Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Giá trị nghệ thuật và ý nghĩa các nhân vật sư tử, hổ, cáo, sói trong ngụ ngôn la phôngten

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.38 KB, 59 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
***************

PHAN THỊ HẰNG

GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT VÀ Ý NGHĨA
CÁC NHÂN VẬT SƯ TỬ, HỔ, CÁO, SÓI
TRONG NGỤ NGÔN LA PHÔNGTEN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học thiếu nhi

HÀ NỘI - 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
***************

PHAN THỊ HẰNG

GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT VÀ Ý NGHĨA
CÁC NHÂN VẬT SƯ TỬ, HỔ, CÁO, SÓI
TRONG NGỤ NGÔN LA PHÔNGTEN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học thiếu nhi

Người hướng dẫn khoa học
TH.S NGUYỄN NGỌC THI



HÀ NỘI - 2012


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu khóa luận này tôi không khỏi lúng túng
và bỡ ngỡ. Nhưng dưới sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của Th.S Nguyễn Ngọc Thi, tôi
đã từng bước tiến hành và hoàn thành khóa luận với đề tài “Giá trị nghệ thuật và
ý nghĩa các nhân vật Sư tử, Hổ, Cáo, Sói trong Ngụ ngôn La Phôngten”.
Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy Nguyễn Ngọc Thi, các thầy
(cô) trong khoa Giáo dục Tiểu học đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2012
Sinh viên

Phan Thị Hằng


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Đề tài chưa được
công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào khác.

Hà Nội, tháng 5 năm 2012
Sinh viên

Phan Thị Hằng



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Lí do khoa học
1.2. Lí do sư phạm
2. Mục đích nghiên cứu
3. Lịch sử vấn đề
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Cấu trúc khóa luận
NỘI DUNG CHÍNH
Chương 1: Giá trị nghệ thuật của các nhân vật Sư tử, Hổ, Cáo, Sói trong Ngụ
ngôn La Phôngten
1.1. Một số vấn đề chung
1.1.1. Ngụ ngôn
1.1.2. Cốt truyện
1.1.3. Nhân vật văn học
a. Khái niệm nhân vật văn học
b. Phân loại nhân vật văn học
1.2. Giá trị nghệ thuật của các nhân vật Sư tử, Hổ, Cáo, Sói trong Ngụ ngôn La
Phôngten
1.2.1. Xã hội Pháp thế kỉ XVII
1.2.2. Thế giới nhân vật trong Ngụ ngôn La Phôngten
1.2.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Sư tử, Hổ, Cáo, Sói trong Ngụ ngôn La
Phôngten
a. Nhân vật Sư tử
b. Nhân vật Hổ


c. Nhân vật Cáo

d. Nhân vật Sói
1.2.4. Nghệ thuật thơ ngụ ngôn La Phôngten
a. Nghệ thuật kể chuyện
b. Nghệ thuật nhân cách hóa
Chương 2: Ý nghĩa của các nhân vật Sư tử, Hổ, Cáo, Sói trong Ngụ ngôn La
Phôngten
2.1. Tính triết lí, bài học giáo dục của các nhân vật Sư tử, Hổ, Cáo, Sói trong Ngụ
ngôn La Phôngten
2.1.1. Tính triết lí của Ngụ ngôn La Phôngten
2.1.2. Bài học giáo dục qua các nhân vật Sư tử, Hổ, Cáo, Sói trong Ngụ ngôn La
Phôngten
2.2. Việc giảng dạy các bài thơ ngụ ngôn của La Phôngten trong trường tiểu học
2.2.1. Các bài thơ ngụ ngôn của La Phôngten trong trường tiểu học
2.2.2. Việc giảng dạy thơ ngụ ngôn La Phôngten trong trường tiểu học
a. Quy trình dạy Tập đọc khối lớp 2, 3
b. Quy trình dạy Tập đọc khối lớp 4, 5
c. Thiết kế dạy một bài tập đọc trong chương trình phân môn Tập đọc ở tiểu học
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1.1. Lí do khoa học
Văn học là một loại hình nghệ thuật thuộc hình thái ý thức xã hội. Đã từ
lâu, văn học đóng vai trò là chiếc chìa khóa “vạn năng” mở cánh cửa tri thức đưa
con người tới những chân trời rộng lớn. Cũng nhờ văn học mà tâm hồn con người
được bồi đắp mãi lên. Quả đúng như lời nhận định của nhà văn M.Gorki: “Văn học
là nhân học”. Bởi vậy, để hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho con

người thì không thể bỏ qua vai trò và tác dụng to lớn của văn học.
Nhắc đến ngụ ngôn, ta không thể không nhắc đến La Phôngten – một cây
đại thụ trong nền văn học cổ điển Pháp, một nhà thơ kiệt xuất đã nâng thơ ngụ ngôn
lên vị trí xứng đáng với tầm vóc của nó. Tên tuổi của ông đã gắn với các tác phẩm
ngụ ngôn được thiếu nhi rất yêu thích. Mỗi bài thơ của ông được xây dựng như một
vở kịch nhỏ có đủ xung đột, cao trào, thắt nút, cởi nút; có nhân vật, lời thoại, cốt
truyện và rất giàu kịch tính. Ngụ ngôn La Phôngten mượn thế giới loài vật để nói
chuyện loài người. Hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống đều được đề cập đến trong
Ngụ ngôn La Phôngten: từ giáo dục nhận thức đến giáo dục tình cảm, từ đấu tranh
xã hội đến cách ứng xử đời thường. Mỗi bài thơ ngụ ngôn là một bài học giáo dục
có thể là trực tiếp, có thể là một câu danh ngôn, cũng có khi tác giả để độc giả tự
suy nghĩ. Đón nhận món quà yêu thương mà La Phôngten trao tặng, các em thiếu
nhi như hòa mình vào thế giới của các loài vật. Ngụ ngôn La Phôngten tạo cho các
em sự suy ngẫm, khơi gợi chí tò mò và làm sống dậy sự ham thích khám phá.
1.2. Lí do sư phạm
Học sinh tiểu học được tiếp xúc với truyện ngụ ngôn nói chung và Ngụ
ngôn La Phôngten nói riêng bằng nhiều phương tiện và hình thức khác nhau; trong
nhà trường chủ yếu thông qua môn Tiếng Việt. Truyện ngụ ngôn tác động mạnh
đến tình cảm và nhận thức của trẻ, góp phần tích cực vào việc giáo dục học sinh.


