Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Dạy học từ hán việt trong phân môn tập đọc cho học sinh lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (465.75 KB, 77 trang )

LỜI CẢM ƠN
Vì lợi ích mười năm trồng cây.
Vì lợi ích trăm năm trồng người.
Giáo viên Việt Nam luôn ghi nhớ và thực hiện lời Bác dạy. Để làm được
điều đó đòi hỏi người giáo viên luôn trau dồi kiến thức cho bản thân, tìm tòi,
nghiên cứu, sáng tạo. Là một giáo viên tương lai, bản thân tôi luôn mong
muốn thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ của nhà trường giao phó,cố gắng
phấn đấu để lấy được lòng tin yêu của đồng nghiệp và học sinh. Đó là cả
một quá trình rèn luyện nghiêm túc, đặc biệt trong thời gian ngồi trên ghế
nhà trường Đại học, thời gian dành cho học tập nghiên cứu, học hỏi để hoàn
thiện bản thân. Bài khóa luận này đã mang lại cho tôi rất nhiều kiến thức cơ
bản, cần thiết trong giảng dạy, đó chính là những kiến thức về phân môn
Tập đọc, về phần từ ngữ.
Để hoàn thành được bài khóa luận này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân
thành tới Th.sĩ- GVC Lê Bá Miên người đã trực tiếp hướng dẫn, động viên
và tận tình giúp đỡ, chỉ bảo để tôi hoàn thành khóa luận đúng thời gian qui
định.
Tôi cũng xin cảm ơn đến Ban Giám Hiệu, tập thể giáo viên và học sinh
trường Tiểu học Cổ Loa (Đông Anh- Hà Nội), đặc biệt là giáo viên chủ
nhiệm và các em học sinh khối 4 đã giúp tôi trong quá trình khảo sát thực tế.
Tôi cũng xin cảm ơn tới thầy cô giáo và các bạn sinh viên khoa Giáo dục
Tiểu học đã tạo điều kiện giúp đỡ và có những ý kiến đóng góp bổ ích vào
thành công của đề tài.
Vì thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp nên đề tài khó tránh khỏi những thiếu
sót. Rất mong được sự chỉ bảo và đóng góp của thầy cô và các bạn để đề tài
được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2012.
Người thực hiện

Nguyễn Thị Trang




LỜI CAM ĐOAN
Những số liệu và ý kiến mà chúng tôi đưa ra trong khóa luận là kết quả của
quá trình phân tích, tìm hiểu chưa được công bố ở công trình khác.
Chúng tôi xin cam đoan đềt ài: “ Dạy học từ Hán Việt trong phân môn Tập
đọc cho học sinh lớp 4” là kết quả nghiên cứu của mình, không trùng với kết
quả nghiên cứu của tác giả khác. Nếu có điều gì sai chúng tôi xin chịu trách
nhiệm.

Hà Nội, tháng 5 năm 2012
Người thực hiện

Nguyễn Thị Trang

5


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1, LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: ................................................................................ 1
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ.............................................................. 4
3. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU. ............................................................................... 5
3.1. Mục đích. ................................................................................................ 5
3.2. Yêu cầu ................................................................................................... 5
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................................. 6
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ................................................................ 6
NỘI DUNG ............................................................................................................ 7
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN............................................. 7
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN. ........................................................................................ 7

1.1.Sơ lược quá trình hình thành từ Hán Việt................................................ 7
1.2. Khái niệm từ Hán Việt ............................................................................ 9
1.3. Đặc điểm từ Hán Việt. .......................................................................... 10
1.3.1. Về mặt ngữ âm............................................................................... 10
1.3.2 Về mặt nội dung.............................................................................. 11
1.3.3. Sắc thái tu từ .................................................................................. 12
2.CƠ SỞ THỰC TIỄN..................................................................................... 15
CHƯƠNG 2 : KHẢO SÁT KHẢ NĂNG NHẬN BIẾT VÀ HIỂU NGHĨA
TỪ HÁN VIỆT TRONG CÁC VĂN BẢN TẬP ĐỌC CỦA HỌC SINH
LỚP 4 ................................................................................................................... 19

6


1. KHẢO SÁT TỪ NGỮ HÁN VIỆT TRONG CÁC VĂN BẢN TẬP
ĐỌC SGK TIẾNG VIỆT 4 .............................................................................. 19
1.1.Kết quả khảo sát ..................................................................................... 19
1.2. Nhận xét ................................................................................................ 23
a. Từ Hán Việt trong các văn bản Tập đọc .............................................. 23
b.Từ Hán Việt trong phần chú giải. ......................................................... 24
c. Từ Hán Việt trong phần tìm hiểu bài. .................................................. 25
2. KHẢO SÁT KHẢ NĂNG NHẬN BIẾT VÀ HIỂU NGHĨA TỪ HÁN
VIỆT CỦA HỌC SINH LỚP 4. ...................................................................... 27
2.1. Kết quả khảo sát.................................................................................... 27
2.1.1. Khả năng nhận biết từ Hán Việt. ................................................... 27
2.1.2. Khả năng hiểu ,giải nghĩa từ Hán Việt và tìm từ đồng nghĩa........ 28
2.1.3. Khả năng phân biệt sắc thái của từ Hán Việt. ............................... 29
2. 1.4.Khả năng tạo từ và tìm từ từ các yếu tố Hán Việt ......................... 30
2.1.5. Khả năng đặt câu với từ Hán Việt đã cho ...................................... 30
2.2. Miêu tả và phân loại kết quả khảo sát .................................................. 31

