Tải bản đầy đủ (.docx) (171 trang)

MẠNH Tử Toàn Tập Trọn Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (572.67 KB, 171 trang )

MẠNH TỬ
TOÀN TẬP

CỔ HỌC TINH HOA
Dịch giả: Tiến Đức
1


TIỂU DẪN
. Sách Mạnh Tử là một trong bốn cuốn sách giáo khoa mà Nho sinh phải học . Chu
Tử nói : “ Luận – Mạnh công phu ít mà hiệu quả nhiều , Sáu Kinh công phu nhiều
mà hiệu quả ít” ! Mạnh phu tử thuộc dòng Công Tộc Mạnh Tôn , tên gọi là Kha ,
tên chữ gọi là Tử Dư , sinh năm 372 tr CN , tại ấp Trâu của nước Lỗ . Nghĩa là ông
sinh ra sau khi Khổng Trọng Ni mất( 479 – tr CN) đã được ngót trăm năm , theo
như ghi chép ở thiên Mạnh Tử - Tuân Khanh liệt truyện trong bộ Sử Ký - Tư Mã
Thiên như sau :
“ 1 – Thái sử công nói : Tôi đọc sách Mạnh Tử đến chỗ Huệ Vương nước Lương
hỏi : “ Lấy gì làm lợi cho nước tôi ?” , không lúc nào không bỏ sách mà than :
Than ôi ! Lợi quả thực là đầu mối của Loạn ! Khổng Tử ít nói “ Lợi” là thường đề
phòng cái gốc của “ Loạn” , cho nên nói : “ Theo Lợi mà làm thì nhiều sự Oán” .
Cái tệ tham Lợi từ Thiên Tử đến Dân thường có khác gì nhau !
2 - Mạnh Kha người huyện Trâu nước Lỗ , thụ nghiệp ở học trò của Tử Tư . Khi đã
thông Đạo Lý , Mạnh Kha sang thờ Tề Tuyên Vương , Tuyên Vương không biết
trọng dụng , Mạnh Kha chu du tới nước Lương , Lương Huệ Vương cũng do dự …
Vì thế ông lui về cùng bọn Vạn Chương , xếp đặt thứ tự trong Kinh Thi , Kinh Thư
, thuật cái ý của Khổng Trọng Ni , làm ra bảy thiên sách Mạnh Tử ” . Mạnh Kha
mất năm 288 tr CN , hưởng thọ 85 tuổi , 23 năm sau nhà Châu mất dòng ( 256 tr
CN ) . Trong vòng mười năm kế tiếp , Tần Doanh Chính xóa sổ Chiến Quốc ( 246
– tr CN ) - Nhất Thống Thiên Hạ - Đế hiệu Thủy Hoàng .
Bảy thiên sách của Mạnh tử chia làm trước sau , tổng cộng 14 chương cả thảy. Có
người nói : Sách đã có người dịch rồi còn dịch làm chi nữa ? Thưa rằng : Nhân


thân là tiểu vũ trụ , chớp được cái Thần của nguyên tác không dễ , cho nên nói :
“ Còn Thần thì sống , mất Thần thì chết ” . Một cây đơn lẻ chẳng làm nên rừng !
Thánh Thán ngoại thư nói : “ Không có Đức của Thánh Nhân mà làm sách , thì
sách phá Đạo , không ở vào địa vị của bậc Quốc Chủ mà làm sách , thì sách phá
Trị” . Đạo là con đường phải noi theo mà không biết rõ do đâu như thế , Trị là thứ
tối yếu cần cho sự phát triển , vì thế tầm quan trọng của nó bạn đọc suy nghiệm
mới rõ. Không có gì đáng sợ hơn là binh lửa và loạn lạc .
Mạnh Xuân Ất Mùi – 2015 – Dịch giả : Tiến Đức kính bút .
2


PHỤ ĐỀ
Ở vào thập niên ba mươi của thế kỉ hai mươi , trên văn đàn Việt Nam xảy ra trận
bút chiến kịch liệt , giữa hai trường phái : Nghệ thuật vị nghệ thuật và Nghệ thuật
vị nhân sinh . Sự sôi động của Văn đàn đã lôi kéo nhà Ái Quốc – Phan Bội Châu
bút hiệu Sào Nam Tử vào cuộc . Cụ Phan lúc bấy giờ đang bị người Pháp giam
lỏng , quản thúc ở Bến Ngự - thuộc Kinh thành Huế . Trong bài báo “ So sánh văn
học Đông phương với Tây phương” đăng tải trên tờ Văn Học Tuần San số 2 , vì
viện dẫn cắt nghĩa cụm từ “ Văn Học” , liền bị nhà phê bình văn học Hải Triều ,
phang cho một đòn trí mạng . Chuyện đúng sai đã thuộc về quá khứ , nhưng giá trị
đích thực rất đáng quan tâm . Trong bài báo “ Quan niệm của tôi đối với Văn
Chương” đăng tải trên báo Đông phương , số ra ngày 28 tháng 10 năm 1931 , cụ
Phan đã viện dẫn như sau :
“ Tôi xin mượn nhà Tả Truyện làm thầy biện hộ . Tả truyện nói rằng : Người ở đời
cao thứ nhất là hạng người lập nên đạo đức , lại thứ hai nữa là hạng người lập nên
công nghiệp lớn , lại thứ xuống nữa là hạng người lập ngôn .
Lập đức là một hạng người gây dựng nên đạo đức , tỷ như Đức Phật Thích Ca ,
đức Thánh Giê Su . Mỗi người có lập thành một khuôn đạo đức , bản thân các
người ấy vẫn cũng đáng làm một cái gương đạo đức cho trong đời . Đức Thích Ca
thì cốt ở cái chủ nghĩa Phật với chúng sinh bằng một lớp “ Phật Sinh bình đẳng ” .

Đức Giê Su thì cốt cái chủ nghĩa yêu người như yêu mình “ Ái nhân như kỉ ” . Thật
rõ ràng là một người Lập Đức , mà ở trong loài người , không ai ưu việt hơn được .
Lập công như thế nào ? Đụng ở trong đời ấy có đại tai , đại nạn , mà nhờ người ấy
cứu vớt xong , có đại lợi , đại phúc , mà nhờ người ấy gây dựng nên . Tức như
nước Tàu nhờ có ông Hạ Vũ mà trừ được họa hồng thủy . Nước Tây nhờ có ông
Kha Luân Bố mà phát hiện được Mỹ châu . Nước ta nhờ có Quang Trung mà đuổi
được giặc Mãn Thanh . Những người ấy chính là hạng người lập công , so với
người lập đức vẫn không in nhau , mà cũng là hạng người có công lớn với đời ,
người ta cũng nhận là có giá trị nặng lắm .
Còn thứ xuống nữa là hạng người này : Kể về phần đức , chỉ là đức thông thường ,
kể về phần công , không có công gì trác việt , nhưng mà tấm lòng đau đời xót tục ,
đôi tay chữa cháy vớt chìm , chẳng kém gì Lập đức - Lập công đâu . Nhưng hoặc
vì thời thế gay go , hoặc vì chủ nghĩa trái tục , hoặc năng lực còn kém , hoặc địa vị
3


còn thua , mà không thể làm được những việc như những hạng người trên kia , vạn
bất đắc dĩ mới phải mượn ba tấc lưỡi làm bộ máy xoay đời , cậy một ngòi lông làm
khuôn lò nấu tục , mà các nhà Lập Ngôn mới nẩy ra Khổng Tử , vì sao có Lục
Kinh ? Mạnh Kha vì sao có Thất Thiên ?”
“ Nói trái lại , Thánh như Khổng tử chẳng những người đương thời tín ngưỡng mà
thôi , mà cho đến lúc bây giờ người các nước Âu Châu , còn nhiều kẻ dốc lòng
hâm mộ , mà xét đến sự nghiệp của Ngài chỉ có sáu bộ Kinh . Sáu bộ Kinh có cái
gì đâu , chỉ là Văn chương mà thôi . Hiền như thầy Mạnh Kha , chẳng những người
đời ấy phải khuynh phục , mà cho tới bây giờ người các nước Đông - Tây , vẫn
còn vô số người nhắc nhở thầy , tìm cho đến sự nghiệp thầy thì có bản thiên sách .
Bản thiên sách có gì đâu , cũng chỉ có bảy thiên Văn chương mà thôi .”
Phan Bội Châu tiên sinh là thủ lĩnh Kách Mệnh giai đoạn 1905 – 1925 , sống nhiều
năm ở Nhật Bản , đã từng trải sống ở nước Tàu ( Trung Hoa ) , nước Xiêm ( Thái
Lan ) . Trong quá trình hoạt động tìm phương cứu nước , trải nghiệm nhân tình thế

thái , mà một lòng kính mộ đạo nghĩa Khổng - Mạnh “ Đạo nghĩa ơn thầy Khổng Mạnh / Văn chương được bạn Hàn – Âu ” . Đến như Chủ Tịch Hồ Chí Minh , ở
vào tuổi 75 ( bảy mươi nhăm ) năm 1965 , nhân chuyến thăm Trung Hoa Nhân
Dân Cộng Hòa Quốc , Người đã tới viếng đền thờ của Khổng Tử ở Khúc Phụ ,
nhận mình là học trò tự nguyện của Ngài . Việc đến viếng thăm đền thờ Khổng Tử
của Chủ Tịch Hồ Chí Minh , có thông điệp gì nhắn gửi cho hậu thế không ? Chủ
Tịch Hồ Chí Minh lúc nhỏ được giáo lý của Khổng – Mạnh khai tâm , lớn lên tiếp
thu Pháp ngữ , rồi bôn tẩu khắp năm châu bốn biển tìm đường cứu nước . Từng ấy
năm trời bôn ba , trải nghiệm tình người , tình đời , Đông học , Tây học , truyền bá
tư tưởng Mác – Lê . Rồi cũng từng ấy năm nắm giữ đỉnh cao quyền lực của nước
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa , đưa đất nước tới Võ đài vinh quang , từ một dân
tộc nhỏ yếu thuộc địa , vươn lên sánh vai với các nước siêu cường của năm châu ,
lòng người mến phục đức độ bao dung Nhân Nghĩa của Người . Hồ Chí Minh thật
sự đã đạt tới chỗ “ Nhân giả vô địch” mà Mạnh Tử đã nêu ra chăng ? Với cặp mắt
tinh đời tầm nhìn xa rộng , với sự kiểm chứng của mình về lý tưởng Trung Dung lấy Dân làm gốc và truyền Hiền của Khổng Tử , đã giúp Người thành công trong
quá khứ , thì có thể giúp cho dân tộc Việt Nam vững mạnh trong tương lai ! Đó có
phải là thông điệp mà Người gởi lại cho lũ hậu lai chúng ta hay không ?
Dịch giả Tiến Đức kính bút .
4


