Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Chữa lỗi chính tả thông qua các bài tập làm văn viết cho học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (716.71 KB, 97 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục tiểu học giữ vai trò nền
tảng, giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu quan trọng nhất cho
người công dân, người lao động tương lai. Đó là những con người phát triển
toàn diện, có tri thức và có tay nghề, có năng lực thực hành, chủ động và sáng
tạo.
Đáp ứng yêu cầu đó, các môn học ở tiểu học được xây dựng nhằm phát
huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh và hình thành cho học
sinh những kĩ năng học tập cơ bản gắn với từng môn học làm nền tảng cho
bậc học tiếp theo. Cùng với các môn học như Toán, Tự nhiên và Xã hội, Đạo
đức.... Chương trình Tiếng Việt ở tiểu học nhằm hình thành và phát triển ở
học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và
giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày.
Phân môn Chính tả nhằm củng cố cho các em những quy tắc sử dụng
chữ viết, giúp các em nắm vững quy tắc đó và hình thành kĩ năng viết (đọc,
hiểu, chữ viết) thông thạo tiếng Việt.
Ở tiểu học hiện nay, chương trình Tiếng Việt nói chung và chương
trình Chính tả nói riêng đã có nhiều đổi mới rõ rệt so với trước. Chương trình
Chính tả đã hướng đến dạy cho học sinh những kiến thức, kĩ năng chính tả,
phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ viết vào hoạt động giao tiếp. Chương
trình Chính tả không chỉ củng cố, hoàn thành tri thức cơ bản về hệ thống chữ
viết và hệ thống ngữ âm tiếng Việt, cung cấp tri thức cơ bản về hệ thống quy
tắc chuẩn thống nhất của chính tả tiếng Việt, trang bị cho học sinh một công
cụ quan trọng để học tập và giao tiếp mà còn phát triển tư duy ngôn ngữ và tư
duy khoa học cho học sinh.
-3-


Vì vậy, trong dạy học chính tả tiếng Việt giáo viên phải đặc biệt chú ý
uốn nắn các em thực hiện các hoạt động một cách chính xác, tránh trường


hợp để tồn tại ở các em lối mòn sau này khó sửa. Kĩ năng viết chính tả của
học sinh được thể hiện nhiều nhất, rõ ràng nhất và cụ thể nhất trong các bài
văn viết của học sinh. Để viết được một bài văn hay bên cạnh việc sử dụng
thành thạo các kĩ năng dùng từ, đặt câu và liên kết câu thì yêu cầu đầu tiên cơ
bản nhất đó là phải nắm vững các quy tắc chính tả. Vì chỉ khi viết đúng chính
tả thì người đọc mới hiểu được nội dung và cái hay cái đẹp của bài văn đó.
Tuy nhiên, trong thực tế khi viết văn học sinh vẫn mắc không ít lỗi chính tả.
Chúng tôi nhận thấy rằng, để những bài Tập làm văn viết của học sinh ít gặp
lỗi chính tả thì việc nghiên cứu lỗi chính tả và những khó khăn mà học sinh
gặp phải khi viết văn là rất cần thiết. Công việc này giúp chúng tôi tìm ra
được những hạn chế về chính tả của học sinh khi viết văn đồng thời có hướng
dạy học hợp lý và có hiệu quả hơn.
Xuất phát từ tình hình đó, chúng tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài Chữa
lỗi chính tả thông qua các bài tập làm văn viết cho học sinh tiểu học với
mong muốn đưa ra một số biện pháp giúp các em viết đúng chính tả và góp
phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt sau này.
2. Lịch sử vấn đề
Chính tả luôn là vấn đề được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đã
đạt được rất nhiều thành quả. Cho đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu
về vấn đề chính tả đã ra đời.
Năm 1976, tác giả Hoàng Phê trong Tạp chí ngôn ngữ số 1 đã bàn về
Một số nguyên tắc giải quyết vấn đề chuẩn hóa chính tả. Trong đó, đã đề
cập đến những quy định về cách viết chính tả, cách viết hoa và cách viết âm,
cách phiên âm tiếng nước ngoài.

-4-


Trong những năm gần đây, vấn đề chính tả được nhiều người quan tâm
hơn. Năm 1997, tác giả Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) trong cuốn giáo trình

Tiếng Việt thực hành A - Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, kế thừa những
thành tựu đi trước tác giả đã nghiên cứu về quy tắc viết hoa và quy tắc phiên
âm tiếng nước ngoài. Phân loại lỗi chính tả và đưa ra biện pháp khắc phục
chung. Tác giả cũng đưa ra những mẹo luật nhằm khắc phục các lỗi đó.
Năm 2003, hai tác giả Hoàng Trung Thông - Đỗ Xuân Thảo trong cuốn
Dạy học Tiếng Việt ở tiểu học - Nhà xuất bản giáo dục đã nghiên cứu một số
vấn đề quan trọng của chính tả đó là mẹo luật chính tả theo quy tắc ngữ nghĩa
và thói quen.
Năm 2006, tác giả Hoàng Anh viết cuốn Sổ tay chính tả - Nhà xuất bản
Đại học Sư phạm. Cuốn sách đã đưa ra những cặp lỗi tiêu biểu và một số mẹo
luật nhằm khắc phục chúng.
Đến năm 2007, tác giả Nguyễn Thị Ly Kha viết cuốn Dùng từ, viết câu
và soạn thảo văn bản - Nhà xuất bản Giáo dục. Trong cuốn sách này, tác giả
đã đề cập đến các quy tắc viết chính tả tiếng Việt, cách chữa lỗi thông thường
về chính tả và cách quy định tạm thời về cách viết hoa tên riêng trong sách
giáo khoa.
Gần đây nhất, năm 2009 nhà nghiên cứu ngôn ngữ tác giả Phan Ngọc
đã viết cuốn Mẹo chữa lỗi chính tả - Nhà xuất bản Khoa học Xã hội và Nhân
văn. Trong cuốn sách này tác giả đã nghiên cứu về nguyên tắc dạy mẹo chính
tả, tìm hiểu về cấu tạo âm tiết tiếng Việt, cách phân biệt từ Hán Việt. Tác giả
cũng cung cấp một số mẹo phân biệt chính tả và các dạng bài tập chính tả.
Tuy nhiên, tất cả các công trình nghiên cứu trên mới chỉ đề cập đến các
biện pháp chữa lỗi chính tả chung cho học sinh mà chưa đi sâu vào tìm hiểu
những lỗi chính tả học sinh thường gặp phải trong các phân môn của Tiếng

-5-


Việt mà cụ thể là trong các bài Tập làm văn viết của học sinh tiểu học và các
biện pháp phù hợp để chữa lỗi đó.

