Tải bản đầy đủ (.docx) (81 trang)

Nghiên cứu mô hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (467.89 KB, 81 trang )

1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ở Việt Nam, nông nghiệp được xác định là ngành mũi nhọn trong chiến
lược phát triển nền kinh tế đất nước. Trong những năm qua, ngành nông
nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu lớn, đóng góp một phần quan
trọng vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Thị trường ngày càng được mở
rộng, các hoạt động kinh tế diễn ra mạnh mẽ và đa dạng góp phần đẩy mạnh
nền kinh tế phát triển, đồng thời kéo theo đó là sự phát triển của xã hội. Khi
xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người cũng cao hơn.
Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đối với nông sản nhất là rau
xanh là vấn đề đang được xã hội đặc biệt quan tâm. Việc ô nhiễm vi sinh vật,
hóa chất độc hại, kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trên rau, đặc
biệt là rau ăn lá đã gây ảnh hưởng không nhỏ trước mắt cũng như lâu dài đối
với sức khỏe cộng đồng. Trước vai trò của rau xanh và những thực trạng
trong sản xuất rau khi đời sống phát triển, nhu cầu về rau an toàn đạt chất
lượng cao ngày càng gia tăng cho thấy việc sản xuất ra nhiều loại rau với số
lượng lớn, đảm bảo chất lượng là một nhiệm vụ quan trọng. Bên cạnh đó
việc sản xuất rau trái vụ phục vụ nhu cầu xã hội làm tăng thu nhập cho
người dân cũng là một vấn đề đáng quan tâm.
Đảng và Nhà nước đã và đang đưa ra những chủ trương, chính sách để
phát triển nông nghiệp thông qua việc đưa ra các mô hình về triển khai tại địa
phương, các khu vực nông thôn trong cả nước và đã đạt được nhiều thành tựu
đáng kể. Các mô hình giống cây trồng, vật nuôi được đưa về tận các thôn,
xã… tạo điều kiện phát triển nông nghiệp nâng cao thu nhập cho người dân.
2
Trong sản xuất nông nghiệp, cây rau có vị trí quan trọng. Rau là một
loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của con người. Rau
cung cấp cho con người phần lớn các khoáng chất, Vitamin, các chất dinh
dưỡng như Protein, Lipit, giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn tinh bột một cách dễ


dàng hơn. Ngoài giá trị dinh dưỡng, rau xanh còn là cây trồng đem lại thu
nhập cao, góp phần phát triển kinh tế hộ và là mặt hàng xuất khẩu quan trọng
thu nguồn ngoại tệ đáng kể của nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt
Nam.
Thành phố Thái Nguyên là thành phố công nghiệp có tổng diện tích tự
nhiên 18.970,48 ha, với dân số khoảng 33 vạn người. Bên cạnh đó là các cơ
quan xí nghiệp của trung ương, với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp
dạy nghề. Đây là thị trường lớn để tiêu thụ nông sản đặc biệt là rau xanh.
Thành phố đã tiến hành quy hoạch và từng bước xây dựng các mô hình sản
xuất rau an toàn ở một số xã, phường. Nhìn chung các cấp chính quyền, cơ
quan ở thành phố cũng đã có sự quan tâm đến mô hình sản xuất rau an toàn.
Chương trình sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố cũng đang được tiến
hành với nhiều hình thức, từ việc tập huấn tuyên truyền các vấn đề an toàn
trên rau, lấy mẫu xét nghiệm để xác định vùng đất có thể trồng rau, hỗ trợ
nông dân thực hiện trồng rau an toàn theo quy định.
Cũng như những ngành sản xuất khác, sản xuất rau an toàn cũng đòi
hỏi những vấn đề cần được giải quyết cả về trước mắt và lâu dài trước cả hai
khía cạnh sản xuất và thị trường tiêu thụ. Vì bất kỳ một loại sản phẩm hàng
hóa nào cũng cần phải quan tâm đến thị trường tiêu thụ ngay từ khi hình
thành ý tưởng sản xuất. Hơn nữa, một mô hình được coi là thành công nếu nó
có khả năng được nhân rộng. Đối với mô hình rau an toàn của thành phố Thái
Nguyên, vấn đề sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là rất quan trọng và cần thiết.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, tôi quyết định thực hiện đề tài “ Nghiên
3
cứu mô hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố Thái
Nguyên ”
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là một trong những tài liệu tham
khảo trong việc xây dựng kế hoạch, đồng thời tìm kiếm các giải pháp phát
triển cho mô hình sản xuất và tiêu thụ RAT của thành phố Thái Nguyên.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm trong thời gian qua,
đề xuất ra các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy khả năng tiêu thụ sản phẩm
và mở rộng mô hình sản xuất RAT trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
− Đánh giá các điều kiện của thành phố Thái Nguyên, tác động vào mô
hình RAT.
− Nghiên cứu hiện trạng mô hình sản xuất RAT.
− Đánh giá thị trường tiêu thụ RAT thời gian qua.
− Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ RAT.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Thực hiện nghiên cứu đề tài tốt nghiệp có vai trò quan trọng trong
quá trình học tập của mỗi sinh viên là cơ hội cho sinh viên làm quen dần
với việc nghiên cứu khoa học, biết gắn kết những kiến thức đã học vào
thực tiễn một cách sáng tạo và khoa học. Quá trình nghiên cứu giúp cho
sinh viên có điều kiện tự khẳng định mình sau 4 năm học. Thời gian thực
tập củng cố cho sinh viên những kiến thức còn thiếu sót cần bổ sung để sau
này trở thành một kỹ sư Khuyến nông có năng lực chuyên môn tốt đáp ứng
nhu cầu của công việc.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
4
Kết quả nghiên cứu đề tài về mô hình sản xuất RAT giúp cho thành
phố nhìn nhận đánh giá quá trình thực hiện chuyển đổi cơ cấu ngành nghề từ
phương thức sản xuất truyền thống sang sản xuất hàng hoá. Những phân tích,
đánh giá trong đề tài có thể làm tài liệu cho hệ thống khuyến nông cơ sở đi
sâu tìm hiểu nhu cầu và mong muốn của người dân, nhằm nâng cao hiệu quả
của công tác khuyến nông.
1.4. Giới hạn của đề tài
Do thời gian nghiên cứu có hạn, đề tài mới chỉ phỏng vấn có 45 hộ và một

