Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1007.9 KB, 83 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT TƯ PHÁP
------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHÓA 33 (2007 – 2011)

Đề tài:

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT
HẠI DO HÀNH VI LÀM Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG NƯỚC

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Tăng Thanh Phương

Huỳnh Tuấn Anh
MSSV: 5075007
Lớp: Luật Tư Pháp 1- K33

Cần Thơ -Tháng 5/2011


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
------

Các từ viết tắt



Tiếng việt đầy đủ

TNBTTH

Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt hại

BLDS

Bộ Luật Dân Sự

BVMT

Bảo Vệ Môi Trường

HĐTPTANDTC

Hội Đồng Thẩm phán Tòa Án Nhân Dân Tối Cao

TNHH

Trách Nhiệm Hữu Hạn

Tp. HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày..…tháng….năm 2011
Chữ ký giảng viên hướng dẫn



NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN PHẢN BIỆN

......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày..…tháng….năm 2011

Chữ ký giáo viên phản biện


MỤC LỤC
-----LỜI NÓI ĐẦU..................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI DO HÀNH VI LÀM Ô NHIỄM, SUY THOÁI MÔI
TRƯỜNG NƯỚC ............................................................................................... 3
1.1 Khái niệm về ô nhiễm môi trường nước, suy thoái môi trường nước .......... 3
1.1.1 Ô nhiễm môi trường .................................................................................... 3
1.1.2 Khái niệm ô nhiễm môi trường nước ........................................................... 5
1.1.3 Khái niệm về suy thoái môi trường nước..................................................... 10
1.2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường
nước, suy thoái môi trường nước ......................................................................... 14
1.2.1 Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng........................ 14
1.2.2 Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.......... 14
1.2.3 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi
trường nước ............................................................................................................ 17
1.2.3.1 Khái niệm .............................................................................................. 17
1.2.3.2 Đặc Điểm .............................................................................................. 18
1.3 Tầm quan trọng của các quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường nước ............................ 20
1.4 Lịch sử phát triển trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô
nhiễm, suy thoái môi trường nước ....................................................................... 24

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI DO HÀNH VI LÀM Ô NHIỄM, SUY THOÁI MÔI
TRƯỜNG NƯỚC ......................................................................................... 27
2.1 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô
nhiễm, suy thoái môi trường nước ....................................................................... 27

2.1.1 Có thiệt hại xảy ra ....................................................................................... 27
2.1.2 Phải có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật .................................................. 31


2.1.3 Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật .............. 33
2.1.4 Có lỗi của người gây thiệt hại...................................................................... 34
2.2 Xác định thiệt hại được bồi thường do hành vi làm ô nhiễm nước, suy
thoái môi trường nước.......................................................................................... 35
2.2.1 Các nguyên tắc xác định bồi thường............................................................ 35
2.2.2 Thiệt hại do sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm............................................ 39
2.2.3 Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm ................................................................. 41
2.2.4 Giám định thiệt hại trong ô nhiễm, suy thoái môi trường nước .................... 44
2.3 Cách thức bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái nước..... 45
2.3.1 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại................................................................... 45
2.3.2 Các chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm,
suy thoái môi trường nước ...................................................................................... 48
2.3.3 Các chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm,
suy thoái môi trường nước ...................................................................................... 50
2.3.4 Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm,
suy thoái môi trường nước ...................................................................................... 51
2.3.5 Trình tự, thủ tục giải quyết bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm,
suy thoái môi trường nước ...................................................................................... 51
2.3.6 Hình thức bồi thường .................................................................................. 52
2.3.6.1 Bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường
nước bằng tiền ........................................................................................................ 53
2.3.6.2 Khắc phục hậu quả do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường nước 54

CHƯƠNG 3 THỰC TIỄN VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN VỀ BỒI
THƯỜNG THIỆT HẠI DO HÀNH VI LÀM Ô NHIỄM, SUY THOÁI
MÔI TRƯỜNG NƯỚC................................................................................ 56

3.1 Thực trạng bồi thường thiệt hại về hành vi làm ô nhiễm, suy thoái
nước ở Việt Nam hiện nay ........................................................................... 56
3.2 Một số vấn đề vướng mắc trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành
vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường nước ......................................................... 65
3.2.1 Về xác định chủ thể gây ô nhiễm, suy thoái môi trường nước...................... 65


3.2.2 Về nghĩa vụ chứng minh thiệt hại................................................................ 66
3.2.3 Về cách thức giải quyết bồi thường thiệt hại................................................ 69
3.2.4 Về bồi thường thiệt hại đối với môi trường nước bị ô nhiễm, suy thoái ....... 70
3.2.5 Sau khi nhận được bồi thường thiệt hại ....................................................... 72
3.2.6 Về thời hiệu khởi kiện ................................................................................. 74
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 78


LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi
trường nước

LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong đời sống xã hội hằng ngày, chúng ta có thể gặp rất nhiều hành vi xâm
phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi
ích hợp pháp của người khác… mà giữa họ không có một giao kết hợp đồng nào hoặc
có hợp đồng nhưng việc xâm phạm đó lại không thuộc phạm vi của hợp đồng. Và khi
có thiệt hại xảy ra thì người gây thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho
người bị thiệt hại. Trường hợp này được gọi là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không do những hành vi trái pháp
luật gây ra, mà còn là trách nhiệm do súc vật, cây cối, nhà cửa, công trình xây dựng
khác gây ra.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường
nước là một trong những loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm, suy
thoái môi trường nói chung được pháp luật ghi nhận lần đầu tiên tại Luật BVMT năm
1993, theo đó “tổ chức, cá nhân gây tổn hại môi trường do hoạt động của mình phải
bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật”. Nhưng phải đến khi Luật BVMT
năm 2005 được ban hành, vấn đề này mới được đề cập một cách rõ ràng hơn. Với việc
dành riêng 5 điều cho các quy định về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm (từ Điều 131
đến Điều 135, Mục 2), Luật BVMT năm 2005 đã thể hiện một bước tiến đáng kể trong
quá trình hiện thực hóa nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền - một nguyên tắc
được xem là đặc trưng của lĩnh vực môi trường. Tuy nhiên, để có thể áp dụng được
trách nhiệm này một cách đầy đủ trên thực tế, pháp luật môi trường cần phải quy định
rõ ràng, cụ thể hơn nữa việc xác định các thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây nên,
trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường. Vì những lý do trên người viết quyết
định đề tài: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái
môi trường nước” để làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và cơ sở pháp
lý về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi
trường nước, làm cơ sở cho việc hoàn thiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong lĩnh vực môi trường nước và trách nhiệm bảo vệ môi trường nói chung.
3. Phạm vi nghiên cứu
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường
nước gồm 2 nội dung chính: Bồi thường thiệt hại về môi trường nước do hành vi vi
phạm pháp luật môi trường gây nên và bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm,
1