3. Mục đích nghiên cứu
Chữa lỗi chính tả thông qua các bài Tập làm văn viết cho học sinh tiểu học.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong khuôn khổ khóa luận này, chúng tôi chủ yếu nghiên cứu những
lỗi chính tả thường gặp trong các bài Tập làm văn viết của học sinh tiểu học.
Nguyên nhân và biện pháp chữa lỗi đó.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng kĩ năng viết chính
tả trong các bài Tập làm văn viết của học sinh hai trường Tiểu học:
- Trường Tiểu học Đinh Xá - Huyện Bình Lục - Tỉnh Hà Nam đại diện
cho khu vực nông thôn.
- Trường Tiểu học Đống Đa - thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc đại
diện cho khu vực thành thị.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Những vấn đề lý luận về chính tả và lỗi chính tả.
- Thực trạng lỗi chính tả trong các bài Tập làm văn viết của học sinh
tiểu

học.
- Nguyên nhân và biện pháp chữa lỗi chính tả đó.

6. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài này đó là:
- Phương pháp đọc sách và nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp thống kê toán học, phân tích, phân loại, so sánh qua các
bài Tập làm văn viết cho học sinh.

-6-



- Phương pháp quan sát: thông qua dự giờ, trao đổi, phỏng vấn giáo
viên và học sinh tiểu học.
7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Khuyến nghị, Nội dung của
khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Thực trạng lỗi chính tả trong các bài Tập làm văn viết của
học sinh tiểu học
Chương 3: Một số biện pháp chữa lỗi chính tả thông qua các bài tập
làm văn viết cho học sinh tiểu học.

-7-


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Khái niệm về chính tả và một số đặc điểm của chính tả
1.1.1. Khái niệm
Trong cuốn Dạy học chính tả ở Tiểu học (2003) hai tác giả Hoàng
Trung Thông - Đỗ Xuân Thảo đã đưa ra định nghĩa về chính tả trong một số
từ điển "Chính tả là cách viết đúng hợp với chuẩn và những quy tắc về cách
chuyển lời nói sang dạng viết ".[12; 5]
Trong cuốn Hỏi - đáp dạy học Tiếng Việt lớp 2 tác giả Nguyễn Minh
Thuyết đã đưa ra khái niệm về chính tả như sau: " Chính tả là những quy định
về cách viết đúng các từ ngữ, viết đúng tên người, tên địa lý, tên cơ quan, tổ
chức trong và ngoài nước, các từ phiên âm nước ngoài và dấu câu".[13; 5]
Tuy nhiên, tác giả Phan Thiều trong cuốn Rèn luyện ngôn ngữ (1998)
đã đưa ra định nghĩa về chính tả một cách khái quát, đầy đủ, sâu sắc và toàn

diện. " Chính tả là những quy định mang tính xã hội cao, được mọi người
trong cộng đồng xã hội chấp nhận, mọi người tuân thủ " [11; 54]. Trong đề
tài này chúng tôi sử dụng khái niệm chính tả của Giáo sư Phan Thiều trong
cuốn Rèn luyện ngôn ngữ - Nhà xuất bản Giáo dục, năm 1998 để tiến hành
nghiên cứu.
1.1.2. Đặc điểm của chính tả
Trong cuốn - Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt , Nhà xuất bản Giáo
dục, năm 1997 của nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu và Hoàng
Trọng Phiến chính tả tiếng Việt có ba đặc điểm cơ bản sau:
- Tính chất bắt buộc: Đặc điểm này yêu cầu người viết bao giờ cũng
phải viết đúng chính tả. Chữ viết có thể chưa hợp lý nhưng đã được thừa nhận

-8-


là chính tả thì người cầm bút tuyệt đối không được phép tự ý viết khác đi,
trong chính tả không có sự phân biệt hợp lý - không hợp lý, hay - dở mà chỉ
có sự đúng - sai, có lỗi - không có lỗi.
Trong chính tả yêu cầu cao nhất là cách viết thống nhất trong văn bản,
mọi người và mọi địa phương.
- Chuẩn chính tả có tính chất cố hữu: Đó là sự tồn tại lâu đời mà không
có sự thay đổi. Sự tồn tại hàng thế kỉ tạo cho nó sự " bất di, bất dịch " một tâm
lý bảo thủ. Mặt khác, do đặc tính trường tồn này mà chính tả thường lạc hậu
hơn so với ngữ âm. Sự mâu thuẫn giữa sự phát triển của ngữ âm "hiện đại" và
chính tả "cố hữu" là nguyên nhân làm cho chính tả khó thay đổi hơn.
- Ngôn ngữ phát triển chính tả không thể giữ được tính chất "cố định".
Điều này có nghĩa là: bên cạnh cái được coi là chuẩn mực thì lại có cách viết
tồn tại song song với nó được gọi là hiện tượng "song tồn" chính tả.
1.2. Căn cứ để viết đúng chính tả
1.2.1. Căn cứ ngữ âm học

Chính tả tiếng Việt là chính tả ngữ âm, đảm bảo tương đối đầy đủ quan
hệ 1:1 giữa âm và chữ: tức là cách viết của từ phải thể hiện đúng âm hưởng
của từ, phát âm như thế nào thì viết như thế, đọc và viết thống nhất với nhau.
Tuy nhiên, quan hệ âm - chữ có lúc không rõ ràng. Điều đó xảy ra ở
những trường hợp đồng âm khác chữ tức là nói (đọc) như nhau nhưng viết
khác nhau. Trong tiếng Việt có ba kiểu đồng âm khác chữ:
- Kiểu do sự bất hợp lý của chữ viết tạo nên
Ví dụ: /k/ có ba con chữ thể hiện là c, k, q
- Kiểu do biến đổi lịch sử trong hệ thống ngữ âm chuẩn
Ví dụ: /z/ có hai con chữ thể hiện là d, gi

