Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Nâng cao hiệu quả dạy và học môn hóa học bằng việc giải thích các hiện tượng thực tiễn có liên quan đến bài học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.77 KB, 27 trang )

NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY VÀ HỌC MÔN HÓA HỌC
BẰNG VIỆC GIẢI THÍCH CÁC HIỆN TƯỢNG THỰC TIỄN
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN BÀI HỌC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Mục đích yêu cầu.
Môn hoá học trong trường trung học phổ thông giữ một vai trò quan trọng
trong việc hình thành và phát triển trí dục của học sinh. Mục đích của môn học là
giúp cho học sinh hiểu đúng đắn và hoàn chỉnh, nâng cao cho học sinh những tri
thức, hiểu biết về thế giới, con người thông qua các bài học, giờ thực hành... của
hoá học. Học hoá để hiểu, giải thích được các vấn đề thực tiễn thông qua cơ sở cấu
tạo nguyên tử, phân tử, sự chuyển hoá của các chất bằng các phương trình phản
ứng hoá học... Đồng thời là khởi nguồn, là cơ sở phát huy tính sáng tạo ra những
ứng dụng phục vụ trong đời sống của con người. Hoá học góp phần giải tỏa, xoá bỏ
hiểu biết sai lệch làm phương hại đến đời sống, tinh thần của con người...
Để đạt được mục đích của học hoá học trong trường phổ thông thì giáo viên
dạy hoá học là nhân tố tham gia quyết định chất lượng. Do vậy, ngoài những hiểu
biết về hoá học, người giáo viên dạy hoá học còn phải có phương pháp truyền đạt
thu hút gây hứng thú khi lĩnh hội kiến thức hoá học của học sinh. Đó là vấn đề cần
quan tâm và nghiên cứu nghiêm túc. Do vậy, tôi mạnh dạn viết sáng kiến kinh
nghiệm“Nâng cao hiệu quả dạy và học môn hoá học bằng việc giải thích các hiện
tượng thực tiễn có liên quan đến bài học” với mục đích góp phần sao cho học sinh
hóa học dễ hiểu, thiết thực, gần gũi với đời sống và lôi cuốn học sinh khi học. Để
hoá học không còn mang tính đặc thù khó hiểu như một “thuật ngữ khoa học”.
II. Thực trạng ban đầu.
Trường THPT Nguyên Bình có 03 giáo viên môn Hóa, trong đó có 02 giáo
viên trẻ mới ra trường, chưa có kinh nghiệm giảng dạy. Mặt khác học sinh của
trường phần lớn là học sinh dân tốc thiểu số, nhận thức không đồng đều, nhiều em
1
có tâm lý sợ học môn hóa do rỗng kiến thức, kỹ năng vận dụng kiến thức vào việc
bảo vệ môi trường, giải thích các hiện tượng sảy ra trong tự nhiên còn rất hạn chế.
Do vậy nếu giáo viên không có những bài giảng và phương pháp hợp lý phù hợp dễ


