Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Nghiên cứu chuỗi cung ứng mặt hàng cá biển fillet thịt trắng trên địa bàn thành phố nha trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
---

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

NGHIÊN CỨU CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG
CÁ BIỂN FILLET THỊT TRẮNG TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ NHA TRANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Nha Trang, tháng 04 năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
-----

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

NGHIÊN CỨU CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG
CÁ BIỂN FILLET THỊT TRẮNG TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ NHA TRANG

Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số : 60.34.01.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. NGUYỄN THỊ TRÂM ANH

Nha Trang, tháng 04 năm 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Nguyễn Thị Phương Thảo, học viên lớp Cao học Quản trị kinh doanh
Khóa 2011, Trường Đại học Nha Trang xin cam đoan:
Mọi tài liệu, số liệu dùng phân tích, tính toán và dẫn chứng trong luận văn thạc sĩ
là chính xác, trung thực, hợp lệ và không vi phạm pháp luật.
Tôi thực hiện nội dung luận văn này dưới sự hướng dẫn khoa học của Cô TS.
Nguyễn Thị Trâm Anh.

Nha Trang, ngày 01 tháng 4 năm 2015

Nguyễn Thị Phương Thảo


ii

LỜI CẢM ƠN
Để có được kết quả nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, trong thời gian thực
hiện đề tài tôi luôn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các Thầy Cô, sự ủng hộ của gia
đình và sự hỗ trợ nhiệt tình của đồng nghiệp, bạn bè và cộng đồng những người sản
xuất và kinh doanh sản phẩm cá fillet thịt trắng tại Nha Trang.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến
- TS. Nguyễn Thị Trâm Anh là người trực tiếp hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ, động
viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài;

- Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện về thời gian, động viên tinh thần và
giúp đỡ để tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình;
- Các chủ tàu, các ngư dân, các chủ nậu vựa, các anh chị của các công ty chế biến,
những người bán sỉ và lẻ ở các chợ trên địa bàn thành phố Nha Trang đã nhiệt tình
giúp đỡ, cung cấp thông tin trong quá trình tôi thu thập số liệu và hình ảnh để hoàn
thiện đề tài;
- Các Thầy Cô khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang đã tận tâm và nhiệt tình
giảng dạy tôi trong suốt thời gian học Cao học tại trường.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

Nguyễn Thị Phương Thảo


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................ ix
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1.Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................1
2. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan ............................................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................3
4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ...........................................................................4
4.1.1. Quy trình thu thập dữ liệu sơ cấp ...................................................................4
4.1.2. Thông tin dữ liệu ............................................................................................4

4.2. Phương pháp tính toán và xử lý dữ liệu ............................................................5
5. Ý ngĩa và thực tiễn của luận văn ..........................................................................6
6. Bố cục của luận văn ............................................................................................. 6
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG ....................................... 7
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHUỖI CUNG ỨNG (SUPPLY CHAIN) .................. 7
1.1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng .............................................................................7
1.1.2. Chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng ....................................................................8
1.1.3. Chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản toàn cầu ......................................................9
1.1.4. Mục tiêu của chuỗi cung ứng .......................................................................14
1.1.5. Cấu trúc và các thành phần chuỗi cung ứng ................................................15
1.1.6. Xu hướng phát triển của chuỗi cung ứng .....................................................16
1.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG .......................... 17
1.2.1. Sự cần thiết của việc xây dựng chuỗi cung ứng cho Doanh Nghiệp ...........17
1.2.2. Xây dựng chuỗi cung ứng ............................................................................18
1.2.3. Khái niệm về chuỗi cung ứng của công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản 19
1.2.4. Các đối tượng trong chuỗi cung ứng của công ty CB & XKTS ..................20


iv
1.2.5. Phân tích chuỗi giá trị dựa vào ứng dụng mô hình SCP .............................. 21
1.3. TRUY XUẨT NGUỒN GỐC TRONG CHUỖI CUNG ỨNG ............................. 23
1.3.1. Khái niệm chung ..........................................................................................23
1.3.2. Hệ thống truy xuất nguồn gốc ......................................................................25
1.3.3. Những lợi ích của việc truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm thủy sản ..........25
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 26
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA MẶT HÀNG CÁ BIỂN
FILLET THỊT TRẮNG TẠI NHA TRANG NĂM 2012-2014 ............................... 27
2.1. TÌNH HÌNH CUNG VÀ CẦU THỦY SẢN THẾ GIỚI........................................ 27
2.1.1 Một số kết quả về cung – cầu của ngành thủy sản thế giới........................... 27
2.1.2. Lĩnh vực khai thác thủy sản .........................................................................28

2.1.3. Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản .......................................................................29
2.1.4. Lao động nghề cá .........................................................................................30
2.1.5. Năng suất lao động .......................................................................................31
2.1.6. Thương mại thủy sản....................................................................................31
2.1.7. Xu hướng tiêu dùng mới ..............................................................................32
2.2. TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM THỦY SẢN VIỆT
NAM .............................................................................................................................. 33
2.2.1. Tình hình cung nguyên liệu .........................................................................33
2.2.1.1. Hoạt động khai thác ...............................................................................33
2.2.2. Tình hình chế biến thủy sản .........................................................................33
2.2.3 Tình hình tiêu thụ ..........................................................................................36
2.3. TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM THỦY SẢN
KHÁNH HÒA ............................................................................................................... 39
2.3.1. Khai thác thủy sản ........................................................................................39
2.3.2. Nuôi trồng thủy sản ......................................................................................41
2.3.3. Tình hình chế biến thủy sản .........................................................................42
2.3.4. Tình hình tiêu thụ .........................................................................................43
2.4. GIỚI THIỆU CÁ THỊT TRẮNG ........................................................................... 45
2.4.1. Cá thịt trắng ..................................................................................................45
2.4.2. Đặc điểm ......................................................................................................45
2.4.3. Sử dụng ........................................................................................................46


v
2.4.4. Tiêu thụ ........................................................................................................46
2.4.5. Chủng loại ....................................................................................................47
2.5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHUỖI CUNG ỨNG CÁ BIỂN FILLET THỊT
TRẮNG TẠI NHA TRANG ......................................................................................... 47
2.5.1. Phân tích cấu trúc thị trường cá biển fillet thịt trắng ...................................47
2.5.2. Đặc điểm những tác nhân trong chuỗi cung ứng cá biển fillet thịt trắng tại