2.2.1. Khả năng nhận biết từ Hán Việt .................................................... 31
2.2.2. Khả năng hiểu và giải nghĩa từ Hán Việt ...................................... 33
2.2.3 Khả năng phân biệt sắc thái, ý nghĩa của từ Hán Việt ................... 37
2.2.4 Khả năng tạo từ và tìm từ các yếu tố Hán Việt .............................. 38
2.2.5 Khả năng đặt câu với từ Hán Việt đã cho ....................................... 39
CHƯƠNG 3: DẠY TỪ HÁN VIỆT CHO HOC SINH LỚP 4 TRONG GIỜ
TẬP ĐỌC............................................................................................................. 42
7


1. VỊ TRÍ, NHIỆM VỤ DẠY HỌC TỪ HÁN VIỆT TRONG PHÂN
MÔN TẬP ĐỌC Ở TIỂU HỌC...................................................................... 42
2. GIẢI NGHĨA TỪ HÁN VIỆT. .................................................................... 44
2.1. Giải nghĩa từ Hán việt theo cách “chiết tự”.......................................... 44
2.2. Giải nghĩa từ Hán Việt bằng cách đưa từ cần giải nghĩa vào trong
ngữ cảnh ....................................................................................................... 45
2.3.Giải nghĩa từ Hán Việt bằng cách đặt câu có chứa từ đó để hiểu rõ
nghĩa. ............................................................................................................ 46
2.4.Giải nghĩa từ Hán Việt bằng cách tìm từ đồng nghĩa thay thế, tìm từ
trái nghĩa để phủ định. ................................................................................. 46
2.5.Giải nghĩa từ Hán Việt bằng trực quan ................................................. 46
2.6.Giải nghĩa từ Hán Việt bằng cách đặt từ đó trong hệ thống các từ
gần nghĩa. ..................................................................................................... 47
2.7. Giải nghĩa từ Hán Việt bằng định nghĩa. .............................................. 47
2.8. Giải nghĩa từ Hán việt bằng cách lặp lại từ. ......................................... 47
3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TỪ HÁN VIỆT TRONG CÁC
VĂN BẢN TẬP ĐỌC. .................................................................................... 48
KẾT LUẬN.......................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................
PHỤ LỤC..........................................................................................................


8


PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Một quốc gia hùng mạnh là một quốc gia có nền giáo dục phát triển. Vì
vậy, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển, đảm bảo xây dựng một
thế hệ kế tiếp có đủ phẩm chất và năng lực phục vụ đất nước. Ngay từ khi
thống nhất, Đảng và Nhà nước ta đã xác định “ giáo dục là quốc sách hàng
đầu”. Từ đó đề ra nhiều biện pháp tích cực nhằm đẩy mạnh chất lượng giáo
dục quốc dân. Ngày nay, giáo dục không chỉ đáp ứng yêu cầu phổ cập đại trà
nữa mà nó đã trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Hơn thế nữa, để tiến
kịp với thời đại phục vụ tốt cho sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
đất nước, giáo dục Tiểu học cũng được quan tâm đúng mức. Bậc Tiểu học
có trách nhiệm xây dựng nên móng tri thức cho cả dân tộc, do đó giáo dục
Tiểu học cần được chuẩn bị tốt về mọi mặt để học sinh tiếp tục học lên.
Trong các bậc học nói chung, bậc học Tiểu học nói riêng, việc học về tiếng
mẹ đẻ là một môn quan trọng, chiếm vị trí chủ yếu trong chương trình, bởi:
“Trẻ em đi vào đời sống tinh thần của mọi người xung quanh nó, duy nhất
thông qua tiếng mẹ đẻ và ngược lại, thế giới bao quanh đứa trẻ được phản
ánh trong nó chỉ duy nhất thông qua công cụ này(K.A.Usinki)”. Tiếng mẹ đẻ
đóng vai trò to lớn trong việc hình thành những phẩm chất quan trọng nhất
của con người và trong việc thực hiện những nhiệm vụ của hệ thống giáo
dục quốc dân. Nắm vững ngôn ngữ lời nói là điều kiện thiết yếu cho việc
hình thành tính tích cực xã hội của nhân cách. Không một khoa học nào
người học sẽ nghiên cứu trong tương lai, không có một phạm vi hoạt động
xã hội nào mà không đòi hỏi một sự hiểu biết sâu sắc về tiếng mẹ đẻ. Trình
độ trau dồi ngôn ngữ của một người nào đó là tấm gương phản chiếu trình


