Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Chuyên đề nghiên cứu quá trình hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư và ý nghĩa của việc nghiên cứu sản xuất giá trị thặng dư, chu chuyển tư bản và ý nghĩa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.42 KB, 17 trang )

Câu 1. Quá trình SX giá trị thặng dư ? So sánh hai phương pháp
SX giá trị thặng dư. Ý nghĩa của việc nghiên cứu ?
1. Quá trình sản xuất giá trị thặng dư trong CNTB
*/ Tính chất hai mặt của quá trình sản xuất TBCN:
- Đó là quá trình lao động tạo ra GTSD của hàng hoá: quá trình này là
sự kết hợp giữa SLĐ với TLSX để tạo ra những GTSD đáp ứng yêu cầu của
xã hội. Trong bất kỳ xã hội nào sản xuất cũng là quá trình kết hợp giữa 2 yếu
tố nói trên nhưng giữa các xã hội khác nhau nó khác nhau ở trình độ phát
triển, biểu hiện ở trình độ của LLSX.
Trong quá trình sản xuất TBCN, đây là quá trình nhà tư bản sử dụng
SLĐ đã mua được để sản xuất hàng hoá nên nó những đặc điểm riêng:
+ Công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản
+ Sản phẩm làm ra thuộc sở hữu của nhà tư bản
- Mặt khác, đấy là quá trình tạo ra và làm tăng giá trị của hàng hoá. Do
vậy, nhà tư bản phải tuân theo quy luật giá trị tức là phải theo thời gian lao
động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hoá.
Quá trình sản xuất trong CNTB là quá trình sản xuất hàng hoá, nhà tư
bản mua SLĐ của người công nhân kết hợp với TLSX để sản xuất ra một
hàng hoá có GTSD nhất định. Vì GTSD là nội dung vật chất của hàng hoá và
cũng là vật mang GT và GT trao đổi. Tất cả những hoạt động trên của nhà tư
bản cũng chỉ nhằm mục đích có được GTTD. Do đó, sản xuất hàng hoá trong
CNTB cũng chính là quá trình sản xuất ra GTTD.
a. Quá trình tạo ra giá trị:
*/ Để làm rõ hơn quá trình sản xuất GTTD, chúng ta lấy ví dụ về nhà
tư bản sản xuất sợi.
- Giả định:
+ Mua bán theo quy luật giá trị (trao đổi ngang giá)
+ Hao phí lao động sản xuất sợi đúng bằng hao phí lao động xã hội cần
thiết.
1
+ Một ngày lao động của người công nhân là 10h: 5h sáng, 5h chiều.


+ Các TLSX được tính khấu hao hết trong 1ngày.
+ TLSX chỉ bao gồm: máy quay sợi và nguyên liệu bông.
+ Mỗi giờ lao động người công nhân sáng tạo ra lượng giá trị mới là:
40 đồng.
Để tiến hành sản xuất trong 1ngày, nhà TB phải bỏ ra một lượng tư bản
ứng trước là:
T - H- Bông (20 kg): 600
Hao mòn máy móc:
200
Mua SLĐ (10h): 200 5h sáng
5h chiều
- Giả sử: với năng suất lao động trung bình, cường độ lao động trung
bình, và các điều kiện khác bình thường, trong 5h lao động sáng, người công
nhân đã chuyển hoá 10 kg bông thành 10kg sợi. Ta có sơ đồ sau:
5h lao động sáng (quá trình tạo ra giá trị):

T - H -
(600)
Bông
(10kg): 300
Sản xuất
Sợi
(H’)
(600)
Bông: 300
Hao mòn
m
2
: 100
Hao mòn m

2
: 100
Mua SLĐ:
200
GT mới do lao động
của công nhân tạo ra: 5h x
40 = 200
Trong 5h lao động sáng, người công nhân đã tạo ra 1 lượng giá trị mới
ngang bằng với giá trị SLĐ. Quá trình này được gọi là quá trình tạo ra GT.
Giá trị ứng ra không tăng, do vậy không có GTTD và tiền chưa biến thành tư
bản.
2
b. Quá trình làm tăng thêm giá trị
Nhưng vì nhà tư bản mua SLĐ của công nhân trong 10h nên công nhân
sẽ phải tiếp tục làm việc cho nhà tư bản trong 5h chiều để sản xuất ra 1 lượng
sợi bằng với lượng sợi của 5h lao động sáng nhưng sẽ không được trả thêm
công.
5h lao động chiều:

T - H -
(400)
Bông
(10kg): 300
Sản xuất
Sợi
(H’)
(600)
Bông: 300
Hao mòn
m

2
: 100
Hao mòn m
2
: 100
GT mới do lao động
của công nhân tạo ra: 5h x
40 = 200
Kết thúc một ngày làm việc, nhà tư bản chi ra 1000, nhưng lượng sợi
mà nhà tư bản thu về là 600x2 = 1200đ. Trong 5h lao động chiều, người công
nhân sáng tạo ra 1 lượng GT là 200 nhưng bị nhà tư bản chiếm đoạt. Quy luật
của trao đổi hàng hoá vẫn được tuân thủ, hàng hoá sợi được bán trên thị
trường theo đúng giá trị của nó nhưng mang về 1 lượng là 1200 cho nhà tư
bản. Đó chính là nguồn gốc sinh lợi của nhà tư bản, là bí mật của sự lớn lên
không ngừng của tư bản.
Phần chênh lệch là: T(1000) – H – T’ (1200 = 1000T + 200t )
GTTD (m)
Như vậy, giá trị SLĐ và giá trị do SLĐ tạo ra trong quá trình sản xuất
hàng hoá là 2 đại lượng khác nhau. Nhà tư bản nhằm vào sự chênh lệch về
giá trị đó khi mua SLĐ của người công nhân.
Toàn bộ quá trình "chuyển hoá tiền thành tư bản, diễn ra trong lưu
thông và cũng không diễn ra trong lưu thông. Nhờ lưu thông, nhà tư bản đã
mua được SLĐ trên thị trường hàng hoá – SLĐ, để rồi trong quá trình sản
xuất, SLĐ tạo ra GTTD cho nhà tư bản. Lưu thông đã chuẩn bị những yếu tố
3
cần thiết cho quá trình làm tăng giá trị, và quá trình làm tăng giá trị không
diễn ra trong lưu thông mà diễn ra trong quá trình sản xuất.
*/ Kết luận:
- GTTD trong CNTB là phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao
động, do người công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm đoạt. (Ký

hiệu là: m)
Nguồn gốc của GTTD: do lao động của người công nhân tạo ra.
Bản chất của GTTD: biểu hiện mối quan hệ giữa 2 giai cấp tư sản và vô
sản. Mối quan hệ này mang tính chất đối kháng.
2. So sánh hai phương pháp sản xuất GTTD
a. Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
*/ Phương pháp sản xuất GTTD tuyệt đối
Trong giai đoạn phát triển đầu tiên của sản xuất TBCN, khi trình độ
KH – CN còn thấp, năng suất lao động chưa cao thì phương pháp chủ yếu để
tăng GTTD là kéo dài ngày lao động của công nhân.
GTTD tuyệt đối là GTTD được sản xuất ra bằng cách kéo dài tuyệt đối
ngày lao động trong khi GT SLĐ và thời gian lao động tất yếu không thay
đổi.
- VD: Giả sử ngày lao động bình thường là 8h, trong đó 4h là thời gian
LĐ tất yếu và 4h là thời gian LĐ thặng dư. Tiền lương trả cho công nhân
trong 1 ngày là 200, m’ = 100%, khối lượng GTTD thu được là M = m’ x V =
100% x 200 = 200. Nhà tư bản kéo dài ngày lao động từ 8h → 10h, trong đó
thời gian lao động tất yếu vẫn giữ nguyên là 4h, như vậy thời gian lao động
thặng dư sẽ tăng lên là 6h. Nhà tư bản có được m’ = 150% và M = 150% x
200 = 300
Ngoài biện pháp kéo dài ngày lao động thì nhà tư bản còn sử dụng biện
pháp tăng cường độ lao động. Kéo dài ngày lao động hay tăng cường độ lao
động sẽ làm tăng thời gian lao động thặng dư cho nhà tư bản, từ đó tăng khối
lượng GTTD nhà tư bản thu được.
*/ Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối
4
GTTD tương đối là GTTD thu được do tăng năng suất lao động rút
ngắn thời gian lao động tất yếu, nhờ đó kéo dài thời gian lao động thặng dư
trong khi độ dài ngày lao động không thay đổi.
- VD: Giả sử ngày lao động bình thường là 8h, trong đó 4h là thời gian