Nha Trang...............................................................................................................48
2.6. TỔ CHỨC VẬN HÀNH THỊ TRƯỜNG VÀ TÌNH HÌNH CẠNH TRANH
TRONG NGÀNH .......................................................................................................... 54
2.6.1. Phương thức giao dịch mua bán và thanh toán trên thị trường ....................54
2.6.2. Quy trình xác lập giá mua bán .....................................................................55
2.6.3. Tiếp cận thông tin thị trường........................................................................56
2.6.4. Hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm và thực hiện truy xuất nguồn gốc
................................................................................................................................ 58
2.6.5. Tình hình cạnh tranh trong ngành ................................................................ 59
2.7. Kết quả thực hiện thị trường ................................................................................... 65
2.7.1. Phân tích chi phí và lợi nhuận biên cho mỗi tác nhân .................................65
2.7.2. Phân tích cơ cấu giá trị tăng thêm và tỷ suất lợi nhuận biên trong chuỗi
cung ứng cá biển fillet thịt trắng tại Nha Trang .....................................................69
2.8. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức .......................................................... 76
CHƯƠNG 3 THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................ 78
3.1. THẢO LUẬN KẾT QUẢ ...............................................................................78
3.2. KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................. 79
PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 83
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 87


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATPDEA

: Andean Trade Promotion and Drug Eradication Act

ASEAN


: Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hội các Quốc gia
Đông Nam Á)

NN&PTNNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

BRC

: British Retail Censortium

KT & BVNLTSKH : Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa
CV

: Đơn vị công suất máy tàu (mã lực)

CB

: Chế biến

CNĐD

: Cá ngừ đại dương

EU

: European Union

EC


: European commission (Hội đồng liên minh Châu Âu)

FAO

: Food and Agriculture Organization

GAP

: Good Agriculturial Practices

GDP

: Gross domestic product

GSO

: General Statistical Ofiice

GTGT

: Giá trị gia tăng

HACCP

: Hazard Analysis and Critical Control Points

IO

: Industrial Organization


IUU

: Illegal, unreported and unregulated fishing

KHAFA

: Hội nghề cá tỉnh Khánh Hòa

NAFIQAD

: Cục quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản

NGTKKH

: Niên giám thống kê Khánh Hòa

NTTS

: Nuôi trồng thủy sản

SCP

: Structure – Conduct – Performance

Sở NN & PTNTKH : Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Khánh Hòa
SPS

: Hiệp định vệ sinh kiểm dịch động thực vật


TSCĐ

: Tài sản cố định

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TNHH MTV

: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

UNIDO

: United Nations Industrial Development Organization

UBND

: Uỷ ban nhân dân


vii
VASEP

: Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers

VINAFIS

: Vietnam fisheries Society


VSATTP

: Vệ sinh an toàn thực phẩm

RFID

: Radio Frequency Identification (Nhận dạng tần số sóng vô tuyến)

WB

: World bank (Ngân hàng thế giới)

WTO

: Tổ chức thương mại Thế giới

XKTS

: Xuất khẩu thủy sản


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Các nhân tố của mô hình SCP......................................................................22
Bảng 1.2: Các nhân tố của SCP sử dụng trong nghiên cứu chuỗi cung ứng .................22
Bảng 2.1: Cân đối cung cầu thủy sản quốc tế (ĐVT: Triệu Tấn)..................................27
Bảng 2.2: Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản thế giới ....................................28
Bảng 2.3: Sản lượng thủy sản Việt Nam .......................................................................33
Bảng 2.4: Giá trị sản xuất thủy sản năm 2014 theo giá so sánh 2013 ........................... 35

Bảng 2.5: Ước kết quả sản xuất thủy sản năm 2014 ....................................................36
Bảng 2.6: Kim ngạch xuất khẩu ngành thủy sản Việt Nam ..........................................37
Bảng 2.7: Sản lượng nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa ...........................................41
Bảng 2.8: Kim ngạch xuất khẩu ngành thủy sản Khánh Hòa........................................43
Bảng 2.9: Đặc điểm của các tàu được điều tra (trung bình cho 1 tàu) ..........................49
Bảng 2.10: Các hình thức thanh toán trong giao dịch mua bán quốc tế ........................55
Bảng 2.11: Khả năng tiếp cận thông tin thị trường của mỗi tác nhân ........................... 57
Bảng 2.12: Nguồn cung cấp thông tin thị trường cho các tác nhân .............................. 57
Bảng 2.13: Chi phí và lợi nhuận biên của các tác nhân trong chuỗi ............................. 66
Bảng 2.14: Phân phối giá trị tăng thêm và tỷ suất lợi nhuận biên trong chuỗi cung ứng
từ ngư dân đến công ty chế biến xuất khẩu .....................................................70
Bảng 2.15: Phân phối giá trị tăng thêm và tỷ suất lợi nhuận trong kênh nội địa ..........73


