Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Nghệ thuật xây dựng nhân vật chính trong truyện cổ ANDERSEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (585.78 KB, 69 trang )

Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thi
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1.1 Lí do khách quan
Andersen là nhà văn Đan Mạch thiên tài, sinh ngày 2 tháng 4 năm
1805 và mất ngày 4 tháng 4 năm 1875. Ông sinh ra tại Ôdenzê, Đan Mạch,
là con trai của một thợ đóng giầy nghèo khó, Cha ông qua đời lúc ông mới
11 tuổi lên ông đã phải lo tự lập, kiếm sống từ sớm. Mang trong mình
“dòng máu dân đen” nhưng ông lại rất tự hào về sự gần gũi của mình với
những người nghèo khó. Ông đã lớn lên trong cảnh bần hàn cay đắng
nhưng ông nổi tiếng là người thông minh, hiếu học. Ông đã có một cuộc
đời sáng tạo vĩ đại : nhà tiểu thuyết, nhà viết kịch, nhà thơ, du kí…nhưng
nổi bật nhất vẫn là truyện. Mọi người đều biết đến tài năng của ông là ở
những pho truyện cổ tích do ông kể. Truyện cổ tích của ông bộc lộ một khả
năng kì lạ của trí tưởng tượng. Nó mang vẻ đẹp dịu dàng, thanh khiết vì
lòng tốt kì diệu do giọng văn hóm hỉnh, hiền từ. Từ bé, mỗi khi nghe người
lớn kể chuyện thì ngay lập tức, Andersen có thể kể lại và biến hóa những
câu chuyện đó theo trí tưởng tượng của riêng mình. Mọi người đã kinh
ngạc gọi ông là “phù thủy”. Thế giới xung quanh bước vào truyện kể của
ông thật sinh động. Từ một chiếc lá rơi, một con kiến tha mồi, một con
chim gõ kiến…đều biết nói năng, đi lại, có hồn, thậm chí cả chiếc bình mực
cạn cũng trở thành câu chuyện say đắm lòng người. Có thể nói, trí tưởng
tượng của Andersen khó có ai sánh nổi. Nhờ trí tưởng tượng phong phú kì
diệu, ông đã sáng tạo ra những câu chuyện hấp dẫn, có ý nghĩa sâu xa và
sức cuốn hút kì lạ. Các tác phẩm của ông đã mở ra một đường hướng mới
về nội dung và thể văn bởi vì ông là một nhà cải cách thực sự trong phương
pháp kể chuyện. Andersen không viết gì khác ngoài viết cho thiếu nhi.


Nguyễn Thị Hồng Chuyên

1

K34B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thi

Ngay cả khi dựng truyện đời mình ông cũng viết như một câu chuyện cổ
trong câu chuyện cổ tích về cuộc đời tôi. Nhưng dẫu chỉ viết cho thiếu nhi
ông đã chứng minh sức hấp dẫn tuyệt đối trên tất cả các huyền thoại, cổ
tích, dân gian….Các câu chuyện của ông không chỉ hấp dẫn đối với trẻ em
mà còn hấp dẫn với cả người lớn. Điều đó có được là do các câu chuyện
của ông đã dựa vào trong truyện các cảm xúc và ý tưởng ngoài tầm hiểu
biết tức thời của các em, trong khi những yếu tố này vẫn còn nằm trong tầm
nhìn của lớp thiếu niên. Andersen đã khéo léo phối hợp khả năng kể
chuyện tự nhiên và trí tưởng tượng dồi dào, bất ngờ ngay trong những sự
việc bình thường hàng ngày để đưa chúng ta vào thế giới thần thoại đầy
chất thơ và giải quyết những quan niệm nhân sinh tiến bộ.
Pautôpxki đã nhận xét : “Trong mỗi truyện cổ tích cho trẻ em của
Andersen còn có một truyện cổ tích khác mà chỉ người lớn mới có thể tìm
hiểu hết ý nghĩa của nó”. [7, 198]
Truyện của Andersen có nhiều sắc thái đa dạng, phong phú, thể hiện
qua nhiều góc độ khác nhau mà thực ra nét thi vị là một đặc trưng lớn của
văn phong của Andersen. Đa số độc giả đọc truyện của ông chủ yếu là các
câu chuyện về tình yêu, con người, cuộc sống hàng ngày…những câu
chuyện này của ông đem lại cho người đọc một nỗi buồn man mác về lẽ vô

thường của tạo vật, của kiếp người, nhưng đồng thời cũng ca ngợi cái đẹp
của cuộc sống và của nhân văn, đó chính là quan điểm chủ đạo trong tác
phẩm của Andersen.
Với bút pháp của Andersen vừa trào lộng vừa trữ tình, vừa lãng mạn
vừa hiện thực, truyện cổ tích của Andersen đã đề cập đến những vấn đề của
cuộc sống. Xuất thân từ tầng lớp lao động nghèo khổ, lại phải tự lập từ rất
sớm, ông hiểu rõ cuộc sống vất vả, cay đắng của người dân lao động, đặc
biệt là cảm thông, thương yêu những em bé mồ côi bất hạnh : Cô bé bán

Nguyễn Thị Hồng Chuyên

2

K34B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thi

diêm, Mụ ấy hư hỏng…Ông ca ngợi lòng dũng cảm và khả năng đấu tranh
kiên trì của con người chống lại cái xấu, cái ác trong cuộc sống : Bà chúa
tuyết, Nữ thần băng giá…Ông nhìn thấy những phẩm chất tốt đẹp và khả
năng tuyệt vời của những người lao động. Họ là những người tuy nghèo
khổ nhưng lại giàu lòng yêu thương và sẵn sàng hi sinh vì tình yêu cao cả.
Chẳng hạn như: Nàng tiên cá, Bầy chim thiên nga, Chim họa mi. Ông cũng
lớn tiếng phê phán những thói hư tật xấu của mọi tầng lớp trong xã hội, đặc
biệt là bọn vua quan bất tài, ngu dốt và hợm hĩnh ( Ví dụ: Bộ quần áo mới
của Hoàng đế...)
Nhìn chung, truyện của ông dù là hiện thực hay hư cấu thì cũng đều

bắt rễ từ hiện thực của cuộc sống. Andersen đã từng nói: “Không có truyện
kể nào hay hơn được những điều do chính cuộc sống tạo nên”. Các nhân
vật trong tác phẩm của ông, từ thần tiên cho đến con người đều có một
cuộc sống riêng và một tâm hồn phong phú, bộc lộ bản chất tốt đẹp của
người lao động. Những nhân vật ấy đã để lại cho bạn đọc ấn tượng sâu sắc,
sống mãi với tâm trí chúng ta không thể nào quên.
1.2 Lí do sư phạm
Tìm hiểu truyện cổ Andersen có rất nhiều vấn đề hay. Các nhân vật
trong truyện Andersen sinh động, nhiều màu sắc, mang nét đặc sắc riêng.
Trong đó “Nghệ thuật xây dựng nhân vật chính trong truyện cổ Andersen”
là vấn đề tôi đặc biệt quan tâm. Nghiên cứu đề tài “Nghệ thuật xây dựng
nhân vật chính trong truyện cổ Andersen” có ý nghĩa lớn đối với tôi trong
công tác giảng dạy sau này. Nó giúp tôi hiểu sâu sắc truyện cổ Andersen về
cuộc sống, con người trong xã hội Đan Mạch xưa. Đồng thời nghiên cứu :
“Nghệ thuật xây dựng nhân vật chính trong truyện cổ Andersen” giúp tôi
hiểu được giá trị to lớn về nội dung và nghệ thuật mà Andersen đã đóng
góp cho nền văn học Đan Mạch nói riêng và kho tàng truyện cổ nói chung.