LĐ tất yếu và 4h là thời gian LĐ thặng dư. Tiền lương trả cho công nhân
trong 1 ngày là 200, m’ = 100%, khối lượng GTTD thu được là M = m’ x V =
100% x 200 = 200.
Giả định rằng ngày lao động không thay đổi nhưng do đổi mới công
nghệ, áp dụng máy móc thiết bị hiện đại nên năng suất lao động tăng gấp 2
lần, công nhân chỉ cần 2h lao động đã tạo ra được một lượng giá trị bằng với
giá trị SLĐ của mình. Do đó, với độ dài ngày lao động như cũ (8h), tỷ lệ
phân chia ngày lao động sẽ thay đổi: 2h là thời gian lao động tất yếu và 6h là
thời gian lao động thặng dư. Nhà tư bản thu được m’ = 6h/ 2h = 300% và M =
300% x 200 = 600.
Nếu trong giai đoạn đầu của CNTB, sản xuất GTTD tuyệt đối là
phương pháp chủ yếu thì đến giai đoạn sau, khi kỹ thuật phát triển, sản xuất
giá trị thặng dư tương đối là phương pháp chủ yếu. Lịch sử phát triển của lực
lượng sản xuất và của năng suất lao động xã hội dưới CNTB đã trải qua 3
giai đoạn: hợp tác giản đơn, công trường thủ công và đại công nghiệp cơ khí,
đó cũng là quá trình nâng cao trình độ bóc lột GTTD tương đối.
Bởi vậy, nhà tư bản không ngừng cải tiến kỹ thuật, áp dụng KH - CN
vào sản xuất để tăng năng suất lao động. Mặt khác, nhà tư bản cũng khuyến
khích người công nhân phát huy năng lực sáng tạo, liên tục đưa ra những
phát minh sáng kiến để nâng cao sức sản xuất, thu được nhiều GTTD hơn
nữa cho nhà tư bản. Nhà tư bản trích lại một phần GTTD mà họ chiếm đoạt
được để thưởng cho người công nhân. Điều đó làm cho người công nhân lầm
tưởng rằng càng phát huy năng lực sáng tạo thì càng có lợi.
*/ Giá trị thặng dư siêu ngạch: là GTTD thu được do áp dụng công
nghệ mới làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị xã hội
GTTD siêu ngạch = Giá trị xã hội - Giá trị cá biệt
5
Giả định rằng với phương pháp sản xuất GTTD tương đối, tỷ lệ phân
chia ngày lao động: 2h là thời gian lao động tất yếu và 6h là thời gian lao
động thặng dư. Tất cả các nhà tư bản thu được lượng GTTD tương đối là 600.

Có 1 nhà tư bản cá biệt đã áp dụng công nghệ mới nhất và sớm nhất
khiến cho năng suất lao động cá biệt của họ tăng thêm 25%, cụ thể là thời
gian lao động tất yếu của công nhân chỉ còn 1,5h, thời gian lao động thặng dư
tăng lên là 6,5h. Khi đó, nhà tư bản này sẽ thu được m’ = 433% và lượng
GTTD là: M = 433% x 200 = 867. Lượng GTTD siêu ngạch mà nhà tư bản
này thu được so với các nhà tư bản khác là: = GTTD cá biệt – GTTD tương
đối = 867 – 600 = 267
Giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thái biến tướng của GTTD tương
đối. Vì cơ sở chung của GTTD siêu ngạch và GTTD tương đối đều là tăng
năng suất lao động song khác nhau ở chỗ: GTTD tương đối thu được do tăng
năng suất lao động xã hội, GTTD siêu ngạch thu được do tăng năng suất lao
động cá biệt. Do đó, GTTD siêu ngạch chỉ có một số ít nhà tư bản thu được,
GTTD tương đối thì toàn xã hội tư bản thu được. GTTD siêu ngạch không
chỉ biểu hiện mối quan hệ bóc lột của nhà tư bản đối với người công nhân
làm thuê mà còn trực tiếp biểu thị mối quan hệ cạnh tranh giữa các nhà tư
bản với nhau. Các nhà tư bản luôn tìm cách cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất
lao động nhằm hạ thấp GT cá biệt của hàng hoá.
b. So sánh các phương pháp sản xuất GTTD
Những điểm khác nhau chủ yếu:
Phương pháp SX GTTD
tuyệt đối
Phương pháp SX GTTD
tương đối
P
hương
thức
thực
hiện
Kéo dài tuyệt đối ngày lao
động

Tăng cường độ lao động
trong khi các yếu tố khác không
đổi
Tăng NSLĐ từ đó rút ngắn
thời gian lao động cần thiết, tăng
thời gian lao động thặng dư
T
hời
Thời kỳ đầu của CNTB,
khi NSLĐ thấp thì phương pháp
Khi KHCN phát triển, ứng
dụng thành tựu của KHCN vào
6
gian áp
dụng
này chiếm ưu thế sản xuất ngày càng phổ biến,
NSLĐ tăng cao thì phương pháp
này chiếm ưu thế
c. Những điểm giống nhau chủ yếu
- Đều có các phạm trù: t1, t2, GT và GTSD của hàng hoá SLĐ, m’, M,
C, V
- Đều đòi hỏi một trình độ nhất định về NSLĐ, cường độ lao động, độ
dài ngày lao động.
- GTTD tuyệt đối và GTTD tương đối đều là một bộ phận GT mới do
SLĐ của công nhân tạo ra, dôi ra ngoài GT SLĐ.
- Trong điều kiện hiện nay, nhà tư bản vẫn áp dụng đồng thời cả 2
phương thức sản xuất GTTD: Do nhà tư bản áp dụng máy móc không đồng
bộ nên công nhân phải chạy theo tốc độ vận hành của máy móc khiến cho
người công nhân phải lao động với cường độ cao, sự hao phí SLĐ cũng tăng
lên. Ngay trong nền sản xuất hiện đại áp dụng tự động hoá cao, cường độ lao