Nghiên cứu đề tài “Giá trị nghệ thuật và ý nghĩa các nhân vật Sư tử, Hổ,
Cáo, Sói trong Ngụ ngôn La Phôngten” có ý nghĩa rất lớn đối với tôi trong công tác
giảng dạy sau này. Nó giúp tôi đưa thơ văn đến gần với trẻ bằng sự say mê, yêu
thích; đồng thời hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ.
Là một cử nhân ngành Giáo dục Tiểu học, một giáo viên tiểu học tương lai,
nhiệm vụ của tôi không chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản mà còn
cung cấp cho các em vốn sống, vốn kinh nghiệm, hiểu biết; giáo dục các em từ lời
ăn tiếng nói đến cách ứng xử, giao tiếp trong cuộc sống; giúp các em có cái nhìn,
cách đánh giá đúng đắn về thế giới muôn màu xung quanh; biết phân biệt tốt – xấu,

đúng – sai, việc nên làm – việc không nên làm, dần hoàn thiện bản thân vươn tới
“chân – thiện – mĩ”.
Việc giáo dục trẻ qua các câu chuyện ngụ ngôn đóng vai trò rất quan trọng.
Hiểu được giá trị đích thực của Ngụ ngôn La Phôngten là cơ sở vững chắc góp
phần nâng cao việc giảng dạy tốt môn Tiếng Việt và giáo dục học sinh tiểu học của
người giáo viên.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Tìm hiểu Ngụ ngôn La Phôngten để thấy được sự phong phú, đa dạng, độc
đáo của thế giới nhân vật (người, loài vật, vật vô tri); đặc biệt là nghiên cứu các
nhân vật Sư tử, Hổ, Cáo, Sói – những nhân vật đại diện cho tầng lớp vua quan, giới
quý tộc, tư sản Pháp thế kỉ XVII; qua đó khám phá ý nghĩa sâu sắc của Ngụ ngôn
La Phôngten trong việc giáo dục học sinh tiểu học.
3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

La Phôngten (Jean de La Fontaine, 8/7/1621 – 14/4/1695) là nhà thơ ngụ
ngôn, nhà văn cổ điển Pháp, sinh ra ở vùng Satô Chieri. Mẹ của La Phôngten mất
sớm. La Phôngten lớn lên nhờ sự dạy bảo theo tinh thần tự do của cha – một viên
chức quản lí khu rừng ở địa phương. Sau khi học ở Pa-ri, La Phôngten trở về quê
nối nghiệp của người cha khoảng 20 năm, sống cùng những người nông dân và
thiên nhiên, cây cỏ. Đó là một trong những lí do vì sao trong những tác phẩm văn


học của ông thường xuyên xuất hiện những nhân vật loài vật hoặc cây cối. Năm
1683, ông được bầu vào Viện Hàn lâm. La Phôngten ưa cuộc sống tự do phóng
khoáng, không muốn gần gũi cung đình vua chúa như nhiều nhà thơ cổ điển Pháp
thời đó nên không được vua Lui XIV ưa thích.
La Phôngten sáng tác nhiều thể loại. Văn xuôi, ông có Truyện thơ (1665 –
1675), Xisê (tiểu thuyết, 1664 – 1674). Ông còn sáng tác kịch. Tuy nhiên, tên tuổi
của ông trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới là nhờ vào những tác phẩm thơ ngụ

ngôn trong tập Ngụ ngôn (1666 – 1694), với những bài thơ nổi tiếng: Ve và Kiến,
Quạ và Cáo, Chó Sói và Cừu non, Thần Chết và lão tiều phu, Con Cáo và chùm
nho, Gà Trống và Cáo, Ông già và các con, Gà Mái đẻ trứng vàng, Thỏ và Rùa,
Chó thả mồi bắt bóng, Đám ma Sư tử, Hội đồng Chuột,…
Ngụ ngôn La Phôngten gồm 12 quyển được in thành 3 tập:
Tập 1 (1668) từ quyển 1 đến quyển 6 gồm 124 bài.
Tập 2 (1678 – 1679) từ quyển 7 đến quyển 11 gồm 87 bài.
Tập 3 (1694) gồm quyển 12 có 27 bài.
Văn phong của La Phôngten hoạt bát, nhiều màu sắc, dí dỏm, tươi vui,
châm biếm, giàu chất thơ, dễ hiểu nhưng cũng rất đa nghĩa. Thế giới loài vật trong
tác phẩm của La Phôngten là xã hội Pháp thế kỉ XVII thu nhỏ với nhiều mâu thuẫn
xã hội, nhiều tầng lớp, giai cấp từ những người nghèo khổ cho đến giới quý tộc,
thượng lưu. Có nhà nghiên cứu văn học khẳng định rằng muốn hiểu người Pháp thế
kỉ XVII thì cần đọc La Phôngten. Điều thú vị hơn là sáng tác của La Phôngten có
một sức phổ quát rất lớn. Vượt ra khỏi biên giới nước pháp, thơ văn La Phôngten
đã trở thành món ăn tinh thần được ưa thích trên toàn thế giới. Cho đến nay, đã trải
qua mấy thế kỉ nhưng tác phẩm của La Phôngten vẫn giữ nguyên giá trị.
Bàn về La Phôngten và Ngụ ngôn La Phôngten thì từ xưa đến nay đã có
nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học trên thế giới cũng
như ở Việt Nam đề cập đến. Do khuôn khổ của khóa luận tốt nghiệp và do khả
năng, năng lực về ngoại ngữ, nguồn tài liệu tham khảo còn hạn chế nên phần lịch


sử vấn đề này chỉ xây dựng từ những bài viết của một số tác giả nước ngoài đã
được dịch sang tiếng Việt và các ý kiến đánh giá của các tác giả trong nước.
Nhắc đến thể loại ngụ ngôn người ta nhớ ngay đến Êdốp – ông tổ của thể
loại này với 350 truyện ngụ ngôn. Đến thế kỉ XVII, La Phôngten đã kế thừa truyện
ngụ ngôn của Êdốp và phát triển thành Ngụ ngôn La Phôngten với 238 bài thơ ngụ
ngôn. Ngụ ngôn La Phôngten là một kiểu phúng dụ bằng thơ ngắn xây dựng độc
đáo có cốt truyện, nhân vật, lời thoại như một vở kịch nhỏ. Đánh giá Ngụ ngôn La