Nguyễn Thị Hồng Chuyên

3

K34B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thi

Hiểu được cả hai mặt về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm giúp cho tôi

cảm thụ tác phẩm sâu sắc hơn, từ đó việc truyền đạt tới học sinh sẽ thuận
lợi và hiệu quả hơn. Tuy nhiên trong một tác phẩm văn học của Andersen
tập trung rất nhiều nhân vật khác nhau : “Nhân vật chính”, “Nhân vật phụ”,
và “Nhân vật chính diện”, “Nhân vật phản diện”…nhưng trong đề tài này
của tôi chỉ tập trung nghiên cứu vào một loại nhân vật đặc sắc, đó là nhân
vật chính. Từ đó sẽ giúp cho tôi có cái nhìn sâu sắc hơn về một loại nhân
vật điển hình trong tác phẩm, giúp các em có thể tìm hiểu rõ hơn về nhân vật
chính mà tác giả muốn phản ánh, quan tâm…
Là một giáo viên Tiểu học trong tương lai, nhiệm vụ không chỉ cung
cấp những tri thức sơ đẳng cho các em mà còn giúp giáo dục các em phát
triển toàn diện nhân cách. Các bài học rút ra từ truyện cổ Andersen là
những công cụ sắc bén đối với trẻ thơ. Hiểu được những giá trị đích thực từ
truyện cổ Andersen đặc biệt là các nhân vật chính trong tác phẩm sẽ giúp
tôi có cái nhìn sâu sắc hơn về con người, cuộc sống, tình cảm…trong xã
hội Đan Mạch xưa. Từ đó là cơ sở vững chắc cho công tác giáo dục trẻ phát
triển mọi mặt: tình cảm đạo đức, ngôn ngữ…cho các em.
Xuất phát từ lí do trên tôi đã chọn và nghiên cứu “Nghệ thuật xây
dựng nhân vật chính trong truyện cổ Andersen” làm đề tài luận văn của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu mảng văn dành cho thiếu nhi, đặc biệt là mảng truyện cổ
Andersen các nhà văn, nhà phê bình văn học ít nhiều khẳng định rằng,
Andersen là nhà văn xuất sắc của thiếu nhi. Truyện cổ của Andersen là tác
phẩm kinh điển nổi tiếng Thế giới, nó được dịch ra nhiều thứ tiếng và được
sự đón nhận nồng nhiệt của mọi lứa tuổi. Truyện cổ Andersen đặc sắc và
giàu ý nghĩa làm say đắm lòng người. Xuất thân từ gia đình nghèo khổ nên
ông hiểu thấu hơn ai hết về cuộc sống vất vả, cay đắng về cuộc sống của

Nguyễn Thị Hồng Chuyên

4


K34B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thi

người dân lao động, ông cảm thông hết mình với những số phận mồ côi,
bất hạnh như: Cô bé bán diêm, Mụ ấy hư hỏng…Qua đó các nhân vật chính
trong tác phẩm của ông được hiện lên đem đến cho các em một niềm vui,
một bài học nhỏ, một tấm gương…có tác dụng giáo dục các em rất lớn.
Với bút pháp vừa trào lộng vừa trữ tình, vừa hiện thực vừa lãng mạn,
ông đã xây dựng lên hình tượng nhân vật chính trong câu chuyện của mình
vừa mang cái thực, vừa mang cái hư, xen lẫn hài hòa với yếu tố thần thoại,
phản ánh một cách sinh động của hiện thực cuộc sống. Đó chính là nét độc
đáo trong nghệ thuật xây dựng nhân vật chính trong truyện cổ Andersen.
Vấn đề trên được rất nhiều tác giả quan tâm. Tiêu biểu:
K.Pautopxki đã viết: “Trí tưởng tượng khoáng đạt thâu tóm trong
cuộc sống quanh ta ở hàng trăm tiểu tiết và tập hợp chúng lại trong những
câu chuyện thông minh. Người kể chuyện cổ tích không bỏ qua bất cứ việc
gì dù chỉ là cổ một trai bia hay cái cột đèn rỉ ngoài phố. Bất cứ ý nghĩ mạnh
mẽ nhất và đẹp đẽ nhất nào cũng có thể thể hiện trong sự giúp đỡ bạn bè
của những nhân vật giản dị kia” [9, 22]
Nhà thơ Ingieman lại cho rằng Andersen “có một khả năng quý báu
là trong bất cứ cống rãnh nào cũng tìm thấy ngọc trai” [10, 22]. Ở đây nhân
vật chính là viên ngọc trai trong tác phẩm của ông.
Nét nổi bật trong truyện cổ Andersen là khả năng tưởng tượng kì
diệu không chỉ ở tình tiết, nội dung câu chuyện mà đặc biệt là ở hệ thống
nhân vật trong đó nhân vật chính được khai thác ở nhiều khía cạnh cuộc

sống. Ông biết khám phá những khía cạnh thần kì, bất ngờ ngay trong
những sự vật đơn giản hàng ngày để đưa chúng ta vào thế giới thần thoại
đầy chất thơ mà vẫn rất hiện thực. Tác giả Lê Nguyên Cẩn đã viết: “Truyện
của Andersen thể hiện hiểu biết đa dạng, sâu sắc. Vốn hiểu biết đó bao gồm
cả chiều sâu, chiều rộng của nhiều nền văn hóa khác nhau. Tất cả đều được

Nguyễn Thị Hồng Chuyên

5

K34B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thi

kết hợp lại một cách nhuần nhuyễn nhờ khả năng tưởng tượng phong phú
từ đó chất thơ và sức hấp dẫn của các truyện được tạo ra”
Andersen đã từng nói: “Không có truyện kể nào hay hơn được những
điều do chính cuộc sống tạo ra”. Truyện của Andersen dù là hiện thực hay
hư cấu thì cũng bắt rễ từ hiện thực cuộc sống. Các nhân vật chính trong tác
phẩm đều toát lên vẻ đẹp chân chất của người lao động, thể hiện giá trị
nhân đạo sâu sắc trong ngòi bút Andersen. Hữu Ngọc_ chủ tịch quỹ phát
triển hợp tác và giao lưu văn hóa Việt Nam_Đan Mạch nhận xét: “Văn
phong và tính cách của Andersen vừa giản dị, vừa sâu sắc, vừa mơ mộng
lãng mạn, vừa hiện thực, vừa bi hài, toát lên tình người, lạc quan và sự
khoan dung độ lượng” [9, 8]
Trên đây là một số ý kiến và nhận định về nhân vật chính và nghệ
thuật xây dựng nhân vật chính trong truyện cổ Andersen. Mỗi tác giả đưa

ra một ý kiến, nhận định riêng. Qua đó các tác giả nhằm khẳng định được
tài năng, phong cách nghệ thuật độc đáo của nhà văn thiên tài Andersen.
Đặc biệt là nghệ thuật xây dựng nhân vật chính trong truyện cổ Andersen.
3. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
3.1 Phạm vi nghiên cứu
Andersen là một nhà văn của thiếu nhi. Khi nghiên cứu về ông, ta có
thể xem xét nghiên cứu nhiều vấn đề, mỗi vấn đề lại có nhiều khía cạnh:
nội dung, đề tài, giá trị nhận thức và giáo dục, thế giới nhân vật, nghệ thuật
xây dựng nhân vật chính...Song, trong khuôn khổ một khóa luận tốt nghiệp
tôi chỉ tập trung tìm hiểu về “Nghệ thuật xây dựng nhân vật chính trong
truyện cổ Andersen”
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: “Nghệ thuật xây dựng nhân vật
chính trong truyện cổ Andersen”