9


độ nuôi dưỡng tâm hồn anh ta. Chình vì vậy tiếng mẹ đẻ là môn học trung
tâm ở trường.
Trong các giờ tiếng Việt, nhà trường đã cung cấp cho học sinh những
kiến thức về ngôn ngữ như kiến thức ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, tu từ học –
phong cách tiếng Việt… Từ đó góp phần bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt, giữ
gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt… Trong tiếng Việt, không chỉ có
phân môn “Luyện từ và câu” có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những kiến
thức về từ mà nhiệm vụ này còn nằm ở nhiều phân môn khác như Tự nhiên
và Xã hội, Đạo đức, Toán…và đặc biệt là phân môn Tập đọc .
Tập đọc là phân môn chiếm vị trí quan trọng trong môn Tiếng Việt, rèn
luyện kỹ năng cơ bản cho học sinh (nghe, nói, đọc, viết). Ngoài rèn luyện
những kỹ năng trên, phân môn Tập đọc còn một nhiệm vụ quan trọng là giúp
học sinh hiểu được nội dung, ý nghĩa của bài đọc đó từ đó vận dụng vào
cuộc sống, đồng thời Tập đọc còn hình thành cho học sinh năng lực văn. Để
thực hiện được nhiệm vụ này – giúp học sinh nhận thức đúng đắn, sâu sắc,
cảm nhận được hết nội dung, ý nghĩa, chất văn của bài đọc thì điều đầu tiên
là học sinh phải giải nghĩa và hiểu được giá trị của các từ ngữ được sử dụng
trong văn bản Tập đọc đó. Từ trong tiếng Việt hết sức phong phú gồm có từ
thuần Việt và từ Hán Việt. Vì vậy việc tìm hiểu từ trong tiếng Việt là rất
rộng. Trong khuân khổ của bài khóa luận này, người viết xin tìm hiểu về vấn
đề “Dạy học từ Hán Việt trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4” để
trước hết giúp cho bản thân có nhận thức đây đủ sâu sắc hơn về từ Hán Việt
và vận dụng những hiểu biết đó để nâng cao chất lượng giảng dạy.
Hiện nay, trong tiếng Việt, từ Hán Việt chiếm tỉ lệ khá lớn khoảng trên
dưới 70%. Từ Hán Việt được sử dụng rộng rãi ở tất cả các lĩnh vực khác


10


nhau và nó không ngừng phát huy của mình trong việc tạo ra nhiều giá trị tu
từ khác nhau như: sắc thái tao nhã, tránh gây ấn tượng ghê rợn, sắc thái trang
trọng, sắc thái cổ… Vì vậy từ Hán Việt vẫn đang góp phần làm cho tiếng
Việt ngày càng phong phú và giàu đẹp hơn.
Đối với học sinh Tiểu học những kiến thức sơ giản ban đầu về từ Hán
Việt được cung cấp thông qua các phân môn của tiếng Việt. Đây là những
kiến thức cơ bản, quan trọng nhằm làm phong phú vốn từ cho học sinh. Mà
chúng ta đã biết vốn từ chính là một trong những bộ phận cấu thành của
ngôn ngữ, cho nên muốn dạy học sinh nắm vững tiếng mẹ đẻ ( ở đây là tiếng
Việt ) thì không thể không đặc biệt coi trọng việc việc dạy vốn từ Hán Việt
cho các em.
Mặt khác, trong giao tiếp thông thường, cả người phát (nói- viết) và
người nhận ( nghe – đọc) đều cần nắm được từ, hiểu được nghĩa của từ, sử
dụng từ một cách chuẩn xác thì việc giao tiếp mới có hiệu quả. Nhất là đối
với học sinh độ tuổi Tiểu học, khi mà vốn từ tiếng Việt nói chung, vốn từ
Hán Việt nói riêng và việc nhân biệt , giải nghĩa, hiểu giá trị sử dụng từ Hán
Việt ở các em còn hạn chế thì chúng càng cần được bổ sung , phát triển để
đáp ứng nhu cầu học tập , giao tiếp … Vì vậy ,việc dạy từ Hán Việt cho học
sinh Tiểu học cần được coi là một nhiệm vụ quan trọng.
Bên cạnh đó,việc cung cấp những kiến thức sơ giản ban đầu về từ Hán
Việt còn giúp cho học sinh hiểu, cảm thụ tốt hơn nội dung của văn bản trong
giờ Tập đọc, vận dụng một cách thích hợp có hiệu quả trong việc viết văn
(trong giờ Tập làm văn) và học tốt cách môn học khác. Đứng trước một văn
bản sử dụng rất nhiều từ Hán Việt, học sinh cảm nhận được đến đâu? Do vậy
việc mở rộng vốn từ và nâng cao hiểu biết về ngôn ngữ của từ vựng tiếng

11



Việt và nghĩa của từ Hán Việt nói riêng có vai trò quan trọng đối với người
học văn và dạy văn.
Vậy thực trạng khả năng nhận biết, giải nghĩa từ và hiểu được hiệu quả
sử dụng từ Hán Việt của học sinh Tiểu học ra sao? Trước hiện trạng đó,
người giáo viên cần đưa ra những phương pháp dạy học như thế nào cho
thích hợp?...
Xác định được tầm quan trọng của vấn đề và qua tìm hiểu thực tế dạy
học, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “ Dạy học từ Hán Việt trong phân môn
Tập đọc cho học sinh lớp 4” với mong muốn được học hỏi và nâng cao tri
thức cho bản thân ,đồng thời giúp các em thấy được cái hay cái đẹp của từ
Hán Việt trong tiếng Việt, thấy được hiệu quả sử dụng từ Hán Việt trong các
văn bản Tập đọc. Từ đó hình thành ở các em ý thức giữ gìn sự trong sáng
của tiếng việt.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Tìm hiểu về từ vựng tiếng Việt nói chung và từ Hán Việt nói riêng là một
vấn đề được đông đảo mọi người quan tâm. Song không phải tất cả những ai
quan tâm đều có thể trở thành các nhà nghiên cứu về từ Hán Việt. Đã có
nhiều công trình nghiên cứu, sách giáo khoa, sách tham khảo chuyên bàn
luận về từ Hán Việt trên nhiều khía cạnh khác nhau, cung cấp những tri
thức, phương pháp thao tác cần thiết để hiểu đúng, dùng đúng lớp từ này và
cuối cùng đều nhằm mục đích giữ gìn sự trong sáng vá phát huy sức mạnh
ngôn từ tiếng Việt, đáp ứng tốt những yêu cầu của thời đại. Có thể điểm qua
một vài những cuốn sách nghiên cứu và tra cứu như :
Đào Duy Anh - Từ điển Hán Việt - NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, năm
2001.