GVHD: Ths.Tăng Thanh Phương

SVTH: Huỳnh Tuấn Anh



LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi
trường nước
suy thoái nước gây ra làm thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng của con người.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, người viết chỉ tập trung nghiên cứu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường nước, bao
gồm các hành vi gây ô nhiễm, suy thoái nước như nước mặt, nước ngầm, nước ở các
ao hồ sông, suối...ngoài trừ ô nhiễm nước biển.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Để hướng tới giải quyết các vấn đề mà đề tài đặt ra người viết sử dụng một số
phương pháp phân tích luật viết, phương pháp so sánh, đối chiếu tham khảo tài liệu từ
sách báo, tạp chí...nhằm hệ thống hóa vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài, phân tích,
đánh giá và rút ra kết luận.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nôi dung của luận
văn được chia thành ba chương như sau:
Chương 1: Lý luận chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô
nhiễm, suy thoái môi trường nước
Chương 2: Cơ sở pháp lý về trách nhiệm bồi thương thiệt hại do hành vi làm ô
nhiễm, suy thoái môi trường nước
Chương 3: Thực trạng và hướng hoàn thiện về trách nhiệm bồi thương thiệt hại
do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường nước
Trong quá trình thực hiện đề tài, người viết có thuận lợi là được sự quan tâm và
giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn. Tuy vậy, người viết cũng còn gặp một số
khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu và đánh giá vấn đề. Mặc dù đã có nhiều cố gắng
trong việc phân tích lý luận cũng như tìm hiểu thực tiễn, tuy nhiên do lần đầu tiếp xúc
và nghiên cứu một công trình mang tính khoa học, thêm vào đó do thời gian nghiên
cứu có hạn nên người viết cũng gặp một số khó khăn nhất định. Chính vì vậy mà luận
văn này khó tránh khỏi những thiếu sót. Người viết xin chân thành ghi nhận và tiếp thu
những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn để luận văn này được hoàn

chỉnh hơn.
Người viết xin gửi lời cám ơn chân thành đến giảng viên hướng dẫn, cô Tăng
Thanh Phương đã giúp đỡ tận tình trong suốt quá trình thực hiện đề tài!

2

GVHD: Ths.Tăng Thanh Phương

SVTH: Huỳnh Tuấn Anh


LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi
trường nước

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO
HÀNH VI LÀM Ô NHIỄM, SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG NƯỚC
1.1. Khái niệm về ô nhiễm môi trường nước, suy thoái môi trường nước
1.1.1. Ô nhiễm môi trường
Môi trường hiện đang là vấn đề nóng bỏng của mọi quốc gia, dù đó là quốc gia
phát triển hay đang phát triển. Sự ô nhiễm, suy thoái và những sự cố môi trường diễn
ra ngày càng ở mức độ cao đang đặt con người trước những sự trả thù ghê gớm của
thiên nhiên. Nguy cơ môi trường đặc biệt nóng bỏng ở các quốc gia đang phát triển,
nơi nhu cầu cuộc sống hàng ngày của con người và nhu cầu phát triển của xã hội xung
đột mạnh mẽ với sự cần thiết là phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Việt
nam đứng trong hàng ngũ của các quốc gia đang phát triển và cũng đang phải đối đầu
với vấn đề môi trường.1
Vậy môi trường là gì? Trong pháp luật Việt Nam tại khoảng 1 Điều 3 Luật Bảo Vệ
Môi Trường (BVMT) 2005 khái niệm môi trường được hiểu như sau: “Môi trường
bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng

đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”. Trong đó có
thể hiểu:
 Các yếu tố tự nhiên bao gồm môi trường tự nhiên bao quanh con người, tồn tại
ngoài ý muốn của con người và có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người. Môi
trường tự nhiên này bao gồm các yếu tố như đất đai, sông ngòi, không khí, ánh sáng,
cây cối. Môi trường tự nhiên này mang đến cho con người không khí để thở, đất để
trồng trọt, chăn nuôi. Nói chung môi trường cung cấp cho chúng ta nơi để sống, làm
việc, giải trí…Đồng thời môi trường cũng là nơi chứa đựng, tiêu thụ tất cả các chất
thải do con người thải ra.
 Các yếu tố vật chất nhân tạo bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo ra để
làm phong phú thêm môi trường sống của mình và phục vụ lợi ích con người đó là
những công trình, đường sá, cầu cống, nhà ở…
Tuy nhiên các nhân tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người bị tác
động làm mất cân bằng môi trường thì điều tất yếu thì sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường.
Ô nhiễm môi trường là một khái niệm được nhiều ngành khoa học định nghĩa.
Dưới góc độ sinh học, khái niệm này chỉ tình trạng của môi trường trong đó những chỉ
số hóa học, lý học của nó thay đổi theo chiều hướng xấu đi. Dưới góc độ kinh tế học, ô

1

Lê Hồng Hạnh, Vũ Thu Hạnh, Giáo trình Luật Môi Trường, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công An Nhân
Dân, năm 2006, tr 5.

3

GVHD: Ths.Tăng Thanh Phương

SVTH: Huỳnh Tuấn Anh



LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi
trường nước
nhiễm môi trường là sự thay đổi không có lợi cho môi trường sống về các tính chất vật
lý, hóa học, sinh học, mà qua đó có thể gây tác hại tức thời hoặc lâu dài tới sức khỏe
con người, các loài động thực vật và các điều kiện sống khác. Dưới góc độ pháp lý, “Ô
nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với
tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật”2.
Có thể thấy điểm chung nhất giữa các định nghĩa nêu trên về ô nhiễm môi trường
là chúng điều đề cập đến sự biến đổi của các thành phần môi trường theo chiều hướng
xấu, gây bất lợi cho con người và sinh vật. Sự biến đổi các thành phần môi trường có
thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân chủ yếu là do các chất
gây ô nhiễm. Chất gây ô nhiễm được các nhà môi trường học định nghĩa là chất hoặc
yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm. Thông
thường chất gây ô nhiễm là các chất thải, tuy nhiên chúng có thể xuất hiện dưới dạng
nguyên liệu, thành phẩm, phế liệu…và được phân thành các loại sau đây :
 Chất gây ô nhiễm tích lũy (chất dẻo, chất thải phóng xạ) và chất gây ô nhiễm
không tích lũy (tiếng ồn);
 Chất gây ô nhiễm trong phạm vi địa phương (tiếng ồn) trong phạm vi vùng
(mưa axit) và trong phạm vi toàn cầu (chất CFC);
 Chất gây ô nhiễm từ các nguồn có thể xác định được nguồn (hóa chất dung
cho nông nghiệp);
 Chất gây ô nhiễm do phát thải liên tục (chất thải từ các cơ sở sản xuất kinh
doanh) và chất thải gây ô nhiễm do phát thải không liên tục (tràn dầu do sự cố tràn
dầu).
Ô nhiễm môi trường có nhiều hình thức ô nhiễm khác nhau như ô nhiễm không
khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm phóng xạ, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm sóng, ô nhiễm ánh sáng
và ô nhiễm nước trong đó ô nhiễm nước được xem là khá nguy hiểm hơn so với một
số loại ô nhiễm khác, xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước
là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất. Ô nhiễm nước là một vấn đề quan trọng, vì
nước là nguồn tài nguyên quý báu và hết sức thiết yếu đối với sự sống trên trái đất,

hàng ngày trong sinh hoạt của chúng ta hầu như không thể thiếu nước từ ăn uống, giải
trí, phục vụ trong cuộc sống, nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần
thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất
nước; mặt khác ô nhiễm nước cũng có thể gây ra tai họa cho con người và môi trường.
Vì vậy vấn đề ô nhiễm môi trường nước hiện nay là vấn đề nhức nhói của cả thế giới
nói chung và nước ta nói riêng.