Nguyễn Thị Hồng Chuyên

6

K34B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thi

4. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài này giúp tôi hiểu sâu sắc hơn về truyện của
Andersen, đặc biệt là nghệ thuật xây dựng nhân vật chính trong các tác
phẩm của ông. Qua đó phục vụ thiết thực cho tôi trong việc giảng dạy sau này.

5. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này tôi sử dụng một số phương pháp sau:
Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phương pháp so sánh, đối chiếu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu, lí luận
Phương pháp thống kê
Phương pháp phân loại, nghiên cứu SGK
6. Cấu trúc khóa luận
Khóa luận gồm
Mở đầu
Nội dung:
Chương I: Khái quát về nhân vật và nhân vật trong truyện cổ
Andersen
Chương II: Nghệ thuật xây dựng nhân vật chính trong truyện cổ
Andersen
Kết luận
Tài liệu tham khảo

Nguyễn Thị Hồng Chuyên

7

K34B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thi

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NHÂN VẬT
VÀ NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN CỔ ANDERSEN
1.1 Sơ lược về nhân vật, nhân vật chính
1.1.1 Khái niệm nhân vật, nhân vật chính
Văn học là một loại hình sáng tác, tái hiện những vấn đề của cuộc
sống xã hội và con người. Phương thức sáng tạo của văn học được thông
qua sự hư cấu, cách thể hiện nội dung các đề tài được thể hiện qua ngôn
ngữ. Văn học có lịch sử phát triển lâu đời, là sự phát triển của văn học dân
gian( hay văn học truyền miệng) và văn học viết.
Văn học không thể thiếu nhân vật. Trong bất cứ tác phẩm văn học
nào cũng đều phải có nhân vật văn học. Bởi đó là hình thức cơ bản để qua
đó văn học miêu tả thế giới con người một cách hình tượng. Bản chất văn
học là một quan hệ đối với đời sống nó chỉ tái hiện được đời sống những
chủ thể nhất định, đóng vai trò như những mô hình của thực tại. Nhân vật
văn học chính là một hình tượng nghệ thuật ước lệ, có những dấu hiệu để ta
nhận ra. Thông thường đó là một cái tên: Cô bé bán diêm, Nàng tiên cá,
Chú lính chì dũng cảm...Nhân vật chính là phương diện cơ bản để nhà văn
khái quát hiện thực một cách có hình tượng. Nó là mắt xích cơ bản xâu
chuỗi, kết dính các yếu tố, sự kiện. Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện
nhận thức, quan điểm thẩm mĩ, tư tưởng của mình về một cá nhân nào đó,
một người nào đó hay một vấn đề nào đó của hiện thực. Nhân vật chính là
người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời
kì lịch sử nhất định. Vì vậy, việc xây dựng nhân vật có thành công hay
không đòi hỏi sự sáng tạo độc đáo, không lặp lại của mỗi nhà văn, nó là
hình thức đánh giá thành công của tác phẩm. Tìm hiểu giá trị của bất cứ

Nguyễn Thị Hồng Chuyên

8


K34B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thi

một tác phẩm nào, dù là tác phẩm văn học trong nước hay văn học nước
ngoài, chúng ta đều bắt đầu từ hình tượng nhân vật.
Trong tác phẩm văn học thường có một hoặc nhiều nhân vật. Trong
trường hợp đó, không phải mọi nhân vật trong tác phẩm văn học đều có vai
trò như nhau trong kết cấu và cốt truyện của tác phẩm. Vì vậy để tìm hiểu
rõ hơn về một loại nhân vật trong tác phẩm tôi đã chọn đề tài: “Nghệ thuật
xây dựng nhân vật chính trong truyện cổ Andersen” làm đề tài luận văn tốt
nghiệp của mình.
Để tìm hiểu “Nghệ thuật xây dựng nhân vật chính trong truyện cổ
Andersen” trước hết chúng ta phải hiểu thế nào là nhân vật, nhân vật chính.
A. Khái niệm nhân vật
Qua tìm hiểu tài liệu tham khảo chúng ta thấy có nhiều định nghĩa
khác nhau của các nhà nghiên cứu về nhân vật.
Theo Trần Đình Sử, La Khắc Hòa, Phùng Ngọc Kiếm, Nguyễn Xuân
Nam: “Nhân vật văn học là khái niệm dùng để chỉ hình tượng các cá thể
con người trong tác phẩm văn học – cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo,
thể hiện bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ”. [4, 114]
Phương Lựu, Trần Đình Sử: “Nói đến nhân vật văn học là nói đến con
người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học”. [8, 277]
Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi cho rằng: “Nhân vật
văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học, nhân vật
văn học có thể có tên riêng hoặc không có tên riêng. Nhân vật văn học là
một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con

người thật trong đời sống”. [5, 202]
Còn lại Nguyên Ân nhận định: “Nhân vật văn học là hình tượng
nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn
của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn

Nguyễn Thị Hồng Chuyên

9

K34B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thi

học có khi là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gắn
cho những đặc điểm giống con người. Nhân vật văn học là phương thức
nghệ thuật nhằm khai thác những nét thuộc đặc tính con người, nhân vật có
ý nghĩa trước hết ở các loại hình văn học tự sự, kịch, sân khấu, điện ảnh,
điêu khắc, hội họa, đồ họa...Các thành tố tạo nên văn học gồm: hạt nhân
tinh thần của cá nhân, tư tưởng, lợi ích đời sống, thế giới xúc cảm, ý chí,
các ý thức và hành động. Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó
mang tính ước lệ không thể bị đồng nhất với con người có thực ngay khi
tác giả xây dựng nhân vật với những nét gần với nguyên mẫu có thật. Nhân
vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người,
nó có thể được xây dựng dựa trên cơ sở quan niệm ấy. Nhân vật văn học là
một trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn,
một khuynh hướng, một trường phái hay dòng phong cách. Những nét
chung về nhân vật văn học có thể cho phép nêu lên những hình tượng văn

học như: Văn học về “con người bé nhỏ”, về “con người thừa” (ở văn học
nga thế kỉ XIX), văn học về “thế hệ mất mát” (ở thế kỉ XX)...Những nhân
vật văn học trở nên nổi tiếng, được biết đến rộng rãi, chính là những hình
tượng vĩnh cửu của văn học thế giới”. [1, 249]
Các khái niệm trên đã nêu ra những đặc điểm của nhân vật văn học
nhưng khái niệm “Nhân vật” của tác giả Lại Nguyên Ân – 150 thuật ngữ
văn học – NXB Văn học là đầy đủ và chính xác hơn cả vì nhân vật văn học
không chỉ bó hẹp trong phạm vi con người mà còn có cả thế giới của: các
con vật, các loài vật, các đồ vật, các sinh thể hoang đường ...Tất cả những
sự vật, hiện tượng đó đều được gắn giống với con người: biết nói năng, biết
đi lại, biết suy nghĩ...Qua đó nhằm tái hiện lại cuộc sống phong phú, phức
tạp của con người. Nếu như nhân vật trong tác phẩm chỉ đơn thuần là con
người, xoay quanh mối quan hệ giữa con người với con người thì văn học

