Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Các tội phạm độc lập có liên quan với đồng phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 81 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHÓA 34 (2008 – 2012)

ĐỀ TÀI

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

TS. Phạm Văn Beo
Bộ môn Luật Tư pháp

Lý Thị Thanh Hoa
MSSV: 5085803
Luật Tư pháp 2 - K34

Cần Thơ, tháng 5/2012


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này ngoài sự cố gắng và
nổ lực hết mình của bản thân thì em cũng nhận được sự
ủng hộ, động viên khích lệ của mọi người xung quanh
em.
Em rất cảm ơn cha mẹ đã tạo điều kiện về vật chất
và ủng hộ về mặt tinh thần để em có thể vươn cao trong
môi trường học tập và có được một công trình nghiên cứu


như ngày hôm nay.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Khoa
luật đã giảng dạy cho em những kiến thức bổ ích và vững
chắc để em có đủ khả năng vận dụng và nghiên cứu hoàn
thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn những người bạn xung
quanh đã luôn đồng hành và khích lệ em mỗi khi em gặp
khó khăn và thất bại.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ
Phạm Văn Beo đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ em trong
suốt quá trình nghiên cứu luận văn!

Sinh viên thực hiện

Lý Thị Thanh Hoa


Các tội phạm độc lập có liên quan với đồng phạm

Luận văn tốt nghiệp

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
.……………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

GVHD: TS Phạm Văn Beo


SVTH: Lý Thị Thanh Hoa


Các tội phạm độc lập có liên quan với đồng phạm

Luận văn tốt nghiệp

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
.……………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

GVHD: TS Phạm Văn Beo

SVTH: Lý Thị Thanh Hoa


Các tội phạm độc lập có liên quan với đồng phạm

Luận văn tốt nghiệp

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLHS:
BLTTHS:
CHXHCN:
HĐTP:
TNHS:

XHCN:
TANDTC:

Bộ luật hình sự
Bộ luật tố tụng hình sự
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Hội đồng Thẩm phán
Trách nhiệm hình sự
Xã hội chủ nghĩa
Tòa án nhân dân tối cao

GVHD: TS Phạm Văn Beo

SVTH: Lý Thị Thanh Hoa


Các tội phạm độc lập có liên quan với đồng phạm

Luận văn tốt nghiệp

MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………….…..1

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐỒNG PHẠM VÀ CÁC TỘI
PHẠM ĐỘC LẬP CÓ LIÊN QUAN VỚI ĐỒNG PHẠM …………….3
1.1. Khái quát chung về đồng phạm……………………………………….....3
1.1.1. Khái niệm đồng phạm…………………………………………….......3
1.1.2. Các yếu tố cấu thành nên đồng phạm…………………………….......3
1.1.2.1. Mặt chủ quan của đồng phạm……………………………..……….3

1.1.2.2. Mặt khách quan của đồng phạm………………………...……...…. 7
1.2. Những loại người đồng phạm....................................................................8
1.2.1. Người tổ chức……………………………………………………..…...8
1.2.2. Người xúi giục…………………………………………………..……..9
1.2.3. Người giúp sức……………………………………………...……......10
1.2.4. Người thực hành…………………………….….................................11
1.3. Lý luận chung về các tội phạm độc lập được cấu thành từ các hành vi
liên quan với đồng phạm.................................................................................13
1.3.1. Khái niệm về các hành vi liên quan với đồng phạm cấu thành tội độc
lập………………………………………………………………………..…....13
1.3.2. Đặc điểm chung của các tội phạm độc lập…………………….....…15
1.3.3. Sự cần thiết để quy định các hành vi liên quan đến tội phạm cấu
thành tội độc lập thành một chế định pháp lý riêng lẻ so với đồng phạm….17
1.4. Lịch sử hình thành các hành vi liên quan đến tội phạm cấu thành tội
độc lập………………………………………………………………………...18
1.4.1. Giai đoạn từ khi Đất nước thống nhất đến trước khi ban hành Bộ
luật hình sự năm 1985…………………………………………………..…....18
1.4.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự 1985 đến trước khi ban
hành BLHS năm 1999………………………………………………….…….19
1.4.3. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1999 đến khi Bộ
luật được sửa đổi, bổ sung vào năm 2009…………………………………...20
GVHD: TS Phạm Văn Beo

SVTH: Lý Thị Thanh Hoa


Các tội phạm độc lập có liên quan với đồng phạm

Luận văn tốt nghiệp


CHƯƠNG 2. CÁC TỘI PHẠM ĐỘC LẬP THEO QUY ĐỊNH CỦA
PHÁP LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH…………………………….......23
2.1. Khái niệm và dấu hiệu pháp lý của các tội phạm độc lập có liên quan
với đồng phạm…………………………………………………………..........23
2.1.1. Khái niệm………………………………………………………….…23
2.1.2. Dấu hiệu pháp lý của các tội phạm độc lập………………………....27
2.2. Hình phạt theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành đối với các tội
phạm độc lập ………………………………………………………………...31
2.2.1. Khung hình phạt quy định trong điều luật……………………….....31
2.1.2. Nội dung của từng hình phạt cụ thể được quy định tại các khung
hình phạt đối với các tội phạm độc lập………………………………………33
2.3. Mối tương quan giữa đồng phạm và các tội phạm độc lập có liên quan
với đồng phạm………………………………………………………………..48

CHƯƠNG 3. NHỮNG BẤT CẬP CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ HIỆN
HÀNH VỀ CHẾ ĐỊNH CÁC TỘI PHẠM ĐỘC LẬP CÓ LIÊN QUAN
VỚI ĐỒNG PHẠM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN………………...54
3.1. Những bất cập của pháp luật hình sự hiện hành và thực tiễn áp dụng
đối với các hành vi liên quan đến tội phạm cấu thành tội độc lập……......54
3.1.1. Bất cập nảy sinh từ quy định của BLHS hiện hành………………..54
3.1.2. Bất cập nảy sinh từ thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự ………….60
3.2. Giải pháp hoàn thiện chế định các hành vi liên quan với dồng phạm
cấu thành tội độc lập trong BLHS hiện hành................................................65
3.2.1. Giải pháp khắc phục những bất cập của tội chứa chấp, tiêu thụ tài
sản do người khác phạm tội mà có…………………………………………..65
3.2.2. Giải pháp khắc phục những bất cập về tội che giấu tội phạm……...67
3.2.3. Giải pháp khắc phục những bất cập của tội không tố giác tội
phạm…………………………………………………………………………..69
KẾT LUẬN……………………………………………………………….......72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


GVHD: TS Phạm Văn Beo

SVTH: Lý Thị Thanh Hoa


Các tội phạm độc lập có liên quan với đồng phạm

Luận văn tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế kỷ 21, thế kỷ của những những biến động về kinh tế, chính trị, tài chính,
tiền tệ… biểu hiện sự vận động tích cực của nền kinh tế thị trường. Xã hội Việt Nam
cùng với sự phát triển phức tạp của các mối quan hệ xã hội đã làm gia tăng đáng kể
các tệ nạn xã hội. Nhà nước ta chỉ có thể kiểm soát và quản lý xã hội bằng một công
cụ pháp lý mang tính quyền lực Nhà nước, đó là pháp luật. Thế nhưng, pháp luật ở
một góc nhìn hạn chế nào đó không thể giải quyết hết các vấn đề phát sinh trong xã
hội, vì suy cho cùng thì ẩn sâu trong các lý lẽ gọi là pháp luật và được đảm bảo thực
hiện bằng quyền lực Nhà nước đó, chính là những ý chí chủ quan của các nhà làm
luật, vì thế đôi lúc pháp luật không thể ngăn chặn kịp thời việc các quan hệ xã hội bị
xâm hại và điều mà người viết muốn nói ở đây là nếu các quan hệ xã hội càng phát
triển thì vấn đề phát sinh theo sau đó sẽ càng phức tạp và bế tắc. Minh chứng là
ngoài việc tình hình tội phạm gia tăng một cách đáng sợ, bên cạnh đó khách thể của
tội phạm cũng ngày càng đa dạng và phong phú. Mặc khác, kỹ thuật lập pháp của
nước ta vẫn còn hạn chế, quy định trong các điều luật không rõ ràng, áp dụng vào
thực tiễn không hiệu quả, tội phạm không được phát hiện và xử lý triệt để tạo cơ hội
cho cái gọi là “mặt tiêu cực của xã hội” tồn tại và phát triển ngày một dữ dội hơn.
Điển hình cho một trong những bất cập trên của pháp luật hình sự hiện hành

