Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

điều tra hiện trạng canh tác cây đậu bắp (abelmoschus esculentus) tại hợp tác xã thành lợi huyện bình tân tỉnh vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

LÂM QUANG THƯỜNG

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC
CÂY ĐẬU BẮP (Abelmoschus esculentus)
TẠI HỢP TÁC XÃ THÀNH LỢI
HUYỆN BÌNH TÂN TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH NÔNG NGHIỆP SẠCH

CẦN THƠ - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Lâm Quang Thường

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC
CÂY ĐẬU BẮP (Abelmoschus esculentus)
TẠI HỢP TÁC XÃ THÀNH LỢI
HUYỆN BÌNH TÂN TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH NÔNG NGHIỆP SẠCH

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGS. TS. Nguyễn Bảo Vệ


ThS. Bùi Thị Cẩm Hường
Cần Thơ - 2012


CẢM TẠ
Kính dâng!
Cha mẹ đã dạy dỗ, nuôi dưỡng con nên người.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Thầy PGS. TS. Nguyễn Bảo Vệ và cô ThS. Bùi Thị Cẩm Hường, người đã
tận tình hướng dẫn và cho em những lời khuyên hết sức bổ ích tạo điều kiện cho
em hoàn thành tốt luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn
Quý Thầy, Cô của khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng trường Đại học
Cần Thơ đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báo trong quá trình học.
Cô PGS. TS. Nguyễn Mỹ Hoa đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt
khóa học.
Các cô, chú, anh, chị trong Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Vĩnh Long đã giúp
đỡ em thu thập những số liệu cần thiết để hoàn thành luận văn.
Chú Lê Văn Trung chủ nhiệm hợp tác xã rau an toàn Thành Lợi và bà con
nông dân ở xã Thành Lợi đã giúp đỡ nhiệt tình để em hoàn thành luận văn.
Tập thể các bạn sinh viên lớp Nông Nghiệp Sạch khóa 34 trường Đại học
Cần Thơ đã nhiệt tình hỗ trợ trong thời gian thực hiện luận văn.
Xin trân trọng ghi nhớ và gửi lời cảm ơn chân thành tới bạn bè đã giúp đỡ,
tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn.

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu,

kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kì luận văn nào trước đây.

Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2012
Tác giả luận văn

Lâm Quang Thường

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Chứng nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài “ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH
TÁC CÂY ĐẬU BẮP Abelmoschus esculentus TẠI HỢP TÁC XÃ THÀNH LỢI
HUYỆN BÌNH TÂN TỈNH VĨNH LONG” do sinh viên LÂM QUANG
THƯỜNG thực hiện và đề nạp.
Ý kiến đánh giá của cán bộ hướng dẫn:---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.

Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2012
Cán bộ hướng dẫn

PGS.TS. Nguyễn Bảo Vệ

ThS. Bùi Thị Cẩm Hường

iii



Luận văn tốt nghiệp kèm theo đây, với đề tựa là “ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG
CANH TÁC CÂY ĐẬU BẮP Abelmoschus esculentus TẠI HỢP TÁC XÃ
THÀNH LỢI HUYỆN BÌNH TÂN TỈNH VĨNH LONG” do LÂM QUANG
THƯỜNG thực hiện và báo cáo, đã được hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp thông
qua.
Luận văn được đánh giá ở mức : --------------------------------------------------------Ý kiến Hội đồng : ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2012
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

iv


QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
 Họ và tên: Lâm Quang Thường

Giới tính: Nam

 Ngày, tháng, năm sinh: 01/01/1990

Dân tộc: Kinh

 Nơi sinh: Long Trị - Long Mỹ - Hậu Giang
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1. Tiểu học
 Thời gian học từ năm 1996 đến năm 2001
 Trường Tiểu học Long Trị 2
 Địa chỉ: Long Trị - Long Mỹ - Hậu Giang
2. Trung học cơ sở

 Thời gian học từ năm 2001 đến năm 2005
 Trường Trung học cơ sở Long Trị 1
 Địa chỉ: Long Trị - Long Mỹ - Hậu Giang
3. Trung học phổ thông
 Thời gian học từ năm 2005 đến năm 2008
 Trường Trung học phổ thông Long Mỹ
 Địa chỉ: Thị trấn Long Mỹ- Long Mỹ - Hậu Giang
4. Đại học
Trúng tuyển vào ngành Trồng trọt trường Đại học Cần Thơ năm 2008 và
học chuyên ngành Nông Nghiệp Sạch.