số người tiêu dùng điển hình. Vi vậy chưa đánh giá được hết những khó khăn
của từng hộ gia đình, nhiều hộ nông dân không có sổ ghi chép về các khoản
thu chi nên chỉ thông tin chỉ là "ước khoảng". Vì vậy rất khó trong việc tính
thu chi của từng hộ do đó số liệu thu được chỉ mang tính tương đối.
5
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1 Định nghĩa rau an toàn
Rau an toàn: là những sản phẩm rau tươi (bao gồm tất cả các loại rau
ăn: lá, thân, củ, hoa, quả, hạt, các loại nấm thực phẩm ) được sản xuất, thu
hoạch, sơ chế, bao gói, bảo quản theo quy định kỹ thuật bảo đảm tồn dư về vi
sinh vật, hóa chất độc hại dưới mức giới hạn tối đa cho phép theo quy định
[7].
Theo Bộ NN & PTNN: "Những sản phẩm rau tươi bao gồm tất cả
những loại rau ăn củ, thân, lá, hoa, quả có chất lượng đúng với đặc tính
giống của chúng, hàm lượng các chất độc và mức độ ô nhiễm các sinh vật
gây hại dưới mức tiêu chuẩn cho phép, an toàn cho người tiêu dùng và môi
trường thì được coi là rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm gọi tắt là rau
an toàn" [8].
Rau an toàn là rau khi sản xuất vẫn sử dụng phân hoá học và các hoá
chất BVTV, song có giới hạn. Chất lượng rau sản xuất ra có các tiêu chuẩn về:
dư lượng thuốc BVTV; gốc nitrat và các yếu tố độc hại gây bệnh khác trong
rau nằm trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép, đảm bảo vệ sinh và an toàn sức
khoẻ cho người tiêu dùng.
- Rau an toàn là rau không có đất, cát, rác hoặc các chất bám vào thân,
lá, cành của rau.
- Rau an toàn là rau được thu hái, sử dụng đúng lúc rau có khả năng
cho năng suất, chất lượng cao nhất của từng đợt và từng lứa thu hái.
- Rau an toàn là rau tươi không chứa các tạp chất khác, có bao bì vệ

sinh sạch, bảo đảm đến người sử dụng ăn ngon, tươi và an toàn.
6
- Rau an toàn không chứa các dư lượng độc hại vượt quá ngưỡng cho
phép theo tiêu chuẩn vệ sinh y tế không bị nhiễm các hoá chất, thuốc BVTV,
hàm lượng nitrat, kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh khác.Tóm lại: Rau an
toàn phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Không chứa dư lượng thuốc sâu quá mức cho phép.
- Không chứa lượng nitrat quá mức cho phép.
- Không chứa các vi khuẩn và kí sinh trùng gây bệnh cho người và gia súc,
gia cầm (kể cả ăn sống và nấu chín ngay khi ăn và cả một thời gian sau khi ăn).
- Không tồn dư một số kim loại nặng như: Thuỷ ngân (Hg), chì (Pb)
quá ngưỡng cho phép theo “Quy định tạm thời về sản xuất rau an toàn”[7].
2.1.2. Tiêu chuẩn rau an toàn
Tiêu chuẩn về rau an toàn của Bộ NN và PTNT
Ngày 28 tháng 4 năm 1998, Bộ NN & PTNN đã ra quyết định số
67/1998 QĐ - BNN - KHCN ban hành “Quy định tạm thời về sản xuất rau
an toàn” để áp dụng cho cả nước. Trong quyết định này quy định mức dư
lượng cho phép trên sản phẩm rau đối với hàm lượng nitrat, kim loại nặng,
vi sinh vật gây hại và thuốc BVTV. Các mức dư lượng cho phép này chủ
yếu dựa vào quy định của Tổ chức Nông Lương Thế Giới (FAO) và Tổ
chức Y Tế Thế Giới (WHO). Các cá nhân, tổ chức sản xuất và sử dụng rau
dựa vào các mức dư lượng này để kiểm tra xác định sản phẩm có đạt tiêu
chuẩn an toàn hay không.
 Tiêu chuẩn vùng sản xuất rau an toàn
* Vùng sản xuất
- Vùng rau phải có diện tích canh tác tập trung theo đơn vị hành chính
thôn, bản hoặc xã.
7
- Vị trí vùng canh tác: Phải nằm trong vùng rau quy hoạch phát triển
rau an toàn của thành phố, thị xã, huyện không gần nơi bị ô nhiễm như khu

công nghiệp, bệnh viện, khu chứa rác thải, nghĩa trang…
- Đất canh tác có tính lý hoá phù hợp với sự phát triển của cây rau, thường
xuyên được bón phân, duy trì độ phì của đất, có nguồn nước tưới sạch không ô
nhiễm do sản xuất trước đây. Riêng các loại rau trồng ruộng nước: rau muống,
rau nhút, sen thì không bị ô nhiễm bởi nguồn nước.
- Nước tưới: Nguồn nước tưới cho vùng rau không bị ô nhiễm các loại
hoá chất và vi sinh vật gây hại, không dùng nước thải của sản xuất công
nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước ao tù tồn đọng chưa qua xử lý…
- Các chỉ tiêu phân tích lý hoá chất, nguồn nước trong vùng phải đạt
tiêu chuẩn rau an toàn theo quyết định số 67/1998/QĐ-BNN-KHKT ngày
28/4/1998 của Bộ NN & PTNN về "Quy định tạm thời về sản xuất rau an
toàn".
* Điều kiện kỹ thuật
- Tối thiểu 90% số hộ trồng rau đồng thuận sản xuất RAT phải được tập
huấn kỹ thuật về sản xuất RAT do Chi cục BVTV, Trung tâm Khuyến nông tổ
chức và cấp giấy chứng nhận, hộ hoặc các nhóm hộ phải cơ bản đồng thuận sản
xuất theo quy trình kỹ thuật RAT.
- Đảm bảo 95% diện tích trồng rau trong vùng thực hiện đúng quy trình
sản xuất RAT của Bộ NN & PTNN.
- Phải áp dụng phương pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp nhằm mang
lại hiệu quả kinh tế cao, ít độc hại cho con người và môi trường.
- Giống: Chọn giống tốt sạch mầm bệnh, khuyến khích sử dụng các
giống mới có chất lượng và năng suất cao.
8
- Biện pháp canh tác: Thực hiện theo quy trình của Bộ NN & PTNN
ban hành chú ý chế độ luân canh lúa - rau màu hoặc xen canh, luân canh giữa
các loại rau khác nhau để giảm lây lan sâu bệnh.
- Thuốc BVTV: Sử dụng khi thật sự cần thiết và luân phiên các loại thuốc
BVTV. Tuyệt đối không dùng các thuốc cấm và hạn chế sử dụng ở Việt Nam đã
được Bộ NN & PTNN ban hành. Khuyến khích sử dụng thuốc sinh học, thuốc

