Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

hiệu quả của phân urea hạt đục cà mau có bổ sung trung vi lượng (mg, zn, b) trên sinh trưởng và năng suất lúa thu đông 2013 tại tam bình, vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.4 MB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
________________________________________

LÝ BAO BẠC
TRẦN THỦ LỈNH

Đề tài
HIỆU QUẢ CỦA PHÂN UREA HẠT ĐỤC CÀ MAU CÓ
BỔ SUNG TRUNG VI LƯỢNG (Mg, Zn, B) TRÊN SINH
TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT LÚA THU ĐÔNG 2013
TẠI TAM BÌNH, VĨNH LONG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: KHOA HỌC ĐẤT

Cần Thơ - 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
_____________________________________

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: KHOA HỌC ĐẤT

Đề tài:

HIỆU QUẢ CỦA PHÂN UREA HẠT ĐỤC CÀ MAU CÓ


BỔ SUNG TRUNG VI LƯỢNG (Mg, Zn, B) TRÊN SINH
TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT LÚA THU ĐÔNG 2013
TẠI TAM BÌNH, VĨNH LONG

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
Ts. NGUYỄN MINH ĐÔNG

SINH VIÊN THỰC HIỆN:
LÝ BAO BẠC
MSSV: 3113614
KHOA HỌC ĐẤT K37 – TT1172A1
TRẦN THỦ LỈNH
MSSV: 3113643
KHOA HỌC ĐẤT K37 – TT1172A1

Cần Thơ - 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
_____________________________________

XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Chứng nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài “Hiệu quả của phân urea hạt đục Cà
Mau có bổ sung trung vi lượng (Mg, Zn, B) trên sinh trưởng và năng suất lúa Thu
Đông 2013 tại Tam Bình, Vĩnh Long” do sinh viên Lý Bao Bạc và trần Thủ Lỉnh,
lớp Khoa Học Đất Khóa 37 Bộ Môn Khoa học đất, Khoa Nông nghiệp và Sinh học
ứng dụng, Trường Đại Học Cần Thơ thực hiện 7/2013 đến 11/2013.
Ý kiến đánh giá của Cán bộ hướng dẫn: ....................................................................

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày…..tháng..…năm 2014
Cán bộ hướng dẫn

Ts. Nguyễn Minh Đông

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
_____________________________________

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp chấp nhận đề tài “Hiệu quả của phân

urea hạt đục Cà Mau có bổ sung trung vi lượng (Mg, Zn, B) trên sinh trưởng và
năng suất lúa Thu Đông 2013 tại Tam Bình, Vĩnh Long” do sinh viên Lý Bao Bạc
và Trần Thủ Lỉnh, lớp Khoa Học Đất Khóa 37 Bộ Môn Khoa học đất, Khoa Nông
nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại Học Cần Thơ thực hiện từ 7/2013 đến
11/2013.
Ý kiến đánh giá của Hội đồng: ..................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp được đánh giá ở mức: ................................................................
Kính trình Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thông qua.
Cần thơ, ngày ..… tháng ..… năm 2014
Chủ tịch Hội đồng

ii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Hiệu quả của phân urea hạt đục Cà Mau có bổ sung trung
vi lượng (Mg, Zn, B) trên sinh trưởng và năng suất lúa Thu Đông 2013 tại Tam
Bình, Vĩnh Long” là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu và kết quả
trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ tài liệu nào nghiên cứu trước đây.
Tác giả luận văn

Trần Thủ Lỉnh

Lý Bao bạc

iii


LỜI CẢM TẠ
Kính gởi lòng thành kính đến Cha, Mẹ và người thân đã luôn quan tâm, động viên
con trong suốt quá trình học tập và tạo điều kiện tốt nhất để con có được kết quả
như ngày hôm nay.
Chúng em xin thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đến:
Thầy Nguyễn Minh Đông đã tận tình hướng dẫn, cung cấp nhiều kiến thức quý báu
trong suốt quá trình học tập cũng như nghiên cứu tại trường để chúng em hoàn
thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Quý Thầy, Cô giảng dạy lớp Khoa học đất K37 đã nhiệt tình giảng dạy và truyền
đạt những kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn vô cùng quý báu cho chúng em.
Các bạn: Phạm Minh Nhất, Trịnh Minh Đầy, Bùi Văn Động, Nguyễn Thành Đủ,
Nguyễn Văn Tấn Em, Quách Thanh Toán, Tạ Văn Hoàng, Trần Anh Vũ, Nguyễn
Hữu Tuấn, Bùi Thị Hồng Thấm, Mai Thị Thùy Dung, Nguyễn Phương Thảo Vân,
Đổng Kim Thoa, Lê Nguyễn Ngọc Ngân đã nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình thực
hiện thí nghiệm luận văn này.
Chúng em xin gởi lời cám ơn chân thành đến quý Thầy, Cô và các bạn cùng lời

chúc sức khỏe, thành đạt trong cuộc sống.
Trân trọng kính chào!
Lý Bao bạc
Trần Thủ Lỉnh

iv


LƯỢC SỬ CÁ NHÂN
Phần I - LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Lý Bao Bạc
Sinh ngày: 19/10/1991
Nguyên quán: Ấp Mỹ Tân, Xã Tạ An Khương, Huyện Đầm Dơi, Tỉnh Cà Mau
Họ và tên mẹ: Phạm Thanh Thủy
Phần II - QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA BẢN THÂN
Năm 1999 - 2003: học tại Trường Tiểu học Mỹ Tân
Năm 2003 - 2007: học tại Trường Trung học cơ sở Tạ An Khương
Năm 2007 - 2010: học tại Trường Trung học phổ thông Cà Mau
Năm 2011 - 2015: học tại Trường Đại học Cần Thơ, Chuyên ngành Khoa Học Đất Khoá 37 (2011 - 2015), Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng, Trường Đại học
Cần Thơ.
Hệ đào tạo: Chính quy. Thời gian đào tạo: 2011-2015
Phần III - ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ
Ấp Mỹ Tân, Xã Tạ An Khương, Huyện Đầm Dơi, Tỉnh Cà Mau
Email: , điện thoại: 0947965074