v


MỤC LỤC
Nội dung

Chương

1

Trang

Cảm tạ

i

Lời cam đoan

ii


Quá trình học tập

v

Mục lục

vi

Danh sách hình

viii

Danh sách bảng

x

Tóm lược

xi

MỞ ĐẦU

1

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

3

1.1


Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam

1.2 Cây đậu bắp

2

3
5

1.2.1 Nguồn gốc

5

1.2.2 Phân loại

6

1.2.3 Đặc tính sinh học

6

1.2.4 Yêu cầu ngoại cảnh

6

1.2.5 Giá trị dinh dưỡng của cây đậu bắp

8


1.2.6 Kỹ thuật trồng đậu bắp

9

1.3 Sơ lược về huyện Bình Tân

12

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

17

2.1 Phương tiện

17

2.1.1 Thời gian và địa điểm

17

2.1.2 Khái quát đặc điểm vùng điều tra

20

2.2 Phương pháp và nội dung điều tra

18

2.2.1 Phương pháp


18

2.2.2 Nội dung điều tra

18

2.3 Phương pháp xử lý số liệu

18

vi


3

KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1

19

Thông tin chung của các hộ

19

3.1.1 Tuổi

19

3.1.2 Trình độ học vấn


20

3.1.3 Kinh nghiệm trồng rau

21

3.1.4 Tham dự tập huấn sản xuất rau an toàn

21

3.1.5 Số nhân khẩu

23

3.1.6 Lao động chính

24

3.1.7 Tổng diện tích sản xuất Nông nghiệp

25

3.2 Kỹ thuật canh tác cây đậu bắp

25

3.2.1 Diện tích trồng

25


3.2.2 Thời vụ gieo trồng

26

3.2.3 Giống

27

3.2.4 Chuẩn bị đất trồng

28

3.2.5 Nhu cầu phân bón

29

3.2.6 Công tác bảo vệ thực vật

38

3.2.7 Chăm sóc

40

3.2.8 Thu hoạch và tiêu thụ

41

3.3 Hiệu quả kinh tế


43

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

45

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

46

PHỤ CHƯƠNG

48

vii


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tựa hình

2.1

Bản đồ địa giới hành chính huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long

3.1

Phần trăm số hộ tham dự tập huấn sản xuất rau an toàn của các
hộ tại hợp tác xã Thành Lợi huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long


3.2

23

24

Phần trăm số hộ có bón phân hữu cơ của các hộ tại hợp tác xã
Thành Lợi huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long

3.5

22

Phần trăm số hộ có số lao động chính trong hộ tại hợp tác xã
Thành Lợi huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long

3.4

20

Phần trăm số hộ có số nhân khẩu trong hộ tại hợp tác xã Thành
Lợi huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long

3.3

Trang

29


Phần trăm số hộ sử dụng các loại phân bón khác nhau tại hợp
tác xã Thành Lợi huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long

3.6

Phần trăm số hộ sử dụng liều lượng đạm (N) khác nhau bón
cho đậu bắp tại hợp tác xã Thành Lợi huyện Bình Tân tỉnh

34

Vĩnh Long
3.7

Phần trăm số hộ sử dụng liều lượng lân (P2O5) khác nhau bón
cho đậu bắp tại hợp tác xã Thành Lợi huyện Bình Tân tỉnh

35

Vĩnh Long
3.8

Phần trăm số hộ sử dụng liều lượng kali (K2O) khác nhau bón
cho đậu bắp tại hợp tác xã Thành Lợi huyện Bình Tân tỉnh
Vĩnh Long

viii

37



3.9

Phần trăm về loại thuốc trừ bệnh được các hộ sử dụng trên cây
đậu bắp tại hợp tác xã Thành Lợi huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh
Long

ix

39


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa bảng

Trang

1.1

Lượng phân nguyên chất cần cung cấp cho cây đậu bắp

11

3.1

Số hộ và phần trăm số hộ theo độ tuổi của các hộ tại hợp tác xã

19


Thành Lợi huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long
3.2

Số hộ và phần trăm số hộ theo trình độ học vấn của các hộ tại hợp

20

tác xã Thành Lợi huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long
3.3

Số hộ và phần trăm số hộ theo kinh nghiệm trồng rau của các hộ tại

21

hợp tác xã Thành Lợi huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long
3.4

Số hộ và phần trăm số hộ theo tổng diện tích sản xuất Nông nghiệp

25

của các hộ tại hợp tác xã Thành Lợi huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long
3.5

Số hộ và phần trăm số hộ theo diện tích trồng cây đậu bắp của các

26

hộ tại hợp tác xã Thành Lợi huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long
3.6


Số hộ và phần trăm số hộ thực hiện việc bón lót đầu vụ cho đậu bắp

33

tại hợp tác xã Thành Lợi huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long
3.7

Phần trăm loại thuốc phòng trừ sâu hại được các hộ sử dụng trên cây

32

đậu bắp tại hợp tác xã Thành Lợi huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long
3.8

Số hộ và phần trăm số hộ theo cách tưới nước cho cây đậu bắp tại

41

hợp tác xã Thành Lợi huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long
3.9

Số hộ và phần trăm số hộ theo năng suất của các hộ trồng đậu bắp
tại hợp tác xã Thành Lợi huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long

x

42



3.10

Phần trăm các loại chi phí trong sản xuất đậu bắp của các hộ tại hợp
tác xã Thành Lợi huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long

xi

44


Lâm Quang Thường, 2012. “ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC CÂY ĐẬU
BẮP Abelmoschus esculentus TẠI HỢP TÁC XÃ THÀNH LỢI HUYỆN BÌNH
TÂN TỈNH VĨNH LONG”. Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Nông Nghiệp
Sạch, trường Đại học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Bảo Vệ,
ThS. Bùi Thị Cẩm Hường.