Nguyễn Thị Hồng Chuyên

10

K34B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thi

nghiêng về sự sao chép đơn điệu cuộc sống thực. Như vậy sẽ trái với bản
chất của văn học, vì văn học là một loại hình nghệ thuật mang tính ước lệ
và sáng tạo, phản ánh hiện thực cuộc sống.
Văn học đã biến những cái không thể thành cái có thể đó là thổi vào
các nhân vật: cỏ cây, loài vật, thần thánh... “tính người”, làm cho các nhân

vật có tính cách, tình cảm, hành động như con người. Andersen cũng vậy,
các nhân vật của ông như: đồ vật, động vật...cũng có tính cách, hành động
như con người. Nhân vật đồ vật và động vật truyện Andersen như một kiểu
mặt nạ. Ở đó nhà văn tha hồ cho nhân vật của mình bị hành hạ, bị bóc trần,
bị thua cuộc mà vẫn cứ là những chiếc mặt nạ, những trò chơi của tuổi
thơ..Ví dụ nhân vật chú lính chì trong tác phẩm Chú lính chì dũng cảm, về
bản chất chú chỉ là một thứ đồ chơi của trẻ con và chú bị gãy một chân,
nhưng nhờ trí tưởng tượng, sự sáng tạo của tác giả, chú đã có cuộc đời thực
với nhiều sóng gió. Nhờ lòng dũng cảm và tình yêu với cô vũ nữ bằng giấy
mà chú đã vượt biết bao khó khăn để trở về bên cô vũ nữ. Hoặc truyện
Chàng bướm, Vịt con xấu xí, Xúp xúc xích...thì nhân vật chính là các con
vật. Như vậy, nhân vật văn học rất đa dạng và sinh động. Nhân vật thành
công thường là những sáng tạo độc đáo không ai lặp lại bởi vì “Văn
chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu
mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm
tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có...” [2, 205]
B. Khái niệm nhân vật chính
Theo Trần Đình Sử: “Nhân vật chính là nhân vật đóng vai trò chủ
chốt, xuất hiện nhiều, giữ vị trí then chốt của cốt truyện hoặc tuyến cốt
truyện. Đó là con người liên can đến các sự kiện chủ yếu của tác phẩm, là
cơ sở để tác giả triển khai đề tài cơ bản của mình”. [4, 126]

Nguyễn Thị Hồng Chuyên

11

K34B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp Đại học


GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thi

Nhân vật chính( tiếng Anh: protagonist, central character): Nhân vật
then chốt của cốt truyện, giữ vị trí trung tâm trong việc thể hiện đề tài, chủ
đề và tư tưởng của tác phẩm [ 11, 226]
Theo Lê Bá Hán: “Nhân vật chính là nhân vật then chốt của cốt
truyện, giữ vị trí trọng tâm trong việc thể hiện đề tài, chủ đề và tư tưởng
của tác phẩm. Nhân vật thường xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm và được
nhà văn khắc họa đầy đặn bằng nhiều chi tiết: tiểu sử, ngoại hình, tính cách,
nội tâm và xung đột. Nếu tác phẩm có nhiều nhân vật chính thì nhân vật
trung tâm được xem là nhân vật chính quan trọng nhất. Chính vì thế nhân
vật chính thường thể hiện rõ nét những cách tân nghệ thuật của một nhà
văn”. [5, 193]
Trong cuốn “ Văn học - tài liệu đào tạo giáo viên”: “ Nhân vật chính
là nhân vật quan trọng nhất, thường xuất hiện nhiều nhất trong tác phẩm.
Nhân vật chính có vai trò chủ yếu trong quá trình diễn biến của cốt truyện
nhằm triển khai chủ đề và bộc lộ tư tưởng của tác phẩm. Trong một tác
phẩm có nhiều nhân vật chính thì nhân vật chính nào quan trọng hơn cả
được coi là nhân vật trung tâm. Tìm được nhân vật chính tức là đã tìm ra
đầu mối quan trọng để thâm nhập tác phẩm về mọi phương diện”.[ 12, 71]
Nhân vật chính là nhân vật giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức
và triển khai tác phẩm. Ở đây, nhà văn thường tập trung miêu tả, khắc họa
tỉ mỉ từ ngoại hình, nội tâm, quá trình phát triển tính cách nhân vật. Qua
nhân vật chính, nhà văn thường nêu lên những vấn đề và những mâu thuẫn
cơ bản trong tác phẩm và từ đó giải quyết vấn đề, bộc lộ cảm hứng tư
tưởng và tính điệu thẩm mĩ.
Nhân vật chính có thể có nhiều hoặc ít tùy theo dung lượng hiện thực
và những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. Với những tác phẩm lớn có nhiều
nhân vật chính quan trọng nhất xuyên suốt toàn bộ tác phẩm được gọi là


Nguyễn Thị Hồng Chuyên

12

K34B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thi

nhân vật trung tâm. Trong không ít trường hợp, nhà văn dùng nhân vật
trung tâm để đặt tên cho tác phẩm. Ví dụ: Em bé bán diêm; Nàng tiên cá;
Chú lính chì dũng cảm. Trong truyện Cô bé bán diêm có một nhân vật duy
nhất là cô bé bán diêm. Cô bé không có tên, người kể dùng ngay công việc
( bán diêm) để gọi tên nhân vật. Tình cảnh của nhân vật chính thật đáng
thương em phải bán diêm trong đêm giao thừa lạnh giá. Cuối cùng em đã
chết trong đêm giao thừa lạnh giá.
Trong khóa luận nghiên cứu: “Nghệ thuật xây dựng nhân vật chính
trong truyện cổ Andersen” tôi chỉ tập trung vào nghiên cứu đến nhân vật
chính trong tác phẩm. Nhân vật chính trong truyện cổ Andersen rất đa
dạng, phong phú, không đơn thuần chỉ là con người mà nó còn là những
con vật, loài vật, vật vô tri được tác giả hư cấu, xây dựng rất công phu,
khéo léo.
1.1.2 Khái niệm về các nhân vật có liên quan.
Trong thực tiễn sáng tác, phê bình và nghiên cứu đã nêu lên những
kiểu và loại nhân vật văn học, tương ứng với những dấu hiệu phân loại
khác nhau. Do vị trí, vai trò khác nhau trong tác phẩm, người ta nêu ra
“nhân vật chính” và “nhân vật phụ”. Do phục vụ cho việc truyền đạt sự