Phôngten có một số ý kiến sau:
Trong cuốn Tác gia, tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường,
Nguyễn Ngọc Thi viết: “Thơ ngụ ngôn La Phôngten tự nhiên, tinh tế, triết lí nhẹ
nhàng, dễ đi vào lòng người và có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Qua câu chuyện giữa
các loài vật, La Phôngten bóc trần cái xấu xa, độc ác của kẻ thống trị với giọng
châm biếm sâu cay, đồng thời mỉa mai và phê phán thói hư tật xấu của con người
nói chung. La Phôngten đã khẳng định: “… những ngụ ngôn này là bức tranh mà
mỗi người đều thấy mình được vẽ lên ở đó”. ” [18, 315].
“Với ngụ ngôn, La Phôngten không chỉ tạo dựng một xã hội sôi động, phức
tạp mà còn vẽ lên bức tranh tự nhiên rộng lớn với tất cả cảnh sắc vốn có của nó.
Đây cũng là sắc thái riêng của sáng tác La Phôngten trong dòng văn học cổ điển
chủ nghĩa” [18, 315].
“Ngụ ngôn La Phôngten giàu chất hiện thực, chan chứa tinh thần công dân,
là công cụ có hiệu lực để đấu tranh chống các thói xấu của xã hội phóng kiến quân
chủ” [7, 215].
Trong cuốn Từ điển tác gia văn học và sân khấu nước ngoài, Hữu Ngọc có
viết: “Tập thơ ngụ ngôn (1668 – 1694) đã khiến La Phôngten nổi tiếng khắp thế
giới. Đề tài lấy ở nhiều nguồn (truyện ngụ ngôn Hi Lạp, Ấn Độ). Sử dụng thể thơ
tự do (thời ấy ít dùng) và ngôn ngữ nhân dân xây dựng những đoạn kịch phản ánh
một cách trào phúng xã hội Pháp với những bất công, thói chuyên quyền, áp bức;
lạc quan, yêu cái lành mạnh, yêu thiên nhiên; thông cảm với nỗi khổ đau của kẻ


yếu hèn. La Phôngten tạo ra được một thế giới riêng, loài vật và cỏ cây nói và hành
động như con người. Những bài thơ ngụ ngôn ngắn gọn kết hợp với nhiều thể loại
(bi kịch, hài kịch, hùng ca trữ tình, nghị luận, triết lí)” [9, 263].
Bàn về nghệ thuật thơ ngụ ngôn La Phôngten, Trần Duy Châu viết: “Nghệ
thuật thơ La Phôngten bắt nguồn từ nhiều yếu tố: truyền thống dân tộc Pháp từ
truyện con Cáo thời trung cổ, truyền thống của ngụ ngôn Hi Lạp qua Êdốp, truyền
thống La Mã ở Pheđrơ” [2, 184].

Ngoài những ý kiến đánh giá của các tác giả trong nước còn có những ý
kiến đánh giá của một số tác giả nước ngoài đã được dịch sang tiếng Việt.
Một nhà phê bình Liên Xô đã khẳng định: “Những Ngụ ngôn của La
Phôngten là sự nghiệp chính của đời ông. Bằng những ngụ ngôn đó, ông nói ra tư
tưởng sâu kín của mình mà ông đã cố công nghiên cứu một cách thận trọng”.
Nhà Văn học sử Mô-cun-xki cho rằng Ngụ ngôn của La Phôngten là “cả
một phòng triển lãm thênh thang gồm những bức tranh của xã hội Pháp hồi thế kỉ
XVII” [2, 184].
Ten-nơ - triết gia, nhà phê bình văn học Pháp thế kỉ XVII đã nhận xét về
La Phôngten: “Ông là nhà thơ. Tôi tin rằng với người Pháp chúng ta, ông thật sự là
một nhà thơ chân chính. Hãy chú ý đến tính chất độc đáo trong bản chất và cốt cách
nghệ thuật của ông. Tác phẩm của ông là những bức tranh sinh động về cuộc đời và
xã hội Pháp cuối thế kỉ XVII” [19, 15].
Xanh-tơ Bơ-vơ – nhà phê bình văn học Pháp thế kỉ XVIII thì tìm thấy ở La
Phôngten những cảm xúc chân thành, những băn khoăn, trăn trở trước những vấn
đề bức xúc trong xã hội đã bật thành lời nhưng không gay gắt mà nhẹ nhàng, tế nhị:
“Ông suy tưởng và viết bằng trái tim chân thành, có những nhận xét tinh tế, vui, dí
dỏm, dùng các ngôn ngữ dân gian giỏi, khéo léo chọn, hàm xúc và có vần điệu”
[19, 17].
Ni-sa – nhà văn Pháp thế kỉ XVIII nhận thấy tính giáo dục trong thơ ngụ
ngôn La Phôngten là dành cho đối tượng ở mọi lứa tuổi thuộc các tầng lớp khác