MẠNH TỬ TOÀN TẬP
*****@******
Thiên sách thứ nhất : LƯƠNG HUỆ VƯƠNG .
A – Lương Huệ Vương chương cú thượng : ( Gồm 07 tiết )
1- Thầy Mạnh Kha vào yết kiến vua Huệ Vương nước Lương , nhà vua hỏi rằng :
Cụ chẳng quản đường xá xa xôi nghìn dặm mà tới đây , chừng cũng có kế thuật
chi , để làm Lợi cho nước của tôi chăng ?
Thầy Mạnh thưa rằng : Nhà vua hà tất phải nói đến Lợi ? Vua chỉ nên nói
tới Nhân Nghĩa thôi !
Nếu nhà vua xướng lên mà nói rằng : Làm thế nào lợi cho nước ta ?

Kế đó Quan đại phu nói rằng : Làm thế nào lợi cho nhà ta ?
Tiếp theo đó kẻ sĩ , người thứ dân nói rằng : Làm thế nào lợi cho mình ta ?
Như thế thì : Kẻ trên người dưới đua nhau tranh giành lấy mối Lợi , ắt là
nước phải lâm nguy !
Rồi thì xảy ra thảm cảnh : Kẻ giết vua nước có vạn cỗ chiến xa , là cái nhà
có nghìn cỗ chiến xa , kẻ giết vua nước có nghìn cỗ chiến xa , là cái nhà có
trăm cỗ chiến xa . . . !
Khi xưa đấng Tiên Vương chia đất , trong phần vạn quan công khanh đã có
được phần nghìn , trong phần nghìn quan đại phu đã được phần trăm , được
thế cũng đã nhiều rồi .
Nếu lại cho Nghĩa là trì hoãn mà bỏ lại sau , cho Lợi là cần kíp mà xướng
lên trước , thì cứ như cái lòng tham lợi ấy , chưa tước đoạt hết được của
nhau , thì chưa vừa lòng !
Từ xưa tới nay chưa từng có chuyện : Người Nhân bỏ rơi cha mẹ của mình ,
người Nghĩa ruồng bỏ chủ mình bao giờ .
Vì thế cho nên nhà vua cũng chỉ nói Nhân Nghĩa thôi , đâu cần nói Lợi !
*** Lời bình :
Giàu có và sang trọng là cái đích mà loài người ta , ai ai cũng mong đạt tới !
Nhà cầm quyền không phát động thì tự thân nó đã khốc liệt rồi . Vì thế cho
nên khi được nhà cầm quyền phát động , sự bứt phá của nền kinh tế , sẽ tạo
ra sự mất cân bằng của cấu trúc xã hội , hình thành mâu thuẫn đối kháng !
2 – Thầy Mạnh Kha vào yết kiến vua Huệ Vương nước Lương .

5


Bấy giờ Huệ vương đang đứng chơi trên bờ ao , dõi trông Hồng , Nhạn ,
Nai , Hươu , nhân đó hỏi Mạnh Kha rằng : Bậc Quốc Chủ hiền đức cũng
được vui hưởng cảnh này chăng ?
Mạnh Kha thưa rằng : Cố nhiên ! Người Hiền Đức thì được vui hưởng cảnh ấy ,

còn như không phải là người Hiền Đức thì dẫu có cảnh đẹp ấy , cũng chẳng thể
nào vui hưởng được đâu !
Kinh Thi thiên Đại Nhã chép rằng :
Vua Văn xây dựng Đài thiêng
Dân như con lại mở giềng đống lương
Hết lòng hết sức khẩn trương
Tùy tài , tùy lực , đảm đương việc mình
Cùng nhau gắng sức bình sinh
Chẳng bao lâu đã hoàn thành Đài thiêng !
Ngày khởi sự ân cần vua nhủ :
Dân con ơi ! Đừng cố nhọc thân !
Hãy nới rộng cho sức mình mạnh mẽ
Hãy vì ta mà giữ gìn sức trẻ !
Trăm họ cùng vui , vì cha mẹ gắng công .
Vua dạo chơi trong vườn cỏ biếc
Nhìn đàn Hươu với tiệc cỏ non tơ
Mình mập mạp mắt nhắm hờ nhai lại ,
Cảnh vật cùng yên bình tự tại
Trên cành cao , dưới bãi , Hạc đậu trắng phau phau ,
Dưới mặt ao đàn cá giỡn nhau .
Vua Văn dùng sức Dân để dựng đài , đào ao , mà Dân lấy làm vui sướng ,
còn gọi Đài của Vua là Linh Đài , gọi Ao của vua là Linh Chiểu , gọi Vườn
của vua là Linh Hữu . Lại lấy làm vui sướng khi thấy vườn vua có Hươu ,
Nai , Chim Chóc , ao vua có Cá , Rùa . Sở dĩ có điều đó là vì người xưa biết
cùng chia sẻ niềm vui sướng với muôn dân , cho nên niềm vui ấy mới hanh
thông được vậy .
Thiên Thang thệ sách Thượng Thư chép rằng :
Mặt Trời kia bao giờ bị khuất lấp ? Ta với Mày đều chết cũng cam !
Dân vì căm giận , oán ghét , mà muốn nhà cầm quyền phải chết , cho dù có
phải hy sinh mạng sống của mình , thì kẻ làm Chúa trùm ấy , tuy có Lâu Đài

, có Ao Hồ , có Chim chóc , có Thú vật , há có thể riêng mình hưởng vui
chăng ?
( Vua Kiệt nhà Hạ tự phụ nói rằng : Ta có Thiên hạ như Trời có mặt Nhật ,
chừng nào mặt Nhật mất đi , thì quyền lực của ta mới mất !
6


Dân chúng vì oán ghét vua Kiệt, nhân lời nói đó mà lập lời thề như trên ,
không lâu sau vương triều nhà Hạ bị diệt vong , vương triều nhà Thương
hưng khởi , vua Thành Thang diệt Kiệt , giúp cho Dân chúng thỏa lòng . )
3 – Lương Huệ Vương nói với Mạnh phu tử rằng :
Quả Nhân nay đối sử với Dân - Nước thực hết lòng hết dạ , gặp khi xứ Hà
Nội mất mùa , thì di dời bớt dân số xứ Hà Nội sang xứ Hà Đông , vận
chuyển lương thực từ Hà Đông về Hà Nội , hoặc khi xứ Hà Đông mất mùa
thì cũng nương theo phép ấy mà làm . Xét kỹ cuộc cai trị của các nước láng
giềng , chẳng có nước nào chính sách có được dụng tâm như Qủa Nhân , thế
mà dân nước láng giềng chẳng thấy ít đi , dân của Qủa Nhân chẳng thấy
nhiều ra , là cớ làm sao ?
Mạnh Kha thưa rằng : Nhà vua ưa thích chiến trận , tôi xin lấy việc chiến
trận làm thí dụ . Khi hai quân giao tranh , tiếng trống trận nổi lên rầm rầm ,
đồ binh khí va nhau sủng soảng , một bên thua trận , cởi bỏ áo giáp kéo lê
binh khí mà chạy , đứa chạy được trăm bước thì dừng lại , đứa chạy được
năm mươi bước thì dừng lại . Cái đứa chạy được năm mươi bước kia , lại
cười chê đứa chạy được trăm bước nọ là nhát , thì vua cho là thế nào ?
Huệ Vương nói : Không nên cười nhạo nhau , cái đứa kia chẳng qua là
không chạy được trăm bước đó thôi , cũng đều là bọn thua chạy cả !
Mạnh Kha nói : Nhà vua hiểu được điều đó , thì đừng mong dân số nước
mình nhiều hơn dân số nước láng giềng !
Nếu nhà cầm quyền không làm phương hại , khiến lỡ mất thời vụ của dân
canh nông , thì lương thực dư ăn , không cho thả lưới mau xuống ao chuôm ,

(không đánh bắt một cách tuyệt diệt ) thì cá , ba ba , ăn chẳng hết . không để
búa rìu đốn hạ núi rừng trái vụ , thì gỗ củi dùng không hết .
Lương thực , thực phẩm , dùng không hết , củi gỗ lại dư sài , như thế thì
người sống được no cơm , ấm áo , mà người chết chôn cất ,cũng được mát
dạ thỏa lòng .
Người sống được no cơm , ấm áo , người chết chôn cất được mát dạ , thỏa
lòng , đó là khởi đầu của một nền cai trị đúng đắn ( Vương Đạo ) .
Một khu đất ở năm mẫu giao cho người Nông phu , bảo họ trồng lấy Dâu
bao quanh nhà để nuôi Tằm lấy Tơ , thì người 50 tuổi có lụa mà mặc .
Những giống vật nuôi như : Lợn , gà , chó nái , bảo dân chớ làm hại cái mùa
sinh sản của nó , thì người 70 tuổi có thịt mà ăn .
Khu ruộng trăm mẫu đất canh tác , chớ làm thiệt hại những mùa gieo trồng ,
thu hoạch của dân , thì số nhân khẩu trong ấp ấy không đến nỗi đói khổ .
7