v


LƯỢC SỬ CÁ NHÂN
Phần I - LÝ LỊCH SƠ LƯỢC

Họ và tên: Trần Thủ Lỉnh
Sinh ngày: 30/01/1992
Nguyên quán: Ấp Hòa Lộc 1, Xã Xuân Hòa, Huyện Kế Sách, Tỉnh Sóc Trăng
Họ và tên cha: Trần Chế Linh
Họ và tên mẹ: Trần Thị Thuận
Phần II - QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA BẢN THÂN
Năm 1998 - 2003: học tại Trường Tiểu học Xuân Hòa 2
Năm 2003 - 2007: học tại Trường Trung học cơ sở Xuân Hòa 2
Năm 2007 - 2010: học tại Trường Trung học phổ thông An Lạc Thôn
Năm 2011 - 2015: học tại Trường Đại học Cần Thơ, Chuyên ngành Khoa Học Đất Khoá 37 (2011 - 2015), Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng, Trường Đại học
Cần Thơ.
Hệ đào tạo: Chính quy. Thời gian đào tạo: 2011-2015
Phần III - ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ
Ấp Hòa Lộc 1, Xã Xuân Hòa, Huyện Kế Sách, Tỉnh Sóc Trăng
Email: , điện thoại: 0907355711

vi


LÝ BAO BẠC, TRẦN THỦ LỈNH (2014). Hiệu quả của phân Urea hạt đục Cà
Mau có bổ sung trung vi lượng (Mg, Zn, B) trên sinh trưởng và năng suất lúa Thu
Đông 2013 tại Tam Bình, Vĩnh Long. Luận văn tốt nghiệp đại học, Ngành Khoa học
đất, Khoa Nông nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ. Cán bộ
hướng dẫn : Ts. Nguyễn Minh Đông.

TÓM LƯỢC
Trong những năm gần đây, việc đẩy mạnh thâm canh tăng vụ trong sản xuất
lúa trên cả nước nói chung và Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng ngày
càng phổ biến. Điều này làm cho đất trở nên bạc màu, thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là
những nguyên tố trung vi lượng. Trước đó, nguyên tố trung vi lượng (TE) chỉ được

bổ sung vào phân NPK và phân bón lá. Tuy nhiên, nhà máy Đạm Cà Mau đã nghiên
cứu bổ sung TE vào phân urea hạt đục với mong muốn cải thiện tình trạng mất cân
bằng dinh dưỡng trong đất nhằm tăng năng suất và tiết kiệm chi phí sản suất cho
nông dân.
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, với 4 lần lặp lại của 5 nghiệm
thức: 0N, 100%N hạt đục, 100%N hạt trong, 100%N + TE và 90%N + TE nhằm so
sánh hiệu quả của sản phẩm urea + TE với các sản phẩm urea thông thường (urea
hạt đục và urea hạt trong) trên hấp thu vi lượng, hiệu quả sử dụng N trên sinh
trưởng và năng suất lúa trong vụ Thu Đông 2013 tại Tam Bình - Vĩnh Long. Kết
quả thí nghiệm cho thấy, phân đạm có bổ sung vi lượng giúp gia tăng hiệu quả sử
dụng N của lúa (tổng hấp thu N, hiệu quả nông học AE và ANR). Tuy nhiên, hiệu
quả trên gia tăng năng suất lúa thì chưa có ý nghĩa rõ ràng. Về chiều cao cây,
nghiệm thức 0N có chiều cây thấp nhất, 4 nghiệm thức còn lại không có sự khác
biệt lớn về chiều cao, nghiệm thức 100%N hạt trong có chiều cao cây tốt nhất (ở
thời điểm thu hoạch chiều cao cây dao động từ 64,7 – 82,1cm). Về số chồi lúa,
nghiệm thức 100%N hạt đục luôn chiếm giữ ưu thế, nghiệm thức 0N có số chồi thấp
nhất (ở thời điểm thu hoạch số chồi lúa dao động từ 396,5 – 495 chồi/m2). Về thành
phần năng suất, số bông trên m2 không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức, trọng
lượng 1000 hạt và tỷ lệ hạt chắc có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 5%, số hạt trên bông
có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 1% giữa các nghiệm thức. Việc bổ sung TE vào urea
hạt đục Cà Mau rất có ý nghĩa trong việc gia tăng hấp thu N (90-98 kgN/ha) của lúa
so với không bổ sung TE (78,6 kgN/ha). Với loại phân hạt đục Cà Mau, chỉ có
khoảng 23,4% lượng N bón vào được cây lúa hấp thu, trong khi đó, lượng N hấp
thu tăng gần gấp đôi (41-45% lượng N bón vào) khi có bổ sung TE. Năng suất thực
tế dao động từ 3,4 – 5,4 tấn/ha.

vii


MỤC LỤC

Nội dung

Trang

XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN............................................................ i
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN ............................................. ii
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................iii
LỜI CẢM TẠ......................................................................................................... iv
LƯỢC SỬ CÁ NHÂN............................................................................................. v
TÓM LƯỢC.......................................................................................................... vii
MỤC LỤC ........................................................................................................... viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................. x
DANH SÁCH BẢNG............................................................................................. xi
DANH SÁCH HÌNH ............................................................................................. xii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1 - LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.............................................................. 2
1.1

Tổng quan về phân đạm .................................................................................. 2

1.1.1

Phân đạm ........................................................................................... 2

1.1.2

Một số loại phân đạm phổ biến trên thị trường ................................... 2

1.1.3 Nhu cầu đạm của cây lúa ........................................................................ 3
1.2


Sơ lược về một số nguyên tố vi lượng ........................................................... 4

1.2.1 Vai trò của Mg, Zn, Bo đối với cây trồng................................................ 4
1.2.2

Một số nghiên cứu về vi lượng ........................................................... 6

1.3 Một số sản phẩm phân bón có bổ sung vi lượng (TE) ...................................... 8
1.4 Các yếu tố cấu thành năng suất ........................................................................... 8
1.4.1 Số bông trên đơn vị diện tích ................................................................... 8
1.4.2 Số hạt trên bông....................................................................................... 9
1.4.3 Tỉ lệ hạt chắc ........................................................................................... 9
1.4.4 Trọng lượng 1000 hạt .............................................................................. 9
1.5 Tổng quan về điểm thí nghiệm .......................................................................... 10
CHƯƠNG 2 - PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ...................................... 11
viii


2.1 Phương tiện ......................................................................................................... 11
2.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm .......................................................... 11
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm ................................................................................ 11
2.1.3 Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm ............................................................... 11
2.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 11
2.2.1 Mô tả thí nghiệm ................................................................................... 11
2.2.2 Phân bón và liều lượng bón ................................................................... 12
2.2.3 Phòng trừ sâu bệnh hại .......................................................................... 14
2.2.4 Các chỉ tiêu theo dõi .............................................................................. 14
2.2.5 Phương pháp phân tích mẫu và xử lý số liệu .......................................... 15
CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...................................................... 16