-9-


- Kiểu do khác biệt giữa cách phát âm phương ngữ, đọc không phân
biệt tạo nên hiện tượng đồng âm với cách phát âm chuẩn, đọc có phân biệt,
dẫn đến cách viết chữ khác nhau.
Ví dụ: tiếng miền Bắc không phân biệt ch/tr như ngôn ngữ chuẩn, ứng
với quy định của chính tả.
Như vậy, lúc này ta cần phải dựa vào nghĩa hoặc các quy tắc chính tả
để xác định cách viết đúng.
1.2.2. Căn cứ ngữ nghĩa
Chính tả tiếng Việt là chính tả ngữ âm học nhưng trong thực tế muốn
viết đúng chính tả thì điều quan trọng là cần phải hiểu nghĩa của từ. Đây là
một trong những cơ sở giúp người học viết đúng chính tả.
Ví dụ: trường hợp da và gia. Với nghĩa là "lớp bì bọc ngoài cơ thể động
vật" (nghĩa 1) hoặc "mặt ngoài của một số vật như quả, cây" (nghĩa 2) thì viết
là da. Ví dụ: da thịt, da trời, màu da, da cam, ... Còn viết là gia với những
nghĩa như sau:
- "Thêm vào" (gia tăng, gia vị, gia hạn, ...) (nghĩa 3)

- "Nhà" (gia đình, gia tài, gia pháp...) (nghĩa 4)
Vì thế có thể kết luận rằng chính tả Tiếng Việt là chính tả ngữ nghĩa.
1.2.3. Căn cứ quy tắc (truyền thống)
Để viết đúng chính tả chúng ta cần vận dụng có ý thức những quy tắc
làm căn cứ để có thể viết đúng tất cả các từ (các chữ) nằm trong phạm vi quy
tắc không cần nhớ từng chữ một mà vẫn có thể viết đúng. Những quy tắc này
được sử dụng thường xuyên trở thành thói quen.
Ví dụ:
+ Khi viết trước các phiên âm: e, ê, i ...
Âm "cờ" viết là k
Âm "gờ" viết là gh
- 10 -


Âm "ngờ" viết là ngh
+ Khi viết trước các âm : a, ă, â, o, ô, ơ, u ...
Âm "cờ" viết là c
Âm "gờ" viết là g
Âm "ngờ" viết là ng
+ Khi đứng trước một âm đệm (âm đệm viết là "u") thì âm "cờ" viết là q
1.3. Những quy định về viết chính tả
Tiếng Việt là ngôn ngữ thống nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Vì vậy,
chính tả tiếng Việt cũng cần được chuẩn hóa và thống nhất. Vì những nguyên
nhân lịch sử, văn hóa, xã hội ngôn ngữ khác nhau, những người tạo ra chữ
Quốc ngữ đã không tuân thủ một cách nghiêm ngặt những nguyên tắc âm vị
học chữ viết, để lại trong cơ cấu chữ Quốc ngữ nhiều hiện tượng chính tả trái
nguyên tắc âm vị và chữ viết.
Vấn đề chuẩn hóa là một quá trình lâu dài và phức tạp vì những nhận
thức không thống nhất. Tuy nhiên, điều căn bản là phải nắm vững những đặc
điểm ngôn ngữ và chữ viết tiếng Việt. Trên cơ sở đó cùng những nguyên tắc

và xử lý mềm dẻo ta mới tiến hành chuẩn hóa tiếng Việt.
Những quy định về chính tả do Bộ Giáo dục ban hành như sau:
+ Một số quy định chính tả trong sách giáo khoa cải cách giáo dục Việt
Nam nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo (Thứ trưởng Vũ Thuần Nho ký) ban hành
ngày 30 tháng 4 năm 1980.
+ Quyết định số 240/QĐ - Quy định về chính tả và thuật ngữ Tiếng
Việt của Bộ Giáo dục (do Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình ký) ban hành ngày 5
tháng 3 năm 2004.
+ Quy định tạm thời về viết hoa, tên riêng, trong sách giáo khoa - ban
hành theo quyết định số 07/2003 QĐ - BGD và ĐT ban hành ngày 13/3/2007

- 11 -


(do Thứ trưởng Đặng Huỳnh Mai ký). Đây là bản quy định đầy đủ nhất và
mới nhất theo:
Nghị định số 86/2002 NQ - CP - 05/11/2002 của Chính phủ về chức
năng và quyền hạn, cơ cấu, tổ chức của các cơ quan ngang Bộ.
Theo đề nghị của Vụ trưởng vụ Tiểu học và Giám đốc Nhà xuất bản
Giáo dục.
Trong khuôn khổ đề tài này chúng tôi chọn và trích dẫn theo quy định
tạm thời về cách viết trong sách giáo khoa (ban hành theo quy định số
07/2003/QĐ - BGD và ĐT).
1.3.1. Quy định về viết tên hoa riêng
1.3.1.1. Quy định về viết tên hoa riêng Việt Nam
1) Tên người: Viết hoa chữ cái đầu các âm tiết: Võ Nguyên Giáp, Kim Đồng,
Lê Văn Tám, ...
* Chú ý: Tên danh nhân và nhân vật lịch sử cấu tạo bằng cách tập hợp bộ
phận tên cụ thể cũng được gọi là tên riêng và viết hoa theo quy tắc tên người:
Bà Trưng, Bà Triệu, Ông Gióng...