TÓM LƯỢC
Đề tài “Điều tra hiện trạng canh tác cây đậu bắp Abelmoschus esculentus
tại hợp tác xã Thành Lợi huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long” được thực hiện từ tháng
9 đến tháng 12 năm 2011 nhằm mục tiêu: Đánh giá những thuận lợi và khó khăn
trong quá trình sản xuất đậu bắp của các hộ tại hợp tác xã Thành Lợi huyện Bình
Tân tỉnh Vĩnh Long.
Kết quả cho thấy, hiện trạng canh tác cây đậu bắp của các hộ tại hợp tác xã
Thành Lợi có những thuận lợi sau: (1) Đa số các hộ nằm trong độ tuổi lao động,
độ tuổi trung bình là 40,4 tuổi, những hộ từ 30-50 tuổi chiếm tỷ lệ cao (63,3%);
(2) Đa số các hộ có kinh nghiệm trồng rau màu lâu năm, kinh nghiệm trung bình là
10,2 năm; (3) 100% các hộ trồng đậu bắp; (4) 100% hộ có lên liếp và đào rãnh để
trồng đậu bắp; (5) Người dân chú trọng đến việc chia phân bón ra nhiều lần để bón
điều này phù hợp với khuyến cáo; (6) Các hộ có chú trọng đến phòng trừ sâu bệnh
trên cây đậu bắp bằng các loại thuốc Score 250EC, Karate 2,5EC, Cyperan 2,5EC,

Ridomil M72 WP, Rovral 50WP, Anvil 5SC,…; (7) Cây đậu bắp mang lại lợi
nhuận kinh tế khá cao và ổn định.
Bên cạnh đó những khó khăn cần giải quyết như: (1) Trình độ học vấn của
các hộ còn thấp, đa số chỉ đạt cấp 1 (53,3%); (2) Các hộ không tham gia tập huấn
chiếm 90,0%, chỉ có 10,0% các hộ có tham gia tập huấn; (3) Diện tích canh tác
đậu bắp nhỏ lẻ và không tập trung, đa số trong khoảng 0,2-<0,4 ha (63,3%); (4)
100% hộ không thực hiện xử lý đất trước khi trồng đậu bắp; (5) Đa số hộ không sử
dụng phân hữu cơ; (6) Các hộ sử dụng phân bón chưa hợp lý; bón quá nhiều đạm
nhưng lại thiếu lân
xii


MỞ ĐẦU
Đậu bắp, loại cây rau dễ trồng và được trồng ở nhiều nơi từ Nam chí Bắc,
đâu đâu cũng trồng được, quanh năm đều trồng được. Dễ chế biến và rất dễ ăn, ai
ăn cũng tốt, nông dân ta coi nó là “thức ăn cực nhanh”, “thức ăn đa năng” và rất
thông dụng trong các món nướng, canh chua, món lẩu. Đặc biệt, trong các bếp ăn
của người nghèo, người ăn chay, người già... nhưng ít ai biết nhiều về giá trị của
loại rau này chỉ biết đây là một món ăn vừa ngon, lại vừa rẻ. Theo Hải Ân (2010),
đậu bắp chứa rất nhiều vitamin A, vitamin nhóm B (B1, B2, B6), vitamin C, các
nguyên tố khoáng vi lượng như kẽm và canxi. Đậu bắp cũng là nguồn thực phẩm
cung cấp chất xơ rất tốt và là “bạn người bầu” bởi rất giàu acid folic, loại vitamin
rất cần cho việc hình thành ống thần kinh của thai nhi. Chất nhầy, chất xơ trong
đậu bắp giúp điều chỉnh lượng đường huyết. Đậu bắp giúp cơ thể tái hấp thu nước,
là thức ăn lý tưởng cho những người muốn giảm cân; giúp tổng hợp các vitamin
nhóm B, có tác dụng ngang bằng với sữa chua; có tính nhuận trường; có nhiều
amino acid thiết yếu cho cơ thể như chất tryptophan tạo sự thoải mái tinh thần
giúp ngủ ngon.
Hiện nay có một số vùng trồng nhiều đậu bắp như: Vĩnh Long, Sóc Trăng,
Trà Vinh,... diện tích trồng đậu bắp đang được mở rộng với các giống mới như:

VN1, D9B1, TN75,… và các giống nhập từ nước ngoài: Jubilee 047, Lionseed của
Ấn Độ,… Đặc biệt là giống đậu bắp xanh của Nhật (Okara F1 dòng TS1 – 7106),
do Công ty phát triển kinh tế Duyên Hải thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) độc
quyền cung cấp hạt giống cũng như thu mua sản phẩm để xuất khẩu sang Nhật.
Trước đây, do đặc tính dễ trồng cũng như rất dễ chế biến, dễ ăn cho nên cây
đậu bắp được trồng khá phổ biến. Tuy nhiên, diện tích trồng đậu bắp còn nhỏ lẻ
manh múng chủ yếu tiêu thụ ở địa phương chưa mang lại lợi ích về kinh tế. Gần
đây, cây đậu bắp được xem như vấn đề “thời sự” khi đây là loại thực phẩm rất có
lợi cho sức khỏe, có tiềm năng xuất khẩu rất lớn và mang lại giá trị kinh tế cao cho
người nông dân. Mặc dù vậy, do thói quen sản xuất của người dân còn tự phát, nhỏ
lẻ, mạnh ai nấy làm, thiếu kỹ thuật dẫn đến sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu
1