3.1 Tính chất hóa học đất trước và sau khi trồng lúa.............................................. 16
3.2 Diễn biến pH nước ruộng qua các đợt bón phân .............................................. 17
3.3 Ảnh hưởng của Urea hạt đục + TE lên sinh trưởng của cây lúa ...................... 18
3.3.1 Chiều cao cây ........................................................................................ 18
3.3.2 Số chồi lúa............................................................................................. 20
3.3.3 Chỉ số diệp lục tố (SPAD) ..................................................................... 21
3.4 Thành phần năng suất và năng suất lúa ............................................................. 22
3.5 Tổng hấp thu đạm (N) và hiệu quả sử dụng đạm (NUE) trên lúa.................... 23
3.6 Sinh khối và năng suất lúa thực tế .................................................................... 24
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO

ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tên từ viết tắt

AE
ANR
ĐBSCL
NUE
NSS
TE

Agronomic Efficiency (Hiệu quả nông học)
Agronomic Nitrogen Recovery (Đạm hấp thu từ phân bón)
Đồng bằng Sông Cửu Long

Nitrogen Use Efficiency (Hiệu quả sử dụng đạm)
Ngày sau sạ
Trace Elements (Vi lượng)

x


DANH SÁCH BẢNG
Bảng Tựa bảng

Trang

2.1

Mô tả các nghiệm thức thí nghiệm

12

2.2

Liều lượng và thời điểm bón phân.

12

2.3

Phương pháp phân tích các chỉ tiêu hóa học đất và hấp thu.

15


3.1

Một số đặc tính hóa học ban đầu của đất ruộng thí nghiệm.

16

3.2

Trị số pH và đạm hữu dụng (NH4+ và NO3-) trong đất cuối vụ lúa

17

3.3

Chỉ số diệp lục tố (SPAD) qua các giai đoạn sinh trưởng của lúa

22

3.4

Ảnh hưởng các mức bón đạm đến thành phần năng suất lúa

23

3.5

Hàm lượng N hấp thu trong sinh khối khô lúa thí nghiệm

24


3.6

Hiệu quả sử dụng đạm (NUE) trên lúa thí nghiệm

24

3.7

Sinh khối và năng suất lúa thực tế

25

xi


DANH SÁCH HÌNH
Hình Tựa hình

Trang

2.1

Sơ đồ bố trí thí nghiệm đồng ruộng Urea hạt đục Cà Mau có bổ
sung vi lượng TE tại xã Mỹ Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh
Long, vụ Thu Đông, năm 2013.

13

3.1


Diễn biến pH nước ruộng trước và sau hai đợt bón phân

17

3.2

Hiệu quả của phân urea hạt đục Cà Mau có bổ sung vi lượng
(TE) trên chiều cao lúa vụ Thu Đông 2013

19

3.3

Hiệu quả của phân urea hạt đục Cà Mau có bổ sung vi lượng
(TE) trên số chồi ở các thời điểm sinh trưởng khác nhau của lúa
vụ Thu Đông 2013

21

xii


MỞ ĐẦU
Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Đồng
bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trọng điểm lương thực đảm bảo cho nhu
cầu lương thực trong nước và xuất khẩu. Dưới sức ép của sự gia tăng dân số, nhu
cầu lương thực đang tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Sản lượng lúa trong
những năm gần đây là do thâm canh lúa bằng cách tăng vụ. Việc này làm cho đất
canh tác ngày càng xấu đi, dưỡng chất trong đất không được hoàn trả lại sau những
vụ mùa liên tiếp, hàm lượng vi lượng có sẵn trong đất bị hao hụt đáng kể...Để trả lại

dưỡng chất cho đất thì bón phân là biện pháp hữu hiệu. Tuy nhiên, tùy vào vùng đất
canh tác mà sử dụng loại phân nào và liều lượng ra sao để đạt được hiệu quả cao
nhất mà vẫn tiết kiệm chi phí là điều quan trọng.
Nhà máy Đạm Cà Mau đã bước đầu thử nghiệm với việc bổ sung Mg vào phân
urea hạt đục trong điều kiện phòng thí nghiệm cho thấy sản phẩm urea bổ sung Mg
cho kết quả rất khả quan. Ngoài ra, bên cạnh nguyên tố Mg, hai nguyên tố Zn và B
cũng là hai nguyên tố dinh dưỡng rất cần thiết đối với cây trồng và hàm lượng hữu
dụng của hai nguyên tố này ở trong đất mà cây trồng có thể hấp thu tương đối thấp.
Trước đó, để bổ sung các nguyên tố trung vi lượng cho cây trồng, các nhà sản xuất
phân bón thường bổ sung vào phân bón lá và phân NPK. Việc bổ sung trung vi
lượng vào phân urea chưa được thực hiện vì dạng phân này dễ bị tan chảy. Tuy
nhiên, với công nghệ mới, nhà máy Đạm Cà Mau đã tiến hành nghiên cứu bổ sung
các nguyên tố Mg, Zn và B vào urea với nồng độ thích hợp để tạo sản phẩm urea +
TE. Đây là sản phẩm mới chưa được thử nghiệm kiểm chứng hiệu quả, do đó:
Đề tài “Hiệu quả của phân urea hạt đục Cà Mau có bổ sung trung vi lượng
(Mg, Zn, B) trên sinh trưởng và năng suất lúa Thu Đông 2013 tại Tam Bình - Vĩnh
Long” được thực hiện nhằm: (i) xác định hiệu quả sử dụng phân bón đạm dưới các
dạng phân bón khác nhau (ii) khảo sát ảnh hưởng của phân urea hạt đục có bổ sung
vi lượng lên sinh trưởng, năng suất lúa trong điều kiện thực tế.