nhau trong xã hội: “Độc giả ở mọi lứa tuổi đều đọc thơ ngụ ngôn La Phôngten.
Cùng trong những truyện đó, tùy theo tuổi tác, khi đọc sẽ rút ra từ tác phẩm sự
thích thú, những hiểu biết bổ ích, kinh nghiệm sống, cách sử thế phù hợp với tuổi
tác của mình” [19, 18].
Gut-ta-vơ Lăng-sông - nhà phê bình văn học Pháp thế kỉ XIX cho rằng: “…
La Phôngten chỉ nêu lên và đúc kết những điều nhận xét, những hiện tượng, những
kinh nghiệm có thật trong cuộc sống đời thường, để rồi qua đó, người đọc dễ dàng

cảm thụ được ý nghĩa răn đời” [19, 20].
Nhận xét chung về La Phôngten và những sáng tác của ông, Lơ Sa-noa Lơmơ – nhà phê bình văn học Pháp, nhà sư phạm phát biểu: “Có một nhà thơ đã cống
hiến cả cuộc đời cho sự làm giàu kho tàng chung của nhân loại bằng sự tìm tòi,
quan sát rất khổ công, bằng trí tưởng tượng tuyệt vời và bằng tài năng độc đáo của
mình, cuối cùng nhà thơ đó đã làm nên một tác phẩm nghệ thuật bất hủ” [19, 20].
Tuy nhiên, không phải ai cũng đánh giá cao Ngụ ngôn La Phôngten. Nhiều
nhà văn, nhà phê bình văn học cùng thời với ông và cả sau này cũng đóng góp ý
kiến khác nhau.
Nhà thơ La-mac-tanh cho rằng thơ ngụ ngôn La Phôngten là “khập khiễng,
nhố nhăng”, “không hài hòa”.
Giăng Giắc Rút-xô thường chê thơ ngụ ngôn La Phôngten không có chức
năng giáo dục. Ông thường thấy trong tác phẩm toàn gương xấu, ích kỉ, tàn ác, vụ
lợi, lừa đảo …
Tuy vậy, từ khi ra đời cho đến nay, Ngụ ngôn La Phôngten vẫn luôn có sức
hấp dẫn rất lớn đối với người đọc ở mọi lứa tuổi trong xã hội. Những bài học luân
lí, đạo đức trong mỗi bài thơ ngụ ngôn luôn khiến độc giả tiếp nhận một cách thích
thú và phải suy ngẫm. Chính số đông độc giả luôn tìm đọc Ngụ ngôn La Phôngten
đã chứng minh sức hút về nghệ thuật độc đáo cũng như ý nghĩa giáo dục của các
bài thơ đó. Qua một số ý kiến đánh giá vừa nêu trên, tôi thấy rằng Ngụ ngôn La
Phôngten không chỉ có cách xây dựng nhân vật vừa lạ vừa hay mà nó còn có tính


triết lí nhẹ nhàng, sâu sắc, có ý nghĩa giáo dục bởi khi đọc xong mỗi người đều
thấy mình hiện lên ở đó.
4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Với đề tài này, tôi chỉ nghiên cứu các nhân vật Sư tử, Hổ, Cáo và Sói trong
Ngụ ngôn La Phôngten và việc giáo dục học sinh tiểu học thông qua các nhân vật
này.
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, trong phạm vi tài liệu thu thập được,

tôi đã lựa chọn, nghiên cứu các bài thơ ngụ ngôn trong quyển Truyện ngụ ngôn La
Phôngten do Nguyễn Văn Qua dịch và một số bài được đưa vào trong sách giáo
khoa Tiếng Việt ở tiểu học. Bên cạnh đó, người viết có sử dụng những thành tựu
nghiên cứu của các tác giả khác có liên quan đến nội dung đề tài.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong việc sử dụng tài liệu để nghiên cứu, xử lí, tôi đã tiến hành một số
phương pháp như phương pháp khảo sát, phương pháp thống kê, phương pháp phân
tích.
6. CẤU TRÚC KHÓA LUẬN

Nội dung đề tài gồm 2 chương:
Chương 1: Giá trị nghệ thuật của các nhân vật Sư tử, Hổ, Cáo, Sói trong
Ngụ ngôn La Phôngten.
Chương 2: Ý nghĩa của các nhân vật Sư tử, Hổ, Cáo, Sói trong Ngụ ngôn
La Phôngten.


NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG 1: GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA
CÁC NHÂN VẬT SƯ TỬ, HỔ, CÁO, SÓI TRONG
NGỤ NGÔN LA PHÔNGTEN

1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1.1. Ngụ ngôn
Trong cuốn Giáo trình văn học thiếu nhi Việt Nam có viết: Truyện ngụ
ngôn là một trong những thể loại triết lí của văn học dân gian. Nó được hình thành
trên cơ sở ý thức xã hội đã phát triển mạnh, đặc biệt là sự thức tỉnh của tinh thần
duy lí dân gian.
Trong Truyện ngụ ngôn La-Phôngten, dịch giả Nguyễn Văn Qua viết:

“Truyện ngụ ngôn là những mẩu chuyện ẩn chứa một ý nghĩa luân lí nào đó dưới
tấm màn hư cấu” [11, 10].
Ngụ ngôn (tiếng Anh: fable): Lời nói, mẩu chuyện có ngụ ý (ngụ là “gửi”)
xa xôi bóng gió được sử dụng rộng rãi trong nhiều thể loại văn học dân gian và văn
học thành văn (như thơ ngụ ngôn, truyện ngụ ngôn,ca dao, tục ngữ) [5, 216].
Tục ngữ ngụ ngôn như:
Chó chê mèo lắm lông.
Cha lươn không đào lỗ cho lươn nằm.
Cáo chết ba năm quay đầu về núi.
Ca dao ngụ ngôn như:
Ếch kêu dưới vũng tre ngâm
Ếch kêu mặc ếch, tre dầm mặc tre.
Thương thay thân phận con rùa
Trên đình hạc cưỡi dưới chùa đội bia.