đó là các quy định liên quan đến chế định các hành vi liên quan đến tội phạm cấu
thành tội độc lập. Cho đến thời điểm hiện tại, BLHS hiện hành không hề có bất kỳ
một quy định nào để giải thích thế nào là hành vi liên quan đến tội phạm cấu thành
tội độc lập. Điều đó dẫn đến một hệ lụy là, những người không am tường về pháp
luật dễ dàng đưa ra nhận định sai lầm cho rằng các tội độc lập này có thể do hành vi
thái quá của người thực hành trong đồng phạm cấu thành, thậm chí có người còn
không hình dung được các tội độc lập là gì, trong trường hợp nào ta phải chịu trách
nhiệm về các tội đó. Như vậy, chế định các “tội độc lập” khá “mơ hồ” trong mắt
người dân, là những người tiếp cận và áp dụng pháp luật cho nên có thể nói rằng các
quy định mà pháp luật ban hành liên quan đến chế định này dường như không đạt
được hiệu quả tối ưu trên thực tế.
Nhận thấy những khiếm khuyết trên của BLHS hiện hành nên người viết
chọn đề tài “Các tội phạm độc lập có liên quan với đồng phạm” để phân tích, làm
rõ khái niệm các tội độc lập, các tội này được áp dụng trong những trường hợp nào
GVHD: TS Phạm Văn Beo

1

SVTH: Lý Thị Thanh Hoa


Các tội phạm độc lập có liên quan với đồng phạm

Luận văn tốt nghiệp

và quan trọng nó có phải là một phạm trù thuộc lĩnh vực đồng phạm hay không,
người viết mong muốn sẽ giúp mọi người nhận thức chính xác hơn về chế định “các
tội độc lập” từ đó so sánh với thực tiễn áp dụng để rút ra được những bất cập phát
sinh từ quy định của pháp luật cũng như từ thực tiễn và đề xuất hướng giải pháp để
chế định này ngày một hoàn thiện hơn và đạt được hiệu quả áp dụng trên thực tế.

2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến các tội phạm
độc lập có liên quan với đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam, người viết đã đi
sâu nghiên cứu các quy định của pháp luật cũng như là thực tiễn xây dựng các tội
phạm độc lập có liên quan với đồng phạm để từ đó nhận xét, đánh giá, chỉ ra những
tồn tại và đưa ra kiến nghị, đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện BLHS trong tương
lai.
Đề tài nghiên cứu các vấn đề nêu trên thuộc phạm trù của các tội phạm độc
lập có liên quan với đồng phạm dưới góc độ luật hình sự và chủ yếu trên cơ sở các
quy định của BLHS hiện hành (BLHS năm1999 đã được sửa đổi, bổ sung 2009).
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận là quan điểm của chủ nghĩa
Mác_ Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, quan điểm, đường
lối chính sách của Đảng và Nhà nước về đấu tranh phòng chống tội phạm. Bên cạnh
việc sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật, đề tài còn sử dụng các
phương pháp so sánh, logic, phân tích, chứng minh và tổng hợp.
4. Bố cục đề tài
Xuất phát từ nội dung, yêu cầu của đề tài, ngoài mở đầu và kết luận luận văn
được kết cấu bởi 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về đồng phạm và các tội phạm độc lập có liên quan
với đồng phạm
Chương 2: Các tội phạm độc lập theo quy định của pháp luật hình sự hiện
hành
Chương 3: Những bất cập của pháp luật hình sự hiện hành về chế định các tội
phạm độc lập có liên quan với đồng phạm và giải pháp hoàn thiện.

GVHD: TS Phạm Văn Beo

2


SVTH: Lý Thị Thanh Hoa


Các tội phạm độc lập có liên quan với đồng phạm

Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐỒNG PHẠM VÀ CÁC TỘI PHẠM ĐỘC LẬP
CÓ LIÊN QUAN VỚI ĐỒNG PHẠM
1.1. Khái quát chung về đồng phạm
1.1.1. Khái niệm đồng phạm
Theo quy định của pháp luật hình sự, những trường hợp phạm tội riêng lẻ là
những vụ án hình sự được thực hiện bởi một đối tượng nhất định. Vậy, những
trường hợp mà vụ án được thực hiện bởi sự cấu kết của nhiều đối tượng thì sẽ như
thế nào?
Khoản 1 Điều 20 BLHS có quy định: “Đồng phạm là trường hợp có hai
người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”.
Có nghĩa là khi tội phạm được thực hiện bởi nhiều người và hành động có sự
liên hệ mật thiết, tác động hỗ trợ lẫn nhau thì trường hợp đó được gọi là đồng phạm.
Đồng phạm là hình thức phạm tội “đặc biệt”, đòi hỏi những điều kiện riêng,
khác với những trường hợp phạm tội riêng lẻ vì so với tội phạm do một người thực
hiện, đồng phạm thường nguy hiểm hơn, vì khi một nhóm người cùng cố ý thực
hiện hành vi phạm tội, tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội sẽ tăng lên
đáng kể, nhất là khi có sự câu kết chặt chẽ về tổ chức và cách thức thực hiện, phát
triển thành “phạm tội có tổ chức”, do đó việc phân loại từng người trong đồng
phạm, việc xác định TNHS đối với những người đồng phạm có một số điểm khác
với những trường hợp phạm tội riêng lẻ.
Đồng phạm là một khái niệm pháp lý nói lên quy mô tội phạm được thể hiện
trong một vụ án có nhiều người tham gia. Tuy nhiên, không phải cứ có nhiều người

tham gia là đồng phạm, mà nhiều người tham gia đó phải cố ý cùng thực hiện một
tội phạm, nếu có nhiều người phạm tội nhưng không cùng thực hiện một tội phạm
thì cũng không gọi là đồng phạm.
1.1.2. Các yếu tố cấu thành nên đồng phạm
1.1.2.1.Mặt chủ quan của đồng phạm
► Dấu hiệu lỗi
Theo quy định tại khoản 3 Điều 20 BLHS, lỗi ở đây không những phải là lỗi
cố ý mà còn là cố ý cùng thực hiện một tội phạm, nghĩa là những người đồng phạm
này phải tham gia vào việc thực hiện tội phạm chung của nhóm, hành vi của những
GVHD: TS Phạm Văn Beo