đánh giá và thể hiện lí tưởng xã hội của nhà văn, người ta nêu ra “nhân vật
chính diện” và “nhân vật phản diện”- cách phân biệt này tuy ước lệ nhưng
loại thể văn học khác nhau- người ta phân biệt “nhân vật tự sự”, “nhân vật
trữ tình”, “nhân vật kịch”. Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu sâu vào từng
xu hướng và thời đại văn học còn cho phép nói tới các kiểu “nhân vật loại
hình” như: “nhân vật chức năng”( nhân vật- mặt nạ), “nhân vật tính cách”
và “nhân vật tư tưởng”.
Sau đây là khái niệm từng loại nhân vật:

Nguyễn Thị Hồng Chuyên

13

K34B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thi

A. Nhân vật chính diện, nhân vật phản diện.
Nhân vật chính diện (nhân vật tích cực): “Là nhân vật thể hiện những
giá trị tinh thần, những phẩm chất đẹp đẽ, những hành vi cao cả của con
người được nhà văn miêu tả, khẳng định đề cao trong tác phẩm theo một
quan điểm tư tưởng, một lí tưởng xã hội – thẩm mĩ nhất định.” [5, 194]
Nhân vật chính diện là một phạm trù lịch sử. Văn học thời nào cũng
có nhân vật chính diện thể hiện lí tưởng xã hội và lí tưởng thẩm mĩ nhất
định của thời đại mình. Nhân vật chính diện thường được tác giả đề cao và
khi nhân vật này có ý nghĩa mẫu mực cao độ cho lối sống của một tầng lớp,
một giai cấp, một dân tộc thì nó được goi là nhân vật lí tưởng.

Nhân vật phản diện (nhân vật tiêu cực): “Là nhân vật mang phẩm
chất xấu xa, trái với đạo lí và lí tưởng của con người được nhà văn miêu tả
trong tác phẩm với thái độ chế giễu, lên án, phủ nhận.” [5, 198]
Cả hai loại nhân vật đều là phạm trù lịch sử, thể hiện mâu thuẫn đối
kháng của con người về mặt hành vi, tính cách và phẩm chất đạo đức.
Giữa nhân vật chính diện và nhân vật phản diện có một nhân vật gọi
là nhân vật trung gian.
B. Nhân vật phụ
Nhân vật phụ: “Là nhân vật giữ vị trí thứ yếu so với nhân vật chính,
trong diễn biến cốt truyện, trong quá trình triển khai đề tài thể hiện tư
tưởng và chủ đề của tác phẩm.” [5, 199]
Nhìn chung nhân vật phụ thường gắn liền với những tình tiết, sự
kiện, tư tưởng có tính chất phụ trợ, bổ sung. Nhưng trong nhiều trường
hợp, nhân vật phụ lại hàm chứa những tư tưởng quan trọng của tác phẩm.
Đồng thời nhân vật phụ còn là một bộ phận không thể thiếu được, nhà văn
miêu tả nhằm tạo nên một bức tranh đời thường hoàn chỉnh độc đáo và sinh động
trong tác phẩm.

Nguyễn Thị Hồng Chuyên

14

K34B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thi

C. Nhân vật chức năng

Nhân vật chức năng: “Là nhân vật không có đời sống nội tâm; các
phẩm chất, đặc điểm nhân vật cố định, không thay đổi từ đầu đến cuối, hơn
nữa, sự tồn tại và hoạt động của nó chỉ nhằm thực hiện một số chức năng
nhất định, đóng một vai trò nhất định. Hạt nhân của loại nhân vật chức
năng là các vai trò và chức năng mà chúng thực hiện trong truyện và trong
việc phản ánh đời sống.” [8, 287]
D. Nhân vật loại hình
Nhân vật loại hình: “Là loại nhân vật thể hiện tập trung các phẩm
chất xã hội, đạo đức của một loại người nhất định của một thời. Đó là nhân
vật nhằm khái quát cái chung về thể loại của các tính cách và nhờ vậy mà
được gọi là điển hình.” [3,288]
E. Nhân vật tính cách
Nhân vật tính cách: “Là một kiểu nhân vật phức tạp. Nhân vật tính
cách được mô tả trong các tác phẩm như một tính cách, một cá nhân có tính
cách nổi bật. Trong nhân vật tính cách, cái quan trọng không phải là đặc
điểm thuộc tính phẩm chất, xã hội cụ thể liệt kê ra được linh hồn của nhân
vật tính cách, thể hiện chủ yếu ở tương quan giữa các thuộc tính đó với
nhau, tương quan giữa các thuộc tính đó với môi trường tình huống. Nhân
vật tính cách vì thế thường có những mâu thuẫn nội tại, những nghịch lí,
những chuyển hóa, do đó tính cách thường có một quá trình phát triển
khiến cho nhân vật không đồng nhất đơn giản vào chính nó.[2, 288]
F. Nhân vật tư tưởng
Nhân vật tư tưởng: “ là nhân vật tập trung thể hiện một tư tưởng, một
ý thức tồn tại trong đời sống tinh thần của xã hội. Nhân vật tư tưởng chỉ
chứa đựng những phẩm chất, tính cách, cá tính và nhân cách, nhưng cá tính
và tính cách không phải là hạt nhân tạo nên cấu trúc nhân vật tư tưởng.” [5, 201]

Nguyễn Thị Hồng Chuyên

15


K34B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thi

1.1.3 Kiểu nhân vật chính trong truyện cổ Andersen
Dựa trên định nghĩa về nhân vật chính đã được nêu ở trên chúng tôi
thống kê 100 tác phẩm của Andersen tìm ra các nhân vật chính trong mỗi
tác phẩm. Qua thống kê (1) chúng tôi nhận thấy rằng nhân vật trong sáng
tác của Andersen là những loại người khác nhau trong xã hội từ những cô
bé mồ côi đến thằng què, từ người hầu đến kiến trúc sư, từ nàng công chúa
biến thành bọt biển…Tất cả tạo nên một thế giới nhân vật phong phú trong
truyện cổ Andersen. Trong 100 tác phẩm của Andersen mà chúng tôi thống
kê, có thể nhận thấy nhân vật của Andersen chủ yếu là con người bị nô lệ
trong xã hội Đan Mạch.
1.1.4 Vai trò nhân vật chính trong truyện cổ Andersen
Trong tác phẩm văn học thường có một hoặc nhiều nhân vật. Trong
đó có thể có một hoặc nhiều nhân vật chính. Nhân vật chính là nhân vật
được xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm. Nhân vật chính có vai trò là nhân
vật chủ chốt xuất hiện nhiều, giữ vị trí then chốt của tác phẩm. Đó là những
nhân vật liên quan đến các sự kiện chủ yếu của tác phẩm, là cơ sở để tác
giả triển khai đề tài cơ bản của mình.
Trong một tác phẩm văn học nhân vật chính được xuất hiện xuyên
suốt tác phẩm. Nhân vật chính được khai thác chú ý nhiều nhất từ tính
cách, nội tâm và con người. Các nhân vật phụ xoay quanh, tác động vào
nhân vật chính làm nổi bật lên nhân vật chính. Trong tác phẩm văn học của
Andersen thì nhân vật chính có thể là con người, con vật, thần thánh, và vật

vô tri. Các nhân vật đều bộc lộ tính cách, tâm tư, tình cảm của một lớp
người trong xã hội Đan Mạch xưa.
Nhân vật chính là phương tiện khái quát các tính cách, số phận của
con người và các quan niệm về chúng. Tính cách là một hạt nhân là sự
thống nhất của cá tính và cái chung của xã hội lịch sử.
(1) Xem phụ lục Trang 59