Theo cuốn Từ điển tiếng Việt phổ thông: Ngụ ngôn là bài thơ hay truyện
ngắn mượn chuyện loài vật để nói về việc đời, nhằm dẫn đến những kết luận về đạo
lí, về kinh nghiệm sống [14, 627].
Truyện ngụ ngôn thường dùng các loài vật, đồ vật để gián tiếp nói chuyện
loài người, nêu lên những bài học luân lí hoặc triết lí dưới một hình thức kín đáo (ví
dụ: Thầy bói xem voi, Cáo mượn oai hùm, Mèo lại hoàn mèo,…)
Nhân vật trong truyện ngụ ngôn đa số là loài vật nhưng cũng có thể là cây
cỏ, trăng sao và cũng có khi là người hoặc các bộ phận của người. Nhưng dù là loại
gì thì nhân vật trong truyện ngụ ngôn cũng chỉ là phương tiện giúp cho tác giả gián
tiếp nêu lên những điều muốn gửi gắm mà thôi.
1.1.2. Cốt truyện
Cốt truyện (tiếng Anh là: plot, tiếng Nga: siujet, tiêng Pháp: sujet) : Hệ
thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định,
tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn

học thuộc các loại tự sự và kịch [5, 99].
“Cốt truyện là hệ thống sự kiện làm nòng cốt cho sự diễn biến các mối
quan hệ và sự phát triển của tính cách nhân vật trong tác phẩm văn học” [14, 193].
Theo Giáo trình lí luận văn học: “Cốt truyện là chuỗi các sự kiện được tạo
dựng trong tác phẩm tự sự và kịch, nằm dưới lớp lời trần thuật, làm nên cái sườn
của tác phẩm” [12, 92].
Hay “Cốt truyện là một hệ thống những biến cố tạo thành bộ phận lớn nhất
của một tác phẩm, nhằm thể hiện chủ đề và bộc lộ tính cách các nhân vật trong mối
quan hệ qua lại với nhau” [13, 74].
1.1.3. Nhân vật văn học
a. Khái niệm nhân vật văn học
Nhân vật là đối tượng chủ thể để làm nên hành động. Các hành động của
nhân vật sẽ làm nảy sinh những biến cố, những mâu thuẫn trong tác phẩm. Các mâu
thuẫn gắn kết và móc xích với nhau để tạo nên cốt truyện. Vì vậy, người ta nói


“nhân vật” là lực lượng tạo nên những diễn biến, nội dung của tác phẩm. Về khái
niệm nhân vật văn học có một số quan điểm sau:
Nhân vật văn học (tiếng Anh: character, tiếng Nga: personazh) : Con người
cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học [5, 235].
Nhân vật văn học là khái niệm dùng để chỉ hình tượng các cá thể con người
trong tác phẩm văn học – cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng các
phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ [12, 114].
“Nhân vật là đối tượng (thường là con người) được miêu tả, thể hiện trong
tác phẩm văn học, nghệ thuật” [14, 648].
Theo Phương Lựu: “Nhân vật là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn
học, tiêu điểm để bộc lộ chủ đề, tư tưởng chủ đề và đến lượt mình nó lại được các
yếu tố có tính chất hình thức của tác phẩm tập trung khắc họa. Do đó nhân vật là
nơi tập trung giá trị tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm văn học” [6, 109].
Theo Lí luận văn học do Hà Minh Đức chủ biên thì: “ Nhân vật văn học đó

không chỉ là con người, những con người có tên hoặc không tên được khắc họa sâu
đậm hoặc chỉ thoáng qua trong tác phẩm mà còn có thể là những sự vật, loài vật
khác ít nhiều mang bóng dáng, tính cách của con người được dùng như những
phương thức khác nhau để biểu hiện con người”.
Có ý kiến lại cho rằng: “Nhân vật văn học là con người được miêu tả thể
hiện trong tác phẩm văn học bằng phương diện văn học. Khái niệm văn học có khi
được sử dụng một cách ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể mà chỉ một hiện
tượng nổi bật trong tác phẩm”.
“Nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những
dấu hiệu về sự tồn tại, toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh
con người, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể
hoang đường được gắn cho những đặc điểm giống con người. Nhân vật văn học là
phương thức nghệ thuật nhằm khai thác những nét thuộc đặc tính con người, nhân
vật có ý nghĩa trước hết ở các loại hình văn học tự sự và kịch. Các thành tố tạo nên


nhân vật gồm: Hạt nhân tinh thần của cá nhân, tư tưởng, lợi ích đời sống, thế giới
xúc cảm, ý chí, các ý thức và hành động (…) Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ
thuật, nó mang tính ước lệ không thể bị đồng nhất với con người có thực ngay khi
tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất gần với nguyên mẫu có thật. Nhân vật
văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người, nó có thể
được xây dựng chỉ dựa trên cơ sở quan niệm ấy (...) Nhân vật văn học là một trong
những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn, một khuynh
hướng, trường phái hay phong cách” – Trong 150 thuật ngữ văn học của tác giả Lại
Nguyên Ân [1, 249].
Có nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm văn học, tuy nhiên có hai ý kiến
của hai tác giả Lại Nguyên Ân và Hà Minh Đức đưa ra khái niệm về nhân vật văn
học mà tôi thấy toàn diện nhất. Nhân vật trong các tác phẩm văn học không phải
chỉ là con người mà còn là loài vật, vật vô tri, cây cối được tác giả sử dụng để thể
hiện tâm hồn, tính cách cũng như lí tưởng của tác giả.

