BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
TRẦN DUY KIỀU
NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ LŨ LỚN
LƯU VỰC SÔNG LAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT
Hà Nội - 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
TRẦN DUY KIỀU
NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ LŨ LỚN
LƯU VỰC SÔNG LAM
Chuyên ngành: Phát triển nguồn nước
Mã số:
62 44 92 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS LÊ ĐÌNH THÀNH
2. GS.TS NGÔ ĐÌNH TUẤN
Hà Nội - 2012
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU
1
1
Tính cấp thiết
1
2
Tính khoa học và thực tiễn của luận án
2
3
Mục tiêu nghiên cứu của luận án
3
4
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3
5
Phương pháp nghiên cứu và nội dung luận án
3
6
Cấu trúc luận án
4
7
Những đóng góp mới của luận án
5
CHƯƠNG I TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ LŨ LỚN
1.1
Các khái niệm
7
7
1.1.1 Khái niệm lũ lớn
7
1.1.2 Phòng, chống lũ lớn
7
1.1.3 Quản lý lũ lớn
8
1.2
Nghiên cứu quản lý lũ lớn trên thế giới
9
1.2.1 Tình hình lũ lớn ở một số nước điển hình
9
1.2.2 Quản lý lũ lớn trên thế giới
11
1.3
Nghiên cứu quản lý lũ lớn ở Việt Nam
15
1.3.1 Tình hình lũ lớn và thiệt hại do lũ
15
1.3.2 Tình hình nghiên cứu lũ lớn
17
1.3.3 Quá trình phát triển quan điểm chiến lược quản lý lũ lớn ven biển
miền Trung
23
1.4
Hiện trạng về nghiên cứu quản lý lũ lớn lưu vực sông Lam
1.4.1 Tình hình chung
24
24
1.4.2 Nghiên cứu quản lý lũ lớn lưu vực sông Lam
25
1.5
Những tồn tại trong nghiên cứu quản lý lũ lớn ở Việt Nam và hướng
phát triển
30
1.6
Hướng tiếp cận nghiên cứu
31
Kết luận chương I
32
CHƯƠNG II NHÂN TỐ GÂY LŨ LỚN TRÊN LƯU VỰC SÔNG LAM
2.1
33
Lưu vực sông Lam
33
2.1.1 Hành chính dân cư
33
2.1.2 Phát triển kinh tế trên lưu vực sông
33
2.1.3 Mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn
34
2.2
Các nhân tố gây lũ lớn trên lưu vực sông Lam
35
2.2.1 Hình thế thời tiết gây mưa lũ lớn
36
2.2.2 Mặt đệm trên lưu vực sông Lam ảnh hưởng tới lũ lớn
39
2.2.3 Hoạt động kinh tế - xã hội của con người trên lưu vực sông Lam
44
2.2.4 Một số biểu hiện ảnh hưởng biến đổi khí hậu đến lũ lớn lưu vực sông Lam
45
2.2.5 Vài trò của các nhân tố gây lũ lớn lưu vực sông Lam
47
Lũ và chế độ lũ lớn lưu vực sông Lam
2.3
48
2.3.1 Mùa lũ
48
2.3.2 Đặc điểm lũ lớn lưu vực sông Lam
49
2.3.3 Quan hệ mưa-lũ lớn
58
Kết luận chương II
CHƯƠNG III NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN TRONG
QUẢN LÝ LŨ LỚN LƯU VỰC SÔNG LAM
3.1
Dấu hiệu nhận dạng và phân vùng nguy cơ lũ lớn
59
61
61
3.1.1 Dấu hiệu nhận dạng lũ lớn
61
3.1.2 Phân bố lũ lớn trên lưu vực sông Lam
66
3.1.3 Phân vùng nguy cơ lũ lớn
75
3.2
Cơ sở thực tiễn cho quản lý lũ lớn lưu vực sông Lam
80
3.2.1 Hiện trạng các giải pháp phi công trình quản lý lũ lớn lưu vực sông Lam
80
3.2.2 Công trình quản lý lũ lớn hiện có trên lưu vực sông Lam
81
3.2.3 Hiện trạng công tác tổ chức quản lý lũ lớn lưu vực sông
3.3
Ứng dụng mô hình toán trong quản lý lũ lớn lưu vực sông Lam
84
86
3.3.1 Lựa chọn mô hình toán ứng dụng cho lưu vực sông Lam
86
3.3.2 Xây dựng, hiệu chỉnh và kiểm định mô hình toán ứng dụng cho lưu vực
sông Lam
89
3.3.3 Nghiên cứu đánh giá khả năng phòng lũ lớn của các công trình
phòng lũ trên lưu vực sông Lam
93
3.3.4 Nghiên cứu xây dựng bản đồ ngập lụt cho hạ lưu lưu vực sông Lam
97
Kết luận chương III
CHƯƠNG IV ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ LŨ LỚN LƯU VỰC
SÔNG LAM
4.1
Mục tiêu quản lý lũ lớn trên lưu vực sông Lam
102
103
103
4.1.1 Mục tiêu tổng quát
103
4.1.2 Các mục tiêu cụ thể
103
4.2
Những thuận lợi và khó khăn trong quản lý lũ lớn trên lưu vực sông Lam
104
4.2.1 Những thuận lợi
104
4.2.2 Khó khăn
105
4.3
Đề xuất các giải pháp quản lý lũ lớn trên lưu vực sông Lam
107
4.3.1 Nguyên tắc cơ bản của quá trình quản lý lũ lớn
107
4.3.2 Cơ sở lý luận của các giải pháp quản lý lũ lớn
110
4.4
Đề xuất nội dung các giải pháp quản lý lũ lớn sông Lam
112
4.4.1 Khung tổ chức quản lý lũ lớn
112
4.4.2 Cơ chế phối hợp điều hành quản lý lũ lớn hai tỉnh Nghệ An-Hà Tĩnh
113
4.4.3 Quản lý lũ theo phân vùng nguy cơ lũ lớn trên lưu vực sông Lam
114
4.4.4 Nội dung quản lý lũ lớn lưu vực sông Lam
115
Kết luận chương IV
121
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
122
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
125
TÀI LIỆU THAM KHẢO
126
PHỤ LỤC
134
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Trần Duy Kiều. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Những nội dung và kết quả trình bày trong Luận án là trung
thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào.