2

Luật Bảo Vệ Môi Trường 2005, NXB Chính Trị Quốc Gia Hà Nội, tr 9.

4

GVHD: Ths.Tăng Thanh Phương

SVTH: Huỳnh Tuấn Anh


LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi
trường nước
1.1.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm môi trường nước là như thế nào? Có nhiều cách hiểu về ô nhiễm môi
trường nước, “ô nhiễm môi trường nước là sự biến đổi của các thành phần môi trường
không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường nước, gây ảnh hưởng xấu đến con người và
sinh vật ”3. Trong pháp luật Việt Nam tại khoản 12 Điều 3 Luật Tài Nguyên Nước
1988 khái niệm ô nhiễm nước như sau:“Ô nhiễm nguồn nước là sự thay đổi tính chất
vật lý, tính chất hoá học, thành phần sinh học của nước vi phạm tiêu chuẩn cho phép”,
hay “ô nhiễm nước là hiện tượng làm bẩn nguồn nước do các loại hóa chất độc hại, các
loại vi khuẩn gây bệnh, virut, kí sinh trùng phát sinh từ các nguồn thải khác nhau như
chất thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất, các loại rác thải của các bệnh viện, các

loại rác thải sinh hoạt bình thường, của con người hay hóa chất, thuốc trừ sâu, phân
bón hữu cơ... sử dụng trong sản xuất nông nghiệp được đẩy ra các ao, hồ, sông, suối
hoặc ngấm xuống nước dưới đất mà không qua xử lí hoặc với khối lượng quá lớn vượt
quá khả năng tự điều chỉnh và tự làm sạch của các loại ao, hồ, sông, suối”4.
Nói chung ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất
vật lý, hoá học, sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho
nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật, làm giảm độ đa dạng sinh vật
trong nước5. Ô nhiễm môi trường nước có thể là tự nhiên hay nhân tạo.
 Nguyên nhân gây ô nhiễm nước
 Ô nhiễm nước tự nhiên do mưa, tuyết tan, xói mòn, quá trình thấm dầu, quá
trình phân hủy chất hữu cơ tự nhiên trong nước.
 Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo là sự thải các chất độc hại chủ yếu dưới
các dạng lỏng, gây ra bởi con người làm thay đổi chất lượng và khả năng sử dụng
nước. Chủ yếu do xả nước thải từ các vùng dân cư, khu công nghiệp, hoạt động giao
thông vận tải, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, phân bón nông nghiệp.
 Ô nhiễm nước do hoạt động của các khu công nghiệp là do các nhà máy thải
các chất cặn bã ra sông làm ô nhiễm nước mặt, nước ngầm và các vùng của sông bờ
biển.
 Ô nhiễm nước do nước thải từ các khu dân cư là do sự thải các chất hữu cơ có
thể lên men được, sự thải sinh hoạt hoặc kỷ nghệ có chứa chất cặn bã sinh hoạt, phân
tiêu.

3

Phạm Ngọc Hồ-Đồng Kim Loan -Trịnh Thị Thanh , Giáo trình cơ sở môi trường Nước, Nxb giáo dục, tr. 9.
Từ điển bách khoa Việt Nam 3, Nhà xuất bản từ điển bách khoa, Hà Nội, 2003, tr. 340.
5
Nguyễn Thùy Dung, Ô nhiễm nước - [ngày
truy cập 8/01/2011].
4


5

GVHD: Ths.Tăng Thanh Phương

SVTH: Huỳnh Tuấn Anh


LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi
trường nước
 Ô nhiễm nước do hoạt động của nông nghiệp là sử dụng nông dược để diệt trừ
dịch hại làm ô nhiễm môi trường trên diện rộng, các chất này thường tồn tại lâu dài
trong môi trường gây hại cho nhiều sinh vật có ích, đến sức khỏe của con người.
 Ô nhiễm do khai thác khoáng sản là do các chất thải trong quá trình luyện
kim và các công nghệ khác như Zn, Cr, Mn, Cu, Hg là những chất độc hại thủy sinh
vật.
 Ô nhiễm nước do hoạt động giao thông vận tải hiện tượng khai thác mỏ dầu,
vận chuyển ở biển và các chất thải bị nhiễm xăng dầu là một trong những nguyên
nhân gây ô nhiễm nước.
 Đặc điểm ô nhiễm môi trường nước
 Nước bị ô nhiễm thường có mùi hôi khó chịu, màu nước không bình thường
như nước sạch, thường có màu đen (các chất gây ô nhiễm tạo nên màu đen đặc trưng)
dễ nhận thấy ở các con sông ở nước ta hiện nay trong các vùng đô thị đông dân cư như
sông Đồng Nai, Thị Vải và Sài Gòn, các loài động vật dần chết đi do nước quá bẩn,và
có nguy cơ bị cạn kiệt.
Ví dụ: Thực tế là nước thải của
Công ty cổ phần Vedan Việt Nam đã
thải trực tiếp từ cửa cống xả thẳng ra
sông. Vì vậy, khu vực từ cửa cảng Thị
Vải đến lưu vực Nhà máy Vedan Việt

Nam, bầu không khí đậm đặc mùi hôi
thối bốc lên. Ngoài việc bị viêm xoang,
những người sống ven con sông này
cũng bị điêu đứng bởi tình trạng cá
Hình ống nước thải của công ty VeDan xả
tôm nuôi bị chết phơi bụng hàng loạt,
nước thải ra môi trường chưa qua xử lý
vì vậy những dãy hồ nuôi cá dọc bờ
sông thuộc địa bàn xã Long Thọ bị bỏ không từ nhiều năm nay. Không những thế, tình
hình sức khỏe của người dân sống gần sông cũng đang bị đe dọa.6
 Môi trường nước bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người,
cụ thể là gây ra các bệnh về da, đường hô hấp... đặc biệt là bệnh ung thư.
Ví dụ: tài nguyên nước mặt và nước ngầm của Việt Nam bị ô nhiễm khiến người
dân ngày càng khó có thể tiếp cận với nước sạch sinh hoạt, đặc biệt là dân cư các
vùng nông thôn. Số lượng các làng bị ung thư xuất hiện ngày càng tăng. Hiện Việt
Nam đã phát hiện hơn 10 làng, xã bị ung thư. Ngoài bệnh ung thư còn có các bệnh
nghề nghiệp khác do ô nhiễm môi trường sống gây ra cũng đang diễn biến phức tạp.
6

Phạm khôi, Sông Thị Vải bị ô nhiễm nặng,
[0 8/01/2011].