động của người lao động vẫn tăng nên dưới những hình thức mới, cường độ
lao động thần kinh thay thế cho cường độ lao động của cơ bắp. Vì tăng cường
độ lao động về thực chất cũng tương tự như kéo dài ngày lao động, nên sản
xuất tư bản chủ nghĩa trong điều kiện hiện đại vẫn là một sự kết hợp một
cách tinh vi cả hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư.
d. Ý nghĩa phương pháp luận
*/ Việc chạy theo GTTD siêu ngạch là động lực trực tiếp thúc đẩy các
nhà tư bản tìm tòi, ứng dụng công nghệ mới, cải tiến kỹ thuật. Do sự phát
triển của KH – CN khiến cho việc ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất
nhanh hơn, việc đào thải các dây chuyền công nghệ cũ, lạc hậu cho các nước
có trình độ kém phát triển hơn là tất yếu. Đó chính là quá trình chuyển giao
công nghệ. Các nhà tư bản tìm cách chuyển giao những dây chuyền sản xuất
cũ hơn sang các nước đang và kém phát triển, vừa tận dụng được công suất
tối đa của máy móc, vừa tìm được nơi đầu tư có lợi nhuận. Vì vậy, đối với
các nước nhận chuyển giao công nghệ cần phải hết sức chú ý nắm bắt những
thành tựu công nghệ mới để có thể nhận được những dây chuyền sản xuất
7
hiện đại vừa không bị biến thành kho chứa những rác thải công nghệ từ các
nước phát triển.
*/ Việc nghiên cứu các phương pháp sản xuất GTTD trong CNTB có ý
nghĩa rất quan trọng đối với Việt Nam, thể hiện ở những nội dung sau:
- Khẳng định rõ hơn bản chất bóc lột của tư bản đối với người lao động
làm thuê và chứng minh tính khách quan của con đường đi lên CNXH mà
Đảng, Nhà nước và nhân dân ta lựa chọn.
- Có tác dụng kích thích sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động, áp
dụng những thành tựu của KH – CN vào sản xuất, cải tiến tổ chức quản lý
sản xuất. Xu hướng phát triển tất yếu và tính xã hội hoá ngày càng cao của
lực lượng sản xuất mâu thuẫn ngày càng gay gắt với tính chất tư nhân của
QHSX TBCN.
- Là cơ sở lý luận để Đảng và Nhà nước ta đề ra đường lối, chính sách

cho quá trình CNH, HĐH hiện nay ở Việt Nam.
Để giảm thời gian lao động tất yếu, tăng thời gian LĐ thặng dư thì
chúng ta phải giảm GT của các TLTD, có nghĩa là tăng năng suất lao động
trước tiên trong những ngành sản xuất ra TLTD: ngành nông nghiệp, dịch vụ,
công nghiệp nhẹ. Từ đó thu được GTTD tương đối. GTTD tương đối này sẽ
được phân phối lại để nhằm mục đích nâng cao đời sống cho người lao động,
tạo lập nguồn vốn cho nền kinh tế, tái đầu tư mở rộng sản xuất, áp dụng KH
– CN vào sản xuất. Đó là quá trình CNH, HĐH và cũng là cơ sở để chúng ta
thực hiện chiến lược đi tắt đón đầu trong phát triển đất nước.
8
Câu 2. Chu chuyển tư bản ? Sự hình thành lợi nhuận Bình quân ?
Ý nghĩa của các vấn đề nghiên cứu ?
1. Chu chuyển tư bản:
a. Các khái niệm
- Chu chuyển tư bản: “Tuần hoàn của tư bản, khi được coi là một quá
trình định kỳ, chứ không phải một hành vi cá biệt, thì gọi là vòng chu chuyển
của tư bản”. (C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, T24, Nxb Chính trị quốc gia,
H1994, tr234-235).
Khi chúng ta nghiên cứu sự tuần hoàn của tư bản, tức là chúng ta đang
nghiên cứu về ba hình thái biểu hiện của tư bản qua ba giai đoạn khác nhau
thì khi nghiên cứu về chu chuyển của tư bản chúng ta nghiên cứu về tốc độ
vận động của tư bản nhanh hay chậm và nghiên cứu ảnh hưởng của tốc độ
đối với việc sản xuất và thực hiện giá trị thặng dư.
- Thời gian chu chuyển của tư bản: “tổng thời gian chu chuyển của một
tư bản nhất định bằng thời gian lưu thông và thời gian sản xuất của nó cộng
lại. Đó là khoảng thời gian kể từ khi giá trị tư bản được ứng ra dưới một hình
thái nhất định, cho đến khi giá trị tư bản đang vận động quay trở về cũng
dưới hình thái ấy” (Sđd, tr231).
- Số lần chu chuyển của tư bản: “Nếu chúng ta lấy CH để chỉ năm là
đơn vị đo lường của thời gian chu chuyển, lấy ch để chỉ thời gian chu chuyển