b. Phân loại nhân vật văn học
Nhân vật chính (tiếng Anh: protagonist, central character) : Nhân vật then
chốt của cốt truyện, giữ vị trí trung tâm trong việc thể hiện đề tài,chủ đề và tư
tưởng của tác phẩm [5, 226].
Nhân vật phụ: Nhân vật giữ vị trí thứ yếu so với nhân vật chính trong diễn
biến của cốt truyện, trong quá trình triển khai đề tài, thể hiện tư tưởng và chủ đề
của tác phẩm [5, 231].
Nhân vật chính là nhân vật đóng vai trò chủ chốt, xuất hiện nhiều, giữ vị trí
then chốt của cốt truyện hoặc tuyến cốt truyện [12, 126].
Nhân vật phụ mang các tình tiết, sự kiện, tư tưởng có tính chất phụ trợ, bổ
sung [12, 128].
Trong cuốn Văn học – tài liệu đào tạo giáo viên: “Nhân vật chính là nhân
vật quan trọng nhất, thường xuất hiện nhiều nhất trong tác phẩm. Nhân vật chính có
vai trò chủ yếu trong quá trình diễn biến của cốt truyện nhằm triển khai chủ đề và


bộc lộ tư tưởng của tác phẩm. Trong một tác phẩm có nhiều nhân vật chính thì
nhân vật chính nào quan trọng hơn cả được coi là nhân vật trung tâm. Tìm được
nhân vật chính tức là đã tìm ra đầu mối quan trọng để thâm nhập tác phẩm về mọi
phương diện”. Còn “Nhân vật phụ là nhân vật có vai trò thứ yếu trong quá trình
diễn biến của cốt truyện nhằm triển khai chủ đề và bộc lộ tư tưởng của tác phẩm.
Trong một tác phẩm có thể có nhiều nhân vật phụ khác nhau, điều đó phụ thuộc
vào dung lượng của tác phẩm, vào mức độ liên quan của từng nhân vật phụ với
nhân vật chính để góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Cũng có những
nhân vật phụ chỉ thoáng xuất hiện, không để lại dấu ấn gì đặc biệt và cũng không
gây phương hại gì cho tác phẩm.” [13, 71].
Xét về phương diện hệ giá trị, về quan hệ đối với lí tưởng, các nhân vật lại
có thể chia ra làm nhân vật chính diện (còn gọi là nhân vật tích cực) và nhân vật
phản diện (còn gọi là nhân vật tiêu cực) :
Nhân vật chính diện và phản diện là những phạm trù lịch sử. Nhân vật

chính diện mang lí tưởng, quan điểm tư tưởng, đạo đức tốt đẹp của tác giả và của
thời đại. Trái lại, nhân vật phản diện lại mang những phẩm chất xấu xa, trái với đạo
lí và lí tưởng, đáng lên án và phủ định [12, 129].
Nhân vật chính diện (tiếng Nga: polojitel’nyi geroi): “Là nhân vật thể hiện
những giá trị tinh thần, những phẩm chất đẹp đẽ, những hành vi cao cả của con
người được nhà văn miêu tả, khẳng định, đề cao trong tác phẩm theo một quan
điểm tư tưởng, một lí tưởng xã hội – thẩm mĩ nhất định” [5, 226].
Nhân vật phản diện (tiếng Nga: otricatel’nyi geroi): “Nhân vật văn học
mang những phẩm chất xấu xa, trái với đạo lí và lí tưởng của con người, được nhà
văn miêu tả trong tác phẩm với thái độ chế giễu, lên án, phủ định” [5, 230].
“Nhân vật chính diện (cũng gọi là nhân vật tích cực) là nhân vật mang đầy
đủ những phẩm chất tốt đẹp nhất của một giai cấp hay một lực lượng tiến bộ của xã
hội được thể hiện trong tác phẩm. Nhân vật chính diện thường có khả năng đem lại


cho người đọc sự yêu thương, mến phục hoặc kính trọng, và cũng có khi trở thành
mực thước để người đọc noi theo.” [13, 71].
Vì là đại diện cho tư tưởng, tình cảm, đạo đức của một giai cấp hay một lực
lượng tiến bộ của xã hội nên nhân vật chính diện luôn luôn mang tính chất lịch sử.
Bên cạnh đó “Nhân vật phản diện (cũng gọi là nhân vật tiêu cực) là nhân
vật có tư tưởng, tình cảm, hành động… ngược hẳn lại đối với nhân vật chính diện.
Nhân vật phản diện thường gợi lên ở người đọc sự khinh ghét hoặc căm giận, giúp
người đọc xa lánh được những cái lạc hậu, phản động, và trong chừng mực cho
phép, có thể đấu tranh để chống lại những cái đó.” [13, 71].
1.2. GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA CÁC NHÂN VẬT SƯ TỬ, HỔ, CÁO, SÓI
TRONG NGỤ NGÔN LA PHÔNGTEN

1.2.1. Xã hội Pháp thế kỉ XVII
Thời kì La Phôngten viết ngụ ngôn là thời kì nền quân chủ chuyên chế
Pháp đã trở thành phản động, quần chúng nhân dân rên xiết dưới ách độc đoán,

mâu thuẫn xã hội gay gắt. Ngụ ngôn La Phôngten đã tái hiện bức tranh rộng lớn,
chân thực về xã hội Pháp cuối thế kỉ XVII, tố cáo thói chuyên quyền, độc đoán, ưa
phỉnh nịnh của “Vua – Mặt Trời”; công kích giai cấp tư sản, quý tộc phong kiến
thói hợm hĩnh, hiếu danh, bạc bẽo, vô ơn, nịnh trên nạt dưới, luồn cúi. Dưới chế độ
thống trị hà khắc, bất công, che đậy bằng những trò bịp bợm xảo trá của vua quan
phong kiến, quý tộc, những người dân bé nhỏ, hiền lành chỉ còn biết cắn răng chịu
đựng nhiều áp bức, thiệt thòi.
1.2.2. Thế giới nhân vật trong Ngụ ngôn La Phôngten
Thế giới nhân vật trong Ngụ ngôn La Phôngten rất phong phú và đa dạng,
từ con người (Ông già xay bột, cậu con trai; Chàng xay rượu và vợ anh ta; Con cá
nhỏ và người đi câu;…) đến loài vật (Con Dơi và hai con Chồn, Bồ Câu và Kiến,
Quạ và Cáo,…) cây cối, vật vô tri (Cây sậy và cây sồi, Chân tay và dạ dày, Bình
đất và bình sắt,…) và thần (Tử thần và lão tiều phu, Thần Chết và ông lão hấp hối,
Cái túi đeo,…). Trong đó, nhân vật là loài vật cũng rất nhiều từ loài to, khỏe như