6

GVHD: Ths.Tăng Thanh Phương

SVTH: Huỳnh Tuấn Anh


LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi

trường nước
Theo Bộ Y tế, 80% số bệnh mà người dân Việt Nam mắc phải là do sử dụng các nguồn
nước kém chất lượng.Ngoài ra theo thống kê cho thấy còn có các căn bệnh khác do ô
nhiễm nước gây ra, Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do
ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý gây ra các bệnh đường tiêu hóa như dịch tả,
thương hàn,... Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có
thể gây ung thư. Dầu tràn có thể gây ngứa rộp da. Ô nhiễm tiếng ồn gây điếc, cao
huyết áp, trầm cảm và bệnh mất ngủ.7
 Ô nhiễm môi trường nước không những ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại mà
còn gây tổn hại lâu dài đến đời sống của người dân nơi vùng bị ô nhiễm, các dịch bệnh
lây lan trên diện rộng, thế hệ sau có thể bị đột biến. Ô nhiễm nước do sự cố tràn dầu là
một ví dụ điển hình, những ảnh hưởng về sau là rất nghiêm trọng làm cho các sinh vật
sống bị đe dọa, gây ô nhiễm đến các môi trường khác, khi xảy ra sự cố dầu thấm vào
tài nguyên đất gây ô nhiễm lâu dài không thể phục hồi sớm được.
 Ô nhiễm nước thường thấy nhất là ở các đô thị phát triển, những nơi tập trung
đông dân cư như nước thải từ hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, trường học, cơ quan,
chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người được gọi chung là
nước thải sinh hoạt, nước thải từ khu dân cư hoặc nước thải vệ sinh, các khu công
nghiệp từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải.,
khai thác khoáng sản...
Ví dụ: theo thống kê cho thấy các khu công nghiệp đã thải trên 450.000 m3
nước/ngày đều chưa qua xử lý. Lượng nước thải ô nhiễm này đổ trực tiếp vào các
sông, hồ, mương, ao,... làm ô nhiễm nguồn nước. Và nguồn nước bị ô nhiễm đó lại
dùng để tưới rau nên ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người dân trong thành phố.
Đồng thời, khói, bụi của các nhà máy sản xuất hoá chất như sơn, chất dẻo, chất
tẩyrửa, thuốc bảo vệ thực vật,... thải ra ngày một nhiều 8.
 Tình hình ô nhiễm môi trường nước trên thế giới hiện nay
Do nhiều nguyên do khác nhau, các nguồn nước trên Trái đất ngày càng cạn kiệt.
Ước tính có khoảng 1/3 dân số thế giới đang sống trong tình trạng thiếu nước trầm
trọng. Trong khi đó, dân số gia tăng với tốc độ chóng mặt. Quá trình đô thị hoá, hoạt

động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp đang khiến cho các nguồn nước ngày càng bị
ô nhiễm nghiêm trọng.

7

Hoang Trường, Ô nhiễm môi trường nước và biển trước tác động phát triển,,
[ngày truy

8

Diễm Quỳnh, Các bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường,
[ngày truy cập 8/01/2011].

cập 8/1/2011].

7

GVHD: Ths.Tăng Thanh Phương

SVTH: Huỳnh Tuấn Anh


LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi
trường nước
Nguồn nước bị ô nhiễm đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Gần 5
triệu người chết hàng năm ở các nước đang phát triển có liên quan đến vấn đề thiếu
nước sạch.
Những chất gây ô nhiễm chủ yếu trong nước là các mầm bệnh sinh ra từ chất thải
của con người (vi khuẩn và vi rút), kim loại nặng và hoá chất từ chất thải công nghiệp,
nông nghiệp. Uống nước đã bị ô nhiễm hoặc ăn thức ăn chế biến bằng nước nhiễm độc

là hình thức phơi nhiễm phổ biến nhất. Ăn cá bắt từ nguồn nước bị ô nhiễm cũng có
thể nguy hiểm vì chúng có thể mang mầm bệnh và tích luỹ các chất độc hại như kim
loại nặng và các chất hữu cơ bền thông qua quá trình tích luỹ sinh học. Ngoài ra, con
người cũng có thể bị ảnh hưởng bởi cây trồng được tưới bằng nước ô nhiễm hoặc do
đất bị nhiễm bẩn bởi các dòng sông ô nhiễm dâng lên.
Các mầm bệnh trong nước ô nhiễm có thể gây ra hàng loạt các bệnh liên quan đến
đường ruột, đặc biệt nguy hiểm và có thể gây tử vong đối với trẻ em và những người
có thể trạng nhạy cảm. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết ô nhiễm nguồn nước là
một trong những nguyên nhân gây tử vong lớn nhất trong số các vấn đề về môi trường.
Những chất độc tích luỹ trong cá và các loại thức phẩm khác ít có nguy cơ gây độc cấp
tính nhưng lại có thể để lại hậu quả lâu dài.
Vấn đề ô nhiễm nguồn nước mặt hiện đang diễn ra với hầu hết các con sông lớn ở
các nước đang phát triển, điển hình như Trung Quốc và Ấn Độ. Quá trình công nghiệp
hoá, đô thị hoá một cách ồ ạt đã khiến cho nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt hằng
ngày của người dân trở nên tồi tệ. Theo dự đoán, trong một vài thập kỷ tới, có tới 2/3
dân số thế giới sẽ phải sống trong cảnh thiếu nước.
Trong thời gian qua, các quốc gia cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc giải quyết
vấn đề ô nhiễm nước mặt, tuy nhiên kết quả mang lại còn hạn chế. Ấn Độ đã tốn hàng
trăm triệu rupi cho kế hoạch Hành động sống Hằng thực hiện từ những 1980 nhằm
giảm ô nhiễm trên dòng sông này, nhưng hầu như không mang lại kết quả.
Trung Quốc mặc dù đã cải thiện đáng kể chất lượng nước ở sông Hoàng Phố chảy
qua thành phố Thượng Hải bằng khoản đầu tư hàng tỉ USD trong 20 năm cùng với
việc đóng cửa các cơ sở gây ô nhiễm nhưng hoạt động công nghiệp và sự phát triển đô
thị lại đang gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước sông Dương Tử, con sông lớn nhất
quốc gia này.9
 Tình hình ô nhiễm môi trường nước ở nước ta hiện nay
Một báo cáo toàn cầu mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố cho thấy,

9


Theo Báo cáo “The World’s worst pollution problems”/2009, Những vấn nạn ô nhiễm thế giới,
[ truy cập ngày
09/01/2011].