Lại cẩn thận trong việc giáo dục ở cấp Tiểu học , Trung học , dẫn bảo dân
cho biết : Nghĩa - Hiếu - Đễ . thì người già cả không phải mang vác nặng
trên đường xá .
Người già cả được ăn ngon mặc đẹp , người trẻ tuổi không phải đói rét ,
không phải thất học , như vậy mà đất nước không hưng vượng được thì
chưa có bao giờ .
Nay vua để cho chó lợn ăn thức ăn của người , mà không biết kiềm chế ,
ngoài đường có xác người chết đói , mà không biết phát thóc chẩn bần .
Người dân chết vì đói rét mà vua thì nói : Không phải tại ta đâu ! Tại năm
mất mùa đấy thôi ! Như thế thì có khác gì cầm dáo đâm người cho chết , lại
bảo rằng : Không phải tại ta đâu ! Tại ngọn dáo sắc nhọn đó thôi !
Nếu nhà vua biết lỗi đó của mình , không đổ tội thừa cho năm đói kém , thì
Thiên hạ kéo về với vua cả .
4 – Vua Huệ Vương nước Lương nói với thầy Mạnh rằng :

Quả Nhân nay xin an lòng vâng theo lời chỉ dạy của Phu Tử !
Mạnh phu tử nói :
Giết người bằng gậy với giết người bằng dao có khác nhau chăng ?
Huệ Vương nói : Không lấy gì làm khác !
Mạnh Phu tử lại hỏi :
Giết người bằng dao với giết người bằng phép cai trị tàn bạo có khác nhau
chăng ?
Huệ Vương đáp : Không lấy gì làm khác !
Mạnh phu tử lại nói : Nay trong bếp của vua có thịt béo , tàu ngựa của vua
có ngựa mập , mà dân của vua thì đói kém , ngoài đồng có xác người chết
đói , cái đó khác gì thả đàn thú ra cho ăn thịt người ?
Loài thú vật ăn thịt lẫn nhau , người ta còn căm ghét , huống chi là kẻ làm
cha mẹ của dân ? Làm cha mẹ của dân , mà thi hành chính sách bạo tàn , như
buông thả đàn thú dữ cho ăn thịt người , sao có thể gọi là cha mẹ của dân !
Đức Trọng Ni có nói :
“ Cái người đầu tiên bày ra tượng gỗ làm đồ tùy táng , hẳn là con cháu
về sau không khá được đâu !”
Làm ra tượng gỗ giống hệt như người thật , để dùng chôn cất theo người đã
chết , mà Đức Khổng còn ghét thế , nữa là nỡ lòng nào đặt ra pháp chế ,
khiến cho dân con của mình , thực phải chịu đói rét mà chết chăng ?
5 – Lương Huệ Vương nói với Mạnh phu tử rằng :
8


Khi xưa nước Tấn là nước cường thịnh , trong Thiên hạ không nước nào
sánh được , cụ hẳn đã biết rồi đó ! Từ buổi Qủa Nhân lên cầm quyền chính
cho đến nay , phía Đông thảm bại dưới tay nước Tề , người con trưởng chết
trận , phía Tây bị nước Tần cắt chiếm mất 700 dặm đất , phía Nam bị nước
Sở làm nhục , Qủa nhân lấy làm hổ thẹn lắm lắm ! Nay Qủa Nhân muốn vì
những người đã chết , mà rửa sạch mối sỉ nhục ấy đi , làm thế nào mà được ?

Mạnh phu tử nói :
Một cõi đất vuông trăm dặm , dùng Vương Đạo có thể gồm thâu Thiên Hạ .
Nhà vua muốn rửa nhục , thì trước tiên phải thi hành Nhân Chính cho Dân ,
giảm bớt hình phạt , nhẹ thu thuế khóa , khuyến khích thâm canh , khai khẩn
hoang hóa , người khỏe mạnh nhân lúc vô sự , rèn luyện cho họ những đức
Hiếu , Đễ , Trung , Tín , để cho họ lúc trở về làng xã hay gia đình , thì biết
cách phụng sự cha anh , khi ra khỏi làng xã thì biết cách phụng sự người lớn
hay bề trên ngoài nước . Khi dân chúng có được niềm tin và đức độ cần thiết
, lại dạy cho họ thông thạo chiến khí tự vệ , thì có thể dùng thô sơ để đánh
bại tối tân , với gậy tre hay tầm vông vạc nhọn , cũng có thể đánh tan quân
giáp bền , gươm sắc , của nước Tần , nước Sở .
Nhà cầm quyền của những nước hiếu chiến kia , họ đoạt mất thì giờ của dân
nước họ , khiến lực lượng sản xuất bị sút giảm , lương thực , thực phẩm
không đủ nuôi cha mẹ , vì con cái của họ bị bắt lính , khiến họ là cha mẹ mà
phải chịu đói rét , anh , em , vợ , con , của họ bị chia lìa tan tác . Nhà cầm
quyền của những nước kia , họ tự kìm hãm đánh đắm con dân của mình .
Bấy giờ nhà vua dùng quân tinh nhuệ xuất chinh hỏi tội , cứu vớt chúng dân
của họ , thì họ còn ai dám chống cự với nhà vua nữa ?
Cho nên từ xa xưa đã có câu : “ Nhân giả vô địch” . Nghĩa là Nhân Đức thì
không gì có thể đối sánh được , xin vua chớ nghi ngờ điều ấy !
6 – Thầy Mạnh Kha vào gặp Tương Vương nước Lương , khi trở ra Thầy
nói với mọi người rằng :
“ Trông xa thì người này không có khí tượng của người làm vua chúa , lại
gần thì chẳng có uy nghiêm gì đáng nể sợ !
Lại thốt nhiên hỏi rằng : Thiên hạ làm sao yên định cho được ?
Ta nói rằng : Gom về một mối thì yên định được !
Nhà vua nói : Ai có thể thống nhất được ?
Ta thưa rằng : Người nhất thống được là người không ưa giết người !
Nhà vua lại hỏi : Ai chịu theo về với mình ?
Ta đáp rằng : Thiên hạ không ai là không theo về với mình !

9


Nhà vua có hiểu biết gì về cây mạ lúc mới cấy xuống đồng không ?
Mùa Hạ lúc mạ mới xuống đồng , gặp phải nắng khô hạn thì lúa héo , tháng
bảy , tháng tám , Trời kéo mây làm mưa , sau trận mưa lớn , lúa non lên mơn
mởn , ai có thể ngăn cản được sự lớn mạnh của lúa đương thì con gái ?
Nay xem ra các bậc quốc chủ chăm nuôi người , chưa có ai là không nghiện
giết người ! Nếu có được bậc quốc trưởng không nghiện giết người , thì bàn
dân Thiên hạ đều dẫn dắt nhau , trông ngóng mà theo về !
Lòng Thành Tín đã được như vậy , thì dân chúng theo về như nước chảy tụ
về chỗ trũng , thế như thác nước đổ ầm ầm , thì ai có thể ngăn lại được ? ”
*** Bình giải :
Nước Ngụy sau khi dời đô từ Trường Bình tới thành Biện Lương , thì có tên
gọi là nước Lương , nước Ngụy xưa còn có tên gọi là Tam Tấn , thời Tấn
Văn Công rất cường thịnh từng làm bá chủ . Đến đời Huệ vương , Tương
vương , vì chiến tranh liên miên nên nước Ngụy đã suy kiệt . Những cải cách
để có thể đưa nước Ngụy trở lại cường thịnh , mà Mạnh Kha đề ra thực rất
khó thi hành . Bởi vì giảm nhẹ thuế khóa , nới lỏng pháp chế , trong lúc quốc
khố thâm hụt do bội chi , vua quan quyen sống trong xa hoa trụy lạc , dân
chúng lầm than oán thán , phải dùng hình phạt hà khắc để ngăn loạn . Việc
nước Lương binh bại đất bị cắt chiếm , cho thấy dân chúng nước Lương , đã
chán ghét nhà cầm quyền của nước mình , nên mới thuận theo nước địch .
Nước Lương cũng có dư sức để gây dựng một nền Nhân Chính , song nhà
vua phải đổi mới Tư Duy , để làm gương cho bá quan cùng dân chúng noi
theo , không có chí hướng như Văn Vương , Chu Công thì không làm được .
7 - Tề Tuyên Vương hỏi Mạnh phu tử rằng :
Phu tử có thể giảng cho Quả nhân nghe về sự nghiệp của Tề Hoàn công , với
Tấn Văn công được không ?
Thầy Mạnh đáp rằng :

Khi xưa Đức Trọng Ni , không có bàn giảng cho môn sinh của mình , nghe
về sự nghiệp của vua Hoàn , vua Văn . Cho nên không có kinh truyện truyền
lại cho đời sau ! Tôi cũng chưa từng được nghe , vì thế không thể lấy gì để
giảng rõ cho nhà Vua nghe tỏ . Nhưng tôi có thể nói về phép tắc cai trị , làm
Vượng Thiên hạ , cho Vua nghe được không ?
Tề Tuyên Vương nói : Đấng quân vương phải có đức độ thế nào ? mới có
thể Vượng Thiên hạ ?
10