3

SVTH: Lý Thị Thanh Hoa


Các tội phạm độc lập có liên quan với đồng phạm

Luận văn tốt nghiệp

người này không được biệt lập nhau mà phải có sự liên hệ mật thiết để hỗ trợ, bổ
sung cho nhau. Vì vậy, trên thực tế dù có trường hợp có nhiều người cùng thực hiện
tội phạm, trong cùng khoảng thời gian nhưng giữa họ không có sự bàn bạc trước thì
cũng không gọi là đồng phạm.
Cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm là những người đồng phạm phải
có hành vi cụ thể góp phần để tội phạm được thực hiện và hoàn thành trên thực tế.
Hành vi cụ thể này có thể là trực tiếp thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành
tội phạm (người thực hành); Thực hiện hành vi chủ mưu, chỉ huy, cầm đầu việc thực
hiện tội phạm (người tổ chức); Người thực hiện hành vi kích động, dụ dỗ, xúi giục
người khác thực hiện tội phạm (người xúi giục); Tạo điều kiện tinh thần hay vật chất

cho người khác thực hiện tội phạm (người giúp sức). Không có một trong những
hành vi này thì không gọi là cùng thực hiện tội phạm và do đó cũng không có
trường hợp đồng phạm xảy ra.
Những người trong vụ án đồng phạm, khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho
xã hội, họ không những nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội
và vẫn cố ý thực hiện mà họ còn biết và mong muốn sự tham gia của những người
đồng phạm khác. Do đó, đặc điểm của vụ án đồng phạm là “cùng cố ý” thực hiện
tội phạm. “Cùng cố ý” trong đồng phạm được thể hiện trên hai phương diện về lý trí
và ý chí:
♦ Về lý trí: Lý trí ở đây chính là nhận thức của những người phạm tội. Tức
là những người cùng thực hiện hành vi phạm tội trong vụ án đồng phạm, họ nhận
thức được hành vi nguy hiểm cho xã hội mà bản thân họ thực hiện và những người
đồng phạm khác thực hiện, nhận thức được cả hậu quả của tội phạm do sự thực hiện
hành vi phạm tội ấy gây ra một khi tội phạm được hoàn thành.
♦ Về ý chí: Những người đồng phạm khi thực hiện hành vi phạm tội đều
mong muốn được thực hiện tội phạm cùng nhau và mong muốn hậu quả chung của
tội phạm xảy ra. Những trường hợp không mong muốn có sự liên kết hành vi để
cùng gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội cũng như khi các hậu quả mà những
người có hành vi nguy hiểm cho xã hội mong muốn không đồng nhất với nhau thì
đó là các trường hợp phạm tội riêng lẻ.
Bên cạnh đó, luật quy định rằng đồng phạm phải được thực hiện với lỗi cố ý
nhưng không đề cập rõ là cố ý trực tiếp hay cố ý gián tiếp. Như vậy, căn cứ vào dấu
hiệu lỗi trong đồng phạm, có thể chia đồng phạm thành hai trường hợp sau:

GVHD: TS Phạm Văn Beo

4

SVTH: Lý Thị Thanh Hoa



Các tội phạm độc lập có liên quan với đồng phạm

Luận văn tốt nghiệp

♦ Trường hợp tất cả những người đồng phạm đều có lỗi cố ý trực tiếp:
Người phạm tội trong vụ án đồng phạm nhận thức được hành vi của mình là nguy
hiểm cho xã hội, biết người khác có hành vi nguy hiểm cùng với mình, thấy trước
hậu quả nguy hiểm do hành vi phạm tội của mình gây ra, cũng như hậu quả chung
của tội phạm. Họ mong muốn có hoạt động chung cùng những người đồng phạm
khác và muốn cho hậu quả của tội phạm chung được xảy ra.
♦ Trường hợp tất cả những người đồng phạm đều có lỗi cố ý gián tiếp: Về
lý trí, người phạm tội trong vụ án đồng phạm nhận thức được hành vi của mình là
nguy hiểm cho xã hội, biết người khác có hành vi nguy hiểm cùng với mình, thấy
trước hậu quả nguy hiểm do hành vi phạm tội của mình gây ra, cũng như hậu quả
chung của tội phạm. Về ý chí, họ mong muốn có hoạt động chung cùng những
người đồng phạm khác và có ý thức để mặc cho hậu quả chung của tội phạm xảy ra.
Có thể thấy, trường hợp lỗi của những người tham gia đều là lỗi cố ý trực tiếp
hay lỗi cố ý gián tiếp thì đều được thừa nhận về mặt lý luận nhưng vấn đề đặt ra ở
đây là liệu trong một vụ đồng phạm, những người tham gia có thể nào vừa có cả lỗi
cố ý trực tiếp lại có cả lỗi cố ý gián tiếp ?
Ví dụ: A và B cùng thầu ao của hợp tác xã để thả cá. C đã nhiều lần tới
kéo trộm cá tại ao chung của A và B, hành vi đó của C bị những người cùng xã nhìn
thấy và đã kể với A, B. A và C có mâu thuẫn từ trước nên muốn giết C và đang chờ
thời cơ. Một hôm, đang ngồi trong lều coi cá, A nghe có tiếng động và phát hiện C
đến kéo cá trộm. A rủ B ra xử lý C. B đồng ý với ý định dạy cho C một bài học còn
hậu quả muốn ra sao thì ra nên B đem theo một cây côn, còn A muốn giết C nên
mang theo một con dao nhọn. Khi bắt được C, B dùng côn quật bừa vào C, còn A
thì đâm C nhiều nhát. B thấy C gục xuống thì bỏ đi, còn A đến kiểm tra thấy C chết
rồi mới đi.

Trường hợp trên rõ ràng là một vụ đồng phạm giết người. Vấn đề là khi có
một vụ án tương tự xảy ra trong thực tế, khi xác định dấu hiệu lỗi với một người có
ý thức để mặc hậu quả phát sinh còn một người mong muốn hậu quả xảy ra như thế
mà cả hai lại là đồng phạm trong một vụ án, liệu có thỏa mãn dấu hiệu mặt chủ quan
của đồng phạm hay không?
► Dấu hiệu mục đích, động cơ phạm tội
Hiện nay trong các sách báo pháp lý hình sự đã có sự thống nhất về việc
những người đồng phạm phải có cùng mục đích nếu mục đích là dấu hiệu bắt buộc
trong cấu thành tội phạm hoặc ít nhất cũng có sự tiếp nhận mục đích của nhau.
GVHD: TS Phạm Văn Beo

5

SVTH: Lý Thị Thanh Hoa


Các tội phạm độc lập có liên quan với đồng phạm

Luận văn tốt nghiệp

Ví dụ: Một nhóm người có cùng mục đích là chống chính quyền nhân
dân đã cùng nhau thu thập tin tức thuộc bí mật nhà nước để cung cấp cho nước
ngoài. Đây là trường hợp có cùng mục đích được quy định trong cấu thành tội
phạm.
Hoặc giả một người biết rõ người khác đang tập hợp lực lượng để hoạt động
nhằm chống chính quyền nhân dân, tuy người đó không có mục đích chống chính
quyền nhân dân nhưng được trả tiền nên vẫn giúp người kia thực hiện hoạt động tập
hợp lực lượng. Đây là trường hợp tiếp nhận mục đích được quy định trong cấu
thành tội phạm.
Đối với động cơ phạm tội, ta biết rằng động cơ và mục đích bao giờ cũng có