của một tư bản nhất định, lấy n để chỉ số lần chu chuyển của tư bản, thì
chúng ta sẽ có n = .” (Sđd, tr235)
Ví dụ: nếu thời gian chu chuyển ch là 3 tháng, chẳng hạn, thì chúng ta
có n = 12/3 = 4; như vậy là tư bản thực hiện 4 vòng chu chuyển, đã quay bốn
vòng trong một năm. Nếu ch = 18 tháng, thì n = 12/18 = 2/3 hay trong một
năm, tư bản chỉ quay được có 2/3 thời gian chu chuyển của nó. Nếu thời gian
chu chuyển của tư bản là vài năm, thì tất nhiên nó sẽ được tính bằng cách
nhân với số năm đó.
“Đối với nhà tư bản, thời gian chu chuyển của tư bản của hắn là thời
gian trong đó hắn phải ứng trước tư bản của hắn ra để nó tăng thêm giá trị và
9
ch
CH
quay trở về dưới hình thái ban đầu của nó” (Sđd, tr236). Thời gian chu
chuyển của tư bản là thước đo thời hạn đổi mới, thời hạn lắp lại quá trình
tăng thêm giá trị của tư bản.
b. Các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ chu chuyển của tư bản
Tuần hoàn của tư bản bao gồm quá trình sản xuất và quá trình lưu
thông, nên thời gian chu chuyển của tư bản cũng do thời gian sản xuất và thời
gian lưu thông cộng lại.
* Thời gian sản xuất: Thời gian sản xuất là thời gian tư bản nằm
trong lĩnh vực sản xuất. Do đó, việc kéo dài thời gian sản xuất cũng sẽ làm
giảm tốc độ chu chuyển của TB, như là kéo dài thời gian lưu thông vậy.
Thời gian sản xuất = thời gian lao động + thời gian gián đoạn lao động
+ thời gian dự trữ sản xuất
- Thời gian lao động là thời gian người lao động tác động vào đối
tượng lao động để tạo ra sản phẩm. Đây là thời gian hữu ích nhất, vì nó tạo ra
giá trị cho sản phẩm.
- Thời gian gián đoạn lao động là thời gian đối tượng lao động, dưới
dạng bán thành phẩm nẳm trong lĩnh vực sản xuất, nhưng không có sự tác

động của lao động mà chịu sự tác động của thời gian.
Ví dụ, rượu nho mới thì lúc đầu phải được để lên men một thời gian,
rồi sau đó lại phải được cất đi một thời gian nữa, để có thể đạt đến một trình
độ hoàn thiện nhất định. Trong nhiều ngành công nghiệp thì sản phẩm phải
được sấy khô, ví dụ như trong ngành đồ gốm, hay phải được đặt dưới những
ảnh hưởng nào đó làm thay đổi tính chất hóa học của nó như trong ngành
phiếu vải chẳng hạn.
Thời gian gián đoạn lao động có thể xen kẽ với thời gian lao động hoặc
tách ra thành một thời kỳ riêng biệt, nó có thể dài ngắn khác nhau tuỳ thuộc
vào các ngành sản xuất, các sản phẩm chế tạo và phụ thuộc vào công nghệ
sản xuất.
- Thời gian dự trữ sản xuất
“Một loại dự trữ khác nữa cũng có ảnh hưởng tương tự đến sự chu
chuyển của tư bản, loại dự trữ này chỉ là tư bản sản xuất tiềm thế, nhưng do
10
chính ngay bản chất của kinh doanh, nó phải được tích luỹ thành những khối
lượng tương đối lớn, và do đó, cần được ứng ra cho sản xuất trong một thời
gian tương đối dài, mặc dầu nó chỉ gia nhập từng ít một vào quá trình năng
động của sản xuất” (Sđd, 364).
Thời gian dự trữ sản xuất là thời gian các yếu tố sản xuất đã được mua
về, sẵn sàng tham gia quá trình sản xuất,nhưng chưa thực sự được sử dụng
vào quá trình sản xuất còn ở dạng dự trữ. Sự dự trữ đó là điều kiện cho quá
trình sản xuất liên tục. Quy mô dự trữ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: đặc điểm
của các ngành, tình hình của thị trường và năng lực tổ chức, quản lý sản
xuất
Cả thời gian gián đoạn lao động và thời gian dự trữ sản xuất đều không
tạo ra giá trị cho sản phẩm. Sự tồn tại của các thời gian này là không tránh
khỏi, nhưng thời gian của chúng càng dài, hay sự chênh lệch giữa thời gian
sản xuất với thời gian lao động càng lớn thì hiệu quả của tư bản càng thấp.
Rút ngắn thời gian này là yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả của tư bản.