Tác giả
Trần Duy Kiều
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn Bộ môn Thủy văn và Tài nguyên nước, Khoa
Thủy văn và Tài nguyên nước, Phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học - Trường Đại
học Thủy lợi, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi để tác giả được học tập, nghiên cứu và thực hiện Luận án.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tác giả xin cảm ơn PGS. TS Lê Đình
Thành, GS. TS Ngô Đình Tuấn Trường Đại học Thủy lợi đã hướng dẫn tác giả
trong suốt quá trình học tập, tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành Luận án
Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn các cơ quan: Trung tâm Dự báo Khí tượng
Thủy văn Trung ương, Liên đoàn Khảo sát Khí tượng Thủy văn, Trung tâm Tư liệu
Khí tượng Thủy văn, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ, Ban Khoa
học Công nghệ và Hợp tác quốc tế - Trung Tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia đã
giúp đỡ tác giả trong quá trình thu thập tài liệu, các thông tin cần thiết liên quan đến
vấn đề nghiên cứu.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp và người thân
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu
và thực hiện Luận án.
TÁC GIẢ
TRẦN DUY KIỀU
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATNĐ
Áp thấp nhiệt đới
BĐ
Báo động
Bq
Bình quân
Hc , Hđ
Cao độ chân lũ, cao độ đỉnh lũ
CNH-HĐH
Công nhiệp hóa-Hiện đại hóa
CSL
Cường suất lũ
ITCZ
Giải hội tụ nhiệt đới
KTTV
Khí tượng thủy văn
KKL
Không khí lạnh
KHCN
Khoa học công nghệ
KCN
Khu công nghiệp
KTXH
Kinh tế xã hội
PCLB
Phòng chống lụt bão
X
Lượng mưa
Qmax
Lưu lượng nước lớn nhất
Mmax
Mô đuyn dòng chảy lớn nhất
QĐ
Quyết định
TNMT
Tài nguyên và môi trường
TBNN
Trung bình nhiều năm
TB - ĐN
Tây Bắc - Đông Nam
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng
Nội dung
Trang
Bảng 1-1:
Số người chết do thiên tai gây ra ở Việt Nam từ 1998 - 2008
17
Bảng 1-2:
Thống kê một số trận lũ lớn đã xảy ra tại một số vị trí trên lưu vực
25
sông Lam
Bảng 2-1:
Một số chỉ số về hành chính dân cư Nghệ An-Hà Tĩnh
33
Bảng 2-2:
Hình thế thời tiết chủ yếu gây mưa lũ lớn trên sông Lam
37
Bảng 2-3:
Đặc trưng hình thái lưu vực sông Lam
42
Bảng 2-4:
Đặc trưng hình thái các nhánh sông cấp 1 có F ≥ 1.000 km2 thuộc lưu
43
vực sông La
Bảng 2-5:
Tốc độ phát triển các ngành kinh tế của Nghệ An và Hà Tĩnh
45
Bảng 2-6:
Mức tăng nhiệt độ trung bình mùa và mức thay đổi lượng mưa
46
mùa so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải trung bình
đối với lưu vực sông Lam – Dự thảo 2011
Bảng 2-7 :
Mực nước đỉnh lũ năm vượt báo động III tại một số vị trí
47
Bảng 2-8:
Thống kê 5 trận lũ lớn nhất tại một số vị trí trên sông Lam
49
Bảng 2-9:
Giá trị lũ lịch sử và tính toán quan hệ LnMmax = f(F0,1)
51
Bảng 2-10:
Đặc trưng lũ lịch sử tại một số vị trí
53
Bảng 2-11:
Phân vùng lũ lịch sử trên lưu vực sông Lam
54
Bảng 2-12:
Giá trị đỉnh lũ lớn nhất tại một số vị trí
54
Bảng 2-13:
Đặc trưng lũ lớn tháng IX/2002 trên sông Lam
57
Bảng 2-14:
Đặc trưng lũ lớn tháng VIII/2007 trên sông La
58
Bảng 2-15:
Số ngày từ khi bắt đầu trận mưa đến khi xuất hiện đỉnh lũ lớn tại
58
một số vị trí
Bảng 3-1:
Tiêu chí nhận dạng lũ lớn tại một số vị trí trên sông Lam
63
Bảng 3-2 :
Cấp báo động mực nước lũ tại một số vị trí trên sông Lam
63
Bảng 3-3:
Kết quả so sánh giữa tiêu chí nhận dạng lũ lớn với thực đo
64
Bảng 3-4:
Tổ hợp lũ theo lũ điển hình trên sông Cả - sông Hiếu - sông Nậm Mộ
67
Bảng 3-5:
Tổ hợp nước lũ theo lũ điển hình trên sông Ngàn Sâu-Ngàn Phố
68
Bảng 3-6:
Nguồn gốc nước lũ sông Nậm Mộ, sông Hiếu đóng góp vào lũ sông Cả
72
Bảng 3-7:
Nguồn gốc nước lũ sông Ngàn Sâu, sông Ngàn Phố đóng góp vào
73
lũ sông La
Bảng 3-8:
Nguồn gốc nước lũ sông Cả, sông La đóng góp vào lũ sông Lam
74
Bảng 3-9:
Phân chia các vùng lưu vực sông Lam thuộc Việt Nam
76
Bảng 3-10:
Bảng phân cấp và thang điểm cho các tiêu chí đánh giá nguy cơ lũ
77
lớn lưu vực sông Lam
Bảng 3-11:
Hệ số các tiêu chí đánh giá nguy cơ lũ lớn
77
Bảng 3-12:
Giá trị các tiêu chí của các vùng
79
Bảng 3-13:
Đánh giá các tiêu chí cho các vùng
79
Bảng 3-14:
Đánh giá nguy cơ lũ lớn
80
Bảng 3-15:
Thông số chính của một số hồ chứa
83
Bảng 3-16:
Biên tính toán của mô hình