thảo mộc, thuốc có độ độc thấp (nhóm III, IV), thuộc nhóm nhanh chóng phân
huỷ ít ảnh hưởng đến các loài sinh vật có ích trên đồng ruộng.
- Phân bón: Không sử dụng phân tươi, phân hữu cơ chưa ủ hoai. Tuỳ
từng loại rau mà số lượng, chủng loại phân cân đối, hợp lý và có thời gian
cách ly an toàn khi thu hoạch. Việc sử dụng phân đạm và các loại phân khác
đảm bảo không tạo ra dư lượng vượt quá ngưỡng cho phép theo quyết định số
67/1998/QĐ-BNN-KHKT ngày 28/4/1998 của Bộ NN & PTNN về "Quy định
tạm thời về sản xuất rau an toàn".
* Điều kiện sản xuất
- Vận động các hộ trồng rau trong vùng thành lập tổ sản xuất, có ban
điều hành do tập thể bầu ra để thuận lợi cho việc tổ chức sản xuất, tiếp thu
chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm.
- Trong thời gian 3 tháng sau khi tập huấn, Chi cục BVTV sẽ tiến
hành kiểm tra ngẫu nhiên các mẫu trên đồng ruộng và sau thu hoạch khi tất
cả các mẫu đạt tiêu chuẩn RAT sẽ đề nghị sở NN & PTNN ra quyết định
công nhận vùng RAT.
*Tiêu chuẩn về hình thái
Sản phẩm được thu hoạch đúng lúc, đúng yêu cầu từng loại rau (đúng
độ già kỹ thuật hay thương phẩm), không dập nát, hư thối, không lẫn tạp chất,
sâu bệnh và có bao gói thích hợp.
* Tiêu chuẩn về các chỉ tiêu nội chất trong rau.
9
Tất cả các chỉ tiêu trong sản phẩm của từng loại rau an toàn đều phải
nằm dưới mức cho phép theo tiêu chuẩn của tổ chức nông lương Liên Hợp
Quốc (FAO), Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) hoặc của một số nước tiên tiến
như: Nga, Mỹ Chỉ tiêu nội chất được quy định cho rau tươi bao gồm:
* Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc BVTV hay nông dược là những chất độc có nguồn gốc từ
tự nhiên hay hoá chất tổng hợp được dùng để bảo vệ cây trồng và nông
sản, chống lại sự phá hoại của những sinh vật gây hại đến tài nguyên thực

vật. Khi phun thuốc BVTV, có một phần lượng thuốc bám lại trên bề mặt
cây rau gọi là dư lượng thuốc. Lượng thuốc tồn dư này ở một mức độ nhất
định sẽ gây ngộ độc cho người ăn. Người bị ngộ độc có thể sẽ gánh chịu
những hậu quả nặng nề trước mắt hoặc lâu dài tuỳ thuộc vào nồng độ và
loại độc tố tích luỹ trong cơ thể.
Khi phun thuốc trừ sâu, trừ bệnh, trừ cỏ dại…thuốc sẽ tạo thành lớp mỏng
trên bề mặt của lá, quả, thân cây, mặt đất, mặt nước. Hiện nay, Việt Nam sử dụng
khoảng 270 loại thuốc trừ sâu, 216 loại thuốc trừ bệnh, 160 loại thuốc trừ cỏ, 12
loại thuốc diệt chuột và 22 loại thuốc kích thích sinh trưởng với khối lượng ngày
càng tăng (Trần Khắc Thi và cs, 2008) [5].
Rau có nhiều chủng loại, do vậy sâu hại cũng đa dạng, thông thường
sâu bệnh làm giảm năng suất từ 10 - 40% đôi khi còn tới 100% nếu có dịch
hại. Do thói quen sợ rủi ro, ít hiểu biết về mức độ độc hại của các loại hoá
chất BVTV nên nông dân sử dụng quá nhiều (0,4 - 0,5 kg a.i - a.i là lượng
hữu cơ hữu hiệu) trong khi đó liều lượng cho phép không quá 0.2 - 0.25 kg
a.i (Bùi Bảo Hoàn và cs, 2000)[3].
Một số nguyên nhân quan trọng khác nữa là khoảng cách thời gian cách
ly giữa lần phun thuốc cuối cùng tới lúc thu hoạch không tuân thủ nghiêm ngặt,
đặc biệt là các loại rau thu hoạch liên tục như cà chua, đậu cô ve, dưa chuột…
10
Ngoài ra nông dân còn sử dụng nhiều loại thuốc trừ sâu có độc tố cao
(nhóm I, II) để bảo quản hạt giống các loại rau hay bị sâu mọt như hạt mùi,
tía tô, rau dền, rau muống.
Bảng 2.1: Dư lượng thuốc BVTV tối đa cho phép trong rau tươi
Tên thuốc
Mức giới
hạn (mg/kg)
Tên thuốc
Mức giới
hạn (mg/kg)

Aldrin* & Dieldrin* 0,1 Methyl parathion 0,2
Carbaryl 5,0 Monocrothophos ** 0,2
Diazinon 0,5 - 0,7 Phosalon 1,0
Dichlorvos ** 0,5 Phosphamidon 0,2
Dimenthroat 0,5 - 1,0 Trichlorphon 0,5
Endosulfan ** 2,0 Pirimiphos - Methyl 2,0
Endrin 0,02 Carbosulfan ** 0,5
Fenitrothion 0,5 Cartap 0,2
Heptachlor * 0,05 Methamidophos ** 1,0
Lindan * 0,5 Cypermethrin 1 - 2
Malathion 8,0 Permethrin 5,0
Methidathion 0,2
(Nguồn: WHO/FAO năm 1998)
Chú thích: * : Thuốc cấm sử dụng ở Việt Nam
** : Thuốc cấm sử dụng trên rau ở Việt Nam
Biện pháp hữu hiệu và đơn giản nhất để làm cho hàm lượng thuốc
BVTV trong rau thấp hơn mức cho phép là áp dụng các biện pháp phòng trừ
tổng hợp và sử dụng thuốc hoá học một cách hợp lý nhất.
* Hàm lượng nitrat tồn dư trong rau (NO
3
-
)
Đạm là thành phần hữu cơ quan trọng cho rau. Khi đất trồng có quá nhiều
đạm thì lượng đạm dư thừa sẽ tích luỹ trong rau dưới dạng Nitrat (NO
3
-
). Khi đi
vào cơ thể con người NO
3
-