Nguyễn Thị Hồng Chuyên

16

K34B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thi

Mỗi tính cách là kết tinh của một môi trường, cho nên, nhân vật có
thể là người dẫn dắt ta vào một thế giới đời sống. Như Phêđin nói: “Nhân
vật là công cụ”. Cho nên nhân vật cũng chính là chìa khóa để khám phá,
mở rộng đề tài mới theo số phận, tính cách nhân vật. Nhân vật là người dẫn
dắt ta vào thế giới riêng của đời sống trong một thời kì nhất định
Nhân vật chính là phương tiện cốt yếu để thể hiện quan niệm nghệ
thuật, lí tưởng thẩm mĩ về con người, tư tưởng, về đạo đức của nhà văn. Vì
thế nhân vật luôn gắn với chủ đề của tác phẩm.
Chẳng hạn trong tác phẩm Con trai người gác cổng. Nhân vật chính
là George – con trai người gác cổng được xuất hiện xuyên suốt nội dung
của tác phẩm. Từ khi cậu còn nhỏ, gia đình sống dưới gầm cầu thang cho
tới khi cậu trở thành một kiến trúc sư được mọi người nể phục và kính

trọng. Và cuối cùng chàng đã cưới được tiểu thư Emily con của tướng
quân. Như vậy Andersen đã viết lên một nhân vật chính xuất phát từ một
người nông dân hiền lành, chất phác, tình nghĩa đã vượt qua bao khó khăn,
sống bằng chính sức lao động của mình và cuối cùng đã được hưởng cuộc sống
sung túc, hạnh phúc.
Hay trong tác phẩm Xúp xúc xích thì nhân vật chính là các con vật,
được nói tới trong V hồi. Xuyên suốt tác phẩm là những chuyến phiêu liêu
kì thú của ba ả chuột nhắt và một ả chuột thứ tư. Trong chuyến phiêu lưu
đó ả chuột thứ tư đã ở trong một hang ổ ấm áp của mình. Thế nhưng bằng
trí thông minh, mụ đã tìm ra một món xúp độc đáo, bổ dưỡng từ chính
chiếc đuôi của vua chuột. Sự thông minh đã giúp mụ ta có được vị trí
Hoàng Hậu cao cả mà bao kẻ mơ ước.
Tóm lại nhân vật chính trong tác phẩm văn học có vai trò hết sức
quan trọng. Nhân vật chính là hình thức cơ bản để phản ánh hiện thực.
Hình thức ấy rất đa dạng để thể hiện những khía cạnh phong phú, phức tạp

Nguyễn Thị Hồng Chuyên

17

K34B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thi

của cuộc sống. Qua các nhân vật chính tác giả đã thể hiện chủ đề, tư tưởng
của truyện.
1.1.5 Thế giới nhân vật chính trong truyện cổ Andersen

Thế giới nhân vật trong truyện cổ Andersen rất đa dạng, phong phú.
Trong cuốn “Truyện cổ Andersen” của nhà xuất bản Văn học – 2009 có
100 tác phẩm, tổng số có 530 nhân vật ( cả nhân vật chính và nhân vật
phụ). Nhân vật được chia làm bốn nhóm chính: con người, thần thánh, con
vật và vật vô tri. Trong 100 truyện thì có 42 truyện có nhân vật chính là con
người; 26 truyện có nhân vật chính là vật vô tri; 18 truyện có nhân vật
chính là con vật; 3 truyện có nhân vật chính là thần thánh. Bên cạnh đó có
5 nhân vật chính là con vật và vật vô tri; 1 truyện có nhân vật chính là thần
thánh và con người. Tuy nhiên không phải mỗi truyện chỉ đơn thuần là một
loại nhân vật mà nó là sự kết hợp hài hòa của nhiều loại nhân vật làm cho
tình tiết và mối quan hệ của các nhân vật thêm phong phú, phức tạp. Các
nhân vật này bổ sung hỗ trợ cho nhau cũng có khi đối nghịch nhau để làm nổi
bật tính cách và chủ đề của truyện.
Mối quan hệ các nhân vật trong truyện rất đa dạng. Trong đó không
chỉ có mối quan hệ giữa người với người mà còn thể hiện những mối quan
hệ sinh động: giữa người và vật vô tri (Nàng công chúa và hạt đậu, Chú
lợn rừng đồng bằng…); giữa con người và con vật (Con rận và vị giáo sư);
giữa con người và thần thánh (Thần hoa hồng). Bên cạnh đó còn có mối
quan hệ giữa con vật và vật vô tri: Ốc sên và cây hồng, Gà trống dưới sân
và gà trống của cái quay gió…giữa vật vô tri và vật vô tri: Chàng quay và nàng
bóng, Bút và mực…
Nhân vật chính trong truyện luôn mới và không có sự trùng lặp.
không tuân thủ theo mô típ của truyện cổ tích là: Ông bụt, nàng tiên, công
chúa…mà nhân vật chính trong truyện rất quen thuộc với cuộc sống của

Nguyễn Thị Hồng Chuyên

18

K34B - GDTH



Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thi

con người như: em bé, cái kim, con vịt, người mẹ…Số lượng nhân vật
chính và nhân vật phụ phân bố không đồng đều giữa các câu chuyện cũng
tạo nên nét riêng cho tác phẩm vì có truyện có đến 14 nhân vật như: Vịt con
xấu xí, Đồi các thiên thần, Người đồng hành…Nhưng có truyện chỉ có một
nhân vật: Ấm tự sự, truyện ngụ ngôn ấy ám chỉ mình…Hoặc có truyện
không có nhân vật chính và nhân vật phụ mà chỉ là tự truyện: Hàng nghìn
năm nữa. Như vậy tác giả luôn thay đổi không khí cho câu chuyện làm cho
người đọc không mệt mỏi về diễn biến và tình tiết. Không những thế nó
còn thể hiện tài năng của tác giả vì dù nhiều hay ít nhân vật thì tác giả vẫn
truyền tải được chủ đề và tư tưởng của truyện.
Nhân vật chính là người có số lượng nhiều nhất bao gồm đủ mọi
tầng lớp, thành phần trong xã hội từ vua quan, tầng lớp thượng lưu quý tộc
đến tầng lớp trí thức và những dân nghèo.
Đọc Andersen ta thấy được tư tưởng sáng tác của ông luôn đứng về
phía người lao động, cảm thông với những nỗi khổ, bất hạnh mà họ phải
gánh chịu, đồng thời ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người lao động, tố cáo
xã hội thượng lưu tàn nhẫn, vô nhân đạo và giả tạo. Trong truyện cổ
Andersen bên cạnh ý nghĩa phơi bày thực trạng xã hội thời đại ông, còn
một ý nghĩa là giáo dục các em về lòng tốt, sự trong sáng, thật thà và đức
tính hi sinh vì người khác. Ví dụ: Nàng tiên cá nhỏ tượng trưng cho những
phẩm chất tốt đẹp của con người: hiền lành, yêu thương người, biết hi sinh
bản thân cho người khác nhưng vẫn phải chịu bất hạnh và bị phản bội.
Nhân vật chính là người dân nghèo được đề cập nhiều nhất đó là:
người mẹ nghèo khổ, cô bé bán diêm, cô bé chăn ngỗng, người hầu, người

nông dân nghèo. Tác giả đã đi sâu khai thác nỗi khổ cực của người nông
dân cả về vật chất lẫn tinh thần đó là những gia đình nghèo mong ước có
được bữa ăn ngon được nến thắp sáng, cô bé bán diêm mong ước có được