8

GVHD: Ths.Tăng Thanh Phương

SVTH: Huỳnh Tuấn Anh


LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi
trường nước
mỗi năm Việt Nam có hơn 20.000 người tử vong do điều kiện nước sạch và vệ sinh
nghèo nàn và thấp kém. Còn theo thống kê của Bộ Y tế, hơn 80% các bệnh truyền
nhiễm ở nước ta liên quan đến nguồn nước. Người dân ở cả nông thôn và thành thị
đang phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh do môi trường nước đang ngày một ô nhiễm
trầm trọng.
Hiện nay, trong tổng số 134 khu công nghiệp, khu chế xuất đã đi vào hoạt động ở
nước ta mới chỉ có 1/3 khu công nghiệp, chế xuất có hệ thống xử lý nước thải. Nhiều
nhà máy vẫn dùng công nghệ cũ, có khu công nghiệp thải ra 500.000 m2 nước thải mỗi
ngày chưa qua xử lý. Chất lượng nước thải công nghiệp đều vượt quá nhiều lần giới
hạn cho phép. Đặc biệt là nước thải các ngành công nghiệp nhộm, thuộc da, chế biến
thực phẩm, hóa chất có hàm lượng các chất gây ô nhiễm cao, không được xử lý thải
trực tiếp vào hệ thống thoát nước đã làm cho nguồn nước bị ô nhiễm nặng.
Còn tại các khu đô thị, trung bình mỗi ngày thải ra 20.000 tấn chất thải rắn nhưng
chỉ thu gom và đưa ra các bãi rác được trên 60% tổng lượng chất thải nên đã gây ô
nhiễm nguồn nước. Theo kết quả xét nghiệm mẫu nước tại bãi rác Nam Sơn (Hà Nội)
và một bãi rác ở tỉnh Lạng Sơn cho thấy, tất cả các mẫu nước thải từ bãi rác đều có vi
khuẩn Coliform rất cao. Có tới 97,5% mẫu nước ăn uống của người dân khu vực lân

cận 2 bãi rác trên không đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Ngoài chất thải từ đô thị, khu công
nghiệp, làng nghề, chất thải bệnh viện đa phần chưa được xử lý, thải trực tiếp ra môi
trường cũng gây ô nhiễm nguồn nước trầm trọng.
Hiện cả nước có khoảng 1.047 bệnh viện, hơn 10.000 trạm y tế thải ra 400 tấn
chất thải y tế mỗi ngày. Tuy nhiên, đến nay chưa có bệnh viện nào triển khai hoàn
chỉnh từ khu thu gom, phân loại và xử lý toàn bộ chất thải và nước thải. Trong khi đó,
nước thải bệnh viện chứa nhiều loại vi trùng, virut và các mầm bệnh sinh học khác có
trong máu, mủ, dịch đờm của người bệnh, có thể gây nguy hiểm cho người tiếp xúc.
Bên cạnh chất thải bệnh viện, chất thải nông nghiệp như thuốc trừ sâu, hóa chất bảo vệ
thực vật cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặn và nước ngầm10. Hiện nay
chất lượng nước ngầm, suy giảm, đặc biệt là tại các vùng đô thị có tốc độ khai thác
mạnh.
Tình trạng ô nhiễm nước của nước ta thường xảy ra ở các đô thị, nông thôn, bệnh
viện, ở các khu công nghiệp… Ngoài ra sự cố tràn dầu đang là một trong những sự cố
môi trường gây nhiều thiệt hại cho hệ sinh thái ven bờ và vùng khơi. Ngày
10/08/1989, tàu LeaLa đắm tại vịnh Quy Nhơn làm hơn 200 tấn dầu FO tràn ra biển.
Ngày 26/11/1992, vỡ ống dầu mềm từ tàu dầu đến phao nạp tại mỏ Bạch Hổ, làm tràn
10

Nguồn My Opera, Ô nhiễm nước sinh hoạt,
/>[ngày truy cập 09/01/2011].

9

GVHD: Ths.Tăng Thanh Phương

SVTH: Huỳnh Tuấn Anh


LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi

trường nước
khoảng 300-700 tấn dầu thô,...Ngày 8/5/1994 vụ va trạm tại cây số 20 luồng Sài GònVũng Tàu làm tràn trên 130 tấn dầu FO gây ô nhiễm trên 200 km2 . Ngày 30/10/1994,
tàu chở dầu Neptuyn Ariess đâm vào cầu cảng Cát Lái- Thủ Đức, làm tràn 1.864,766
tấn xăng dầu, khí các loại, gây ô nhiễm nặng khoảng 300 km2. Đến nay đã có 37 cảng
biển lớn cùng hàng trăm cảng nhỏ của địa phương, 800 tàu hàng và 54.000 tàu thuyền
đánh cá lớn nhỏ hoạt động. Đường hàng hải quốc tế Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương
cắt qua vùng Đông Nam biển nước ta, các mỏ khai thác dầu khí trên vùng thềm lục
địa, tất cả điều đóng góp vai trò làm gia tăng nồng độ dầu trong nước biển, trong khi
đó nuôi trồng thủy sản nước mặn bằng hình thức đầm nuôi, lồng bè làm phát sinh thức
ăn dư, gây ô nhiễm hữu cơ nước11.
1.1.3. Khái niệm về suy thoái môi trường nước
Theo khoản 7 Điều 3 Luật BVMT năm 2005 thì “Suy thoái môi trường là sự suy
giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến
con người và sinh vật12.Trong đó, thành phần môi trường được hiểu là các yếu tố tạo
thành môi trường: không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông,
hồ biển, sinh vật, các hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác13.Một thành phần môi
trường bị suy thoái khi có đầy đủ các dấu hiệu: có sự suy giảm cả về số lượng và chất
lượng thành phần môi trường đó hoặc là sự thay đổi về số lượng sẽ kéo theo sự thay
đổi về chất lượng các thành phần môi trường và ngược lại. Nghĩa là sự thay đổi về số
lượng và chất lượng các thành phần môi trường phải đến mức gây ảnh hưởng xấu đến
sức khỏe, đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc gây nên những thiên tai như hiện
tượng hạn hán lũ lụt xói mòn đất, sạt lở đất thì mới coi thành phần đó bị suy thoái.
Cấp độ suy thoái môi trường cũng khác nhau: suy thoái môi trường, suy thoái
môi trường nghiêm trọng và suy thoái môi trường đặc biệt nghiêm trọng. Cấp độ suy
thoái môi trường đối với một thành phần môi trường cụ thể thường được xác định dựa
vào mức độ khan hiếm của thành phần môi trường đó, cũng như dựa vào các số lượng
các thành phần môi trường bị khai thác, tiêu hủy so với trữ lượng trước của nó.
Từ khái niệm suy thoái môi trường nói chung thì suy thoái môi trường nước nói
riêng được hiểu như sau: “Suy thoái môi trường nước là sự suy giảm về chất lượng và
số lượng của thành phần môi trường trong nước, gây ảnh hưởng xấu đến con người và

sinh vật”.

11

Nguyễn Xuân Cự- Nguyễn Thị Phương Loan, Giáo trình môi trường và con người, Nhà xuất Bản Giáo Dục
Việt Nam, năm 2010, tr. 165.
12
Luật bảo vệ môi trường 2005, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, tr 9.
13
Luật bảo vệ môi trường 2005, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, tr 8.