sẽ bị khử thành NO
2
, NO
2
làm chuyển hoá chất
Oxyhemoglobin (chất vận chuyển oxy trong máu) thành một chất không hoạt
động được gọi là methahemoglobin, làm cho máu thiếu oxy. Trong cơ thể, lượng
nitrat ở mức cao sẽ gây phản ứng với anmin thành chất gây ung thư gọi là
11
nitrosamin. Có thể nói hàm lượng nitrat vượt ngưỡng là triệu chứng nguy hiểm
cho sức khoẻ con người (Bùi Bảo Hoàn và cs, 2000) [3].
Tổ chức Y Tế Thế Giới WHO và cộng đồng Y Tế Châu Âu (EC) giới
hạn lượng nitrat trong nước uống là 50mg/lít. Trẻ em thường xuyên uống
nước có hàm lượng nitrat cao hơn 45 mg/lít sẽ bị rối loạn trao đổi chất, giảm
khả năng kháng bệnh. Tổ chức Y Tế Thế Giới khuyến cáo hàm lượng nitrat
trong rau không vượt qúa 300 mg/kg rau tươi.
Theo tác giả (Trần Khắc Thi và cs, 2005) [6], rau bán trên thị trường hiện
nay có thể chia ra làm 3 nhóm chính:
- Nhóm I: Có tồn dư NO
3
rất cao ≤ 1200 mg/kg rau tươi gồm cải xanh,
cải cúc, cải bẹ, rau dền, rau day, cải đắng…
- Nhóm II: Có tồn dư NO
3
từ 600 - 1200 mg/kg rau tươi gồm: cải bắp, cải
củ, mồng tơi, xà lách, rau cải ngọt, su hào, mướp, bầu bí và các loại rau gia vị…
- Nhóm III: Là loại rau tồn dư N0
3
≤ 600 mg/kg rau tươi gồm: hành,
rau muống, cải xoong, bí đỏ, dưa chuột, cà rốt…

Bảng 2.2: Ngưỡng giới hạn hàm lượng Nitrat trong rau tươi
(mg/kg)
Tên rau
Mức giới hạn cho phép (mg/kg)
Cải bắp 500
Súp lơ 300
Hành tây 180
Cà chua 300
Dưa chuột 350
Su hào 500
Cải xanh 500
(Nguồn: FAO/WHO Codex Alimentarius, 1998)
* Hàm lượng một số kim loại nặng chủ yếu
Đặc tính của kim loại nặng là không thể tự phân huỷ được nên có sự
tích luỹ trong dây truyền thức ăn của hệ sinh thái. Các kim loại nặng như
asen, chì, thuỷ ngân nếu vượt quá cho phép cũng là những chất có hại cho
12
cơ thể, hạn chế sự phát triển của các tế bào và hoạt động của máu, gây thiếu
máu, biến động thân nhiệt, rối loạn tiêu hoá
Nguyên nhân chính làm hàm lượng kim loại nặng trong rau tăng chủ
yếu do trong thuốc BVTV và phân bón NPK có chứa một số kim loại nặng.
Trong quá trình tưới tiêu, các kim loại nặng này bị rửa trôi xuống ao hồ, sông
rạch, thâm nhập vào mạch nước ngầm và gây ô nhiễm nguồn nước tưới rau.
Mặt khác, nguồn nước thải của các thành phố và các khu công nghiệp chứa
nhiều kim loại nặng cũng được chuyển trực tiếp vào rau tươi.
Bảng 2.3: Ngưỡng giới hạn các kim loại nặng trong sản phẩm rau tươi
Nguyên tố
Mức giới hạn mg/kg (ppm)
Asen (As) 0,1
Chì (Pb) 0,5

Cadimi (Cd) 1
Thuỷ ngân (Hg) 0,05
Antimon (Sb) 0,005
Đồng (Cu) 30
Kẽm (Zn) 5
Thiếc (Sn) 5
(Nguồn: FAO/WHO Codex Alimentarius, 1998)
Biện pháp khắc phục hiệu quả nhất là khuyến cáo tuyệt đối không sản
xuất rau ở khu vực có chất thải của các nhà máy, khu công nghiệp, các khu
vực đất đã bị ô nhiễm do quá trình sản xuất trước đó gây ra. Tuyệt đối không
sử dụng nước gần khu công nghiệp, các nhà máy để tưới .
* Mức độ ô nhiễm do sử dụng nước tưới không sạch
Các sản phẩm rau đều chứa một lượng nước rất lớn song nếu sử dụng
nguồn nước không sạch thì sẽ gây góp phần gây ô nhiễm. Nước có thể gây ô
nhiễm cho sản phẩm bằng hai cách:
- Các kim loại nặng có sẵn trong đất hay nguồn nước thải từ thành phố
khu công nghiệp được cây hấp thụ và tích luỹ dần vào sản phẩm trong quá
13
trình dinh dưỡng, hàm lượng chì (Pb), kẽm (Zn), thuỷ ngân (Hg), cadimi (Cd)
… được phép với hàm lượng thấp từ 0,03 - 10 mg/kg rau tươi song nhiều loại
nhất là rau ăn lá được tưới nước có nhiễm chất thải công nghiệp có hàm lượng
kim loại nặng cao nhất là Cd. Ngoài ra việc bón lân nhiều cũng làm tăng hàm
lượng Cd. Những sản phẩm không chỉ gây hại lúc sản phẩm tươi mà còn ảnh
hưởng lớn trong công nghiệp đồ hộp.
- Các vùng trồng rau dùng phân tươi để tưới trực tiếp đó cũng là một
hình thức truyền tải mầm bệnh trứng giun và các vi sinh vật gây bệnh khác.
Các vi sinh vật gây bệnh nguy hiểm cho con người có thể kể đến vi khuẩn
E.coli gây bệnh đường ruột hay vi khuẩn samonella gây bệnh thương hàn.
Bảng 2.4: Ngưỡng giới hạn các vi sinh vật trong sản phẩm rau tươi
Nhóm thực

phẩm
Vi sinh vật gây hại
Mức giới hạn bởi
GAP
Rau quả tươi
(hoặc đông
lạnh)
Coliforms (tế bào/1g) 10
Escherichia Coli Giới hạn bởi GAP
Staphilococus aureus Giới hạn bởi GAP
Clotridium perfringens Giới hạn bởi GAP
Salmonella (Không có trong 25g rau) 0
(Nguồn: Theo số 867/1998/QĐ - BYT ngày 4/4/1998)
2.1.3. Các biện pháp kỹ thuật sản xuất rau an toàn
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam hiện nay, các biện pháp kỹ thuật
canh tác và sản xuất rau an toàn phổ biến được áp dụng là kỹ thuật thuỷ
canh, kỹ thuật trồng rau trong điều kiện có che chắn và kỹ thuật trồng rau
ngoài đồng ruộng.
2.1.3.1 Kỹ thuật thuỷ canh (kỹ thuật trồng rau trong dung dịch -
Hydroponics).
- Hệ thống thuỷ canh tĩnh:
14
Hệ thống này đã được áp dụng ở nhiều nơi trên cả nước với quy mô
khác nhau. Tại một số trường Đại học và viện nghiên cứu như: trường Đại
học Nông
Nghiệp I, Đại học Tự Nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), Viện nghiên cứu rau
quả. Vật chứa dung dịch là hộp xốp có kích thước khác nhau, có tác dụng
cách nhiệt, tránh ánh sáng cho bộ rễ. Giá thể để cây là một trấu hun. Hộp
trồng cây được để trong nhà cách ly với côn trùng gây hại. Hệ thống này có
ưu điểm là không phải đầu tư chi phí thiết bị làm chuyển động dung dịch nên