Nguyễn Thị Hồng Chuyên

19

K34B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thi

một con ngỗng quay, một buổi tối noel ấm áp bên cây thông lung linh ánh
đèn và bàn ăn sang trọng, có người nghèo thì mơ ước được một lần vào nhà
hát…Hoặc những câu chuyện lại khai thác nỗi khổ cực của người dân khi
bị tầng lớp vua chúa, quý tộc áp bức bóc lột. Andersen còn thể hiện sự đa
chiều trong tính chất một loại nhân vật. Cùng là người dân nghèo nhưng có
người thông minh, thật thà, dí dỏm như Simon (Chàng Simon ngố) đã cưới
được công chúa trước sự ngạc nhiên, thán phục của mọi người hoặc nhân
vật Ib trong truyện Ib và Chirstina là một người nông dân hiền lành, chất
phát tình nghĩa, đã vượt bao khó khăn, sống bằng chính sức lao động của
mình và cuối cùng đã được hưởng cuộc sống sung túc, hạnh phúc. Ta thấy
tác giả đã không lí tưởng hóa nhân vật người nông dân mà đã nhìn nhận
con người một cách toàn diện: có người tốt, có người xấu. Chẳng hạn như
nhân vật người nông dân ngu dốt, ích kỉ, tàn ác như Clause Nhớn (Clause
Nhớn và Clause Bé). Chỉ vì tham tiền và ghen tức với sự giàu có của
Clause Bé mà hắn đã giở mọi thủ đoạn như: giết ngựa, giết bà của Clause

Bé, giết bà của mình để lấy tiền và cuối cùng Clause Nhớn đã phải trả giá
bằng cái chết ngu ngốc của mình.
Ta thấy tác giả đã không lí tưởng hóa nhân vật người nông dân mà
đã nhìn nhận con người một cách toàn diện: có người tốt, có người xấu.
Truyện cổ Andersen phản ánh cuộc sống rất chân thực và sinh động.
Bằng trí tưởng tượng và óc sáng tạo cùng với sự quan sát tỉ mỉ, tinh
tế Andersen đã tạo ra một thế giới nhân vật chính từ các vật vô tri rất độc
đáo thể hiện không chỉ ở sự phong phú về chủng loại của các vật mà còn
không có sự trùng lặp nhân vật trong các câu chuyện. Bằng biện pháp nhân
hóa tác giả đã thổi “ tính người” vào các vật vô tri làm cho nó có tính cách,
hành động, cảm xúc. Ngôn ngữ của loại nhân vật này rất đa dạng: có cái
đầm luôn tự cao tự đại về bản thân, nhận mình là tiểu thư (Hai tiểu thư);

Nguyễn Thị Hồng Chuyên

20

K34B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thi

chiếc cổ chai trải qua cuộc hành trình đầy sóng gió khi được trọng dụng thì
vui tươi, phấn khởi, lúc bị lãng quên thì buồn rầu, thất vọng. Hoặc như cây
lúa kiều mạch kiêu ngạo luôn nhận mình là nhất không sợ bất kì ai nhưng
cuối cùng đã bị trả giá bằng cái chết cháy đen vì sét đánh (Lúa kiều
mạch)…Các vật vô tri đã thể hiện mọi khía cạnh trong tính cách của con
người. Trong đó tác giả thường thiết lập mối quan hệ giữa các vật vô tri với

nhau; các vật này có thể làm đòn bẩy cho nhau như nhân vật ngọn nến
trong truyện Hai ngọn nến, cái kim trong truyện Chiếc kim sào; cũng có
khi chúng hỗ trợ bổ sung cho nhau để làm nổi bật tính cách: Chàng quay và
nàng bóng, Năm hạt trong quả đậu; cũng có khi các nhân vật tự sự về mình
để người đọc chiêm nghiệm, suy ngẫm: Ấm tự sự. Đó chính là các nhân vật
chính trong tác phẩm. Ngoài ra vật vô tri còn là các nhân vật phụ bổ sung
các tình tiết trong mối quan hệ giữa người với người, người với vật để làm
nổi bật nên các nhân vật chính trong một tác phẩm.
Tóm lại sự đa dạng, phong phú của thế giới nhân vật chính trong
truyện cổ Andersen không chỉ thể hiện ở số lượng nhân vật mà còn thể hiện
ở thành phần, ở sự đa chiều trong tính cách của nhân vật. Mỗi câu chuyện
mở ra cho người đọc một cuộc đời, số phận, một bài học, triết lý.
1.1.6 Đặc điểm của thế giới nhân vật chính trong truyện cổ Andersen
Trong các tác phẩm của Andersen các nhân vật chính rất đa dạng,
phong phú bao gồm có 4 nhóm chính: con người, vật vô tri, con vật, thần thánh.
Nhân vật chính trong các câu chuyện phần lớn là con người (chiếm
45%) tổng số nhân vật. Tuy nhiên các nhân vật này không có tên cụ thể mà
thường được gọi bằng những tên chung như: em bé, người mẹ, bà cô, bác
làm vườn, nhà điền chủ, thằng què…Nhân vật trong các câu chuyện hầu
như không được miêu tả về ngoại hình mà tác giả tập trung khám phá, miêu
tả hành động, tính cách, tâm lí của nhân vật.