liên quan mật thiết với nhau, mặc dù động cơ phạm tội xét trong mối quan hệ với
mục đích nó cũng có tính độc lập, có thể có động cơ phạm tội nhưng không có mục
đích, nhưng khi người phạm tội đã có mục đích phạm tội thì nhất thiết họ phải có
động cơ phạm tội. Tuy nhiên, người phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã
hội nhưng không vì động cơ nào, đó là những trường hợp phạm tội vô ý do cẩu thả.
Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều ý kiến về vấn đề giữa những người đồng phạm có phải
cùng thỏa mãn dấu hiệu động cơ không nếu dấu hiệu động cơ là dấu hiệu bắt buộc
của tội phạm. Cho nên có hai loại quan điểm khác nhau xuất hiện khi giải quyết vấn
đề này:
♦ Quan điểm thứ nhất cho rằng, dấu hiệu động cơ không bắt buộc phải xuất
hiện ở tất cả những người đồng phạm mà chỉ cần có ở người thực hành bởi lẽ theo
quan điểm này dù động cơ không giống nhau, hai người trở lên vẫn có thể là đồng
phạm miễn là họ cùng có lỗi cố ý và cùng mục đích hoặc tiếp nhận mục đích của
nhau trong trường hợp mục đích là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm.
♦ Quan điểm thứ hai khẳng định, nếu động cơ là dấu hiệu bắt buộc của tội
phạm mà nhiều người tham gia thực hiện thì họ chỉ là đồng phạm trong trường hợp
ngoài dấu hiệu lỗi cùng là cố ý và cùng mục đích (nếu mục đích là dấu hiệu bắt buộc
trong cấu thành tội phạm) thì tất cả những người đó phải đều có động cơ mà điều
luật quy định hoặc ít nhất họ phải tiếp nhận động cơ của nhau. Những người nào
không thỏa mãn dấu hiệu động cơ thì không phải là đồng phạm của những người kia
vì họ chưa phải là tội phạm mà điều luật đó quy định.
Người viết đồng tình với quan điểm thứ hai. Xuất phát từ định nghĩa đồng
phạm là hai người trở lên cùng cố ý thực hiện một tội phạm, bởi lẽ tất cả những
người tham gia thực hiện một hành vi nào đó đều phải là người phạm tội trước khi

GVHD: TS Phạm Văn Beo

6

SVTH: Lý Thị Thanh Hoa



Các tội phạm độc lập có liên quan với đồng phạm

Luận văn tốt nghiệp

họ được xem xét với tư cách đồng phạm. Tức là, về mặt chủ quan họ phải thỏa mãn
tất cả những dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Mặt khác, vì dấu hiệu mục
đích và dấu hiệu động cơ không phải là dấu hiệu đương nhiên bắt buộc mà nó chỉ
mang tính bắt buộc trong một số cấu thành mà điều luật quy định chúng là dấu hiệu
bắt buộc thì chúng phải được xem xét ngang bằng nhau. Từ phân tích trên ta có thể
đưa ra kết luận, một người cùng với người khác thực hiện hành vi nguy hiểm mà
điều luật tương ứng quy định động cơ là dấu hiệu bắt buộc thì chỉ khi người đó có
động cơ như vậy hoặc ít nhất có sự tiếp nhận động cơ từ người kia, họ mới có thể là
đồng phạm, ngược lại chỉ riêng người thỏa mãn dấu hiệu động cơ mới có thể là
người phạm tội.
Vấn đề khác cũng cần được đặt ra là đối với những điều luật quy định dấu
hiệu động cơ mang tính lựa chọn, nếu những người tham gia thực hiện tội phạm có
động cơ khác nhau (nhưng đều là động cơ được quy định trong điều luật đó) thì họ
có được coi là đồng phạm với nhau hay không?
Trong trường hợp này người viết nghĩ rằng chỉ cần thỏa mãn dấu hiệu động
cơ thì coi như họ đã phạm tội dưới hình thức đồng phạm mà không nhất thiết dấu
hiệu động cơ của họ phải giống nhau. Ví dụ: hai người cùng nhau thực hiện hành vi
lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ mà một người vì động cơ vụ
lợi còn một người vì động cơ cá nhân khác thì họ vẫn là đồng phạm của nhau.
1.1.2.2. Mặt khách quan của đồng phạm
►Dấu hiệu thứ nhất: Có từ hai người trở lên và những người này có đủ điều
kiện của chủ thể của tội phạm, cùng tham gia vào một tội phạm.
Nếu thiếu dấu hiệu này thì không phải là đồng phạm mà là phạm tội riêng lẻ.
Trường hợp có hai người nhưng một người chưa đủ điều kiện chủ thể (chưa đủ tuổi

chịu TNHS, không có năng lực chịu TNHS) thì cũng không phải là đồng phạm.
►Dấu hiệu thứ hai: những người đồng phạm phải cùng tham gia thực hiện
một tội phạm.
Sự tham gia này thể hiện ở bốn loại hành vi: Hành vi thực hành, hành vi xúi
giục thực hiện tội phạm, hành vi tổ chức thực hiện tội phạm, hành vi giúp sức thực
hiện tội phạm. Nếu không tham gia vào một trong bốn loại hành vi này thì không
thể coi là cùng thực hiện tội phạm. Đương nhiên, một người đồng phạm có thể tham
gia một loại hành vi hoặc có thể tham gia nhiều loại hành vi, hoặc tất cả mọi người
đồng phạm chỉ tham gia một loại hành vi, như hành vi thực hành tội phạm. Tương

GVHD: TS Phạm Văn Beo

7

SVTH: Lý Thị Thanh Hoa


Các tội phạm độc lập có liên quan với đồng phạm

Luận văn tốt nghiệp

ứng với bốn loại hành vi tham gia trên có bốn loại người đồng phạm: Người thực
hành, người xúi giục, người tổ chức, người giúp sức.
1.2. Những loại người đồng phạm
1.2.1. Người tổ chức
Theo quy định tại khoản 2 Điều 20 BLHS hiện hành:“Người tổ chức là người
chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm”.
Nói chung người tổ chức giữ vai trò đặc biệt quan trọng, là “linh hồn” của
tội phạm, là người lãnh đạo của tội phạm. Người tổ chức thường có những hành vi
như khởi xướng việc phạm tội, vạch ra chủ trương và kế hoạch thực hiện tội phạm,

kế hoạch che giấu tội phạm; Tập hợp, rủ rê, lôi kéo người khác cùng thực hiện tội
phạm; Phân công trách nhiệm và điều khiển hành động của những người đồng phạm
khác… Như vậy, thế nào là người cầm đầu, người chủ mưu, người chỉ huy?
♦ Người cầm đầu là người đứng ra thành lập các băng, nhóm phạm tội hoặc
tham gia soạn thảo kế hoạch, phân công, giao trách nhiệm cho đồng bọn cũng như
đôn đốc, điều khiển hoạt động của tổ chức. Họ cũng có thể là người đề xướng việc
thành lập nhóm hoặc thực hiện lời đề xướng đó để rủ rê, lôi kéo các đồng phạm
khác vào nhóm, lập mối quan hệ giữa những đồng phạm trong tổ chức đó.
♦ Người chủ mưu là người chủ động gây ra tội phạm, gợi ra những âm mưu,
phương hướng hoạt động phạm tội. Người chủ mưu có thể trực tiếp cầm đầu, điều
khiển hoạt động phạm tội hoặc chỉ đứng ngoài để theo dõi hoạt động phạm tội.
♦ Người chỉ huy là người trực tiếp điều khiển tổ chức phạm tội. Người điều
khiển có thể là người giữ vai trò điều khiển hoạt động chung của toàn nhóm như
vạch ra phương hướng hoạt động, kế hoạch thực hiện, phân công vai trò, nhiệm vụ
cho những người đồng phạm. Họ cũng có thể là người giữ vai trò điều khiển việc
thực hiện một vụ phạm tội cụ thể của nhóm đồng phạm.
Người tổ chức có thể không tham gia hoặc trực tiếp tham gia vào việc thực
hiện tội phạm cùng những người đồng phạm khác. Người tổ chức sẽ không phải
chịu TNHS với những tội phạm do những người đồng phạm khác thực hiện nằm
ngoài sự chỉ đạo, điều hành của họ, cũng như là nằm ngoài kế hoạch chung của tội
phạm.
Như vậy, trong vụ án có đồng phạm, người tổ chức, người thực hành, người
xúi giục, người giúp sức đều phải chịu chung một tội danh, một khung hình phạt.
Tuy nhiên, khi quyết định hình phạt đối với từng người, tòa phải căn cứ vào Điều