10

GVHD: Ths.Tăng Thanh Phương

SVTH: Huỳnh Tuấn Anh


LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi
trường nước
 Nguyên nhân suy thoái môi trường nước
Nguyên nhân suy thoái môi trường nước có nhiều nguyên nhân khác nhau trong
đó nguyên nhân chủ yếu là do hành vi khai thác quá mức các thành phần trong nước,
làm hủy hoại các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong nước, sử dụng các phương tiện,
công cụ, phương pháp hủy diệt trong khai thác, đánh bắt các nguồn tài nguyên sinh vật
trong nước, gây mất cân bằng sinh thái...
Nguyên nhân gây suy thoái nước là do ban đầu môi trường nước bị tác động nhẹ
bởi các tác nhân gây ô nhiễm có ít trong nước, về sau các thành phần gây ô nhiễm có
nhiều dẫn đến ô nhiễm nước.
 Đặc điểm suy thoái môi trường nước

 Suy thoái môi trường nước dẫn đến nước có mùi đặc trưng khó chịu, màu
nước bị thay đổi, có màu nhạt hơn so với ô nhiễm môi trường nước. Do các chất hóa
học trong nước thay đổi từ từ trong một thời gian nhất định chúng ta sẽ thấy được màu
nước trên các con sông thay đổi, mùi nước trong mạch nước ngầm hay nước sinh hoạt
bình thường cũng có mùi hôi không thể sử dụng được, tuy nhiên suy thoái nước nếu
xét về mức độ thì màu nước, mùi hôi còn kém nguy hiểm hơn so với ô nhiễm nước.
 Suy thoái môi trường nước là một dạng ban đầu của ô nhiễm môi trường nước.
Ban đầu nguồn nước bị tác động nhẹ bởi các tác nhân gây ô nhiễm, trong nguồn nước
khi các chất thải được thải ra ở mức độ ít thì ban đầu nguồn nước mới chỉ bị suy thoái,
các thành phần hóa học trong nước bị suy giảm nghiêm trọng, chất nước không được
đảm bảo như bình thường dần dần thay vào đó là các chất gây ô nhiễm, số lượng vi
sinh vật có ích trong nước cũng mất đi bởi các chất gây ô nhiễm xuất hiện ngày một
nhiều trong nước.
 Suy thoái môi trường nước cũng làm mất cân bằng sinh thái gây ảnh hưởng
đến các loại động vật chết hàng loạt, gây ra các bệnh tật, cây trồng bị giảm năng
suất...khi sử dụng nguồn nước bị suy thoái cho hoạt động nông nghiệp tất nhiên sẽ bị
giảm năng suất tùy theo nguồn nước bị suy thoái, nếu các chất gây ô nhiễm trong nước
cao sẽ gây tác hại cao, đối với sức khỏe con người khi dung phải nguồn nước gây ô
nhiễm tuy ban đầu chỉ là những bệnh nhỏ nhặt nhưng tác hại về sau cũng tương tự như
các bệnh do ô nhiễm nước gây ra.
 Tình hình suy thoái môi trường nước trên thế giới
Theo thống kê của các nhà khoa học hiện trạng suy thoái nước trên thế giới ngày
diễn ra một cách rõ rệt và khó ngăn chặng thì tổng lượng nước trên toàn cầu là 1.360
triệu km3, trong đó lượng nước ngọt chỉ chiếm trên dưới 3% và con người chỉ sử dụng
được khoảng 1% để phục vụ nhu cầu của xã hội. Thế nhưng 1% đó đang bị ô nhiễm
bởi các chất thải trong sinh hoạt, trong sản xuất…Như các hoá chất dùng trong công
nghiệp, thuốc trừ sâu, phân bón hoá học dùng trong nông nghiệp...Hàng năm
11

GVHD: Ths.Tăng Thanh Phương


SVTH: Huỳnh Tuấn Anh


LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi
trường nước
lượng nước mưa (nguồn cung cấp nước ngọt là chủ yếu) chiếm khoảng 105.000km3,
trong đó 2/3 lượng nước quay lại khí quyển do bốc hơi bề mặt và sự thoát hơi nước
của thực vật, 1/3 lượng nước còn lại là dòng chảy bề mặt và nước ngầm đổ theo sông
suối chảy ra biển. Nếu 35.000km3 nước mỗi năm là nguồn cung cấp nước tiềm tàng
cho con người, thì với dân số hiện tại, bình quân có chừng 18 lít nước ngày, quá thừa
cho nhu cầu sinh lý (2 lít/người/ngày). Song thực tế không phải như vậy, trung bình
mỗi người cần đến 250lít nước/ngày. Ở các nước công nghiệp như Anh, Thụy sĩ,
Mỹ… cần gấp 6 lần giá trị trên, còn ở các nước nông nghiệp, nhất là những nơi khô
nóng thì lượng nước sử dụng còn lớn hơn. Nguồn nước không ngừng suy thoái bởi các
chất hóa học dùng trong nông nghiệp ngày một tăng, người ta tính rằng, trên phạm vi
toàn cầu nước dùng cho sinh hoạt chiếm 6% tổng số, cho công nghiệp 21%, số còn lại
dành cho nông nghiệp.
Ngoài lượng nước bề mặt, việc khai thác nước ngầm đã trở thành cứu cánh cho
sự thiếu hụt nước. Hiên tại, lượng nước ngầm được khai thác trên toàn cầu đã vượt 35
lần so với 30 năm trước. Suy thoái nước còn là một trong những nguyên nhân gây
thiếu hụt nước trên thế giới đặc biệt là ở các nước châu Phi, các quốc gia trong khu
vực này bình thường nguồn nước là quý giá nhưng nay lại càng khan hiếm khi bị suy
thoái.
 Tình hình suy thoái môi trường nước ở nước ta hiện nay
Suy thoái tài nguyên nước trên lưu vực sông được biểu hiện ở sự giảm sút về số
lượng và đặc biệt là chất lượng. Trong những năm qua, sự tăng nhanh về dân số và
khai thác quá mức tài nguyên nước, các tài nguyên đất và rừng đã làm suy kiệt nguồn
nước; việc phát triển đô thị và công nghiệp nhưng không có biện pháp quản lý chặt chẽ
và xử lý các chất thải lỏng, thải rắn theo yêu cầu cũng đã làm ô nhiễm nguồn nước,

cho nên suy thoái đã trở thành khá phổ biến đối với các lưu vực sông, vì vậy Việt Nam
đã được quốc tế xếp vào loại các quốc gia có tài nguyên nước suy thoái. Chẳng hạn
như suy thoái môi trường nước vùng nuôi tôm Cầu Ngang- Trà Vinh,nguyên nhân dẫn
đến suy thoái là do sự phát triển ồ ạt phong trào nuôi tôm tự phát nên môi trường nước
vùng nuôi tôm của huyện ngày càng diễn biến theo chiều hướng bất lợi, đặc biệt các
chỉ tiêu về hàm lượng oxy hòa tan, nhu cầu oxy hóa học đang ở mức báo động, một số
điểm nhiễm kim loại nặng, khả năng tự làm sạch của nước cũng bị suy giảm14.
Mặc dù là một trong những quốc gia có nguồn tài nguyên nước phong phú nhất
thế giới (khoảng 64.000 m3/người/năm) nhưng cũng đã có lúc các nhà máy thuỷ điện
bị thiếu nước vào mùa khô. Nhiều vùng như Lai Châu, Hà Tĩnh, Quảng Trị, nhân dân
14

Thanh Huyền, Suy thoái môi trường nước vùng nuôi tôm Cầu Ngang,
/>[ngày truy cập 12/01/2011].