Mạnh phu tử nói :
Đấng vương thượng hay chăm lo giữ gìn được hạ dân của mình , thì sức
vượng Thiên hạ không gì cản nổi !
Tuyên vương nói :
Như quả nhân đây có thể giữ gìn được dân chúng của mình không ?
Mạnh phu tử đáp rằng : Có thể được !
Tuyên vương hỏi vặn : Phu tử dựa vào đâu mà biết Quả nhân có thể ?
Mạnh Kha thưa rằng : Tôi nghe một vị quan gần bên vua , tên là Hồ Hột kể
rằng : “Một ngày nọ , nhà Vua ngồi trên nhà , trông thấy có người dắt con
Trâu đi qua dưới nhà , Vua trông thấy liền hỏi rằng : Nhà ngươi dắt Trâu đi
đâu ? Người dắt Trâu thưa rằng : Đem nó đi giết để lấy máu bôi chuông !
Vua phán : Tha cho nó đi ! Ta không nỡ trông thấy bộ dạng dớn dác của nó ,
dường như vô tội mà bị hãm vào đất chết !
Người dắt Trâu thưa rằng : Vậy thì bỏ lễ bôi chuông ư ?
Vua phán : Sao có thể bỏ lệ ấy ? Hãy đem con Dê đổi mạng cho nó !”
Tôi nghe kể vậy ! Không biết chuyện đó có thật thế không ?
Nhà vua đáp : Có chuyện đó !
Mạnh phu tử nói : Phải là tấm lòng đó thì đủ để vượng Thiên hạ ! Nhưng mà
trăm họ đều nghĩ rằng : Nhà vua vì yêu tiếc con Trâu mà làm vậy . Còn tôi
biết rằng : Nhà vua chẳng nỡ thấy chết mà không cứu đó thôi !

Nhà vua nói : Phải đấy ! Thật có như niềm nghĩ của trăm họ . Nhưng mà
nước Tề của ta dù bé nhỏ , ta là vua làm sao yêu tiếc một con Trâu ? Chỉ vì
ta không nỡ trông thấy bộ dạng sợ hãi của nó , như vô tội mà phải chết !
Cho nên mới lấy con Dê đổi mạng cho nó !
Mạnh tử nói : Nhà vua nên biết không có gì lạ , niềm nghĩ của trăm họ cho
rằng : Vua vì yêu tiếc con Trâu , mà lấy bé đổi to , họ làm sao hiểu nổi tấm
lòng của nhà Vua , thấy chết phải cứu vớt ? Nếu như Vua xót thương sinh
linh vô tội , mà bị hãm vào chỗ chết , thì sao còn phân biệt Trâu – Dê ?
Nhà vua cười mà nói rằng : Thực lòng ta cũng không biết vì sao lúc ấy , ta
lại hành xử như vậy ? Ta đâu phải vì yêu tiếc của , mà đem Dê đổi Trâu . Vì
thế mà trăm họ bảo ta tiếc của cũng phải !
Mạnh phu tử nói : Không hại gì ! Đó là phương thuật gây dựng nền Nhân .
Bởi vì lúc ấy ,thấy cảnh khốn của con Trâu , mà chưa thấy con Dê ! Bậc
đứng trụ , làm thầy , đối với loài cầm thú , trông thấy sự sống của nó , không
nỡ trông thấy sự chết của nó . Nghe thấy tiếng kêu thảm của nó , chẳng nỡ
ăn thịt nó ! Cho nên người Quân Tử hay xa lánh lò sát sinh .
11


Nhà vua vui vẻ nói : Kinh Thi có câu rằng : “ Kẻ khác có lòng , ta lường
đoán lấy ” . Câu ấy nói về phu tử đấy ! Việc làm của ta , mà ta lại không
hiểu nổi lòng ta ! Lời phu tử nói làm Tâm ta áy náy , nhưng với Tâm ấy ,
làm sao lại hợp với việc xây dựng nghiệp Vương ?
Mạnh tử thưa rằng : Ví như có người quỳ trước mặt vua mà tâu rằng : Tôi có
sức mạnh nâng được nghìn cân , nhưng không nhắc nổi một cái lông vũ , sức
sáng của mắt đủ thấu tỏ hạt bụi , mà không thấy xe củi . Điều đó nhà Vua
cho là thế nào ?
Nhà vua nói : Không thể như vậy được !
Mạnh phu tử giải rằng : Nay Ân – Huệ của Vua đủ ngấm tới vật nuôi , mà
công tích không vươn tới trăm họ , vì sao lại có sự khác biệt thế ? Vậy thì

không nhắc nổi một cái lông , là vì không dùng sức đó thôi ! Xe củi không
trông thấy , là vì không dùng tới sức sáng đó thôi ! Trăm họ không thấy
được sự bảo hộ của nhà Vua , là vì không ra ơn đó thôi ! Vì thế cho nên nhà
Vua , không gây dựng được nghiệp Vương , là vì không làm , chứ không
phải là không làm được !
Nhà vua nói : Không làm với không thể làm , hình tích có gì khác nhau ?
Mạnh phu tử nói : Ví như Kẹp nách núi Thái Sơn mà vượt Bắc Hải , việc ấy
bảo với người ta rằng : Tôi không thể làm được ! Quả thực là không thể làm
nổi . Nhưng nếu vì bậc trưởng thượng sai bẻ một cành cây , mà lại nói rằng :
Tôi không thể làm , thì không phải là không thể làm , mà là không chịu làm .
Cho nên nhà vua không gây dựng được nghiệp Vương , không phải ở loại :
kẹp nách Thái Sơn vượt Bắc Hải . Vua không vượng Thiên hạ ở loại bẻ cành
cây kia thôi !
Kính trọng người già cả ở nơi mình , rồi suy rộng ra kính trọng người già
của người . Yêu trẻ mình rồi suy rộng ra cho kịp tới yêu con trẻ của người ,
mà thế thì việc trong Thiên hạ , có thể vận dụng ở bàn tay .
( Cũng có thể dịch theo cách khác là : Già dặn ! Ta già dặn cho kịp tới cái
già dặn của người . Non trẻ ! Ta non trẻ cho kịp tới chỗ non trẻ của người .
Làm được thế thì có thể xoay vần Thiên hạ dễ như trở bàn tay !)
Kinh Thi nói :
“Tự mình sửa đức nơi mình
Làm gương cho vợ con mình noi theo
Anh em chia xẻ mọi điều
Trị nhà trước đã ổn chiều nước non .”

12


Lời nói Nhân Nghĩa cất lên từ chỗ Thiện Tâm ở nơi mình , nó có sức lan tỏa
cảm hóa đến nơi người đó thôi ! Cho nên biết suy Ân thì đủ giữ gìn được

bốn biển , mà không biết suy Ân ra , thì đến cả vợ con cũng không bảo toàn
được !.
Người đời xưa làm nên những kì tích hơn người vượt thời gian , cũng không
thoát ra khỏi chỗ Suy Ân , nghĩa là khéo thúc đẩy , khai triển rộng ra từ việc
làm Nhân – Nghĩa ở nơi mình đấy thôi .
Nay ân huệ của vua đã tới cầm thú , mà công tích của vua không tới muôn
dân , tại sao lại có sự khác biệt như vậy ?
Phải cân lên rồi sau đó mới biết nặng nhẹ , phải đo đếm rồi sau đó mới biết
ngắn dài , đối với mọi vật đều như thế cả ! Đối với cái Tâm càng phải hơn
thế , xin nhà Vua hãy lượng xét điều đó .
Hay là vua muốn khuấy động binh đao , để làm nguy khốn con dân , kết thù
oán với láng giềng , rồi sau đó mới vừa lòng chăng ?
Vua nói : Không phải thế đâu ! Ta sao lại ưa chỗ đó ? Chẳng qua là ta cầu
chỗ đại dục của ta !
Mạnh phu tử nói : Chỗ đại dục của nhà vua có thể cho tôi nghe không ?
Nhà vua mỉm cười mà không nói chi cả .
Mạnh phu tử nói : Phải chăng vị ngọt béo của đồ ăn , không đủ vừa miệng
nhà vua ư ? Hay là sự nhẹ ấm của thức mặc , không đủ bao bọc thân thể của
vua ư ? Hay là màu sắc tươi rói , không đủ coi ở mắt của vua ư ? Hay là
thanh âm không đủ nghe ở lỗ tai của vua ư ? Hay là kẻ tôi tớ không đủ để
vua sai khiến ở trước ư ? Các bề tôi của vua đủ để cung phụng cho vua
dùng , mà vua há phải vì những điều ấy ư ?
Vua đáp : Không ! Ta không vì những điều ấy .
Mạnh phu tử nói : Thế thì chỗ Đại Dục của nhà vua , tôi có thể biết rồi !
Nhà vua muốn mở rộng đất đai , bắt Tần – Sở lại triều cống , cai quản toàn
cõi nước , mà vỗ về bốn Rợ . Nhưng mà đem chỗ việc mình làm ấy , để
mong kiếm chỗ mình muốn ấy , có khác gì “ Leo cây tìm cá ” !
Nhà vua nói : Việc quá lắm thế ư ?
Mạnh phu tử nói : Còn nghiêm trọng hơn thế !
Leo cây tìm cá , cá tuy không được , nhưng không có di hại về sau . Còn như

đem chỗ mình làm kia , để thực hiện mong muốn ấy , gắng sức hết lòng mà
làm , tất có di hại để lại cho ngày sau !
Nhà vua nói : Phu tử có thể nói rõ di hại ấy cho Quả nhân nghe chăng ?
Mạnh phu tử nói : Tỷ như cuộc chiến tranh giữa nước Trâu với nước Sở , thì
nhà vua cho rằng bên nào được ? bên nào thua ?
13


