Tải bản đầy đủ (.ppt) (214 trang)

Slide bài giảng Luật Đầu tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (958.96 KB, 214 trang )

Giới thiệu môn học:
* Luật Đầu tư là môn học thuộc khối
kiến thức chuyên ngành, cung cấp
những kiến thức cơ bản xung quanh vấn
đề pháp luật hiện hành về đầu tư kinh
doanh của Việt Nam.
* Số tín chỉ: 02
* Số tiết: +Lý thuyết: 24 tiết
+Thảo luận: 12 tiết


Học liệu:
• Chính:

Luật Đầu tư năm 2014
• Tham khảo:

Giáo trình Luật đầu tư của trường ĐH
Luật Hà Nội, NXB CAND, 2012


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ
CHUNG VỀ LUẬT
ĐẦU TƯ


1.1. Khái niệm đầu tư
1.1.1. Định nghĩa
1.1.2. Phân loại đầu tư



1.1.1. Định nghĩa

Đầu tư là gì?


Theo cách hiểu thông thường:
Đầu tư là việc bỏ nhân lực, vật lực, tài
lực vào công việc gì, trên cơ sở tính
toán hiệu quả kinh tế, xã hội.
Theo kinh tế học: Đầu tư là hoạt động sử
dụng các nguồn lực hiện tại nhằm đem
lại cho nền kinh tế, xã hội những kết quả
trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã
sử dụng để đạt được các kết quả đó.


=> Hoạt động đầu tư phong phú và đa dạng:
- về các nguồn lực được sử dụng để đầu tư
- Về chủ thể tiến hành
- Về mục đích cụ thể của đầu tư
- Kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm

các tài sản tài chính, vật chất, tài sản trí
tuệ và nguồn nhân lực chất lượng cao…


Theo quy định của pháp luật VN:

Trước đây, Luật ĐT 2005 quy định:

“Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng
các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để
hình thành tài sản, tiến hành các hoạt
động đầu tư” (K1 Đ3 LĐT 2005).


Hiện nay, Luật Đầu tư công 2014

(có hiệu lực 1/1/2015) quy định: “Đầu
tư công là hoạt động đầu tư của Nhà
nước vào các chương trình, dự án xây
dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và
đầu tư vào các chương trình, dự án
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội” (K15
Đ4 Luật Đầu tư công).


Luật Đầu tư 2014 (có hiệu lực
1/7/2015) quy định:“Đầu tư kinh doanh
là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực
hiện hoạt động kinh doanh thông qua
việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư
góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp
của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình
thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án
đầu tư” (K5 Đ3 Luật ĐT 2014)


=> Trong phạm vi nghiên cứu
của môn học, khái niệm đầu tư

được tiếp cận dưới khía cạnh “đầu
tư kinh doanh”
Thuật ngữ “đầu tư kinh doanh”
với thuật ngữ kinh doanh thương
mại” có phải là đồng nghĩa?


1.1.2. Phân loại đầu tư
Từ phương diện pháp lý, có thể
phân loại hoạt động đầu tư theo những
tiêu chí cơ bản sau:
•Căn cứ vào mục đích đầu tư
•Căn cứ vào nguồn vốn đầu tư
•Căn cứ vào tính chất quản lý của nhà
đầu tư đối với vốn đầu tư


Căn cứ vào mục đích đầu tư:
- Đầu tư phi lợi nhuận: sử dụng các nguồn lực
để thực hiện các hoạt động không nhằm mục
tiêu thu lợi nhuận (nhằm thực hiện các mục
tiêu kinh tế, xã hội)
- Đầu tư kinh doanh: sử dụng các nguồn lực
kinh doanh để thu lợi nhuận


Căn cứ vào nguồn vốn đầu tư:
- Đầu tư trong nước: các nguồn lực đầu tư được huy

động từ ngân sách nhà nước và từ các tổ chức, cá

nhân trong nước.
- Đầu tư nước ngoài (ĐTQT): các nguồn lực đầu tư
được huy động từ các tổ chức, cá nhân nước ngoài
hoặc người của nước nhận đầu tư định cư ở nước
ngoài đầu tư về nước.
*Hoạt động đầu tư nước ngoài còn có sự phân
biệt giữa “đầu tư từ nước ngoài” và “đầu tư ra
nước ngoài”.