1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Tổng quan về phân đạm
1.1.1 Phân đạm
Đó là tên gọi chung của các loại phân bón vô cơ cung cấp đạm cho
cây. Đạm là chất dinh dưỡng rất cần thiết đối với sự sinh trưởng và phát triển của
cây. Đạm là nguyên tố tham gia vào thành phần chính của clorophin, protit, peptit,

các axit amin, các enzim và nhiều loại vitamin trong cây.
Trong tự nhiên đạm ở 2 dạng: thể khí tự do trong khí quyển chiếm khoảng
78% dạng đạm này cây không thể hấp thu được. Cây có thể sử dụng được những
dạng đạm hữu cơ và vô cơ trong đất. Các dạng đạm này có nguồn gốc khác nhau
như từ xác bã động vật và thực vật chết, từ nước mưa, từ các vi sinh vật…. nguồn
đạm chủ yếu cung cấp cho cây vẫn là đạm vô cơ. Đạm vô cơ thường ở 2 dạng:
ammonium (NH4+), nitrate (NO3-). Hai dạng đạm này có thể biến đổi lẫn nhau do
tác động của các quá trình lý hóa và vi sinh vật học (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo
Toàn, 2004).
1.1.2 Một số loại phân đạm phổ biến trên thị trường
Phân bón urea: Chứa 44-48% N nguyên chất. Nó có khả năng thích nghi rộng
và có khả năng phát huy trên nhiều loại đất khác nhau, với nhiều loại cây trồng khác
nhau nhưng thích hợp nhất là bón trên đất chua phèn. Phân bón ure thường được
dùng để bón thúc, pha loãng theo nồng độ 0,5 – 1,5 % để phun lên lá.
Phân phosphate đạm: Đây là loại phân chứa 16% đạm, 20% lân. Loại phân
này có dạng viên, màu xám tro hoặc màu trắng. Phân dễ tan trong nước và phát huy
hiệu quả nhanh. Phân được dùng để bón lót, bón thúc đều tốt. Bón thích hợp trên
đất nhiều mặn vì phân không làm tăng độ mặn, độ chua.
Phân sunphate đạm: Còn gọi là phân SA, chứa khoảng 20 – 21% N nguyên
chất, 29% lưu huỳnh. Loại phân này có dạng tinh thể mịn, màu trắng ngà hoặc xám
xanh. Phân có mùi hôi khai (mùi amôniac), có vị mặn và hơi chua. Phân SA dễ tan
trong nước, không vón cục, dễ bảo quản, dễ sử dụng. Tuy nhiên, cũng cần phải bảo
quản tốt, để phân SA ở nơi khô ráo, thông thoáng.
Phân đạm clorua: Có chứa 24 — 25% N nguyên chất. Đạm clorua có dạng
tinh thể mịn, màu trắng hoặc vàng ngà, ít hút ẩm, không bị vón cục, dễ tan trong
nước. Đạm clorua là loại phân sinh lý chua, do vậy để phát huy hiệu lực cao thì khi
sử dụng nên bón kết hợp với lân và các loại phân bón khác.
2



Phân amôn nitrat: Chứa 33 – 35% N nguyên chất. Phân này ở dưới dạng tinh
thể muối kết tinh, có màu vàng xám. Amôn nitrat dễ chảy nước, dễ tan trong nước,
dễ vón cục, khó bảo quản và khó sử dụng. Đây là loại phân sinh lý chua. Có thể bón
phân amôn nitrat cho nhiều loại cây trồng, trên nhiều loại đất khác nhau. Khi bón,
hòa tan thành dung dịch dinh dưỡng để bón thúc cho cây trồng.
Phân xianamit canxi: chứa 20 – 21% N nguyên chất, 20 – 28% vôi, 9 – 12%
than. Phân có màu xám đen hoặc màu trắng, có dạng bột, không có tinh thể, đốt
không có mùi khai. Phân xianamit canxi có phản ứng kiềm. Xianamit canxi thường
được dùng để bón lót.
1.1.3 Nhu cầu đạm của cây lúa
Vai trò của đạm đối với cây lúa
Đạm là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng trong đời sống của cây lúa. Nó ảnh
hưởng tới chất lượng và năng suất lúa. Nếu bón đạm không thích hợp sẽ làm tổn hại
đến năng suất lúa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và càng trầm trọng
thêm về sâu bệnh và côn trùng tàn phá (Buresh, 1991).
Đạm có vai trò quan trọng đối với việc hình thành đòng lúa và các yếu tố khác
cấu thành năng suất lúa như số hạt trên bông, trọng lượng 1000 hạt, và tỉ lệ hạt
chắc. Ngoài ra đạm còn tăng hàm lượng protein trong gạo nên làm tăng năng suất
chất lượng cho cây lúa.
Khi thiếu đạm cây lúa thấp kém, đòng nhỏ, khả năng trổ của lúa kém, số hạt
trên bông ít lép nhiều dẫn tới năng suất lúa thấp và khi thiếu đạm lá lúa phiến nhỏ
lúc đầu có vàng nhạt ở đầu ngọn lá nếu không được cung cấp đạm thì cả lá lúa có
màu vàng.
Bón nhiều phân đạm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển và làm
giảm năng suất từ 38,2 – 64,6%, giảm tỉ lệ gạo nguyên từ 3,1 – 11,3% và giảm
trọng lượng 1000 hạt từ 3,7 – 5,1% (Lê Hữu Hải và ctv., 2006)
Trong quá trình sinh trưởng của cây lúa hàm lượng đạm tăng dần từ thời kì đẻ
nhánh tới sau khi trổ. Giai đoạn sinh trưởng cây lúa tích lũy đạm trong thân lá của
cuối thời kỳ sinh trưởng cây lúa và giảm theo thời gian tới thu hoạch. Cây lúa hút
đạm nhiều nhất vào 2 thời kỳ, thời kỳ đẻ nhánh khoảng 70% đạm ảnh hưởng lớn

đến năng suất lúa và thời kì sau cần khoảng 10 – 15% đạm cho hiệu suất cao
(Nguyễn Như Hà, 2006)
Từ nhiều kết quả thí nghiệm có thể rút ra vài kết luận như sau:

3


+ Giai đoạn sinh trưởng sớm cây lúa hấp thu đạm dùng để tạo ra nhiều rơm
hơn hạt
+ Ở giai đoạn sinh trưởng trễ cây lúa hấp thụ đạm dùng để tạo ra nhiều hạt
hơn rơm.
Ảnh hưởng của bón thúc đạm lúc tạo bông
Bón thúc vào lúc 20 ngày trước lúc cây lúa trổ gié cho hiệu suất sản xuất cao
khi mức đạm vừa phải. Khi thực hành lúc cây lúa tượng bông 1 – 2 mm, độ 23 – 25
ngày trước khi trổ gié. Thông thường nông dân thường bón lúc lá của cây lúa
chuyển sang màu vàng khi tượng bông, cho thấy sự thiếu đạm nếu bón thêm phân
vào (theo khuyến cáo) sẽ tăng năng suất lúa (Trần Văn Hai và ctv., 1999).
1.2 Sơ lược về một số nguyên tố vi lượng
1.2.1 Vai trò của Mg, Zn, Bo đối với cây trồng
Vai trò của Magie (Mg): Magie có vai trò rất quan trọng đối với cây trồng vì
(a) Mg nằm trong thành phần cấu tạo nên diệp lục tố, (b) giữ được khoảng pH thích
hợp với hoạt động sinh lý của cây, (c) có vai trò quan trọng trong việc tổng hợp
protein, Mg cần thiết cho men RNA polymeraz và vì vậy cần cho việc tạo thành
RNA trong nhân bào. Thiếu Mg việc tổng hợp thuần RNA bị ngừng lại. (d) Mg có
vai trò quan trọng trong tổng hợp ATP. Việc tổng hợp ATP tuyệt đối cần Mg2+ làm
thành phần liên kết giữa ADP và enzym, (e) Mg góp phần vào việc chuyển hóa
năng lượng và đồng hóa P của cây, Mg nằm trong thành phần của phytin nên có ảnh
hưởng đến sự thu hút và đồng hóa lân, (h) Mg tạo thuận lợi cho việc hình thành các
lipid nên các cây có dầu cần được bón Mg. Hàm lượng Mg trong cây tùy thuộc vào
loại cây và các bộ phận khác nhau của cây. Hàm lượng Mg trong mô cây vào

khoảng 0,5%, và giới hạn thiếu cho các cây họ đậu vào khoảng 0,1%. Hàm lượng
Mg trong hạt biến thiên từ 0,13 - 0,54 %, trung bình khoảng 0,20%. Trong hạt của
các loại cây có dầu có hàm lượng Mg cao vì có hàm lượng lân cao. Lượng Mg cây
trồng thu hút thường thấp hơn K và Ca. Một số cation có thể cạnh tranh với Mg dẫn
đế sự thiếu Mg trên đồng ruộng là K+ và NH4+
Vai trò của kẽm (Zn): Kẽm quan trọng đối với nhiều chức năng sinh lý của cây
trồng, kể cả việc duy trì tính toàn vẹn chức năng của các màng sinh học và hỗ trợ
quá trình tổng hợp protein. Các enzym và protein thường có nhu cầu về các vi chất
dinh dưỡng, trong đó nhu cầu kẽm là lớn nhất. Kẽm đóng vai trò quan trọng trong
các quá trình: quang hợp và hình thành đường, tổng hợp axit nucleic và protein,
sinh sản và tạo hạt giống, điều chỉnh tăng trưởng, bảo vệ chống dịch bệnh.

4


Kẽm là thành phần then chốt trong cung cấp dinh dưỡng cho đất và cây trồng.
Tình trạng thiếu kẽm có thể là mối đe dọa lớn đối với sản lượng cây trồng. Là một
trong số các chất vi dinh dưỡng thiết yếu, kẽm (Zn) là nguyên tố thiết yếu cho sự
phát triển và sinh trưởng khỏe mạnh của cây trồng. Trong đất Việt Nam, hàm lượng
kẽm tổng số thường ở mức trung bình và thấp, khoảng 20 - 99 mg Zn/kg trọng
lượng khô của đất. Đặc biệt, kẽm còn giúp cho việc tăng cường khả năng sử dụng
đạm và lân trong cây. Nếu không được cung cấp đủ kẽm, sự phát triển của cây trồng
có thể bị ảnh hưởng, chất lượng cây trồng giảm. Tình trạng thiếu kẽm trong cây
trồng được thể hiện ở những triệu chứng dễ thấy như thân cây còi cọc, chiều cao
giảm, bệnh úa vàng, lá cây có hình dạng khác thường và còi cọc. Những triệu chứng
này thay đổi tùy theo loại cây trồng và thường chỉ thể hiện rõ ở những cây bị thiếu
kẽm nghiêm trọng. Trong trường hợp cây thiếu kẽm nặng, triệu chứng thiếu sẽ xuất
hiện chủ yếu ở các lá trưởng thành hoàn toàn, thường là lá từ thứ hai và thứ ba từ
trên xuống. Trên cây bắp nếu thiếu kẽm thì lá sẽ có từ một sọc vàng nhạt đến một
dải các mô màu trắng hoặc vàng với các sọc đỏ tía giữa gân và mép lá, xảy ra chủ

yếu ở phần dưới của lá. Trên cây lúa, sau khi cấy 15 - 20 ngày, xuất hiện các đốm
nhỏ rải rác màu vàng nhạt xuất hiện trên các lá già, sau đó phát triển rộng ra, hợp lại
và trở thành màu xẫm, sau đó lá trở thành màu đỏ và bị khô đi trong vòng 1 tháng.
Đối với nhóm cây có múi, trêm cam, chanh xuất hiện lá úa vàng không đều giữa các
gân lá, các lá non trở nên ngắn và hẹp, sự hình thành nụ quả sẽ giảm mạnh, các loại
cây có cành thì bị khô đầu cành và chết. Trong những trường hợp thiếu kẽm ở mức
nhẹ đến vừa phải, năng suất cây trồng có thể giảm đến 20% hoặc hơn tuy cây trồng
không có những triệu chứng rõ rệt.
Vai trò của Boron (B): trong cây trồng, B có vai trò hoạt hóa một vài phân hoá
tố dehydrogenase, tạo thuận lợi cho sự chuyển hóa đường và sự tổng hợp của các
acid nucleic và kích thích tố thực vật; cần thiết cho sự phân chia và phát triển tế
bào. B là nhân tố phụ của nhiều hệ enzyme. Thiếu B, các điểm sinh trưởng của thân,
rễ, lá chết dần, vì B có vai trò lớn trong trao đổi glucid. Thiếu B thì trong lá tích lũy
nhiều đường làm cho đỉnh sinh trưởng thiếu glucid sinh ra hiện tượng dư thừa NH3
vì glucid là chất nhận rất tốt của NH3. Gần đây người ta cho rằng điểm sinh trưởng
chết vì trao đổi acid nucleic bị đảo lộn. Thiếu B hàm lượng ARN và ATP trong các
điểm sinh trưởng của thân bị giảm sút rõ rệt do quá trình trao đổi năng lượng bị
giảm sút. B còn có khả năng làm tăng hoạt tính của dehydrogenase. B còn đảm bảo
lượng O2 cho rễ. B làm tăng sự tổng hợp protein của cây nên B còn có tác dụng
chống lốp đổ. B làm tăng sự hút cation trong quá trình dinh dưỡng, thúc đẩy sự vận
chuyển P trong cây. Thiếu B thì tốc độ hút Ca bị giảm xuống, làm rối loạn quá trình
hình thành vách tế bào. Nhiều công trình nghiên cứu thấy rằng B có ảnh hưởng đến
5


quá trình tổng hợp sắc tố, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, dinh dưỡng khoáng,
trao đổi N, quá trình thụ phấn và đậu quả của cây.
1.2.2 Một số nghiên cứu về vi lượng
Vi lượng là những nguyên tố mà cây trồng cần với lượng nhỏ, thậm chí chỉ có
một sự khác biệt nhỏ so với giá trị tối hảo cũng gây hại sự phát triển của cây trồng