2) Tên địa lý: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết: Hải Dương, Hà Nội,
Nha Trang...
* Chú ý: Tên địa lý được cấu tạo bởi danh từ chỉ hướng hoặc bằng cách kết
hợp bộ phận vốn là danh từ chung, danh từ chỉ hướng với bộ phận tên cụ thể
cũng được coi là danh từ tên địa lý và viết hoa theo quy tắc địa lý: Tây Bắc,
Đông Nam, Trường Sơn Tây, ...
3) Tên dân tộc: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết: Kinh, Tày, Sán
Dìu, Vân Kiều, ...
4) Tên người, tên địa lý, tên dân tộc Việt Nam thuộc các dân tộc anh em: có
cấu tạo các âm tiết (các âm tiết đọc liền nhau).

- 12 -


Đối với bộ phận tạo thành tên riêng, viết hoa chữ cái đầu và có gạch nối
giữa các âm tiết : Ba - na, Ê - đê, Ea - súp, Krông - a na, ...
5) Tên các cơ quan tổ chức, đoàn thể: Viết hoa chữ cái của âm tiết đầu tiên và
các âm tiết của các bộ phận cấu thành tên riêng.
Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Ủy viên ban thường vụ Quốc hội
Trường Tiểu học Đống Đa
6) Các cụm từ chỉ sự vật, con vật dùng làm tên riêng của nhân vật: Viết hoa
chữ cái của âm tiết tạo thành tên riêng: (chú) Chuột, (cô) Chào Mào, (bác)
Nồi Đồng, (mụ) Gà, (ông) Mặt Trời,...
1.3.1.2. Cách viết hoa tên của người nước ngoài
1) Tên người, tên địa lý
- Trường hợp phiên âm qua âm Hán - Việt: Viết hoa theo quy tắc tên
người, tên địa lý Việt Nam: Võ Tắc Thiên, Mao Trạch Đông, Nhật Bản,...
- Trường hợp không phiên âm qua âm Hán - Việt (phiên âm trực tiếp
theo cách dọc)

Đối với mỗi bộ phận tạo thành tên riêng : viết hoa chữ cái đầu, có gạch
nối giữa các âm tiết: Phơ- đi- rơ Ăng- ghen, Vơ- la đi- mia I- rích Lê nin, ...
2) Tên các cơ quan, tổ chức nước ngoài
- Theo trường hợp dịch nghĩa: Viết theo quy tắc các cơ quan, tổ chức
Việt Nam: Viện khoa học giáo dục Bắc Kinh, Trường Đại học Tổng hợp
Quốc gia Mát - xcơ - va, ...
- Trường hợp viết tắt: Viết nguyên dạng viết tắt, tùy theo từng trường
hợp có thể ghi tên dịch nghĩa hay ghi tên nguyên dạng không viết tắt: WB
(Ngân hàng Thế giới) hay WB (Wold Bank), ...

- 13 -


1.3.1.3. Những quy tắc khác
1) Chức danh, chức vụ, danh hiệu, giải thưởng
- Những từ biểu thị chức danh, chức vụ thông thường được viết hoa
chữ cái đầu tiên khi từ ngữ chỉ chức danh, chức vụ để tỏ lòng kính trọng: Thủ
trưởng, Giáo sư, Chủ tịch, Hiệu trưởng, ...
- Những từ biểu thị cho tên danh hiệu, giải thưởng dể viết hoa chữ cái
đầu tiên biểu thị cho tính chất riêng biệt của tên: Huân chương Chiến sĩ vẻ
vang, Nhà giáo Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú, ...
- Ngoài ra, để biểu thị sự kính trọng, có thể viết hoa những từ ngữ chỉ
người hoặc đối tượng được tôn kính đặc biệt:
Mình về với Bác đường xuôi,
Thưa giùm Việt Bắc khôn nguôi nhớ Người
Nhớ Ông cụ mắt sáng ngời,
Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường.
2) Về tên các tác phẩm, sách báo, tuyên truyền, bài thơ, bức tranh, bản nhạc,
hay bài hát: Khi viết tên các tác phẩm hay trích dẫn các câu viết thì viết hoa
chữ cái đầu: Cuốn theo chiều gió, Tiến quân ca, Truyện Kiều, ...

3) Tên các ngày lễ, các phong trào, các ngày lễ kỉ nệm: Viết hoa tất cả các
chữ cái đầu biểu thị cho tính chất riêng biệt của ngày lễ: Ngày Quốc Khánh,
Ngày Thương binh Liệt sĩ, Cách mạng tháng Mười, Xô viết Nghệ Tĩnh, ...
4) Viết về ngày, tháng, năm trong các văn bản hành chính: Viết đầy đủ ngày
1 đến 9 và tháng 1, tháng 2 thì phải viết thêm số "0" vào trước. Các văn bản
hành chính ghi ngày, tháng, năm không được viết tắt bằng dấu gạch nối hay
dấu gạch xiên. Chẳng hạn: Thanh Hóa, ngày 26 tháng 01 năm 2012.
Những trường hợp còn lại có thể viết tắt các chữ ngày, tháng, năm bằng
dấu gạch nối hay gạch xiên: ngày 16/3/1990 hay 10/04/2012.

- 14 -


5) Các chữ đầu câu, đầu dòng thơ và mở đầu các dòng một phép liệt kê phải
viết hoa.
Ví dụ:
1) Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
...
2) Chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu
lướt nhẹ trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng ...
6) Quy tắc viết tắt: Chữ viết tắt thay thế cho từ ngữ gốc tất cả các chữ cái đầu
của chữ cái gốc, được viết in hoa và viết thành một khối: Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2 viết thành ĐHSPHN2, Bộ Giáo dục và Đào tạo viết thành GD
& ĐT, ....
1.3.2. Quy định viết các âm
Các chữ biểu thị các phần của âm tiết (gồm có: âm đầu, âm đệm, âm
chính, âm cuối) và được sắp xếp theo mô hình sau:

Mô hình cấu trúc âm tiết tiếng Việt
Thanh điệu
(5)
Vần

Âm đầu
(1)

Âm đệm

Âm chính

Âm cuối

(2)

(3)

(4)

Chữ viết tiếng Việt có sự tương ứng một đối một giữa âm và kí hiệu
biểu thị, những trường hợp không có sự tương ứng giữa âm và kí hiệu có
nhiều nguyên nhân trong đó có cả nguyên nhân về lịch sử hình thành chữ viết.
- 15 -


Trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi chỉ dừng lại ở phạm vi nêu các âm và
các kí hiệu tương ứng cho từng trường hợp.
1.3.2.1. Quy định về âm đầu
Sự thể hiện trên chữ viết: Nói chung, mỗi âm vị là âm đầu thì thể hiện

bằng một con chữ nhưng cũng có một âm được thể hiện bằng hai, ba con chữ.
Bảng âm và chữ cái ghi âm đầu
Âm

Chữ

Ví dụ

Âm

Chữ

Ví dụ

/b/

b

bà, ba, bình

/f/

ph

phượng, phong

/t/

t


tay, tai, tướng

/v/

v

viết, vẽ

/ t' /

th

thầy, thơ, thi

/s/

x

xa, xã

/d/

đ

đầu, đường, đứng

d

da


/ tr /

tr

trứng, trong

gi

già

/c/

ch

chú, chim

/ /

s

sương, sống

k

kể, ký

/z /

r


ruộng, rừng

c

cuốc, cày

/χ/

kh

khó, khổ

q

quả, quýt

gh

ghi, ghế

/m/

m

mơ, mong

g

gà, gốm, gầy


/n/

n

nung, nấu, nướng

/h/

h

hương, hạnh

/ /

nh

nhảy, nhún

/l/

l

lo, linh, lang

ngh

nghề, nghỉ

ng


ngành, ngủ

/k/

/ /

/z/

/ /

Tiếng Việt có 21 phụ âm đầu, trong đó có những âm có hai hoặc ba sự
thể hiện trên chữ viết như:
- Âm / k / ghi bằng ba chữ cái:
+ Ghi là k khi nó đứng trước nguyên âm hàng trước như: i, e, ê hay
nguyên âm đôi iê.
+ Ghi là q khi nó đứng trước nguyên âm đệm u.
- 16 -


+ Ghi là c khi nó đứng trước các âm còn lại như: a, o, u, ơ, ...
- Âm / / được ghi bằng hai chữ cái:
+ Ghi là ngh sau khi nó là các nguyên âm: e, ê, i nguyên âm đôi iê
+ Ghi là ng khi sau nó là các nguyên âm còn lại
- Âm / / có được ghi bằng hai chữ cái:
+ Ghi là gh khi sau nó là các nguyên âm : e, ê, i và nguyên âm đôi iê
+ Ghi là g khi sau nó là các nguyên âm còn lại.
- Âm / Z / được ghi bằng hai chữ cái nhưng lại được áp dụng trên nguyên tắc
ngữ nghĩa, tức là để viết được đúng thì người viết cần nhớ nghĩa và cách
tương ứng.
Ví dụ: Có ý kiến cho rằng để phân biệt d và gi về mặt kết hợp trong nội

bộ chữ Việt thì gi không đứng trước các vần bắt đầu bằng oa, oă, uâ, oe, uê,
uy và ngược lại d thì có thể kết hợp với các vần ấy.
Hay căn cứ vào âm và nghĩa Hán - Việt thì: viết là d : nói về phần bọc
ngoài của cơ thể như: da dẻ, da thịt,... còn gi là nói đến nhà ( gia đình, gia
tộc,... hay gia tăng, gia hạn, gia vị,...)
1.3.2.2. Quy định về âm đệm
Âm đệm Tiếng Việt ký hiệu /-u-/ được ghi bằng hai chữ cái.
- Ghi là u khi nó đứng trước các nguyên âm : e, ê, i và nguyên âm đôi
iê.
Ví dụ: tuy, quờ, huyện, huân, huy... và khi xuất hiện sau con chữ q:
quán, quẻ, quân,...
- Ghi là o khi xuất hiện trước ba nguyên âm : a, ă, e.
1.3.2.3. Quy định về âm chính
Trong cấu trúc âm tiết tiếng Việt, đơn vị đảm nhận yếu tố âm chính bao
giờ cũng là nguyên âm. Tiếng Việt có cả nguyên âm đơn và nguyên âm đôi.

- 17 -


Bảng âm và chữ cái ghi âm chính:
Âm

Chữ

Ví dụ

y

yêu quý, suy luận


i

im lặng, khỉ

ê

lê, về

e

kẻ, sẻ, quẻ

a

khách, sạch, sạn

/w/

ư

sư, chữ

/ /

ơ

mơ, tơ

/ /


â

chân, thân

/a/

a

cà, nhà

/ă/

ă

cắn, sắn

/u/

u

tù, nhủ

/o/

ô

khổ, đổ

/i/
/e/

/ /

Âm

/ iê /

/w /

/ uo /

/ /

Chữ

Ví dụ

ia

mía, chia, kia

ya

khuya, tuya



kiểu, chiều




Thuyết, huyết

ưa

xưa, lừa

ươ

chương, sương

ua

lúa, múa, chua



buồn, chuồn

o

lo, cỏ, cò

oo

xoong, hoóc

Tiếng Việt có 14 nguyên âm và tổ hợp nguyên âm là âm chính trong đó
có âm được ghi bằng một con chữ nhưng cũng có âm được ghi bằng hai hay
bốn con chữ.
1) Âm / i / được ghi bằng hai con chữ:

+ Ghi là y khi nó đứng sau âm đệm (huy, tủy, thủy, ...) hay khi nó đứng
sau một mình là tiếng Hán - Việt (y học, y khoa, quân y, ý kiến, ...).
+ Ghi là i khi nó đứng giữa tiếng và không có âm đệm ( lim dim, bìm
bịp, kim kim,...), khi nó đứng cuối tiếng (trừ: uy, ay, ây ) như : li kì, chí khí,
tươi cười,... khi nó đứng một mình và tiếng thuần Việt: ì ạch, í ới, ...
+ Nếu không có sự thay đổi về âm và nghĩa (trừ trường hợp y đi sau âm
đệm), thì thay y bằng i. Ví dụ: hi sinh, kỉ niệm, lí luận, thẩm mĩ, kĩ thuật, ...
(huy chương, sơn thủy, quý báu, ...). Nếu âm đứng một mình hay ở đâu từ thì
viết bằng y, trừ vài trường hợp đã theo thói quen
- 18 -