làm cho học sinh thụ động trong việc tiếp thu, cảm nhận. Giáo viên nên là người
hướng dẫn học sinh chủ động trong quá trình lĩnh hội tri thức hoá học và cần có
liên hệ vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng thực tiễn trong bài giảng
nhằm khơi dạy cho học sinh niềm yêu thích, đam mê bộ môn hóa học.
III. Các giải pháp đã sử dụng:
Một trong những điểm tôi đã làm là “Nâng cao hiệu quả dạy và học môn hoá
học bằng việc giải thích các hiện tượng thực tiễn có liên quan đến bài học”. Có
những vấn đề hoá học có thể giúp học sinh giải thích những hiện tượng trong tự
nhiên, tránh việc mê tín dị đoan, thậm chí hiểu được những dụng ý khoa học hoá
học trong những câu ca dao – tục ngữ mà thế hệ trước để lại và có thể ứng dụng
trong thực tiễn đời sống thường ngày chỉ bằng những kiến thức rất phổ thông mà
không gây nhàm chán, xa lạ; lại có tác dụng kích thích tính chủ động, sáng tạo,
hứng thú trong môn học; làm cho hoá học không khô khan, bớt đi tính đặc thù và
phức tạp.
Tôi không có tham vọng giải quyết mọi vấn đề trong thực tiễn để “Nâng cao
hiệu quả dạy và học môn hoá học bằng việc giải thích các hiện tượng thực tiễn có
liên quan đến bài học” mà chỉ nêu lên một vài suy nghĩ, đề suất của cá nhân coi đó
là kinh nghiệm qua một số ví dụ minh hoạ, với mong muốn góp phần tạo ra và phát
triển phương pháp dạy hoá học hiệu quả cao hơn qua các bài giảng hoá học.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận.
Đổi mới phương pháp dạy học đã và đang thực sự là yếu tố quyết định hiệu
quả giờ dạy. Một trong những yếu tố để đạt giờ dạy có hiệu quả và tiến bộ là phải
phát huy tính thực tế, giáo dục về môi trường, về tư tưởng vừa mang bản sắc dân
tộc mà không mất đi tính cộng đồng trên toàn thế giới, những vấn đề cũ nhưng
2
không cũ mà vẫn có tính chất cập nhật và mới mẻ, đảm bảo: tính khoa học – hiện
đại, cơ bản; tính thực tiễn và giáo dục kỹ thuật tổng hợp; tính hệ thống sư phạm.
Tuy nhiên mỗi tiết học có thể không nhất thiết phải hội tụ tất cả những quan
điểm nêu trên, cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng, đừng quá lạm dụng khi lượng kiến

thức không đồng nhất.
Trong quá trình dạy học môn hóa học nếu vận dụng giải thích các hiện tượng
thực tiễn có liên quan đến bài học sẽ tạo hứng thú, khơi dậy niềm đam mê; học sinh
hiểu được vai trò và ý nghĩa thực tiễn trong học hoá học. Để thực hiện được, người
giáo viên cần nghiên cứu kỹ bài giảng, xác định được kiến thức trọng tâm, tìm hiểu,
tham khảo các vấn đề thực tế liên quan phù hợp với từng học sinh ở thành thị, nông
thôn …; đôi lúc cần quan tâm đến tính cách, sở thích của đối tượng tiếp thu, hình
thành giáo án theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, phải mang
tính hợp lý và hài hoà; đôi lúc có khôi hài nhưng sâu sắc mà vẫn đảm nhiệm được
mục đích học môn hoá học. Tuy nhiên, thời gian giành cho vấn đề này là không
nhiều, “nó như thứ gia vị trong đời sống không thể thay cho thức ăn nhưng thiếu nó
thì kém đi hiệu quả ăn uống ”.
II. Giả thuyết.
Các giải pháp “Nâng cao hiệu quả dạy và học môn hoá học bằng việc giải
thích các hiện tượng thực tiễn có liên quan đến bài học” là:
1. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày, thường sau khi đã kết
thúc bài học. Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh căn cứ vào những kiến
thức đã học tìm cách giải thích hiện tượng ở nhà hay những lúc bắt gặp hiện tượng
đó, học sinh sẽ suy nghĩ, ấp ủ câu hỏi vì sao lại có hiện tượng đó? Tạo tiền đề thuận
lợi khi học bài học mới tiếp theo.
2. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường qua các
phương trình phản ứng hoá học cụ thể trong bài học. Cách nêu vấn đề này có thể sẽ
mang tính cập nhật, làm cho học sinh hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn bài học.
Giáo viên có thể giải thích để giải toả tính tò mò của học sinh. Mặc dù vấn đề được
giải thích có tính chất rất phổ thông.
3
3. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thay cho lời
giới thiệu bài giảng mới. Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh bất ngờ, có
thể là một câu hỏi rất khôi hài hay một vấn đề rất bình thường mà hàng ngày học
sinh vẫn gặp nhưng lại tạo sự chú ý quan tâm của học sinh trong quá trình học tập.

4. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thông qua các
bài tập tính toán. Cách nêu vấn đề này có thể giúp cho học sinh trong khi làm bài
tập lại lĩnh hội được vấn đề cần truyền đạt, giải thích. Vì muốn giải được bài toán
hoá đó học sinh phải hiểu được nội dung kiến thức cần huy động, hiểu được bài
toán yêu cầu gì? Và giải quyết như thế nào?
5. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thông qua
những câu chuyện ngắn có tính chất khôi hài, gây cười có thể xen vào bất cứ thời
gian nào trong suốt tiết học. Hướng này có thể góp phần tạo không khí học tập
thoải mái. Đó cũng là cách kích thích niềm đam mê học hoá.
6. Tiến hành tự làm thí nghiệm qua các hiện tượng thực tiễn xung quanh đời
sống ngày thường ở địa phương, gia đình …sau khi đã học bài giảng. Cách nêu vấn
đề này có thể làm cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học tìm cách giải
thích hay tự tái tạo lại kiến thức qua các thí nghiệm hay những lúc bắt gặp hiện
tượng, tình huống đó trong cuộc sống. Giúp học sinh phát huy khả năng ứng dụng
hoá học vào đời sống thực tiễn.
7. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường từ đó liên hệ
với nội dung bài giảng để rút ra những kết luận mang tính quy luật. Làm cho học
sinh không có cảm giác khó hiểu vì có nhiều vấn đề lý thuyết nếu đề cập theo tính
đặc thù của bộ môn thì khó tiếp thu được nhanh so với gắn nó với thực tiễn hàng
ngày.
III. Quá trình thử nghiệm sáng kiến kinh nghiệm.
1. Để tổ chức thực hiện được giáo viên có thể dùng nhiều phương tiện,
nhiều cách như: Bằnglời giải thích, hình ảnh, đoạn phim, hoặc nêu câu hỏi trắc
nghiệm …, có thể tiến hành dạy trong hoàn cảnh dùng máy chiếu hay không dùng
4
máy chiếu, căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể để huy động tối đa nhưng đảm bảo được
nội dung dạy học theo yêu cầu của chương trình.
2.Một số ví dụ minh họa thông qua một số hiện tượng trong thực tiễn
trong số hàng nghìn, hàng vạn hiện tượng, tình huống thực tiễn có thể áp dụng:
* Ví dụ 01: Vai trò của Ozon trong đời sống và công nghiệp như thế nào?

Ozon có khả năng “cải tạo” nước thải, có thể khử các chất độc như: Phenol,
hợp chất Xianua, nông dược, chất trừ cỏ, các hợp chất hữu cơ gây bệnh… có trong
nước thải và Ozon có thể tác dụng với các ion kim loại (sắt, thiếc, chì, mangan…)
Biến nước thải thành nước sạch vô hại.
Trên tầng cao khí quyển 10 − 30km quanh Trái đất, Ozon tồn tại thành một
tầng khí quyển riêng, có khả năng hấp thụ tia tử ngoại phát ra từ mặt trời. Vì các tia
tử ngoại làm cho người, động thực vật bị đột biến gen, gây bệnh nan y … Gần đây
do công nghiệp phát triển, các nhà máy xuất hiện khí thải, động cơ phản lực … thải
vào khí quyển một lượng bụi và khí ô nhiểm, thì Ozon lại góp phần oxi hoá chất
gây ô nhiểm, cũng chính vì vậy tầng Ozon bị mỏng dần. Trong vòng 50 năm gần
đây lượng Ozon mỏng đi khoảng 1%, có một số nơi tầng Ozon bị thủng và gây ra
không ít hiện tượng như: bão, lũ lụt, cháy rừng, bệnh nan y…
Áp dụng: Đây là vấn đề có liên quan đế giáo dục môi trường và qua bài học,
học sinh hiểu được tầm quan trọng của Ozon, vừa có ý thức bảo vệ môi trường và
kích thích sự tìm hiểu về vấn đề này. Giáo viên có thể đưa vào bài giảng về phần
Oxi ( lớp 10).
* Ví dụ 02: Vì sao khi luộc rau muống nên cho vào trước một ít muối ăn
(NaCl)?
Do nhiệt độ sôi của nước ở áp suất 1at là 100
o
C, nếu ta thêm NaCl thì lúc đó
làm cho nhiệt độ của nước muối khi sôi (dung dịch NaCl loãng) là > 100
o
C. Do
nhiệt độ sôi của nước muối cao hơn của nước nên rau chín nhanh hơn, thời gian
luộc rau không lâu nên rau ít mất vitamin. Vì vậy khi đó rau muống sẽ mềm hơn và
xanh hơn.
5
Áp dụng: Vấn đề này có thể có học sinh biết nhưng có học sinh không để ý
và nếu được biết đến thì các em có thể tiến hành thí nghiệm ngay trong mỗi buổi

