Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Cơ sở lý luận
Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định trong sự
nghiệp đổi mới đất nước với cách mạng khoa học kỹ thuật đang phát triển như
vũ bão, con người cùng với trí tuệ đã trở thành nhân tố quyết định sự phát
triển nhiều mặt của xã hội. Giáo dục không chỉ là một bộ phận khăng khít của
nền kinh tế xã hội mà còn là động lực hàng đầu thúc đẩy sự phát triển. Giáo
dục là nhân tố tái sản xuất mở rộng sức lao động của con người. Từ thực tiễn
đó, Đảng và Nhà nước đã đề ra mục tiêu của đất nước ở thế kỉ 21 là “ Dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Với sự thay đổi cơ bản về cơ cấu xã hội để tiếp thu một nền văn minh
trí tuệ, khoa học hiện đại, trong đó con người đứng vị trí trung tâm thì việc
đào tạo thế hệ trẻ là một việc làm cần thiết, cấp bách. Chúng ta hãy vì: “ Trẻ
em hôm nay, thế giới ngày mai”.
Thấy rõ được tầm quan trọng của thế hệ mai sau Đảng ta đã chỉ rõ
“Công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải đi liền với việc bảo tồn, phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc”. Giá trị đạo đức, lễ giáo đạo đức, lễ giáo truyền thống về
một phương diện nhất định chính là vấn đề đang được đặt ra cho những người
làm công tác văn hóa, giáo dục, làm sao đổi mới phải gắn liền với giáo dục
đạo đức truyền thống cho thế hệ trẻ.
Về mặt lí luận, các nhà tâm lý học và giáo dục học đều thống nhất rằng:
“Trong những năm đầu của cuộc đời hệ thần kinh của trẻ em là mềm mại hơn
cả và thường trong quãng thời gian đó sẽ rất dễ hình thành những nét cơ bản
của cá tính và hoàn thiện những thói quen nhất định. Sau đó, những phẩm
chất được hình thành từ thời thơ ấu sẽ tiếp tục phát triển. Những gì mà đứa trẻ
có trước lúc đó quyết định 90% kết quả của quá trình giáo dục”.
Hà Thị Yến
Lớp K34 - GDMN
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Chúng ta lớn lên bằng lời ru ngọt ngào của ông bà, cha mẹ, bằng nhữg
câu chuyện thần tiên đầy giá trị nhân ái cao đẹp. Từ đó, thể xác ta cũng lớn
dần lên và đôi cánh tâm hồn tình cảm cũng dần mở rộng. Văn chương quả là
một phương tiện xuất sắc, hữu hiệu có tác dụng bồi bổ cho tâm hồn trẻ thơ.
Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là một trong những hoạt động quan
trọng ở trường mầm non, được tổ chức một cách có hệ thống nhằm góp phần
giáo dục đạo đức và phát triển toàn diện cho trẻ.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Về mặt thực tiễn của kết quả rèn luyện giáo dục con người, cha ông ta
đã đúc kết thành kinh nghiệm:
“Uốn cây từ thuở còn non
Dạy con từ thuở con còn ngây thơ”
Rõ ràng, về mặt lý luận cũng như thực tiễn không phải hiện nay mà từ
lâu người ta đã khẳng định vai trò của giáo dục, tác động to lớn của giáo dục
trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách bằng những định đề rất súc
tích: “con người muốn trở thành con người cần phải có giáo dục”.
Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục
đạo đức nói riêng cho trẻ mầm non thì việc tìm ra phương thức giáo dục đạo
đức đạt hiệu quả là vấn đề rất cần thiết, rất quan trọng và luôn cần được quan
tâm, chú ý một cách đặc biệt trong các trường mầm non hiện nay.
Giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non có thể theo nhiều con đường, nhiều
hoạt động khác nhau. Song con đường giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua các
tác phẩm văn học được coi là một trong những con đường cơ bản và đạt hiệu
quả cao. Bởi vì, các tác phẩm văn học thiếu nhi có vai trò to lớn trong việc
giáo dục toàn diện nhân cách cho trẻ, đặc biệt về mặt giáo dục đạo đức.
Con đường giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non đặc biệt là trẻ mẫu giáo
thông qua các tác phẩm văn học là con đường cơ bản và đạt hiệu quả cao còn
Hà Thị Yến
Lớp K34 - GDMN
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
bởi vì trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo có trí tưởng tượng vô cùng phong phú. Khi trẻ
được tham gia vào các tiết học “Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học” là
khi trẻ được tiếp xúc với các tác phẩm văn học thiếu nhi, trẻ như được hòa
mình vào thế giới sinh động của cỏ cây, hoa lá, của các đồ vật tưởng chừng
như vô tri, vô giác nhưng lại không hề vô tri, vô giác trong các tác phẩm. Thế
giới ấy rất gần gũi, thân thiết với trẻ, nó rất phong phú, thỏa mãn được nhu
cầu ham hiểu biết, thích tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh của trẻ. Do
vậy, các tác phẩm văn học thiếu nhi luôn có thu hút được sự chú ý của trẻ và
được trẻ yêu thích. Cũng vì lí do đó mà việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu
giáo thông qua các tiết học “Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học” đạt hiệu
quả cao.
Trong nhữg năm gần đây, ngành giáo dục mầm non đã có nhữg cải tiến
nội dung, chương trình chăn sóc giáo dục trẻ. Cho trẻ làm quen với tác phẩm
văn học trên thực tế mới chỉ dừng lại ở việc giúp trẻ thuộc và hiểu nội dung
bài thơ, câu chuyện, còn việc gợi lên những tình cảm, cảm xúc ở trẻ, giúp trẻ
cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, của tâm hồn con người thì còn hạn chế. Để
làm được điều đó, đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng học hỏi, nâng
cao trình độ văn học, thích và cảm nhận tác phẩm một cách sâu sắc. Trên thực
tế, việc giáo dục tình cảm đạo đức cho trẻ có đề cập đến từ nhiều năm nay
nhưng thường ở phạm vi cuối tiết học. Cô giáo chỉ dặn dò, giáo dục trẻ một
cách máy móc mà chưa gợi được những cảm xúc tình cảm của trẻ một cách từ
từ và tự nguyện. Vì vậy, việc cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, sự vật, sự việc
trong thơ, truyện chưa đạt hiệu quả cao.
Để đáp ứng được nội dung yêu cầu của chương trình và thực hiện một
cách có hiệu quả chuyên đề “Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học” góp
phần nâng cao chất lượng thì việc tìm ra một số biện pháp để nâng cao hiệu
Hà Thị Yến
Lớp K34 - GDMN
Khúa lun tt nghip
Trng HSP H Ni 2
qu giỏo dc ton din cho tr mu giỏo l vic lm cú ý ngha thit thc v
vụ cựng quan trng.
L mt giỏo viờn mm non tng lai, tụi cho rng: Vic la chn ti
ny nghiờn cu s giỳp tụi nõng cao c trỡnh ca mỡnh, tỡm ra nhng
phng phỏp hu hiu trong cỏc tit hc Cho tr lm quen vi tỏc phm vn
hc, phỏt huy ti a tỏc ng ca nú i vi vic giỏo dc o c cho tr.