Nhà vua nói : Nước Sở sẽ chiến thắng !
Mạnh phu tử nói : Thế thì nước nhỏ không thể chiến thắng nước lớn , ít
không thể địch nhiều , yếu không thể đánh mạnh chứ gì ? Hiện nay toàn cõi
đất đai , nước vuông nghìn dặm có chín nước . Nước Tề là một trong chín
nước đó , đem một phần chinh phục tám phần còn lại , có khác gì nước Trâu
khai chiến với nước Sở ? Chi bằng trở về với phép gốc , nghĩa là bây giờ nhà
vua chỉnh sửa nền cai trị cho hợp pháp độ , thi hành Nhân – Ân , khiến cho
những người tài giỏi có đức độ , làm việc dưới triều đình của vua , người
canh nông muốn thâm canh trên cánh đồng của vua , người buôn bán đều
muốn đổ của vào chợ của vua , người khách lữ hành đều muốn đi trên con
đường của vua . Dân chúng trong Thiên hạ họ oán ghét chúa của họ , họ đều
muốn tới tố khổ với nhà vua , mong vua đứng ra làm chủ cho họ . Lòng
người đã cảm phục như vậy , còn ai có thể ngăn cản được ?
Nhà vua nói : Quả nhân hồ đồ không thể tiến lên mức ấy ! Xin phu tử dốc
lòng phò tá cho đạt chí nguyện , đem sự sáng suốt mà chỉ bảo , dù không
nhạy bén , nhưng Quả nhân cũng gắng gỏi làm luôn !
Mạnh phu tử nói : Người ta sống trên đời , không có Hằng Sản mà có Hằng
Tâm , thì chỉ có Kẻ Sĩ mộ đạo mới có thể làm vậy được thôi !
Còn như với người dân thường thì không có Hằng Sản , mà vì thế cũng
không có Hằng Tâm . Ví bằng không có Hằng Tâm , thì họ sống buông thả
quái quỷ, nghiêng ngả , xa xỉ , không có việc gì là không dám làm ! Khi họ
đã hãm vào vòng tội lỗi , nhà cầm quyền căn cứ vào chỗ phạm tội của họ mà

hành hình , thì bảo đấy là gài bẫy Dân !
Nếu có được bậc quốc chủ Nhân Từ , thì ai lại gài bẫy con dân như thế ?
Vì vậy cho nên bậc quốc chủ sáng suốt , chế định sản nghiệp cho dân , ắt
phải khiến cho họ trông lên đủ phụng sự cha mẹ , cúi xuống đủ nuôi dưỡng
vợ con , năm thuận thời thì suốt đời no đủ , năm Thiên tai không phải chết vì
đói rét . Làm được như thế rồi , sau đó mới có thể đưa dân vào đường
Thiện , dân theo về đường Thiện một cách dễ dàng .
Hiện nay phép chế định sản nghiệp cho dân , ngửa trông không đủ phụng sự
cha mẹ , cúi mong không đủ nuôi dưỡng vợ con , trúng mùa thân vẫn đói
khổ , mất mùa thì chết đói ngay ! Người dân đang cố vùng vẫy , để mong
thoát khỏi chết vì đói rét còn không đủ sức , có đâu thì giờ nhàn hạ mà tu
chỉnh Lễ Nghĩa ? Nhà vua muốn thi hành nền Nhân Chính , thì trở về chăm
lo điều gốc là hợp với lý lẽ .
14


Một khu đất ở năm mẫu ta ( 720 mét vuông ) , trồng dâu bao quanh lấy lá
nuôi tằm lấy tơ , thì người 50 tuổi có thể có lụa mà mặc . Những giống vật
nuôi như : Lợn , gà , chó nái , đừng làm mất mùa vụ sinh sản của nó , thì
người 70 tuổi có thịt mà ăn . Khoảnh ruộng trăm mẫu đất , không đoạt mất
thì giờ mùa vụ của họ , thì một nhà tám miệng ăn có thể không phải đói
khổ . Về giáo dục thì cẩn thận trong việc dạy dỗ , ở bậc tiểu học và trung học
, dạy cho trẻ hiểu được nghĩa của Hiếu - Đễ , thì những người tóc bạc không
phải mang vác nặng đi trên đường xá . Nền cai trị đạt tới người già cả được
mặc lụa là , được ăn thịt cá , lê dân no đủ , cơm no , áo ấm , con trẻ được học
hành chu đáo , như vậy mà không Vượng được Thiên hạ , thì chưa có thế
bao giờ !
• Lời bình :
Trong tiết này có thể nói Thầy Mạnh du thuyết không thành công . Khi
xưa Văn Vương gặp Thái Công , đương ngồi câu cá ở Bàn Khê , Thái

Công chỉ nói về việc câu cá , nhân đó liên hệ với kế thuật dùng người ,
mà Văn Vương bái phục , tôn làm Quân sư , đón lên xe rước về Tây
Kỳ , mở ra triều đại nhà Châu thịnh đạt 800 năm . Nay Mạnh Kha tiên
sinh đến yết kiến Tề Tuyên Vương , Vương hỏi về sự nghiệp của Tề
Hoàn Công , của Tấn Văn Công , là có ý mong Thầy Mạnh là Quản
Trọng . Tôi nhớ chuyện kể về Thuần Vu Khôn , được Tư Mã Thiên
chép trong bộ Sử Ký rằng : “ Thuần Vu Khôn người nước Tề , nghe
rộng , nhớ nhiều, hâm mộ tư cách của Án Anh . có người khách đưa vào
gặp Lương Huệ Vương , nhà vua đuổi hết người chung quanh ra ngoài ,
ngồi một mình để tiếp kiến Khôn , cả hai lần như vậy mà Khôn vẫn
không nói gì , Huệ Vương lấy làm lạ , quở trách người khách :
Nhà ngươi nói Quản Trọng , Án Anh , không bằng Thuần Vu tiên sinh ,
nhưng lúc vào yết kiến Quả Nhân , cả hai lần vẫn không thấy nói năng
gì , tại sao vậy ?
Người khách kể lại với Khôn , Khôn nói :
Đúng thế ! Tôi lần trước vào yết kiến , thấy nhà vua đương nghĩ đến
việc rong ruổi , lần sau tôi vào yết kiến , thấy nhà vua đương nghĩ tới
thanh âm . Vì thế tôi im lặng không nói gì !
Người khách trình báo sự thật với Huệ Vương , Vương cả sợ nói rằng :
Thánh thật ! Lần trước Thuần Vu tiên sinh đến , thì có người dâng ta
con ngựa quý , ta chưa kịp coi thì gặp Thuần tiên sinh đến . Lần sau có
15


người dâng ta người hát hay , ta chưa kịp thử cũng lại gặp Thuần tiên
sinh đến . Tuy đã đuổi hết người chung quanh ra ngoài , song lòng riêng
quả thực đang nghĩ về những thứ đó !”
Tuyên Vương đang muốn dựng dậy bá nghiệp của Hoàn Công , mà
Mạnh phu tử không đáp ứng được , cho nên chỉ có thể cho chức Khách
Khanh , lưu lại ở triều đình để tỏ ý tôn kính , mà không ủy thác cho

trọng quyền cai quản đất nước ! Vương cũng là bậc Chủ minh xét .
Ta có thể thấy điều Nhân của Mạnh Tử nêu ra ở trên đây , đã khác xa
với điều Nhân của Khổng Tử đề xướng . Kế thuật làm Nhân của Mạnh
Tử , muốn đưa đến thiên thắng , mà thiên thắng cũng là thiên tuyệt .
Khổng Tử mong muốn cải cách xã hội , thông qua giai tầng Trí thức ,
không xâm hại đến lợi ích riêng của nhau , cùng hướng về con đường
sáng , cùng tồn tại mãi , đó là lý tưởng Trung Dung . Cho nên nói :
“ Không lo nghèo khó , chỉ lo mất an ninh !” . Ai đã từng nếm trải sự
cay đắng của thời loạn lạc , của binh lửa , của sự hủy diệt do chiến tranh
, mới có thể hiểu thấu được chân lý vĩnh hằng đó !

B – Lương Huệ Vương chương cú hạ ( Gồm 16 tiết )
1- Trang Bạo tới gặp Mạnh Tử nói rằng : Bạo tôi vào yết kiến nhà vua , nhà
vua nói với Bạo là vua háo nhạc , nhưng Bạo không có lời nào để đáp lại .
Xin hỏi phu tử rằng : Bậc quốc chủ háo nhạc thì thế nào ?
Mạnh phu tử nói : “ Nếu vua ta hiểu sâu được âm luật , thì vận mệnh nước
Tề có cơ hưng vượng ! ”
Ngày khác Mạnh tử vào gặp vua , nhân đó hỏi rằng : Nhà vua từng nói với
Trang tử rằng vua chuộng nhạc có đúng vậy không ?
Nhà vua thay đổi sắc mặt mà nói rằng : Quả Nhân không đủ khả năng háo
nhạc của tiên vương , chỉ chuộng nhạc thế tục thôi !
Mạnh phu tử nói : Vương như hiểu được âm luật sâu sắc , thì nước Tề có cơ
hưng vượng , vì âm nhạc ngày nay cũng do âm nhạc thủa xa xưa làm ra !
Vương nói : Phu tử nói rõ cho Quả Nhân nghe được không ?
Mạnh tử nói : Tấu nhạc vui hưởng một mình , với tấu nhạc cùng mọi người
vui hưởng , thì đằng nào vui hơn ?
Vương đáp : Vui một mình chẳng bằng vui cùng mọi người !
16