90
Bảng 3-17:
Các tiêu chí đánh giá kết quả hiệu chỉnh và kiểm định mô hình
93
Bảng 3-18:
So sánh chênh lệch Hmax trước và sau khi có hồ
95
Bảng 3-19:
Phân cấp bản đồ ngập lụt theo Hmax tại Chợ Tràng
99
Bảng 3-20:
Tổng hợp kết quả ngập lụt theo phương án 1
100
Bảng 4-1:
Các vùng sinh lũ lớn và giải pháp quản lý lũ lớn lưu vực sông Lam
114
Bảng 4-2:
Chỉ tiêu chống lũ hiện tại cho hạ lưu vực sông Lam
118
Bảng 4-3:
Các vùng bị ngập lụt theo cấp mực nước lũ tại trạm Chợ Tràng
120
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình
Nội dung
Trang
Hình 1-1:
Diễn biến về thiệt hại do thiên tai gây ra ở Việt Nam (1998-2008)
17
Hình 1-2:
Sơ đồ tiếp cận nghiên cứu quản lý lũ lớn lưu vực sông Lam
31
Hình 2-1:
Bản đồ lưu vực sông Lam và mạng lưới trạm khí tượng thủy văn
34
Hình 2-2:
Sơ đồ các nhân tố gây lũ lớn trên lưu vực sông Lam
36
Hình 2-3:
Tần suất (%) xuất hiện lũ lớn nhất trong năm
48
Hình 2-4:
Quan hệ LnMmax= f(F0,1) tại một số trạm thuỷ văn trong vùng
53
Hình 2-5:
Quan hệ đỉnh lũ và lượng lũ tại một số vị trí trên lưu vực sông
55
Hình 2-6:
Quá trình lũ một số trận lũ lớn tại một số vị trí trên sông Lam
56
Hình 2-7
Đường tích lũy mưa (ngày lớn nhất) theo thời khoảng những trận
59
lũ lớn nhất năm tại trạm Sơn Diệm trên sông La
Hình 3-1:
Bản đồ đường đẳng lượng mưa gây ra trận lũ lớn năm 1978 và
62
2010 trên lưu vực sông Lam (phần Việt Nam)
Hình 3-2:
Quá trình lũ lớn năm 1980, 2007 tại Mường Xén, Dừa và Nghĩa Khánh
69
Hình 3-3:
Quá trình lũ trận lũ lớn năm 2002, 2007 tại Hòa Duyệt và Sơn Diệm
70
Hình 3-4:
Quá trình lũ lớn tháng IX năm 1978, tại Nam Đàn, Linh Cảm và Chợ Tràng
71
Hình 3-5:
Bản đồ phân chia các vùng lưu vực sông Lam thuộc Việt Nam
76
Hình 3-6:
Bản đồ nguy cơ lũ lớn lưu vực sông Lam thuộc Việt Nam
80
Hình 3-7:
Sơ đồ ứng dụng các mô hình toán trong quản lý lũ lớn lưu vực
88
sông Lam
Hình 3-8:
Vị trí tính toán khu giữa của lưu vực sông Lam
90
Hình 3-9:
Sơ đồ hóa lưu vực sông Lam trong MIKE 11, MIKE 21 và MIKE FLOOD
91
Hình 3-10: Địa hình và lưới tính của mô hình MIKE 21
91
Hình 3-11: Quá trình mực nước tính toán và thực đo theo trận lũ năm 1979,
92
2006 tại Chợ Tràng ( Hiệu chỉnh)
Hình 3-12: Quá trình mực nước tính toán và thực đo theo trận lũ năm 1978,
92
2008 và 2009 tại Chợ Tràng ( Kiểm định)
Hình 3-13: Quá trình mực nước tính toán và thực đo theo trận lũ năm 1978 tại Đô
93
Lương và Yên Thượng (Kiểm định)
Hình 3-14: Vị trí tràn đê dọc sông theo lũ năm 1978 - không có cắt lũ của 2 hồ
94
Hình 3-15: Vị trí tràn đê dọc sông theo lũ năm 1978 - có cắt lũ của 2 hồ
95
Hình 3-16: Kết quả so sánh Hmax giữa hai phương án với lũ năm 1978 tại Chợ Tràng
96
Hình 3-17: Kết quả so sánh Hmax giữa hai phương án với lũ thiết kế 1% tại Chợ Tràng
96
Hình 3-18A: Bản đồ ngập lụt hạ lưu sông lam theo lũ tháng IX/1978 - không
102
có hồ Bản Vẽ và hồ Ngàn Trươi
Hình 3-18B: Bản đồ ngập lụt hạ lưu sông lam theo lũ tháng IX/1978 - có hồ
102
Bản Vẽ và hồ Ngàn Trươi cắt lũ
Hình 3-19A: Bản đồ ngập lụt hạ lưu sông lam theo lũ P = 1% - không có hồ
Bản Vẽ và hồ Ngàn Trươi
102
Hình 3-19B: Bản đồ ngập lụt hạ lưu sông lam theo lũ P = 1% - có hồ Bản Vẽ
102
và hồ Ngàn Trươi cắt lũ
Hình 3- 20: Bản đồ ngập lụt hạ lưu sông lam theo lũ P = 0,5% - không có hồ
Bản Vẽ và hồ Ngàn Trươi
102
Hình 4-1 :
Chu trình quản lý thiên tai
107
Hình 4-2 :
Sơ đồ quản lý lũ lớn lưu vực sông Lam
112
Hình 4-3 :
Khung phối hợp điều hành quản lý lũ lớn Nghệ An - Hà Tĩnh
113
Hình 4-4 :
Bản đồ phân vùng quản lý nguy cơ lũ lớn lưu vực sông Lam thuộc Việt Nam
114
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Lũ lớn là một trong những thiên tai xảy ra khá thường xuyên và nghiêm trọng
trên thế giới. Những năm gần đây thiệt hại do lũ gây ra đã ảnh hưởng lớn đến phát
triển kinh tế, xã hội ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là những nước vùng nhiệt
đới chịu nhiều bão và mưa lớn. Để hạn chế và giảm thiểu những thiệt hại do lũ gây
ra, các quốc gia đã nghiên cứu và sử dụng các giải pháp khác nhau từ phòng tránh,
phòng chống đến quản lý phù hợp với điều kiện cụ thể của từng lưu vực sông. Tuy
nhiên đến nay quản lý lũ lớn luôn là vấn đề rất lớn đối với loài người vì điều kiện
khí hậu, thời tiết luôn diễn biến phức tạp.