Tt c nhm to cho tr mt nn tng vng chc, thun li cho s phỏt trin
ton din tr.
Vi nhng lớ do trờn, bng s hiu bit ca mỡnh ng thi da trờn s
hc hi, tip thu nhng thnh tu ca cỏc cụng trỡnh nghiờn cu khoa hc
khỏc, chỳng tụi mnh dn la chn ti: Giỏo dc o c cho tr mu
giỏo thụng qua cỏc tit hc Cho tr lm quen vi tỏc phm vn hc
nghiờn cu.
2. i tng v khỏch th nghiờn cu
- Khỏch th nghiờn cu: quỏ trỡnh giỏo dc o c cho tr mu giỏo.
- i tng nghiờn cu: tỡm hiu vic giỏo dc o c cho tr mu
giỏo thụng qua cỏc tit hc Cho tr lm quen vi tỏc phm vn hc
3. Mc ớch nghiờn cu
- Tỡm hiu v nghiờn cu a ra nhng bin phỏp giỏo dc nhm
a hiệu quả giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo thông qua các tiết học Cho
trẻ làm quen với các tác phẩm văn học được nâng cao.
4. Nhim v nghiờn cu
- Tỡm hiu cỏc vn lớ lun v o c v giỏo dc o c.
- Tỡm hiu thc trng giỏo dc cho tr mu giỏo thụng qua cỏc tit hc
Cho tr lm quen vi tỏc phm vn hc mt s trng mm non.
- xut mt s bin phỏp tỏc ng nhm nõng cao hiu qu giỏo dc
o c trong cỏc tit hc ú.
H Th Yn
Lp K34 - GDMN
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo có thể thực hiện bằng nhiều
con đường khác nhau. Nhưng do thời gian và điều kiện không cho phép nên
trong đề tài này tôi chỉ đi vào tìm hiểu và nghiên cứu việc giáo dục đạo đức
cho trẻ mẫu giáo thông qua các tiết học “ Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn
học”
6. Giả thiết khoa học
Các tác phẩm văn học thiếu nhi có một tiềm năng to lớn trong việc giáo
dục nhân cách nói chung, giáo dục đạo đức nói riêng cho trẻ mẫu giáo. Nếu
phân tích, khám phá được ý nghĩa của các tác phẩm văn học này trong việc
giáo dục đạo đức cho trẻ và đề xuất được những biện pháp tác động hợp lí thì
sẽ làm cho hiệu quả giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo thông qua các tiết học
“ Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học” được nâng cao.
7. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tài liệu về tâm lí học, Giáo dục
học, Văn học có liên quan.
b. Phương pháp quan sát: Dự giờ, quan sát các tiết học “ Cho trẻ làm
quen với tác phẩm văn học”
c. Phương pháp điều tra
d. Phương pháp xử lí số liệu
8. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo nội dung chính
của khóa luận bao gồm:
Chương 1. Cơ sở lí luận
Chương 2. Thực trạng về việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo thông
qua các tiết học Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ở một số trường mầm
non khu vực Đông Anh- Hà Nội.
Chương 3. Một số giải pháp nâng cao kết quả giáo dục đạo đức cho trẻ
mẫu giáo thông qua tiết học “Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học” ở một
số trường Mầm non khu vực Đông Anh- Hà nội.
Hà Thị Yến
Lớp K34 - GDMN
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1.1. Ngoài nước
Giáo dục đạo đức luôn được coi là vấn đề rất được quan tâm và chú ý
của toàn xã hội, ở mọi quốc gia, mọi khu vực. Do vậy, đến nay đã có rất nhiều
công trình khoa học nghiên cứu vấn đề này. Có thể kể đến như: Francois
Jullien với Xác lập cơ sở cho đạo đức đã tìm ra những nguyên liệu để tạo nền
tảng, cơ sở cho sự hình thành đạo đức của con người.
Trong cuốn Đạo đức học, G. Ban-đê-lát-de đã chỉ ra những quan diểm,
luận điểm khoa học về đạo đức, mối quan hệ giữa đạo đức với khoa học khác,
sự hình thành, phát triển và vị trí của nó trong giáo dục nói chung…
Tác giả A.N.Leonchiép lại nói về tác động của giá trị đạo đức về hoạt
động, ý thức với sự hình thành và phát triển nhân cách con người trong cuốn
Hoạt động, ý thức, nhân cách.
Ngoài ra còn nhiều tác giả khác cũng nghiên cứu về vấn đề này như:
Những xúc cảm của con người của K.Izard, Tâm lí học tình cảm của
P.M.Iacovson, Trí tuệ xúc cảm của Daniel Goleman…Mỗi tác giả tìm hiểu cụ
thể từng khía cạnh, nội dung của giáo dục đạo đức.
1.1.2. Trong nước
Tại Việt Nam cũng đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về đạo
đức cho trẻ mầm non nói riêng như: Giá trị đạo đức và giáo dục đạo đức cho
trẻ lứa tuổi mầm non của Ngô Công Hoàn, tìm hiểu về phạm trù giá trị đạo
đức, giá trị đạo đức và giáo dục đạo đức cho trẻ em lứa tuổi mầm non, thực
trạng của nó tại một số trường mầm non khu vực phía bắc Tổ quốc.
Hà Thị Yến
Lớp K34 - GDMN
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Trong cuốn Trò chơi phân vai theo chủ đề và việc hình thành nhân
cách trẻ mẫu giáo, tác giả Lê Minh Thuận đã tìm thấy được vai trò của trò
chơi trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ để hình thành nên nhân cách ở trẻ,
cách thức tiến hành hoạt động, tổ chức trò chơi cho trẻ đạt hiệu quả hình
thành nhân cách…
Trong cuốn 88 cách rèn luyện thói quen tốt cho trẻ của Lê Đức Trung,
tác giả đã đưa hàng loạt phương pháp hình thành những thói quen tốt cho trẻ,
cách thức thực hiện…để các bậc cha mẹ và thầy cô tham khảo như: rèn luyện
thói quen trong học tập, rèn luyện thói quen trong sinh hoạt, rèn luyện thói
quen trong giao tiếp.
Tác giả Bùi Thị Việt đã có bài “ Dạy trẻ lòng yêu thương cha mẹ” trong
tạp chí Giáo dục mầm non (số 1- 2008) đã nói đến tầm quan trọng của giáo
dục tình yêu thương đối với cha mẹ cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ và một số ví
dục để bạn đọc tham khảo. Cùng tạp chí, trong (số4-2008) có bài “ Giáo dục
đạo đức cho trẻ lứa tuổi mầm non” của TS Tạ Ngọc Thanh cũng đề cập việc
hình thành đạo đức cho trẻ, những yếu tố tác động đến việc hình thành đó và
một số cách thực hiện…, còn rất nhiều tác giả nghiên cứu vấn đề này nhưng
chưa có một tác giả nào đề cập cụ thể đến việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu
giáo thông qua các tiết học “ Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học”. Do đó
đây là một vấn đề còn mới.