GVHD: TS Phạm Văn Beo

8

SVTH: Lý Thị Thanh Hoa



Các tội phạm độc lập có liên quan với đồng phạm

Luận văn tốt nghiệp

45, Điều 53 BLHS, đặc biệt phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức
độ tham gia phạm tội của từng người trong đồng phạm, các tình tiết tăng nặng, giảm
nhẹ TNHS đối với từng người. Về lý luận cũng như thực tiễn xét xử, thông thường
người tổ chức sẽ bị phạt nặng hơn người thực hành. Tuy nhiên, người tổ chức có thể
lãnh án nhẹ hơn người thực hành nếu người tổ chức chỉ khởi xướng ra việc phạm tội
(chủ mưu) nhưng không cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm, lại có nhiều tình
tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng hoặc có nhưng mức độ tăng nặng không
đáng kể. Còn người thực hành lại là người thực hiện hành vi phạm tội một cách man
rợ, phạm tội có tính chất côn đồ, cố tình thực hiện tội phạm đến cùng, phạm tội
thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có
nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, lại có nhiều tình tiết tăng nặng...
1.2.2. Người xúi giục
“Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội
phạm” (khoản 2 Điều 20 BLHS).
► Kích động là dùng hành vi (cử chỉ, lời nói, chữ viết…) tác động đến tâm
lý người khác khiến cho người khác bị căng thẳng, bức xúc mà phạm tội.
► Dụ dỗ là bằng hành vi hoặc thông qua các lợi ích vật chất, tinh thần cụ thể
làm cho người khác thấy mình được thỏa mãn mà thực hiện hành vi phạm tội.
► Thúc đẩy là bằng hành vi của mình làm cho người vốn đã có ý định phạm
tội nhưng chưa thực hiện để cho ý định phạm tội đó biến thành hiện thực. Thúc đẩy
khác với kích động, dụ dỗ vì trường hợp này, người thực hành đã có ý định phạm tội
rồi, trong khi trong trường hợp kích động, dụ dỗ, ý định phạm tội chưa xuất hiện
trong đầu người thực hành. Tuy nhiên, cả ba trường hợp đều giống nhau ở chỗ là
nếu không có chúng thì tội phạm không diễn ra trên thực tế. Tóm lại, để có sự đồng

phạm bằng hành vi xúi giục, phải đảm bảo các dấu hiệu sau:
♦ Chủ thể bị xúi giục phải được xác định (xúi giục những người nào);
♦ Đối tượng xúi giục cũng phải được xác định (xúi giục thực hiện tội phạm
cụ thể nào);
♦ Sự xúi giục phải thống nhất trong nhận thức của người xúi giục và người
bị xúi giục;
♦ Tội phạm được thực hiện phải có mối quan hệ nhân quả với hành vi xúi
giục.

GVHD: TS Phạm Văn Beo

9

SVTH: Lý Thị Thanh Hoa


Các tội phạm độc lập có liên quan với đồng phạm

Luận văn tốt nghiệp

1.2.3. Người giúp sức
“Người giúp sức là người tạo ra điều kiện tinh thần hay vật chất cho việc
thực hiện tội phạm” (khoản 2 Điều 20 BLHS).
Hành vi của người giúp sức thể hiện ở hành vi tạo điều kiện vật chất và tinh
thần, tựu chung là để tạo những điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm. Nói
về việc tạo điều kiện vật chất có thể là cung cấp công cụ, phương tiện phạm tội, tạo
điều kiện về tinh thần có thể là góp ý, chỉ dẫn thủ đoạn thực hiện tội phạm. Hành vi
giúp sức có thể thông qua hành động hoặc không hành động. Trường hợp không
hành động xảy ra khi một người có nghĩa vụ theo luật định phải hành động nhưng đã
không hành động và do đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm.

Cũng bị xem là người giúp sức trong trường hợp một người hứa hẹn sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm, sau khi thực hiện tội phạm. Việc
hứa hẹn này đòi hỏi phải có trước khi tội phạm diễn ra hoặc tội phạm chưa kết thúc.
Nếu việc hứa hẹn khi tội phạm chưa diễn ra thì nó chỉ là điều kiện để củng cố thêm
quyết tâm phạm tội đã sẵn có trong ý chí của người thực hành chứ không có ý nghĩa
tạo ra ý định phạm tội hoặc thúc đẩy việc thực hiện tội phạm. Đây chính là điểm để
phân biệt giữa người giúp sức với người xúi giục và không phải lúc nào cũng dễ xác
định. Hành vi hứa hẹn không cần phải được thực hiện.
Theo lý luận về đồng phạm, trong trường hợp một người hứa hẹn giúp sức
cho một tội phạm nhưng kẻ thực hành lại thực hiện một tội phạm khác, không nằm
trong ý thức của người giúp sức thì chỉ có thể truy cứu họ với vai trò giúp sức cho
tội phạm mà họ đã hứa.
Tương tự như hành vi xúi giục, sự giúp sức cũng cần phải có sự thống nhất
trong nhận thức giữa người giúp sức với người được giúp sức. Ngược lại, thì không
có đồng phạm.
Tóm lại, hành vi của người giúp sức là ít nguy hiểm hơn cả trong vụ phạm tội
đồng phạm. Chính vì thế trong xét xử, Tòa án thường tuyên mức hình phạt thấp đối
với loại người này so với các đồng phạm khác. Tuy nhiên, nguyên tắc cá thể hóa
hình phạt yêu cầu chúng ta không phải lúc nào cũng rập khuôn theo một lối tư duy
ấy. Trong một số trường hợp, người giúp sức lại nguy hiểm hơn người thực hành. Ví
dụ: Karpext trong quyển “Cá thể hóa hình phạt trong luật hình Xô viết” đã viện dẫn
vụ án T và đồng bọn. Hội nghị toàn thể Tòa án tối cao Liên Xô lúc bấy giờ đã tuyên
phạt 10 năm tước quyền tự do đối với T trong khi đó, S là người thực hành nhưng
lại bị phạt tước quyền tự do chỉ 7 năm. Tòa án lý luận rằng, dù T là kẻ giúp sức trộm
GVHD: TS Phạm Văn Beo

10

SVTH: Lý Thị Thanh Hoa



Các tội phạm độc lập có liên quan với đồng phạm

Luận văn tốt nghiệp

cắp nhưng y đã hai lần phạm tội trộm cắp tài sản. Hành vi giúp sức cho S thực hiện
tội phạm của y lần này được xem là tái phạm.
1.2.4. Người thực hành
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Tức là, bằng hành vi
của mình, người thực hành thực hiện những hành vi được mô tả trong cấu thành tội
phạm. Có hai loại người được xem là người thực hành:
► Người thực hành có thể tự mình thực hiện các hành vi được mô tả trong
cấu thành tội phạm. Trong trường hợp này, có thể chỉ một người nhưng cũng có thể
nhiều người thực hành. Nếu nhiều người cùng tham gia với vai trò người thực hành
thì không cần mỗi người phải thực hiện đủ các yếu tố của cấu thành tội phạm.
► Cũng được xem là người thực hành trong trường hợp một người tuy
không tự mình trực tiếp thực hiện những hành vi được mô tả trong cấu thành tội
phạm nhưng đã sử dụng người khác như một công cụ, phương tiện để thực hiện các
hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm thì cũng bị coi là người thực hành.
Trường hợp này được chia ra các dạng sau:
♦ Sử dụng người không có năng lực TNHS để người này trực tiếp thực hiện
các hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm, gây ra hậu quả nguy
hiểm cho xã hội.
♦ Lợi dụng sai lầm của người khác để gây ra hậu quả của tội phạm mà
người gây ra hậu quả không có lỗi hoặc có lỗi vô ý.
♦ Sử dụng người khác bằng cách cưỡng bức, uy hiếp về tính mạng, sức
khỏe hoặc tinh thần để người đó gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Trong trường
hợp này, người bị uy hiếp tùy theo mức độ có thể bị truy cứu TNHS hay không.
♦ Sử dụng người dưới quyền bằng cách ra mệnh lệnh trái pháp luật mà
người thi hành không biết được tính trái pháp luật của mệnh lệnh, dẫn đến người

này thi hành mệnh lệnh, gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Khi đó, người ra mệnh
lệnh bị coi là người thực hành, người thi hành không phải chịu TNHS.
Đặc biệt, những tội phạm mà dấu hiệu khách quan đòi hỏi phải chính người
thực hành mới có thể thực hiện tội phạm như tội hiếp dâm (Điều 111), tội loạn luân
(Điều 150), tội đào ngũ (Điều 325)... Thì người thực hành không thể có dạng thứ
hai.
Người thực hành là người có vai trò quyết định việc thực hiên tội phạm, vì họ
là người trực tiếp thực hiên tội phạm. Dù là đồng phạm giản đơn hay phạm tội có tổ
GVHD: TS Phạm Văn Beo