nấu ăn, góp phần tạo thêm kinh nghiệm cho học sinh, rất thiết thực. Có thể đưa hiện
tượng này vào trong bài hợp chất muối clorua ở lớp 10 và hợp chất quan trọng của
Natri ở lớp 12.
* Ví dụ 03: Vì sao cồn có thể sát khuẩn?
Cồn là dung dịch Ancol etylic (C
2
H
5
OH) có khả năng thẩm thấu rất cao, có
thể xuyên qua màng tế bào tiến sâu vào trong gây đông tụ protein làm cho tế bào bị
chết (Do protein là cơ sở sự sống của tế bào).
Thực tế thấy rằng chỉ có cồn 75% là có khả năng sát trùng tốt nhất, vì nếu
cồn > 75% thì nồng độ cồn quá cao làm cho protein bị đông tụ nhiều, làm protein
trên bề mặt vi khuẩn đông cứng hình thành một lớp vỏ cứng ngăn không cho cồn
thấm vào nên vi khuẩn không bị chết. Nếu cồn quá loãng (< 75%) thì hiệu quả sát
trùng kém.
Áp dụng: Trong y tế, cồn được sử dụng đại trà khi tiêm, rửa vết thương …
nhưng có ít người quan tâm tại sao lại dùng cồn? Trong khi học, nếu học sinh được
biết sẽ rất tốt cho cuộc sống. Giáo viên có thể đưa vấn đề này vào trong các tiết dạy
về bài Ancol etylic ở hay lớp 11.
* Ví dụ 04: Tại sao không đựng dung dịch HF trong bình đựng bằng thủy tinh?
Dung dich HF, tuy là axit yếu nhưng có tính chất đặc biệt là ăn mòn được
thuỷ tinh. Do thành phần của thuỷ tinh chính là SiO
2
, khi cho dung dịch HF vào thì
có phản ứng:
2 4 2
4 2SiO HF SiF H O
+ → ↑ +
Áp dụng: Đây là vấn đề bắt buộc trong quá trình dạy về Flo và tính chất của

dung dịch HF (lớp 10), giúp học sinh giải đáp được bài tập, mà trong thực tiễn
tránh đựng dung dịch HF trong bình thuỷ tinh khi gặp.
* Ví dụ 05: Làm thế nào để khắc được thuỷ tinh?
6
Muốn khắc thuỷ tinh, người ta nhúng thuỷ tinh vào sáp nóng chảy, lấy ra cho
nguội, dùng vật nhọn tạo hình, chữ…cần khắc nhờ lớp sáp (nến) mất đi, rồi nhỏ
dung dịch HF vào thuỷ tinh sẽ bị ăn mòn ở những nơi đã bị cạo đi lớp sáp.
2 4 2
4 2SiO HF SiF H O
+ → ↑ +
Nếu không có dung dịch HF, ta có thay bằng dung dịch H
2
SO
4
đặc và bột
CaF
2
(màu trắng). Nhúng thuỷ tinh vào sáp nóng chảy, lấy ra cho nguội, dùng vật
nhọn tạo hình, chữ… cần khắc nhờ lớp sáp (nến) mất đi, rồi rắc bột CaF
2
vào chổ
cần khắc, cho thêm H
2
SO
4
đặc vào và lấy tấm kính khác hoặc bìa cứng đặt lên trên
khu vực khắc, sau 1 thời gian thuỷ tinh cũng sẽ bị ăm mòn những nơi cạo lớp sáp.
Do:
2 2 4 4 2
2 ( ) 2CaF H SO Ca HSO HF