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Chuỗi giá trị mở rộng ......................................................................................9
Hình 1.2. Chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản điển hình. Nguồn FAO(2006) ...................10
Hình 1.3. Một số chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản: Nguồn FAO (2006) .......................11
Hình 1.4. Phân phối giá trị gia tăng giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm thủy
sản ...................................................................................................................11
Hình 1.5. Các dạng chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản khai thác biển.............................. 13
Hình 1.7. Chuỗi cung ứng tổng quát .............................................................................15
Hình 1.8. Chuỗi cung cấp sản phẩm thủy sản ............................................................... 19
Nguồn: Bain (1951) .......................................................................................................21
Hình 1.9. Sự tương tác qua lại giữa ba yếu tố trong mô hình SCP. ............................. 21
Hình 2.1. Sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2010 ......................................................30
Hình 2.2. Sản lượng và giá trị thương mại thủy sản Thế giới .......................................31
Hình 2.3. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ 2010 – 2014 .............................................37

Hình 2.4. Sản lượng thủy sản và số tàu thuyền của Khánh Hòa giai đoạn 2009-2014. 40
Hình 2.5. Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng thủy sản Khánh Hòa ............................... 44
Hình 2.6. Miếng cá Fillet ............................................................................................... 46
Hình 2.7. Chuỗi cung ứng cá biển fillet thịt trắng tại Nha Trang .................................48
Hình 2.8. Những hoạt động khai thác cá biển thịt trắng của nghề lưới rê, lưới vây .....50
Hình 2.9. Hoạt động bán sỉ tại cảng cá ..........................................................................52
Hình 2.10. Người bán lẻ tại chợ Đầm ở Nha Trang ......................................................53
Hình 2.11. Cơ cấu giá trị tạo ra của mỗi tác nhân trong chuỗi cung cứng ....................68
Hình 2.12. Lợi nhuận biên trên tổng chi phí của các tác nhân trong chuỗi xuất khẩu ..71
Hình 2.13. Phân phối lợi nhuận biên và giá trị tăng thêm giữa các tác nhân trong chuỗi
giá trị xuất khẩu .............................................................................................. 71
Hình 2.14. Lợi nhuận biên trên tổng chi phí của các tác nhân trong kênh nội địa ........74
Hình 2.15. Phân phối lợi nhuận biên và giá trị tăng thêm giữa các tác nhân ở .............74
kênh nội địa ...................................................................................................................74
Hình 3.1. Mô hình hợp tác dọc trong chuỗi cung ứng sản phẩm cá biển fillet thịt trắng .....80


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông, là một biển lớn của Thái Bình
Dương, có diện tích khoản 3.448.000 km2, có bờ biển dài 3.260 km. Vùng nội thủy và
lãnh hải rộng 226.000 km2, vùng biển đặc quyền kinh tế rộng hơn 1 triệu km2 với hơn
4.000 hòn đảo, tạo nên 12 vịnh, đầm phá với tổng diện tích 1.160 km2, được che chắn
tốt dễ trú đậu tàu thuyền. Biển Việt Nam có tính đa dạng sinh học khá cao, cũng là nơi
phát sinh và phát tán của nhiều nhóm sinh vật biển vùng nhiệt đới Ấn Độ - Thái Bình
Dương với chừng 11.000 loài sinh vật đã được phát triển. Với hệ thống sông ngòi dày
đặc và có đường biển dài rất thuận lợi phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng
thủy sản[47].

Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, với diện tích tự
nhiên cả trên đất liền và hơn 200 đảo và quần đảo là 5.197 km2. Bờ biển dài 385 km
với nhiều cửa lạch, đầm, vịnh, nhiều đảo và vùng biển rộng lớn. Ðặc biệt, Khánh Hòa
có Trường Sa là huyện đảo, nơi có vị trí kinh tế, an ninh quốc phòng trọng yếu. Với
điều kiện vị trí địa lý tự nhiên thuận lợi, Khánh hòa là một tỉnh có thế mạnh trong việc
khai thác đánh bắt thủy sản, ngư trường đánh bắt thủy sản nhiều tiềm năng, đem lại
nguồn thu nhập chủ yếu cho ngư dân tỉnh Khánh Hòa.
Ngành thủy sản là một trong những ngành tạo ra lương thực, thực phẩm, cung
cấp các sản phẩm tiêu dùng trực tiếp. Nguồn thủy sản có vai trò rất quan trọng, không
những phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong nước, mà chúng còn áp dụng công nghệ hiện
đại để chế biến xuất khẩu sang thị trường thế giới. Hoạt động xuất khẩu không thể
thiếu được đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, nó đóng góp mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội đất nước đó. Các hoạt động xuất khẩu phản ánh mối quan hệ xã hội
giữa các quốc gia này với các quốc gia khác; đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Trong nhiều năm liền, ngành thủy sản Việt Nam luôn giữ vị trí là một trong 10
ngành có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất đất nước. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản
cả nước năm 2013 đạt 6,73 tỷ USD, trong đó tỉnh Khánh Hòa là 464,14 triệu USD;
năm 2014 đạt 7,84 tỷ USD, tỉnh Khánh Hòa là 466 triệu USD (Bảng 2.6 và Bảng 2.8).
Cá biển thịt trắng có giá trị dinh dưỡng cao, ngày càng được thị trường nước
ngoài ưa chuộng (EU). Giai đoạn 2008-2013: SL cá thịt trắng khai thác toàn cầu tăng


2
BQ 4,6% so với cá nuôi; 2014 SL khai thác cá thịt trắng của EU đạt 2,9 triệu tấn;
chiếm 20% thị phần thủy sản EU.
Bản thân tác giả là người làm trong ngành thủy sản, và mặt hàng cá biển fillet
thịt trắng là một mặt hàng chủ lực của Công ty tác giả hiện đang công tác. Nên việc
nghiên cứu chuỗi cung ứng mặt hàng cá biển thịt trắng là một việc làm cấp thiết để có
thể đóng góp lợi ích cho công ty. Năm 2014, doanh thu Công ty đạt 165 tỷ VNĐ, trong