1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẠO ĐỨC, GIÁO DỤC ĐẠO
ĐỨC, GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO
1.2.1. Khái niệm đạo đức, giáo dục đạo đức
1.2.1.1. Khái niệm đạo đức
Đạo đức là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc, những tiêu chuẩn sinh
hoạt chung trong xã hội nhằm điều chỉnh sự ứng xử của con người trong mọi
Hà Thị Yến
Lớp K34 - GDMN
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
lĩnh vực của đời sống, đảm bảo cho xã hội một trật tự nhất định cần thiết cho
sự tồn tại và phát triển của nó.
Đạo đức được nảy sinh từ nhu cầu xã hội, điều hòa và thống nhất các
mâu thuẫn giữa lợi ích chung và lợi ích riêng. Để giải quyết các mâu thuẫn
đó, xã hội đề ra các yêu cầu dưới dạng chuẩn mực giá trị, được mọi người
công nhận và được củng cố bằng sức mạnh của phong tục, tập quán, dư luận,
lương tâm,… Chính vì thế mà đạo đức khác với pháp quyền là nó không dựa
vào quyền lực của Nhà nước mà dựa vào sức mạnh của dư luận xã hội, của
lương tâm, của những quan niệm mang tính chất đánh giá như: Thiện – ác,
vinh – nhục, chính – tà,…để đảm bảo trật tự xã hội. Nó mang tính lịch sử và
tính giai cấp.
1.2.1.2. Khái niệm giáo dục đạo đức
Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch nhằm
trang bị cho trẻ những hiểu biết về các quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực đạo
đức, rèn cho trẻ những tình cảm và hành vi đạo đức phù hợp với yêu cầu xã
hội mà trẻ đang sống. Trên cơ sở đó hình thành cho trẻ những phẩm chất đạo
đức, những nét tính cách của con người Việt Nam mới.
1.2.2. Con đường và phương tiện giáo dục đạo đức (7)
1.2.2.1. Con đường giáo dục đạo đức
Đạo đức tồn tại trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống con người.
Nó có thể tồn tại ở dạng ý thức xã hội bao gồm các tri thức, khái niệm, chuẩn
mực, phẩm chất đạo đức, các xúc cảm tình cảm và các đánh giá đạo đức. Với
tư cách là một mặt hoạt động xã hội, đạo đức bao gồm các hành vi đạo đức.
Đó là những hành động do động cơ đạo đức thúc đẩy như làm từ thiện, giúp
đỡ người khác… Kết quả của hành vi đạo đức được đánh giá theo các phạm
trù đạo đức xã hội như tốt, xấu, thiện, ác…Dù đạo đức tồn tại dưới hình thái
nào, nếu được cá nhân ý thức đầy đủ và có định hướng đúng, biết thể hiện,
Hà Thị Yến
Lớp K34 - GDMN
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
vận dụng vào các quan hệ đạo đức (với xã hội, với người khác, với bản thân)
đều có tác động đến sự hình thành mặt đạo đức của con người. Từ sự tồn tại
của đạo đức như vậy, việc giáo dục đạo đức có thể được thực hiện bằng hai
con đường cơ bản sau:
- Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức giáo dục đạo đức, làm phát triển ý
thức công dân ở học sinh thông qua dạy học, nhất là các môn có liên quan như
giáo dục công dân, văn học, lịch sử. Ví dụ, học sinh sẽ học tập được các nét
tính cách tốt đẹp của các nhân vật lịch sử, văn học, các nhà khoa học, các tấm
gương sáng về đức hi sinh dũng cảm trong chiến đấu, lao động, bảo vệ Tổ
quốc v.v…Đồng thời các em có thái độ lên án, phê phán những hành vi tiêu
cực, phản diện trái với đạo đức xã hội trong lịch sử, trong các tác phẩm văn
học…
Còn môn giáo dục công dân thì lại cung cấp cho học sinh những tri
thức về chuẩn mực đạo đức, các phạm trù đạo đức cơ bản, các quan điểm,
đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước làm cho người học
có nhận thức đúng đắn về chúng. Cùng với việc khai sáng nhận thức đạo đức,
người học còn nắm được các yêu cầu ứng xử vừa phù hợp với các chuẩn mực
đạo đức xã hội, vừa phù hợp với các quy định của luật pháp trong các tình
huống khác nhau của đời sống cá nhân.
- Xây dựng những hành vi , thói quen đạo đức thông qua tổ chức đời
sống, các hoạt động và giao lưu để thực hiện các mối quan hệ, tích lũy kinh
nghiệm đạo đức.
Tập luyện và rèn luyện các hành vi đạo đức chủ yếu thông qua các hoạt
động lao động-sản xuất, thể dục thể thao, văn hóa-văn nghệ, học tập, tham
quan…Qua các hoạt động này, học sinh có dịp thể hiện, thể nghiệm và thực
hành các tri thức đạo đức đã tiếp thu được vào thực tế đời sống, tích lũy được
những kinh nghiệm đạo đức, hình thành nên thói quen đạo đức cá nhân.
Hà Thị Yến
Lớp K34 - GDMN
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Tổ chức các sinh hoạt tập thể, giao lưu là những phương tiện giáo dục
đạo đức quan trọng để học sinh có nhận thức đúng đắn về các chuẩn mực, giá
trị đạo đức, rèn luyện các thói quen đạo đức cần thiết và phát triển các phẩm
chất đạo đức tốt đẹp trong môi trường xã hội.
Tổ chức các hoạt động chính trị xã hội để nâng cao tư tưởng chính trị
và ý thức pháp luật cho học sinh. Chẳng hạn thông qua các hoạt động đền ơn
đáp nghĩa để giáo dục đạo lí uống nước nhớ nguồn, cho học sinh tham gia bảo
vệ an toàn giao thông…
1.2.2.2. Phương tiện giáo dục đạo đức
Giáo dục đạo đức cho học sinh bằng hai con đường nêu trên thường sử
dụng các phương tiện chủ yếu sau: các thành tựu văn hóa – nghệ thuật, các
loại hình hoạt động và giao lưu của học sinh, rèn luyện trong thực tiễn đời
sống để hình thành và tích lũy tri thức, kinh nghiệm đạo đức.
Các con đường và phương tiện giáo dục đạo đức khi sử dụng phải chú ý
khai thác như thế nào để làm phát triển nhu cầu đạo đức của học sinh. Có nhu
cầu đạo đức học sinh sẽ hứng thú, tích cực tìm hiểu và thể hiện hành vi đạo
đức ở mọi nơi, mọi lúc một cách tự nguyện, tự giác.
Trong giáo dục đạo đức cần chú ý việc khai sáng về đạo đức và rèn
luyện các hành vi, thói quen đạo đức không nên dùng các hành vi bạo lực
ngăn cấm, răn đe thô bạo để buộc trẻ phải từ bỏ những mong muốn theo cách
hiểu của chúng. Giáo dục đạo đức cho trẻ phải hướng vào việc tổ chức các
hoạt động và tổ chức đời sống để làm thỏa mãn nhu cầu đạo đức của chúng.
Do vậy, việc sử dụng phối hợp giữa con đường và phương tiện giáo dục đạo
đức hợp lí có vai trò quan trọng trong việc tăng hiệu quả giáo dục nói chung
và giáo dục đạo đức nói riêng.