2) Âm /iê/ có bốn hình thức thể hiện chữ viết:
+ Viết là iê khi âm tiết không có âm đệm và có âm cuối: tiên tiến, nhiệt
liệt, ...
+ Viết là yê khi âm tiết có âm đệm và có âm cuối: yên, yến, truyền thuyết, ...
+ Viết là ia khi nó đứng một mình và khi âm tiết không có âm đệm: kia
kìa, tia chớp, vỉa hè, ...
+ Viết là ya khi âm tiết có âm đệm và không có âm cuối: khuya, phơ tuya, ...
3) Âm / ă / có hai hình thức chữ viết:
+ Viết là a trong các âm tiết có vần au hay ay : tay, tàu bay, đằng sau,...
+ Viết là ă trong các trường hợp còn lại: săn, bắt, ngắn, ...
4) Âm / / có hai hình thức thể hiện chữ viết :
+ Viết a trong những vần anh, ách, oanh, oách như : tranh giành, hoành
tráng, chim khách,....
+ Viết e trong các trường hợp còn lại như: mẹ, bé, ...
5) Âm / w / có hai hình thức thể hiện chữ viết:
+ Viết là ưa trong âm tiết không có âm cuối như: cưa, bừa, thưa, xưa,
mưa,...
+ Viết là ươ trong âm tiết có âm cuối như: khướu, nước, lương,...

6) Âm / uo / có hai hình thức thể hiện chữ viết:
+ Viết là ua khi âm tiết không có âm cuối như: cua, búa, lúa,...
+ Viết là uô khi âm tiết có âm cuối như: muối, thuốc, ruốc,...
7) Âm / / có hai hình thức thể hiện chữ viết:
+ Viết là oo khi có sự đối lập ngắn về phát âm: xoong, toong, boong, ...
+ Viết là o trong các trường hợp còn lại: mòn, bóng,...

- 19 -


1.3.2.4. Quy định về âm cuối
Bảng âm và chữ âm cuối vần
Âm
/i/

/ -u- /

/ - k- /

/- -/

Chữ

Ví dụ

Âm

Chữ

Ví dụ


y

tay

/-m/

m

kìm,chim

i

tai

/ -n /

n

chân, thân

o

chào

/ -p /

p

thấp khớp


u

cháu

/ -t /

t

chật vật

ch

khách

c

các

nh

lạnh

ng

Làng

Có tất cả 8 âm cuối trong đó có 4 trường hợp thể hiện bằng hai hình
thức chữ viết.
1) Âm /i/ có hai hình thức thể hiện chữ viết:

+ Viết là y khi xuất hiện sau các vần ay, ây: cây, chạy, cày, ...
+ Viết là i trong các trường hợp còn lại: ai, mời, tôi,...
2) Âm /u/:
+ Viết là o khi xuất hiện sau các vần ao, eo: khéo léo, lao xao, ...
+ Viết là u trong những trường hợp còn lại: cừu, sếu, lựu, ...
3) Âm / k / có hai hình thức thể hiện:
+ Viết là ch khi xuất hiện sau các nguyên âm e, i, ê, a: lịch kịch, dịch
hạch,...
+ Viết là c trong các trường hợp còn lại: bước, tước, cúc,...
4) Âm / / có hai hình thức thể hiện:
+ Viết là nh sau các nguyên âm hàng trước như: linh tinh, thênh thang,
...

- 20 -


+ Viết là ng trong các trường hợp còn lại: mang, hàng, hồng,...
1.3.3. Quy định về thanh điệu
Tiếng Việt là một ngôn ngữ giàu thanh điệu. Âm tiết nào của tiếng Việt
cũng mang thanh điệu. Tiếng Việt gồm có sáu thanh: ngang (thanh không),
huyền ( ), ngã (~), sắc ( ), nặng (.), hỏi (?).
Trong tiếng Việt các dấu ghi thanh luôn gắn với âm chính.
1) Với các âm tiết có các âm chính là các nguyên âm đơn thì đặt dấu thanh
vào vị trí chữ cái biểu diễn cho âm chính: tá, tà, nhà,...
2) Với các âm tiết có âm đệm và có âm chính là nguyên âm đơn thì đặt dấu
thanh vào vị trí chữ cái biểu diễn cho âm chính: hoè, quỳ, hoà, hoàn,...
3) Với âm tiết có âm chính là nguyên âm đôi
+ Nếu âm tiết có âm cuối vần thì đặt dấu thanh vào vị trí của chữ cái
thứ hai trong tổ hợp chữ cái biểu diễn cho âm chính: yến, uốn, tiến, chuyển,
muộn, thiện,...

+ Nếu âm tiết vắng âm cuối vần thì dấu thanh đặt vào vị trí chữ cái thứ
nhất trong tổ hợp chữ cái biểu diễn cho âm chính: tỉa, tủa, khứa,...
1.4. Khái niệm về lỗi chính tả
Lỗi chính tả là những cách viết các từ không đúng với những quy định
mang tính chất xã hội cao, được mọi người trong cộng đồng xã hội chấp nhận
và tuân thủ.
1.5. Những loại lỗi chính tả thường gặp
1.5.1. Lỗi về âm
1.5.1.1. Lỗi về âm đầu
- Lỗi lẫn lộn l và n
Đây là lỗi lẫn lộn ở vùng ngoại thành Hà Nội nói riêng và vùng đồng
bằng Bắc Bộ nói chung. Sự lẫn lộn về mặt từ vựng đã khiến nhiều trường
- 21 -


hợp đáng lẽ đã đọc là l thì đọc là n và ngược lại. Đó là nguyên nhân làm việc
thể hiện bằng chữ viết cũng sai.
Ví dụ:

- lên xe - nên xe
- nói năng - lói lăng
- Hà Nội - Hà Lội.