(Claudio C.Pasion, 2001).
Nguyên tố vi lượng là nguyên tố có hàm lượng 10 -3 đến 10-6g theo lượng chất
khô trong dinh dưỡng cây trồng, các nguyên tố vi lượng thường tham gia vào thành
phần các enzyme hoặc có khả năng thúc đẩy của enzyme đó (Đỗ Thị Thanh Ren,
1999).
Theo Lê Thị Thủy và Phạm Quang Hà (2008), đánh giá thực trạng Zn trong
đất nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2002-2007, bao gồm 213 mẫu đất phù sa lấy
tại 32 tỉnh, 228 mẫu đất đỏ lấy tại 18 tỉnh, 202 mẫu đất xám lấy tại 24 tỉnh, 215 mẫu
đất cát biển lấy tại 18 tỉnh, 230 mẫu đất mặn lấy tại 12 tỉnh và 159 mẫu đất phèn lấy
tại 14 tỉnh. Với khoảng tin cậy 95%, giá trị trung bình của hàm lượng tổng số của
Zn trong các loại đất chính như sau: Đất phù sa- Fluvisols: Zn: 73,4 – 79,9; Đất đỏFerrasols: Zn: 92,9 – 105,2; Đất xám- Acrisols: Zn: 20,3 – 25,4; Đất cát biểnArenasols: Zn: 17,9 – 21,6; Đất mặn- Salic fluvisols: Zn: 80,9 – 86; Đất phèn
Thionic fluvisols: Zn: 68,9 – 75,6. Hàm lượng Zn tổng số trung bình trong 6 loại đất
chính thấp nhất ở đất cát biển (19 ppm), cao nhất trong đất đỏ (99,1 ppm), tuy nhiên
vẫn ở dưới ngưỡng cho phép theo TCVN 7209-2002.
Đánh giá hàm lượng Zn tổng số trong 6 nhóm đất nông nghiệp chính của VN,
tác giả cho rằng lượng Zn trung bình đều nằm dưới ngưỡng của TCVN 7209-2002
và ở mức trung bình (đất phù sa, đất đỏ, đất mặn, đất phèn), nhóm đất xám và đất
cát biển nằm ở mức thấp, cần phải bón bổ sung Zn. Tương tự, Phạm Quang Hà
(2003) nghiên cứ hàm lượng Zn tổng số trong đất phù sa (11 mẫu đất), đất đỏ (9
mẫu đất) và đất xám (24 mẫu) và 1 vài nhóm đất khác ở miền Bắc, ĐNB và Tây
Nguyên. Kết quả cho thấy, hàm lượng Zn tổng số trong đất xám ở mức trung bình
thấp trong đất xám, dao động từ 32 (mg/kg đất, ppm) và trung bình cao ở trong đất
phù sa (83 mg/kg đất, ppm) và đất đỏ (Zn 107 mg/kg đất), nhưng vẫn thấp hơn
ngưỡng cho phép của TCVN 7209-2002 (200 mg Zn/kg đất).
Tuy nhiên, hàm lượng tổng số của một nguyên tố vi lượng có thể rất cao trong
đất canh tác không có nghĩa là đủ vi lượng đó cho cây trồng, mà quan trọng là hàm
lượng Zn dễ tiêu/trao đổi mà cây trồng có thể hấp thu. Theo Nguyễn Xuân Trường
(2005) Zn trong đất tồn tại ở các dạng như: một lượng lớn kẽm nằm trong cấu trúc
6



khoáng chất; các hợp chất muối như Kẽm silicat (ZnSiO3 và ZnSiO4), dạng
carbonat (ZnCO3), Kẽm oxit (ZnO); Kẽm hấp thu trên bề mặt keo đất; Kẽm trong
các phức hữu cơ tan và không tan và trong dung dịch (ion Zn2+). Dạng Zn tan trong
nước hữu hiệu đối với cây trồng chiếm tỷ lệ rất ít (0.02-0.2 ppm). Giàu kẽm tổng số
cũng chưa phải là sự đảm bảo đủ kẽm cho cây bởi vì lượng kẽm cây hấp thu còn
phụ thuộc vào kẽm hữu hiệu trong đất. Tình trạng thiếu kẽm xuất hiện phổ biến ở
nhiều vùng trên thế giới, đặc biệt là các vùng trồng lúa ở Châu Á.
Đỗ Thị Thanh Ren và Nguyễn Thị Xuân Diệu (2002) phân tích hàm lượng trao
đổi của Zn, Cu, Mn trong 38 mẫu đất trồng lúa ở 10 tỉnh ĐBSCL (An Giang, Bến
Tre, Cần Thơ, Cà Mau, Đồng Tháp, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang,
Trà Vinh, Vĩnh Long) trên 3 nhóm đất phù sa, đất phèn và đất cát trong năm 1998 –
1999 cho thấy hàm lượng Zn trao đổi (dung dịch chiết là HNO3 0,43M) dao động
trong khoảng 1,91 đến 16,2 ppm, tức ở mức trung bình đến cao (trừ nhóm đất cát ở
Trà Vinh Zn 1,91 ppm). Hàm lượng Zn trong cây dao động 44,33 – 82,86 mg/kg.
Theo Dobermann và Fairhurst (2000), hàm lượng này được đánh giá ở mức đủ cho
cây lúa. Theo Hồ Thị Lam Trà (2005) thì hàm lượng Zn trao đổi trong đất trồng
nhãn ở Hưng Yên dao động 1.46-2.8% của Zn tổng số. Theo Nguyễn Ngọc Nông
(2003) thì hàm lượng Zn trao đổi ở Bắc Cạn là 2.58 ppm (đất feralit đỏ vàng và đất
phù sa) và ở Thái Nguyên là 2.28 ppm (đất feralit đỏ vàng, đất phù sa, đất dốc tụ)
cũng ở mức trung bình. Như vậy, nhìn chung hàm lượng Zn tổng số trong 6 nhóm
đất chính ở Việt Nam ở mức trung bình (đất phù sa, đất đỏ, đất mặn, đất phèn),
nhóm đất xám và đất cát biển nằm ở mức thấp, cần phải bón bổ sung Zn.
Nhóm đất phù sa và đất phèn ở ĐBSCL, hàm lượng kẽm trao đổi tương đối
cao, tuy nhiên đây là số liệu phân tích đất trồng lúa từ năm 1998 -1999. Việc canh
tác cây lúa liên tục đến nay lượng Zn trao đổi ít nhiều đã bị mất đi do cây hút, trực
di, chảy tràn, bị kết tủa dạng ZnFe2O4, ZnS (do đất chua, đất canh tác lúa bị ngập
nước). Kết quả nghiên cứu B trong đất Việt Nam của Chương trình
FANIDAP/FINNIDA do Jokioinen (1992) (Trích dẫn bởi Nguyễn Xuân Trường,
2005) cho thấy đất ở Việt Nam hầu hết đều nghèo B, trong số 122 mẫu đất có 78%