12

GVHD: Ths.Tăng Thanh Phương

SVTH: Huỳnh Tuấn Anh


LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi
trường nước
phải đi xa nhiều cây số kiếm nước. Nước thải sinh hoạt và công nghiệp làm suy thoái
nguồn nước ở nhiều vùng. Một số địa phương ven biển có nguồn nước bị nhiễm mặn
hoặc chua do quá trình phát triển kinh tế hoặc khai thác nước ngầm quá mức. Tỷ lệ
dân được sử dụng nước sạch ở VN mới chỉ có 50%.Các vùng môi trường biển và ven
biển xuống cấp, diện tích đất ngập nước thu hẹp, đa dạng sinh học cũng giảm sút, các
đô thị bị suy thoai nước vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Môi trường nông

thôn, do cơ sở hạ tầng yếu kém, cũng đang gặp phải các vấn đề cấp bách về nước sinh
hoạt và vệ sinh môi trường.15
Theo quy định của pháp luật BVMT 2005, ô nhiễm môi trường nước và suy thoái
môi trường nước có một số điểm chung; cả ô nhiễm và suy thoái nước là một hiện
tượng làm cho môi trường mất cân bằng sinh thái dẫn đến nhiều biến đổi trong nước
nói riêng và môi trường nói chung, môi trường nước biến đổi gây ra thiệt hại về tài
sản, ảnh hưởng đến sức khỏe tính mạng của con người. Tuy nhiên nếu xét về mức độ
nguy hiểm hay tác động đến tài sản, sức khỏe tính mạng của con người thì ô nhiễm
môi trường nước có tác động nhanh và nguy hiểm hơn so với suy thoái môi trường
nước. Môi trường nước bị suy thoái, đến khi vượt mức suy thoái thì môi trường nước
được gọi là bị ô nhiễm.
1.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường nước,
suy thoái môi trường nước
1.2.1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại (TNBTTH) do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái
môi trường nước là một loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Vậy
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì? Được pháp luật quy định như
thế nào? Theo Điều 609 Bộ luật dân sự 1995 quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng “người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm đến tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá
nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc các chủ thể khác mà gây
thiệt hại, thì phải bồi thường”.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được
quy định tại Điều 307 BLDS 2005 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung và
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng được quy định trong chương
XXI của bộ luật này. Tuy nhiên, trong cả hai phần này đều không nêu rõ khái niệm
trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà chỉ nêu lên căn cứ phát sinh trách nhiệm, nguyên

15


Phương Linh, Suy thoái môi trường Việt Nam, />[ngày truy cập 12/01/2011].

13

GVHD: Ths.Tăng Thanh Phương

SVTH: Huỳnh Tuấn Anh


LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi
trường nước
tắc bồi thường, năng lực chịu trách nhiệm, thời hạn hưởng bồi thường,…Vậy trách
nhiệm bồi thường thiệt hại có thể hiểu như sau:
“Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm của một hoặc
nhiều người phải bồi thường thiệt hại cho người khác do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm
đến tính mạng sức khỏe danh dự nhân phẩm uy tín, tài sản, các quyền lợi ích hợp pháp
khác”.
1.2.2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
 Có thiệt hại xảy ra:
Thiệt hại là những hậu quả ngoài ý muốn về tài sản hoặc phi tài sản do một sự
kiện hoặc một hành vi nào đó gây ra; những chi phí phải bỏ ra để ngăn chặn, hạn chế
khắc phục thiệt hại; những hư hỏng mất mát về tài sản, thu nhập thực tế bị giảm sút.
Thiệt hại gây tổn thất về tính mạng, sức khỏe tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tính
tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân; tài sản, danh dự uy tính của pháp
nhân hoặc chủ thể khác được pháp luật bảo vệ.16
Thiệt hại bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần.
 Thiệt hại về vật chất bao gồm: thiệt hại do tài sản bị xâm phạm quy định tại
Điều 608 BLDS; thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 609
BLDS; thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 610 BLDS; thiệt
hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 611 BLDS.

 Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm
phạm mà người thân thích gần gủi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn
phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu
nhằm... và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu.
Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của pháp nhân và các chủ thể khác không phải
là pháp nhân (gọi chung là tổ chức) được hiểu là do danh dự, uy tín bị xâm phạm, tổ
chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin... vì bị hiểu nhằm và cần phải
được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà tổ chức phải chịu.17
 Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật:
Hành vi trái pháp luật gây thiệt hại để phát sinh TNBTTH được hiểu là những
hành vi mà pháp luật cấm, không cho phép thực hiện. Cơ sở để xác định hành vi trái
pháp luật là căn cứ vào các quy định của pháp luật trong từng trường hợp cụ thể. Hành
vi gây thiệt hại có thể được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động.
Hành động hay không hành động điều là những xử sự của con người, có ý chí và được
16
17

Từ điển luật học – Nhà xuất bản tư pháp, năm 2008, tr. 713.
Điểm 1 Mục 1.1 Phần 1 Nghị quyết 03/2006/HĐTPTANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định pháp luật
dân sự năm 2005.

14

GVHD: Ths.Tăng Thanh Phương

SVTH: Huỳnh Tuấn Anh


LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi

trường nước
lý trí kiểm soát, gây thiệt hại cho các lợi ích được pháp luật bảo vệ. Hành động gây
thiệt hại có thể là tác động trực tiếp của chủ thể vào đối tượng gây thiệt hại hoặc có thể
là tác động gián tiếp của chủ thể vào đối tượng thông qua công cụ, phương tiện gây
thiệt hại. Không hành động gây thiệt hại là một hình thức của hành vi gây thiệt hại, nó
làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động, gây thiệt hại cho khách
thể bằng việc chủ thể không làm một việc pháp luật quy định bắt buộc phải làm trong
khi bản thân chủ thể có đầy đủ điều kiện để làm việc đó.
Quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tài sản là một quyền
tuyệt đối của mọi công dân, tổ chức. Mọi người đều phải tôn trọng những quyền đó
của chủ thể khác, không được thực hiện bất cứ hành vi nào xâm phạm đến các quyền
đó. Bởi vậy, Điều 609 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về thiệt hại do sức khỏe bị
xâm phạm. Việc xâm phạm mà gây thiệt hại có thể là hành vi vi phạm pháp luật hình
sự, hành chính, dân sự, kể cả những hành vi vi phạm đường lối, chính sách của Đảng,
Nhà nước, vi phạm các quy tắc sinh hoạt trong từng cộng đồng dân cư...
 Có lỗi của người gây thiệt hại:
Người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm dân sự khi họ có lỗi. Xét về hình thức
lỗi là thái độ tâm lý của người có hành vi gây thiệt hại, lỗi được thể hiện dưới dạng cố
ý hay vô ý.
 Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ
gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong
muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.
 Vô ý gây thiệt hại là một người không thấy trước hành vi của mình có khả
năng gây ra thiệt hại mặc dù phải biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi
của mình có khả năng gây ra thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc
có thể ngăn chặn được.
Lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách TNBTTH ngoài hợp đồng nói
riêng và trách nhiệm dân sự nói chung. Con người phải chịu trách nhiệm khi họ có lỗi,
có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Bởi vậy, những người
không có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình sẽ không có lỗi trong

việc thực hiện các hành vi đó. Tuy nhiên, có trường hợp người gây thiệt hại có thể
được giảm mức bồi thường nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng
kinh tế trước mắt và lâu dài của họ hoặc thiệt hại do lỗi cố ý của người bị thiệt hại, thì
không phải bồi thường.
Trong một số trường hợp nhất định thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng phát sinh ngay cả khi người gây thiệt hại không có lỗi( khoản 3, Điều 623;
Điều 624 , BLDS 2005).
 Có mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật:
15