xuất khẩu… Trong tình hình sản xuất như vậy đã ảnh hưởng rất lớn đến giá cả, thị
trường và gặp trở ngại lớn trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, do người
dân trồng nhiều loại rau mà không có một vùng nào chuyên canh để phục vụ cho
nhu cầu xuất khẩu. Đứng trước thực trạng trên, yêu cầu cần được đặt ra là phải có
vùng nguyên liệu ổn định, đảm bảo sản phẩm chất lượng theo hướng an toàn nhằm
bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, đáp ứng được những qui định xuất khẩu. Việc
định hướng trồng cây đậu bắp theo vùng chuyên canh là một trong những nhu cầu
cấp thiết để giúp cho người dân tăng thu nhập. Cây đậu bắp có thời gian sinh
trưởng khoảng 110 ngày; 40-45 ngày sau khi trồng bắt đầu thu hoạch, là loại cây
tương đối dễ trồng, đầu ra ổn định, đạt hiệu quả kinh tế so với các loại cây trồng
khác.
Để đáp ứng yêu cầu trên đề tài “Điều tra hiện trạng canh tác cây đậu bắp
Abelmoschus esculentus tại hợp tác xã Thành Lợi huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh
Long” được thực hiện nhằm tìm ra những thuận lợi và khó khăn mà người dân
canh tác đậu bắp gặp phải để có biện pháp giúp người dân nâng cao năng suất,
chất lượng, có đầu ra ổn định, tạo sản phẩm an toàn và gia tăng thu nhập.


2


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam
Trần Khắc Thi và Trần Ngọc Hùng (2005), nghề trồng rau ở nước ta ra đời
rất sớm, trước cả nghề trồng lúa nước. Nhưng nước ta chịu ảnh hưởng của một nền
Nông nghiệp tự túc trong nhiều thế kỷ nên sự phát triển của ngành trồng rau chưa
tương xứng với tiềm năng tự nhiên và trình độ canh tác hiện có.
Theo Trần Khắc Thi và Nguyễn Công Hoan (2005), nước ta có lịch sử
trồng rau rất lâu đời. Từ đời vua Hùng người ta đã phát hiện thấy bầu, bí trong
vườn rau của gia đình. Theo sổ sách ghi chép cho thấy, rau được nhập vào nước ta
từ thời nhà Lý (khoảng thế kỷ thứ X). Năm 1721-1783 Lê Quý Đôn đã tiến hành
tổng kết các vùng phân bố rau. Năm 1829, ở nước ta bắt đầu trồng cải trắng, khoai
tây. Từ thế kỷ thứ XX, các đô thị được mở mang và phát triển cùng với đó là sự
phát triển của nghề trồng rau ở xung quanh thành phố nhằm đáp ứng nhu cầu của
người dân thành thị ngày một tốt hơn, đồng thời tạo được nguồn thu nhập đáng kể
cho người nông dân.
Trước đây, các giống rau có ít và thường gọi là “rau ta” như rau muống, rau
giền, rau đay, nhưng dần dần đã nhập nhiều giống rau quý và thường được gọi là
“rau tây” như cải bắp, su hào, hành, tỏi tây, cà rốt, cà chua,... Những giống rau này
có giá trị dinh dưỡng cao và ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong ngành
trồng rau ở nước ta. Từ khi đại chiến thế giới lần thứ 2, việc nhập các loại hạt
giống rau gặp nhiều khó khăn. Người nông dân phải tự sản xuất hạt giống, tập
quán và kỹ thuật để giống dần dần được hình thành. Sau đó, nhiều loại hạt giống
được sản xuất và người nông dân đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm khá phong
phú trong lĩnh vực thuần hóa, chọn giống và để giống các loại hạt giống rau (Tạ
Thị Cúc và ctv., 1979).


3


Theo Nguyễn Mạnh Chinh (2007), những năm gần đây quan hệ kinh tế của
nước ta với nhiều nước trên thế giới ngày càng được mở rộng. Ngày 07-11-2006
Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới
(WTO). Từ những điều kiện thuận lợi đó nước ta đã nhập được nhiều giống rau
của nhiều nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, Đức, Nga,... cũng
như đưa cây rau Việt Nam vươn xa ra thị trường thế giới, góp phẩn làm phong phú
và đa dạng các loại giống rau ở nước ta. Bên cạnh đó công tác nhập nội giống,
công tác kiểm dịch cần làm tốt để mang lại nhiều kết quả và giá trị kinh tế lớn.
Theo ước tính của các nhà dinh dưỡng học, nhu cầu rau trong ngày của một
người trung bình 250-350 g (khoảng 7,5-10 kg một tháng). Ở nước ta hiện nay, sản
lượng rau chỉ mới cung cấp được khoảng 180-200 g cho một người một ngày
(UNESCO, 2005).
Theo thống kê năm 2004, diện tích trồng rau cả nước ta khoảng 615 nghìn
ha, chiếm gần 7% đất Nông nghiệp và 10% đất cây hàng năm. Năng suất trung
bình đạt 14,5 tấn/ha tương đương với sản lượng khoảng 8,8 triệu tấn (Trần Khắc
Thi và Nguyễn Công Hoan, 2005). Vùng sản xuất rau tập trung ở Đồng bằng sông
Hồng với khoảng 30% diện tích và 35% sản lượng rau cả nước, đây cũng là vùng
rau hàng hóa với nhiều loại rau ôn đới có khả năng xuất khẩu tốt như cải bắp, súp
lơ, su hào, cà rốt, măng tây, cà chua, hành tây, khoai tây,… Ở các tỉnh phía Nam
vùng rau tập trung chủ yếu ở Lâm Đồng (26.000 ha) và TP. Hồ Chí Minh (9.000
ha). Vùng rau luân canh với cây lương thực được trồng chủ yếu tại các tỉnh phía
Bắc, Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh Đông Nam Bộ, đây là vùng rau hàng
hóa lớn cung cấp cho khu vực và xuất khẩu sang các nước có mùa đông lạnh
không trồng được rau (Trần Khắc Thi và Trần Ngọc Hùng, 2005). Theo Phạm
Hồng Cúc và ctv. (2001), sản xuất rau thường tập trung vào vụ Đông Xuân vì điều
kiện thời tiết thuận lợi nên rau trồng vụ này thường có sản lượng cao hơn những