Hà Thị Yến
Lớp K34 - GDMN
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
1.2.3. Giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo
1.2.3.1. Ý nghĩa của việc giáo dục đạo đức đối với trẻ
Giáo dục đạo đức là một phần không thể thiếu trong giáo dục nhân cách
con người, một bộ phận nền tảng của giáo dục.
- Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi đầu tiên trong cuộc đời mỗi con người.
Bậc học mầm non là bậc học đầu tiên trong các bậc học của nền giáo dục và
đào tạo – bậc học mà sự phát triển của trẻ được chứng minh là quan trọng
nhất, quyết định sự phát triển sau này của trẻ. Do vậy, nếu ngay từ tuổi mầm
non chúng ta chú trọng giáo dục trẻ những khái niệm, hành vi đạo đức đúng
đắn sẽ đặt cơ sở nền tảng cho bộ mặt đạo đức mai sau của trẻ. Đồng thời, tạo
cho trẻ một động lực quan trọng giúp trẻ phát triển và hành động đúng hướng
trong quá trình trưởng thành.
- Giáo dục đạo đức là một bộ phận quan trọng của việc giáo dục nhân
cách toàn diện. Nó luôn có mối quan hệ chặt chẽ với các mặt giáo dục khác.
+ Đối với giáo dục trí tuệ: Nó là tiền đề cần thiết để mở rộng hiểu biết
về các quan hệ đạo đức (quan hệ giữa cá nhân với nhau, giữa cá nhân với tập
thể). Hình thành phát triển kĩ năng nhận xét, đánh giá các thái độ, hành vi đạo
đức của bản thân và người khác.
+ Đối với giáo dục thẩm mỹ: Trình độ phát triển đạo đức có ảnh hưởng
mạnh mẽ đến giáo dục thẩm mĩ. Những xúc cảm, tình cảm đạo đức tích cực,
những hành vi văn minh là cơ sở của giáo dục thẩm mỹ.
Ví dụ: Trong sinh hoạt: Trẻ thích gọn gàng, sạch sẽ, ngăn nắp.
- Trẻ thích làm những việc tốt giúp đỡ người thân, bạn bè, những
người xung quanh.
- Trẻ đồng cảm với những hoàn cảnh khó khăn, éo le trong cuộc sống.
Đó chính là giúp trẻ biết hướng đến cái đẹp, thích cái đẹp và biết tạo ra
cái đẹp trong cuộc sống.
Hà Thị Yến
Lớp K34 - GDMN
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
+ Đối với giáo dục thể chất và lao động: Việc giáo dục cho rẻ những
thói quen hành vi sạch sẽ, văn minh, thích làm công việc vừa sức như tự xúc
cơm ăn, giúp đỡ bạn bè, cha mẹ, cô giáo lấy thìa, rổ đồ chơi, cất bát khi ăn
xong…chính là góp phần phát triển thể lực và giáo dục thói quen lao động
cho trẻ.
1.2.3.2. Nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo (4)
Giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo bao gồm 3 nội dung cơ bản sau:
a. Hình thành những tình cảm đạo đức ban đầu cho trẻ
Những tình cảm cần giáo dục đạo đức cho trẻ đó là tình yêu thương con
người, yêu quê hương đất nước mình, yêu lao động, ghét lười biếng, ghét cái
ác…Nội dung cụ thể:
- Giáo dục tình yêu thương con người: Tình yêu thương con người là
cốt lõi đạo đức của mỗi người. Vì vậy, ngay từ nhỏ cần giáo dục cho trẻ có
tình yêu thương con người.
+ Trước hết là giáo dục trẻ biết yêu quý những người thân trong gia
đình như ông bà, bố mẹ, anh chị em. Cần làm cho trẻ mẫu giáo hiểu rằng mọi
người trong gia đình đều gắn bó với nhau trên tình ruột thịt, cần thường xuyên
sống hòa thuận và quan tâm chăm sóc lẫn nhau. Trong gia đình ai cũng làm
việc và học tập, đó là những việc làm nghiêm túc có ích cho gia đình và xã
hội, cần được tôn trọng, không được quấy rầy, vòi vĩnh khi bố mẹ đang làm
việc, anh chị đang học…
+ Giáo dục tình yêu thương và thái độ quan tâm, gần gũi với mọi người
xung quanh. Yêu mến và sẵn sàng giúp đỡ cô giáo, quan tâm giúp đỡ người
già yếu, nhường nhịn, chăm sóc em nhỏ.
+ Ở tuổi mẫu giáo, cần quan tâm giáo dục cho trẻ những tình cảm bạn
bè.
Hà Thị Yến
Lớp K34 - GDMN
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Ở tuổi nhà trẻ, trẻ thường chơi một mình, sang tuổi mẫu giáo trẻ bắt đầu chơi
cùng nhau. Một quan hệ mới giữa các trẻ với nhau bắt đầu được hình thành và
phát triển. Mối quan hệ bạn bè có ảnh hưởng sâu sắc tới việc hình thành bộ
mặt đạo đức cho mỗi trẻ. Vì vậy, cần giáo dục tình cảm bạn bè: yêu thương,
nhường nhịn, đoàn kết với nhau…Song tùy theo từng độ tuổi mà có nội dung
giáo dục phù hợp. Cụ thể:
* Đối với trẻ mẫu giáo bé, cần khuyến khích cho trẻ làm quen với nhau ,
sống hòa thuận bên nhau, biết nhường nhịn đồ chơi, biết giúp đỡ bạn, không
cản trở bạn khi chơi. Đồng thời giúp trẻ có nhu cầu cùng nhau hoạt động
(cùng nhau chơi chung). Tập cho trẻ có mối quan hệ phối hợp cùng nhau.
* Đối với trẻ mẫu giáo nhỡ, cần giáo dục cho trẻ kỹ năng hoạt động
chung, phối hợp với nhau trong nhóm, mở rộng nhóm chơi, kịp thời biểu
dương những hành vi tốt, uốn nắn, ngăn chặn những hành vi không tốt để
hình thành tình cảm bạn bè ở trẻ. Đến tuổi mẫu giáo lớn trẻ đã nhận ra và biết
những quy tắc ứng xử trong quan hệ bạn bè. Do đó, giáo dục quan hệ bạn bè
lúc này cần quan tâm mở rộng vốn kinh nghiệm về tình bạn tốt, về cách ứng
xử cụ thể (như đoàn kết quan tâm lẫn nhau, giúp đỡ và học tập lẫn nhau). Cứ
như vậy mà dần dần trẻ mẫu giáo có được tình cảm yêu thương gắn bó với
nhau trên tình cảm bạn bè.
- Giáo dục cho trẻ tình yêu thương quê hương đất nước
Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước đối với trẻ mẫu giáo là giáo dục
cho trẻ biết gia đình, làng xóm, khối phố mình ở, yêu cảnh vật, cây cối, cỏ
hoa, làm giàu đẹp cho quê hương mình. Giáo dục tình yêu đối với Bác Hồ và
có hiểu biết sơ đẳng về quốc kỳ, quốc ca, về thủ đô, về các miền của Tổ quốc,
các di tích lịch sử ở địa phương, cũng như những ngày hội, ngày lễ hoặc
những sự kiện trọng đại của đất nước…từ đó mà nhen nhóm ở trẻ những mầm
Hà Thị Yến
Lớp K34 - GDMN
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
mống ban đầu của lòng yêu nước. Điều này sẽ là cơ sở để hình thành ý thức
đối với quê hương đất nước sau này khi trẻ đủ lớn khôn.