Việt Nam là một trong những nước chịu nhiều thiên tai lũ, lụt lớn. Hàng năm
dọc theo chiều dài đất nước từ bắc đến nam có tới hàng chục trận lũ lớn trên các lưu
vực sông khác nhau. Miền Trung với điều kiện địa hình dốc, sông ngắn cùng với sự
khắc nghiệt của thời tiết nên lũ rất ác liệt. Trên lưu vực sông Lam trong gần nửa thế
kỷ qua đã xảy ra nhiều trận lũ lớn có xu hướng ngày càng tăng về cường độ lẫn tần
số gây thiệt hại về người và tài sản cho hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh như các trận lũ
lớn năm 1954, 1960, 1962, 1978, 1988, 1996, 2002, 2007, 2008, 2010 và năm 2011.
Trận lũ tháng IX năm 1978 xảy ra trên sông Cả làm ngập 100% diện tích gieo
cấy vụ mùa (125.400 ha) [1]. Trong đó 73.6% diện tích mất trắng, nhiều hồ chứa
nhỏ bị vỡ hoặc xảy ra sự cố nghiêm trọng gây ra thiệt hại rất đáng kể cho vùng đồng
bằng sông Lam. Trận lũ tháng IX năm 2002 trên sông Ngàn Phố làm 77 người chết;
hàng trăm người bị thương; 70.694 ngôi nhà bị ngập, bị cuốn trôi và hư hỏng; 26
km đê bị sạt lở, nhiều hồ chứa nhỏ bị vỡ gây ra thiệt hại kinh tế đến khoảng 898 tỷ
đồng. Gần đây nhất là trận lũ kép tháng X năm 2010 xảy ra ở các tỉnh miền Trung
gây ra thiệt hại vô cùng lớn, gần 5 ngàn tỷ đồng [13]. Sông Lam có vai trò rất quan
trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường của hai tỉnh Nghệ An
2
và Hà Tĩnh, trong đó lũ và quản lý lũ lớn được quan tâm đặc biệt. Tuy vẫn còn
nhiều bất cập do:
- Hồ chứa lớn chưa được đưa vào hoạt động đồng bộ nên khả năng điều tiết lũ
hạn chế.
- Quy hoạch phòng lũ trên lưu vực sông chưa có sông nào được cấp có thẩm
quyền phê duyệt chính thức, do đó có nhiều bộ, ngành cùng tham gia gây chồng
chéo, nhưng có việc lại chưa có cơ quan nào quan tâm nghiên cứu như quản lý lũ
lớn trên lưu vực sông Lam.
- Hội đồng quản lý lưu vực sông Lam tuy đã được thành lập, nhưng hoạt động
thiếu hiệu quả. Phòng, chống lũ lớn trên sông Lam hiện nay chỉ có hệ thống đê theo
tiêu chuẩn lũ năm 1978. Mặc dù đã được nâng cấp, nhưng hệ thống đê vẫn còn nhiều
đoạn chưa đạt yêu cầu thiết kế.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu cùng với những mặt trái của các hoạt
động kinh tế xã hội (KTXH) của con người trên lưu vực sông càng làm cho thiên tai
lũ, lụt trở nên ác liệt và nghiêm trọng cả về cường độ, độ lớn và phạm vi gây hại.
Trước những thách thức về lũ lớn ngày càng gia tăng cùng với sự tác động của biến
đổi khí hậu toàn cầu, nước biển dâng và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trên lưu
vực sông đặt ra cho chúng ta nhiệm vụ là cần thiết nâng cao hiệu quả trong phòng,
chống lũ và tiến tới quản lý lũ lớn một cách hiệu quả hơn trên lưu vực sông Lam.
Đây cũng là một thách thức lớn cần có những nghiên cứu cập nhật về quan điểm, về
các giải pháp khoa học công nghệ và các giải pháp quản lý lũ lớn hiệu quả, phù hợp.
Luận án với đề tài “Nghiên cứu quản lý lũ lớn lưu vực sông Lam” nhằm tiếp cận
quan điểm mới trong quản lý tổng hợp lũ lưu vực sông để đạt được hiệu quả cao
trong việc giảm thiểu các tác hại của lũ đến phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
2. Tính khoa học và thực tiễn của luận án
Tính khoa học: Luận án tiếp cận quan điểm quản lý tổng hợp lũ và ứng dụng
các giải pháp khoa học công nghệ trong phòng, chống lũ hiệu quả cho lưu vực sông
3
Lam. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ bổ sung và hoàn thiện thêm các kết quả
nghiên cứu của bài toán phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai.
Tính thực tiễn: Nghiên cứu sự khác biệt lũ lớn của các sông trên lưu vực sông
Lam trong điều kiện có ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Phân tích các dấu hiệu
nhận dạng lũ lớn trên lưu vực sông nhằm hỗ trợ cho việc ra quyết định trong công
tác cảnh báo lũ lớn. Luận án cũng xây dựng một số kịch bản về lũ lớn có thể xảy ra
để làm cơ sở đưa ra các quyết định trong điều hành, quản lý lũ lớn trên sông Lam.
Đề xuất những giải pháp có tính hiệu quả trong việc quản lý lũ lớn góp phần làm
cho công tác quản lý tổng hợp lưu vực sông Lam có tính thiết thực cao.
3. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Mục tiêu chính của đề tài luận án là: Xác lập cơ sở khoa học và thực tiễn trong
quản lý lũ lớn và đề xuất các giải pháp quản lý lũ lớn trên lưu vực sông Lam có hiệu
quả, an sinh xã hội theo hướng phát triển bền vững.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Để đạt được mục tiêu đề ra, đối tượng nghiên cứu của luận án là lũ lớn trên lưu
vực sông Lam ứng với các điều kiện cụ thể theo các phương án khác nhau. Phạm vi
nghiên cứu về không gian là toàn bộ lưu vực sông Lam thuộc địa phận Việt Nam
chủ yếu thuộc Nghệ An và Hà Tĩnh có xét đến ảnh hưởng của lũ ở thượng nguồn
thuộc lãnh thổ Lào.
5. Phương pháp nghiên cứu và nội dung luận án
Với quan điểm tiếp cận tổng hợp trên nguyên tắc “Nguyên nhân - Kết quả”,
luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính sau đây:
1) Điều tra khảo sát thực địa: Nhằm thu thập, bổ sung, cập nhật các số liệu khí
tượng thủy văn, địa hình, điều kiện tự nhiên, các hoạt động quản lý và khai thác trên
lưu vực sông.
