ở một loài cây, màu hoa do hai cặp gen không alen tương tác tạo ra. Cho hai cây hoa trắng thuần
chủng giao phấn với nhau được F1 toàn ra hoa đỏ. Tạp giao với nhau đượcF 2 có tỉ lệ 9 đỏ : 7 trắng. Khi lấy

ngẫu nhiên một cây hoa đỏ cho tự thụ phấn thì xác suất để ở thế hệ sau không có sự phân li kiểu hình là:
A. 9/7
B. 9/16
C. 1/3
D. 1/9
Câu 15: Chiều cao thân ở một loài thực vật do 4 cặp gen nằm trên NST thường qui định và chịu tác động
cộng gộp theo kiểu sự có mặt một alen trội sẽ làm chiều cao cây tăng thêm 5cm. Người ta cho giao phấn cây
cao nhất có chiều cao 190cm với cây thấp nhất,được F1 và sau đó cho F1 tự thụ.
Nhóm cây ờ F2 có chiều cao 180cm chiếm tỉ lệ:
A. 28/256
B. 56/256
C. 70/256
D. 35/256
Câu 16: Cho biết chiều cao cây do 5 cặp gen PLĐL tác động cộng gộp. Nếu P thuần chủng khác nhau n cặp
gen tương ứng, đời F2 có số cá thể có kiểu hình chiều cao trung bình chiếm tỷ lệ?
A. 1/4
B.1/8
C. 63/256
D.1/2
Câu 17: Cho 1 cây tự thụ phấn, F1 thu được 56,25% cây cao, 43,75% cây thấp. Cho giao phấn ngẫu nhiên các
cây cao F1 với nhau. Về mặt lí thuyết thì tỉ lệ cây cao thu được ở F2:
A. 23,96%
B. 52,11%
C. 79,01%
D. 81,33%
Câu 18: Ở ngô, tính trạng về màu sắc hạt do hai gen không alen quy định. Cho ngô hạt trắng giao phấn với
ngô hạt trắng thu được F 1 có 962 hạt trắng, 241 hạt vàng và 80 hạt đỏ. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ hạt trắng ở F 1 ,
đồng hợp về cả hai cặp gen trong tổng số hạt trắng ở F1 là
A. 3/8
B. 1/8

C. 1/6
D. 3/16
Câu 19: Ở một loài thực vật,chiều cao cây do 5 cặp gen không alen tác động cộng gộp. Sự có mặt mỗi alen
trội làm chiều cao tăng thêm 5cm. Lai cây cao nhất có chiều cao 210cm với cây thấp nhất sau đó cho F1 giao
phấn :
1/ Chiều cao trung bình và tỉ lệ nhóm cây có chiều cao trung bình ở F2 :
A. 185 cm và 121/256
B. 185 cm và 108/256
C. 185 cm và 63/256
D. 180 cm và 126/256
2/ Số kiểu hình và tỉ lệ cây cao 190cm ở F2 là
A. 10 kiểu hình ; tỉ lệ 126/512
B. 11 kiểu hình ; tỉ lệ 126/512
C. 10 kiểu hình ; tỉ lệ 105/512
D. 11 kiểu hình ; tỉ lệ 105/512
Câu 20: Ở một loài cây, màu hoa do hai cặp gen không alen tương tác tạo ra. Cho hai cây hoa trắng thuần
chủng giao phấn với nhau được F1 toàn ra hoa đỏ. Tạp giao với nhau được F2 có tỉ lệ 9 đỏ : 7 trắng. Khi lấy
ngẫu nhiên một cây hoa đỏ cho tự thụ phấn thì xác suất để ở thế hệ sau không có sự phân li kiểu hình là:
A. 9/7
B. 9/16
C. 1/3
D. 1/9
Câu 21: Chiều cao thân ở một loài thực vật do 4 cặp gen nằm trên NST thường qui định và chịu tác động
cộng gộp theo kiểu sự có mặt một alen trội sẽ làm chiều cao cây tăng thêm 5cm. Người ta cho giao phấn cây
cao nhất có chiều cao 190cm với cây thấp nhất,được F1 và sau đó cho F1 tự thụ.
Nhóm cây ờ F2 có chiều cao 180cm chiếm tỉ lệ:
A. 28/256
B. 56/256
C. 70/256
D. 35/256

Câu 22: Ở một loài thực vật, cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F1 toàn hoa
đỏ. Tiếp tục cho F1 lai với cơ thể đồng hợp lặn được thế hệ con có tỉ lệ 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ.Cho cây
F1 tự thụ phấn được các hạt lai F2.
1/ Xác suất để có được 3 cây hoa đỏ trong 4 cây con là bao nhiêu ?
A. 0,31146
B. 0,177978
C. 0,07786
D. 0,03664
2/ Cho các cây F2 tự thụ, xác suất để F3 chắc chắn không có sự phân tính:
A. 3/16
B. 7/16
C. 9/16
D.1/2
Câu 23: Chiều cao cây do 5 cặp gen PLĐL tác động cộng gộp, sự có mặt mỗi alen trội làm cao thêm 5cm.
Cây cao nhất có chiều cao 220cm. Về mặt lý thuyết, phép lai AaBBDdeeFe x AaBbddEeFe cho đời con
a) Cây có chiều cao 190cm chiếm tỉ lệ
A. 45/128
B. 30/128
C. 35/128
D. 42/128
b) Cây có chiều cao 200cm chiếm tỉ lệ
A. 24/128
B. 30/128
C. 18/128
D. 21/128
11


Chuyên đề qui luật tương tác gen


ThS. Lê Hồng Thái

12



×