Để giáo dục cho trẻ những tình cảm đối với quê hương đất nước, đối
với con người, hàng ngày người lớn cần sử dụng những hình thức thích hợp
như qua nội dung các bài học, đi tham quan, cô chỉ cho trẻ thấy, kể cho trẻ
nghe về đất nước, về con người, gây cho trẻ những xúc cảm và những hiểu
biết sơ đẳng về đất nước, về con người. Trên cơ sở đó mà nhen nhóm trong
tâm hồn trẻ thơ những mầm mống của lòng tự hào dân tộc, lòng yêu quê
hương đất nước, yêu con người.
b. Rèn các kỹ năng, kỹ xảo, thói quen hành vi đạo đức
Những kỹ xảo, thói quen hành vi đạo đức cần giáo dục cho trẻ là:
- Thói quen về vệ sinh trong sinh hoạt cá nhân như vệ sinh thân thể, vệ
sinh trong ăn uống.
- Thói quen biết bảo vệ, sử dụng, giữ gìn đồ dùng, đồ chơi.
- Thói quen hành vi văn minh trong quan hệ giao tiếp với mọi người
xung quanh. Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, người lớn cần giúp trẻ
nắm được các quy tắc ứng xử trong quan hệ với mọi người như biết chào hỏi
khi gặp người lớn quen biết, biết cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ của người
khác, biết xin lỗi khi làm phiền người khác, biết đoàn kết với bạn bè, nhường
nhịn em nhỏ, giúp đỡ người già, không chế giễu, cười cợt khi người khác
hoặc bạn bé có thiếu sót.
- Thói quen hành vi nơi công cộng: Giáo dục cho trẻ biết tôn trọng và
thực hiện những quy định chung như không cười nói ồn ào, đùa nghịch làm
mất trật tự nơi công cộng, không vứt rác bừa bãi, không vẽ bẩn lên tường,
không hái hoa, bẻ cây nơi công cộng…Trên cơ sở những thói quen hành vi
trên mà dần hình thành ở trẻ những đức tính cần thiết như: tính độc lập, tính
ngăn nắp, tính kỷ luật, tính mạnh dạn, can đảm…
Hà Thị Yến
Lớp K34 - GDMN
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Như vậy, giáo dục cho trẻ những kỹ xảo, thói quen hành vi đạo đức có
ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối sự hình thành nhân cách của trẻ. Trong cuộc
sống hàng ngày, cần thông qua tổ chức các hoạt động cho trẻ mà tiến hành
giáo dục cho trẻ những thói quen hành vi đó, đồng thời trong hoạt động trẻ
thường bộc lộ những nét tính cách của mình. Do đó, người lớn cần biết đưa
trẻ vào hoạt động để uốn nắn, khơi sâu, giúp cho trẻ có những hành vi tốt, có
những phẩm chất đạo đức tốt đẹp phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện đại
ngay từ tuổi mầm non.
c. Hình thành những biểu tượng đạo đức sơ đẳng
Trong quá trình hình thành những tình cảm, thói quen hành vi đạo đức,
người lớn cần giải thích để trẻ hiểu rõ được tính đúng đắn của những hành vi
đạo đức mà người lớn yêu cầu trẻ làm. Chẳng hạn, bằng các dẫn chứng cụ thể
trong cuộc sống hành ngày, cô giáo giải thích cho trẻ hiểu: Người con hiếu
thảo là người con biết quan tâm, chăm sóc cha mẹ, lễ phép với cha mẹ, kính
trọng cha mẹ…từ đó mà hình thành biểu tượng về người con hiếu thảo ở trẻ.
Như vậy, việc hình thành những biểu tượng đạo đức cho trẻ như thế
nào là tốt, như thế nào là xấu, thế nào là ngoan, thế nào là hư…cần dựa trên
những hình ảnh đạo đức cụ thể để trẻ dễ hiểu, dễ làm theo. Người lớn cần chú
trọng mở rộng những biểu tượng đạo đức cho trẻ. Vì biểu tượng đạo đức càng
phong phú sẽ giúp trẻ càng mở rộng khả năng đánh giá và tự đánh giá thái độ,
hành vi đạo đức của người khác và của bản thân. Từ đó mà tình cảm đạo đức
càng sâu sắc, các hành vi đạo đức càng tự giác và bền vững hơn.
Những nội dung giáo dục đạo đức trên đây có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau, tác động qua lại lẫn nhau tạo điều kiện cho việc hình thành những ý
niệm ban đầu về cái thiện, cái ác và những hành vi ứng xử đẹp ở trẻ.
Hà Thị Yến
Lớp K34 - GDMN
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
1.2.3.3. Con đường giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo(6)
Để tạo ra những hình tượng đạo đức sống động, tác động vào toàn bộ
giác quan trẻ, tác động vào những xúc cảm, hứng thú và niềm say mê của trẻ,
trở thành những ấn tượng mạnh mẽ trong đời sống tâm lí trẻ thì cần hướng
dẫn hành vi của trẻ theo con đường sau:
Con đường thứ nhất: Con đường tình cảm
Hãy đến với trẻ bằng tình thương yêu, lòng nhân ái của người giáo dục,
chủ thể giáo dục (cha mẹ, cô giáo và những người gần gũi trẻ). Đồng thời
cũng thật bao dung đón nhận những hành vi biểu cảm tự nhiên đến từ trẻ thơ
(vui, buồn, sợ hãi, ngạc nhiên và giận hờn…) bằng sự khích lệ, cảm thông,
chia sẻ...tạo một cảm giác an toàn cho trẻ. Bởi đây sẽ là nền tảng nhân cách,
nền tảng đạo đức đầu tiên bắt nguồn từ quan hệ giữa chủ thể đạo đức và trẻ
em (đối tượng giáo dục), quan hệ xã hội – quan hệ xã hội với đầy đủ tính
nhân văn, gieo vào tâm trí trẻ.
Con đường thứ hai: Hoạt động với đồ vật
Đồ vật xung quanh trẻ, dưới con mắt trẻ thơ là đồ chơi, đồ vật. Đồ chơi
cần được chọn lọc sao cho có định hướng giáo dục hành vi như: búp bê, gấu
bông, thú nhồi bông, ô tô, siêu nhân, điện thoại….Khi làm mẫu cho trẻ phải
thể hiện sự cẩn thận, nhẹ nhàng để hình thành ở trẻ ý thức giữ gìn, bảo vệ và
chăm sóc chúng. Hành động của trẻ là hành động chơi, mà đã chơi thì có đúng
có sai, sự sai lệch hành vi tất yếu sẽ xảy ra, thậm chí trẻ còn có hành vi phá đồ
chơi…Nhưng không vì thế mà ngưới lớn cáu gắt, trừng phạt trẻ, hãy nhẹ
nhàng cho trẻ thấy hậu quả của hành vi sai, cần làm mẫu nhiều lần hành vi
đúng để tạo ra những biểu tượng hành vi đẹp trong đầu óc trẻ.