12



Phạm Văn Các- Từ điển Hán Việt – NXB Giáo dục, Hà Nội, năm 1994.
Phan Ngọc- Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt – NXB Đà Nẵng, năm 1991.
Đặng Đức Siêu – Dạy và học từ Hán Việt ở trường phổ thông – NXB Giáo
dục, năm 2001.
Như vậy việc tìm hiểu về từ Hán Việt, giải nghĩa từ Hán Việt và hiệu quả sử
dụng từ Hán Việt từ trước đến nay là chưa nhiều so với nội dung phong phú
của nó. Vì vậy có thể thấy vấn đề “ từ Hán Việt” còn là mảng đề tài rộng
khơi nguồn cho nhiều cây bút.
Có thể nói, nghiên cứu về dạy từ Hán Việt qua phân môn Tập đọc cho học
sinh lớp 4 là một vấn đề chưa ai bàn đến. Để hiểu hơn về từ Hán Việt, cách
giải nghĩa từ Hán Việt , để thấy được cái hay, cái đẹp của việc sử dụng từ
Hán Việt trong các văn bản, trong bài nghiên cứu này người viết xin được đề
cập được tìm hiểu về đề tài “ Dạy học từ Hán Việt trong phân môn Tập đọc
cho học sinh lớp 4”. Vì vậy tôi khẳng định rằng đề tài nghiên cứu của tôi là
một đề tài mới mẻ và cần thiết.
3. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.
3.1. Mục đích.
Để tiếp nhận được các văn bản nói chung và lĩnh hội được các văn
bản Tập đọc trong giờ Tập đọc ở trường Tiểu học nói riêng được đúng
và sâu sắc thì việc tìm hiểu từ Hán Việt là rất cần thiết. Vì vậy, nghiên
cứu cách tìm hiểu từ Hán Việt và hiệu quả sử dụng từ Hán Việt trong các
văn bản Tập đọc cho học sinh lớp 4 trong giờ Tập đọc là mục đích chính
của khóa luận này.

13


3.2. Yêu cầu
Để đạt được mục đích trên, người viết cần đảm bảo yêu cầu:

-Nắm được cơ sở lý luận của đề tài (khái quát về từ Hán Việt, cách cấu
tạo từ Hán Việt, giá trị phong cách từ Hán Việt nói chung…)
- Nắm vững được cơ sở thực tiễn của đề tài ( từ Hán Việt được cung cấp
trong chương trình Tập đọc lớp 4 như thế nào? Thực trạng khả năng hiểu
nghĩa từ Hán Việt của học sinh Tiểu học ra sao thông qua việc khảo sát
điều tra tại trường Tiểu học trên địa bàn Hà Nội…)
- Đề xuất một số phương pháp giải nghĩa từ Hán Việt nâng cao sự hiểu
biết về từ Hán Việt cho học sinh.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Như chúng ta đã từng nói: tìm hiểu về từ Hán Việt là một đề tài rộng.
Vì vậy trong khuôn khổ bài khóa luận này, chúng tôi chỉ đề cập nghiên
cứu một khía cạnh, đó là: “ Dạy học từ Hán Việt trong phân môn Tập
đọc cho học sinh lớp 4” trên địa bàn trường tiểu học Cổ Loa (huyện
Đông Anh, thành phố Hà Nội)
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1.Phương pháp tổng hợp lý luận.
2.Phương pháp khảo sát, điều tra, thống kê, phân loại và so sánh tư liệu.
3. Phương pháp phân tích ngôn ngữ.
4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Quá trình nghiên cứu này được tiến hành như sau :

14


+ Bước 1 :Đọc những tài liệu liên quan đến từ Hán Việt và quá trình tiếp
xúc Hán Việt.
+ Bước 2 : Thống kê, khảo sát việc sử dụng từ Hán Việt ở một số trường
Tiểu học.
+ Bước 3 : Xử lý kết quả thống kê.
+ Bước 4 : Viết khóa luận tổng kết đề tài.


15


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
Tiếng Việt và tiếng Hán đều là những ngôn ngữ có lịch sử lâu đời.
Trong quá trình tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ, tiếng Việt đã tiếp nhận một
khối lượng lớn từ ngữ của tiếng Hán để làm giàu thêm kho từ ngữ của
mình.