- Lỗi lẫn lộn ch và tr
Trong phát âm người Bắc Bộ coi tr " chờ trê" ( cá trê) và ch là "chờ
chó" (con chó)
Ví dụ: - trung thành - chung thành
- chòng chành - tròng trành
- chói chang - chói trang
- Lỗi lẫn lộn s và x

Người Bắc Bộ nói chung không phân biệt s và x trong phát âm, học
sinh cấp 1 ở Hà Nội gọi s là "xờ nặng" còn gọi x là "xờ nhẹ".
Ví dụ:

- xoay xở - soay sở

- săm lốp - xăm lốp

- sương - xương
- Lỗi lẫn lộn r với d và gi
Người Bắc Bộ nói chung không phân biệt r với d và gi trong phát âm
nên thường lẫn lộn khi viết chúng.
Ví dụ:

- giòng - dòng
- hát giặm - hát dặm
- râm bụt - giâm bụt

- Ngoài ra con một số trường hợp khác
th/s: thẫm/sẫm
ch/t: chưng hửng/ trưng hửng
x/ch: xung quanh/ chung quanh
g/c: gài/ cài
- 22 -


1.5.1.2. Lỗi lẫn lộn âm đệm
Lỗi lẫn lộn âm đệm là lỗi phổ biến trên ba miền đất nước. Đây là lỗi
phát âm do không phân biệt rõ ràng, đó cũng là nguyên nhân làm cho việc thể
hiện trên chữ viết cũng không chính xác.

Ví dụ:

- quán - quoán - quán
- quỳnh - quuỳnh

1.5.1.3. Lỗi lẫn lộn âm chính
Đây cũng chính là lỗi phổ thông phổ biến, nó chỉ xảy ra ở một số địa
phương ở đồng bằng Bắc Bộ như: Hà Tây, Hải Dương, Vĩnh Phúc, ...tiêu biểu
là các lỗi về một số âm như:
- a/â: làu bàu/ lầu bầu, tàu/ tầu, cày/ cầy,...
- i/ê: chình ình/ chềnh ềnh,...
- u/o: lụm cụm/ lọm cọm, ...
1.5.1.4. Lỗi lẫn lộn về âm cuối
Sự sai lệch về mặt chính tả thì phát âm là nguyên nhân gây nên sự sai
lệch trong chữ viết.
Ví dụ:

- ut/uc: chút/chúc, ...
- nh/n : xanh/xăn,...
- ng/n : lang thang/ lan than,...

1.5.2. Lỗi về vần
Lỗi về vần thường thấy ở cả ba miền đất nước nhưng ở mỗi miền lại có
phần khác nhau. Chẳng hạn: Người Bắc Bộ lẫn lộn iu với ưu, iêu với ươu,
người Nam Bộ thì lẫn lộn iu với iêu, ươu với ưu, ang với an, iết với iếc,...
Ví dụ:

ưu với iu : lưu lạc - liu lạc, trừu tượng - trìu tượng, ...
iêu với ươu : riệu - rượu, con hiêu - con hươu, ...


- 23 -


1.5.3. Lỗi về thanh điệu
Đây chủ yếu là lỗi lẫn lộn thanh hỏi và thanh ngã một lỗi rất phổ biến ở
Trung Bộ và Nam Bộ mà cách phát âm không có sự phân biệt hai thanh này
với nhau. Chỉ ở đồng bằng Bắc Bộ mới có sự phân biệt rõ hai thanh này trong
phát âm. Và do đó, trong chữ viết thì người Bắc Bộ ít sai chính tả hơn về
thanh điệu so với người Trung và Nam Bộ. Tuy nhiên, đối với một số từ Hán
- Việt thì người miền Bắc cũng có thể lẫn lộn hỏi, ngã. Vùng Nghệ An, Hà
Tĩnh, Quảng Bình thường không phân biệt các thanh ngã, nặng, sắc khi viết
chính tả cũng thường mắc lỗi các thanh này.
Cụ thể về lẫn lộn thanh điệu:
+ Hỏi - ngã : gấp rưỡi - gấp rưởi, ...
+ Ngã - sắc : ngã - ngá, bão - báo, ...
+ Hỏi - nặng : hỏi - họi, bảo - bạo, ...
1.6. Khái niệm Tập làm văn và các kiểu bài Tập làm văn viết ở tiểu học
1.6.1. Khái niệm Tập làm văn
Văn có thể hiểu là những lời nói khi giao tiếp và có thể nói : lời văn ở
đây chính là ngôn bản. Tập làm văn là tập sản sinh, tạo lập văn bản.
1.6.2. Các kiểu bài Tập làm văn viết ở tiểu học
Các bài Tập làm văn viết được chia thành các dạng bài viết lời hội thoại
và viết thành đoạn bài. Viết lời hội thoại được chia thành hai dạng: điền lời
chọn cho phù hợp vào chỗ trống (chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, chúc mừng, yêu
cầu) và viết câu trả lời câu hỏi.
Bài tập viết thành đoạn bài gồm các bài tập viết văn bản nhật dụng và
viết các văn bản nghệ thuật.
1.6.2.1. Văn bản nhật dụng
Văn bản nhật dụng được dạy viết ở tiểu học bao gồm văn bản tự thuật,
danh sách học sinh, mục lục sách, đơn, nhắn tin, thông báo, điện báo, thời

khóa biểu, biển báo, báo cáo.