Mạnh tử lại nói : Vui cùng số ít , so với vui cùng số nhiều thì đằng nào hơn ?
Vương đáp : Cùng số đông thưởng thức thì hơn !
Mạnh tử nói : Tôi xin vì nhà vua mà nói về nhạc !
Ví thử như bây giờ nhà vua tấu nhạc ở đây , mà trăm họ ngoài kia , nghe
được tiếng chuông , tiếng trống , tiếng sáo , tiếng tiêu thiều , của nhà vua ,
mà họ nhăn mày nhíu mặt , rồi bảo với nhau rằng : “ Vua của ta chuộng hòa
khí phối âm , sao lỡ khiến chúng ta ở đây cực khổ thế này ? Cha con chẳng
được thấy nhau , anh em , vợ con lìa tan ?
Lại ví thử như nhà vua tổ chức cuộc săn bắn ở đây ,trăm họ ngoài kia nghe
được tiếng ngựa xe , trông thấy vẻ lộng lẫy của cờ hiệu , họ nhăn mày nhíu
mặt , mà bảo với nhau rằng : Vua của ta chuộng thú vui săn bắn , sao nỡ
khiến chúng ta ở đây cực khổ thế này ? Cha con chẳng được thấy nhau , anh
em , vợ con li tán ! Điều dân chúng than oán đó , là vì vua không cùng dân
chúng chia vui . Nếu Vua biết chia vui với trăm họ , thì họ chia lo với vua.
Nay vua tấu nhạc ở đây , trăm họ ngoài kia nghe được tiếng chuông , tiếng
trống , tiếng sáo , tiếng tiêu thiều của vua , mà họ mừng rỡ vui vẻ ra mặt ,
họ nói với nhau rằng : Vua của chúng ta mạnh khỏe , không bệnh tật gì ,
nếu ốm yếu thì sao có thể tấu nhạc được ?
Nay vua tổ chức cuộc săn bắn ở đây , trăm họ ngoài kia nghe tiếng xe ngựa ,
trông thấy vẻ đẹp lộng lẫy của cờ hiệu , họ mừng rỡ , vui vẻ hiện trên nét
mặt , rồi họ bảo nhau rằng : Vua của chúng ta mạnh khỏe , không tật bệnh
chớ gì ? Nếu có bệnh thì sao có thể săn bắn cho được ?
Dân chúng vui mừng như thế , là vì vua biết chia xẻ điều lo của trăm họ ,
nên cùng họ chung hưởng niềm vui .
Bây giờ Vua cùng với trăm họ chung vui , thì Vương nghiệp thành công .
2 – Tề Tuyên Vương hỏi Mạnh tử rằng :
Vườn của Văn Vương rộng 70 dặm vuông , điều đó có thật không ?
Mạnh tử thưa rằng : Chuyện có chép như vậy !
Tuyên vương nói : Như vậy thì quá lớn chăng ?
Mạnh tử nói : Dân chúng còn cho là nhỏ đó !

Tuyên vương nói : Vườn của Quả Nhân có 40 dặm vuông , dân đã cho là
quá lớn . Tại sao vậy ?
Mạnh tử thưa rằng : Vườn của Văn vương vuông vức 70 dặm , vẫn thường
mở cửa cho người cắt cỏ , kiếm củi , săn trĩ , săn thỏ , được ra vào . Vì Văn
vương biết cùng với dân con của mình , chia xẻ lợi lộc của khu vườn đó .
Cho nên dân chúng cho là còn nhỏ hẹp , chẳng cũng phải ư ?
17


Lúc mới tới biên cảnh của nước Tề , tôi đã hỏi về điều đại cấm kị , sau đó
mới dám vào . Tôi có nghe trong chỗ giao quan , có một khu vườn vuông 40
dặm , ai giết chết một con nai ở vườn ấy , thì bị xử tội như tội giết người .
Như thế thì mảnh vườn 40 dặm vuông , thành ra cái hầm bẫy đặt ở giữa
nước . Dân chúng cho là quá lớn , chẳng cũng phải ư ?
3 – Tề Tuyên vương hỏi Mạnh tử rằng :
Việc kết giao với các nước láng giềng cũng có đạo ư ?
Mạnh phu tử thưa rằng : Có ! Duy chỉ có người Nhân mới có thể đem lớn
thờ nhỏ . Cho nên Thành Thang thờ vua nước Cát , Văn Vương thờ Côn Di .
Duy có người Trí mới làm nổi việc : Lấy nhỏ thờ lớn . Vì thế mà Thái
Vương thờ Huân Dục , Câu Tiễn thờ Ngô Phù Sai .
Dùng lớn vỗ nuôi bé , là vui thuận đạo trời , lấy bé phụng sự lớn , là vì kính
sợ mạng trời . Vui thuận đạo trời , thì bảo toàn được thiên hạ . Kính sợ mạng
trời , thì bảo toàn được đất nước của mình .
Kinh Thi có câu rằng :
“ Lòng hằng kính sợ uy Trời
Ngôi tôn giữ trọn , nước thời vẹn nguyên .”
Nghe xong Tuyên vương nói : Lời bàn luận của phu tử thực cao siêu !
Nhưng tiếc rằng Quả nhân có tật chuộng sức mạnh , ưa thích sự dũng cảm !
Mạnh phu tử nói : Xin nhà vua đừng chộng sự dũng mãnh của khí huyết .
Này như vỗ bao Gươm , trừng mắt , quát rằng : Ngươi là cái thá gì mà dám

đánh với ta sao ? Đó chẳng qua là cái dũng của kẻ sất phu , địch một người
mà thôi . Xin nhà vua hãy tu luyện lấy cái dũng mãnh của Nghĩa lý , có sức
địch muôn người mới lên !
Kinh Thi có nói :
“ Văn Vương nổi giận một lần
Dẹp yên phiên Cử , ra quân cứu nàn ( nạn ) !
Hỗ Châu vương nghiệp vững an
Bàn dân Thiên hạ hân hoan đón mừng .”
Đó là cái Dũng của vua Văn . Vua Văn chỉ một lần nổi giận , mà làm cho
chúng dân trong Thiên hạ được yên ổn lâu dài .
Kinh Thư có nói : “ Trời chăm sóc muôn dân ở dưới , làm ra kẻ đứng trụ ,
người làm thầy , chỉ bảo rằng : Phải giúp cho họ ! Vua ở trên cao yêu quý
bốn phương , có tội , không tội , chỉ tại ta ! Dưới gầm trời ai dám có ý chí
quyết vượt trái ? Có một người phá ngang dưới gầm trời , vua Võ lấy làm sỉ
nhục vì nó , đấy là cái Dũng của vua Võ . Cũng chỉ nổi giận một lần , mà
Võ Vương khiến cho chúng dân Thiên hạ , được sống trong yên ổn lâu dài.”
18


Nay vương thượng cũng một lần nổi giận , yên định muôn dân Thiên hạ ,
dân chúng chỉ lo vua không ưa sự dũng mãnh của Nghĩa lý mà thôi !
4 – Tề Tuyên vương gặp Mạnh tử ở Tuyết Cung ,
Vương nói : Người Hiền cũng có niềm vui ở đây ư ?
Mạnh phu tử đáp rằng : Có đấy ! Nhưng mà người bình dân họ không được
vui hưởng cảnh ấy , thì họ cho là bề trên của mình không phải ! Không được
mà không phải với bề trên của mình , thì cũng là không phải ! Vì là bề trên
của dân , ở trên dân chúng , mà không cùng chia xẻ sự vui với dân , thì cũng
là không phải ! Vui sự vui của dân , dân cũng vui sự vui của mình . Lo cái lo
của dân , dân cũng lo cái lo của mình . Vui cái vui của Thiên hạ , lo cái lo
của Thiên hạ . Như thế mà không vượng được Thiên hạ , thì chưa có thế bao

giờ !
Khi xưa Tề Cảnh công hỏi Án Anh rằng : Ta muốn tới xem vùng Chuyển
Phụ , Triều Vũ , theo đường biển xuống phương Nam , cho tới Lang Da . Ta
phải tu chỉnh thế nào để có thể sánh với việc Tiên Vương đi xem xét ?
Án tử thưa rằng : Điều vua hỏi lành thay !
Thiên tử qua thăm chư hầu , gọi là : Tuần thú . Tuần thú ấy là đi coi xét phần
đất đai , dân tình , chính sự , nơi vua chư hầu nhận trông giữ , để định việc
thưởng phạt , cùng việc trợ giúp khi cần thiết .
Vua chư hầu vào chầu Thiên tử , thì gọi là : Thuật chức . Thuật chức ấy là
báo cáo tình hình công việc , thuộc chức phận mình cai quản , trên mảnh đất
được phân phong của mình .
Mùa Xuân thì xem xét đốc thúc việc canh tác , kịp thời bổ chỗ bất túc .
Mùa Thu thì coi xét việc thu hái , kịp thời trợ giúp chỗ hụt hạt .
Vì thế cho nên ngạn ngữ nhà Hạ có câu rằng :
“ Vua của chúng ta không tuần du qua đây , ta sao có được nghỉ ngơi ?
Vua của chúng ta không có dự toán trước , ta sao được trợ giúp ? ”
Việc tuần du , việc dự toán , là vì chư hầu mà dựng khuôn phép , giúp cho
nền cai trị được thịnh vượng !
Ngày nay không còn như thế nữa ! Khi bậc quốc trưởng đi công cán , đem
theo quân hộ tống rất đông , đi đến địa phương nào , thì nơi ấy phải lo ăn ở
cho chu đáo . Khiến cho kẻ đói phải nhịn miệng , người nhọc thêm nhọc vì
phục dịch . Họ đưa mắt dèm chê , rồi dân chúng nảy sinh ác ngầm . Trái với
Mệnh Trời , ngược đãi Dân , ăn uống tốn kém như nước đổ vào sông , khiến
cho các đia phương phải lo sầu vì : Liu – Liên – Hoang – Vong .
Buông trôi theo dòng chảy xuống , mà quyên trở lại nguồn cội , gọi là Liu .
( Nghĩa là bị cuốn theo sự ham muốn của dục tình , mà mất đức bản Tâm )
19


Ngược theo dòng chảy mà lên mãi , quyên đường về , bảo đó là Liên .