Sơ lược quá trình hình thành từ Hán Việt
Thoạt tiên trên địa bàn của nước Văn Lang cổ đại có một ngôn ngữ
bản địa, từ vựng của ngôn ngữ này có nhiều đặc tính chung của từ vựng
của nhiều ngôn ngữ Đông Nam Á lân cận như tiếng Thái, tiếng Môn
Khme… Đó là vốn từ thuần Việt cho đến nay vẫn còn được sử dụng.
Tiếp đó do cuộc xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc
kéo dài hàng ngàn năm với một khối lượng lớn từ Hán đã du nhập vào và
được dân tộc Việt Nam tiếp thu, làm phong phú thêm nhưng không làm
mất đi bản sắc của mình. Có thể chia quá trình thâm nhập của tiếng Hán
thành hai thời kì, thời kì trước và thời kì sau sự đô hộ của phong kiến nhà
Đường.
Các từ thâm nhập vào tiếng Việt vào thời kì trước được phát âm theo
hệ thống ngữ âm Hán cổ khác với ngữ âm Hán Việt thâm nhập vào thời
kì sau. Chúng hòa lẫn vào từ tiếng Việt chỉ có sự nghiên cứu của lịch sử
mới nhận ra được.
Ví dụ :


16

Cải( rau cải)


Cả( giá cả )
Hẹn
Chém
Những từ Hán Việt thâm nhập vào tiếng Việt vào từ cuộc đô hộ nhà
Đường thì được phát âm căn bản như âm Hán Việt hiện nay. Trong lúc
đó ở chính Trung Quốc diện mạo ngữ âm đã thay đổi thì ở Việt Nam hệ
thống ngữ âm vẫn giữ nguyên cách phát âm của thời kì trước đó.
Trong số những từ Hán Việt vào từ đời Đường một số không ít đã bị
Việt hóa về ngữ âm và cả ngữ nghĩa. Đó là các từ như :
Âm Việt

Âm Hán

Gương

Kính

Gan

Can

Gang

Cang


Ghi



Vạ

Họa

Sen

Liên

Nói các từ Hán Việt có nghĩa là nó đã mang đặc điểm ngữ pháp của
các từ gốc Việt cùng loại và đã biến đổi về ngữ nghĩa theo hệ thống ngữ
âm của tiếng Việt.
Các từ Hán Việt thâm nhập vào tiếng Việt thời kì thứ hai được Việt
hóa thì hoặc có biến đổi ngữ âm Hán ( phòng, kiếm, bàn …) . Cũng như

17


các từ Hán cổ thời kì đầu, những từ này đã hòa với từ thuần Việt không
còn dáng dấp ngoại lai nữa.
Đáng chú ý là có các từ gốc Hán, Việt hóa thời kì đầu hay thời kì thứ
hai trở thành những từ đồng nghĩa khác nhau về sắc thái với chính mình.
Ví dụ :Gương và kính : -Kính là âm Hán đời Đường.
-Gương là âm đã được Việt hóa.
Ngoài những từ thâm nhập thời kì thứ hai đã Việt hóa đại bộ phận
những yếu tố Hán còn lại vẫn giữ cách phát âm cũ, giữ nguyên nghĩa cũ,
chưa được Việt hóa còn mang đậm màu sắc ngoại lai. Những yếu tố này

mới thực sự là yếu tố Hán Việt. Như vậy được xem là thuộc hệ thống
Hán Việt những yếu tố Hán thâm nhập thời kì thứ hai chưa được Việt
hóa.
1.2. Khái niệm từ Hán Việt
Với tư cách là một thuật ngữ ngôn ngữ học, từ Hán Việt được giải
thích là từ tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán, đã nhập vào hệ thống từ
vựng tiếng Việt, chịu sự chi phối của các quy luật ngữ âm và ngữ pháp,
ngữ nghĩa của tiếng Việt, còn gọi là từ Việt gốc Hán. ( Theo từ điển giải
thích thuật ngữ ngôn ngữ học – NXB GD )
Theo lời giải thích của trên thì từ Hán Việt và từ Việt gốc Hán là
hai khái niệm có nội dung hoàn toàn khác nhau nhưng không nên hiểu từ
Hán Việt là toàn bộ các các tứ Việt gốc Hán, không phải mọi từ mượn
tiếng Hán đều là từ Hán Việt.
Từ gốc Hán trong tiếng Việt có hai bộ phận chính :

18


-Các từ gốc Hán đọc theo âm Hán Việt.
-Các từ gốc Hán không đọc theo âm Hán Việt bao gồm những từ :
+ Những từ vào Việt Nam trước đời Đường – những từ Hán cổ.
Thí dụ : buồm, buồng, cởi, đua, xe, ngói, hen…
+ Những từ Hán Việt được Việt hóa.
Thí dụ : in, dao, gừng, vuông…
+ Những từ gốc Hán tiếp nhận bằng con đường khẩu ngữ qua cách phát
âm địa phương nào đó của tiếng Hán hiện đại.
Thí dụ : ca la thầu, mằn thắn, quẩy, xá xíu,…
Vậy chỉ có từ gốc Hán đọc theo âm Hán Việt mới được gọi là từ Hán
Việt.
1.3. Đặc điểm từ Hán Việt.