2) Phương pháp phân tích thống kê: Kiểm tra đánh giá, tổng hợp và phân tích
xử lý các số liệu về lũ, điều kiện lưu vực sông, điều kiện dân sinh kinh tế nhằm tìm
4
ra quy luật diễn biến về lũ lớn theo xu thế biến đổi khí hậu, mặt đệm và phát triển
kinh tế, xã hội.
3) Phương pháp mô hình toán thuỷ văn thuỷ lực kết hợp với công nghệ GIS:
Đây là phương pháp cơ bản và định lượng trong nghiên cứu lũ lớn lưu vực sông
Lam nhằm tính toán, nghiên cứu dự báo và cảnh báo lũ lớn, diễn biến lũ phục vụ
mục tiêu quản lý lũ lớn trên lưu vực sông Lam.
4) Phương pháp chuyên gia và sự tham gia của cộng đồng: Thừa kế có chọn
lọc các kết quả nghiên cứu, điều tra cơ bản trước đây có liên quan đến nội dung của
luận án. Học hỏi kinh nghiệm phòng chống lũ trong các cộng đồng dân cư, trao đổi
và tham vấn các chuyên gia những nội dung có liên quan đến lũ và quản lý lũ lớn
trên lưu vực sông Lam
5) Phương pháp phân tích hệ thống: Đánh giá các yếu tố gây lũ lớn và đề xuất
các giải pháp quản lý lũ lớn dựa trên cơ sở phân tích toàn hệ thống lưu vực sông,
thông qua từng lưu vực bộ phận hay tiểu lưu vực sông thượng hạ lưu, từ đó rút ra qui
luật phân bố của chúng theo không gian và thời gian xảy ra trên lưu vực sông Lam.
6. Cấu trúc luận án
Để thể hiện các kết quả nghiên cứu của đề tài, ngoài phần mở đầu và kết luận,
các nội dung chính của luận án được cấu trúc thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu quản lý lũ lớn, luận án nghiên cứu, đánh giá
tình hình lũ và quản lý lũ lớn trên thế giới, Việt Nam và lưu vực sông Lam, từ đó
đưa ra những vấn đề cần nghiên cứu giải quyết.
Chương 2: Nhân tố gây lũ lớn trên lưu vực sông Lam, với những cập nhật về
thông tin số liệu, luận án nghiên cứu các yếu tố khí tượng, mặt đệm lưu vực sông và
sự hoạt động KTXH của con người, đánh giá diễn biến của những trận lũ lớn, phát
hiện một số đặc điểm khác biệt của lũ lớn liên quan đến vấn đề phòng, chống và
quản lý nhằm đặt cơ sở cho những nghiên cứu ở các chương tiếp theo.
5
Chương 3: Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn trong quản lý lũ lớn lưu vực
sông Lam, chương này trình bày cơ sở nhận dạng lũ lớn, phân bố lũ lớn trên lưu vực
sông, phân vùng nguy cơ lũ lớn, hiện trạng các giải pháp phòng, chống và quản lý lũ
lớn sông Lam. Từ đó ứng dụng mô hình toán để giải quyết bài toán truyền lũ trong
mạng sông, xây dựng bản đồ ngập lụt làm công cụ cho nghiên cứu đề xuất các giải
pháp quản lý lũ lớn.
Chương 4: Đề xuất các giải pháp quản lý lũ lớn lưu vực sông Lam, với các cơ
sở khoa học và thực tiễn đã được nghiên cứu, luận án đề xuất mô hình phòng, chống
lũ và quản lý lũ lớn cho toàn lưu vực sông có tính cập nhật đến quan điểm, phương
pháp, xét đến tác động của biến đổi khí hậu nhằm phát triển bền vững.
7. Những đóng góp mới của luận án
Luận án có những đóng góp mới sau đây:
1) Đã xác định được các vấn đề cốt lõi liên quan đến lũ lớn trên lưu vực sông Lam
góp phần làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp quản lý lũ lớn bao gồm: phân
tích, tổng hợp các nguyên nhân, đặc điểm lũ lớn và tổ hợp lũ lớn trên lưu vực sông
Lam; xác định được qui luật biến đổi đỉnh lũ theo diện tích lưu vực sông trên hệ
thống sông Lam; và đặc biệt là đã xây dựng được bảng nhận dạng dấu hiệu lũ lớn
tại một số tuyến sông, bước đầu phục vụ công tác cảnh báo, dự báo lũ lớn.
2) Xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá và phân vùng nguy cơ lũ lớn làm cơ sở cho
công tác phòng, chống và xây dựng các giải pháp quản lý lũ lớn trên lưu vực sông
Lam với 7 vùng khác nhau. Đồng thời xây dựng được các bản đồ mức độ ngập lụt
vùng hạ lưu sông Lam với các phương án khác nhau. Xác định được đường mặt
nước lũ dọc sông Lam từ Yên Thượng đến Cửa Hội và từ Hòa Duyệt đến Cửa Hội
theo các cấp lũ lớn. Ứng dụng thành công bộ mô hình MIKE cho điều kiện cụ thể
của lưu vực sông như là công cụ nhằm quản lý lũ lớn theo định lượng trên lưu vực
sông Lam. Từ đó giúp các nhà chuyên môn, các nhà quản lý xây dựng kế hoạch
chiến lược hướng đến quản lý lũ lớn trên sông Lam hiệu quả.
6
3) Đề xuất được các giải pháp quản lý lũ lớn trên lưu vực sông Lam trong bối cảnh
gia tăng lũ lớn xảy ra và xu thế ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Trong đó những giải
pháp phi công trình liên quan đến hệ thống cảnh báo, dự báo trên cơ sở ứng dụng
khoa học công nghệ tiên tiến và giải pháp công trình đã chỉ rõ những đoạn đê cần
nâng cấp, các hồ chứa thượng lưu cần xây dựng. Từ đó giúp cho quy hoạch phòng
chống, quản lý lũ lớn được hợp lý và mang tính tổng hợp hơn.
7
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ LŨ LỚN
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Khái niệm lũ lớn
Lũ lớn: Theo cách hiểu thông thường lũ lớn là những trận lũ có khả năng gây
nguy hiểm đáng kể cho các hoạt động và các công trình dọc sông khi nó xuất hiện.