đó mặt hàng cá biển fillet thịt trắng chiếm 140 tỷ VNĐ (tương đương 6,7 triệu USD).
Vậy làm thế nào để phát triển một cách bền vững, và nâng cao khả năng cạnh
tranh của ngành thủy sản nói chung và sản phẩm cá biển fillet thịt trắng nói riêng;
đang là một thách thức lớn đối với các Doanh Nghiệp của Việt Nam nói chung; và các
Doanh Nghiệp trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa nói riêng. Và đó
cũng chính là lý do thôi thúc tác giả chọn đề tài ‘‘Nghiên cứu chuỗi cung ứng của
mặt hàng Cá biển fillet thịt trắng trên địa bàn Thành phố Nha Trang’’ để làm luận
văn thạc sỹ chương trình Cao học Quản trị kinh doanh. Tác giả tin rằng, đây là vấn đề
chung của rất nhiều doanh nghiệp trong ngành chế biến thủy sản tại Việt Nam hiện
nay. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài này trong bối cảnh môi trường kinh doanh và hiện
trạng của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cũng là góp phần vào sự thành công
của các doanh nghiệp cùng lĩnh vực trong tương lai để phát triển bền vững và nâng cao
năng lực trong cạnh tranh là hoàn toàn khả thi.
2. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan
Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu chuỗi cung ứng sản phẩm; nên khi tác giả
nghiên cứu đề tài chuỗi ứng sản phẩm cá biển fillet thịt trắng, đã tham khảo một số đề
tài có liên quan đến lĩnh vực thủy sản như sau:
- Theo luận văn thạc sỹ “ Chuỗi giá trị sản phẩm cá ngừ sọc dưa tại Nha Trang”
của tác giả Phan Lê Diễm Hằng, năm 2012. Tác giả đã tiếp cận khung lý thuyết về
chuỗi giá trị trên cơ sở áp dụng mô hình SCP (Structure – Conduct – Performance), từ
đó đề ra các giải pháp để hoàn thiện chuỗi cung ứng cá ngừ sọc dưa tại thị trường Nha
Trang.
- Theo luận văn thạc sỹ “ Nghiên cứu chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ chân
trắng đông lạnh của công ty cổ phần Nha Trang Seafood F17” của tác giả Nguyễn Thị
Liên, năm 2010. Tác giả đã đề cập đến điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và đề


3
xuất các giải pháp cải tiến chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ đông lạnh tại công ty
NTSF.

- Theo luận văn thạc sỹ “ Nghiên cứu chuỗi cung ứng cho mặt hàng cá Tra, cá
Basa tại công ty cổ phần Nam Việt” của tác giả Nguyễn Thừa Bửu, năm 2010. Tác giả
đã phân tích điểm mạnh, điểm yếu; cơ hội và thách thức của chuỗi cung ứng mặt hàng
cá Tra, cá Basa. Từ đó đề xuất các giải pháp cải tiến chuỗi cung ứng mặt hàng cá Tra,
cá Basa tại công ty cổ phần Nam Việt.
Tác giả đã kế thừa khung lý thuyết về chuỗi giá trị trên cơ sở áp dụng mô hình
SCP của tác giả Phan Lê Diễm Hằng, năm 2012; để phân tích các tác nhân trong chuỗi
cung ứng cho mặt hàng cá biển fillet thịt trắng tại thành phố Nha Trang.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định cấu trúc chuỗi cung ứng mặt hàng cá biển fillet thịt trắng tại Nha
Trang.
- Đánh giá cách thức tổ chức, vận hành thị trường và tình hình cạnh tranh mặt
hàng cá biển fillet thịt trắng tại Nha Trang.
- Phân tích phân phối lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị.
- Phân tích những điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và thách thức của chuỗi cung
ứng mặt hàng cá biển fillet trên địa bàn thành phố Nha Trang.
- Đề xuất các khuyến nghị nhằm cải tiến chuỗi cung ứng mặt cá biển fillet trên
địa bàn thành phố Nha Trang.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: là các tác nhân trong chuỗi cung ứng sản phẩm cá biển
fillet thịt trắng bao gồm: ngư dân, chủ nậu vựa, công ty chế biến, người bán sỹ, người
bán lẻ
- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu chuỗi cung ứng sản phẩm cá biển fillet thịt
trắng được thực hiện trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Các câu hỏi
nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn tập trung vào trả lời các mục tiêu nghiên cứu trên.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận phân tích: vận dụng các mô hình cạnh tranh của Michael
Porter để phân tích tình hình cạnh tranh trong ngành và đánh giá lợi thế cạnh tranh của
ngành. Phân tích chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị ứng dụng mô hình SCP, tiêu chuẩn
Global GAP, BRC, SQF.