( Nghĩa là bị cuốn theo các thú chơi say sưa , quyên cả bổn phận của mình )
Đuổi theo con thú không biết chán , bảo đó là Hoang .
( Nghĩa là mải săn đuổi con mồi , đến nỗi bỏ bê việc triều chính , hại nước )
Ngập chìm trong rượu không thấy chán , bảo đấy là Vong .
( Nghĩa là yến tiệc say sưa triền miên , khiến cho nhà tan , mà nước mất .)
Đấng Tiên Vương không dính vào thú vui Liu – Liên ! Không mắc hạnh
Hoang - Vong ! Duy chỉ có nhà Vua là phải sáng suốt , lựa chọn lấy cách
hành xử của mình , vì nó can hệ tới vận mệnh Quốc gia – Dân tộc !
Nghe Án Tử trình bày xong , Cảnh Công thấy sảng khoái trong lòng , bèn bố
cáo khắp nước , rồi xuất du , dựng nhà chỗ giao quan , ở đấy bắt đầu hưng
phát bổ bất túc . Cảnh Công cho mời quan Nhạc sư tới mà dụ rằng : “ Nhà
người hãy vì ta mà làm ra khúc nhạc : Vua – Tôi cùng vui vẻ !”
Bởi đó cho nên hai bản nhạc : “ Chủy Thiều” và : “ Dốc Thiều” ra đời . lời
thơ trong khúc nhạc đó có nói rằng :
“ Vực dậy cho vua có lỗi gì đâu ? Vực dậy cho vua ấy là chuộng vua !”
( Nghĩa là người bề tôi trung chính dám can thẳng , không để chủ của mình
phạm sai lầm , trong phép hành xử ấy không có tội lỗi . Cho nên vì yêu
thương chủ của mình , mà phải vạch rõ điều phải - quấy để ngăn đổ vỡ .”
5 – Tề Tuyên Vương hỏi Mạnh phu tử rằng :
Mọi người đều bảo với Quả nhân hãy hủy đi tòa Minh Đường ! Theo ý phu
tử thì có nên phá hủy không ?
Mạnh phu tử đáp rằng : Minh Đường là chỗ Thiên tử hội họp chư , ban bố
Chính - Lệnh . Nhà vua muốn thi hành chính sách vượng Thiên hạ , thì chớ
có hủy hoại đi tòa Minh Đường ấy !
Vương nói : Phu tử có thể nói rõ cho Quả nhân nghe về phép cai trị vượng
Thiên hạ được không ?
Mạnh tử thưa rằng : Ngày xưa Văn vương cai trị đất Kì , việc đầu tiên là
chia ruộng đất cho dân cày cấy , một khu đất chia làm chin thửa ruộng , tám
thửa bao quanh chia cho tám nhà , cày cấy hưởng trọn hoa lợi , còn thửa ở
giữa thì tám nhà kia phải chung sức nhau mà cày cấy cho vua . Đó là phép

Tỉnh Điền đóng góp một phần trong chín phần . Người làm quan được nối
đời ăn lộc , các cửa ô chỉ xét hỏi mà không đánh thuế , chỗ lạch ngòi không
cấm đoán , người có tội không bắt lây tới người thân tộc .
Đàn ông già cả mà không có vợ gọi là ông góa , đàn bà già cả mà không có
chồng gọi là bà son , già cả mà không có con cái gọi là độc thân , trẻ nhỏ mà
20


không có cha mẹ gọi là con côi . Bốn hạng người ấy , là dân cùng khổ trong
Thiên hạ mà không có chỗ để cậy nhờ .
Văn vương khởi phát nền cai trị Nhân đức , việc làm trước nhất là : Chiếu cố
đến bốn hạng người cùng khổ trong đám dân cùng ấy !
Kinh Thi có câu rằng :
“ Người giàu còn khá vậy - Kẻ khó đáng thương thay !”
Nghe xong vua nói : Lời ấy Lành thay !
Mạnh phu tử nói : Nhà vua thấy đó là tốt lành , thì sao chẳng chịu làm theo ?
Vua nói : Quả nhân có tật , Quả nhân chuộng của cải !
Mạnh phu tử nói : Nhà vua chuộng hàng hóa , sao chẳng làm giàu cho dân ?
Khi xưa ngài Công Lưu yêu thích của cải , Kinh Thi chép rằng :
“ Ngài Công Lưu khéo dành của cải
Thóc gạo đầy đóng tải lưu kho
Lương khô cất trong bao , trong bị
Ánh hào quang thầm nghĩ giấu đi !
Binh uy đủ Chính - Kì mưu chước ,
Liệu can qua Thao – Lược rắp bày !
Người ra trận đủ đầy lương thảo
Kẻ ở nhà sẵn gạo lưu kho ,
Đồ thiết dụng tính cho cặn kẽ .
Được thế rồi có thể ra đi ! ”
Nhà vua ưa của cải , cùng trăm họ giàu có , thì việc vượng Thiên hạ đâu có

khó gì ?
Tuyên vương lại nói : Quả nhân còn có tật ưa thích gái đẹp !
Mạnh tử thưa rằng : Nhà vua nếu biết đem lòng yêu thích người đẹp của
mình , mà yêu thương trăm họ thì có hại gì đâu !
Thửa xa xưa , Thái Vương yêu thích gái đẹp , quí trọng vợ mình , Kinh Thi
chép rằng :
“ Công Đản Phủ - Thái Vương thủa nọ
Phá trùng vây cất vó ra đi !
Qua bến Tây , dựng Kì sơn trại .
Đưa nàng Khương sủng ái theo cùng,
Nghĩa vợ chồng , tình chung mở cõi ,
Thời bấy giờ , dân dõi mắt trông .
Vận quyền lực gây trồng cây Ngãi ( nghĩa )
Khéo vén vun trai gái đủ đôi !
No cơm , ấm áo , thời thôi tủi hờn .”
21


Nhà vua thắm tình chồng vợ , mong trăm họ cũng được như mình , thì việc
vượng Thiên hạ có khó gì ?
6 – Mạnh tử nói với Tề Tuyên vương rằng :
Ví thử như có người bề tôi của vua , tin tưởng người bạn , mà gửi gắm vợ
con , nhờ bạn trông coi , rồi đi sang nước Sở , lúc trở về thấy vợ con mình bị
bạn bỏ cho đói rét , trong trường hợp ấy thì xử trí thế nào ?
Tề Tuyên vương nói : Quyên đi !
Mạnh tử hỏi tiếp rằng : Lại ví như quan tổng trưởng Hình bộ , mà không thể
nào ổn trị được cấp dưới của mình , nên xử trí vị quan ấy thế nào ?
Tuyên Vương nói : Thôi đi !
Mạnh tử lại hỏi : Ví thử như việc cai trị ,mà làm cho biên cảnh bốn bề rối
loạn , không thể trị an được , thì xử lý vị quốc trưởng ấy thế nào ?

Tuyên Vương ngoảnh trông hai bên tả hữu , mà nói lảng ra chuyện khác !
7 – Mạnh phu tử gặp Tề Tuyên vương mà tâu rằng :
Chỗ bảo rằng nước cố cựu , không phải là nói cây cao bóng cả ở đất ấy , mà
là nói chỗ đất nước ấy , đời đời sản sinh ra những bậc Liêm Chính làm trụ
cột Quốc gia .
Nhà vua hiện không có những người bề tôi giỏi thân cận , để làm cột trụ
chống Trời , ngay cả những người thân tín được tiến dụng khi trước , bây
giờ cũng không còn nữa !
Tuyên vương nói : Ta làm sao mà biết được những vị quan kia , không có tài
cán gì mà loại bỏ đi !
Mạnh tử thưa rằng : Bậc quốc chủ cử dùng người Hiền tài , là một lẽ đương
nhiên , không thể khác đi được . Nhưng trong việc cử dùng người ấy , mà có
chút lầm lạc , thì nước sẽ lâm nguy ! Ví thử như kẻ thấp hèn , ngôi vị vượt
người tôn quí , quyền trọng người sơ vượt thắng người thân thích , như thế là
trật tự xã hội bị đảo lộn , có thể không cẩn thận được ư ?
Những người chung quanh nhà vua đều nói người ấy là bậc hiền tài ,thì nhà
vua cũng chưa thể cho là hiền . Những bậc chức sắc đại phu , đều nói người
ấy là bậc hiền tài , thì nhà vua cũng chưa thể tin người ấy là bậc hiền tài .
Người khắp trong nước đều nói người ấy là bậc hiền tài . nhà vua trực tiếp
xem xét kiểm định , xem có thực là bậc hiền tài chưa . Nếu đích thực đây là
trang hiền tài , thì sau đó mới trọng dụng .
Mọi người bên cạnh vua đều nói : Không được , thì vua cũng chớ nghe theo
họ . Các quan đại phu đều nói : Không được , thì vua cũng chớ nghe theo họ
. Mọi người trong nước đều nói : Không được , bấy giờ nhà vua cứu xét ,
nếu thấy thực sự không được , thì sau đó loại bỏ đi .
22


Mọi người bên cạnh vua đều nói : Đáng giết , thì nhà vua cũng chớ nghe !
Các quan đại phu đều nói : Đáng giết , thì nhà vua cũng chớ nghe theo họ .