Con đường thứ ba: Qua tranh ảnh, tác phẩm văn học
Khi ngôn ngữ của trẻ đã hình thành và phát triển, các truyện tranh có
các hình ảnh như: lấy nước, quạt cho bà khi trời nóng bức, lấy tăm cho bố mẹ,
Hà Thị Yến
Lớp K34 - GDMN
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
ông bà, không ngắt hoa bẻ cành…có màu sắc, hình thù ngộ nghĩnh đều tạo ra
những biểu tượng hành vi đạo đức mạnh mẽ và có sức truyền cảm tự nhiên,
giúp trẻ định hướng được hành vi đạo đức một cách nhẹ nhàng.
Những nhân vật trong tác phẩm văn học với giọng kể diễn cảm phù hợp
với điệu bộ cử chỉ của các nhân vật (theo lứa tuổi, giới tính, thiện,ác…) là con
đường hình thành những biểu tượng đạo đức sống động, phù hợp với tâm lí
trẻ thơ. Khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học mà có tranh minh họa sẽ
có tác động giáo dục mạnh mẽ hơn chỉ kể bằng ngôn ngữ mạch lạc, diễn cảm.
Ba con đường này chỉ có hiệu quả khi trẻ có quan hệ thân thiết với cha
mẹ, cô giáo và những người gần gũi với trẻ. Với trẻ, dù những con đường trên
diễn ra hấp dẫn đến bao nhiêu nhưng những chuẩn mực hành vi hàng ngày
trong sinh hoạt thường nhật không mang nội dung định hướng giáo dục đạo
đức thì tác dụng và hiệu quả của chúng sẽ kém đi nhiều. Mọi hành vi của cha
mẹ, cô giáo và những người gần gũi trẻ tác động trực tiếp vào các giác quan
trẻ, tạo thành những biểu tượng vững chắc trong đầu óc trẻ, để rồi trẻ sẽ định
hướng, điều chỉnh, điều khiển hành vi của trẻ. Biểu tượng đạo đức đó là các
mẫu hành vi đạo đức sống động, rất thực tế, đang tồn tại xung quanh trẻ thơ.
Chúng được người lớn gieo vào trong giác quan trẻ, trẻ tiếp nhận nó một cách
trực tiếp thông qua nhập tâm, bắt chước và được bộc lộ qua hành vi, lời nói,
việc làm, thái độ của trẻ đối với thế giới xung quanh.
1.2.3.4. Các nguyên tắc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo (1)
Những phẩm chất đạo đức của cá nhân được hình thành dưới ảnh
hưởng của hệ thống tác động có mục đích của giáo dục và điều kiện sống của
trẻ ở trường mẫu giáo và gia đình. Những tác động đó có cơ sở là những
nguyên tắc giáo dục.
Hà Thị Yến
Lớp K34 - GDMN
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
a. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích của giáo dục
Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích của giáo dục đã được cụ thể hóa
trong mục tiêu giáo dục của trường mẫu giáo. Theo quyết định số 55/ QĐ
ngày 03 tháng 02 năm 1990, của Bộ giáo dục (nay là Bộ giáo dục và đào tạo),
mục tiêu đó là: “ Hình thành cho trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con
người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Khỏe mạnh, nhanh nhẹn cơ thể phát triển hài hòa cân đối
- Giàu lòng thương, biết quan tâm nhường nhịn những người gần gũi
(bố mẹ, bạn bè, cô giáo…) thật thà, lễ phép, mạnh dạn, hồn nhiên.
- Yêu thích cái đẹp, biết giữ gìn cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp ở
xung quanh.
- Thông minh, ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi. Có một số kỹ
năng sơ đẳng (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, suy luận…) cần thiết để
vào trường phổ thông, thích đi học.
Trong mục tiêu trên có mục tiêu cụ thể của đức dục. Thực hiện tốt mục
tiêu đó, trường mẫu giáo đã hình thành cho trẻ những cơ sở đầu tiền của nhân
cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam phù hợp với trình độ phát
triển của trẻ ở lứa tuổi này.
b. Nguyên tắc giáo dục trong hoạt động và giao tiếp
- Phương tiện quan trọng để giáo dục những phẩm chất đạo đức là hoạt
động và giao tiếp của trẻ trong môi trường đời sống xã hội, trước tiên môi
trường gần gũi xung quanh trẻ. Trong quá trình hoạt động cá nhân và tập thể
trẻ tích lũy được những thói quen đạo đức, các hành vi có văn hóa, tuân theo
những tiêu chuẩn chung sơ đẳng.
Hoạt động của trẻ rất đa dạng, các hoạt động khác nhau có ảnh hưởng
không giống nhau đến sự phát triển của trẻ ở lứa tuổi này hay lứa tuổi khác.
Nhà tâm lý học nổi tiếng A.N. Leoncheiv cho rằng: Một số dạng hoạt động
Hà Thị Yến
Lớp K34 - GDMN
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
đóng vai trò chủ yếu trong sự phát triển, còn những dạng khác đóng vai trò
thứ yếu. Ở lứa tuổi mẫu giáo, dạng hoạt động chủ yếu là chơi. Những trò chơi
được sự hướng dẫn sư phạm đúng đắn sẽ chuẩn bị được những tiền đề cần
thiết cho sự phát triển những phẩm chất đạo đức quan trọng.
- Tập thể trẻ em trong trường mẫu giáo là Xã hội thu nhỏ đầu tiên của
mỗi trẻ trong cuộc đời. Từ đây, những khuynh hướng xã hội đầu tiên của nhân
cách trẻ được hình thành. Trong tập thể đó trẻ bộc lộ những nét cá tính, phẩm
chất đạo đức và năng lực hoạt động. Đồng thời trẻ cũng bộc lộ thái độ của
mình với bạn bè và mọi người xung quanh.
- Giáo dục mẫu giáo coi trẻ em vừa là sản phẩm vừa là chủ thể tích cực
của hoạt động. Hoạt động được xem như là sự vận động sinh ra tâm lí, ý thức,
nhân cách. Bởi vậy, việc tổ chức cho trẻ tham gia trực tiếp vào các hoạt động
và giao tiếp trong tập thể trẻ và trong đời sống xã hội là con đường tất yếu để
giáo dục các phẩm chất đạo đức và hình thành nhân cách xã hội cho trẻ mẫu
giáo.
c Nguyên tắc tôn trọng nhân cách trẻ kết hợp với yêu cầu cao dần đối với trẻ
- Tôn trọng nhân cách trẻ kết hợp với yêu cầu cao dần đối với trẻ là
nguyên tắc quan trọng khi xác định các phương tiện và phương pháp giáo dục.