4
- Phương pháp nghiên cứu: tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả; phương
pháp so sánh; phương pháp điều tra trực tiếp; phương pháp phỏng vấn trực tiếp.
- Về thu thập thông tin, dữ liệu: dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc
phỏng vấn trực tiếp các tác nhân trong chuỗi gồm công ty chế biến, chủ nậu vựa,
người bán sỉ, người bán lẻ và ngư dân bằng việc sử dụng bảng câu. Số liệu điều tra cho
3 năm 2012, 2013, 2014.
4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
4.1.1. Quy trình thu thập dữ liệu sơ cấp
Dựa vào nguồn thông tin của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh
Hòa, danh sách những công ty chế biến cá biển thịt trắng xuất khẩu được xác định.
Các công ty chế biến cung cấp địa chỉ các chủ nậu vựa tại Nha Trang thu mua cá biển
thịt trắng và các chủ nậu giới thiệu những ngư dân và nghề khai thác sản phẩm này.
Đối với thị trường nội địa, nghiên cứu bắt đầu từ người tiêu dùng để xác định những
người bán lẻ tại các chợ bán lẻ, sau đó xác định được người bán sỉ và nậu vựa.
4.1.2. Thông tin dữ liệu
Các bảng câu hỏi điều tra được thiết kế để phỏng vấn trực tiếp cho từng tác nhân
trong chuỗi (xem Phụ lục). Số liệu nghiên cứu được thu thập cho năm 2012, 2013 và
2014.
Dữ liệu thứ cấp được sử dụng với 30 mẫu phỏng vấn hộ ngư dân nghề lưới rê có
tàu đánh bắt xa bờ có công suất từ 90 CV trở lên, 3 nậu vựa, 4 người buôn bán sỉ, 4
người bán lẻ và 1 công ty chế biến thủy sản xuất khẩu. Những thông tin quan trọng thu
thập từ các tác nhân trong chuỗi bao gồm:
- Ngư dân: các thông tin về đặc điểm hoạt động đánh bắt (số chuyến, số tháng,
số ngày hoạt động trong năm, số thuyền viên, số tấm lưới sử dụng, ngư trường) và đặc
điểm kỹ thuật của tàu (chiều dài, công suất và tuổi của tàu); dữ liệu về chi phí biến đổi
bình quân cho 1 chuyến biển; các chi phí đầu từ cho tàu và ngư cụ, chi phí sửa chữa và
lãi vay; thông tin sản lượng khai thác và giá bán bình quân; các thông tin về đặc điểm

hoạt động tiêu thụ đầu ra (nơi bán, người mua, cơ cấu sản lượng của người mua và giá
bán; hình thức bán, phương thức giao dịch, trao đổi, tiếp cận thông tin thị trường và
phương thức thanh toán…); thông tin bảo quản chất lượng sản phẩm và ghi chép nhật
ký khai thác; và các thông tin khác.


5
- Nậu vựa, người bán sỉ và người bán lẻ: gồm thông tin về hoạt động thu mua
(nơi mua và người bán; sản lượng mua và giá cả; phương thức giao dịch thu mua, định
giá và thanh toán); thông tin hoạt động tiêu thụ (nơi bán, người mua và cơ cấu người
mua; sản lượng bán và giá bán; phương thức mua bán, giao hàng, định giá và thanh
toán); dữ liệu về các chi phí tăng thêm; phương thức bảo quản, phân loại cá và vận
chuyển; cách thức tiếp cận thông tin thị trường…
- Công ty chế biến xuất khẩu: gồm các thông tin về sản lượng, giá cả thu mua
nguyên liệu đầu vào, người bán và hình thức thu mua, phương thức giao dịch và thanh
toán; các dạng sản phẩm được chế biến và định mức nguyên liệu, cơ cấu sản lượng cá
ngừ sọc dưa trong công ty; các khoản mục chi phí sản xuất và cơ cấu chi phí nguyên
liệu cá trong tổng giá thành toàn bộ; thông tin về tình hình tiêu thụ (sản lượng và cơ
cấu sản phẩm, thị trường tiêu thụ, giá bán, phương thức giao dịch mua bán, định giá và
thanh toán…); thông tin về hệ thống kiểm soát chất lượng trong công ty và thực hiện
truy xuất nguồn gốc; nhận định về áp lực cạnh tranh trong ngành.
Ngoài ra, đề tài nghiên cứu cũng sử dụng những nguồn thông tin thứ cấp ở trong
và ngoài nước có liên quan đến chủ đề nghiên cứu như các báo cáo của các tổ chức
quốc tế (FAO, EU), của Chính phủ, bộ ngành; số liệu của các cơ quan thống kê nhà
nước và địa phương; các báo cáo nghiên cứu của các cơ quan nghiên cứu cũng như các
cơ quan quản lý địa phương; và những nghiên cứu trước.
4.2. Phương pháp tính toán và xử lý dữ liệu
Đề tài sử dụng phần mềm Microsoft Excel để phân tích dữ liệu. Những phương
pháp tính toán và thống kê cơ bản được sử dụng trong nghiên cứu này. Các dữ liệu
quan trọng trong phần kết quả nghiên cứu được tính toán như sau:

- Tỷ lệ phân phối sản lượng mua bán cá trong phân tích cấu trúc thị trường: dựa
trên cơ cấu sản lượng mua bán trung bình hàng năm của mỗi tác nhân, tỷ lệ cơ cấu sản
lượn phân phối trung bình 3 năm trong chuỗi được xác định.
- Tính toán chi phí và lợi nhuận biên: số liệu tính toán chi phí và lợi nhuận biên
mỗi tác nhân cho trung bình từng năm (2012, 2013 và 2014) trên cơ sở thống nhất qui
đổi về đơn vị tính là giá trị trên 1 kg cá nguyên liệu (đồng/kg). Đối với công ty chế
biến xuất khẩu, nghiên cứu chỉ xác định tổng chi phí tăng thêm dựa vào thông tin cơ
cấu chi phí nguyên liệu chính trong tổng giá thành sản phẩm, bởi vì thiếu dữ liệu các
khoản mục chi phí trong giá thành toàn bộ.