- 24 -


Để điền viết những văn bản thông thường như đơn, điện báo học sinh
phải nắm chắc các mẫu và các thông tin cần điền vào các chỗ trống. Trong
đơn có những mục học sinh chỉ cần có thông tin (ví dụ như họ tên, ngày thang
năm sinh, địa chỉ của mình,...) rồi điền hoàn toàn như mẫu, ví dụ phần lí do
viết đơn, bày tỏ nguyện vọng, lời hứa riêng. Trong điện báo, họ tên, địa chỉ
người nhận, người gửi (người gửi có thể không ghi) phải điền đúng, chính
xác, cụ thể. Còn nội dung điện cần ghi tóm tắt nhưng phải đủ ý cho người
nhận điện hiểu được.
Thư cũng được xem như là một văn bản thông thường nhưng những nội
dung trong thư phong phú hơn. Đó có thể là thư làm quen, thư hỏi thăm, thư
kể việc. Cho nên trong các văn bản thông thường, thư tạo điều kiện cho học
sinh sáng tạo, viết nhiều ý riêng của mình. Để viết được bức thư hay, học sinh
cần thể hiện sự quan tâm, tình cảm tha thiết đối với người nhận thư. Lời lẽ
trong thư phải phù hợp với "vai" của người viết.
1.6.2.2. Văn bản nghệ thuật
Trong chương trình tiểu học có hai dạng văn bản nghệ thuật được dạy
đó là kể chuyện và miêu tả.
- Kể chuyện: là lời nói có đầu có cuối về một người, một việc nào đó
nhằm nêu lên một điều gì đó có ý nghĩa. Để viết bài văn kể chuyện, học sinh
phải xác định được cốt truyện bao gồm những sự việc gì, diễn biến và kết
thúc ra sao. Các nhân vật trong truyện có hành động, lời nói, ý nghĩ như thế
nào. Một bài văn kể chuyện hay phải bộc lộ được một cách tường minh chủ ý
của người kể, có cốt truyện rõ ràng, có nhân vật xác định với những đặc điểm,
tính cách rõ nét, lời kể hấp dẫn.
- Miêu tả: là thể loại văn dùng lời nói có hình ảnh và có cảm xúc làm

cho người nghe, người đọc hình dung một cách cụ thể, rõ nét về người, vật,
cảnh vật, sự việc như nó vốn có trong đời sống. Một bài văn miêu tả hay
- 25 -


không những phải thể hiện rõ nét, chính xác, sinh động đối tượng miêu tả mà
còn thể hiện được trí tưởng tượng, cảm xúc và đánh giá của người viết với đối
tượng được miêu tả. Bởi vì trong thực tế, không ai tả để mà tả, mà tả thường
để gửi gắm những suy nghĩ, cảm xúc, sự đánh giá, những tình cảm yêu ghét
cụ thể của mình. Các bài văn miêu tả ở tiểu học chỉ yêu cầu tả những đối
tượng mà em yêu mến, thích thú. Vì vậy, qua bài làm của mình, học sinh phải
gửi gắm tình yêu thương của mình với những gì mình miêu tả.
Miêu tả trong chương trình tiểu học gồm miêu tả đồ vật, cây cối, con
vật, tả cảnh, tả người.
1.7. Phân môn chính tả ở tiểu học
1.7.1. Mục tiêu của phân môn Chính tả
Mục tiêu của phân môn Chính tả chính là sự cụ thể hóa mục tiêu của
môn tiếng Việt. Phân môn Chính tả nhằm hình thành ở học sinh kĩ năng sử
dụng tiếng Việt, trong đó đặc biệt chú ý kĩ năng viết chính tả, cung cấp cho
học sinh những kiến thức chữ viết như: cấu tạo chữ, vị trí dấu thanh, quy tắc
chính tả. Phân môn chính tả góp phần rèn luyện các thao tác tư duy như: phân
tích, tổng hợp, thay thế, bổ sung, so sánh, khái quát hóa,... Cung cấp những
hiểu biết sơ giản về tự nhiên và xã hội, về con người, về văn hóa, văn học
Việt Nam và nước ngoài để từ đó bồi dưỡng lòng yêu cái đẹp, cái thiện, lòng
trung thực, lòng tốt, lẽ phải, góp phần hình thành lòng yêu mến.
1.7.2. Nhiệm vụ của phân môn Chính tả
Nhiệm vụ chủ yếu của phân môn Chính tả là:
- Giúp học sinh nắm vững quy tắc hình thành chính tả và hình thành kĩ
năng chính tả. Nói cách khác, phân môn Chính tả có nhiệm vụ giúp các em
hình thành năng lực về thói quen viết chính tả: viết đúng chữ ghi âm đầu, âm

chính, âm cuối, viết dấu thanh đúng vị trí, tiến tới viết đẹp, viết nhanh.
- 26 -


- Rèn luyện một số phẩm chất như: tính cẩn thận, tinh thần trách nhiệm
với công việc, óc thầm mĩ, ... bồi dưỡng cho các em lòng quý trọng, yêu quý
tiếng Việt và chữ viết tiếng Việt.
1.7.3. Nội dung phân môn Chính tả ở tiểu học
1.7.3.1. Chương trình Chính tả ở tiểu học
- Lớp 1: Phần Học vần không có bài chính tả, Ở phần luyện tập tổng
hợp, mỗi tuần có một tiết Chính tả.
+ Hình thức học chính tả: Tập chép, bước đầu tập đọc để viết chính tả
(tiếng Việt).
+ Kĩ năng cần rèn luyện: Luyện các chữ ghi âm, vần khó: g, gh, ng,
ngh, c, k, q, ... tập viết dấu câu (dấu chấm, dấu hỏi, ...) tập trình bày một bài
chính tả ngắn.
- Lớp 2: Mỗi tuần có hai tiết chính tả
+ Hình thức học chính tả: Tập chép, tập viết.
+ Kĩ năng chính tả cần luyện: tập viết hoa tên người, địa danh Việt
Nam, tập viết một số tiếng vần khó, rèn luyện thói quen sửa lỗi chính tả và
trình bày bài chính tả đúng quy định, chính tả phương ngữ.
- Lớp 3: Mỗi tuần có hai tiết chính tả
+ Hình thức học chính tả: nghe - viết, nhớ lại bài chính tả đã thuộc để
viết chính tả (nhớ - viết).
+ Kĩ năng chính tả cần luyện: cần rèn luyện tập viết hoa tên địa lý,
nước ngoài, tập phát hiện, sửa lỗi chính tả phương ngữ.
- lớp 4: Mỗi tuần có một tiết chính tả
+ Hình thức học chính tả: nghe - viết, nhớ - viết.
+ Kiến thức và kĩ năng chính tả cần luyện: viết chính tả tốc độ nhanh,
chữ viết rõ ràng, trình bày đúng quy định, lập sổ tay chính tả, ôn tập các quy

tắc chính tả đã học, tập sửa lỗi chính tả.
- 27 -


×