1.3.1. Về mặt ngữ âm
Các từ Hán khi thâm nhập vào tiếng Việt không phải từ nào cũng tuân
thủ theo phương thức đồng hóa 1 : 1 (1 vỏ ngữ âm Hán được thay bằng
một vỏ ngữ âm Hán Việt) trong nhiều trường hợp một từ Hán có thể trở
thành hai hay hơn hai từ Việt gốc Hán nhờ có những vỏ ngữ âm khác
nhau (Hán Việt cổ, Hán Việt Việt hóa, Hán Việt đọc theo âm địa phương
tiếng Việt ).
Sự phân biệt giữa từ Hán Việt và từ Hán Việt cổ không phải lúc nào
cũng rạch ròi. Khác với các từ Hán Việt được nhập vào có hệ thống vào
cuối đời Đường các từ Hán Việt cổ du nhập khá lẻ tẻ trước thời trung
19


Đường. Cho đến nay việc xác định từ Hán Việt cổ trong kho từ vựng
tiếng Việt cũng như phân biệt với các từ Hán Việt khác vẫn là một công
việc cần phải tiếp tục.
Nhập vào tiếng Việt các từ Hán Việt một lần nữa chịu sự chi phối
của quy luật hệ thống ngữ âm tiếng Việt. Quá trình “phương thức hóa”
các từ Hán Việt ở mặt ngữ âm lại hình thành nên các cặp đồng nghĩa giữa
từ Hán Việt với các biến thể ngữ âm của chúng.
Ví dụ : Sinh / Sanh
Bảo / Biểu
Quá trình thâm nhập vào Tiếng Việt do những nguyên nhân xã hội
(ngoài ngôn ngữ) như cách đọc kiêng, tránh thói quen (thậm chí cả thói
quen đọc sai) mà làm cho một số từ Hán Việt lại có thêm cách đọc trệch
khỏi cách đọc Hán Việt. Điều đáng chú ý là những cách đọc không đúng
với cách đọc Hán Việt đó lại trở nên thông dụng còn cách đọc Hán Việt
còn lại được dùng rất hạn chế thậm chí không được còn sử dụng.
Ví dụ:


Sáp / Tháp
Trá / Chá

1.3.2 Về mặt nội dung
Từ Hán sau khi được khoác cái vỏ ngữ âm Hán Việt trở thành yếu tố
của hệ thống từ vựng tiếng Việt thì có khả năng hoạt động như bất kì một
đơn vị từ vựng nào khác. Có thể qui khả năng hoạt động của từ Hán Việt
thành mấy hướng chính sau:

20


 Chúng có khả năng hoạt động với dung lượng nghĩa vốn có trong
nguyên ngữ.
Ví dụ: Nhóm từ chỉ hướng : đông, tây, nam, bắc
Nhóm từ chỉ mùa : xuân, hạ, thu, đông
 Chúng có khả năng hoạt động như trong nguyên ngữ, nhưng dung
lượng nghĩa thay đổi:
Ví dụ : hồng, bạch, lục…
 Chúng vẫn giữ nguyên nghĩa như trong nguyên ngữ, nhưng không có
khả năng hoạt động như trong nguyên ngữ
Ví dụ : nhân, bất, gia, khả…
 Chúng thay đổi cả về khả năng hoạt động lẫn dung lượng nghĩa
Ví dụ : Cực ( đẹp cực )
Tệ ( xinh tệ )
Xấu ( xấu tệ )
1.3.3. Sắc thái tu từ
Muốn sử dụng từ Hán Việt không những phải hiểu rõ nghĩa của từ mà
còn phải thấu hiểu giá trị phong cách của chúng. Về đại thể, từ Hán Việt có
các giá trị sau :

 Sắc thái trang trọng :
Từ Hán Việt tạo sắc thái trang trọng, trang nghiêm
So sánh với các từ thuần Việt tương ứng :
21


Từ thuần Việt

Từ Hán Việt

Đàn bà

Phụ nữ

Dân cày

Nông dân

Chết

Hi sinh

Trẻ con

Nhi đồng

Do sắc thái trang trọng nên từ Hán Việt thường được dùng đặt tên cho
người, tên đất :
Ví dụ : Thường người ta đặt tên là : Vân, Sơn, Hải…chứ ít khi đặt tên là
mây, núi, biển…

Hay thay tên địa danh từ tên Việt thành tên Hán Việt:
Ví dụ : Kẻ Lũ thành Cổ Loa
Do sắc thái trang trọng nên từ Hán Việt thường được sử dụng nhiều ở
các văn bản hành chính, khoa học.
b.Sắc thái tao nhã:
Từ Hán Việt được sử dụng thay thế cho từ thuần Việt tạo cảm giác tao
nhã tránh tục tĩu hoặc tránh hiện tượng ghê rợn.
Ví dụ : Tạo sắc thái tao nhã, tránh tục tĩu : hậu môn, tiểu tiện, phân, khỏa
thân,…
Tránh gây hiện tượng ghê rợn : thổ huyết, xuất huyết, thương vong,

c.Tạo sắc thái cổ :
22


Một số từ Hán Việt cổ quen dùng trong quá khứ đến bây giờ dùng lại mang
sắc thái cổ: tôn ông, đồng môn, ái phi, huynh ông,…
Miêu tả những hình ảnh cổ kính của nhiều thời đại đã qua với một tâm
trạng nuối tiếc. Trong bài thơ “ Thanh Long Thành hoài cổ”, Bà Huyện
Thanh Quan đã sử dụng những từ này vào cuối dòng thơ càng in đậm
những hình tượng ngưng đọng trong kí ức. Tất cả đưa đến cho ta cảm giác
về sự thay đổi của tạo hóa:
“Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
Đến nay thấm thoát mấy tinh sương
……………………………………….
Cảnh đấy người đây chốn đoạn trường”
(Thanh Long Thành hoài cổ - Bà Huyện Thanh Quan)
Tố Hữu khi nói về truyền thống cổ xưa của dân tộc cũng sử dụng từ Hán
Việt
“Cảm ơn Đảng đã cho ta dòng sữa