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dự báo lũ [4] (số 18/2008/QĐ-BTNMT ngày
31/12/2008): “Lũ lớn là lũ có tần suất xuất hiện mực nước đỉnh lũ từ 10% ÷ 30%”,
hay lũ lớn có Hmaxp30% ≤ Hmaxi ≤ Hmaxp10%.
Lũ rất lớn: là những trận lũ có đỉnh lũ (lưu lượng nước hoặc mực nước) rất
cao, gây nhiều thiệt hại nặng cho các hoạt động và công trình ven sông. Theo Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về dự báo lũ “Lũ rất lớn là những trận lũ có tần suất xuất
hiện mực nước đỉnh lũ P ≤ 10%”, hay lũ rất lớn có Hmaxi ≥ Hmaxp10%.
Lũ đặc biệt lớn: là lũ có đỉnh lũ cao hiếm thấy trong thời kỳ quan trắc, lũ đặc
biệt lớn thường phá huỷ các công trình ven sông và gây ra nhiều thiệt hại nghiêm
trọng cho dân sinh và kinh tế, làm biến đổi điều kiện môi trường.
Lũ lịch sử: là lũ có đỉnh lũ cao nhất trong thời kỳ quan trắc hoặc điều tra. Lũ
lịch sử thường gây nhiều thiệt hại rất nghiêm trọng đối với kinh tế, xã hội, môi
trường và rất khó khăn trong việc khắc phục hậu quả.
Trong luận án này phạm vi nghiên cứu là những trận lũ từ “lũ lớn” trở lên,
nghĩa là những trận lũ thực tế đã xảy ra trên lưu vực sông Lam có tần suất mực
nước đỉnh lũ P ≤ 30%.
1.1.2. Phòng, chống lũ lớn
- Phòng, chống lũ là sử dụng tất cả các giải pháp kỹ thuật cụ thể và quản lý có
thể để giảm nhẹ các thiệt hại do nước lũ gây ra, bảo vệ các khu vực cần thiết và
quan trọng khỏi ảnh hưởng tàn phá của nước lũ. Các giải pháp phòng, chống lũ bao
gồm cả phi công trình và công trình và được thực hiện từ khâu cảnh báo, dự báo đến
8
các khâu thực thi kể cả giải pháp khắc phục sau lũ và phù hợp với điều kiện của
vùng bị ảnh hưởng do nước lũ.
- Phòng, chống lũ lớn bao gồm: Phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả
nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai lũ gây ra, đảm bảo phát triển bền vững, góp
phần ổn định xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng [37].
- Công tác phòng, chống lũ là hoạt động phòng ngừa, chống và khắc phục hậu quả
gây hại của lũ lụt, nhằm giảm nhẹ thiệt hại, nhanh chóng ổn định đời sống của nhân dân,
bảo vệ và phục hồi sản xuất, hạn chế ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái.
1.1.3. Quản lý lũ lớn
Hiện nay, có nhiều cách biểu đạt khái niệm khác nhau về quản lý lũ, có thể
tóm tắt như:
- Quản lý lũ lớn là quá trình mang tính hệ thống nhằm áp dụng các qui định
hành chính hiện hành, huy động tổ chức, cá nhân và kỹ năng cần thiết để thực hiện
các chiến lược, chính sách và nâng cao khả năng ứng phó nhằm giảm thiểu các tác
động bất lợi của hiểm họa và khả năng xảy ra lũ lớn [37]
- Quản lý lũ lớn là các biện pháp nhằm tránh hoặc giảm bớt hoặc chuyển đổi
các tác động có hại của hiểm họa thông qua các hoạt động, biện pháp phòng, chống
và chuẩn bị [37]
- Theo Chương trình khung lần thứ 4 của Cộng đồng Châu Âu về hành động
RIBAMOD [84]: Quản lý lũ là quá trình bao gồm các hoạt động diễn ra trước, trong
và sau khi lũ xảy ra. Quản lý lũ là hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh
nghiệp, chính phủ) đều thực hiện 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo,
điều chỉnh và kiểm soát. Quản lý lũ là sự thống nhất hoàn hảo nhất giữa lý luận và
thực tiễn nhằm hướng đến việc giảm thiểu rủi ro.
Khái niệm được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là “Quản lý lũ là một quá trình
đánh giá các rủi ro do lũ gây ra làm cơ sở triển khai thực hiện các giải pháp quản
9
lý lũ thích hợp” [60]. Như vậy nội dung quản lý lũ bao gồm cả những hoạt động
trước lũ, trong khi lũ xảy ra và sau lũ:
- Trước khi lũ xảy ra là quản lý tất cả các nguy cơ có thể xảy ra do lũ, quy
hoạch quản lý lũ, xây dựng công trình chống lũ, hệ thống cảnh báo lũ hiệu quả và
theo dõi dự báo và cảnh báo lũ.
- Trong khi lũ xảy ra cần bảo vệ được dân khỏi lũ, phản ứng khẩn cấp đối phó
với lũ bằng các giải pháp khác nhau, tiếp tục dự báo diễn biến lũ,…
- Sau lũ, khẩn trương thực hiện các hoạt động cứu trợ, khôi phục cơ sở và môi
trường, đánh giá các thiệt hại, đúc rút kinh nghiệm và tìm ra nguyên nhân,…
1.2. Nghiên cứu quản lý lũ lớn trên thế giới
1.2.1. Tình hình lũ lớn ở một số nước điển hình
Lũ là thiên tai xảy ra khá thường xuyên và gây nhiều hậu quả xấu cho kinh tế,
xã hội ở nhiều quốc gia trên thế giới trong hàng ngàn năm qua. Một số trận lũ lớn
điển hình gây thiệt hại lớn tại một số nước trên thế giới mà lịch sử ghi nhận được
như sau:
Tại Trung Quốc, trận lũ xảy ra năm 1887 trên sông Hoàng Hà làm chết 900
ngàn người. Trong 55 năm gần đây lũ lụt đã làm ảnh hưởng đến 9,3 triệu ha đất
canh tác, trung bình mỗi năm làm chết khoảng 5.000 người [94]. Chỉ trong thập kỷ
1990 liên tiếp có 7 trận lũ lớn 1991, 1993, 1994, 1995, 1996, 1997, 1998 làm chết
khoảng 25 nghìn người. Những trận lũ điển hình nhất đã xảy ra là lũ năm 1933 trên
sông Hoàng Hà làm ảnh hưởng 3,6 triệu người và 18 ngàn người chết, trận lũ năm
1931 trên sông Dương Tử làm ngập 3 triệu ha đất canh tác, ảnh hưởng tới 28,5 triệu
người và 145 ngàn người chết. Trận lũ năm 1998 gần đây đã làm chết 3.000 người,
23 nghìn người mất tích, 240 triệu người bị lũ uy hiếp, phá hủy 5 triệu ngôi nhà,
thiệt hại khoảng 21 tỉ USD [84].