giá thành thấp. Nhược điểm chính thường thiếu ôxi trong dung dịch và giảm
độ pH gây độc cho cây (Trần Khắc Thi và cs, 2005) [6].
- Hệ thống thuỷ canh động:
Là hệ thống mà quá trình cây trồng trong dung dịch dinh dưỡng có
chuyển động, chi phí cao hơn nhưng dung dịch không thiếu ôxi. Các mô
hình trồng rau thuỷ canh được thực hiện các khu nông nghiệp cao của Hà
Nội, Hải Phòng, Viện nghiên cứu rau quả tại Mộc Châu theo hướng thuỷ
canh mở (Rtw) cho năng suất cà chua trên 100 tấn/ha/vụ, ớt ngọt, dưa
chuột đạt 60 - 80 tấn/ha/vụ. Mô hình thuỷ canh kín của hệ thống thuỷ
canh động, trong đó có sự tuần hoàn trở lại nhờ một hệ thống bám hút
dung dịch từ bể chứa, được thực hiện tại Viện nghiên cứu rau quả, trường
Đại học Nông Nghiệp I năng suất 3 - 5 kg/m
2
/vụ mỗi vụ 15 - 30 ngày đặc
biệt có thể trồng rau trong điều kiện mùa hè (Nguyễn Quang Thạch và
cs,2005 [4].
Sản xuất rau bằng kỹ thuật thuỷ canh là mộ dạng ứng dụng công nghệ
cao, phù hợp với sản xuất nông nghiệp đô thị nơi đất canh tác giảm dần, môi
trường canh tác ô nhiễm và thị trường yêu cầu sản phẩm chất lượng cao. Đây
là loại hình canh tác đang được nghiên cứu hoàn thiện trong điều kiện Việt
Nam và rất có triển vọng trong tương lai.
2.1.3.2. Kỹ thuật trồng rau trong điều kiện có che chắn (nhà lưới, nhà
nilon, nhà màn, polyetylen phủ đất)
15
Cách trồng này sẽ hạn chế được sâu bệnh hại, cỏ dại, sương muối nên ít
phải sử dụng thuốc BVTV, đồng thời rút ngắn thời gian sinh trưởng, năng suất
cũng được nâng cao. Tuy nhiên các vật liệu xây dựng vật liệu che chắn và
nilon phủ đất hiện nay giá thành cao người nông dân vẫn chưa đủ vốn đầu tư
để sản xuất lớn. Phương pháp này trên thế giới sử dụng khá phổ biến. Ở nước
ta vùng rau Đà Lạt có diện tích 500 ha, Hà Nội 42,7 ha hầu hết các vùng rau

của tỉnh, thành phố và khu công nghiệp lớn đều có dạng hình canh tác này.
2.1.3.3. Trồng rau an toàn ngoài đồng ruộng
Đây là phương thức canh tác chủ yếu của ngành sản xuất rau nước ta. Mục
tiêu lớn nhất là hơn 600 ngàn ha trồng rau được canh tác theo quy trình an toàn.
Cho đến nay việc đầu tư cho nghiên cứu và phát triển RAT chủ yếu tập trung theo
hướng này. Ngoài quy trình chung do Bộ NN & PTNT ban hành, các địa phương
đều có xây dựng quy trình cụ thể cho từng cây hàng vạn hộ nông dân được tập
huấn kỹ thuật được áp dụng tại khu vực này là:
- Sử dụng các sản phẩm sinh học (bón phân, BVTV) trong canh tác hạn
chế các sản phẩm hoá học.
- Thả thiên địch (bọ xít ăn mồi) phòng trừ dệp, bọ trĩ.
- Sử dụng màn phủ nông nghiệp trừ cỏ dại, phòng dệp và giữ ẩm cho đất
Tóm lại, dù áp dụng phương thức canh tác nào thì quy trình kỹ năng phải
đáp ứng được yêu cầu là đạt năng suất cao, phẩm chất rau tốt dư lượng hoá chất
đảm bảo dưới ngưỡng cho phép và dễ áp dụng với người nông dân.
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu về RAT đã được nhiều cơ quan, tổ chức phối hợp thực
hiện. Bộ NN & PTNT là cơ quan quản lý điều hành mọi hoạt động liên quan
đến hoạt động sản xuất trồng trọt của cả nước, trong đó việc ban hành quy
định tạm thời về sản xuất RAT là một bước đi thể hiện sự quan tâm của các
16
cấp các ngành đối với việc canh tác và sản xuất rau an toàn. Bên cạnh đó,
không thể không kể đến sự phối hợp hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu của
các Viện, trường Đại học, các tổ chức quốc tế, các dự án phát triển nông thôn
được tiến hành trong suốt những năm vừa qua. Những nghiên cứu về phát
triển rau an toàn đã được bắt đầu triển khai từ những năm 1990 với sự góp
mặt của Bộ NN & PTNN, Viện nghiên cứu rau quả, Viện BVTV và Đại học
Nông nghiệp I Hà Nội.
Từ những năm 1993, Lê Đình Lương (Đại học Quốc gia Hà Nội),

Nguyễn Quang Thạch (Đại học Nông nghiệp I Hà Nội) đã phối hợp với Tổ
chức Nghiên cứu và Phát triển Hồng Kông tiến hành nghiên cứu toàn diện các
yếu tố kinh tế - kỹ thuật để áp dụng vào điều kiện Việt Nam. Địa bàn được
chọn tiến hành các nghiên cứu là các vùng chuyên canh sản xuất ra với số
lượng lớn của cả nước như Đà Lạt (Lâm Đồng), Củ Chi (thành phố Hồ Chí
Minh), Đông Anh (Hà Nội ) và một số địa phương có thế mạnh và diện tích
trồng rau lớn khác như Bình Dương, Cần Thơ, An Giang, Hải Dương, Vĩnh
Phúc, Bà Rịa - Vũng Tàu
Viện nghiên cứu rau quả Việt Nam là trung tâm tiến hành nghiên cứu
nhiều đề tài, dự án về rau quả nói chung và RAT nói riêng trên địa bàn cả
nước. Các công trình nghiên cứu của Viện tập trung vào các đối tượng rau quả
truyền thống như cà chua, khoai tây, thanh long bên cạnh việc nghiên cứu
và thí điểm tính thích ứng với các điều kiện của từng địa phương khác nhau
của một số giống rau, quả nhập nội, lai tạo.
Viện chiến lược và chính sách phát triển nông thôn Việt Nam năm 2008
tiến hành điều tra, đánh giá năng lực sản xuất kinh doanh rau an toàn tại Bảo
Lộc, Lâm Đồng nhằm nghiên cứu và tìm ra thị trường xuất khẩu cho cây rau
nơi đây. Đây được coi sẽ là những tư liệu quý giá cho các nhà quản lý, các
17
nhà hoạch định chính sách trong việc đưa sản xuất rau an toàn trở thành lĩnh
vực sản xuất nông nghiệp có giá trị.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Trên thế giới hiện nay, hầu hết các nước có nền nông nghiệp tiên tiến
và chuyên hoá cao đều đạt chuẩn mực về sản xuất rau an toàn. Nhật Bản, Mỹ,
các nước EU là những thị trường rất khắt khe trong vấn đề vệ sinh an toàn
thực phẩm. Cũng chính bởi lẽ đó mà diện tích rau của các nước này tuy không
quá lớn nhưng chất lượng luôn đảm bảo. Phần lớn các quốc gia trên thế giới
hiện nay đều thực hiện quy trình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn GAP,
với trình độ kỹ thuật cao, các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Đức, Hà
Lan trồng rau hoàn toàn trong nhà lưới, nhà kính, không bón phân hữu cơ và