vụ khác trong năm.
Đối với thị trường xuất khẩu rau của nước ta từ lâu đã có những quy định
về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, truy
4


nguyên nguồn gốc... Đối với thị trường nội địa, khi đất nước ngày càng phát triển
đời sống của người dân càng được cải thiện nhu cầu của người dân càng tăng.
Người tiêu dùng hiện nay đã bắt đầu quan tâm tới chất lượng và độ an toàn của sản
phẩm mà họ sử dụng. Từ đó, đặt ra cho người nông dân nói chung người trồng rau
nói riêng nhiều khó khăn và thách thức phải vượt qua. Muốn làm được điều này
rất cần sự hỗ trợ và giúp đỡ của các cơ quan có thẩm quyền để nghề trồng rau
cũng như nền Nông nghiệp nước ta ngày càng phát triển nhằm tăng thu nhập cho
người nông dân góp phần làm giàu cho đất nước.
1.2 Cây đậu bắp
1.2.1 Nguồn gốc
Theo De Lannoy (2001), tên gọi của đậu bắp trong một số ngôn ngữ
phương Tây, như tiếng Anh là "okra" có nguồn gốc Tây Phi, cùng nguồn gốc với
"ọ́ kụ̀ rụ̀ " trong tiếng Igbo; một ngôn ngữ được sử dụng trong khu vực ngày nay là
Nigeria. Trong ngôn ngữ Bantu, đậu bắp được gọi là "kingombo" hay các biến thể
của nó, và đây là nguồn gốc của tên gọi cho đậu bắp trong tiếng Bồ Đào Nha,
tiếng Tây Ban Nha và tiếng Pháp. Tên gọi trong tiếng Ả Rập "bāmyah" là cơ sở
của các tên gọi dành cho đậu bắp tại Trung Đông, Thổ Nhĩ Kỳ, Bắc Phi và Nga.
Tại Nam Á, tên gọi của nó là các dạng biến thể của từ "bhindi". Đậu bắp đôi khi
được gọi theo tên khoa học cũ là Hibiscus esculentus L. Loài này dường như có
nguồn gốc từ vùng cao nguyên Ethiopia, mặc dù sự bắt nguồn và phát nguyên từ
đây là không có tài liệu nào ghi chép cả. Người Ai Cập và người Moor trong thế
kỷ 12 và 13 sử dụng tên gọi trong tiếng Ả Rập để chỉ loài cây này, gợi ý rằng nó
đến từ phía Đông. Từ bán đảo Ả Rập, loài cây này đã được phổ biến tới các vùng
ven Địa Trung Hải và về phía Đông. Việc thiếu từ để chỉ đậu bắp trong các ngôn

ngữ cổ ở Ấn Độ cho thấy cây đậu bắp chỉ xuất hiện ở đây kể từ khi bắt đầu Công
nguyên. Đậu bắp được đưa tới châu Mỹ bằng các tàu chuyên chở trong buôn bán
nô lệ xuyên Đại Tây Dương vào khoảng những năm thập niên 1650, vào năm 1658
sự hiện diện của đậu bắp tại Braxin đã được ghi nhận. Đậu bắp có lẽ được đưa vào
Đông nam Bắc Mỹ đầu thế kỷ 18 và dần dần được phổ biến tại đây. Đậu bắp được
5


trồng ở phía bắc tới Philadelphia vào năm 1748, trong khi Thomas Jefferson ghi
chép rằng loài này đã có mặt tại Virginia vào năm 1781. Đậu bắp được trồng phổ
biến tại miền nam Hoa Kỳ vào khoảng năm 1800 và lần đầu tiên được nhắc tới với
các giống cây trồng khác nhau vào năm 1806.
1.2.2 Phân loại
Cây đậu bắp còn được gọi là mướp tây, tên khoa học: Abelmoschus
esculentus. Theo Omotoso and Shittu (2008), đậu bắp bắp thuộc phân lớp
Dilleniidae, bộ Malvales, họ Malvales, chi Abelmoschus.
1.2.3 Đặc tính sinh học
Theo Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường ( 2007), cây đậu bắp có
các đặc tính thực vật sau:
* Rễ: đậu bắp có một rễ chính và nhiều rễ phụ, ăn sâu từ 40-50 cm.
* Thân: thân thảo mọc thẳng đứng, nhiều lông, rỗng, cao từ 1-2m, phân
thành nhiều nhánh, thân màu xanh đôi khi có vệt đỏ.
* Lá: màu xanh, hình tim hoặc xẻ chân vịt, mép có răng cưa lớn, có lông
nhám.
* Hoa: Hoa mọc ở nách lá, đường kính 4-8 cm, với 5 cánh hoa màu trắng
hay vàng, thường có các đốm đỏ hay tía tại phần gốc mỗi cánh hoa. Một nụ hoa
xuất hiện ở nách lá thứ 6 hoặc thứ 8 (phụ thuộc váo giống) nụ hoa kéo dài 22-26
ngày từ khi xuất hiện đến khi nở, thời gian thụ phấn thường từ 8-10 giờ sáng. Hoa
chỉ nở một thời gian rất ngắn và khép lại vào buổi chiều, sự thụ phấn không thành
công ở giai đoạn nụ. Hạt phấn có khả năng duy trì tính hữu thụ trong 55 ngày.