Nguyễn Thị Hồng Chuyên

21

K34B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp Đại học


GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thi

Truyện: Con quỷ nhỏ và ông hàng tạp hóa không miêu tả chi tiết
hình dáng ra sao mà chỉ giới thiệu: “có con quỷ rất gắn bó với ông hàng tạp
hóa, đêm Giáng sinh nào ông cũng cho nó một bát kem trộn với bơ tú
hụ”…Ở đó tập trung miêu tả cuộc đấu tranh tâm lí của con quỷ giữa một
bên là kem và bơ của ông hàng tạp hóa với ánh sáng tri thức của anh sinh viên.
Quan hệ của các nhân vật chính và các nhân vật có liên quan rất đa
dạng. Đó là mối quan hệ giữa con người và con người, con người và con
vật, con người và vật vô tri, vật vô tri – vật vô tri…Trong đó xoay quanh
nhiều nhất là mối quan hệ giữa con người với con người, mối quan hệ đó
có thể là mâu thuẫn, đối nghịch (Clause Nhớn và Clause Bé, Mụ ấy là
người vô dụng…), có thể là đoàn kết, tương hỗ ( Người đồng hành, Thằng
què, Ib và cô bé Chirstina).
Là truyện cổ tích nhưng các tác phẩm của Andersen thì các nhân vật
chính không có sự mô típ như truyện cổ tích xưa mà các nhân vật chính của
ông rất gần gũi, quen thuộc với cuộc sống của con người đó là: con gà, cái
kim, cái ấm, ngọn nến, cây lúa…Đặc biệt với khả năng tưởng tượng phong
phú và việc sử dụng biện pháp nhân hóa linh hoạt, tác giả đã làm cho các
sự vật, loài vật, thần thánh có tính cách, hành động, cảm xúc của con
người. Chỉ là một cái kim sào nhưng dưới ngòi bút của tác giả thì kim sào
đã trở thành một con người kiêu ngạo: “Này các anh chú ý vào, ả bảo các
ngón tay nhặt nó lên, chớ đánh rơi tôi đấy! Nếu tôi ngã xuống sàn thì không
bao giờ tìm thấy tôi nữa đâu, tôi thon thả thế này cơ mà!...Khâu thế này à?
thật là hèn mọn…(Chiếc kim sào)”, hoặc nhân vật chính chim họa mi trong
truyện Họa mi thì điềm tĩnh, lễ phép: “Thần đã thấy nước mắt của hoàng đế
lưng tròng –đó là phần thưởng lớn nhất của thần. Không có sức mạnh nào
lớn hơn nước mắt của vị hoàng đế. Lạy chúa trời chứng giám, đó là phần
thưởng vô giá…”


Nguyễn Thị Hồng Chuyên

22

K34B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thi

Ở đây tính cách của các nhân vật chính cũng đa dạng, phức tạp. Nó
được không chia ra làm hai mảng phân biệt: tốt và xấu. Mà các nhân vật
chính trong câu chuyện của Andersen thể hiện từng trang tính cách muôn
màu. Chẳng hạn như: nhân vật chính công chúa trong Bầy chim thiên nga
– là một cô gái hiền lành, đôn hậu đã giải cứu được các anh thoát khỏi tay
của phù thủy và được hưởng cuộc sống hạnh phúc bên hoàng tử, Hay như
nhân vật chính Hoàng đế trong Bộ quần áo mới của hoàng đế – là một
người thích mặc đẹp nhưng không biết gì đến truyện binh lính. Bên cạnh đó
còn có những người nông dân thông minh, dí dỏm như Simon trong Chàng
Simon ngố. Tất cả các nhân vật ấy đều có những nét riêng thể hiện sự sáng
tạo và tài năng thiên tài của nhà văn.
Ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ, hành động của các nhân vật chính không
chỉ thể hiện những nét tính cách riêng của nhân vật mà còn thể hiện một ý
nghĩa sâu sắc, thâm thúy trong tác phẩm. Chẳng hạn như cô bé trong Tan
nát cõi lòng với các hành động “ngồi bệt xuống, úp hai tay bé nhỏ rám nâu
lên mặt và bật khóc” của em bé nghèo vì không có cái khuy quần nên
không được vào xem mộ con chó của nhà giàu đã cho ta thấy giá trị hiện
thực và ý nghĩa tố cáo xã hôi thượng lưu mà tác giả gửi gắm. Hay trong

truyện Bút và mực, qua giọng nói của mực: ta là thứ gì đó phi thường. Tất
cả mọi tác phẩm của thi nhân đều bắt nguồn từ ta…Chúng ta nhận thấy
mực là người kiêu căng, tự phụ, không hiểu đúng giá trị của mình.
Ngoài ra nhân vật chính trong các tác phẩm của Andersen còn là các
con vật, loài vật. Chúng đều có ngôn ngữ, hành động, tính cách như con
người nhưng vẫn mang đặc trưng của loài vật, con vật. Ví dụ: nhân vật
chính được tác giả gọi bằng cái tên: Chàng bướm trong tác phẩm cùng tên,
chàng là một người đa tình nên bông hoa nào cũng sợ, và cuối cùng chàng
đã không tìm thấy ý trung nhân của mình; gió bấc được tác giả gọi là “gã”:

Nguyễn Thị Hồng Chuyên

23

K34B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thi

gã mặc quần và áo khoác ra gấu, đội chiếc mũ da hải cẩu trùm kín tai để đi
bắt cá song gió bấc vẫn mang theo cảm giác lạnh buốt và những bông tuyết
quay cuồng gió đẩy những con thuyền lướt sóng (Vườn thiên
đường)….Qua đó ta thấy các nhân vật chính trong các tác phẩm của ông
đều có đời sống riêng, tiếng nói riêng và tính cách như con người.

Nguyễn Thị Hồng Chuyên

24


K34B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thi

CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN
VẬT CHÍNH TRONG TRUYỆN CỔ ANDERSEN
2.1 Sự lựa chọn chi tiết để miêu tả
2.1.1 Chân dung, ngoại hình
Đến với từng câu chuyện của Andersen, chúng ta như được đến với
từng trang của cuộc sống muôn màu. Truyện của ông là một thế giới thu
nhỏ của những nhân vật được khắc họa thật sinh động và hấp dẫn. Các
nhân vật chính trong các tác phẩm của ông không nhất thiết phải là con
người mà nó bao gồm cả một thế giới sinh động của loài vật, vật vô tri,
những sinh thể hoang đường. Tuy vậy, tất cả đều được xây dựng một cách
khéo léo với những đường nét, dáng vẻ và diện mạo đúng như một con
người. Ở đây tác giả không miêu tả chi tiết từng nhân vật chính mà chỉ
phác họa một cách khái quát nét ngoại hình tiêu biểu của nhân vật chính.
Tuy vậy, người đọc vẫn có thể cảm nhận được đầy đủ về từng câu chuyện
với các nhân vật chính về cả ngoại hình và cả tính cách.
Đối với truyện cổ tích thì các nhân vật chính thường là những anh
hùng có sức mạnh phi thường, thân hình khỏe mạnh, lực lưỡng, hay những
nàng công chúa xinh đẹp tuyệt trần, nụ cười như hoa, da trắng như
tuyết…Đến với truyện cổ Andersen thì nhân vật chính lại là những con
người gần gũi thân quen. Đó là nhân vật thị trưởng trong Mụ ấy thật vô
dụng - là một người giàu có, sang trọng trong “chiếc áo sơ mi dài tay, có
ghim cài ngực trên bầu áo xếp nếp…râu cạo sạch sẽ bảnh bao”. Hay nhân

vật người thợ nghèo khổ với “tấm vỉ cói quấn quanh bụng”, “ chiếc váy ướt
sũng nước và đôi guốc gỗ”, “mỗi chiếc lót một nắm rơm”; một “Maren què
tóc xoăn” – “một chân què, mái tóc rậm rối bù xòa xuống một bên mắt mù
và lọn tóc quăn để che” khiến người ta phải chú ý. Hoặc nhân vật chính là

Nguyễn Thị Hồng Chuyên

25

K34B - GDTH


×