thiếu B. Nghiên cứu của Trần Thị Áng (1995, trích dẫn bởi Nguyễn Xuần Trường,
2005) sử dụng phân B tăng năng suất ngô 7% (phun acid boric 0,05%, 600 l/ha);
Nguyễn Đình Mạnh (1988) năng suất lạc tăng 16% khiphun acid boric 3g/30 l nước.
Vũ Hữu Yêm và ctv năm 1992-1994 (trích dẫn bởi Nguyễn Xuần Trường, 2005),
bón acid boric 0,15g/cây dứa ở Ninh Bình làm tăng năng suất 21,5 - 46%.

7


1.3 Một số sản phẩm phân bón có bổ sung vi lượng (TE)
Qua quá trình thâm canh tăng năng suất trong nhiều năm, kết hợp với quá trình
hình thành đất ở Việt Nam vốn nghèo TE; đồng thời trước đề nghị của nhiều nhà
khoa học, các viện nghiên cứu và các trường đại học nông nghiệp cũng như ý kiến
nông dân trên các vùng miền trên cả nước, công ty phân bón Việt Nhật đã đưa TE
vào phân bón cho một số cây trồng chính như cây ăn quả (cam, quít, xoài, thanh
long, điều..) cây công nghiệp như (cao su, cà phê, mía) nhằm giúp nông dân giữ
được năng suất cao, ổn định lâu dài. Hiện công ty Việt Nhật đang phát triển các
dòng sản phẩm đặc thù của họ như: (i) NPK 16-16-8-13S + TE (0,1 ZnO + 0,15
B2O3) với mục đích tạo sức cạnh tranh với tập quán nông dân còn dùng nhiều NPK
16-16-8-13S; (ii) NPK: 15-15-15-10S + TE (0,1 ZnO + 0,15 B2O3) nhằm cung ứng
cho vùng cây ăn quả, cây công nghiệp và (iii) NPK 16-8-14-12S + TE (0,1 ZnO +
0,15 B2O3) nhằm cung ứng cho vùng chuyên canh cây công nghiệp cao su, cà phê,
mía….
Hiện tại các công ty phân bón lớn tại Việt Nam: Công ty phân bón Bình Điền,
công ty phân bón Miền Nam, công ty phân bón Năm Sao, công ty phân bón Con Cò
cũng đã đưa TE vào phân bón của họ. Qua quá trình sử dụng nông dân ở nhiều vùng
rất tín nhiệm phân có chứa TE. Chẳng hạn như: công ty phân bón Bình Điền có các
sản phẩm 16-16-13+TE, 16-16-8+TE, 15-15-15+TE, 18-8-16+TE, 25-25-5+TE, 1313-13+TE, 20-5-6+13S+TE; công ty phân bón Con Cò có các sản phẩm 7-1815+10S+1,3MgO+0,15B2O3; 15-15-15+10S+1,3MgO+0,15B2O3,…
1.4 Các yếu tố cấu thành năng suất
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), thì năng suất được hình thành và chịu ảnh

hưởng trực tiếp của bốn yếu tố gọi là bốn thành phần năng suất lúa. Đó là các yếu
tố: số bông trên đơn vị diện tích, tỉ lệ hạt chắc, số hạt trên bông và trọng lượng hạt.
Mỗi thành phần năng suất được quyết định ở một giai đoạn nhất định của cây trồng.
1.4.1 Số bông trên đơn vị diện tích
Theo Nguyễn Đình Giao và ctv. (1997) trong bốn yếu tạo thành năng suất thì
số bông trên đơn vị diện tích là yếu tố quyết định nhất và sớm nhất, nó có thể đóng
góp 74% năng suất, trong khi số hạt và trọng lượng hạt đóng góp 26% năng suất
còn lại. Số bông trên đơn vị diện tích mang đặc tính di truyền định lượng và di
truyền độc lập với nhiều đặc tính quan trọng khác. Tuy nhiên, số bông trên đơn vị
diện tích còn chịu ảnh hưởng lớn của kỹ thuật canh tác và điều kiện ngoại cảnh (chế
độ phân bón, nước tưới, mật độ sạ hoặc cấy, nhiệt độ, ánh sáng…). Theo Nguyễn
Đình Giao và ctv. (1997) cho rằng số bông có quan hệ nghịch với số hạt trên bông
8


và trọng lượng hạt, nên khi tăng mật độ, số bông trên đơn vị diện tích sẽ tăng nhưng
số hạt trên bông và trọng lượng hạt sẽ giảm. Nếu mật độ quá dầy, đầu tư phân bón
cao nhưng dễ dẫn đến gia tăng sâu bệnh trên ruộng lúa.
Vì vậy, để cho năng suất cao cây lúa cần có số bông trên đơn vị diện tích vừa
phải. Gia tăng số hạt chắc trên bông trên một đơn vị diện tích là biện pháp gia tăng
năng suất tốt hơn là gia tăng số bông trên đơn vị diện tích (Nguyễn Đình Giao và
ctv., 1997; Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
1.4.2 Số hạt trên bông
Số hạt trên bông được quyết định từ lúc tượng cổ bông đến năm ngày trước khi
trổ, quan trọng nhất là giai đoạn phân hóa hoa và giảm nhiễm tích cực. Số hạt trên
bông tùy thuộc vào số hoa được phân hóa và số hoa bị thoái hóa, hai yếu tố này ảnh
hưởng bởi giống, kỹ thuật canh tác và điều kiện thời tiết mà tỉ lệ hạt cao hay thấp.
Trên cùng một cây lúa, những bông chính thường có nhiều hạt, những bông phụ
phát triển sau nên ít hạt hơn. Số hoa trên bông quá nhiều dễ dẫn đến tỷ lệ hạt chắc
thấp, năng suất sẽ không cao (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