* Trái, hạt: trái có màu xanh sáng, đôi khi có màu đỏ. Trái nang, dài 20-25
cm, mọc dựng đứng gồm 3-5 vách ngăn kết với nhau tạo thành các đường gờ dọc.
Trong trái có 10-20 hạt đường kính 2-3 mm.
* Sinh trưởng và phát triển: đậu bắp chủ yếu nhân giống bằng hạt; là cây
hằng niên. Sự nở hoa liên tục nhưng phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và giống.
Sau khi gieo 2-3 tháng, cây bắt đầu nở hoa, trái phát triển nhanh sau khi hoa được
thụ phấn và đạt kích thước tối đa trong khoảng từ 4-6 ngày sau khi thụ phấn.
6


1.2.4 Yêu cầu ngoại cảnh
* Nhiệt độ: Theo Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường (2007), cây
đậu bắp ưa nhiệt độ cao, thích hợp từ 25-300C, trong khoảng nhiệt độ này cây sinh
trưởng và phát triển bình thường. Nếu nhiệt độ càng cao thì cây sinh trưởng và
phát triển càng nhanh. Nhiệt độ cao sẽ kéo dài thời gian ra hoa và tăng số đốt cây.
Đậu bắp là cây phản ứng với độ dài ngày, mức độ mẫn cảm này tùy thuộc vào
giống.
* Nước: Theo Hoàng Văn Ký (2007), khả năng chịu hạn của cây đậu bắp
tương đối khá. Tuy vậy, vào mùa khô cần tưới nước. Sử dụng nguồn nước tưới
sạch (nước sông, nước giếng khoan). Tuyệt đối không sử dụng nguồn nước bị ô
nhiễm, nước thải từ bệnh viện. Cần thường xuyên giữ ẩm độ trong đất 80-85%
trong suốt quá trình hình thành trái.
* Đất: Theo Minh Quân (2004), đậu bắp thích hợp với đất cát pha, đất thịt
nhẹ hoặc đất thịt trung bình, pH từ 5,5-6,8. Đất phải bằng phẳng, dễ tưới và tiêu
nước. Đất được cày bừa kỹ, làm sạch cỏ trước khi gieo. Lên liếp 1,4-1,5 m, mặt
liếp rộng 1,1-1,2 m, chiều cao liếp 25-30 cm. Rãi vôi lên mặt liếp với liều lượng
250-500 kg/ha và trộn đều trước khi bón lót khoảng 10 ngày.
* Dinh dưỡng: Nhu cầu dinh dưỡng của cây đậu bắp bao gồm các nguyên
tố đa lượng: N, P, K, Ca, Mg, S, C, H, O và các nguyên tố vi lượng: Fe, Cu, Zn,
Mn, Mo, Cl. Tùy theo từng thời kỳ sinh trưởng khác nhau mà nhu cầu dinh dưỡng

cũng khác nhau (Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường, 2007).
1.2.5 Giá trị dinh dưỡng của cây đậu bắp
Theo Tindall (1983), trái đậu bắp có chứa 88% nước, 2,1% protein, 0,2%
chất béo, 8,0% carbohydrate, 1,7% chất xơ. Chất xơ mang đến nhiều lợi ích cho
sức khỏe, bao gồm cả việc thúc đẩy giảm cân; kiểm soát lượng đường trong máu;
ngăn ngừa táo bón và bệnh trĩ, cải thiện tiêu hóa; giảm mức cholesterol nên giúp
phòng bệnh cao huyết áp, nhồi máu cơ tim; giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Chất
nhầy chứa trong đậu bắp còn có tác dụng nhuận tràng, giảm đau, giảm vết loét
trong chứng viêm sưng và còn được xem là loại thực phẩm “lý tưởng” nhất cho
7


những người có dạ dày nhạy cảm.
Theo Hải Ân (2010), đậu bắp cũng chứa nhiều axit folic. ½ chén đậu bắp
nấu chín tương đương với 36,5 mg axit folic. Một chén đậu bắp sống chứa đến
87,8 mg axit folic. Đây là chất dinh dưỡng cần thiết cho nhiều chức năng của cơ
thể, đặc biệt đối với những phụ nữ mang thai, axit folic cực kỳ quan trọng vì giúp
phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh và các dị tật bẩm sinh khác ở thai nhi. Theo
Siemonsma and Kouame (2004), đậu bắp cũng thích hợp cho những người muốn
giảm cân do cung cấp ít calories (khoảng 25 kcal với ½ chén đậu bắp nấu chín và
33 kcal cho mỗi chén đậu bắp sống). Ngoài ra, đậu bắp còn chứa nhiều vitamin A,
vitamin C, canxi, kali, magiê giúp duy trì sự khỏe mạnh cho da, tóc... và tăng
cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Chất nhầy và chất xơ có trong đậu bắp giúp
điều chỉnh lượng đường huyết bằng cách điều hòa sự hấp thu của chúng từ ruột
non. Chất xơ của đậu bắp cũng là một “vệ sĩ” của hệ tiêu hóa. Đậu bắp giúp cơ thể
tái hấp thu nước. Chất nhầy trong đậu bắp “bắt giữ” những phân tử cholesterol
vượt chỉ tiêu cùng những độc chất phát sinh trong quá trình chuyển hóa rồi “áp
giải” chúng đến phân thải ra ngoài. Hàm lượng nước trong đậu bắp cao giúp cơ thể
tránh khỏi tình trạng táo bón, đầy hơi… Đậu bắp nên luộc hay nướng ở ngọn lửa
thấp để chất nhầy ít bị thất thoát để cơ thể hấp thu tối đa. Khi vào hệ tiêu hóa đậu