Sư tử, Hổ, Cáo, Sói đến các con vật hiền lành như Cừu, Ngựa, Thỏ, Dê,…; các con
vật nhỏ bé như Kiến, Ve, Muỗi, Ếch Nhái, Chuột,…
Trong Ngụ ngôn La Phôngten, Sư tử, Hổ, Cáo, Sói là các con vật xuất hiện
với tần số khá nhiều và chủ yếu là nhân vật chính, nhân vật phê phán với những
thói xấu đại diện cho giai cấp thống trị trong xã hội Pháp thời bấy giờ. Đó là Sư tử Vua, dùng quyền lực để cai trị độc đoán, hà khắc, ưa phỉnh nịnh, ăn chơi trên sự
thống khổ của các con vật hiền lành, bé nhỏ cừu, ngựa, dê,… đại diện cho tầng lớp
nhân dân lao động chịu bao áp bức, bóc lột của vua quan phong kiến. Ngay dưới
vua Sư tử là “bọn tay sai” đắc lực thích luồn cúi, bợ đỡ thiết lập một chế độ để áp
bức nhân dân, đó là Hổ, Cáo, Sói – quý tộc, tư sản phong kiến.
STT

Sư tử

1


Sư tử và Muỗi
mắt

2

Sư tử và Chuột
Nhắt

3

Sư tử và Lừa đi
săn

4

Hổ

Cáo

Sói

Quạ và Cáo

Chó Sói và Chó
giữ nhà

Con Sư tử

Cáo và Cò


Chó Sói và Cừu
non

Muông thú
nhiễm bệnh
dịch hạch

Khỉ xử kiện
giữa Sói và Cáo

Khỉ xử kiện giữa
Sói và Cáo

Con Sư tử già

Gà Trống và
Cáo

Chó Sói giả dạng
người chăn cừu

5

Sư tử và cuộc
chiến tranh

Cáo và Dê

Sói và Cò


6

Lừa đội lốt Sư
tử

Con Cáo và
chùm nho

Những con Sói và
bầy Cừu

7

Sư tử và mục
đồng

Con Cáo và
tượng bán thân

Con Sư tử già

8

Sư tử ốm và
Cáo

Con Cáo cộc
đuôi


Chó Sói, Dê mẹ và
Dê con

Khỉ và Báo


Muông thú
nhiễm bệnh
dịch hạch

Sư tử và cuộc
chiến tranh

Chó Sói, người mẹ
và đứa con nhỏ

10

Con Sư tử

Sư tử ốm và
Cáo

Ngựa và Chó Sói

11

Sư tử và Gấu
cái


Muông thú
nhiễm bệnh
dịch hạch

Muông thú nhiễm
bệnh dịch hạch

12

Triều đình Sư tử

Triều đình Sư tử

Chó Sói và người
thợ săn

13

Tang lễ Sư tử
cái

Mèo và Cáo

Chó Sói và con
chó gầy

14

Người chủ trại,
Chó giữ nhà và

Cáo

Chó Sói và những
người chăn cừu

15

Sói và Cáo

Sói và Cáo

16

Cáo, những con
Ruồi và Nhím

Cáo, Chó Sói và
Ngựa

17

Cáo, Chó Sói và
Sư tử và mục đồng
Ngựa

9

18

Cáo và những

con Gà tây

Lừa và Chó

19

Con Sư tử

Vì sao con chó bị
cắt tai

19

19

Tổng
số

13

3

Bảng: Thống kê các nhân vật Sư tử, Hổ, Cáo, Sói trong
Ngụ ngôn La Phôngten
Ngụ ngôn La Phôngten là một hệ thống tổng hòa đa dạng các nhân vật thể
hiện phong phú tính cách cũng như thói hư tật xấu của con người trong xã hội. Với


bảng thống kê dưới đây, ta sẽ thấy được sự “biến hóa” tài tình trong cách thể hiện
tính cách nhân vật của La Phôngten. Mặc dù có rất nhiều loại nhân vật khác nhau

hay có những nhân vật được nhắc đến rất nhiều lần như các nhân vật Sư tử, Cáo,
Sói,… nhưng ông vẫn làm nổi bật được ý nghĩa của mỗi câu chuyện mà vẫn khiến
người đọc thích thú.
1.2.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Sư tử, Hổ, Cáo, Sói trong Ngụ ngôn La
Phôngten
a. Nhân vật Sư tử
Nhân vật thường gặp trong thơ ngụ ngôn La Phôngten là Sư tử. Qua việc
khảo sát và thống kê 108 bài trong quyển Truyện ngụ ngôn La Phôngten thì có đến
13 bài có nhân vật Sư tử, trong đó 10 bài Sư tử là nhân vật chính như: Sư tử và
Muỗi Mắt, Sư tử và cuộc chiến tranh (Sư tử xuất quân), Sư tử và Chuột Nhắt,…;
chỉ ít bài Sư tử là nhân vật phụ, được nói đến: Muông thú bị bệnh dịch hạch, Con
Sư tử,…
Nhân vật Sư tử được nhắc đến ở cả hai mặt tốt và xấu, ở cả hai vai chính
diện và phản diện. Xưa nay Sư tử được mệnh danh là “chúa tể sơn lâm”, đại diện
cho tầng lớp vua chúa. Sư tử sống ăn bám, phè phỡn trên sự đói khổ của muôn loài.
Bản chất của nó là hống hách, kiêu căng trong Sư tử bị người quật chết; thói ngông
nghênh, cậy quyền cậy thế nhiều khi khiến nó tự chuốc họa vào thân trong Sư tử và
Muỗi mắt:
“Hãy cút đi loài côn trùng dơ bẩn
Khuất mắt ta đi đồ rác rưởi thế gian
Ta vẩy đuôi là thân xác ngươi tan
Đồ muỗi mắt yếu hèn trên trái đất!”
Đó là giọng ngông nghênh hống hách
Sư tử kia mắng muỗi nhỏ bay ngang
(Sư tử và Muỗi mắt)
Sư tử - một vị chúa tể đầy quyền uy, dùng quyền lực, sức mạnh của mình để
áp bức kẻ khác, một kẻ chuyên quyền, độc ác trong Triều đình Sư tử.
Hang Sư tử thối tha gớm ghiếc