Căn cứ vào tính chất quản lý của nhà
đầu tư đối với vốn đầu tư:
- Đầu tư trực tiếp: người bỏ vốn trực tiếp
tham gia quản lý, điều hành quá trình sử
dụng vốn đầu tư.
Trong hoạt động đầu tư trực tiếp không
có sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền
quản lý của nhà đầu tư đối với vốn đầu tư.


- Đầu tư gián tiếp: là hình thức mà ở đó
nhà đầu tư không trực tiếp tham gia
quản lý hoạt động đầu tư.
Những hoạt động mà nhà đầu tư
không trực tiếp nắm quyền quản lý,
kiểm soát và điều hành hoạt động kinh
doanh đều có tính chất là đầu tư gián
tiếp (đầu tư tài chính, nhượng quyền,
cho vay, cho thuê…)



* Luật Đầu tư 2014 không
còn quy định cụ thể về các thuật
ngữ “đầu tư trong nước”, “đầu
tư nước ngoài”, “đầu tư trực
tiếp” và “đầu tư gián tiếp”.


1.2. Khái quát về Luật đầu tư
1.2.1. Khái niệm Luật đầu tư
1.2.2. Đối tượng và phương pháp
điều chỉnh của Luật đầu tư
1.2.3. Chủ thể của Luật đầu tư
1.2.4. Nguồn của Luật đầu tư
1.2.5. Sơ lược lịch sử phát triển của
Luật đầu tư ở Việt Nam


1.2. Khái quát về Luật đầu tư
1.2.1. Khái niệm Luật đầu tư
Luật đầu tư là hệ thống các quy
phạm pháp luật do Nhà nước ban
hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh
các quan hệ xã hội phát sinh trong
quá trình tổ chức thực hiện và quản
lý hoạt động đầu tư kinh doanh.


1.2.2 Đối tượng & phương pháp điều chỉnh của LĐT
* Đối tượng điều chỉnh của Luật đầu tư là

những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực đầu
tư được các quy phạm pháp luật đầu tư điều chỉnh.
Dựa vào nội dung và chủ thể, có thể chia quan
hệ pháp luật đầu tư thành hai nhóm chủ yếu là:


+ Thứ nhất, QHPLĐT giữa các nhà đầu tư trong quá
trình tổ chức thực hiện hoạt động đầu tư (quan hệ
theo chiều ngang).
+ Thứ hai, QHPLĐT giữa các nhà đầu tư và các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền. Nhóm quan hệ này
phát sinh trong quá trình thực hiện chức năng quản
lý của nhà nước đối với hoạt động đầu tư (quan hệ
theo chiều dọc).


* Phương pháp điều chỉnh của LĐT là cách thức
mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các QHPLĐT,
điều chỉnh các quan hệ đó phát triển theo chiều hướng
mà nhà nước mong muốn.
Với những quan hệ đầu tư theo chiều ngang thì
phương pháp điều chỉnh chủ yếu là phương pháp dân
sự (các bên được tự do, bình đẳng thỏa thuận những
vấn đề liên quan đến quan hệ đầu tư).
Với những quan hệ đầu tư theo chiều dọc thì
phương pháp điều chỉnh chủ yếu là phương pháp hành
chính (Không thể có sự thỏa thuận giữa nhà đầu tư với
cơ quan quản lý nhà nước về xử lý vi phạm pháp luật
trong đầu tư…)



1.2.3. Chủ thể của Luật đầu tư
Chủ thể cơ bản của QHPLĐT là nhà
đầu tư và các cơ quan quản lý nhà nước
về đầu tư.
*Nhà đầu tư: được hiểu là tổ chức, cá
nhân thực hiện hoạt động đầu tư theo quy
định của pháp luật Việt Nam, bao gồm:
nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước
ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài (K13 Đ3 LĐT2015).


“Nhà đầu tư nước ngoài” là cá nhân
có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành
lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện
hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam
(K14 Đ3 LĐT2015).
“Nhà đầu tư trong nước” là cá nhân
có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế
không có nhà đầu tư nước ngoài là thành
viên hoặc cổ đông (K15 Đ3 LĐT2015).


“Tổ chức kinh tế” là tổ chức được thành lập và
hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam,
gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác
xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu
tư kinh doanh (K16 Đ3 LĐT2015).
“Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài” là tổ

chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành
viên hoặc cổ đông (K17 Đ3 LĐT2015).
“Vốn đầu tư” là tiền và tài sản khác để thực hiện
hoạt động đầu tư kinh doanh (K18 Đ3 LĐT2015).


×