bắp sẽ là mảnh đất màu mỡ cho nhưng vi khuẩn có lợi, có thể sánh ngang tầm với
sữa chua, giúp tổng hợp các vitamin nhóm B. Để làm đẹp tóc, cắt khúc đậu bắp và
nấu đến khi nước nhầy ra tối đa, sau đó để nguội rồi nhỏ vài giọt chanh và sử dụng
dung dịch này gội đầu. Đậu bắp có tính nhuận trường, dùng trị hội chứng kích ứng
ruột, làm lành các vết loét trong đường tiêu hóa, đồng thời xoa dịu những “niềm
đau” từ trong ruột. Protein và dầu có trong hạt đậu bắp được xem là protein hạng
nhất trong rau cải, chứa rất nhiều amino axit thiết yếu cho cơ thể như trytophan
(giúp tinh thần thoải mái, ngủ ngon...), cystein…
Theo Võ Văn Chi (2005), đậu bắp không chỉ là loại thực phẩm giàu protein,
nhiều dinh dưỡng, không có cholesterol mà các bộ phận của cây điều có thể dùng
làm thuốc. Các thành phần dinh dưỡng trong đậu bắp đều cao hơn các loại rau quả
8


củ nói chung, đặc biệt là các vi chất như: canxi, kali, vitamin B6, magie, folate và
axit alpha-linolenic. Ăn đậu bắp thường xuyên sẽ giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc
bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì, và cả ung thư. Đậu bắp rất dễ ăn có thể luộc,
xào, nướng, sấy khô nhưng ngon và ưa chuộng nhất là nấu canh chua. Uống nước
đậu bắp luộc hàng ngày, trong nhiều tháng còn giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường,
có làn da đẹp, đặc biệt là rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh. Cành non của đậu bắp
luộc ăn giúp tiêu hóa tốt, chữa trị loét dạ dày, bảo vệ gan,... Chữa ho, viêm họng:
rễ và lá thái mỏng phơi khô ngày uống 10-16 g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc pha.
1.2.6 Kỹ thuật trồng đậu bắp
* Thời vụ: Theo Hoàng Văn Ký (2007), đậu bắp có thể xuống giống vào vụ
Xuân và vụ Thu-Đông.
- Vụ Xuân: Gieo từ cuối tháng 2 đến tháng 3, thu hoạch từ tháng 5 đến
tháng 9. Nếu gieo muộn, cây sớm ra hoa, nhưng năng suất giảm dần.
- Vụ Thu-Đông: Gieo từ cuối tháng 7 đến tháng 8, thu hoạch trái từ tháng 9
đến tháng 1, đầu tháng 2.
* Làm đất: Chọn loại đất cát pha, đất thịt nhẹ hoặc đất thịt trung bình, pH

từ 5,5-6,8. Đất phải bằng phẳng, dễ tưới và tiêu nước. Đất cày bừa kỹ, làm sạch cỏ
trước khi gieo. Lên luống 1,4-1,5 m, mặt luống rộng 1,1-1,2 m, chiều cao luống
25-30 cm. Bón vôi với liều lượng 250-500 kg/ha (Minh Quân, 2004).
* Cách ngâm ủ hạt giống: Theo Hoàng Văn Ký (2007), các giống hiện

đang được sử dụng là:
+ Giống địa phương do Viện Khoa học Nông nghiệp tuyển chọn (Phân viện
miền Nam), giống DB1 do Viện nghiên cứu Rau - Quả chọn lọc.
+ Giống nhập nội từ Thái Lan và Đài Loan.
+ Giống đậu bắp xanh của Nhật có tên gọi là Okara F1 dòng TS1 – 7106.
Do Công ty phát triển kinh tế Duyên Hải TP. HCM độc quyền cung cấp hạt giống
cũng như thu mua sản phẩm để xuất khẩu sang Nhật.
Theo Nguyệt Hằng (2006), lượng hạt giống cần từ 18-22 kg/ha. Phơi hạt
giống dưới điều kiện ánh nắng nhẹ 1-2 giờ, ngâm hạt trong nước sạch từ 4-6 giờ
9