6
- Tính toán tỷ lệ phân phối giá trị tăng thêm và tỷ suất lợi nhuận trong chuỗi giá
trị (xem Phụ lục).
5. Ý ngĩa và thực tiễn của luận văn
- Đề tài nghiên cứu giúp các công ty chế biến sản phẩm thủy sản xuất khẩu hiểu
rõ hơn về các tác nhân trong chuỗi cung ứng. Từ đó xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ
hội và thách thức, để đề xuất các giải pháp hoàn thiện và cải tiện chuỗi cung ứng cho
sản phẩm thủy sản nói chung và mặt hàng cá biển fillet thịt trắng nói riêng.
- Đề tài nghiên cứu giúp cho các tác nhân trong chuỗi cung ứng có cái nhìn tổng
thể, sự cần thiết tạo lập mối liên kết chặt chẽ và thống nhất giữa: ngư dân – nậu vựa –
công ty chế biến thủy sản xuất khẩu – nhà nhập khẩu; để mang lại hiệu quả kinh tế
cao, nâng cao năng lực cạnh tranh và hướng phát triển bền vững cho sản phẩm này.
- Tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm thủy sản, góp phần làm tăng kim ngạch
xuất khẩu thủy sản Việt Nam, ngày càng có thế mạnh trên thị trường thế giới.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, mục lục và phụ lục, nội dung chính của
đề tài gồm 3 chương như sau:
 Chương 1: Cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng.
 Chương 2: Thực trạng chuỗi cung ứng của mặt hàng cá biển fillet thịt trắng tại

Nha Trang.
 Chương 3: Thảo luận kết quả và khuyến nghị.


7

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHUỖI CUNG ỨNG (SUPPLY CHAIN)
1.1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng
Theo Viện quản trị cung ứng mô tả quản trị chuỗi cung ứng là [2]: “việc thiết kế
và quản lý các tiến trình xuyên suốt, tạo giá trị cho các tổ chức để đáp ứng nhu cầu
thực sự của khách hàng cuối cùng. Sự phát triển và tích hợp nguồn lực con người và
công nghệ là then chốt cho việc tích hợp chuỗi cung ứng thành công”.
Theo Souviron thì [1] “chuỗi cung cấp là một mạng lưới gồm các tổ chức có liên
quan, thông qua các mối liên kết phía trên và phía dưới trong các quá trình và hoạt
động khác nhau sản sinh ra giá trị dưới hình thức sản phẩm dịch vụ trong tay người
tiêu dùng cuối cùng”. Tức là mọi hoạt động của chuỗi (phía trên có thể là nhà phân
phối hoặc khách hàng; phía dưới có thể là nhà cung cấp, người thu mua, hoặc người
dân) đều được liên kết với nhau để tạo ra giá trị lớn hơn cho người sử dụng, với chi phí
thấp nhất cho toàn chuỗi.
Theo Lee & Billington thì cho rằng [22] “Chuỗi cung ứng là hệ thống các công
cụ để chuyển hoá nguyên liệu thô từ bán thành phẩm tới thành phẩm, chuyển tới người
tiêu dùng thông qua hệ thống phân phối”. Khái niệm này thì lại đề cao về công cụ
được thực hiện trong toàn chuỗi. Công cụ đó có thể là máy móc hoặc cũng chính là
con người.
Theo Chopra Sunil và Pter Meindl [1], “Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công
đoạn có liên quan trực tiếp hay gián tiếp, đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn nhà vận
chuyển, kho, người bán lẻ và bản thân khách hàng”.

Theo Ganeshan & Harrison [2] thì “Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa
chọn về phân phối và các phương tiện để thực hiện thu mua nguyên liệu, biến đổi các
nguyên liệu này qua khâu trung gian để sản xuất ra sản phẩm, phân phối sản phẩm
này tới tay người tiêu dùng”. Ta thấy khái niệm này cũng cho rằng chuỗi là gồm các
hoạt động từ khâu nguyên liệu đầu vào cho tới khi đến tay người tiêu dùng nhưng ở
đây chú trọng hơn đến các quyết định được lựa chọn trong tiến trình chuỗi.


8
Theo M.Porter (1990) [2], “Chuỗi cung ứng là một quá trình chuyển đổi từ
nguyên vật liệu thô cho tới sản phẩm hoàn chỉnh thông qua quá trình chế biến và phân
phối tới tay khách hàng cuối cùng”
Theo TS. Hau Lee và đồng tác giả Corey Billington [22] trong bài báo nghiên
cứu thì quản trị chuỗi cung ứng như là: “việc tích hợp các hoạt động xảy ra ở các cơ
sở của mạng lưới nhằm tạo ra nguyên vật liệu, dịch chuyển chúng vào sản phẩm trung
gian và sau đó đến sản phẩm hoàn thành cuối cùng, và phân phối sản phẩm đến khách
hàng thông qua hệ thống phân phối”.
Tại hội thảo khoa học lần thứ 33 của FAEA “Hợp tác phát triển nông nghiệp,
hướng đến Cộng đồng Kinh tế ASEAN”, trong bài luận “Malaysia -trung tâm cung cấp
thực phẩm Halal: khả năng cạnh tranh và tiềm năng của ngành công nghiệp thịt” đã chỉ
ra rằng khái niệm chuỗi cung ứng hiện đại không phải là về sự cạnh tranh giữa các
công ty mà là về quản lý mối quan hệ hợp tác, thu mua và tính hiệu quả về mặt hậu
cần đi cùng với toàn bộ chuỗi cung ứng. Cũng qua bài viết cho biết khái niệm ban đầu
về chuỗi cung ứng là dựa vào sự tin tưởng trong việc hợp tác với các nhà cung cấp trên
cơ sở chia sẻ tầm nhìn chiến lược trong việc tăng sự thoả mãn của người tiêu dùng và
biểu hiện chính là ở ngành công nghiệp ô tô của Nhật.
Như vậy, qua các khái niệm được giới thiệu ở trên ta nhận thấy điểm chung
đó là chuỗi cung ứng đều được coi là một chuỗi các hoạt động tính từ khâu nguyên
liệu đầu vào cho đến chế biến và đến tay người tiêu dùng.
1.1.2. Chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng

Một thuật ngữ ra đời bao giờ cũng có mối liên hệ với một thuật ngữ khác nào đó.
“Chuỗi cung ứng” cũng không ngoại lệ. Một doanh nghiệp hoạt động không đơn thuần
chỉ tạo ra một chuỗi cung ứng cho sản phẩm bất kỳ nào đó mà còn cần có sự hỗ trợ của
các thành phần, hoạt động khác. Cộng thêm những hoạt động hỗ trợ ấy, chuỗi cung
ứng sẽ tiến dần đến là chuỗi giá trị. Theo Michael Porter, người đầu tiên phát triển
khái niệm này vào thập niên 80, thì ở cấp độ tổ chức chuỗi giá trị bao gồm các hoạt
động dưới hình thức của các hoạt động chính và hoạt động bổ trợ. Trong khi đó, chuỗi
cung ứng được hiểu như một luồng các hoạt động được thực hiện trình tự từ khâu
nguyên liệu đầu vào, sản xuất, lưu chuyển cho đến tay người tiêu dùng hay nói cách
khác nó bao gồm các hoạt động chủ chốt trong chuỗi giá trị. Do đó, chuỗi cung ứng có
thể được hiểu như là một thành phần của chuỗi giá trị.


9
Với mô hình chuỗi giá trị của Michael Porter thì ta thấy có sự tập trung chủ yếu
vào các đối tượng bên trong tổ chức, còn chuỗi cung ứng thì đề cao mối quan hệ với
những đối tác bên ngoài hơn. Tuy nhiên, các quan niệm hiện nay đã mở rộng mô hình
gốc của Michael Porter bao gồm cả các nhà cung cấp và khách hàng, mở rộng phạm vi
hoạt động của tổ chức. Với quan điếm ấy, các công ty rõ ràng nhận ra rằng cạnh tranh
không còn giữa các công ty nữa mà là giữa chuỗi cung ứng hay mạng lưới của họ. Các
công ty muốn phát triển đều hiểu rằng chính quản lý chi phí, chất lượng và việc giao
hàng đòi hỏi họ cần mở rộng sự quan tâm đến nhà cung ứng và khách hàng. Xem hình
để thấy rõ hơn mối quan hệ của chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị.

Hậu cần
đầu ra

Hình 1.1. Chuỗi giá trị mở rộng
Ở mỗi hoạt động, mỗi bộ phận đều tạo ra giá trị riêng có, và tập hợp những giá
trị ấy tạo nên một chuỗi giá trị cho toàn bộ doanh nghiệp. Chuỗi cung ứng là một bộ

phận trong chuỗi giá trị ấy. Giữa chúng có sự tác động qua lại lẫn nhau. Chuỗi cung
ứng của một sản phẩm trong doanh nghiệp được vận hành tốt sẽ tạo ra những giá trị rất
lớn góp phần nâng cao giá trị của sản phẩm, gia tăng giá trị của doanh nghiệp. Ngược
lại một doanh nghiệp với sự phát triển không ngừng của các giá trị thì sẽ tạo đà cho
chuỗi cung ứng càng cải tiến tốt hơn. Nâng cao chuỗi cung ứng cũng chính là gia tăng
chuỗi giá trị, tạo dựng lợi thế cạnh tranh mang lại hiệu quả kinh doanh cho doanh
nghiệp.
1.1.3. Chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản toàn cầu


10
FAO (2006) định nghĩa rằng một chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản điển hình bao
gồm hoạt động sản xuất khai thác/nuôi trồng thủy sản, sơ chế, chế biến sản phẩm, phân
phối và bán hàng đến người tiêu dùng cuối cùng (Hình 1.3). Theo FAO (2006), có sáu
quá trình cơ bản theo trình tự cho một chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản điển hình bao
gồm: (1) hoạt động sản xuất của ngư dân khai thác hoặc nuôi trồng; (2) hoạt động của
những tác nhân sơ chế ban đầu; (3) hoạt động của tác nhân chế biến; (4) hoạt động các
nhà buôn bán sỉ; (5) những người bán lẻ và (6) người tiêu dùng cuối cùng.

Sơ chế
ban đầu

Thu
hoạch

Chế biến
sản phẩm

Buôn bán
sỉ


NGƯỜI
TIÊU DÙNG

Bán lẻ

Hình 1.2. Chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản điển hình. Nguồn FAO(2006)

(a )

Ngư dân
lưới kéo

Nhà chế
biến

Công ty
xuất khẩu

Người
bán buôn

Nhà hàng/
cửa hàng
thực phẩm
Bán lẻ

Ngư dân
lưới rê


Ngư dân
nghề câu

Chợ cá

Nhà chế
biến
Thị trường
nước ngoài

Containers

Nhà hàng/
cửa hàng
thực phẩm
Bán lẻ

(b )
Ngư dân

Nậu vựa

Nhà chế
biến

Thị trường nội địa

Nhà xuất
khẩu
Thị trường

xuất khẩu


11
(c )
Ngư
dân

Nhà chế
biến

Trung gian
thu mua

(d )

Xuất khẩu/
marketing

Bán lẻ

Nhập khẩu
Bán lẻ
trong nước

Khai thác
Sơ chế
ban đầu
Nhập khẩu
nguyên liệu


Chế biến
lần 2

Xuất khẩu

Hình 1.3. Một số chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản: Nguồn FAO (2006)
(a) cá tuyết của Iceland,

(c) cá cơm xuất khẩu của Maroc

(b) cá Nile perch ở Tanzania,

(d) cá trích ở Đan Mạch.