Lũ trên sông Dương Tử tháng 7/2010 lớn hơn 40% so với lũ năm 1998, lưu
lượng lũ về hồ Tam Hiệp là 70.000 m3/s cao hơn 20.000 m3/s so với trận lũ năm
1998, làm 4150 người thiệt mạng [79]
10
Một loạt các trận lũ lụt xảy ra ở 12 tỉnh thuộc miền Trung và miền Nam Trung
Quốc tháng 6/2011 đã làm khoảng 10 triệu người bị ảnh hưởng, khoảng 180 người
bị thiệt mạng, thiệt hại kinh tế hơn 3 tỷ USD [99]. Lũ lớn tại Trung Quốc những
năm gần đây gây thiệt hại nặng nề cho 27 tỉnh, ảnh hưởng đến đời sống của khoảng
110 triệu người.
Bangladesh là quốc gia đối mặt với lũ, lụt thường xuyên, các trận lũ thường
làm ngập khoảng 25-30% diện tích cả nước, những trận lũ đặc biệt lớn làm ngập tới
50-70% đất nước. Các trận lũ, lụt lớn gần đây đã xảy ra vào các năm 1987, 1988,
1998, 2004 [81]. Riêng trận lũ 1998 gây ngập lụt 2/3 đất nước, thời gian ngập lụt
kéo dài hai tháng rưỡi, 783 người chết, 30,6 triệu người bị ảnh hưởng, thiệt hại 1 tỉ
USD. Lũ lụt ở Bangladesh xảy ra dọc 800 km bờ biển phía bắc vịnh Bengal, khi có
bão ngoài lũ trong sông còn có nước dâng rất lớn gây thêm sự ác liệt của lũ, nước
dâng cao nhất lên đến 10-15m. Năm 1970 nước dâng kết hợp với lũ lớn làm chết và
mất tích 300 ngàn người, năm 1991 là 130 ngàn người [84].
Hà Lan, một nước Bắc Âu, theo số liệu lịch sử lũ năm 1421 lũ đã làm chết 100
ngàn người, lũ năm 1530 làm chết 400 ngàn người. Đặc biệt vào tháng I/1953, bão,
sóng lớn và triều cường của Biển Bắc đã phá hủy hơn 45 km đê biển gây ngập lụt 3
tỉnh phía Nam làm 1.800 người chết; 100 nghìn người phải sơ tán; làm ngập hơn
150 nghìn ha đất và hơn 10 nghìn ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn. Hai trận lũ lớn
năm 1993, 1995 gây thiệt hại cho đất nước Hà Lan hàng triệu USD [75].
Hoa Kỳ một quốc gia phía Tây bán cầu cũng chịu nhiều thiên tai lũ, trận lũ
năm 1993 là lũ lịch sử trong 500 năm trên lưu vực sông Mississippi làm 47 người
chết, 45 nghìn ngôi nhà bị tàn phá, khoảng 74 nghìn người phải sơ tán, thiệt hại 16
tỉ USD [84].
Khu vực Đông Nam Á, tại Malayxia trận lũ đặc biệt lớn tháng XI/1986 ở hạ
lưu sông Trengganu và Kelantan đã làm 14 người chết, thiệt hại khoảng 12 triệu
USD. Tại Thái Lan, trận lũ xảy ra tháng X/1995 trên lưu vực sông Chao Phraya làm
11
ngập vùng đất với diện tích hơn 60.000 ha, kéo dài 30 ngày và thiệt hại khoảng
11.858 triệu baht [60]. Đặc biệt trận lũ lịch sử năm 2011 tại Thái Lan được coi là
cơn "đại hồng thủy" tồi tệ nhất từ trước đến nay xét theo tổng lượng nước lũ với 1/3
số tỉnh và 3/4 diện tích đất nước bị ảnh hưởng, gây thiệt hại rất nghiêm trọng: Hơn
500 người thiệt mạng, 2 triệu người bị ảnh hưởng, thiệt hại khoảng 5 tỷ USD tương
đương với khoảng 1,5% tổng sản phẩm quốc nội hàng năm [78].
Tại Úc, trận lũ lớn xảy ra đầu năm 2011 là một thảm họa lớn chưa từng thấy
trong lịch sử nước Úc: hơn 70 đô thị chìm trong nước, 200.000 dân bị ảnh hưởng,
hơn 80 người chết và mất tích, thiệt hại khoảng 13 tỷ USD tương đương 1% GDP
của Úc [80].
Không giống như các thảm hoạ tự nhiên khác như động đất, lở núi, núi lửa hay
lở tuyết, lũ lụt có phạm vị ảnh hưởng rộng lớn hơn về không gian và thời gian. Vì
vậy cần phải có kinh nghiệm để quản lý lũ một cách thích hợp, nhất là trong bối
cảnh khí hậu luôn biến đổi, luôn tạo ra những hiểm hoạ mới khó lường.
1.2.2. Quản lý lũ lớn trên thế giới
Lũ, lụt lớn ngày càng tăng cả về tần số lẫn cường độ, các quốc gia thường
xuyên phải đối mặt với thiên tai lũ đã đầu tư rất lớn cho cuộc chiến chống lại lũ, lụt
qua nhiều giai đoạn với các mức độ khác nhau từ phòng, chống lũ thụ động tới kiểm
soát và quản lý lũ chủ động hơn. Những quốc gia này đã thực hiện quản lý lũ cho
mình một cách hiệu quả và phù hợp, điển hình như:
1) Trung Quốc đã có Luật phòng lũ (1998), đã đầu tư hiện đại hoá hệ thống dự báo
lũ với nhiều chức năng nhằm kiểm soát lũ. Điều chỉnh chiến lược phòng lũ quốc
gia. Các hệ thống cảnh báo và dự báo thuỷ văn được xem như “ tai mắt” của Nhà
nước, với phương châm “đóng rừng, trồng cây - lùi ruộng, trả rừng - san bối, thoát
lũ - lùi ruộng, trả hồ - lấy công, thay cứu - di dân, dựng chấn - nạo vét sông, gia cố
đê lớn”. Chiến lược này bước đầu đã giúp Trung Quốc nâng cao hiệu quả trong
quản lý lũ lớn.