* Thời gian lưu thông:
“thời gian chu chuyển của tư bản thì bằng thời gian sản xuất và thời
gian lưu thông hoặc thời gian lưu chuyển của nó cộng lại. Vì vậy, cố nhiên là
độ dài khác nhau của thời gian lưu thông làm cho thời gian chu chuyển, và do
đó, độ dài của thời kỳ chu chuyển, cũng khác nhau.” (Sđd, tr 368).
Thời gian lưu thông là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông.
Thời gian lưu thông gồm thời gian mua và thời gian bán, kể cả thời gian vận
chuyển.
Thời gian lưu thông = thời gian mua (đầu vào) + thời gian bán (đầu
ra)
Do những chi phí bảo quản… cho nên có thể cần một chi phí TB phụ
thêm (368)
- Thời gian bán: “Một phần thời gian lưu thông - phần tương đối quan
trọng nhất - là thời gian bán hàng, tức là thời kỳ mà tư bản nằm trong trạng
thái tư bản hàng hóa.” (Sđd, tr368). Thời gian bán phụ thuộc vào:
11
+ Khoảng cách thị trường. Khoảng cách thị trường tạo cho TB quay trở
về nhanh hay chậm, do đó cả thời gian chu chuyển sẽ được rút ngắn hay
không
+ Sự cải tiến những phương tiện giao thông và vận tải: rút ngắn một
cách tuyệt đối khoảng thời gian di chuyển của hàng hóa: Nên thuận lợi hay
phương tiện giao thông được cải tiến, hiện đại thì tạo điều kiện chu chuyển
nhanh hơn của TB, sẽ bù lại một phần cho sự đắt đỏ một số sản phẩm, một số
điều kiện sx.
+ Giao thông, vật tải tiến bộ mở rộng thị trường
+ Thời gian dài ngắn khác nhau của lưu thông hàng hóa từ nơi sản xuất
đến nơi tiêu thụ không những quyết định thời gian bán, mà còn quyết định cả
những sự khác nhau trong trong việc chuyển hóa tiền thành các yếu tố của tư
bản sản xuất, tức là trong thời gian mua.
- Thời gian mua: việc cách xa nguồn nguyên liệu, khối lượng nguồn

nguyên liệu… có ảnh hưởng đến thời gian dài nhiều hay ít dưới hình thái tư
bản hàng hóa tiềm thế trong những ngành sx khác.
Trong thời gian lưu thông, tư bản không làm chức năng sản xuất, nhìn
chung, không tạo ra giá trị cho sản phẩm và giá trị thặng dư cho tư bản.Tuy
nhiên, sự tồn tại của nó là tất yếu và có vai trò quan trọng. Vì đó là đầu vào
và đầu ra của sản xuất. Cung cấp các điều kiện cho sản xuất và thực hiện sản
phẩm do sản xuất tạo ra. Rút ngắn thời gian lưu thông làm cho tư bản nằm
trong lĩnh vực lưu thông giảm xuống, tăng được lượng tư bản đầu tư cho sản
xuất. Rút ngắn thời gian lưu thông cũng làm rút ngắn thời gian chu chuyển,
làm cho quá trình sản xuất lặp lại nhanh hơn, tạo được nhiều giá trị và giá trị
thặng dư hơn, làm tăng hiệu quả của tư bản.
2. Sự hình thành lợi nhuận bình quân
Trong sản xuất TBCN tồn tại hai loại cạnh tranh là: cạnh tranh trong
nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành.
a. Cạnh tranh trong nội bộ ngành và sự hình thành giá trị thị trường
- Khái niệm: Cạnh tranh trong nội bộ ngành là sự cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp cùng sản xuất kinh doanh trong một ngành, cùng sản xuất kinh
12
doanh một loại hàng hóa nhằm giành lấy điều kiện sản xuất và tiêu thụ có lợi
nhất để thu lợi nhuận siêu ngạch.
- Mục đích: giành ưu thế trong sản xuất để có ưu thế trong tiêu thụ
- Biện pháp cạnh tranh: Các nhà tư bản thường xuyên cải tiến kỹ thuật,
hợp lý hóa sản xuất, nâng cao năng suất lao động và chất lượng hàng hóa,…
làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa do doanh nghiệp sản xuất ra thấp hơn giá
trị xã hội để thu lợi nhuận siêu ngạch.
- Kết quả của cạnh tranh nội bộ ngành: Hình thành nên giá trị xã hội
(giá trị thị trường) của từng loại hàng hóa, làm cho điều kiện sản xuất trung
bình của một ngành thay đổi, giá trị xã hội của hàng hóa giảm xuống, chất
lượng hàng hóa được nâng cao, chủng loại hàng hóa phong phú.
b. Cạnh tranh giữa các ngành và sự hình thành lợi nhuận bình quân