- Trên bình diện giáo dục, nguyên tắc này đòi hỏi nhà giáo dục phải tôn
trọng trẻ em, tin tưởng vào khả năng và sự phát triển của trẻ, tôn trọng tự do
và phẩm giá của trẻ, tôn trọng thân thể trẻ. Thái độ này của nhà giáo dục sẽ
giúp trẻ hình thành ý thức của bản thân, nhân cách xã hội của bản thân trong
mối quan hệ với người khác. Mặt khác, nguyên tắc này đòi hỏi phải đưa ra
yêu cầu phù hợp với đặc điểm cá nhân và kinh nghiệm của trẻ, nâng cao yêu
cầu đó nhằm thực hiện tính định hướng đúng đắn của giáo dục, tránh sai lầm
về quan điểm Giáo dục tự do. Tuy nhiên, không được đưa yêu câu dưới dạng
áp đặt thô bạo mà cần sử dụng nghệ thuật sư phạm để trẻ thực hiện. Như vậy,
Hà Thị Yến
Lớp K34 - GDMN
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
việc giáo dục đạo đức cho trẻ sẽ hiệu quả, phù hợp với độ tuổi và đảm bảo
được tính phát triển ở trẻ.
d. Nguyên tắc thống nhất sự tác động đến tình cảm, ý thức và hành vi
Nguyên tắc này xuất phát từ khái niệm hoàn chỉnh của sự phát triển
nhân cách. Mỗi phẩm chất của nhân cách là một tổng hòa nhu cầu, tình cảm,
thói quen và niềm tin.
Trường mẫu giáo phải có mối liên hệ thường xuyên gắn bó với gia đình
của trẻ để thống nhất về nội dung, phương pháp giáo dục đúng đắn, khoa học,
có thể là bù trừ cho nhau trong việc chăm sóc – giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao.
Bởi vậy phải có quan điểm tổng hợp trong việc lựa chọn các phương
tiện và phương pháp giáo dục đạo đức. Khi xác định nội dung giáo dục phải
chú ý đến những tác động tình cảm gây ra cho trẻ, nội dung đó phải dễ hiểu
và giúp hình thành những biểu tượng, khái niệm nhất định. Về các hiện tượng
của cuộc sống xung quanh có giúp xây dựng động cơ hành động và giáo dục
đạo đức hành vi có ý thức cho trẻ hay không? Việc giáo dục bất cứ phẩm chất
nào đều phải trải qua quá trình tác động cả về ba mặt lí trí, tình cảm và hành
động thì mới có hiệu quả, các tác động đó phải thống nhất chặt chẽ với nhau.
e. Nguyên tắc đối xử cá biệt
Đối tượng tác động của giáo dục là trẻ em với những đặc điểm cá biệt
đa dạng. Do vậy, việc giáo dục trẻ trong tập thể phải thống nhất với việc đối
xử cá biệt, chú ý đến đặc điểm tâm lí, sinh lí, đến trình độ phát triển của mỗi
trẻ.
Thực hiện nguyên tắc này, trong mỗi hoạt động giáo dục, giáo viên xác
định các nhiệm vụ và phương pháp đối xử cá biệt với mỗi trẻ. Để thực hiên
nguyên tắc này giáo viên phải hiểu sâu sắc đặc điểm tâm lí, sinh lí lứa tuổi và
đặc điểm phát triển cá nhân của mỗi em để đề ra được các nhiệm vụ và
phương pháp thích hợp với mỗi trẻ.
Hà Thị Yến
Lớp K34 - GDMN
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
f. Nguyên tắc đảm bảo tính chuẩn mực về đạo đức của giáo viên
Bộ mặt đạo đức của giáo viên là điều kiện quan trọng của đức dục.
- Giáo viên trường mẫu giáo là người được giao phó trách nhiệm giáo
dục trể em mẫu giáo _ những công nhân trẻ tuổi của đất nước, hình thành cho
trẻ những cơ sở của phẩm chất đạo đức của người xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Bởi vậy, chỉ khi giáo viên có những phẩm chất đạo đức tốt đẹp thì họ mới
hoàn thành được nhiệm vụ cao cả được giao.
- Trẻ mẫu giáo bắt chước giáo viên về mọi mặt, tin tưởng ở sự công
bằng của giáo viên, thấm nhuần niềm tin của giáo viên. Đối với trẻ bộ mặt
đạo đức của giáo viên là tấm gương về thái độ đối với những người xung
quanh, đối với thiên nhiên, đối với tổ quốc và đối với trách nhiệm của bản
thân. Bởi vậy, bộ mặt đạo đức của giáo viên là một điều kiện quan trọng của
quá trình giáo dục đạo đức. Giáo viên muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ cao cả
của mình phải thường xuyên trau dồi đạo đức và nâng cao trình độ tư tưởng, lí
luận và trình độ nghiệp vụ của mình.
1.2.3.5. Phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo(4)
Phương pháp giáo dục đạo đức là cách thức tác động, cách thức tổ chức
hoạt động cho trẻ của nhà giáo dục nhằm hình thành ở trẻ những phẩm chất
đạo đức theo mục đích giáo dục.
Trong lí luận và thực tiễn giáo dục mầm non hiện nay, người ta phân
loại các phương pháp giáo dục đạo đức thành hai nhóm chủ yếu:
- Nhóm phương pháp hình thành khái niệm, niềm tin đạo đức
- Nhóm phương pháp rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, thói quen đạo đức và
tích lũy kinh nghiệm đạo đức thực tế.
Ngoài hai nhóm này, người ta còn dùng nhóm phương pháp hỗ trợ, đó
là nhóm phương pháp đánh giá nhằm củng cố tăng cường hai nhóm trên.
Hà Thị Yến
Lớp K34 - GDMN
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
a. Nhóm phương pháp rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, thói quen đạo đức và tích
lũy những kinh nghiệm đạo đức
Đây là phương pháp tổ chức các hoạt động, các quan hệ đa dạng của trẻ
với người lớn, bạn bè xung quanh nhằm tạo điều kiện cho trẻ tập thực hiện
những quy tắc, chuẩn mực đạo đức và tích lũy kinh nghiệm đạo đức thực tế.
Nhóm này gồm các phương pháp luyện tập và rèn luyện.
Luyện tập là đặt trẻ vào những tình huống do giáo viên tạo ra để trẻ
phải hành động phù hợp với các chuẩn mực và quy tắc hành vi.
Đây là những phương pháp chủ đạo để thực hiện các nhiệm vụ của
công tác giáo dục đạo đức, nhằm biến những khái niệm đạo đức thành hành
vi, thói quen đạo đức.
Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, khi tổ chức các hoạt động cho
trẻ, cần đề ra những nội dung cụ thể và có sự kiểm tra, đánh giá kịp thời để
hình thành những hành vi đúng đắn cho trẻ. Khi hành vi, cử chỉ tốt đẹp đã
được hình thành cần có sự rèn luyện thường xuyên liên tục để hình thành thói
quen đạo đức trong sinh hoạt hàng ngày. Muốn rèn luyện cho trẻ hành vi, thói
quen đạo đức tốt, giáo viên cần sử dụng các điều kiện khác nhau và tự mình
tạo ra những điều kiện tình huống khác nhau cho trẻ luyện tập.
Việc lặp đi lặp lại có hệ thống cùng một hình thức hành vi trong những
hành động cụ thể sẽ hình thành ở trẻ thói quen đạo đức vững chắc.