Bốn nghìn năm chan chứa ân tình
Lấy nhân nghĩa thắng hung tàn bạo chúa
Kiếp tì nô vùng dây chém nghê kình”
( Xuân 67 – Tố Hữu)

23


Từ Hán Việt có sắc thái cổ còn được dùng trong thể loại hịch, tuồng. Khi
viết về một sự kiện lịch sử, nhân vật thường dùng ngôn ngữ của thời kỳ lịch
sử đó. Ví dụ : trẫm, khanh,…
d. Sắc thái khái quát và trừu tượng :
Bên cạnh tính trang trọng từ Hán Việt còn gợi cho ta ý nghĩa khái quát và
trừu tượng.
Giáo sư Phan Ngọc có viết : “Sự đối lập này đã được các nhà văn khai thác.
Cũng tả buổi chiều có thuyền, có nước, có tác giả bâng khuâng nhưng trong
“Thu điếu” của Nguyễn Khuyến tác giả dùng toàn từ thuần Việt để gợi lên
một mùa thu có thực và một nông thôn thực tế ở quê nhà. Dùng từ Hán Việt
vào đây thì cái cảm giác thân quen gần gũi sẽ mất đi nên Nguyễn Khuyến
đã dùng từ thuần Việt.
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẹo teo
………………………………..
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.”
(Thu điếu – Nguyễn Khuyến)

Qua đây, hình ảnh một nông thôn bình dị, đẹp, nên thơ trong cảnh chiều thu
rất đỗi thân quen và sinh động. Chính các từ thuần Việt đã tạo nên cái âm
hưởng đấy.


24


Trái lại, bà Huyện Thanh Quan trong “Chiều hôm nhớ nhà” lại vẽ lên bức
tranh về cảnh chiều hiện lên một thế giới của tâm tưởng của ý niệm:
“Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn
……………………………………….
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn.”
( Chiều hôm nhớ nhà – Bà Huyện Thanh Quan )
Sử dụng từ Hán Việt, nữ thi sĩ đã tạo ra một bức tranh rất hoài cổ. Các từ
Hán Việt như : ngư ông, viễn phố, mục tử, cô thôn, Chương Đài, lữ thứ, hàn
ôn… được đặt vào các vị trí quyết định giá trị của câu thơ cuối vần để gây
ấn tượng vọng trong tâm hồn ta, cuối nhịp để bắt người đọc dừng ở đây.
Trong bài “Thăng Long Thành hoài cổ” cả bài có 8 từ Hán Việt thì cả 8 chữ
đều ở cuối câu.
Nghệ thuật là sự lựa chọn cực kì công phu. Bằng cách này bà Huyện Thanh
Quan đã kéo ta về một cõi hoài cổ và đồng cảm với nỗi u hoài của nhà thơ.”
2.CƠ SỞ THỰC TIỄN
“Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người”
(Lênin), “Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng” (Mác).Trong đó từ
là một bộ phận cấu thành của ngôn ngữ nên từ có vai trò quan trọng trong
hệ thống ngôn ngữ .Ngôn ngữ nào cũng vậy cũng được cấu thành bởi một
số yếu tố đó là: hệ thống ngữ âm ,hệ thống ngữ pháp(từ pháp cú pháp),hệ
thống từ ngữ hệ thống chữ viết. Trong các yếu tố cấu thành đó từ ngữ là yếu
tố trọng tâm gắn chặt các yếu tố khác… Ngữ âm dạy cách phát âm từ, chính
tả dạy cách viết các từ, cú pháp tìm hiểu cách tập hợp của từ, từ pháp tìm
hiểu cấu tạo các từ và chia các từ.
25



Phân tích đến cùng thì từ ngữ là thực thể tồn tại cụ thể nhất của
một ngôn ngữ. Từ vựng tiếng Việt bao gồm từ thuần Việt, từ Hán Việt và
một số từ vay mượn tiếng nước ngoài. Trong đó, hiện nay trong kho từ
vựng tiếng Việt hiện đại, từ Hán Việt chiếm một số lượng lớn và tần số xuất
hiện cao trong giao tiếp, đặc biệt là trong văn bản viết .Do đó ,nó có vị trí
rất quan trọng trong tiếng Việt.
Ở Tiểu học môn tiếng Việt góp phần đắc lực trong việc thực hiện
mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ ở Tiểu học theo đặc trưng của bộ môn. Mục đích
của việc dạy học tiếng Việt là hình thành cho học sinh năng lực hoạt động
lời nói và sử dụng thành thạo tiếng Việt, có văn hóa để suy nghĩ, giao tiếp
và học tập.Thông qua học tiếng Việt nhà trường rèn luyện cho các em năng
lực tư duy , phương pháp suy nghĩ, giáo dục các em những tư tưởng tình
cảm trong sáng lành mạnh.
Trước hết, tiếng Việt gắn liền với suy nghĩ và sự diễn đạt, tư
tưởng,tình cảm của các em. Dạy cho học sinh hiểu cái đúng, cái hay, cái
đẹp và cái tinh túy của tiếng Việt và biết cách nói, biết viết một cách chính
xác ,trong sáng là góp phần không nhỏ vào việc rèn tư duy nhận cách của
một lớp người chủ nhân tương lai của đất nước .
Vậy việc học tiếng Việt là một trong những điều kiện quyết định
giúp học sinh nắm được kiến thức mới nâng cao trình độ phát triển chung,
đồng thời cũng là điều kiện cần thiết cho những thành công trong mọi hoạt
động sau này của các em khi tham gia vào cuộc sống xã hội.
Với tư cách là một phân môn của môn học Tiếng Việt ,phân môn Tập
đọc có vị trí rất quan trọng trong việc dạy tiếng Việt cho học sinh học Tiểu
học.Vì số lượng từ Hán việt trong kho từ vựng tiếng Việt rất lớn nên trong