hoặc nước ấm 52-540C, để ráo nước, ủ ở nhiệt độ 20-300C, khoảng 48 giờ hạt bắt
đầu nẩy mầm, chọn hạt nẩy mầm đem gieo vô bầu nylon hoặc bầu bằng lá chuối.
Hiện nay, trên thị trường có một dạng khay bằng mốp dùng để gieo hạt trong bầu
rất tốt và giảm được công lao động chuẩn bị bầu. Đất vô bầu được thực hiện theo
tỷ lệ như sau: gồm một phần phân chuồng và năm phần tro trấu. Khi cây có 1-2 lá
thật đem trồng (khoảng 5 ngày sau khi gieo).
* Mật độ, khoảng cách trồng: Theo Hoàng Văn Ký (2007), có hai cách
trồng phổ biến là trồng hàng đơn và trồng hàng đôi.
- Hàng đơn: Hàng cách hàng 70-80 cm, cây cách cây 40-50 cm, một hốc
trồng 2 cây, chiều rộng của mỗi hàng 40-50 cm, chiều cao của liếp 25-30 cm. Mật
độ trồng từ 50.000-70.000 cây/ha. Trung bình số lượng hạt giống cần cho 1 ha đất
sản xuất khoảng 18-22 kg.
- Hàng đôi: Hàng cách hàng 50-60 cm, cây cách cây 40-50 cm, một hốc

trồng 2 cây, liếp cách liếp 100 cm, chiều rộng của liếp 100 cm, chiều cao của liếp
25-30 cm. Mật độ trồng 60.000-100.000 cây/ha. Lượng giống cần cho 1 ha tương
đương như trên (18-22 kg/ha).
* Phân bón: Theo Nguyệt Hằng (2006), tuyệt đối không được dùng phân
chuồng tươi hoặc nước phân tươi để tưới trực tiếp cho đậu bắp. Rãi đều thuốc trừ
sâu Basudin hạt lên mặt liếp với liều lượng 30 kg/ha trước khi bón lót. Bón lót
phân chuồng: 15-20 tấn/ha; có thể dùng phân hữu cơ sinh học hoặc phân rác chế
biến thay thế cho phân chuồng với lượng bằng 1/3 lượng phân chuồng. Công thức
phân bón và cách bón:
- Bón thúc lần 1: Sau khi trồng 7-10 ngày, liều lượng: 15-20 kg urê/ha.
Cách bón: bón xung quanh, cách gốc 10 cm hoặc pha loãng tưới.
- Bón thúc lần 2: Sau khi trồng 25 ngày, liều lượng: 50-100 kg phân (20-2015)/ha. Cách bón: Rãi phân giữa hai cây trên hàng, cách gốc 20 cm.
- Bón thúc lần 3: Sau bón thúc lần hai 15 ngày, liều lượng: 100-150 kg
phân (20-20-15)/ha. Cách bón: rãi phân giữa hai hàng, cách gốc 20 cm. Bón thúc
lần 4: Sau bón thúc lần ba 15 ngày, liều lượng: 50-100 kg phân (20-20-15)/ha.
10


Cách bón: Rãi phân giữa hai cây trên hàng, cách gốc 20 cm.
Theo Trần Khắc Thi và Nguyễn Công Hoan (2006), cây đậu bắp trong thời
gian sinh trưởng cần lượng dinh dưỡng được trình bày qua Bảng 1.1.
Bảng 1.1 Lượng phân nguyên chất cần cung cấp cho cây đậu bắp
Loại phân

Tổng lượng phân Bón lót
bón nguyên chất
(%)
(kg/ha)

Bón thúc (%)

Lần 1

Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5

Phân đạm

100-120

0

20

20

20

20

20

Phân lân

60

100

0

0


0

0

0

Phân kali

100

30

30

30

10

0

0

Ngoài biện pháp bón vào đất có thể phun qua lá các dung dịch dinh dưỡng
đa lượng, trung lượng, vi lượng,… có thể phun các loại phân như Multi-K (dùng
loại này thì giảm 30- 50% lượng phân kali bón thúc) khoảng 5- 7 ngày/lần sẽ kích
thích cây sai trái, năng suất tăng. Tiến hành thu hoạch trái sau khi bón phân ít nhất
7-10 ngày.
* Chăm sóc: Khi cây có 2-3 lá thật tiến hành làm cỏ, xới nông vun nhẹ vào
gốc. Khi cây đậu bắp cao 20 cm thì xới sâu trên mặt luống, làm sạch cỏ dại và vun
gốc cho cây đứng thẳng tránh đổ ngã. Đậu bắp thì rất cần nước. Tuy nhiên, đất

phải không bị ngập úng, vào mùa khô mỗi ngày tưới từ 1-2 lần tuỳ thuộc vào độ
giữ ẩm của đất và thời tiết lúc trồng. Trong kỹ thuật hiện nay chúng ta sử dụng
màng phủ Nông nghiệp để giảm sự mất nước và tưới bằng phương pháp thấm
nhằm giảm chi phí tưới tiêu. Khi cây bắt đầu ra hoa nên tiến hành loại bỏ 2 hoa
đầu tiên/cây nhằm giúp cho cây tiếp tục sinh trưởng và tạo điều kiện thuận lợi
trong khâu thu hoạch vì lúc này cây cho trái tương đối đồng đều. Khi cây bắt đầu
giảm khả năng cho trái ta tiến hành trẻ hoá cây đậu bắp bằng cách cắt gốc cây
ngang mặt đất. Trước khi trẻ hoá 5-7 ngày phải bón phân với liều lượng 10-15 kg
urê và 5-10 kg DAP/ha nhằm giúp cây có khả năng phục hồi tốt. Sau khi trẻ hoá từ
15-30 ngày thì có thể bắt đầu thu hoạch đợt 2. Tùy thuộc vào điều kiện chăm sóc,

11


×