11

SVTH: Lý Thị Thanh Hoa


Các tội phạm độc lập có liên quan với đồng phạm

Luận văn tốt nghiệp

chức thì bao giờ cũng có người thực hành. Nếu không có người thực hành thì tội
phạm chỉ dừng lại ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, mục đích tội phạm không được
thực hiện; Hậu quả vật chất của tội phạm chưa xảy ra và TNHS đối với những người
đồng phạm khác sẽ được xem xét theo quy định tại Điều 17 BLHS (chỉ chuẩn bị
phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng mới bị truy cứu TNHS).
TNHS của những người đồng phạm khác rõ ràng phụ thuộc vào hành vi của của
người thực hành.
Thực tiễn xét xử cho thấy, không phải bao giờ người thực hành cũng thực
hiện đúng những hành vi do các đồng phạm khác đặt ra, có trường hợp người thực
hành tự ý không thực hiện tội phạm hoặc tự ý nửa chừng chấm dứt việc thực hiện tội
phạm, nhưng thực tế cũng không ít trường hợp người thực hành tự ý thực hiện

những hành vi vượt quá yêu cầu của các đồng phạm khác đặt ra, khoa học luật hình
sự gọi đó là hành vi thái quá của người thực hành trong vụ án có đồng phạm. Luật
hình sự của nhiều nước ghi rõ chế định “thái quá” của người thực hành trong BLHS
hoặc trong các văn bản pháp luật hình sự. Ở nước ta, chế định này chưa được ghi
trong BLHS, nhưng về lý luận cũng như thực tiễn xét xử đều thừa nhận chế định
này khi cần phải xem xét đến TNHS của người thực hành cũng như những người
đồng phạm khác trong một vụ án có đồng phạm. Hiện nay, đa số ý kiến cho rằng khi
BLHS của nước ta được sửa đổi bổ sung một cách căn bản, cần quy định thêm chế
định “hành vi thái quá của người thực hành” cùng với chế định đồng phạm đã được
quy định tại Điều 20 BLHS.
Về lý luận cũng như thực tiễn xét xử đã khẳng định, hành vi thái quá của
người thực hành trong vụ án có đồng phạm và hậu quả do hành vi thái quá đó gây ra
chỉ người thực hành phải chịu TNHS còn những người đồng phạm khác không phải
chịu TNHS về sự “thái quá” đó. Tóm lại, vấn đề loại trừ TNHS đối với những
người đồng phạm khác (không phải là người thực hành) trong vụ án có đồng phạm,
không chỉ có liên quan đến hành vi thái quá của người thực hành mà còn liên quan
đến nhiều chế định khác như: Tự ý nửa chừng chấm dứt việc tội phạm, vấn đề lỗi,
các điều kiện của đồng phạm và phạm tội có tổ chức... Nhưng hành vi thái quá của
người thực hành lại liên quan trực tiếp đến việc loại trừ TNHS đối với những người
đồng phạm khác, cho nên nói hành vi thái quá của người thực hành chính là điều
kiện (căn cứ) để loại trừ TNHS đối với những người đồng phạm khác.

GVHD: TS Phạm Văn Beo

12

SVTH: Lý Thị Thanh Hoa


Các tội phạm độc lập có liên quan với đồng phạm


Luận văn tốt nghiệp

1.3. Lý luận chung về các tội phạm độc lập được cấu thành từ các hành vi liên
quan với đồng phạm
1.3.1. Khái niệm về các hành vi liên quan với đồng phạm cấu thành tội độc lập
Theo logic của sự phân tích thì đồng phạm là trường hợp hai người trở lên
cùng cố ý thực hiên một tội phạm, như vậy đồng phạm phải thỏa mãn các dấu hiệu
bắt buộc :
♦ Có hai người trở lên ( đủ các dấu hiệu của chủ thể phạm tội)
♦ Cùng thực hiện một tội phạm
♦ Cùng có lỗi cố ý khi thực hiện tội phạm đó.
Như vậy đối với những hành vi tuy có liên quan đến tội phạm nhưng lại
không được xem là đồng phạm vì không thỏa dấu hiệu“cùng thực hiện một tội
phạm” mà luật quy định, ta gọi đó là các hành vi liên quan đến tội phạm cấu thành
tội độc lập.
Những hành vi liên quan đến tội phạm cấu thành tội độc lập có thể là:
♦ Hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có:
Hành vi này có thể cấu thành tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác
phạm tội mà có (được quy định tại Điều 250 BLHS hiện hành) nếu người chứa chấp
hoặc tiêu thụ không có sự thỏa thuận hay hứa hẹn trước với người phạm tội. Trường
hợp ngược lại, nếu có sự hứa hẹn thỏa thuận trước hoặc do đã quen biết nhau từ
trước nên mặc nhiên thỏa thuận thì người chứa chấp hoặc tiêu thụ đó trở thành
người giúp sức trong vụ án đồng phạm. Như vậy, tội này được đặc trưng bởi những
dấu hiệu sau:
▪ Hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản phải thực sự diễn ra trên thực tế.
▪ Hành vi này được thực hiện sau khi kết thúc một tội phạm cụ thể và
người chứa chấp, tiêu thụ tài sản có được do phạm tội này không hề có sự thỏa
thuận trước với người phạm tội.
▪ Người chứa chấp, tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có này phải có lỗi cố ý

trực tiếp (thường là vì động cơ vụ lợi mà thực hiện hành vi chứa chấp, tiêu thụ tài
sản do phạm tội có được).
♦ Hành vi che giấu tội phạm: Hành vi này có thể cấu thành tội che giấu tội
phạm quy định tại Điều 21 và Điều 313 BLHS hiện hành. Đây là hành vi của một
người tuy không có hứa hẹn trước với người phạm tội nhưng sau khi biết được tội