26


SGK tiếng Việt Tiểu học đặc biệt là lớp 4 số lượng từ Hán Việt cũng rất

nhiều.
Ví dụ: Bài “Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa” có tất cả 27 từ
Hán Việt
Bài “Vẽ về cuộc sống an toàn” có 26 từ Hán Việt
Qua khảo sát ta thấy từ Hán Việt được sử dụng nhiều như vậy đó
là do từ Hán Việt có những giá trị phong cách rất riêng so với từ thuần Việt
như: tạo sắc thái tao nhã ,tạo sắc thái trang trọng ,sắc thái cổ điển … và từ
Hán Việt trong mọi văn cảnh, mọi lĩnh vực diễn đạt được mọi vấn đề, mọi
nội dung.
Do đó việc dạy từ Hán Việt ở Tiểu học cần phải được quan tâm
và coi trọng hơn bởi nó có nhiệm vụ phong phú, chính xác, tích cực hóa
vốn từ cho học sinh. Việc dạy từ Hán Việt bao gồm:
Dạy nghĩa từ Hán Việt, tức là làm cho học sinh hiểu nghĩa từ,
phạm vi sử dụng của từ hiểu được tính đa nghĩa, sự chuyển nghĩa, các từ
đồng nghĩa, trái nghĩa, gần nghĩa, đồng âm. Dạy từ Hán Việt cần hình thành
ở học sinh sự chú ý thường xuyên đến nghĩa của từ đã biết, làm rõ những
sắc thái khác nhau ở trong ngữ cảnh khác nhau.
Dạy nhận biết từ Hán Việt tức là giúp học sinh nhận diện được
đâu là từ Hán Việt đâu là từ thuần Việt, từ đó giúp học sinh có ý thức giữ
gìn sự trong sáng giàu đẹp của Tiếng Việt.
Dạy cách phân tích hiệu quả của việc sử dụng từ Hán Việt trong
các văn bản và trong giao tiếp .Qua đó giúp học sinh hiểu đúng, chính xác,

27


hiểu sâu nội dung văn bản nói tới và học sinh có ý thức trong việc sử dụng
từ Hán Việt hiểu quả, thích hợp, phù hợp với nội dung,với ngữ cảnh.
Mở rộng vốn từ Hán Việt tức là xây dựng một kho từ ngữ Hán
Việt phong phú thường trực và có hệ thống trong trí nhớ của học sinh, tạo

điều kiện cho các em học tập và hoạt động giao tiếp được thuận lợi, do nhu
cầu học tập vốn từ của học sinh phải được tăng nhanh để có thể tiếp thu
kiến thức khoa học. Làm giàu vốn từ cho học sinh nói chung và vốn từ Hán
Việt nói riêng còn có ý nghĩa làm phát triển trí tuệ của trẻ vì từ ngữ gắn chặt
với tư duy.
Tích cực hóa vốn từ Hán Việt nghĩa là cách sử dụng từ Hán Việt
phát triển kĩ năng sử dụng từ Hán Việt trong nói và viết của học sinh, làm
cho vốn từ Hán Việt mà học sinh có là những từ tích cực được học sinh sử
dụng thường xuyên, đồng thời loại ra khỏi “vốn từ tích cực ” của học sinh
những từ không văn hóa. Khi dạy học sinh một từ Hán Việt thì không chỉ
làm cho các em hiểu nghĩa của từ mà còn phải dùng từ đó để diễn đạt khi
nói và khi viết.
Học sinh dùng tiếng mẹ đẻ cũng đi từ tự phát đến tự giác, tiến tới
có ý thức chọn lọc từ khi nói và viết. Tuy nhiên, trong thực tế thì việc sử
dụng từ tiếng Việt nói chung và đặc biệt là từ Hán Việt ở Tiểu học còn
nhiều hạn chế còn nhiều vấn đề cần được xem xét: học sinh không nhận
diện ra từ Hán Việt ,không hiểu nghĩa từ Hán Việt,dùng từ không đúng ngữ
,không phù hợp với văn bản, nhiều từ học sinh còn dùng sai…Do đó, cần
phải tìm hiểu khả năng sử dụng từ Hán Việt của học sinh Tiểu học để tìm ra
nguyên nhân từ đó đưa ra các biện pháp và phương pháp giảng dạy thích

28


×