cơ khí hoá, tự động hoá từ khâu gieo mầm cho đến khi thu hoạch.
Châu Á là một trong những châu lục đi đầu trong công tác nghiên cứu
và phát triển rau quả. Viện nghiên cứu rau châu Á (AVRDC) đã thực hiện
đúng chức năng, nhiệm vụ và sứ mệnh của mình trong việc nghiên cứu, phát
triển và mở rộng về diện tích, chất lượng các chủng loại rau cho các quốc gia
trong châu lục. Hàng nghìn công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên
khắp châu Á đã làm phong phú thêm kho tàng tri thức về nghiên cứu rau quả
trên thế giới. Đặc biệt, với các quốc gia đang phát triển, AVRDC chú trọng
nghiên cứu nhằm tìm ra các giải pháp về thị trường, về sản xuất gắn với bảo
vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững. Đa số các báo cáo về tình
hình sản xuất, tiêu thụ rau an toàn ở các nước đang phát triển đều có chung
một nhận định cho rằng vấn đề mà các nước này đang gặp phải đó là thay đổi
tập quán canh tác của nông dân, tiếp cận và làm chủ các quy trình sản xuất,
tiêu thụ sản phẩm đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nhắc đến các công trình nghiên cứu về rau an toàn ở các nước đang phát
triển, không thể không nói đến dự án VEGSYS do Uỷ ban châu Âu tài trợ kéo
18
dài 4 năm và kết thúc vào tháng 12 năm 2005. Với các đối tác có kinh nghiệm
như Viện dinh dưỡng đất Tứ Xuyên - Trung Quốc, Viện BVTV Tứ Xuyên -
Trung Quốc, Đại học Hanover Đức, Đại học Wageningen của Hà Lan tiến hành
trên lãnh thổ Việt Nam. Mục đích chung của dự án là góp phần vào việc phát
triển các hệ thống sản xuất rau quy mô nông hộ tại Đồng bằng sông Hồng Việt
Nam trên cơ sở không làm tổn hại nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Nhìn chung, nói đến tình hình nghiên cứu về RAT trên thế giới hiện
nay, người ta có thể chia ra làm hai lĩnh vực nghiên cứu tương ứng với trình
độ phát triển của các quốc gia. Nghiên cứu về công nghệ, cải tiến kỹ thuật,
các công việc liên quan đến marketting, tiếp thị sản phẩm đối với các quốc gia
có trình độ phát triển cao về khoa học kỹ thuật. Mặt khác, với các quốc gia
còn kém phát triển về khoa học kỹ thuật (các nước châu Á, châu Phi, châu Mỹ
Latinh…) tập trung nghiên cứu về khả năng áp dụng và xác định các khó

khăn trở ngại trong việc sản xuất rau an toàn có tính đến sự phát triển bền
vững và đáp ứng nhu cầu rau xanh của người dân quốc gia đó.
2.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên thế giới
Trong vòng hai thập kỷ qua thương mại rau quả trên thế giới có bước
phát triển mạnh mẽ. Theo Tổ chức Nông nghiệp quốc tế (FAO), giá trị sản
lượng của sản xuất RAT thế giới tăng trưởng mạnh mẽ, bình quân hàng năm
tăng 11,7%. Theo Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, do tác động của sự thay đổi yếu
tố như: cơ cấu dân số, thị hiếu tiêu dùng và thu nhập dân cư…tiêu thụ nhiều
loại rau sẽ tăng mạnh trong giai đoạn 2000- 2010, đặc biệt là các loại rau ăn
lá. Theo USDA nếu như nhu cầu các loại rau diếp, rau xanh khác tăng khoảng
22-23% thì tiêu thụ khoai tây và các loại rau củ khác tăng sẽ chỉ tăng khoảng
7-8%, giá rau tươi các loại sẽ tiếp tục tăng cùng với tốc độ tăng nhu cầu tiêu
thụ.
19
Nhu cầu nhập khẩu dự báo sẽ tăng 1,8%/năm. Các nước phát triển như
Đức, Pháp, Canada… vẫn là những nước nhập khẩu rau an toàn. Các nước
đang phát triển đặc biệt Trung Quốc, Thái Lan và các nước Nam bán cầu vẫn
là các nước cung cấp rau tươi trái vụ chính. Do nhu cầu thị trường thế giới
những năm tới sẽ rất lớn vì vậy sẽ tạo động lực cho các nước phát triển sản
xuất rau an toàn đồng thời phải tăng cao việc đảm bảo chất lượng VSATTP.
2.2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ở Việt Nam
2.2.4.1. Tình hình sản xuất
Sản xuất RAT là một ngành đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông
dân. Theo (Trần Khắc Thi và cs, 2008) [5], bình quân 1 ha rau tại đồng bằng
sông Hồng cho thu nhập 22,5 triệu đồng/vụ, gấp 4 lần so với trồng lúa. Nghề
trồng, sơ chế và chế biến rau cũng thu hút lớn lực lượng lao động vốn đang
dư thừa ở nông thôn hiện nay. Vì vậy diện tích trồng rau ở nước ta hàng năm
tăng lên đáng kể.
Tính đến năm 2005, tổng diện tích trồng rau các loại trên cả nước 635,8
nghìn ha, năm 2006 là 643,970 nghìn ha tăng 20,03% so với năm 2001 (514,6

nghìn ha) gấp đôi so với 10 năm trước (1996 là 342,6 nghìn ha). Đây là một
trong nhóm cây trồng có tốc độ tăng diện tích gieo trồng nhanh nhất trong
một thập kỷ qua.
Năng suất rau năm 2006 đạt mức cao nhất là 14,99 tấn/ha tăng 10,2 %
so với năm 2001 (13,14 tấn/ha), bằng 95% so với trung bình toàn thế giới
(15,7 tấn/ha). Với khối lượng rau sản xuất trên đất nông nghiệp đạt 9.653 triệu
tấn năm 2006, bình quân lượng rau sản xuất đầu người ở nước ta 116
kg/người/năm tương đương bình quân toàn thế giới (120 kg/người/năm) gấp đôi
trung bình các nước ASEAN (57 kg/người/năm).
20
Bảng 2.5: Diện tích, năng suất và sản lượng rau phân theo vùng
TT Vùng
Diện tích
(1000 ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng (1000
tấn)
1999 2005 1999 2005 1999 2005
1 Cả nước 459,6 635,8 126 151,8 5792,2 9640,3
2 ĐB sông Hồng 126,7 158,6 157 179,9 1988,9 2852,8
3
Trung du
MNPB
60,7 91,1 105,1 110,6 637,8 1008
4 Bắc Trung Bộ 52,7 68,5 81,2 97,8 427,8 670,2
5
DH Nam Trung
Bộ
30,9 44 109 140,1 336,7 616,4