GVHD: TS Phạm Văn Beo

13

SVTH: Lý Thị Thanh Hoa


Các tội phạm độc lập có liên quan với đồng phạm

Luận văn tốt nghiệp

phạm do người khác thực hiện xong đã có hành vi che giấu người phạm tội, chứng
cứ của vụ án, cản trở việc phát hiện, điều tra, truy tìm sự thật của vụ án. Do đó, tội
phạm này có các đặc điểm sau:
▪ Người có hành vi che giấu không có sự hứa hẹn trước với người phạm
tội. (Nếu có sự hứa hẹn trước thì người đó trở thành đồng phạm với vai trò người
giúp sức).
▪ Hành vi che giấu được thực hiện khi tội phạm đã kết thúc.
▪ Hành vi che giấu tội phạm là hành vi tích cực.
▪ Người phạm tội này có lỗi cố ý trực tiếp
▪ Chỉ những hành vi che giấu các tội phạm được quy định tại Điều 313
BLHS năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 mới được xem là phạm tội này
ngược lại thì không bị coi là phạm tội che giấu tội phạm.
♦ Hành vi không tố giác tội phạm: Hành vi này liên quan đến tội phạm ở

chỗ “biết có tội phạm xảy ra”, tức là mặc dù biết tội phạm chuẩn bị thực hiện, đang
thực hiện hoặc tội phạm đã được thực hiện xong nhưng người có nghĩa vụ vẫn
không thực hiện nghĩa vụ tố giác. Hành vi này có thể cấu thành tội không tố giác tội
phạm bởi tính nguy hiểm cho xã hội của nó thể hiện ở việc từ chối nghĩa vụ của một
công dân trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, gây khó khăn cho công tác
điều tra, xử lý tội phạm (được quy định cụ thể ở các Điều 22 và Điều 314 BLHS
hiện hành). Hành vi này có các đặc điểm sau:
▪ Hành vi không tố giác luôn thể hiện dưới dạng “không hành động”.
▪ Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp.
▪ Chỉ những hành vi không tố giác các tội phạm được quy định tại Điều
313 mới cấu thành tội phạm này.
Hành vi không tố giác tội phạm mặc dù được thực hiện với lỗi cố ý nhưng
không thể nào là hành vi đồng phạm vì nó luôn được thực hiện bằng việc không
hành động, còn hành vi đồng phạm luôn được thực hiện bằng hành động.
Như vậy, BLHS hiện hành hoàn toàn không dành bất cứ điều luật nào để giải
thích khái niệm thế nào là các tội phạm độc lập mà chỉ có những điều luật cụ thể
quy định cho từng tội trong nhóm các tội phạm này, vì thế đối với chế định này rõ
ràng đang cần một sự khẳng định về mặt pháp lý. Đồng thời vấn đề này cũng chưa
được các tạp chí, sách báo pháp lý hình sự nói đến nhiều trong khi tình hình tội

GVHD: TS Phạm Văn Beo

14

SVTH: Lý Thị Thanh Hoa


Các tội phạm độc lập có liên quan với đồng phạm

Luận văn tốt nghiệp


phạm trong xã hội đã và đang diễn ra liên quan khá nhiều đến các vấn đề thuộc
phạm trù các tội độc lập này.
1.3.2. Đặc điểm chung của các tội phạm độc lập
►Nếu như đồng phạm là trường hợp hai người trở lên cùng cố ý thực hiện
một tội phạm thì các hành vi liên quan đến tội phạm cấu thành tội độc lập là sự thực
hiện tội phạm có thể với hai người trở lên nhưng nguyên tắc chịu TNHS của mỗi
người là riêng lẻ.
Đây là đặc điểm trái ngược hoàn toàn so với đồng phạm. Ở các hành vi cấu
thành tội phạm độc lập, ta không thể tìm thấy khái niệm “đồng phạm” mặc dù khi
thực hiện tội phạm cụ thể cũng có khi là hai người cùng thực hiện, điều này không
phá vỡ quy tắc độc lập vốn có của nó mà ngược lại tạo thành nét đặc trưng riêng của
các hành vi liên quan đến tội phạm cấu thành tội độc lập. Bởi lẽ, theo một quy tắc
luật định thì cứ hai người trở lên cùng cố ý thực hiện một tội phạm, họ thực hiện
hành vi phạm tội đó với lỗi cố ý, mong muốn có sự phối hợp chặt chẽ của những
người đồng phạm khác và cùng mong muốn cho hậu quả chung của tội phạm được
xảy ra, ta gọi các trường hợp này là đồng phạm, nhưng những người cùng nhau thực
hiện hành vi liên quan đến tội phạm cấu thành tội độc lập, cũng có thể là cùng nhau
thực hiện hành vi phạm tội, cũng là thực hiện tội phạm với lỗi cố ý và cũng mong
muốn tội phạm họ thực hiện hoàn thành không bị ai phát hiện như trong trường hợp
bố mẹ biết con mình phạm tội nhưng vì thương con nên đã che giấu, không tố giác
con gây khó khăn cho việc điều tra, giải quyết tội phạm. Họ cũng là tội phạm nhưng
bố mẹ người phạm tội không được xem là đồng phạm trong tội che giấu hay không
tố giác tội phạm. Từ đó suy ra, hành vi liên quan đến tội phạm phải được quy TNHS
với từng chủ thể riêng lẻ, và giữa chủ thể đó với những người đồng phạm không hề
có sự thỏa thuận bàn bạc trước với nhau cho nên ta mới gọi đó là hành vi cấu thành
tội độc lập. Điều này giúp ta phân biệt hai khái niệm “đồng phạm” và “các tội
phạm độc lập có liên quan với đồng phạm”.
Tuy nhiên ta cũng có thể đặt ra một giả thuyết rằng có bao giờ có trường hợp
đồng phạm xảy ra đối với các tội độc lập. Ví dụ: Có hai người cùng nhau che giấu

tài sản của một nhóm người đồng phạm tội trộm cắp tài sản và dĩ nhiên giữa hai
người này cùng với nhóm đồng phạm không có sự thỏa thuận trước. Như vậy, hai
người này có phải là đồng phạm trong một tội độc lập hay không?
Trong thực tiễn xét xử, không ít trường hợp hai hay nhiều người cùng nhau
thực hiện một hành vi phạm tội cấu thành tội độc lập nhưng họ không được liệt vào

GVHD: TS Phạm Văn Beo

15

SVTH: Lý Thị Thanh Hoa


Các tội phạm độc lập có liên quan với đồng phạm

Luận văn tốt nghiệp

đồng phạm trong một vụ án, đơn giản vì họ không cùng những người đồng phạm đó
thực hiện tội phạm, chỉ khi vụ án kết thúc thì họ mới hay biết nên không thể thỏa
dấu hiệu bàn tính trước trong đồng phạm. Trường hợp đồng phạm trong một hành vi
liên quan đến tội phạm cấu thành tội độc lập theo người viết nghĩ là không thể vì
như người viết đã trình bày ở trên trong trường hợp người con thực hiện tội phạm,
bố mẹ không hay biết, đến khi mọi việc xong xuôi con mới cho bố mẹ biết, bố mẹ vì
thương con không muốn con bị pháp luật trừng phạt nên tạo điều kiện cho con trốn
chạy. Vậy thì, trong trường hợp này người bố và người mẹ ấy chỉ bị Tòa án kết tội
về tội che giấu tội phạm đối với từng người, không ai kết tội họ là đồng phạm trong
một vụ che giấu tội phạm cả.
► Nguyên tắc phân hóa TNHS đối với các hành vi cấu thành tội độc lập đơn
giản hơn so với đồng phạm
Sự đơn giản ở đây chủ yếu do hành vi thái quá trong đồng phạm. Có nghĩa là

những người đồng phạm ngoài chịu TNHS về tội phạm chung mà họ thực hiện họ
còn bị truy cứu về tội độc lập do hành vi thái quá của họ gây ra. Ngay cả khi người
thực hành không thực hiện hành vi thái quá thì khi Tòa án xét xử, Tòa án cũng cần
xem xét đến vai trò, mức độ, tính chất của từng người đồng phạm để đưa ra bản án
chính xác nhất. Hành vi liên quan đến tội phạm cấu thành tội độc lập là những tội
được quy định một cách độc lập ở Phần các tội phạm trong BLHS hiện hành, hoàn
toàn không liên quan đến tội độc lập do hành vi thái quá của những người đồng
phạm gây ra.
►Các hành vi liên quan đến tội phạm cấu thành tội độc lập diễn ra sau khi
có một tội phạm cụ thể đã hoàn thành
Bất kể là tiêu thụ tài sản trái phép do người khác phạm tội mà có, che giấu tội
phạm hay không tố giác tội phạm thì cơ sở để hình thành các tội này chính là khi đã
có một tội phạm cụ thể đã hoàn thành trên thực tế. Tuy nhiên, đối với trường hợp
không tố giác tội phạm còn xảy ra với những tội phạm đang chuẩn bị thực hiện hoặc
đang được thực hiện, cũng là một đặc điểm phân biệt với hai tội trên. Như vậy, việc
xác định thời điểm phạm tội đối với các tội này dễ dàng hơn nhiều so với trường
hợp đồng phạm. Bởi lẽ đối với trường hợp đồng phạm, trước thời điểm tội phạm
hoàn thành còn có các giai đoạn chuẩn bị phạm tội, tự ý nửa chừng chấm dứt việc
phạm tội, phạm tội chưa đạt mà đồng phạm là trường hợp có nhiều người tham gia
nên muốn xác định thời điểm phạm tội chính xác cũng là một điều không dễ.