1.4.3 Tỉ lệ hạt chắc
Tỉ lệ hạt chắc được tính bằng phần trăm hạt chắc trên tổng số hạt. Phần trăm
hạt chắc được quyết định từ đầu thời kỳ phân hóa đòng đến khi lúa vào chắc nhưng
quan trọng nhất là thời kì phân bào giảm nhiễm. Tỉ lệ hạt chắc tùy thuộc vào số hoa
trên bông, đặc tính sinh lý của cây lúa và ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh
(Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Trong giai đoạn trổ mà gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi hay không cung
cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thì sẽ làm cho hạt không vào chắc được nên làm tăng số
hạt lép sẽ ảnh hưởng đến năng suất lúa. Muốn có năng suất cao thì tỉ lệ hạt chắc
phải đạt trên 80% (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
1.4.4 Trọng lượng 1000 hạt
Trọng lượng hạt được quyết định ngay từ thời kì phân hóa hoa đến khi chín
nhưng quan trọng là thời kì giảm nhiễm tích cực và vào chắc rộ. Trọng lượng hạt
phụ thuộc vào cở hạt và độ nẩy của hạt lúa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Nguyễn Đình Giao và ctv. (1997) đã kết luận rằng trọng lượng 1000 hạt chịu
tác động mạnh của điều kiện môi trường. Khối lượng hạt do hai yếu tố cấu thành,
khối lượng vỏ trấu chiếm 20% và khối lượng hạt gạo chiếm 80%. Tuy nhiên theo
Yosida (1981), trọng lượng hạt là đặc tính của giống và kích thước hạt bị kiểm soát
chặt chẽ bởi kích thước của vỏ trấu. Hạt lúa không thể phát triển lớn hơn vỏ trấu
9


trong bất kì trường hợp nào dù ngoại cảnh thuận lợi và đầy đủ dinh dưỡng. Sau khi
trổ bông cần tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt để quang hợp được tiến hành
mạnh mẽ, tích lũy được nhiều tinh bột thì khối lượng hạt sẽ cao (Vũ Văn Hiển và
Nguyễn Văn Hoan, 1999).
1.5 Tổng quan về điểm thí nghiệm
Vị trí địa lý
Tam Bình là một huyện của tỉnh Vĩnh Long, nằm nằm về phía Nam cách trung
tâm Thành phố Vĩnh Long – trung tâm kinh tế - văn hóa – xã hội của tỉnh Vĩnh

Long 32 km, cách trung tâm TP.Hồ Chí Minh 162 km và trung tâm Tp.Cần Thơ 28
km. Diện tích đất tự nhiên là 279,72 km2. Phía Bắc tiếp giáp với huyện Long Hồ,
phía Nam giáp huyện Bình Minh.
Điều kiện tự nhiên
Địa hình của huyện Tam Bình tương đối bằng phẳng cao độ giữa các vùng
chênh lệch 0,3 – 0,5m từ phía Đông và Đông bắc và thấp dần về phía Tây và Tây
Nam , có cao trình 0,5 – 0,7m so với mực nước biển nên rất thuận lợi cho dòng chảy
của nước phục vụ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Tam Bình có loại đất mềm:
Đất sét, đất cát và cát pha tạp chất hữu cơ. Về thổ nhưỡng có 3 nhóm đất: Đất phèn
17.849 ha (chiếm 67,51%) , đất phù sa 83.845 ha (32,06%) và đất giồng khoáng
sản.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa mát mẻ quanh năm, có chế độ nhiệt tương đối cao
và bức xạ dồi dào, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp. Về thủy văn chịu ảnh hưởng
chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông. Mực nước và biên độ triều khá cao,
cường độ truyền triều mạnh, có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt nên tiềm
năng tự chảy cho cây trồng khá lớn, khả năng tiêu rút tốt nên ít bị tác hại do mùa lũ
hàng năm gây ra. Hiện tại Tam Bình đã phát triển 3 vụ trồng lúa trong năm, thuận
lợi cho cơ giới hóa thâm canh tăng vụ.

10


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 Phương tiện
2.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm
Thí nghiệm được thực hiện vào vụ Thu Đông 2013 từ tháng 06 năm 2013 đến
tháng 11 năm 2013 tại xã Mỹ Lộc, Huyện Tam Bình, Tỉnh Vĩnh Long. Đất thí
nghiệm thuộc nhóm đất phù sa với các đặc tính hóa học đất thí nghiệm được trình
bày trong Bảng 3.1.

2.1.2 Vật liệu thí nghiệm
Phân bón: Các loại phân bón được sử dụng trong thí nghiệm gồm: urea hạt
trong Phú Mỹ (46%N), urea hạt đục Cà Mau (46%N), urea hạt đục Cà Mau có bổ
sung trung, vi lượng TE (0,4% Mg; 0,1% Zn; 0,04% B), super lân (16% P2O5), KCl
(60% K2O).
Giống lúa: OM5451 có thời gian sinh trưởng từ 90-95 ngày và năng suất bình
quân khá cao 5-8 tấn/ha/vụ. Thích nghi với vùng đất phù sa và đất phèn nhẹ.
Thuốc bảo vệ thực vật: Regent phòng ngừa bọ trĩ (rầy lửa), bộ ba Map,
Navinano, Navi Start, OK, Vitako, Tilt Supper, Factac 5EC.
2.1.3 Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm
- Máy so màu UV-1601PC, UV-Visible Spetrophotometer (Shimadzu).
- Máy đo pH và EC cầm tay (SCHOTT, Đức).
- Máy hấp thu nguyên tử: HITACHI-Polarized Zeeman 180-70.
- Máy SPAD (hiệu Konica Minolta, Nhật Bản), đo chỉ số diệp lục tố.
- Bộ chưng cất Kjeldahl dùng chưng cất N các bộ vô cơ mẫu đất.
- Máy lắc, máy ly tâm, cân phân tích, tủ sấy, máy ép chân không.
- Sử dụng thước kéo để đo chiều cao cây lúa (Squares, Ấn Độ).
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Mô tả thí nghiệm
Thí nghiệm đồng ruộng được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD)
với 5 nghiệm thức và 4 lần lặp lại. Các nghiệm thức được mô tả trong Bảng 2.1.

11


×