Nguồn: FAO (2006)
Hình 1.4. Phân phối giá trị gia tăng giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị sản
phẩm thủy sản


12
Tuy nhiên, trong thực tế một chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản có thể có nhiều
hoặc ít số lượng các quá trình tạo ra giá trị và số các tác nhân trong chuỗi nhưng mỗi
quá trình như vậy đều tạo ra giá trị tăng thêm cho sản phẩm cuối cùng đến tay người
tiêu dùng. FAO (2006) đã sử dụng kết quả nghiên cứu về chuỗi giá trị sản phẩm thủy
sản ở 4 quốc gia để minh họa cho lập luận này (xem Hình 1.3 và 1.4).
Dạng 1:
Ngư dân

Người bán lẻ


Nhà nhập khẩu

Người tiêu
dùng

Dạng 2:

Ngư dân

Nhà chế biến

Xuất khẩu

Kênh

Người tiêu

bán lẻ

dùng

Dạng 3:

Ngư dân

Xuất khẩu

Nhà chế biến


Xuất khẩu

Nhà nhập khẩu

Người tiêu
Người buôn bán sỉ

Người bán lẻ

dùng

Dạng 4:
Ngư dân

Nhà chế biến

Buôn bán sỉ

Người bán lẻ

Người tiêu dùng


13
Dạng 5:
Ngư dân

Tái xuất khẩu

Xuất khẩu


Nhà chế biến

Buôn bán sỉ

Người tiêu
dùng

Người bán lẻ

Hình 1.5. Các dạng chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản khai thác biển
Nguồn: De Silva (2011)

Người
bán sĩ

Ngư dân

Những
nhà mua
bán
trung
gian

Người
bán lẻ

Nhà
chế
biến


Người tiêu
dùng nội địa

Xuất khẩu

Nhà nhập
khẩu

Xu
ất

Nhà chế
biến nước
ngoài

Người
bán sĩ

Người
bán lẻ

Người tiêu
dùng nước
ngoài

Hình 1.6. Chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản khai thác biển tổng quát
De Silva (2011) đã nghiên cứu chuỗi giá trị toàn cầu sản phẩm thủy sản khai
thác biển ở nhiều quốc gia. Mỗi quốc gia có những chuỗi giá trị khác nhau tùy thuộc
vào số lượng các tác nhân tham gia trong chuỗi. De Silva (2011) đã trình bày các dạng

chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản khai thác biển khác nhau trong Hình 1.5, trong đó
chuỗi giá trị của một số quốc gia chỉ giới hạn trong thị trường nội địa và không có giao
dịch quốc tế, trong khi đó ở những quốc gia khác chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản khai
thác biển bao gồm sự mở rộng cho cả thị trường nội địa và quốc tế tạo nên chuỗi giá trị
sản phẩm toàn cầu. De Silva (2011) kết luận rằng một chuỗi giá trị các mặt hàng sản
phẩm này thường có những tác nhân quan trọng đó là người ngư dân, những người


14
mua bán trung gian (thương lái/nậu vựa), người bán sỉ, người bán lẻ, công ty chế biến
và người tiêu dùng.
Vì vậy, có thể định nghĩa rằng chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản khai thác biển là
tập hợp tất cả các tác nhân trong chuỗi bao gồm ngư dân, nhà mua bán trung gian, nhà
chế biến, nhà nhập khẩu, nhà bán buôn, nhà bán lẻ tạo nên sản phẩm thủy sản cuối
cùng cho người tiêu dùng cuối cùng. Như vậy, chuỗi giá trị tổng quát sản phẩm thủy
sản khai thác biển có thể biểu diễn ở Hình 1.6.
1.1.4. Mục tiêu của chuỗi cung ứng
Trước hết, quản trị chuỗi cung ứng phải cân nhắc đến tất cả các thành tố của
chuỗi cung ứng; những tác động của nó đến chi phí và vai trò trong việc sản xuất sản
phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng; từ nhà cung ứng và các cơ sở sản xuất thông
qua các nhà kho và trung tâm phân phối đến nhà bán lẻ và các cửa hàng. Thực ra,
trong các phân tích chuỗi cung ứng, thực sự là cần thiết phải xét đến người cung cấp
của các nhà cung ứng và khách hàng của khách hàng bởi vì họ có tác động đến kết quả
và hiệu quả của chuỗi cung ứng.
Thứ hai, mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng là hữu hiệu và hiệu quả trên toàn
hệ thống; tổng chi phí của toàn hệ thống từ khâu vận chuyển, phân phối đến tồn kho
nguyên vật liệu, tồn kho trong sản xuất và thành phẩm, cần phải được tối thiểu hóa.
Nói cách khác, mục tiêu của mọi chuỗi cung ứng là tối đa hóa giá trị tạo ra cho toàn hệ
thống. Giá trị tạo ra của chuỗi cung cấp là sự khác biệt giữa giá trị của sản phẩm cuối
cùng đối với khách hàng và nỗ lực mà chuỗi cung cấp dùng vào việc đáp ứng nhu cầu

của khách hàng. Đối với đa số các chuỗi cung ứng thương mại, giá trị liên quan mật
thiết đến lợi ích của chuỗi cung ứng, sự khác biệt giữa doanh thu mà khách hàng phải
trả cho công ty đối với việc sử dụng sản phẩm và tổng chi phí của cả chuỗi cung ứng.
Vì vậy quản lý một cách hiệu quả các dòng này là yếu tố then chốt làm nên sự thành
công của chuỗi. Quản trị chuỗi cung ứng liên quan đến việc quản lý các dòng dịch
chuyển giữa và trong suốt các giai đoạn của chuỗi nhằm tối đa hóa lợi nhuận của toàn
chuỗi.
Cuối cùng, bởi vì quản trị chuỗi cung ứng tập trung vào việc tích hợp một cách
hiệu quả nhà cung cấp, người sản xuất, nhà kho và các cửa hàng, nó bao gồm những
hoạt động của công ty ở nhiều cấp độ, từ cấp độ chiến lược đến chiến thuật và tác
nghiệp:


×