GVHD: TS Phạm Văn Beo

16

SVTH: Lý Thị Thanh Hoa


Các tội phạm độc lập có liên quan với đồng phạm


Luận văn tốt nghiệp

► Các hành vi liên quan đến tội phạm cấu thành tội độc lập luôn được thực
hiện với lỗi cố ý và không có sự bàn bạc, thỏa thuận trước với người phạm tội.
1.3.3. Sự cần thiết để quy định các hành vi liên quan đến tội phạm cấu thành
tội độc lập thành một chế định pháp lý riêng lẻ so với đồng phạm
Nhìn từ góc độ của luật hình sự, có thể có rất nhiều sách báo, tạp chí pháp lý
hình sự bàn luận nhiều về chế định đồng phạm và cũng đi đến những quan điểm
thống nhất về chế định này vì dù là ít nhưng BLHS hiện hành cũng dành hẳn một
điều luật (Điều 20) để nói về đồng phạm. Vậy, đối với các tội độc lập có liên quan
với đồng phạm thì như thế nào. Thật sự khi bàn về vấn đề này, nhiều người vẫn
nhập nhằng cho rằng các tội độc lập này chính là được hình thành từ hành vi thái
quá của những người trong đồng phạm gây nên. Đơn giản là một sự vượt quá của
một người nào đó trong đồng phạm so với kế hoạch chung của tất cả những người
còn lại, thế nên họ phải chịu trách nhiệm về sự “vượt quá” của mình. Như vậy để
mọi người có cái nhìn đúng đắn về vấn đề này thiết nghĩ luật cũng nên xem xét dành
cho các hành vi cấu thành tội độc lập này một chế định pháp lý rõ ràng, một điều
luật, không nhiều hơn đồng phạm nhưng khác hẳn hoàn toàn so với đồng phạm. Tuy
nhiên, Nghị quyết hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung BLHS 1999 cũng
không có đề cập về vấn đề này, chứng tỏ vấn đề này chưa nhận được sự quan tâm
đúng đắn, có thể nhìn từ góc độ thực tế, những vấn đề này không phổ biến, chưa là
vấn đề trọng tâm. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là nó chưa xuất hiện, chưa
gây ra những hậu quả nhất định, chỉ là chưa nhiều và chưa được nhìn nhận là vấn đề
quan trọng.
Bên cạnh đó, các hành vi liên quan đến tội phạm cấu thành tội độc lập chưa
được đặt nặng là do tính nguy hiểm cho xã hội của các tội đó, có nhưng không cao,
chưa gây hậu quả to lớn nhưng không có nghĩa là nó không nguy hiểm. Các tội này
vẫn nguy hiểm vì nó làm cho quá trình điều tra tội phạm gặp nhiều khó khăn, thậm
chí gây ra oan sai, bỏ lọt tội phạm, để cho tội phạm nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật
và có điều kiện gây thêm nhiều tội mới. Thêm vào đó, các tội này đa phần là nhằm

vào các mục đích về tài sản là các tang vật của vụ án, hoặc vì tình thân, vì sợ trả thù,
vì ý thức pháp luật kém mà bao dung, che chở cho người phạm tội. Điều này cũng
gây khó khăn không nhỏ cho công tác điều tra nhưng nó không phải là yếu tố quyết
định dẫn đến sự bế tắc trong các vụ án. Ngoài ra, các khung hình phạt cũng chưa
phát huy được tính răn đe của luật. Bởi lẽ, trong thực tế có nhiều người biết là mình
đang phạm pháp vẫn cố tình thực hiện, cũng có khi hiểu biết của họ về pháp luật
không nhiều nên không nghĩ là mình đã phạm những tội như thế. Nhưng bất cứ vấn
GVHD: TS Phạm Văn Beo

17

SVTH: Lý Thị Thanh Hoa


Các tội phạm độc lập có liên quan với đồng phạm

Luận văn tốt nghiệp

đề gì, dù là thực tế hay về mặt pháp luật thì “rõ ràng” là cách loại trừ tiêu cực tốt
nhất. Bởi vì, chỉ có sự không rõ ràng của luật mới có thể dẫn đến những suy nghĩ,
những hành vi không thống nhất với nhau, từ đó hậu quả phát sinh càng tệ hơn,
không có một cách giải quyết thống nhất nào.
Tóm lại trong tương lai, con người _ chủ thể của luật hay luật đều phải thay
đổi để phù hợp với xã hội và mô hình pháp lý dân chủ mà chúng ta đang theo đuổi,
mong rằng những thiếu sót của luật hình sự sẽ được hạn chế, khắc phục. Đặc biệt, sẽ
có sự phân định rõ ràng giữa các khái niệm đồng phạm và các tội phạm độc lập có
liên quan với đồng phạm.
1.4. Lịch sử hình thành các quy định về hành vi liên quan đến tội phạm cấu
thành tội độc lập
1.4.1. Giai đoạn từ khi đất nước thống nhất đến trước khi ban hành Bộ luật

hình sự năm 1985
Nghiên cứu pháp luật hình sự nước ta từ khi đất nước thống nhất đến trước
khi ban hành BLHS năm 1985, ta thấy rằng các quy định của pháp luật hình sự thời
kỳ này tương đối đơn giản, nguồn chủ yếu của luật hình sự thời kỳ này là các văn
bản pháp luật đơn hành. Văn bản pháp luật đơn hành có thể ở mức điều chỉnh cao
hoặc thấp khác nhau (Luật, Sắc lệnh, Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư) quy định một
nhóm tội phạm nhất định và TNHS đối với các tội đó. Nhìn chung, pháp luật hình
sự thời kỳ này cũng có những đặc điểm nhất định, bao gồm hiệu lực hồi tố của đạo
luật hình sự, về tội phạm, về quyết định hình phạt.
► Ở giai đoạn 1945-1954 có các đạo luật quan trọng như Sắc lệnh của Chủ
tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trừng trị các tội bắt cóc, tống tiền; Sắc lệnh
của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa số 223 ngày 17/11/1946 trừng trị các
tội hối lộ.
► Ở giai đoạn 1954 - 1964 (trước chiến tranh phá hoại miền Bắc) có các đạo
luật như Sắc lệnh số 267 ngày 15/6/1956 trừng trị các hoạt động phá hoại chính sách
và kế hoạch của Nhà nước, Sắc lệnh số 01 ngày 19/4/1957 đấu tranh chống các tội
đầu cơ. Thông tư số 442/TTg của Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa ngày 19/01/1955 quy định một số tội phạm và hình phạt.
► Ở giai đoạn 1965 - 1975 có các văn bản quy định tương đối toàn diện các
loại hành vi phạm tội, có mức pháp điển cao hơn, nhưng vẫn chỉ là những văn bản
đơn hành. Đó là các Pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa bao gồm: Pháp lệnh ngày 30/10/1967 trừng trị các tội phản cách mạng
GVHD: TS Phạm Văn Beo

18

SVTH: Lý Thị Thanh Hoa



×