Những thói quen đạo đức giúp trẻ tích lũy được những kinh nghiệm
đạo đức, tức là những hành vi khi trẻ xử sự tốt, không phải vì người khác yêu
cầu trẻ hành động như vậy mà là vì các em không thể nào hành động khác
được.
b. Nhóm phương pháp hình thành khái niệm và niềm tin gồm: Phương pháp
giải thích, thuyết phục và nêu gương
- Giải thích:
Hà Thị Yến
Lớp K34 - GDMN
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Giải thích là phương pháp giáo viên dùng lời nói giúp trẻ hiểu được ý
nghĩa hoặc lý do của một hành vi đạo đức, quy tắc đạo đức, phân biệt được
điều tốt, điều xấu nhằm hướng trẻ một cách tự giác và tích cực vào những yêu
cầu đạo đức.
Phương pháp giải thích giúp trẻ tiếp thu những khái niệm đạo đức và
thực hiện một cách tự giác. Giải thích còn có tác dụng quan trọng giúp trẻ biết
đành giá về đạo đức, phân biệt được điều tốt, điều xấu từ đó hình thành được
niềm tin đạo đức cho trẻ.
Khi dùng phương pháp này, lời giải thích của cô phải ngắn gọn, cụ thể
và dễ hiểu, phải dựa vào vốn tri thức, vốn kinh nghiệm đã có ở trẻ. Khi giải
thích giáo viên phải truyền đạt những kiến thức về yêu cầu đối với hành vi
của trẻ, phải giải thích tại sao cần có những yêu cầu đó, phải chỉ cho các em
phương pháp thực hiện và khuyến khích trẻ tự nguyện thực hiện theo các yêu
cầu đó.
Phương pháp giải thích thường dùng khi chỉ bảo trực tiếp cho trẻ có
những hành vi phù hợp trong sinh hoạt hàng ngày hoặc đôi khi sử dụng dưới
hình thức trò truyện. Trong trò chuyện cô nên nêu ra những kinh nghiệm của
trẻ, làm sáng tỏ thêm kinh nghiệm của trẻ, sửa chữa những sai lầm và hình
thành những thái độ đúng đắn với mọi người xung quanh.
- Nêu gương:
Nêu gương là dùng những tấm gương tốt, điển hình về những hành vi,
phẩm chất đạo đức để giáo dục trẻ noi theo. Trong công tác giáo dục đạo đức
người ta thường sử dụng rộng rãi phương pháp này. Trước hết nó phù hợp với
tính cụ thể và tính trực quan của tư duy trẻ em, đồng thời phù hợp với đặc
điểm hay bắt chước của trẻ, trẻ thường có hướng lặp lại hành vi, cử chỉ của
người khác.
Hà Thị Yến
Lớp K34 - GDMN
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Dùng những tấm gương tốt về hành vi đạo đức của mọi người xung
quanh giúp trẻ thấy được cách làm cụ thể, cách cư xử như thế nào cho đúng
trong những trường hợp này hay trường hợp khác của cuộc sống. Nó tác động
một cách trực quan đến trẻ khiến trẻ dễ bắt trước làm theo.
Trẻ thường bắt chước những người được các em kính trọng, yêu mến
mà trước hết là bắt chước tấm gương của người lớn là cha mẹ, cô giáo. Ở
trường mầm non, cô giáo là người trực tiếp gần gũi trẻ, mọi thái độ hành vi cử
chỉ, lời nói, việc làm, sự đánh giá của cô là những tấm gương gần gũi, trực
quan và dễ thực hiện nhất với trẻ. Điều này đòi hỏi giáo viên luôn phải là tấm
gương sáng về hành vi đạo đức cho trẻ noi theo. Khi nêu gương tốt, cần làm
cho trẻ biết chú ý đến hành động tốt, nội dung của hành động, giá trị của hành
động chứ không phải cá nhân được nêu gương. Cô cần giải thích cho trẻ hiểu
hết vẻ đẹp của hành động, để khêu gợi ở trẻ thái độ tích cực và lòng muốn bắt
chước hành động đó.
Giáo viên có thể sử dụng những tấm gương của những người lớn xung
quanh trẻ, của bạn bè trẻ, và cả những tấm gương của các nhân vật trong các
tác phẩm văn học.
c. Nhóm phương pháp đánh giá.
Nhóm này gồm có phương pháp khen ngợi và chê trách. Đây là những
phương pháp giáo dục đạo đức được sử dụng để giúp trẻ hiểu rõ hành động
nào tốt – xấu, đúng – sai, hiểu rõ những yêu cầu của các quy tắc đạo đức cũng
như những nét đẹp trong nhân cách.
- Khen ngợi
Đó là phương pháp tác động đến trẻ nhằm xác nhận, đánh giá, biểu
dương những tiến bộ mà trẻ đạt được. Khen ngợi có tác dụng gây cho trẻ một
cảm giác vui sướng, phấn khởi, tin vào sức mình mà cố gắng vươn lên đạt
những tiến bộ mới.
Hà Thị Yến
Lớp K34 - GDMN
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khen ngợi không những có tác dụng động viên đối với trẻ được khen
mà còn có tác dụng củng cố nhận thức, động viên trẻ khác noi theo. Trẻ mầm
non rất thích được khen nhưng không phải vì thế mà khen một cách tùy tiện.
Khen ngợi phải xác đáng nghĩa là khi được khen trẻ phải thực sự cố gắng, có
sự nỗ lực hoặc có những tiến bộ hơn so với trước đây, được tập thể công nhận
xứng đáng. Tuy nhiên cũng cần sử dụng lời khen để khích lệ trẻ , khuyến
khích những tiến bộ dù là nhỏ của những trẻ nhút nhát, tự ti. Khen ngợi phải
có tác dụng hướng dẫn hành động, nghĩa là phải chỉ rõ khen cái gì và tại sao,
khen như vậy mới khích lệ trẻ tiếp thu, nỗ lực theo hướng động viên của giáo
viên.
Các hình thức khen rất đa dạng: một nụ cười, một cử chỉ thân ái, kèm
theo lời khuyến khích, một sự tin cậy. Khiến cho trẻ thấy đó là một phần
thưởng hoặc phần thưởng bằng hiện vật.
- Chê trách
Chê trách là một hình thức đánh giá hành vi giúp trẻ tránh được những
hành động xấu. Dùng phương pháp che trách nhằm gây cho trẻ phạm sai lầm
một cảm xúc hối hận, từ đó giúp trẻ ngăn ngừa được những hành động xấu.
Sử dụng phương pháp này phải khéo léo bởi vì chê trách không đúng
hoặc thiếu công bằng sẽ gây cho trẻ cảm giác khó chịu, cảm giác bị nhục. Sử
dụng phương pháp này phải đúng lúc và có những yêu cầu đối với hành động
của trẻ sẽ ngăn ngừa được những hành động xấu, không để những hành động
ấy phát triển thành thới quen xấu.
Các hình thức của chê trách: nhận xét, nhắc nhở, phê bình.
Nhận xét áp dụng khi hành vi của trẻ còn dễ sửa chữa, không tác hại gì
đến bản thân trẻ cũng như người khác.
Phê bình là hình thức chê trách mạnh hơn, thể hiện sự đánh giá xấu về
hành vi của trẻ, áp dụng trong trường hợp mà một hành động sai phạm nhiều
Hà Thị Yến
Lớp K34 - GDMN