6 Tây Nguyên 25,1 49 177,5 201,7 445,6 988,2
7 Đông Nam Bộ 64,2 59,6 94,2 129,5 604,9 772,1
8
ĐB sông Cửu
Long
99,3 164,3 136 166,3 1350,5 2732,6
(Nguồn: FAO, />Vùng sản xuất rau lớn nhất là Đồng bằng sông Hồng (chiếm 24,9% về
diện tích và 29,6% sản lượng rau cả nước), tiếp đến là vùng Đồng bằng Sông
Cửu Long (chiếm 25,9% về diện tích và 28,3% về sản lượng rau của cả nước).
Nhiều vùng RAT đã được hình thành đem lại thu nhập cao và an toàn
cho người sử dụng đang được nhiều địa phương chú trọng đầu tư xây dựng
mới và mở rộng: Hà Nội, Hải Phòng (An Lão), thành phố Hồ Chí Minh, Lâm
Đồng (Đà Lạt)
Theo đánh giá của Viện nghiên cứu rau quả, trong những năm gần đây
những loại rau được xác định có khả năng phát triển để cung cấp sản phẩm
cho xuất khẩu là cà chua, dưa chuột, đậu rau, ngô rau phát triển mạnh cả về
quy mô và sản lượng, trong đó sản phẩm hàng hoá chiếm tỷ trọng cao.
Mục tiêu của ngành sản suất rau năm tới theo đề án phát triển rau -
quả - hoa - cây cảnh năm 2015, bên cạnh giữ mức bình quân đầu người
hiện nay (115- 200 kg/năm) kim ngạch xuất khẩu rau quả là: phấn đấu
21
tăng kim ngạch xuất khẩu rau quả lên 760 triệu USD vào năm 2010, xuất
khẩu rau đạt 200 tấn tương đương 155 triệu USD đạt tốc độ tăng trưởng
kim ngạch xuất khẩu bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là 23 - 25% và đạt
kim ngạch khoảng 1,2 tỉ USD vào năm 2015.
Hiện nay, rau được sản xuất theo hai phương thức: tự cung tự cấp và
sản xuất hàng hoá, trong đó rau hàng hoá tập trung chính ở hai khu vực:
- Vùng rau chuyên canh: tập trung ven thành phố, khu tập trung đông
dân cư. Sản phẩm chủ yếu cung cấp cho dân phi nông nghiệp với nhiều chủng
loại rau phong phú (gần 80 loài với 15 loài chủ lực), hệ số sử dụng đất cao

(4,3 vụ/năm), trình độ thâm canh của nông dân khá, song mức độ không an
toàn của sản phẩm rau xanh và ô nhiễm môi trường canh tác rất cao.
- Vùng rau luân canh: đây là vùng có diện tích, sản lượng lớn, cây rau
được trồng luân canh với cây lúa hoặc một số cây màu. Tiêu thụ sản phẩm rất
đa dạng: phục vụ ăn tươi cho cư dân trong vùng, ngoài vùng, cho công nghiệp
chế biến và xuất khẩu.
- Sản xuất rau theo hướng nông nghiệp công nghệ cao đã bước đầu
được hình thành như: sản xuất trong nhà màn, nhà lưới chống côn trùng, sản
xuất trong nhà plastic không cố định để hạn chế tác hại của các yếu tố môi
trường bất lợi, trồng rau bằng kỹ thuật thuỷ canh, màng dinh dưỡng, nhân
giống sản xuất các loại cây quý hiếm, năng suất cao bằng công nghệ của
Israel có điều khiển kiểm soát các yếu tố môi trường.
Hai khu vực là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long dẫn
đầu cả nước về diện tích và sản lượng sản xuất rau. Do những điều kiện thuận lợi
về thổ nhưỡng, khí hậu, trình độ tập quán canh tác nông nghiệp ở hai vùng này
cao hơn hẳn các vùng khác trong cả nước. Cục BVTV thuộc Bộ NN & PTNN cho
biết: trong tổng số trên 186.000 ha của 6 tỉnh, thành phố Hà Nội, Hải Phòng,
22
Hưng Yên, Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc hiện có khoảng 16.000 ha sản xuất rau
an toàn, chiếm khoảng 8,4% [8].
2.2.4.2. Tình hình tiêu thụ
Rau an toàn Việt Nam chủ yếu sản xuất để tiêu dùng nội địa. Về mặt
giá trị, tiêu thụ rau an toàn chiếm khoảng 0,56% tổng chi tiêu bình quân của
các hộ gia đình.
Mức tiêu thụ RAT theo đầu người cũng có sự khác biệt đáng kể giữa
các vùng. Nếu như mức tiêu thụ rau an toàn chỉ có 7,5kg/năm ở vùng núi phía
Bắc thì tại hai thành phố lớn như: Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh mức tiêu
thụ lên tới 32,4 kg/người. Mức tiêu thụ bình quân ở các vùng đô thị nói chung
cũng ở mức 31-38,58 kg/người/năm, trong khi đó người dân nông thôn chỉ
tiêu thụ 3,1-5,6 kg/người/năm. Qua điều tra này cho thấy các hộ gia đình có