Người trong nước đều nói : Đáng giết , thì nhà vua phải xem xét rõ thực hư ,
nếu thấy thực đáng giết , thì sau đó mới xuống lệnh giết ! .
Bậc quốc chủ có làm được như thế , thì sau đó mới xứng đáng làm cha mẹ
của muôn dân !
Tề Tuyên Vương hỏi Mạnh phu tử rằng :
“ Thành Thang đuổi Kiệt , Võ Vương đánh Trụ , đều đó có không ?”
Mạnh phu tử đáp rằng : Truyện có chép như vậy !
Tuyên Vương nói : “ Kẻ làm bề tôi giết chủ của mình được ư ?”
Mạnh phu tử đáp rằng : Kẻ phá hoại điều Nhân gọi đó là giặc giã , kẻ phá
hoại đức Nghĩa bảo đó là tàn ác . Người mà làm việc của bọn giặc giã , tàn
ác , thì chỉ là một đứa sất phu thô bỉ đáng giết . Vì thế cho nên tôi thường
nghe nói : Võ Vương giết tên sất phu Trụ vương , chứ chưa từng nghe nói
kẻ làm tôi giết chủ của mình !
9 – Mạnh tử vào gặp Tề Tuyên vương tâu rằng :
Ví thử như nhà vua muốn dựng một tòa nhà lớn , thì ắt phải sai khiến người
thợ mộc tìm cây gỗ to . Người thợ mộc tìm được cây gỗ to , thì nhà vua vui
mừng vì nhiệm vụ hoàn thành . Đến khi giao cây gỗ đó cho thợ chế biến , thì
người thợ chế biến kia lại đẽo gọt nhỏ đi , không đạt yêu cầu , thì vua lại
giận vì không hoàn thành nhiệm vụ .
Làm người thì lúc nhỏ phải ra sức học tập đạo lý cho thuần thục , lớn lên thì
muốn thi hành đều mình đã được học tập chu đáo . Nhưng nhà vua lại ra
lệnh rằng : “ Hãy bỏ đi cái mà các ngươi đã học được , cứ làm theo ý chỉ
của ta !” . Như thế thì làm sao có thể phát huy sự sáng tạo trong công việc ?
Tỷ như nhà vua có viên Ngọc còn ở dạng thô phác , tuy có giá trị vạn dật
Vàng , có nên giao cho người thợ chuyên chế tác đồ Ngọc , để họ cắt, cứa ,
dùi , mài , điêu khắc , thành món đồ tinh sảo , có giá trị cao hơn không ?
Đến như việc trị nước yên dân cũng nên như thế , vậy mà Vua lại phán : Hãy
vứt bỏ học thuật của các ngươi , cứ làm theo ý chỉ của ta !
Việc làm đó rất khác với việc tin tưởng thợ chuốt Ngọc , mà giao phó cho
Ngọc quý , để có thể hoàn thành ý niệm với tài khéo của mình .

10 – Nước Tề xuất quân chinh phạt , đánh thắng nước Yên . Tề Tuyên
vương hỏi Mạnh phu tử rằng :
Có người bảo với Quả nhân đừng đánh lấy nước Yên ! Lại có kẻ bảo với
Quả nhân nên đánh lấy nước Yên ! Đem binh lực của nước vạn thặng , đánh
với binh lực của nước vạn thặng , mà chưa đến năm chục ngày đã lấy xong !
23


Thật ngoài sự tưởng tượng , sức người không thể đến được như thế . Trời
trao cho mà không nhận lấy , thì Trời giáng tai ương , mà nhận lấy thì phải
làm thế nào ?
Mạnh tử thưa rằng : Lấy nước Yên ,mà dân chúng nước Yên vui lòng thì nên
lấy ! Người đời xưa cũng đã từng làm như thế rồi - Người ấy là Võ Vương .
Lấy nước Yên , mà dân chúng nước Yên không phục thì không lấy ! Người
xưa cũng đã từng làm như thế rồi - Người ấy là Văn Vương .
Lấy nước vạn thặng chinh phạt nước vạn thặng , mà dân chúng nước sở tại
gánh giỏ cơm , dâng bầu rượu , để nghênh đón quân đội của nhà vua , có lý
do gì khác , khiến họ làm như vậy ? Chẳng qua là họ muốn tránh khỏi sự cai
trị hà khắc , của nhà cầm quyền nước họ , cho nên mới nghênh đón quân
chinh phạt vào nước , để xóa sổ nền cai trị bạo ngược . Nếu như quân đội
của nhà vua , sau khi đã tiêu diệt lũ cai trị tàn bạo , chiếm đóng mà lại nhấn
chìm sâu hơn , bạo ngược dữ hơn , thì họ cũng liên kết với nhau , mà đánh
đuổi quân đội của nhà vua ra khỏi cõi nước của họ .
11 - Nước Tề đánh lấy nước Yên mà chiếm đóng ở đó . Các nước chư hầu
cùng hợp mưu cứu nước Yên . Tuyên Vương hỏi Mạnh phu tử rằng : “ Các
nước chư hầu hợp lại sẽ có nhiều mưu kế hay , để đánh phá Quả nhân , theo
phu tử thì dùng cách gì để giải nạn ?
Mạnh phu tử thưa rằng : Tôi từng nghe chuyện một ông vua từ cõi đất vuông
bảy chục dặm , nền chính trị nhỏ bé ấy đã gồm thâu được cả Thiên hạ - vị
vua ấy là Thành Thang chớ ai ! Tôi chưa từng nghe về một nước cõi bờ

vuông nghìn dặm , ( như nước Tề ) mà lại run sợ trước nước khác bao giờ !
Kinh Thư có chép rằng :
Thành Thang hưng binh chinh phạt , bắt đầu lấy từ nước Cát . Cả Thiên hạ
tin tưởng , Ngài chinh phạt mặt Đông , thì cư dân Tây Di phiền trách . Ngài
chinh phục mặt Nam , thì dân chúng Bắc Địch phiền trách . Họ trách rằng :
“ Sao Ngài lại để chúng ta lại sau !” . Dân chúng mong Thành Thang tới
giải cứu , như trời đại hạn mong thấy mây mưa mống trời . Đoàn quân chinh
phạt của vua Thang , đi tới đâu cũng được sĩ dân chào đón , chợ vẫn họp như
thường lệ , người đổ về chợ không ngừng , người làm ruộng vẫn yên
nghiệp cấy cày . Ngài chỉ giết tên bạo chúa , để cứu dân chúng , giống như
Trời đổ mưa kịp thời , dân chúng hết sức vui vẻ .
Kinh Thư có câu : “ Đợi vua ta , vua ta lại thì chúng ta được sống .”
Hiện nay vua nước Yên ngược đãi dân của họ , nhân đó nhà vua đem quân
chinh phạt nước Yên . Dân chúng nước Yên cho rằng vua đến giải cứu cho
24


họ , cứu vớt họ khỏi nạn nước lửa ! Cho nên họ gánh giỏ cơm , khiêng bầu
rượu , để nghênh đón quân đội của vua vào nước họ . Khi tiêu diệt được
chúa của họ rồi , lại giết chết cha anh của họ , trói buộc con em của họ , hủy
hoại Tông miếu , lấy đi đồ dùng quý báu của họ , còn tệ hại hơn trước nữa!
Như thế thì dân chúng của nước Yên làm sao có thể chịu nổi ?
Thiên hạ vốn sợ nước Tề cường thịnh , bây giờ đất nước lại mở rộng gấp đôi
, mà nhà vua không thi hành đạo làm Nhân – Chính , thì đấy là đã phát động
chiến tranh rồi đó ! Nhà vua mau chóng ra lệnh rút hết quân đội ra khỏi nước
Yên , dựng cờ hiệu nước Yên , trả đồ quý báu để nguyên trạng . Mưu cùng
với dân chúng nước Yên , chọn người hiền tài của nước Yên , trao cho tước
vị trọng hậu làm phên dậu , rồi rút quân về , còn có thể kịp thời ngăn được
chiến tranh .
12- Nước Trâu và nước Lỗ đánh nhau . Mục Công bại trận , nhân đó hỏi

Mạnh phu tử rằng : Trong cuộc chiến vừa rồi , nước của ta chết trận 33
người võ quan , mà không có người dân nào liều chết . Ta muốn giết chết
bọn họ , nhưng mà giết không đặng . Không giết thì không lấy gì để răn đe,
việc chúng trơ mắt nhìn bề trên của mình , lâm chết mà không ứng cứu ! Sự
thể như thế thì làm thế nào có thể được ?
Mạnh phu tử thưa rằng : Việc gì cũng có nguyên nhân của nó , những năm
thiên tai đói kém , dân của vua phải nạn , người già yếu vì đói rét mà chết
lăn co nơi ngòi rãnh , người khỏe mạnh thì lưu tán tứ phương , có đến mấy
ngàn người . trong khi ấy kho dự trữ cũa nhà nước thì đầy ứ , hòm vựa của
vua thì chật cứng . Các quan có trách nhiệm chăm dân thì giấu giếm , không
khai báo sự thật lên vua . Đó thực là khinh mạn vua mà tàn hại dân chúng .
Tăng Tử nói : “ Răn đấy ! Răn đấy ! Tự mình làm ra đấy , trở lại tự mình
gánh chịu lấy !”
Vì quan lại vô trách nhiệm đối với dân chúng đã từ lâu rồi , nay có chiến
tranh , người dân mới có dịp báo đền . Cho nên họ tỏ ra vô trách nhiệm ,
đứng coi thủ trưởng lâm chết , mà không ra ứng cứu ! Vua không nên oán
giận họ nhiều !
Nếu như Vua thi hành Nhân Chính , ân huệ ngấm đến trăm họ , quan lại vì
vua mà coi dân chúng như người thân , thì dân chúng coi người trên của
mình như cha mẹ , họ sẽ liều chết mà xông vào ứng cứu , khi bề trên gặp
nguy khốn .

25


×