- Nguyên nhân: trong xã hội có nhiều ngành sản xuất khác nhau, với
các điều kiện sản xuất khác nhau làm cho cấu tạo hữu cơ, tốc độ chu chuyển
của tư bản khác nhau khiến cho lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận giữa các ngành
không giống nhau, nên các nhà tư bản phải chọn ngành nào có tỷ suất lợi
nhuận cao nhất để đầu tư => cạnh tranh giữa các ngành.
- Khái niệm: Cạnh tranh giữa các ngành là sự cạnh tranh trong các
ngành sản xuất khác nhau nhằm mục đích tìm nơi đầu tư có lợi hơn.
Xét ví dụ sau: Có 3 ngành sản xuất kinh doanh khác nhau, tư bản của
mỗi ngành đều bằng 100, tỷ suất giá trị thặng dư m’ đều bằng 100%, tư bản
ứng trước có tư bản cố định chuyển hết giá trị vào sản phẩm (tư bản ứng
trước = K).
Ngành
sản xuất
Chi phí sản
xuất (K)
m’
(%)
M
P’
(%)
Cơ khí 800c + 200v 100 200 20
Dệt 700c + 300v 100 300 30
Da 600c + 400v 100 400 40
13
Như vậy nếu cùng một lượng tư bản đầu tư, nhưng c/v khác nhau nên
P’ khác nhau. Nhà tư bản không thể bằng lòng đứng yên ở những ngành có P’
thấp, nếu như theo ví dụ trên thì những nhà tư bản ở ngành cơ khí sẽ di
chuyển tư bản của mình sang ngành da, làm cho sản phẩm của ngành da
nhiều lên (cung > cầu), do đó giá hàng hóa ở ngành da giảm xuống, giá cả
thấp hơn giá trị làm p’ của ngành da giảm . Ngược lại, sản phẩm ở ngành cơ

khí sẽ giảm đi (cung < cầu), nên giá cả sẽ cao hơn giá trị, lúc đó p’ của ngành
cơ khí sẽ tăng lên. Như vậy, sự tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang
ngành khác làm thay đổi tỷ suất lợi nhuận của ngành và dẫn đến san đều tỷ
suất lợi nhuận, mỗi ngành đều nhận được tỷ suất lợi nhuận 30%. Và sự tự do
di chuyển này chỉ tạm thời dừng lại khi p’ ở tất cả các ngành đều xấp xỉ bằng
nhau. Kết quả là hình thành nên tỷ suất lợi nhuận bình quân.
- Hình thức: Di chuyển tư bản từ ngành có p’ thấp sang ngành có p’ cao
hơn. Quá trình di chuyển tư bản chỉ tạm thời dừng lại khi p’ giữa các ngành
tương tự nhau.
- Kết quả của cạnh tranh giữa các ngành: hình thành tỷ suất lợi nhuận
bình quân, và giá trị hàng hóa chuyển hóa thành giá cả sản xuất.
*/ Tỷ suất lợi nhuận bình quân
- Khái niệm: là tỷ số tính theo phần trăm giữa tổng giá trị thặng dư và
tổng số tư bản xã hội đã đầu tư vào các ngành của nền sản xuất TBCN. Tỷ
suất lợi nhuận bình quân ký hiệu là P’.
P’ =
∑ m
∑ (c + v)
x 100%
=
∑ P
∑ K
x 100%
14
Trong đó:
P’: tỷ suất lợi nhuận
K: Chi phí sản xuất
TBCN
c: giá trị tư liệu sản
xuất