+ → +
(dùng bìa cứng che)
2 4 2
4 2SiO HF SiF H O
+ → ↑ +
Áp dụng: Đây là vấn đề thực tế với những gia đình, xí nghiệp kinh doanh và
sản xuất thuỷ tinh. Không những cung cấp cho học sinh phương pháp khắc thuỷ
tinh mà còn giải thích hiện tượng đó. Giúp học sinh sẽ nhớ đến bài học khi gặp vấn
đề này. Thậm chí đây là cơ sở cho việc học nghề, khơi dậy niềm đam mê học tập và
khám phá, càng tốt hơn nếu học sinh được tiến hành thí nghiệm. Giáo viên có thể
đề cập đến trong bài giảng về Flo, dung dịch HF hoặc trong tiết thực hành(ở lớp
10).
* Ví dụ06: Vì sao lại không dùng xăng pha chì nữa?
Xăng pha chì là thêm Tetraetyl chì có tác dụng tiết kiệm 30% xăng dầu khi
sử dụng. Nhưng khí cháy trong động cơ, chì oxit bám vào các ống xả, thành xi lanh
nên thực tế xăng còn hoà tan thêm vào Dibrom etan thì chì oxit sẽ bị chuyển thành
Chì bromua (PbBr
2
), dễ bay hơi, thoát ra khỏi xi lanh, ống xả, thải vào không khí
làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Vì chì sẽ ở trong môi trường khí, tồn tại trong thực vật, động vật nên khi tiếp
xúc với khí thải, động thực vật bị bệnhsẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức
khoẻ con người. Ngoài ra hơi Brom bay ra gây nguy hiểm tới đường hô hấp, làm
bỏng da. Hiện nay, nước ta đã không sử dụng xăng pha chì.
7
Áp dụng: Hiện nay, nước ta không còn sử dụng xăng pha chì nữa, nhưng
không ít một bộ phận học sinh và nhân dân không hiểu vì sao. Nên thông qua bài
học liên quan, giáo viên có thể làm rõ tại sao. Vấn đề này có thể xen trong tiết dạy
về dầu mỏ (ở lớp 11).
*Ví dụ 07: Tục ngữ Việt Nam có câu: “Nước chảy đá mòn”, câu này mang hàm ý

của khoa học hoá học như thế nào?
Trong đá thông thường chủ yếu là CaCO
3
nên trong nước sẽ tồn tại phương
trình điện ly:
2 2
3 3
(*)CaCO Ca CO
+ −
+
ƒ
Khi nước chảy sẽ cuốn theo các ion Ca
2+
, CO
2
3

, theo nguyên lý chuyển dịch
cân bằng hoá học thì cân bằng (*) chuyển dịch theo phía chống lại sự giảm nồng độ
2 2
3
,
Ca CO
+ −
(chiều thuận) nên theo thời gian nước chảy qua đá sẽ mòn dần.
Có thể giải thích bổ sung thêm nguyên nhân khác: Vì trong nước có lẫn khí
CO
2
nên sẽ xảy ra phản ứng:
( )

3 2 2 3
2
CaCO CO H O Ca HCO
+ + →
. Khi nước chảy sẽ
cuốn Ca(HCO
3
)
2
trôi theo, qua thời gian đá sẽ bị mòn dần.
Áp dụng: Hiện tượng này thường thấy ở những phiến đá ở những dòng chảy
đi qua. Nếu không để ý, trong xây dựng sẽ có ảnh hưởng không ít. Góp phần hiểu
được ứng dụng của khoa học của câu tục ngữ, làm cho hoá học trở nên gần gũi, có
hồn văn hơn. Giáo viên có thể xen vấn đề này trong khi dạy đến phần về muối
CaCO
3
(lớp 11 hay lớp 12).
* Ví dụ 08: Cao dao Việt Nam có câu:
“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ,
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
Câu này mang hàm ý của khoa học hoá học như thế nào?
Câu ca dao nhắc nhở người làm lúa: Vụ chiêm khi lúa đang trổ đòng đòng
mà có trận mưa rào, kèm theo sấm chớp thì sẽ rất tốt và cho năng suất cao sau này.
Do trong không khí có ~ 80% khí N
2
và ~ 20% khí O
2
, khi có chớp (tia lửa
điện) sẽ tạo điều kiện cho N
2