GVHD: Ths.Tăng Thanh Phương

SVTH: Huỳnh Tuấn Anh


LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi
trường nước
Nguyên nhân được hiểu là sự tác động qua lại giữa các mặt trong sự vật hiện
tượng, hậu quả làm biến đổi sự vật hiện tượng đó hoặc làm biến đổi sự vật hiện tượng
khác. Đối với TNBTTH ngoài hợp đồng thì hành vi trí pháp luật được coi là nguyên
nhân và thiệt hại được coi là hậu quả. Về nguyên tắc, hành vi trái pháp luật phải có
trước và thiệt hại có sau. Xác định mối quan hệ nhân quả trong TNBTTH ngoài hợp
đồng có ý nghĩa rất quan trọng, bởi lẻ:
 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh thiệt hại khi thiệt hại là hậu quả
(có sau), hành vi trái pháp luật là nguyên nhân (có trước).
 Khi nhiều người gây thiệt hại cho một người hoặc khi người gây thiệt hại và
người bị thiệt hại điều có lỗi thì xác định mối quan hệ nhân quả có ý nghĩa trong việc
xác định bồi thường.
Thiệt hại xảy ra là kết quả của hành vi trái pháp luật hay ngược lại hành vi trái
pháp luật là nguyên nhân của thiệt hại xảy ra. Điều này được quy định tại Điều 609 Bộ

luật Dân sự dưới dạng: "Người nào... xâm phạm... mà gây thiệt hại... thì phải bồi
thường". Tuy nhiên, việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và
thiệt hại xảy ra trong nhiều trường hợp rất khó khăn. Do đó cần phải xem xét, phân
tích, đánh giá tất cả các sự kiện liên quan một cách thận trọng, khách quan và toàn
diện. Từ đó mới có thể rút ra được kết luận chính xác về nguyên nhân, xác định đúng
trách nhiệm của người gây thiệt hại.
Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng là trách nhiệm hình thành từ việc thực hiện
một hành vi, cố ý hoặc vô ý, gây thiệt hại cho một hay nhiều người và hành vi đó
không liên quan đến bất kỳ một hợp đồng nào có thể có giữa người gây thiệt hại và
người bị thiệt hại18. Hay nói một cách khác trước thời điểm phát sinh trách nhiệm, các
bên trong quan hệ pháp luật này không có quan hệ với nhau. Trong trường hợp các bên
có quan hệ hợp đồng nhưng việc gây thiệt hại không liên quan gì đến việc thực hiện
hợp đồng thì cũng là TNBTTH ngoài hợp đồng.
1.2.3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi
trường nước
1.2.3.1. Khái niệm
Vậy trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi
trường nước là gì? Trước tiên để làm rõ thế nào là TNBTTH do hành vi làm ô nhiễm,
suy thoái môi trường nước gây ra thì chúng ta tìm hiểu thế nào là TNBTTH do hành vi
làm ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra? Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái
môi trường được pháp luật ghi nhận lần đầu tiên tại Luật Bảo vệ môi trường (Luật
BVMT) năm 1993, theo đó "tổ chức, cá nhân gây tổn hại môi trường do hoạt động của
18

Nguyễn Ngọc Điện, Tổng quan về trách nhiệm dân sự, Khoa Luật Trường Đại Học Cần Thơ.

16

GVHD: Ths.Tăng Thanh Phương


SVTH: Huỳnh Tuấn Anh


LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi
trường nước
mình phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật". Nhưng phải đến khi Luật
BVMT 2005 được ban hành, vấn đề này mới được đề cập một cách rõ ràng hơn. Với
việc dành riêng 5 điều cho các quy định về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái
môi trường (từ Điều 131 đến Điều 135, Mục 2), Luật BVMT 2005 đã thể hiện một
bước tiến đáng kể trong quá trình "hiện thực hóa" nguyên tắc người gây ô nhiễm phải
trả tiền, một nguyên tắc được xem là đặc trưng của lĩnh vực môi trường19.
Theo Điều 624 BLDS 2005 quy định về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm
môi trường như sau: “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường
gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người
gây ô nhiễm môi trường không có lỗi” từ những quy định chung của pháp luật về
TNBTTH ngoài hợp đồng và hành vi gây ô nhiễm, suy thoái môi trường trong Luật
BVMT 2005, để có thể áp dụng được trách nhiệm này một cách đầy đủ trên thực tế, thì
pháp luật cần phải quy định rõ ràng, cụ thể hơn nữa việc xác định các thiệt hại do ô
nhiễm, suy thoái môi trường gây nên và TNBTTH về ô nhiễm, suy thoái môi trường.
Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái
môi trường nước thì chưa được văn bản pháp luật nào quy định cụ thể tuy nhiên theo
Điều 624 BLDS 2005 và Luật BVMT 2005 thì có thể hiểu:
“Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường
nước gây ra là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà cá nhân, pháp
nhân và các chủ thể khác phải chịu khi có hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường
nước theo quy định của pháp luật”.
Ví dụ: Vụ việc xả “trộm” dịch thải lỏng sau lên men vào ban đêm của Công ty
Vedan VN suốt 14 năm qua là thủ phạm chính “giết chết” sông Thị Vải, lưu vực sông
Đồng Nai còn bị ô nhiễm khá nghiêm trọng do hằng ngày phải tiếp nhận một lượng
lớn nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt đô thị và nước thải y tế của TPHCM,

nhà máy xử lý nước thải ở Đà Nẵng làm ô nhiễm môi trường hơn 20 hộ nuôi thuỷ sản
tại vịnh Mân Quang (Đà Nẵng) đồng loạt khiếu nại nhà máy xử lý nước thải Thọ
Quang. Những vụ việc trên cần phải có một tổ chức hay cá nhân chịu trách nhiệm hay
nói cách khác chủ thể nào gây ô nhiễm môi trường nước thì phải chịu trách nhiệm bồi
thường và khắc phục hậu quả.
Tóm lại, cũng như các loại hành vi gây thiệt hại khác, khi gây thiệt hại do hành vi làm ô
nhiễm, suy thoái môi trường nước thì các chủ thể đã gây thiệt hại cần phải bồi thường thiệt
hại và khắc phục hậu quả. Đây là yếu tố cần thiết để góp phần bảo vệ môi trường sống của
chúng ta đồng thời nó đảm bảo cho sự phát triển bền vững của môi trường trên toàn cầu.

19

Theo Việt Báo, Nguyên tắc ô nhiễm phải trả tiền,
[ngày truy cập 15/01/2011].

17

GVHD: Ths.Tăng Thanh Phương

SVTH: Huỳnh Tuấn Anh


×