12
Chiến lược phòng, chống và quản lý lũ của Trung Quốc là “tăng cường chứa lũ
ở thượng nguồn; bảo vệ các vùng ảnh hưởng lũ ở trung lưu và hạ lưu các sông lớn;
phối hợp chứa lũ, giảm lũ ở trung lưu; chuẩn bị tốt khả năng chống lũ trước mùa mưa
lũ”. Thực hiện quản lý lũ ở Trung Quốc là Bộ Thủy lợi và các ủy ban lưu vực sông.
Các giải pháp công trình chủ yếu trong quản lý lũ của Trung Quốc hiện nay là:
- Hệ thống đê, đây là biện pháp truyền thống và đã tồn tại hàng ngàn năm với
khoảng 278.000 km đê các loại.
- Hồ chứa thượng lưu, hiện Trung Quốc có khoảng 86.000 hồ chứa các loại với
tổng dung tích 566 tỷ m3 nước bảo vệ cho khoảng 12 triệu ha đất canh tác khỏi ngập
lụt; 98 khu vực chứa lũ với khả năng chứa khoảng 120 tỷ m3 nước và khoảng 2.000
trạm bơm lớn và trung bình để tiêu úng.
2) Hoa Kỳ đã từ lâu xây dựng “chiến lược giảm nhẹ thiên tai Hoa Kỳ”. Coi chiến
lược trong kiểm soát lũ và giảm nhẹ lũ là quan hệ đối tác vì mục tiêu xây dựng các
cộng đồng an toàn hơn. Trong đó trách nhiệm nâng cao nhận thức của cộng đồng, hỗ
trợ cộng đồng chủ động trong phòng, chống, giảm nhẹ tác hại của lũ được quan tâm
đặc biệt. Quan điểm tiếp cận trong quản lý lũ của Hoa Kỳ là giảm thiểu tối đa các tổn
thất và các tác động xấu của lũ. Quản lý lũ của Hoa Kỳ gồm: Xây dựng các hệ thống
đo đạc, giám sát phục vụ dự báo cảnh báo lũ, qui hoạch các khu dân cư, di dời khi có
lũ lớn; xây dựng các công trình hồ chứa ở thượng nguồn; xây dựng hệ thống đê, kè,
tường chắn lũ ở nhưng nơi xung yếu như trên lưu vực sông Mississippi qui hoạch phải
có 2.500 km đê, kè và tường chắn lũ. Ngoài các giải pháp công trình, ở Hoa Kỳ còn
chú trọng sử dụng các giải pháp phi công trình có hiệu quả như “ bảo hiểm lũ lụt” có từ
năm 1969 hay phân vùng lũ, lụt để có giải pháp ứng phó và quản lý.
3) Băngladesh đã coi quản lý lũ lụt là một nhân tố mang tính xã hội rất cao. Từ năm
1960 đã xây dựng một chiến lược quản lý lũ quốc gia chia làm ba giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Từ năm 1960-1978, giai đoạn này tập trung lập quy hoạch tổng
thể, thiết lập cơ chế, chính sách, đẩy mạnh công tác khảo sát, đo đạc thủy văn; xây
dựng một số công trình chống lũ lớn, các dự án tiêu nước,…Đồng thời từ năm 1972
13
giải pháp phi công trình đã được quan tâm hơn như xây dựng hệ thống cảnh báo, dự
báo lũ.
- Giai đoạn 2: Từ năm 1978-1996, giai đoạn này Bangladesh tập trung xây
dựng một số công trình chống lũ và tiêu thoát lớn, xây dựng quy hoạch nước quốc
gia, đến năm 1988 xây dựng chiến lược về nước và quản lý lũ quốc gia, trong đó có
kế hoạch đối phó với lũ (Flood Action Plan). Trong giai đoạn này vấn đề về môi
trường và cộng đồng được coi trọng trong quản lý lũ.
- Giai đoạn 3: Từ năm 1996 đến nay, tập trung vào việc lồng ghép quản lý lũ
trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước, quản lý lũ cũng bắt đầu tiếp cận theo quan
điểm tổng hợp. Trong đó các giải pháp phi công trình được chú trọng nhiều hơn.
Các giải pháp công trình trong quản lý lũ của Bangladesh gồm khoảng 10.000
km đê kè; 3.500 km kênh tiêu với khoảng 5.000 công trình tiêu úng; khoảng 100
trạm bơm lớn; 1.250 công trình ngăn cửa sông [95]. Ngoài ra còn có 85 trạm quan
trắc phục vụ công tác dự báo và cảnh báo lũ. Bangladesd có 13 bộ liên quan đến
quản lý lũ, trong đó vai trò chính là Bộ phát triển nguồn nước.
4) Ở Nhật Bản thực hiện quản lý lũ trên cơ sở Luật sông ngòi từ những năm 1896.
Quản lý lũ ở Nhật Bản có thể chia thành ba giai đoạn từ chống lũ bị động sang quản
lý lũ chủ động và mang tính tổng hợp như:
- Từ năm 1896-1964 Nhật Bản chủ yếu tập trung vào chống lũ ở các sông
mang tính thụ động, tức là khi có lũ thì sử dụng các biện pháp khác nhau để giảm
các thiệt hại do lũ gây ra.
- Từ năm 1964-1997, giai đoạn này quản lý lũ của Nhật Bản có sự thay đổi cơ
bản, cụ thể là quản lý lũ gắn liền với sử dụng nước làm cho hiệu quả quản lý lũ
được nâng cao.
- Từ sau 1997 khi có Luật sông ngòi sửa đổi, quản lý lũ của Nhật Bản được
tiếp cận tổng hợp và toàn diện hơn, quản lý lũ phải gắn liền với sử dụng nước và