hoạt động:
8
3000
2 2
N 2
o
C
O NO
+ →
Sau đó:
2 2
2 2NO O NO+ →
Khí NO
2
sẽ tan vào trong nước mưa:
2 2 2 3
4 2 4NO O H O HNO+ + →
3 3
HNO H NO
+ −
→ +
Nhờ hiện tượng này, hàng năm làm tăng 6−7 kg Nitơ cho mỗi mẫu đất. Ngày
nay, người ta đã điều chế Ure [(NH
2
)
2
CO] từ không khí để chủ động bón cho cây
trồng.
Áp dụng: Đây là một câu ca dao mang một ý nghĩa thực tiễn, thấy rõ trong
đời sống. Vấn đề này có thể xen vào trong tiết dạy phân đạm (ở lớp 11). Tạo cho

học sinh khu vực làm nông nghiệp có thể tiện kiểm nghiệm trong đời sống, tự quan
sát.
* Ví dụ 09: Hiện tượng tạo hang động và thạch nhũ với những hình dạng phong
phú đa dạng như thế nào?
Trong đá thông thường chủ yếu là CaCO
3
, khi trời mưa, trong không khí có
CO
2
tạo môi trường axit làm tan được đá vôi, những giọt nước mưa rơi xuống như
vô vàn mũi dao nhọn, sắc khắc vào đá những đường nét khác nhau
3 2 2 3 2
( )CaCO CO H O Ca HCO
+ + →
Và xuất hiện quá trình điện ly:
2
3 2 3
( ) 2Ca HCO Ca HCO
+ −
→ +
2 3
3 3
CaCO Ca CO
+ −
+
ƒ
– Theo thời gian dần tạo ra các hang động khi nước có Ca(HCO
3
)
2

ở đất đá do áp
suất nhiệt độ đột nhiên thấp nên khi giọt nước nhỏ từ từ có tồn tại phương trình:
3 2 3 2 2
( ) Ca HCO CaCO CO H O
↓ + ↑ +
ƒ
Như vậy lớp CaCO
3
lưu lại ngày càng nhiều, dày gọi đó là nhũ có màu, hình thù đa
dạng.
9
Áp dụng: Hiện tượng này thường thấy trong các hang động núi đá. Giáo viên
có thể xen vấn đề này trong khi dạy đến phần về các muối cacbonat (ở lớp 11) hay
hợp chất của Canxi (ở lớp 12).
* Ví dụ 10:Tại sao nước máy lại có mùi clo?
Khi sục vào nước một lượng nhỏ Clo vào nước có tác dụng sát trùng do clo
tan 1 phần (gây mùi) và phản ứng 1 phần với nước:
2 2
H O Cl HCl HClO+ +ƒ
Hợp chất HClO không bền có tính oxi hoá mạnh:
HClO HCl + O
&
ƒ
Oxi nguyên tử có khả năng diệt khuẩn.
Áp dụng: Vấn đề này đang đang được sử dụng làm sạch nước hiện nay trong
các nhà máy nước cung cấp nước trong thành phố, thị xã, thị trấn… Giúp học sinh
hiểu và giải toả thắc mắc, hiểu được vai trò của hoá học và học sinh có thể kiểm
nghiệm qua thực tế. Giáo viên có thể xen vào bài giảng về Clo (ở lớp 10).
* Ví dụ 11:Tại sao sau những cơn mưa có sấm chớp, đường xá, khu phố, rừng
cây… bầu trời xanh cũng như sạch quang, mát mẻ, trong lành hơn?

Do trong không khí có 20% O
2
nên khi có sấm chớp tạo điều kiện:
2 3
3O 2Oƒ
Tạo ra một lượng nhỏ O
3
, O
3
có khả năng sát trùng:
3 2
O O O
+
&
ƒ
(sát trùng)
Nên ngoài những hạt mưa cuốn theo bụi thì O
3
là tác nhân làm môi trường sạch sẽ
và cảm giác tươi, mát.
Áp dụng: Vấn đề này giáo viên nên đề cập trong bài giảng về Ozon (ở lớp
10), giúp học sinh kiểm nghiệm trong cuộc sống mà đôi khi có nhiều học sinh
không chú ý đến. Đây là một hiện tượng tự nhiên không xa lạ với học sinh.
* Ví dụ 12: Ma trơi là gì? Ma trơi thường gặp ở đâu?
“Ma trơi” chỉ là cái tên gọi mê tín mà thực chất, trong cơ thể (xương động
vật) có chứa một hàm lượng P khi chết phân huỷ tạo 1 phần thành khí
10

×