Xác các loài cầm thú chết bốc lên
Một bãi tha ma gây khiếp đảm kinh hồn
Nhưng:
Vua Sư tử bắt gọi là cung điện
Và hơn thế nữa, đây còn là:
Nơi đức vua muốn mở tiệc mừng công
Sư tử luôn muốn bành chướng thế lực bằng cách gây chiến tranh, mà hậu
quả là muôn dân phải gánh chịu:
Sư tử nọ muốn gây nghiệp lớn
Phác trong đầu: huy động chiến tranh
(Sư tử và cuộc chiến tranh)
Tuy nhiên, qua cuộc chiến tranh này, Sư tử cho thấy một nhà lãnh đạo tài
ba có tầm nhìn bao quát, có tài quân sự điều binh khiển tướng, biết dùng người:
Voi to khỏe thì mang chiến cụ,
Gấu gan lì dùng lúc xung phong,
Cáo làm tình báo nội công,
Khỉ hay quấy rối dùng trong vùng tề.
Có ý kiến: gọi Lừa thêm bận,
Cũng miễn trừ cho Thỏ vốn nhát gan
Chúa sơn lâm bác bỏ những lời bàn
Cứ cho gọi cả Lừa và cả Thỏ.
Lừa to mồm cho thổi kèn không bỏ
Thỏ chạy nhanh năng nổ việc thông tin
Người chỉ huy giỏi bao quát tầm nhìn
Tài sắp đặt biết chọn người giao việc
Kẻ nhiều tài, kẻ ít tài dùng hết
Tổng động viên chẳng để sót một ai.
(Sư tử và cuộc chiến tranh)



Với dáng vẻ bề ngoài oai nghiêm, dũng mãnh, Sư tử không chỉ được miêu
tả ở mặt tàn bạo, bất công mà còn được miêu tả ở khía cạnh hào hiệp, đáng khen
nữa. Đó là tính cách độ lượng của kẻ bề trên trong Sư tử và Chuột Nhắt.
Dưới nanh vuốt một con Sư tử
Chuột run lên van lạy xin tha
Chúa sơn lâm rộng lượng hải hà
Buông tha Chuột chẳng thèm ăn thịt.
Hơn nữa, tuy không phải là nhân vật chính mà chỉ được nói đến, chỉ là
mượn hình tượng nhưng Sư tử còn đại diện cho những giá trị lớn của một đức tính,
đại diện cho quyền lực, sự oai nghiêm, mạnh mẽ mà những kẻ hợm hĩnh, ảo tưởng
“ăn cắp” lốt để khoác cho mình khi lừa bịp người khác như con Lừa nọ trong Lừa
đội lốt sư tử.
Một con Lừa khoác da Sư tử
Dọa bao người sợ hãi từ lâu
Lừa mượn oai danh của Sư tư làm bao người nể sợ nhưng khi bị phát hiện
là Lừa đội lốt Sư tử thì:
Lừa đội lốt! Một người phát hiện
Cầm ba-toong quát đuổi con Lừa
Sư tử - chúa tể muôn loài, một bản chất hống hách, kiêu căng, dùng quyền
lực để áp chế người khác nhưng lại có tài lãnh đạo, biết dùng người vào những
công việc phù hợp. Bất kể nhân vật nào trong Ngụ ngôn La Phôngten cũng là hiện
thân của con người trong xã hội mà không ai là toàn diện, đều có cái tốt, cái xấu
cùng tồn tại trong một cá thể.
b. Nhân vật Hổ
Trong quyển Truyện ngụ ngôn La-Phôngten do Nguyễn Văn Qua dịch thì
nhân vật Hổ xuất hiện 3 lần, trong đó Hổ là nhân vật chính ở 2 bài Khỉ và Báo và
Con Sư tử.


Tại khu hội chợ, người ta bán vé vào xem xúc vật, trò chơi với những lời

quảng cáo “khá kêu” về hai con vật là Báo và Khỉ được trưng bày:
Giới thiệu Báo, họ nêu lông đẹp
Bộ lông này vua cũng phải ưa
Màu sắc đẹp lại đơm hoa
Khoác vào ấm sực mượt mà hơn nhung
Tuy Báo được quảng cáo rất “kêu” và có bộ lông đẹp nhưng:
Người ta mua vé xem đông
Nhưng chỉ một lượt chứ không xem nhiều
Bởi lẽ:
Báo kia lộng lẫy ngoại hình
Nhưng nhìn lâu thấy lạnh lùng vô duyên
Trái ngược hẳn với Báo chỉ có vẻ bề ngoài “hòa nhoáng”, lộng lẫy thì Khỉ
lại được “mến mộ vì duyên, vì tài”, mặc dù “Khỉ kia nhăn nhó xấu điên”:
Gian bên cạnh thì rao trò khỉ
Khỉ thông minh biết đủ mọi trò
Nhào lộn, nhăn mặt, làm hề
Đá bóng cũng giỏi, “đăng-xê” cũng tài
Lộn vòng khéo khiến ai cũng thích
(Khỉ và Báo)
Đầu tiên Báo hiện lên với vẻ đẹp bên ngoài khiến nhiều người thích thú
nhưng không kéo dài lâu bởi đó chỉ là vẻ đẹp vỏ bọc không có cái tài, không có nét
duyên dáng.
Báo và Sư tử cùng nhau cai trị mỗi bên một phương. Bề ngoài thì giả vờ
giao hảo với nhau nhưng bên trong lại âm thầm hại nhau. Khi Sư tử già chết Sư tử
con mới sinh, Báo liền cho họp triều đình để “hòa bình, chiến tranh”. Cáo hiến kế


×