thu nhập cao hơn thì tiêu dùng số lượng sản phẩm sạch nhiều hơn. Mức tiêu
thụ rau an toàn của nhóm hộ giàu nhất gấp thường gấp 5 lần so với hộ gia
đình ở nông thôn.
Gần đây một số siêu thị lớn tại Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh đã
xuất hiện các loại rau qua chế biến được làm sạch đóng hộp và ngâm dấm:
nấm, ngô, đậu, dưa chuột…mà người tiêu dùng có thể nhanh chóng sử dụng
mà không phải mất nhiều thời gian chuẩn bị. Với xu hướng đô thị hoá nhu cầu
tiêu dùng những loại rau sơ chế sạch sẽ tăng nhanh tại các vùng đô thị với
những người có thu nhập trung bình hoặc cao.
Hệ thống phân phối tiếp thị rau an toàn ở Việt Nam phát triển tương đối
mạnh nhưng chủ yếu là về số lượng. Hình thức mua bán hợp đồng trực tiếp
giữa nông dân và công ty chế biến- tiêu thụ đã xuất hiện nhưng còn hạn chế
và chỉ đối với sản phẩm chế biến phục vụ cho xuất khẩu như: cà chua, rau cao
cấp…Hình thức mua bán hợp đồng ở miền Bắc phổ biến hơn ở miền Nam chủ
yếu thông qua hợp tác xã hoặc các nông hộ thuộc nông trường của Nhà nước.
23
Hệ thống tiếp thị rau an toàn tại Việt Nam phụ thuộc nhiều vào loại sản
phẩm được tiêu thụ, phần lớn rau an toàn được tiêu thụ ở những vùng gần nơi
sản xuất (ví dụ vùng sản xuất RAT lớn: ĐBSH, ĐBSCL). Mặc dù điều kiện,
phương tiện vận chuyển hiện nay rất thuận lợi nhưng rất ít sử dụng xe lạnh do
chi phí cao, vì vậy đã hạn chế phạm vi thị trường mà loại rau an toàn có thể
tiếp cận được.
Rau an toàn được thu hoạch và vận chuyển đến các vùng xung quanh
bằng các phương tiện vận tải đơn giản và sau đó được bán tại các chợ bán
buôn đầu mối ở các đô thị lớn hoặc ở các chợ nông sản có qui mô nhỏ hơn.
Nhìn chung mạng lưới phân phối và tiêu thụ rau thông thường là những người
sản xuất trực tiếp mang sản phẩm tới các chợ nội ngoại thành giao dịch trực
tiếp với người bán buôn, bán lẻ.
Tại các tỉnh phía Bắc, rau an toàn được phân phối và tiêu thụ chủ yếu
theo cách thức thông qua các chợ bán lẻ, chợ bán buôn hay giao theo hợp

đồng. Tại các tỉnh phía Nam cũng đều áp dụng các phương thức trên ngoài ra
còn áp dụng thông qua những người bán buôn nhỏ lẻ trung gian.
2.3.Những bất cập và tồn tại của sản xuất RAT ở nước ta
2.3.1. Những bất cập trong sản xuất rau an toàn
- Kinh phí sản xuất rau an toàn còn dàn trải, có khi còn hạn chế bởi
kiến thức và cả lương tâm nghề nghiệp. Việc triển khai sản xuất rau an
toàn ngoài đồng ruộng với diện tích quá ít nên còn bị lẫn sản phẩm rau an
toàn và không an toàn.
- Chưa liên doanh, liên kết các hộ sản xuất rau an toàn với nhau ngay
trong một vùng miền.
- Nhiều vùng sản xuất rau an toàn mặc dù thu được một số kết quả
đáng khích lệ nhưng vẫn chưa có thương hiệu hoặc có thì cũng chưa có thị
trường để tiêu thụ.
24
- Việc sản xuất rau an toàn còn mang tính hình thức chứ chưa mang
tính thực tiễn sản xuất phục vụ nhân dân.
- Một số nơi, cán bộ phụ trách hướng dẫn sản xuất rau an toàn còn thiếu
trách nhiệm, nông dân sản xuất chưa vì lợi ích chung mà chủ yếu mang tính tự phát.
- Quy trình sản xuất rau an toàn thực sự vẫn chưa đáp ứng được nhu
cầu đòi hỏi của đời sống hiện nay là rau có chất lượng cao, đảm bảo an toàn.
Quy trình tạm thời do Bộ NN & PTNT ban hành mới chỉ là quy trình kỹ thuật
chứ chưa phải là quy trình thống nhất trong kiểm tra, giám sát việc thực hiện
để ra sản phẩm rau an toàn thực sự theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt
của châu Âu (EurepGAP).
2.3.2.Những tồn tại chính của sản xuất rau an toàn
- Chất lượng rau kém do nông dân vẫn sử dụng thuốc hóa học với mục
đích kích thích ra hoa, ra quả trái vụ hoặc làm đẹp mẫu mã sản phẩm rau.
- Chưa có thương hiệu sản phẩm rau an toàn, thậm chí nhãn hiệu, mẫu
mã bao bì cũng chưa đăng ký mã số, mã vạch.
- Giá thành rau an toàn còn cao, chưa đáp ứng được yêu cầu và thị

hiếu của khách hàng, lý do là chất lượng rau không ổn định, các vấn đề liên
quan đến tiêu thụ.
- Chưa có chiến lược xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường xuất
khẩu, cụ thể là chưa có chiến lược lâu dài sản xuất rau an toàn.
Những tồn tại, bất cập trên ảnh hưởng không nhỏ đến việc mở rộng
diện tích sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn. Trong thời gian tới,
ngành trồng rau nước ta cần tiếp cận với hệ thống tiêu chuẩn tiên tiến của
thế giới, phải có sự đổi mới về tư duy của cả người quản lý và người sản
xuất. Xây dựng một chiến lược và kế hoạch cụ thể, có tính đến sự liên kết
giữa các ngành nhằm phát triển ngành trồng rau an toàn, bảo vệ sức khoẻ
của người tiêu dùng.
25
2.4. Một số lý luận về thị trường
Trong nền kinh tế hiện nay, ta không thể chỉ xem thị trường là nơi tiêu
thụ và trao đổi hàng hóa, mà còn là nơi khẳng định giá trị sản phẩm và là nơi
chứa đựng tổng số cung – cầu của hàng hóa. Sau đây là một số quan điểm về
thị trường:
- Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua bán và trao đổi hàng hóa.
- Thị trường là nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ, hay nói cách khác,
thị trường là một nhóm người có nhu cầu cụ thể và sẵn sàng trả tiền nhằm
thỏa mãn các nhu cầu đó.
- Thị trường là một biểu hiện của sự phân công lao động, hễ khi nào và
ở đâu có sự phân công lao động xã hội và sản xuất thì khi ấy sẽ có thị trường.
- Thị trường là cầu nối giữa người sản xuất với người tiêu dùng, nó là
mục tiêu của quá trình sản xuất hàng hóa.
- Thị trường là khâu quan trọng nhất trong quá trình tái sản xuất hàng
hóa, là thước đo khách quan của phát triển và căn cứ lập kế hoạch… của mọi
doanh nghiệp, là môi trường kinh doanh cạnh tranh tốt nhất để thúc đẩy sản
xuất …
Nhưng cho dù định nghĩa nào đi nữa cũng không thể tách rời khỏi quan

điểm cốt lõi là: thị trường bao gồm toàn bộ sự trao đổi hàng hóa, được diễn ra
trong một thời điểm và một không gian nhất định.
* Vai trò của thị trường trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp
Thị trường có vị trí trung tâm, vừa là mục tiêu của người sản xuất kinh
doanh, vừa là môi trường của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa nông
nghiệp. Trên thị trường, người mua, người bán, người trung gian gặp nhau
trao đổi hàng hóa, dịch vụ.

×