v: giá trị sức lao động
m: giá trị thặng dư
Khi hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân thì số lợi nhuận của các
ngành sản xuất đều tính theo tỷ suất lợi nhuận bình quân và do đó nếu có số
tư bản bằng nhau, dù đầu tư vào ngành nào cũng đều thu được lợi nhuận bằng
nhau, gọi là lợi nhuận bình quân.
- Lợi nhuận bình quân là số lợi nhuận bằng nhau của những tư bản
bằng nhau, dù đầu tư vào những ngành sản xuất khác nhau, ký hiệu là P.
P = P’ . k
- Phạm trù lợi nhuận bình quân có ý nghĩa: Che giấu bản chất bóc lột
của CNTB vì khoản lợi nhuận mà các nhà tư bản thu được chỉ phụ thuộc vào
số lượng tư bản họ ứng ra để kinh doanh và vào tỷ suất lợi nhuận bình quân.
Bản chất của lợi nhuận bình quân là giá trị thặng dư do công nhân tạo ra và
được phân chia giữa các nhà tư bản thông qua cạnh tranh, bị bình quân hóa
theo tỷ lệ tư bản ứng ra.
c. Sự chuyển hóa của giá trị hàng hóa thành giá cả sản xuất
Cùng với sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và lợi nhuận bình
quân thì giá trị hàng hóa W = C + V + m chuyển hóa thành giá cả sản xuất.
Giá cả sản xuất bằng chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận bình quân: GCSX =
K + P
Khi hình thành giá cả sản xuất thì giá cả hàng hóa xoay quanh giá cả
sản xuất. Xét về mặt lượng, ở mỗi ngành giá cả sản xuất và giá trị hàng hóa
có thể không bằng nhau nhưng trong toàn xã hội thì tổng giá cả sản xuất luôn
bằng tổng giá trị hàng hóa. Giá trị vẫn là cơ sở, là nội dung bên trong giá cả
15
sản xuất, giá cả sản xuất là cơ sở của giá cả thị trường và giá cả thị trường
xoay quanh giá cả sản xuất.
d. Ý nghĩa nghiên cứu
- Nghiên cứu sự hình thành tỉ suất lợi nhuận bình quân, lợi nhuận bình
quân và giá cả sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng, nó chỉ rõ sự tranh giành

nhau về mặt quyền lợi giữa các nhà tư bản.
- Mặt khác nó cũng vạch rõ toàn bộ giai cấp tư sản đã tham gia bóc lột
toàn bộ giai cấp công nhân, do đó giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh
chống CNTB phải đấu tranh với tư cách là một giai cấp, kết hợp giữa đấu
tranh kinh tế và đấu tranh về chính trị.
- Lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất che dấu nguồn gốc giá trị
thặng dư làm cho người ta nhầm tưởng cứ đầu tư một lượng tư bản như nhau
thì thu được lợi nhuận như nhau, dẫn đến quan điểm tư bản sinh lợi nhuận.
- Sự hình thành lợi nhuận bình quân cho thấy cạnh tranh gây gắt có tác
dụng ngăn cản độc quyền, đồng thời cạnh tranh thôi thúc các nhà tư bản cải
tiến kỹ thuật sản xuất, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
- Cạnh tranh dẫn đến đa dạng hóa chủng loại hàng hóa, giá cả hàng hóa
ngày càng rẻ hơn, sự chuyện môn hóa trong sản xuất khiến cho các ngành
nghề được mở rộng, sản phẩm mới ngày càng tăng, đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của xã hội.
- Ý nghĩa nghiên cứu với nước ta:
+ Nghiên cứu sự cạnh tranh giữa các ngành cho thấy, để tạo động lực
cho các ngành, doanh nghiệp sản xuất đáp ứng đầy đủ nhu cầu của XH, mang
lợi ích cho người tiêu dùng thì Nhà nước phải là người tạo môi trường cạnh
tranh thuận lợi, khuyến khích các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh, nâng
cao năng lực cạnh tranh của chính bản thân doanh nghiệp
+ Hiện nay, chúng ta vẫn còn tồn tại 3 mức lương: lương trong khối
đơn vị hành chính sự nghiệp công, lương của khối doanh nghiệp nhà nước,
lương của doanh nghiệp ngoài nhà nước. Điều đó khiến cho nạn chảy máu
chất xám trong các đơn vị hành chính công, doanh nghiệp nhà nước diễn ra
16
ngày càng nhiều => Nhà nước cần phải có những chính sách để giảm khoảng
cách chênh lệch về tiền lương, hạn chế tình trạng chảy máu chất xám.
+ Để khuyến khích đầu tư vào những lĩnh vực Nhà nước mong muốn
phát triển nền kinh tế quốc dân, Nhà nước tạo môi trường cạnh tranh thuận

lợi, có những ưu đãi đầu tư và nhiều ưu đãi khác đối với các doanh nghiệp.

17

×